Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Chuẩn KTKN Địa lý 4-5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (323.45 KB, 25 trang )

CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ LỚP 4, 5

CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MÔN LỊCH SỬ LỚP 4
TUẦN TÊN BÀI DẠY Yêu cầu cần đạt Ghi chú
1
Môn Lịch sử và Địa lí
- Biết môn Lịch sử và Địa lí ở lớp 4 giúp học sinh hiểu biết về thiên nhiên và
con người Việt Nam, biết công lao của ông cha ta trong thời kì dựng nước và giữ
nước từ thời Hùng Vương đến buổi đầu thời Nguyễn.
- Biết môn Lịch sử và Địa lí góp phần giáo dục học sinh tình yêu thiên nhiên,
con người và đất nước Việt Nam.
Không.
2
Làm quen với bản đồ (tiếp theo)
- Nêu được các bước sử dụng bản đồ: đọc tên bản đồ, xem bảng chú giải, tìm đối
tương lịch sử hay địa lí trên bản đồ.
- Biết đọc bản đồ ở mức độ đơn giản: nhận biết vị trí, đặc điểm của đối tượng
trên bản đồ; dựa vào kí hiệu màu sắc phân biệt độ cao, nhận biết núi, cao
nguyên, đồng bằng, vùng biển.
Không.
3
Nước Văn Lang
Nắm được một số sự kiện về nhà nước Văn Lang: thời gian ra đời, những nét
chính về đời sống vật chất và tinh thần của người Việt cổ:
- Khoảng năm 700 TCN, nước Văn Lang, nhà nước đầu tiên trong lịch sử dân
tộc ra đời.
- Người Lạc Việt biết làm ruộng, ươm tơ, dệt lụa, đúc đồng làm vũ khí và công
cụ sản xuất.
- Người Lạc Việt ở nhà sàn, họp nhau thành các làng, bản.
- Người Lạc Việt có tục nhuộm răng, ăn trầu; ngày lễ hội thường đua thuyền,
đấu vật,


HS khá giỏi:
- Biết các tầng lớp của xã hội Văn Lang: Nô
tì, Lạc dân, Lạc tướng, Lạc hầu,…
- Biết những tục lệ nào của người Lạc Việt
còn tồn tại đến ngày nay: đua thuyền, đấu
vật,…
- Xác định trên lược đồ những khu vực mà
người Lạc Việt đã từng sinh sống.
4
Nước Âu Lạc
Nắm được một cách sơ lược cuộc kháng chiến chống Triệu Đà của nhân dân Âu
Lạc:
Triệu Đà nhiều lần kéo quân sang xâm lược Âu Lạc. Thời kì đầu do đoàn kết, có
vũ khí lợi hại nên giành được thắng lợi; nhưng về sau do An Dương Vương chủ
quan nên cuộc kháng chiến thất bại.
HS khá giỏi:
- Biết những điểm giống nhau của người Lạc
Việt và Âu Việt.
- So sánh được sự khác nhau về nơi đóng đô
của nước Văn Lang và nước Âu Lạc.
- Biết sự phát triển về quân sự của nước Âu
Lạc (nêu tác dụng của nỏ và thành Cổ Loa).
5
Nước ta dưới ách đô hộ của các
triều đại phong kiến phương Bắc
- Biết được thời gian đô hộ của phong kiến phương Bắc đối với đất nước ta: từ
năm 179 TCN đến năm 938.
- Nêu đôi nét về đời sống cực nhục của nhân dân ta dưới ách đô hộ của các triều
đại phong kiến phương Bắc (một vài điểm chính, sơ giản về việc nhân dân ta
phải cống nạp những sản vật quí, đi lao dịch, bị cưỡng bức theo phong tục của

người Hán):
+ Nhân dân ta phải cống nạp sản vật quí.
+ Bọn đô hộ đưa người Hán sang ở lẫn với dân ta, bắt nhân dân ta phải học chữ
Hán, sống theo phong tục của người Hán.
HS khá giỏi:
Nhân dân ta không cam chịu làm nô lệ, liên
tục đứng lên khởi nghĩa đánh đuổi quân xâm
lược, giữ gìn nền độc lập.
6
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (Năm
40)
- Kể ngắn gọn cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (chú ý nguyên nhân khởi
nghĩa, người lãnh đạo, ý nghĩa):+ Nguyên nhân khởi nghĩa: Do căm thù quân
Không.
CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MÔN LỊCH SỬ LỚP 4
TUẦN TÊN BÀI DẠY Yêu cầu cần đạt Ghi chú
xâm lược, Thi Sách bị Tô Định giết hại (trả nợ nước, thù nhà).+ Diễn biến: Mùa
xuân năm 40 tại cửa sông Hát, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, Nghĩa quân
làm chủ Mê Linh, chiếm Cổ Loa rồi tấn công Luy Lâu, trung tâm của chính
quyền đô hộ.+ Ý nghĩa: Đây là cuộc khởi nghĩa đầu tiên thắng lợi sau hơn 200
năm nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ; thể hiện tinh thần
yêu nước của nhân dân ta Sử dụng lược đồ để kể lại nét chính về diễn biến
cuộc khởi nghĩa.
7
Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô
Quyền lãnh đạo (Năm 938)
Kể ngắn gọn trận Bạch Đằng năm 938:
- Đôi nét về người lãnh đạo trận Bạch Đằng: Ngô Quyền quê ở xã Đường Lâm,
con rể của Dương Đình Nghệ.
- Nguyên nhân trận Bạch Đằng: Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ và cầu

cứu nhà Nam Hán. Ngô Quyền bắt giết Kiều Công Tiễn và chuẩn bị đón đánh
quân Nam Hán.
- Những nét chính về diễn biến của trận Bạch Đằng: Ngô Quyền chỉ huy quân ta
lợi dụng thuỷ triều lên xuống trên sông Bạch Đằng, nhử giặc vào bãi cọc và tiêu
diệt chúng.
- Ý nghĩa trận Bạch Đằng: Chiến thắng Bạch Đằng kết thúc thời kì nước ta bị
phong kiến phương Bắc đô hộ, mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc.
Không.
8
Ôn tập
- Nắm được tên các giai đoạn lịch sử đã h5c từ bài 1 đến bài 5:
+ Khoảng năm 700 TCN đến năm 179 TCN: Buổi đầu dựng nước và giữ nước.
+ Năm 179 TCN đến năm 938: Hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại nền độc
lập.
- Kể lại một số sự kiện tiêu biểu về:
+ Đời sống người Lạc Việt dưới thời Văn Lang.
+ Hoàn cảnh, diễn biến và kết quả của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
+ Diễn biến và ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng.
Không.
9
Đinh Bộ Lĩnh dạp loạn 12 sứ
quân
- Nắm được những nét chính về sự kiện Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân:
+ Sau khi Ngô Quyền mất, đất nước rơi vào cảnh loạn lạc, các thế lực cát cứ địa
phương nổi dậy chia cắt đất nước.
+ Đinh Bộ Lĩnh đã tập hợp nhân dân dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước.
- Đôi nét về Đinh Bộ Lĩnh: Đinh Bộ Lĩnh quê ở Hoa Lư, Ninh Bình, là một
người cương nghị, mưu cao và có chí lớn, ông có công dẹp loạn 12 sứ quân.
Không.
10

Cuộc kháng chiến chống quân
Tống xâm lược lần thứ nhất
(Năm 981)
- Nắm được những nét chính về cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất (năm
981) do Lê Hoàn chỉ huy:+ Lê Hoàn lên ngôi vua là phù hợp với yêu cầu của đất
nước và hợp với lòng dân.+ Tường thuật (sử dụng lược đồ) ngắn gọn cuộc
kháng chiến chống Tống lần thứ nhất: Đầu năm 981, quân Tống theo hai đường
thuỷ, bộ tiến vào xâm lược nước ta. Quân ta chặn đánh địch ở Bạch Đằng
(đường thuỷ) và Chi Lăng (đường bộ). Cuộc kháng chiến thắng lợi Đôi nét về
Lê Hoàn: Lê Hoàn là người chỉ huy quân đội nhà Đinh với chức Thập đạo tướng
quân. Khi Đinh Tiên Hoàng bị ám hại, quân Tống sang xâm lược, Thái hậu họ
Không.
CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MÔN LỊCH SỬ LỚP 4
TUẦN TÊN BÀI DẠY Yêu cầu cần đạt Ghi chú
Dương và quân sĩ đã suy tôn ông lên ngôi Hoàng đế (nhà Tiền Lê). Ông đã chỉ
huy cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi.
11
Nhà Lý dời đô ra Thăng Long
- Nêu được những lí do khiến Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Đại La: vùng
trung tâm của đất nước, đất rộng lại bằng phẳng, nhân dân không khổ vì ngập
lụt.
- Vài nét về công lao của Lý Công Uẩn: Người sáng lập vương triều Lý, có công
dời đô ra Đại La và đổi tên kinh đô là Thăng Long.
Không.
12
Chùa thời Lý
Biết được những biểu hiện về sự phát triển của đạp Phật thời Lý.
- Nhiều vua nhà Lý theo đạo Phật.
- Thời Lý, chùa được xây dựng ở nhiều nơi.
- Nhiều nhà sư được giữ cương vị quan trọng trong triều đình.

HS khá giỏi:
Mô tả ngôi chùa mà HS biết.
13
Cuộc kháng chiến chống quân
Tống xâm lược lần thứ hai
(1075-1077)
- Biết những nét chính về trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt (có thể sử
dụng lược đồ trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt và bài thơ tương
truyền của Lý Thường Kiệt):
+ Lý Thường Kiệt chủ động xây dựng phòng tuyến trên bờ nam sông Như
Nguyệt.
+ Quân địch do Quách Quý chỉ huy từ bờ bắc tổ chức tiến công.
+ Lý Thường Kiệt chỉ huy quân ta bất ngờ đánh thẳng vào doanh trại giặc.
+ Quân địch không chống cự nổi, tìm đường tháo chạy.
- Vài nét về công lao Lý Thường Kiệt: người chỉ huy cuộc kháng chiến chống
quân Tống lần thứ hai thắng lợi.
HS khá giỏi:
- Nắm được nội dung cuộc chiến đấu của
quân Đại Việt trên đất Tống.
- Biết nguyên nhân dẫn tới thắng lợi của
cuộc kháng chiến: trí thông minh, lòng dũng
cảm của nhân dân ta, sự tài giỏi của Lý
Thường Kiệt.
14
Nhà Trần thành lập
Biết rằng sau nhà Lý là nhà Trần, kinh đô vẫn là Thăng Long, tên nước vẫn là
Đại Việt:
- Đến cuối thế kỉ XII nhà Lý ngày càng suy yếu, đầu năm 1226, Lý Chiêu Hoàng
nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, nhà Trần được thành lập.
- Nhà Trần vẫn đặt tên kinh đô là Thăng Long, tên nước vẫn là Đại Việt.

HS khá giỏi:
Biết những việc làm của nhà Trần nhằm
củng cố, xây dựng đất nước: chú ý xây dựng
lực lượng quân đội, chăm lo bảo vệ đê điều,
khuyến khích nông dân sản xuất.
15
Nhà Trần và việc đắp đê
Nêu được một vài sự kiện về sự quan tâm của nhà Trần tới sản xuất nông
nghiệp:
Nhà Trần quan tâm đến việc đắp đê phòng lụt: lập Hà đê sứ; năm 1248 nhân dân
cả nước được lệnh mở rộng việc đắp đê từ đầu nguồn các con sông lớn cho đến
cửa biển; khi có lũ lụt, tất cả mọi người phải tham gia đắp đê; các vua Trần cũng
có khi tự mình trông coi việc đắp đê.
Không.
16
Cuộc kháng chiến chống quân
xâm lược Mông-Nguyên
Nêu được một số sự kiện tiêu biểu về ba lần chiến thắng quân xâm lược Mông-
Nguyên, thể hiện:
- Quyết tâm chống giặc của quân dân nhà Trần: tập trung vào các sự kiện như
Hội nghị Diên Hồng, Hịch tướng sĩ, việc chiến sĩ thích vào tay hai chữ "Sát
Thát" và chuyện Trần Quốc Toản bóp nát trái cam.
- Tài thao lược của các tướng sĩ mà tiêu biểu là Trần Hưng Đạo *thể hiện ở việc
khi giặc mạnh, quân ta chủ động rút khỏi kinh thành, khi chúng suy yếu thì quân
ta tiến công quyết liệt và giành được thắng lợi; hoặc quân ta dùng kế cắm cọc gỗ
Không.
CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MÔN LỊCH SỬ LỚP 4
TUẦN TÊN BÀI DẠY Yêu cầu cần đạt Ghi chú
tiêu diệt địch trên sông Bạch Đằng).
17

Ôn tập
Hệ thống lại những sự kiện tiêu biểu về các giai đoạn lịch sử từ buổi đầu dựng
nước đến cuối thế kỉ XIII: Nước Văn Lang, Âu Lạc; hơn một nghìn năm đấu
tranh giành độc lập; buổi đầu độc lập; nước Đại Việt thời Lý; nước Đại Việt thời
Trần.
Không.
18
Kiểm tra định kì cuối học kì I Không. Không.
19
Nước ta cuối thời Trần
- Nắm được một số sự kiện về sự suy yếu của nhà Trần:
+ Vua quan ăn chơi sa đoạ; trong triều một số quan lại bất bình, Chu Văn An
dâng sớ xin chém 7 tên quan coi thường phép nước.
+ Nông dân và nô tì nổi dậy đấu tranh.
- Hoàn cảnh Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần, lập nên nhà Hồ:
Trước sự suy yếu của nhà Trần, Hồ Quý Ly-một đại thần của nhà Trần đã truất
ngôi nhà Trần, lập nên nhà Hồ và đổi tên nước là Đại Ngu.
HS khá, giỏi:
- Nắm được nội dung một số cải cách của
Hồ Quý Ly: qui định lại số ruộng cho quan
lại, quí tộc: qui định lại số nô tì phục vụ
trong gia đình quí tộc.
- Biết lí do chính dẫn tới cuộc kháng chiến
chống quân Minh của Hồ Quý Ly thất bại:
không đoàn kết được toàn dân để tiến hành
kháng chiến mà chỉ dựa vào lực lượng quân
đội.
20
Chiến thắng Chi Lăng
- Nắm được một số sự kiện về khởi nghĩa Lam Sơn (tập trung vào trận Chi

Lăng):
+ Lê Lợi chiêu tập binh sĩ xây dựng lực lượng tiến hành khởi nghĩa chống quân
xâm lược Minh (khởi nghĩa Lam Sơn). Trận Chi Lăng là một trong những trận
quyết định thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn.
+ Diễn biến trận Chi Lăng: quân địch do Liễu Thăng chỉ huy đến ải Chi Lăng; kị
binh ta nghênh chiến, nhử Liễu Thăng và kị binh giặc vào ải. Khi kị binh của
giặc vào ải, quân ta tấn công, Liễu Thăng bị giết, quân giặc hoảng loạn và rút
chạy.
+ Ý nghĩa: Đập tan mưu đồ cứu viện thành Đông Quan của quân Minh, quân
Minh phải xin hàng và rút về nước.
- Nắm được việc nhà Hậu Lê được thành lập: Thua trận ở Chi Lăng và một số
trận khác, quân Minh phải đầu hàng, rút về nước. Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế
(năm 1428), mở đầu thời Hậu Lê.
- Nêu các mẩu chuyện về Lê Lợi (kể chuyện Lê Lợi trả gươm cho Rùa thần, ).
HS khá, giỏi:
Nắm được lí do vì sao quân ta lựa chọn ải
Chi Lăng làm trận địa đánh địch và mưu kế
của quân ta trong trận Chi Lăng: Ải là vùng
núi hiểm trở, đường nhỏ hẹp, khe sâu, rừng
cây um tùm; giả vờ thua để nhử địch vào ải,
khi giặc vào đầm lầy thì quân ta phục sẵn ở
hai bên sườn núi đồng loạt tấn công.
21
Nhà Hậu Lê và việc tổ chức
quản lí đất nước
Biết nhà Hậu Lê đã tổ chức quản lí đất nước tương đối chặt chẽ: soạn Bộ luật
Hồng Đức (nắm những nội dung cơ bản), vẽ bản đồ đất nước.
Không.
22
Trường học thời Hậu Lê

Biêết được sự phát triển của giáo dục thời Hậu Lê (những sự kiện cụ thể về tổ
chức giáo dục, chính sách khuyến học):
- Đến thời Hậu Lê, giáo dục có qui củ chặt chẽ: ở kinh đô có Quốc Tử Giám, ở
các địa phương bên cạnh trường công còn có các trường tư; ba năm có một kì thi
Hương và thi Hội; nội dung học tập là Nho giáo,
- Chính sách khuyến khích học tập: đặt ra lễ xướng danh, lễ vinh qui, khắc tên
tuổi người đỗ cao vào bia đá dựng ở Văn Miếu.
Không.
CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MÔN LỊCH SỬ LỚP 4
TUẦN TÊN BÀI DẠY Yêu cầu cần đạt Ghi chú
23
Văn học và khoa học thời Hậu

Biết được sự phát triển của văn học và khoa học thời Hậu Lê (một vài tác
gia3tie6u biểu thời Hậu Lê):
Tác giả tiêu biểu: Lê Thánh Tông, Nguyễn Trãi, Ngô Sĩ Liên.
HS khá, giỏi:
Tác phẩm tiêu biểu: Quốc âm thi tập, Hồng
Đức quốc âm thi tập, Dư địa chí, Lam Sơn
thực lục.
24
Ôn tập
- Biết thống kê những sự kiện lịch sử tiêu biểu của lịch sử nước ta từ buổi đầu
độc lập đến thời Hậu Lê (thế kỉ XV) (tên sự kiện, thời gian xảy ra sự kiện).
Ví dụ: Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước; năm
981, cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất,
- Kể lại một trong những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ buổi đầu độc lập đến thời
Hậu Lê (thế kỉ XV).
Không.
25

Trịnh-Nguyễn phân tranh
- Biết được một vài sự kiện về sự chia cắt đất nước, tình hình kinh tế sa sút:
+ Từ thế kỉ XVI, triều đình nhà Lê suy thoái, đất nước từ đây bị chí cắt thành
Nam triều và Bắc triều, tiếp đó là Đàng Trong và Đàng Ngoài.
+ Nguyên nhân của việc chia cắt đất nước là do cuộc tranh giành quyền lực của
các phe phái phong kiến.
+ Cuộc tranh gìanh quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến khiến cuộc sống của
nhân dân ngày càng khổ cực: đời sống đói khát, phải đi lính và chết trận, sản
xuất không phát triển.
- Dùng lược đồ Việt Nam chỉ ra ranh giới chia cắt Đàng Ngoài-Đàng Trong.
Không.
26
Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong
- Biết sơ lược về quá trình khẩn hoang ở Đàng Trong:
+ Từ thế kỉ XVI, các chúa Nguyễn tổ chức khai khẩn đất hoang ở Đàng Trong.
Những đoàn người khẩn hoang đã tiến vào vùng đất ven biển Nam Trung Bộ và
đồng bằng sông Cửu Long.
+ Cuộc khẩn hoang đã mở rộng diện tích canh tác ở những vùng hoang hoá,
ruộng đất được khai phá, xóm làng được hình thành và phát triển.
- Dùng lược đồ chỉ ra vùng đất khẩn hoang.
Không.
27
Thành thị ở thế kỉ XVI-XVII
- Miêu tả những nét cụ thể, sinh động về ba thành thị: Thăng Long, Phố Hiến,
Hội An ở thế kỉ XVI-XVII để thấy rằng thương nghiệp thời kì này rất phát triển
(cảnh buôn bán nhộn nhịp, phố phường nhà cửa, cư dân ngoại quốc,…).
- Dùng lược đồ chỉ vị trí và quan sát tranh, ảnh về các thành thị này.
Không.
28
Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra

Thăng Long (Năm 1786)
- Nắm được đôi nét về việc nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long diệt chúa
Trịnh (1786):
+ Sau khi lật đổ chính quyền họ Nguyễn, Nguyễn Huệ tiến ra Thăng Long, lật
đổ chính quyền họ Trịnh (năm 1786).
+ Quân của Nguyễn Huệ đi đến đâu đánh thắng đến đó; năm 1786, nghĩa quân
Tây Sơn làm chủ Thăng Long, mở đầu cho việc thống nhất lại đất nước.
- Nắm được công lao của Quang Trung trong việc đánh bại chúa Nguyễn, chúa
Trịnh, mở đầu cho việc thống nhất đất nước.
HS khá, giỏi:
Nắm được nguyên nhân thắng lợi của quân
Tây Sơn khi tiến ra Thăng Long: Quân
Trịnh bạc nhược, chủ quan, quân Tây Sơn
tiến như vũ bảo, quân Trịnh không kịp trở
tay,…
29
Quang Trung đại phá quân
Thanh (Năm 1789)
Dựa vào lược đồ, tường thuật sơ lược về việc Quang Trung đại phá quân Thanh,
chú ý các trận tiêu biểu: Ngọc Hồi, Đống Đa.
Không.
CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MÔN LỊCH SỬ LỚP 4
TUẦN TÊN BÀI DẠY Yêu cầu cần đạt Ghi chú
- Quân Thanh xâm lược nước ta, chúng chiếm Thăng Long; Nguyễn Huệ lên
ngôi Hoàng đế, hiệu là Quang Trung, kéo quân ra Bắc đánh quân Thanh.
- Ở Ngọc Hồi, Đống Đa (Sáng mùng 5 Tết, quân ta tấn công đồn Ngọc Hồi,
cuộc chiến diễn ra quyết liệt, ta chiếm được đồn Ngọc Hồi. Cũng sáng mùng 5
Tết, quân ta đánh mạnh vào đồn Đống Đa, tướng giặc là Sầm Nghi Đống phải
thắt cổ tự tử), quân ta thắng lớn; quân Thanh ở Thăng Long hoảng loạn, bỏ chạy
về nước.

- Nêu công lao của Nguyễn Huệ-Quang Trung: đánh bại quân xâm lược Thanh,
bảo vệ nền độc lập của dân tộc.
30
Những chính sách về kinh tế và
văn hoá của vua Quang Trung
Nắm được công lao của Quang Trung trong việc xây dựng đất nước:
- Đã có nhiều chính sách nhằm phát triển kinh tế: "Chiếu khuyến nông", đẩy
mạnh phát triển thương nghiệp. Các chính sách này có tác dụng thúc đẩy kinh tế
phát triển.
- Đã có nhiều chính sách nhằm phát triển văn hoá, giáo dục: "Chiếu lập học", đề
cao chữ Nôm, Các chính sách này có tác dụng thúc đẩy văn hoá, giáo dục phát
triển.
HS khá, giỏi:
Lí giải được vì sao Quang Trung ban hành
các chính sách về kinh tế như "Chiếu
khuyến nông", "Chiếu lập học", đề cao chữ
Nôm,…
31
Nhà Nguyễn thành lập
- Nắm được đôi nét về sự thành lập nhà Nguyễn:
Sau khi Quang Trung qua đời, triều đại tây Sơn suy yếu dần. Lợi dụng thời cơ
đó, Nguyễn ánh đã huy động lực lượng tấn công nhà Tây Sơn. Năm 1802, triều
Tây Sơn bị lật đổ. Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Gia Long,
định đô ở Phú Xuân (Huế).
- Nêu một vài chính sách cụ thể của các vua nhà Nguyễn để củng cố sự thống
trị:
+ Các vua nhà Nguyễn không đặt ngôi hoàng hậu, bỏ chức tể tướng, tự mình
điều hành mọi việc hệ trọng trong nước.
+ Tăng cường lực lượng quân đội (với nhiều thứ quân, ac1c nơi đều có thành trì
vững chắc, ).

+ Ban hành bộ luật Gia Long nhằm bảo vệ quyền hành tuyệt đối của nhà vua,
trừng trị tàn bạo kẻ chống đối.
Không.
32
Kinh thành Huế
Mô tả được đôi nét về kinh thành Huế:
- Với công sức của hàng chục vạn dân và lính sau hàng chục năm xây dựng và tu
bổ, kinh thành Huế được xây dựng bên bờ sông Hương, đây là toà thành đồ sộ
và đẹp nhất nước ta thời đó.
- Sơ lược về cấu trúc của kinh thành: thành có 10 cửa chính ra, vào, nằm giữa
kinh thành là Hoàng thành; các lăng tẩm của các vua nhà Nguyễn. Năm 1993,
Huế được công nhận là Di sản Văn hoá thế giới.
Không.
33
Tổng kết
- Hệ thống những sự kiện tiêu biểu của mỗi thời kì trong lịch sử nước ta từ buổi
đầu dựng nước đến giữa thế kỉ XIX (từ thời Văn Lang-Âu Lạc đến thời
Nguyễn): Thời Văn Lang-Âu Lạc; Hơn một nghìn năm đấu tranh chống Bắc
thuộc; Buổi đầu độc lập; Nước Đại Việt thời Lý, thời Trần, thời Hậu Lê, thời
- Ví dụ, thời Lý: dời đô ra Thăng Long, cuộc
kháng chiến chống Tống lần thứ hai,…
- Ví dụ: Hùng Vương dựng nước Văn Lang,
Hai Bà Trưng: khởi nghĩa chống quân nhà
CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MÔN LỊCH SỬ LỚP 4
TUẦN TÊN BÀI DẠY Yêu cầu cần đạt Ghi chú
Nguyễn.
- Lập bảng nêu tên và những cống hiến của các nhân vật lịch sử tiêu biểu: Hùng
Vương, An Dương Vương, Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn,
Lý Thái Tổ, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang
Trung.

Hán,…
34
Ôn tập, kiểm tra định kì cuối học
kì II
Hệ thống những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ thời Hậu Lê-thời Nguyễn. Không.
35
Ôn tập, kiểm tra định kì cuối học
kì II
Hệ thống những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ thời Hậu Lê-thời Nguyễn. Không.

CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MÔN LỊCH SỬ LỚP 5
TUẦN TÊN BÀI DẠY Yêu cầu cần đạt Ghi chú
1
"Bình Tây Đại nguyên
soái" Trương Định
- Biết được thời kì đầu thực dân Pháp xâm lược, Trương Định là thủ lĩnh nổi tiếng của phong
trào chống Pháp ở Nam Kì. Nêu các sự kiện chủ yếu về Trương Định: không tuân theo lệnh
vua, cùng nhân dân chống Pháp.
+ Trương Định quê ở Bình Sơn, Quảng Ngãi, chiêu mộ nghĩa binh đánh Pháp ngay khi chúng
vừa tấn công Gia Định (năm 1859).
+ Triều đình kí hoà ước nhường ba tỉnh miền Đông Nam Kì cho Pháp và ra lệnh cho Trương
Định phải giải tán lực lượng kháng chến.
+ Trương Định không tuân theo lệnh vua, kiên quyết cùng nhân dân chống Pháp.
- Biết các đường phố, trường học, ở địa phương mang tên Trương Định.
Không
2
Nguyễn Trường Tộ
muốn canh tân đất nước

Nắm được một vài đề nghị chính về cải cách của Nguyễn Trường Tộ với mong muốn làm cho

đất nước giàu mạnh;
- Đề nghị mở rộng quan hệ ngoại giao với nhiều nước.
- Thông thương với thế giới, thuê người nước ngoài đến giúp nhân dân ta khai thác các nguồn
lợi về biển, rừng, đất đai, khoáng sản.
- Mở các trường dạy đóng tàu, đúc súng, sử dụng máy móc.
HS khá, giỏi:
Biết những lí do khiến cho những đề
nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ
không được vua quan nhà Nguyễn
nghe theo và thực hiện: Vua quan nhà
Nguyễn không biết tình hình các nước
trên thế giới và cũng không muốn có
những thay đổi trong nước.
3
Cuộc phản công ở kinh
thành Huế
- Tường thuật được sơ lược cuộc phản công ở kinh thành Huế do Tôn Thất Thuyết và một số
quan lại yêu nước tổ chức:
+ Trong nội bộ triều đình Huế có hai phái: chủ hoà và chủ chiến (đại diện là Tôn Thất Thuyết).

+ Đêm mồng 4 rạng sáng mồng 5/7/2885, phái chhủ chiến dưới sự chỉ huy của Tôn Thất
Thuyết chủ động tấn công quân Pháp ở kinh thành Huế.
+ Trước thế mạnh của giặc, nghĩa quân phải rút lui lên vùng rừng núi Quảng Trị.
+ Tại vùng căn cứ, vua Hàm Nghi ra Chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân đứng lên đánh Pháp.

- Biết tên một số người lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương: Phạm Bành-
Đinh Công Tráng (khởi nghĩa Ba Đình), Nguyễn Thiện Thuật (Bãi Sậy), Phan Đình Phùng
(Hương Khê).
- Nêu tên một số đường phố, trường học, liên đội thiếu niên tiến phong, ở địa phương mang
HS khá, giỏi:

Phân biệt điểm khác nhau giữa phái
chủ chiến và phái chủ hoà: phái chủ
hoà chủ trương thương thuyết với
Pháp; phái chủ chiến chủ trương cùng
nhân dân tiếp tục đánh Pháp.
CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MÔN LỊCH SỬ LỚP 5
TUẦN TÊN BÀI DẠY Yêu cầu cần đạt Ghi chú
tên những nhân vật nói trên.
4
Xã hội Việt Nam cuối
thế kỉ XIX-đầu thế kỉ
XX
Biết một vài điểm mới về tình hình kinh tế-xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX:
- Về kinh tế: xuất hiện nhà máy, hầm mỏ, đồn điền, đường ô tô, đường sắt.
- Về xã hội: xuất hiện các tầng lớp mới: chủ xưởng, chủ nhà buôn, công nhân.
HS khá, giỏi:
- Biết được nguyên nhân của sự biến
đổi kinh tế-xã hội nứoc ta: do chính
sách tăng cường khai thác thuộc địa
của thực dân Pháp.
- Nắm được mối quan hệ giữa sự xuất
hiện những ngành kinh tế mới đã tạo
ra các tầng lớp, giai cấp mới trong xã
hội.
5
Phan Bội Châu và
phong trào Đông du
Biết Phan Bội Châu là một trong những nhà yêu nước tiêu biểu đầu thế kỉ XX (giới thiệu đôi
nét về cuộc đời, hoạt động của Phan Bội Châu):
- Phan Bội Châu sinh năm 1867 trong một gia đình nhà nho nghèo thuộc tỉnh Nghệ An. Phan

Bội Châu lớn lên khi đất nước bị thực dân Pháp đô hộ, ông day dứt lo tìm con đường giải
phóng dân tộc.
- Từ năm 1905-1908, ông vận động thanh niên Việt Nam sang Nhật học để trở về đánh Pháp
cứu nước. Đây là phong trào Đông du.
HS khá, giỏi:
Biết được vì sao phong trào Đông du
thất bại: do sự cấu kết của thực dân
Pháp với chính phủ Nhật.
6
Quyết chí ra đi tìm
đường cứu nước
Biết ngày 05/6/1911, tại bến Nhà Rồng (thành phố Hồ Chí Minh), với lòng yêu nước thương
dân sâu sắc, Nguyễn Tất Thành (tên của Bác Hồ lúc đó) ra đi tìm đường cứu nước.
HS khá, giỏi:Biết vì sao Nguyễn Tất
Thành lại quyết định ra đi tìm con
đường mới để cứu nước: không tán
thành con đường cứu nước của các nhà
yêu nước trước đó.
7
Đảng Cộng sản Việt
Nam ra đời
Biết Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập ngày 03/02/1930. Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc là
người chủ trì Hội nghị tàhnh lập Đảng:
- Biết lí do tổ chức Hội nghị thành lập Đảng: thống nhất ba tổ chức cộng sản.
- Hội nghị ngày 03/02/1930 do Nguyễn Ái Quốc chủ trì đã thống nhất ba tổ chức cộng sản và
đề ra đường lối cho cách mạng Việt Nam.
Không.
8
Xô viết Nghệ-Tĩnh
- Kể lại được cuộc biểu tình ngày 12/9/1930 ở Nghệ An:

Ngày 12/9/1930, hàng vạn nông dân các huyện Hưng Nguyên, Nam Đàn với cờ đỏ búa liềm và
các khẩu hiệu cách mạng kéo về thành phố Vinh. Thực dân Pháp cho binh lính đàn áp, chúng
cho máy bay ném bom đoàn biểu tình. Phong trào đấu tranh tiếp tục lan rộng ở Nghệ-Tĩnh.
- Biết một số biểu hiện về xây dựng cuộc sống mới ở thôn xã:
+ Trong những năm 1930-1931, ở nhiều vùng nông thôn Nghệ-Tĩnh, nhân dân giành được
quyền làm chủ, xây dựng cuộc sống mới.
+ Ruộng đất của địa chủ bị tịch thu để chia cho nông dân; các thứ thuế vô lí bị xoá bỏ.
+ Các phong tục lạc hậu bị xoá bỏ.
Không.
9
Cách mạng mùa thu
- Tường thuật lại được sự kiện nhân dân Hà Nội khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi: Ngày
19/8/1945, hàng chục vạn nhân dân hà Nội xuống đường biểu dương lực lượng và mít tinh tại
Nhà hát lớn thành phố. Ngay sau cuộc mít tinh, quần chúng đã xông vào chiếm các cơ sở đầu
não của kẻ thù: Phủ Khâm sai, Sở Mật thám, Chiều ngày 19/8/1945, cuộc khởi nghĩa giành
HS khá, giỏi:
- Biết được ý nghĩa cuộc khởi nghĩa
giành chính quyền tại Hà Nội.
- Sưu tầm và kể lại sự kiện đáng nhớ
CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MÔN LỊCH SỬ LỚP 5
TUẦN TÊN BÀI DẠY Yêu cầu cần đạt Ghi chú
chính quyền ở Hà Nội toàn thắng.
- Biết Cách mạng tháng Tám nổ ra vào thời gian nào, sự kiện cần nhớ, kết quả:
+ Tháng 8/1945, nhân dân ta vùng lên khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn.
+ Ngày 19/8 trở thành ngày kỉ niệm Cách mạng tháng Tám.
về Cách mạng tháng tám ở địa
phương.
10
Bác Hồ đọc Tuyên
ngôn Độc lập

- Tường thuật lại cuộc mít tinh ngày 02/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch
Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập:Ngày 02/9, nhân dân Hà Nội tập trung tại Quảng
trường Ba Đình; tại buổi lễ, Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hoà. Tiếp đó là lễ ra mắt và tuyên thệ của các thành viên Chính phủ lâm thời. Đến
chiều, buổi lễ kết thúc Ghi nhớ: đây là sự kiện lịch sử trọng đại, đánh dấu sự ra đời của nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Không.
11
Ôn tập
Nắm được những mốc thời gian, những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 1858 đến năm 1945:
- Năm 1858: thực dân Pháp bắt đầu xâm lược nước ta.
- Nửa cuối thế kỉ XIX: phong trào chống Pháp của Trương Định và phong trào Cần vương.
- Đầu thế kỉ XX: phong trào Đông du của Phan Bội Châu.
- Ngày 03/02/1930: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
- Ngày 19/8/1945: khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội.
- Ngày 02/9/1945: Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập. Nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hoà ra đời.
Không.
12
Vượt qua tình thế hiểm
nghèo
- Biết sau Cách mạng tháng Tám nước ta đứng trước những khó khăn to lớn: "giặc đói", "giặc
dốt", "giặc ngoại xâm".
- Các biện pháp nhân dân ta đã thực hiện để chống lại "giặc đói", "giặc dốt": quyên góp gạo
cho người nghèo, tăng gia sản xuất, phong trào xoá nạn mù chữ,
Không.
13
"Thà hi sinh tất cả chứ
nhất định không chịu
mất nước"

Biết thực dân Pháp trở lại xâm lược. Toàn dân đứng lên kháng chiến chống Pháp.
- Cách mạng tháng Tám thành công, nước ta giành được độc lập, nhưng thực dân Pháp trở lại
xâm lược nước ta.
- Rạng sáng ngày 19/12/1946, ta quyết định phát động toàn quốc kháng chiến.
- Cuộc chiến đấu đã diễn ra quyết liệt tại thủ đô Hà Nội và các thành phố khác trong toàn quốc.

Không.
14
Thu-đông 1947, Việt
Bắc "mồ chôn giặc
Pháp"
Trình bày sơ lược được diễn biến của chiến dịch Việt Bắc thu-đông năm 1947 trên lược đồ,
nắm đuợc ý nghĩa thắng lợi (phá tan âm mưu tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến, bảo vệ
được căn cứ địa kháng chiến):
- Âm mưu của Pháp đánh lên Việt Bắc nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não và lực lượng bộ đội
chủ lực của ta để mau chóng kết thúc chiến tranh.
- Quân Pháp chia làm ba mũi (nhảy dù, đường bộ và đường thuỷ) tiến công lên Việt Bắc.
- Quân ta phục kích chặn đánh địch với các trện tiêu biểu: Đèo Bông Lau, Đoan Hùng,
Sau hơn một tháng bị sa lầy, địch rút lui, trên đường rút chạy quân địch còn bị ta chặn đánh dữ
dội.
- Ý nghĩa: Ta đánh bại cuộc tấn công qui mô của địch lên Việt Bắc, phá tan âm mưu tiêu diệt
cơ quan đầu não và chủ lực của ta, bảo vệ được căn cứ địa kháng chiến.
Không.
15
Chiến thắng Biên giới
thu-đông 1950
- Tường thuật sơ lược được diễn biến chiến dịch Biên giới trên lược đồ:
+ Ta mở chiến dịch Biên giới nhằm giải phóng một phần biên giới, củng cố và mở rộng Căn
Không.
CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MÔN LỊCH SỬ LỚP 5

TUẦN TÊN BÀI DẠY Yêu cầu cần đạt Ghi chú
cứ địa Việt Bắc, khai thông đường liên lạc quốc tế.
+ Mở đầu ta tấn công cứ điểm Đông Khê.
+ Mất Đông Khê, địch rút quân khỏi Cao Bằng theo Đường số 4 đồng thời đưa lực lượng lên
để chiếm lại Đông Khê.
+ Sau nhiều ngày giao tranh quyết liệt, quân Pháp đóng trên Đường số 4 phải rút chạy.
+ Chiến dịch Biên giới thắng lợi, Căn cứ địa Việt Bắc được củng cố và mở rộng.
- Kể lại được tấm gương anh hùng La Văn Cầu: Anh La Văn Cầu có nhiệm vụ đánh bộc phá
vào lô cốt phía đông bắc cứ điểm Đông Khê. Bị trúng đạn, nát một phần cánh tay phải nhưng
anh đã nghiến răng nhờ đồng đội dùng lưỡi lê chặt đứt cánh tay để tiếp tục chiến đấu.
16
Hậu phương những
năm sau chiến dịch
Biên giới
Biết hậu phương được mở rộng và xây dựng vững mạnh:
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đã đề ra những nhiệm vụ nhằm đưa cuộc
kháng chiến đến thắng lợi.
- Nhân dân đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm để chuyển ra mặt trận.
- Giáo dục được đẩy mạnh nhằm đào tạo cán bộ phục vụ kháng chiến.
- Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu được tổ chức vào táhng 5/1952 để đẩy mạnh
phong trào thi đua yêu nước.
Không.
17
Ôn tập, kiểm tra định kì
cuối học kì I
Hệ thống những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ 1858 đến trước chiến dịch Điện Biên Phủ 1954. Không.
18
Ôn tập, kiểm tra định kì
cuối học kì I
Hệ thống những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ 1858 đến trước chiến dịch Điện Biên Phủ 1954. Không.

19
Chiến thắng lịch sử
Điện Biên Phủ
- Tường thuật sơ lược được chiến dịch Điện Biên Phủ:
+ Chiến dịch diễn ra trong ba đợt tấn công; đợt ba: ta tấn công và tiêu diệt cứ điểm đồi A1 và
khu trung tâm chỉ huy của địch.
+ Ngày 07/5/1954, Bộ chỉ huy tập đoàn cứ điểm ra hàng, chiến dịch kết thúc thắng lợi.
- Trình bày sơ lược ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ: là mốc son chói lọi, góp phần kết
thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
- Biết tính thần chiến đấu anh dũng của bộ đội ta trong chiến dịch: tiêu biểu là anh hùng Phan
Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai.
Không.
20
Ôn tập
- Biết sau cách mạng tháng Tám, nhân dân ta phải đương đầu với ba thứ "giặc": "giặc đói",
"giặc dốt", "giặc ngoại xâm".
- Thống kê những sự kiện lịch sử tiêu biểu nhất trong chín năm kháng chiến chống thực dân
Pháp xâm lược:
+ 19/12/1946: toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp.
+ Chiến dịch Việt Bắc thu -đông 1947.
+ Chiến dịch Biên giới thu-đông 1950.
+ Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Không.
21
Nước nhà bị chia cắt
- Biết đôi nét về tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954:
+ Miền Bắc được giải phóng, tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội.
+ Mĩ-Diệm âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta, tàn sát nhân dân miền Nam, nhân dân ta phải
cầm vũ khí đứng lên chống Mĩ-Diệm: thực hiện chính sách "tố cộng", "diệt cộng", thẳng tay
Không.

CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MÔN LỊCH SỬ LỚP 5
TUẦN TÊN BÀI DẠY Yêu cầu cần đạt Ghi chú
giết hại những chiến sĩ cách mạng và những người dân vô tội.
- Chỉ giới tuyến quân sự tạm thời trên bản đồ.
22
Bến Tre đồng khởi
- Biết cuối năm 1959-đầu năm 1960, phong trào "Đồng khởi" nổ ra và thắng lợi ở nhiều vùng
nông thôn miền Nam (Bến Tre là nơi tiêu biểu của phong trào "Đồng Khởi").
- Sử dụng bản đồ, tranh ảnh để trình bày sự kiện.
Không.
23
Nhà máy hiện đại đầu
tiên của nước ta
- Biết hoàn cảnh ra đời của Nhà máy Cơ khí Hà Nội: tháng 12 năm 1955 với sự giúp đỡ của
Liên Xô, nàh máy được khởi công xây dựng và tháng 4/1958 thì hoàn thành.
- Biết những đóng góp của Nhà máy Cơ khí Hà Nội trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất
nước: góp phần trang bị máy móc cho sản xuất ở miền Bắc, vũ khí cho bộ đội.
Không.
24
Đường Trường Sơn
Biết đường Trường Sơn với việc hci viện sức người, vũ khí, lương thực,… của miền Bắc cho
cách mạng miền Nam, góp phần to lớn vào thắng lợi của cách mạng miền Nam:
- Để đáp ứng nhu cầu chi viện cho miền Nam, ngày 19/5/1959, Trung ương Đảng quyết định
mở đường Trường Sơn (đường Hồ Chí Minh).
- Qua đường Trường Sơn, miền Bắc đã chi viện sức người, sức của cho miền Nam, góp phần
to lớn vào sự nghiệp giải phóng miền Nam.
Không.
25
Sấm sét đêm giao thừa
Biết cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân miền Nam vào dịp Tết Mậu Thân (1968),

tiêu biểu là cuộc chiến đấu ở Sứ quán Mĩ tại Sài Gòn:
- Tết Mậu Thân 1968, quân và dân miền Nam đồng loạt tổng tiến công và nổi dậy ở khắp các
thành phố và thị xã.
- Cuộc chiến đấu tại Sứ quán Mĩ diễn ra quyết liệt và là sự kiện tiêu biểu của cuộc Tổng tiến
công.
Không.
26
Chiến thắng Điện Biên
Phủ trên không
- Biết cuối năm 1972, Mĩ dùng máy bay B52 ném bom hòng huỷ diệt hà Nội và các thành phố
lớn ở miền Bắc, âm mưu khuát6 phục nhân dân ta.
- Quân và dân ta đã lập nên chiến thắng oanh liệt "Điện Biên Phủ trên không".
Không.
27
Lễ kí Hiệp định Pa-ri
Biết ngày 27/01/1973, Mĩ buộc phải kí Hiệp định Pa-ri chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình
ở Việt Nam:
- Những điểm cơ bản của Hiệp định: Mĩ phải tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ
của Việt Nam; rút toàn bộ quân Mĩ và quân đồng minh ra khỏi Việt Nam; chấm dứt dính líu về
quân sự ở Việt Nam; có trách nhiệm hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam.
- Ý nghĩa Hiệp định Pa-ri: Đế quốc Mĩ buộc phải rút quân khỏi Việt Nam, tạo điều kiện thuận
lợi để nhân dân ta tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn.
HS khá, giỏi:
Biết lí do Mĩ phải kí Hiệp định Pa-ri
về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà
bình ở Việt Nam: thất bại nặng nề ở cả
hai miền Nam-Bắc trong năm 1972.
28
Tiến vào Dinh Độc Lập
Biết ngày 30/4/1975, quân dân ta giải phóng Sài Gòn, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu

nước. Từ đây đất nước hoàn toàn độc lập, thống nhất:
- Ngày 26/4/2975, Chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu, các cánh quân của ta đồng loạt tiến đánh
các vị trí quan trọng của quân đội và chính quyền Sài Gòn.
- Những nét chính về sự kiện quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập, nội các Dương Văn
Minh đầu hàng không điều kiện.
Không.
29
Hoàn thành thống nhất
đất nước
Biết tháng 4/1976, Quốc hội chung cả nước được bầu và họp vào cuối tháng 6 đều tháng
7/1976:
- Tháng 4/1976, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung được tổ chức trong cả nước.
Không.
CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MÔN LỊCH SỬ LỚP 5
TUẦN TÊN BÀI DẠY Yêu cầu cần đạt Ghi chú
- Cuối tháng 6, đầu tháng 7/1976, Quốc hội đã họp và quyết định: tên nước, Quốc huy, Quốc
kì, Quốc ca, Thủ đô và đổi tên thành phố Sài Gòn-Gia Định là thành phố Hồ Chí Minh.
30
Xây dựnh Nhà máy
Thuỷ điện Hoà Bình
- Biết Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình là kết quả lao động gian khổ, hi sinh của cán bộ, công
nhân Việt Nam và Liên Xô.
- Biết Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình có vai trò quan trọng đối với công cuộc xây dựng đất
nước: cung cấp điện, ngăn lũ,…
Không.
31
Lịch sử địa phương Không. Không.
32
Lịch sử địa phương Không. Không.
33

Ôn tập
Nắm được một số sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu từ năm 1858 đến nay:
- Thực dân Pháp xâm lược nước ta, nhân dân ta đã đứng lên chống Pháp.
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, lãnh đạo cách mạng nước ta; Cách mạng tháng Tám thành
công; ngày 02/9/1945, Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hoà.
- Cuối năm 1945, thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta, nhân dân ta tiến hành cuộc kháng
chiến giữ nước. Chiến thắng Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến.
- Giai đoạn 1954-1975: Nhân dân miền Nam đứng lên chiến đấu, miền bắc vừa xây dựng chủ
nghĩa xã hội, vừa chống trả cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ đồng thời chi viện cho
miền Nam. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, đất nước được thống nhất.
Không.
34
Ôn tập
Nắm được một số sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu từ năm 1858 đến nay:
- Thực dân Pháp xâm lược nước ta, nhân dân ta đã đứng lên chống Pháp.
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, lãnh đạo cách mạng nước ta; Cách mạng tháng Tám thành
công; ngày 02/9/1945, Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hoà.
- Cuối năm 1945, thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta, nhân dân ta tiến hành cuộc kháng
chiến giữ nước. Chiến thắng Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến.
- Giai đoạn 1954-1975: Nhân dân miền Nam đứng lên chiến đấu, miền bắc vừa xây dựng chủ
nghĩa xã hội, vừa chống trả cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ đồng thời chi viện cho
miền Nam. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, đất nước được thống nhất.
Không.
35
Kiểm tra định kì cuối
học kì II
Nội dung, kiến thức, kĩ năng học kì II. Không.


CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MÔN ĐỊA LÝ LỚP 4
TUẦN TÊN BÀI DẠY Yêu cầu cần đạt Ghi chú
1
Làm quen với bản đồ
- Biết bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất theo một tỉ lệ
nhất định.
- Biết một số yếu tố của bản đồ: tên bản đồ, phương hướng, kí hiệu bản đồ.
Học sinh khá, giỏi biết tỉ lệ bản đồ.
2
Dãy Hoàng Liên Sơn
- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của dãy Hoàng Liên Sơn:
+ Dãy núi cao và đồ sộ nhất Việt Nam: có nhiều đỉnh nhọn, sườn núi rất dốc, thung
lũng thường hẹp và sâu.
HS khá, giỏi:
- Chỉ và đọc tên những dãy núi chính ở Bắc
Bộ: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông
CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MÔN ĐỊA LÝ LỚP 4
TUẦN TÊN BÀI DẠY Yêu cầu cần đạt Ghi chú
+ Khí hậu ở những nơi cao lạnh quanh năm.
- Chỉ được dãy Hoàng Liên Sơn trên bản đồ (lược đồ) tự nhiên Việt Nam.
- Sử dụng bảng số liệu để nêu đặc điểm khí hậu ở mức độ đơn gaỉn: dựa vào bảng số
liệu cho sẵn để nhận xét về nhiệt độ của Sa Pa vào tháng 1 và tháng 7.
Triều.
- Giải thích vì sao Sa Pa trở thành nơi du
lịch, nghỉ mát nổi tiếng ở vùng núi phía bắc.
3
Một số dân tộc ở Hoàng
Liên Sơn
- Nêu được tên một số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn: Thái, Mông, Dao,…
- Biết Hoàng Liên Sơn là nơi dân cư thưa thớt.

- Sử dụng được tranh ảnh để mô tả nhà sàn và trang phục của một số dân tộc ở Hoàng
Liên Sơn.
+ Trang phục: mỗi dân tộc có cách ăm mặc riêng; trang phục của các dân tộc được
may, thêu trang trí rất công phu và thường có màu sặc sỡ,
+ Nhà sàn: được làm bằng các vật liệu tự nhiên như gỗ, tre, nứa.
HS khá, giỏi:
Giải thích tại sao người dân ở Hoàng Liên
Sơn thường làm nhà sàn để ở: để tránh ẩm
thấp và thú dữ.
4
Hoạt động sản xuất của
người dân ở Hoàng Liên
Sơn
- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Hoàng Liên Sơn:
+ Trồng trọt: trồng lúa, ngô, chè, trồng rau và cây ăn quả,… trên nương rẫy, ruộng bậc
thang.
+ Làm các nghề thủ công: dệt, thêu, đan, rèn, đúc,…
+ Khai thác khoáng sản: a-pa-tít, đồng, chì, kẽm,
+ Khai thác lâm sản: gỗ, mây, nứa,
- Sử dụng tranh, ảnh để nhận biết một số hoạt động sản xuất của người dân: làm ruộng
bậc thang, nghề thủ công truyền thống, khai thác khoáng sản.
- Nhận biết được khó khăn của giao thông miền núi: đường nhiều dốc cao, quanh co,
thường bị sụt, lở vào mùa mưa.
HS khá, giỏi:
Xác lập được mối quan hệ giữa điều kiện tự
nhiên và hoạt động sản xuất của con người:
Do địa hình dốc, người dân phải xẻ sườn núi
thành những bậc phẳng tạo nên ruộng bậc
thang; miền núi có nhiều khoáng sản nên ở
Hoàng Liên Sơn phát triển nghề khai thác

khoáng sản.
5
Trung du Bắc Bộ
- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình của trung du Bắc Bộ:
Vùng đồi với đỉnh tròn, sườn thoải, xếp cạnh nhau như bát úp.
- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân trung du Bắc Bộ:
+ Trồng chè và cây ăn quả là những thế mạnh của vùng trung du.
+ Trồng rừng được đẩy mạnh.
- Nêu tác dụng của việc trồng rừng ở trung du Bắc Bộ: che phủ đồi, ngăn cản tình trạng
đất đang bị xấu đi.
HS khá, giỏi: Nêu được qui trình chế biến
chè.
6
Tây Nguyên
- nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của Tây Nguyên:+ Các cao
nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau: Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Viên, Di Linh.+ Khí
hậu có hai mùa rõ rệt: mùa mưa, mùa khô Chỉ được các cao nguyên ở Tây Nguyên
trên bản đồ (lược đồ) tự nhiên Việt Nam: Kon Tum, Plây Ku, Đắk Lắk, Lâm Viên, Di
Linh.
HS khá, giỏi: Nêu được đặc điểm của mùa
mưa, mùa khô ở Tây Nguyên.
7
Một số dân tộc ở Tây
Nguyên
- Biết Tây Nguyên có nhiều dân tộc cùng sinh sống (Gia-rai, Ê-đê, Ba-na, Kinh,…)
nhưng lại là nơi thưa dân nhất nước ta.
- Sử dụng được tranh ảnh để mô tả trang phục của một số dân tộc Tây Nguyên:
Trang phục truyền thống: nam thường đóng khố, nữ thường quấn váy.
HS khá, giỏi:
Quan sát tranh, ảnh mô tả nhà rông.

8
Hoạt động sản xuất của
người dân ở Tây Nguyên
- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Tây Nguyên:
+ Trồng cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê, hồ tiêu, chè,…) trên đất ba dan.
+ Chăn nuôi trâu, bò trên đồng cỏ.
HS khá, giỏi:
- Biết được những thuận lợi, khó khăn của
điều kiện đất đai, khí hậu đối với việc trồng
CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MÔN ĐỊA LÝ LỚP 4
TUẦN TÊN BÀI DẠY Yêu cầu cần đạt Ghi chú
- Dựa vào các bảng số liệu biết loại cây công nghiệp và vật nuôi được nuôi, trồng nhiều
nhất ở Tây Nguyên.
- Quan sát hình, nhận xét về vùng trồng cà phê ở Buôn Ma Thuột.
cây công nghiệp và chăn nuôi trâu, bò ở Tây
Nguyên.
- Xác lập được mối quan hệ địa lí giữa thiên
nhiên với hoạt động sản xuất của con người:
đất ba dan-trồng cây công nghiệp; đồng cỏ
xanh tốt-chăn nuôi trâu, bò,
9
Hoạt động sản xuất của
người dân ở Tây Nguyên
(tiếp theo)
- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Tây Nguyên:
+ Sử dụng sức nước sản xuất điện.
+ Khai thác gỗ và lâm sản.
- Nêu được vai trò của rừng đối với đời sống và sản xuất: cung cấp gỗ, lâm sản, nhiều
thú quí,
- Biết được sự cần thiết phải bảo vệ rừng.

- Mô tả sơ lược đặc điểm sông ở Tây Nguyên: có nhiều thác ghềnh.
- Mô tả sơ lược: rừng rậm nhiệt đới (rừng rậm, nhiều loại cây, tạo thành nhiều tầng, ),
rừng khộp (rừng rụng lá mùa khô).
- Chỉ trên bản đồ (lược đồ) và kể tên những con sông bắt nguồn từ Tây Nguyên: sông
Xê Xan, sông Xrê Pốk, sông Đồng Nai.
HS khá, giỏi:
- Quan sát hình và kể các công việc cần phải
làm trong qui trình sản xuất ra các sản phẩm
đồ gỗ.
- Giải thích những nguyên nhân khiến rừng
Tây Nguyên bị tàn phá.
10
Thành phố Đà Lạt
- Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Đà Lạt:+ Vị trí: nằm trên cao
nguyên Lâm Viên.+ Thành phố có khí hậu trong lành, mát mẻ, có nhiều phong cảnh
đẹp; nhiều rừng thông, thác nước,…+ Thành phố có nhiều công trình phục vụ nghỉ
ngơi và du lịch.+ Đà Lạt là nơi trồng nhiều loại rau, quả xứ lạnh và nhiều loại hoa Chỉ
được vị trí của thành phố Đà Lạt trên bản đồ (lược đồ).
HS khá, giỏi: - Giải thích vì sao Đà Lạt
trồng được nhiều hoa, quả, rau xứ lạnh Xác
lập mối quan hệ giữa địa hình với khí hậu,
giữa thiên nhiên với hoạt động sản xuất:
nằm trên cao nguyên cao-khí hậu mát mẻ,
trong lành-trồng nhiều loài hoa, quả, rau xứ
lạnh, phát triển du lịch.
11
Ôn tập
- Chỉ được dãy Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi-păng, các cao nguyên ở Tây Nguyên,
thành phố Đà Lạt trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Hệ thống lại những đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên, địa hình, khí hậu, sông ngòi;

dân tộc, trang phục và hoạt động sản xuất chính của Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên,
trung du Bắc Bộ.
Không.
12
Đồng bằng Bắc Bộ
- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, sông ngòi của đồng bằng Bắc Bộ:
+ Đồng bằng Bắc Bộ do phù sa của sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp nên; đây là
đồng bằng lớn thứ hai nước ta.
+ Đồng bằng Bắc Bộ có dạng hình tam giác, với đỉnh ở Việt Trì, cạnh đáy là đường bờ
biển.
+ Đồng bằng Bắc Bộ có bề mặt khá bằng phẳng, nhiều sông ngòi, có hệ thống đê ngăn
lũ.
- Nhận biết được vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ (lược đồ) tự nhiên Việt Nam.

- Chỉ một số sông chính trên bản đồ (lược đồ): sông Hồng, sông Thái Bình.
HS khá, giỏi:
- Dựa vào ảnh trong SGK, mô tả đồng bằng
Bắc Bộ: đồng bằng bằng phẳng với nhiều
mảnh ruộng, sông uốn khúc, có đê và
mương dẫn nước.
- Nêu tác dụng của hệ thống đê ở đồng bằng
Bắc Bộ.
13
Người dân ở đồng bằng
Bắc Bộ
- Biết đồng bằng Bắc Bộ là nơi dân cư tập trung đông đúc nhất cả nước, người dân
sống ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là người Kinh.
HS khá, giỏi:
Nêu được mối quan hệ giữa thiên nhiên và
CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MÔN ĐỊA LÝ LỚP 4

TUẦN TÊN BÀI DẠY Yêu cầu cần đạt Ghi chú
- Sử dụng tranh ảnh mô tả nhà ở, trang phục truyền thống của người dân ở đồng bằng
Bắc Bộ:
+ Nhà ở thường được xây dựng chắc chắn, xung quanh có sân, vườn, ao,
+ Trang phục truyền thống của nam là quần trắng, áo dài the, đầu đội khăn xếp; của nữ
là váy đen, áo dài tứ thân bên trong mặc yếm đỏ, lưng thắt khăn lụa dài, đầu vấn tóc và
chít khăn mỏ quạ.
con người qua cách dựng nhà của người dân
đồng bằng Bắc Bộ: để tránh gió, bão, nhà
được dựng vững chắc.
14
Hoạt động sản xuất của
người dân ở đồng bằng
Bắc Bộ
- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ:
+ Trồng lúa, là vựa lúa lớn thứ hai của cả nước.
+ Trồng nhiều ngô, khoai, cây ăn quả, rau xứ lạnh, nuôi nhiều lợn và gia cầm.
- Nhận xét nhiệt độ của Hà Nội: tháng lạnh, tháng 1, 2, 3, nhiệt độ dưới 20 độ C, từ đó
biết đồng bằng Bắc Bộ có mùa đông lạnh.
HS khá, giỏi:
- Giải thích vì sao lúa gạo được trồng nhiều
ở đồng bằng Bắc Bộ (vựa lúa lớn thứ hai của
cả nước): đất phù sa màu mỡ, nguồn nước
dồi dào, người dân có kinh nghiệm trồng
lúa.
- Nêu thứ tự các công việc cần phải làm
trong quá trình sản xuất lúa gạo.
15
Hoạt động sản xuất của
người dân ở đồng bằng

Bắc Bộ (tiếp theo)
- Biết đồng bằng Bắc Bộ có hàng trăm nghề thủ công truyền thống: dệt lụa, sản xuất đồ
gốm, chiếu cói, chạm bạc, đồ gỗ,…
- Dựa vào ảnh mô tả về cảnh chợ phiên.
HS khá, giỏi:
- Biết khi nào một làng trở thành làng nghề.
- Biết qui trình sản xuất đồ gốm.
16
Thủ đô Hà Nội
- Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Hà Nội:
+ Thành phố lớn ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ.
+ Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học và kinh tế lớn của đất nước.
- Chỉ được thủ đô Hà Nội trên bản đồ (lược đồ).
Học sinh khá, giỏi:
Dựa vào các hình 3, 4 trong SGK so sánh
những điểm khác nhau giữa khu phố cổ và
khu phố mới (về nhà cửa, đường phố,…).
17
Ôn tập, kiểm tra định kì
cuối học kì I
Nội dung ôn tập và kiểm tra định kì:
Hệ thống lại những đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên, địa hình, khí hậu, sông ngòi; dân
tộc, trang phục và hoạt động sản xuất chính của Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên, trung
du Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ.
Không.
18
Ôn tập, kiểm tra định kì
cuối học kì I
Nội dung ôn tập và kiểm tra định kì:
Hệ thống lại những đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên, địa hình, khí hậu, sông ngòi; dân

tộc, trang phục và hoạt động sản xuất chính của Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên, trung
du Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ.
Không.
19
Thành phố Hải Phòng
- Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Hải Phòng:
+ Vị trí: ven biển, bên bờ sông Cấm
+ Thành phố cảng, trung tâm công nghiệp đóng tàu, trung tâm du lịch,…
- Chỉ được Hải Phòng trên bản đồ (lược đồ).
Học sinh khá, giỏi:
Kể một số điều kiện để Hải Phòng trở thành
một cảng biển, một trung tâm du lịch lớn
của nước ta (Hải Phòng nằm ven biển, bên
bờ sông Cấm, thuận tiện cho việc ra, vào
neo đậu của tàu thuyền, nơi đây có nhiều
cầu tàu, ; có các bãi biển Đồ Sơn, cát Bà
với nhiều cảnh đẹp, ).
20
Đồng bằng Nam Bộ
- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, đất đai, sông ngòi của đồng bằng
Nam Bộ:
+ Đồng bằng Nam Bộ là đồng bằng lớn nhất nước ta, do phù sa của hệ thống sông Mê
Học sinh khá, giỏi:
- Giải thích vì sao ở nước ta sông Mê Công
lại có tên là sông Cửu Long: do nước sông
CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MÔN ĐỊA LÝ LỚP 4
TUẦN TÊN BÀI DẠY Yêu cầu cần đạt Ghi chú
Công và sông Đồng Nai bồi đắp.
+ Đồng bằng Nam Bộ có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Ngoài đất phù sa
màu mỡ, đồng bằng còn nhiều đất phèn, đất mặn phải cải tạo.

- Chỉ được vị trí đồng bằng Nam Bộ, sông Tiền, sông Hậu trên bản đồ (lược đồ) tự
nhiên Việt Nam.
- Quan sát hình, tìm, chỉ và kể tên một số sông lớn của đồng bằng Nam Bộ: sông Tiền,
sông Hậu.
đổ ra biển qua 9 cửa sông.
- Giải thích vì sao ở đồng bằng Nam Bộ,
người dân không đắp đê ven sông: để nước
lũ đưa phù sa vào các cánh đồng.
21
Người dân ở đồng bằng
Nam Bộ
- Nhớ được tên một số dân tộc sống ở đồng bằng Nam Bộ: Kinh, Khơ-me, Chăm, Hoa.

- Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu về nhà ở, trang phục của người dân ở đồng bằng
Nam Bộ:
+ Người dân ở Tây Nam Bộ thường làm nhà dọc theo các sông ngòi, kênh rạch, nhà
cửa đơn sơ.
+ Trang phục phổ biến của người dân đồng bằng Nam Bộ trước đây là quần áo bà ba
và chiếc khăn rằn.
Học sinh khá, giỏi:
Biết được sự thích ứng của con người với
điều kiện tự nhiên ở đồng bằng Nam Bộ:
vùng nhiều sông, kênh rạch-nhà ở dọc sông;
xuồng, ghe là phương tiện đi lại phổ biến.
22
Hoạt động sản xuất của
người dân ở đồng bằng
Nam Bộ
Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng Nam Bộ:
- Trồng nhiều lúa gạo, cây ăn trái.

- Nuôi trồng và chế biến thủy sản.
- Chế biến lương thực.
Học sinh khá, giỏi:
Biết những thuận lợi để đồng bằng Nam Bộ
trở thành vùng sản xuất lúa gạo, trái cây và
thủy sản lớn nhất cả nước: đất đai màu mỡ,
khí hậu nóng ẩm, người dân cần cù lao
động.
23
Hoạt động sản xuất của
người dân ở đồng bằng
Nam Bộ (tiếp theo)
Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng Nam Bộ:
- Sản xuất công nghiệp phát triển mạnh nhất trong cả nước.
- Những ngành công ngiệp nổi tiếng là khai thác dầu khí, chế biến lương thực, thực
phẩm, dệt may.
Học sinh khá, giỏi:
Giải thích vì sao đồng bằng Nam Bộ là nơi
có ngành công nghiệp phát triển mạnh nhất
đất nước: do có nguồn nguyên liệu và lao
động dồi dào, được đầu tư phát triển.
24
Thành phố Hồ Chí Minh
- Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Hồ Chí Minh:
+ Vị trí: nằm ở đồng bằng Nam Bộ, ven sông Sài Gòn.
+ Thành phố lớn nhất cả nước.
+ Trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học lớn: các sản phẩm công nghiệp của thành phố
đa dạng; hoạt động thương mại rất phát triển.
- Chỉ được thành phố Hồ Chí Minh trên bản đồ (lược đồ).
Học sinh khá, giỏi:

- Dựa vào bảng số liệu so sánh diện tích và
dân số thành phố Hồ Chí Minh với các thành
phố khác.
- Biết các loại đường giao thông từ thành
phố Hồ Chí Minh đi tới các tỉnh khác.
25
Thành phố Cần Thơ
- Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Cần Thơ;
+ Thành phố ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, bên sông Hậu.
+ Trung tâm kinh tế, văn hóa và khoa học của đồng bằng sông Cửu Long.
- Chỉ được thành phố Cần Thơ trên bản đồ (lược đồ).
Học sinh khá, giỏi:
Giải thích vì sao thành phố Cần Thơ là thành
phố trẻ nhưng lại nhanh chóng trở thành
trung tâm kinh tế, văn háo, khoa học của
đồng bằng sông Cửu Long: nhờ có vị trí địa
lí thuận lợi; Cần Thơ là nơi tiếp nhận nhiều
mặt hàng nông, thủy sản của đồng bằng
sông Cửu Long để chế biến và xuất khẩu.
26
Ôn tập - Chỉ hoặc điền được vị trí của đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, sông HỒng, Học sinh khá, giỏi:
CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MÔN ĐỊA LÝ LỚP 4
TUẦN TÊN BÀI DẠY Yêu cầu cần đạt Ghi chú
sông Thái Bình, sông Tiền, sông Hậu trên bản đồ, lược đồ Việt Nam.
- Hệ thống một số đặc điểm tiêu biểu của đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ.
- Chỉ trên bản đồ vị trí của thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ và nêu
một vài đặc điểm tiêu biểu của các thành phố này.
Nêu được sự khác nhau về thiên nhiên của
đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ về
khí hậu, đất đai.

27
Dải đồng bằng duyên hải
miền Trung
- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của đồng bằng duyên hải
miền Trung:
+ Các đồng bằng nhỏ hẹp với nhiều cồn cát và đầm phá.
+ Khí hậu: mùa hạ, tại đây thường khô, nóng và bị hạn hán, cuối năm thường có mưa
lớn và bão dễ gây ngập lút; có sự khác biệt giữa khu vực phía bắc và phía nam: khu
vực phía bắc dãy bạch Mã có mùa đông lạnh.
- Chỉ được vị trí đồng bằng duyên hải miền Trung trên bản đồ (lược đồ) tự nhiên Việt
Nam.
Học sinh khá, giỏi:
- Giải thích vì sao các đồng bằng duyên hải
miền Trung thường nhỏ và hẹp: do núi lan ra
sát biển, sông ngắn, ít phù sa bồi đắp đồng
bằng.
- Xác định trên bản đồ dãy núi Bạch Mã,
khu vực Bắc, Nam dãy Bạch Mã.
28
Người dân và hoạt động
sản xuất ở đồng bằng
duyên hải miền Trung
- Biết người Kinh, người Chăm và một số dân tộc ít người khác là cư dân chủ yếu của
đồng bằng duyên hải miền Trung.
- Trình bày một số nét tiêu biểu về hoạt động sản xuất: trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt,
nuôi trồng, chế biến thủy sản,…
Học sinh khá, giỏi: Giải thích vì sao người
dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung lại
trồng lúa, mía và làm muối: khí hậu nóng,
có nguồn nước, ven biển.

29
Người dân và hoạt động
sản xuất ở đồng bằng
duyên hải miền Trung
(tiếp theo)
Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng duyên hải
miền Trung:
- Hoạt động du lịch ở đồng bằng duyên hải miền Trung rất phát triển.
- Các nhà máy, khu công nghiệp phát triển ngày càng nhiều ở đồng bằng duyên hải
miền Trung: nhà máy đường, nhà máy đóng mới, sửa chữa tàu thuyền.
Học sinh khá, giỏi:
- Giải thích vì sao có thể xây dựng nàh máy
đường và nhà máy đóng mới, sửa chữa tàu
thuyền ở duyên hải miền Trung: trồng nhiều
mía, nghề đánh cá trên biển.
- Giải thích những nguyên nhân khiến ngành
du lịch ở đây rất phát triển: cảnh đẹp, nhiều
di sản văn hóa.
30
Thành phố Huế
- Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Huế:
+ Thành phố Huế từng là kinh đô của nước ta thời Nguyễn.
+ Thiên nhiên đẹp với nhiều công trình kiến trúc cổ khiến Huế thu hút được nhiều
khách du lịch.
- Chỉ được thành phố Huế trên bản đồ (lược đồ).
Không.
31
Thành phố Đà Nẵng
- Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Đà Nẵng:
+ Vị trí ven biển, đồng bằng duyên hải miền Trung.

+ Đà Nẵng là thành phố cảng lớn, đầu mối của nhiều tuyến đường giao thông.
+ Đà Nẵng là trung tâm công nghiệp, địa điểm du lịch.
- Chỉ được thành phố Đà Nẵng trên bản đồ (lược đồ).
Học sinh khá, giỏi:
Biết các loại đường giao thông từ thành phố
Đà Nẵng đi tới các tỉnh khác.
32
Biển, đảo và quần đảo
- Nhận biết được vị trí của Biển Đông, một số vịnh, quần đảo, đảo lớn của Việt Nam
trên bản đồ (lược đồ): vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa,
đảo Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quốc.
- Biết sơ lược về vùng biển, đảo và quần đảo của nước ta: Vùng biển rộng lớn với
nhiều đảo và quần đảo.
- Kể tên một số hoạt động khai thác nguồn lợi chính của biển, đảo:
Học sinh khá, giỏi:
- Biết Biển Đông bao bọc những phần nào
của đất liền nước ta.
- Biết vai trò của biển, đảo và quần đảo đối
với nước ta: kho muối vô tận, nhiều hải sản,
khoáng sản quí, điều hòa khí hậu, có nhiều
CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MÔN ĐỊA LÝ LỚP 4
TUẦN TÊN BÀI DẠY Yêu cầu cần đạt Ghi chú
+ Khai thác khoáng sản: dầu khí, cát trắng, muối.
+ Đánh bắt và nuôi trồng hải sản.
bãi biển đẹp, nhiều vũng, vịnh thuộn lợi cho
việc phát triển du lịch và xây dựng các cảng
biển.
33
Khai thác khoáng sản và
hải sản ở vùng biển Việt

Nam
- Kể tên một số hoạt động khai táhc nguồn lợi chính của biển đảo (hải sản, dầu khí, du
lịch, cảng biển,…):
+ Khai thác khoáng sản: dầu khí, cát trắng, muối.
+ Đánh bắt và nuôi trồng hải sản.
+ Phát triển du lịch.
- Chỉ trên bản đồ tự nhiên Việt Nam nơi khai thác dầu khí, vùng đánh bắt nhiều hải sản
của nước ta.
Học sinh khá, giỏi:
- Nêu thứ tự các công việc từ đánh bắt đến
tiêu thụ hải sản.
- Nêu một số nguyên nhân dẫn tới cạn kiệt
nguồn hải sản ven bờ.
34
Ôn tập
- Chỉ trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam:
+ Dãy Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi-păng, đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ và
các đồng bằng duyên hải miền Trung; các cao nguyên ở Tây Nguyên.
+ Một số thành phố lớn.
+ Biển Đông, các đảo và quần đảo chính,
- Hệ thống một số đặc điểm tiêu biểu của các thành phố chính ở nước ta: Hà Nội, thành
phố Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng.
- Hệ thống tên một số dân tộc ở: Hoàng Liên Sơn, đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam
Bộ, các đồng bằng duyên hải miền Trung; Tây Nguyên.
- Hệ thống một số hoạt động sản xuất chính ở các vùng: núi, cao nguyên, đồng bằng,
biển, đảo.
Không.
35
Kiểm tra định kì cuối học
kì II

Không. Không.


CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MÔN ĐỊA LÝ LỚP 5
TUẦN TÊN BÀI DẠY Yêu cầu cần đạt Ghi chú
1
Việt Nam-đất nước
chúng ta
- Mô tả sơ lược được vị trí địa lí và giới hạn nước Việt Nam:
+ Trên bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á. Việt Nam vừa có đất liền, vừa
có biển, đảo và quần đảo.
+ Những nước giáp phần đất liền nước ta: Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia.
- Ghi nhớ diện tích phần đất liền Việt Nam: 330.000km
2
.
- Chỉ phần đất liền Việt Nam trên bản đồ (lược đồ).
Học sinh khá, giỏi:
- Biết được một số thuận lợi và khó
khăn do vị trí địa lí Việt Nam đem lại.
- Biết phần đất liền Việt Nam hẹp
ngang, chạy dài theo chiều Bắc - Nam,
với đường bờ biển cong hình chữ S.
2
Địa hình và khoáng sản
- Nêu được đặc điểm chính của địa hình: phần đất liền của Việt Nam, 3/4 diện tích là đồi
núi và 1/4 diện tích là đồng bằng.
- Nêu tên một số khoáng sản chính của Việt Nam: than, sắt, a-pa-tít, dầu mỏ, khí tự
nhiên,…
- Chỉ các dãy núi và đồng bằng lớn trên bản đồ (lược đồ): dãy Hoàng Liên Sơn, Trường
Sơn; đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, đồng bằng duyên hải miền Trung.

Học sinh khá, giỏi:
Biết khu vực có núi và một số dãy núi
có hướng núi tây bắc-đông nam, cánh
cung.
CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MÔN ĐỊA LÝ LỚP 5
TUẦN TÊN BÀI DẠY Yêu cầu cần đạt Ghi chú
- Chỉ được một số mỏ khoáng sản chính trên bản đồ (lược đồ): than ở Quảng Ninh, sắt ở
Thái Nguyên, a-pa-tít ở Lào Cai, dầu mỏ, khí tự nhiên ở vùng biển phía nam,
3
Khí hậu
- Nêu được một số đặc điểm chính của khí hậu Việt Nam:
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
+ Có sự khác nhau giữa hai miền: miền Bắc có mùa đông lạnh, mưa phùn; miền Nam nóng
quanh năm với 2 mùa mưa, khô rõ rệt.
- Nhận biết ảnh hưởng của khí hậu tới đời sống và sản xuất của nhân dân ta. Ảnh hưởng
tích cực: cây cối xanh tốt quanh năm, sản phẩm nông nghiệp đa dạng; ảnh hưởng tiêu cực:
thiên tai, lũ lụt, hạn hán,
- Chỉ ranh giới khí hậu Bắc-Nam (dãy núi Bạch Mã) trên bản đồ (lược đồ).
- Nhận xét được bảng số liệu khí hậu ở mức độ đơn giản.
Học sinh khá, giỏi:
- Giải thích đuợc vì sao Việt Nam có khí
hậu nhiệt đới gió mùa.
- Biết chỉ các hướng gió: đông bắc, tây
nam, đông nam.
4
Sông ngòi
-Nêu được một số đặc điểm chính và vai trò của sông ngòi Việt Nam:
+ Mạng lưới sông ngòi dày đặc.
+ Sông ngòi có lượng nước thay đổi theo mùa (mùa mưa thường có lũ lớn) và có nhiều phù
sa.

+ Sông ngòi có vai trò quan trọng trong sản xuất và đời sống: bồi đắp phù sa, cung cấp
nước, tôm cá, nguồn thuỷ điện,
- Xác lập được mối quan hệ địa lí đơn giản giữa khí hậu và sông ngòi: nước sông lên,
xuống theo mùa; mùa mưa thường có lũ lớn; mùa khô nước sông hạ thấp.
- Chỉ được vị trí một số con sông: Hồng, Thái Bình, Tiền, Hậu, Đồng Nai, Mã, Cả trên bản
đồ (lược đồ).
Học sinh khá, giỏi:
- Giải thích đuợc vì sao sông ở miền
Trung ngắn và dốc.
- Biết những ảnh hưởng do nước sông
lên, xuống theo mùa tới đời sống và sản
xuất của nhân dân ta: mùa nước cạn gây
thiếu nước, mùa nước lên cung cấp
nhiều nước song thường có lũ lụt gây
thiệt hại.
5
Vùng biển nước ta
-Nêu được một số đặc điểm và vai trò của vùng biển nước ta:
+ Vùng biển Việt Nam là một bộ phận của Biển Đông.
+ Ở vùng biển Việt Nam, nước không bao giờ đóng băng.
+ Biển có vai trò điều hoà khí hậu, là đường giao thông quan trọng và cung cấp nguồn tài
nguyên to lớn.
- Chỉ được một số điểm du lịch, nghỉ mát ven biển nổi tiếng: Hạ Long, Nha Trang, Vũng
Tàu, trên bản đồ (lược đồ).
Học sinh khá, giỏi:
Biết những thuận lợi và khó khăn của
người dân vùng biển. Thuận lợi: khai
thác thế mạnh của biển để phát triển
kinh tế; khó khăn: thiên tai,…
6

Đất và rừng
- Biết các loại đất chính ở nước ta: đất phù sa và đất phe-ra-lít Nêu được một số đặc điểm
của đất phù sa và đất phe-ra-lít:+ Đất phù sa: được hình thành do sông ngòi bồi đắp, rất
màu mỡ; phân bố ở đồng bằng.+ Đất phe-ra-lít: có màu đỏ hoặc đỏ vàng, thường nghèo
mùn; phân bố ở vùng đồi núi Phân biệt được rừng rậm nhiết đới và rừng ngập mặn:+
Rừng rậm nhiệt đới: cây cối rậm, nhiều tầng.+ Rừng ngập mặn: có bộ rễ nâng khỏi mặt
đất Nhận biết nơi phân bố của đất phù sa, đất phe-ra-lít; của rừng rậm nhiệt đới, rừng
ngập mặn trên bản đồ (lược đồ): đất phe-ra-lít và rừng rậm nhiệt đới phân bố chủ yếu ở
vùng đồi, núi; đất phù sa phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng; rừng ngập mặn chủ yếu ở
vùng đất thấp ven biển Biết một số tác dụng của rừng đối với đời sống và sản xuất của
nhân dân ta: điều hoà khí hậu, cung cấp nhiều sản vật, đặc biệt là gỗ.
Học sinh khá, giỏi:Thấy được sự cần
thiết phải bảo vệ và khai thác đất, rừng
một cách hợp lí.
7
Ôn tập
- Xác định và mô tả được vị trí nước ta trên bản đồ.
- Biết hệ thống hoá các kiến thức đã học về địa lí tự nhiên Việt Nam ở mức độ đơn giản:
Không.
CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MÔN ĐỊA LÝ LỚP 5
TUẦN TÊN BÀI DẠY Yêu cầu cần đạt Ghi chú
đặc điểm chính của các yếu tố tự nhiên như địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất, rừng.
- Nêu tên và chỉ được vị trí một số dãy núi, đồng bằng, sông lớn, các đảo, quần đảo của
nước ta trên bản đồ.
8
Dân số nước ta
- Biết sơ lược về dân số, sự gia tăng dân số của Việt Nam:
+ Việt Nam thuộc hàng các nước đông dân trên thế giới.
+ Dân số nước ta tăng nhanh.
- Biết tác động của dân số đông và tăng nhanh: gây nhiều khó khăn đối với việc đảm bảo

các nhu cầu học hành, chăm sóc y tế của người dân về ăn, mặc, ở, học hành, chăm sóc y tế.

- Sử dụng bảng số liệu, biểu đồ để nhận biết một số đặc điểm về dân số và sự gia tăng dân
số.
Học sinh khá, giỏi:
Nêu một số ví dụ cụ thể về hậu quả của
sự gia tăng dân số ở địa phương.
9
Các dân tộc, sự phân bố
dân cư
- Biết sơ lược về sự phân bố dân cư Việt Nam:
+ Việt Nam là nước có nhiều dân tộc, trong đó người Kinh có số dân đông nhất.
+ Mật độ dân số cao, dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven biển và thưa thớt ở vùng
núi.
+ Khoảng 3/4 dân số Việt Nam sống ở nông thôn.
- Sử dụng bảng số liệu, niểu đồ, bản đồ, lược đồ dân cư ở mức độ đơn giản để nhận biết
một số đặc điểm của sự phân bố dân cư.
Học sinh khá, giỏi:
Nêu hậu quả của sự phân bố dân cư
không đều giữa vùng đồng bằng, ven
biển và vùng núi: nơi quá đông dân,
thừa lao động; nơi ít dân, thiếu lao động.
10
Nông nghiệp
- Nêu được một số đặc điểm nổi bật về tình hình phát triển và phân bố nông nghiệp ở nước
ta:+ Trồng trọt là ngành chính của nông nghiệp.+ Lúa gạo được trồng nhiều ở các đồng
bằng, cây công nghiệp được trồng nhiều ở miền núi và cao nguyên.+ Lợn, gia cầm được
nuôi nhiều ở đồng bằng; trâu, bò, dê được nuôi nhiều ở miền núi và cao nguyên Biết nước
ta trồng nhiều loại cây, trong đó lúa gạo được trồng nhiều nhất Nhận xét trên ab3n đồ
vùng phân bố của một số loại cây trồng, vật nuôi chính ở nước ta (lúa gạo, cá phê, cao su,

chè; trâu, bò, lợn) Sử dụng lược đồ để bước đầu nhận xét về cơ cấu và phân bố của nông
nghiệp:lúa gạo ở đồng bằng; cây công nghiệp ở vùng núi, cao nguyên; trâu, bò ở vùng núi,
gia cầm ở đồng bằng.
Học sinh khá, giỏi:- Giải thích vì sao số
lượng gia súc, gia cầm ngày càng tăng:
do đảm bảo nguồn thức ăn Giải thích
vì sao cây trồng nước ta chủ yếu là cây
xứ nóng: vì khí hậu nóng ẩm.
11
Lâm nghiệp và thuỷ sản
- Nêu được một số đặc điểm nổi bật về tình hình phát triển và phân bố lâm nghiệp và thuỷ
sản ở nước ta:
+ Lâm nghiệp gồm các hoạt động trồng rừng và bảo vệ rừng, khai thác gỗ và lâm sản; phân
bố chủ yếu ở miền núi và trung du.
+ Ngành thuỷ sản gồm các hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, phân bố ở vùng ven
biển và những nơi có nhiều sông, hồ ở các đồng bằng.
- Sử dụng sơ đồ, bảng số liệu, biểu đồ, lược đồ để bước đầu nhận xét về cơ cấu và phân bố
của lâm nghiệp và thuỷ sản.
Học sinh khá, giỏi:
- Biết nước ta có những điều kiện thuận
lợi để phát triển ngành thuỷ sản: vùng
biển rộng có nhiều hải sản, mạng lưới
sông ngòi dày đặc, người dân có nhiều
kinh nghiệm, nhu cầu về thuỷ sản ngày
càng tăng.
- Biết các biện pháp bảo vệ rừng.
12
Công nghiệp
- Biết nước ta có nhiều ngành công nghiệp và thủ công nghiệp:
+ Khai thác khoáng sản, luyện kim, cơ khí,…

+ Làm gốm, chạm khắc gỗ, làm hàng cói,…
- Nêu tên một số sản phẩm của các ngành công nghiệp và thủ công nghiệp.
- Sử dụng bảng thông tin để bước đầu nhận xét về cơ cấu của công nghiệp.
Học sinh khá, giỏi:
- Nêu đặc điểm của nghề thủ công
truyền thống của nước ta: nhiều nghề,
nhiều thợ khéo tay, nguồn nguyên liệu
sẵn có.
- Nêu những ngành công nghiệp và nghề
CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MÔN ĐỊA LÝ LỚP 5
TUẦN TÊN BÀI DẠY Yêu cầu cần đạt Ghi chú
thủ công ở địa phương (nếu có).
- Xác định trên bản đồ những địa
phương có các mặt hàng thủ công nổi
tiếng.
13
Công nghiệp (tiếp theo)
- Nêu được tình hình phân bố của một số ngành công nghiệp:
+ Công nghiệp phân bố rộng khắp đất nước nhưng tập trung nhiều ở đồng bằng và ven
biển.
+ Công nghiệp khai thác khoáng sản phân bố ở những nơi có mỏ, các ngành công nghiệp
khác phân bố chủ yếu ở các vùng đồng bằng và ven biển.
+ Hai trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
- Sử dụng bản đồ, lược đồ để bước đầu nhận xét phân bố của công nghiệp.
- Chỉ một số trung tâm công nghiệp lớn trên bản đồ: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà
Nẵng,
Học sinh khá, giỏi:
- Biết một số điều kiện để hình thành
trung tâm công nghiệp thành phố Hồ
Chí Minh.

- Giải thích vì sao các ngành công
nghiệp dệt may, thực phẩm tập trung
nhiều ở vùng đồng bằng và vùng ven
biển: do có nhiều lao động, nguồn
nguyên liệu và người tiêu thụ.
14
Giao thông vận tải
- Nêu được một số đặc điểm nổi bật về giao thông ở nước ta:
+ Nhiều loại đường và phương tiện giao thông.
+ Tuyến đường sắt Bắc-Nam và quốc lộ 1A là tuyến đường sắt và đường bộ dài nhất của
đất nước.
- Chỉ một số tuyến đường chính trên bản đồ đường sắt Thống nhất, quốc lộ 1A.
- Sử dụng bản đồ, lược đồ để bước đầu nhận xét về sự phân bố của giao thông vận tải.
Học sinh khá, giỏi:
- Nêu được một vài đặc điểm phân bố
mạng lưới giao thông của nước ta: toả
khắp nước; tuyến đường chính chạy
theo hướng Bắc-Nam.
- Giải thích tại sao nhiều tuyến giao
thông chính của nước ta chạy theo chiều
Bắc-Nam: do hình dáng đất nước theo
hướng Bắc-Nam.
15
Thương mại và du lịch
- Nêu được một số đặc điểm nổi bật về thương mại và du lịch của nước ta:
+ Xuất khẩu: khoáng sản, hàng dệt may, nông sản, thuỷ sản, lâm sản; nhập khẩu: máy móc,
thiết bị, nguyên và nhiên liệu,…
+ Ngành du lịch nước ta ngày càng phát triển.
- Nhớ tên một số điểm du lịch Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, vịnh Hạ Long, Huế, Đà
Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu,

Học sinh khá, giỏi:
- Nêu được vai trò của thương mại đối
với sự phát triển kinh tế.
- Nêu những điều kiện thuận lợi để phát
triển ngành du lịch: nước ta có nhiều
phong ảcnh đẹp, vườn quốc gia, các
công trình kiến trúc, di tích lịch sử, lễ
hội,…: các dịch vụ du lịch được cải
thiện.
16
Ôn tập
- Biết hệ thống hoá các kiến thức đã học về dân cư, các ngành kinh tế của nước ta ở mức độ
đơn giản.
- Chỉ trên bản đồ một số thành phố, trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn của nước ta.
- Biết hệ thống hoá các kiến thức đã học về địa lí tự nhiên Việt Nam ở mức độ đơn giản:
đặc điểm chính của các yếu tố tự nhiên như địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất, rừng.
- Nêu tên và chỉ được vị trí một số dãy núi, đồng bằng, sông lớn, các đảo, quần đảo của
nước ta trên bản đồ.
Không.
17
Ôn tập
- Biết hệ thống hoá các kiến thức đã học về dân cư, các ngành kinh tế của nước ta ở mức độ
đơn giản.
Không.
CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MÔN ĐỊA LÝ LỚP 5
TUẦN TÊN BÀI DẠY Yêu cầu cần đạt Ghi chú
- Chỉ trên bản đồ một số thành phố, trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn của nước ta.
- Biết hệ thống hoá các kiến thức đã học về địa lí tự nhiên Việt Nam ở mức độ đơn giản:
đặc điểm chính của các yếu tố tự nhiên như địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất, rừng.
- Nêu tên và chỉ được vị trí một số dãy núi, đồng bằng, sông lớn, các đảo, quần đảo của

nước ta trên bản đồ.
18
Kiểm tra định kì cuối học
kì I
Không. Không.
19
Châu Á
- Biết tên các châu lục và đại dương trên thế giới: châu Á, châu Âu, châu Mĩ, châu Phi,
châu Đại Dương, châu Nam Cực; các đại dương: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn
Độ Dương.
- Nêu được vị trí, giới hạn của châu Á:
+ Ở bán cầu Bắc, trải dài từ cực Bắc tới quá Xích đạo, ba phía giáp biển và đại dương.
+ Có diện tích lớn nhất trong các châu lục trên thế giới.
- Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu của châu Á:
+ 3/4 diện tích là núi và cao nguyên, núi cao và đồ sộ bậc nhất thế giới.
+ Châu Á có nhiều đới khí hậu: nhiệt đới, ôn đới, hàn đới.
- Sử dụng quả địa cầu, bản đồ, lược đồ để nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ châu Á.
- Đọc tên và chỉ vị trí một số dãy núi, cao nguyên, đồng bằng, sông lớn của châu Á trên bản
đồ (lược đồ).
Học sinh khá, giỏi:
Dựa vào lược đồ trống ghi tên các châu
lục và đại dương giáp với châu Á.
20
Châu Á (tiếp theo)
- Nêu được một số đặc điểm về dân cư của châu Á:
+ Có số dân đông nhất.
+ Phần lớn dân cư châu Á là người da vàng.
- Nêu một số đặc điểm về hoạt động sản xuất của cư dân châu Á:
+ Chủ yếu người dân làm nông nghiệp là chính, một số nước có công nghiệp phát triển.
- Nêu một số đặc điểm của khu vực Đông Nam Á:

+ Chủ yếu có khí hậu gió mùa nóng ẩm.
+ Sản xuất nhiều loại nông sản và khai thác khoáng sản.
- Sử dụng tranh, ảnh, bản đồ, lược đồ để nhận biết một số đặc điểm của cư dân và hoạt
động sản xuất của người dân châu Á.
Học sinh khá, giỏi:
- Dựa vào lược đồ xác định được vị trí
của khu vực Đông Nam Á.
- Giải thích được vì sao dân cư châu Á
lại tập trung đông đúc tại đồng bằng
châu thổ: do đất đai màu mỡ, đa số cư
dân làm nông nghiệp.
- Giải thích được vì sao Đông Nam Á lại
sản xuất được nhiều lúa gạo: đất đai
màu mỡ, khí hậu nóng ẩm.
21
Các nước láng giềng của
Việt Nam
- Dựa vào lược đồ, bản đồ nêu được vị trí địa lí của Cam-pu-chia, Lào, Trung Quốc và đọc
tên thủ đô của ba nước này.
- Biết sơ lược đặc điểm địa hình và tên những sản phẩm chính của nền kinh tế Cam-pu-chia
và Lào:
+ Lào không giáp biển, địa hình phần lớn là núi và cao nguyên; Cam-pu-chia có địa hình
chủ yếu là đồng bằng dạng lòng chảo.
+ Cam-pu-chia sản xuất và chế biến nhiều lúa gạo, cao su, hồ tiêu, đường thốt nốt, đánh bắt
nhiều cá nước ngọt; Lào sản xuất quế, cánh kiến, gỗ và lúa gạo.
- Biết Trung Quốc có số dân đông nhất thế giới, nền kinh tế đang phát triển mạnh với nhiều
ngành công nghiệp hiện đại.
Học sinh khá, giỏi:
Nêu được những điểm khác nhau của
Lào và Cam-pu-chia về vị trí địa lí và

địa hình.
22
Châu Âu - Mô tả sơ lược được vị trí và giới hạn lãnh thổ châu Âu: Nằm ở phía tây châu á, có ba phía Không.
CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MÔN ĐỊA LÝ LỚP 5
TUẦN TÊN BÀI DẠY Yêu cầu cần đạt Ghi chú
giáp biển và đại dương.
- Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu, dân cư và hoạt động sản xuất của châu
Âu:
+ 2/3 diện tích là đồng bằng, 1/3 diện tích là đồi núi.
+ Châu Âu có khí hậu ôn hoà.
+ Dân cư chủ yếu là người da trắng.
+ Nhiều nước có nền kinh tế phát triển.
- Sử dụng quả địa cầu, bản đồ, lược đồ để nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ châu Âu.
- Đọc tên và chỉ vị trí một số dãy núi, cao nguyên, đồng bằng, sông lớn của châu Âu trên
ab3n đồ (lược đồ).
- Sử dụng tranh ảnh, bản đồ để nhận biết một số đặc điểm về cư dân và hoạt động sản xuất
của người dân châu Âu.
23
Một số nước ở châu Âu
- Nêu được một số đặc điểm nổi bật của hai quốc gia Pháp và Liên bang Nga:
+ Liên bang Nga nằm ở cả châu Á và châu Âu, có diện tích lớn nhất thế giới và dân số khá
đông. Tài nguyên thiên nhiên giàu có tạo điều kiện thuận lợi để Nga phát triển kinh tế.
+ Nước Pháp nằm ở tây Âu, la nước phát triển công nghiệp, nông nghiệp và du lịch.
- Chỉ vị trí và thủ đô của Nga, Pháp trên bản đồ.
Không.
24
Ôn tập
- Tìm được vị trí châu Á, châu Âu trên bản đồ.
- Khái quát đặc điểm châu á, châu Âu về: diện tích, địa hình, khí hậu, dân cư, hoạt động
kinh tế.

Không.
25
Châu Phi
- Mô tả sơ lược được vị trí, giới hạn châu Phi:
Châu Phi ở phía nam châu Âu và phía tây nam châu Á, đường xích đạo đi ngang giữa châu
lục.
- Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu:
+ Địa hình chủ yếu là cao nguyên.
+ Khí hậu nóng và khô.
+ Đại bộ phận lãnh thổ là hoang mạc và xa van.
- Sử dụng quả Địa cầu, bản đồ, lược đồ nhận biết vị trí, giới hạn lãnh thổ châu Phi.
- Chỉ được vị trí của hoang mạc Xa-ha-ra trên bản đồ (lược đồ).
Học sinh khá, giỏi:
- Giải thích vì sao châu Phi có khí hậu
khô và nóng bậc nhất thế giời: vì nằm
trong vòng đai nhiệt đới, diện tích rộng
lớn, lại không có biển ăn sâu vào đất
liền.
- Dựa vào lược đồ trống ghi tên các
châu lục và đại dương giáp với châu
Phi.
26
Châu Phi (tiếp theo)
- Nêu được một số đặc điểm về dân cư và hoạt động sản xuất của người dân châu Phi:
+ Châu lục có dân cư chủ yếu là người da đen.
+ Trồng cây công nghiệp nhiệt đới, khai thác khoáng sản.
- Nêu được một số đặc điểm nổi bật của Ai Cập: nền văn minh cổ đại, nổi tiếng về các công
trình kiến trúc cổ.
- Chỉ và đọc trên bản đồ tên nước, tên thủ đô của Ai Cập.
Không.

27
Châu Mĩ
- Mô tả sơ lược được vị trí và giới hạn lãnh thổ châu Mĩ: nằm ở bán cầu Tây, bao gồm Bắc
Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ.
- Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu:
+ Địa hình châu Mĩ từ tây sang đông: núi cao, đồng bằng, núi thấp và cao nguyên.
+ Châu Mĩ có nhiều đới khí hậu: nhiệt đới, ôn đới và hàn đới.
Học sinh khá, giỏi:
- Giải thích nguyên nhân châu Mĩ có
nhiều đới khí hậu: lãnh thổ kéo dài từ
phần cực Bắc tới cực Nam.
- Quan sát bản đồ (lược đồ) nêu được:
CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MÔN ĐỊA LÝ LỚP 5
TUẦN TÊN BÀI DẠY Yêu cầu cần đạt Ghi chú
- Sử dụng quả địa cầu, bản đồ, lược đồ nhận biết vị trí, giới hạn lãnh thổ châu Mĩ.
- Chỉ và đọc tên một số dãy núi, cao nguyên, sông, đồng bằng lớn của châu Mĩ trên bản đồ,
lược đồ.
khí hậu ôn đới ở Bắc Mĩ và khí hậu
nhiệt đới ẩm ở Nam Mĩ chiếm diện tích
lớn nhất ở châu Mĩ.
- Dựa vào lược đồ trống ghi tên các đại
dương giáp với châu Mĩ.
28
Châu Mĩ (tiếp theo)
- Nêu được một số đặc điểm về dân cư và kinh tế châu Mĩ:
+ Dân cư chủ yếu là người có nguồn gốc nhập cư.
+ Bắc Mĩ có nền kinh tế phát triển cao hơn Trung và Nam Mĩ. Bắc Mĩ có nền công nghiệp,
nông nghiệp hiện đại. Trung và Nam Mĩ chủ yếu sản xuất nông sản và khai thác khoáng
sản để xuất khẩu.
- Nêu được một số đặc điểm kinh tế của Hoa Kì: có nền kinh tế phát triển với nhiều ngành

công nghiệp đứng àhng đầu thế giới và nông sản xuất khẩu lớn nhất thế giới.
- Chỉ và đọc trên bản đồ tên thủ đô của Hoa Kì.
- Sử dụng tranh, ảnh, bản đồ, lược đồ để nhận biết một số đặc điểm của dân cư và hoạt
động sản xuất của người dân châu Mĩ.
Không.
29
Châu Đại Dương và châu
Nam Cực
- Xác định được vị trí địa lí, giới hạn và một số đặc điểm nổi bật của châu Đại Dương, châu
Nam Cực:
+ Châu Đại Dương nằm ở bán cầu Nam gồm lục địa Ô-xtrây-li-a và các đảo, quần đảo ở
trung tâm và tây nam Thái Bình Dương.
+ Châu Nam Cực nằm ở vùng địa cực.
+ Đặc điểm của Ọ-xtrây-li-a: khí hậu khô hạn, thực vật, động vật độc đáo.
+ Châu Nam Cực là châu lục lạnh nhất thế giới.
- Sử dụng quả Địa cầu để nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ châu Đại Dương, châu
Nam Cực.
- Nêu được một số đặc điểm về dân cư, hoạt động sản xuất của châu Đại Dương:
+ Châu lục có số d6an ít nhất trong các châu lục.
+ Nổi tiếng thế giới về xuất khẩu lông cừu, len, thịt bò và sữa; phát triển công nghiệp năng
lượng, khai khoáng, luyện kim,
Học sinh khá, giỏi:
Nêu được sự khác biệt của tự nhiên giữa
phần lục địa Ô-xtrây-li-a với các đảo,
quần đảo: lục địa có khí hậu khô hạn,
phần lớn diện tích là hoang mạc và xa
van; phần lớn các đảo có khí hậu nóng
ẩm, có rừng rậm hoặc rừng dừa bao phủ.
30
Các đại dương trên thế

giới
- Ghi nhớ tên 4 đại dương: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Bắc Băng
Dương. Thái Bình Dương là đại dương lớn nhất.
- Nhận biết và nêu được vị trí từng đại dương trên bản đồ (lược đồ) hoặc trên quả Địa cầu.
- Sử dụng bảng số liệu và bản đồ (lược đồ) để tìm một số đặc điểm nổi bật về diện tích, độ
sâu của mỗi đại dương.
Không.
31
Địa lí địa phương Không. Không.
32
Địa lí địa phương Không. Không.
33
Ôn tập cuối năm
- Tìm được các châu lục, đại dương và nước Việt Nam trên Bản đồ Thế giới.
- Hệ thống một số đặc điểm chính về điều kiện tự nhiên (vị trí địa lí, đặc điểm thiên nhiên),
dân cư, hoạt động kinh tế (một số sản phẩm công nghiệp, sản phẩm nông nghiệp) của các
châu lục: châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ, châu Đại Dương, châu Nam Cực.
Không.
CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG MÔN ĐỊA LÝ LỚP 5
TUẦN TÊN BÀI DẠY Yêu cầu cần đạt Ghi chú
34
Ôn tập cuối năm
- Tìm được các châu lục, đại dương và nước Việt Nam trên Bản đồ Thế giới.
- Hệ thống một số đặc điểm chính về điều kiện tự nhiên (vị trí địa lí, đặc điểm thiên nhiên),
dân cư, hoạt động kinh tế (một số sản phẩm công nghiệp, sản phẩm nông nghiệp) của các
châu lục: châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ, châu Đại Dương, châu Nam Cực.
Không.
35
Kiểm tra định kì cuối học
kì II

Không. Không.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×