Tải bản đầy đủ (.docx) (79 trang)

Đồ án môn học phần nội dung tự nghiên cứu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.1 MB, 79 trang )

Trường Đại học Sư phạm Tp. HCM
Khoa Công nghệ thông tin
Môn: Công nghệ dạy học
ĐỒ ÁN MÔN HỌC
PHẦN NỘI DUNG TỰ NGHIÊN CỨU
GVHD: ThS Lê Đức Long
Nhóm SVTH: Trần Thị Kim Duyên K36.103.012
Trần Thị Hồng Ninh K36.103.054
Lý Lê Thế Triển K36.103.080
Ngô Thị Ngọc Yến K36.103.091
NĂM 2013
Trang 1
NỘI DUNG
Chương 1: Sự phát triển của công nghệ và vấn đề dạy học ở TK.21
- Những tiêu chuẩn về công nghệ đối với giáo viên và học sinh
- Ứng dụng ICT hỗ trợ người học với các nhu cầu giáo dục cụ thể trên lớp.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết về thiết kế dạy học
- Các mô hình thiết kế hệ thống dạy học (ISD models) và ý nghĩa của mỗi giai
đoạn trong các mô hình.
- Thiết kế dạy học cho học sinh phổ thông.
- Ngữ cảnh dạy và học ở Việt Nam và vấn đề ứng dụng CNTT trong dạy học
Chương 5: Tìm hiểu một số công cụ multimedia và hyper-media sử dụng cho
dạy học
- Tìm hiểu các bước để xây dựng một WebLesson/Webquest
- Tìm hiểu việc tổ chức nội dung và hoạt động dạy học với một LMS/LCMS
cụ thể.
Chương 6: Dạy và học với các phần mềm dạy học drill & practise software,
tutorial software, Instructional games, simulation software, Intergrated learning
system Intellgent tutoring systems.
- Tìm hiểu một số phần mềm dạy học trong nước và nước ngoài có thể hỗ trợ
cho việc dạy học môn Tin học – xuất xứ, chức năng, đặc điểm, cài đặt và


cách sử dụng.
- Tìm hiểu những điểm tích cực và hạn chế của việc sử dụng phần mềm dạy
học.
Chương 3: Teacher-designers: một mô hình ứng dụng thiết kế dạy học.
- Mô hình Technologil Pedagogical Content Knowledge (TPACK)
- Các điều kiện cốt lõi để việc tích hợp công nghệ thành công.
Chương 4: Dạy và học với ba phần mềm công cụ cơ bản: xử lý văn bản, bảng
tính và ứng dụng CSDL
- Sử dụng các phần mềm công cụ cơ bản để làm gì? Khi nào? Và có những
thuận lợi, khó khăn gì?
- Tìm hiểu về Open Office-Ooo (Writer, Impress, Calc, Base) – phiên bản Việt
hóa, Google Docs – xuất xứ, chức năng, đặc điểm, cài đặt, cách sử dụng cơ
bản.
- So sánh chức năng và đặc điểm của MS Office và Open Office. Những hạn
chế của Open Office và những thủ thuật, mẹo vặt cần biết khi sử dụng Open
Office.
Chương 7: Vấn đề đánh giá kết quả dạy-học và quản lý lớp học sử dụng công
nghệ.
- Tìm hiểu việc đánh giá qua nhiều kênh thông tin và lợi ích của việc tự dánh
giá của ngươi học. Áp dụng đối với ngữ cảnh Việt Nam có những khó khăn
gì?
Trang 2
- Ứng dụng công nghệ trong việc đánh giá kết quả học tập của họ sinh phổ
thông, cụ thể đối với môn Tin học.
- Tìm hiểu các công cụ phần mềm được dùng để đánh giá người học – xuất
xứ, chức năng, đặc điểm, cài đặt và cách sử dụng.
- Tìm hiểu và ghi nhận thành một danh sách các thủ thuật/mẹo vặt để quản lý
một lớp học, xử lý tình huống sư phạm trong lớp học, tổ chức một lớp học
thân thiên và tích cực.
Trang 3

BÀI LÀM
Chương 1: Sự phát triển của công nghệ và vấn đề dạy học ở TK.21
Những tiêu chuẩn về công nghệ đối với giáo viên và học sinh
Đối với người giáo viên:Công nghê + Sư phạm + Kiến thức
Biết sáng tạo và xây dựng nội dung dạy học
Biết quản lí thông tin
Có một tư duy sư phạm “suy nghĩ của một người thầy”
Có môi trường hỗ trợ học tập
Xây dựng một phong cách mới
Có các kĩ năng của Thế kỉ 21
Truy cập Web mọi lúc, mọi nơi…
…và chỉ có đôi chân đẻ về nhà
Ứng dụng ICT hỗ trợ người học với các nhu cầu giáo dục cụ thể trên lớp.
Trang 4
Chương 2: Cơ sở lý thuyết về thiết kế dạy học
Các mô hình thiết kế hệ thống dạy học (ISD models) và ý nghĩa của mỗi
giai đoạn trong các mô hình.
Thiết kế dạy học cho học sinh phổ thông.
Các bước thiết kế, xây dựng một khóa học
Bước 1: Xác định nhu cầu và mục tiêu
Trong bước này, cần xác định mục tiêu của từng bài học. Mục tiêu của một
bài học gồm những kiến thức người học cần biết hoặc có thể làm được sau khi kết
thúc bài học. Điều lưu ý đầu tiên ảnh hưởng đến sự xác định mục tiêu trong mỗi
bào giảng là khả năng tiệp nhận kiến thức của người học. Vì vậy, khi xác định mục
tiêu trong mỗi bài giảng cần xác định rõ các yêu cầu trọng tâm trong mỗi bài học
và nhu cầu về lượng kiến thức người học cần chiếm lĩnh.
Bước 2: Thu nhập tài nguyên
Tài nguyên cần phải liên quan đến chủ đề của bài dạy. các tài nguyên cần thiết
cho chủ đề của mỗi bài học có thể lấy từ giáo trình, sách tham khảo, phim ảnh và
quan trọng nhất là từ các chuyên gia hay những người có kiến thức sâu sắc trong

từng lĩnh vực liên quan. Tài nguyên vật chất dùng cho việc thiết kế bài giảng gồm
chữ viết (text); hình ảnh (picture); âm thanh (sound); hoạt hình (animation); Phim
(movie)…
Bước 3: Nghiên cứu nội dung:
Xây dựng các bài học phải là người hiểu biết sâu sắc về nội dung cần được
trình bày. Các nhà thiết kế có thể nghiên cứu nội dung bài giảng bằng cách làm
việc với các chuyên gia, đọc sách và các tài liệu hướng dẫn và thường thì họ tự đặt
mình vào vị trí một sinh viên. Tóm lại, không thể xây dựng được những bài học
hiệu quả nếu không thông thạo nội dung của bài học.
Bước 4: Hình thành ý tưởng
Sử dụng phương pháp công não (brainstorming) để tạo ra các ý tưởng sáng
tạo. Bằng cách công não, các nhà thiết kế với sự giúp đỡ của nhiều người khác
ttrong nhóm có thể có được rất nhiều ý tưởng khác nhau để lựa chọn, đánh giá chất
lượng, tính khả thi của các ý tưởng.
Bước 5: Thiết kế bài giảng
Dựa trên những ý tưởng đã được chọn, thể hiện bài giảng với những chiến
lược sư phạm phù hợp.
Bước 6: Lưu đồ tiến trình bài học
Biểu đồ tiến trình rất quan trọng vì các hướng dẫn bài giảng với sự hỗ trợ của
máy tính thường là tương tác được và nó thể hiện sự liên kết trong bài giảng. Biểu
Trang 5
đồ tiến trình gồm có thông tin khi nào máy tính cung cấp tư liệu, điều gì xảy ra khi
người học làm sai và khi nào bài học kết thúc….
Mức độ chi tiết của biểu đồ tiến trình khác nhau tùy theo từng phương pháp
được áp dụng khi thiết kế. Đối với các phương pháp đơn giản (bài hướng dẫn, bài
tập rèn luyện, bài kiểm tra) nên dùng các biểu đồ đơn giản miêu tả tổng quan về
phạm vi và tiến trình của bài học.
Bước 7: Thể hiện nội dung các bài học
Bước này, tập trung vào thiết kế và xây dựng các bài dạy. Thông thường, các
nội dung đó được thể hiện dưới các hoạt động dạy học (educational activities)

thông qua các hành động, hoạt động cụ thể của người học. Thực tiễn cho ta thấy,
chất lượng của một courseware phụ thuộc phần lớn vào cách thức thể hiện nội
dung thành các hoạt động.
Bước 8: Thể hiện bài dạy thành chương trình
Bước này là quá trình chuyển đổi kịch bản trên giấy thành courseware. Có rất
nhiều phần mềm cho phép thực hiện công việc này như phần mềm eXe Learning,
Lectora, IBM Authoring Tool….
Bước 9: Xây dựng các tài liệu hỗ trợ
Thường có 4 loại: tài liệu hướng dẫn sinh viên, tài liệu hướng dẫn giảng viên,
tài liệu hướng dẫn kỹ thuật và tài liệu hướng dẫn bổ sung. Giáo viên và người học
có các nhu cầu khác nhau do đó tài liệu cho mỗi đối tượng cũng khác nhau. Tài
liệu hướng dẫn kỹ thuật cần thiết cho việc "cài đặt” những bài giảng phức tạp hoặc
cần có các thiết bị phức tạp. Tài liệu hướng dẫn bổ sung gồm phiếu học tập, biểu
đồ, bài thi, ảnh và bài luận…
Bước 10: Đánh giá và chỉnh sửa
Cuối cùng, bài giảng và các tài liệu hỗ trợ cần được đánh giá bằng cách tự
mình xem xét hoặc nhờ các chuyên gia nhận xét. Cũng có thể sử dụng phương
pháp thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng chất lượng của các bài học. Trên cơ sở
đó, tiến hành điều chỉnh, bổ sung để có được những sản phẩm hoàn chỉnh mất.
Ngữ cảnh dạy và học ở Việt Nam và vấn đề ứng dụng CNTT trong dạy học
1. Những chủ trương và giải pháp lớn.
Công nghệ thông tin đối với giáo dục Việt Nam phát triển mạnh mẽ khi bước
vào thế kỷ 21. Chỉ thị 58-CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh
ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá, nêu rõ: "Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giáo
dục và đào tạo ở các cấp học, bậc học, ngành học. Phát triển các hình thức đào
tạo từ xa phục vụ cho nhu cầu học tập của toàn xã hội. Đặc biệt tập trung phát
triển mạng máy tính phục vụ cho giáo dục và đào tạo, kết nối Internet tới tất cả
các cơ sở giáo dục và đào tạo". Thực hiện Chỉ thị trên, Bộ GD&ĐT ban hành 2
chỉ thị: Chỉ thị số 29 (năm 2001) về việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin

Trang 6
trong giáo dục giai đoạn 2001-2005 và chỉ thị số 55 (năm 2008) về việc tăng cường
ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục giai đoạn 2008-2012.
Trong những năm qua, hạ tầng CNTT trong ngành giáo dục được đầu tư mạnh
mẽ, với việc hoàn thành "Mạng giáo dục - Edunet" năm 2010 (chương trình hợp
tác giữa Bộ GD&ĐT với tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel), kết nối Internet
băng thông rộng đến tất cả các cơ sở giáo dục từ mầm non đến đại học, Việt Nam
trở thành một trong số ít quốc gia được miễn phí Internet trong giáo dục. Nhiều
trường đại học, cao đẳng đã trang bị hạ tầng CNTT, thiết bị dạy học hiện đại và
từng bước triển khai E-Learning. Một số khóa học đào tạo trực tuyến, dạy học qua
mạng đã được mở ra.
Chủ trương của Bộ GD&ĐT trong giai đoạn tới là tích cực triển khai các hoạt
động xây dựng một xã hội học tập, mà ở đó mọi công dân (từ học sinh phổ thông,
sinh viên, các tầng lớp người lao động, ) đều có cơ hội được học tập, hướng tới
việc: học bất kỳ thứ gì (any things), bất kỳ lúc nào (any time), bất kỳ nơi đâu (any
where) và học tập suốt đời (life long learning). Để thực hiện được các mục tiêu nêu
trên, E-Learning có một vai trò chủ đạo trong việc tạo ra một môi trường học tập
ảo.
2. Một số hoạt động triển khai E-Learning:
Các trường đại học, cao đẳng đã tích cức triển khai E-learning: Một số trường
đại học đã tích cực triển khai hệ thống Elearning, xây dựng trung tâm học liệu mở,
thư viện điện tử. Huy động nhiều nguồn lực như kinh phí các dự án, kinh phí ngân
sách, kinh phí các doanh nghiệp hỗ trợ để đầu tư hạ tầng CNT, tập huấn cho
giảng viên và xây dựng hệ thống tài liệu, bài giảng phục vụ cho việc học tập,
nghiên cứu của học sinh, sinh viện.
Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các doanh nghiệp triển khai E-Learning
và thi trực tuyến. Thứ nhất, là Cuộc thi "Thiết kế hồ sơ bài giảng điện tử E-
learning" năm học 2009 - 2010 nằm trong khuôn khổ của chương trình hợp tác
giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo và Quỹ Laurence S. Ting. Cuộc thi đã huy động được
số lượng lớn giáo viên tham gia (vòng sơ khảo khoảng 3,200; vòng chung khảo

855 giáo viên). Đã có 154 bài giảng đạt giải, trong đó: Giải nhất (3), giải nhì (5),
giải ba (24), giải KK (48) và quà tăng (74).Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Thái Bình,
Kon Tum là những địa phương đạt nhiều giải cao. Năm học 2010-2011 Bộ
GD&ĐT tiếp tục tổ chức cuộc thi nói trên, thể hiện quyết tâm triển khai E-learning
đối với HS phổ thông . Thứ hai, cuộc thi giải toán qua mạng tại Website
Violympic.vn, là chương trình hợp tác giữa Bộ GD&ĐT với Công ty TNHH nội
dung số FPT, cuộc thi đã được tổ chức năm thứ ba, là một sân chơi bổ ích, hứng
thú cho hàng trăm ngàn học sinh (tiểu học, THCS) yêu thích môn toán trên toàn
quốc. Thứ ba, Cuộc thi Olympic tiếng Anh (IOE) là chương trình hợp tác giữa
Tổng Công ty truyền thông Đa phương tiện Việt Nam VTC với Bộ GD&ĐT. Cuộc
Trang 7
thi đã quy tụ được hơn 4000 thí sinh là HS Tiểu học, THCS của 54 tỉnh, thành phố
trong cả nước.
Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp cũng đã tài trợ xây dựng Website luyện thi
trực tuyến như: hocmai.vn, truongtructuyen.vn, Elearning của Viettel Tp HCM
xây dựng các thư viện tài liệu, bài giảng, thí nghiệm ảo, như Thuvienvatly.vn,
lichsuvietnam.vn, baigiang.bachkim.vn đã tạo ra một nguồn tài nguyên lớn về tài
liệu và bài giảng điện tử.
3. Một số khó khăn khi triển khai Elearning cho học sinh phổ thông
Việc triển khai E-learning tại cho các trường phổ thông Việt Nam gặp một số
khó khăn sau:
Một là, về xây dựng nguồn tài nguyên bài giảng: Chất lượng nguồn tài
nguyên bài giảng E-learning là nhân tố quyết định đến số lượng người tham gia
học. Để soạn bài giảng E-learning có chất lượng đòi hỏi tốn nhiều công sức của
giáo viên. Hiện tại chế độ hỗ trợ chưa phù hợp với công sức bỏ ra để soạn bài
giảng Elearning, vì vậy chưa khuyến khích đối với giáo viên. Đời sống của giáo
viên gặp nhiều khó khăn, áp lực thi cử, bệnh thành tích trong giáo dục hậu quả là
giáo viên không có thời gian đầu tư cho E-learning. Nhiều giáo viên giỏi về chuyên
môn và khả năng sư phạm, nhưng kỹ năng sử dụng công nghệ (ghi hình, thu âm,
sử dụng phần mềm)còn hạn chế, nên chưa phát huy được đội ngũ này.

Hai là, về phía người học: Học tập theo phương pháp E-Learning đòi hỏi
người học phải có tinh thần tự học, do ảnh hưởng cách học thụ động truyền thống,
tâm lý học phải có thầy (không thầy đố mầy làm nên), Nội dung quá tải tại
trường dẫn đến việc tham gia học E-Learning chưa trở thành động lực học tập.
Nhiều học sinh nghèo, nhất là ở vùng sâu vùng xa, chưa thể trang bị máy vi tính
kết nối Internet, nhiều thông tin không tốt trên mạng Internet dẫn đến gia đình lo
lắng khi con em vào mạng cũng là những lý do làm hạn chế E-Learning đối với
HS phổ thông Việt Nam.
Ba là, về cơ sở vật chất: Đòi hỏi phải có hạ tầng CNTT đủ mạnh, có đường
truyền cáp quang, xây dựng Website trường học và Website E-learning hoàn chỉnh
chi phí cao, nếu không tận dụng hết khả năng của Web sẽ gây lãng phí.
Bốn là, về nhân lực phục vụ website E-learning Cần có cán bộ chuyên
trách phục vụ sự hoạt động của hệ thống E-learning. Tuy nhiên, theo quy định hiện
tại chưa có biên chế cho hoạt động này ở các trường phổ thông.
Trang 8
Chương 5: Tìm hiểu một số công cụ multimedia và hyper-media sử dụng cho
dạy học
- Tìm hiểu các bước để xây dựng một WebLesson/Webquest
Quy trình xây dựng một Webquest:
a) Chọn và giới thiệu chủ đề
Chủ đề cần phải có mối liên kết rõ ràng với những nội dung được xác định
trong chương trình dạy học. Chủ đề có thể là một vấn đề quan trọng trong xã hội,
đòi hỏi HS phải tỏ rõ quan điểm. Quan điểm đó không thể được thể hiện bằng
những câu trả lời như “đúng” hoặc “sai” một cách đơn giản mà cần lập luận quan
điểm trên cơ sở hiểu biết về chủ đề. Những câu hỏi sau đây cần trả lời khi quyết
định chủ đề:
• Chủ đề có phù hợp với chương trình đào tạo không?
• HS có hứng thú với chủ đề không?
• Chủ đề có gắn với tình huống, vấn đề thực tiễn không?
• Chủ đề có đủ lớn để tìm được tài liệu trên Internet không?

Sau khi quyết định chọn chủ đề, cần mô tả chủ đề để giới thiệu với HS. Đề
tài cần được giới thiệu một cách ngắn gọn, dễ hiểu để HS có thể làm quen với một
đề tài khó.
b) Tìm nguồn tài liệu học tập
GV tìm các trang web có liên quan đến chủ đề, lựa chọn những trang thích
hợp để đưa vào liên kết trong WebQuest. Đối với từng nhóm bài tập riêng rẽ cần
phải tìm hiểu, đánh giá và hệ thống hóa các nguồn đã lựa chọn thành dạng các địa
chỉ internet (URL). Giai đoạn này thường đòi hỏi nhiều công sức. Bằng cách đó,
người học sẽ được cung cấp các nguồn trực tuyến để áp dụng vào việc xử lý và giải
quyết các vấn đề. Những nguồn thông tin này được kết hợp trong tài liệu
WebQuest hoặc có sẵn ở dạng các siêu liên kết tới các trang Web bên ngoài.
Ngoài các trang Web, các nguồn thông tin tiếp theo có thể là các thông tin
chuyên môn được cung cấp qua Email, CD hoặc các ngân hàng dữ liệu kỹ thuật số
(ví dụ các từ điển trực tuyến trong dạy học ngoại ngữ). Điều quan trọng là phải nêu
rõ nguồn tin đối với từng nội dung công việc và trước đó các nguồn tin này phải
được GV kiểm tra về chất lượng để đảm bảo tài liệu đó là đáng tin cậy
c) Xác định mục đích
Cần xác định một cách rõ ràng những mục tiêu, yêu cầu đạt được trong việc
thực hiện WebQuest.
Các yêu cầu cần phù hợp với HS và có thể đạt được.
d) Xác định nhiệm vụ
Trang 9
Để đạt được mục đích của hoạt động học tập, HS cần phải giải quyết một
nhiệm vụ hoặc một vấn đề có ý nghĩa và vừa sức. Vấn đề hoặc nhiệm vụ phải cụ
thể hóa đề tài đã được giới thiệu. Nhiệm vụ học tập cho các nhóm là thành phần
trung tâm của WebQuest. Nhiệm vụ định hướng cho hoạt động của HS, cần tránh
những nhiệm vụ theo kiểu ôn tập, tái hiện thuần túy.
Như vậy, xuất phát từ một vấn đề chung cần phải phát biểu những nhiệm vụ
riêng một cách ngắn gọn và rõ ràng. Những nhiệm vụ cần phải phong phú về yêu
cầu, về phương tiện có thể áp dụng, các dạng làm bài. Thông thường, chủ đề được

chia thành các tiểu chủ đề nhỏ hơn để từ đó xác định nhiệm vụ cho các nhóm khác
nhau. Các nhóm cũng có thể có nhiệm vụ giải quyết vấn đề từ những góc độ tiếp
cận khác khau.
e) Thiết kế tiến trình
Sau khi đã xác định nhiệm vụ của các nhóm HS, cần thiết kế tiến trình thực
hiện WebQuest. Trong đó đưa ra những chỉ dẫn, hỗ trợ cho quá trình làm việc của
HS. Tiến trình thực hiện WebQuest gồm các giai đoạn chính là: nhập đề, xác định
nhiệm vụ, hướng dẫn nguồn thông tin, thực hiện, trình bày, đánh giá.
f) Trình bày trang Web
Các nội dung đã được chuẩn bị trên đây, bây giờ cần sử dụng để trình bày
WebQuest. Để lập ra trang WebQuest, không đòi hỏi những kiến thức về lập trình
và cũng không cần các công cụ phức tạp để thiết lập các trang HTML. Về cơ bản
chỉ cần lập WebQuest, ví dụ trong chương trình Word và nhớ trong thư mục
HTML, không phải như thư mục DOC. Có thể sử dụng các chương trình điều hành
Web, ví dụ như FrontPage, tham khảo các mẫu WebQuest trên Internet hiện có.
Trang WebQuest được đưa lên mạng nội bộ để sử dụng.
g) Thực hiện WebQuest
Sau khi đã WebQuest lên mạng nội bộ, tiến hành thử với HS để đánh giá và
sửa chữa.
h) Đánh giá, sửa chữa
Việc đánh giá WebQuest để rút ra kinh nghiệm và sửa chữa cần có sự tham
gia của HS, đặc biệt là những thông tin phản hồi của HS về việc trình bày cũng
như quá trình thực hiện WebQuest. Có thể hỏi HS những câu hỏi sau:
• Các em đã học được những gì?
• Các em thích và không thích những gì?
• Có những vấn đề kỹ thuật nào trong WebQuest?
Trang 10
- Tìm hiểu việc tổ chức nội dung và hoạt động dạy học với một LMS/LCMS
cụ thể.
Trang 11

Chương 6: Dạy và học với các phần mềm dạy học drill & practise software,
tutorial software, Instructional games, simulation software, Intergrated learning
system Intellgent tutoring systems.
- Tìm hiểu một số phần mềm dạy học trong nước và nước ngoài có thể hỗ trợ
cho việc dạy học môn Tin học – xuất xứ, chức năng, đặc điểm, cài đặt và
cách sử dụng.
- Tìm hiểu những điểm tích cực và hạn chế của việc sử dụng phần mềm dạy
học.
Trang 12
Chương 3: Teacher-designers: một mô hình ứng dụng thiết kế dạy học.
Mô hình Technological Pedagogical Content Knowledge (TPACK)
1. Giới thiệu:
Mô hình TPACK (Technological Pedagogical Content Knowledge) là mô hình
nói lên sự tích hợp giữa kiến thức chuyên môn của người dạy và kiến thức về công
nghệ (ban đầu đầu là TPCK, bây giờ được biết như TPACK, hay công nghệ, giáo
dục, kiến thức chuyên môn). Mô hình này được xây dựng dựa trên mô hình của
ông Lee Shulman về kiến thức chuyên môn sư phạm (PCK) và kiến thức về công
nghệ(TK).
Mô hình TPACK là hình ảnh hóa các thành tố quan trọng của quá trình ứng
dụng Công nghệ thông tin(CNTT) trọng hoạt động dạy và học. Mô hình đưa ra cái
nhìn tổng quan về 3 dạng cơ bản của kiến thức mà một giáo viên cần có để ứng
dụng CNTT vào việc dạy học của mình: Kiến thức kỹ thuật công nghệ (TK), Kiến
thức phương pháp (PK) và kiến thức nội dung, chuyên môn (CK), cũng như mối
quan hệ và tương tác giữa chúng.
2. Lịch sử
TPACK không phải là một ý tưởng mới, một loạt các học giả khác đã lập
luận rằng, kiến thức về công nghệ không phải là một bối cảnh, mà việc giảng dạy
tốt đòi hỏi một sự hiểu biết xem làm thế nào để kết hợp giữa công nghệ, kiến thức
chuyên môn và phương pháp sư phạm.
Mô hình TPACK xây dựng trên mô tả của Shulman (1987, 1986) về PCK, mô

tả làm thế nào để hiểu biết về công nghệ của giáo viên trong giáo dục và PCK
tương tác với nhau để tạo thành một phương pháp giảng dạy ứng dụng công nghệ
hiệu quả.
TPACK xuất hiện trong các tài liệu nghiên cứu từ năm 1998.
Những mô tả hoàn chỉnh về mô hình TPACK được tìm thấy trong Mishra &
Koehler, 2006 (PDF download) và Koehler & Mishra (trên báo chí).
Mô hình TPACK là kết quả của một thí nghiệm thiết kế đang được tiến hành
bởi Matt Koehler & Punya Mishra(2008) và có liên quan đến nhiều người khác
như Kathryn Hershey, Lisa Peruski, Aman Yadav, Kurnia Yahya, và Yong Zhao.
3. Các thành phần
Mô hình TPACK gồm các thành phần là:
Trang 13
Mô hình TPACK
Technological Pedagogical Content Knowledge (TPACK): Kiến thức nội
dung chuyên môn, phương pháp sư phạm và công nghệ
Technological Pedagogical Knowledge (TPK): Kiến thức công nghệ và
phương pháp sư phạm
Technological Content Knowledge (TCK): Kiến thức chuyên môn và công
nghệ
Pedagogical Content Knowledge (PCK): Kiến thức chuyên môn và phương
pháp sư phạm.
Technology Knowledge (TK): Kiến thức công nghệ
Pedagogical Knowledge (PK): Kiến thức phương pháp sư phạm
Content Knowledge (CK): Kiến thức chuyên môn
Trung tâm của khuôn mẫu TPACK là sự tương tác phức tạp giữa ba dạng kiến
thức chính: Kiến thức công nghệ(TK), phương pháp sư phạm (PK)và nội dung
chuyên môn(CK).
a) Kiến thức công nghệ(TK)
Kiến thức công nghệ là kiến thức về những công nghệ tiêu chuẩn như sách,
phấn viết và tấm bảng đen, cũng như nhiều kỹ thuật tiên tiến hơn như Internet và

video kĩ thuật số. Điều này đòi hỏi phải có những kĩ năng cần thiết để có thể sử
dụng các công nghệ đăc biệt đó.
Trang 14
Sử dụng công nghệ kỹ thuật số thì kiến thức kĩ năng cần có là kiến thức về hệ
điều hành, phần cứng máy tính cũng như khả năng sử dụng các bộ công cụ tiêu
chuẩn của các phần mềm như xử lý văn bản, bảng tính, trình duyệt, email, …
TK bao gồm kiến thức về làm thế nào để cài đặt và loại bỏ các thiết bị ngoại
vi, cài đặt và gỡ bỏ các chương trình phần mềm, tạo ra và lưu trữ các tài liệu.
Trong mô hình TPACK, Technology Knowledge(TK) có thể kết hợp với:
• Content Knowledge (CK) để tạo thành Technological Content Knowledge
(TCK)
• Pedagogical Knowledge (PK) để tạo thành Technological Pedagogical
Knowledge (TPK)
b) Kiến thức phương pháp sư phạm(PK)
Kiến thức sư phạm(PK) là kiến thức sâu về các quy trình, thói quen hoặc các
phương pháp giảng dạy, học tập và cách thức để đạt được mục đích giáo dục, các
giá trị và mục tiêu tổng thể.
Đây là dạng kiến thức chung mà tham gia vào tất cả các vấn đề học tập của
học sinh, việc quản lý lớp học, bài học, thực hiện kế hoạch phát triển, và đánh giá
học sinh.
Nó bao gồm các kiến thức về kỹ thuật hoặc các phương pháp được sử dụng
trong lớp học, bản chất của đối tượng, mục tiêu và chiến lược để đánh giá sự hiểu
biết của học sinh.
Một giáo viên với kiến thức sư phạm vững vàng sẽ hiểu làm thế nào để sinh
viên xây dựng kiến thức và có được các kỹ năng, phát triển các thói quen và
khuynh hướng tích cực đối với việc học tập.
Như vậy, kiến thức sư phạm đòi hỏi một sự hiểu biết về nhận thức, lý thuyết
xã hội, sự phát triển học tập và làm thế nào mà họ áp dụng đối với sinh viên trong
lớp học của họ.
c) Kiến thức nội dung chuyên môn(CK)

Kiến thức nội dung chuyên môn là những kiến thức về các vấn đề thực tế
được học hoặc giảng dạy.
Các nội dung được đề cập trong các nghiên cứu ở trường trung học khoa xã
hội hoặc đại số rất khác nhau về nội dung. Rõ ràng, giáo viên phải biết và hiểu
được các đối tượng mà họ giảng dạy, bao gồm: kiến thức chính của bài dạy, khái
niệm, lý thuyết và thủ tục trong một lĩnh vực nhất định, kiến thức của các khuôn
mẫu, giải thích tổ chức, kết nối các ý tưởng, kiến thức của các quy tắc, chứng cứ và
chứng minh (Shulman, 1986).
Giáo viên cũng phải hiểu được bản chất của kiến thức và những yêu cầu trong
các lĩnh vực khác nhau. Ví dụ, làm thế nào để một chứng minh trong toán học khác
nhau so với một lời giải thích trong lịch sử hoặc giải thích một tác phẩm văn học?
Trang 15
Giáo viên không có những hiểu biết có thể xuyên tạc những đối tượng khi truyền
đạt đến học sinh của mình (Ball, McDiarmid, 1990).
Các điều kiện cốt lõi để việc tích hợp công nghệ thành công.
1. Điều kiện về con người
Con người là một trong những yếu tố hàng đầu quyết định sự thành công
trong việc ứng dụng CNTT vào dạy học. CNTT chỉ là công cụ hỗ trợ cho việc
giảng dạy và học tập, làm chủ công nghệ và quyết định lựa chọn sử dụng công
nghệ như thế nào vẫn là do con người quyết định, mà cụ thể ở đây là thầy cô giáo,
người trực tiếp ứng dụng CNTT trong việc giảng dạy. Do đó, để ứng dụng CNTT
thành công vào dạy học, cần có những điều kiện về con người như:
• Cần có những kiến thức về công nghệ.
• Có kiến thức về phương pháp sư phạm
• Vững vàng kiến thức chuyên môn kết hợp sử dụng công nghệ vào bài dạy
a) Kiến thức về công nghệ
o Biết cách giải quyết các vấn đề kỷ thuật máy tính.
o Có thể học hỏi và áp dụng công nghệ dễ dàng.
o Theo kịp các công nghệ mới quan trọng.
o Thường xuyên sử dụng công nghệ.

o Biết nhiều về các công nghệ khác nhau.
o Có kỹ năng về kỹ thuật sử dụng công nghệ.
o Có đủ cơ hội để làm việc với các công nghệ khác nhau.
b) Kiến thức phương pháp sư phạm
o Đánh giá việc học của học sinh trong lớp.
o Điều chỉnh cách dạy phù hợp với nhiều đối tượng người học.
o Đánh giá việc học của người học theo nhiều cách.
o Sử dụng nhiều cách tiếp cận dạy học khác nhau trong bối cảnh lớp
học(học tâp cộng tác, hướng dẫn trực tiếp, học tập phát vấn, học tập
dựa theo dự án, học tập dựa trên vấn đề).
o Biết cách tổ chức và quản lý lớp học.
c) Kiến thức chuyên môn kết hợp sử dụng công nghệ
o Biết chọn công nghệ giúp tăng cường phương pháp dạy học và đạt
được mục tiêu bài dạy.
o Biết chọn công nghệ giúp tăng cường việc học của người học.
o Hiểu rõ mức ảnh hưởng của công nghệ tới các phương pháp dạy mà
mình đang sử dụng.
o Hoàn thiện cách sử dụng công nghệ mà mình đang sử dụng trong lớp
o Dùng công nghệ để hỗ trợ trình bày nội dung bài dạy sinh động, hấp
dẫn.
2. Điều kiện về cơ sở vật chất
Trang 16
Để đạt được sự thành công trong tích hợp CNTT vào dạy học, cơ sở vật chất
thiết bị cần được trang bị đồng bộ, bao gồm: máy tính, tivi, máy chiếu, máy
Projector, phòng thí nghiệm, phòng thực hành có trang bị máy tính, kết nối
Internet, … Có như vậy, các bài giảng điện tử, những bài dạy có tích hợp CNTT
mới có thể được triển khai và mở rộng
3. Điều kiện về công nghệ
a) Máy tính
Dạy học có tích hợp công nghệ thì máy tính là công cụ không thể thiếu

trong quá trình giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh.
Cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội, việc ứng dụng công nghệ
vào dạy học ngày càng phổ biến và phát triển thì máy tính đã trở thành một
công cụ quan trọng, quen thuộc như cây bút, cây thước,… trong bộ dụng cụ
học tập của học sinh vậy.
 Do đó, để có thể tích hợp được công nghệ vào dạy học, tối thiểu phải
được trang bị máy tính cùng với các phần mềm và chương trình hỗ trợ,
….
b) Phần mềm hỗ trợ
Các phần mềm hỗ trợ dạy học(giảng dạy và học tập) ngày càng được phát
triển cả về số lượng và chất lượng. Cùng với máy tính, đây chính là điều kiện
để việc tích hợp công nghệ vào dạy học được thuận tiện, thường xuyên và đạt
được kết quả cao hơn. Bởi vì, những phần mềm hỗ trợ dạy học sẽ giúp giáo
viên có những bài dạy sinh động, hấp dẫn, giúp học sinh hiểu bài nhanh hơn,
hình dung về đối tượng, kiến thức được học trực quan hơn, từ đó không
những lĩnh hội được kiến thức mà còn phát triển được những kĩ năng khác
như: phân tích, xử lý, đánh giá thông tin, phát triển kĩ năng giao tiếp,…
Cần lựa chọn và ưu tiên sử dụng các phần mềm hỗ trợ dạy học miễn phí
hay mã nguồn mở để đảm bảo những quy định về bản quyền và có thể phát
triển được phần mềm mã nguồn mở.
c) Internet
Kho tàng kiến thức của con người là vô cùng to lớn và phong phú. Thế
giới ngày càng phát triển theo xu hướng “phẳng” về thông tin. Và Internet là
điều kiện cốt yếu trong xu hướng phát triển đó. Internet giúp con người “làm
chủ” kho tàng tri thức “khổng lồ” của nhân loại. Do đó, để người học chủ
động tìm kiếm, làm chủ những tri thức cần thiết trong quá trình học tập thì
Internet là một điều kiện không thể thiếu.
Bên cạnh việc khai thác triệt để những ích lợi do Internet mang lại trong
quá trình tích hợp công nghệ vào dạy học thì cũng cần chú ý đến những mặt
trái của nó để phòng chống và ngăn ngừa kịp thời nhằm mang lại hiệu quả cao

nhất trong giảng dạy và học tập.
Trang 17
Trang 18
Chương 4: Dạy và học với ba phần mềm công cụ cơ bản: xử lý văn bản, bảng
tính và ứng dụng CSDL
Sử dụng các phần mềm công cụ cơ bản để làm gì? Khi nào? Và có những
thuận lợi, khó khăn gì?
Vào những ngày đầu xuất hiện của máy vi tính, trình sử lý văn bản,bảng tính,
và chương trình cơ sở dữ liệu đã được sử dụng như là những thành phần cơ bản
trong bộ công cụ công nghệ của người giáo viên. Bảng phía dưới chỉ ra rằng những
công cụ này thực hiện những chức năng riêng biệt và hỗ trợ trong việc nâng cao
việc dạy và học. Tuy nhiện những phần mềm này thường được thiết kế để làm việc
chung với nhau. Ví dụ có một bài tập yêu cầu sinh viên sử dụng bảng tính để minh
họa những khái niệm mang tính chất toán như tiền cho vay, và sau đó chèn bảng
tính này vào bảng báo cáo.
Tổng quan về khả năng sử dụng
3 công cụ phần mềm này giúp gia tăng hiệu quả công việc bởi vởi bì chúng
được thiết kế để tiết kiệm thời gian cho những công việc mang tính chất chuyên
biệt do đó làm nâng cao hiệu quả công việc hơn. Ở trường,trình xử lý văn bản được
giáo viên và học sinh sử dụng rất thường xuyên trong việc soạn thảo bài dạy, bài
tập,soạn bài luận Bảng tính và phần mền cơ sở dữ liệu được dùng để gia tăng
hiệu quả công việc của giáo viên.
Tổng quan về hướng dẫn sử dụng:
Trình xử lý văn bản ban đầu được người học tiếng Anh và ngoại ngữ sử dụng
để học từ vựng và ghép câu. Bảng tính hầu hết dùng để minh họa trong lĩnh vực
toán học và kinh doanh, cũng như dùng để hỗ trợ cho việc chỉ dẫn những thí
nghiệm khoa học, những nghiên cứu xã hội. Hiện nay với lượng thông tin khổng lồ
kỹ năng tìm kiếm và lĩnh hội thông tin rất là quan trọng với người học.
Phần mềm Chức năng
Những sản phẩm được

tạo ra từ phần mềm
Xử lý văn bản
Ví dụ:Microsoft Word.
Tạo những tài liệu
bao gồm chữ và hình ảnh
Những bài luận, bài
thơ, báo cáo, thư, bài
báo…
Bảng tính
Ví dụ:Microsoft Excel.
Đặt những thông tin
số vào dòng và cột, cho
phép tính toán và kiểm
toán.
Báo cáo ngân sách,thu
chi, bảng điểm, minh họa
những khái niệm toán
học…
Cơ sở dữ liệu:
Ví dụ:FileMaker Pro
Tổ chức và lưu trữ
một lượng các thông tin,
giúp cho việc lấy thông
tin dễ dàng và nhanh
Dữ liệu từ những
khảo sát, thống kê vật
liệu, thông tin về sinh
viên…
Trang 19
chóng

Lợi ích:
Trong giáo dục nói riêng và những lĩnh vực khác trong thời đại số hiện nay, 3
công cụ được sử dụng rỗng rãi nhất là xử lý văn bản, bảng tính và những chương
trình cơ sở dữ liệu. Chương trình xử lý văn bản và những công cụ phần mềm khác
không những phổ biến mà còn được sử dụng rộng rãi và trở thành một phần không
thể thiếu trong đời sống hàng ngày. Tùy theo khả năng của công cụ và sự cần thiết
trong trong tùy tình huống, những công cụ này có thể mang đến những lợi ích như:
• Làm gia tăng hiệu quả công việc: giúp dễ dàng sắp xếp, tạo ra những tài liệu
hướng dẫn và những bài tập thực hành nhanh chóng hơn. Khi sử dụng những
công cụ đó thì người giáo viên có nhiều thời gian hơn đối với sinh viên hoặc
có nhiều thời gian hơn trong việc thiết kế các hoạt động dạy học.
• Làm gia tăng sự thể hiện: Các công cụ đó giúp giáo viên và người học tạo ra
những tác phẩm tuyệt vời và giống như những nhà thiết kế chuyên nghiệp.
Chất lượng của lớp học chỉ bị giới hạn bởi tài năng và những kỹ năng sử dụng
công cụ của người học và giáo viên. Người học cũng nhận được sự tán thưởng
và tính cạnh tranh khi sử dụng những công cụ này để tạo ra sản phẩm hấp dẫn
người xem.
• Làm gia tăng sự chính xác:Những công cụ này giúp dễ dàng duy trì sự tỷ mỉ,
những số liệu chính xác. Thông tin càng chính xác thì càng giúp đỡ người học
hơn trong việc hướng dẩn về chương trình học và những hoạt động của người
học.
• Gia tăng sự hỗ trợ trong việc cộng tác và tương tác: những công cụ phần
mềm giúp người học gia tăng sự cộng tác trong việc làm nhóm cũng như trao
đổi thông tin.
Khó khăn:
Tuy nhiên khó khăn lớn nhất đới với người sử dụng các phần mềm công cụ cơ
bản này là hầu hết chúng được viết dưới ngôn ngữ nước ngoài, người sử dụng phải
trãi qua một khoá học cơ bản mới có khả năng sử dụng hết các chức năng của
chúng. Ngoài ra, vì con người quá lệ thuộc vào các máy móc, phần mềm, thiết bị
trợ giúp làm khả năng thao tác và tính toán của con người cũng dần bị hạn chế.

Trang 20
Tìm hiểu về Open Office-Ooo (Writer, Impress, Calc, Base) – phiên bản
Việt hóa, Google Docs – xuất xứ, chức năng, đặc điểm, cài đặt, cách sử dụng
cơ bản.
+ Google Docs
Giới thiệu về Google Docs
Google docs nằm trong bộ Google App của google được chính thức công bố
vào ngày 07 – 07 -2009, đây là bộ ứng dụng văn phòng dựa trên nền tảng Web 2.0
và một số công nghệ mới nhất hiện nay như điện toán đám mây,HTML 5. Với
những công nghệ như trên thì người dùng không cần phải mang theo tài liệu bên
mình và chỉ cần tải những tài liệu đó lên trên máy chủ của google. Với Google
docs thì người dùng có thể sẽ không cần cài đặt những bộ ứng dụng văn phòng trên
máy tính của mình nữa,và họ chỉ cần có một đường truyền internet và một tài
khoản gmail là đã có thể sủ dụng google docs cũng như những ứng dụng khác của
google như Google map, google calendar…
Google Docs hoạt động như thế nào?
Về mặt bản chất Google Docs là bộ tổ hợp các công cụ xử lý dữ liệu văn bản
và trình chiếu, bao gồm: Document, Drawing, Presentation, Spreadsheet và Form.
Bất kỳ văn bản tài liệu hoặc trình chiếu nào được tạo bằng Google Docs (hoặc
chuyển định dạng thành Doc) đều được lưu trữ trên hệ thống máy chủ của Google
bằng tài khoản của người sử dụng. Theo thông tin từ trang hỗ trợ của Google, hãng
không giới hạn số lượng văn bản người sử dụng có thể làm việc với Google Docs
(mặc dù vẫn còn tồn tại một số giới hạn nhất định). Bên cạnh đó, người dùng có
thể lưu trữ tới 1GB các định dạng dữ liệu chưa được chuyển đổi hoàn toàn miễn
phí, và lưu lượng thực sự Google hỗ trợ người dùng còn lên tới 10GB (có bao gồm
các dịch vụ trực tuyến có trả phí).
Trang 21
Các ứng dụng Google Docs:
Toàn bộ các ứng dụng văn phòng này đều đã trải qua quá trình thử nghiệm,
thay đổi, cải tiến, và quá trình trên vẫn tiếp diễn, cộng đồng người sử dụng luôn

được hưởng những công nghệ và hiện đại nhất.
Document:
Ứng dụng xử lý văn bản này được khởi đầu với cái tên Writely (trước khi
được Google chính thức mua lại), với toàn bộ các tính năng cơ bản nhất. Đến thời
điểm này, công cụ đã được tích hợp nhiều tính năng định dạng, thay đổi kích thước
font, căn lề, cách dòng, tạo mục lục, danh sách tương tự như Microsoft Word.
Và chúng ta có thể chèn thêm những đối tượng hỗ trợ vào văn bản như phần
Header, Footer, bảng cũng như các công thức toán học, ảnh, video trình chiếu
Trang 22
Bên cạnh đó, chức năng chuyển đổi định dạng của Google Docs cũng đã được
cải thiện rất nhiều, hỗ trợ văn bản Microsoft Word, OpenOffice, rich text (RTF),
HTML hoặc text đơn thuần (.txt). Ví dụ, 1 văn bản tài liệu Word sau khi được
import có chứa nhiều thành phần ký tự toán học, đánh dấu sẽ giữ nguyên những
thành phần này. Chỉ có những phần ngoại lệ thay đổi mới được ghi lại thông tin, cụ
thể là những đối tượng không được chuyển đổi sang định dạng phù hợp
của Google Docs. Do vậy tính năng này của Google cũng khác hẳn so với những
chương trình xử lý văn bản hiện nay. Mặt khác, chúng ta có thể trích xuất định
dạng chuẩn của văn bản thành những file phổ biến khác như RTF, ODT, Word
hoặc HTML, và Google Docs còn hỗ trợ người dùng bằng công nghệ OCR -
Optical Character Recognition (nhận dạng ký tự qua hình ảnh) sau khi họ đăng
tải file PDF hoặc ảnh (JPG, GIF và PNG) thành file văn bản có thể chỉnh sửa
được. Tính năng này hoạt động rất ổn định và vô cùng hiệu quả, vì toàn bộ nội
dung text trong file PDF hoặc các bức ảnh được hiển thị rất rõ ràng.
Một công cụ hỗ trợ chuyển đổi khác vô cùng tiện lợi ở đây là ngôn ngữ (hệ
thống Google Docs hỗ trợ tới hơn 50 ngôn ngữ phổ biến khác nhau), và lưu trữ văn
bản đã được dịch thành file Google Docs trực tiếp trên tài khoản, còn file gốc của
người dùng vẫn được giữ nguyên. Các văn bản tại đây luôn được áp dụng và xử lý
dựa trên tính năng kiểm tra real – time, các từ ngữ sai chính tả được đánh dấu gạch
chân bằng những dấu chấm màu đỏ, khi nhấn chuột phải vào những từ ngữ đó hệ
thống sẽ hiển thị những phương án phù hợp để thay đổi.

Tính năng được thay đổi gần đây nhất là Pagination – cho phép người dùng xem
Trang 23
văn bản theo từng trang riêng biệt khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa thể
chèn thêm (hoặc định dạng lại) số trang trong 1 văn bản, thay vào đó khi muốn in
thì có thể thiết lập Google Docs in số trang này tại nhiều vị trí khác nhau như góc
trên bên trái, giữa, phải, góc dưới bên trái, giữa và phải trên tất cả các trang.
Spreadsheet:
Công cụ Spreadsheet của Google với chức năng tương tự như như ứng
dụng Spreadsheet của OpenOffice,MS Excel của Microsoft Office. Về cụ thể, nó
còn được tích hợp sẵn nhiều chức năng tính toán khác như kỹ thuật, tài chính, kế
toán, thống kê, phân tích :
Trong năm 2010, các nhà phát triển Google Docs đã cải tiến một số chức năng
khác như lọc dữ liệu và quan trọng hơn là PivotTable – nhanh chóng giúp người sử
dụng trích xuất và liệt kê từng mảng dữ liệu trên bản báo cáo, bao gồm các bảng
chứa và mối dữ liệu có liên quan Bên cạnh đó, Spreadsheet còn có thể tạo biểu
đồ dựa trên mô hình dữ liệu cụ thể của từng hệ thống, được phân chia rõ ràng theo
hàng, cột, các mẫu biểu đồ, nhưng không được nhiều mẫu đa dạng như
của OpenOffice hoặc Microsoft Excel:
• Spreadsheet còn có cơ chế import hỗ trợ nhiều định dạng dữ liệu khác nhau,
bao gồm: XLS và XLSX (Excel), ODS (OpenOffice), CSV, TXT, TSV và
TAB. Nhưng về cơ chế hoạt động cụ thể, công cụ Spreadsheet của
OpenOffice không import file dữ liệu chuẩn xác theo cách thông thường, điển
hình nhất là chế độ màu nền của các file văn bản thường xuyên bị mất. Bên
Trang 24
cạnh đó, các công thức tính toán trong nhiều trang văn bản khác nhau bị sai
lệch hoặc không hoạt động Nhưng các bạn hãy yên tâm,
vì Spreadsheet của Google Docs xử lý quá trình này chuẩn xác hơn nhiều so
với OpenOffice.
• Mỗi 1 bảng tính trong Spreadsheet được hiển thị như 1 tab riêng biệt ở phía dưới của
chương trình. Bởi vì đây là ứng dụng trực tuyến, cho nên quá trình chuyển

tiếp giữa những thành phần này sẽ lâu hơn thông thường, khoảng 1 – 2 giây
để hệ thống tải đủ dữ liệu cần thiết. Nếu không có đủ số dòng cần thiết trên 1
bảng tính, hãy kéo chuột xuống phía dưới và chọn chức năng Add để thêm,
điền số dòng tại đây và nhấn Enter, hệ thống sẽ bổ sung đúng số dòng theo giá
trị trong ô. Tuy nhiên, hiện tại Google vẫn chưa bổ sung chức năng tương tự
để thêm số cột. Để chèn thêm nhiều dòng hoặc cột, các bạn hãy đánh dấu một
vài dòng, cột, sau đó nhấn chuột phải để thêm số lượng.
• Không giống như ứng dụng Drawing và Presentation, Spreadsheet không
hỗ trợ tính năng phóng to hoặc thu nhỏ bản ghi (Document cũng không có
tính năng này). Đây sẽ trở thành vấn đề khá nghiêm trọng khi chúng ta làm
việc đối với những bản tính lớn. Mặt khác, người sử dụng còn có thể
download file Spreadsheet với nhiều định dạng khác nhau, bao gồm XLS
(Excel), ODS (OpenOffice), PDF, CSV, HTML hoặc TXT.
Presentation:
Đây đơn giản là 1 chương trình để tạo file trình chiếu slide – show, tương tự
như Microsoft Presentation. Về mặt bản chất, người sử dụng chủ yếu sẽ dùng các
slide riêng biệt để lắp ghép lại với nhau để trình diễn ý tưởng, bài thử nghiệm, mô
phỏng:
Chúng ta có thể tạo từng phần slide riêng rẽ bằng cách chèn ảnh, bao gồm nội
dung text và các bảng, hoặc import ảnh trực tiếp từ máy tính, album Picasa hoặc
Google Search sau đó kéo và thả và đây, tùy chỉnh kích thước sao cho khớp.
Trang 25

×