Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

một số nội dung cơ bản của chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.14 KB, 10 trang )

Lời mở đầu
Chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) là nền tảng cơ bản an sinh xã hội
của mỗi quốc gia. Ở nước ta, BHXH đã được thực hiện ngay từ những ngày
đầu thành lập nước. Từ đó đến nay chính sách BHXH không ngừng được sửa
đổi, bổ sung cho phù hợp với từng thời kỳ phát triển của đất nước.
Bảo hiểm xã hội là việc tạo ra nguồn thu nhập thay thế trong trường
hợp nguồn thu nhập bình thường bị gián đoạn đột ngột hoặc mất hẳn, bảo vệ
cho những người lao động làm công ăn lương trong xã hội. Trong các cơ chế
chủ yếu của hệ thống an sinh xã hội, bảo hiểm xã hội là trụ cột quan trọng
nhất.
Ðể thực hiện hiệu quả chính sách BHXH theo cơ chế mới, ngày 16-2-
1995, Chính phủ đã thành lập BHXH Việt Nam với chức năng, nhiệm vụ
chính là giải quyết chế độ chính sách, tổ chức thu, chi BHXH; bảo toàn, đầu
tư tăng trưởng Quỹ BHXH. 15 năm qua, BHXH Việt Nam đã không ngừng
phát triển, đạt được những kết quả tích cực trên các lĩnh vực hoạt động. Phạm
vi, số lượng đối tượng tham gia các loại hình BHXH, BHYT bắt buộc đã từng
bước được mở rộng đến mọi người lao động ở các thành phần kinh tế, loại
hình BHYT tự nguyện đã được thực hiện tiến tới BHYT cho toàn dân; Loại
hình Bảo hiểm thất nghiệp cũng đã được triển khai. Thực tế mấy năm gần đây
cho thấy, đối tượng tham gia BHXH, BHYT đã tăng rất nhanh. Năm 1996 đối
tượng tham gia BHXH bắt buộc là 2,85 triệu người, đến năm 2009 là
9.103.039 người. Năm 1999 số người tham gia BHYT đạt 13% dân số cả
nước thì năm 2009 là 53,3 triệu người, chiếm 62% dân số. Ðiều đó minh
chứng cho hướng đi đúng đắn, phù hợp xu thế phát triển của đất nước, cũng
như nguyện vọng của nhân dân cả nước. Công tác thu, chi BHXH, BHYT và
quản lý, bảo tồn quỹ BHXH, BHYT cũng đạt được những tiến bộ rõ rệt, nhất
là việc giải quyết kịp thời, đúng chế độ, chính sách cho người lao động và
nhân dân khi tham gia, thụ hưởng BHXH, BHYT.
1
I. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM
XÃ HỘI TỰ NGUYỆN.


1/. Đối tượng được tham gia BHXH tự nguyện.
gồm tất cả mọi người trong độ tuổi lao động mà không thuộc diện tham
gia BHXH bắt buộc như: cán bộ không chuyên trách các xã, phường, thị trấn ;
nông dân ; người lao động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại,
dịch vụ cá thể; xã viên chỉ góp vốn mà không làm việc trực tiếp tại HTX;
người trước đây tham gia BHXH bắt buộc nay đã ngừng tham gia nhưng còn
trong độ tuổi lao động và mọi người lao động tự tạo việc làm khác, kể cả
người làm nội trợ tại gia đình còn trong độ tuổi laođộng.
2/.Về mức nộp BHXH tự nguyện.
Người tham gia BHXH tự nguyện được lựa chọn mức thu nhập để làm
căn cứ đóng BHXH, thấp nhất bằng lương tối thiểu chung và cao nhất bằng
20 lần lương tối thiểu chung và được phân ra thành 205 mức để người lao
động dể lựa chọn, phù hợp với thu nhập của mình. Khi cần, người LĐ có thể
xin thay đổi mức thu nhập làm căn cứ nộp BHXH.
3/ Về quyền lợi được hưởng.
Người tham gia BHXHTN được hưởng lương hưu và được BHYT
miễn phí khi đủ điều kiện hưu trí. Khi từ trần, kể cả người đang tham gia
BHXHTN hoặc đang hưởng lương hưu, được trợ cấp mai táng phí và thân
nhân được hưởng trợ cấp tuất 1 lần theo quy định. Riêng người tham gia
BHXHTN mà dừng đóng nhưng chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu thì được
hưởng trợ cấp một lần.
2
II. TÍNH HỢP LÝ KHI THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM TỰ
NGUYỆN.
Có thể khái quát chính sách BHXH tự nguyện dành cho người lao động
không có quan hệ lao động (người lao động tự hành nghề hoặc người lao động
tự do) Người tham gia BHXH tự nguyện sẽ thực hiện hai chế độ dài hạn là
hưu trí và tử tuất. BHXH tự nguyện trước hết là một loại hình BHXH, phản
ánh đầy đủ bản chất của BHXH là sự bảo đảm của xã hội đối với yếu tố lao
động của sản xuất - nhìn từ góc độ kinh tế - hoặc là hoạt động nhằm bảo đảm

ổn định đời sống cho người lao động trước những rủi ro xã hội - nhìn từ giác
độ xã hội - mà trước hết là người lao động phụ thuộc (người lao động không
có tư liệu sản xuất, người làm công hưởng lương, có quan hệ lao động giữa
người sử dụng lao động và người lao động) và sau đó mở rộng đến những
người tự hành nghề, người lao động tự do hay người làm việc độc lập. Người
ta có thể nói vắn tắt rằng, BHXH là sự bảo đảm của xã hội được thực hiện
thông qua một hệ thống pháp luật đối với người lao động và các thành viên
của gia đình họ trước những rủi ro bằng phương thức đóng góp và tiếp nhận
phúc lợi xã hội. Tính xã hội trong BHXH được hiểu là sự đồng nhất về
phương thức đóng - hưởng và điều tiết xã hội trong phạm vi cả nước và do
Nhà nước đứng ra chịu trách nhiệm. Đồng thời, tính xã hội của BHXH còn
thể hiện ở chỗ không có sự phân biệt đối với người lao động thuộc các thành
phần kinh tế khác nhau, thuộc các loại hình lao động khác nhau (lao động phụ
thuộc hay lao động tự do) và do vậy, đối với chế độ hưu trí, tử tuất thì khi
đóng góp theo phương thức giống nhau phải được hưởng thụ theo phương
thức như nhau và đương nhiên chỉ đóng góp khác nhau mới hưởng thụ khác
nhau.
Tính tự nguyện của loại hình BHXH tự nguyện thể hiện ở chỗ những người
không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc được quyền lựa chọn và quyết
định khi tham gia loại hình BHXH này. Đây là sự lựa chọn cần thiết của
3
người lao động. Bởi lẽ trước đây, khi mà phạm vi đối tượng tham gia BHXH
bắt buộc còn hạn hẹp thì nhiều doanh nghiệp bảo hiểm tư nhân (bảo hiểm
mang tính thương mại) đã tung ra thị trường bảo hiểm những sản phảm thuộc
lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ cũng mang tên là bảo hiểm hưu trí để thu hút nhu
cầu tham gia bảo hiểm của những người lao động chưa được tham gia BHXH
bắt buộc. Thậm chí, người ta còn quảng cáo rằng bảo hiểm hưu trí xã hội (hay
BHXH theo pháp luật Nhà nước) chỉ dành cho những người hưởng ngân sách
nhà nước và do vậy việc đưa ra các sản phẩm bảo hiểm hưu trí tư nhân là
nhằm đáp ứng nhu cầu hưởng hưu trí của đa phần những người chưa được

tham gia BHXH bắt buộc. Cũng cần nói thêm rằng hoạt động bảo hiểm nhân
thọ nói chung và sản phẩm bảo hiểm hưu trí tư nhân cũng là sự cần thiết trong
xã hội và vẫn được khuyến khích phát triển ở nước ta, chỉ có điều người lao
động sẽ lựa chọn tham gia khi hiểu đúng và đầy đủ về bản chất của nó. Cụ
thể, khi tham gia bảo hiểm hưu trí tư nhân người ta sẽ lựa chọn một mức đóng
cố định và tương ứng với nó sau một thời gian đóng góp nhất định sẽ nhận
được một mức lương hưu cố định theo một danh mục đóng - hưởng tính sẵn.
Thông thường lương hưu (ngay như mô hình BHXH nông dân Nghệ An)
được tính bằng tổng số tiền đã đóng vào quỹ BHXH tự nguyện và tiền sinh lời
từ hoạt động đầu tư, trừ chi phí quản lý, chia cho số tháng bình quân hưởng
lương hưu. Riêng đối với bảo hiểm hưu trí tư nhân còn phải trừ thêm phần lợi
nhuận cho doanh nghiệp bảo hiểm trước khi chia cho số tháng bình quân
hưởng lương hưu. Còn khi tham gia BHXH hưu trí tự nguyện thì cũng như
BHXH bắt buộc, “lương hưu được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số
giá sinh hoạt và tăng trưởng kinh tế” (Điều 53). Đây vừa là một ưu thế về
quyền lợi cho người tham gia BHXH tự nguyện và vừa thể hiện tính ưu việt
của phương thức hoạt động BHXH. Phương thức này không chỉ thuần tuý dựa
trên cơ sở mức đóng để xác định mức hưởng mà còn gắn kết và điều chỉnh
với các yếu tố kinh tế - xã hội vĩ mô theo từng thời kỳ. Tức là mức lương hưu
trí của BHXH tự nguyện nói chung vẫn phải dựa trên cơ sở quan hệ tương
4
quan với mức đóng và thời gian đóng nhưng quan hệ tỷ lệ này đã có sự điều
tiết của xã hội trong từng giai đoạn nhất định, nó chịu sự tác động của một
loạt các yếu tố kinh tế xã hội có liên quan khác như: tốc độ phát triển kinh tế
quốc dân, thu nhập quốc dân hàng năm, dân số, mức sống xã hội và tuổi thọ
bình quân xã hội Hơn nữa, hoạt động BHXH tự nguyện cũng không chỉ giữ
vai trò điều tiết xã hội trong từng thế hệ mà còn gắn kết giữa các thế hệ với
nhau cả về nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi. Người lao động tham gia chế
độ hưu trí thì sự đóng góp của họ hôm nay là để được hưởng cho 20 - 30 năm
và có khi 40 năm sau khi đến tuổi về hưu; đồng thời, mức sống của họ khi

được hưởng trợ cấp hưu trí sẽ phụ thuộc rất nhiều vào trình độ phát triển kinh
tế - xã hội trong tương lai. Chính hoạt động BHXH này đã liên kết lợi ích của
các thành viên trong xã hội từ thế hệ này sang thế hệ khác và mọi thế hệ kế
tiếp phải có trách nhiệm bảo vệ thể chế chính trị đó thì mới bảo vệ được lợi
ích riêng của họ kể cả hiện tại và tương lai. Với mối quan hệ này, trong
BHXH người ta thường gọi là “hợp đồng trách nhiệm giữa các thế hệ”.
Cũng như quỹ BHXH bắt buộc, quỹ BHXH tự nguyện cũng được Nhà nước
bảo hộ, không bị phá sản ( Điều 6 điểm 2). Điều này đã thể hiện sự nhất quán
trong cùng một phương thức quản lý quỹ BHXH và là chỗ dựa vững chắc
cũng như tạo ra niềm tin cho người lao động tự do khi được tham gia BHXH
tự nguyện - vì họ cũng nhận được sự bảo vệ của Nhà nước.
Nhóm đối tượng tham gia BHXH tự nguyện do tính chất độc lập trong lao
động sản xuất kinh doanh sẽ tự giác lựa chọn mức thu nhập làm căn cứ đóng
góp BHXH dựa trên cơ sở kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của bản
thân họ trong từng tháng, từng năm và từng thời kỳ sau khi đã đảm bảo cuộc
sống hiện tại của họ, cũng như lựa chọn phương thức đóng góp theo từng kỳ
(hằng tháng, hằng quý, 6 tháng) cho phù hợp.
5
Đương nhiên khi tham gia BHXH tự nguyện thì người lao động cũng phải
tuân thủ và đáp ứng đầy đủ những quy định về mức đóng và thời gian đóng
thì mới đủ điều kiện để hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
Sở dĩ chúng ta phải nhấn mạnh đến tính hoàn thiện của chính sách BHXH tự
nguyện sắp được thực hiện vì trước hết nó đã khắc phục được những bất hợp
lý được một số mô hình BHXH tự nguyện trước đây ở nước ta.
Điểm lại những chính sách bảo hiểm mang tính xã hội những năm qua cho
thấy, chúng ta đã thực hiện BHXH trong các HTX và các tổ hợp sản xuất tiểu
thủ công nghiệp theo Quyết định số 292/BCN/LĐ ngày 15/11/1982 của Liên
hiệp xã tiểu thủ công nghiệp Trung ương ban hành kèm theo Điều lệ tạm thời
về các chế độ BHXH đối với xã viên các HTX và các tổ hợp sản xuất tiểu thủ
công nghiệp. Chính sách này cũng chỉ duy trì được một thời gian ngắn đã vấp

phải những khó khăn lớn về quản lý, tổ chức thực hiện và nguồn chi trả nên
chỉ tồn tại đến những năm cuối thập kỷ 80 thì loại hình BHXH này đã chấm
dứt.
Người tham gia BHXH tự nguyện được tham gia với mức đóng góp như
người tham gia BHXH bắt buộc (đương nhiên người lao động không có quan
hệ lao động - không có quan hệ với chủ sử dụng lao động thì mặc nhiên họ
phải đóng góp toàn bộ cả phần của người lao động và người sử dụng lao
động) thì họ được hưởng thụ theo các quan hệ tương thích như người tham
gia BHXH bắt buộc. Đây là cơ sở kinh tế để đảm bảo sự bình đẳng giữa mọi
người lao động trước các chính sách xã hội trong đó có chính sách BHXH.
Cũng từ nền tảng này đã tạo ra sự kết nối, liên thông giữa BHXH bắt buộc và
BHXH tự nguyện, tạo ra sự an tâm cho người lao động không bị ảnh hưởng
đến quyền lợi khi chuyển từ loại hình lao động phụ thuộc sang loại hình lao
động độc lập. Đây là một nhu cầu hết sức khách quan xuất phát từ biến động
thường xuyên trên thị trường lao động ở nước ta đặt ra. Trong điều kiện nền
kinh tế thị trường ở nước ta hiện đang trong quá trình phát triển với nhiều
6
diễn biến thay đổi liên tục thì việc người lao động phải di chuyển tìm kiếm
việc làm khi thì thuộc thành phần kinh tế này, lúc thì chuyển sang thành phần
kinh tế khác, khi thì có quan hệ lao động, lúc thì phải tự hành nghề để kiếm
sống - đó là tác động của yếu tố khách quan - là điều khó tránh khỏi cho một
bộ phận lớn lao động xã hội. Có thể nói, sự kết nối liên thông giữa hai loại
hình BHXH bắt buộc và tự nguyện đã phản ánh tính khoa học và logic của hệ
thống chính sách BHXH ở nước ta.
Nếu nhìn từ góc độ phát triển khách quan của hệ thống an sinh xã hội, từ
những nhu cầu và đòi hỏi bức bách về BHXH của người lao động thì chính
sách BHXH tự nguyện là giải pháp mở rộng phạm vi đối tượng tham gia
BHXH, nhằm thực hiện mục tiêu BHXH cho mọi người lao động. Thực tế
cho thấy, đến nay mới chỉ có khoảng 12% trong tổng số lao động xã hội
(trong độ tuổi lao động) được tham gia BHXH bắt buộc trong đó chủ yếu vẫn

là lao động trong khu vực quốc doanh, số còn lại là lao động làm việc trong
khu vực ngoài quốc doanh, số này chiếm khoảng 20% lao động ngoài quốc
doanh thuộc diện phải tham gia BHXH bắt buộc. Đây là một con số còn quá
khiêm tốn so với số người lao động bắt buộc cần phải được tham gia BHXH.
Mặt khác, do đặc điểm nền kinh tế của nước ta hiện nay phát triển chưa cao -
cũng như đặc trưng của những nước kinh tế đang phát triển khác - một bộ
phận lớn lao động còn làm việc trong nông nghiệp dưới hình thức tự quản: họ
được chia ruộng đất và chủ động trồng trọt, chăn nuôi trên mảnh đất của mình
hoặc làm thêm các nghề phụ, dịch vụ khi không vào thời vụ; một bộ phận lao
động không nhỏ ở thành thị hoạt động theo hình thức tự hành nghề, lao động
tự do hoặc họ có thể tham gia sản xuất nhỏ; mở cửa hàng kinh doanh, buôn
bán nhỏ hoặc hoạt động dịch vụ phục vụ xã hội - loại hình lao động này rất đa
dạng và phổ biến ở các điểm tập trung dân cư, thị trấn thị xã hay thành phố -
quan hệ lao động chưa phát triển. Riêng nhóm đối tượng chưa có quan hệ lao
động hiện nay còn chiếm tới 80% nguồn lao động xã hội. Chính sách BHXH
7
tự nguyện đã là giải pháp hợp lý cho 80% nguồn lao động xã hội này được
tham gia chế độ hưu trí và tử tuất.
Nếu nhìn rộng hơn thì việc thực hiện chế độ BHXH mới từ năm 1995 đã tạo
ra bước đột phá quan trọng về sự bình đẳng của người lao động trong xã hội.
Nó phá vỡ hàng rào ngăn cách giữa sự bất bình đẳng về mặt chính sách xã hội
giữa người lao động trong khu vực Nhà nước với người lao động ngoài khu
vực Nhà nước, giữa lao động trong biên chế và lao động hợp đồng. Đồng thời,
cũng xóa bỏ quan niệm “bao cấp” cho rằng, BHXH như là một chế độ ưu ái
riêng có của lao động thuộc khu vực Nhà nước trước đây. Đến nay, việc ban
hành chính sách BHXH tự nguyện lại một lần nữa tiếp tục phá vỡ sự phân biệt
giữa người lao động phụ thuộc trong các cơ quan, tổ chức, các doanh nghiệp
với người lao động tự do, tự hành nghề. Mọi người lao động có việc làm trong
khuôn khổ pháp luật cho phép, có thu nhập từ lao động, đều được bình đẳng
về mặt pháp lý như nhau trước các chính sách xã hội. Như vậy, mọi người lao

động, không phân biệt theo thành phần kinh tế, không phân biệt nghề nghiệp,
không phân biệt tính chất lao động khi có việc làm đều là bộ phận của lao
động xã hội, sản phẩm và dịch vụ do lao động của họ tạo ra cũng là bộ phận
cấu thành nên tổng sản phẩm xã hội. Đồng thời, thu nhập từ lao động của họ
cũng được tham gia vào quá trình điều tiết phân phối lại chung của toàn xã
hội thông qua hoạt động BHXH. Đó là cơ sở đảm bảo sự bình đẳng cho mọi
người lao động trước những chính sách xã hội, trong đó có chính sách BHXH.
Sự phân biệt các thành phần kinh tế, loại hình công việc nhằm để có các
chính sách quản lý cho phù hợp chứ không phải là căn cứ phân biệt về chính
sách, chế độ về quyền lợi xã hội đối với người lao động.
8
KẾT LUẬN
Chính sách BHXH tự nguyện đã mở ra một cơ hội mới cho số đông người
lao động; mặt khác rất phù hợp với cơ chế thị trường, bởi có cơ chế tham gia,
mức đóng, phương thức đóng thuận tiện, đáp ứng nhu cầu của đông đảo người
dân.
Ngành BHXH đang tiến hành triển khai trực tiếp cho người lao động từ
ngày 1/7/2008 tại các quận huyện trên toàn quốc, dù triển khai có chậm so với
quy định, nhưng người lao động sẽ được đóng truy thu từ 1/1/2008 nếu có
nhu cầu theo đúng lộ trình của Luật BHXH.
Lý giải cho việc triển khai khá chậm của ngành BHXH đó là khi thực hiện
BHXH bắt buộc cho người lao động chỉ triển khai tới từng đơn vị, bây giờ
triển khai BHXH tự nguyện là triển khai tới từng người lao động, từng người
tham gia, phải xây dựng cho được một quy trình quản lý mới. Quy trình này
vừa phải quản lý được quỹ chặt chẽ, vừa phải đơn giản, thuận lợi, linh hoạt,
chính xác cho người tham gia, bởi vì những người tham gia hôm nay, nhưng
đến tận 20 năm hoặc hơn nữa họ mới thụ hưởng.
Thời gian tới sẽ có nhiều người đang bảo lưu chế độ BHXH bắt buộc
tham gia BHXH tự nguyện, vấn đề kỹ thuật là làm sao để hai quỹ khi thực
hiện liên thông cho người lao động thuận lợi và đơn giản về thủ tục cho người

lao động, vì hiện nay 2 quỹ đang hoạt động độc lập với nhau.
Do thời gian hạn hẹp, nên đề tài về “Tính hợp lý của việc thực hiện
chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện hiện nay ở Việt Nam ” số liệu còn
hạn chế và còn thiếu sót nhiều kính mong sự hướng dẫn và góp ý của cô giáo
để cho đề tài được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
9
10
11

×