Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Nghiên cứu phân vùng chất lượng nước sông thương trên địa bàn tỉnh bắc giang nhằm phục vụ quản lý tài nguyên nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.28 MB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI





DƯƠNG THỊ DUNG





NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC
SÔNG THƯƠNG TRÊN ðỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG NHẰM
PHỤC VỤ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC



CHUYÊN NGÀNH : KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ : 60.44.03.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. TRỊNH QUANG HUY





HÀ NỘI - 2013





i
LỜI CAM ðOAN


Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Kết quả nghiên cứu của luận văn là những ñóng góp riêng dựa trên số liệu
khảo sát thực tế, trung thực và chưa từng ñược ai công bố trong bất kỳ công trình
nào khác. Những kết quả nghiên cứu kế thừa các công trình khoa học khác ñều
ñược trích dẫn theo ñúng quy ñịnh.
Nếu luận văn có sự sao chép từ các công trình khoa học khác, tác giả xin hoàn
toàn chịu trách nhiệm.


Tác giả





Dương Thị Dung
















ii
LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi ñã nhận ñược sự quan tâm, giúp ñỡ
của nhiều cá nhân và cơ quan ñơn vị. Nay luận văn ñã hoàn thành, tôi xin bày tỏ
lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới:
TS. Trịnh Quang Huy, người ñã tận tình hướng dẫn và tạo mọi ñiều kiện,
giúp ñỡ tôi nghiên cứu và thực hiện ñề tài.
Các thầy giáo, cô giáo thuộc Khoa Tài Nguyên – Môi trường, trường ðại
học Nông nghiệp Hà Nội ñã nhiệt tình giảng dạy và tạo mọi ñiều kiện cho tôi hoàn
thành khóa học.
Các cán bộ, kỹ thuật viên Trung tâm Quan trắc Môi trường– Sở Tài nguyên
Môi trường Bắc Giang ñã nhiệt tình giúp ñỡ và tạo mọi ñiều kiện cho tôi thực hiện
luận văn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia ñình và
bạn bè ñã giúp ñỡ và ñộng viên tôi trong suốt thời gian học tập.
Bắc Giang, tháng 8 năm 2013
Học viên



Dương Thị Dung










i
MỤC LỤC


Lời cảm ơn ii
Mục lục i
Danh mục các từ viết tắt iv
Danh mục các bảng v
Danh mục hình vi
Danh mục biểu ñồ vii
MỞ ðẦU 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 3
1.1 Các vấn ñề môi trường tại một số lưu vực chính tại Việt Nam 3
1.1.1 Lưu vực sông ðồng Nai 3
1.1.2 Lưu vực sông Nhuệ - ðáy 4
1.1.3 Lưu vực sông Cầu 6
1.2 Hiện trạng công tác quản lý lưu vực sông tại Việt Nam. 7
1.3 Lợi ích của quản lý lưu vực sông. 9
1.4 Những rào cản và khó khăn trong quản lý lưu vực sông. 10
1.5 Cơ sở khoa học của việc xây dựng bộ tiêu chí khoanh vùng ô nhiễm
môi trường xung quanh. 11

1.5.1 Tổng quan 11
1.5.2 Phương pháp khoanh vùng ô nhiễm quốc gia ñối với môi trường nước
mặt.
17
1.5.3 Xây dựng bộ chỉ tiêu ô nhiễm môi trường nước mặt ñể khoanh vùng
kiểm soát ô nhiễm. 19
CHƯƠNG 2 ðỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
2.1 ðối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu. 31
2.2 Nội dung nghiên cứu 31
2.3 Phương pháp nghiên cứu 31




ii
2.3.1 Phương pháp thu thập tài liệu 31
2.3.2 Phương pháp khảo sát hiện trường: dùng ñể xác ñịnh các nguồn thải
chính có nguy cơ tác ñộng tới chất lượng nước sông Thương
32
2.3.3 Phương pháp lấy mẫu và bảo quản. 32
2.3.4.Phương pháp thử và thiết bị dùng trong phân tích mẫu. 35
2.3.5 Phương pháp so sánh 37
2.3.6 Phương pháp ñánh giá chất lượng sử dụng chỉ số WQI 37
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 38
3.1 ðặc ñiểm tự nhiên tỉnh Bắc Giang trong thời gian nghiên cứu. 38
3.1.1 Vị trí ñịa lý 38
3.1.2 ðịa hình 39
3.1.3 Khí hậu 40
3.1.4 Hệ thống sông ngòi, hồ ñập 43
3.1.5 Tài nguyên nước 45

3.2 ðiều kiện kinh tế - xã hội vùng nghiên cứu. 47
3.2.1 Dân số 47
3.2.2 Hiện trạng kinh tế. 47
3.2.3 Cơ sở công nghiệp. 48
3.2.4 Các cơ sở y tế. 49
3.2.5 Làng nghề - Nông nghiệp. 49
3.3 ðánh giá ảnh hưởng của ñiều kiện kinh tế xã hội và ñịnh hướng phát
triển ñến nguồn nước sông Thương.
49
3.4 Thực trạng sử dụng nước và các nguồn gây áp lực chính tới chất lượng
nước sông Thương.
51
3.4.1 Hiện trạng chất lượng nước từ các nguồn thải trực tiếp vào sông
Thương.
54
3.4.2 Phân ñoạn sông ñánh giá diễn biến chất lượng nước. 56
3.5 Diễn biến chất lượng nước sông Thương trên ñịa bàn tỉnh Bắc Giang. 58




iii

3.5.1 ðánh giá chất lượng nước sông Thương (Qua kết quả phân tích vào
tháng 7/2012 – Mùa mưa).
59
3.5.2 ðánh giá mức ñộ ô nhiễm theo không gian. 67
3.6 Phân vùng chất lượng nước và ñể xuất giải pháp quản lý, bảo vệ. 75
3.6.1 Biện pháp bảo vệ nguồn nước sông Thương ñối với các cơ sở xả
nước thải. 78

3.6.2 Giám sát ô nhiễm nguồn nước sông Thương. 80
3.6.3 Về công tác quản lý, bảo vệ nguồn nước. 80
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 84
1 Kết luận. 84
2 Kiến nghị. 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO 86





iv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

AQI Chỉ số chất lượng không khí
BVTV Bảo vệ thực vật
CLN Chất lượng nước
EQI Chỉ số chất lượng môi trường
EQI
O
Chỉ số chất lượng môi trường tổng hợp
GIS Hệ thống thông tin ñịa lý
HðND, UBND Hội ñồng nhân dân, Ủy ban nhân dân
KCN, CCN Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp
LVS Lưu vực sông
NM Nước mặt
NT Nước thải
NTCN Nước thải công nghiệp

NTSH Nước thải sinh hoạt
QCCP, QCVNCP Quy chuẩn Việt Nam cho phép
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
QLTHLV Quản lý tổng hợp lưu vực
ST Sông Thương
SWQI Chỉ số chất lượng nước biển ven bờ
TBNN Trung bình nhiều năm
TC Tổng coliform
TCN Trạm cấp nước
TP, TT Thành phố, Thị trấn
WQI Chỉ số chất lượng nước mặt
XNK Xuất nhập khẩu






v


DANH MỤC CÁC BẢNG


STT Tên bảng Trang

1.1 Bảng quy ñịnh các giá trị q
i
, BP
i

27
1.2 Bảng quy ñịnh các giá trị BP
i
và qi ñối với DO
% bão hòa
28
1.3 Bảng quy ñịnh các giá trị BP
i
và q
i
ñối với thông số pH 28
1.4 Bảng mức ñánh giá chất lượng nước dựa vào giá trị WQI 29
2.1 Kĩ thuật bảo quản mẫu 32
2.2 Vị trí quan trắc. 33
2.3 Phương pháp thử và thiết bị dùng trong phân tích. 35
3.1 Nhiệt ñộ không khí trung bình tháng tại Trạm Bắc Giang (giai ñoạn
2005-2012) 41
3.2 ðộ ẩm không khí trung bình tháng (%) tại trạm Bắc Giang giai ñoạn
2005-2012 42
3.3 Lượng mưa trung bình tháng (%) tại trạm Bắc Giang giai ñoạn 2005 –
2012.
42
3.4 Lượng bốc hơi trung bình tháng Trạm Bắc Giang (giai ñoạn 2005-
2011) 43
3.5 Trữ lượng nước 3 con sông lớn của tỉnh 44
3.6 Lưu lượng trung bình nhiều năm theo tài liệu thực ño 47
3.7 Dân số của các huyện/thành phố thuộc vùng dự án. 47
3.8 Các cơ sở công nghiệp chính hoạt ñộng quanh lưu vực sông Thương. 49
3.9 Chất lượng nước thải các nguồn thải 55
3.10 Tổng hợp phân ñoạn sông Thương. 56

3.11 Phân vùng chất lượng nước. 75






vi

DANH MỤC HÌNH

STT Tên hình Trang

Hình 3.1: Sơ ñồ vị trí vùng nghiên cứu 39
Hình 3.2. ðoạn sông Thương chảy qua hai huyện Yên Thế và Lạng Giang. 68
Hình 3.3. ðoạn sông Thương chảy qua hai huyện Tân Yên và Lạng Giang 69
Hình 3.4. ðoạn sông Thương chảy qua TP.Bắc Giang 71
Hình 3.5: Sông Thương ñoạn chảy qua ñịa phận huyện Yên Dũng 74





vii

DANH MỤC BIỂU ðỒ


STT Tên biểu ñồ Trang


3.1 Diễn biến các chỉ tiêu vật lý. 59
3.2 Diễn biến các chỉ tiêu hóa sinh. 61
3.3 Diễn biến hàm lượng BOD5 nước mặt sông Thương từ năm 2008 – 2011 61
3.4 Diễn biến các hợp chất N, P 63
3.5 Diễn biến hàm lượng Clorua. 65
3.6 Diễn biến hàm lượng tổng dầu mỡ. 66
3.7 Diễn biến hàm lượng Coliform. 67





1

MỞ ðẦU

Cùng với xu thế phát triển chung của cả nước, Bắc Giang ñang diễn ra quá
trình ñô thị hóa và công nghiệp hóa với tốc ñộ nhanh. Quá trình ðô thị hóa – công
nghiệp hóa là xu hướng tất yếu của một nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, quá trình ñô
thị hóa – công nghiệp hóa luôn ñồng nghĩa với việc làm biến ñổi môi trường tự nhiên,
ở cả hai khuynh hướng tích cực và tiêu cực. Môi trường không những bị ô nhiễm do
các hoạt ñộng phát triển kinh tế của các khu công nghiệp, ñô thị mà còn do sự hoạt
ñộng canh tác của nông nghiệp, sinh hoạt, giao thông vận tải…
Sông, hồ vừa là nguồn cung cấp nước nhưng ñồng thời vừa là nơi tiếp
nhận nước thải từ các hoạt ñộng canh tác nông nghiệp, chăn nuôi, sản xuất công
nghiệp và nước thải ñô thị. ðây là nguyên nhân chính làm cho nước sông, hồ bị ô
nhiễm làm ảnh hưởng ñến các hoạt ñộng sống của con người và các loài sinh
vật…. Bắc Giang có 3 con sông lớn chảy qua là sông Thương, sông Cầu và sông
Lục Nam cung cấp nước cho nhu cầu sinh hoạt, công nghiệp và nông nghiệp
trong tỉnh nhưng lại ñang có nguy cơ ô nhiễm cao do nước thải trong các hoạt

ñộng sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thương mại và dịch vụ, nước thải sinh
hoạt từ các hộ dân sống xung quanh, các chất thải rắn, rác thải vứt xuống sông,
hồ không qua xử lý, ảnh hưởng ñến chất lượng nước,… và ảnh hưởng ñến hệ
sinh thái vùng ñáy. Kết quả dẫn ñến là ảnh hưởng rất lớn ñến ñời sống sinh hoạt,
sản xuất và sức khỏe của người dân.
Phân vùng chất lượng nước là nội dung ñặc biệt quan trọng không chỉ
trong quản lý môi trường mà còn có tầm quan trọng trong quy hoạch sử dụng tài
nguyên nước một cách hợp lý và an toàn.
Nhằm góp phần ngăn chặn các nguy cơ khủng hoảng về nguồn nước cũng
như từng bước khắc phục, cải thiện và bảo vệ nguồn nước mặt trên ñịa bàn tỉnh
Bắc Giang cần thiết phải tiến hành nghiên cứu ñể xây dựng công cụ quản lý
thống nhất và tổng hợp tài nguyên nước sông. Chỉ số chất lượng nước và phân
vùng chất lượng nước là công cụ giúp ñánh giá mức ñộ ô nhiễm từng ñoạn sông
phục vụ mục ñích quy hoạch sử dụng hợp lý nguồn nước mặt và xây dựng ñịnh




2

hướng kiểm soát ô nhiễm, bảo vệ môi trường nước, từ ñó, xây dựng các biện
pháp ñể kiểm soát ô nhiễm môi trường nước tốt hơn, ñây là một vấn ñề rất cần
thiết và cấp bách.
Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trên tôi tiến hành chọn ñề
tài:“Nghiên cứu phân vùng chất lượng nước sông Thương trên ñịa bàn tỉnh
Bắc Giang nhằm phục vụ quản lí tài nguyên nước” ñể thấy ñược toàn diện chất
lượng sông Thương trên ñịa bàn tỉnh Bắc Giang.
 Mục tiêu nghiên cứu
- ðánh giá ñược các yếu tố ảnh hưởng tới diễn biến chất lượng nước sông
Thương

- ðề xuất các giải pháp quản lý bảo vệ tài nguyên nước sông Thương.
 Yêu cầu nghiên cứu
- Các thông tin ñiều tra, phỏng vấn, phân tích phải phản ánh ñúng hiện trạng
các nguồn áp lực chính và mức ñộ ảnh hưởng tới chất lượng nước sông Thương
ñoạn chảy qua ñịa bàn tỉnh Bắc Giang
- Các giải pháp ñề xuất phải dựa trên các kết quả nghiên cứu và phù hợp với
ñiều kiện của ñịa phương nghiên cứu.

















3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

1. 1. Các vấn ñề môi trường tại một số lưu vực chính tại Việt Nam
1.1.1. Lưu vực sông ðồng Nai

Với tổng diện tích phần lưu vực trong nước khoảng 37.330 km
2
, nằm trên
ñịa phận các tỉnh Lâm ðồng, ðắc Lắc, ðắc Nông, Bình Dương, Bình Phước,
Long An, Tây Ninh, Bình Thuận, ðồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh.
Hệ thống sông ðồng Nai phát triển trên cao nguyên Di Linh, Lâm Viên,
Bảo Lộc và một phần của ñồng bằng Nam Bộ. ðây là một vùng kinh tế phát triển
có nhiều thế mạnh với loại cây công nghiệp nhiệt ñới như: cao su, trà, cà phê,
thuốc lá, v.v Trong lưu vực nhiều nơi có thể xây dựng thành các trung tâm thủy
ñiện như: Trị An, Thác Mơ, ða Mi, Hàm Thuận v.v Cửa sông ðồng Nai rộng
và sâu, mực nước lên xuống theo chế ñộ bán nhật triều, giao thông ñường thủy
rất thuận tiện ở khúc hạ lưu (từ Trị An ra biển).
Báo cáo của Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết,
hiện nay chất lượng nguồn nước mặt của lưu vực sông ðồng Nai ñang bị ô
nhiễm.Theo ñánh giá, vấn ñề ô nhiễm của lưu vực sông ðồng Nai chủ yếu là do
hoạt ñộng công nghiệp của các nhà máy, xí nghiệp tập trung ở các tỉnh, thành
nằm trong vùng kinh tế trọng ñiểm phía Nam gây ra.
Kết quả quan trắc của cơ quan này cho thấy các chỉ tiêu về môi trường
nước mặt của hệ thống sông ðồng Nai như COD, BOD
5
, TSS, các chỉ tiêu kim
loại trong nước sông ở nhiều ñoạn ñã vượt tiêu chuẩn nhiều lần cho phép. Kết
quả ño ñối với chỉ tiêu DO trong nước của sông ðồg Nai, Sài Gòn cho thấy, giá
trị DO tại 40km ñầu có xu hướng giảm, và tăng nhanh ở 10km cuối phía hạ lưu.
Nguyên nhân ñược cho là do quá trình ñô thị hóa của tỉnh Bình Dương và nước
thải của Thành phố Hồ Chí Minh ñã làm do chất lượng nước mặt ngày càng kém.
Trong khi ñó, sức ép lên môi trường nước lưu vực hệ thống sông ðồng Nai
ngày càng tăng, khiến dòng sông phải oằn lưng gánh ô nhiễm. Hiện mỗi ngày, hệ
thống sông ðồng Nai phải tiếp nhận một lượng nước thải công nghiệp khoảng gần
2 triệu m

3
, trong ñó riêng hạ lưu sông chính sông ðồng Nai tiếp nhận trên




4

6.300m
3
, sông Sài Gòn khoảng 5.300 và sông Thị Vải khoảng trên 5.000m
3
mỗi
ngày ñêm. Các nhánh sông khác càng về phía thượng lưu thì lưu lượng tiếp nhận
nước thải công nghiệp ñổ ra sông càng giảm.
ðiều ñáng nói, với lượng nước thải ñổ ra mỗi ngày như vậy, mới chỉ có
30% số khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên lưu vực xây dựng hệ thống nước
thải tập trung, số còn lại hầu như ñều ñổ xuống sông ðồng Nai. ðó là chưa nói,
mỗi ngày các vùng ñô thị, khu dân cư nằm trên lưu vực còn ñổ ra khoảng gần 3
triệu m
3
nước thải sinh hoạt, và hầu hết số nước thải này chưa qua xử lý.
Tại vùng hạ lưu của sông ðồng Nai bị ô nhiễm và bị ảnh hưởng bởi các
ñiều kiện thuỷ triều. Mức ñộ DO ñang giảm, trong khi SS lại cao hơn nhiều lần
so với QCVN: 08 loại B1. Khu vực này cũng chịu sự nhiễm mặn, do ñó nước tại
khu vực này không thể sử dụng cho mục ñích sinh hoạt hoặc tưới tiêu. Sông Sài
Gòn tiếp nhận ô nhiễm do một lượng lớn nước thải chưa qua xử lý giống như
sông ðồng Nai. Cả sông ðồng Nai và Sài Gòn ñều là những tài nguyên nước
quan trọng cho sinh hoạt tại khu vực, nhưng nước ở cả hai con sông này ñều bị ô
nhiễm và chất lượng nước dưới loại A1 của QCVN 08 ñối với BOD

5
. Sông Thị
Vải là khu vực ô nhiễm nhất trên lưu vực sông và ñược biết ñến như “một con
sông chết”. Nước bị ô nhiễm nặng bởi các chất hữu cơ và có màu ñen nâu với
mùi khó chịu, cả khi thuỷ triều thấp và cao. Khi giá trị DO ñạt hoặc gần ở mức
không, các loại sinh vật không thể sống ñược. Hàm lượng NO
2
-
và NH
4
+
vượt
tiêu chuẩn loại B1 của QCVN rất nhiều lần. Tại cảng Mỹ Xuân, hàm lượng thuỷ
ngân là ñiều ñáng lo ngại nhất vì kết tụ trong trầm tích và trong các loại sinh vật.
Các hành ñộng ñối phó với các nguồn ô nhiễm nghiêm trọng ñang ñược tiến
hành. Tuy nhiên, các con sông thuộc hệ thống lưu vực sông ðồng Nai cũng cần
ñến các biện pháp phục hồi môi trường hợp lý.
1.1.2. Lưu vực sông Nhuệ - ðáy
Lưu vực sông Nhuệ - ðáy có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, xã
hội của các tỉnh, thành phố: Hà Nam, Nam ðịnh, Ninh Bình, Hòa Bình, Hà Nội.
Với 7.388km
2
, ñây là vựa lúa lớn thuộc vùng ðồng bằng sông Hồng. Những năm
gần ñây, tốc ñộ phát triển kinh tế, xã hội các ñịa phương nằm trong lưu vực sông




5


Nhuệ - ðáy mạnh, góp phần nâng cao ñời sống người dân Tuy nhiên, ngoài lợi
ích mang lại từ nguồn tài nguyên thì tình trạng ô nhiễm môi trường nói chung và
môi trường nước nói riêng tại lưu vực sông Nhuệ - ðáy rất nghiêm trọng, gây
ảnh hưởng ñến sức khỏe cộng ñồng. Nguyên nhân, do nguồn nước thải từ các
khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề chưa qua xử lý thải trực tiếp vào
lưu vực ñã tác ñộng ñến chất lượng nước sông Nhuệ - ðáy (các chỉ số BOD
5
,
COD, amoni vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 2 ñến 15 lần, thậm chí có vị trí
vượt quá 70 lần). Tình trạng ñổ phế thải, rác thải xuống sông diễn ra phổ biến;
hoạt ñộng lấn chiếm, xây dựng trái phép hai bên sông cũng diễn ra phức tạp
Chất lượng nước sông tại lưu vực sông Nhuệ- ðáy phụ thuộc vào lưu
lượng nước sông, lượng nước thải ở vùng thượng lưu và ô nhiễm do nông nghiệp
và nuôi trồng thuỷ sản ở vùng hạ lưu của hệ thống sông. Nhìn chung, nước sông
ðáy ít bị ô nhiễm hơn nước sông Nhuệ. Môi trường nước mặt của LVS Nhuệ-
ðáy ñang chịu sự tác ñộng mạnh của nước thải sinh hoạt và các hoạt ñộng công
nghiệp, nông nghiệp và thuỷ sản trong khu vực. Tại lưu vực sông Nhuệ - ðáy thì
ô nhiễm do nước thải sinh hoạt ñóng góp ñến hơn 50% tổng lượng nước thải
chưa qua xử lý trên toàn lưu vực. Hiện nay, trên LVS Nhuệ - ðáy, chất lượng
nước của nhiều ñoạn sông ñã bị ô nhiễm tới mức báo ñộng. Nước sông bị ô
nhiễm chủ yếu bởi các chất hữu cơ, dinh dưỡng, lơ lửng, mùi hôi, ñộ màu và vi
khuẩn coliform, ñặc biệt là vào mùa khô. Xu hướng ô nhiễm của nước sông trong
lưu vực ngày càng tăng theo sự phát triển của thành phố Hà Nội theo quy hoạch
ñiều chỉnh ñến năm 2030 và tầm nhìn ñến năm 2050.
Chất lượng nước của sông Nhuệ tương ñối tốt tại vùng thượng lưu. Phần
lớn nước mưa cùng nước thải sinh hoạt và sản xuất của Hà Nội ñều ñược ñưa vào
các sông trong thành phố, sau ñó, ñổ vào sông Tô Lịch và chảy vào sông Nhuệ
(qua ñập Thanh Liệt). Tại những con sông trong nội thành Hà Nội, nước mặt ñã
bị ô nhiễm nghiêm trọng. Các ñoạn sông Nhuệ chảy qua Phúc La, quận Hà ðông
trước khi tiếp nhận nước từ sông Tô Lịch bị ô nhiễm nặng. Ở vùng hạ lưu, từ

ñiểm giao với sông Tô Lịch, nước sông cực kỳ ô nhiễm, ñặc biệt trong mùa khô
khi dòng chảy pha loãng từ sông Hồng chảy vào ở mức tối thiểu. Gần ñây, hệ




6

thống hồ ñiều hoà Yên Sở ñã làm nhiệm vụ tiếp nhận phần lớn nước thải của Hà
Nội và bơm ra sông Hồng (chủ yếu hoạt ñộng vào mùa khô), hạn chế bớt một
phần nguồn nước của sông Tô Lịch ñưa sang sông Nhuệ. Tuy nhiên, vào mùa
mưa, nước thải từ sông Tô Lịch vẫn ñược ñưa ra sông Nhuệ nên hàm lượng
BOD
5
, DO, NH
4
+
và coliform ñều không ñạt tiêu chuẩn quốc gia loại B theo
QCVN 08. Từ ñiểm giao với sông Tô Lịch tới ñiểm hợp dòng với sông ðáy, mức
ñộ ô nhiễm giảm dần do cơ chế tự làm sạch của dòng sông. Tuy nhiên, mức ñộ ô
nhiễm tổng thể vẫn vượt quá tiêu chuẩn quốc gia. Sông ðáy tiếp nhận nước thải
nông nghiệp ở vùng thượng lưu và nước ñã bị nhiễm bẩn khi hợp dòng với sông
Nhuệ nhưng mức ñộ ô nhiễm nhẹ hơn sông Nhuệ và mang tính cục bộ. Một số
nơi chỉ bị ảnh hưởng bởi nước thải sinh hoạt, một số nơi khác chịu thêm ảnh
hưởng của nước thải công nghiệp và nước thải chưa xử lý từ các làng nghề.
Riêng tại một số khu vực nhận nước thải như cầu Mai Lĩnh (quận Hà ðông) và
cầu Hồng Phú (nơi hợp lưu với sông Nhuệ), nước sông ðáy cũng bị ô nhiễm
ñáng kể. Còn phần hạ lưu (từ Kim Sơn- Ninh Bình ra cửa ðáy) nguồn thải ở
thượng nguồn về ñã bị pha loãng cộng với cơ chế tự làm sạch của dòng sông nên
chất lượng có khá hơn, trừ mùa khô.

1.1.3. Lưu vực sông Cầu
Sông Cầu là dòng lớn của hệ thống sông Thái Bình chảy qua các tỉnh Bắc
Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh rồi ñổ vào sông Thái Bình tại Phả Lại,
ngoài nhánh sông chính còn có nhiều phụ lưu như sông Công, sông Nghinh, sông
ðu, sông Cà Lồ, sông Ngũ Huyện nằm gọn trong ñịa bàn sáu tỉnh Bắc Kạn, Thái
Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Vĩnh Phúc.
Lưu vực sông Cầu hằng năm cung cấp hàng trăm triệu mét khối nước ñể
phục vụ sản xuất và ñời sống sinh hoạt của nhân dân, chỉ tính riêng hai tỉnh Bắc
Giang và Bắc Ninh hằng năm cần 200 triệu mét khối nước ñể tưới tiêu cho
khoảng 200.000 ha ñất nông nghiệp; riêng khu gang thép Thái Nguyên cần
khoảng 20 triệu mét khối nước cho sản xuất. Lưu vực sông Cầu còn có chức
năng giữ cân bằng hệ sinh thái và cảnh quan thiên nhiên toàn khu vực.




7

Hiện nay lưu vực sông Cầu ñang bị ñe doạ do tác ñộng của tự nhiên và
của con người. Qua số liệu ñiều tra cho thấy, lượng nước lưu vực sông Cầu ñang
có chiều hướng suy giảm, lũ lụt với cường ñộ lớn và tần suất cao, bồi lấp dòng
sông và biến ñổi dòng chảy diễn ra khá mạnh mẽ; cảnh quan sinh thái, thiên
nhiên bị biến ñổi, các nguồn lợi thuỷ sản có nguy cơ bị cạn kiệt, những nét ñẹp
văn hoá gắn với truyền thống và bản sắc các dân tộc bị mai một, ñặc biệt chất
lượng nguồn nước sông Cầu ñang có diễn biến khá phức tạp, nhất là khu vực hạ
lưu sông Cầu. Theo số liệu quan trắc gần ñây cho thấy, các chỉ số về hữu cơ, chỉ
tiêu vi sinh vật ñều vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần, nhất là ñoạn lưu vực của
các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh.
Nước mặt tại vùng trung lưu (ñoạn chảy qua thành phố Thái Nguyên) và
vùng hạ lưu (ñoạn chảy qua các tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh) của lưu vực sông

Cầu hiện ñang bị ô nhiễm cục bộ nghiêm trọng bởi một số chất gây ô nhiễm hữu
cơ, chất rắn lơ lửng (TSS) và dầu mỡ. Ở những ñoạn này, chất lượng nước của
sông Cầu luôn vượt loại A1 của QCVN 08: 2008/BTNMT ñối với BOD
5
. Vùng
trung lưu chủ yếu bị ô nhiễm do nước thải sinh hoạt, hoạt ñộng sản xuất công
nghiệp, khai thác khoáng sản và sản xuất nông nghiệp chưa qua xử lý ñược thải
trực tiếp ra sông Cầu hoặc thông qua các sông nhánh. Vùng hạ lưu sông Cầu bị ô
nhiễm chất hữu cơ nghiêm trọng. Nguyên nhân chủ yếu là do nước thải sinh hoạt,
ñô thị, du lịch và ô nhiễm dầu mỡ từ chất thải công nghiệp. Nước thải chưa xử
lý thải ra từ các làng nghề cũng là một trong những nguyên nhân gây nên sự ô
nhiễm nước sông tại khu vực này. So với các lưu vực khác, lượng nước có sẵn
của sông Cầu cực thấp, ñôi khi có hiện tượng thiếu nước tưới tiêu, ñặc biệt là vào
mùa khô. Gần ñây, với tình trạng khai khoáng thiếu sự quản lý về môi trường ở
thượng lưu, ñộ ô nhiễm từ nước thải, chất thải công nghiệp ngày càng làm tăng
mức ñộ ô nhiễm ở vùng trung, hạ lưu sông Cầu.
1.2. Hiện trạng công tác quản lý lưu vực sông tại Việt Nam.
Lưu vực sông chính là phần bề mặt, bao gồm cả ñộ dày tầng thổ nhưỡng,
tập trung nước vào sông. Lưu vực sông thực ra gồm phần tập trung nước mặt và
tập trung nước dưới ñất. Việc xác ñịnh phần tập trung nước dưới ñất là rất khó




8

khăn, bởi vậy, trong chừng mực nhất ñịnh ñối với một dòng sông cụ thể, có thể
xem như lưu vực tập trung nước mặt và nước dưới ñất là trùng nhau mà không
mắc phải sai số lớn.
Nội dung khái quát của quản lý tổng hợp lưu vực sông (QLTHLVS) bao gồm :

- Kiểm kê, ñánh giá hiện trạng các dạng tài nguyên thiên nhiên về lượng
và chất, sự thay ñổi của chúng theo thời gian và không gian.
- ðánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên trên lưu vực.
- Lập quy hoạch khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên.
- Theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chương trình dự án liên
quan ñến khai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên trong lưu vực.
Khái niệm về QLTHLVS tuy mới ñược nêu ra trong những năm gần ñây,
nhưng nhiều nội dung của công tác này ñã ñược tiến hành từ nhiều năm về trước.
Về mặt thể chế, Luật tài nguyên nước ñược Quốc hội ban hành năm 1998 (Luật
sửa ñổi năm 2012) là một bước tiến quan trọng trong công tác quản lý lưu vực
và cả quản lí tài nguyên nước, trong ñó ñặc biệt lưu ý ñến nội dung quản lý quy
hoạch lưu vực sông.
Ở nước ta có 9 hệ thống sông lớn, có diện tích lưu vực trên 10000 km
2
.
Tổng lượng nước mặt ñược hình thành trên lãnh thổ khoảng 313 tỉ m
3
/năm
(27.5%) và trên phần lãnh thổ ở nước ngoài là 522 tỉ m
3
/năm (62.5%). Xác ñịnh
lượng nước phục vụ các ñối tượng chính như sản xuất nông nghiệp bao gồm
lượng nước cho tưới 3,2 triệu ha, tiêu 1,4 triệu ha và ngăn mặn cho 700000 ha ;
phục vụ cho nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt và nước lợ; phục vụ phát triển công
nghiệp và thuỷ ñiện; trong ñó lượng nước cung cấp cho các khu công nghiệp
khoảng 5 – 6 tỷ m
3
/năm; nước sinh hoạt ñô thị và nông thôn khoảng 2,1 tỷ
m
3

/năm …
Nhìn chung công tác quản lý tổng hợp lưu vực và quản lý tổng hợp tài
nguyên nước ñang tiếp tục ñược tăng cường, ñặc biệt quan tâm ñến quản lý khai
thác lâm sản, khoáng sản và các quy hoạch chuyên ngành. Chắc chắn trong một
tương lai không xa những hoạt ñộng này sẽ ñi vào nề nếp mang lại những hiệu
quả khả quan.




9



1.3. Lợi ích của quản lý lưu vực sông.
Các chương trình quản lý tổng hợp LVS có thể tác ñộng toàn diện ñến các
mặt kinh tế, xã hội và ñem lại nhiều lợi ích cho lưu vực như:
Cấp nước: ðể ñáp ứng nhu cầu sinh hoạt của con người và phục vụ phát
triển kinh tế - xã hội, cả ba nguồn nước (nước mưa, nước mặt và nước ngầm) ở
LVS ñều ñược khai thác sử dụng.
Chất lượng nước: Các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng ñến chất lượng nước bao
gồm ñịa chất, ñất, ñịa hình, thảm thực vật, quần thể ñộng thực vật hoang dã và
khí hậu. Nhưng yếu tố quan trọng hơn gây ra các vấn ñề về chất lượng nước
chính là các hoạt ñộng của con người và vấn ñề sử dụng ñất trong lưu vực. Quản
lý LVS sẽ phải kiểm soát chặt chẽ các yếu tố này.
Kiểm soát lũ: Việc cấp nước ñồng thời ñảm bảo chống lũ có thể là lý do quan
trọng nhất của các nỗ lực quản lý LVS. Cách tiếp cận quản lý tổng hợp LVS quan
tâm ñến các vùng ñầu nguồn và bảo vệ các vùng ñất ngập nước.
Kiểm soát bồi lắng: Sự bồi lắng có thể ảnh hưởng ñến chất lượng nước,
sinh cảnh, giao thông thuỷ, kiểm soát lũ và các dịch vụ du lịch, giải trí. Nó còn

ảnh hưởng ñến các loài cá do bùn lắng trên lòng sông - nơi cần thiết cho chúng
ñẻ trứng, và che phủ các sinh vật ñáy quan trọng trong chuỗi thức ăn.
Giao thông thuỷ: Các hoạt ñộng giao thông thuỷ và dịch vụ cảng thường
gây ô nhiễm môi trường nước do việc xả dầu cặn và các chất thải có nguồn gốc
dầu mỡ khoáng cũng như chất thải sinh hoạt. Ngoài ra, vấn ñề quan trọng nhất về
mặt môi trường với các hoạt ñộng giao thông thuỷ là sự cố tràn dầu.
Phát triển kinh tế với các công trình thuỷ ñiện-thuỷ lợi: Có thể thực hiện
các mục tiêu phát triển kinh tế bằng việc quản lý LVS. Ở Việt Nam ngay từ
những năm 80, Nhà nước ñã ñầu tư kinh phí xây dựng các hồ chứa ñể tích nước
trong mùa mưa lũ và xả nước trong mùa kiệt kết hợp với phát ñiện, ñiều tiết lưu
lượng dòng chảy ở hạ lưu và ñẩy lùi ranh giới nhiễm mặn, ñảm bảo nhu cầu cấp
nước, nuôi cá, cải tạo môi trường.




10
ða dạng sinh học: LVS, ñặc biệt là những nơi cư trú ven sông là nơi cư trú
cần thiết và ña dạng cho nhiều quá trình và nhiều loài sinh vật, ñây còn là nơi
cung cấp mối liên kết giữa hệ sinh thái thuỷ sinh với hệ sinh thái vùng cao.
Chẳng hạn như, thảm thực vật ven sông sẽ kiểm soát nhiều cơ chế môi trường
của hệ sinh thái sông, và ñóng vai trò quan trọng trong việc quyết ñịnh lưu lượng,
ñiều chỉnh dòng chảy cũng như nhiệt ñộ sông. Các vùng ñất ngập nước cũng
ñóng vai trò quan trọng tương tự trong việc duy trì ña dạng sinh học và các quá
trình trong LVS. Quản lý LVS có thể là công cụ ñược sử dụng ñể làm tăng số
lượng ñộng thực vật hoang dã, một nhân tố của sự ña dạng sinh thái. Mặc dù
không phải là thích hợp với mọi trường hợp nhưng việc lập kế hoạch quản lý
LVS có thể bao gồm những nỗ lực tránh sự suy thoái nơi cư trú của các loài ñộng
thực vật hoang dã nguy cấp.
Cá và các sinh vật thuỷ sinh khác: cần có các hoạt ñộng quản lý LVS ñể

làm giảm các ảnh hưởng và cải thiện, bảo tồn loài cá cũng như các sinh vật thuỷ
sinh khác.
Bảo tồn sinh cảnh: các LVS khi ñược bảo vệ tốt sẽ phục vụ cho nhiều mục
ñích như giải trí, bảo vệ sinh cảnh hoang dã, lọc nước và lưu giữ nước.
Giải trí-du lịch: Nước cấp cho các hoạt ñộng giải trí-du lịch có thể ñược
tăng cường bằng việc quản lý LVS. Chẳng hạn như, các hoạt ñộng quản lý LVS
ở phía hạ lưu sẽ giúp ñảm bảo cấp nước ñầy ñủ và bảo vệ chất lượng nước, ngoài
ra còn có thể ñem lại lợi ích cho các hồ chứa, làm tăng giá trị của chúng ñối với
các hoạt ñộng giải trí như bơi thuyền và câu cá.
1.4. Những rào cản và khó khăn trong quản lý lưu vực sông.
Trong những năm gần ñây, mặc dù những lợi ích của việc xây dựng kế
hoạch tổng hợp quản lý LVS là rất lớn và ñược xây dựng trên nền tảng kỹ thuật
tốt, nhưng việc thực hiện lại gặp rất nhiều khó khăn. ðó là:
- Việc lập kế hoạch quản lý LVS thường ñược tiến hành theo quá trình
tĩnh và thường ñược công thức hoá về mục tiêu cũng như lộ trình thực hiện. ðiều
này khó nhận ñược sự ñồng tình và chấp nhận của các ñối tượng khác nhau vì
mục tiêu của họ cũng rất khác nhau.




11
- Ranh giới LVS thường không trùng với ranh giới hành chính, do vậy khó khăn
cho việc thiết lập quyền lợi và nghĩa vụ của các bên liên quan ñến LVS.
- Các mô hình cở sở ñể xây dựng kế hoạch thường dựa trên các cơ sở dữ
liệu yếu do vậy ñộ chính xác và tin cậy không cao.
- Về thực chất, việc lập kế hoạch quản lý LVS là công việc rất phức tạp,
nhất là khi tính ñến những tác ñộng về môi trường.
- Quá trình lập kế hoạch thường chậm và mất rất nhiều thời gian ñể nó có
thể thực sự ñược tiến hành.

Tuy vậy, bất cứ chương trình quản lý LVS nào cũng ñều cần tính ñến và
phải vượt qua những trở ngại trên.
1.5. Cơ sở khoa học của việc xây dựng bộ tiêu chí khoanh vùng ô nhiễm môi
trường xung quanh.
1.5.1. Tổng quan
Tình trạng ô nhiễm/hay chất lượng môi trường xung quanh thường biến
thiên theo không gian (theo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, ñi theo là phân
bố các nguồn thải gây ra ô nhiễm môi trường) và biến thiên theo thời gian. Ở các
nước trên thế giới người ta thường khoanh vùng ô nhiễm/chất lượng môi trường
xung quanh vào một thời gian xác ñịnh, khoảng 5 năm hay 10 năm một lần, thí
dụ như vào các năm 1990, 2000, 2005. ðối với hiện trạng quy hoạch phát triển
kinh tế - xã hội và thời gian khoanh vùng ô nhiễm ñã xác ñịnh thì sự biến thiên
tình trạng ô nhiễm môi trường xung quanh phụ thuộc chủ yếu vào ñiều kiện tự
nhiên. Như là ñối với môi trường không khí xung quanh thì sự biến thiên, mức
ñộ ô nhiễm môi trường chủ yếu phụ thuộc vào ñiều kiện khí hậu (hướng gió và
tốc ñộ gió), mưa, nắng ); ðối với ô nhiễm môi trường các dòng sông thì chủ yếu
phụ thuộc vào lưu lượng dòng chảy, tốc ñộ và hướng dòng chảy, nhiệt ñộ
nước ). ðối với ô nhiễm môi trường nước biển ven bờ thì chủ yếu phụ thuộc
vào các dòng hải lưu và tình trạng thủy triều; ðối với ô nhiễm môi trường ñất thì
chủ yếu phụ thuộc tính thẩm thấu khuyếch tán ô nhiễm môi trường ñất và ñiều
kiện ñịa chất thủy văn.




12
Vì vậy, ở các nước trên thế giới, người ta thường sử dụng 2 phương pháp
tiếp cận ñể khoanh vùng ô nhiễm/chất lượng môi trường xung quanh như sau:
- Phương pháp tính toán theo mô hình khuyếch tán ô nhiễm môi trường
bằng hệ thống thông tin ñịa lý (GIS). Phương pháp tiếp cận này ñòi hỏi phải có

ñầy ñủ các thông số về các nguồn thải gây ra ô nhiễm môi trường (vị trí không
gian, lưu lượng thải, chất thải, phương thức thải và các tính chất vật lý của nguồn
thải) và phải có ñầy ñủ các thông số về ñiều kiện khí hậu, thủy văn, hải văn, ñịa
hình, ñịa chất thủy văn của khu vực nghiên cứu. Phương pháp tiếp cận tính toán
phân bố ô nhiễm theo mô hình có thể vẽ ñược các ñường ñồng mức ô nhiễm
tương ñối chính xác, tức là có thể khoanh chia vùng nghiên cứu thành các khu
vực có mức ñộ ô nhiễm môi trường khác nhau.
Tuy vậy, phương pháp tính toán mô hình khuyếch tán ô nhiễm không phải là
phương pháp vạn năng. Thí dụ ñối với ô nhiễm môi trường không khí chỉ ñảm
bảo ñộ chính xác tin cậy ñối với các nguồn ô nhiễm công nghiệp và nguồn ô
nhiễm giao thông. Còn ô nhiễm môi trường không khí do các nguồn khác gây ra,
như là nguồn ô nhiễm không khí từ các hoạt ñộng xây dựng và sinh hoạt, dịch vụ,
ñun nấu của nhân dân , nói chung không thể hoặc rất khó khăn xác ñịnh bằng
phương pháp tính toán theo mô hình khuyếch tán ô nhiễm.
- Phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê số liệu quan trắc môi trường
thực tế. Phương pháp này ñòi hỏi phải có hệ thống các trạm quan trắc môi trường
xung quanh hoàn thiện, phân bố các ñiểm ño bao trùm cả khu vực nghiên cứu,
phân bố các ñiểm ño càng dày càng ñạt ñược ñộ chính xác của khoanh vùng ô
nhiễm. Thời gian quan trắc phải phù hợp ñể kết quả quan trắc phản ánh ñúng thực
trạng ô nhiễm môi trường. Việc khoanh vùng ô nhiễm trên cơ sở phân tích, thống
kê các số liệu quan trắc môi trường thường chỉ có giá trị gần ñúng, nhưng là
phương pháp cơ bản, có tính khả thi, thường ñược sử dụng phổ biến ở các nước
trên thế giới. Trong nhiều trường hợp thiếu số liệu quan trắc môi trường thực tế thì
người ta kết hợp thêm với phương pháp tính toán theo mô hình khuyếch tán ô
nhiễm ñể khoanh vùng ô nhiễm/hay chất lượng môi trường xung quanh.




13

Ở hầu hết các nước trên thế giới ñều ñã ban hành các tiêu chuẩn/quy
chuẩn chất lượng môi trường quốc gia, như là chất lượng môi trường không khí,
chất lượng môi trường nước mặt, chất lượng môi trường nước biển ven bờ
Trong các tiêu chuẩn/quy chuẩn chất lượng môi trường ñều quy ñịnh giới hạn
nồng ñộ các chất ô nhiễm trong môi trường tối ña cho phép, tương xứng với ñiều
kiện khi mà con người sinh cư, tiếp xúc với môi trường ñó thường xuyên, lâu dài,
cũng không gây ra tổn hại ñến sức khỏe và ñiều kiện sinh tồn, không gây ra bất
cứ một triệu chứng bệnh tật nào.
Môi trường bị ô nhiễm là môi trường hàm chứa một hay nhiều chất ô
nhiễm có nồng ñộ vượt quá giới hạn tối ña cho phép ñược quy ñịnh trong tiêu
chuẩn/quy chuẩn môi trường. Mức ñộ ô nhiễm cao hay thấp ñược xác ñịnh theo
tỷ lệ giữa nồng ñộ chất ô nhiễm thực tế và trị số nồng ñộ cho phép.
Tiêu chí ñể khoanh vùng ô nhiễm môi trường chính là các chỉ tiêu cụ thể
(ñịnh lượng) ñể ñánh giá mức ñộ ô nhiễm môi trường khác nhau, các vùng ô
nhiễm khác nhau, ñược phân chia bằng ñường ranh giới có mức ô nhiễm môi
trường khác nhau. ðể ñánh giá mức ñộ của ô nhiễm môi trường hay phân loại
chất lượng môi trường ở các nước trên thế giới, người ta thường sử dụng Chỉ số
chất lượng môi trường (Environment Quality Index - EQI), như là ñối với môi
trường không khí là AQI, ñối với môi trường nước mặt là WQI, ñối với môi
trường nước biển ven bờ là SWQI.
Chỉ số chất lượng môi trường (EQI) vào các năm khoảng 1990 về trước
người ta thường dùng là các chỉ số chất lượng môi trường ñối với từng thông số ô
nhiễm (chất ô nhiễm) riêng biệt, vào những năm sau 1990 người ta thường dùng
các chỉ số chất lượng môi trường chung hay tổng quát, tổng hợp ñối với nhiều chất
ô nhiễm ñặc trưng của mỗi môi trường xác ñịnh, như là EQI tổng hợp ñối với môi
trường không khí, môi trường nước mặt hay môi trường nước biển ven bờ.
Công thức xác ñịnh bộ chỉ số ñể ñánh giá mức ñộ ô nhiễm môi trường theo
từng chất ô nhiễm ở các nước ngoài (Nga, Anh, Mỹ, Pháp, Canada ) hay ở nước
ta thường dùng ñối với chất ô nhiễm i trong môi trường có dạng như sau:





14

Trong ñó:
C
i, j
: nồng ñộ chất ô nhiễm i thực tế trong môi trường tại ñiểm j; j: là chỉ số
ñánh số các ñiểm quan trắc môi trường, j = 1, 2 n, của khu vực nghiên cứu;
C
i,o
: là nồng ñộ tối ña cho phép ñối với chất ô nhiễm i theo tiêu chuẩn/quy
chuẩn môi trường quốc gia;
EQI
i
: là chỉ số chất lượng môi trường, chính là chỉ tiêu ñánh giá mức ñộ ô
nhiễm ñối với chất ô nhiễm i trong môi trường, nếu lựa chọn số lượng các chất ô
nhiễm ñiển hình, ñặc trưng của môi trường là i = 1, 2, 3 m, thì ta sẽ có 1 bộ chỉ
tiêu ñánh giá mức ñộ ô nhiễm môi trường là EQI
1
, EQI
2
EQI
m
, chính là số lần
nồng ñộ chất ô nhiễm trung bình quan trắc thực tế của khu vực nghiên cứu vượt
trị số quy chuẩn cho phép ñối với chất ñó.
Các phân loại mức ñộ ô nhiễm theo từng chất ô nhiễm này có nhiều nhược ñiểm,
theo tài liệu ñã phân tích các nhược ñiểm của chỉ số này là:

i.
Khó phân loại chất lượng môi trường cho một mục ñích sử dụng nào ñó.
Thí dụ ñối với môi trường nước mặt: QCVN 08:2008 quy ñịnh chất lượng nước
sông cột A (loại A1 - ñạt tiêu chuẩn cấp nước cho sinh hoạt) và cột B (loại B1 -
không ñạt tiêu chuẩn cấp nước cho sinh hoạt) ñối với các thông số oxy hòa tan
(DO), tổng chất rắn lơ lửng (SS) và tổng coliform (TC) tương ứng như sau: DO ≥
6mg/l và 4 mg/l; TSS = 20mg/l và 50mg/l, TC = 2500MPN/100ml và
7500MPN/100ml. Tuy nhiên trong thực tế, con sông này ñạt yêu cầu loại A1 về
TSS và TC, còn con sông khác ñạt yêu cầu loại A1 về TSS, nhưng không ñạt cả
loại A1 về DO và TC, hoặc cũng có thể ñạt loại A1 về DO và TSS, nhưng TC
không ñạt cả loại A1 và B1 Như vậy, sông này (hoặc sông khác) ñạt chất lượng
ñối với nguồn loại nào? ðiều này không thể trả lời nếu dựa theo kết quả phân
tích chỉ số chất lượng môi trường ñối với từng thông số.
ii. Mặt khác, ñối với một mục ñích sử dụng, mỗi thông số có tầm quan
trọng khác nhau, chẳng hạn: ñộ ñục và TC rất quan trọng cho mục ñích tiếp xúc
trực tiếp (tắm, bơi lội), nhưng lại không quan trọng cho mục ñích cấp nước cho




15
nông nghiệp; Nhiệt ñộ, ñộ mặn, NH
4
+
không quan trọng với nước bãi tắm nhưng
rất quan trọng với nước nuôi thủy sản Rõ ràng, trong những trường hợp trên,
rất khó kết luận chất lượng nước của một con sông (hay ñoạn sông) ñạt loại A1,
A2, B1 hay B2 và chất lượng nước ñạt yêu cầu cho mục ñích này, nhưng lại
không ñạt yêu cầu cho mục ñích khác. Nhưng ñiều ñó dẫn ñến rất khó phân vùng
và phân loại chất lượng nước sông, khó quyết ñịnh về khả năng khai thác sông

(hoặc ñoạn sông) cho một hoặc một số mục ñích sử dụng nào ñó
iii. Khi ñánh giá chất lượng nước qua nhiều thông số riêng biệt, sẽ không
thể nói ñến diễn biến chất lượng nước tổng quát của một con sông (hay ñoạn
sông) và do vậy, khó so sánh chất lượng nước thời gian này với thời gian khác
(theo tháng, mùa), chất lượng nước hiện tại so với tương lai Như vậy sẽ khó
khăn cho công tác giám sát diễn biến chất lượng nước, khó ñánh giá hiệu quả ñầu
tư ñể bảo vệ nguồn nước và kiểm soát ô nhiễm nước
iv. Khi ñánh giá qua các chỉ số chất lượng nước riêng biệt, chỉ có các nhà
khoa học hoặc nhà chuyên môn quản lý nước mới hiểu ñược, như vậy khó thông
tin về chất lượng nước cho cộng ñồng và các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà
lãnh ñạo ñể ra các quyết ñịnh phù hợp về bảo vệ và khai thác nguồn nước
ðể khắc phục những khó khăn trên, cần phải có một hoặc một hệ thống
chỉ số cho phép lượng hóa ñược chất lượng tổng hợp của môi trường (tức là biểu
diễn chỉ số chất lượng môi trường theo một thang ñiểm thống nhất), có khả năng
mô tả tổng hợp của nồng ñộ nhiều thành phần hóa - lý - sinh trong môi trường và
tầm quan trọng của mỗi thông số chất ô nhiễm ñối với một mục ñích sử dụng nào
ñó. Một trong những chỉ số ñó là Chỉ số chất lượng môi trường tổng hợp ñược ký
hiệu là EQI
0
. EQI
0
là một chỉ số ñược tính toán từ nhiều thông số ô nhiễm môi
trường riêng biệt theo một phương pháp xác ñịnh (hay theo một công thức toán
học xác ñịnh).
Mô hình EQI ñược ñề xuất và áp dụng ñầu tiên ở Mỹ vào những năm
1965 - 1970 và ñang ñược áp dụng rộng rãi ở nhiều bang. Hiện nay nhiều mô
hình EQI ñã ñược triển khai nghiên cứu áp dụng ở nhiều quốc gia: Ấn ðộ,
Canada, Chilê, Anh, Wales, ðài Loan, Úc, Malaixia… EQI ñược xem là một

×