Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

35 đề Kiểm tra HSG môn Tiếng Việt Lớp 4 (Có đủ đáp án)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (360.99 KB, 84 trang )

Phòng GD&ĐT Thanh Sơn
Trường Tiểu học Võ Miếu 1
CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNGHỌC SINH NĂNG KHIẾU
Môn Tiếng Việt - Lớp 4
STT Nội dung dạy Sách ( trang ) Nhà xuất
bản
1 1 Bài tập chính tả .Luyện tập về cấu tạo của tiếng
Bài 1,2
Bài1;2;3
Tiếng Việt nâng cao (10)
(64)

NXBGD
Bài 1;2;3 Tiếng Việt nâng cao(65)
NXBGD
Thế nào là văn kể chuyện . Luyện tập làm văn 4 (13) NXBGD
2 2 .Mở rộng vốn từ : nhân hậu -đoàn kết; dấu hai chấm
Bài 1,2,3 Tiếng Việt nâng cao(66)
NXBGD
Bài 1;2;3 Tiếng Việt nâng cao(67)

NXBGD
Kể lại hành động của nhân vật. Tả
ngoại hình của nhân vật
Luyện tập làm văn 4 (19) NXBGD
3
3.Luyện tập về từ đơn và từ phức; Mở rộng vốn từ : nhân hậu -đoàn kết
Bài 1,2,3 Tiếng Việt nâng cao(67)
NXBGD
Bài 1;2;3 Tiếng Việt nâng cao(68)
NXBGD


Kể lại lời nói ý nghĩ của nhân vật của
nhân vật; viết thư
Tiếng Việt nâng cao(141) NXBGD
4
Luyện tập về :Từ ghép và từ láy,
Bài 1,2,3 Tiếng Việt nâng cao(68)
NXBGD
Bài 1;2;3 Tiếng Việt nâng cao(69)
NXBGD
Luyện đề 4 Bồi dưỡng HSG TViệt4(8) NXBGD
5
Mở rộng vốn từ : Trung thực – Tự trọng; Danh từ
Bài 1,2,3 Tiếng Việt nâng cao(68)
NXBGD
Bài 1;2;3 Tiếng Việt nâng cao(69)
NXBGD
Luyện đề 5 Bồi dưỡng HSG TViệt4(9) NXBGD
6
Danh từ chung và danh từ riêng; Mở rộng vốn từ : Trung thực – Tự trọng
Bài 1,2,3 Tiếng Việt nâng cao(71)
NXBGD
Bài 1;2;3 Tiếng Việt nâng cao(71)
1
NXBGD
Luyện đề 6 Bồi dưỡng HSG TViệt4(9) NXBGD
7
Luyện tập viết tên người , tên địa lí Việt Nam
Bài 1,2,3 Tiếng Việt nâng cao(72)
NXBGD
Bài 1;2;3 Tiếng Việt nâng cao(73)

NXBGD
Luyện đề 7 Bồi dưỡng HSGTviệt4(12) NXBGD
8
Luyện tập viết tên người , tên địa lí nước ngoài , dấu ngoặc kép
Bài 1,2,3 Tiếng Việt nâng cao(74)
NXBGD
Bài 1;2;3 Tiếng Việt nâng cao(75)
NXBGD
Luyện đề 8 Bồi dưỡng HSGTViệt4(13) NXBGD
Mở rộng vốn từ ước mơ; động từ
9 Bài 1,2,3 Tiếng Việt nâng cao(75)
NXBGD
Bài 1;2;3 Tiếng Việt nâng cao(76)
NXBGD
Luyện đề 9 Bồi dưỡng HSGTViệt4(14) NXBGD
Ôn tập ,bài tập chính tả
10
Bài 1,2,3 Tiếng Việt nâng cao(77)
NXBGD
Bài 1;2 Tiếng Việt nâng cao(18)
NXBGD
Luyện đề 10 Bồi dưỡng HSGTviệt4(15) NXBGD
11
Luyện tập về động từ; tính từ
Bài 1,2,3 Tiếng Việt nâng cao(77)
NXBGD
Bài 1;2;3 Tiếng Việt nâng cao(78)
NXBGD
Luyện đề 11 Bồi dưỡng HSGTviệt4(17) NXBGD
12

Mở rộng vốn từ : ý chí nghị lực , tính từ
Bài 1,2,3 Tiếng Việt nâng cao(79)
NXBGD
Bài 1;2;3 Tiếng Việt nâng cao(80)
NXBGD
Luyện đề 12 Bồi dưỡng HSGTViệt4(18) NXBGD
13
Mở rộng vốn từ : ý chí nghị lực ,Câu hỏi và dấu chấm hỏi
Bài 1,2,3 Tiếng Việt nâng cao(80)

NXBGD
Bài 1;2;3 Tiếng Việt nâng cao(81)
2
NXBGD
Luyện đề 13 Bồi dưỡng HSGTViệt4(19) NXBGD
14
Luyện tập về câu hỏi , dùng câu hỏi vào mục đích khác
Bài 1,2,3 Tiếng Việt nâng cao(82)
NXBGD
Bài 1;2;3 Tiếng Việt nâng cao(82)
NXBGD
Luyện đề 14 Bồi dưỡng HSGTviệt4(20) NXBGD
15
Mở rộng vốn từ : Đồ chơi – Trò chơi; Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi
Bài 1,2,3 Tiếng Việt nâng cao(83)
NXBGD
Bài 1;2;3 Tiếng Việt nâng cao(83)
NXBGD
Luyện đề 15 Bồi dưỡng HSGTViệt4(21) NXBGD
16

Mở rộng vốn từ : Đồ chơi – Trò chơi ; Câu kể
Bài 1,2,3 Tiếng Việt nâng cao(84)
NXBGD
Bài 1;2;3 Tiếng Việt nâng cao(85)
NXBGD
Luyện đề 16 Bồi dưỡng HSGTViệt4(22) NXBGD
17
Câu kể : Ai làm gì ? Vị ngữ trong câu kể : Ai làm gì ?
Bài 1,2,3 Tiếng Việt nâng cao(84)

NXBGD
Bài 1;2;3 Tiếng Việt nâng cao(85)
NXBGD
Luyện đề 17 Bồi dưỡng HSGTViệt4(23) NXBGD
18
Ôn tập
Bài 1;2;3 Tiếng Việt nâng cao(87)
NXBGD
Luyện đề 18 Bồi dưỡng HSGTViệt4(24) NXBGD
19
Chủ ngữ trong câu kể : Ai làm gì , Mở rộng vốn từ : Tài năng
Bài 1,2,3 Tiếng Việt nâng cao(88)
NXBGD
Bài 1;2;3 Tiếng Việt nâng cao(89)
NXBGD
Luyện đề 19 Bồi dưỡng HSGTViệt4(26) NXBGD
20
Luyện tập về câu kể : Ai làm gì? Mở rộng vốn từ : Sức khoẻ
Bài 1,2,3 Tiếng Việt nâng cao(89)
NXBGD

Bài 1;2;3 Tiếng Việt nâng cao(90)
NXBGD
Luyện đề 20 Bồi dưỡng HSGTViệt4(27) NXBGD
3
21
22
Câu kể : Ai thế nào? Vị ngữ trong
câu
Bài 1,2,3
kể : Ai thế nào?
Tiếng Việt nâng cao(90)
NXBGD
Bài 1;2;3 Tiếng Việt nâng cao(91)
NXBGD
Luyện đề 21 Bồi dưỡng HSGTViệt4(27) NXBGD
Chủ ngữ trong câu kể : Ai thế nào ? Mở rộng vốn từ : Cái đẹp
Bài 1,2,3 Tiếng Việt nâng cao(92)
NXBGD
Bài 1;2 Tiếng Việt nâng cao(93)
NXBGD
Luyện đề 22 Bồi dưỡng HSGTViệt4(29) NXBGD
23
Dờu gạch ngang; Mở rộng vốn từ : Cái đẹp
Bài 1,2,3 Tiếng Việt nâng cao(92)
NXBGD
Bài 1;2;3 Tiếng Việt nâng cao(93)
NXBGD
Luyện đề 23 Bồi dưỡng HSGTViệt4(29) NXBGD
24
Câu kể Ai là gì ? Vị ngữ trong câu kể Ai là gì?

Bài 1,2,3 Tiếng Việt nâng cao(94)
NXBGD
Bài 1;2;3 Tiếng Việt nâng cao(94)
NXBGD
Luyện đề 24 Bồi dưỡng HSGTViệt4(30) NXBGD
25
Chủ ngữ trong câu kể Ai là gì ? Mở rộng vốn từ : Dũng cảm
Bài 1,2,3 Tiếng Việt nâng cao(95)
NXBGD
Bài 1;2;3 Tiếng Việt nâng cao(96)
NXBGD
Luyện đề 25 Bồi dưỡng HSGTViệt4(32) NXBGD
26
Luyện tập về câu kể Ai là gì ? Mở rộng vốn từ : Dũng cảm
Bài 1,2,3 Tiếng Việt nâng cao(97)
NXBGD
Bài 1;2;3 Tiếng Việt nâng cao(98)
NXBGD
Luyện đề 26 Bồi dưỡng HSGTviệt4(33) NXBGD
27
Câu khiến . Cách đặt câu khiến
Bài 1,2,3 Tiếng Việt nâng cao(98)
NXBGD
Bài 1;2;3 Tiếng Việt nâng cao(99)
NXBGD
Luyện đề 27 Bồi dưỡng HSGTViệt4(34) NXBGD
4
28
Ôn tập
Bài 1,2,3 Tiếng Việt nâng cao(99)

NXBGD
Bài 1;2 Tiếng Việt nâng cao(36)
NXBGD
Luyện đề 28 Bồi dưỡng HSGTViệt4(36) NXBGD
29
Mở rộng vốn từ:Du lịch –Thám hiểm Giữ phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu ,đề
nghị
Bài 1,2,3 Tiếng Việt nâng cao(100)
NXBGD
Bài 1;2;3 Tiếng Việt nâng cao(101)
NXBGD
Luyện đề29 Bồi dưỡng HSGTViệt4(37) NXBGD
30
Mở rộng vốn từ:Du lịch –Thám hiểm . Câu cảm
Bài 1;2;3
Bài 1;2;3
Tiếng Việt nâng cao(101)
Tiếng Việt nâng cao(102)

NXBGD
NXBGD
Luyện đề 30 Bồi dưỡng HSGTViệt4(37) NXBGD
31
Thêm trạng ngữ cho câu. Thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu
Bài 1,2,3 Tiếng Việt nâng cao(103)
NXBGD
Bài 1;2;3 Tiếng Việt nâng cao(103)
NXBGD
Luyện đề 31 Bồi dưỡng HSGTViệt4(39) NXBGD
32

Thêm trạng ngữ chỉ thời gian; chỉ nguyên nhân cho câu
Bài 1,2,3 Tiếng Việt nâng cao(104)
NXBGD
Bài 1;2;3 Tiếng Việt nâng cao(105)
NXBGD
Luyện đề 32 Bồi dưỡng HSGTViệt4(40) NXBGD
33
Mở rộng vốn từ:Lạc quan – yêu đời; Thêm trạng ngữ chỉ mục đích cho câu
Bài 1,2,3 Tiếng Việt nâng cao(106)
NXBGD
Bài 1;2;3 Tiếng Việt nâng cao(107)
NXBGD
Luyện đề 33 Bồi dưỡng HSGTViệt4(41) NXBGD
34
Mở rộng vốn từ:Lạc quan – yêu đời; Thêm trạng ngữ chỉ phương tiện cho câu
cho câu
Bài 1,2,3 Tiếng Việt nâng cao(108)
NXBGD
Bài 1;2;3 Tiếng Việt nâng cao(109)
NXBGD
5
Luyện đề 34 Bồi dưỡng HSGTViệt4(42) NXBGD
35
Ôn tập
Bài 1,2,3 Tiếng Việt nâng cao(109)
NXBGD
Bài 1;2 Tiếng Việt nâng cao(43)
NXBGD
Luyện đề 35 Bồi dưỡng HSGTViệt4(42) NXBGD
6

TRƯỜNG TIỂU HỌC VÕ MIẾU 1
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC SINH NĂNG KHIẾU KHỐI 4
Năm học : 2011 – 2012
Môn : Tiếng Việt
Đề số 1
Câu1. ( 1 điểm)
Những tiếng nào trong các câu thơ dưới đây không đủ ba bộ phận âm đầu , vần, thanh?
Mờ mờ ông bụt ngồi nghiêm
Nghĩ gì ông vẫn ngồi yên lưng đền …
…Bỗng đâu vang tiếng sấm rền
Tỉnh ra em thấy trong đền đỏ hương.
Câu 2 . ( 2 điểm)
Tìm bộ phận âm đầu trong các tiếng in đậm dưới đây: làm gì , giữ gìn , giặc giã , giết
giặc , tháng giêng, giếng khơi, gia đình.
Câu 3. ( 2 điểm)
Trong bài cái trống trường em, nhà thơ Thanh Hào có viết:
Cái trống trường em
Mùa hè cũng nghỉ
Suôt ba tháng liền
Trống nằm ngẫm nghĩ.
Buồn không hả trống
Trong những ngày hè
Bọn mình đi vắng
Chỉ còn tiếng ve?
Dựa vào các câu hỏi gợi ý dưới đây, hãy nêu những suy nghĩ của em khi đọc thơ trên.
a) Đoạn thơ trên nói về tình cảm của bạn học sinh đối với đồ vật gì?
b) Bạn nghĩ về đồ vật đó ra sao ( khổ thơ 1) Lời trò chuyện của bạn với đồ vật ( khổ2 )
c) Qua đoạn thơ em thấy bạn học sinh gắn bó với ngôi trường của mình như thế nào ?
Câu 4. ( 5điểm)
Em đã từng giúp đỡ bạn bè ( hoặc người thân trong gia đình ) một việc , dù rất nhỏ . Hãy

kể lại câu chuyện đó và nêu cảm nghĩ của em.
……………………………………………………………………………………………….
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
RƯỜNG TIỂU HỌC VÕ MIẾU 1
7
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC SINH NĂNG KHIẾU KHỐI 4
Năm học : 2011 – 2012
Môn : Tiếng Việt
Đề số 2
Câu 1 ( 2 điểm )
Từ nào ( trong mỗi dãy từ dưới đây) có tiếng nhân không cùng nghĩa với tiếng nhân trong
các từ còn lại?
a) Nhân loại , nhân tài , nhân đức , nhân dân.
b) Nhân ái , nhân vật , nhân nghĩa , nhân hậu .
Câu 2 ( 1 điểm)
Chỉ ra những trường hợp dùng sai dấu hai chấm và sửa lại cho đúng:
a) Ông Hòn Rấm cười bảo :
- Sao chú mày nhát thế?
b) Nhà trường phát phần thưởng cho : học sinh giỏi trong năm học 2004 – 2005.
Câu 3 ( 2 điểm)
Trong bài Ngôi trường mới , nhà văn Ngô Quân Miện tả cảm xúc của bạn học sinh trong
lớp học như sau:
Dưới mái trường mới , sao tiếng trống rung động kéo dài ! Tiéng cô giáo trang nghiêm
mà ấm áp . Tiếng đọc bài của em cũng vang vang đến lạ ! Em nhìn ai cũng thấy thân
thương . Cả đến chiếc thước kẻ , chiếc bút chì sao cũng đáng yêu đến thế!
Em hãy cho biết : Ngồi trong lớp học của ngôi trường mới , bạn học sinh cảm thấy
những âm thanh và sự vật có gì khác lạ ? Vì sao bạn có những cảm xúc ấy?
Câu 4 ( 5 điểm)
Em đã từng tham gia hoặc chứng kiến một việc làm giúp đỡ em nhỏ ở ngoài đường
hay trong trường học . Hãy kể lại câu chuyện đó.

……………………………………………………………………………………………….
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
TRƯỜNG TIỂU HỌC VÕ MIẾU 1
8
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC SINH NĂNG KHIẾU KHỐI 4
Năm học : 2011 – 2012
Môn : Tiếng Việt
Đề số 3
Câu 1 ( 1 điểm )
Tìm từ đơn , từ phức trong câu nói dưới đây của Bác Hồ :
Tôi chỉ có một ham muốn , ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được độc lập tự
do , đồng bào ta ai cũng có cơm ăn , áo mặc , ai cũng được học hành .
Câu 2 ( 2 điểm )
a) Phân biệt nghĩa của hai từ sau: Đoàn kết ; câu kết.
b) Đặt câu với mỗi từ trên.
Câu 3 ( 2 điểm)
Đọc đoạn thơ dưới đây , em hãy nêu những suy nghĩ của mình về bạn học sinh giúp bà
cụ qua đường .
Tan học về giữa trưa
Nắng rất nhiều mà bà chẳng thấy
Qua đường lắm xe , bà dò theo cái gậy
Cái gậy tre run run
Bà ơi cháu tên là Hương
Cháu dắt tay bà qua đường …
Bà qua rồi lại đi cùng gậy
Cháu trở về , cháu vẫn còn thương.
(Mai Hương)
Câu 4 ( 5 điểm)
Một người thân tronmg gia đình em( ông, bà, bố ,mẹ ,anh , chị …) đã từng làm một
việc tốt và cảm động làm em nhớ mãi . Hãy kể lại câu chuyện đó.

……………………………………………………………………………………………….
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
TRƯỜNG TIỂU HỌC VÕ MIẾU 1
9
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC SINH NĂNG KHIẾU KHỐI 4
Năm học : 2011 – 2012
Môn : Tiếng Việt
Đề số 4
Câu 1 ( 1 điểm)
Các từ in đậm trong đoạn văn dưới đây là từ ghép hay từ láy ?
Nhân dân ghi nhớ công ơn Chử Đồng Tử , lập đền thờ ở nhiều nơi bên sông
Hồng . Cũng từ đó hằng năm, suốt mấy tháng mùa xuân , cả một vùng bờ bãi sông Hồng
lại nô nức làm lễ , mở hội để tưởng nhớ ông .
Câu 2 ( 2 điểm )
Cho đoạn văn sau :
Biển luôn thay đổi tuỳ theo màu sắc mây trời . Trời xanh thẳm , biển cũng thẳm xanh,
như dâng cao lên chắc nịch . Trời rải mây trắng nhạt , biển mơ màng dịu hơi sương . Trời
âm u mây mưa , biển xám xịt nặng nề . Trời ầm ầm dông gió , biển đục ngầu giận giữ .
Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng , lúc sôi nổi , hả hê, lúc đăm
chiêu , gắt gỏng.
a) Tìm từ ghép trong các từ in đậm ở đoạn văn trên , rồi xếp vào hai nhóm: Từ ghép có
nghĩa tổng hợp , và từ ghép có nghĩa phân loại .
b) Tìm từ láy trong các từ in đậm ở đoạn văn trên , rồi xếp vào ba nhóm: Từ láy âm đầu ,
từ láy vần , từ láy cả âm đầu và vần (láy tiếng).
Câu 3 ( 1 điểm)
Trong bài lời chào , nhà thơ Nguyễn Hoàng Sơn có viết :
Đi đến nơi nào
Lời chào đi trước
Lời chào dãn bước
Chẳng sợ lạc nhà

Lời chào kết bạn
Con đường bớt xa.
Đoạn thơ đã giúp em cảm nhận được ý nghĩa của lời chào trong cuộc sống của chúng
ta như thế nào ?
Câu 4 ( 5 điểm)
Em đã từng tham gia ( hoặc chứng kiến ) những việc làm có ý nghĩa tốt đẹp ở địa
phương mình đang sống . Hãy kể lại câu chuyện nói về một việc làm tốt đó .
……………………………………………………………………………………………….
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
TRƯỜNG TIỂU HỌC VÕ MIẾU 1
10
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC SINH NĂNG KHIẾU KHỐI 4
Năm học : 2011 – 2012
Môn : Tiếng Việt
Đề số 5
Câu 1 ( 1 điểm)
Tìm từ dùng sai trong các câu sau rồi sửa lại :
a)Bạn Lan rất chân chính , nghĩ sao nói vậy.
b) Người nào tự tin , người đó sẽ không tiến bộ được.
Câu 1 ( 2 điểm )
Cho đoạn văn sau :
Xe/ chúng tôi/ leo/ chênh vênh/ trên /dốc/ cao/ của/ con đường/ xuyên /tỉnh /Hoàng
Liên Sơn . Những / đám/ mây/ trắng/ nhỏ /sà/ xuống/ cửa kính/ ô tô /tạo nên/ một /cảm
giác /bồng bềnh /huyền ảo /. Chúng tôi / đang /đi / bên / những/ thác / trắng xoá/ tựa/ mây
trời /, những/ rừng / cây/ âm âm/ , những/ bông /hoa chuối/ đỏ rực/ lên/ như/ ngọn/ lửa/.
a) Tìm các danh từ trong đoạn văn trên.
b) Chỉ ra một số danh từ chỉ đơn vị trong các danh từ vừa tìm được.
Câu 3 . ( 2 điểm )
Nhà thơ Nguyễn Duyca ngợi cây tre trong bài Tre Việt Nam như sau :
Nòi tre đâu chịu mọc cong

Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường
Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc , tre nhường cho con.
Hình ảnh cây tre trong đoạn thơ trên gợi cho em nghĩ đến những phẩm chất gì tốt đẹp
của con người Việt Nam?
Câu 4 : ( 5 điểm)
Hãy kể lại câu chuyện nói về một kỉ niệm đáng nhớ giữa em và người bạn thân trong
lớp học.
……………………………………………………………………………………………….
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
TRƯỜNG TIỂU HỌC VÕ MIẾU 1
11
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC SINH NĂNG KHIẾU KHỐI 4
Năm học : 2011 – 2012
Môn : Tiếng Việt
Đề số 6
Câu 1 ( 1 điểm )
Tìm từ có tiếng tự ( có nghĩa là mình, tự mình) điền vào chỗ trống trong các câu sau :
a) Chúng ta có quyền …vì những trang lịch sử vẻ vang của thời dại Bà Trưng , Bà Triệu
, Trần Hưng Đạo , Lê Lợi , Quang Trung.
b) Bố mẹ mất sớm , anh ấy phải sống … từ bé.
Câu 2 ( 2 điểm )
Đọc đoạn văn sau
Gà Rừng/ và /Chồn/ là/ đôi /bạn/ thân/ nhưng/ Chồn/ vẫn /ngầm/ coi thường/ bạn /.
Một/ hôm /, Chồn/ hỏ/i Gà Rừng/ :
- Cậu /có/ bao nhiêu /trí khôn/ ?
- Mình/ chỉ /có/ mộ/t thôi.
( Tiếng Việt 2 tập 2 – 2003)
a) Tìm các danh từ chung và danh từ riêng trong đoạn văn trên .
b) Dựa vào đâu mà em nhận biết được các danh từ riêng trong đoạn văn?

Câu 3 ( 2 điểm)
Đọc bài ca dao sau :
Con cò mà đi ăn đêm
đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Ông ơi, ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con
Em hãy cho biết : Con cò gặp chuyện rủi ro như thế nào ? Cò chỉ mong muốn điều gì?
Điều mong muốn của con cò có ý nghĩa ra sao?
Câu 5 ( 5 điểm )
Hãy kể lại một câu chuyện nói về việc làm thể hiện nếp sống văn minh , lịch sự ở ngoài
đường hay nơi công cộng ( Có thể đối chiếu với việc làm chưa văn minh , lịch sự cũng sảy
ra nơi đó , lúc đó ) .
……………………………………………………………………………………………….
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
TRƯỜNG TIỂU HỌC VÕ MIẾU 1
12
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC SINH NĂNG KHIẾU KHỐI 4
Năm học : 2011 – 2012
Môn : Tiếng Việt
Đề số 7
Câu 1 ( 2 điểm)
a) Tìm và viết đúng tên người Việt Nam có một tiếng , hai tiếng , ba tiếng, bốn tiếng.
b) Tìm và viết đúng tên địa lí Việt Nam có một tiếng , hai tiếng , ba tiếng.
Câu 2 (2 điểm )
Quan sát cách viết trong hai cột sau :
A B
đèo Hải Vân Đèo Ngang
cầu Thăng Long Cầu Giấy

bến Nhà Rồng Bến Nghé
hồ Hoàn Kiếm Hồ Gươm
đầm Dạ Trạch Đầm Sen
tháp Phổ Minh Tháp Rùa
Vì sao các tiếng đèo , cầu , bến , hồ ,đầm , tháp ở hai cột A và B có cách viết khác nhau?
Câu 3 ( 1 điểm)
Bác Hồ kính yêu đã từng viết về các cháu thiếu nhi như sau :
Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn , ngủ , biết học hành là ngoan .
Em hiểu câu thơ trên như thế nào ? Qua đó em biết được tình cảm của Bác Hồ dành
cho thiếu nhi ra sao ?
Câu 4 ( 5 điểm )
Dựa vào bài thơ dưới đây , em hãy kể lại bằng văn xuôi câu chuyện về tình bạn giữa Bê
Vàng và Dê Trắng. Gọi bạn
Từ xa xưa thuở nào
Trong rừng xanh sâu thẳm
Đôi bạn sống bên nhau
BêVvàng và Dê Trắng.
Một năm trời hạn hán
Suối cạn , cỏ héo khô
Lờy gì nuôi đôi bạn
Chờ mưa đến bao giờ ?
Bê Vàng đi tìm cỏ
Lnag thang quên đường về
Dê trắng thương bạn quá
Chạy khắp nẻo tìm Bê
Đến bây giờ Dê Trắng
Vẫn gọi hoài : “Bê ! Bê! ”
TRƯỜNG TIỂU HỌC VÕ MIẾU 1
13

ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC SINH NĂNG KHIẾU KHỐI 4
Năm học : 2011 – 2012
Môn : Tiếng Việt
Đề số 8
Câu 1 ( 2 điểm)
Từng cặp tên riêng dưới đây cùng chỉ một địa điểm hoặc một người , hãy cho biết tên riêng
trong từng cặp có gì khác nhau:
Mạc Tư Khoa / Mát –xcơ - va
Hoa Thịnh Đốn / Oa –sinh –tơn
Hi mã Lạp Sơn / Hi-ma-lay –a
Nã Phá Luân / Na-pô-lê-ông
Câu 2( 1 điểm)
Tìm chỗ sai trong việc sử dụng dấu ngoặc kép ở các câu sau và sửa lại cho đúng.
a) Bông hoa toả hương thơm thoảng, khẽ rung rinh như mời mọc : Lại đây cô bé,“ lại đây

chơi với tôi đi !
b) Tham ô lãng phí là một thứ “giặc ” ở trong lòng.
Câu 3 (2 điểm)
Đọc bài thơ dưới đây, em có suy nghĩ gì về ước mơ của người bạn nhỏ?
Bóng mây
Hôm nay trời nắng như nung
Mẹ em đi cấy phơi lưng cả ngày
Ước gì em hoá đám mây
Em che cho mẹ suốt ngày bóng râm.
( Thanh Hào)
Câu 4 ( 5 điểm)
Hãy viết thư cho bạn kể lại một câu chuyện nói về công ơn của cha mẹ đối với em như
câu ca dao sau:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

……………………………………………………………………………………………….
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Trường TH Võ Miếu I
14
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HS NĂNG KHIẾU
Năm học: 2010- 2010
Môn: Tiếng Việt
Đề số 9
1.a) Phân biệt nghĩa hai từ sau: mơ ước, mơ mộng.
b) Đặt câu với mỗi từ trên.
2. Tìm động từ ( trong các từ in đậm) ở từng cặp câu dưới đây:
a) - Nhân dân thế giớ mong muốn có hoà bình.
- Những mong muốn của nhân dân thế giới về hoà bình sẽ thành hiện thực.
b) - Đề nghị cả lớp im lặng.
- Đó là một đề nghị hợp lí.
c) - Bố mẹ hi vọng rất nhiều ở con.
- Những hi vọng của bố mẹ ở con là có cơ sở.
d) - Yêu cầu mọi người giữ trật tự
- Bài toán này có hai yêu cầu cần thực hiện.
3. Hãy nêu cảm nhận của em về đoạn thơ dưới đây của Mai Thị Bích Ngọc:
Em mơ làm mây trắng
Bay khắp nẻo trời cao
Nhìn non sông gấm vóc
Quê mình đẹp biết bao!
Em mơ làm nắng ấm
Đánh thức bao mầm xanh
Vươn lên từ đất mới
Mang cơm no áo lành.
4. Lớn lên em sẽ làm gì? Hãy hình dung khi em trưởng thành sẽ được làm công việc mình
đã chọn và viết thư kể lại cho bạn ( hoặc người thân) biết những điều đó.

Trường TH Võ Miếu I
15
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HS NĂNG KHIẾU
Năm học: 2010- 2010
Môn: Tiếng Việt
Đề 10
1. Cho các câu văn sau:
Núi đồi, làng bản chìm trong biển mây mù. Trước bản, rặng đào đã trút hết lá. Trên
những cành khẳng khiu đã lấm tấm những lộc non và lơ thơ những cánh hoa đỏ thắm. lá
thông vi vu một điệu đàn bất tuyệt. xen vào giữa những đám đá tai mèo, những nương đỗ,
nương mạch xanh um, trông như những ô bàn cờ. Chốc chốc một điệu hát Hmông lại vút
lên trong trẻo.
a) Tìm từ ghép trong các từ in đậm, rồi xếp thành hai loại: Từ ghép có nghĩa tổng hợp
và từ ghép có nghĩa phân loại.
b) Tìm từ láy trong các từ in đậm, rồi xếp thành ba loại: từ láy âm đầu, láy vần, từ láy
cả âm đầu cả vần.
2. Tìm các danh từ, động từ trong các đoạn văn sau:
Ong/ xanh/ đảo/ quanh/ một/ lượt/ , thăm dò/, rồi/ nhanh nhẹn/ xông/ vào/ cửa/ tổ/ dùng/
răng/ và/ chân/ bới/ đất/. Những/ hạt/ đất/ vụn/ do/ dế/ đùn/ lên/ bị/ hất/ ra/ ngoài/. Ong/
ngoặm/, dứt/, lôi/ ra/ một/ túm/ lá/tươi/. Thế/ là/ cửa/ đã/ mở.
( Vũ Tú Nam)
3. Bằng cách nhân hoá, nhà thơ Võ Quảng đã viết về anh Đom Đóm trong bài Anh Đom
Đóm như sau:
Mặt trờ gác núi
Bóng tối lan dần
Anh Đóm chuyên cần
Lên đèn đi gác.
Theo làn gió mát
Đóm đi rất êm
Đi suốt một đêm

Lo cho người ngủ.
Đọc đoạn thơ trên, em có cảm nghĩ gì về công việc của anh Đom Đóm?
4. Dựa vào cốt truyện dưới đây, em hãy kể lại câu chuyện cho đầy đủ và rõ ý nghĩa.
- Hai bạn nhỏ đang say sưa đá bóng trên đường.
- Một chiếc ô tô lao tới đúng lúc một bạn đang mải chạy theo quả bóng.
- Để tránh tai nạn người lái xe phải lái chệch lòng đường và phanh lại; không may xe đâm
phải một cây to.
- Người lái xe bị thương phải đưa vào bệnh viện.
- Hai bạn nhỏ đến thăm người lái xe và hối hận về việc làm sai của mình.
Trường TH Võ Miếu I
16
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HS NĂNG KHIẾU
Năm học: 2010- 2010
Môn: Tiếng Việt
Đề 11
1. Các câu dưới đây sử dụng sai từ chỉ thời gian ( im đậm). Em hãy sửa lại cho đúng.
Chú hề vào phòng công chúa, thấy công chúa sẽ nằm bên cử sổ, mắt ngắm nhìn vầng
trăng toả sáng trên bầu trời. Công chúa nhìn lên bầu trời. Công chúa nhìn chú hề, mỉm
cười:
Khi cắt những bông hoa trong vườn, những bông hoa mới đã mọc lên. Khi một con hươi
mất sừng, cái sừng mới đã mọc ra. Mặt trăng cũng vậy, mọi thứ đều như vậy…
Gịong công chúa nhỏ dần, nhỏ dần. Nàng sẽ ngủ.
2. Chọn từ thích hợp trong các từ sau đẻ điền vào chỗ trống: xanh biếc, xanh ngắt, xanh rì,
xanh rờn, xanh lè, xanh lơ, xanh xao.
- Trời thu…
- lúa con gái…
- Hàng cây… bên sông
- Chú mèo mướp mắt…
- Tường quét vôi màu…
- Khuôn mặt…, hốc hác

- Cỏ mọc…
3. Trong bài ông và cháu, nhà thơ Phạm Cúc có viết:
Ông vật thi với cháu
Keo nào ông cũng thua
Cháu vỗ tay hoan hô:
“Ông thua cháu, ông nhỉ!”
Bế cháu ông thủ thỉ:
“ Cháu khoẻ hơn ông nhiều!
Ông là buổi trời chiều
Cháu là ngày rạng sáng.”
Theo em, bằng cách sử dụng các hình ảnh so sánh ( khổ thơ 2), người ông muốn nói với
cháu những điều gì sâu sắc?
4. Hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện về người con hiếu thảo, dựa vào đoạn tóm tắt cốt
truyện dưới đây:
Ngày xửa ngày xưa, có hai mẹ con sống bên nhau rất hạnh phúc. Một hôm, người mẹ bị
ốm nặng và chỉ khát khao được ăn một trái táo thơm ngon. Người con ra đi, vượt qua bao
núi cao rừng sâu, cuối cùng anh đã mang đượi trái táo trở về biếu mẹ.
Trường TH Võ Miếu I
17
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HS NĂNG KHIẾU
Năm học: 2010- 2010
Môn: Tiếng Việt
Đề 12
1. a) Giải nghĩa từ nghị lực
b) Đăt câu với từ nghị lực.
2. ( 2 điểm) Từ các từ đơn là từ gốc láy lại để được từ láy hoặc từ ghép.
đẹp, xanh vàng
3. Đọc bài ca dao sau:
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày

Ai ơi! Bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần
Em hiểu người nông dân muốn nói với ta điều gì? Cách diễn tả hình ảnhcó sự đối lập ở câu
cuối bài đã nhấn mạnh được ý gì?
4. Một chú ong mê mải hút nhuỵ hoa, không hay biết trời đang sập tối, ong không về nhà
được. Sớm hôm sau, khi trở về gặp các bạn, ong đã kể lại câu chuyện nó xa nhà trong đêm
qua.
Em hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện của chú ong xa nhà đó.
Trường TH Võ Miếu I
18
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HS NĂNG KHIẾU
Năm học: 2010- 2010
Môn: Tiếng Việt
Đề 13
1. Tìm các từ trái nghĩa với từ quyết chí. Đặt câu với một trong những từ trái nghĩa vừa tìm
được.
2. Em hãy đặt một câu hỏi để tự hỏi mình. Nói rõ tình huống mà em dựa vào để đặt câu hỏi
là vtình huống nào.
3. Em hiểu những câu thơ dưới đây của Bác Hồ muốn nói về điều gì? Nêu một ví dụ mà
em biết để làm rõ điều đó.
Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên.
4. Suốt đêm trời mưa to gió lớn. Sáng ra, ở tổ chim chót vót trên cây cao, con chim lớn
lông cánh ướt, mệt mỏi nhích sang bên để chú chim nhỏ mở bừng mắtđón ánh mặt trời.
Chuyện gì đã xảy ra với hai con chim trong đêm qua? Em hãy hình dung và kể lại.
Trường TH Võ Miếu I
19
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HS NĂNG KHIẾU

Năm học: 2010- 2010
Môn: Tiếng Việt
Đề 14
1.Tìm từ nghi vấn ( từ dùng để hỏi) trong các câu dưới đây:
a) Nhà cháu có những ai?
b)Cả lớp cùng đi không trừ một ai.
c) Ai về đích đầu tiên trong cuộc thi chạy?
d) Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu.
( Ca dao)
e) Cốc, cốc, cốc!
- Ai gọi đó?
- Tôi là thỏ.
- Nếu là thỏ
Cho xem tai.
( Võ Quảng)
2. Chuyển từng câu dưới đây thành câu không dùng dấu chấm hỏi sao cho nội dung, mục
đích của câu không thay đổi.
a) Anh chị nói chuyện nhỏ một chút có được không ạ?
b) Các bạn có thể ra chỗ khác đá bóng được không?
c) Mục “ Những kỉ lục Việt Nam” trên truyền hình hay nhỉ?
d) Chơi đá cầu mà cậu bảo không thú vịo à?
3. Đọc đoạn văn sau trong bài cánh diều tuổi thơ của nhà văn Tạ Duy Anh:
Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều.
Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều
mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên bầu trời. Tiếng sáo
diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè,… như gọi thấp xuống những vì sao
sớm.
Em hãy cho biết: nTác giả tả trò chơithả diều hấp dẫn qua những từ ngữ, hình ảnh nào? Vì
sao tác giả nghĩ rằng “ Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều”?

4. Quyển sách, cây bút ( cây viết), bảng con, thước kẻ, cái gọt bút chì, là những đồ vật
được gắn bóthân thiết với em trong học tập. Hãy miêu tả, két hợp nêu kỉ niệm đáng nhớ về
một trong những đồ vật thân thiết đó.
Trường TH Võ Miếu I
20
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HS NĂNG KHIẾU
Năm học: 2010- 2010
Môn: Tiếng Việt
Đề 15
1. Với mỗi từ ngữ dưới đây, em hãy đặt một câu:
thả diều, xếp hình, cắm trại.
2. a) Trong các câu hỏi dưới đây, câu nào thể hiện được phép lịch sự:
- Em lấy giúp chi cốc nước được không?
- Nam ơi, cho chi xin cốc nước được không?
- Ngồi đấy mà không lấy cho người ta cốc nước à?
b) Em hãy đặt một câu hỏi thể hiện được phép lịch sự. Nói rõ tình huống mà em đặt câu
hỏi là tình huống nào.
3. Trong bài Quê hương, nhà thơ Đỗ Trung Quân có viết:
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người.
Đoạn thơ đã gợi cho em nghĩ đến những điều gì đẹp đẽ và sâu sắc?
4. Tả một thứ đồ chơi vừa có hình dáng đẹp vừa hoạt động được làm em thích thú.
Trường TH Võ Miếu I
21
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HS NĂNG KHIẾU
Năm học: 2010- 2010
Môn: Tiếng Việt
Đề 16

1.a, Em hiểu như thế nào về câu tục ngữ sau: Chọn bạn mà chơi, chọn nơi mà ở?
b, Viết 2-3 câu góp ý với một người bạn vì chơi với một số bạn hư nên học hành sút kém.
Trong lời góp ý của em có dẫn câu tục ngữ trên.
2. Tìm câu kể trong đoạn văn dưới đây. Cho biết các câu kể này dùng để làm gì.
Nhìn vào các khe đá chung quanh, tôi thấy những nhện là nhện. Chúng đứng im như đá
mà coi vẻ hung dữ. Tôi cất tiếng hỏi lớn:
- Ai đứng chóp bu bọn này? Ra đây ta nói chuyện.
Từ trong hốc đá, một mụ nhện cong chân nhảy ra. Tôi thét:
- Thật đáng xấu hổ! Có phá hết các vong vây đi không?
Bọn nhên sợ hãi cùng dạ ran. Cả bọn cuống cuồng chạy dọc chạy ngang, phá hết các dây
tơ chăng lối.
( Tô Hoài- Dế Mèn phiêu lưu kí)
3. Trong bài Ngày hôm qua đâu rồi? nhà thơ Bế Kiến Quốc có viết:
Em cầm tờ lịch cũ:
-Ngày hôm qua đâu rồi?
Ra ngoài sân hỏi bố
Xoa đầu em, bố cười…
- Ngày hôm qua ở lại
Trong vở hồng của con
Con học hành chăm chỉ
Là ngày qua vẫn còn.
Em hiểu câu trả lời của người bố đối với con qua những câu thơ trên ý nói gì?
4. Trong cuộc sống hàng ngày, có nhiều đồ vật tuy đơn giản (đôi dép, đôi giày,cái nón, cái
mũ, cái ô,…) nhưng rát gắn bó với em. Hãy miêu tả một trong những đồ vật đó.
Trường TH Võ Miếu I
22
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HS NĂNG KHIẾU
Năm học: 2010- 2010
Môn: Tiếng Việt
Đề 17

1.Tìm những câu kể Ai làm gì? Trong đoạn văn dưới đây. Dùng gạch chéo để tách bộ phận
chủ ngữ và vị ngữ của từng câu tìm được.
Buổi mai hôm ấymột buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi
dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính
lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học. Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ
ngỡ đứng bên người thân, chỉ dám đi từng bước nhẹ. Sau một hồi trống, mấy người học trò
cũ sắp hàng dưới hiên rồi đi vào lớp.
( Theo Thanh Tịnh)
2.Trong các câu dưới đây, quan hệ giữa chủ ngư và vị ngữ chưa phù hợp. Em hãy chữa lại
cho đúng.
a) Hình ảnh bà chăm sóc tôi từng li, từng tí.
b) Tâm hồn em vô cùng xúc động khi nhìn thấy ánh mắt thương yêu, trìu mến của Bác.
3. Đọc đoạn thơ dưới đây trong bài khi mẹ vắng nhà của nhà thơ Trần Đăng Khoa, em có
những suy nghĩ gì về câu trả lời của tác giả đối với mẹ?
Mẹ bảo em: Dạo này ngoan thế!
- Không, mẹ ơi! Con đã ngoan đâu!
Áo mẹ mưa bạc màu
Đầu mẹ nắng cháy tóc
Mẹ ngày đêm khó nhọc
Con chưa ngoan, chưa ngoan!
4. Ngôi nhà của em có nhiều đồ vật được em coi như người bạn thân ( bàn học, lịch treo
tường, giá sách, tủ nhỏ đựng quần áo, tủ đồ chơi,…). Hãy tả lại một trong số những đồ vật
đó.
Trường Tiểu học Võ Miếu I
23
Đề kiểm tra học sinh năng khiếu lớp 4
Năm học 2010- 2011
Môn: Tiếng Việt
Đề số 18


1 .Tìm danh từ, động từ,tính từ trong các câu văn sau.Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu
được in đậm.
Trước mặt Minh, đâm sen rộng mênh mông. Những bông sen trắng, sen hồng khẽ đua đưa
nổi bật trên nền lá xanh mượt. Giữa đầm, bác Tâm đang bơi thuyền đi hái hoa sen. Bác cẩn
thận ngắt tưng bông, bó thành từng bó ngoài bọc một chiếc lá rồi để nhè nhẹ vào lòng
thuyền.
2. Các câu hỏi dưới đây được dùng để làm gì?
a, Có phá hết vòng vây đi không?
(Tô Hoài – Dế Mèn phiêu lưu kí)
b, Các chú có biết đền thờ ai đây không?
(Đoàn Minh Tuấn –Một sáng thu xưa) c, A Cổ hả? Lớn
tướng rồi nhỉ?
(Bùi Nguyên Khiết – Ông già trên núi chè tuyết)
d, Các cậu có thấy ai không ăn mà sống được không?
(Trinh Mạnh-cái gì quý nhất?)
3.Trong bài Tiếng chim buổi sáng, nhà thơ Định Hải viết:
Tiếng chim lay động lá cành
Tiếng chim đánh thức chồi xanh dậy cùng
Tiếng chim vỗ cánh bầy ong
Tiếng chim tha nắng rải đồng vàng thơm…
Theo em, nhà thơ đã sử dụng nghẹ thuật gì để miêu tả tiếng chim buổi sáng? Biển pháp
nghệ thuật đó giúp em cảm nhận được tiếng chim buổi sáng có ý nghĩa như thế nào?
4 .Tả chiếc áo đã từng gắn bó thân thiết với em (hoặc chứa đựng một kỉ niệm sâu sắc đối
với em).
Trường Tiểu học Võ Miếu I
24
Đề kiểm tra học sinh năng khiếu lớp 4
Năm học 2010-2011
Môn : Tiếng Việt
Đề 19

1. Đặt câu với mỗi thành ngữ sau:tài cao đức trọng, tài hèn đức mọn.
-Tái cao đức trọng :người tài giỏi, đạo đức, được kính trọng.
- Tài hèn đức mọn : người tài và đức đều kém cỏi (có khi là cách nói khiêm tốn)
2. Gạch dưới chủ ngữ của từng câu kể Ai làm gì? Trong đoạn văn sau. Chủ ngữ do danh từ
hay cụm danh từ tạo thành?
Ông kéo tôi vào sát người , xoa đầu tôi , cười rất hiền. Bán tay ram rát của ông xoa nhẹ
lên hai má tôi. Từ đó, tối tối, ông thường sang uống trà vơi ba tôi. Hai người trò chuyện có
hôm tới khuya. Những buổi chiều ba tôi thường gửi chìa khóa phòng cho ông.
(Trích bài làm của học sinh)
3. Viết về người mẹ, nhà thơ Trần Quốc Minh đã có những hình ảnh so sánh rất hay trong
bài thơ Mẹ:
Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thưc vì chúng con.
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
Hãy cho biết :những hình ảnh so sánh trong đoạn thơ đã giúp em cảm nhận được điều gì
đẹp đẽ ở người mẹ kính yêu.
4. Em được bạn bè hay người thân tặng (hoặc cho mượn) một quyển sách đẹp. Hãy tả lại
quyển sách đó.
Trường Tiểu học Võ Miếu I
25

×