Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Nghiên cứu mức năng lượng, protein và lysine thích hợp cho lợn cái hậu bị giống landrace và yorkshire trong điều kiện nuôi dưỡng tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.99 MB, 94 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI





NGUYỄN THỊ HUẾ



NGHIÊN CỨU MỨC NĂNG LƯỢNG, PROTEIN
VÀ LYSINE THÍCH HỢP CHO LỢN CÁI HẬU BỊ
GIỐNG LANDRACE VÀ YORKSHIRE TRONG
ðIỀU KIỆN NUÔI DƯỠNG TẠI VIỆT NAM




LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP




Chuyên ngành : Chăn nuôi
Mã số : 60.62.01.05

Người hướng dẫn khoa học : TS. TRẦN QUỐC VIỆT
PGS.TS. NGUYỄN BÁ MÙI



HÀ NỘI - 2013
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


i

LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam ñoan rằng, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn
ñã ñược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñược chỉ rõ
nguồn gốc.

Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2013
Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Huế
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


ii

LỜI CẢM ƠN

Nhân dịp hoàn thành luận văn, tôi xin ñược bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc tới TS. Trần Quốc Việt bộ môn Dinh dưỡng Thức ăn chăn nuôi -
Viện chăn nuôi; thầy giáo PGS.TS Nguyễn Bá Mùi bộ môn Hóa sinh –

Sinh lý ñộng vật khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng thủy sản trường ðH
Nông nghiệp Hà Nội, ñã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tận tình tôi trong
quá trình thực hiện ñề tài và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin ñược gửi lời cảm ơn chân thành tới các Thầy cô giáo trong
Bộ môn Hóa sinh – Sinh lý ñộng vật ñã giúp ñỡ và ñóng góp nhiều ý
kiến quý báu trong quá trình nghiên cứu và thực hiện ñề tài.
Lời cảm ơn chân thành của tôi xin ñược gửi tới các bác, các cô, các
chú trong trại lợn giống ngoại Phú Long, xã Phú Long, huyện Nho Quan,
tỉnh Ninh Bình ñã hợp tác và giúp ñỡ tôi trong quá trình thực hiện ñề tài.
Tôi xin ñược bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới, gia ñình cùng bạn bè
ñồng nghiệp ñã giúp ñỡ ñộng viên tôi trong suốt thời gian qua.

Tác giả luận văn



Nguyễn Thị Huế

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ðOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC BIỂU ðỒ viii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ix

PHẦN 1. MỞ ðẦU 1
1.1. ðặt vấn ñề 1
1.2. Mục ñích của ñề tài: 2
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
I. Dinh dưỡng năng lượng và nhu cầu năng lượng của lợn 3
1. Dinh dưỡng năng lượng 3
1.1. Vai trò của năng lượng ñối với lợn 3
1.2. Các dạng năng lượng trong thức ăn của lợn 3
1.2.1. Năng lượng thô (Gross Energy) 3
1.2.2. Năng lượng tiêu hóa (Digestible energy) 4
1.2.3. Năng lượng trao ñổi ( Metabolizable Energy) 5
1.2.4. Năng lượng thuần (NE – Net Energy) 6
2. Nhu cầu năng lượng của lợn 7
2.1. Nhu cầu năng lượng của lợn con 7
2.2. Nhu cầu năng lượng của lợn ñang sinh trưởng 8
2.3. Nhu cầu năng lượng của lợn nái sinh sản 9
2.3.1. Nhu cầu năng lượng cho nái chửa 11
2.3.2. Nhu cầu năng lượng của nái nuôi con. 13
2.4. Nhu cầu năng lượng của lợn hậu bị 14
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


iv

II. Dinh dưỡng Protein và Axit amin 14
1. Nhu cầu và biện pháp cân ñối protein, axit amin của lợn 15
1.1. Nhu cầu protein, axit amin của lợn con 17
1.2. Nhu cầu protein, axit amin của lợn nái chửa 18

1.3. Nhu cầu protein, axit amin cho lợn nái nuôi con 19
1.4. Biện pháp cân ñối axit amin 20
2. Protein lý tưởng và tỷ lệ các axit amin trong khẩu phần ăn cho lợn cái hậu bị 23
III. Ảnh hưởng của mức năng lượng, protein, axit amin ñến năng suất sinh sản
của lợn 25
V. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 31
1. Nghiên cứu ngoài nước 31
2. Nghiên cứu trong nước 37
PHẦN 3. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40
3.1. Vật liệu nghiên cứu 40
3.2. ðịa ñiểm, thời gian nghiên cứu 40
3.2.1. ðịa ñiểm nghiên cứu 40
3.2.2. Thời gian tiến hành 40
3.3. Nội dung nghiên cứu 40
3.4. Phương pháp nghiên cứu 40
3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm 41
3.4.2. Phương thức nuôi dưỡng 44
3.4.3. Các chỉ tiêu theo dõi 45
3.4.4. Phương pháp xác ñịnh các chỉ tiêu theo dõi 45
3.4. Phương pháp xử lý số liệu 47
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 48
4.1. Ảnh hưởng của các mức năng lượng, protein và Lysine trong khẩu phần
ñến sinh trưởng, ñộ dày mỡ lưng của lợn cái hậu bị giống Landrace và
Yorkshire 48
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


v

4.1.1. Ảnh hưởng của các mức năng lượng, protein và lysine trong khẩu phần

ñến khả năng thành thục của lợn hậu bị 48
4.1.2. Ảnh hưởng của các mức năng lượng, protein và lysine trong khẩu phần
ñến sinh trưởng, ñộ dày mỡ lưng của lợn cái hậu bị giống Landrace,
Yorkshire 52
4.2. Hiệu quả sử dụng thức ăn ở các mức năng lượng của lợn thí nghiệm 57
4.2.1. Hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn cái hậu giai ñoạn từ 50kg ñến phối
giống lần ñầu 57
4.2.2. Chi phí thức ăn cho 1kg tăng trọng của lợn hậu bị 59
4.3. Ảnh hưởng của các mức năng lượng, lysine trong khẩu phần ở giai ñoạn hậu
bị ñến một số chỉ tiêu năng suất sinh sản ở lứa ñẻ ñầu tiên của lợn hậu bị 61
4.3.1. Năng suất sinh sản ở lứa ñẻ ñầu tiên của lợn hậu bị 61
4.3.2. Tiêu tốn thức ăn cho 1kg lợn con cai sữa 65
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 68
5.1. Kết luận 68
5.2. ðề nghị 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
PHỤ LỤC 79
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


vi

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Mức năng lượng cần bổ sung cho lợn con 7
Bảng 2.2 : Tỷ lệ lý tưởng các axit amin ñối với lysine cho duy trì, phát triển
protein, tổng hợp sữa và mô cơ thể 16
Bảng 2.3: Nhu cầu protein và axit amin lợn con 17
Bảng 2.4: Axit amin trong khẩu phần của lợn ñang sinh trưởng 21
Bảng 2.5: Protein tham gia chu chuyển ở lợn nái hậu bị qua các ñộ tuổi 23

Bảng 2.6: Tiêu chuẩn ăn cho nái hậu bị 24
Bảng 2.7: Tiêu chuẩn ăn của lợn nái hậu bị tính theo NRC, 1998 24
Bảng 2.8: Nhu cầu sinh trưởng cho lợn nái chuẩn bị phối giống 25
Bảng 2.9: Ảnh hưởng của mức ăn trước kỳ ñộng dục tới số lượng trứng rụng 28
Bảng 2.10 : Ảnh hưởng mức ăn trước thời kỳ ñộng dục tới số lượng trứng rụng 28
Bảng 3.1: Bố trí thí nghiệm 42
Bảng 3.2. Khẩu phần ăn cho lợn thí nghiệm 43
Bảng 4.1. Ảnh hưởng của các mức năng lượng, protein và lysine tới khả năng
thành thục của lợn hậu bị giống Landrace 49
Bảng 4.2. Ảnh hưởng của các mức năng lượng, protein và lysine tới khả năng
thành thục của lợn hậu bị giống Yorkshire 50
Bảng 4.3. Tốc ñộ sinh trưởng và ñộ dày mỡ lưng của lợn cái hậu bị giống
Landrace 53
Bảng 4.4. Tốc ñộ sinh trưởng và ñộ dày mỡ lưng của lợn cái hậu bị giống
Yorkshire 55
Bảng 4.5: Tiêu tốn thức ăn của lợn cái hậu bị giống Landrace giai ñoạn từ 50
kg ñến phối giống lần ñầu 57
Bảng 4.6: Tiêu tốn thức ăn của lợn cái hậu giống Yorkshire giai ñoạn từ 50 kg
ñến phối giống lần ñầu. 58
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


vii

Bảng 4.7: Chi phí thức ăn cho 1kg tăng trọng ở các mức năng lượng protein
và lysine của lợn hậu bị giống Landrace 59
Bảng 4.8: Chi phí thức ăn cho 1kg tăng trọng ở các mức năng lượng protein
và lysine của lợn hậu bị giốngYorkshire 60
Bảng 4.9. Ảnh hưởng của các mức năng lượng, protein và lysine trong khẩu
phần ở giai ñoạn hậu bị ñến một số chỉ tiêu năng suất sinh sản ở lứa ñẻ ñầu

tiên của lợn giống Landrace 62
Bảng 4.10. Ảnh hưởng của các mức năng lượng, protein và lysine trong khẩu
phần ở giai ñoạn hậu bị ñến một số chỉ tiêu năng suất 63
sinh sản ở lứa ñẻ ñầu tiên của lợn Yorkshire 63
Bảng 4.11. Tiêu tốn thức ăn cho 1kg lợn con cai sữa giống Landrace 65
Bảng 4.12. Tiêu tốn thức ăn cho 1kg lợn con cai sữa giống Yorkshire 66
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


viii

DANH MỤC BIỂU ðỒ

Biểu ñồ 2.1: Nhu cầu lysine (% khẩu phần) giảm khi thể trọng tăng 22
Biểu ñồ 4.1: Tốc ñộ sinh trưởng của lợn hậu bị giống Landrace qua các
giai ñoạn 53
Biểu ñồ 4.2: ðộ dày mỡ lưng lợn hậu bị giống Landrace 54
Biểu ñồ 4.3: Tốc ñộ sinh trưởng của lợn hậu bị giống Yorkshire qua các
giai ñoạn 55
Biểu ñồ 4.4: ðộ dày mỡ lưng lợn hậu bị giống Yorkshire ở 3 lô thí nghiệm.56
Biểu ñồ 4.5: Chi phí thức ăn cho 1 kg tăng trọng lợn hậu bị giống Landrace 60
Biểu ñồ 4.6: Chi phí thức ăn cho 1kg tăng trọng lợn hậu bị giống Yorkshire 61
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


ix

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CPTĂ Chi phí thức ăn

CS Cai sữa
ðD ðộng dục
ðDLð ðộng dục lần ñâu
ðDML ðộ dày mỡ lưng
Gð Giai ñoạn
KL Khối lượng
PGL1 Phối giống lần 1
SCCS Số con cai sữa
SS Sơ sinh
SSCS Sơ sinh còn sống
ST Sinh trưởng
TAHB Thức ăn hậu bị
TĂ Thức ăn
TT Tăng trọng
TTTĂ Tiêu tốn thức ăn
L Landrace
Y Yorkshire

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


1

PHẦN 1. MỞ ðẦU

1.1. ðặt vấn ñề
Chăn nuôi lợn hậu bị là bước khởi ñầu của nghề nuôi lợn nái sinh
sản, vì vậy lợn hậu bị có ý nghĩa quyết ñịnh ñến chất lượng ñàn nái và hiệu
quả kinh tế chăn nuôi lợn sau này. ðể ñạt ñược mục ñích thay thế ñàn nái loại
thải, lợn hậu bị phải ñáp ứng ñủ những chỉ tiêu như ñộ tuổi, khối lượng cơ

thể, sinh lý thành thục trước khi chọn giống cũng như cân ñối lượng thịt nạc
và mỡ tích lũy tối ưu tại thời ñiểm phối giống ñầu tiên.
Trong chăn nuôi lợn cái hậu bị thì chế ñộ nuôi dưỡng, chăm sóc ảnh
hưởng rất lớn ñến sự thành thục về tính cũng như ảnh hưởng trực tiếp ñến tốc
ñộ sinh trưởng và khả năng tích luỹ mỡ. Trong cùng một giống những cá thể
ñược chăm sóc tốt với khẩu phần ñầy ñủ và cân bằng về năng lượng, protein,
vitamin, khoáng chất thì tuổi thành thục sớm hơn những cá thể nuôi dưỡng
trong ñiều kiện kém. Việc nuôi dưỡng chăm sóc lợn nái hậu bị phải ñúng kỹ
thuật ñảm bảo lợn không ñược quá béo hoặc quá gầy. Vì quá béo sẽ gây nên
hiện tượng nân sổi, còn gầy quá sẽ gây nên hiện tượng không ñộng dục hay
chậm ñộng dục hoặc ñộng dục không ñều ñặn, giảm khả năng sinh sản hay tốc
ñộ sinh trưởng chậm không ñủ tiêu chuẩn phối giống (mặc dù ñã ñến tuổi
phối giống).
Như vậy ñể ñảm bảo lợn cái hậu bị ñưa vào làm giống có năng suất
sinh sản cao và tuổi thọ kéo dài thì chúng cần ñược ñáp ứng ñủ lượng dinh
dưỡng. Trong số các chất dinh dưỡng mà gia súc yêu cầu thì năng lượng và
protein là quan trọng nhất vì chúng ñược coi như nguồn vật liệu cơ bản tạo
nên các mô trong cơ thể. ðiều này ñặt ra một câu hỏi cho các nhà nghiên cứu
dinh dưỡng gia súc là làm thế nào ñể cung cấp ñủ nhu cầu năng lượng và
protein cho lợn cái hậu bị. ðể trả lời câu hỏi này việc nghiên cứu xác ñịnh
tiêu chuẩn ăn cho lợn hậu bị ñã ñược tiến hành ở nhiều nước trên thế giới. Kết
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


2

quả ñã tạo nên những khuyến cáo tiêu chuẩn về nhu cầu dinh dưỡng cho lợn
hậu bị, nổi bật như các khuyến cáo của IRNA (Pháp), ARC (Anh), NRC
(Mỹ). Tuy nhiên ở mỗi khuyến cáo lại mang tính ñặc thù riêng vì chúng ñược
xây dựng từ các số liệu dựa trên nghiên cứu trong ñiều kiện nghiên cứu khác

nhau. Hơn thế nữa, cho ñến nay hầu như các khuyến cáo này ñều quá cũ và
không phù hợp với tình hình phát triển chăn nuôi, ñặc biệt là sự tiến bộ về di
truyền ñòi hỏi các chế ñộ nuôi dưỡng phải phù hợp ñể phát huy tối ña tiềm
năng sinh trưởng và sinh sản của con vật.
Ở nước ta trong những năm gần ñây ngành nuôi lợn giống ngoại phát
triển rất mạnh mẽ. Bên cạnh ñó ñã có một số công trình nghiên cứu xác ñịnh
nhu cầu năng lượng và axit amin cho lợn thịt và lợn nái giống ngoại, tuy
nhiên các nghiên cứu trên lợn hậu bị hầu như chưa ñược quan tâm. Các công
trình nghiên cứu về lĩnh vực nuôi lợn cái hậu bị giống ngoại còn rất ít. Cho tới
nay hầu hết các nhà chăn nuôi hay các nhà sản xuất thức ăn ñã và ñang áp
dụng các khuyến cáo từ nước ngoài (NRC, 1998; ARC, 1981), trong khi các
khuyến cáo này cũng ñang dần trở lên lạc hậu và cần phải cập nhật. Trước
tình hình ñó chúng tôi tiến hành ñề tài: “Nghiên cứu mức năng lượng,
protein và lysine thích hợp cho lợn cái hậu bị giống Landrace và Yorkshire
trong ñiều kiện nuôi dưỡng tại Việt Nam”. ðề tài sẽ giúp cho người chăn
nuôi có ñược một khẩu phần ăn phù hợp nhất cho lợn cái giai ñoạn hậu bị, từ
ñó nâng cao số lượng và chất lượng ñàn lợn ngoại ở nước ta.
1.2. Mục ñích của ñề tài:
Xác ñịnh ñược các mức năng lượng, protein và lysine thích hợp trong
khẩu phần thức ăn cho lợn cái hậu bị giống Landrace và Yorkshire nuôi tại
Việt Nam.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


3

PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

I. Dinh dưỡng năng lượng và nhu cầu năng lượng của lợn
1. Dinh dưỡng năng lượng

1.1. Vai trò của năng lượng ñối với lợn
Theo Lê Hồng Mận và Bùi ðức Lũng (2003) thì mọi hoạt ñộng sống,
phát triển, sinh sản của lợn ñều gắn liền với quá trình sử dụng và trao ñổi
năng lượng. Năng lượng trong thức ăn ñược tiềm trữ trong các dạng vật chất
của thức ăn như mỡ, ñường, protein, hydratcacbon. Lợn nhận ñược năng
lượng thức ăn từ bên ngoài, thông qua tiêu hóa hấp thu. Năng lượng (dưới
dạng tích lũy mỡ, ñường) tham gia cấu tạo nên tế bào thần kinh, vỏ bọc dây
thần kinh, tạo thành hợp chất quan trọng như lipoproteit, glucoproteit có trong
mô màng tế bào thần kinh, trong tuyến ngoại tiết. Mỡ (lipit) vừa dự trữ cung
cấp năng lượng, vừa làm mô ñệm dưới da, bao quanh ñường tiêu hóa, tuần
hoàn, hô hấp ñể chống tác ñộng cơ học, chống nóng, chống rét cho cơ thể.
1.2. Các dạng năng lượng trong thức ăn của lợn
1.2.1. Năng lượng thô (Gross Energy)
Năng lượng thô (GE) là năng lượng giải phóng ra khi ñốt mẫu thức ăn
trong bom calorimeter (thiết bị ño calo) (Vũ Duy Giảng, 2001).
Năng lượng thô của một số thành phần thức ăn phụ thuộc vào tỷ lệ của
carbohydrate, chất béo và lượng ñạm có trong thức ăn. Nếu biết ñược thành
phần thức ăn, ta có thể tính toán tương ñối chính xác năng lượng thô. Theo
Ewan (1989) có thể tính toán GE (Kcal/kg) từ chất chiết trong ether (EE),
protein thô (CP) và tro (Ash) qua quan hệ như sau:
GE = 4,143 + (56 x % EE) + (15 x % CP) – (44 x % Ash), R
2
= 0,98
Năng lượng thô không ñược cơ thể lợn hấp thu toàn bộ mà bị mất
mát trong quá trình tiêu hóa (thải ra trong phân) (Lê Hồng Mận và Bùi
ðức Lũng, 2003).
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


4


1.2.2. Năng lượng tiêu hóa (Digestible energy)
Năng lượng tiêu hóa (DE) là phần năng lượng thô trong khẩu phần ăn
trừ ñi năng lượng thô bị ñào thải qua phân (Vũ Duy Giảng, 2001).
Farrell (1978), Morgan và Whittemore (1982) cho rằng nên dùng năng
lượng tiêu hóa (DE) ñể biểu thị nhu cầu năng lượng của lợn và giá trị năng
lượng trong thức ăn cho lợn.
Các thành phần hóa học của thức ăn là những yếu tố cơ bản ñể xác ñịnh
năng lượng tiêu hóa, với ảnh hưởng thuận (dương) của chiết xuất trong ether
và ảnh hưởng ngược (âm) của các chất thô xơ và tro. Có thể xác ñịnh DE
(Kcal/kg) từ các thành phần hóa học bằng các mô hình sau:
DE = - 174 + (0,848 x GE) + ( 2 x % SCHO) – (16 x % ADF); R
2
=
0,87 (Ewan, 1989).
DE = 949 + (0,789 x GE) - ( 43 x % Ash) – (41 x % NDF); R
2
= 0,91
(Noblet và Perez, 1993).
DE = 4.151 - (122 x Ash) + ( 23 x %CP) + (38 x % EE) – (64 x %
CF) ; R
2
= 0,89; Noblet và Perez (1993).
trong ñó SCHO là carbohydrate có thể hòa tan ñược tính bằng 100 – (%CP
+ %EE + %Ash + %NDF), ADF là xơ axit, NDF là xơ trung tính, CF là xơ thô
Tỷ lệ tiêu hóa năng lượng trong khẩu phần sẽ tăng khi khối lượng cơ
thể tăng do sự phân giải các carbohydrate chưa tiêu hóa trong ruột già tăng lên.
Noblet và Shi (1993) ñề xuất với lợn xuất chuồng và ñặc biệt là lợn nái ñược
nuôi bằng chế ñộ ăn hạn chế, việc tính toán năng lượng tiêu hóa DE cần phải
ñược ñiều chỉnh bằng một trong những mô hình sau:

DE = 1,391 + (0,58 x DE) + (23 x % EE) + (12,7 x %CP); R
2
= 0,96
DE = -721 + (1,14 x DE) + (33 x % NDF); R
2
= 0,93
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


5

1.2.3. Năng lượng trao ñổi ( Metabolizable Energy)
Năng lượng trao ñổi (ME) là phần năng lượng còn lại sau khi lấy năng
lượng tiêu hóa (DE) trừ ñi năng lượng nước tiểu (UE) và khí tiêu hoá (CH
4
)
(Vũ Duy Giảng, 2001).
Giá trị năng lượng trao ñổi ñược xác ñịnh bằng công thức
ME = DE – (UE + E khí metan)
Sự mất năng lượng dưới dạng khí (sinh ra trong bộ máy tiêu hóa của
lợn) thường khoảng 0,1 ñến 3% năng lượng tiêu hóa DE (Noblet và cộng sự,
1989b; Shi và Noblet, 1993). Lượng năng lượng này thường không ñược tính
ñến vì quá nhỏ và khó ño lường. Trong khẩu phần sử dụng ở Bắc Mỹ, năng
lượng trao ñổi chiếm khoảng 94 – 97% , trung bình là 96% năng lượng tiêu
hóa DE (Farrell 1979).
Nếu protein trong khẩu phần ở dạng kém chất lượng hay quá dư thừa
thì năng lượng trao ñổi sẽ giảm vì các amino axit không ñược sử dụng cho
quá trình tổng hợp protein sẽ bị dị hóa và ñược cơ thể sử dụng như nguồn
năng lượng, còn nitrogen sẽ bị ñào thải dưới dạng urea. Vì vậy nếu lượng urea
trong nước tiểu tăng thì năng lượng mất theo nước tiểu cũng tăng, làm cho

năng lượng khẩu phần giảm.
Năng lượng trao ñổi ME có thể ñược ước tính dựa trên năng lượng tiêu
hóa (Kcal/kg) và protein thô theo một trong các mô hình sau:
ME = DE x (1,012 – (0,0019 x %CP)); R
2
= 0,91; May và Bell (1971)
ME = DE x (0,998 – (0,002 x %CP)); R
2
= 0,54; Noblet và cộng sự (1989c)
ME = DE x (1,003 – (0,0021 x %CP)); R
2
= 0,48; Noblet và cộng sự (1993)
Năng lượng trao ñổi trong khẩu phần cho lợn vỗ béo và lợn nái nuôi
con theo chế ñộ ăn hạn chế sẽ tăng lên vì tiêu hóa ñược cải thiện. Noblet và
Shi (1993) ñề nghị rằng giá trị năng lượng trao ñổi ME (Kcal/kg) ñược xác
ñịnh cho lợn vỗ béo và lợn nái nên ñược ñiều chỉnh dựa theo một trong các
mô hình sau:
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


6

ME = 1,107 + (0,64 x ME) + (22,9 x %EE) + (6,9 x %CP); R
2
= 0,96
ME = 1,107 + (0,64 x ME) + (22,9 x %EE) + (3,15 x %NDF); R
2
= 0,94
1.2.4. Năng lượng thuần (NE – Net Energy)
Năng lượng thuần (NE) là hiệu số giữa năng lượng trao ñổi ME và số

gia nhiệt (HI). Số gia nhiệt HI là tổng nhiệt lượng giải phóng do sự tiêu tốn
năng lượng trong quá trình tiêu hóa và trao ñổi chất. Năng lượng của số gia
nhiệt không sử dụng trong quá trình tạo sản phẩm, nhưng lại ñược sử dụng ñể
duy trì thân nhiệt trong môi trường lạnh. Vì vậy năng lượng thuần là năng
lượng ñể lợn sử dụng cho nhu cầu duy trì (NE
m
) và sản xuất (NE
p
). Năng
lượng dùng ñể duy trì (NE
m
) còn bị tiêu phí ở dạng nhiệt, vì vậy tổng nhiệt
lượng sản sinh là tổng của HI và NE
m
. Xác ñịnh giá trị của NE ñòi hỏi phải ño
ñược sự cân bằng năng lượng hay nhiệt lượng ñược sinh ra. Nếu năng lượng
bị chi phối cho việc duy trì thân nhiệt hay cho hoạt ñộng quá mức, năng lượng
sản xuất NE
p
sẽ bị giảm. Năng lượng thuần là loại năng lượng tốt nhất sẵn có
mà ñộng vật có thể sử dụng cho nhu cầu duy trì sản xuất. ðối với lợn ñược
nuôi bằng thức ăn truyền thống và trong môi trường nhiệt ñộ trung bình, tỷ lệ
NE và ME thường ñạt từ 0,66 ñến 0,75 (Thorbek 1975, Noblet và cộng sự
1994). Ewan (1976), Phillip và Ewan (1977), Pals và Ewan (1978) ñã có các
báo cáo về hiệu quả của quá trình sử dụng năng lượng trao ñổi ME ñể tăng
trọng và duy trì ñối với lợn vỗ béo rất khác biệt: 27% ñối với tấm lúa mỳ,
69% ñối với ngô, 75% ñối với dầu ñậu tương. Báo cáo của Noblet và cộng sự
(1994) cho biết ñối với lợn có khối lượng từ 45 ñến 150kg thì hiệu quả của
quá trình sử dụng năng lượng trao ñổi tương ứng ñối với dầu hạt cải, bột ngô,
ñường mía, hỗn hợp protein và chất xơ lần lượt là 90, 82, 72 và 60%. Một số

quan hệ giữa NE (Kcal/kg) và thành phần hóa học ñược báo cáo như sau:
NE = 328 + (0,599 x ME) – (15 x %Ash) – (30 x % ADF); R
2
= 0,81;
Ewan (1989)
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


7

NE = (0,726 x ME) + (13,3 x %EE) + (3,9 x % St) – (6,7 x %CP) – (8,7
x %ADF); R
2
= 0,97; Noblet và cộng sự (1994)
NE = 2,790 + (41,2 x EE) + (8,1 x % St) - (66,5 x %Ash) – (47,2 x %
ADF); R
2
= 0,90; Noblet và cộng sự (1994)
Trong ñó St là tinh bột.
2. Nhu cầu năng lượng của lợn
2.1. Nhu cầu năng lượng của lợn con
Sinh trưởng của lợn con chủ yếu là sinh trưởng mô nạc. Nhu cầu dinh
dưỡng của lợn con ñược quyết ñịnh bởi tốc ñộ sinh trưởng mô nạc. Hai yếu tố
quan trọng hàng ñầu ảnh hưởng ñến tốc ñộ sinh trưởng của lợn con là năng
lượng và protein (axit amin) (Bùi Quang Tuấn và ðặng Thúy Nhung, 2002).
ðể có cơ sở bổ sung năng lượng cho lợn con cần căn cứ vào mức năng lượng
ñược cung cấp từ sữa mẹ và nhu cầu của lợn con, từ ñó quyết ñịnh mức bổ
sung cho lợn con. Theo tác giả Lucac, 1982 thì mức năng lượng cần bổ sung
qua các giai ñoạn cho lợn con như sau:
Bảng 2.1: Mức năng lượng cần bổ sung cho lợn con

Năng lượng tiêu hóa hàng ngày của mỗi lợn (Kcal)
Tuần
tuổi
Khối lượng
Nhu cầu Sữa mẹ cung cấp Nhu cầu bổ sung
1 2,7 965 965 0
2 4,1 1225 1255 0
3 5,9 1625 1430 195
4 7,7 2000 1240 760
5 10,0 2375 1240 1135
6 12,7 2750 1135 1615
7 15,9 3125 918 2210
8 19,0 3500 805 2695
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


8

Như vậy bắt ñầu từ tuần tuổi thứ 3 lợn con mới bắt ñầu có nhu cầu
cần bổ sung năng lượng và mức này ngày càng cao do sữa mẹ cung cấp
ngày càng giảm.
Lợn con ñang bú sữa có thể xác ñịnh lượng thức ăn thu nhận theo
phương trình sau (NRC, 1998):
DE ăn vào (Kcal/ngày) = - 151,7 + (11,2 x ngày tuổi); R
2
= 0,72.
Lợn con sau cai sữa với khối lượng khoảng từ 5 – 15 kg, lượng thức ăn
thu nhận ñược xác ñịnh như sau (NRC, 1998):
DE ăn vào (Kcal/ngày) = - 1,531 + (455,5 x BW) + (11,2 x BW2);
R2 = 0,92.

Nguyễn Thị Lương Hồng và cộng sự (2003) khi nghiên cứu về mức
năng lượng và protein thích hợp cho lợn con sau cai sữa cho biết, ñàn lợn con
ngoại thuần ở giai ñoạn sau cai sữa có tốc ñộ sinh trưởng cao nhất khi ăn khẩu
phần có mức năng lượng 3300 và 3400 Kcal ME/kg (14 MJ DE/kg); tốc ñộ
sinh trưởng của lợn ñạt cao khi khẩu phần có mức năng lượng 14 MJ DE/kg.
2.2. Nhu cầu năng lượng của lợn ñang sinh trưởng
Năng lượng cung cấp cho lợn ñang sinh trưởng bao gồm cho sự duy trì
cơ thể, cho sự tăng trọng hàng ngày và dùng ñể duy trì thân nhiệt trong môi
trường lạnh.
ðể tính toán nhu cầu năng lượng thì chúng ta thừa nhận một số thông
số sau:
- Năng lượng trao ñổi (ME) = 95% năng lượng tiêu hóa (DE) (Lê Hồng
Mận và Bùi ðức Lũng, 2003)
- Mô cơ có 77% nước
- Mô mỡ có 10% nước
Nhu cầu năng lượng trao ñổi ñể duy trì (ME
m
) bao gồm cả năng lượng
cần thiết cho các chức năng của cơ thể và những hoạt ñộng thiết yếu. Những
nhu cầu này thường ñược biểu thị trên cơ sở khối lượng trao ñổi của cơ thể
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


9

khối lượng này ñược quy ước là khối lượng cơ thể mũ 0,75 (BW
0,75
). Các lũy
thừa khác ñược ñề nghị là 0,67 (Heusner 1982); 0,60 (Noblet và cộng sự
1989b); 0,42 (Noblet và cộng sự 1994). Các tính toán nhu cầu về năng lượng

duy trì/kg BW
0,75
là mức từ 92 ñến 160 Kcal/ngày, phổ biến nhất là từ 100
ñến 125 Kcal/ngày. Số liệu trung bình ước tính cho ME
m
là 106 Kcal ME/kg
BW
0,75
(Whittemore 1976; Bohme và cộng sự, 1980; Wenk và cộng sự, 1980;
ARC, 1981; Noblet và Le Dividich, 1982; Campbell và Denkin, 1983; Close
và Stanier, 1984; Mc Nutt và Ewan, 1984, Gadeken và cộng sự, 1985; Noblet
và cộng sự, 1985), số này tương ñương với 110 Kcal DE/kg. Whittemore
(1983) ñưa ra mô hình có thể tính chính xác hơn:
ME
m
(Kcal/ngày) = 442 x P
t
0,78
với P
t
là tổng lượng protein của cơ thể
tính bằng kg.
Theo báo cáo của Robles và Ewan (1982), nhu cầu NE hàng ngày cần
ñể duy trì (NE
m
) là 71 Kcal/kg BW
0,75
. Còn Noblet và cộng sự (1994) cho
rằng ME
m

= 86 Kcal/kg BW
0,42
.
Các ước tính năng lượng tiêu tốn cho tích lũy protein (ME
pr
) dao ñộng
từ 6,8 ñến 14,0 Mcal ME/kg, trung bình là 10,6 Mcal/kg (Tess và cộng sự,
1984). Các báo cáo về năng lượng tiêu tốn cho tích lũy mỡ (ME
f
) thường từ
9,5 ñến 16,3 Mcal ME/kg (Tess và cộng sự, 1984). Mặc dù năng lượng tiêu
tốn cho tích lũy nạc và mỡ tương ñối gần nhau (Wenk và cộng sự, 1980),
nhưng trong 1kg thịt nạc chỉ chứa 20 – 23% protein, trong khi ñó 1 kg thị mỡ
có tới 80 – 95% mỡ. Vì vậy, năng lượng dùng cho tích lũy nạc thấp hơn rất
nhiều so với tích lũy mỡ.
2.3. Nhu cầu năng lượng của lợn nái sinh sản
Theo Vũ Duy Giảng( 2010), lợn nái sinh sản có hai giai ñoạn quan
trọng là mang thai và tiết sữa nuôi con. Có những yêu cầu nuôi dưỡng hoàn
toàn khác nhau cho mỗi giai ñoạn:
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


10

- Giai ñoạn mang thai cần cho ăn với một số lượng thức ăn hợp lý ñể
lợn không quá béo trước khi vào ñẻ.
- Giai ñoạn tiết sữa nuôi con cần cho lợn mẹ ăn ñược một lượng thức
ăn tối ña ñể lượng sữa tiết ñược nhiều nhất, giúp lợn con khỏe mạnh và tăng
trưởng tốt nhất.
Trong giai ñoạn nái mang thai nếu cho ăn nhiều thì lợn sẽ quá béo. Lợn

giai ñoạn này quá béo, nhất là trước khi vào ñẻ sẽ có nhiều tác hại. Trước hết
là lợn giảm ăn khi vào giai ñoạn tiết sữa nuôi con, dù thức ăn lúc nào cũng
ñầy máng, chúng cũng ăn ít, thức ăn bỏ lại nhiều; ăn ít thì cơ thể hao mòn
nhiều. Mặt khác lợn mang thai quá béo cũng làm cho tuyến vú phát triển kém,
giảm sản lượng sữa sau khi sinh con (Weldon và cộng sự, 1991). Sữa ít thì
sức lớn của lợn con giảm, khối lượng cai sữa thấp. Khối lượng cai sữa của lợn
con cao hay thấp có quan hệ với tăng trưởng sau này của lợn nuôi thịt. Người
ta ñã tính rằng khối lượng cai sữa giảm 1 kg so với bình thường thì ñể ñạt
khối lượng xuất bán (90 kg) phải tốn thêm 10 ngày nuôi nữa, nhưng khối
lượng cai sữa tăng 1 kg thì sẽ giảm ñược 10 ngày nuôi ñể ñạt khối lượng xuất
bán (Vũ Duy Giảng, 2010).
Lợn mẹ hao mòn cơ thể nhiều thì làm cho thời gian chờ phối (số ngày
từ khi cai sữa lợn con cho ñến khi phối giống trở lại) kéo dài ra. Vũ Duy
Giảng, 2010 khi nghiên cứu trên lợn mẹ ñang tiết sữa nuôi con cho biết: nếu
hao cơ thể lợn mẹ trong thời kỳ này là 20-25 kg thì thời gian phối giống trở
lại nằm trong khoảng 5-7 ngày, nhưng nếu hao mòn cơ thể lợn mẹ là 30-35 kg
thì thời gian phối giống trở lại kéo dài tới 10-15 ngày. Thời gian chờ phối
càng kéo dài thì càng làm giảm số lứa ñẻ của lợn nái trong năm.
Tuy nhiên, trong giai ñoạn mang thai nếu cho ăn quá ít thì cũng không
tốt, lợn mẹ sẽ gầy yếu, con ñẻ ra có khối lượng sơ sinh thấp. Khối lượng sơ
sinh của lợn con có quan hệ với khối lượng lợn cai sữa. Theo tính toán nếu
khối lượng sơ sinh giảm hơn bình thường 100 g thì khối lượng cai sữa cũng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


11

sẽ giảm 200 g, ngược lại khối lượng sơ sinh cao hơn bình thường 100 g thì
khối lượng cai sữa cũng sẽ tăng 200 g (Vũ Duy Giảng, 2010).
2.3.1. Nhu cầu năng lượng cho nái chửa

Nhu cầu thức ăn và năng lượng cho nái chửa là rất khác nhau và phụ
thuộc vào khối lượng cơ thể, mức tăng trọng và thời gian chửa, các ñiều kiện
nuôi dưỡng chăm sóc khác nhau. Aherne và Kirwood (1985), gợi ý rằng nái
chửa cần ñược chăm sóc tốt và cho ăn sao cho cơ thể lợn mẹ có thể tăng trọng
ñược 25kg trong thời gian chửa ñối với ít nhất 3 ñến 4 lứa ñầu. Khối lượng
của nhau thai và các chất khác trong bào thai phải ñạt khoảng 20 kg, như vậy
tổng khối lượng cơ thể tăng lên trong thời gian có chửa là 45 kg (Noblet và
cộng sự, 1990). ðể ñạt ñược khối lượng tăng lên của cơ thể mẹ và bào thai
như trên, nói chung phải cung cấp 6 McalME/ngày và không ảnh hưởng gì
ñến số con ñẻ ra cũng như tăng trọng lợn mẹ (Elsley, 1973; ARC, 1981).
Lợn nái trong thời kỳ có chửa nhu cầu năng lượng hàng ngày là tổng
nhu cầu năng lượng cho duy trì, cho tích lũy protein, tích lũy mỡ và ñiều hòa
thân nhiệt. Nhu cầu năng lượng duy trì hàng ngày cho lợn nái chửa ñược tính
bằng 106 Kcal ME/kg BW
0,75
(hay 110 Kcal DE/kg với BW
0,75
) (NRC, 1998).
Dựa trên số liệu của Beyer và cộng sự (1994) các sản phẩm thụ thai gắn
liền với mỗi bào thai ước chừng nặng 2,28 kg và chứa 246g protein. Lượng
tăng trọng còn lại ở nái chửa là lượng tăng trọng cơ thể mẹ, bao gồm cả nạc
và mô mỡ. Theo dữ liệu của Beyer và cộng sự (1994), phần mô mỡ này ñược
tính toán như sau:
Mô mỡ tích lũy = - 9,08 + (0,638 x MG) với MG là khối lượng tăng
của cơ thể lợn mẹ (kg).
Tổng lượng protein và mỡ tích lũy hàng ngày ñược tính toán với giả
thiết thời gian chửa là 115 ngày. Tiêu hao năng lượng cho tích lũy protien
ñược giả ñịnh là 10,6 Kcal/ME/g và cho tích lũy mỡ là 12,5 Kcal ME/g. Nhu
cầu năng lượng hàng ngày cho mỗi bào thai là 35,8 Kcal ME (NRC, 1998).
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………



12

Ở môi trường lạnh, lợn nái ñòi hỏi ñược bổ sung một lượng năng lượng.
Trong mô hình này, nhiệt ñộ lý tưởng là nhiệt ñộ trung bình trong 24 giờ là 20
o
C.
Theo tính toán, một lợn nái với khối lượng khi chửa trung bình là 200kg mỗi ngày
sẽ cần một lượng khoảng 240 Kcal ME bổ sung (250 Kcal DE) cho với mỗi 1
o
C
dưới 20
o
C. Không có tính toán với nhiệt ñộ môi trường trên 20
o
C (NRC, 1998).
Như vậy tổng nhu cầu ME hàng ngày là tổng nhu cầu cho duy trì, cho
tích lũy thịt, cho bào thai và cho ñiều chỉnh thân nhiệt. Nhu cầu DE ñược tính
bằng nhu cầu ME/0,96.
Lê Hồng Mận và Bùi ðức Lũng, 2003 cũng cho biết nhu cầu năng
lượng cho lợn nái chửa ñược xác ñịnh như sau:
Nhu cầu năng lượng = năng lượng duy trì + năng lượng cho phát triển
cơ thể mẹ + năng lượng phát triển cho bào thai và các tổ chức có liên quan.
Năng lượng duy trì = 0,5 MJDE x W
0,75
.
Nhu cầu cho sự phát triển cơ thể mẹ phụ thuộc vào sự tăng trọng của cơ
thể mẹ trong giai ñoạn có chửa. Trung bình trong giai ñoạn có chửa lợn mẹ
tăng trọng 20kg. ðể tăng trọng 1kg khối lượng cơ thể cần cung cấp 26 MJDE

từ thức ăn. Nhu cầu cho sự phát triển cơ thể mẹ và các tổ chức liên quan có thể
dùng phương pháp tính: 80 ngày chửa ñầu thai còn bé, nhu cầu ñó không ñáng
kể, nên chủ yếu tính cho 34 ngày chửa cuối. Từ 80 ngày có chửa trở ñi nhu cầu
cho sự phát triển bào thai và các tổ chức có liên quan cộng với nhu cầu duy trì
ñược tính gộp bằng 0,611 MJDE x W
0,75
(Nguyễn Quang Linh, 2005).
Các nái ñược ăn tự do trong thời gian chửa sẽ ăn vào lượng năng lượng
nhiều hơn mức cần thiết cho duy trì và nuôi dưỡng bào thai, ñiều này làm cơ
thể mẹ tích lũy mỡ và protein nhiều hơn. Vì năng lượng ăn vào và khối lượng
cơ thể tăng trong thời gian chửa nên năng lượng ăn vào và khối lượng cơ thể
khi nuôi con lại giảm (Baker và cộng sự, 1969; Brook và Smith, 1980,
William và cộng sự, 1985). Vì vậy cần hạn chế năng lượng trong giai ñoạn
chửa ñể kiểm soát tăng trọng.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


13

2.3.2. Nhu cầu năng lượng của nái nuôi con.
Nhu cầu năng lượng hàng ngày của nái nuôi con bao gồm nhu cầu cho
duy trì (ME
m
) và nhu cầu tiết sữa và cho ñiều hòa thân nhiệt. Cũng giống như
ñối với nái chửa nhu cầu năng lượng cho duy trì hàng ngày của nái nuôi con
ñược tính bằng 106 Kcal ME/kg BW
0,75
( hay 110 Kcal DE/kg với BW
0,75
)

(NRC, 1998).

Nhu cầu năng lượng cho tiết sữa có thể ñược ước tính dựa trên
tốc ñộ phát tiển của lợn con ñang bú và số lượng lợn con trong ñàn (Noblet và
Etienne, 1989):
Năng lượng tiết sữa = (4,92 x ADG x số con) – (90 x số con) trong ñó
năng lượng tiết sữa là Kcal, năng lượng thô GE/ngày, ADG là tỷ lệ tăng trọng
trung bình của lợn con trong giai ñoạn bú (g/ngày), số con là số lợn con trong
lứa. Giả sử rằng hiệu quả của chuyển hóa năng lượng khẩu phần thành năng
lượng tiết sữa là 0,72 (Noblet và Eteinne, 1989), thì có thể biểu diễn như sau:
ME cho sữa = (6,83 x ADG x số con) – (125 x số con)
Nếu năng lượng khẩu phần cung cấp không ñủ ñáp ứng cho nhu cầu
duy trì và tiết sữa, cơ thể sẽ huy ñộng các mô ñể cung cấp ñủ dinh dưỡng cần
cho tiết sữa. Noblet và Eteinne (1987a) ñưa ra kết luận rằng hiệu quả chuyển
hóa năng lượng cho tiết sữa là 0,88 với nguồn năng lượng chủ yếu từ mỡ.
Tác giả Lê Hồng Mận và Bùi ðức Lũng (2003) cho biết, ở nái nuôi con
năng lượng của thức ăn ñưa vào máu như glucoza và axit béo sẽ ñược chuyển
thành năng lượng sữa ở dạng lactoza và mỡ sữa với mức hiệu quả là 65 -
70%. Sự chuyển hóa năng lượng thức ăn thành mỡ cơ thể ñạt 75%. Còn hiệu
quả của sự chuyển hóa năng lượng mỡ cơ thể thành năng lượng của sữa ñạt
85 - 90%. Quá trình chuyển hóa hai lần của năng lượng thức ăn thành năng
lượng cơ thể rồi lại chuyển hóa thành năng lượng sữa ñạt mức xấp xỉ 65%.
Lợn nái nuôi con ở ñiều kiện chuồng trại nóng hay lạnh ñều ñiều chỉnh
năng lượng ăn vào ñể thích ứng. Mô hình này coi nhiệu ñộ trung bình 24 giờ
lý tưởng là 20
o
C, và dự ñoán rằng năng lợn nái cần ăn thêm 310 Kcal ME
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………



14

từ khẩu phần (323 Kcal DE) mỗi ngày ñể thích ứng với 1
o
C dưới 20
o
C.
Tương tự, lợn mẹ sẽ ăn vào ít hơn 310 Kcal ME (323 Kcal DE) mỗi
ngày tương ứng với 1
o
C trên 20
o
C (
NRC, 1998
).
2.4. Nhu cầu năng lượng của lợn hậu bị
Lợn ñực và lợn cái hậu bị cần ñược cho ăn tự do cho tới khi ñược chọn
vào ñàn giống, với khối lượng cơ thể khoảng 100 kg, cho phép ñánh giá ñược
tỷ lệ phát triển và tích lũy nạc. Sau khi ñã ñược lựa chọn vào ñàn giống, năng
lượng ăn vào cần ñược hạn chế nhằm ñạt ñược khối lượng yêu cầu khi sử
dụng làm giống (Wahlstrom, 1991).
Nhu cầu năng lượng cho lợn hậu bị ñược tính theo năng lượng trao
ñổi (ME).
ME = năng lượng duy trì (ME
m
) + năng lượng tăng trọng (ME
p
)
(Nguyễn Quang Linh, 2005).
MEp bao gồm năng lượng tích lũy tổ chức nạc và năng lượng tích lũy

tổ chức mỡ. Esley (1956) và Miseman (1986) tính toán năng lượng ñược tích
lũy vào nạc và mỡ như sau: ñể tích lũy ñược 1kg tổ chức nạc, cần cung cấp 15
MJ/DE từ thức ăn; ñể tích lũy ñược 1kg tổ chức mỡ cần cung cấp 50MJ/DE từ
thức ăn.
Nguồn cung cấp năng lượng cho lợn nái hậu bị có thể lấy từ cám gạo,
bột ngô, bột sắn, bột rễ củ và các phế phụ phẩm khác trong nông nghiệp cũng
như trong công nghiệp chế biến thực phẩm.
II. Dinh dưỡng Protein và Axit amin
Protein có vai trò quan trọng ñối với cơ thể, nó cung cấp các nguyên
liệu cho sự tạo máu, bạch huyết, hocmon, enzyme, kháng thể…; cần thiết cho
chuyển hóa bình thường các chất dinh dưỡng khác, ñặc biệt vitamin và chất
khoáng. Là nguồn năng lượng cho cơ thể: ñáp ứng 10 - 15% năng lượng của
khẩu phần, 1g protein ñốt cháy trong cơ thể cho 4 Kcal. Về nhiệm vụ cung
cấp năng lượng có thể thay thế protein bằng các chất dinh dưỡng khác nhưng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


15

về mặt tạo hình không có chất dinh dưỡng nào có thể thay thế ñược protein.
Protein chiếm 19% khối lượng cơ thể, là thành phần không thể thiếu ñược của
mọi cơ thể sống, chúng giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển, duy trì sự
sống và phục hồi của tế bào và các mô.
1. Nhu cầu và biện pháp cân ñối protein, axit amin của lợn.
Trong chăn nuôi người ta thường xác ñịnh nhu cầu protein của vật nuôi
theo protein thôi và protein tiêu hóa. Protein thô ñược xác ñịnh trong thức ăn
hồn hợp là lượng nitrogen x 6,25. Sự xác ñịnh này dựa trên thừa nhận tỷ lệ
trung bình của nitrogen là 16g/100g protein. Protein thô chứa protein thuần và
chất chứa nitrogen phi protein. Việc cung cấp các nitrogen phi protein như
urea, không ñem lại lợi ích cho lợn ñược nuôi bằng các khẩu phần thông dụng

(Hays và cộng sự, 1957; Kirbegay và cộng sự, 1965; Wehrbein và cộng sự,
1970). ðem protein thô của một loại thức ăn nào ñó nhân với tỷ lệ tiêu hóa
của protein thức ăn ñó thì ñược protein tiêu hóa (Vũ Duy Giảng, 2001). Tỷ lệ
tiêu hóa protein thức ăn khác nhau theo từng loại thức ăn, tuy nhiên ở lợn sự
chênh lệch về tỷ lệ tiêu hóa giữa các loại thức ăn không lớn (70 – 90%) (Vũ
Duy Giảng, 2001).
Axit amin là ñơn vị cơ bản cấu tạo nên protein. Mặc dù trong protein có
chứa 20 loại axit amin chính, nhưng không phải tất cả số ñó ñều là thành phần
thiết yếu của khẩu phần. Một số axit amin có thể tổng hợp từ các gốc carbon
(chủ yếu ñược chuyển hóa từ glucose và các axit amin khác). Những axit
amin ñược tổng hợp theo kiểu này ñược gọi là các axit amin không thiết yếu.
Các axit amin không ñược tổng hợp hay không ñược tổng hợp ở một tỷ lệ vừa
ñủ cho phép ñạt tăng trưởng và sinh sản tối ưu, ñược gọi là các axit amin thiết
yếu. Trong dinh dưỡng vật nuôi nhu cầu về axit amin chủ yếu là nhu cầu về
axit amin không thay thế. Khi thiếu bất kỳ một axit amin không thay thế nào
trong thức ăn thì quá trình tổng hợp protein bị rối loạn. ðiều ñó làm giảm khả
năng sinh trưởng cũng như sức sinh sản của vật nuôi. Vì vậy cần cung cấp

×