Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Nghiên cứu một số đặc tính sinh vật hoá học, yếu tố độc lực và tính mẫn cảm kháng sinh của vi khuẩn escherichia coli gây bệnh sưng phù đầu(edima disease) trên lợn con tại một số tỉnh miền bắc việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.45 MB, 67 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI



ðỖ TUẤN LONG



NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ðẶC TÍNH SINH VẬT HÓA HỌC,
YẾU TỐ ðỘC LỰC VÀ TÍNH MẪN CẢM KHÁNG SINH CỦA
VI KHUẨN ESCHERICHIA COLI GÂY BỆNH SƯNG PHÙ ðẦU
(EDEMA DISEASE) TRÊN LỢN CON TẠI MỘT SỐ TỈNH
MIỀN BẮC VIỆT NAM




LUẬN VĂN THẠC SĨ








HÀ NỘI - 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI




ðỖ TUẤN LONG



NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ðẶC TÍNH SINH VẬT HÓA HỌC,
YẾU TỐ ðỘC LỰC VÀ TÍNH MẪN CẢM KHÁNG SINH CỦA
VI KHUẨN ESCHERICHIA COLI GÂY BỆNH SƯNG PHÙ ðẦU
(EDEMA DISEASE) TRÊN LỢN CON TẠI MỘT SỐ TỈNH
MIỀN BẮC VIỆT NAM



CHUYÊN NGÀNH : THÚ Y
MÃ NGÀNH : 60.64.01.01


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :
PGS.TS. TÔ LONG THÀNH
PGS.TS. PHẠM NGỌC THẠCH


HÀ NỘI - 2013
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


ii

LỜI CAM ðOAN



Tôi xin cam ñoan rằng, ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, số liệu
và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng ñược sử dụng
ñể bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam ñoan, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã
ñược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñã ñược chỉ rõ nguồn gốc.


Hà Nội, tháng 11 năm 2013
Tác giả luận văn





ðỗ Tuấn Long
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


iii

LỜI CÀM ƠN

ðể hoàn thành Luận văn này, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi luôn
nhận ñược sự quan tâm giúp ñỡ của các thầy cô giáo và bạn bè ñồng nghiệp.
Nhân dịp này, trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp ñỡ của thầy cô
giáo khoa Thú y, Ban ñào tạo sau ñại học trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội
ñã giảng dạy tôi trong suốt thời gian học tập tại Trường.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô hướng dẫn: PGS.TS.

Phạm Ngọc Thạch, PGS.TS. Tô Long Thành, TS. Nguyễn Thị Kim Oanh. Các
thầy cô ñã tận tình giúp ñỡ, hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện và hoàn
thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn sự giúp ñỡ quí báu của Ban lãnh ñạo, các cán bộ
công nhân viên Trung tâm Chẩn ñoán Thú y Trung ương ñã dành nhiều thời gian
và công sức giúp ñỡ tôi trong quá trình thưc hiện ñề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới người thân trong gia ñình và bạn bè ñồng
nghiệp ñã luôn giúp ñỡ, ñộng viên giúp tôi hoàn thành luận văn này

Hà Nội. tháng 11 năm 2013
Tác giả luận văn



ðỗ Tuấn Long


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


iv

MỤC LỤC


Lời cam ñoan ii
Lời càm ơn iii
Mục lục iv
Danh mục những chữ viết tắt vii
Danh mục bảng viii

Danh mục hình ix
MỞ ðẦU 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Tình hình nghiên cứu về vi khuẩn E.coli và bệnh do chúng gây ra 3
1.1.1 Tình hình nghiên cứu bệnh do vi khuẩn E.coli trên thế giới 3
1.1.2 Tình hình nghiên cứu bệnh do vi khuẩn E.coli ở Việt Nam 4
1.2 ðặc tính sinh học của vi khuẩn E.coli 6
1.2.1 ðặc ñiểm hình thái 6
1.2.2 ðặc tính nuôi cấy 7
1.2.3 ðặc tính sinh hóa 8
1.2.4 Sức ñề kháng 8
1.2.5 Cấu trúc kháng nguyên 9
1.2.6 Các yếu tố gây bệnh của vi khuẩn E.coli 10
1.2.7 Khả năng gây bệnh 14
1.2.8 Tính kháng kháng sinh của vi khuẩn E.coli 15
1.3 Bệnh phù ñầu ở lợn do vi khuẩn E.coli gây ra 16
1.3.1 Mầm bệnh 16
1.3.2 Dịch tễ học 17
1.3.3 Phương thức truyền lây của bệnh 17
1.3.4 Cơ chế gây bệnh 18
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


v

1.3.5 Triệu chứng 19
1.3.6 Bệnh tích 20
1.3.7 Chẩn ñoán 22
1.3.8 Các loại vacxin phòng bệnh phù ñầu 22
CHƯƠNG 2 ðỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG

PHÁP NGHIÊN CỨU
23
2.1 ðối tượng nghiên cứu 23
2.2 ðịa ñiểm nghiên cứu 23
2.3 Nội dung nghiên cứu 23
2.3.1 Xác ñịnh tỷ lệ phân lập vi khuẩn E.coli gây bệnh phù ñầu ở lợn 23
2.3.2 Xác ñịnh ñặc tính sinh học của vi khuẩn E.coli phân lập ñược 23
2.3.3 Xác ñịnh yếu tố ñộc lực của vi khuẩn E.coli phân lập ñược 23
2.3.4 Xác ñịnh serotype của vi khuẩn E.coli phân lập ñược 23
2.3.5 Xác ñịnh khả năng mẫn cảm với kháng sinh của vi khuẩn E.coli
phân lập ñược
23
2.4 Nguyên liệu 23
2.4.1 Mẫu bệnh phẩm lợn 23
2.4.2 Môi trường, nguyên liệu phân lập vi khuẩn, xác ñịnh serotype của
vi khuẩn
24
2.4.3 Hóa chất, dung dịch, cặp mồi dùng trong phản ứng PCR 24
2.4.4 Môi trường, nguyên liệu làm kháng sinh ñồ 24
2.4.5 Dụng cụ, máy móc 25
2.5 Phương pháp nghiên cứu 25
2.5.1 Phương pháp lấy mẫu 25
2.5.2 Phương pháp phân lập, xác ñịnh vi khuẩn E.coli từ mẫu bệnh phẩm 25
2.5.3 Phương pháp giám ñịnh ñặc tính sinh học của vi khuẩn E.coli 25
2.5.4 Xác ñịnh ñộc tố VT2e và kháng nguyên F18 bằng phương pháp PCR 30
2.5.5 Phương pháp xử lý số liệu 31
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


vi


CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 32
3.1 Kết quả thu thập mẫu và phân lập vi khuẩn E.coli 32
3.2 Kết quả xác ñịnh ñặc tính sinh học của vi khuẩn E.coli phân lập ñược 36
3.3 Kết quả xác ñịnh yếu tố ñộc lực của vi khuẩn E.coli phân lập ñược 38
3.3.1 Khả năng dung huyết 38
3.3.2 ðộc tố Verotoxin Vt2e và yếu tố bám dính F18 39
3.4 Kết quả xác ñịnh serotype của vi khuẩn E.coli phân lập ñược 43
3.5 Xác ñịnh khả năng mẫn cảm với kháng sinh của vi khuẩn E.coli
phân lập ñược 46
KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 53
KẾT LUẬN 53
ðỀ NGHỊ 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO 54



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


vii

DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT

E. coli : Escherichia coli
ED : Edema disease
F18 : Fimbriae 18
KN : Kháng nguyên
KT : Kháng thể
PCR : Polymerase Chain Reaction

Stx2e : Shiga toxin 2e
Stx
+
E. coli : Chủng vi khuẩn E. coli có khả năng sản sinh ñộc tố
Shiga toxin
VT2e : Verotoxin 2e
VT2e
+
E. coli : Chủng vi khuẩn E. coli có khả năng sản sinh ñộc tố
Verotoxin 2e


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


viii

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang

2.1 Trình tự nucleotide của cặp mồi xác ñịnh yếu tố ñộc lực của vi
khuẩn E. coli
24
2.2 ðánh giá kết quả ñường kính vòng vô khuẩn theo tiêu chuẩn của
Hội ñồng Quốc gia Hoa Kỳ
29
2.3 Chu trình của phản ứng PCR 31
3.1 Kết quả thu thập mẫu và tỷ lệ phân lập vi khuẩn E. Coli ở các ñịa
phương

32
3.2 Tỷ lệ phân lập vi khuẩn E. coli theo tuổi lợn 34
3.3 Kết quả giám ñịnh sinh hóa của vi khuẩn E. coli phân lập ñược 36
3.4 Kết quả xác ñịnh yếu tố ñộc lực của vi khuẩn E. coli 40
3.5 Kết quả xác ñịnh serotype của vi khuẩn E. coli phân lập ñược 43
3.6 Tỷ lệ các serotype của vi khuẩn E. coli phân lập ñược 44
3.7 Kết quả kháng sinh ñồ của các chủng E. coli phân lập ñược 47
3.8 Kết quả xác ñịnh tính kháng kháng sinh của vi khuẩn E.coli phân
lập ñược theo ñịa phương
49
3.9 Kết quả xác ñịnh tính kháng kháng sinh của vi khuẩn E. coli phân
lập ñược ở lợn theo lứa tuổi 51

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


ix

DANH MỤC HÌNH

STT Tên hình Trang

1.1 Cơ chế gây bệnh sưng phù ñầu của vi khuẩn E.coli 18
1.2 Lợn mất thăng bằng 19
1.3 Phù ruột và hạch màng treo ruột 20
1.4 Phù tích nước dưới da vùng ñầu 20
1.5 Lợn phù ñầu, phù mí mắt, có triệu chứng thần kinh 21
1.6 Phù tích nước ở vùng mặt, mí mắt 21
1.7 Niêm mạc ruột xuất huyết (bên trái) và bình thường(bên phải) 21
1.8 Niêm mạc dạ dày xuất huyết (bên trái) và bình thường (bên phải) 21

2.1 Sơ ñồ chẩn ñoán thường quy bệnh phù do vi khuẩn E.coli 26
3.1 Tỷ lệ phân lập E.coli ở lợn theo lứa tuổi 35
3.2 Bộ sinh hóa cho vi khuẩn E.coli 37
3.3 Khuẩn lạc của vi khuẩn E.coli trên thạch MacConkey (trái), thạch
máu (phải)
38
3.4 Sản phẩm phản ứng PCR xác ñịnh gene VT2e và F18 41
3.5 So sánh tỷ lệ các serotype của vi khuẩn E.coli phân lập ñược 45
3.6 So sánh tỷ lệ mẫn cảm và kháng kháng sinh của các chủng vi
khuẩn E.coli phân lập ñược 48




Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


1

MỞ ðẦU
ðẶT VẤN ðỀ
Trong những năm gần ñây, cùng với sự phát triển chung của nền nông
nghiệp Việt Nam, ngành chăn nuôi nước ta ñã ñạt ñược những bước phát
triển ñáng kể, với mục tiêu ñưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất hàng hóa
ñáp ứng nhu cầu thịt, trứng, sữa trong nước và xuất khẩu. Trong ñó, lợn là
ñối tượng chăn nuôi chính trong các nông hộ, và cũng là hướng phát triển
trang trại rất ñược chú trọng. Nhằm nâng cao giá trị sản xuất của ngành chăn
nuôi, ñáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu, trong những năm gần ñây, chính
phủ ñã ban hành chiến lược phát triển chăn nuôi, trong ñó ñặt ra chỉ tiêu nâng tỷ
trọng của chăn nuôi lợn theo hướng công nghiệp hàng hóa lên từ 30-35% vào

năm 2020. Do ñó, ngành chăn nuôi lợn của Việt Nam ñã và ñang phát triển theo
xu hướng chuyển dịch từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung trên quy mô
lớn, áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, ñã bước ñầu
thu ñược những thành tựu ñáng kể: Tổng số ñầu lợn tăng nhanh qua các năm,
chất lượng và giá trị sản phẩm cũng tăng lên.
Tuy nhiên, việc phát triển nhanh quy mô ñàn lợn cũng tiềm ẩn nhiều vấn
ñề nguy cơ như: Dịch bệnh, ô nhiễm môi trường … ảnh hưởng không nhỏ tới
năng suất chăn nuôi và gây thiệt hại kinh tế lớn cho người chăn nuôi. Một trong
những dịch bệnh ñó là bệnh sưng phù ñầu ở lợn con do vi khuẩn E. coli gây ra.
Bệnh xảy ra ở nhiều nơi, xuất hiện lúc ồ ạt, lúc lẻ tẻ phụ thuộc vào thời tiết, ñiều
kiện chăm sóc quản lý. Ở nước ta hiện nay, việc phòng chống bệnh sưng phù
ñầu ở lợn con còn gặp nhiều khó khăn do vẫn tồn tại hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ,
công tác quản lý chăm sóc và phòng bệnh bằng vacxin ở một số trại chưa tốt.
Hơn nữa, vi khuẩn E. coli hiện nay ñã kháng với nhiều loại kháng sinh gây khó
khăn trong quá trình ñiều trị.
ðể có những hiểu biết toàn diện về ñặc tính gây bệnh của vi khuẩn E. coli
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


2

và ñánh giá tính mẫn cảm kháng sinh của vi khuẩn góp phần tạo cơ sở khoa học
cho việc nghiên cứu, xây dựng các biện pháp phòng trừ hiệu quả, hạn chế tối ña
thiệt hại của bệnh do vi khuẩn E. coli gây ra, chúng tôi tiến hành nghiên cứu ñề
tài: “Nghiên cứu một số ñặc tính sinh vật hóa học, yếu tố ñộc lực và tính mẫn
cảm kháng sinh của vi khuẩn Escherichia coli gây bệnh sưng phù ñầu
(Edema disease) trên lợn con tại một số tỉnh miền Bắc Việt Nam”.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ðỀ TÀI
- Xác ñịnh ñược một số ñặc tính sinh hóa của vi khuẩn E. coli gây bệnh
sưng phù ñầu trên lợn con.

- Xác ñịnh ñược yếu tố ñộc lực của vi khuẩn.
- ðịnh type huyết thanh học.
- Xác ñịnh ñược tính mẫn cảm kháng sinh của vi khuẩn E. coli gây bệnh
phù ñầu ở lợn con.
Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ðỀ TÀI
Nghiên cứu ñã bổ sung những hiểu biết ñầy ñủ hơn về một số ñặc tính
sinh vật hóa học, yếu tố ñộc lực, serotype và tính mẫn cảm kháng sinh của vi
khuẩn E. coli gây bệnh sưng phù ñầu trên lợn con tại một số tỉnh miền Bắc
Việt Nam.
ðề tài có ý nghĩa là cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu tổ hợp các
yếu tố gây bệnh của giống vi khuẩn phân lập ñược, từ ñó có hướng chế tạo
vacxin phòng bệnh hiệu quả, hạn chế tối ña thiệt hại của bệnh do vi khuẩn E.
coli gây ra.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tình hình nghiên cứu về vi khuẩn E. coli và bệnh do chúng gây ra
1.1.1. Tình hình nghiên cứu bệnh do vi khuẩn E. coli trên thế giới
Vi khuẩn Escherichia coli (E. coli) ñược Theobald Escherich phân lập lần
ñầu tiên vào năm 1885 từ phân trẻ em và ñược coi là vi khuẩn vô hại sống trong
ruột già người và ñộng vật. E. coli thường xuất hiện rất sớm ở ñường ruột người
và ñộng vật, ngay sau khi ñẻ 2 giờ và tồn tại cho ñến khi con vật chết. ðến năm
1955, Schofield và Davis mới chứng minh ñược vai trò gây bệnh ñường ruột của
E. coli trên lợn con. Ở ñiều kiện bình thường, các chủng E. coli không gây bệnh,

khi ñiều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh thú y kém, ñiều kiện ngoại cảnh bất
lợi dẫn ñến sức chống ñỡ của con vật suy giảm thì vi khuẩn E. coli trở nên
cường ñộc và có khả năng gây bệnh.
Bệnh phù ñầu ñược mô tả lần ñầu tiên bởi Shanks (1938), dựa trên các
nghiên cứu bệnh qua nhiều năm ở Ireland. Sau ñó, bệnh phù ñầu ñược phát hiện ở
nhiều nước trên thế giới, bệnh ñặc biệt phổ biến trong những năm sau chiến tranh
thế giới thứ hai, khi chăn nuôi lợn công nghiệp phát triển (Timoney,1980).
Schofield và cộng sự (1954) ñã sớm gọi tên là “lợn loạng choạng”, và quan sát
thấy số lượng lợn mắc bệnh tăng lên cùng với việc tăng khẩu phần trong thức ăn.
Sokol và cộng sự (1979) cho rằng, vi khuẩn E. coli cộng sinh có mặt
thường trực trong ñường ruột của người và ñộng vật, trong quá trình sống vi
khuẩn có khả năng tiếp nhận các yếu tố gây bệnh như: yếu tố bám dính (K88,
K99), yếu tố dung huyết (Hly), yếu tố cạnh tranh (Colv), yếu tố kháng kháng
sinh và ñộc tố ñường ruột. Những yếu tố gây bệnh này ñã giúp cho vi khuẩn
E. coli bám dính vào tế bào nhung mao ruột non, xâm nhập vào thành ruột, phát
triển với số lượng lớn. Sau ñó vi khuẩn sản sinh ñộc tố, gây triệu chứng thần
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


4

kinh, phù ñầu, tế bào nhung mao ruột non, gây tiêu chảy.
E. coli không chỉ có ở lợn bệnh mà còn có trong cơ thể các lợn khỏe,
chúng ñược coi là một trong những nguyên nhân gây ra thiệt hại ñáng kể trong
ngành chăn nuôi lợn. Fairbrother và cộng sự (1992), ñã nghiên cứu các yếu tố
gây bệnh ở từng chủng vi khuẩn E. coli phân lập từ các thể bệnh khác nhau, tác
giả ñã ñặt tên các chủng vi khuẩn E. coli theo những yếu tố gây bệnh mà chúng
có khả năng sản sinh ra như: Enterotoxigenic Escherichia coli (ETEC),
Enteropathogenic Escherichia coli (EPEC), Verotoxigenic Escherichia coli
(VTEC), Adherencia Enteropathogenic Escherichia coli (AEEC), và ñã sắp xếp

các serotype cùng mang các yếu tố gây bệnh vào các nhóm gây ra những thể
bệnh ñặc trưng cho từng lứa tuổi bệnh khác nhau.
Davis và cộng sự (1998) ñã nghiên cứu làm rõ vai trò của ba loại kháng
nguyên bám dính K88 trong vi khuẩn E. coli là K88ab, K88ac và K88ad cho
biết: Các chủng vi khuẩn E. coli sản sinh ñộc tố ñường ruột (ETEC) có mang
những kháng nguyên bám dính này ñều gây tiêu chảy nặng dẫn ñến chết ở một
số lợn con. Sự cảm nhiễm bệnh tiêu chảy và phù ñầu ở lợn con có liên quan mật
thiết ñến khả năng bám dính của vi khuẩn E. coli.
Cùng với việc phân lập và nghiên cứu các yếu tố gây bệnh của E. coli,
việc nghiên cứu và sản xuất các chế phẩm phòng bệnh tiêu chảy ở lợn cũng ñã
ñược các nhà khoa học trên thế giới ñặc biệt quan tâm. Akita và cộng sự (1993)
ñã nghiên cứu sản xuất kháng thể ñặc hiệu qua lòng ñỏ trứng gà dùng trong
phòng và chữa bệnh tiêu chảy cho lợn con.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu bệnh do vi khuẩn E. coli ở Việt Nam
Bệnh tiêu chảy và phù ñầu do vi khuẩn E. coli gây ra ñã ñược nghiên cứu
từ lâu tại Việt Nam.
Nguyễn Thị Nội (1986), ñã nghiên cứu vai trò của vi khuẩn E. coli trong
bệnh phân trắng ở lợn con và thăm dò vacxin tiêm phòng ở 7 tỉnh phía bắc gồm:
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


5

Hà Tây, Hải Hưng, Hà Bắc, Bắc Thái, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hoá. Tác
giả ñã xác ñịnh những serotype chủ yếu gây bệnh cho lợn con ở các vùng ñã ñiều
tra là: 0149, 0147, 0141, 0139, 0138, 0117, 0115. ðịnh type kháng nguyên OK có
24 serotype, chế vacxin bằng một số chủng E. coli có chứa kháng nguyên K88
phân lập ñược tại các cơ sở có lợn bệnh, hiệu lực phòng bệnh từ 49% ñến 65,5%.
Nguyễn Khả Ngự (2000), ñã xác ñịnh các yếu tố gây bệnh của E. coli
trong bệnh phù ñầu lợn con ở ñồng bằng Sông Cửu Long cho rằng tỷ lệ bệnh

phù ñầu ở lợn con sảy ra là 58,78%, tỷ lệ chết 53,54% so với lợn ốm. Phân lập
97 chủng E. coli có ñầy ñủ các ñặc tính sinh hoá ñiển hình.
Tìm hiểu nguyên nhân của hội chứng thần kinh, phù mắt ở lợn sau cai sữa,
các tác giả ñã phân lập 135 mẫu hạch màng treo ruột của lợn bệnh phù ñầu, xác
ñịnh các type kháng nguyên của 70 gốc E. coli bao gồm: 0138: K81; 0139: K82;
0141: K85ab; O141: K85ac; K88; K87 (Nguyễn Ngọc Hải và cộng sự, 2000).
Ứng dụng kỹ thuật PCR trong nghiên cứu về vi khuẩn E. coli gây phù trên
lợn sau cai sữa, Nguyễn Ngọc Hải và cộng sự (2001) cho rằng vi khuẩn này có
khả năng tạo ñộc tố Verotoxin, một số chủng sản sinh ñộc tố ñường ruột ST, LT
chỉ gặp ở các chủng E.coli thuộc nhóm kháng nguyên O141, rất ít ở nhóm kháng
nguyên O138 và O139.
Nguyễn Viết Không và cộng sự (2008), nghiên cứu “Biến ñộng kháng thể
kháng E. coli phù ñầu ở lợn chăn nuôi công nghiệp" cho biết: Biến ñộng theo
lứa tuổi của kháng thể ñặc hiệu kháng E. coli gây bệnh phù ñầu ñược khảo sát ở
các lứa tuổi, chăn nuôi kiểu công nghiệp, bằng phương pháp ELISA kháng thể,
sử dụng kháng nguyên F18 - pili.
Nguyễn Thị Kim Lan (2003), ñã ñiều tra tình hình bệnh phù ñầu, những
biểu hiện lâm sàng và bệnh tích của lợn con do E. coli ở một số ñịa phương của
tỉnh Thái Nguyên. Tác giả ñã ñiều tra tổng số 3.754 con có tỷ lệ mắc bệnh trong
ñàn là 45,77%, tỷ lệ lợn chết là 61,44% trong số lợn bị bệnh.
Phạm Ngọc Thạch và cộng sự (2004) ñã nghiên cứu một số ñặc ñiểm
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


6

bệnh lý ở lợn con mắc bệnh phù ñầu do E. coli và biện pháp phòng trị. Tác giả
ñã kiểm tra theo dõi một số chỉ tiêu sinh hoá máu và chỉ tiêu sắc tố mật, so sánh
với lợn khoẻ và thử nghiệm một số kháng sinh ñiều trị, kháng sinh ñiều trị có
hiệu quả là Enrofloxacin, Oxytetracyclin và Colistin.

Nghiên cứu một số ñặc ñiểm dịch tễ học của bệnh phù ñầu lợn con từ 21-
60 ngày tuổi tại huyện Sóc Sơn - Hà Nội cho thấy lợn thường mắc bệnh vào mùa
hè, chiếm 24,23% và mùa ñông 19,27%. Thời gian cai sữa cho lợn cũng ảnh
hưởng ñến tỷ lệ mắc bệnh. Cai sữa cho lợn con vào lúc 45 ngày tuổi có tỷ lệ mắc
bệnh cao nhất 22,97% và cai sữa lúc 21 ngày tuổi có tỷ lệ mắc bệnh thấp nhất
12,65% (Lê Thanh Nghị và cộng sự, 2005).
Như vậy, trong thời gian qua ở nước ta, những nghiên cứu về bệnh phù
ñầu do vi khuẩn E. coli gây ra ñã ñược một số tác giả quan tâm nghiên cứu và
bước ñầu có ñược những kết quả về mầm bệnh. Nhưng ñể có thể khống chế
ñược bệnh thì cần phải có những nghiên cứu sâu hơn nữa về mầm bệnh.
1.2. ðặc tính sinh học của vi khuẩn E. coli
Trực khuẩn ruột già Escherichia coli thuộc họ Enterobacteriaceae, tộc
Escherichieae. Trong các vi khuẩn ñường ruột thì loài Escherichia coli (E. coli)
là phổ biến nhất.
1.2.1. ðặc ñiểm hình thái
E. coli là trực khuẩn ngắn, hai ñầu tròn, kích thước 2-3 x 0,6 µm, ñứng
riêng lẻ ñôi khi xếp thành chuỗi ngắn. Có khi trong môi trường nuôi cấy có
những trực khuẩn dài 4 - 8 µm, những loại này thường gặp trong canh khuẩn
già, chúng bắt màu Gram âm, có thể bắt màu ñều hoặc sẫm ở 2 ñầu.
Vi khuẩn E. coli di ñộng nhờ có lông ở xung quanh thân, nhưng khi nuôi
cấy trong ñiều kiện bất lợi sẽ mất lông và không di ñộng. Vi khuẩn không sinh
nha bào. Nếu lấy vi khuẩn từ khuẩn lạc nhày ñể nhuộm có thể thấy giáp mô, còn
khi soi tươi sẽ không thấy ñược (Nguyễn Như Thanh và cộng sự, 2001).
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


7


1.2.2. ðặc tính nuôi cấy

E. coli là vi khuẩn hiếu khí hay yếm khí tùy tiện. Vi khuẩn có thể phát
triển ở nhiệt ñộ 5- 46
o
C, nhiệt ñộ thích hợp là 37
o
C, pH thích hợp là 7,2- 7,4
nhưng có thể phát triển ñược ở môi trường pH từ 5,5- 8 (Nguyễn Như Thanh và
cộng sự, 2001).
Vi khuẩn có thể phát triển dễ dàng trên các môi trường nuôi cấy thông
thường, một số vi khuẩn có thể phát triển ñược ở môi trường tổng hợp ñơn giản
nên người ta thường chọn chúng làm mẫu ñể nghiên cứu về sinh học. Khi nuôi
cấy trên các môi trường, ñể trong tủ ấm ở 37
o
C sau 24 giờ vi khuẩn sẽ phát triển
như sau:
- Trên môi trường thạch thường: sau 24 giờ hình thành những khuẩn
lạc tròn ướt, bóng láng, không trong suốt, màu tro nhạt, hơi lồi, ñường kính
2-3 mm.
- Trong môi trường nước thịt: sau khi nuôi cấy 37
0
C/24 giờ thấy vi khuẩn
E. coli phát triển tốt, môi trường rất ñục, có cặn màu tro trắng nhạt lắng xuống
ñáy, ñôi khi hình thành màng mỏng xám nhạt trên bề mặt môi trường. Môi
trường có mùi phân thối.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


8

- Trên môi trường thạch máu: hình thành khuẩn lạc to, ướt, lồi, viền

không gọn, màu sáng, kích thước từ 1 - 2 mm. Có khi gây dung huyết.
- Trên môi trường thạch Mac Conkey: hình thành khuẩn lạc màu ñỏ cánh
sen, tròn nhỏ, hơi lồi, không nhày, rìa gọn, không làm chuyển màu môi trường -
Thạch SS (Salmonella – Shigella): E. coli có khuẩn lạc màu ñỏ.
- Môi trường Cimon citrate: khuẩn lạc không màu trên nền xanh lục.
- Môi trường chẩn ñoán chuyên biệt EMB (Eosin Methyl Blue): khuẩn lạc
có màu ánh kim ñặc trưng.
- Môi trường Endo: khuẩn lạc màu ñỏ.
- Trên môi trường thạch Brilliant Green: E. coli hình thành khuẩn lạc
dạng S (Smooth) màu vàng nhạt.
1.2.3. ðặc tính sinh hóa
- Chuyển hóa ñường
Vi khuẩn E. coli có khả năng lên men sinh hơi các loại ñường glucoza,
fructoza, galactoza, lactoza, maniton, mannit, levuloza, xyloza.
Không lên men các loại ñường andonit và innozit, lên men không chắc
chắn với các loại ñường dulciton, saccaroza, salixin.
- Các phản ứng khác
Indol: + Di ñộng: +
Catalaza: + MR: +
Oxidaza: - VP: -
Ureaza: - H
2
S: -
Vi khuẩn E. coli có khả năng hoàn nguyên nitrate thành nitrit, khử
cacboxyl trong môi trường lysine decacboxylase.
1.2.4. Sức ñề kháng
E. coli không sinh nha bào nên nó có sức ñề kháng kém với nhiệt ñộ, bị
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………



9

diệt ở 50
o
C/ 1 giờ, 60
o
C/ 30 phút, ñun sôi ở 100
o
C chết ngay. Các chất sát trùng
thông thường như axit phenic, biclorua thủy ngân, formol 0,2%, hydroperoxit
1‰ diệt vi khuẩn sau 5 phút.
1.2.5. Cấu trúc kháng nguyên
E. coli ñược chia làm các serotype khác nhau dựa theo cấu trúc kháng
nguyên O, K, H và F. Bằng phản ứng ngưng kết, các nhà khoa học ñã tìm ñược
250 serotype O, 89 serotype K, 56 serotype H và một số serotype F (Carter,
1995), (Fairbrother, 1992).
- Kháng nguyên O (kháng nguyên thân - Ohne Hauch): ðây là thành phần
chính của vỏ vi khuẩn và ñược coi như là một yếu tố ñộc lực của vi khuẩn.
Kháng nguyên O có bản chất là Lipopolysaccharide (LPS). LPS ñược cấu tạo
bởi 3 thành phần chính là lipid A, nhân Oligosaccharide (core - Oligosaccharide)
và chuỗi O - specific polysaccharide. Các nhóm kháng nguyên O của vi khuẩn
ñược xác ñịnh dựa trên sự khác nhau của phần O - specific polysaccharide.
Kháng nguyên O khi gặp kháng huyết thanh tương ứng sẽ xảy ra phản ứng
ngưng kết. Ngưng kết kháng nguyên tạo thành những hạt nhỏ, khó tan.
Kháng nguyên O chịu ñược nhiệt, không bị phá hủy khi ñun nóng ở 100
o
C
trong 2 giờ. Dưới tác ñộng của cồn, axit HCl nồng ñộ 1N chịu ñược 20 giờ
nhưng lại bị phá hủy bởi formol 0,5%.
- Kháng nguyên H (kháng nguyên lông - Hauch): Kháng nguyên H là

thành phần lông của vi khuẩn, có bản chất protein.
Kháng nguyên H có ñặc tính dễ bị phá hủy ở 60
o
C trong 1 giờ, bị cồn và
các enzyme phân giải protein phá hủy; kháng nguyên H vẫn tồn tại khi xử lý
bằng formol 0,5%. Kháng nguyên H không phải là yếu tố ñộc lực của vi khuẩn,
nhưng có khả năng tạo miễn dịch mạnh. Phản ứng miễn dịch xảy ra nhanh hơn
so với kháng nguyên O.
Kháng nguyên H của vi khuẩn E. coli không có vai trò bám dính, không có
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


10

ñộc tính và cũng không có ý nghĩa trong ñáp ứng miễn dịch phòng vệ nên ít
ñược quan tâm nghiên cứu nhưng nó có ý nghĩa rất lớn trong xác ñịnh giống loài
của vi khuẩn (Orskov. F, 1978).
- Kháng nguyên K (Kháng nguyên giáp mô - Capsular)
Kháng nguyên K còn ñược gọi là kháng nguyên bề mặt (OMP - Outer
membrane protein) và có bản chất hóa học là polysaccharide.
Vai trò của kháng nguyên K chưa ñược thống nhất. Có ý kiến cho rằng
kháng nguyên K không có ý nghĩa về ñộc lực. Ý kiến khác cho rằng kháng
nguyên K có ý nghĩa về ñộc lực vì nó tham gia bảo vệ vi khuẩn trước những yếu
tố phòng vệ của vật chủ và giúp gắn kết kháng nguyên bám dính vào tế bào biểu
mô nhung mao ruột dễ dàng.
- Kháng nguyên F (Kháng nguyên Fimbriae - kháng nguyên bám dính)
Hầu hết các chủng E. coli gây bệnh ñều sản sinh ra một hoặc nhiều kháng
nguyên bám dính. Kháng nguyên bám dính giúp vi khuẩn bám vào các thụ thể
ñặc hiệu trên bề mặt tế bào biểu mô ruột và lớp trên màng nhày ñể xâm nhập và
gây bệnh, ñồng thời chống lại khả năng ñào thải vi khuẩn của nhu ñộng ruột.

Một số loại kháng nguyên bám dính của vi khuẩn E. coli thuộc nhóm
ETEC (Enterotoxigenic E. coli ) gây bệnh chủ yếu cho lợn là F4 (K88), F5
(K99), F6 (987P), F18 và F41 (Cater.G.R và cs, 1995).
1.2.6. Các yếu tố gây bệnh của vi khuẩn E. coli
a. Yếu tố bám dính
ðể gây bệnh, các chủng ETEC, EPEC phải bám dính lên trên tế bào biểu
mô của ruột non. Quá trình bám dính ñược thực hiện qua 3 giai ñoạn: hấp thụ,
gắn kết và bám dính. Hầu hết các chủng ETEC ñều có các yếu tố bám dính bao
gồm F4, F5, F6, F17, F18, F41, F42 và F165.
Các chủng E. coli gây bệnh phù ñầu thường có yếu tố bám dính là F18,
ñược Bertchinger phát hiện năm 1988 trên những chủng E. coli phân lập từ lợn
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


11

mắc bệnh phù ñầu (Berschinger và cs, 1988). Có 2 biến chủng F18 ñược ghi
nhận dựa vào tính kháng nguyên chung (a) và 2 yếu tố ñặc hiệu (b) và (c),
thường gọi là F18ab và F18ac (Smeds và cs, 2001). Hai biến chủng này có thể
phân biệt ñược bằng phản ứng huyết thanh học. Biến chủng F18ab thường gặp ở
các chủng E. coli thuộc nhóm kháng nguyên O139, có sản sinh ñộc tố Shiga
biến thể 2e (Stx2e) gây phù ñầu lợn sau cai sữa. Biến chủng F18ac thường gặp ở
các chủng vi khuẩn E. coli thuộc nhóm kháng nguyên O138, O141, O149 và có
khả năng sinh ñộc tố ñường ruột gây tiêu chảy ở lợn con trước và sau cai sữa
(Nagy và cs, 1997).
b. Yếu tố xâm nhập
Yếu tố xâm nhập giúp cho vi khuẩn E. coli qua ñược hàng rào bảo vệ của
lớp nhầy (mucosa) trên bề mặt niêm mạc ñể xâm nhập vào tế bào biểu mô ñồng
thời sản sinh và phát triển trong lớp tế bào này. Trong khi ñó, những vi khuẩn
khác không có khả năng xâm nhập không thể qua ñược hàng rào bảo vệ của lớp

màng nhầy hoặc khi qua ñược hàng rào này sẽ bị bắt bởi tế bào ñại thực bào của
tổ chức hạ niêm mạc (Giannella và cs, 1976).
c. Vai trò gây bệnh của các yếu tố kháng nguyên
Vi khuẩn E. coli có nhiều loại kháng nguyên. Trong ñó, có loại tạo miễn
dịch phòng vệ cho vật chủ, có loại không tạo miễn dịch cho vật chủ nhưng ñều
tham gia quá trình gây bệnh bằng cách tạo ñiều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào
tế bào vật chủ và tham gia vào quá trình gây bệnh bằng cách tạo ñiều kiện cho vi
khuẩn xâm nhập vào tế bào vật chủ và tham gia vào quá trình kháng lại các yếu
tố phòng vệ tự nhiên của vật chủ.
Các kháng nguyên tham gia quá trình trên gồm kháng nguyên O, kháng
nguyên K, kháng nguyên F (Garten và cs, 1974).
d. Yếu tố dung huyết (Hly) của vi khuẩn E. coli
Vi khuẩn E. coli có khả năng tiết men Haemolyzin làm phân hủy hồng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


12

cầu gây dung huyết, ñây ñược coi là một yếu tố ñộc lực gây bệnh của vi khuẩn.
E. coli phân lập từ cơ quan cảm nhiễm ngoài ñường ruột có khả năng
dung huyết cao hơn nhiều so với E. coli phân lập từ phân.
Có 4 kiểu dung huyết của vi khuẩn E. coli là: α - haemolysin, β -
haemolysin, γ - haemolysin, ε - haemolysin nhưng quan trong nhất là kiểu α -
haemolysin và β - haemolysin (Smith, 1963).
e. ðộc tố của vi khuẩn E. coli
E. coli bám dính, xâm nhập vào niêm mạc ruột và sản sinh ra các loại ñộc
tố ñường ruột. Các ñộc tố này làm thay ñổi quá trình trao ñổi chất và chất ñiện
giải ở ruột non, dịch ruột non tiết ra quá nhiều và không ñược hấp thu ở ruột già
gây tiêu chảy. Sản sinh ñộc tố ñược xem là một khả năng quan trọng của vi
khuẩn E. coli. ðộc tố và yếu tố bám dính là những yếu tố ñộc lực vô cùng quan

trọng. Vi khuẩn E. coli sản sinh nhiều loại ñộc tố: nhóm ñộc tố ñường ruột
(Enterotoxin), nhóm ñộc tố tế bào (Shiga/ Verotoxin), Neurotoxin. Mỗi loại ñộc
tố gắn với một thể bệnh mà chúng gây ra. Trong ñó, nhóm ñộc tố tế bào
Verotoxin là nguyên nhân gây bệnh sưng phù ñầu lợn.
* ðộc tố tế bào Verotoxin (VT2e) gây bệnh phù ñầu ở lợn
Từ năm 1977, Konowalchuck và cs ñã phát hiện một loại ñộc tố hoạt
ñộng trong môi trường nuôi cấy tế bào Vero (do ñó ñược ñặt tên là ñộc tố tế bào
Vero), ñược sản sinh bởi vi khuẩn E. coli gây bệnh tiêu chảy ở người, tiêu chảy
và bệnh phù ñầu ở lợn con.
Cũng trong năm ñó, Konowalchuck và cộng sự (1977), O’Bien và cộng sự
(1977) tìm thấy một số chủng E. coli , bao gồm cả chủng H30 ở người, có ñộc tố
tế bào trong môi trường nuôi cấy tế bào Hela. ðộc tố tế bào này ñược trung hòa
bởi kháng thể ñặc hiệu cho ñộc tố Shiga (Stx) của vi khuẩn gây bệnh lỵ, do ñó
nó còn ñược gọi là ñộc tố giống như Shiga (SLT).
ðến năm 1987, Marques và cộng sự ñã so sánh ñộc tố sản sinh ra do các
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


13

chủng vi khuẩn E. coli gây bệnh phù ñầu ở lợn với các chủng sinh SLT I và
SLT II gây bệnh ở người và kết luận rằng yếu tố ñộc lực này là một biến chủng
của SLT II nên sau ñó ñược ký hiệu là SLT-IIe.
Sự phát hiện của các nhóm nghiên cứu khác nhau về các loại ñộc tố tế bào
này ñã ñưa ra nhiều thuật ngữ tương ñồng. Thuật ngữ ñộc tố Vero (VTs) hay ñộc
tố giống như Shiga (SLTs) ñược sử dụng trong nhiều năm bởi các nhà nghiên
cứu ở Canada và Anh, nhưng nhóm nghiên cứu ở Mỹ lại hay dùng thuật ngữ vi
khuẩn E. coli gây ñộc tố Vero (VTEC) hay vi khuẩn E. coli sản sinh ñộc tố
giống như Shiga, mặc dù chúng là những từ ñể chỉ một khái niệm như nhau. Gần
ñây, Caldewood và cộng sự (1996) ñã ñề nghị sử dụng tên ñộc tố Shiga (Shiga

toxin - Stx) cho tất cả những ñộc tố tế bào này.
Stx sản sinh bởi E. coli bao gồm 2 nhóm: Stx1 là nhóm ñộc tố giống như
Stx của vi khuẩn gây bệnh lỵ, và Stx2 là nhóm ñộc tố có liên hệ với Stx.
Loại Stx1 ñược sản sinh từ chủng E. coli H19, H30, các loại ñộc tố khác
nhau trong nhóm Stx1 chỉ khác nhau ở một axit amin và không gây khác biệt ở
tính ñộc tố hay tính kháng nguyên.
ðộc tố Stx2e (Shiga toxin 2e) hay VT2e ở lợn là một loại trong nhóm ñộc
tố Stx2 với một số khác biệt trong ñặc tính sinh học. Stx1 và Stx2 gây ñộc cho
các tế bào Hela. Stx2e kém ñộc hơn so với các loại ñộc tố Stx2 khác. Stx2e ñộc
hơn cho tế bào Vero từ 10-100 lần so với tế bào Hela. Các quan sát này có liên
quan tới lượng receptor chuyên biệt có mặt trên các loại tế bào (Blanco, 1983).
Stx2e ñóng vai trò quan trọng trong nguyên nhân gây bệnh và sự xuất
hiện các triệu chứng của bệnh phù ñầu. Sau khi tụ ñám và phát triển ở ruột, vi
khuẩn E. coli sinh ñộc tố Shiga (STEC) sản sinh ra Stx2e, ñộc tố này ñi qua tế
bào biểu mô ruột vào máu. Từ ñó Stx2e gắn kết với các receptor có mặt ở các tế
bào màng trong của ñộng mạch, các tiểu ñộng mạch ở các mô và cơ quan khác
nhau gây ra các tổn thương vi thể. ðó cũng là cơ sở của những tổn thương ñại
thể và triệu chứng lâm sàng.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


14

Triệu chứng cũng có thể thấy khi tiêm tĩnh mạch ñộc tố Stx2e tinh lọc
(Macleod và cộng sự, 1991).
1.2.7. Khả năng gây bệnh
Căn cứ vào các yếu tố gây bệnh, vi khuẩn E. coli ñược chia làm 6 nhóm
chính (Trích theo Võ Thành Thìn, 2012).
- Enteropathogenic E. coli (EPEC): mang yếu tố bám dính và có khả năng
xâm nhiễm vào ruột non, phá hủy lớp tế bào biểu mô ruột; gây triệu chứng sốt,

tiêu chảy. Vi khuẩn nhóm này gây bệnh ở người, thỏ, chó, mèo, lợn và ngựa.
- Enterotoxigenic E. coli (ETEC): Vi khuẩn nhóm này thường có khả năng
mang một số kháng nguyên bám dính (kháng nguyên pili và sinh ñộc tố ñường
tiêu hóa LT (heat labile enterotoxin) và ST (heat stable enterotoxin). Vi khuẩn
nhóm này thường gây bệnh tiêu chảy trên người, lợn, cừu, gà, bò, chó và ngựa
- Enteroinvasive E. coli (EIEC): Vi khuẩn xâm nhiễm vào biểu mô tế bào
ruột kết, làm dung giải thể thực bào (phagosome). Vi khuẩn nhóm này chủ yếu
phân lập ñược ở người.
- Enterohaemorhagic E. coli (EHEC): Vi khuẩn nhóm này thường sản
sinh yếu tố xâm nhiễm, ñộc tố Shiga (Stx). Quá trình xâm nhiễm và gây bệnh
thường gây nên những bệnh lý tế bào rất nặng. Vi khuẩn thường phân lập ñược
từ người và ñộng vật nhai lại.
Dựa trên khả năng sinh ñộc tố Shiga của vi khuẩn thuộc nhóm EHEC,
một số tác giả xếp vi khuẩn này vào 1 nhóm khác là Shiga-toxin producing
E. coli (STEC) hay còn có tên khác là Verotoxigenic E. coli (VTEC).
- Enteroaggregative E. coli (EAEC): Vi khuẩn bám lên trên thành ruột
non và ruột già, sản sinh ñộc tố tế bào và ñộc tố ñường tiêu hóa (EAST1). Vi
khuẩn nhóm này chỉ có thể tìm thấy ở người và có thể ở lợn, bò.
- Diffusely adherent E. coli (DAEC): có thể tìm thấy trong ruột non, ñặc
biệt là ở trẻ em từ 12 tháng tuổi trở lên.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


15

1.2.8. Tính kháng kháng sinh của vi khuẩn E. coli
Hiện nay, việc sử dụng kháng sinh trong thú y chưa ñược quản lý chặt
chẽ, người chăn nuôi sử dụng kháng sinh sai nguyên tắc, hầu hết sử dụng kháng
sinh tổng hợp ñể ñiều trị bệnh mà không xác ñịnh chính xác nguyên nhân gây
bệnh, dùng kháng sinh ñể phòng bệnh, trộn kháng sinh vào thức ăn ñể phòng

bệnh và kích thích tăng trưởng… Do ñó, hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn
ngày càng gia tăng khiến cho việc ñiều trị bệnh do vi khuẩn gây ra gặp rất nhiều
khó khăn. Nhiều loại kháng sinh ñã bị kháng hoàn toàn dẫn ñến các nguồn
kháng sinh sử dụng ñược bị thu hẹp. Trong ñó, vi khuẩn E. coli cho ñến nay ñã
có khả năng kháng nhiều loại kháng sinh và việc nghiên cứu tính mẫn cảm
kháng sinh của E. coli ñang ñược các nhà khoa học quan tâm nhằm ñưa ra ñược
phác ñồ ñiều trị hiệu quả nhất.
Yếu tố quy ñịnh khả năng kháng kháng sinh của vi khuẩn E. coli nằm
trong plasmid. Các plasmid có trong tế bào vi khuẩn E. coli nói riêng và vi
khuẩn thuộc họ vi khuẩn ñường ruột nói chung có khả năng tồn tại, nhân lên và
chuyển giao giữa các chủng vi khuẩn. Vì vậy, nó có vai trò hết sức quan trọng
trong việc gieo rắc tính kháng thuốc. Sử dụng một loại thuốc hóa học trị liệu nào
ñiều trị vi khuẩn E. coli trong một thời gian dài thì vi khuẩn sẽ có khả năng
kháng không chỉ thuốc ñó mà cả các thuốc khác nữa. Các gen quy ñịnh tính
kháng thuốc thường là: gen bla
CMY2
kháng với các kháng sinh nhóm
Cephalosporin, gen dfA17 kháng với Trimethoprim, gen aadA5 kháng với
Spectinomycin. Ngoài ra, vi khuẩn E. coli còn có khả năng truyền kháng theo
chiều ngang cho nhiều loại vi khuẩn khác như: Salmonella sp, Klebsiella
pneumonia, Proteus .Carl M Schroeder et al (2002) ñã nghiên cứu tính kháng
thuốc của 752 chủng E. coli ñược phân lập ở người và ñộng vật cho biết: Với
các chủng phân lâp từ gia súc gia cầm có 71% chủng kháng với Streptomycin,
63% chủng kháng với Tetracyclin, 20% kháng với Gentamycin, 16% kháng với

×