Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Báo cáo tốt nghiệp ảnh hưởng của phân urê và growmore 30 – 10 – 10, growmore 20 – 20 – 20 phun qua lá đến simh trưởng và năng suất cây rau muống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (724.04 KB, 37 trang )

LÊ PHƯỚC NHÂM
PHẦN MỞ ĐẦU
Rau là một loại thực phẩm không thể thiếu trong các bữa ăn hằng ngày của
chúng ta, vì rau không chỉ cung cấp chất dinh dưỡng, chất khoáng, vitamin, cần
thiết cho con người mà còn có tác dụng phòng chống bệnh, rau Muống là một
loại thực phẩm phổ biến hiện nay nó luôn có mặt tại các chợ và hệ thống siêu thị
nước ta, nó được mọi người ưa chuộng.
Vì trong rau Muống chứa nhiều vitamin, chất khoáng, protein và chứa một
số chất cần thiết cho cơ thể như (92% nước, 3.2% protid, 2.5% glucid, 1%
cenlluloz, 1.3% tro và hàm lượng muối khoáng) và còn phòng chóng được bệnh
thiếu máu và khô mắt. Đặc điểm khác của rau Muống là nó rất dễ trồng canh tác
được quanh năm, ít bệnh và năng suất lại cao. Muốn trồng rau Muống đạt năng
suất cao thì cần phải lựa chọn vùng đất, khí hậu và quan trong nhất là điều kiện
dinh dưỡng phải thích hợp và cân đối.
Vì vậy, để hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của phân Urêvà phân bón lá đến sự
sinh trưởng và năng suất của cây rau Muống thì chúng tôi nghiên cứu đề tài về
phân Urê và phân bón lá Growmore 30 – 10 – 10, Growmore 20 – 20 – 20, đại
diện cho các loại phân bón lá đó là đề tài “ ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN URÊ
VÀ GROWMORE 30 – 10 – 10, GROWMORE 20 – 20 – 20 PHUN QUA LÁ
ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CÂY RAU MUỐNG ” tại trại thực
nghiệm Trường Cao Đẳng Kinh Tế - Kỹ Thuật Cần Thơ, nhằm mục đích xác
định loại phân bón qua lá thích hợp cho cây rau Muống tăng trưởng tốt và cho
năng suất cao.
Trang 1
LÊ PHƯỚC NHÂM
CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Trang 2
LÊ PHƯỚC NHÂM
1.1 GIỚI THIỆU
1.1.1 Tầm quan trọng của rau màu


Trong rau màu có rất nhiều acid amin, vitamin chất khoáng rất nhiều
cần thiết cho cơ thể, có tác dụng chống táo bón, mặt khác giúp cơ thể đào thải
nhanh ra khỏi ống tiêu hoá độc chất và cholesterol thừa. Một số loại rau có lá
màu xanh thẩm (rau Muống, cải Ngọt, rau Dền, Mồng Tơi…) chứa nhiều
vitamin C, Beta caroten, chất sắt giúp phòng chóng khô mắt và thiếu máu.
Một số loại rau gia vị còn có tác dụng chữa bệnh và là nguồn kháng sinh thực
vật quý như: Hành, Tỏi, Tía Tô…. Theo khuyến cáo của viện dinh dưỡng,
mức rau tiêu thụ trung bình hằng ngày là 300g/người/ngày.()
1.1.2 Kỹ thuật sản xuất rau sạch vườn hộ gia đình
Vườn rau gia đình là một hình thức tự sản xuất rau sạch quy mô hộ gia
đình, đóng vai trò quan trọng ở vùng nông thôn, đặc biệt là nơi có điều kiện
không thuận lợi cho việc trồng rau như đất bị ảnh hưởng phèn,mặn hoặc bị
ngập nước trong mùa mưa, lũ. Vườn rau gia đình nhằm cung cấp rau ngon,
thường xuyên, hợp khẩu vị, đầy đủ cân đối các chất dinh dưỡng, giảm chi phí
thực phẩm, sử dụng có hiệu quả đất trống và thời gian rảnh, đảm bảo sức
khoẻ cho các thành viên trong gia đình bởi việc ăn rau sạch hoàn toàn không
chúa chất độc hại.
1.1.2.1 Những đặc điểm cần có của một vườn rau gia đình
Có cơ cấu rau phù hợp để tận dụng được những khoảng đất trống và
không gian quanh nhà và khai thác rau ở vườn cây ăn trái.
- Nên có nhiều chủng loại rau để bổ sung chất dinh dưỡng
- Có đủ lượng rau sạch theo nhu cầu của gia đình hằng ngày
- Có một số loại rau vừa làm rau ăn vừa làm dược liệu khi cần thiết
- Cung cấp rau quanh năm, chủ động cho mọi tình huống, có thể góp
phần tăng thu nhập cho gia đình khi lượng rau thùa được bán.
Trang 3
LÊ PHƯỚC NHÂM
1.1.2.2 Rau Muống trồng phía trong vườn
- Rau ăn lá ngắn ngày (35 – 45 ngày).
- Thời gian cho thu hoạch ngắn và số lần cho thu trái cũng ít.

- Cây sinh trưởng không đòi hỏi nhiều ánh sáng và chất dinh dưỡng.
- Có thể luân canh 2-3 vụ trong thời gian 100 ngày như cải xanh, cải
ngọt, rau dềnh, cải củ, hanh, xà lách …(TS. Trần Thị Ba 2010).
1.2 GIỚI THIỆU VỀ CÂY RAU MUỐNG
1.2.1Nguồn gốc phân loại và giá trị dinh dưỡng
* Nguồn gốc
* Tổng quát về rau Muống
Tên thường gọi: Rau Muống
Tên khoa học: Ipomoea aquatica Forsk
Tiếng Anh: Water Spinach
Thuộc họ khoai lang: Convolvulaceae (bìm bìm)
Rau Muống có nguồn gốc nhiệt đới châu Á, khu vực Nam và Đông Nam
Á, nhiệt đới châu Phi, Trung Á, Nam Mỹ … Ở Việt Nam rau Muống được
trồng khắp cả nước và trồng thành những vùng tập chung lớn.
* Phân loại
Tùy theo điều kiện trồng trọt có thể phân ra các giống:
- Rau Muống ruộng: có hai giống trắng và đỏ, rau Muống trắng thường
được trồng trên cạn, trên luống đất, cần ít nước, thân thường trắng xanh, nhỏ,
kém chịu ngập, rau Muống đỏ trồng được trên cạn và đất ngập nước, thích
hợp ở nhiệt độ 20
0
C – 30
0
C, giống này thân to, cuống thường có màu đỏ.
- Rau Muống phao: cấy xuống bùn, cho nổi lên mặt nước ăn quanh năm.
* Giá trị dinh dưỡng và tác dụng của rau Muống
Trang 4
LÊ PHƯỚC NHÂM
Bảng 1.1 Thành phần dinh dưỡng và hóa học của cây rau Muống
Dinh dưỡng Hàm lượng trong 100g chứa

Calories 282 – 300 kcalo
Chất đạm 24 -29 g
Chất béo 2,7 – 4g
Chất bột tổng hợp 52,4 – 60g
Chất sơ 10,7 – 12,7g
Calcium 600 – 1200mg
Phosphorus 280 – 495mg
Sắt 23,3 – 36mg
Potassium 1456 – 4600mg
Các Vitamine:
Betacarotene 2800 – 3800mg
Thiamine 0,68 – 0,90mg
Riboflavine 1,17 – 1,60mg
Niacin 6,8 – 11mg
Vitamine C 311 – 470mg
Ngoài ra còn có vitamine E (118mg/1kg lá)
1.2.2 Đặc tính thực vật của cây rau Muống
- Hệ rễ: rau Muống là rễ chùm, phát triển tốt và phát triển nhanh trong
nước, rễ mọc lan nhanh trên bề mặt của đất.
- Thân: thuộc loại thân thảo, thân tròn, mọc bò lan, thích hợp với các vùng
ẩm thấp, có nhiều nước. Sống thích nghi nhiều môi trường, có thể sống trên cạn,
dưới ao hồ, kết thành bè.
Trang 5
LÊ PHƯỚC NHÂM
- Lá: lá hình trái tim, hình mũi mác hay hình mũi tên, đái lá bầu. Thuỳ lá
có thể thon hẹp hay mở rộng.
- Hoa: hoa hình khuỷu, màu trắng hay màu tím hoa cà, hoa có thể lưỡng
tính.
- Quả: quả hình bầu dục, được chia thành từng khía tuỳ kích thước quả.
- Hạt: hạt rau Muống hình trứng cát tuỳ kích thước quả. Hạt rau Muống có

thể có lông.
(tvvn.org/forum/showthread.php/3742-Rau-Muống-theo-Quan-Điểm-Dược-
Học)
1.2.3 Đặc tính sinh thái
Rau Muống là cây ngắn ngày, sinh trưởng tốt và cho năng suất cao ở nhiệt
độ cao, đủ ánh sáng trong vùng nhiệt đới ẩm. Rau Muống ít gặp ở khu vực có độ
cao trên 700m so với mặt biển, và nếu có thì sinh trưởng kém.
Rau Muống có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau (đất sét, đất cát, đất
pha) nhưng cần ẩm ướt, giàu mùn hoặc được bón nhiều phân hữu cơ. Độ pH
thích hợp cho sự sinh trưởng của cây rau Muống là 5.3 – 6.0.
1.2.4 Kỹ thuật canh tác
* Thời vụ
- Rau Muống có thể trồng quanh năm và nhiều loại đất khác nhau. Tuy
nhiên trong mùa mưa thi bị nhiễm bênh nhiều hơn mùa khô lưu ý phòng trừ.
Mùa mưa đặc biệt là vụ Thu Đông (tháng 9 – 11dl) mưa nhiều và lớn rất khó
trồng, cây bò rất nhanh và dễ đỗ ngã, cây bị ốm, thậm trí có thể bị úng tạo điều
kiện cho ma da đất và các giới sinh vật gây hại trong đất khác tấn công, bán
không được giá.
- Thời vụ chính bắt đầu gieo từ tháng 2 đến tháng 3.
* Giống
Trang 6
LÊ PHƯỚC NHÂM
Rau Muống hiện nay chủ yếu là sử dụng giống địa phương, rau Muống có
hai giống chính: giống thân tím và giống thân trắng.
- Giống thân tím: dạng lá tròn hoặc lá dài, sinh trưởng mạnh khả năng chịu
lạnh tốt hơn, đẻ nhánh kém hơn, ngọn vươn mạnh thích hợp cho ruộng thấp.
- Giống thân trắng: dạng lá tròn hoặc lá dài, sinh trưởng mạnh trong vụ hè,
đẻ nhánh khoẻ, thích hợp trồng trên cạn .
* Đất trồng
- Rau Muống thích hợp với nhiều loại đất, đất có pH ( 5,3 – 6,5) đất dễ

thoát nước tốt được cài ải kỷ, phơi đất từ 5 – 7 ngay trước khi lên líp, cần vệ
sinh đồng ruộng trước khi gieo trồng.
- Lên líp: líp rộng 1,2 – 1,5 m, cao 12 – 15 cm, hàng cách hàng 20 cm.
* Xử lý giống
Đối với rau Muống không càn xử lý giống, nếu muốn ta có thể ngâm giống
trong nước 3 sôi 2 lạnh trong thời gian khoảng 30 phút để làm tăng khả năng
nảy mầm của giống.
( />1.2.5 Bón phân
- Bón phân nếu lạm dụng sẽ là nguồn góc gây yếu tố gây nhiễm rau
như Nitrat, kim loại nặng và các vi sinh vật gây bệnh, vì vậy trong
chuồng rau an toàn cần chú ý đến phân bón và cách bón phân. Cần
tăng cường bón hữu cơ cho rau, sử dụng cân đối và bón thúc vừa đủ
theo yêu cầu từng loại rau, ngoài ra có thể sử dụng phân bón lá và
bón phân kết thúc trước khi thu hoạch 5 – 7 ngày.
( />Bảng 1.2 Lượng phân khuyến cáo cho 1 ha (đơn vị tính kg/ha).
Trang 7
LÊ PHƯỚC NHÂM
Công thức áp dụng cho cây rau Muống ăn lá Cách bón
Phân hữu cơ 1,200 – 1,500
Super lân 100 - 150
Urê 200 – 250*
Công thức 2 thực hiện mô hình rau Muống an toàn Cách bón
Phân hữu cơ vi sinh 1,000
Lân vi sinh 1,000
Urê 150 – 180*
Công thức 3 áp dụng cho rau Muống lấy thân để bào Cách bón
Phân hữu cở 10,000
Super lân 100 - 150
Urê 150 – 200*
1.2.6 Tưới nước

Sau khi gieo hạt tiến hành tưới nước giữ ẩm, mỗi ngày 2 lần vào lúc sáng
sớm và lúc chiều mát, đậy cỏ khô hoặc rơm rạ phủ lên bề mặt líp. Nguồn nước
tưới phải là nước sạch, không sử dụng nước ao tù, nước thải công nghiệp… ,
chưa xử lý để tưới cho cây (theo Nguyễn Thị Trí, 2008).
1.3 QUẢN LÝ DỊCH HẠI
Theo Nguyễn Thị Trí (2008) trên rau Muống có một số loại sâu bệnh như
sau: Sâu bướm ăn lá, rệp, nhện đỏ, rầu xám, sâu khoang, sâu xanh, bệnh vàng lá,
bệnh đốm trắng, bệnh thối nhũn, bệnh gỉ trắng ….
1.3.1 Sâu hại rau
1.3.1.1 Sâu khoang ( sâu ăn tạp )
- Tên khoa học: Spodoptera Litura
Trang 8
LÊ PHƯỚC NHÂM
- Họ: Noctuidae
- Bộ: Lepidoptera
* Triệu chứng:
Sâu khoang hay còn gọi là sâu ăn tạp gây hại trên tát cả các loại rau, là đối
tượng gây hại nặng cho rau Muống, sâu non tuổi nhỏ thường gây hại nghiêm
trọng nhất bởi vì hàng trăm con sâu non tập chung lại ăn lá cây và nhanh chóng
làm cây bị xơ xác. Sâu non còn có thể ăn vỏ, quả làm giảm phẩm chất.
* Đặc điểm hình thái:
Sâu khoang nhiều loại, bướm trưởng thành thường có màu xám hoặc nâu
xám, cánh trước có màu nâu vàng, có các vần đen trắng, cánh sau màu hơi
trắng. Trứng đẻ thành ổ trên lá, được bao phủ bởi một lớp lông bảo vệ.
Sâu non mới nở có màu xanh sáng, sống tập chung và phân tán khi lớn. Sâu
tuổi lớn có màu xanh đến nâu đen với những sọc vàng hay sọc trắng. Nhộng có
màu đỏ sẫm.
* Thiên địch
Các loại ăn mồi: Bọ rùa, kiến, bọ xít ăn thịt, bọ cánh cứng
Ong kí sinh: Cotesia Prodeniae, Telenomus Remus.

* Biện pháp phòng trừ
Biện pháp canh tác: vệ sinh đồng ruộng trước và sau khi gieo trồng, dẫn
nước ngập ruộng trước khi cài ải phơi đất trước khi làm đất.
Biện pháp vật lý cơ giới: diệt ổ trứng và diệt sâu non bằng tay.
Biện pháp sinh học: hạn chế phun thuốc bảo vệ thực vật để bảo vệ các loại
thiên địch thường xuất hiện trên đồng ruộng như nhện, bọ rùa, ong ký sinh…
Dùng bẩy, bả pheromone…
Biện pháp hóa học: có thể dùng thuốc có gốc Pyrethroid như sherpa,
polytrin, dùng các loại chế phẩm vi sinh như NPV, Vi
1.3.1.2 Rầy xám
Trang 9
LÊ PHƯỚC NHÂM
* Đặc điểm hình thái
Rầy xám hay muội xám thuộc bộ cánh đều, họ muội bay. Nó hại rau
Muống và nhiều loại cây trồng khác. Rầy trưởng thành có hai dạng cánh dài và
cánh ngắn, kích thước nhỏ bé. Rầy cánh dài xám dài 3 – 5mm. Rầy cánh ngắn
màu xám sẫm dai 2 – 4mm. Rầy có đặc tính nhảy, cả gầy non và gầy trưởng
thành đều gây hại, nhưng gầy non gây hại là chủ yếu.
* Đặc điểm gây hại
Chúng hút nhựa ở phần non của cây rau Muống nhất là phần ngọn và phần
lá bắn tẻ. Nếu rầy hại ngọn rau sẽ làm ngọn rau xoăn lại, lá cong, thô, cụp
xuống. Mức độ gây hại càng cao khi mật độ rày càng lớn. Nếu rầy gây hại khi
rau lớn, sắp thu hoạch sẽ làm lá biến vàng, lá rụng dần còn trơ lại cuống hoặc
cây bị khô cháy từng đám, năng suất giảm và chất lượng kém.
Rầy xám hoạt động mạnh vào buổi tối, từ 20 – 21 giờ. Ban ngày khi nắng
to rầy nắp dưới mặt lá hoặc sát mặt nước. Khi có động chúng nhảy xuống đất rồi
lại bò lên cây. Rầy ưa ánh sáng đèn, rầy cái đẻ trứng ở mô biểu bì bên dưới lá.
Rầy xám phát sinh gây hại từ tháng 3 và những tháng đầu mật độ thấp, mật độ
tăng dần từ tháng 6 và lứa rầy gây hại nặng nhất ở tháng 9 và tháng 10.
* Biện pháp phòng trừ

Bố trí các ruộng để giống qua đông trên cùng một khu đồng để tiến hành
chăm sóc tạo điều kiện giống khoẻ.
Phải kiểm tra thường xuyên trong suốt thời vụ rau để theo dõi, phát hiên
rầy ở những nơi màu mở của ruộng rau.
Bón tỷ lệ đạm cân đối. Khi rầy trưởng thành rộ dùng vợt bắt để giảm lượng
rầy cho lứa sau.
Luân canh rau Muống với những cây trồng họ khác. Phải hạn chế không sử
dụng thuốc để trừ rầy. vì dùng nhiều sẽ tiêu diệt hết nguồn thiên địch như bọ rùa
đỏ dùng rầy là nguồn thức ăn chủ yếu.
Có thể phòng trừ bằng thuốc như Trebon, Actara, Cyperan 25EC …
Trang 10
LÊ PHƯỚC NHÂM
Theo khuyennongvn.gov.vn
1.3.2 Bệnh rỉ trắng trên rau Muống
* Tác nhân gây hại : Bệnh do nấm Albugo Ipomoea gây ra
* Triệu trứng
Bệnh phát sinh trên lá đôi khi có ở gần thân trên ngọn, trên lá lúc đầu có
những đốm nhỏ màu vàng nhạt bên dưới mặt lá, sau lớn lên thành lớp bột trắng
xung quanh viền vàng, chỗ vết bệnh nổi phòng lên làm lá co lại, mặt trên lá chỗ
vết bệnh biến thành màu vàng, nhiều vết bệnh liên kết lại làm cho lá héo rụng,
ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của rau.
* Đặc điểm phát triển của bệnh
Nấm tồn tại trong tàn dư cây trồng dưới dạng sợi nấm và noãn bào tử, gặp
điều kiện thích hợp sinh ra các bào tử nấm di động để lan truyền gây bệnh, bào
tử nấm lan truyền nhờ mưa, phát triển ở nhiệt độ 10 – 20
0
C, ẩm độ cao và có
mưa, mùa mưa bệnh gây hại nặng hơn.
* Biện phát phòng trừ
Thu lượm tàn dư thực vật sau khi thu hoạch và làm kỷ đất sau khi thu

hoạch.
Gieo trồng với mật độ vừa phải không quá dầy.
Luân canh cây trồng khác, phát hiện sớm và phun thuốc phòng trừ như coc
85WP, Mancozeb, Rovral … (Theo tri cục bảo vệ thực vật TP.Hồ Chí Minh).
1.4 THU HOẠCH
- Sau khi gieo 25 – 30 ngày thì bắt đầu thu hoạch.
- Có thể thu hoạch một lần hay nhiều lần tuỳ theo điều kiện.
1.5 ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH
1.5.1 Nhiệt độ
Rau Muống có nguồn gốc nhiệt đới nên ưa ẩm và nhiệt độ cao, trong điều
kiện khô hạn, rau Muống vẫn sinh trưởng được nhưng rất chậm, nhiệt độ thích
Trang 11
LÊ PHƯỚC NHÂM
hợp từ 20 – 28
0
C, rau Muống trồng trên nhiều loại đất, độ pH trung tính hoặc
hơi chua.
1.5.2 Ánh sáng
Rau Muống yêu cầu thời gian chiếu sáng trong ngày ngắn để ra hoa, trong
quá trình sinh trưởng yêu cầu ánh sáng trung bình, có thể sinh trưởng trong điều
kiện bóng râm.
Nhiệt độ cao, ánh sáng mạnh cây cần cõi, giảm chất lượng
1.5.3 Đất
Rau Muống có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau: đất cát, đất xét, đất
cát pha, đất ẩm nhiều mùn hoặc đất có bón chất hữu cơ.
1.5.4 Nước
Nước có trong thân lá rất cao, hệ rể ăn nông vì khả năng chịu hạn kém, vì
thế rau Muống có thể sinh sống tốt ở sông, ao, hồ…
Rau Muống cần rất nhiều nước trong quá trình sinh trưởng, thiếu nước cây
còi cọc, lóng ngắn lá nhỏ, rau cứng nhiều xơ, trong điều kiện như thế sẽ dẫn đến

chất lượng năng suất điều giảm.
1.5.5 Dinh dưỡng
Rau Muống là loại ăn thân lá, vì vậy loại rau này cần rất nhiều chất dinh
dưỡng đặc biệt là đạm. Đạm kích thích sự sinh trưởng của thân lá, do đó tác
dụng đến năng suất và chất lượng rau Muống.
Lân và kali góp phần làm tăng năng suất và chất lượng, khả năng chóng
chịu của cây đối với điều kiện bất lợi và sâu bệnh hại.
1.6 VAI TRÒ CÁC CHẤT DINH DƯỠNG CẦN THIẾT CHO CÂY
1.6.1 Chất Đạm (N)
Trang 12
LÊ PHƯỚC NHÂM
Đạm là thành phần quan trọng của acid amin, protein và nucleic. Đạm cũng
là thành phần của nhiều chất hữu cơ quan trọng tham gia điều tiết mọi quá trình
trao đổi chất của cây trồng.
Đạm tham gia xây dựng các diệp lục tố, là thành phần cơ bản điều hoà quá
trình sinh trưởng phát triển của cây.
* Thiếu Đạm
Sinh trưởng của cây bị ức chế, rễ kém phát triển, lá có màu lục nhạt do quá
trình tổng hợp diệp lục tố bị kiềm hãm, lá non nhỏ, lá già dễ bị rụng, phẩm chất
kém và năng suất thấp.
* Thừa Đạm
Cây phát triển thân lá quá mức, mô non mềm dễ đỗ ngã, tán lá bị rậm rạp,
cây dễ bị sâu bệnh giảm năng suất.
1.6.2 Chất Lân (P)
Vai trò của lân trong đất rất đa dạng, là chất tạo năng lượng là thành phần
của ATP. Tổng hợp chất đạm trong cây, kích thích ra rễ mạnh, điều hoà chức
năng sinh sản, giúp cây phục hồi nhanh khi gặp điều kiện bất lợi và nâng cao
chất lượng sản phẩm.
* Thiếu Lân
Cây lùn, rễ phát triển kém lá mỏng, hẹp, ngã sang màu tím bầm ảnh hưởng

đến quá trình sinh sản.
* Thừa Lân
Hơi khó phát hiện tuy nhiên cũng làm cho cây thiếu kẽm và đồng.
1.6.3 Chất kali (K)
Kali giúp cho quá trình vận chuyển và tổng hợp các chất trong cây, tăng
sức sống của tế bào, Kali giúp cho quá trình phân chia tế bào và các quá trình
sinh trưởng tổng hợp chất hữu cơ. Ảnh hưởng mạnh đến sự trao đổi Glucid,
Trang 13
LÊ PHƯỚC NHÂM
giúp cho quá trình hình thành Glucid trong quang hợp cũng như quá trình
chuyển hoá Glucid trong cây, Kali rất cần thiêt cho sự tổng hợp Prôtein
Kali giúp điều khiển sự cân bằng ion trong cây, ảnh hưởng rất lớn đến
trạng thái của nguyên sinh chất trong tế bào. Làm tăng độ thuỷ hoá của các keo
nguyên sinh và làm tăng lượng nước liên kết trong tế bào.
* Thiếu Kali
Lá vẫn xanh nhưng mềm rũ, yếu ớt, dễ ngã, ban đầu đỉnh lá bị già và cháy.
Thiếu nặng phần lớn lá bị chấy rụng đi, dễ bệnh, nhất là bệnh đốm nâu.
* Thừa Kali
Khó nhận diện, làm cho cây phát triển chậm về sinh khối.
1.7 TÁC DỤNG CỦA VIỆC PHUN PHÂN QUA LÁ
Phun qua lá là biện pháp phun một hay nhiều chất dinh dưỡng cho cây
trồng lên các phần ở phía trên mặt đất ( lá, cuống, hoa, trái ) với mục đích nâng
cao sự hấp thu chất dinh dưỡng qua các phần trên không của cây trồng.
Dinh dưỡng qua lá nên được sử dụng như là một phần của chương trình
dinh dưỡng cho cây trồng. Nó có thể được sử dụng trong các giai đoạn sinh
trưởng ngắn nhưng quan trọng nhất là thời kỳ ra hoa. Dinh dưỡng qua lá cũng
được chứng minh là giải pháp hiệu quả trong thời gian môi trường đất thiếu dinh
dưỡng. Cung cấp qua lá có vai trò quan trọng đáng kể khi hệ thống rễ cây không
phát triển kịp hay đất có vấn đề gây ức chế sinh trưởng bình thường.
Dinh dưỡng qua lá được sử dụng để bổ sung các chất dinh dưỡng cho cây

trồng nhằm làm tăng hiệu quả sử dụng phân bón. Bằng cách cung cáp phân bón
qua lá, hiệu quả sử dụng có thể tăng 8 – 20 lần so với bón phân qua gốc, ngoài
ra bón phân qua lá còn là biện pháp trợ giúp cây trồng chống lại sự thay đổi và
điều kiện khắc nghiệt của môi trường.
Dinh dưỡng qua lá được chứng minh là hữu ích trong điều kiện đất ngập
nước kéo dài, đất khô hạn, đất đá vôi, thời tiết lạnh, hay các điều kiện khác làm
giảm sự hấp thu dinh dưỡng của cây khi có nhu cầu. Nó cũng là con đường hiệu
Trang 14
LÊ PHƯỚC NHÂM
quả để khắc phục sự thiếu hụt dinh dưỡng cho cây trồng. Tuy nhiên, khi chịu
chứng thiếu hụt dinh dưỡng được nhìn thấy, cây có thể đã mất một số năng suất
tìm năng.
Gia tăng khả năng chống chịu sự phá hoại của sâu bọ và bệnh. Điều này dễ
hiểu vì một cây trồng khỏe mạnh thì ít mẫn cảm với các loài sâu bọ và các loại
bệnh hơn.
(dost-bentre.gov.vn/chuyen-muc/nghien-cuu-trien-khai/2585-bon-phan-
qua-la.html)
1.8 ĐẶC TÍNH VÀ CÁCH SỬ DỤNG CỦA GROW MORE 30 – 10 – 10 +
TE VÀ GROW MORE 20 – 20 – 20 + TE.
Cty TNHH Đạt Nông nhập khẩu và đóng gói phân phối.
1.8.1 GROW MORE 30 – 10 – 10 + TE
* Thành phần: N 30%, P
2
O
5
10%, K
2
O 10%, Ca, Mg, Zn
* Đặc tính
Giúp tăng sức sống của cây, giúp cây đâm chồi đẻ nhánh nhiều, bộ lá cây

xanh và quang hợp mạnh. Gia tăng sức đề kháng của cây, chống hạn, bệnh, sự
khủng hoảng lúc cây sinh sản và sau khi thu hoạch.
Làm tăng vị ngọt, phẩm chất, màu sắc cho các loại cây ăn quả, các loại rau
cải và cây công nghiệp. Nâng cao năng suất chất lượng nông sản.
* Cách sử dụng
Pha 5g đến 10g cho 1 bình 8 lít, phun làm tăng hàm lượng đường, tạo
màu sắc bóng đẹp, độ đều cao, giúp các sản phẩm thu hoạch được bảo quản
lâu hơn. Nâng cao năng suất chất lượng nông sản đều trên lá, thân cây và
xung quanh gốc. Theo định kỳ từ 7 đến 10 ngày 1 lần.
Chú ý : Nên phun vào sáng sớm hoặc chiều mát, tránh trời mưa.
Trang 15
LÊ PHƯỚC NHÂM
1.8.2 GROW MORE 20 – 20 – 20 + TE
* Thành phần: N 20%, K
2
O 20%, P
2
O
5
20%, Ca, Mg, Zn
* Đặc tính
Phân NPK 20-20-20 với hàm lượng đạm, lân, kali cao, các chất dinh
dưỡng vừa đủ và các chất trung vi lượng cân đối giúp tăng sinh trưởng, phát
triển, kích thích ra hoa, giữ hoa bền lâu; hạn chế tác hại của sâu bệnh, úng
ngập, hạn hán và sương giá.
* Cách sử dụng
Phun đều lên thân, lá cây vào sáng sớm hoặc chiều mát. Không phun khi
hoa đang nở.
Pha 5g đến 10g cho 1 bình 8 lít, và theo định kỳ từ 7 đến 10 ngày 1 lần.
Chú ý : Nên phun vào sáng sớm hoặc chiều mát, tránh trời mưa.


Trang 16
LÊ PHƯỚC NHÂM
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM


Trang 17
LÊ PHƯỚC NHÂM
2.1 PHƯƠNG TIỆN
2.1.1 Thời gian thực hiện thí nghiệm
Thí nghiệm được tiến hành từ ngày 27/12/2012 đến ngày 25/1/2013.
2.1.2 Địa điểm thực hiện thí nghiệm
Tai trại thực nghiệm, trường Cao Đẳng Kinh Tế - Kỹ Thuật Cần Thơ.
2.1.3 Phương tiện thí nghiệm
- Hạt giống: Rau Muống lá tre, công ty TNHH Trang Nông.
+ Thời vụ: trồng quanh năm ở miền nam
+ Thời gian thu hoạch: 23 – 24 ngày sau khi gieo sau đó thu hoạch thêm
nhiều đợt mỗi đợt cách nhau 20 – 22 ngày.
+ Khoảng cách trồng: sạ theo hàng cách nhau 20cm.
- Phân bón lá: Grow more 30 - 10 - 10 + TE, Grow more 20 – 20 – 20 +
TE.
- Phân Urê, Kali đỏ, DAP.
- Thuốc bảo vệ thực vật: COC 85 SC, Actara 25wg.
- Tro trấu, sơ dừa, mạc cưa, trộn vào đất giúp đất tơi xốp.
- Dao, cuốc, leng, dùng để làm cỏ, cải tạo đất và lên líp với kích thước:
(rộng 1m, dài 4m) cho nghiệm thức.
- Thùng vòi dùng để tưới nước.
- Dây thun màu dùng để đánh dấu các cây lấy chỉ tiêu.
- Cân, thước đo, thước kẹp, kéo, viết, tập ghi nhận chỉ tiêu hằng ngày, bình

phun nước
Trang 18
LÊ PHƯỚC NHÂM
2.2 PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
2.2.1 Bố trí thí nghiệm
Hình 2.1 Rau Muống được trồng 3 hàng trên líp
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức
(NT). Định kỳ phun 5 ngày/lần phun phân bón lá : Grow more 30 - 10 - 10 +
TE, Grow more 20 – 20 – 20 + TE, phân Urê, bắt đầu lấy chỉ tiêu từ 15 NSKG.
- Nghiệm thức 1 (NT1): Đối chứng, phun nước.
- Nghiệm thức 2 (NT2): Phun 2g Grow more 30 - 10 - 10 /lít nước.
- Nghiệm thức 3 (NT3): Phun 2g Grow more 20 – 20 – 20 /lít nước.
- Nghiệm thức 4 (NT4): Phun 2g phân Urê /lít nước.
Trang 19
LÊ PHƯỚC NHÂM
2.2.2 Thực hiện thí nghiệm
2.2.2.1 Chuẩn bị đất
Hình 2.2 Chuẩn bị đất trồng, lên líp
Líp trồng có kích thước: rộng 1m, dài 3m, cao 20cm. Có 4 líp tương ứng
với 4 nghiệm thức.
Sau khi lên líp xong rãi tro trấu, mạc cưa lên liếp và tiến hành xới đất nhằm
làm cho đất thật tơi xốp.
2.2.2.2 Chuẩn bị gieo hạt
Trang 20
LÊ PHƯỚC NHÂM
Hạt trước khi gieo đem ngâm nước ấm ba sôi hai lạnh (45
0
C – 47
0
C trong

30 phút để quá trình nảy mầm của hạt diễn ra tốt hơn, sau đó đem gieo trực tiếp
trên líp thành 3 hàng.
2.2.2.3 Chăm sóc
Sau khi gieo song mỗi ngày tưới nước 2 lần vào sáng sớm và chiều mát để
cung cấp độ ẩm cho hạt nảy mầm.
Trong suốt quá trình phát triển của cây tiến hành thăm nom quan sát tình
hình sâu bệnh hại để phát hiện và có biện pháp phòng trừ sớm để không ảnh
hưởng đến năng suất và chất lượng rau.
2.3 CHỈ TIÊU THEO DÕI
- Định kỳ 5 ngày lấy các chỉ tiêu theo dõi một lần, bắt đầu 15 NSKG.
- Chiều cao cây (cm): đo thân cây rau từ phần tiếp giáp mặt đất đến ngọn
cây.
- Số lá: đếm tổng số lá trên cây quan sát.
- Chiều dài lá (cm): dùng thước đo chiều dài phiến lá.
- Chiều rộng lá (cm): đo ở phần rộng nhất trên lá.
- Chiều dài cuống (cm): đo từ nách lá tới phần tiếp giáp phiến lá.
- Đường kính gốc thân: đo đường kính gốc thân khi thu hoạch.
- Chỉ tiêu năng suất.
+ Năng suất lý thuyết: Trọng lượng trung bình thương phẩm của một lần
lập lại của một nghiêm thức.
+ Năng suất thực tế: Cân toàn bộ sản lượng thu hoạch của từng nghiệm
thức (toàn bộ cây thương phẩm) và qui ra năng suất thực tể trên diện tích
1000m
2
.
Trang 21
LÊ PHƯỚC NHÂM
- Nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa trung bình trong thời gian tiến hành thí
nghiệm được cung cấp từ Trung tâm Khí Tượng Thuỷ Văn Cần Thơ.
2.5 XỬ LÝ SỐ LIỆU

Số liệu được thu thập xử lý bằng phần mềm thống kê MSTATC.

CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ THẢO LUẬN
Trang 22
LÊ PHƯỚC NHÂM
3.1 GHI NHẬN TỔNG QUÁT
Trong suốt quá trình thực hiện thí nghiệm tại trại thực nghiệm Trường Cao
Đẳng Kinh Tế - Kỹ Thuật Cần Thơ nhìn chung điều kiện thời tiết cũng thuận lợi
cho sự phát triển của cây rau Muống.
Vào giai đoạn 16 ngày sau khi gieo (NGKG) thấy có xuất hiện bệnh rỉ trắng
trên các nghiệm thức, bệnh xuất hiện ở các nghiệm thức. Nguyên nhân là do
nấm và diễn biến thời tiết sấu tao điều kiện cho bệnh phát triển, và khắc phục
bằng biện pháp hoá học phun thuốc COC 85EC theo liều lượng của nhà sản xuất
khống chế được bệnh không ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm.
Bảng 3.1: Nhiệt độ, ẩm độ, lượng mưa trung bình trong tháng 12 năm 2012 và
tháng 1 năm 2013 tại Thành Phố Cần Thơ.
Chỉ tiêu Tháng 12 – 2012 Tháng 01 – 2013
Nhiệt độ (
O
C) 27,9 26,2
Ẩm độ (%) 78 78
Lượng mưa (mm) 16,0 15,1
Trang 23
LÊ PHƯỚC NHÂM
3.2 CHỈ TIÊU NÔNG HỌC
3.2.1 Chiều cao cây (cm)
Hình 3.1 Chiêù cao cây rau Muống giai đoạn 20 (NSKG)
Theo bảng 3.2 cho thấy chiều cao cây rau Muống giữa các nghiệm thức
khác biệt ý nghĩa qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 5%.

Ở giai đoạn 15 (NSKG) NT1 và NT2 không khác biệt nằm ở khoảng (9,03 -
8,86), khác biệt với hai nghiệm thức còn lại là (7,78 – 7,46). Giai đoạn 20 – 25 -
30 (NSKG) NT2 phát triển chiều cao nhất (15,67 – 29,40), các nghiệm thức còn
Trang 24
LÊ PHƯỚC NHÂM
lại cũng phát triển chiều cao tương đối từ (11,97 – 27,93) cho thấy việc phun
phân qua lá là thích hợp cho sự phát triển chiều cao cây rau Muống. Số liệu
chiều cao cây rau Muống phát triển tốt ở NT2 (9,03 – 29,40) cho thấy loại phân
sử dụng ở NT2 thích hợp cho sự phát triển chiều cao cây.
Bảng 3.2 Chiều cao cây (cm) rau Muống qua các giai đoạn theo dõi tại, trường
Cao Đẳng Kinh Tế - Kỹ Thuật Cần Thơ, năm 2012 – 2013.
NGHIỆM
THỨC
CHIỀU CAO CÂY (cm) QUA CÁC GIAI ĐOẠN (NSKG)
15 20 25 30
NT1 8,86 a 14.47 b 20,17 b 23,90 b
NT2 9,03 a 15,67 a 23,97 a 29,40 a
NT3 7,87 b 12,30 c 17,13 c 21,03 b
NT4 7,46 b 11,97 c 16,57 c 27,93 a
F * * * *
CV(%) 2,62 4,08 3,01 7,66
Ghi chú: Trong cùng một cột các số có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt qua
phân tích thống kê. * : khác biệt thống kê mức 5%.
3.2.2 Tổng số lá rau Muống
Theo bảng 3.3 cho thấy số lá cây rau Muống giữa các nghiệm thức có sự
khác biệt qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 5% ở các giai đoạn 20 – 25
(NSKG).
Theo phân tích ở hai giai đoạn 15 (NSKG) tổng số lá không có sự khác biệt
ở các nghiệm thức (5,7 – 6,1) và giai đoạn 30 (NSKG) cũng không có sự khác
biệt giữa các nghiệm thức (12,1 – 14,03). Vào giai đoạn 20, 25 (NSKG) NT3,

NT4 không có sự khác biệt số liệu (8,20 – 10,17), hai nghiệm thức còn lại có sự
Trang 25

×