Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại công ty CP cơ giới và xây dựng thăng long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (447.96 KB, 78 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp 1 Trường Đại học Giao Thông Vận Tải
Lời nói đầu
Tháng 11 năm 2006, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức
Thương mại Thế giới WTO. Điều này đã tạo ra cho các doanh nghiệp Việt Nam
nhiều cơ hội mới nhưng nó cũng tạo ra không ít khó khăn cho các doanh nghiệp
trong cạnh tranh với hàng hoá, sản phẩm của các nước bạn. Đứng trước những
thách thức đó, để thắng thế trong cạnh tranh, các doanh nghiệp Việt Nam phải
không ngừng củng cố và quản lý thật tốt hoạt động sản xuất kinh doanh của
mình.
Trong môi trường cạnh tranh gay gắt, thông tin phù hợp, kịp thời là một yếu
tố quan trọng để giúp các nhà quản lý đưa ra được các quyết định phù hợp. Công
tác kế toán của doanh nghiệp hoạt động cũng phục vụ cho những mục đích quản
lý này. Công tác kế toán được tổ chức thực hiện tốt sẽ cung cấp được các thông
tin kịp thời và chính xác cho nhà quản lý, trợ giúp cho nhà quản lý trong việc đưa
ra quyết định quản lý phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả của sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp. Việc thực tập công tác kế toán sẽ giúp cho sinh viên có được
những kiến thức thực tế và kinh nghiệm để có thể tự tin thực hiện công
việc kế toán sau khi ra trường.
Dựa trên những yêu cầu mà nhà trường, khoa đề ra cùng sự chỉ dẫn của cô
Phạm Thị Lan Anh và các tài liệu được Công ty cổ phần cơ giới và xây dựng
Thăng Long cung cấp cho. Em đã chia bài báo cáo thực tập này làm 2 phần :
I. Thực tập chung
II. Thực tập nghiệp vụ
Mặc dù có sự cố gắng để thu thập đủ các tài liệu, số liệu cần thiết để hoàn
thành tốt bài Báo cáo thực tập này nhưng vẫn còn có nhiều thiếu sót. Kính mong
sự góp ý của cô và Quý Công ty.
Lưu Thị Phượng- MSV: 0910503 Kế toán tổng hợp K50
Báo cáo thực tập tốt nghiệp 2 Trường Đại học Giao Thông Vận Tải
MỤC LỤC
Lời nói đầu………………………………………………………….……………0
MỤC LỤC………………………………………………………………… ….1


PHẦN I: THỰC TẬP
CHUNG……………………………………………… Error: Reference source
not found
1.1 Khái quát chung về doanh nghiệp 4
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 6
1.1.2 Đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 8
1.1.2.2 Các sản phẩm chủ yếu của doanh nghiệp 8
1.1.3 Những thành tích mà Công ty CP cơ giới và xây dựng Thăng Long đã đạt
được 9
1.2 Môi trường hoạt động của doanh nghiệp 10
1.2.1 Những lợi thế và khó khăn của doanh nghiệp 10
1.2.1.1 Lợi thế 10
1.2.1.2 Khó khăn 11
1.2.2 Chiến lược phát triển của doanh nghiệp 12
1.2.2.1 Dự báo triển vọng 12
1.2.2.2 Chiến lượt phát triển của doanh nghiệp 14
1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 17
Hội đồng quản trị 17
Ban kiểm soát 18
Phòng tài chính kế toán 18
Phòng kĩ thuật thi công 18
Phòng vật tư 19
Phòng hành chính 19
Phòng tổ chức cán bộ- lao động 19
Trung tâm tư vấn quản lý dự án 19
Chức năng: thay mặt, giúp Giám đốc công ty giám sát, quản lý toàn bộ quá trình thức hiện dự án
theo quy định quản lý của Nhà Nước về quản lý đầu tư và xây dựng theo quy định của công ty 19
Phòng kinh tế kế hoạch 19
1.4.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 22
Lưu Thị Phượng- MSV: 0910503 Kế toán tổng hợp K50

Báo cáo thực tập tốt nghiệp 3 Trường Đại học Giao Thông Vận Tải
PHẦN II: THỰC TẬP NGHIỆP VỤ 25
2.1.2 Đặc điểm về lao động và quản lý con người 26
2.2.2 Tổ chức lập kế hoạch và giao kế hoạch cho bộ phận sản xuất 30
2.2.3 Sơ đồ quy trình sản xuất của công ty CP Cơ giới và Xây dựng Thăng Long
32
Tài khoản sử dụng: 43
Tài khoản sử dụng: 44
Lưu Thị Phượng- MSV: 0910503 Kế toán tổng hợp K50
Báo cáo thực tập tốt nghiệp 4 Trường Đại học Giao Thông Vận Tải
PHẦN I: THỰC TẬP CHUNG
1.1 Khái quát chung về doanh nghiệp
• Tên Tiếng Việt: Công ty Cổ phần Cơ giới và Xây dựng Thăng Long
• Tên Tiếng Anh: Thang Long Mechanical and Construction Joint Stook
Company
• Địa chỉ: Số 138 Phạm Văn Đồng, Xuân Đỉnh, Từ Liêm, HN
• Điện thoại: 04 38389078
• Fax: 04 38387905
• Email:
• Vốn điều lệ: 11.357.800.000 VND
• Người đại diện theo PL: - Ông Phạm Xuân Kiêm - Tổng giám đốc
• Người công bố thông tin: - Ông Nguyễn Thành Công
- Chức vụ: Phó Tổng giám đốc
• Ban lãnh đạo:
Hội đồng quản trị:
- Trần Văn Kẻ cv: Chủ tịch
- Phạm Xuân Kiêm cv: Phó chủ tịch
- Nguyễn Khắc Hiệp cv: Ủy viên
- Kim Anh Dũng cv: Ủy viên
- Phan Thanh Quế cv: Ủy viên

Ban Giám đốc:
- Ông Phạm Xuân Kiêm cv: Tổng giám đốc
- Ông Kim Anh Dũng cv: Phó Tổng GĐ
- Ông Nguyễn Thành Công cv: Phó Tổng GĐ
Ban Kiểm soát:
- Ông Vũ Thanh Tuấn cv: Trưởng Ban
Lưu Thị Phượng- MSV: 0910503 Kế toán tổng hợp K50
Báo cáo thực tập tốt nghiệp 5 Trường Đại học Giao Thông Vận Tải
- Ông Nguyễn Huy Hùng cv: Ủy viên
- Ông Hoàng Tiến Sơn cv: Ủy viên
• Ngành nghề kinh doanh:
- Xây dựng các công trình giao thông trong và ngoài nước, bao gồm: cầu,
đường, nhà ga, sân bay, bến cảng, hầm;
- Xây dựng các công trình công nghiệp: kho, xưởng sản xuất, bến bãi, lắp
dựng cột ăngten thu phát, xây dựng cơ sở hạ tầng, san lấp mặt bằng;
- Xây dựng công trình dân dụng: nhà ở, nhà làm việc, văn phòng, trụ sở;
- Xây dựng công trình thuỷ lợi: trạm bơm, cống, đập, đê, kè, kênh mương;
- Đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, cụm dân cư, đô thị, khu
công nghiệp, giao thông, vận tải;
- Tư vấn thiết kế, thí nghiệm vật liệu, tư vấn đầu tư, tư vấn giám sát các
công trình không phải do công ty thi công;
- Sản xuất, khai thác và kinh doanh vật liệu xây dựng;
- Sản xuất và lắp dựng kết cấu thép, cấu kiện bê tông cốt thép thường và dự
ứng lực, bê tông nhựa; sản xuất và cung ứng bê tông thương phẩm;
- Sửa chữa xe máy, phương tiện, thiết bị thi công và sản phẩm cơ khí khác;
- Kinh doanh xăng, dầu, mỡ, gas;
- Vận tải hàng hoá đường bộ, đường thuỷ;
- Kinh doanh bất động sản;
- Xuất nhập khẩu vật tư máy móc, thiết bị phụ tùng;
- Phân phối và kinh doanh điện;

- Xây dựng đường dây và trạm biến áp đến 35KV;
- Lắp ráp, sửa chữa, buôn bán xe ôtô;
- Kinh doanh phụ tùng xe ôtô và máy xây dựng;
- Sản xuất, lắp ráp, sửa chữa và buôn bán máy xây dựng;
- Dịch vụ cho thuê nhà ở, văn phòng, kho tàng, bến bãi;
Lưu Thị Phượng- MSV: 0910503 Kế toán tổng hợp K50
Báo cáo thực tập tốt nghiệp 6 Trường Đại học Giao Thông Vận Tải
- Kinh doanh khách sạn, nhà hàng, khu thương mại (không bao gồm kinh
doanh karaoke, vũ trường, quán bar);
- Đào tạo, dạy nghề lái xe ôtô, vận hành máy xây dựng, lái tàu sông; sửa
chữa ô tô, máy xây dựng, máy tàu thuỷ;
- Dịch vụ môi giới, tuyển dụng và giới thiệu việc làm cho người lao động.
• Giấy phép thành lập và H/Đ :Số 0103004856 do Sở Kế hoạch và Đầu tư
Tp Hà Nội cấp.
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
- Giai đoạn 1974-1985 (Công ty cơ giới 6):
Năm 1973, Đất nước bắt tay vào xây dựng công trình thế kỷ – cầu Thăng
Long. Trạm điện bờ Nam được thành lập với nhiệm vụ xây dựng, quản lý, vận
hành lưới điện hạ thế của công trường bờ Nam. Khi đại công trường ngày càng
mở rộng, Trạm điện bờ Nam được nâng cấp thành Công ty Cơ giới 6 theo quyết
định số 2077/QĐ-T C ngày 26 tháng 8 năm 1974 của Bộ trưởng Bộ giao thông
vận tải. Là đơn vị trực thuộc Xí nghiệp liên hiệp cầu Thăng Long (nay là Tổng
Công ty xây dựng Thăng Long).
- Giai đoạn 1985-1993 (Xí nghiêp Cơ giới 6)
Tháng 3 năm 1985 Công ty cơ giới 6 được đổi tên thành Xí nghiệp cơ giới 6
theo quyết định số 262/QĐ-TCCB ngày 11 tháng 3 năm 1985 của Tổng Giám
đốc Liên hiệp các xí nghiệp xây dựng cầu Thăng Long.
Trong thời gian này, Cơ giới 6 là đơn vị đầu tiên thành công trong việc thiết
kế, chế tạo và vận hành dây chuyền dầm BTCT DƯL từ nhà máy Bê tông Mộc
bên bờ sông Hồng ( nay là Công ty cổ phần xây dựng số 6 Thăng Long) đến các

công trường. Cầu nổi 100T đầu tiên của miền Bắc cũng ra đời từ đây để góp phần
xây dựng hàng loạt công trình: cầu Gián Khẩu ( Ninh Bình ), cầu Bo ( Thái
Bình ), cầu Bến Thủy ( Nghệ An ).
Lưu Thị Phượng- MSV: 0910503 Kế toán tổng hợp K50
Báo cáo thực tập tốt nghiệp 7 Trường Đại học Giao Thông Vận Tải
Phát huy thế mạnh Cơ giới 6 sẵn có, Xí nghiệp đã mở rộng lĩnh vực sản xuất
sang vận chuyển hàng hóa siêu trường siêu trọng, trục vớt cứu hộ các thiết bị nổi
gặp nạn, vận chuyển và lắp dựng tháp C2 Láng Trung, Tuabin nhà máy thủy điện
Hòa Bình, tháp tổng hợp Urê nhà máy phân đạm Hà Bắc.
- Giai đoạn 1993 - 2001 (Công ty Thi công Cơ giới Thăng Long)
Tháng 3 năm 1993 Xí nghiệp Cơ giới 6 được đổi tên thành Công ty thi công
cơ giới Thăng Long theo quyết định số 498/QĐ/TCCB-LĐ của Bộ trưởng Bộ
giao thông vận tải.
Lúc này Công ty Thi công Cơ giới Thăng Long cũng tham gia thi công các
công trình cầu trên nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, mở rộng sang lĩnh vực
xây dựng cảng như: cảng Quy Nhơn, cảng Lotus, cảng Thị Vải.
- Giai đoạn từ tháng 9 năm 2001 đến tháng 7 năm 2004:
Để phù hợp với quy mô sản xuất và ngành nghề kinh doanh, một lần nữa
Công ty được đổi tên thành Công ty Cơ giới và Xây dựng Thăng Long theo quyết
định số 3924/QĐ-BGTVT ngày 23 tháng 11 năm 2001 của Bộ giao thông vận tải.
Cũng từ đây, Cơ giới 6 đã là một nhà thầu xây lắp thực sự, có tiềm lực nhưng
vẫn duy trì phát huy sức mạnh truyền thống, theo phương châm: đa ngành nghề,
đa sở hữu.
- Giai đoạn sau cổ phần hóa (từ ngày 08 tháng 7 năm 2004 đến nay):
Theo quyết định 2295/QĐ-BGTVT ngày 08 tháng 8 năm 2003 của Bộ giao
thông vận tải, ngày 29 tháng 6 năm 2004, Công ty Cơ giới và Xây dựng Thăng
Long đã tổ chức Đại hội cổ đông sáng lập với tên gọi Công ty Cổ phần Cơ giới
và Xây dựng Thăng Long, chính thức chuyển sang hoạt động theo mô hình Công
ty cổ phần. Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Sở Kế hoạch đầu tư Hà
Nội cấp lần 1 ngày 08 tháng 7 năm 2004, vốn điều lệ là 6,8 tỷ đồng với cơ cấu :

Nhà nước giữ 60% và các cổ đông khác giữ 40%
Lưu Thị Phượng- MSV: 0910503 Kế toán tổng hợp K50
Báo cáo thực tập tốt nghiệp 8 Trường Đại học Giao Thông Vận Tải
Tháng 12 năm 2006, Đại hội cổ đông bất thường của Công ty đã quyết định
tăng vốn điều lệ lên trên 11,3 tỷ đồng với cơ cấu vốn: Nhà nước giữ 36% và các
cổ đông khác giữ 64%. Đại hội cũng nghị quyết giao cho Hội đồng quản trị và
Ban Tổng giám đốc chuẩn bị mọi điều kiện sẵn sàng đưa cổ phiếu Công ty niêm
yết trên sàn giao dịch chứng khoán trong năm 2007, Công ty cổ phần cơ giới và
xây dựng Thăng Long chính thức được UBCK Nhà nước công nhận là Công ty
đại chúng.
Hơn 30 năm qua, đội ngũ lãnh đạo của Công ty qua các thời kỳ đã không
ngừng phấn đấu cùng tập thể CBCNV vượt mọi khó khăn, gian khổ để xây dựng
Phát huy những tiềm năng sẵn có, với truyền thống hơn 30 năm xây dựng,
trưởng thành và sự chỉ đạo có hiệu quả của Đảng bộ Tổng công ty, nhất định
công ty cổ phần cơ giới và xây dựng Thăng Long sẽ ổn định, phát triển bền vững,
là một trong những thành viên mạnh của Tổng công ty, góp phần xây dựng Tổng
Công ty Xây dựng Thăng Long trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh của đất
nước.
1.1.2 Đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
1.1.2.1 Chức năng của doanh nghiệp
Chức năng của Công ty là hoạt động kinh doanh đa ngành nghề là quản lý,
bảo trì cơ sở hạ tầng đường bộ và một số ngành nghề khác phù hợp với năng lực
của Công ty, được Chủ sở hữu nhà nước chấp thuận theo quy định của pháp luật.
Quản lý chuyên ngành về hầm đường bộ, cầu đường bộ, đường bộ và thu phí
đường bộ ; Đảm bảo giao thông thông suốt trong mọi tình huống; Tham gia ứng
cứu, xử lý các trường hợp khẩn cấp do thiên tai, địch họa gây ra theo yêu cầu của
ngành, các cấp chính quyền địa phương; Bảo toàn và phát triển vốn của Chủ sở
hữu giao, vốn tự bổ sung, sử dụng hợp lý các nguồn lực, tối đa hóa lợi nhuận, tích
lũy đầu tư và phát triển Công ty.
1.1.2.2 Các sản phẩm chủ yếu của doanh nghiệp

Lưu Thị Phượng- MSV: 0910503 Kế toán tổng hợp K50
Báo cáo thực tập tốt nghiệp 9 Trường Đại học Giao Thông Vận Tải
1. Các công trình giao thông bao gồm: Cầu, đường nhựa, đường bê tông, nhà
ga, sân bay, bến cảng, hầm;
2. Các công trình công nghiệp: Kho, xưởng sản xuất, bến bãi, lắp dựng cột
ăngten thu phát, xây dựng cơ sở hạ tầng, san lấp mặt bằng;
3. Các công trình dân dụng: Nhà ở, nhà làm việc, văn phòng, trụ sở;
4. Các công trình thuỷ lợi: Trạm bơm, cống, đập, đê, kè, kênh mương;
5. Các công trình cơ sở hạ tầng, cụm dân cư, đô thị, khu công nghiệp, giao
thông, vận tải
6. Sản xuất và lắp dựng kết cấu thép, cấu kiện bê tông cốt thép thường và dự
ứng lực, bê tông nhựa; sản xuất và cung ứng bê tông thương phẩm;
7. Kinh doanh bất động sản;
8. Xây dựng đường dây và trạm biến áp đến 35KV;
1.1.3 Những thành tích mà Công ty CP cơ giới và xây dựng Thăng
Long đã đạt được
- Huân chương Lao động hạng 3: Giai đoạn 1988 - 1992 (Quyết định số
61/KT-CTN ngày 26/12/1992).
- Huân chương Lao động hạng 3: Giai đoạn 1993 -1997 (Quyết định số
09/KT-CTN ngày 7/1/1998).
- Huân chương Lao động hạng 2: Giai đoạn 2003 -2007 (Quyết định số
1000/QĐ-CTN ngày 31/8/2007).
- Cờ thi đua Chính phủ năm 2007: (Quyết định số 229/QĐ-TTg ngày
26/2/2008).
- Bằng khen của Chính phủ: Giai đoạn 2003 - 2005 (Quyết định số
1653/QĐ-TTg ngày 18/12/2006)
- Bằng khen của Bộ giao thông vận tải: (Quyết định số 271/QĐ-BGTVT
ngày 29/01/1999).
Lưu Thị Phượng- MSV: 0910503 Kế toán tổng hợp K50
Báo cáo thực tập tốt nghiệp 10 Trường Đại học Giao Thông Vận Tải

- Bằng khen của Bộ giao thông vận tải: (Quyết định số 3679/QĐ-BGTVT
ngày 8/12/2003).
- Bằng khen Bộ lao động Thương binh và Xã hội: (Quyết định số 1057/QĐ-
BLĐTBXH ngày 23/07/2007).
- Bằng khen của Bảo hiểm xã hội Việt nam năm 2007: (Quyết định số
08/QĐ-BHXH ngày 7/1/2008).
- Bằng khen UBND Thành phố Hà Nội năm 2007 (Quyết định số 4285/QĐ-
UBND ngày 29/10/2007).
- Cúp “Doanh nhân, Doanh nghiệp tiêu biểu Hà nội vàng” năm 2007 của
Hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ TP.Hà Nội (Quyết định số 27/QĐ-KTHH
ngày 21/07/2008).
- Cúp vàng Thăng Long năm 2008 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội
(Quyết định số 1212/QĐ-UB ngày 10/10/2008).
- Năm 2002, 2006 Cờ thi đua của Tổng công ty xây dựng Thăng long:
(Quyết định số 108/TĐ/VP-TCT ngày 25/2/2003 và Quyết định số 61/QĐTĐ-
TCT ngày 17/1/2007).
- Liên tục đạt Tập thể lao động xuất sắc: 2001, 2002, 2003, 2004, 2005,
2006, 2007, 2008.
1.2 Môi trường hoạt động của doanh nghiệp
1.2.1 Những lợi thế và khó khăn của doanh nghiệp
1.2.1.1 Lợi thế
Lợi thế về thị trường: Thị trường là vấn đề thiết yếu quyết định sự tồn tại và
phát triển của Doanh nghiệp. Đối với Công ty cổ phần cơ giới và xây dựng Thăng
Long việc tiếp cận thị trường, nắm bắt nhu cầu khách hàng cũng như thu thập
thông tin về các đối thủ cạnh tranh nhằm duy trì và phát triển thị trường ngày càng
được chú trọng. Công ty có phòng Trung tâm tư vấn quản lý dự án có nhiệm vụ
xây dựng các mục tiêu phát triển kinh doanh của Công ty, tìm hiều thị trường, phát
hiện những nhu cầu về tư vấn xây dựng Công ty đã xác định được điểm yếu của
Lưu Thị Phượng- MSV: 0910503 Kế toán tổng hợp K50
Báo cáo thực tập tốt nghiệp 11 Trường Đại học Giao Thông Vận Tải

mình trên thị trường. Các thông tin về đối thủ cạnh tranh, về khách hàng là các chủ
đầu tư cũng như về sự biến động của thị trường còn hạn chế. Thực tế trong năm
vừa qua các công trình mà Công ty đã thực hiện xây dựng, tư vấn khảo sát và thiết
kế ngày càng được mở rộng cả ở trong và ngoài nước.
Lợi thế trong công tác quản lý và công nhân viên: Công ty luôn năng động tìm
kiếm nguồn tài trợ và thu hút vốn đầu tư vào công ty. Đồng thời đã sử dụng tương
đối có hiệu quả nguồn vốn vay, tạo uy tín tốt với khách hàng và đối tác. Bên cạnh
đó trình độ cán bộ công nhân viên trong Công ty ngày càng được nâng cao, cán bộ
quản lý được trau dồi chuyên môn, công nhân sản xuất có trình độ tay nghề nâng
lên theo mức hiện đại hoá của công nghệ mới.
1.2.1.2 Khó khăn
• Công tác làm hồ sơ thầu vẫn còn lung túng, thể hiện ở chỗ: Hồ sơ pháp lý
chua chính xác, bản vẽ thiết kế thi công còn nhiều sai sót, công tác lập giá thầu
còn nhiều vướng mắc, đặc biệt là việc xây dựng đơn giá thi công cho cốp pha
trượt. Nguyên nhân chủ yếu là các cán bộ trực tiếp làm thầu mặc dù có chuyên
môn nhưng chưa được tiếp xúc thực tế công trường nhiều nên chưa có đủ kinh
nghiệm bóc tách khối lượng và xd đơn giá
• Công tác lập phương án kinh tế còn thiếu chính xác do chưa lường trước được
những biến động về giá cả, thiết bị, những khó khăn trong quá trình thi công của
các dự án.
• Việc giao khoán nội bộ vẫn còn nhiều tồn tại về khoản mục giao khoán, đơn
giá khoán, trình tự, thủ tục thanh toán.
• Công tác quản lý dự án chưa được tốt, chưa theo dõi được sát sao lượng tư vật
tư cấp cho công trường nên dẫn đến cấp thừa, thiếu vật tư so với tiến độ thi công.
• Hệ thống thiết bị, phương tiện vận chuyển của công ty chưa đảm bảo về chất
lượng, công tác bảo dưỡng sửa chữa nhiều khi vẫn còn buông lỏng không được
giám sát chặt chẽ từ phòng ban chuyên môn.
Lưu Thị Phượng- MSV: 0910503 Kế toán tổng hợp K50
Báo cáo thực tập tốt nghiệp 12 Trường Đại học Giao Thông Vận Tải
1.2.2 Chiến lược phát triển của doanh nghiệp

1.2.2.1 Dự báo triển vọng.
Gốc rễ của sự thành công của mỗi Doanh nghiệp phải bắt đầu từ một hướng
đi đúng, phương thức quản lý phù hợp. Từ nguyên lý này, ban lãnh đạo Công ty
cổ phần cơ giới và xây dựng Thăng Long đã xác định cho mình một chiến lược
chung là “phát huy cao độ tính sáng tạo, năng động, cạnh tranh lành mạnh, coi
chất lượng là yếu tố hàng đầu ” làm phương châm cho hành động của Công ty.
Những thành tích đạt được và sự trưởng thành của Công ty trong 45 năm qua gắn
liền với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, của Bộ giao thông vận tải, của Ban
lãnh đạo Công ty và sự phấn đấu không mệt mỏi, nỗ lực không ngừng của cán bộ
công nhân viên qua các thời kỳ với những thử thách to lớn. Sự đoàn kết nhất trí;
khả năng và tư duy sáng tạo; sự nhạy cảm chủ động và linh hoạt nắm bắt thời cơ
chuyển hướng kịp thời, biết thị tổng kết để phát huy ưu điểm, sửa chữa yếu điểm
của tập thể cán bộ công nhân viên của Công ty, là sức mạnh và nhân tố chủ yếu
tạo nên bề dày phát triển - trưởng thành của Công ty trong 37 năm qua. Đây cũng
là điểm tựa vững chắc để Công ty tiếp tục vượt qua khó khăn tiến lên và phát
triển.
Với ý nghĩa đó, hướng phát triển của Công ty cổ phần cơ giới và xây dựng Thăng
Long trong thời gian tới là:
Về lâu dài: Nhận rõ trách nhiệm vì sự phát triển của Công ty trong giai đoạn
công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Đồng thời trên cơ sở sự phù hợp với
chức năng và nhiệm vụ mà Nhà nước và Bộ giao thông vận tải giao cho Công ty
(là thực hiện xây lắp các công trình xây dựng cầu đường, dân dụng, công nghiệp
và kiến trúc hạ tầng đô thị ), Công ty cổ phần cơ giới và xây dựng Thăng Long ra
sức phấn đấu để trở thành một trong những đơn vị xây lắp hàng đầu có đủ năng
lực và tổ chức thực hiện các công trình có chất lượng cao đứng vững và phát
Lưu Thị Phượng- MSV: 0910503 Kế toán tổng hợp K50
Báo cáo thực tập tốt nghiệp 13 Trường Đại học Giao Thông Vận Tải
triển bền lâu trong môi trường cạnh tranh gay gắt và hội nhập quốc tế, góp phần
của mình trong sự phát triển của ngành Xây dựng.
Ngành nghề chính của công ty là xây dựng công trình giao thông, kết hợp

với kinh doanh bất động sản và các sản phẩm dịch vụ. Định hướng cơ cấu tỷ lệ
nghành nghề của công ty như sau : .
- Thi công cầu sản lượng chiếm tỷ lệ khoảng: 35%
- Thi công đường sản lượng chiếm khoảng : 25%
- Kinh doanh dịch vụ và hạ tầng chiếm khoảng : 40%
Để thực hiện được mục tiêu đó Công ty chủ trương tập trung vào những
vấn đề sau:
1- Phát triển công ty bền vững, các chỉ tiêu: Sản lượng, doanh thu, tiền
lương, lợi nhuận, cổ tức … năm sau cao hơn năm trước.
2- Đa ngành nghề, đa sở hữu, chuyển một bộ phận của công ty sang làm nhà
đầu tư.
3- Tăng cường công tác dịch vụ, xây dựng trung tâm đào tạo, xưởng bê tông
tại xã Kim Nỗ - Đông Anh đưa vào hoạt động.
4- Chấp hành nghiêm túc quy chế của Công ty cũng như của Tổng công ty.
5- Phát triển đội ngũ cán bộ nhân viên giỏi về chuyên môn, có tay nghề cao.
Mục tiêu trước mắt: Trong giai đoạn từ năm 2011-2013, Công ty xây dựng chiến
lược phát triển như sau :
Phấn đấu năm 2012 sẽ xây dựng công ty trở thành đơn vị có quy mô sản
xuất lớn với các chỉ tiêu như sau :
Lưu Thị Phượng- MSV: 0910503 Kế toán tổng hợp K50
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013
Sản lượng 109 tỷ đồng 127 tỷ đồng
Doanh thu 150 156
Thu nhập bình quân
(người/đồng)
2.820.000 3.105.000
Cổ tức (năm) 13% 14%
Báo cáo thực tập tốt nghiệp 14 Trường Đại học Giao Thông Vận Tải
1.2.2.2 Chiến lượt phát triển của doanh nghiệp
Với mục tiêu là xây dựng Công ty Cổ phần cơ giới và xây dựng thăng long

thành một công ty lớn mạnh với chiến lược đa dạnh hoá ngành nghề, đa dạng hoá
sản phẩm đã đặt ra cho Công ty những nhiệm vụ chính trong những năm tới là:
Tiếp tục duy trì và phát huy những ngành nghề kinh doanh hiện có, đi liên
với việc phát triển và mở rộng sang những ngành nghề kinh doanh mới như kinh
doanh Nhà, sản xuất công nghiệp, đầu tư vào các dự án Hạ tầng và phát triển
công nghệ.
Củng cố và tiếp tục hoàn thiện bộ máy tổ chức cũng như cơ cấu tổ chức sản
xuất của Công ty cho phù hợp với nhiệm vụ mới, yêu cầu của thị trường và
những định hướng chiến lược trong tương lai.
Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công nhân viên của
Công ty, xây dựng một tập thể CBCNV có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao,
có kiến thức về khoa học kỹ thuật, về thị trường, luôn đáp ứng được những đòi
hỏi của thị trường và sự phát triển của khoa học kỹ thuật.
Tiếp tục đầu tư trang thiết bị máy móc phục vụ công tác quản lý và thi công
cũng như đầu tư những thiết bị công nghệ phục vụ cho những lĩnh vực kinh
doanh mới, khó, việc đầu tư này phải đảm bảo các thiết bị được đầu tư là những
thiết bị, công nghệ tiên tiến hiện đại, mang lại năng suất cao, giảm chi phí mà
đảm bảo chất lượng sản phẩm. Song song với việc đầu tư trang thiết bị, công
nghệ, công tác đầu tư vào các dự án cũng tiếp tục được phát huy.
Lưu Thị Phượng- MSV: 0910503 Kế toán tổng hợp K50
Báo cáo thực tập tốt nghiệp 15 Trường Đại học Giao Thông Vận Tải
Tiếp tục áp dụng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001-2000
Đảm bảo hệ thống quản lý này được duy trì một cách thường xuyên và hiệu quả
trên toàn Công ty, tăng cường công tác kiểm tra giám sát công tác thi công tại các
công trình nhằm đạt chỉ tiêu 100% các công trình, các sản phẩn làm ra đạt chất
lượng cao, tạo uy tín và sự tin cậy đối với khách hàng và thị trường.
1.2.3 Các đối tác, nhà cung cấp, khách hàng chủ yếu
 Các đối tác của công ty :
1. Bộ GTVT, Bộ xây dựng, Bộ tài chính, Tổng công ty xây dựng Thăng
Long

2. UBND các tỉnh: Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, TP.Hà Nội, Nghệ An:
Đã tạo điều kiện giúp đỡ Công ty thi công các dự án xây dựng cầu, đường,
điện, trường học, bất động sản và các dịch vụ khác
3. Các sở: Sở giao thông công chính, Sở tài nguyên môi trường, Sở xây dựng,
Sở kế hoạch đầu tư, Sở tài chính, Sở Thuỷ lợi, của TP.Hà Nội, tỉnh Quảng
Ninh, tỉnh Vĩnh Phúc, TP.Thái Nguyên, Sở thương mại Phú Thọ
4. Các ban quản lý: PMU18; Ban quản lý dự án Biển đông; Ban quản lý dự
án Mỹ thuận; Ban quản lý các dự án 85 TP. Huế; Ban quản lý dự án tỉnh
Nghệ An; Ban quản lý dự án thị xã Uông Bí, Ban quản lý dự án I + II
Quảng Ninh; Ban quản lý dự án duy tu giao thông đô thị Hà Nội; Ban quản
lý dự án công trình các huyên: huyện Hoành Bồ, huyện Móng Cái, huyện
Bình Liêu, huyện Hải Hà, huyện Ba Chẽ - Quảng Ninh; Ban quản lý dự án
các công trình giao thông Lào Cai; Ban quản lý dự án huyện Bình Xuyên,
Khu quản lý đường bộ II - tỉnh Vĩnh phúc; Ban quản lý dự án đầu tư xây
dựng Tổng công ty hàng không
5. Tập đoàn công nghiệp than khoán sản Việt Nam.
6. Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt nam.
7. Trường cao đẳng văn thư lưu trữ TW1.
Lưu Thị Phượng- MSV: 0910503 Kế toán tổng hợp K50
Báo cáo thực tập tốt nghiệp 16 Trường Đại học Giao Thông Vận Tải
8. Các đơn vị khác: Công ty Lilama, Công ty đường thuỷ, các nhà thầu, các
đơn vị trong Tổng công ty xây dựng Thăng long, các nhà cung cấp vật tư
thiết bị xây dựng, Ngân hàng đầu tư phát triển Thăng Long, ngân hàng
quận Thanh xuân - Hà Nôi, Bảo hiểm xã hội Hà Nội
 Các khách hàng cung cấp vật tư:
Công ty thép hình Hà nội, Công ty Tiến Minh - nhà phân phối xi măng Nghi
Sơn, Công ty thép Miền Nam, Công ty thép Việt Hàn, Nhà máy gang thép
Thái Nguyên, Xí nghiệp Quang Hoá điện tử
 Các khách hàng cung cấp máy thiết bị:
Các công ty trực thuộc Tổng công ty xây dựng Thăng Long, Tổng công ty xây

dựng 1, Tổng công ty xây dựng 4, các công ty nước ngoài như TQ, Đài loan,
NB các nhà máy cung cấp thiết bị trong nước
 Các khách hàng có nhu sử dụng cầu sản phẩm bê tông, sửa chữa, vận
chuyển: Tất cả các tập thể, cá nhân trong và ngoài nước.
1.3 Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của doanh nghiệp
1.3.1 Mô hình bộ máy tổ chức
Lưu Thị Phượng- MSV: 0910503 Kế toán tổng hợp K50
Báo cáo thực tập tốt nghiệp 17 Trường Đại học Giao Thông Vận Tải
1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
 Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị cao nhất của Công ty cổ phần cơ giới
và xây dựng Thăng long giữa hai kỳ đại hội cổ đông. HĐQT có 05 thành viên do
Lưu Thị Phượng- MSV: 0910503 Kế toán tổng hợp K50
Đại hội đồng cổ
đông
Hội đồng quản
trị
Ban kiểm soát
Tổng giám đốc
Kỹ sư trưởng Phó tổng giám đốc Kế toán trưởng
Phòng
Tài
chính
kế toán
Phòng
kỹ thuật
thi công
Phòng
vật tư
Phòng

hành
chính
Phòng
tổ chức
cán bộ
lao
động
Trung
tâm tư
vấn
q/lý dự
án
Phòng
kinh tế
kế
hoạch
Các
đội
cầu
Các
đội
đường
Báo cáo thực tập tốt nghiệp 18 Trường Đại học Giao Thông Vận Tải
Đại hội đồng cổ đông bỏ phiếu bầu hoặc miễn nhiệm. Thành viên của HĐQT
được trúng cử với đa số phiếu (ít nhất 51% cổ đông tham gia đại hội tán thành
bằng phiếu kín) do HĐQT Tổng công ty Xây dựng Thăng Long ra quyết định
chuẩn y.
Hội đồng quản trị có nhiệm vụ quyết định các vấn đề liên quan đến mục
đích, quyền lợi của công ty phù hợp với pháp luật, trình đại hội cổ đông các báo
cáo kết quả kinh doanh, quyết toán hằng năm, thực hiện phân phối lợi nhuận cho

các bên có liên quan, quyết định và phê duyệt các phương án tổ chức bộ máy,
nhân sự, chế độ thưởng phạt, ăn chia… trong công ty.
 Ban kiểm soát
Là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh quản trị
về điều hành của Công ty. Ban kiểm soát có 3 người do Đại hội cổ đông bầu và
bãi miễn với đa số phiếu bằng thể thức trực tiếp và bỏ phiếu kín.
 Phòng tài chính kế toán
Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc Công ty, đồng thời chịu sự chỉ đạo và
kiểm tra về mặt nhiệm vụ của kế toán trưởng cấp trên và của cơ quan tài chính,
thống kê cùng cấp. Có chức năng:
• Giúp giám đốc công ty tổ chức, chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán,
thống kê, thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế của Công ty theo cơ chế
quản lý mới.
• Phân tích hoạt động kinh tế tài chính.
• Kiểm tra kiểm soát các hoạt động kinh tế tài chính.
• Tổ chức thực hiện hạch toán kế toán phải thực hiện theo đúng pháp lệnh kế
toán và thống kê của Nhà nước ban hành : Như hệ thống các chứng từ ghi
chép ban đầu, hệ thống tài khoản và sổ sách, hệ thống biểu mẫu báo cáo,
hệ thống và tính các chỉ tiêu kinh tế, tài chính.
 Phòng kĩ thuật thi công
Lưu Thị Phượng- MSV: 0910503 Kế toán tổng hợp K50
Báo cáo thực tập tốt nghiệp 19 Trường Đại học Giao Thông Vận Tải
• Lập thiết kế tổ chức thi công cho các công trình xây dựng hoặc hạng mục
do công ty trúng thầu hoặc do Tổng công ty giao.
• Kiểm tra, giám sát, nghiệm thu chất lượng công trình.
• Xử lý các sự cố trong quá trình thi công.
• Lập hồ sơ hoàn công sau khi kết thúc công trình.
• Nhận thiết kế công trình phù hợp với khả năng.
 Phòng vật tư
• Cung ứng, mua bán, bảo quản, quản lý vật tư.

• Kiểm tra việc sử dụng và quyết toán vật tư.
• Quản lý tiết kiệm vật tư, nhiên liệu.
 Phòng hành chính
• Làm tham mưu cho giám đốc công ty về công tác văn thư hành chính, quản
trị văn phòng.
• Tổ chức đời sống.
• Tham mưu cho thủ trưởng đơn vị trên lĩnh vực giữ gìn an ninh trật tự an
toàn xã hội và công tác quân sự địa phương, công tác phòng chống cháy
nổ.
 Phòng tổ chức cán bộ- lao động
Phòng TCCB - LĐ là một bộ phận tham mưu cho giám đốc Công ty về mặt
chấp hành các chế độ chính sách công tác cán bộ, công tác giáo dục đào tạo,
tuyên truyền thi đua, công tác bảo hộ lao động, công tác thanh tra bảo vệ nội bộ.
 Trung tâm tư vấn quản lý dự án
Chức năng: thay mặt, giúp Giám đốc công ty giám sát, quản lý toàn bộ quá
trình thức hiện dự án theo quy định quản lý của Nhà Nước về quản lý đầu tư và
xây dựng theo quy định của công ty
 Phòng kinh tế kế hoạch
• Lập và điều chỉnh kế hoạch sản xuất, kế hoạch tiền lương tháng, quý, năm.
Lưu Thị Phượng- MSV: 0910503 Kế toán tổng hợp K50
Báo cáo thực tập tốt nghiệp 20 Trường Đại học Giao Thông Vận Tải
• Thống kê các số liệu thực hiện kế hoạch sản xuất của các đơn vị, lập báo
cáo thực hiện kế hoạch sản xuất tháng, quý, năm của toàn công ty.
• Lập dự toán các công trình, hạng mục công trình.
• Làm các hợp đồng kinh tế với các công ty trong và ngoài Tổng công ty
hoặc hợp đồng kinh tế trong nội bộ công ty.
• Tổ chức và thực hiện điều độ sản xuất, lập và chỉ đạo kế hoạch tác nghiệp.
1.4 Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp
1.4.1 Khái quát một số chỉ tiêu tài chính của công ty những năm gần

đây:
ĐVT: 1000 đồng
TT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
1 Tổng tài sản 170,356,377 173,500,344 221,273,009
- Tài sản lưu động 146,818,514 151,147,761 200,162,184
- Tài sản cố định 23,537,863 22,352,583 21,110,825
2 Tổng nguồn vốn 170,356,377 173,500,344 221,272,963
- Nợ phải trả 142,288,084 145,691,211 193,614,047
- Nguồn vốn chủ sở hữu 28,068,293 27,809,133 27,658,916
3 Nguồn vốn kinh doanh 20,444,000 20,444,000 20,444,000
4 Doanh thu thuần 118,737,678 125,297,321 117,890,180
5 Lợi nhuận
- Lợi nhuận trước thuế 5,214,025 5,345,338 3,959,379
- Lợi nhuận sau thuế 4,655,480 4,020,927 3,267,917
Nguồn: Phòng tài chính kế toán
- Nhận xét chung:
Lưu Thị Phượng- MSV: 0910503 Kế toán tổng hợp K50
Báo cáo thực tập tốt nghiệp 21 Trường Đại học Giao Thông Vận Tải
• Tổng tài sản của công ty qua các năm tăng nhanh, đặc biệt từ năm 2010
-2011, trong đó chủ yếu là do mức tăng của tài sản lưu động. Để đạt được
mức độ tăng như vậy là do doanh nghiệp cổ phần hóa đã thanh lý một số
máy móc đã lạc hậu không còn phù hợp với nhu cầu của hiện tại và mua
sắm một số máy móc thiết bị mới phục vụ cho sản xuất. Do đó, tổng tài sản
công ty tăng một cách nhanh chóng và làm cho số tài sản hiện thời trong
công ty cũng nhiều hơn.
• Do mua sắm nhiều thiết bị nên tổng số nợ của doanh nghiệp cũng có chiều
hướng tăng cùng chiều với tổng tài sản. Số nợ này được bên bán thoả thuận
cho nợ đến kì hạn công ty đã thanh toán cho bên cho nợ. Và số tiền nợ mua
tài sản doanh nghiệp sử dụng đưa vào nguồn vốn để kinh doanh.
• Vì vậy số tài sản hiệu thời của công ty bằng hiệu số giữa tổng tài sản với

tổng số tài sản nợ có xu hướng tăng dần liên tục trong các năm. Điều đó
chứng tỏ doanh nghiệp luôn chú ý đầu tư cho máy móc thiết bị để phụ vụ
cho quá trình sản xuất được tố hơn. Tương tự số vốn công ty đã bỏ ra cũng
tăng vì nó là hiệu số của tài sản có hiện thời với tài sản nợ hiện hành.
• Doanh thu thuần của năm 2010 tăng hơn so với năm 2009 là 6,5 tỷ đồng
tương ứng với tăng 5,52% đây là thành tích mà doanh nghiệp đạt được
trong năm nền kinh tế nhìn chung là đang trên đà vực dậy sau khủng
hoảng. Tuy nhiên đến năm 2011 doanh thu thuần của doanh nghiệp có
chiều hướng đi xuống, cụ thể là doanh thu đã giảm xấp xỉ 7,4 tỷ đồng so
với năm 2010. Điều này làm cho lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp
cũng có những diễn biến tương tự.
• Lợi nhuận sau thuế của công ty nhìn chung là giảm, mạnh nhất vào năm
2011, giảm 23% so với năm 2010 từ 4,020,927 còn 3,267,917 (1000đ) .
Giải thích cho sự suy giảm này là do biến động nên kinh tế trong nước
cũng như nền kinh tế thế giới làm cho việc kinh doanh của công ty trở nên
Lưu Thị Phượng- MSV: 0910503 Kế toán tổng hợp K50
Báo cáo thực tập tốt nghiệp 22 Trường Đại học Giao Thông Vận Tải
khó khăn, một lý do nữa là do doanh nghiệp trong thời kì này đang chú
trọng đầu tư chiều sâu về cơ sở sản xuất, củng cố bộ máy nhân sự của công
ty.
1.4.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
( Có tài liệu đính kèm)
• Báo cáo kết quả kinh doanh
ĐVT: triệu đồng
Báo cáo kết quả kinh doanh
Chỉ tiêu 2009 2010 2011
Doanh thu thuần 118.738 125.297 117.890
Giá vốn 102.364 106.591 97.862
Tỷ trọng GV/DT( %) 86,21 85,07 83,01
Lợi nhuận gộp 16.374 18.706 20.027

Doanh thu t/chính 997 481 112
Chi phí t/chính 892 2.835 5.882
Chi phí bán hàng 0 0 0
Chi phí quản lý DN 11.279 11.194 10.991
Lợi nhuận thuần 5.200 5.158 3.266
Lợi nhuận khác 13 187 683
Lợi nhuận trước thuế 5.213 5.345 3.959
Lợi nhuận sau thuế 4.655 4.021 3.268
Lãi cơ bản trên cổ phiếu(đ) 2.523 1.967 1.598
Nguồn: Phòng tài chính kế toán.
Nhận xét:
Trong năm 2011 doanh thu thuần đạt xấp xỉ 117.890 triệu đồng giảm nhẹ so
với năm 2009 và giảm 6% so với năm 2010. Tỷ trọng giá vốn/ doanh thu có xu
hướng trong các năm từ 2009 đến 2011, từ 86,21% xuống còn 83,01% , điều này
làm cho lợi nhuận gộp có xu hướng tăng, cụ thể là lợi nhuận gộp năm 2011 tăng
22,3% so với năm 2009 tương đương với mức tăng 3.653 triệu đồng, tăng 12,4%
so với năm 2010 tương đương mới mức tăng 2.321 triệu đồng.
Doanh thu tài chính đạt 112 triệu đồng, giảm mạnh so với các năm 2009 và
2010, cụ thể giảm 88,77% so với năm 2009 và giảm 76,7% so với năm 2010. Chi
Lưu Thị Phượng- MSV: 0910503 Kế toán tổng hợp K50
Báo cáo thực tập tốt nghiệp 23 Trường Đại học Giao Thông Vận Tải
phí tài chính cũng có những biến động khá rõ rệt: tăng 559% so với năm 2009 và
tăng 107% so với năm 2010 từ mức 2.835 lên đến 5.882 triệu đồng. Lý giải cho
điều này là do năm 2011 doanh nghiệp mở công ty con và đầu tư vào công ty liên
kết.
Lợi nhuận gộp năm 2011 tăng 22,3% so với năm 2009 và tăng 7,06% so với
năm 2010. Lợi nhuận trước thuế năm 2011 giảm 37,19% so với năm 2009 và
giảm 25,9% so với năm 2010. Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp cũng có xu
hướng giảm tương tự như lợi nhuận trước thuế.
• Tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp.

Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu của công ty trong năm 2011 giảm rõ rệt từ 4,4%
(năm 2009) xuống còn 3,4% ( năm 2011) cho thấy tình hình kinh doanh không
mấy khả quan. Phần lớn nguyên nhân do lĩnh vực kinh doanh đặc thù của doanh
Lưu Thị Phượng- MSV: 0910503 Kế toán tổng hợp K50
Chỉ tiêu
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
Lợi nhuận trước thuế/Doanh thu thuần 4,4% 4,3% 3,4%
Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần 3,9% 3,2% 2,8%
Lợi nhuận trước thuế/Tổng tài sản (ROA) 3,1% 3,1% 2%
Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu (ROE) 17% 14% 12%
Lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROIC) 3,2% 3,1% 2%
Báo cáo thực tập tốt nghiệp 24 Trường Đại học Giao Thông Vận Tải
nghiệp là vật liệu xây dựng và bất động sản. Trong giai đoạn kinh tế khó khăn,
nhu cầu về bất động sản để ở và để kinh doanh trên thị trường giảm mạnh, thị
trường bất động sản ảm đạm do nhu cầu và do lãi suất NH. Lượng hàng tồn kho
không tiêu thụ được (bao gồm BĐS đã xây và nguyên vật liệu, vật liệu xây dựng)
trong khi đó 1 số chi phí không giảm mà còn tăng lên khiến lợi nhuận của công ty
giảm và hiện tại chưa thấy khởi sắc.
Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu = 100% x Lợi nhuận ròng
Vì lợi nhuận ròng chia cho doanh thu thuần thì bằng tỷ suất lợi nhuận biên,
doanh thu thuần chia cho giá trị bình quân tổng tài sản thì bằng số vòng quay
tổng tài sản, và bình quân tổng tài sản chia cho bình quân vốn cổ phần phổ thông
thì bằng hệ số đòn bẩy tài chính, nên còn có công thức tính thứ 2 như sau:
Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu = Tỷ suất lợi nhuận biên x Số vòng
quay tổng tài sản x Hệ số đòn bẩy tài chính

Mặt khác, vì tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) bằng tỷ suất lợi nhuận biên
nhân với số vòng quay tổng tài sản, nên:
ROE = ROA x Hệ số đòn bẩy tài chính
Cũng như tỷ số lợi nhuận trên tài sản, tỷ số này phụ thuộc vào thời vụ kinh
doanh. Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào quy mô và mức độ rủi ro của công ty. Để
so sánh chính xác, cần so sánh tỷ số này của một công ty cổ phần với tỷ số bình
quân của toàn ngành, hoặc với tỷ số của công ty tương đương trong cùng ngành.
Lưu Thị Phượng- MSV: 0910503 Kế toán tổng hợp K50
Báo cáo thực tập tốt nghiệp 25 Trường Đại học Giao Thông Vận Tải
PHẦN II: THỰC TẬP NGHIỆP VỤ
2.1 Lĩnh vực lao động- tiền lương.
2.1.1: Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của bộ phận chức năng
a. Chức năng:
- Tham mưu cho Giám đốc trung tâm về công tác tổ chức cán bộ
- Thực hiện các chế độ chính sách về lao động – tiền lương đối với người lao
động trong trung tâm
- Quan tâm tới đời sống vật chất cũng như tinh thần của cán bộ công nhân viên
trong trung tâm
b. Nhiệm vụ:
- Thẩm xét các công tác về tổ chức cán bộ lao động do các đơn vị trình lên, tham
mưu cho giám đốc và làm quyết định triển khai thực hiện
- Làm thủ tục, tham mưu đề bạt các chức danh: Trưởng, phó các phòng ban công
ty, giám đốc, phó giám đốc xí nghiệp, đội trưởng, đội phó, trưởng, phó ban các
đơn vị trực thuộc công ty
- Làm quyết định điều động, sắp xếp công nhân và tiếp nhận công nhân
- Xây dựng kế hoạch, định mức tiền lương của công ty trình tổng công ty xét
duyệt và triển khai thực hiện sau khi được duyệt
- Xác định quỹ tiền lương của công ty, các đơn vị thực hiện, hướng dẫn kiểm tra
phân phối tiền lương của các đơn vị.
- Tham mưu, và xây dựng thực hiện các quy chế trả lương, thưởng, các khoản

phụ cấp cho cán bộ viên chức trong toàn công ty
- Thực hiện các chế độ chính sách, làm thủ tục hồ sơ cho cán bộ công nhân viên
trong công ty về chế độ bảo hiểm xã hội, hưu trí, mất sức lao động, thôi việc,
thai sản, tai nạn lao động….
- Tham mưu làm thủ tục thực hiện chế độ nâng ngạch, nâng bậc lương hàng năm
và quyết định cho cán bộ công nhân viên thuộc thẩm quyền của công ty và làm
thủ tục đề nghị tổng công ty nâng ngạch, nâng bậc lương đối với cán bộ công
nhân việc thuộc diện do tổng công ty quản lý
Lưu Thị Phượng- MSV: 0910503 Kế toán tổng hợp K50

×