Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Đề bài văn mẫu bài viết tập làm văn số 1 lớp 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.98 KB, 5 trang )

Đề bài: Thuyết minh về cây lúa nước.
"Việt Nam đất nước ta ơi,
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn."
Từ ngàn đời nay, cây lúa đã gắn bó thân thiết với con người, làng quê Việt Nam.Bằng hạt gạo – hạt ngọc
trời ban cho, Lang Liêu đã làm nên bánh chưng, bánh giầy tượng trưng cho trời và đất – để kính dâng vua
Hùng. Chính vì thế, cây lúa nước đã trở thành một nét đẹp văn hóa của người Việt. Hình ảnh của cây lúa và
người nông dân đã trở thành những mảnh màu không thể thiếu trong bức tranh của làng quê Việt Nam bây
giờ và mãi mãi về sau.
Lúa là một thực vật quý giá, là cây trồng quan trọng nhất trong nhóm ngũ cốc, là cây lương thực chính của
người Việt Nam nói riêng và người dân Châu Á nói chung. Lúa thuộc loài thân thảo. Thân cây lúa tròn chia
thành từng lóng và mắt. Lóng thường rỗng ruột, chỉ có phần mắt là đặc. Lá lúa có phiến dài và mỏng,mọc
bao quanh thân, mặt lá nhám, gân lá chạy song song . Tùy thời kì sinh trưởng, phát triền mà lá lúa có màu
khác nhau.Khi lúa chín ngả sang màu vàng. Rễ của cây lúa không dài lắm, thường mọc với nhau thành
chùm bám chặt vào bùn để giữ cho thân lúa thẳng đồng thời hút dưỡng chất nuôi thân cây. Hoa lúa nhỏ
nhắn, mọc thành nhiều chùm dài. Điều đặc biệt của cây lúa mà ít ai để ý đến. Hoa lúa cũng chính là quả lúa
đồng thời trở thành hạt lúa sau này. Hoa lúa không có cánh hoa, chỉ có những vảy nhỏ bao bọc lấy nhuỵ ở
bên trong. Lúc hoa lúa nở, đầu nhuỵ thò ra ngoài, có một chùm lông để quét hạt phấn. Hoa lúa tự thụ phấn
rồi biến thành quả. Chất tinh bột trong quả khô đặc lại dần và biến thành hạt lúa chín vàng.
Trước đây, người Việt chỉ có hai vụ lúa:chiêm và mùa. Ngày nay, khoa học phát triển, mỗi năm có nhiều vụ
nối tiếp nhau. Trồng lúa phải qua nhiều giai đoạn: từ hạt thóc nản mầm thành cây mạ; rồi nhổ cây mạ cấy
xuống ruộng.Ruộng phải cày bừa,làm đất, bón phân. Ruộng phải sâm sấp nước. Khi lúa đẻ nhánh thành
từng bụi (đang thì con gái) lại phải làm cỏ, bón phân, diệt sâu bọ. Rồi lúa làm đòng, trổ bông rồi hạt lúa
chắc hạt,chín vàng.Người nông dân cắt lúa về tuốt hạt, phơi khô,xay xát thành hạt gạo…Biết bao công sức
của nhà nông để có hạt gạo nuôi sống con người.
Hạt gạo có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống vật chất của chúng ta.Hạt gạo cung cấp chất dinh
dưỡng thiết yếu,rất cần thiết cho cơ thể con người.Ngoài việc nuôi sống con người,hạt lúa,hạt gạo còn gắn
bó với đời sống tinh thần của người Việt.Có nhiều loại gạo:gạo tẻ, gạo nếp…Gạo nếp dùng làm bánh chưng,
bánh giầy là hai loại bánh truyền thống của con người Việt Nam trong dịp Tết Nguyên Đán.Bánh chưng,
bánh giầy còn gắn liền với Lang Liêu thời vua Hùng dựng nước. Lúa nếp non còn dùng để làm cốm- một
thức quà thanh lịch của người Hà Nội.Gạo nếp dùng để đồ các loại xôi – một món đồ lễ không thể thiếu
trên bàn thờ của người Việt Nam trong ngày Tết và ngày cúng giỗ tổ tiên. Đồng thời xôi cũng là thức quà


quen thuộc hằng ngày. Từ lúa gạo, người Việt còn làm rất nhiều loại bánh như:bánh đa,bánh đúc, bánh giò,
bánh tẻ,bánh nếp,bánh phở,cháo…Nếu không có gạo, thật là khó khăn trong việc tạo nên nền văn hóa ẩm
thực mang bản sắc văn hóa Việt Nam.
Ngày nay, nước ta đã lai tạo được gần 30 giống lúa được công nhận là giống lúa quốc gia.Việt Nam từ một
nước đói nghèo đã trở thành một nước đứng thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan về xuất khẩu gạo.
Tóm lại, cây lúa có tầm quan trọng rất lớn đối với nền kinh tế nước nhà chủ yếu còn dựa vào nông nghiệp.
Cây lúa bao đời là bạn thân thiết của người nông dân Việt Nam, không chỉ về mặt vật chất mà còn cả về
mặt tinh thần. Mãi mãi vẫn còn nghe mọi người nhắc nhau những vần điệu ca dao thấp thoáng bóng hình
con trâu và cây lúa:
"Bao giờ cây lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn".
Cây tre g n bó v i ng i nông dân Vi t Nam t hàng nghìn n m r i. Hình nh làng quê Vi t ắ ớ ườ ệ ừ ă ồ ả ệ
Nam t x a g n li n v i lu tre làng – nh ng b i tre gai ken dày ch n gió bão thiên tai và ừ ư ắ ề ớ ỹ ữ ụ ắ
che ch n cho m i làng Vi t tr c tr m o, gi c c p và k xâm l c – nhân tai.ắ ỗ ệ ướ ộ đạ ặ ướ ẻ ượ
Cây tre đã đi vào văn hoá Việt Nam như một hình ảnh bình dị mà đầy sức sống, dẻo dai chống chịu
thiên tai, gió bão và giặc ngoại xâm. Thế nhưng những năm gần đây, có một thực tế đáng buồn là loại
cây đa dạng, thiết thực trong mọi mặt đời sống này đã bị coi nhẹ, bị chặt phá, bị thoái hoá… bởi nhiều
nguyên nhân khác nhau.
Về tính năng, không thể kể hết tính đắc dụng của tre đối với người dân Việt Nam: làm nhà cửa (vì
kèo, lanh tô, phên liếp, vách tường…), làm vô số vật dụng: cái cần câu, cái vó cất tôm cất tép, cái đó,
bè mảng, cái cầu ao và cả những cái cầu bắc qua những con mương, con kênh nhỏ; làm chông, làm tên
bắn chống giặt ngoại xâm…
Tre từng được sử dụng phổ biến để làm đồ gia dụng: bàn ghế, giường chõng, các loại vật dụng sinh
hoạt từ cái đòn gánh và đôi quang (thứ vật liệu đa dụng để gánh mọi thứ ra đồng và gánh lúa từ đồng
về nhà, chưa kể còn được dùng như một thứ “tủ lạnh” thông thoáng để bảo quản thức ăn và chống
chó, mèo, chuột hữu hiệu) đến cái khung cửi, cái xa quay sợi, cái rổ, cái rá, cái dần, cái sàng gạo, cái
rế đựng nồi, cái gáo múc nước, cái bừa, cái cào, cái ách khoác lên cổ con trâu cày đến con dao cật nứa
cắt rốn lúc chào đời, cái quạt nan, đôi đũa, cái tăm… nhiều thứ vật dụng làm bằng tre còn được dùng
đến ngày nay.
Đấy là còn chưa nói tới các loại vật dụng của nhà nông, cũng như nhiều loại vũ khí thời xưa của cha

ông ta đều có phần cán, phần tay cầm làm bằng một loại cây nào đó thuộc họ tre. Cây gậy tầm vông
thời đánh Pháp xâm lược là một chứng tích đã đi vào lịch sử. Cây nêu dựng lên trước cửa nhà vào dịp
năm mới thời xưa để trừ ma quỷ, cái ống đựng bút và quản bút lông của các nhà nho mà những năm
gần đây về nơi thôn dã ta còn thấy, đến những cánh diều mà hôm nay con trẻ còn chơi… tất cả đều
làm từ tre. Vật dụng ngày càng có vẻ thuận tiện hơn, có vẻ đẹp đẽ hơn đã đẩy chúng ta xa rời thứ cây
nhiều lợi ích như thế. Thậm chí có một thời ấu trĩ, người ta đã chặt đi những bụi tre gai quanh làng với
lý do là chúng làm đất bạc màu.Những rặng tre rợp bóng ở đường làng, nghiêng xuống nơi bờ ao
không còn mấy nữa. Nhiều người quên mất rằng bao đời tổ tiên người Việt khai phá đồng bằng Bắc
Bộ được như ngày hôm nay là do đắp đê chống lụt, trị thuỷ. Những triền đê được giữ vững trước nước
lụt, bão tố, ngoài phần công sức của người Việt xưa bao đời bồi đắp, thì còn có phần công sức của
những bụi tre có tác dụng giữ đất, chống xói lở.
Từ bao đời nay, cây tre đã có mặt hầu khắp các neỏ đường đất nước và gắn bó thủy chung với cộng
đồng dân tộc Việt Nam. Đặc biệt trong tâm thức người Việt, cây tre chiếm vị trí sâu sắc và lâu bền
hơn cả_ được xem như là biểu tượng của người Việt đất Việt,…Từ hồi bé tẹo tôi vẫn nhớ bài “Cây tre
VN: Nước việt nam xanh muôn vàn cây lá khác nhau,cây nào cũng đẹp,cây nào cũng quý,nhưng thân
thuộc nhất vẫn là tre nứa trúc mai vầu mấy chục loại khác nhau,nhưng cùng một mần xanh mọc
thẳng…”
“Tre xanh, xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh…”
Cây tre, cây nứa, cây vầu, trúc,… và nhiều loại tre bương khác là loại cây thuộc họ Lúa. Tre có thân rể
ngâm, sống lâu mọc ra những chồi gọi là măng. Thân rạ hóa mộc có thể cao đến 10 -18m , ít phân
nhánh. Mỗi cây có khoảng 30 đốt,… Cả đời cây tre chỉ ra hoa một lần và vòng đời của nó sẽ khép lại
khi tre “bật ra hoa”.
Cùng với cây đa, bến nước, sân đình_một hinh ảnh quen thuộc, thân thương của làng Việt cổ truyền,
thì những bụi tre làng từ hàng ngàn năm đã có sự cộng sinh, cộng cảm đối với người Việt. Tre hiến
dâng bóng mát cho đời và sẳn sàng hy sinh tất cả. Từ măng tre ngọt bùi đến bẹ tre làm nón, từ thân tre
cành lá đến gốc tre đều góp phần xây dựng cuộc sống.
Cây tre đã gắn bó với bao thăng trầm của lịch sử nước nhà. “…Đất nước lớn lên khi dân mình biết
trồng tre và đánh giặc…”. Không phài ngẫu nhiên sự tích loại tre thân vàng được người Việt gắn với
truyền thuyết về Thánh Gióng_ hình ảnh Thánh Gióng nhổ bụi tre đằng ngà đánh đuổi giặc Àn xâm

lược đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh chiến thắng thần kỳ, đột biến của dân tộc ta đối với những
kẻ thù xâm lược lớn mạnh.
Mặt khác, hình tượng của cậu bé Thánh Gióng vươn vai hóa thân thành người khổng lồ rất có thể liên
quan đến khả năng sinh trưởng rất nhanh của cây tre (theo các nhà Thực vật học, thì cây tre phát triển
điều kiện lý tưởng, có thể cao thêm từ 15 -20cm mỗi ngày). Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, các lũy tre
xanh đã trở thành “pháo đài xanh” vững chắc chống quân xâm lược, chống thiên tai, đồng hóa. Tre
thật sự trở thành chiến lũy và là nguồn vật liệu vô tận để chế tạo vũ khí tấn côngtrong các cuộc chiến.
Chính những cọc tre trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền đã đánh tan quân Nam Hán. Chính ngọn tầm
vông góp phần rất lớn trong việc đánh đuổi quân xâm lược để giàng Độc lập_ Tự do cho Tổ Quốc. “
Tre giữ làng, giữ nước, giừ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín,…”
Vốn gần gũi và thân thiết với dân tộc, cây tre đã từng là ngưồn cảm hứng vô tận trong văn học, nghệ
thuật. Từ những câu chuyện cổ tích ( Nàng Ưt ống tre, cây tre trăm đốt,…) đến các ca dao, tục ngữ
đều có mặt của tre. Đã có không ít tác phẩm nổi tiếng viết về tre : “Cây tre Việt Nam” của Thép Mới
và bài thơ cùng tên của thi sỹ Nguyễn Duy,… Tre còn góp mặt trong những làn điệu dân ca, điệu múa
sạp phổ biến hầu khắp cả nước. Và nó là một trong những chất liệu khá quan trọng trong việc tạo ra
các nhạc khí dân tộc như : đàn tơ tưng, sáo, kèn,… Tre đi vào cuộc sống của mỗi người, đi sâu thẳm
vào tâm hồn người Việt. Mỗi khi xa quê hương, lữ khách khó lòng quên được hình ảnh lũy tre làng
thân thương, những nhịp cầu tre êm đềm… Hình ảnh của tre luôn gợi nhớ về một làng quê Việt nam
mộc mạc, con người Việt Nam thanh cao, giản dị mà chí khí.
Trong quá trình hội nhập quốc tế và hiện đại hóa thì tre ngày nay lại trở thành những sản phẩm văn
hóa có giá trị thẩm mỹ cao được nhiều khách mước ngoài ưa thích, như những mặt hàng dùng để trang
trí ở những nơi sang trọng : đèn chụp bằng tre, đĩa đan bằng tre.
Có thể thấy rằng bản lĩnh bản sắc của người Việt và văn hóa Việt có những nét tương đồng với sức
sống và vẻ đẹp của cây tre đất Việt. Tre không mọc riêng lẽ mà sống thành từng lũy tre, rặng tre. Đặc
điểm cố kết này tượng trưng cho tính cộng đồng của người Việt. Tre có rễ ngấm sâu xuống lòng đất,
sống lâu và sống ở mọi vùng đất. Chính vì thế tre được ví như là con người Việt Nam cần cù, siêng
năng, bám đất bám làng : “Rễ sinh không ngại đất nghèo, Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù”. Tre
cùng người Việt Nam trải qua bao thăng trầm của lịch sử, qua bao cuộc chiến tranh giữ nước_tre xứng
đáng là hình ảnh biểu tượng cho tính kiên ường, bất khuất của người Việt Nam, là cái đẹp Việt Nam.
Đi khắp các miền quê trên đất nước VN,cũng như cây tre,cây lúa,cây chuối đc trống nhiều và trở

thành người bạn thân thiết của người dân bởi nó đem lại nhiều lợi ích cho con người.Có thể nói cây
chuối đã trở thành 1 loài caaycung cấp loại quả không thể thiếu trong cả đời sống vật chất lẫn tinh
thần của người dân VN từ xưa đến nay.
Cây chuối là 1 loài cây dân dã gần gũi quen thuộc với người dân quê.Người ta có thể trống chuối ở bờ
ao,trong vườn nhà,ở ruông,hay những vùng đất bãi phù sa thì càng tốt.Cây chuối trưởng thành từ 2-
3m.Thân cây có dáng tròn,thằng màu xanh non trông như 1 cái cột trụ mọng nước,gợi cảm giác mát mẻ,dễ
chịu.Thân chuối đc tạo thành bởi lớp bẹ xếp khít vào nhau,bên trong hơi xốp.Lá chuối đc mọc ra từ các bẹ
ở thân chuối và giữa ngọn trở ra.Ban đầu những chiếc nõn chuối màu xanh non,sau đó lá xòa dần mọc chìa
ra các phía.Ở giữa là 1 đường gân lá,2 bên lá mềm mại rủ xuống khoảng 20cm.Chiều dài của là cũng hơn
1m .Nhìn Những chiếc lá chuối xanh rờn dưới ánh nắng mỗi khi có gió lại vẫy vẫy như những cánh tay
trông thật đẹp mắt.Còn lá chuối khô,cành lá đều rủ xuống chuyển nâu thành giòn,còn đường gân giữa dẻo
dai như sợi dây.Cây chuối trưởng thành bắt đầu trổ buồng.Mỗi cây chuỗi đều cho 1 buồng,mỗi buồng lại có
nhiều nải,mỗi nải lại có nhiều quả.tùy theo từng giống,có giống cho hàng trăm quả 1 buồng,có giống cho
đến nghìn quả.nhiều cây quả còn trĩu xuông tận gốc.Buồng chuối cũng mọc từ giữa thân ra.Bắp chuối có
màu đỏ,còn gọi là hoa chuối.Hoa chuối giống như ngọn lửa màu hồng,sau đó những chiếc bẹ nở dần ra
rụng xuống là lúc những nải chuối non xuất hiện.Quả chuối lớn dần hơi cong hình lưỡi liềm,khi xanh có có
màu xanh,khi chín có màu vàng.

Có rất nhiều loại chuối khác nhau,người ta gọi tên theo đặc điểm hoặc nguồn gốc suất sứ hay cũng có khi
gắn với giai thoại nào đó.Các loại chuối phổ biến như chuối hương,chuối ngự,chuối hột Mỗi loại chuối đều
có đặc điểm,mùi hương thơm ngon riêng,tạo ra nét đặc biệt không thể lẫn với các loại khác,nổi tiếng nhất
có lẽ là chuối ngự đc trồng ở nam định.Loại chuối này quả nhỏ chín có màu vàng tươi thơm ngon.Ngày xưa
đc dùng vào cung tiến vua.
Cây chuối có ý nghĩa to lớn trong cả đời sống vật chất và tinh thần.Về giá trị vật chất,quả chuối xanh có thể
ăn với thịt dê,ăn gỏi,kho cá hay nấu với ốc,ếch đều rất ngon.Chuối chín có rất nhiều vitamin rất tốt cho sức
khỏe.Từ người giàu đến người nghèo,từ già tới trẻ đều thích ăn chuối.Ngày xưa chuối là loại quả quí
thường để tiến vua.Ngày nay nó rất thông dụng đc bày trong các mâm cỗ.Chuối còn mang lại giá trị kinh tế
cho người nông dân và con phúc vụ xuất khẩu.Đây là 1 trong những loại quả đc sử dụng nhiều nhất ở châu
Âu vì nó là loại quả không chỉ ngon mà còn sạch.Thân cây chuối thái ra có thể làm thức ăn cho lợn,trâu bò
rất tốt.Thân chuối non có thể dùng gói xôi,bánh nem rất tiện lợi lá chuối khô có thể dùng lầm chất đốt.Dây

chuối dùng để bó rau bó rơm.Hoa chuối có thể dùng làm nộm hoặc để luộc.Củ chuôí cũng có thể làm nộm
hoặc nấu lươn,ốc,ếch rất ngon.về gtri tinh thần,quả chuối có gtri to lớn trong đời sống VH của người dân
VN.Người ta dùng chuối nguyên nải thắp hương trong các dịp lễ tết hay giỗ để thể hiện lòng tôn kình.Chuối
là loại quả không thể thiêu trong mâm ngũ quả để lên tổ tiên,ngày lễ lớn.trong tiềm thức mỗi người cây
chuối tượng trưng cho sự thanh bình của làng quê.
Chuối là loại cây khá dễ sống ưa đất phù sa,đát bãi ven sông.Quá trình sinh trưởng của 1 cây chuối không
dài,khoảng 1 năm.Mỗi cây chuối chỉ 1 làn trổ buồng,sau khi thu hoạch người ta chặt cây đào gốc lên để cho
cây con phát triển.một cây chuối mẹ có thể đẻ nhiều cây chuối con rồi đẻ nhiều cây chuối cháu,sinh trưởng
rất nhanh.Vì dễ troongflaij nhanh cho quả nên chuối đc người nông dân ưa chuộng.nếu không may chuối bị
sâu có thể cắt bỏ lá sâu,bắt sâu.Neus chuối ra buồng cần phải chống cho cây khỏi đổ.Khi thu hoạch cần
phải nhẹ nhàng tránh rơi gẫy.
Cây chuối từ lâu đã có 1 vị trí quan trọng trong cuộc sống của người VN.CHo dù cuộc sống có đổi thay hiện
đại hơn nhiều,xuất hiện nhiều loại quả ngon nhưng vẫn không thể thay thế đc cây chuối quả chuối trong đời
sống vật chất tinh thần của con người bở nó có quá trình gắn bó gần gũi thân thiết trong đời sống con
người.
“Ai đã từng đến miền trung du đất Tổ, hẳn không thể quên hình ảnh cây cọ duyên dáng vươn
mình trong nắng sớm, thân cọ cao vút giữa đất trời, tán lá xòe rộng như che chở cho đất mẹ. Với
người miền trung du, cây cọ gần gũi như hơi thở, cọ hiện diện trong bữa ăn, trong từng vật dụng
sinh hoạt hàng ngày
Ở vùng đất cọ trung du, từ lúc còn học vỡ lòng, bao thế hệ học trò đã được học thuộc những dòng
về cọ như thế này: “Chẳng có nơi nào như miền sông Thao, rừng cọ trập trùng thân cọ cao hàng
hai ba chục thước”, hay “Cọ xoè ô che nắng /Râm mát đường em đi”, rồi cảnh đi trong rừng cọ
ngày mưa không ướt áo, và cả những quả cọ vàng váng mỡ được om trong nước đồi lăn tăn sôi
mắt cua, ăn vừa bùi vừa thơm. Theo nhiều đánh giá, huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) là nơi nhiều cọ
nhất Việt Nam. Rừng cọ Cẩm Khê cho đến trước khi thoái trào, có khoảng 7.000 mẫu, riêng xã
Phú Khê có tới 800 mẫu! Những rừng cọ nguyên sinh ấy đã đánh dấu một thời huyền diệu của
cây cọ nói chung.
Mỗi cây cọ đã sống qua bao nhiêu thế hệ người, mà tấm thân to lắm bằng một người ôm, cũng chỉ
cao hai ba chục mét là cùng. Thân cọ già mà mắt lá cọ lúc nào cũng non tơ. Mỗi năm cọ chỉ cho
ra đời đúng 12 lá, ứng với 12 tháng của năm, bất kể năm ấy tháng nhuận hay tháng hụt. Thân cọ

đẹp khắc khổ nhưng tất cả những thứ trên cây cọ đều có thể phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt của
con người. Địa chí tỉnh Vĩnh Phú năm 1975, phần khảo cứu về cây cọ ghi: “Cọ là thứ cây có giá
trị sử dụng lớn, toàn bộ cây cọ không bỏ đi thứ gì. Lá cọ lợp nhà, chắn vách, làm chổi, làm bầu
gánh phân, gánh củ, móm hạt giống, gầu múc nước, làm quạt. Búp cọ khâu nón, áo tơi, vặn
thừng, vặn chão, đan làn xuất khẩu Thân cọ làm cột nhà, cột điện, thân cầu khỉ, máng nước,
máng lợn, chõ đồ xôi Ngày trước thân cọ còn dùng làm câu đối mộc thiếp vàng đẹp vô cùng,
chỉ nhà giàu mới mua sắm nổi. Cuống cọ làm rui mè, lạt buộc, rào dậu hoặc thay tre đan rọ lợn,
lồng gà, dành gánh đất, rồi đến mành cọ, một mặt hàng xuất khẩu được ưa chuộng. Cuối cùng,
những thứ gì còn lại của cây cọ được đưa vào bếp làm củi đun, chẳng bỏ phí hoài một thứ gì
cả ”.
Tự bao giờ, cây cọ đã hóa thân vào cuộc sống, chứng kiến biết bao tình yêu lứa đôi của trai gái
miền trung du: Thương anh, em biết để đâu/Để vào móm cọ treo đầu cành đa/Con sáo bay qua,
con quạ bay qua/Móm cọ thì mất, cành đa vẫn còn
Món ăn về cọ đã làm nên nét ẩm thực dân dã và đặc trưng của vùng đất trung du. Nếu như xôi cọ
là món ẩm thực ngạt ngào hương đồi, hương rừng thì món tằm cọ lại hấp dẫn người thưởng thức
bởi chất men say đậm đà trong sự giao hoà tinh tế của đất, của rừng.
Tằm cọ là món ăn đặc biệt, phải qua nhiều công đoạn chi tiết. Để thực hiện món tằm cọ, vật dụng
đầu tiên cần có là lò đất nung chứa than hoa đốt từ thân cây cọ già. Đây là công đoạn quan trọng
nhất, bởi để có món tằm cọ ngon thì nguyên liệu nướng phải đủ nhiệt. Món cọ tươi nguyên huyền
diệu được đưa ra từ cái chum để nơi khô mát. Trước đó, người ta lên đồi chặt một cây cọ, rồi
khéo léo thả vào thân cọ hai đến ba chục con tằm ươm màu vàng chanh béo ngậy, tằm non vừa
phải, không được già quá (mục đích là để tằm ăn nõn cọ) trong khoảng một tuần. Tằm ăn nõn cọ
béo mập, lớp da chuyển sang màu vàng trắng, bóng loáng một bầu mỡ và chất đạm tự nhiên trên
lớp da, con nào con nấy tròn mẩy. Trên chiếc đĩa sứ trắng tinh, những con tằm nằm phơi mình nín
đợi. Bát giấm thanh pha loãng, thả từng con tằm vào để cho tằm nhả bớt khí ai và sạch. Đĩa muối
ớt trở thành gia vị không thể thiếu, bởi lẽ thiếu nó món tằm cọ bớt đi phân nửa sự đậm đà, quyến
rũ. Đĩa muối ớt kèm chút hạt tiêu, mì chính, pha trộn đều tay, không quá mặn. Món tằm cọ ăn
ngay trên bếp, thật thú vị. Dùng những chiếc xiên cọ nhỏ chẻ vót từ cuống cọ tươi, sắc bén, từ từ
xiên dọc thân tằm, nâng tay rất nhẹ và đều trên than hoa để nướng tằm, chỉ sau vài giây, hương
thơm của tằm nướng đã toả ngào ngạt, không một sức hấp dẫn nào ngăn được sự ao ước của cái

lưỡi. Trên lớp than hoa hồng đỏ, tằm chín vàng ươm, đượm màu cánh gián, không một giọt mỡ
hay chất đạm nào bị hư hao. Hương thơm quyến rũ cả gian bếp ám khói, miếng tằm chấm nhẹ với
muối ớt, mới đưa vào miệng đã có cảm giác trôi tuột xuống cổ họng, chút rượu sắn nhấp môi
khiến cho hương rừng, hương đồi bỗng chốc quyện hoà sóng sánh, lâng lâng, thấy cuộc đời là cả
một gam màu tươi sáng, những lo toan, bụi bặm của cuộc sống thường ngày tan biến. Một miếng
tằm cọ đưa vào cổ họng mà tựa như cả một bạt ngàn rừng cọ vi vu thổi qua lòng, mát rượi, thanh
thản đến lạ kỳ. Mới thấy hết cái ngon, cái tinh tuý của hương rừng đồi giao hoà tri kỉ trong tình
người trung du thắm thiết. Món tằm cọ ăn vào mùa rét là tuyệt diệu nhất và dường như nó cũng
chỉ sinh ra vào mùa rét. Du khách một lần được thưởng thức món tằm cọ thì coi như đó là một sự
may mắn. Biết đâu đấy, du khách lại chẳng say mê suốt đời ẩm thực và tình người trung du.
Để có nắm cơm lá cọ, không phải lá cọ nào cũng dùng để nắm được, phải tìm những lá cọ non
của những cây cọ mới mọc thấp ngang thắt lưng. Tàu lá cọ nhỏ bằng

×