BÀI TẬP TÌNH HUỐNG
LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ
TÌNH HUỐNG 1
Vào lúc 9h30' ngày 10/5/2002, Nguyễn Ngọc A sinh ngày 12/3/1986 đến nhà chị
Lê Hồng L chơi. Tại đây, Nguyễn Ngọc A rủ chị Lê Hồng L và Lê Hồng H (Em
gái chị Lê Hồng L) cùng đi hát Karaoke. Do ba người chỉ có một xe đạp nên chị Lê
Hồng L dắt xe của mình, còn Nguyễn Ngọc A và Lê Hồng H cùng đi bộ. Trên
đường đi đến quán Karaoke thì ba người gặp anh Trần Trung H (bạn của chị Lê
Hồng L) đang đi xe đạp trên đường cùng chiều. Nguyễn Ngọc A liền rủ anh Trần
Trung H cùng đi hát cho vui, anh Trần Trung H đồng ý. Sau đó cả 4 người cùng đi
xe đạp đến quán Karaoke của chị Lê Minh H đồng ý. Sau đó cả 4 người cùng đi xe
đạp đến quán Karaoke của chị Lê Minh M để hát. Khi đến nơi thì chị Lê Hồng L
và anh Trần Trung H cùng để xe đạp trước cửa quán nhưng không khoá rồi đi lên
phòng hát ở tầng 2. Thấy vậy, chị Lê Minh H liền lấy dây Trung Quốc để khoá cả
hai xe chung một khoá. Khi 4 người đang hát vui vẻ thì Nguyễn Ngọc A nói với
mọi người là đi gọi điện thoại nhưng thực chất là xuống nhà dưới yêu cầu chị Lê
Minh M mở khoá lấy xe đạp của anh Trần Trung H (trị giá 1.200.000đ). Sau khi
lấy được xe, Nguyễn Ngọc A đã đem bán được 300.000đ và tiêu xài hết ngay trong
ngày hôm đó.
Câu hỏi 1: Hãy xác định tội danh đối với hành vi trên của Nguyễn Ngọc A?
Tình tiết bổ sung:
Sau khi sự việc xảy ra, anh Trần Trung H đã báo với cơ quan công an. Ngày
12/5/2002 cơ quan công an quận H đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự và khởi
tố bị can đối với Nguyễn Ngọc A về tội trộm cắp tài sản. Ngày 10/7/2002, Viện
kiểm sát đã có bản cáo trạng truy tố Nguyễn Ngọc A về tội trộm cắp tài sản theo
khoản 1 điều 138 BLHS.
Sau khi nhận được hồ sơ vụ án do Viện kiểm sát chuyển sang, thẩm phán được
phân công nghiên cứu hồ sơ cho rằng hành vi của Nguyễn Ngọc A không cấu
thành tội trộm cắp tài sản như kết luận điều tra của cơ quan điều tra quận H và cáo
trạng của Viện kiểm sát quận H mà cho rằng hành vi của Nguyễn Ngọc A cấu
thành tội lừa đảo để chiếm đoạt tài sản mới đúng.
Câu hỏi 2: Tòa án chọn cách nào trong các cách giải quyết sau? Tại sao?
a. Toà án ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung;
b. Toà án trao đổi với Viện kiểm sát, sau đó ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ
sung;
c. Toà án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử bị cáo về tội trộm cắp tài sản;
d. Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử bị cáo về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Câu hỏi 3: Anh (chị) hãy xác định tư cách tố tụng của anh Trần Trung H và chị Lê
Minh M trong vụ án trên?
Tình tiết bổ sung:
Sau khi xem xét, Tòa án đã ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung nhưng Viện
kiểm sát không nhất trí quan điểm của Tòa án.
Câu hỏi 4: Viện kiểm sát có quyền kháng nghị quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ
sung của Tòa án không? Tại sao?
Tình tiết bổ sung:
Theo yêu cầu của Tòa án, Viện kiểm sát đã tiến hành điều tra bổ sung nhưng vẫn
giữ quyết định truy tố Nguyễn Ngọc A về tội trộm cắp tài sản. Tại phiên toà,
HĐXX thấy có đủ căn cứ để xử phạt bị cáo Nguyễn Ngọc A về tội lừa đảo chiếm
đoạt tài sản.
Câu hỏi 5: Anh (chị) chọn cách giải quyết nào trong các cách giải quyết sau? Tại
sao?
a. Hội đồng xét xử ra quyết định đình chỉ vụ án;
b. Hội đồng xét xử ra bản án tuyên bố Nguyễn Ngọc A không phạm tội trộm cắp
tài sản;
c. Hội đồng xét xử ra bản án xử phạt Nguyễn Ngọc A về tội trộm cắp tài sản;
d. Hội đồng xét xử ra bản án xử phạt Nguyễn Ngọc A về tội lừa đảo để chiếm đoạt
tài sản.
Tình tiết bổ sung
Tại phiên toà sơ thẩm, HĐXX quyết định bắt giam bị cáo sau khi tuyên án để đảm
bảo thi hành án.
Câu hỏi 6: Quyết định bắt giam bị cáo của HĐXX có đúng không? Tại sao?
Tình tiết bổ sung
Tại phiên toà sơ thẩm, luật sư Cao Hồng T thuộc đoàn luật sư thành phố Hà Nội đã
tham gia bào chữa cho Nguyễn Ngọc A. Sau khi xét xử sơ thẩm, Nguyễn Ngọc A
kháng cáo xin giảm hình phạt và đề nghị luật sư Cao Hồng T tiếp tục bào chữa cho
mình tại phiên tòa phúc thẩm.
Câu hỏi 7: Toà án cấp phúc thẩm có chấp nhận đề nghị trên của bị cáo không? Tại
sao?
Tình tiết bổ sung:
Sau phiên toà sơ thẩm gia đình bị cáo đã tự nguyện bồi thường cho anh Trần Trung
H số tiền 1.200.000đ.
Câu hỏi 8: Tòa án cấp phúc thẩm có thể áp dụng tình tiết này là tình tiết giảm nhẹ
để xem xét việc quyết định hình phạt đối với bị cáo Nguyễn Ngọc A được không?
Nêu căn cứ pháp lý?
TÌNH HUỐNG 2
Do thua lô đề không có tiền tiêu nên Trần Thu (sinh ngày 1/2/1985) rủ Lê Hạ (sinh
ngày 25/9/1988) và Vũ Xuân (sinh ngày 1/2/1987) đi bắt cóc cháu Đông (con anh
Bốn và chị Mùa trú tại phường A, thị xã B, tỉnh C) để lấy tiền chuộc. Khoảng
16h30 ngày 22/09/2004, Xuân giả vờ là người nhà cháu Đông đi đón cháu Đông về
nhà Thu. Trên đường đưa cháu Đông về nhà Thu, cháu Đông thấy người lạ nên
khóc và không chịu để Xuân, Hạ chở đi. Thấy vậy, anh Nguyễn Hải và một số
người đi đường nghi ngờ đã đến hỏi Xuân và Hạ cho rõ ngọn ngành. Thấy nguy cơ
bị lộ, Xuân bế cháu Đông chạy đi, Hạ ở lại dùng dao đâm bị thương anh Nguyễn
Hải và đe dọa mọi người ai xông vào sẽ bị đâm chết. Sau đó, Hạ phóng xe theo
Xuân và tiếp tục đèo Xuân, Đông về nhà của Thu.
Ngày 23/09/2004, cơ quan điều tra công an thị xã B đã ra quyết định khởi tố vụ án,
khởi tố bị can đối với Xuân, Hạ, Thu. Ngày 25/09/2004, cơ quan điều tra ra lệnh
tạm giam Xuân, Hạ, Thu trong thời hạn 4 tháng và ra quyết định áp dụng biện pháp
cấm đi khỏi nơi cư trú với Thu.
Theo kết luận giám định pháp y, tỷ lệ thương tật của anh Nguyễn Hải là 30%.
Câu hỏi 2: Xác định tội danh và điều khoản BLHS cần áp dụng đối với Xuân, Hạ,
Thu. Nêu các căn cứ pháp lý để chứng minh cho câu trả lời của mình.
Câu hỏi 3: Anh chị có nhận xét gì về các hoạt động tố tụng của cơ quan điều tra
công an thị xã B? Tại sao?
Tình tiết bổ sung
Tại cơ quan điều tra, Xuân, Hạ khai rằng cả Xuân, Hạ, Thu đã bàn bạc rất kỹ lưỡng
việc bắt cóc cháu Đông và cách xử lý những tình huống phát sinh như có người
cản trở, cháu Đông kêu khóc…,việc Hạ chém anh Hải cũng nằm trong phương án
đã được dự liệu nhằm bằng mọi cách bắt cóc được cháu Đông. Thu khai rằng Thu
không hề biết việc Hạ, Xuân đi bắt có cháu Đông; Hạ, Xuân chỉ rủ Thu đi lấy trộm
tài sản nhưng Thu không đi.
Gia đình Xuân, Hạ , Thu đã mời Luật sư Nguyễn L làm luật sư bào chữa cho các
bị can.
Câu hỏi 4: Giả sử những lời khai trên là đúng thì nó ảnh hưởng như thế nào đến
việc giải quyết vụ án? Tại sao?
Tình tiết bổ sung
Ngày 2/12/2004, Viện kiểm sát nhân dân thị xã B ra bản cáo trạng truy tố Xuân,
Ha, Thu và chuyển hồ sơ sang Tòa án nhân dân thị xã B.
Khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa nhận
thấy việc Viện Kiểm sát nhân dân thị xã B truy tố đối với Hạ là không đúng. Vì
vây, Thẩm phán đã quyết định trả hồ sơ cho Viện Kiểm sát để điều tra bổ sung.
Câu hỏi 5: Anh, chị có nhận xét gì về quyết định của thẩm phán? Giải thích tại
sao?
Tình tiết bổ sung
Viện kiểm sát nhân dân thị xã B rút quyết định truy tố đối với Hạ. Tòa án nhân dân
thị xã B quyết định đưa vụ án ra xét xử vào ngày 3/2/2005. Tại phiên tòa, sau khi
chủ tọa phiên tòa phổ biến quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng,
Vũ Xuân từ chối luật sư Nguyễn L vì cho rằng luật sư L còn quá trẻ, không có khả
năng bào chữa cho mình. Tuy nhiên, người đại diện hợp pháp của Xuân không
đồng ý với ý kiến của Xuân và yêu cầu luật sự tiếp tục bào chữa cho Xuân.
Câu hỏi 6: Trường hợp này, Tòa án có chấp nhận việc từ chối luật sư của Vũ Xuân
hay không? Tại sao?
Tình tiết bổ sung
Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án, gia đình Xuân, Hạ, Thu đã bồi thường cho
anh Nguyễn Hải 20 triệu đồng nhưng anh Hải không nhận mà yêu cầu Tòa án giải
quyết việc bồi thường theo pháp luật.
Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án, Xuân, Thu chưa có tiền án tiền sự. Trong
thời gian tạm giam, Xuân đã tích cực giúp đỡ Ban giám thị trại giam bắt giữ một
phạm nhân trốn trại. Bố của Thu đã hai lần được nhận bằng khen của Thủ tướng
Chính phủ về thành tích bảo vệ rừng.
Câu hỏi 7: Anh chị hãy xác định các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm
hình sự cần áp dụng đối với Xuân và Thu.
TÌNH HUỐNG 3
Năm 1998, Nguôn Suy từ Campuchia sang Việt Nam mua bán nông thuỷ sản và
quen biết với bà Tô Ngọc Kim, giám đốc Công ty TNHH xuất khẩu thuỷ sản Hiệp
Nguyên. Tuy đã có vợ con nhưng Suy vẫn làm cho bà Kim tin rằng còn độc thân.
Hai người chung sống với nhau như vợ chồng và có một con riêng. Khi phát hiện
ra Suy có gia đình tại Campuchia, bà Kim đòi chấm dứt quan hệ. Cho rằng người
vợ hờ tạo cớ hòng chiếm hết khối tài sản của mình gồm nhiều nhà xưởng ở thành
phố Hồ Chí Minh nên Suy tìm thuê người giết bà Kim. Suy tìm được Trần Bá
Nhân, trú tại phường 3, quận 4, Thành phố HCM. Tháng 6/2004, Suy về
Campuchia mua 1 khẩu súng ngắn K59 với 1 ống giảm thanh và 12 viên đạn. Suy
trở lại Việt Nam và đưa cho Nhân 40 triệu đồng và số vũ khí giảm thanh và 12
viên đạn.
Từng là chỗ quen biết với gia đình bà Kim, sợ bị phát hiện nên sau 1 tháng suy
nghĩ, Nhân đã “nhượng lại” toàn bộ “hợp đồng” và bàn giao khẩu súng cho anh
ruột là Trần Bá Mẫn. Mẫn kéo theo Trần Đăng Đình, 15 tuổi, cháu vợ Mẫn tham
gia và đòi tăng lên 70 triệu đồng. Suy chấp nhận nhưng yêu cầu thực hiện xong
mới đưa nốt 30 triệu đồng phát sinh. Sau nhiều ngày tập bắn súng và theo dõi quy
luật đi lại của bà Kim, khoảng 9h ngày ngày 15/08/2004, theo sự phân công của
Mẫn, Đình chờ Mẫn đến trước cổng Công ty Hiệp Nguyên phục sẵn. Khi bà Kim
xuống ô tô đi vào công ty, Mẫn bám theo và khi chỉ cách bà Kim 0,5 m liền rút
súng bắn. Đúng lúc này, bà Kim di chuyển người và giơ tay gọi nhân viên mở cổng
nên viên đạn đã đi lệch, chỉ trúng cánh tay trái làm vỡ xương, gây thương tích
22%.
Mẫn và Đình bị lực lượng bảo vệ và người đi đường bắt tại chỗ. Tại cơ quan điều
tra, Mẫn đã khai Nhân và Nguôn Suy. Từ lời khai trên, ngay 13h ngày 15/08/2004,
Cơ quan điều tra đã bắt khẩn cấp Nhân và Nguôn Suy tại nhà riêng. Ngày
16/08/2004, Thủ trưởng cơ quan điều tra đã ra lệnh tạm giam Mẫn, Đình, Nhân,
Suy với thời hạn 4 tháng kể từ ngày 15/08/2004. Cũng trong ngày 16/08/2004,
Viện trưởng Viện kiểm sát đã phê chuẩn các lệnh bắt khẩn cấp và lệnh tạm giam
nêu trên của Cơ quan điều tra.
Ngày 18/08/2004, Cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án Giết người và khởi tố
các bị can: Nguôn Suy về tội Giết người theo khoản 1 Điều 93 BLHS, mua bán,
vận chuyển trái phép vũ khí quân dụng theo khoản 2 Điều 230 BLHS; Trần Bá
Nhân về tội Giết người theo khoản 1 Điều 93 BLHS, tàng trữ vũ khí quân dụng
theo khoản 1 Điều 230 BLHS; Trần Bá Mẫn về tội Giết người theo khoản 1 Điều
93 BLHS, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng theo khoản 1 Điều 230 BLHS; Trần
Đăng Đình về tội Giết người theo khoản 1 Điều 93 BLHS và tội che giấu tội phạm
theo khoản 1 Điều 313 BLHS.
Câu 1: Anh chị có quan điểm như thế nào về các biện pháp ngăn chặn đã được cơ
quan tiến hành tố tụng áp dụng đối với Mẫn, Đình, Nhân, Suy?
Câu 2: Anh chị có gì về các quyết định khởi tố vụ án, quyết định khởi tố bị can
của cơ quan điều tra trong vụ án trên?
Tình tiết bổ sung
Trong quá trình điều tra, Nguôn Suy yêu cầu các cơ quan bảo vệ pháp luật
của Nhà nước Việt Nam tiến hành kê biên tài sản của mình vì sợ bà Tô Ngọc Kim
sẽ tẩu tán hết tài sản của Suy.
Câu 3: Yêu cầu của Suy có được đáp ứng không? Cơ quan nào có thẩm quyền ke
biên tài sản của Suy tại Việt Nam?
Tình tiết bổ sung
Gia đình Nguôn Suy thuê ông Hiêng Xum, một Luật sư danh tiếng ở
Campuchia sang Việt Nam để bào chữa cho mình. Bà Trần Thị Chung Chiên, vợ
của bị can Mẫn, đã thuê ông X, luật sư Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội bào chữa
cho Mẫn, Đình và Nhân.
Câu 4: Ông Hieng Xum, ông X có thể được cấp giấy chứng nhận người bào
chữa để tham gia tố tụng trong vụ án này không? Tại sao?
Tình tiết bổ sung
Cha mẹ Trần Đăng Đình đã thuê ông Y, một luật sư khác bào chữa cho con
trai mình và ông Y đã được cấp giấy chứng nhận người bào chữa. Thời điểm ông Y
được tham gia tố tụng, hồ sơ vụ án vừa được Cơ quan điều tra chuyển sang Viện
kiểm sát cùng bản kết luận điều tra đề nghị truy tố các bị can theo tội danh và điều
khoản BLHS mà cơ quan điều tra đã khởi tố ban đầu.
Câu 5: Theo anh chị, ông Y nên tiến hành hoạt động nào dưới đây:
A, đề nghị Viện Kiểm sát đình chỉ vụ án đối với Trần Đăng Đình vì vào thời điểm
phạm tội, Định mới 15 tuổi;
B, đề nghị Viện Kiểm sát xem xét, quyết định việc chỉ truy tố Đình về tội Giết
người mà không truy tố về tội Che dấu tội phạm;
C, đề nghị Viện Kiểm sát xem xét, quyết định việc chỉ truy tố Đình về tội che dấu
tội phạm mà không truy tố về tội giết người;
D, khuyên Trần Đăng Đình khai do bị Trần Bá Mẫn đánh đập, doạ sẽ giết chết nên
buộc phải giúp sức Trần Bá Mẫn và buộc phải im lặng trong việc giết bà Kim;
E, Phương án riêng của anh chị.
Tình tiết bổ sung
Phiên toà sơ thẩm được mở ngày 24/04/2005. Vào ngày mở phiên toà, ông Y
bất ngờ bị nhồi máu cơ tim nên không thể tham gia phiên toà. Hội đồng xét xử đã
quyết định hoãn phiên toà vì vắng mặt người bào chữa dù bị cáo Đình và cha mẹ bị
cáo đề nghị Hội đồng xét xử vẫn tiếp tục phiên toà như bình thường.
Câu 6: Anh chị có nhận xét gì về quyết định của Hội đồng xét xử trong tình
huống này.
Tình tiết bổ sung
Phiên toà sơ thẩm được mở lại vào ngày 24/05/2005. Trong thành phần Hội
đồng xét xử, có một Hội thẩm nhân dân là giáo viên Trường Chính trị thành phố.
Một Hội thẩm nhân dân còn lại bác sỹ bệnh viện Gia Định, thành phố HCM, ông
này là anh rể của kiểm sát viên được phân công thực hành quyền công tố tại phiên
toà.
Câu 7: Theo Anh chị, thành phần Hội đồng xẽtử cơ vi phạm quy định của
pháp luật không? Tại sao?
TÌNH HUỐNG 4
Nguyễn Hữu Đại và Nguyễn Bình Phương là hai anh em họ. Tối ngày 22/12/2004,
Đại đến rủ Phương đi uống cà phê tại quán cà phê Apple. Trong khi uống cà phê,
Đại nói chuyện và rủ Phương đi chặn xe qua đường dể xin tiền. Phương đồng ý,
đồng thời gọi điện rủ thêm Lê Thanh Đoàn (sinh ngày 15/12/1988) tham gia.
Khoảng 22h cùng ngày, Đại, Phương và Đoàn rời quán cà phê đi tới đầu phố Hoa
sữa (phường A, quanạ B, thành phố C). Đến 22h30, Đại, Phương, Hoàng nhìn thấy
anh Nguyễn Minh Tuấn đi xe máy từ trong hẻm ra liền chặn lại. Lợi dụng lúc anh
Tuấn mải đôi co với Đại, Phương nhanh tay giật chiếc dây chuyền vàng 5 triệu trên
cổ anh Tuấn còn Đoàn rút chìa khoá xe máy của anh Tuấn bỏ vào túi quần. Sau đó,
cả ba tên đi bộ về cuối phố. Anh Tuấn dắt xe theo sau Đại, Phương, Đoàn để xin
lại đồ đã bị chiếm đoạt. Thấy vậy, Phương rút con dao Thái Lan nhỏ trong túi quần
ra quơ qua quơ lại hù doạ anh Tuấn để Đoàn và Đại chạy đi. Sau đó, khi thấy một
số người dân chạy ra, Phương đẩy anh Tuấn sang bên đường, vứt luôn con dao
xuống đất rồi bỏ chạy. Anh Tuấn đến công an phường A trình báo. Chiếc dây
truyền của anh Tuấn trị giá 4.500.000 đ. Đại bán chiếc dây chuyền được 3000.000
đ; Đại, Phương, Đoàn với thời hạn 2 tháng.
Ngày 29/12/2004, cơ quan điều tra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can
đối với Đại, Phương, Đoàn về tội “Cướp giật tài sản”.
Ngày 26/12/2004, bố của Đoàn đến văn phòng luật sư THẮNG nhờ luật sư
Nguyễn Q. làm người bào chữa cho con mình. Luật sư Q đã tiến hành các thủ tục
cần thiết để tham gia bào chữa cho Q. Tuy nhiên, cơ quan điều tra công an quận B
không cấp giấy chứng nhận bào chữa cho luật sư Q với lý do việc tham gia bào
chữa khi Đoàn mới bị tạm giữ là không cần thiết.
Câu hỏi 2: Anh, chị, Minh có nhận xét gì về các hoạt động tố tụng mà cơ
quan điều tra công an quận B tiến hành? Tại sao?
Tình tiết bổ sung
Tại cơ quan điều tra, nguyễn Hữu Đại khai rằng trước khi đi đến đường Hoa Sữa,
Đại và Phương đã bàn bạc rất cụ thể về vai trò của từng người trong quá trình xin
tiền của người đi đường. Theo đó, Đại sẽ gây sự để thu hút sự chú ý của người có
tài sản; Phương và Đoàn tranh thủ thời cơ để lấy tài sản; nếu bị chống cự, Phương
sẽ dừng lại chặn để Đại, Đoàn chạy. Đây là lần đầu tiên đại tham gia chiếm đoạt
trái phép tài sản của người khác.
Nguyễn Bình Phương khai: Đại và Phương đã nhiều lần sử dụng thủ đoạn tương tự
để chiếm đoạt tài sản của người đi đường còn Đoàn mới tham gia lần đầu. Khi anh
Tuấn đi theo xin lại tài sản, Phương chỉ dang tay chặn anh Tuấn lại mà không dùng
dao để đe doạ anh Tuấn. lúc đó, Phương có hét to lên với đại và Đoàn: “Chạy đi,
nhanh lên:.
Lê thanh đoàn: “Đại gọi điện thoại hẹn tôi đến đầu đường Hoa Sữa. Khi tôi đến đó,
Đại mới rủ tôi xin tiền của người đi đường nhưng cũng không phân công nhiệm vụ
gì cụ thể. Tôi không biết Phương de doạ anh Tuấn như thế nào. Tôi bỏ chạy vì thấy
anh Tuấn kêu cứu một số người dân xung quanh bắt đầu chạy ra.”
Cơ quan điều tra không lấy lời khai của những người dân nơi xảy ra sự việc, không
thu giữ được con dao mà Phương vứt lại ở đường Hoa Sữa.
Câu hỏi 3: Theo anh, chị, cơ quan điều tra cần thiết tiến hành những hoạt động
điều tra gì để làm sáng tỏ sự thật của vụ án?
Câu hỏi 4: Giả sử lời khai của đại là đúng thì Đại, Phương, Đoàn bị truy tố
về tội gì? Theo điều khoản nào của BLHS
Tình tiết bổ sung
Trên cơ sở kết quả điều tra, Viện Kiểm sát nhân dân quận B ra bản cáo trạng truy
tố Đại, Phương và Đoàn về tội “Cướp giật tài sản” theo khoản 1 Điều 136 BLHS.
Trong giai đoạn điều tra, gia đình các bị can đã bồi thường cho anh Tuấn
4.500.000 đ không đủ để mua lại một sợi dây chuyền 5 chỉ.
Câu hỏi 5: Theo anh, chị, yêu của của anh Tuấn có được chấp nhận hay không?
Toà án cần giải quyết tình huống này như thế nào?
Tình tiết bổ sung
Ngày 12/05/2005, Toà án nhân dân huyện B mở phiên toà sơ thẩm xét xử nêu trên.
Tại phiên toà, sau khi đọc bản cáo trạng, Kiểm sát viên xin bổ sung vào bản cáo
trạng một số nội dung sau:
- Thứ nhất, trong bản cáo trạng chỉ ghi năm sinh của Đại và Phương, Kiểm sát viên
xin bổ sung cụ thể ngày tháng năm sinh của Đại là 22/1/1985, của Phương là
4/5/1983;
- Thứ hai, trong bản cáo trạng không nêu nội dung bàn bạc giữa đại và Phương tại
quán cà phê Apple, Kiểm sát viên xin bổ sung “tại quán cà phê, đại và phương đã
bàn bạc cụ thể kịch bản dể xin tiền ngưoiừ đi đường”.
Luật sư Nguyễn Q cho rằng việc Kiểm sát viên bổ sung bản cáo trạng như trên là
không đúng quy định của pháp luật, ảnh hưởng đến quyền bào chữa của các bị cáo
Câu hỏi 6: Anh, chị có nhận xét gì quan điểm của luật sư Q? Tại sao?
Tình tiết bổ sung
Qua phần xét hỏi và tranh luận tại phiên toà đã làm rõ được nội dung vụ án
như phần dữ kiện chung của đề bài. Phương và Đại đã nhiều lần thực hiện hành vi
chiếm đoạt tài sản của người đi đường. Đoàn phạm tội lần đầu, không bàn bạc
trước với Phương và Đại, không biết việc Phương đe doạ anh Tuấn. trong quá trình
điều tra tại phiên toà, Đoàn thành khẩn khai báo và tỏ ra ăn năn hối cải.
Câu hỏi 7: Nếu là luật sư nguyễn Q, anh, chị sẽ bào chữa cho Đoàn theo phương
án nào trong các phương án dưới đây? tại sao
A, Đề nghị HĐXX giảm nhẹ hình phạt cho Đoàn;
B, Đề nghị HĐXX miễn trách nhiệm hình sự cho Đoàn;
C, Đề nghị HĐXX tuyên bố Đoàn không có tội;
D, Phương án riêng của anh, chị
TÌNH HUỐNG 5
Do sẵn có mâu thuẫn nên đêm 25/07/2004, Nguyễn Anh Tuấn sinh năm 1972 trú
tại phường Khương Hạ, quận T, thành phố H, đã cãi nhau với vợ là Hà Thị Yến.
Trong khi xô sát, Yến đã có những lời thô tục chửi bới Tuấn rất thậm tệ. Vì vậy,
Tuấn đã giang thẳng cánh tay tát vào mặt vợ. Phản ứng trước hành động của
chồng, Yến đã giơ đứa con mới 2 tháng tuổi đang bế trên tay để ngăn cái tát của
Tuấn. Kết quả sau khi bị Tuấn đánh trúng, cháu bé đã ngưng thở, tai và miệng rỉ
máu. Mặc dù được Tuấn và một người hàng xóm đưa ngay đến bệnh viện X nhưng
cháu bé không qua khỏi. Xác định nguyên nhân gây nên cái chết cho cháu bé, Tổ
chức giám định pháp y thành phố H kết luận: nạn nhân bị vỡ hộp sọ do ngoại lực
tác động.
Ngày 20/08/2004, cơ quan điều tra công an thành phố H đã ra quyết định khởi tố
vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Anh Tuấn về tội “Giết người” theo khoản 1
Điều 93 BLHS. Sau khi tiếp nhận hồ sơ vụ án do cơ quan điều tra chuyển đến,
ngày 10/04/2005 Viện kiểm sát nhân dân thành phố H đã ra Cáo trạng truy tố
Nguyễn Anh Tuấn về tội” Cố ý gấy thương tích” theo khoản 3 Điều 104 BLHS.
Hồ sơ cùng bản cáo trạng được chuyển đến Toà án nhân dân thành phố H.
Câu hỏi 2:Anh chị có nhận xét gì về tội danh mà cơ quan điều tra đã khởi tố và
Viện kiểm sát truy tố đối với Nguyễn Anh Tuấn? Hãy xác định tội danh đối với
Nguyễn Anh Tuấn?
Câu hỏi 3: Với tội danh mà anh chị đã xác định thì thẩm quyền xét xử thuộc Toà
án nào? Tại sao?
Tình tiết bổ sung
Khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, Thẩm phán lại cho rằng, hành vi của Tuấn cấu thành
tội “Cố ý gây thương tích trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” theo quy
định tại Điều 105 BLHS và ra quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để yêu cầu
điều tra bổ sung. Sau khi tiến hành những hoạt động điều tra bổ sung, Viện kiểm
sát đã không bổ sung được những vấn đề mà Thẩm phán đã yêu cầu và lại gửi hồ
sơ đến Toà án.
Câu hỏi 4: Hãy nhận xét về việc ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung của
Thẩm phán. Theo anh chị, Toà án phải xử lý như thế nào sau khi Viện Kiểm sát
không bổ sung được theo yêu cầu của Toà án?
Tình tiết bổ sung
Ngày 03/06/2005, Toà án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử
Câu hỏi 5: Toà án cần triệu tập những ai, với tư cách tham gia tố tụng gì đến phiên
toà?
Tình tiết bổ sung
Tại phiên toà, bị cáo yêu cầu thay đổi vị nữ Hội thẩm nhân dân với lý do vị nữ Hội
thẩm này là Hội trưởng Hội phụ nữ quận. Trước đây, khi vợ chồng bị cáo có mâu
thuẫn, bà đã từng hai lần cùng Hội phụ nữ phường đến hoà giải và lần nào cũng có
ý bênh vực vợ bị cáo. Vì vậy, Hội thẩm sẽ không vô tư trong khi làm nhiệm vụ
Câu hỏi 6: Theo anh chị, yêu cầu của bị cáo có được chấp nhận không? Nếu
không thì tại sao? Nếu có thì Hội đồng xét xử phải xử lý như thế nào?
Tình tiết bổ sung
Sau khi xét hỏi, Kiểm sát viên đã kết luận rằng Nguyễn Anh Tuấn không phạm tội
“Cố ý gây thương tích” theo quy định tại khoản 3 Điều 104 BLHS mà phạm tội
“Vô ý làm chết người” theo quy định tại khoản 1 Điều 98 BLHS.
Câu hỏi 7: Theo anh chị, Hội đồng xét xử cần xử lý như thế nào trong trường hợp
trên? Giải thích vì sao cần xử lý như vậy?
TÌNH HUỐNG 6
Rạng sáng ngày 03/7/2004, tại đoạn đường gần nông trường cao su Dầu Giây, dân
chúng phát hiện anh Phạm Bá Quang là công nhân nông trường Dầu Giây, huyện
Dầu Tiếng, tỉnh T nằm bất tỉnh vì bị nhiều vết thương nặng ỏ vùng đầu, mặt,nên
đưa đi cấp cứu. Do vết thương quá nặng, anh Quang đã chết trên đường đến bệnh
viện. Qua kiểm tra, xác minh, Cơ quan điều tra đã xác định Lê Văn Thọ, sinh năm
1964, trú tại ấp Thạnh Mỹ, xã Dầu Giây, huyện Dầu Tiếng, tỉnh T đã dùng đá ném
vào mặt và dùng gậy đập liên tiếp vào đầu gây nên cái chết của anh Quang.
Ngày 06/7/2004 Cơ quan điều tra Công an tỉnh T đã ra quyết định khởi tố vụ án,
khởi tố bị can đối với Lê Văn Thọ về tội cố ý gây thương tích theo quy định tại
khoản 3 Điều 104 Bộ luật hình sự. Biết được tin trên, Thọ đã bỏ trốn, Cơ quan điều
tra đã ra lệnh bắt khẩn cấp đối với Lê Văn Thọ.
Câu hỏi 2: Anh (chị) có nhận xét gì về hoạt động khởi tố vụ án, khởi tố bị can và
bắt khẩn cấp của cơ quan điều tra công an tỉnh T?
Tình tiết bổ sung:
Trong quá trình điều tra, Lê Văn Thọ khai nhận rằng, do có quan hệ bất chính với
Bạch Thị Thanh Thuý (vợ của anh Quang), nên Thọ và Thuý đã bàn với nhau về
việc sắp đặt và thực hiện kế hoạch giết anh Quang để có thể tiếp tục quan hệ bất
chính với nhau. Bạch Thị Thanh Thuý cũng xác nhận những điều mà Thọ đã khai
nhận.
Câu hỏi 3: Theo anh (chị), cơ quan điều tra cần phải làm gì khi phát hiện tình tiết
nêu trên?
Câu hỏi 4: Nếu sau khi phát hiện các tình tiết trên cơ quan điều tra không thực
hiện các hoạt động cần thiết thì Viện Kiểm sát cần phải làm gì để pháp luật được
thực hiện nghiêm chỉnh và thống nhất?
Tình tiết bổ sung:
Khi tiến hành kiểm sát các hoạt động điều tra, kiểm sát viên phát hiện thấy có
những dấu hiệu về việc Bạch Thị Thanh Thuý chuẩn bị trốn đi nước ngoài nên cần
phải tiến hành bắt đối với Bạch Thị Thanh Thuý. Tuy nhiên khi trao đổi vấn đề này
với Điều tra viên đang thụ lý hồ sơ vụ án thì Điều tra viên này cho rằng, hiện nay
Bạch Thị Thanh Thuý đang phải nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi nên không thể
bắt Thuý được.
Câu hỏi 5: Theo anh (chị), trường hợp này có tiến hành bắt Bạch Thị Thanh Thuý
được không? Tại sao?
Tình tiết bổ sung:
Cơ quan điều tra hoàn tất Bản kết luận điều tra và gửi hồ sơ đến Việ kiểm sát. Khi
nghiên cứu hồ sơ, kiểm sát viên được phân công thụ lý hồ sơ vụ án phát hiện,
ngoài hành vi làm chết anh Quang, Thuý với Thọ đã có quá trình quan hệ bất chính
với nhau khá lâu, đã rất nhiều lần họ hẹn hà cùng đến một địa điểm khác nhau để
cùng qua đêm ở đó. Vì vậy, Kiểm sát viên đã ra quyết định khởi tố bị can đối với
Lê Văn Thọ và Bạch Thị Thanh Thuý về tội: “Vi phạm chế độ hôn nhân một vợ
một chồng” theo quy định tại khoản 1 Điều 147 Bộ luật Hình sự.
Câu hỏi 6: Theo anh (chị) hoạt động nêu trên của Kiểm sát viên như vậy là đúng
hay sai? Giải thích tại sao?
Tình tiết bổ sung:
Ngày 16/10/2004 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh T đã có cáo trạng đối với vụ án.
Trên cơ sở của bản cáo trạng, ngày 25/12/2004 Toà án nhân dân tỉnh T có quyết
định đưa vụ án ra xét xử.
Câu hỏi 7: Theo anh (chị), Viện kiểm sát nhân dân tỉnh T cần truy tố ai, theo tội
danh, điều khoản nào của Bộ luật hình sự thì mới đúng pháp luật? Trên cơ sở của
cáo trạng đó Toà án nhân dân tỉnh T cần quyết định xét xử đối với ai? theo tội
danh, điều khoản nào? giải thích tại sao?
TÌNH HUỐNG 7
Ngày 5/7//2004, Nguyễn Văn A (sinh ngày 12/5/1988), Phạm Văn B (sinh ngày
20/6/1988) và Đỗ Văn C (sinh ngày 15/8/1988) cùng trú tại xã XĐ, huyện Đ, tỉnh
HN rủ nhau đến nhà chị Phạm Thanh H lấy trộm số tiền trúng thưởng xố số của
chị. Sau khi bàn bạc, để tránh bị phát hiện, cả ba thống nhất giao cho C đến nhà chị
H (cũng ở xã XĐ) đe doạ chị H phải giao cho chúng một phần tiền trúng thưởng xổ
số, nếu không chúng sẽ nói với chồng chị H về việc chị H có quan hệ bất chính với
anh Trần T (là hàng xóm của C, B). Khoảng 13 giờ cùng ngày, khi đến nhà chị H.
C nói “chia cho bọn này một phần thì bọn này giữ kín chuyện cho, bằng không cả
xã này biết bà ngoại tình”, chị H đã khước từ và thách thức sẽ báo cho công an biết
về hành vi tống tiền của bọn chúng. Một phần vì sợ bị phát hiện, phần khác lại
muốn có một khoản tiền để tiên xài, C liền rút dao trong người ra khống chế buộc
chị H phải mở cửa tủ lấy tiền đưa cho C. Trong lúc chị H đang mở tủ lấy tiền thì
anh T đến. Thấy anh T, C hoảng sợ đẩy chị H về phía anh T rồi cầm túi tiền bỏ
chạy. Chị H hô hoán kêu cứu. Đúng lúc đó, anh M công an xã XĐ đi qua đã kịp
thời đuổi bắt được C và trả lại chiếc túi trong đó có 40.000.000đ tiền trúng thưởng
xổ số cho chị H.
Câu hỏi 1: Hãy xác định tội danh và điều khoản Bộ luật hình sự cần áp dụng đối
với hành vi nêu trên của A,B,C? Giải thích tại sao?
Tình tiết bổ sung:
Ngày 6/7/2004, công an huyện Đ ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với
C. Theo lời khai của C, công an huyện Đ đã ra lệnh bắt khẩn cấp đối với Nguyễn
Văn A và Phạm Văn B. Cùng ngày, công an huyện Đ cũng ra lệnh tạm giam đối
với A,B,C từ ngày 6/7/2004 đến ngày 5/11/2004. Việc bắt và tạm giam các bị can
được thông báo cho gia đình các bị can vào chiều ngày 7/7/2004.
Ngày 12/7/2004, lợi dụng sơ hở, Đỗ Văn C đã bỏ trốn khỏi trại tạm giam. Cơ quan
điều tra không ra lệnh truy nã bị can mà vẫn tiếp tục tiến hành điều tra, hoàn thiện
hồ sơ vụ án.
Câu hỏi 2: Anh (chị) có nhận xét gì về hoạt động tố tụng mà cơ quan điều tra đã
tiến hành?
Tình tiết bổ sung
Ngày 20/9/2004, cơ quan điều tra công an huyện Đ đã đưa ra bản kết luận điều tra
đề nghị VKSND huyện Đ truy tố Nguyễn Văn A, Phạm Văn B và Đỗ Văn C về tội
cướp tài sản theo Điều 133 BLHS, truy tố Đỗ Văn C về tội trốn khỏi nơi giam theo
Điều 311 BLHS đồng thời chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án cho viện kiểm sát.
Trong quá trình nghiên cứu hồ sơ, luật sư Nguyễn Thế A bào chữa cho hai bị can
A và B phát hiện trong biên bản lấy lời khai của C ngày 5/7/2004 không có chữ ký
người đại diện hợp pháp của C; biên bản hỏi cung A,B ngày 6/7//2004 cho thấy
điều tra viên đã không giải thích quyền và nghĩa vụ cho bị can.
Câu hỏi 3: Theo anh (chị) việc làm nêu trên của cơ quan điều tra có vi phạm
nghiêm trọng thủ tục tố tụng không? Tại sao?
Tình tiết bổ sung
Ngày 5/10/2004, VKSND huyện Đ ra bản cáo trạng truy tố bị can A,B,C .
Ngày 10/11/2004, TAND huyện Đ ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Ngày
12/11/2004, Đỗ Văn C ra trình diện tại toà án và xin được mời luật sư bào chữa.
Câu hỏi 4: Tòa án có chấp nhận yêu cầu của C không? Tại sao?
Tình tiết bổ sung
Ngày 22/11/2004, TAND huyện Đ mở phiên toà xét xử sơ thẩm công khai đối với
các bị cáo A,B,C.
Chị Phạm Thanh H đã được triệu tập hợp lệ nhưng vắng mặt. Chị H có gửi đơn
giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho các bị cáo vì họ còn quá trẻ.
Câu hỏi 5: Hội đồng xét xử lựa chọn phương án nào trong các phương án dưới
đây? Lý do?
- Hoãn phiên toà;
- Xét xử vắng mặt cho người bị hại;
- Quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung.
Tình tiết bổ sung
Tại phiên toà, bị cáo Đỗ Văn C khai: ngày 15/6/2004, C cùng Nguyễn Thanh N đã
ăn trộm chiếc xe mini Nhật của nhà anh chị H và tình cờ phát hiện việc chị H ngoại
tình với anh T.C và N bán chiếc xe đạp được 800.000 đồng, C được N chia cho
200.000 đồng. Sự việc này không bị công an phát hiện.
Câu hỏi 6: Hội đồng xét xử phải giải quyết tình huống này như thế nào?
Câu hỏi 7: Theo anh(chị), hội đồng xét xử có coi tình tiết nêu trên là tình tiết giảm
nhẹ trách nhiệm hình sự đối với C khi quyết định hình phạt không? Tại sao?