Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Một số vấn đề cần chú ý khám xét chỗ ở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.35 KB, 20 trang )

MỞ ĐẦU
H
iện nay tình trạng tội phạm ngày càng phát triển phức tạp với nhiều phương thức
thủ đoạn hoạt động tinh vi, xảo quyệt và được che dấu dưới nhiều vỏ bọc như trí
thức, doanh nhân.v.v…vì vậy hoạt động điều tra của llực lượng cảnh sát điều tra
khi tiến hành khám phá các vụ án gặp nhiều khó khăn đòi hỏi phải biến sử dụng
tốt nghiệp đặc biệt là các biện phápđiều tra khi tiến hành công tác đấu tranh
phòng chống tội phạm. Thực tế cho thấy khám xét là một biện pháp điều tra phổ
biến bởi khám xét thường được áp dụng ở các đặc điểm khác nhau trong hoạt
động điều tra mọi loại tội phạm. Khám xét còn là một biện pháp điều tra có hiệu
quả vì khi tiến hành khám xét điều trra viên còn có khả năng phát hiện thu thập
không những nhiều tài liệu, chứng cứ nhất là những vật chứng để chứng minh sự
thật của vụ án mà còn niều tài liệu có ý nghĩa để xác định phương hướng của
hoạt động điều tra, làm rõ những vụ án khác do đối tượng bị khám xét và đồng
bọn gây ra.
Mặt khác, khám xét còn là một biện pháp điều tra phức tạp. Bởi vì, đối
tượng khám xét là người, chỗ ở, địa điểm, thư tín, điện tín của công dân. Do đó,
tiến hành khám xét thường đụng chạm trực tiếp đến quyền bất khả xâm phạm
vcề chỗ ở, an toàn và bí mật thư tín, điện tín, quyền bảo vệ sức khỏe, tài sản và
nhân phẩm của công dân. Vì vậy, khám xét được tiến hành trong hoạt động điều
tra những vụ án khởi tố, khi có đủ căn cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng
hình sự và chỉ một số người của cơ quan tiến hành tố tụng mới có quyền ra lệnh
khám xét.
Từ đó, ta thấy biện pháp khám xét cần phải được thực hiện đúng pháp luật
và hơpj lý để nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm. Tuy nhiên vẫn
còn nhiều điều bất cập và để có thể hiểu sâu hơn nữa quá trình khám xét trong
hoạt động điều tra tội phạm em xin đi sâu vào nghiên cứu đề tài: “Một số vấn
đề cần chú ý khám xét chỗ ở”.
Qua nghiên cứu đề tài này, em muốn làm rõ một số vấn đề về khám xét
chỗ ở để giúp chúng ta nắm vững hơn trình tự thủ tục khám xét, cách khám
1


xét…và đặc biệt là chiến thuật khám xét để sao cho cuộc khám xét đạt kết quả
như mong muốn.
Việc vận dụng kiến thức khám xét nói chung và chiến thuật khám xét chỗ
ở của tội phạm nói riêng có vai trò, vị trí hết sức quan trọng trong điều tra vụ án
hình sự góp phần to lớn vào việc chứng minh sự thật của vụ án cũng như khắc
phục hậu quả do tội phạm gây ra. Song qua thực tiễn hoạt động điều tra cho thấy
việc khám xét chỗ ở của người tội phạm đôi khi đã không thu được kết quả như
mong muốn. Qua khám xét chỗ ở của người phạm tội, việc phát hiện thu thập
những vũ khí, phương tiện đồ vật, tài sản nhất là những vụ phạm tội xâm phạm
tài sản thì việc thu hồi tài sản do phạm tội mà có nhằm khắc phục hậu quả của
tội phạm còn rất hạn chế. Tỷ lệ phát hiện, thu thập bằng biện pháp này chỉ đạt
khoảng 20%. Vì vậy cần phải chú ý khi áp dụng chiến thuật khám xét chỗ ở của
người phạm tội để từ đó rút ra những kinh nghiệpm và sửa chữa sai sót khi tiến
hành một cuộc khám xét của điều tra viên cũng như của người tham gia cuộc
khám xét.
2
PHẦN NỘI DUNG
1. Nhận thức chung.
* Khái niệm
Khám xét là một biện pháp điều tra, do những người theo luật định tiến
hành bằng cách lục soát, tìm kiếm, nghiên cứu theo thủ tục và trình tự tố tụng
hình sự người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm, thư tín, bưu điện, bưu phẩm của
người có hành vi phạm tội và những người khác có liên quan đến vụ án, nhằm
phát hiện, thu thập… những vũ khí, phương tiện, đồ vật, tài sản, tài liệu có ý
nghĩa đối với hoạt động điều tra, đồng thời còn phát hiện bọn tội phạm đang có
lệnh truy nã, trẻ em bị bắt cóc.
Khám xét là một biện pháp điều tra mang tính cưỡng chế, khi khám xét
người bị khám hoặc người có chỗ ở, địa điểm, thư tín, điện tín bị khám xét phải
chấp hành sự khám xét của những cơ quan thẩm quyền. Khám xét còn là một
biện pháp điều tra tổng hợp bao gồm hệ thống những biện pháp, thủ thuật lục

soát, tìm kiếm, nghiên cứu có tổ chức do nhiều thành viên trong đội khám xét
tiến hành theo một trình tự thống nhất đã lựa chọn và mọi sự chú ý của các thành
viên trong đội khám xét đều được tập trung vào đối tượng bị khám xét và những
đồ vật, tài liệu, địa điểm cần kiểm tra và chính vì khám xét là một trong những
biện pháp cưỡng chế của tố tụng hình sự đụng chạm đến quyền của con người
nên chỉ được khám xét khi có đầy đủ những căn cứ lý do pháp luật quy định mà
thôi.
Tại điều 140 - Bộ luật Tố tụng hình sự quy định:
“1. Việc khám người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm của một người có công
cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài sản do người phạm tội mà có hoặc đồ vật,
tài liệu khác có liên quan đến vụ án.
Việc khám chỗ ở, địa điểm cũng được tiến hành khi cần phát hiện người
đang bị truy nã.
2. Khi cần phải thu thập những tài liệu hoặc đồ vật liên quan đến vụ án thì
có thể khám thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm”.
3
Khám xét là một biện pháp điều tra do những cơ quan điều tra theo luật
định tiến hành đối với những ngôi nhà là vùng phụ cận, những địa điểm đã được
xác định hay những công dân nhằm phát hiện, thu thập những vũ khí, những
phương tiện đồ vật, tài sản, tài liệu có ý nghĩa đối với công tác điều tra, đồng
thời còn phát hiện bọn tội phạm đang có lệnh truy nã, tử thi của những người bị
mất tích, trẻ em bị bắt cóc.
Về chỗ ở được hiểu là nơi một gia đình hay một người đang dùng để cư
trú như nhà riêng, một căn hộ của Nhà nước, tập thể cho thuê ở, buồng trọ,
phòng của khách sạn đã được tư nhân thuê để ở riêng, kể cả những phương tiện
giao thông như tầu, thuyền.v.v…gồm các những vùng phụ cận như vườn, đất
đai, các công trình vệ sinh.
Khi tiến hành chỗ ở phải có đủ điều kiện, căn cứ, thẩm quyền và thủ tục
tiến hành khám xét chỗ ở như:
* Về điều kiện khám xét:

- Căn cứ để nhận định trong người, chỗ ở, địa điểm của một người có
công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật tài
sản có liên quan đến vụ án, người đang có lệnh truy nã.
- Nếu không tiến hành khám xét ngay thì công cụ phương tiện, đồ vật, tài
sản, tài liệu….có thể bị tẩu tán tiêu hủy.
- Những đồ vật công cụ, phương tiện đang ở trong người nào đó, ở chỗ ở,
địa điểm của người nào đó có thể gây nên nguy hại cho những người xung
quanh hoặc bọn tội phạm có thể sử dụng để gây án tiếp tục.
* Về căn cứ khám xét
Căn cứ khám xét được quy trong Bộ luật Tố tụng hình sự là cơ sở pháp lý
để các lực lượng tiến hành khám xét vận dụng trong thực tiễn hoạt động điều tra.
Căn cứ khám xét có thể hiểu là: Những tài liệu chứng cứ thu thập được từ những
biện pháp điều tra để nhận định trong người, chỗ ở, địa điểm của mỗi người có
công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, tài
liệu khác có liên quan đến vụ án. Tuy vậy cũng kh ông được coi nhẹ những
nguồn tài liệu như tin báo của công dân, của đại diện các cơ quan tổ chức xã hội;
kết quả tiến hành những biện pháp trinh sát. Những tài liệu này được đối chiếu
4
so sánh với những tài liệu chứng cứ khác của vụ án và sau khi được kiểm tra
thận trọng chính xác có thể sử dụng làm căn cứ khám xét.
Việc quy định căn cứ khám xét trong Bộ luật Tố tụng hình sự có ý nghĩa
rất quan trọng một mặt pháp luật yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng phải thẩn
trọng ra lệnh khám xét, phải xác định được những đồ vật, tài liệu…..có liên quan
đến vụ án cần tìm và nơi cất giấu để tiến hành khám xét có mục đích và hiệu
quả. Mặt khác, chấp hành những yêu cầu của pháp luật về căn cứ khám xét để
tránh được những cuộc khám xét không cần thiết vi phạm quyền bất khả xâm
phạm về chỗ ở, an toàn và bí mật thư tín, điện tín của công dân.
Xác định căn cứ khám xét là một công việc không đơn giản bởi vì những
tài liệu về đối tượng cần khám xét là những đồ vật, tài liệu liên quan đến vụ án
cần tìm thường ít ỏi trong khi đó yêu cầu của hoạt động điều tra đòi hỏi phải tiến

hành khi khám xét thật khẩn trương, đề phòng bọn tội phạm tẩu tán, tiêu hủy
những tài liệu, chứng cứ của vụ án, cho nên trước khi ra lệnh khám xét chúng ta
phải thận trọng xem xét căn cứ, nếu chưa đủ căn cứ ra lệnh khám xét thì cần
phải thu thập những tài liệu bổ sung những đồ vật tài liệu có liên quan đến vụ án
cần tìm khi thấy đã đủ cơ sở để khám xét thì ra lệnh và tiến hành khám xét ngay
để phát hiện thu thập những tài liệu chứng cứ có ý nghĩa đối với hoạt động điều
tra. Chống tư tưởng thái độ hữu khuynh do dự không tiến hành khám xét kịp
thời để cho bọn tội phạm có cơ hội tẩu tán tiêu hủy những tài liệu chứng cứ có
liên quan đến vụ án, gây khó khăn cho hoạt động điều tra.
* Về thẩm quyền khám xét:
Để tránh việc khám xét tràn lan, xâm phạm đến quyền dân chủ của công
dân, nhưng đồng thời cũng để đảm bảo phát hiện kịp thời mọi tội phạm cho nên
khi có căn cứ khám xét thì cần thiết phải tiến hành khám xét ngay. Luật quy
định về thẩm quyền ra lệnh khám xét cũng rất chặt chẽ, cụ thể, ràng buộc trách
nhiệm lẫn nhau. Điều 141 - Bộ luật Tố tụng hình sự quy định rõ ràng: Những
người có thẩm quyền bắt bị can, bị cáo để tạm giam có quyền ra lệnh khám xét,
trong trường hợp ra lệnh khám xét của thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều
tra các cấp phải có sự phê chuẩn của Viện Kiểm sát trước khi thi hành. Riêng
trường hợp không thể trì hoãn thì những người có quyền ra lệnh bắt khẩn cấp
5
cũng có quyền ra lệnh khám xét khẩn cấp. Sau khi khám xong trong vòng 24h
người ra lệnh khám xét phải báo cáo bằng văn bản cho Viện Kiểm sát cùng cấp.
Thủ tục: Khi bắt đầu khám, phải đọc lệnh khám và đưa cho đương sự đọc
lệnh khám đó, giải thích cho đương sự và những người có mặt biết quyền và
nghĩa vụ của họ.
Khi khám chỗ ở, địa điểm có mặt người chủ hoặc người đã thành niên
trong gia đình họ, có đại diện chính quyền xã, phường hoặc thị trấn và người
láng giềng chứng kiến, trong trường hợp đương sự và người trong gia đình họ cố
tình vắng mặt, bỏ trốn hoặc đi vắng lâu ngày mà việc khám xét không thể trì
hoãn thì phải có đại diện chính quyền và 2 người láng giềng chứng kiến.

Không đượckhám chỗ ở vào ban đêm, trừ trường hợp không thể trì hoãn
nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.
Khi tiến hành khám chỗ ở, địa điểm, những người có mặt không được tự ý
rời khỏi nơi đang bị khám, không được liên hệ, trao đổi với nhau hoặc với
những người khác cho đến khi khám xong.
2. Chiến thuật khám chỗ ở.
Chỗ ở có thể hiểu là nơi một gia đình hay một người đang dùng để cư trú
như nhà riêng, một căn hộ của Nhà nước, tập thể cho thuê để ở, buồng trọ,
phòng khách của khách sạn đã được tư nhân để ở riêng, kể cả những phương
tiện giao thông như tàu, thuyền… của cá nhân hoặc do cá nhân thuê để ở trọ.
Chỗ ở gồm khu chính, khu phụ và cả những vùng phụ cận như vườn, đất
đai, các công trình vệ sinh…
Khám xét chỗ ở là biện pháp điều tra, do những người theo luật định tiến
hành bằng cách lục soát, tìm kiếm chỗ ở của người có hành vi phạm tội và
những người khác có liên quan đến vụ án nhằm phát hiện, thu thập…những vũ
khí, phương tiện, đồ vật, tài sản, tài liệu có ý nghĩa đối với hoạt động điều tra,
đồng thời còn phát hiện bọn tội phạm đang có lệnh truy nã, trẻ em bị bắt cóc.
2.1. Chuẩn bị khám xét chỗ ở.
* Nghiên cứu hồ sơ vụ án thu thập phân tích và đánh giá những tài liệu có
liên quan đến cuộc khám xét.
6
Chỗ ở của người phạm tội là một địa chỉ chính xác ngôi nhà, căn phòng
hay địa điểm khám xét bao gồm tất cả đồ đạc tài sản, các công trình và người
phạm tội. Như đã nêu trên về tính phức tạp, đa dạng của chỗ ở của người phạm
tội nên khi nghiên cứu hồ sơ, ta cần phải làm rõ mục đích xây dựng, cấu trúc
ngôi nhà, các cửa ra vào, những người sống trong ngôi nhà đó và mối quan hệ
của họ đối với người phạm tội…Những vấn đề này buộc ta phải nghiên cứu thật
kỹ trước khi tiến hành khám xét.
Trong thực tế việc khám xét chỗ ở của những đối tượng phạm tội, nhất là
đối tượng buôn bán lẻ trái phép chất ma túy thường ít thu được kết quả. Bên

cạnh nguyên nhân khách quan là sự tinh vi xảo quyệt của loại tội phạm này,
chúng ta cũng phải thấy là khâu chuẩn bị của ta còn nhiều thiếu sót nên khi tiến
hành khám xét nơi ở của người phạm tội ở một địa điểm rộng như các vùng
miền núi biên giới việc lục soát tìm ra tang vật là rất khó khăn. Ngoài ra, do
không nghiên cứu kỹ về phong tục tập quán việc khám xét chỗ ở của người
phạm tội không những gặp phải sự chống đối của gia đình người phạm tội mà
còn gặp phải sự phản đối không đồng tình ủng hộ của quần chúng nhân dân ở
địa phương. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm hạn chế kết quả
hoạt động khám xét mà chúng ta cần phải khắc phục.
Trước khi khám xét cần phải thu thập và nghiên cứu những đồ vật tài liệu
có liên quan đến vụ án cần phát hiện thu giữ trong quá trình khám xét. Những tài
liệu này có thể được thu thập ở nhiều nguồn khác nhau nhưng khi nghiên cứu hồ
sơ đòi hỏi phải có sự nghiên cứu tỷ mỷ thận trọng và phải được phổ biến kỹ cho
lực llượng khám xét trước khi đến địa điểm cần khám xét. Đây là việc phải làm
trong khi chuẩn bị tiến hành khám xét một địa điểm nào đó, vì nếu không xác
định được đối tượng cần thu giữ khi tiến hành khám xét thì việc khám xét của
chúng ta trở nên vô ích không đạt được kết quả như tác dụng vốn có của biện
pháp này.
* Lập kế hoạch khám xét:
- Xác định đối tượng của cuộc khám xét, mục đích và yêu cầu của cuộc
khám xét, trong bản kế hoạch phải chỉ ra cấu trúc, địa điểm, vị trí tiến hành, họ
tên, ngày/tháng/năm sinh, chỗ ở của người bị khám xét, những đồ vật, tài
7
liệu….cần phải phát hiện, thu thập trong quá trình khám xét, những yêu cầu cụ
thể của cuộc khám xét.
- Lựa chọn thời gian tiến hành khám xét cơ bản phụ thuộc vào những tài
liệu và đối tượng của cuộc khám xét, đặc biệt là quy luật sinh hoạt của những
người trong ngôi nhà, căn phòng bị khám xét.
- Lựa chọn thành phần cho từng thành viên và tham gia vào cuộc khám
xét, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong đội khám xét.

- Dự kiến những phương tiện kỹ thuật, phương tiện giao thông và những
vật liệu cần thiết để bảo quản những đồ vật tài liệu thu giữ được trong quá trình
khám xét.
- Dự kiến hình thức đột nhập vào chỗ ở của người phạm tội: Khi đột nhập
vào chỗ ở của người phạm tội cần phải đảm bảo các yếu tố bất ngờ nhanh chóng
và áp đảo đối tượng ngay từ đầu loại trừ mọi hành vi chống đối, cản trở cuộc
khám xét của đối tượng, đồng thời dự kiến những tình huống đột xuất có thể xảy
ra.
- Xác định trình tự cuộc khám xét và những biện pháp khám xét hỗ trợ,
xác định những biện pháp lục soát tìm kiếm nghiên cứu cụ thể và những tình
huống đột xuất như có khách đến nhà, người khác gọi điện thoại đến, đương sự
tự giác đưa vật chứng ra….
Dự kiến những biện pháp bảo vệ cuộc khám xét và những biện pháp đề
phòng đối tượng bị khám xét thông tin cho đối tượng khác có liên quan đến vụ
án cất giấu, tiêu hủy tài liệu vật chứng của vụ án. Những biện pháp bảo vệ bao
gồm: Lập hàng rào bảo vệ khu vực khám xét, không cho mọi người tự do ra vào,
đưa những người có hành vi chống đối ra khỏi nhà.
* Chuẩn bị lực lượng, phương tiện, vũ khí và những nhu cầu tài chính cần
thiết cho cuộc khám xét.
Trên cơ sở nội dung của bản kế hoạch, lực lượng tiến hành khám xét cần
chuẩn bị ngay lựclượng, phương tiện vũ khí, tài chính cần thiết cho cuộc khám
xét. Chuẩn bị hậu cần ăn uống nghỉ ngơi cho các thành viên trong đội và đội
trưởng khám xét phải kiểm tra lần cuối cùng toàn bộ lực lượng phương tiện vũ
khí và tài chính theo dự kiến vào thời điểm trước khi đội khám xét xuất phát.
8

×