Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

BÀI TẬP ĐIỀU KIỆN CHUYÊN ĐỂ TÌM HIỂU TIẾNG VIỆT LỊCH SỬ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.67 KB, 15 trang )

BÀI TẬP ĐIỀU KIỆN : CHUYÊN ĐỀ TÌM HIỂU TIẾNG VIỆT LỊCH SỬ
BÀI TẬP ĐIỀU KIỆN : CHUYÊN ĐỀ TÌM HIỂU TIẾNG VIỆT LỊCH SỬ
ĐỀ BÀI: Vấn đề nguồn gốc của Tiếng Việt.
BÀI LÀM:
I - Ph n m ầ ở đ uầ
Tiếng nói là nhịp cầu cảm thông để trao đổi tư tưởng trong sinh hoạt xã hội giữa con
người cùng dòng giống xứ sở. Có con người là có ngôn ngữ. Ngôn ngữ văn tự có ảnh
hưởng rất lớn và quan hệ mật thiết đến sự hưng vong của giống nòi. Dân tộc có một
trình độ văn hóa cao, càng văn minh thì họ lại càng chú trọng đến ngôn ngữ văn tự.
Dân tộc ta, ngót năm ngàn năm lịch sử, có cùng chung một gốc, cùng chung một tiếng
nói. Từ Bắc chí Nam, ngoại trừ một số dân thiểu số còn dùng thổ âm và một số địa
phương dùng phương ngữ hay phát âm có đôi chút sai biệt, chúng ta đều nói, nghe và
hiểu một thứ tiếng, đó là tiếng Việt Nam.
- Vậy tiếng Việt có tự bao giờ!?
- Tiếng Việt bắt nguồn từ đâu!?
- Tiếng Việt có phải tự ngàn xưa đã là một tiếng nói thật sự thuần Việt hay là một kết
quả của sự hỗn hợp trại lẫn của nhiều tiếng nói khác nhau ?!
II- Ph n n i dungầ ộ
1. Về phương pháp xác định nguồn gốc ngôn ngữ
Trong lịch sử, có những ngôn ngữ mà vì một lí do nào đó đã bị chia tách ra thành nhiều
ngôn ngữ khác nhau. Ngôn ngữ bị chia tách đó thường được gọi là ngôn ngữ mẹ hay
ngôn ngữ cơ sở. Như vậy, về nguyên tắc, có thể tìm tòi ngược dòng thời gian lịch sử
của những ngôn ngữ được giả định là vốn cùng “sinh ra” từ một ngôn ngữ mẹ, để quy
chúng vào những nhóm, những chi, những ngành, những dòng khác nhau, tuỳ theo
mức độ thân thuộc nhiều hay ít.
Đối với mỗi ngôn ngữ, ba mặt ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp cũng như các tiểu hệ thống
của nó biến đổi không đồng đều, có những mặt, những yếu tố được bảo toàn rất lâu
dài; nhưng cũng có những yếu tố đã biến đổi với những mức độ khác nhau. “Hầu như
trong mỗi từ hoặc mỗi hình thức của từ lúc nào cũng có một cái gì đó mới và một cái
gì đó cũ”.
1


Nguyễn Thị Hằng Nga cao học Hán Nôm K20
BÀI TẬP ĐIỀU KIỆN : CHUYÊN ĐỀ TÌM HIỂU TIẾNG VIỆT LỊCH SỬ
Sự biến đổi ngữ âm (điều cần tìm kiếm đầu tiên trong khi nghiên cứu quan hệ cội
nguồn của ngôn ngữ) không phải là những biến đổi hỗn loạn mà thường có lí do, có
quy luật và theo hệ thống.
Và có một điểm đáng chú ý, được coi là tiền đề quan trọng trong việc phân loại các
ngôn ngữ theo quan hệ cội nguồn, là tính võ đoán trong quan hệ ngữ âm với ý nghĩa.
Bởi thế, ta có quyền giả định rằng: những từ gần gũi nhau về âm thanh có liên quan
hoặc gắn bó với nhau ở ý nghĩa thường luôn luôn bắt nguồn từ cùng một gốc nào đó.
Nếu như phương pháp so sánh loại hình giúp quy các ngôn ngữ vào những loại hình
khác nhau, hay phương pháp so sánh đối chiếu phát hiện những tương đồng và khác
biệt chủ yếu trên diện đồng đại ở một hay nhiều bình diện, bộ phận của ngôn ngữ, thì
để phát hiện ra sự thân thuộc giữa các ngôn ngữ về mặt cội nguồn người ta dùng
phương pháp so sánh–lịch sử. Có thể nói, phương pháp so sánh–lịch sử từ việc so
sánh, tìm ra các quy luật tương ứng về ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp để rồi qua đấy xác
định xác định nguồn gốc của một ngôn ngữ, hay quan hệ thân thuộc giữa các ngôn ngữ
về mặt nguồn gốc.
2. Về các ý kiến khác nhau trong việc xác định nguồn gốc tiếng Việt
Khái niệm Tiếng Việt chỉ có thể dùng để trỏ tiếng Việt từ khi nó bắt đầu tách ra
khỏi nhóm Việt-Mường chung cách đây khoảng một nghìn năm, nghĩa là từ khi bắt đầu
có cách phát âm Hán-Việt và tiếng Việt đã có đủ 6 thanh điệu. Không nên dùng khái
niệm tiếng Việt đối với những giai đoạn phát triển trước đó.
Theo quan niệm truyền thống, khái niệm tiếng Việt dùng để chỉ các nhóm ngôn
ngữ nguồn gốc của nó. Ví dụ: khi tìm hiểu nền văn minh Văn Lang, Âu Lạc… người ta
phải tính đến thời đại các vua Hùng cách đây khoảng 4000 năm. Thứ tiếng Việt
nguyên thủy đó chắc chắn không phải là thứ tiếng Việt ngày nay.
Hiện nay, quan điểm xếp tiếng Việt vào họ Nam Á (được nêu ra từ năm 1856)
được nhiều người chấp nhận và được coi là có cơ sở khoa học nhất. Tuy nhiên, có
những ý kiến khác không xếp tiếng Việt vào họ ngôn ngữ này.
Ý kiến trước tiên phải kể đến là ý kiến của Taberd (1838): “tiếng Việt chỉ là

một nhánh bị thoái hoá của tiếng Hán”. Cơ sở để Taberd đưa ra ý kiến này là trong
vốn từ của tiếng Việt hiện nay thì từ vựng có nguồn gốc Hán chiếm đa số. Tuy nhiên,
mặc dù có tới 75% từ vựng tiếng Việt có gốc Hán nhưng đại đa số những từ đó đều là
những từ văn hoá (những từ thể hiện trình độ phát triển của xã hội). Do đó, chúng phải
là những từ vay mượn, chứ không phải là những từ mang tính nguồn gốc. Và theo
2
Nguyễn Thị Hằng Nga cao học Hán Nôm K20
BÀI TẬP ĐIỀU KIỆN : CHUYÊN ĐỀ TÌM HIỂU TIẾNG VIỆT LỊCH SỬ
Maspéro (1912): Bất cứ từ Hán nào vào tiếng Việt đều phải chịu sự chi phối của cơ
cấu tiếng Việt.
Loại ý kiến thứ hai là những ý kiến xếp tiếng Việt vào họ ngôn ngữ Nam
Đảo. Đó là ý kiến của Bình Nguyên Lộc với hai cuốn Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc
Việt Nam (Sài Gòn, 1972) và Lột trần Việt ngữ (Sài Gòn, 1973), và gần đây là ý kiến
của tác giả Hồ Lê (1996). Cơ sở của những ý kiến này là sự tương ứng từ vựng giữa
tiếng Việt với các ngôn ngữ khác nhau trong họ Nam Đảo. Tuy nhiên, phải nói ngay
rằng, đây là những tương ứng chưa phải là những tương ứng mang tính hệ thống và do
đó khả năng vay mượn là rất lớn. Khả năng này còn được đẩy lên cao hơn nữa khi mà,
như chúng ta đã biết, sự cư trú đan xen giữa những cư dân Nam Á và cư dân Nam Đảo
là có thực và diễn ra trong một khoảng thời gian dài. Cần phải nói thêm rằng, tác giả
Bình Nguyên Lộc đã cho rằng “có 40% từ Mã Lai trong vốn từ của tiếng Việt”, tuy
nhiên “trong hai cuốn sách của ông chỉ thấy kể có khoảng dăm chục từ”
(1)
Do vậy,
có thể nói, việc nêu vấn đề tiếng Việt có quan hệ họ hàng với các ngôn ngữ Nam Đảo
chỉ mang tính giả thiết và trong tình hình như vậy có thể nói giả thiết ấy chưa được
chứng minh.
Ý kiến thứ ba, đáng chú ý hơn cả, cho rằng tiếng Việt là một ngôn ngữ
thuộc họ ngôn ngữ Thái. Cần phải nói ngay rằng, trong số những ý kiến không xếp
tiếng Việt vào họ ngôn ngữ Nam Á thì cách lí giải cho ý kiến này có vai trò quan trọng
nhất. Ý kiến này được Henry Maspéro đề xuất vào đầu thế kỉ 20, và trong một thời

gian dài, nó đã chi phối quan niệm về phân loại nguồn gốc ngôn ngữ của các nhà ngôn
ngữ trên thế giới. Bằng phương pháp so sánh-lịch sử, với lập luận chặt chẽ, tỉ mỉ về
các khía cạnh từ vựng cơ bản, ngữ pháp và thanh điệu, Maspéro đã làm những nhà
nghiên cứu đương thời không có cách gì bác bỏ được. Cụ thể là:
- Về từ vựng: giữa tiếng Việt với các ngôn ngữ Thái cũng như với các ngôn ngữ Mon-
Khmer đều có sự tương ứng;
- Về ngữ pháp: tiếng Việt gần với tiếng Thái và khác rất xa với các ngôn ngữ Mon-
Khmer hiện nay bởi các tiếng Mon-Khmer có cơ sở sơ sài về hình thái học trong khi đó
tiếng Việt là một ngôn ngữ không có giá trị hình thái học.
- Về thanh điệu: với Maspéro, thanh điệu tiếng Việt là một vấn đề quan trọng vì tiếng
Việt hiện nay là một ngôn ngữ cũng có thanh điệu như các ngôn ngữ Thái và Hán.
Trong khi đó, cho đến nay, các ngôn ngữ Mon-Khmer vẫn là các ngôn ngữ không có
thanh điệu.
3
Nguyễn Thị Hằng Nga cao học Hán Nôm K20
BÀI TẬP ĐIỀU KIỆN : CHUYÊN ĐỀ TÌM HIỂU TIẾNG VIỆT LỊCH SỬ
Tuy nhiên, những luận điểm của Maspéro không phải là không có hạn chế và những
hạn chế đó sau này đã được A.G. Haudricourt chỉ ra một cách thuyết phục.
Ý kiến thứ tư Giáo sư tiến sĩ Nguyễn Ngọc San cho rằng: Tổ tiên xa xưa của
Tiếng Việt là tiếng Môn- Khơ me. Hiểu theo nghĩa rộng Môn- Khơ me bao gôm hàng
trăm ngôn ngữ, phân bố thành ba vùng lớn:
- Vùng Bắc gồm: Tiếng Kha mu, Palauangwa, Khaisi, Mảng
- Vùng Nam gồm các tiếng : Jahaic, Senoic, Semelaic( Aislan), Môn
- Vùng Đông gồm các tiếng : Khơme, Banar, Katu, Pear.
Từ tiếng Đông Môn- Khơ me lại tách ra một ngôn ngữ mà các nhà ngôn ngữ gọi là
pro-to Việt Ka-tu. Ngôn ngữ này tồn tại trong một thời gia rồi lại tách ra làm hai là Ka-
tu và pro-to Việt Chứt. Khoảng thời gian này tức là cách đây hơn 4000 năm một số bộ
tộc người nói tiếng pro- to Việt Chứt- tổ tiên trực tiếp của người nói Tiếng Việt ngày
nay- đã từ vùng Thương Lào và bắc khu IV cũ do sự hấp dẫn của nền văn minh lúa
nước phía Bắc mà di dân ra vùng vịnh Bắc Bộ ngày nay hòa huyết với các cư dân nói

tiếng Thái- Kađai
Một số vùng đồng bằng có các địa danh bằng tiếng Tày- Thái sau này bị các cư dân
nói tiếng Việt- Chứt xâm lấn. Các cư dân này lúc đầu.cư trú tại vùng sơn cước sau di
cư xuống vùng đồng bằng quanh vinh Hà Nội. Tiếng nói mới của các cư dân đồng
bằng Bắc bộ hồi ấy đa số là từ Việt Chứt đã vận hành theo cơ chế Tày Thái, giản hóa
âm tiết và đi vào con đường đơn tiết hóa trở thành Tiếng Việt- Mường chung, trong khi
ấy tiếng nói của cư dân ở lại vùng Thương Lào và khu IV trở thành tiếng Poọng Chứt.
Tiếng nói của cư dân Bắc bộ ở đây lúc nàylà tiếng tiền Việt Chứt, nó có cơ tầng
Môn- Khơ me và có sự mô phỏng cơ chế Tày – Thái đây là tiếng nói của thời đại các
vua Hùng. Dần dần về sau, tiếng Tiền Việt Chứt sẽ đi sâu vào quá trình đơn tiết hóa,
thanh điệu hóa và rụng dần các phụ tố để trở thành tiếng Việt – Mường chung. Trong
khi ở miền bắc xuất hiện tiếng Việt Mương chung thù ở miền Trung khoảng 2700.
2800 năm trước đây, khu vực Quảng Bình và Hà Tĩnh cũng bắt đầu tách ra khỏi nhóm
Môn – Khơ me và trở thành Poọng Chứt.
Khoảng 2500 năm về trước một đợt di dân của người Mã lai- Nam đảo đỏ bộ vào bờ
biển miền Nam Trung bộ Viêt Nam tạo ra vương quốc Chăm, tách đôi cư dân Ba Na,
Mơ Nông thành hai nửa Bắc và Nam. Do hoàn cảnh này, tổ tiên của người Việt ở lại
đây lại có điều kiện tiếp xúc với nền văn hóa mã Lai Nam đảo. Cùng thời gian ấy , một
đợt di dân của người Thái sang miền Đông tách đôi Mèo- Dao làm hai khu vực và làm
chủ vùng Quảng Tây Vân Nam.
4
Nguyễn Thị Hằng Nga cao học Hán Nôm K20
BÀI TẬP ĐIỀU KIỆN : CHUYÊN ĐỀ TÌM HIỂU TIẾNG VIỆT LỊCH SỬ
Ở Miền Bắc sâu khi tiếng Việt Mường chung đã tiến trên con đường đơn tiết hóa và
đã mở đầu quá trình thanh điệu hóa thì lại trải qua một giai đoạn lâu dài tiếp xúc với
tiếng Hán dưới thời kì Bắc thuộc do đó từ thế kỉ thứ VIII đến thế kỉ thứ XII, tiếng Việt
Mường chung sẽ tách ra làm hai bộ phận. Bộ phận nằm sâu ở vùng núi và vùng sơn
cước các tỉnh Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh ít bị ảnh hưởng của tiếng Hán hơn
nên trở thành tiềng Mường, còn bộ phận ở vùng đồng bằngBắc Bộ thì do ảnh hưởng
của Tiếng Hán mà dần dần tách thành tiếng Kinh( Việt). Sự tách đôi Việt- Mường cách

đây trên 1000 năm. Kể từ lúc này Tiếng Việt mới thật sự trở thành Tiếng Việt theo
nghĩa ngôn ngữ học.
Ý kiến thứ năm của giáo sư Nguyễn Thiện Giáp: Căn cứ vào những tài liệu
mới được công bố gần đây, hiện nay có thể kết luận: Tiếng Việt là một ngôn ngữ thuộc
nhóm Việt-Mường, tiểu chi Việt Chứt, nằm trong khối Việt Katu, thuộc khu vực phía
đông của ngành Mon-Khmer, họ Nam Á.
Trong nhóm Việt-Mường, ngoài tiếng Việt và tiếng Mường (Mường Sơn La, Mường
Thanh Hoá, Mường Nghệ An) còn có tiếng Nguồn cũng được coi là ngôn ngữ bà con
gần nhất với tiếng Việt.
Trong tiểu chi Việt Chứt, ngoài nhóm Việt-Mường còn có nhóm Pọng Chứt gồm các
ngôn ngữ Chứt, Pọng (bao gồm Mày, Rục, Sách, Mã Liềng, Arem) ở vùng núi các tỉnh
phía nam khu IV và các tiếng như Ahơ (Phon Soung), Maleng (Pakadan), Thà Vựng ở
Lào. Đây là những bà con xa hơn của tiếng Việt.
Proto Việt Chứt, tức cái ngôn ngữ mẹ, chung cho cả nhóm Việt-Mường và Pọng Chứt,
không tách trực tiếp từ proto Mon-Khmer mà tách ra từ khối proto Việt Katu. Thời
gian chia tách này xảy ra cách đây trên 4000 năm, địa bàn cư trú ban đầu của cư dân
nói tiếng proto Việt Chứt là vùng kéo dài từ khu vực miền núi Hà Tĩnh, Quảng Bình,
Quảng Trị sang đến Trung Lào. Từ đó, một bộ phận cư dân đã vượt Trường Sơn, tràn
ra miền Bắc, cư trú ở các vùng cao Nghệ–Tĩnh, Thanh Hoá, Hoà Bình, Sơn La, Vĩnh
Phú
(1)
. Nếu bộ phận cư dân proto Việt Chứt ở lại quê hương cũ, vẫn giữ nguyên quan
hệ tiếp xúc với cư dân Katu, Bana, Khmer thì bộ phận cư dân proto Việt Chứt di cư ra
Bắc lại có những quan hệ tiếp xúc mới với những cư dân nói ngôn ngữ thuộc họ Thái-
Kađai (như tổ tiên của người Tày, người Nùng, ). Sự tiếp xúc với Thái-Kađai rất sâu
đậm, tạo ra một sự hoà nhập về nhiều mặt trong huyết thống, trong văn hoá vật chất
cũng như tinh thần. Sự diễn biến mạnh mẽ của tiếng Việt, tiếng Mường theo hướng từ
bỏ nhiều nét Mon-Khmer vốn có trong nguồn gốc của mình để chuyển thành những
ngôn ngữ hoàn toàn âm tiết tính như ngày nay cũng bắt nguồn từ sự tiếp xúc với loại
hình họ Thái-Kađai. Tiếp theo đó, một bộ phận cư dân Việt-Mường phía Bắc đã rời bỏ

5
Nguyễn Thị Hằng Nga cao học Hán Nôm K20
BÀI TẬP ĐIỀU KIỆN : CHUYÊN ĐỀ TÌM HIỂU TIẾNG VIỆT LỊCH SỬ
đồi núi, toả về đồng bằng, sinh sôi, phát triển mạnh ở vùng châu thổ sông Hồng. Đó là
tiền đề cho việc hình thành cái nối của vùng Kinh sau này
(2)
.
Sự tiếp xúc với người Hán, tiếng Hán, văn hoá Hán đã xảy ra trước khi người Hán xâm
lược, nhưng để lại dấu ấn sâu đậm vẫn là sự tiếp xúc trực tiếp trong suốt 1000 năm Bắc
thuộc. Ảnh hưởng của tiếng Hán, nền văn hoá Hán không toả ra đồng đều trên lãnh thổ
bị chiếm đóng. Ảnh hưởng đó ở vùng phía bắc sâu đậm hơn ở vùng phía nam, ở vùng
đồng bằng sâu đậm hơn ở vùng núi. Chính vì vậy, sự khác biệt vốn đã có giữa nhóm
Pọng Chứt và nhóm Việt Mường ngày càng rõ nét và cuối cùng đã phân hoá thành hai
nhóm ngôn ngữ các đây từ 2000 đến 2500 năm. Trong nội bộ nhóm Việt-Mường về
sau lại phân hoá thành tiếng Việt
(3)
ở miền châu thổ sông Hồng và tiếng Mường ở miền
thượng du Hoà Bình, Sơn La, Phú Thọ. Sự phân hoá này diễn ra cách đây từ 1000 đến
1500 năm.
Từ năm 939, Việt Nam giành được độc lập tự chủ. Mối quan hệ với tiếng Hán không
còn là quan hệ trực tiếp như trước nữa. Mặc dù nhà nước phong biến Việt Nam vẫn
duy trì việc sử dụng chữ Hán, coi chữ Hán là văn tự chính thức, việc tổ chức học hành,
thi cử bằng chữ Hán ngày càng có quy mô, nhưng tiếng Hán không còn là sinh ngữ
như trước nữa. Từ đây tiếng Việt diễn biến theo quy luật nội tại, nó còn bắt cả kho từ
ngữ gốc Hán diễn biến theo quy luật của mình.
Khi nước nhà giành được độc lập, người Việt đã sáng tạo ra chữ Nôm để ghi lại tiếng
nói. Đây là một loại chữ được tạo ra theo nguyên tắc và trên cơ sở của tiếng Hán. Bên
cạnh nền văn hiến dân tộc viết bằng chữ Hán, theo truyền thống Hán, còn có một nền
văn hiến dân tộc viết bằng chữ Nôm ngày càng phát triển.
Cũng từ đó, vai trò của tiếng Việt ngày càng phát triển mạnh mẽ. Mặc dù nó không

được coi là ngôn ngữ chính thức dùng ở công văn, giấy tờ, học hành, thi cử, nhưng
trong thực tế, nó vẫn trở thành ngôn ngữ có uy thế nhất trong toàn bộ lãnh thổ. Tác
dụng của tiếng Việt bắt đầu toả ra mạnh mẽ đối với các vùng ngôn ngữ thiểu số. Lúc
đầu chỉ là ở phía bắc, về sau, với đà nam tiến ồ ạt, liên tục của người Việt, ảnh hưởng
đó ngày càng lan rộng. Bước đầu, nó lan truyền đến địa bàn khu IV, hình thành phương
ngữ khu IV. Sau đó tiếng Việt lại nam tiến, tạo điều kiện hình thành một phương ngữ
mới là tiếng miền Nam. Hai phương ngữ mới này có hoàn cảnh hình thành khác nhau,
do đó có những đặc trưng khác nhau.
Sự hình thành chữ quốc ngữ gắn liền với sự truyền giáo của các giáo sĩ phương Tây.
Chữ quốc ngữ là một thứ chữ được xây dựng theo nguyên tắc ghi âm bằng chữ Latin.
Loại chữ này được dùng phổ biến từ rất lâu ở châu Âu. Đến thế kỉ XVII, một số giáo sĩ
phương Tây đem nguyên tắc ấy dùng vào việc ghi âm tiếng Việt, tạo ra một thứ chữ
6
Nguyễn Thị Hằng Nga cao học Hán Nôm K20
BÀI TẬP ĐIỀU KIỆN : CHUYÊN ĐỀ TÌM HIỂU TIẾNG VIỆT LỊCH SỬ
thuận lợi hơn đối với mục đích truyền đạo. Mấy thế kỉ tiếp theo, chữ quốc ngữ chỉ
được dùng hạn chế trong những kinh bổn đạo Thiên Chúa.
Sự áp đặt chế độ thuộc địa Pháp đưa đến việc bãi bỏ việc học, việc thi cử, việc dùng
chữ Hán; đưa đến sự thắng lợi của chữ quốc ngữ. Buổi đầu nhân dân lạnh nhạt với chữ
quốc ngữ, mặc dù một số trí trức "Tây học" đã ra sức cổ động cho nó
(4)
. Thái độ lạnh
nhạt ấy thay đổi từ khi hình thành các phong trào đấu tranh văn hoá có ý nghĩa chính
trị như phong trào Đông Kinh nghĩa thục ở đầu thế kỉ XX. Những người lãnh đạo
phong trào đưa việc dùng chữ quốc ngữ lên hàng đầu trong sáu biện pháp của bản sách
lược gọi là Văn minh tân học sách (1907) và lên tiếng kêu gọi đồng bào vì tương lai
của đất nước mà nên dùng thứ chữ tiện lợi ấy. Những tài liệu văn hoá bằng chữ quốc
ngữ do phong trào này phát hành đã được phổ biến khá rộng. Mặt khác, sự tiếp xúc với
tiếng Pháp, với nền văn hoá Pháp đã dẫn đến sự hình thành nền báo chí Việt Nam bằng
chữ quốc ngữ, nền văn xuôi Việt Nam hiện đại, sự đổi mới trong thơ ca, những tiếp thu

về từ vựng, ngữ pháp.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công đã đưa lại “địa vị ngôn ngữ chính thức
của quốc gia” cho tiếng Việt. Từ đó, tiếng Việt đã phát triển nhanh chóng, toàn diện,
có ảnh hưởng sâu rộng đến tất cả các ngôn ngữ thiểu số ở Việt Nam.
Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn căn cứ vào tình thế ngôn ngữ, tức là thế tương quan giữa các
ngôn ngữ, văn tự có sự tiếp xúc với nhau đã phân kì lịch sử phát triển của tiếng Việt
như sau
(5)
:
: tiếng Hán (khẩu ngữ của lãnh đạo)
: tiếng Việt (khẩu ngữ của lãnh đạo) và văn ngôn Hán
: tiếng Việt và văn ngôn Hán
: tiếng Việt và văn ngôn Hán
: tiếng Pháp, tiếng Việt và văn ngôn Hán
Có 1 ngôn ngữ: tiếng Việt
__________
7
Nguyễn Thị Hằng Nga cao học Hán Nôm K20
BÀI TẬP ĐIỀU KIỆN : CHUYÊN ĐỀ TÌM HIỂU TIẾNG VIỆT LỊCH SỬ
3. Về cơ sở để xác định nguồn gốc tiếng Việt qua hai bài báo của A.G.
Haudricourt
3.1. Lập luận của A.G. Haudricourt trong việc chứng minh nguồn gốc Nam Á của
tiếng Việt
Trong hai năm 1953 và 1954, A.G. Haudricourt đã lần lượt công bố hai bài báo quan
trọng:
- Về nguồn gốc Nam Á của tiếng Việt
- Về nguồn gốc các thanh trong tiếng Việt
Với hai bài báo này, ông đề nghị phải xếp tiếng Việt vào họ ngôn ngữ Nam Á, chứ
không phải là họ Thái như H. Maspéro đã đề nghị. Cần phải nói ngay rằng, A.G.
Haudricourt không phải là người đầu tiên nêu ra quan điểm xếp tiếng Việt vào họ ngôn

ngữ Nam Á. Mà, như đã trình bày ở trên, quan điểm này đã được đề xuất từ năm 1856,
và hiện nay, đây là quan điểm nhận được nhiều sự đồng tình nhất bởi cơ sở khoa học
của nó. Trong số những ý kiến ủng hộ đó, có thể coi lập luận của Haudricourt là đầy đủ
nhất và là những lí lẽ đại diện cho cách phân loại này. Hơn thế nữa, qua lập luận của
Haudricourt chúng ta còn có thể rút ra được những cơ sở để xác định nguồn gốc tiếng
Việt.
Thứ nhất, về vấn đề từ vựng. Sau khi tiến hành khảo sát lại nhóm từ chỉ các bộ phận cơ
thể trong tiếng Việt mà Maspéro đã dẫn ra để làm chứng cứ trong công trình so sánh
của ông, Haudricourt đã chỉ ra rằng nhóm từ ấy về cơ bản là những từ thuộc về Mon-
Khmer, chứ không phải là vừa gốc Thái vừa gốc Mon-Khmer như Maspéro đã chỉ ra.
Vì vậy, trên phương diện từ vựng, quan hệ giữa tiếng Việt và các ngôn ngữ Thái là
quan hệ vay mượn.
Thứ hai, về vấn đề ngữ pháp, cụ thể là vấn đề cấu tạo từ bằng phương thức phụ tố.
Hiện nay người ta vẫn nhận thấy dấu vết của phương thức này. Ví dụ điển hình là cặp
từ giết – chết:
kchết
xát hoá
> giết
Ngoài ra, còn có một số cặp từ khác: cọc-nọc, kẹp-nẹp, con-non…
8
Nguyễn Thị Hằng Nga cao học Hán Nôm K20
BÀI TẬP ĐIỀU KIỆN : CHUYÊN ĐỀ TÌM HIỂU TIẾNG VIỆT LỊCH SỬ
Qua những cặp từ như vậy, chúng ta có thể chứng minh chúng là hệ quả của phương
thức cấu tạo từ bằng phụ tố còn lưu giữ trong các ngôn ngữ Mon-Khmer. Tuy nhiên,
điểm lập luận này, đối với Haudricourt, không phải là quan trọng nhất.
Điểm quan trọng ở đây chính là vấn đề thanh điệu. Haudricourt cho rằng, việc hiện nay
tiếng Việt có hệ thống thanh điệu giống như tiếng Thái còn các ngôn ngữ Mon-Khmer
không thanh điệu chưa nói lên điều gì về nguồn gốc. Bởi hệ thống thanh điệu có thể
xuất hiện, có thể mất đi trong lịch sử của một ngôn ngữ. Hơn nữa, theo V.B. Kasevich,
ở một số ngôn ngữ ở Đông Nam Á và Tây Phi tuy chúng đều có thanh điệu và thậm chí

có những điểm giống nhau đến kì lạ về ngữ pháp nhưng “tuyệt đối rõ ràng là những
ngôn ngữ này không phải là họ hàng” (tr.198).
Theo Haudricourt, thanh điệu tiếng Việt là một hiện tượng mới có, nói cách khác, trước
đây tiếng Việt cũng là một ngôn ngữ không có thanh điệu và hiện nay nó là một ngôn
ngữ có thanh điệu giống như các ngôn ngữ Thái. Chính vì điều này mà Haudricourt đã
chứng minh được rằng, về nguồn gốc, tiếng Việt tương tự như các ngôn ngữ Mon-
Khmer:
- Giữa thanh điệu và phụ âm đầu có liên quan chặt chẽ đến nhau theo hướng các phụ
âm đầu tắc vô thanh tương ứng với một thanh có âm vực cao, còn những phụ âm đầu
hữu thanh thì tương ứng với thanh điệu có âm vực thấp.
- Thanh điệu tiếng Việt có sự tương ứng với cách kết thúc âm tiết:
+ Hai thanh ngang-huyền: âm tiết mở;
+ Hai thanh hỏi-ngã: âm cuối xát;
+ Hai thanh sắc-nặng: âm cuối tắc yết hầu.
Và cuối cùng, dựa trên kết quả phục nguyên, Haudricourt đã đưa ra sơ đồ về nguồn gốc
các thanh trong tiếng Việt như sau:
9
Nguyễn Thị Hằng Nga cao học Hán Nôm K20
BÀI TẬP ĐIỀU KIỆN : CHUYÊN ĐỀ TÌM HIỂU TIẾNG VIỆT LỊCH SỬ
Đầu công nguyên
(không thanh)
Thế kỉ thứ VI
(ba thanh)
Thế kỉ XII
(sáu thanh)
Ngày nay
pa pa pa ba
sla, hla hla la la
ba ba pà bà
la la là là

pas, pah pà pả bả
slas, hlah hlà lả lả
bas, bah bà pã bã
las, lah là lã lã
pax, pa? pá pá bá
slax, ba? hlá lá lá
bax, ba? bá pạ bạ
lax, la? lá lạ lạ
Sơ đồ về nguồn gốc các thanh trong tiếng Việt
Từ những lí lẽ trên, A.G. Haudricourt đã khẳng định: “tốt nhất là chỉ nên xếp tiếng
Việt là thành viên của nhánh Mon-Khmer thuộc họ Nam Á ở khu vực Đông Nam Á
hiện nay”.
III- Ph n k t lu nầ ế ậ
Tiếng Việt, hay Việt ngữ

, là ngôn ngữ của người Việt (người Kinh) và là ngôn ngữ
chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam, cùng
với gần ba triệu người Việt hải ngoại, mà phần lớn là người Mỹ gốc Việt. Tiếng Việt
còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam. Mặc dù tiếng Việt có
một số từ vựng vay mượn từ tiếng Hán và trước đây dùng chữ Hán để viết, sau đó
được cải biên thành chữ Nôm, tiếng Việt được coi là một trong số các ngôn ngữ thuộc
hệ ngôn ngữ Nam Á có số người nói nhiều nhất (nhiều hơn một số lần so với các ngôn
ngữ khác cùng hệ cộng lại). Ngày nay tiếng Việt dùng bảng chữ cái Latinh, gọi là chữ
Quốc Ngữ, cùng các dấu thanh để viết.
Tiếng Việt là ngôn ngữ dùng trong sinh hoạt giao tiếp của dân thường từ khi lập quốc.
Có 6 âm sắc chính là: ngang, sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng. Bắt đầu từ khi Trung Quốc có
ảnh hưởng tới Việt Nam, tiếng Việt có rất nhiều âm mà không có trong tiếng Trung
10
Nguyễn Thị Hằng Nga cao học Hán Nôm K20
BÀI TẬP ĐIỀU KIỆN : CHUYÊN ĐỀ TÌM HIỂU TIẾNG VIỆT LỊCH SỬ

Hoa; "đ". Trong quá trình phát triển đã du nhập thêm những từ ngữ Hán cổ như "đầu",
"gan", "ghế", "ông", "bà", "cô" , từ đó hình thành nên hệ thống Hán-Việt trong tiếng
Việt bằng cách đọc các chữ Hán theo ngữ âm hiện có của tiếng Việt (tương tự như
người Nhật Bản áp dụng kanji đối với chữ Hán và katakana với các tiếng nước ngoài
khác). Số lượng từ vựng tiếng Việt có thêm hàng loạt các yếu tố Hán-Việt. Như là
"tâm", "minh", "đức", "thiên", "tự do" giữ nguyên nghĩa chỉ khác cách đọc; hay thay
đổi vị trí như "nhiệt náo" thành "náo nhiệt", "thích phóng" thành "phóng thích", "đảm
bảo" thành "bảo đảm" Hoặc được rút gọn như "thừa trần" thành "trần" (trong trần
nhà), "lạc hoa sinh" thành "lạc" (trong củ lạc, còn gọi là đậu phộng) ; hay đổi khác
nghĩa hoàn toàn như "phương phi" trong tiếng Hán có nghĩa là "hoa cỏ thơm tho" thì
trong tiếng Việt lại là "béo tốt", "bồi hồi" trong tiếng Hán nghĩa là "đi đi lại lại" sang
tiếng Việt thành "bồn chồn, xúc động"
Đặc biệt là các yếu tố Hán-Việt được sử dụng để tạo nên những từ ngữ đặc trưng chỉ có
trong tiếng Việt, không có trong tiếng Hán như là các từ "sĩ diện", "phi công" (dùng 2
yếu tố Hán-Việt) hay "bao gồm", "sống động", "sinh đẻ" (một yếu tố Hán kết hợp với
một yếu tố thuần Việt). Nói chung tỉ lệ vay mượn tiếng Hán trong tiếng Việt rất lớn.
Về lãnh vực chuyên môn và khoa học thì có thể lên đến 80%. Nhưng khi nhận xét về
văn ngữ trong một cuốn tiểu thuyết thì chỉ còn 12,8%; kịch nói rút xuống còn 8,9%; và
ngôn ngữ nói chuyện hằng ngày còn thấp hơn nữa.
[6]
Dù ở tỷ lệ nào đi nữa đại đa số
những từ đó đều đã được Việt hóa cho phù hợp với nhận thức của người Việt. Tiếng
Việt gọi là "thủ tướng" nhưng tiếng Hoa là "tổng lý"; tiếng Việt là "truyền hình" thì
tiếng Hoa là "điện thị"; tiếng Việt là "thành phố" thì tiếng Hoa là "đô thị". Những chữ
thủ tướng, truyền hình, thành phố hoàn toàn là Hán Việt nhưng người Hoa tuyệt nhiên
không dùng. Do vậy tiếng Việt dù vay mượn tiếng Hán nhưng giữ được bản sắc riêng
của mình trước ảnh hưởng của văn hóa Hán, trong khi lợi dụng được những thành tựu
ngôn ngữ trong tiếng Hán để tự cải tiến mình.
Kể từ đầu thế kỷ thứ 11, Nho học phát triển, việc học văn tự chữ Nho được đẩy mạnh,
tầng lớp trí thức được mở rộng tạo tiền đề cho một nền văn chương của người Việt

bằng chữ Nho cực kỳ phát triển với cái áng văn thư nổi tiếng như bài thơ thần của Lý
Thường Kiệt bên sông Như Nguyệt (sông Cầu). Cùng thời gian này, một hệ thống chữ
viết được xây dựng riêng cho người Việt theo nguyên tắc ghi âm tiết được phát triển,
và đó chính là chữ Nôm. Nhờ có chữ Nôm, văn học Việt Nam đã có những bước phát
triển rực rỡ nhất, đạt đỉnh cao với Truyện Kiều của Nguyễn Du. Tiếng Việt, được thể
hiện bằng chữ Nôm ở những thời kỳ sau này về cơ bản rất gần với tiếng Việt ngày nay.
Tuy hầu hết mọi người Việt đều có thể nghe và hiểu văn bản bằng chữ Nôm, chỉ những
người có học chữ Nôm mới có thể đọc và viết được chữ Nôm.
11
Nguyễn Thị Hằng Nga cao học Hán Nôm K20
BÀI TẬP ĐIỀU KIỆN : CHUYÊN ĐỀ TÌM HIỂU TIẾNG VIỆT LỊCH SỬ
Chữ Nôm được chính thức dùng trong hành chính khi vua Quang Trung lên ngôi vào
năm 1789.
Ảnh hưởng của Pháp
Chân dung Alexandre de Rhodes
Kể từ khi Pháp xâm lược Việt Nam vào nửa cuối thế kỷ thứ 19, tiếng Pháp dần dần
thay thế vị trí của chữ Nho như là ngôn ngữ chính thức trong giáo dục, hành chính và
ngoại giao. Chữ Quốc ngữ, vốn được tạo ra bởi một số nhà truyền giáo Tây phương,
đặc biệt là linh mục Alexandre de Rhodes (tác giả cuốn Từ điển Việt-Bồ-La và Ngữ
pháp tiếng An Nam năm 1651), với mục đích dùng ký tự Latinh để biểu diễn tiếng
Việt, ngày càng được phổ biến, đồng thời chịu ảnh hưởng bởi những thuật ngữ, từ ngữ
mới của ngôn ngữ Tây phương (chủ yếu là từ tiếng Pháp) như phanh, lốp, găng, pê
đan và tiếng Hán như chính đảng, kinh tế, giai cấp, bán kính Tờ Gia Định báo là tờ
báo đầu tiên được phát hành bằng chữ Quốc Ngữ vào năm 1865, khẳng định sự phát
triển và xu hướng của chữ Quốc Ngữ như là chữ viết chính thức của nước Việt Nam
độc lập sau này.
Thời kỳ 1945 cho đến nay
Chữ Quốc Ngữ là chữ ghi âm, chỉ sử dụng 27 ký tự Latin và 6 dấu thanh, đơn giản,
tiện lợi và có tính khoa học cao, dễ học, dễ nhớ, thông dụng; thay thế hoàn toàn tiếng
Pháp và tiếng Hán vốn khó đọc, khó nhớ, không thông dụng với người Việt.

Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, sự phát triển tiếng Việt giữa miền Bắc và miền
Nam có chiều hướng khác nhau. Vì các lý do chính trị và kinh tế, chính quyền Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa có mối quan hệ gần gũi với Trung Quốc, và sự hiện diện của
các chuyên viên nhân sự Trung Quốc đưa nhiều từ Bạch Thoại (ngôn ngữ nói của
Trung Quốc) vào ngữ vựng tiếng Việt
[cần dẫn nguồn]
. Những từ này thường có gốc Hán-
Việt, nhưng thường đổi ngược thứ tự hay có nghĩa mới. Tại miền Nam, sự hiện diện
12
Nguyễn Thị Hằng Nga cao học Hán Nôm K20
BÀI TẬP ĐIỀU KIỆN : CHUYÊN ĐỀ TÌM HIỂU TIẾNG VIỆT LỊCH SỬ
của quân đội Hoa Kỳ đã đem một số từ tiếng Anh vào ngôn ngữ giao tiếp hằng
ngày
[cần dẫn nguồn]
.
Tuy nhiên, trong giai đoạn Chiến tranh Việt Nam thì ở miền Bắc có xu hướng sử dụng
từ thuần Việt và ở miền Nam lại có khuynh hướng sử dụng từ Hán-Việt. Ví dụ như
miền Nam vẫn giữ tên "Ngân hàng Quốc gia" trong khi miền Bắc đổi thành "Ngân
hàng Nhà Nước" (1960), miền Nam lại gọi là "phi trường" thì miền Bắc gọi là "sân
bay", miền Nam gọi là "Ngũ Giác Đài" thì miền Bắc gọi là "Lầu Năm Góc", miền Nam
gọi là "Đệ nhất Thế chiến" thì miền Bắc kiên quyết gọi là "Chiến tranh thế giới lần thứ
nhất", miền Nam gọi là "hỏa tiễn" thì miền Bắc lại gọi là "tên lửa", miền Nam vẫn gọi
là "phi công" còn miền Bắc lại đổi thành "người lái máy bay", "giặc lái" (theo ý Hồ
Chí Minh)
[cần dẫn nguồn]
, miền Nam vẫn gọi là "thủy quân lục chiến" còn miền Bắc lại đổi
thành "lính thủy đánh bộ" Ngược lại danh từ miền Bắc như "tham quan", "sự cố",
"nhất trí", "đăng ký", "đột xuất", "vô tư" v.v. thì miền Nam dùng những chữ "thăm
viếng", "trở ngại/trục trặc", "đồng lòng", "ghi tên", "bất ngờ", "thoải mái" Các từ có
gốc phương Tây, miền Nam có khuynh hướng biến đổi thành từ Hán Việt, như Băng

đảo, Úc Đại Lợi, Hung Gia Lợi còn miền Bắc có khuynh hướng phiên âm ra thành Ai-
xơ-lan, Ơxtrâylia, Hung-ga-ri
Sau khi Việt Nam thống nhất vào năm 1975, quan hệ Bắc Nam được kết nối lại. Gần
đây, sự phổ biến của các phương tiện truyền thanh và truyền hình trên toàn quốc đã
làm tiếng Việt được chuẩn hóa một phần nào. Nhiều từ thuần Việt được sử dụng phổ
biến thay cho từ Hán Việt, cũng như với sự tiến triển của internet và toàn cầu hóa,
nhiều từ nước ngoài được dùng theo đúng ngôn ngữ gốc.
13
Nguyễn Thị Hằng Nga cao học Hán Nôm K20
BÀI TẬP ĐIỀU KIỆN : CHUYÊN ĐỀ TÌM HIỂU TIẾNG VIỆT LỊCH SỬ
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Mai Ngọc Chừ - Vũ Đức Nghiệu - Hoàng Trọng Phiến. Cơ sở ngôn ngữ học
và tiếng Việt. Nxb Giáo dục, 1997.
2. Trần Trí Dõi. Nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số Việt Nam. Nxb Đại
học Quốc gia, H., 2000.
3. Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên). Dẫn luận ngôn ngữ học. Nxb Giáo dục, 1998.
4. Cao Xuân Hạo. Tiếng Việt – Văn Việt – Người Việt. Nxb Trẻ, 2001.
5. A.G. Haudricourt (1953). Vị trí của tiếng Việt trong các ngôn ngữ Nam Á.
(Hoàng Tuệ dịch). In trong Những bài viết về lịch sử tiếng Việt – Trần Trí Dõi
biên soạn, Hà Nội, 1997.
6. A.G. Haudricourt (1954). Về nguồn gốc các thanh của tiếng Việt. (Hoàng Tuệ
dịch). In trong Những bài viết về lịch sử tiếng Việt – Trần Trí Dõi biên soạn, Hà
Nội, 1997.
7. Nguyễn Ngọc San- tìm hiểu Tiếng Việt lịch sử. Nxb Đại học Sư phạm, 2003.
14
Nguyễn Thị Hằng Nga cao học Hán Nôm K20
BÀI TẬP ĐIỀU KIỆN : CHUYÊN ĐỀ TÌM HIỂU TIẾNG VIỆT LỊCH SỬ
MỤC LỤC
I- PHÂN MỞ ĐẦU Trang 1
II- PHẦNNỘIDUNG Trang 1

1- Về phương pháp xác đinh nguồn gốc ngôn ngữ Trang 1
2- Về các ý kiến khác nhau trong việc xác định nguồn gốc
Tiếng Việt Trang 2
3- Về cơ sở để xác định nguồn gốc của Tiếng Việt qua hai bài báo
củaA.G . Hau dricourt Trang 8
III- PHẦN KẾT LUẬN Trang10
TÀI LIỆU THAM KHẢO Trang14
15
Nguyễn Thị Hằng Nga cao học Hán Nôm K20

×