Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Lê Thái Tổ cho tát hồ Hoàn Kiếm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.85 KB, 4 trang )

LÊ THÁI TỔ CHO TÁT HỒ HOÀN KIẾM TÌM GƯƠM THẦN
Khi thanh kiếm rơi xuống nước, vua Lê Thái Tổ sai lấp cửa hồ lại, đắp bờ
ngang và tát hết nước để tìm , nhưng chẳng thấy đâu cả.
Câu chuyện huyền thoại vua Lê trả gươm cho rùa thần sau khi đánh thắng giặc
Minh xâm lược không ai là không nghe kể, không ai là không biết đến ít nhiều
thế nhưng những tình tiết thần thoại trong câu chuyện đó trong sử sách dần phai
nhạt đi, đến đầu thời Nguyễn thì câu chuyện mang tính trần tục hơn. Sách Tang
thương ngẫu lục viết như sau: “Hồ Hoàn Kiếm ở bên cạnh phường Báo Thiên,
thành Thăng Long, thông với nước ngoài sông, hình thể rất to rộng. Hồ này là
nơi đức Thái Tổ Hoàng Đế (triều trước) đánh rơi thanh kiếm. Hồi Thái Tổ khởi
nghĩa, ngài bắt được một thanh gươm cổ. Khi làm vua, ngài thường vẫn đeo
thanh gươm đó.
Bàn thờ vua Lê có ở đình Nam Hương từ trước khi trùng tu. Ảnh:36phophuong.
Một hôm chơi thuyền ở trong hồ, chợt thấy một con rùa rất lớn nổi lên mặt
nước, bắn nó không trúng. Ngài bèn lấy thanh gươm mà chỉ. Bất đồ, thanh kiếm
rơi xuống nước mất, con rùa cũng lặn theo. Ngài giận, sai lấp cửa hồ lại, đắp bờ
ngang, tát hết nước để tìm nhưng chẳng thấy đâu cả. Đời sau nhân cái vết bờ ấy
chia hồ ra làm hai: Tả vọng, Hữu vọng. Cuối đời Cảnh Hưng, bỗng có một vệt
sáng từ cái đảo trong hồ vọt lên cao, sáng rực tan ra rồi tắt, người ta cho là thanh
bảo kiếm bay đi”.
Lê Dụ Tông quy định việc nhập tịch cho người nước ngoài
Trong lịch sử, bên cạnh việc giao lưu buôn bán thì những biến động chính trị xã
hội, chiến tranh binh lửa đã dẫn tới việc thương nhân, dân thường, quan chức,
binh lính ngoại quốc chạy sang nước ta cư trú, lánh nạn. Đến đời Lê Dụ Tông,
vào năm Đinh Dậu (1717) nhằm quản lý tốt hơn các đối tượng này, để họ hòa
nhập vào đời sống đất nước, triều đình đã ban hành quy định mới vào tháng 12
năm đó: “Định rõ chế độ khu xử với các khách buôn nước ngoài. Cho phép ở
đâu được nhập tịch và chịu tạp dịch ở đó; từ tiếng nói, ăn mặc đến đầu tóc đều
phải nhất nhất tuân theo phong tục nước ta. Ai làm trái bị trục xuất về nước”
(Đại Việt sử ký tục biên).
Lê Thái Tông - vua trẻ con không cần người nhiếp chính


Nhiếp chính được hiểu như sau, “nhiếp” là nắm, giữ, “chính” là chính trị, là việc
trong triều đình. Người thay thế vua điều hành chính sự gọi là nhiếp chính, đây
không phải là một chức quan mà là một vị trí tạm thời nhằm giải quyết công
việc quốc gia khi nhà vua thân chinh ra trận, vua không đủ kinh nghiệm, không
đủ sức khỏe và thường là khi vua còn nhỏ tuổi…
Trong lịch sử Việt Nam, vị vua duy nhất lên ngôi khi còn nhỏ tuổi nhưng không
cần người nhiếp chính đó là Lê Thái Tông, hoàng đế thứ 2 của nhà Hậu Lê.
Cuối tháng 8 nhuận năm Qúy Sửu (1433) Lê Thái Tổ (Lê Lợi) băng hà, triều
thần theo di chiếu lập Hoàng thái tử Lê Nguyên Long lên làm vua vào ngày
mồng 8 tháng 9 năm đó, sử chép theo miếu hiệu gọi là Lê Thái Tông, khi ấy vua
mới 11 tuổi. Sách Đại Việt sử ký toàn thư viết: “Bấy giờ vua mới 11 tuổi, không
cần mẫu hậu che rèm nghe việc mà công việc trong nước đều tự mình làm cả…
Vua là bậc hùng tài đại lược, quyết đoán chủ động. Khi mới lên ngôi, nghiền
ngẫm tìm phương trị nước, đặt chế độ, ban sách vở, chế tác lễ nhạc, sáng suốt
trong chính sự, thận trọng việc hình ngục, mới có mấy năm mà điển chương văn
vật rực rỡ đầy đủ, đất nước đã đổi thay tốt đẹp”.
Nhà sử học Vũ Quỳnh của triều Lê đánh giá: “Khi vua lên ngôi mới có 11 tuổi,
không phải nhờ buông rèm coi chính sự mà mọi việc trong nước đều tự mình
quyết định, bên trong chế ngự quyền thần, bên ngoài đánh dẹp di địch. Ngài
thông minh trí dũng, còn vượt lên trên cả những vua anh minh đời xưa”.
Lê Thánh Tông phong quan chức cho một gia nô
Gia nô là nô lệ phục dịch, hầu hạ trong các phủ vương công, hoàng thân, đại
thần, quan lại và nhà giàu có, địa vị của họ rất thấp kém. Ấy thế mà có một
người từ địa vị đó lại được phong làm quan võ, giữ một chức vụ cao cấp, người
đó là Đào Bảo.
Đào Bảo là người phương Bắc, sau khi quân Minh bị Lê Thái Tổ đánh bại,
người này bị bắt và trở thành gia nô cho một đại thần trong triều rồi thành người
hầu hạ Lê Thánh Tông khi ông chưa lên ngôi mà mới đang ở tước vị Bình
Nguyên Vương. Nhớ đến công hầu hạ của Đào Bảo nên khi làm vua, Lê Thánh
Tông đã phong cho người này đến chức Chỉ huy sứ thủy quân vệ.

Năm Canh Dần (1470) vì phạm tội, vua đã xử phạt nhưng có nương nhẹ Đào
Bảo, sử cho biết như sau: “Vua bảo triều thần rằng: Đào Bảo nguyên trước là
người Ngô, sau khi thành bị hạ, làm gia nô cho Lê Sát, đến khi nhà Lê Sát bị
tịch thu, cho làm nô ở phủ Bình Nguyên. Nay hắn làm trái sắc chỉ, cố ý vi phạm
quân lệnh, tội đáng phải chết. Song Đào Bảo đã từng làm tôi tớ cho ta ở phiên
để, nên đặc cách tha cho tội chết, đồ làm binh cày ruộng (Đại Việt sử ký toàn
thư).
Lê Hiến Tông đặt lệ treo bảng vàng ở Quốc Tử Giám
Bảng vàng là tấm bảng ghi danh những người đỗ kỳ thi Đình theo thứ bậc khác
nhau. Sau khi có bảng vàng, một đại quan của bộ Lễ sẽ mang bảng vàng đi
trong một đám rước đến treo bảng lên trước cửa Đông Hoa, một cửa của kinh
thành Thăng Long. Đến khoa thi năm Nhâm Tuất (1502) vua Lê Hiến Tông cho
treo bảng vàng ở nhà Thái học (còn gọi nhà Quốc học, tức Quốc Tử Giám).
Sách Đại Việt sử ký toàn thư cho hay: “Vua ngự điện Kính Thiên, Hồng lô tự
truyền loa xướng danh. Mọi năm bảng vàng vẫn treo ở ngoài cửa Đông Hoa,
đến nay vua sai Lễ bộ bưng ra, đánh trống nổi nhạc rước ra treo ở cửa nhà Thái
học. Bảng vàng treo ở cửa nhà Thái học bắt đầu từ đó”.
Trên văn bia Tiến sĩ khoa thi này cũng cho biết việc thay đổi đó có mục đích
khuyến khích sĩ tử: “Tư thiên giám chọn ngày tốt, Hoàng thượng ngự điện Kính
Thiên, sai truyền loa xướng tên người thi đỗ, trăm quan mặc triều phục chúc
mừng. Mấy năm trước bảng vàng treo ngoài cửa Đông Hoa, năm nay sai Bộ Lễ
rước bảng có trống nhạc dẫn trước, đem treo ngoài cửa nhà Thái học, cốt khiến
cho sĩ tử nhìn thấy mà thêm phần khích lệ”.
Lê Tương Dực cho một thí sinh thi lại, chấm đỗ Tiến sĩ
Câu chuyện lạ lùng chưa từng thấy trong các khoa thi trước đó đã diễn ra tại
khoa thi năm Giáp Tuất (1514) đời vua Lê Tương Dực. Khoa thi này triều đình
chấm 43 người đỗ Tiến sĩ, trong số đó có một người ở kỳ thi Hội đã bị đánh
trượt nhưng được vua ưu ái cho thi lại, vào thi Đình được chấm đỗ Hoàng giáp,
chỉ đứng sau Trạng nguyên Nguyễn Đức Lượng, Bảng nhãn Nguyễn Chiêu
Huấn và Thám hoa Hoàng Minh Tá mà thôi. Người may mắn đó là Nguyễn Vũ,

quê ở xã Thiên Mỗ, huyện Từ Liêm, phủ Quốc Oai (nay thuộc xã Đại Mỗ,
huyện Từ Liêm, Hà Nội).
Nguyễn Vũ vốn là một nho sinh, chữ viết đẹp, từng tham gia quân khởi nghĩa
lật đổ bạo chúa Lê Uy Mục, có công đưa Lê Tương Dực lên ngôi vì thế được
vua yêu mến. Chuyện vua cho ông thi lại rồi cử giữ các chức quan lớn được
sách sử cho biết như sau: “Nguyễn Vũ người làng Thiên Mỗ, huyện Từ Liêm,
do đỗ tứ trường kỳ thi Hương, viết chữ thảo đẹp, lại theo quân ứng nghĩa, làm
quan đến Binh bộ tả thị lang, được vua rất yêu quý. Khoa thi Hội năm Giáp
Tuất, Vũ tuổi đã 58, văn viết lủng củng, đã không được trúng tuyển. Vua cho thi
lại, lấy đỗ đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân. Không bao lâu, làm tới Hình bộ thượng
thư kiêm Bảo Thiên điện Đông các đại học sĩ, Hàn lâm viện thừa chỉ nhập thị
kinh diên” (Đại Việt sử ký toàn thư).
Lê Hy Tông và cách xử lý đặc biệt với đại thần phạm tội
Thông thường một đại thần phạm tội, tùy theo mức độ nặng nhẹ mà triều đình
áp dụng cách thức xử lý khác nhau như hạ bậc, cách chức cho đến xử tử. Thời
Lê Hy Tông cầm quyền, trong vụ xử lý tội trạng của viên Đô đốc Đặng Tiến
Quyền, cách thức tiến hành nhẹ nhàng nhưng khiến kẻ phạm tội nhục nhã vô
cùng.
Sách Đại Việt sử ký tục biên viết: “Đề bảng nêu tội ác của Đô đốc thiêm sự, Tần
quận công Đặng Tiến Quyền ở đường sá và các ngã tư. Tiến Quyền là con Thái
tể (Đặng) Thể Tài, cậy thế, ngang ngược kiêu rông, cướp đoạt tiền của, hàng
hóa của lái buôn và lữ khách. Việc lên đến trên, sai đề lĩnh yết bảng nêu tội của
Quyền ở đường sá, ngã tư. Tiến Quyền thẹn sợ, được vài tháng thì chết”.
Còn tiếp…
Lê Thái Dũng

×