MỤC LỤC
Lời giới thiệu: 6
Chương I Giới thiệu 7
1. Vai trò của CNTT trong mô hình giáo dục hiện đại 7
2. Các nội dung chính trong tài liệu 7
Chương II Các kiến thức cơ bản về CNTT 10
1. Danh sách thuật ngữ 10
2. Cấu trúc máy tính 14
3. Tổng quan phần cứng 15
4. Hệ điều hành 17
5. Ph ầ n mềm 18
5.1 Phần mềm tiện ích 18
5.2 Phần mềm ứng dụng 19
5.3 Ứng dụng trên Internet 20
5.4 Học liệu, giáo trình điện tử 21
5.5 Phần mềm chuyên ngành giáo dục 22
5.6 Phần mềm trong các lĩnh vực khác 24
6. Các vấn đề liên quan tới bản quyền phần mềm 24
7. An toàn và bảo mật thông tin 25
Chương III Một số kỹ năng và thủ thuật khi sử dụng các phần mềm cơ bản 27
1. Tìm kiếm thông tin trên internet 27
1.1 Cách tìm kiếm thông tin trên mạng 27
1.2 Một số Website cung cấp hệ thống văn bản quy phạm pháp luật 27
2. Những kỹ năng cơ bản trong bộ phần mềm văn phòng Microsoft Office 34
2.1 Thao tác trên thanh công cụ (Standard) và thanh định dạng (Formatting) 34
2.1.1 Thêm, bớt các chức năng trên Menu và thanh công cụ chuẩn. 39
2.1.2 Các bước thực hiện thêm các nút lệnh trên thanh định dạng (Formatting) 39
2.1.3 Các bước thực hiện bỏ các nút lệnh trên thanh định dạng (Formatting) 41
2.1.4 Chú thích tiếng Việt vào các nút lệnh trên Menu 42
2.1.4.1 Các bước thao tác chú thích tiếng Việt vào các nút lệnh 43
2.1.4.2 Các bước chú thích trên Menu sổ dọc 45
2.2 Một số chức năng cần thiết trong quá trình soạn thảo văn bản 46
2.2.1 Lưu văn bản với tên khác 46
2.2.2 Tìm kiếm (Find) 46
2.2.3 T hay thế 48
2.2.4 Định nghĩa gõ tắt 50
2.3 Thiết lập một số chức năng trong Option để khắc phục một số lỗi. 59
3. Nhúng Excel vào Word 63
4. Trộn thư: Mai l Merge 65
5. Một số thao tác với bảng và tính toán trên Word 72
5.1 Thao tác trên bảng 72
5.2 Tính toán trên Word 74
6. Tạo, gỡ tiêu đề cột giống nhau của bảng trong Word 74
7. Microsoft Excel- Một số hàm hay dùng trong Excel 75
7.1 Một số kỹ năng cần thiết trong Excel 75
7.1.1 Hiển thị dòng tiêu đề của một bảng tính trong các trang in 75
7.1.2 Đặt điều kiện nhập liệu cho ô (cell) cột (columns) 79
7.1.3 Một số thiết lập cần thiết trong Option 82
7.2 Một số hàm thông dụng trong Excel 83
7.2.1 Hàm lấy phần nguyên của một số 84
7.2.2 Hàm lấy phần dư của phép chia n cho m 84
7.2.3 Hàm làm tròn số liệu 85
7.2.4 Hàm Sumif – Hàm tính tổng theo 1 điều kiện 85
7.2.5 Hàm Count – Hàm đếm giá trị số 86
7.2.6 Hàm Counta – Hàm đếm toàn bộ các kiểu dữ liệu 87
7.2.7 Hàm Countif – Hàm đếm theo 1 điều kiện 87
7.2.8 Hàm tính tổng thoả mãn nhiều điều kiện 88
7.2.9 Hàm Sumif – Hàm tính tổng theo 1 điều kiện 88
7.2.10 Hàm Rank – Hàm xếp thứ bậc 89
7.2.11 Hàm đếm toàn bộ các kiểu dl thoả mãn nhiều điều kiện 89
8. Chuyển đổi mã font 90
9. Các phím tắt hay dùng khi giao tiếp với máy tính 94
10. Chuyển đổi định dạng văn bản 95
11. Nén và giải file nén 96
12. Sử dụng chức năng của Windows Movie Maker để ghi âm 101
13. Phần mềm gọi điện thoại từ máy tính đến máy tính miễn phí Skype 103
13.1 Cài đặt: 103
13.2 Đăng ký sử dụng tài khoản 104
13.3 Đăng nhập Skype 105
13.4 Cách dùng Skype để liên lạc 106
14. Team viewer công cụ hỗ trợ từ xa 107
14.1 Hướng dẫn cài đặt 107
14.2 Hướng dẫn sử dụng 110
Chương IV Một số yêu cầu đối với hiệu trưởng về ứng dụng CNTT trong trường học 113
1. Tầm quan trọng của CNTT đối với hiệu quả hoạt động trường học 113
2. Những ứng dụng CNTT cơ bản 113
2.1 CNTT trong nghiệp vụ quản lý nhà trường 113
2.2 Ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy 114
2.3 Ứng dụng CNTT trong hoạt động học 114
3. Các mức độ ứng dụng CNTT trong nhà trường 114
4. Xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT trong nhà trường 116
5. Tổ chức thực hiện kế hoạch ứng dụng CNTT trong trường học 117
Chương V Khai thác ứng dụng CNTT cho các nghiệp vụ quản lý trong nhà trường 119
1. Tổng quan 119
2. Hệ thống V.EMIS 119
3. Hướng dẫn cài đặt hệ thống và đăng nhập hệ thống. 125
4. Phân hệ Quản trị hệ thống 131
5. Hướng dẫn sử dụng 132
5.1 Chọn đơn vị sử dụng 132
5.2 Thiết lập các danh mục 133
5.3 Phân quyền cho người sử dụng 134
5.4 Sao lưu dữ liệu 137
5.5 Phục hồi dữ liệu 138
6. Phân hệ quản lý tài chính, tài sản (FMIS) 141
6.1 Giới thiệu 141
6.2 Hướng dẫn sử dụng và khai thác chương trình 143
6.2.1 Mở phân hệ quản lý tài chính 143
6.2.2 Kiểm tra các thiết lập thông tin ban đầu 143
6.2.2.1 Thiết lập thông tin đơn vị 143
6.2.2.2 Chọn thời điểm hạch toán 144
6.2.2.3 Xem danh mục tài khoản 144
6.2.2.4 Xem danh mục đối tượng 144
6.2.2.5 Xem danh mục nguồn vốn sử dụng 145
6.2.3 Xem số dư ban đầu 145
6.2.3.1 Kiểm tra xem số dư tài khoản 145
6.2.3.2 Kiểm tra số dư nguồn kinh phí 147
6.2.3.3 Kiểm tra kinh phí được giao trong năm 147
6.2.4 Kiểm tra chứng từ phát sinh 148
6.2.4.1 Các bảng in trong nhập chứng từ 150
6.2.5 Tìm kiếm nhanh các chứng từ đã nhập 152
6.2.6 Lên số kế toán 152
6.2.6.1 Sổ quỹ tiền mặt (S11 – H) 152
6.2.6.2 Sổ quỹ ngân hàng (S12 – H) 153
6.2.6.3 Sổ theo dõi số dư đối tượng 154
6.2.6.4 Sổ theo dõi số dư nhóm đối tượng 154
6.2.6.5 Sổ in chi tiết tài khoản (S33 – H) 154
6.2.6.6 Sổ chi tiết các tài khoản thu (S52 – H) 155
6.2.6.7 Sổ chi tiết chi hoạt động (S61 – H) 155
6.2.6.8 Sổ chi tiết chi hoạt động (chiều ngang) 156
6.2.6.9 Sổ theo dõi kinh phí nguồn ngân sách cấp 156
6.2.6.10 Sổ theo dõi tạm ứng Kho bạc 157
6.2.7 Bảng đối chiếu dự toán KPNS tại Kho bạc (F02 – 3AH) 157
6.2.8 Bảng đối chiếu tình hình tạm ứng tại Kho bạc (F02 – 3BH) 158
6.2.9 Chứng từ ghi sổ (S02a – H) 158
6.2.9.1 Bảng kê chứng từ thanh toán 159
6.2.9.2 Báo cáo tài chính 159
6.2.9.3 Bảng cân đối tài khoản (B01 – H) 159
6.2.9.4 Tổng hợp tình hình kinh phí (B02 – H) 161
6.2.9.5 Quyết toán chi tiết từng nguồn (F02 – 1H) 161
6.2.9.6 Báo cáo sự nghiệp có thu 162
7. Phân hệ Quản lý học sinh (SMIS) 163
7.1 Một số chức năng chính hiệu trưởng cần biết 164
7.1.1 Chức năng nạp xuất mẫu hồ sơ ra Excel , hình 264 164
7.1.2 Chức năng nhập hồ sơ từ Excel 166
7.1.3 Chức năng xuất, đọc Phiếu điền điểm 166
7.1.4 Chức năng đọc điểm từ Excel hình 272 168
7.1.5 T hông tin chi tiết của từng học sinh: 169
7.1.6 Hoàn cảnh của từng học sinh qua các đợt điều tra (hình 277) 170
7.1.7 Thông tin về điểm của học sinh. 171
7.1.8 Thông tin về chất lượng học tập và rèn luyện của học sinh theo từng học kỳ được
thông báo trên web của SREM 173
7.2 Hướng dẫn sử dụng, khai thác phân hệ Quản lý học sinh 185
7.2.1 Khởi động hệ thống 185
7.2.2 Khởi động phân hệ Quản lý học sinh 186
7.2.2.1 Các bước thao tác 186
7.2.2.2 Menu “Quản lý học sinh” 186
7.2.2.3 Menu “Quản lý điểm” 191
7.2.2.4 Menu “Kiểm tra và thi” 192
7.2.2.5 Menu “Tìm kiếm” 193
7.2.2.6 Menu “Thống kê báo cáo” 195
8. Phân hệ quản lý nhân sự (PMIS) 197
8.1 Phân hệ quản lý nhân sự (PMIS) 197
8.1.1 Các chức năng chính của PMIS:Quản lý thông tin hồ sơ cá nhân 197
8.1.2 Cách sử dụng và khai thác thông tin báo cáo 204
8.2 Phân hệ quản lý giảng dạy 205
8.2.1 Các chức năng chính chính của phân hệ quản lý giảng dạy 205
8.2.2 Các bước thực hiện để khai thác chương trình 209
8.3 Phân hệ lập kế hoạch giảng dạy (TPS) 209
8.3.1 Giới thiệu chương trình 209
Các chức năng chính của chương trình: 209
8.3.2 Hướng dẫn sử dụng, khai thác phân hệ quản lý giảng dạy (TPS) 211
8.3.2.1 Mở dữ liệu TKB được lưu theo thời gian 211
8.3.2.2 Xem dữ liệu TKB 211
8.3.2.3 Xuất dữ liệu phân công giờ dạy 215
8.3.2.4 Xem các ràng buộc phân công giờ dạy 216
8.3.2.5 Xem thời khóa biểu đã sắp xếp 217
8.3.2.6 Xuất dữ liệu thời khóa biểu 218
8.3.2.7 In dữ liệu thời khóa biểu 219
8.3.2.8 Thoát khỏi phân hệ Quản lí giảng dạy 221
9. Bộ công cụ tự đánh giá và phân hệ hỗ trợ công tác thanh tra, đánh giá hoạt động nhà trường
(M&E) 221
9.1 Bộ công cụ tự đánh giá 221
9.2 Cách sử dụng, khai thác bộ công cụ tự đánh giá 229
10. Phân hệ quản lý hành chính 231
11. Các đối tượng sử dụng và yêu cầu kỹ năng khi sử dụng các phân hệ 231
Chương VI Các tình huống khi ứng dụng CNTT trong nhà trường 233
1. Đăng ký kết nối Internet 233
2. Online vs. Off-line 233
3. Các vấn đề chính với ổ đĩa USB 234
3.1 Phòng chống lây lan virus 234
3.2 Kéo dài tuổi thọ ổ đĩa USB 234
4. Quản lý mạng nội bộ LAN 234
4.1 Phòng chống lây lan virus trên LAN 235
4.2 Ngăn chặn chiếm hữu đường truyền 235
5. Một số địa chỉ hữu ích trên Internet 236
Lời giới thiệu:
Như đã nêu trong Lời nói đầu, Dự án SREM được giao nhiệm vụ xây dựng một Hệ thống phần
mềm quản lý các hoạt động trong trường học (được gọi là V.EMIS) để phát hành miễn phí tới tất cả
các trường học, phòng GDĐT, sở GDĐT nhằm thực hiện tin học hóa công tác quản lý giáo dục và
xây dựng Hệ cơ sở dữ liệu giáo dục phổ thông quốc gia.
Hệ thống V.EMIS sẽ hỗ trợ các trường quản lý các hoạt động cơ bản trong trường học. Từ cơ sở dữ
liệu của trường, các thông tin sẽ được truyền tải tới các cơ quan quản lý cấp trên, phục vụ các nhu
cầu quản lý. Hệ thống V.EMIS có các chức năng chính sau:
(i) Quản lý tài chính, tài sản;
(ii) Quản lý học sinh;
(iii) Quản lý giảng dạy;
(iv) Quản lý thư viện, thiết bị;
(v) Quản lý hành chính;
(vi) Hỗ trợ công tác giám sát đánh giá;
Sử dụng hệ thống này, các hiệu trưởng sẽ tiết kiệm được thời gian để nắm bắt diễn biến các hoạt
động trong trường học và chuẩn bị các báo cáo theo yêu cầu của cấp trên. Nếu thông tin được nhập
đầy đủ vào hệ thống., các hiệu trưởng sẽ có được các thông tin chính xác về tình trạng của cả
trường, của từng khối lớp, của một lớp để từ đó có các quyết định điều chỉnh thích hợp.
Để hỗ trợ các hiệu trưởng một cách thiết thực, trong phạm vi cuốn sách này, chúng tôi không đề cập
đến những kiến thức và kỹ năng cơ bản của máy tính và hệ thống mạng mà chỉ giới thiệu một số
những kỹ năng mà chúng tôi nghĩ là thiết yếu cho các nhà quản lý. Phần lớn nội dung cuốn sách tập
trung vào những tính năng cơ bản trong phần mềm V.EMIS và những kỹ năng cần thiết nhất để khai
thác dữ liệu từ hệ thống phục vụ việc quản lý hiệu quả nhà trường.
Trong quá trình thực hiện tin học hóa, chắc chắn sẽ có rất nhiều khó khăn nảy sinh liên quan đến
những người thực hiện, đến các điều kiện về cơ sở vật chất và thái độ tiếp nhận của những người
liên quan. Yêu cầu đặt ra đối với các hiệu trưởng là hiểu rõ các lợi ích và xu hướng tất yếu của việc
thực hiện hệ thống V.EMIS trong trường học để tuyên truyền và chỉ đạo cán bộ giáo viên trong quá
trình thực hiện. Việc tiếp cận để làm chủ hệ thống này là một yêu cầu mang tính thách thức với hiệu
trưởng, nhưng lại là đòi hỏi mang tính cấp bách nhằm đáp ứng những nhu cầu quản lý mới.
Hy vọng, cuốn sách sẽ hữu dụng đối với các hiệu trưởng và tiếp nối cho các sáng tạo của các hiệu
trưởng. Chúng tôi mong nhận được những ý kiến góp ý của bạn đọc để hoàn thiện cuốn sách này.
Thay mặt nhóm soạn thảo
Th.S Nguyễn Thị Thái
Phó Vụ trưởng, Phó GĐ dự án
Giới thiệu
Vai trò của CNTT trong mô hình giáo dục hiện đại
Trong xu thế hội nhập với thế giới của Việt Nam, mọi thành phần, tổ chức, ngành nghề trong nước
cũng không đi ra ngoài xu hướng đó. Lĩnh vực giáo dục và đào tạo, đặc biệt là giáo dục phổ thông,
cũng không phải là ngoại lệ. Điều quan trọng trong quá trình hội nhập này là bản thân chúng ta luôn
cập nhật được những tiến bộ trong cách dạy, cách học và phương thức quản lý giáo dục tiên tiến
trên thế giới. Bên cạnh đó, tùy theo hoàn cảnh cụ thể của đơn vị mà các nhà quản lý giáo dục áp
dụng cho đơn vị, tổ chức của mình.
Một trong những đặc điểm nổi bật nhất của xu hướng giáo dục hiện đại là sự thay đổi trong mô hình
giáo dục. Trong triết lý giáo dục mới này, học sinh là trung tâm của mô hình giáo dục thay cho giáo
viên như trong mô hình truyền thống của giáo dục Việt Nam. Điều này có lẽ là sự thay đổi căn bản
trong nhận thức đối với nền giáo dục Á Đông - nơi đề cao vị trí của người thầy. Tuy nhiên, trong
thời kỳ hội nhập, hiệu quả vận hành của một tổ chức hay cá nhân được đánh giá dựa trên kết quả,
chất lượng thì việc thay đổi tư duy giáo dục này là hợp lý, vì học sinh là sản phẩm của trường học,
chất lượng học sinh chính là thước đo, tiêu chí đánh giá căn bản nhất đối với sự vận hành của đơn
vị, tổ chức.
Với xu thế thay đổi mô hình giáo dục như trên, trường học phải thay đổi môi trường giáo dục. Mọi
tài nguyên, nguồn lực trong mỗi trường học cần tập trung vào việc tạo lập một môi trường học tập
cởi mở, sáng tạo cho học sinh. Một môi trường giáo dục hiện đại sẽ cung cấp tối đa khả năng tự
học, tìm kiếm thông tin cho mỗi học sinh; trong khi giáo viên chỉ hướng dẫn kỹ năng, phương pháp
giải quyết công việc. Kỹ năng giải quyết công việc và xử lý thông tin chính là cốt lõi của phương
thức giáo dục này. Để hiện thực hóa những giá trị cốt lõi trên, công nghệ thông tin (CNTT) là một
công cụ hữu hiệu.
Với sự thay đổi căn bản về mô hình giáo dục trong trường học ở trên, vai trò của CNTT trở nên đặc
biệt quan trọng. CNTT là công cụ cần thiết, phục vụ hiệu quả các qui trình quản lý trong trường
học. Đặc điểm nổi trội nhất là thông qua dữ liệu, thông tin được lưu trữ, xử lý, các tiêu chí trong
quản lý nhà trường đang dịch chuyển từ định tính sang định lượng. Bên cạnh đó, với bản chất của
CNTT, sự minh bạch hóa và chia sẻ thông tin, dữ liệu giữa các thành viên cũng như tốc độ xử lý
thông tin của máy tính sẽ làm tăng hiệu quả vận hành, quản lý nhà trường. Các hiệu trưởng, vì vậy,
cần quán triệt sự cần thiết phải ứng dụng CNTT trong nhà trường.
Các nội dung chính trong tài liệu
Tài liệu này cung cấp những kiến thức căn bản về ứng dụng CNTT trong quản lý nhà trường dưới
dạng sổ tay. Do vậy, đối tượng độc giả của tài liệu này là các hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các
trường phổ thông. Hàm lượng thông tin, kiến thức trong tài liệu đã được chọn lọc ở mức căn bản
nhất về kiến thức kỹ thuật chung về tin học. Điểm nổi trội nhất của tài liệu này tập trung vào ứng
dụng CNTT trong quản lý nhà trường. Đây chính là điểm khác biệt rõ nét nhất của tài liệu này so
với những tài liệu khác. Cụ thể, với những nghiệp vụ quản lý giáo dục trong nhà trường, hàm lượng
thông tin được cung cấp một cách chi tiết cụ thể đến mức để những hiệu trưởng, phó hiệu trưởng có
thể tham khảo và thao tác trực tiếp cho những nghiệp vụ mà họ đảm trách.
Vì đối tượng chính của tài liệu là những cán bộ quản lý giáo dục trong nhà trường, xuyên suốt trong
tài liệu là việc đặt trọng tâm vào ý thức của nhà quản lý. Điểm căn bản của CNTT là sự chia sẻ tài
nguyên, nguồn lực của tổ chức cho các đối tượng thụ hưởng nó. Trong trường học, có ba loại đối
tượng thụ hưởng là người quản lý (hiệu trưởng, phó hiệu trưởng), giáo viên và học sinh. Bên cạnh
việc hiểu sâu, kỹ năng ứng dụng công cụ CNTT vào nghiệp vụ quản lý của mình, các hiệu trưởng,
phó hiệu trưởng với tư cách là những nhà quản lý, người đưa ra quyết định cho việc ứng dụng
CNTT trong nhà trường cần có ý thức, đánh giá nhu cầu ứng dụng CNTT của 2 nhóm đối tượng còn
lại là giáo viên, học sinh. Khi nhà quản lý có ý thức về sự chia sẻ tài nguyên CNTT cũng như kế
hoạch tổng thể ứng dụng CNTT cho cả ba nhóm đối tượng này thì hiệu quả đầu tư và sử dụng trang
thiết bị sẽ đạt mức cao, sự liên thông trong các quá trình dạy, học và quản lý nhà trường được thống
nhất.
Nội dung tài liệu được tổ chức theo ba phần chính:
1. Kiến thức cơ bản về tin học: Tài liệu mô tả mức cơ bản nhất về kiến thức tin học cho một
nhà quản lý ở Các kiến thức cơ bản về CNTT. Phần này giới thiệu sơ qua về tin học, các
khái niệm cơ bản trong phần cứng và phần mềm máy tính. Riêng lĩnh vực phần mềm, với tư
cách là cẩm nang CNTT trong nhà trường, tài liệu định hướng vào việc giới thiệu những
công cụ CNTT nói chung và những phần mềm hữu ích phục vụ việc dạy, học và quản lý nhà
trường như phần mềm văn phòng, soạn tài liệu/giáo án điện tử cho các giáo viên, phần mềm
quản lý giáo dục (V.EMIS do SREM cung cấp)… Các phần mềm trong nhà trường sẽ được
phân nhóm tương ứng phù hợp với ba nhóm đối tượng trong nhà trường: nhà quản lý, giáo
viên và học sinh. Bên cạnh đó, Các tình huống khi ứng dụng CNTT trong nhà trường hỗ trợ
các hiệu trưởng giải quyết những tình huống đặc thù khi ứng dụng CNTT trong trường học.
Đây là những tình huống phổ biến, hay xảy ra đối với trường phổ thông. Những đề xuất, tư
vấn trong phần này được đúc rút từ những kinh nghiệm thực tế của những chuyên gia giáo
dục am hiểu tin học khi triển khai ứng dụng CNTT trong nhà trường ở các tỉnh trong cả
nước.
2. Những kỹ năng cần thiết khi ứng dụng và quản lý CNTT trong nhà trường đối với một hiệu
trưởng được đề cập ở Một số yêu cầu đối với hiệu trưởng về ứng dụng CNTT trong trường
học. Trong phần này, với tư cách là nhà quản lý, là người ra quyết định, hiệu trưởng cần có
những kỹ năng chính như sau:
- Ý thức được vai trò của CNTT trong môi trường giáo dục phổ thông hiện nay: Xác định
đúng đắn ba loại đối tượng trong nhà trường là người quản lý (hiệu trưởng, phó hiệu
trưởng); giáo viên và nhân viên, học sinh và hiểu rõ nhu cầu ứng dụng CNTT của mỗi
đối tượng. Dựa trên đó, hiệu trưởng ý thức được rằng CNTT là tài sản quan trọng, là đòn
bẩy cho hiệu quả hoạt động của trường học nếu được sử dụng hợp lý, được chia sẻ giữa
các đối tượng.
- Kế hoạch ứng dụng CNTT trong nhà trường: thông qua việc đánh giá nhu cầu của mỗi
loại đối tượng, hiệu trưởng xác định nhu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị và phần
mềm, nhân lực cho mỗi loại đối tượng. Sau đó, người quản lý xây dựng kế hoạch, triển
khai mua sắm, tuyển dụng nhân sự…
- Chính sách, quản lý tài sản CNTT trong nhà trường liên quan tới các vấn đề chính như
cơ sở vật chất, nhân lực, trang thiết bị, phần mềm, chính sách ứng dụng và sử dụng tài
sản CNTT trong nhà trường…
3. Đặc biệt, với vai trò của hiệu trưởng, kỹ năng chuyên môn, ứng dụng CNTT cho nghiệp vụ
quản lý nhà trường của một hiệu trưởng là nội dung chính trong Khai thác ứng dụng CNTT
cho các nghiệp vụ quản lý trong nhà trường. Phần này mô tả cách khai thác các phân hệ
trong V.EMIS và mối tương quan giữa chúng trong các nghiệp vụ quản lý hàng ngày của
hiệu trưởng. Ví dụ: quản lý nhân sự thông qua hồ sơ cán bộ, nâng lương, phân công công
tác, lập thời khóa biểu và giám sát công tác của các giáo viên…; Quản lý học sinh với hồ sơ
học sinh, điểm số, hạnh kiểm, sức khỏe, tổ chức thi…; quản lý tài chính tài sản trong nhà
trường với những khoản thu chi từ ngân sách nhà nước và các nguồn tài trợ… Những qui
trình nghiệp vụ này được quản lý và hỗ trợ bởi những phân hệ tương ứng trong V.EMIS.
Quan trọng hơn, những phân hệ này liên thông, chia sẻ dữ liệu với nhau nên giúp cho nhà
quản lý có một cái nhìn thống nhất, chính xác về những mặt hoạt động của nhà trường.
Các kiến thức cơ bản về CNTT
Danh sách thuật ngữ
Bảng dưới đây là một số các thuật ngữ tin học cơ bản và các giải thích tương ứng.
Số TT Thuật ngữ Giải thích
1.
ADSL (Asymmetric Digital
Subscriber Line)
Đường thuê bao mạng bất đối xứng – kết nối
băng thông rộng
2. Application software Phần mềm ứng dụng là loại phần mềm được
dùng cho các chuyên môn. Mục đích cụ thể như
phần mềm văn phòng, phần mềm giảng dạy…
3.
ASCII (American Standard Code
for Information Interchange)
Bảng mã các ký tự chuẩn của Mỹ
4.
CD-ROM (Compact Disc – ROM) Đĩa CD chỉ đọc dùng để lưu dữ liệu
5. Client Máy khách là một ứng dụng hay hệ thống truy
cập tới một dịch vụ từ xa thông qua mạng máy
tính
6.
CPU (Central Processing Unit) Đơn vị xử lý trung tâm trong máy tính
7.
Database Cơ sở dữ liệu (CSDL) là hệ thống quản lý thông
tin sinh ra do hoạt động nghiệp vụ của tổ chức.
8.
DHCP (Dynamic Host
Configuration Protocol)
Hệ thông giao thức cấu hình địa chỉ IP động
9.
DNS (Domain Name System) Hệ thống phân giải tên miền thành địa chỉ IP và
ngược lại
10. Email Thư điện tử
11.
FAT (File Allocation Table) Một kiểu quản lý tệp tin kiểu cũ của Microsoft
12. Firewall Tường lửa – hệ thống bảo vệ mạng máy tính của
tổ chức khỏi sự xâm nhập trái phép từ bên ngoài
13. Gateway Cổng chính của mạng LAN đi ra thế giới bên
ngoài, ví dụ: kết nối Internet
14. GUI (Graphical User Interface) Giao diện đồ họa (thường được dùng trong các
hệ điều hành tiên tiến như Microsoft Windows)
15.
HDD (Hard Disk Drive) Ổ đĩa cứng – phương tiện lưu trữ dữ liệu chính
trong máy tính
16.
HTML (Hyperlink Text Markup
Language)
Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản (thường được
dùng trong các trang thông tin Web)
17.
I/O (Input/Output) Cổng nhập/xuất
18. I/O devices Thiết bị vào ra (nhập vào hoặc xuất ra dữ liệu
trong máy tính)
19.
ICT (Information Communication
Technology)
Ngành công nghệ thông tin và truyền thông
20.
IDE (Integrated Drive Electronic) Một chuẩn giao thức truyền tín hiệu điện tử song
song, thường được dùng cho các loại ổ đĩa cứng
Số TT Thuật ngữ Giải thích
21. Internet Mạng máy tính toàn cầu, được dùng để chia sẻ
tài nguyên thông tin và dữ liệu giữa hàng tỉ máy
tính
22. Intranet Một dạng mạng Internet giới hạn nội bộ trong
một tổ chức để tăng cường bảo mật, tránh xâm
nhập bất hợp pháp từ bên ngoài
23.
IT (Information Technology) Ngành công nghệ thông tin
24.
kbps (kilobits per second) Tốc độ truyền trên mạng (LAN, Internet…) tính
theo số lượng bit được truyền trong 1 giây
25.
LAN (Local Area Network) Mạng máy tính cục bộ
26.
Linux …
27. Middleware Phần mềm trung gian, được dùng như là một lớp
đệm tách bạch giữa phần mềm ứng dụng và hệ
điều hành
28.
Modem (Modulator/Demodulator) Điều chế và giải điều chế - chuyển đổi qua lại
giữa tín hiệu số và analog trong thiết bị mạng
29.
MS-DOS (Microsoft Disk
Operating System)
Hệ điều hành MS-DOS đầu tiên của công ty
Microsoft (1981) trên máy tính. cá nhân
30.
NTFS (New Technology File
System)
Hệ thống quản lý tệp tin công nghệ mới của
Microsoft với sự bảo mật tốt hơn
31.
OS (Operating System) Hệ điều hành máy tính
32.
PC (Personal Computer) Máy tính cá nhân
33.
PCI (Peripheral Component
Interconnect)
Một chuẩn truyền tín hiệu nối tiếp, được dùng
trong giao tiếp với thiết bị ngoại vi
34.
PnP (Plug and Play) Cắm và chạy
35. Programming language Ngôn ngữ lập trình là loại ngôn ngữ mà những
nhà phát triển phần mềm sử dụng để diễn đạt ý
đồ, thủ tục, giải thuật dùng trong chương trình
phần mềm để từ đó máy tính có thể hiểu được và
thực thi những ý đồ đó Các ngôn ngữ lập trình
phổ biến là Java, C#, C++, C.,
36.
RAM (Random Access Memory) Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên
37.
ROM (Read Only Memory) Bộ nhớ chỉ đọc, không thể sửa xóa
38.
TCP/IP (Transmission Control
Protocol/Internet Protocol)
Giao thức truyền dữ liệu trên mạng Internet
39.
USB (Universal Serial Bus) Chuẩn truyền tín hiệu dữ liệu nối tiếp đa năng
40. Virus Một dạng phần mềm máy tính được cài ẩn trên
máy tính. mà người chủ không hay biết
Thường có những tác động có hại cho hoạt động
của máy tính dưới những dạng khác nhau (virus,
spyware, malware, adware )
41.
WAN (Wide Area Network) Mạng máy tính diện rộng
42.
Wi-Fi (Wireless Fidelity) Chuẩn tín hiệu mạng không dây
Số TT Thuật ngữ Giải thích
43.
Windows Hệ điều hành giao diện đồ họa của công ty
Microsoft Các phiên bản phổ biến là Windows
2000, XP, Vista
44. WWW(World Wide Web) Mạng các trang thông tin trên Internet
b. Giải thích thuật ngữ sử dụng trong hệ thống V.EMIS
STT Tên Diễn giải
1
Tổ hợp phím
Thực hiện bấm đồng thời một số phím (thí dụ: Alt + T để
nhập mới) để thực hiện một chức năng nào đó tùy thuộc
vào ý đồ của người lập trình.
Thông thường các phím tắt được thiết kế là sự kết hợp
giữa phím tắt Alt và một từ gợi nhớ trong nút chức năng
đó.
2 Phím nóng
Minh họa
(Alt + S)
Để thực hiện một chức năng, thao tác nào đó trong chương
trình thay vì người sử dụng phải dùng chuột hoặc di
chuyển các phím mũi tên rồi dùng phím Enter thì người sử
dụng có thể dùng một tổ hợp phím để thực hiện chức năng
đó. Tổ hợp phím này được gọi là phím nóng.
- Phím nóng được sử dụng trong mỗi chức năng của
chương trình (có chức năng không có), nó bao gồm những
phím nào thì phụ thuộc vào người thiết kế chương trình.
Tuy nhiên, các tổ hợp phím thường có ý nghĩa mô tả nội
dung, chức năng, thao tác.
- Sử dụng phím nóng có thể sẽ khó khăn đối với những
người mới làm quen với chương trình hoặc trình độ sử
dụng máy tính còn yếu kém. Nhưng ngược lại đối với
những người sử dụng quen thì các thao tác với chương
trình sẽ rất nhanh và làm tăng hiệu quả làm việc.
- Làm thế nào để biết được chức năng, thao tác nào có sử
dụng phím nóng? -> Có 2 cách để nhận biết điều đó.
+ Với các nút có dòng chữ làm tiêu đề thì chữ cái nào
được gạch chân ta có tổ hợp phím nóng là Alt + chữ cái
đó.
+ Với các nút có hình ảnh: Khi di chuột trên nút sẽ hiện
dòng chữ giải thích và cho ta biết tổ hợp phím nóng là gì.
3 Biểu tượng
Minh họa
Biểu tượng là hình ảnh tượng trưng cho một chức năng
nào đó.
- Khi người sử dụng kích đúp chuột vào biểu tượng thì
chương trình sẽ khởi động chức năng đó. Thông thường
người sử dụng thường thiết kế các biểu tượng có ý nghĩa
tương ứng với nội dung của chức năng đó.
(Tra cứu thông tin)
4 Biểu tượng thông báo lỗi
Minh họa
Trong quá trình khai báo các tham số, hay nhập dữ liệu
nếu có lỗi xảy ra chương trình sẽ hiển thị biểu tượng thông
báo lỗi màu đỏ bên cạnh công cụ nhập liệu, kèm theo chú
thích khi người sử dụng di chuột vào biểu tượng đó.
5 Nút Thoát
Minh hoạ Thoát khỏi chức năng hiện tại trở về màn hình chức năng
trước đó.
6 Server Máy phục vụ cơ sở dữ liệu, và chia sẻ dữ liệu cho các máy
khác sử dụng chương trình PMIS trên hệ thống mạng truy
cập vào.
7 Client Máy tính cài đặt chương trình PMIS.
8 Web Server Máy phục vụ cài hệ thống ứng dụng trên web, và chia sẻ
cho các máy Clients khác trên mạng.
c. Giải thích các phím nóng sử dụng trong chương trình quản lý nhân sự (PMIS) phần hồ sơ cán bộ
công chức
STT Tên tổ hợp phím Ý nghĩa
1 Alt + T Thêm mới
2 Alt + S Sửa
3 Alt + X Xóa
4 Alt + O Thoát
5 Alt + N In ấn
6 Alt + H Hủy
7 Alt + I Trợ giúp
8 Alt + C Cập nhật
9 Alt + G Ghi
10 Alt + K Tìm kiếm
11 Alt + N Đánh giá
12 Alt + P Phục hồi
Cấu trúc máy tính
Hệ thống máy tính được tổ chức theo mô hình phân lớp như Hình 1 dưới đây.
- Phần cứng máy tính: Các linh kiện điện tử, chịu trách nhiệm xử lý các tín hiệu vật lý
trong máy tính.
- Hệ điều hành: Phần mềm hệ thống cơ bản nhất của máy tính, được dùng như là một lớp
đặc biệt để tương tác với phần cứng ở bên dưới. Các phần mềm khác của máy tính thực
thi các câu lệnh thông qua hệ điều hành.
- Phần mềm trung gian (Middleware): Nhiều chương trình phần mềm ứng dụng được sử
dụng chạy trên nhiều loại cấu hình máy tính, hệ điều hành khác nhau. Với những phần
mềm này, một phần mềm trung gian được dùng như là lớp đệm để tạo sự độc lập giữa
phần mềm ứng dụng và hệ điều hành, phần cứng bên dưới. Các phần mềm trung gian
điển hình là máy ảo Java của Sun Microsystems, khung.NET Framework của Microsoft.
Phần mềm trung gian là xu hướng mới của CNTT hiện nay nên đây là khái niệm mới.
- Phần mềm ứng dụng là thuật ngữ dùng chung cho tất cả các loại phần mềm mà người sử
dụng thao tác trực tiếp phục vụ nhu cầu nghiệp vụ hàng ngày. Tùy theo nhu cầu sử dụng
của người dùng, mỗi phần mềm ứng dụng hỗ trợ vài tính năng chuyên biệt. Các phần
mềm ứng dụng phổ biến là phần mềm văn phòng (Microsoft Word, Excel…) hay trình
duyệt Web (Internet Explorer, Mozilla, firefox)…
Hình 1: Mô hình cấu trúc máy tính
Tổng quan phần cứng
Phần cứng bao gồm tất cả các thành phần vật lý cấu thành bên trong hệ thống máy tính. Các bộ
phận phần cứng chủ chốt được liệt kê dưới đây. Cấu trúc phần cứng đơn giản được thể hiện ở Hình
2. Các bộ phận chính của nó bao gồm: Bộ xử lý trung tâm (CPU), bộ nhớ, ổ đĩa, bàn phím, chuột,
màn hình, máy in…
Bộ xử lý trung tâm (CPU) điều khiển hoạt động của máy tính và xử lý số liệu. Hoạt động của CPU
chỉ đơn thuần là một qui trình gồm 3 bước căn bản: (a) truy xuất các câu lệnh của các chương trình
phần mềm và hệ điều hành từ bộ nhớ; (b) thực hiện các câu lệnh đó trong CPU và (c) trả lại kết quả
tính toán bằng cách ghi kết quả lên trên bộ nhớ.
Bộ nhớ là nơi lưu trữ dữ liệu và câu lệnh của các phần mềm và hệ điều hành để CPU truy xuất và
ghi nhận với tốc độ cao. Có hai loại bộ nhớ tương tác với CPU là RAM và ROM. RAM có tính tạm
thời vì những dữ liệu và câu lệnh ghi trên RAM sẽ mất đi khi điện nguồn bị tắt. Thuật ngữ này
thường được ngầm định cho loại bộ nhớ trong.
Ổ cứng là loại bộ nhớ ngoài, nơi lưu trữ dữ liệu và chương trình phần mềm lâu dài, không bị mất đi
khi tắt điện nguồn. Tuy nhiên, tốc độ truy xuất chậm. Do vậy, trước khi chạy chương trình hoặc xử
lý dữ liệu, những chương trình và dữ liệu này sẽ được tải từ ổ cứng vào bộ nhớ trong RAM.
Hình 2: Tổng quan cấu trúc phần cứng máy tính
Thiết bị vào ra: kết nối với CPU để nhập vào hoặc kết xuất dữ liệu từ máy tính. Các thiết bị vào ra
chính được mô tả dưới đây:
- Bàn phím, con chuột: thiết bị đầu vào để nhập liệu hoặc các thao tác lệnh trong môi trường
giao diện đồ họa GUI.
- Màn hình, máy in: thiết bị đầu ra để hiển thị hoăc cung cấp kết nối để in ra giấy nội dung dữ
liệu, kết quả chương trình cho người sử dụng.
Máy tính được kết nối với bên ngoài thông qua mạng máy tính. Đó là hệ thống truyền dẫn thông tin
giữa các máy tính với nhau. Trong nội bộ một trường học, mạng máy tính được tổ chức trong một
liên kết gọi là mạng nội bộ (LAN). Trong LAN, các máy tính có thể chia sẻ dữ liệu với nhau và một
cơ chế tường lửa firewall bảo đảm sự an toàn của hệ thống trước sự xâm nhập trái phép từ bên
ngoài LAN. Thông thường, mỗi mạng LAN sẽ có một cổng chính (gateway) để từ đó các máy tính
trong LAN có thể truy cập vào Internet. Hình 3 mô tả một sơ đồ phân bố mạng LAN có kết nối với
Internet thông qua cổng chính gateway.
Bàn
phím
Con
chuột
CPU
Màn
hình
Máy in
Thiết bị đầu vào Thiết bị đầu ra
Hình 3: Mạng máy tính nội bộ LAN có kết nối Internet
Hệ điều hành
Hệ điều hành là một chương trình chạy trên máy tính. dùng để sắp xếp trình tự, quản lý các thiết bị
phần cứng và cấp phát tài nguyên cho các chương trình phần mềm.
Hình 1: Biểu tượng của Microsoft Windows
Hệ điều hành tiêu biểu đang được sử dụng rộng rãi nhất ở Việt Nam là Windows và gần đây có
Linux với bản quyền mã nguồn mở.
Windows: là hệ điều hành dành cho máy tính cá nhân phổ biến nhất hiện nay do Microsoft phát
triển. Đây là hệ điều hành thân thiện, dễ sử dụng vì dựa trên giao diện đồ họa GUI. Tính ổn định
của hệ điều hành này cũng dần được cải thiện qua các phiên bản của Windows như 2000, XP và
Vista. Tuy nhiên, bản chất là hệ điều hành “đóng” (mã nguồn của Windows không công khai) nên
chi phí bản quyền cho Windows đắt và do Microsoft áp đặt. Đây là một trong những nguyên nhân
chủ yếu trong những vụ kiện chống độc quyền của nhiều công ty và chính phủ trên thế giới nhắm
vào Microsoft trong khoảng một thập kỷ vừa qua.
Đối lập với tính đóng của Windows là mã nguồn mở. Phầm mềm nguồn mở là phần mềm với mã
nguồn được công khai và sử dụng giấy phép nguồn mở. Giấy phép này cho phép bất cứ ai cũng có
thể nghiên cứu, thay đổi và cải tiến phần mềm, và phân phối phần mềm ở dạng chưa thay đổi và đã
thay đổi. So với phần mềm mã nguồn “đóng” của Microsoft ở trên, phần mềm mã nguồn mở đem
lại sự minh bạch, công khai và nhiều tùy biến hơn cho cộng đồng. Chi phí bản quyền cho phần mềm
nguồn mở (không tính dịch vụ bảo trì) do vậy có thể coi là miễn phí.
Linux: là hệ điều hành mã nguồn mở đầu tiên trên thế giới và hiện nay đang thách thức sự thống trị
của Microsoft Windows. Đặc điểm nổi bật của Linux là chi phí phần cứng thấp, tốc độ và tính ổn
định, bảo mật tốt hơn Windows. Điểm yếu của Linux là sự hỗ trợ phần cứng hạn chế hơn nhiều so
với Windows.
Hình 2: Biểu tượng của Linux
Phần mềm
Phần mềm máy tính là một sự kết hợp của các chương trình máy tính, thủ tục và tài liệu tương ứng
có tác dụng thực hiện một hay nhiều nhiệm vụ trên máy tính Khái niệm phần mềm khá rộng. Tuy
nhiên từ góc nhìn của người sử dụng cuối, phần mềm có các dạng cơ bản sau:
- Phần mềm ứng dụng: loại phần mềm phục vụ công việc, nhu cầu hàng ngày của đa số người
dùng. Ví dụ điển hình là phần mềm soạn thảo văn bản.
- Phần mềm tiện ích (utility software): loại phần mềm này không hỗ trợ hay thực hiện các
công việc, nghiệp vụ hàng ngày của người dùng. Thay vào đó, các phần mềm tiện ích hỗ trợ
người dùng trong việc quản lý tài liệu của họ trên máy tính., tăng cường khả năng làm việc
và độ an toàn của máy tính. Ví dụ: phần mềm quản lý tệp tin, chống virus, kiểm tra tính nhất
quán, toàn vẹn của tổ chức logic và vật lý của các tệp tin trên ổ cứng…
Phần mềm tiện ích
Phần mềm tiện ích được thiết kế để giúp quản lý, căn chỉnh phần cứng, hệ điều hành và phần mềm
ứng dụng thông qua việc thực hiện vài nhiệm vụ mang tính hệ thống. Vì tính chất này, nhiều phần
mềm tiện ích thậm chí được tích hợp hẳn vào với hệ điều hành (Mục Hệ điều hành ở trên). Các
phần mềm tiện ích điển hình được phân loại như sau:
Phần mềm tiện ích hệ thống: điển hình là phần mềm quản lý ổ cứng có tác dụng kiểm tra và dọn
dẹp ổ cứng để tăng tốc độ truy cập tệp tin và giải phóng dung lượng của ổ cứng khỏi những tệp tin
không cần thiết. Các phần mềm tiêu biểu là Windows Explorer (quản lý tệp tin trong hệ điều hành
Windows), Disk Defragmentation and Checker (kiểm tra chất lượng ổ đĩa và tối ưu hóa vị trí tệp tin
trên ổ đĩa để tăng hiệu suất truy cập), Backup (sao lưu dữ liệu trên ổ đĩa)…
Phần mềm chống virus, spyware, adware: chống lại những chương trình, đoạn mã độc hại nằm
ẩn trong máy tính mà người dùng hoàn toàn không nhận thức được sự tồn tại của chúng. Có nhiều
loại chương trình và mã độc hại tiềm năng trên máy tính. và chúng được phân loại. Virus là những
đoạn mã làm sai lệch hoạt động của hệ thống một cách có chủ ý, sinh dữ liệu sai và giảm rõ rệt khả
năng vận hành của máy tính. Không như virus, spyware nằm thường trú trong máy tính nhưng
không ảnh hưởng nhiều tới hiệu suất của máy, thay vào đó, spyware âm thầm lấy các thông tin cá
nhân của người dùng mà không được sự cho phép của họ, bí mật gửi những thông tin này về nơi
phát tán spyware thông qua Internet. Những vụ rò gỉ thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng, mật
khẩu người dùng… trên thế giới là hậu quả của spyware. Về mức độ nguy hiểm và tác dụng, adware
không mạnh như virus và spyware. Adware là đoạn mã nằm thường trú trong máy tính tự động thực
hiện, hiển thị những quảng cáo mà không có sự đồng ý của người dùng. Việc này thường chỉ gây
khó chịu cho người sử dụng. Những phần mềm chống virus tiêu biểu là: AVG, Norton, McAfee,
Kaspersky Anti-virus (nước ngoài) và BKAV (Việt Nam)
Phần mềm ứng dụng
Phần mềm ứng dụng là bất cứ công cụ nào có tính năng và mục đích trực tiếp nâng cao hiệu quả
làm việc, nghiệp vụ của người dùng.
Một số loại phần mềm ứng dụng tiêu biểu được liệt kê ở dưới đây. Riêng phần mềm giáo dục, vì
tính đặc thù của tài liệu này phục vụ cho ngành giáo dục, được trình bày chi tiết trong
Mục Học liệu, giáo trình điện tử và Phần mềm chuyên ngành
Phần mềm văn phòng là phần mềm cần thiết nhất vì tính phổ biến, thỏa mãn nhu cầu của mọi đối
tượng người dùng. Gói phần mềm văn phòng Microsoft Office (Word, Excel, PowerPoint…) gồm
các chương trình soạn thảo văn bản, bảng tính, trình chiếu… được tích hợp với nhau. Vì tính
“đóng” của các sản phẩm Microsoft, chi phí của mỗi bản quyền cho Microsoft Office rất đắt. Ngược
lại, bộ phần mềm văn phòng mã nguồn mở OpenOffice (Writer, Calc, Impress…) cũng có những
tính năng tương tự như Microsoft Office như soạn thảo văn bản, bảng tính, trình chiếu nhưng
được cấp hoàn toàn miễn phí. Điểm nổi trội là OpenOffice có thể chạy trên nhiều phần cứng, hệ
điều hành khác nhau vì gói ứng dụng này được viết trên phần mềm trung gian (middleware) máy ảo
Java. Riêng Microsoft Office chỉ hoạt động trên hệ điều hành Windows. Ngoài ra, để tăng tính cạnh
tranh và thu hút thêm lượng người sử dụng của Microsoft Office về phía mình, OpenOffice cố gắng
tương thích với tất cả các định dạng hiện có của Microsoft Office. Việc so sánh các phần mềm
thành phần của cả hai gói này được chi tiết như sau:
- Soạn thảo văn bản: Word (Microsoft Office) và Writer (OpenOffice)
- Bảng tính: Excel (Microsoft Office) và Calc (OpenOffice)
- Trình chiếu: PowerPoint (Microsoft Office) và Impress (OpenOffice)
- Quản trị cơ sở dữ liệu: phục vụ công tác lưu trữ thông tin, dữ liệu trong các qui trình nghiệp
vụ hàng ngày của người dùng. Cụ thể là Access (Microsoft Office) và Base (OpenOffice)
- Thể hiện và soạn thảo đồ hình: Visio (Microsoft Office) và Draw (OpenOffice)
- Xây dựng, soạn thảo các công thức toán học: Equation Editor (Microsoft Office) và Math
(OpenOffice)
Phần mềm giải trí như nghe nhạc, xem phim, đa phương tiện cũng là một thể loại ứng dụng phổ
biến. Đó là: Windows Media Player, Winamp, RealPlayer…
Ứng dụng trên Internet
Internet là mạng kết nối toàn cầu các máy tính, cho phép người dùng chia sẻ thông tin trên nhiều
kênh thông tin. Một máy tính sau khi được kết nối Internet có thể truy cập thông tin từ một số lượng
khổng lồ các máy chủ và các máy tính khác và đưa những thông tin đó về bộ nhớ của nó. Ngược
lại, mỗi máy tính cũng có thể cung cấp thông tin của nó tới các máy chủ và những thông tin đó được
đưa ra công khai và thậm chí thay đổi bởi những máy tính được kết nối Internet khác. Phần lớn
thông tin hiện nay trên Internet được cung cấp dưới dạng tài liệu siêu văn bản (hypertext) và tài
nguyên của World Wide Web. Người dùng quản lý thông tin gửi và nhận trên World Wide Web
thông qua các trình duyệt Web.
Để xác định được máy tính lưu trữ loại tài nguyên, thông tin nào đó trên Internet, mỗi máy tính
được cấp phát một địa chỉ trên Internet là một chuỗi chữ số. Vì chuỗi chữ số này khó nhớ, chúng
được tham chiếu tới bộ đôi gồm tên máy tính đó trong tên miền của tổ chức sở hữu máy đó. Ví dụ:
www.moet.edu.vn là địa chỉ trang Web của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Việt Nam. Địa chỉ IP của máy
chủ Web là 220.231.119.45 chỉ thích hợp cho các máy tính trao đổi với nhau trong khi người dùng
khó nhớ được giá trị chính xác của chuỗi số này. Do vậy, địa chỉ của máy chủ được tham chiếu tới
www.moet.edu.vn, trong đó www là tên máy chủ và moet. edu. vn là tên miền của tổ chức sở hữu
máy chủ đó. Đây chính là tên miền của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Ministry of Education and
Training – MoET) thuộc ngành giáo dục (edu) của Việt Nam (vn). Việc tham chiếu qua lại giữa địa
chỉ IP 220.231.119.45 với www.moet.edu.vn được lưu trữ, duy trì trong DNS – hệ thống phân giải
tên miền và địa chỉ IP.
Ngày nay, với sự phổ dụng của World Wide Web, các tổ chức công bố thông tin bản thân thông qua
những trang Web của mình – gọi là Website. Nội dung của mỗi Website được lưu trữ trên máy chủ
Web của tổ chức (gọi là Web server). Một người dùng muốn truy cập tới thông tin, tài nguyên của
một tổ chức, ví dụ: Bộ Giáo dục-Đào tạo ở trên, cần phải biết tên miền của tổ chức và dùng trình
duyệt Web để truy cập tới đó. Về bản chất, trình duyệt Web phổ biến như Internet Explorer,
Mozilla, firefox… là những chương trình khách tương tác với hệ thống Web server.
Bên cạnh trình duyệt Web, một số phần mềm khác cho phép người dùng tương tác với mạng máy
tính bao gồm thư điện tử, chat trực tuyến, truyền tải và chia sẻ tệp tin…
- Thư điện tử (email) là chương trình ứng dụng cho phép biên soạn nội dung, gửi và lưu trữ
những giao tiếp liên lạc giữa con người dựa trên văn bản thông qua hệ thống máy tính.
Những chương trình email phổ biến là yahoo, gmail, Microsoft Outlook, Mozilla
Thunderbird.
- Diễn đàn (forum hay message board) là nơi thảo luận trực tuyến. Người tham gia thảo luận
trên diễn đàn có thể xây dựng mối liên hệ với nhau và trong những nhóm người có cùng mối
quan tâm xung quanh những chủ đề thảo luận.
- Mạng xã hội: một mạng xã hội tập trung xây dựng những cộng đồng trực tuyến có những
mối quan tâm và hoạt động giống nhau. Thành viên của mạng xã hội có sở thích tìm hiểu về
thói quen, mối quan tâm và hoạt động của những thành viên khác. Hầu hết mạng xã hội đều
dựa trên nền tảng Web, cung cấp nhiều phương thức để những thành viên liên lạc với nhau
như email, tin nhắn… Những mạng xã hội lớn trên thế giới là Facebook, MySpace.
- Blog được viết tắt từ thuật ngữ weblog. Đây là một dạng Website cá nhân được tổ chức, duy
trì thông qua những mục ghi, đánh giá và sự kiện. Không giống như Website truyền thống,
blog cho phép người đọc lưu lại ý kiến đánh giá của mình về nội dung trong đó. Khả năng
tương tác giữa chủ sở hữu blog và người đọc là điểm nổi trội của blog.
- Hội nghị, hội thảo từ xa qua mạng với 3 hình thức chủ yếu hiện nay là: qua truyền hình, qua
web và qua đàm thoại, đây là những hình thức trao đổi và khớp nối thông tin trực tiếp giữa
nhiều người từ nhiều địa điểm cách nhau thông qua hệ thống viễn thông nhằm để tiết kiệm
thời gian, kinh phí, công sức đi lại. Dữ liệu được truyền đạt trên kênh thông tin có thể gồm
cả âm thanh, hình ảnh.
Hiện nay, sự phổ cập và qui mô ảnh hưởng của Internet lên đời sống kinh tế xã hội ngày càng sâu
rộng. Tận dụng Internet như là một môi trường kinh doanh ảo trở thành một xu hướng kinh doanh
trong thời đại thông tin. Các dịch vụ kinh doanh trên môi trường Internet bao gồm:
- Tìm kiếm trên Google là một kỹ năng cần thiết trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay.
Với từ khóa của lĩnh vực cần tìm hiểu thông tin, người dùng truy cập vào trang Web tìm
kiếm của Google tại www.google.com và nhập từ khóa này vào ô tìm kiếm. Máy tìm kiếm
của Google sẽ trả lại danh sách các Website có thông tin về lĩnh vực mà người dùng quan
tâm. Với Google, thời gian tìm kiếm thông tin sẽ giảm đáng kể. Qua đó, khả năng giải quyết
vấn đề, tự học được cải thiện rõ rệt.
- Thương mại điện tử với eBay, Amazon là dạng kinh doanh trực tuyến trên môi trường
Internet. eBay với địa chỉ tại www.ebay.com là Website đấu giá và bán hàng trực tuyến mà
ở đó người dùng có thể bán và mua các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ hết sức đa dạng trên
thế giới. Không đa dạng như eBay, Amazon tại địa chỉ www.amazon.com tập trung vào sản
phẩm là sách báo, băng đĩa ca nhạc, phim ảnh, trò chơi điện tử, phần mềm máy tính.
- VoIP (Voice over Internet Protocol) là một dạng thoại không thông qua kênh viễn thông
truyền thống mà bằng Internet. Âm thanh thoại từ người nói sẽ được chuyển hóa thành các
gói dữ liệu trước khi truyền tới máy tính người nghe thông qua giao thức IP trên môi trường
Internet. Tại đích đến, các gói dữ liệu này được giải mã và kết nối thành âm thanh gốc để
người nghe thu nhận. So với kênh thoại truyền thống, VoIP cung cấp hình thức thoại hết sức
tiết kiệm nhưng chất lượng cuộc điện thoại phụ thuộc nhiều vào dung lượng và tình trạng
đường truyền Internet. Với sự phát triển của các kênh truyền dẫn dữ liệu trong Việt Nam và
đi quốc tế, chất lượng các cuộc thoại trên VoIP đã cải tiến đáng kể, gần như chất lượng cuộc
gọi qua điện thoại bình thường.
Học liệu, giáo trình điện tử
Việc ứng dụng CNTT trong việc dạy học đang phát triển ngày càng nhiều về số lượng ở Việt Nam.
Hình thức áp dụng CNTT rất đa dạng.
- Giáo trình điện tử, bài giảng điện tử (courseware) là thuật ngữ được kết hợp từ ‘course’ và
‘software’. Giáo trình điện tử là tập hợp những tài nguyên số dưới hình thức các đối tượng
học tập, xâu chuỗi với nhau theo một cấu trúc nội dung, định hướng theo chiến lược giáo
dục của nhà thiết kế.
- Thư viện điện tử (e-Library) là dạng thư viện mà tài liệu đã được số hóa thay vì ở dạng cứng
như in ấn, sao chụp… Nội dung số của tài liệu có thể truy cập, lưu trữ trên máy tính
- E-learning là một hình thức dạy học được hỗ trợ bởi công nghệ. Môi trường của việc dạy
học được thể hiện qua máy tính, công nghệ số. E-learning giảm thiểu nhu cầu tương tác trực
diện.
- Bảng điện tử (electronic board) là một dịch vụ trực tuyến dưới dạng Website trong nhà
trường. Đây là công cụ cho phép cán bộ nhà trường (hiệu trưởng, giáo viên) cung cấp thông
tin tới học sinh, gia đình và các nhân viên khác trong trường.
- Phòng thí nghiệm ảo là tập hợp các tài nguyên số đa phương tiện dưới hình thức đối tượng
học tập, nhằm mục đích mô phỏng các hiện tượng vật lý, hóa học, sinh học… xảy ra trong
tự nhiên hay trong phòng thí nghiệm. Đặc điểm nổi trội là tính năng tương tác cao, giao diện
thân thiện với người sử dụng và có thể mô phỏng những quá trình, điều kiện giới hạn khó
xảy ra trong tự nhiên hay khó thu được trong phòng thí nghiệm. Thí nghiệm ảo hỗ trợ trong
trường hợp thiếu phương tiện, điều kiện thí nghiệm giúp người học chủ động học tập phù
hợp với tinh thần người học là trung tâm của giáo dục hiện đại.
- Một số công cụ hỗ trợ biên soạn giáo trình điện tử:
o Soạn thảo bài giảng điện tử với Trivantis Lectora Enterprise Edition
o Xây dựng thí nghiệm ảo đơn giản với MacroMedia Flash
- Địa chỉ, tài liệu tham khảo:
o – Website của dự án SREM, cung cấp một cách đầy đủ nhất về
những văn bản pháp quy trong ngành giáo dục, cũng như cập nhật phiên bản mới
nhất V.EMIS, diễn đàn thảo luận các vấn đề trong ngành
o - một Website cho phép tải
miễn phí nhiều phần mềm giáo dục.
o là một diễn đàn về
phần mềm dạy học.
o là một Website về thí nghiệm ảo và học liệu điện tử
cho môn vật lý.
o php?option=com_docman&Itemid=102 là một
Website cung cấp thông tin hỗ trợ, tài liệu và chương trình phần mềm dạy học cho
giáo viên.
o là một địa chỉ của thư viện phần
mềm giáo dục.
o Bộ giáo trình điện tử biên soạn năm 2008 bởi trường Đại học Sư phạm Hà Nội dành
cho khối lớp 10-12 với các môn học Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý…
Phần mềm chuyên ngành giáo dục
Các phần mềm liên quan tới việc dạy học, học liệu điện tử, lớp học ảo… có thể tham khảo ở trên.
Những phần mềm đó phần lớn phục vụ hai đối tượng giáo viên và học sinh trong nhà trường, tương
ứng với việc hỗ trợ hoạt động dạy và học. Vì tài liệu này tập trung phục vụ đối tượng là các nhà
quản lý giáo dục (hiệu trưởng, phó hiệu trưởng), phần mềm hỗ trợ quản lý giáo dục được ưu tiên mô
tả chi tiết. Tuy nhiên, một người quản lý giỏi không chỉ tập trung vào phần mềm công cụ trong
phạm vi trách nhiệm của mình mà còn có ý thức, hiểu biết chung về khả năng, lựa chọn và giải pháp
CNTT cho hai đối tượng giáo viên và học sinh. Do vậy, những địa chỉ, tài liệu tham khảo ở trên
cũng khá quan trọng đối với nhà quản lý khi triển khai ứng dụng CNTT trong nhà trường.
Một đặc điểm khác biệt giữa lĩnh vực quản lý nhà trường với việc dạy và học là ở khả năng tổng
hợp, sự đa dạng trong các mặt cần quản lý. Với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, công việc quản lý bao
gồm ít nhất những việc sau:
- Quản lý nhân sự: hồ sơ giáo viên, tuyển chọn, đánh giá, xếp loại và kế hoạch bồi dưỡng giáo
viên, các vấn đề tiền lương, chính sách bảo hiểm, y tế…
- Phân công giảng dạy, lập thời khóa biểu cho toàn bộ giáo viên và lớp học.
- Dựa trên sự phân công giảng dạy trong thời khóa biểu và các công tác kiêm nhiệm, hiệu
trưởng cần theo dõi, giám sát công tác giảng dạy của các giáo viên xem họ có thực hiện
đúng với sự phân công hay không, có đúng định mức theo quy định hay không, giáo viên có
bỏ giờ, nghỉ tiết, chậm giờ hoặc vi phạm qui chế… Từ việc chấm công này, hiệu trưởng có
thể tính được chế độ đãi ngộ, lương bổng tương ứng, tiền lương dạy tăng, dạy thay.
- Quản lý tài chính, tài sản: phân tích hoạt động hiện tại, xác định hiệu quả về mặt chi phí
nhằm cải tiến hoạt động của đơn vị, trường học, lập kế hoạch phát triển, lập kế hoạch về các
nguồn lực và đầu vào cần thiết để đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển giáo dục và đào
tạo của đơn vị, trường học, đánh giá tính khả thi của các mục tiêu, chỉ tiêu về nguồn lực con
người, cơ sở vật chất và tài chính. Ghi lại các khoản thu chi từ vốn ngân sách được cấp cho
trường và từ các nguồn tài trợ khác, các khoản mua sắm trang thiết bị và khấu hao định kỳ…
- Quản lý học sinh: bên cạnh trách nhiệm quản lý chi tiết mỗi học sinh của các giáo viên chủ
nhiệm, giáo viên bộ môn, hiệu trưởng cũng cần nắm rõ hồ sơ học sinh, duy trì mối liên lạc
giữa gia đình và nhà trường, tổ chức các kỳ thi…
- Quản lý trang thiết bị, thư viện: nắm tình trạng hiện thời của cơ sở vật chất trong nhà trường,
hiệu quả sử dụng trang thiết bị dạy học, nhu cầu mua sắm, trang bị thêm…
- Công văn, giấy tờ và các thông báo giữa các thành viên trong nhà trường, giữa nhà trường
và gia đình có thể được cải thiện nhiều thông qua việc ứng dụng CNTT và Internet.
- Giám sát, đánh giá sự vận hành của nhà trường theo những chỉ số giáo dục và định kỳ gửi
báo cáo lên cấp trên (Phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT). Điểm khác biệt mà CNTT đem lại cho
công tác quản lý nhà trường là phần lớn những số liệu này có tính định lượng thay vì định
tính như trước đây. Như thế, việc quản lý và vận hành sẽ tường minh hơn rất nhiều, những
mặt có vấn đề sẽ được thể hiện rõ nét và nguyên nhân, cách khắc phục cũng dễ dàng xác
định được.
- Những mặt quản lý khác…
Vì tính đa dạng, phức tạp như trên của nghiệp vụ quản lý giáo dục nhà trường, yêu cầu đối với năng
lực của người quản lý sẽ rất cao. Tương ứng với đó là các kỹ năng quản lý tài chính, nhân sự, lập kế
hoạch, giao tiếp với các tổ chức xã hội để có sự giúp đỡ tài trợ, ứng phó với những thay đổi cũng
như tư duy đổi mới, ứng dụng công nghệ trong nghiệp vụ… Một công cụ hỗ trợ các nhà quản lý là
hết sức cần thiết cho hiệu quả vận hành của các nhà trường. Đây chính là một mục tiêu cơ bản của
dự án SREM. Công cụ hỗ trợ này là hệ thống phần mềm V.EMIS, cố gắng cung cấp một cách đầy
đủ nhất các tính năng hỗ trợ các nhà quản lý giáo dục, đặc biệt là hiệu trưởng/phó hiệu trưởng, đối
với các nghiệp vụ quản lý như mô tả ở trên. V.EMIS nhấn mạnh vào những điểm cốt lõi như sau:
- Nếu chỉ nhìn vào các nghiệp vụ giáo dục đơn lẻ như quản lý tài chính, nhân sự, học sinh, thư
viện và trang thiết bị, trên thị trường luôn có những phần mềm tương ứng. Tuy nhiên, đó là
những phần mềm đơn lẻ, phát triển một cách tự phát, thiếu tính liên thông để có thể tham gia
vào một qui trình quản lý nhà trường thống nhất. V.EMIS được xây dựng trên quan điểm
này. Trên tư tưởng này, V.EMIS coi CNTT là tài sản quan trọng của nhà trường. Các thông
tin, dữ liệu về giáo viên, học sinh, tài chính, tài sản… là trung tâm của hệ thống và là mối
liên kết giữa các nghiệp vụ quản lý trong nhà trường. Ví dụ, thông tin về giáo viên có thể
được dùng trong quản lý nhân sự sau khi tuyển dụng và kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn
của nhà trường. Mặt khác, giáo viên sẽ là một đối tượng trong qui trình lập kế hoạch giảng
dạy, phân công công tác của nhà trường để có thể theo dõi, chấm công và tính lương. Từ
bảng lương của giáo viên đó, phân hệ quản lý tài chính sẽ tính toán cho khoản chi thường
xuyên cho chi con người và khoản thanh toán có tính chất lương, chi khác, để trên cơ sở đó,
tính toán các nguồn thu từ ngân sách nhà nước và các nguồn tài trợ khác… CSDL sẽ được
ưu tiên thiết kế thống nhất trong nhà trường. Các nghiệp vụ quản lý sẽ xoay quanh phần tài
sản CSDL này, chia sẻ và liên kết với nhau để có một qui trình quản lý thống nhất trong
trường học. Như vậy, điểm cốt lõi thứ nhất là tính tổng thể và liên kết của V.EMIS.
- V.EMIS không chỉ hỗ trợ quản lý cấp trường mà có tính liên thông từ trường lên tới Phòng,
Sở, Bộ GD&ĐT cho nên tính liên thông là điểm cốt lõi thứ hai. Các phần mềm hiện nay có
trên thị trường thiếu hẳn tính chất này. Các nhà quản lý giáo dục ở cấp trên không thể nắm
được tình hình hoạt động của các đơn vị cơ sở chừng nào các báo cáo có tính định lượng từ
dưới không được cập nhật lên trên.
Phần mềm trong các lĩnh vực khác
CNTT, đặc biệt là phần mềm, đi sâu vào mọi ngõ ngách của đời sống kinh tế xã hội. Không một
lĩnh vực kinh tế nào mà không có sự hiện diện của phần mềm máy tính. Dưới đây là danh sách ngắn
gọn những lĩnh vực ứng dụng CNTT phổ biến, hiệu quả nhất:
- Lĩnh vực thương mại được thúc đẩy bởi thương mại điện tử. Đó là một hình thái mua hoặc
bán sản phẩm thông qua môi trường Internet. Tổng kim ngạch từ thương mại điện tử tăng
theo mức độ đáng kinh ngạc cùng với sự phổ cập của Internet. Với sự xuất hiện của thương
mại điện tử, hạn chế về mặt địa lý đã được gỡ bỏ. Cơ hội kinh doanh xuyên quốc gia với chi
phí rẻ được mở rộng.
- Cơ cấu tài nguyên, vật lực trong nội bộ tổ chức và với đối tác kinh doanh bên ngoài thông
qua ERP, SCM và CRM. ERP (Enterprise resource planning) là hệ thống máy tính qui mô
toàn doanh nghiệp/tổ chức được dùng để quản lý, điều phối tài nguyên, thông tin và chức
năng của tổ chức dựa trên một CSDL chung. Theo định nghĩa này, V.EMIS cũng là một
dạng ERP đơn giản, dùng để quản lý một nhà trường. SCM (Supply chain management) tập
trung vào mô hình kết hợp mạng lưới các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa/dịch vụ để có
được một sự phối hợp tối ưu cho sản phẩm tới tay người tiêu dùng. CRM (Customer
relationship management) là những qui trình mà mỗi doanh nghiệp theo dõi, tổ chức những
mối quan hệ với những khách hàng hiện hành và tiềm năng. Thông tin về những khách hàng
và những kết quả liên lạc với họ sẽ được lưu trữ và xử lý bởi những phòng ban nội bộ của
doanh nghiêp để đem lại sự thỏa mãn tốt nhất cho khách hàng.
- Tự động hóa thiết kế xây dựng (CAD – computer aided design) và sản xuất (CAM –
computer aided manufacturing) được áp dụng rộng rãi trong thực tế. CAD hỗ trợ các nhà
thiết kế phác thảo toàn bộ và từng cấu phần của một sản phẩm. CAM hỗ trợ kỹ sư và chế tạo
máy sản xuất ra các cấu phần vật lý cụ thể. Như vậy, CAD làm ra những thiết kế, có tính
logic trong khi CAM dựa trên đó để làm ra những sản phẩm vật lý phù hợp với thiết kế ban
đầu.
Các vấn đề liên quan tới bản quyền phần mềm
Phần mềm là sản phẩm tri thức được tạo ra để hỗ trợ hoạt động kinh tế-xã hội hàng ngày của con
người. Đó là kết quả từ tri thức, công sức và tiền bạc của nhiều chuyên gia CNTT và nhiều lĩnh vực
liên quan của phần mềm cũng như các doanh nghiệp CNTT. Do vậy, việc sử dụng phần mềm dù ở
bất cứ hoàn cảnh nào cần phải hết sức coi trọng vấn đề bản quyền. Điều đó có nghĩa là việc sử dụng
một phần mềm trên một máy phải được sự cho phép của tác giả/chủ sở hữu hợp pháp của phần mềm
đó. Đáng tiếc là điều này đã không được ý thức nghiêm túc ở Việt Nam. Việt Nam là nước có tỉ lệ
vi phạm bản quyền phần mềm cao nhất trên thế giới. Tài liệu này không đi chi tiết vào vấn đề bản
quyền nói chung mà giới thiệu với người đọc những vấn đề bản quyền phần mềm chính và gợi ý
cách xử lý trong hoàn cảnh giáo dục đặc thù tại Việt Nam, đặc biệt là những phần mềm được dùng
trên nền hệ điều hành Windows của Microsoft.
Thứ nhất, trong các trường phổ thông ở Việt Nam, phần lớn các máy tính cá nhân, máy xách tay
đều được mua qua các công ty máy tính, đại lý nên khả năng lớn là các máy đã có bản quyền sử
dụng hệ điều hành Windows của công ty Microsoft (tham khảo Mục Hệ điều hành). Bên cạnh đó,
hệ điều hành mã nguồn mở Linux cấp miễn phí nên về cơ bản, vấn đè bản quyền sử dụng hệ điều
hành có thể bỏ qua. Do vậy, việc sử dụng phần mềm có vi phạm luật bản quyền hay không chủ yếu
tập trung vào các phần mềm ở mức trên hệ điều hành (phần mềm tiện ích, phần mềm ứng dụng…)
trên các máy tính của nhà trường. Hiệu trưởng cần tập trung rà soát các loại phần mềm này trên hệ
thống máy tính của nhà trường để xem xét tính hợp pháp của chúng.
Nếu hệ điều hành được cài trên một máy là Linux thì người sử dụng có thể yên tâm hoàn toàn về
vấn đề bản quyền trên máy đó. Lý do chính là các ứng dụng phổ biến trên Linux cũng là mã nguồn
mở như bản thân Linux. Chúng có thể được sử dụng miễn phí.
Trong trường hợp hệ điều hành trên máy là Windows, vấn đề trở nên phức tạp hơn. Đa số phần
mềm tiện ích, ứng dụng trên Windows có bản quyền. Tuy nhiên, các công ty phần mềm luôn có một
chính sách chung về đối tượng người sử dụng. Ví dụ: cùng một chương trình phần mềm, họ tạo ra
nhiều phiên bản với những gói tính năng khác nhau từ bản đơn giản vì bị lược bỏ các tính năng
phức tạp tới bản đầy đủ tính năng. Các công ty có thể cấp miễn phí các bản đơn giản cho người
dùng. Điển hình cho loại hình này là các phần mềm tiện ích (xem Mục Phần mềm tiện ích). Một số
công ty khác lại phân biệt đối tượng sử dụng, tức là thậm chí với cùng một phiên bản phần mềm,
người dùng với mục đích phi thương mại sẽ được hưởng mức giá thấp hơn nhiều so với người dùng
phần mềm đó với mục đích thương mại. Lấy ví dụ công ty Microsoft. Những sản phẩm của
Microsoft khi được sử dụng trong lĩnh vực giáo dục luôn ở mức giá thấp nhất. Tuy nhiên, do khả
năng tài chính hạn chế tại các trường học và việc thắt chặt kiểm tra sử dụng phần mềm có bản
quyền ở Việt Nam, xu thế chuyển sang sử dụng mã nguồn mở là cách xử lý phù hợp với phần lớn
các trường học tại Việt Nam (xem Mục Phần mềm ứng dụng để hiểu thêm về các phần mềm ứng
dụng mã nguồn mở trên hệ điều hành Linux).
Lưu ý rằng, hệ thống V.EMIS đề cập ở Khai thác ứng dụng CNTT cho các nghiệp vụ quản lý trong
nhà trường dưới đây cần chạy trên hệ điều hành Windows. V.EMIS không gây ra vấn đề bản quyền
vì chủ sở hữu bản quyền phần mềm này là Bộ Giáo dục và Đào tạo.
An toàn và bảo mật thông tin
Thông tin và dữ liệu ngày càng trở nên một yếu tố quan trọng cho hiệu quả hoạt động của mỗi cá
nhân và tổ chức. Như được đề cập trong Một số yêu cầu đối với hiệu trưởng về ứng dụng CNTT
trong trường học Mục Tầm quan trọng của CNTT đối với hiệu quả hoạt động trường học dưới đây,
CNTT là tài sản cấu thành của mỗi tổ chức. Người quản lý do vậy phải có ý thức bảo vệ nó khỏi sự
xâm nhập, phá hoại hoặc lạm dụng từ cả bên trong và bên ngoài tổ chức.
Chính sách an toàn thông tin tại các nhà trường cần phân định cụ thể các cơ chế đảm bảo an
toàn/bảo mật thông tin cho phần mềm, dữ liệu, hệ thống máy tính chống lại những khả năng xâm
hại từ thiên nhiên và con người ở trong và ngoài nhà trường. Ví dụ:
- Các tài liệu điện tử, CSDL của nhà trường cần được sao lưu định kỳ để nếu có sự cố xảy ra
thì việc phục hồi dữ liệu có thể được tiến hành nhanh nhất.
- Thường xuyên cập nhật những trình tiện ích, ví dụ: chống virus, để đảm bảo tính nhất quán,
toàn vẹn của dữ liệu trên máy tính.
- Các bộ đĩa CD cài đặt chương trình phần mềm cần được bảo quản cẩn thận để có thể cài lại
ứng dụng khi cần thiết.
- Hệ thống trang thiết bị CNTT chỉ có thể hoạt động lâu dài, ổn định trong điều kiện tốt. Do
vậy, phòng máy phải khô ráo, có máy điều hòa; mỗi máy tính quan trọng có hệ thống lưu
điện để kéo dài tuổi thọ máy tính trong điều kiện điện nguồn không ổn định…
- Cơ chế giám sát, phân quyền người dùng máy tính: Với mỗi người sử dụng có mã đăng
nhập, phân quyền người dùng riêng biệt trên cùng một máy để hệ thống tránh bị lạm dụng,
dữ liệu chỉ có thể được truy xuất bởi người có liên quan.
- Xây dựng hệ thống tường lửa, quản trị mạng nội bộ LAN ngăn chặn những tấn công từ bên
ngoài vào hệ thống.
- …
Một số kỹ năng và thủ thuật khi sử dụng các phần mềm cơ bản
Tìm kiếm thông tin trên internet
Cách tìm kiếm thông tin trên mạng
Mạng Internet là kho tàng chung của nhân loại, chứa đựng các thông tin liên quan đến đời sống tinh
thần, vật chất của con người; là nơi gắn kết con người với con người, giúp rút ngắn thời gian, tiền
bạc cho thông tin liên lạc; giúp con người học tập và phát triển về tri thức… Tuy nhiên nó cũng có
mặt trái. Thực tế trong cuộc sống xã hội có gì thì ở đó cơ bản cũng có.
Cách tìm kiếm thông tin trên mạng: Tìm kiếm thông tin như thế nào để được kết quả như mong
muốn. Điều đó yêu cầu người tìm kiếm phải có kỹ năng nhất định. Người tìm kiếm phân biệt loại
thông tin cần tìm để đưa ra quyết định nên vào trang nào để tìm kiếm. Ví dụ: tìm kiếm hệ thống văn
bản quy phạm pháp luật (QPPL) ta có thể vào trang của chính phủ ();
; Văn bản về hệ thống giáo dục thì vào trang bộ giáo dục
(, ), ; tìm trang dịch và phiên âm các
thứ tiếng (; ). Nói chung việc tìm kiếm nhanh chóng có được kết
quả như ý muốn, còn tuỳ vào nhiều yếu tố, nên tìm kiếm theo cách sau:
o Xác định thông tin cần tìm, nó thuộc lĩnh vực nào, cơ quan ban hành số hiệu văn
bản, ngày phát hành văn bản;
o Truy cập trực tiếp vào trang của cơ quan ban hành để tìm kiếm. Trang này văn bản
vẫn còn lưu trữ, nhưng tải về rất khó, ta nên chuyển hướng tìm kiếm trang trực thuộc
của cấp ban hành văn bản. Ví dụ: đôi khi tìm kiếm 1 văn bản QPPL của Bộ Giáo dục
và Đào tạo, tìm kiếm thấy văn bản nhưng không tải về được hoặc phải chờ đợi quá
lâu, ta chuyển hướng tìm kiếm mở rộng qua trang , trang
này hiện lên hàng loạt các trang chứa đựng văn bản ta cần tìm. Chọn trang của các
Sở Giáo dục và Đào tạo có lưu văn bản đó là cách tối ưu nhất;
o Địa chỉ đăng tải 3200 văn bản liên quan đến giáo dục.
Một số trang web giúp tìm kiếm văn bản quy phạm pháp luật và thông tin trên Internet nhanh
chóng: ; ; ;
; ; …
Một số Website cung cấp hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
website chính phủ (hình 6) giúp tìm kiếm thông tin đầy đủ về các hệ thống
văn bản, các website của các tỉnh thành.
Hình 6: Website chính phủ