Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Hồ hoàn kiếm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.67 KB, 3 trang )


HỒ HOÀN KIẾM

Từ lâu mọi người đều coi hồ Hoàn Kiếm (Hồ Gươm) là trung tâm của khu vực nội thành Hà Nội.
Các nhà địa lý cho rằng hồ là một đoạn sót lại của sông Hồng sau khi sông đã chuyển dòng. Sự việc
sông nước biến thiên ấy diễn ra cách đây hàng nghìn nǎm nhưng cái tên Hoàn Kiếm thì mới có cách
đây ba thế kỷ. Trước đây hồ có tên là Lục Thuỷ vì sắc nước bốn mùa xanh. Tới thế kỷ XV, đổi tên gọi là
Hoàn Kiếm do truyền thuyết sau: "Lê Thân (một người đánh cá) theo Lê Lợi chống giặc Minh, tặng cho
ông một thanh gươm báu. Thanh gươm này Lê Thân kéo lưới bắt được nên Thân đã tặng lại chủ
tướng. Trên gươm có đề hai chữ "Thuận Thiên". Có lần Lê Lợi nhặt được một cái chuôi gươm lắp vừa
như in với chiếc gươm của Thân đã tặng. Suốt 10 nǎm chinh chiến, Lê Lợi luôn dùng thanh gươm ấy
xông pha đánh đuổi giặc. Khi dẹp xong giặc, ông trở về Thǎng Long. Một hôm ông ngồi thuyền dạo chơi
trên hồ Lục Thuỷ bỗng có hai rùa nổi lên. Ông rút gươm trỏ vào rùa thì rùa liền đớp lấy thanh gươm mà
lặn đi. Ông cho rằng thần giúp gươm để dẹp giặc, nay giặc yên rồi thần lấy lại gươm, nên vua đổi gọi là
hồ Hoàn Kiếm (tức trả gươm)".
Từ thế kỷ thứ XVI trở đi, các vua Lê và chúa Trịnh bắt đầu điểm tô cho hồ này. Xa trông, góc tây
nam hồ là gò Tháp Rùa. Tháp chỉ mới có từ thế kỷ thứ XIX thực ra không có giá trị gì về lịch sử cũng
như nghệ thuật song do đứng đó một thế kỷ nên thành thân thiết với mọi người qua bao thế hệ.
HỒ HOÀN KIẾM VÀ THÀNH THĂNG LONG XƯA
Hồ Hoàn Kiếm hiện nằm ở Trung tâm thủ đô Hà Nội, có Đền Ngọc Sơn -Tháp Rùa - Đài Nghiên -
Tháp Bút. Có truyền thuyết vua Lê Thái Tổ trả gươm cho Rùa thần, cùng với những cảnh quan và
di tích quanh hồ, thì hồ quả là một viên ngọc lung linh của đất nước.
Lúc vua Lý Thái Tổ về Thǎng Long, chắc cảnh quan còn hoang sơ, nơi nơi ngổn ngang bề bộn, lúc
này vẫn chưa hình thành Hồ Gươm. Bởi cǎn cứ vào tấm bản đồ được vẽ nǎm 1490, từ thời Hồng
Đức mang tên "Trung Đô đồ". Cách thời vua Lý định đô đúng 480 nǎm, vẫn thấy bốn phía Kinh
thành mênh mang sông nước.
Nhìn trên bản đồ, so sánh với vị trí ngày nay thì thấy: phía đông có sông Hồng, nước đỏ phù sa.
Phía bắc có sông Tô Lịch nối với sông Hồng ở đoạn Chợ Gạo, chảy vòng qua Hàng Lược, Quán
Thánh, đến Thụy Khuê - đầu làng Hồ Khẩu, lại nối với Hồ Tây bằng hai cửa lớn, đến đoạn chợ
Bưởi, Nghĩa Đô, lại nối với sông Thiên Phù. Sông Thiên Phù thời nay hãy còn rất rộng, chảy từ
sông Hồng, ở đoạn Phú Gia, Nhật Tân, theo hướng bắc - nam, đến chợ Bưởi thì nối dòng với


sông Tô Lịch cùng xuôi xuống phía nam, hòa với nước sông Nhuệ.
Vùng Vǎn Miếu và Bẩy Mẫu lúc ấy là một hồ nước rất rộng. Nhìn trên bản đồ, thấy nước một
mảng dài uốn lượn tới mấy km, làm cho khu vực Vǎn Miếu bị nước bao quanh như một hòn đảo,
mà trên bản đồ ghi là Đại Hồ, và còn nhiều hồ, ao, ngòi, lạch khác.
Hồ Hoàn Kiếm lúc ấy chưa hình thành, nó là một nhánh cụt của sông Hồng, khởi nguồn từ chỗ
Bệnh viện Hữu nghị, chảy ngang đoạn cuối đường Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt, Hai Bà
Trưng, lên đến tận mạn Cầu Gỗ, Hàng Đào. Mặt nước có hình loe thắt không bằng nhau. Nhìn trên
bản đồ mà ước đoán thì đoạn rộng nhất, to gấp nhiều lần sông Tô Lịch thời ấy, mà sông Tô Lịch
ngày xưa thì thuyền ngược xuôi tấp nập, vẫn còn lưu lại trong câu ca dao:
Sông Tô nước chảy trong ngần Con thuyền buồm trắng chạy gần chạy xa Thon thon hai mũi chèo
hoa Lướt đi lướt lại như là bướm bay
Còn thành Thǎng Long, lúc này đã được xây dựng rất hoàn chỉnh. Thành có hai lớp: vòng Hoàng
thành và Cấm thành. Nhìn trên bản đồ, vòng Hoàng thành uốn lượn như một lá cờ bay. Thành có
ba cửa: cửa Đông Môn ước đoán quãng phố Cửa Đông. Nam Môn ở quãng gần phố Cao Bá Quát,
và cửa Bảo Khánh ở quãng khu triển lãm Giảng Võ - Ngọc Khánh. Bởi nhìn trên bản đồ, vùng Vǎn
Miếu lùi sâu hơn so với cửa Bảo Khánh, theo một đường thẳng từ đông sang tây.
Vòng Hoàng thành bắt đầu từ góc ngã ba sông Tô Lịch và Thiên Phù, chỗ đầu chợ Bưởi sang Cầu
Giấy, vòng theo đường La Thành xuống Giảng Võ, ngoặt về phía đông theo đường Giảng Võ đến
Kim Mã, uốn nhẹ sang chỗ vườn hoa Lê Trực, rồi theo đường Trần Phú, đến chỗ phố Hà Trung,
ngược lên hướng bắc, song song với phố Phùng Hưng, đến chỗ vườn hoa Hàng Đậu, rồi rẽ về
phía tây, vòng theo sông Tô Lịch (phố Quán Thánh) Hoàng Hoa Thám, đến chợ Bưởi là hết một
vòng Hoàng thành.
Khu vực Cấm thành xưa rất rộng, được xây theo hình chữ nhật. Giới hạn tường phía tây vuông
góc với làng Hồ Khẩu. Phía bắc chạy dọc đường Hoàng Hoa Thám, Phan Đình Phùng. ở quãng
này, vào khoảng nǎm 1520, thời vua Lê Tương Dực, đã có một lần thay đỏi. Đại Việt sử ký Toàn
thư tập bốn có viết: "Lúc ấy Vua thích xây hồ dựng điện, đắp thành to rộng mấy nghìn trượng, bao
vây cả điện Tường Quang, quán Trần Vũ, chùa Thiên Hoa ở cửa phường Kim Cổ, từ phía Đông
tới phía Tây Bắc, chắn ngang sông Tô Lịch, trên đắp hoàng thành, dưới làm cửa cống...".
Tiếp đến đoạn Cấm thành phía đông, chạy song song sát với Hoàng thành, từ quãng Hàng Đậu,
dọc phố Phùng Hưng, rồi rẽ vuông góc về phía nam, chạy dọc bên trong đường Trần Phú, chỗ Cột

Cờ, Bảo tàng Quân đội, qua phố Đội Cấn, đến Liễu Giai thì vuông góc với làng Hồ Khẩu. Trong
Cấm thành có điện Kính Thiên, điện Vạn Thọ, Thái Miếu, Đông Cung, v.v. Nhìn trên bản đồ mà
ước đoán, thì trung tâm Cấm thành là chỗ Quảng trường Lǎng Bác bây giờ...
Vua Lê Lợi lên ngôi 1428, mất nǎm 1433. Sáu mươi ba nǎm sau mới có bản đồ Hồng Đức (1490)
mà nhìn trên bản đồ lúc này, Hồ Gươm vẫn chưa hình thành. Ngay cả các tấm bản đồ sau này
như: "Trung đô sơn xuyên hình thắng chi đồ" vẽ nǎm Cảnh Hưng 31 (1770), "Trung đô Thǎng
Long thành nhất phủ nhị huyện đồ" (thế kỷ thứ 17), "Trung đô nhất phủ nhị huyện chi hình và
Thǎng Long thành nhất phủ nhị huyện". Có lời tựa nǎm Gia Long thứ chín (1810) đến tấm bản đồ
"Thǎng Long thành Phụng thiên nhất phủ nhị huyện" thì vẫn thấy sông Hồng nối nhánh vào Hồ
Gươm.
Không biết sau đó hồ được hình thành từ thời gian nào, đến tấm bản đồ tỉnh thành Hà Nội vẽ nǎm
Minh Mạng thứ 12 (1831) thì Hồ Gươm đã gần như ngày nay, Hồ hiện diện trên tấm bản đồ được
ghi là "Tả Vọng".
Như vậy là cǎn cứ vào những tấm bản đồ thời Lê, thời Nguyễn, có thể suy đoán: vào khoảng nǎm
1428, vua Lê Thái Tổ lên ngôi, nhà vua cùng đoàn thuyền ngự đi từ sông Hồng, rẽ vào nhánh, mà
đoạn gần cuối là hồ Hoàn Kiếm bây giờ, lúc ấy các phường nghề, làng xóm, phố xá đã trở nên
đông vui nhộn nhịp. Và chính nơi này, nhà vua đã trả gươm cho Rùa thần, rồi trải qua hàng mấy
trǎm nǎm "gió mưa biến đổi", và quá trình đô thị hóa, hồ được lấp dần, còn lại như ngày nay.
Huyền thoại Hồ Gươm là một bằng chứng cho lòng yêu hòa bình thiết tha của người Việt Nam,
của Thǎng Long - Hà Nội. Đất nước bao giờ cũng muốn hòa bình để dựng xây, nhưng nếu có xâm
lược, thì gươm của Thần linh nước Nam, lại được trao cho một dân tộc anh hùng bất khuất để bảo
vệ vẹn toàn đất nước mà các vua Hùng đã có công tạo dựng từ 4.000 nǎm trước.
Xin hết …………………………………

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×