MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. PHÁT BIỂU BÀI TOÁN GIÁM SÁT 2
1.Phát biểu bài toán 2
2.Yêu cầu bài toán giám sát 2
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH BÀI TOÁN GIÁM SÁT 3
Mô hình hoạt động bài toán giám sát 3
CHƯƠNG 3. XÂY DỰNG PHẦN MỀM GIÁM SÁT 4
1.Ứng dụng trên điện thoại hệ điều hành Android dành
cho người bị giám sát 5
a.Màn hình chính 5
b.Giao diện đăng nhập 5
c.Giao diện chức năng chính 6
d.Màn hình cảnh báo khi người bị giám sát chạy
vượt quá tốc độ cho phép 7
2.Chức năng dành cho người giám sát: 8
a.Màn hình Đăng nhập 8
b.Giao diện Chức năng chính 8
KẾT LUẬN 11
1
CHƯƠNG 1. PHÁT BIỂU BÀI TOÁN GIÁM SÁT
1. Phát biểu bài toán
Công nghệ GPS đã được ứng dụng rộng rãi trên toàn thế
giới. Và ở Việt Nam, Bộ Giao Thông Vận Tải cũng đã ban hành
thông tư yêu cầu tất cả các xe ô tô gắn thiết bị định vị GPS. Tuy
nhiên, không phải doanh nghiệp và cá nhân nào cũng có điều
kiện để gắn thiết bị GPS như vậy.
Để giải quyết một phần nào tình hình trên, tôi mạnh dạn
đưa ra bài toán giám sát và được giải quyết bằng cách sử dụng
thiết bị điện thoại di động chạy trên nền hệ điều hành Android
thay cho việc sử dụng các thiết bị chuyên dụng như GPS Tracker,
v.v…
2. Yêu cầu bài toán giám sát
• Đối tượng bài toán:
o Người bị giám sát: nhân viên lái xe, con cái,
người già, v.v…
o Người giám sát: người quản lý, bố mẹ, v.v…
• Yêu cầu bài toán:
o Người giám sát luôn biết được vị trí hiện tại,
hành trình của người bị giám sát theo hệ thống
thời gian thực.
2
o Người giám sát có thể xem nhanh được lịch sử
quá trình của người bị giám sát theo thông số
ngày, giờ, v.v
o Người bị giám sát có thể gửi yêu cầu trợ giúp khi
gặp khó khăn cần giúp đỡ.
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH BÀI TOÁN GIÁM SÁT
Mô hình hoạt động bài toán giám sát
Theo mô hình hoạt động ở hình vẽ trên, cụ thể các công việc
cần thực hiện và ứng dụng các công nghệ như sau:
1. Xây dựng tầng dịch vụ (ứng dụng di động chạy trên nền
hệ điều hành Android) giúp điện thoại liên lạc và gửi dữ
liệu lên webserver.
3
2. Sử dụng TimerTask class(Java) để liên tục gửi vị trí người
bị giám sát lên webserver. Vị trí người dùng sẽ được cập
nhật thông qua tầng dịch vụ và lưu vào database.
3. Sử dụng công nghệ XMPP – Openfire để cho phép duy trì
kết nối liên tục giữa người bị giám sát với người giám sát
khi đăng nhập thành công.
4. Sử dụng Google Maps API ( Google Geocoding API) để
tìm kiếm theo địa điểm. Sử dụng Google Places API để
tìm kiếm địa điểm theo thể loại. Sử dụng Google
Directions để xác định lộ trình đường đi giữa hai điểm.
5. Xây dựng Website giúp người quản lý (người giám sát)
theo dõi trực tuyến đối tượng cần được giám sát.
6. Sử dụng MySQL xây dựng cơ sở dữ liệu (DB) để quản lý
dữ liệu của hệ thống.
CHƯƠNG 3. XÂY DỰNG PHẦN MỀM GIÁM SÁT
Đề tài được viết hoàn toàn bằng ngôn ngữ Java, phần website
sử dụng Struts Framework Java , xây dựng module tương tác cho phép
quản lý hệ thống trên website đồng thời tạo ra tầng dịch vụ lấy dữ liệu
từ điện thoại Android.
4
1. Ứng dụng trên điện thoại hệ điều hành Android dành cho
người bị giám sát
a. Màn hình chính
b. Giao diện đăng nhập
5
Người bị giám sát muốn kết nối đến trung tâm quản lý, thì
trước tiên họ phải đăng nhập hệ thống thông qua giao diện đăng nhập.
Người sử dụng sẽ phải nhập tên đăng nhập và mật khẩu, và sau đó chọn
nút lệnh Đăng nhập để đăng nhập vào ứng dụng giám sát. Khi đăng
nhập thành công, hệ thống sẽ tự động kết nối, và gửi vị trí hiện tại lên
trung tâm và cập nhật vào cơ sở dữ liệu. Đồng thời chuyển trạng thái
của họ sang trạng thái đang kết nối. Bên phía người quản lý sẽ nhận biết
được sự đăng nhập này thông qua biểu tượng thay đổi trên Google
Maps.
c. Giao diện chức năng chính
Giúp đỡ : Khi người bị giám sát cần giúp đỡ, họ sẽ chọn biểu
tượng giúp đỡ để truyền tín hiệu đến người giám sát yêu cầu giúp đỡ.
Người giám sát sẽ nhận được cảnh báo giúp đỡ hiển thị trên website
6
trực tuyến, bao gồm thông tin vị trí hiện tại, và thời gian gửi yêu cầu
giúp đỡ.
Ngắt kết nối : Cho phép người bị giám sát ngắt kết nối khi
không làm việc nữa. Khi ngắt kết nối, trạng thái của người bị giám sát
trên bản đồ trực tuyến website sẽ chuyển sang màu đỏ. Ngược lại, khi ở
trạng thái kết nối thì màu của biểu tượng là xanh lá cây.
d. Màn hình cảnh báo khi người bị giám sát
chạy vượt quá tốc độ cho phép
7
Thông báo giảm tốc độ: khi người bị giám sát chạy với vận
tốc quá mức quy định cho phép, thì thông báo này được hiển thị kèm
theo tiếng bip báo động, yêu cầu giảm tốc độ.
2. Chức năng dành cho người giám sát:
a. Màn hình Đăng nhập
Đăng nhập: Cho phép người giám sát (người quản lý) đăng
nhập vào hệ thống để theo dõi tình hình của các đối tượng cần giám sát.
b. Giao diện Chức năng chính
Bản đồ: Cung cấp dịch vụ tìm kiếm địa điểm, đường đi. Thay
vì người quản lý phải sử dụng dịch vụ của bên thứ hai khi có nhu cầu
8
cần tra cứu địa điểm, thì ở đây tôi tích hợp luôn chức năng tìm kiếm
địa điểm, lộ trình và đường đi vào website này, để giúp người quản lý
thuận tiện hơn trong việc quản lý và giám sát.
Trực tuyến: Quan sát và theo dõi các đối tượng cần giám sát,
đang kết nối hoặc ngắt kết nối tới trung tâm.
Báo cáo : Tạo báo cáo về vận tốc theo ngày, theo tháng, theo năm để
thuận tiện cho việc xử phạt hoặc cảnh cáo.
Màn hình lưu tên Báo cáo:
9
Dữ liệu báo cáo được xuất ra file Excel:
Quản lý: Quản lý người dùng, thêm xóa sửa thông tin người
dùng
Giúp đỡ : Xem thông tin người cần giúp đỡ, bao gồm vị trí hiện
tại của họ đang đứng để trực tiếp liên lạc với họ.
10
KẾT LUẬN
Việc ứng dụng công nghệ GPS không còn là bài toán mới mẽ
hiện nay. Đã có nhiều thiết bị giám sát được tạo ra (ví dụ như GPS
Tracker, v.v…) sử dụng công nghệ GPS để giám sát đối tượng. Tuy
nhiên, việc mua thiết bị giám rất tốn kém, chính vì lý do đó mà trong đề
tài này tôi đã sử dụng điện thoại chạy trên hệ điều hành Android để thay
thế thiết bị giám sát.
Ứng dụng này có thể được đưa vào thực tế sử dụng giúp người
quản lý giám sát được lộ trình của nhân viên, hoặc giúp bố mẹ giám sát
lộ trình của con cái, v.v
11