Tải bản đầy đủ (.doc) (105 trang)

GDCD Lop 8 -HK II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (481.43 KB, 105 trang )


Tiết 19:
Bài 13 : PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI
(tiết 1)
I- MỤC TIÊU BÀI HỌC .
1. Kiến thức:
- Thế nào là TNXH và tác hại của nó ; một số quy định của pháp luật nước ta về phòng
, chống TNXH và ý nghĩa của nó ; trách nhiệm của công dân nói chung , học sinh nói riêng
trong việc phòng , chống TNXH và biện pháp phòng tránh .
2. Kỹ năng:
- Nhận biết những biểu hiện của tệ nạn xã hội ; biết phòg ngừa cho bản thân ; tích cực
tham gia các hoạt động phòng ,chống các TNXH ở trường và địa phương .
* KNS : HS tiếp nhận kỹ năng thu thập và xử lí thông tin, trình bày suy nghĩ, ý tưởng
về tệ nạn xã hội và tác hại của nó. Biết tư duy, phê phán đối với những hành vi liên quan
đến tệ nạn xã hội.
3. Thái độ:
- Đồng tình ủng hộ chủ trương của nhà nước và những quy định của pháp luật ; xa lánh
tệ nạn xã hội và căm ghét những kẻ lôI kéo trẻ em , thanh niên vào TNXH ; ủng hộ các hoạt
động phòng, chống TNXH .
II- CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS .
1- Giáo viên :
- SGK, SGV,
- Luật phòng, chống ma tuý, Bộ luật hình sự ,
- Tranh ảnh về tác hại của TNXH …….
2- Học sinh : SGK, đọc trước bài
III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC .
1- Kiểm tra bài cũ
- (Kiểm tra dụng cụ ,SGK của học sinh)
* Giới thiệu bài:
GV đưa ra một số số liệu , sự kiện về các tệ nạn xã hội (đánh bạc , mại dâm và đặc biệt là
ma tuý)


GV: Xã hội ta hiện nay đang đứng trước một thách thức lớn, đó là các tệ nạn xã hội, tệ nạn
nguy hiểm đó là ma tuý, mại dâm, cờ bạc. Ba tệ nạn này đang làm băng hoại đến xã hội nói
chung và tuổi trẻ học đường nói riêng. Những tệ nạn đó là gì? Diễn ra như thế nào ? Tác hại
của chúng đến đâu? và giải quyết ra sao ? Đó là vấn đề mà hôm nay XH, nhà trường và mỗi
chúng ta phải quan tâm , phải tìm hiểu . Vậy tiết học hôm nay cô cùng các em tìm hiểu vấn
đề này .
2. Dạy nội dung bài mới .
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GV
?
Hoạt động 1
Tìm hiểu mục đặt vấn đề.
Tổ chức cho thảo luận theo những câu
hỏi sau :
Tình huống 1
Em đồng tình với ý kiến của bạn An
không ? Vì sao ?
I- ĐẶT VẤN ĐỀ. (30’)
HS thảo luận trả lời, cả lớp nhận xét và
tranh luận

-> Ý kiến của An là đúng . Vì lúc đầu là
chơi ít rồi thành quen ham mê sẽ chơi



?
?
?





?

?

GV

GV

?


?
Nếu các bạn lớp em cũng chơi thì
em làm thế nào ?

Nếu nhờ cô giáo can thiệp em không
sợ các bạn trả thù sao ?
Tình huống 2
Theo em P,H và bà Tâm có vi phạm
pháp luật không ? Và phạm tội gì ?
P,H chỉ vi phạm đạo đức , đúng hay
sai ). Họ sẽ bị xử lý như thế nào?

Qua hai ví dụ trên em rút ra được
bài học gì ?
Theo em cờ bạc , ma tuý , mại dâm
có liên quan đến nhau không ? Vì

sao ?
Nhận xét, bổ sung thêm ý kiến ( ghi
bảng )
Chia lớp thành 3 nhóm, tiếp tục cho
HS trao đổi theo nhóm bàn để HS
được giao lưu cùng nhau thảo luận về
các vấn đề sau :
Câu 1. Tác hại của các tệ nạn xã hội
đối với xã hội ?
Câu 2. Tác hại của các tệ nạn xã hội
đối với gia đình ?
nhiều .
-> Nếu các bạn lớp em chơi thì em sẽ
ngăn cản, nếu khong được thì em sẽ nhờ
đến cô giáo can thiệp
HS tự trình bày suy nghĩ của mình.
-> P và H vi phạm pháp luật về tội cờ
bạc và nghiện hút (không chỉ là vi phạm
đạo đức)
- Bà Tâm vi phạm pháp luật về tội tổ
chức bán ma tuý .
- Pháp luật sẽ xử lý P, H và bà Tâm theo
quy định .
HS rút ra bài học cho bản thân.
- Không chơi bài ăn tiền , không ham mê
cờ bạc , không nghe kẻ xấu để nghiện
hút.
- Ba tệ nạn này có liên quan chặt chẽ đến
nhau.
- Nên tránh xa các tệ nạn này .

HS nêu lên mối quan hệ của 3 tệ nạn
- 3 tệ nạn ma tuý, cờ bạc, mại dâm có
liên quan đến với nhau, là bạn đồng
hành với nhau. Ma tuý, mại dâm trực
tiếp dẫn đến HIV/AIDS.
HS ghi vở
HS thảo luận nhóm, cử thư kí ghi chép,
đại diện trả lời và đưa ra ý kiến thống
nhất
1- Tác hại của các tệ nạn xã hội .
Các nhóm có thể trả lời theo nội dung
sau :
Nhóm 1 :
- Đối với xã hội .
+ ảnh hưởng đến kinh tế, suy giảm sức
lao động của xã hội
+ Suy thoái giống nòi.
+ Mất trật tự an toàn xã hội
Nhóm 2 :
- Đối với gia đình .
+ Kinh tế cạn kiệt , ảnh hưởng đến đời
sống vật chất và tinh thần của mọi người
+ Gia đình tan vỡ


?
GV

GV



?
Câu 3. Tác hại của các tệ nạn xã hội
đối với bản thân cá nhân ?
Nhận xét, Diễn giải.
Các đối tượng nghiện hút, cờ bạc, mại
dâm đều là trong độ tuổi lao động.
Theo số liệu của tổ chức Y tế Thế giới
thì số người trong độ tuổi lao động
mắc tệ nạn xã hội này trên 40% (15-
20 tuổi), đồng thời những đối tượng
này đang trong độ tuổi sinh đẻ → bản
thân họ sinh ra những đứa con tật
nguyền hoặc chết.
HIV/AIDS là hiểm hoạ không riêng
một quốc gia, dân tộc nào.
- Tính đến nay, VN có 129.715
người nhiễm HIV, 26.840 người bị
nhiễm AIDS và 39.664 người tử
vong do AIDS. Ước tính đến năm
2010, VN sẽ có khoảng 420.000
người bị nhiễm HIV/ AIDS và trong
số đó sẽ có trên 100.nghìn người tử
vong.
Dự báo cuối thập kỉ gần 30.000
người nhiễm HIV/AIDS.
Kết luận và chuyển ý .
Những tệ nạn xã hội như những liều
thuốc độc đang tàn phá những điều tốt
đẹp mà chúng ta đang xây dựng nên.

Nó gặm nhấm, làm tổn hại nhân cách,
phẩm chất đạo đức của con người.
Nguyên nhân là gì chúng ta cùng nhau
tìm hiểu.
Cho HS thảo luận theo bàn tìm ra các
nguyên nhân mắc các tệ nạn xã hội.
Nguyên nhân nào khiến con người
ta xa vào các tệ nạn xã hội ?
Nhóm 3 :
- Đối với bản thân
+ Huỷ hoại sức khoẻ dẫn đến cái chết
+ Suy sút tinh thần, phẩm chất đạo đức.
+ Vi phạm pháp luật
HS nghe
2- Nguyên nhân
- HS liên hệ ở trường , địa phương về
vấn đề này.
* Nguyên nhân khách quan .
- Kỷ cương pháp luật chưa nghiêm ,còn
nhiều tiêu cực trong xã hội.
- Kinh tế kém phát triển.
- Chính sách mở cửa trong kinh tế thị
trường.
- Ảnh hưởng của văn hoá đồi truỵ.





?

?
GV




GV
Trong các nguyên nhân đó, theo em
nguyên nhân nào là chính?
Nhận xét
Em có biện pháp gì để giữ mình
không sa vào tệ nạn xã hội ?
Hướng dẫn học sinh tìm ra các biện
pháp chung , riêng .

Nhận xét- Kết luận:
Để cho việc phòng chống tệ nạn xã
hội hữu hiệu, pháp luật của nhà nước
ta đã có những quy định áp dụng cho
toàn xã hội, trong đó có cả những đối
tượng như chúng ta.
- Cha mẹ nuông chiều, quản lý con cái
không tốt, hoàn cảnh gia đình éo le.
- Bạn bè xấu rủ rê lôi kéo, dụ dỗ, ép
buộc, khống chế.
* Nguyên nhân chủ quan .
- Lười lao động , ham chơi, đua đòi ,
thích ăn ngon ,mặc đẹp
- Tò mò, ưa của lạ, thích thử nghiệm, tìm
cảm giác mới lạ.

- Do thiếu hiểu biết.
- Thiếu ý chí tự chủ
HS trả lời
- Nguyên nhân chủ quan là chính
HS trao đổi , tham gia ý kiến cá nhân
3- Biện pháp phòng tránh
HS trao đổi tìm ra các biện pháp
* Biện pháp chung .
- Nâng cao chất lượng cuộc sống
- Tăng cường giáo dục tư tưởng , đạo
đức
- Giáo dục pháp luật
- Cải tiến hoạt động của tổ chức Đoàn
- Kết hợp tốt 3 môi trường giáo dục GĐ-
NT- XH
* Biện pháp riêng .
- Không tham gia che giấu, tàng trữ chất
ma tuý.
- Tuyên truyền phòng chống tệ nạn XH.
- Có cuộc sống cá nhân lành mạnh, lao
động và học tập tốt.
- Vui chơi giải trí lành mạnh.
- Giúp các cơ quan chức năng phát hiện
tội phạm.
- Không xa lánh người mắc bệnh tệ nạn
xã hội, giúp đỡ họ hoà nhập cộng đồng.


3. Củng cố, luyện tập ( 7’)
GV : Tổ chức cho học sinh làm bài tập củng cố ( treo bảng phụ )

Phòng chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm của ai ? (đánh dấu x vào lựa chọn của em )
- Gia đình
- Nhà trường
- Xã hội
- Bản thân
- Cả 4 ý kiến trên
HS : Lên bảng làm bài tập
GV : Nhận xét , kết luận tiết 1
Nguy cơ của tệ nạn xã hội nó tàn phá loài người từ mọi phía( KT,CT,SK,TT… )
Đây là vấn đề nóng bỏng của toàn cầu chứ không riêng một quốc gia nào. Vì vậy mọi
ngành, mọi người, mọi nhà, mọi quốc gia đều phải tích cực phòng chống tệ nạn xã hội
4- Hướng dẫn học bài và làm bài ở nhà (3’)
- Củng cố lại kiến thức tiết 1 đã học
- Chuẩn bị cho tiết 2
- Làm các bài tập 1,2- SGK


Tiết 20
Bài 13 : PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI (tiết 2)
I- MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Thế nào là TNXH và tác hại của nó ; một số quy định của pháp luật nước ta về phòng
, chống TNXH và ý nghĩa của nó ; trách nhiệm của công dân nói chung , học sinh nói riêng
trong việc phòng , chống TNXH và biện pháp phòng tránh .
2. Kỹ năng :
- Nhận biết những biểu hiện của tệ nạn xã hội ; biết phòg ngừa cho bản thân ; tích cực
tham gia các hoạt động phòng ,chống các TNXH ở trường và địa phương
* KNS : HS biết tự ứng phó, tự bảo vệ, tìm kiếm sự trợ giúp trong tình huống có nguy
cơ bị đe dọa, cưỡng bức ( Sử dụng, vận chuyển chất ma túy, bị bắt cóc, xâm hại tình dục ).
Đồng thời biết tự tin, kiểm soát cảm xúc, kiên định, biết từ chối không tham gia tệ nạn xã

hội và các hành vi mà pháp luật nghiêm cấm đối với trẻ em.
3. Thái độ:.
- Đồng tình ủng hộ chủ trương của nhà nước và những quy định của pháp luật ; xa lánh
tệ nạn xã hội và căm ghét những kẻ lôi kéo trẻ em , thanh niên vào TNXH ; ủng hộ các hoạt
động phòng, chống TNXH .
II- CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Giáo viên : SGK, SGV, TLTK, thông tin , các mẩu chuyện.
2. Học sinh: SGK, liên hệ với địa phương mình đang sống
III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1- Kiểm tra bài cũ (5’)
GV: Đặt câu hỏi :
- Theo em các tệ nạn ma tuý , cờ bạc, rượi chè có tác hại như thế nào đối với gia đình,
xã hội và bản thân người mắc ?
- Liên hệ trách nhiệm của bản thân em trong việc phòng , chống các tệ nạn xã hội này
ở địa phương em cũng như cộng đồng xã hội ?
HS : Tự suy luận, vận dung liên hệ bản thân và trả lời
GV: Dựa vào câu trả lời của HS để cho điểm ( mỗi ý 5đ )
* Giới thiệu bài.
- GV củng cố , hệ thống lại kiến thức của tiết 1 dẫn dắt vào tiết 2
2. Dạy nội dung bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GV
?
GV
Hoạt động 2
Tìm hiểu nội dung bài học
Đàm thoại cùng học sinh tìm hiểu nội
dung bài học
Em hiểu tệ nạn xã hội là gì ?
Cho HS làm bài tập nhanh ( treo bảng

II – NỘI DUNG BÀI HỌC . (5’)
HS trao đổi, trả lời cá nhân
HS trao đổi rút ra nội dung bài học
1- Tệ nạn xã hội
- Là những hành vi lệch chuẩn với
các chuẩn mực xã hội, chuẩn mực
đạo đức, pháp luật gây hậu quả xấu
HS lên bảng khoanh tròn vào đáp án


?

?
GV
GV
?
?
GV
GV
?
phụ )
Trong các tệ nạn sau tệ nạn nào là
nguy hiểm nhất ?
a. Cờ bạc.
b. Đua xe máy, xe đạp.
c. Ma tuý.
d. Mại dâm.
đ. Nghiện rượu.
e. Quay cóp, gian lận thi cử.
Nhận xét, bổ sung

Theo em các tệ nạn này có tác hại gì ?

Nhận xét, chốt lại, yêu cầu HS đọc
Để giảm bớt các tệ nạn xã hội Nhà nước
ta đã phải huy động nguồn tài chính để
có ngân sách chi cho các hoạt động xã
hội như cai nghiện ma túy, mở các
trường giáo dưỡng, xây trại giam
Vậy theo em Nhà nước ta huy động
nguồn tài chính đó từ đâu ?
Để phòng chống các tệ nạn xã hội có
phải Nhà nước ta lấy ngân sách từ
nguồn thu thuế không ?
Kết luận : Để phòng chống tệ nạn xã hội
Nhà nước cần nguồn tài chính. Vì vậy
việc trốn thuế, gian lận thuế cũng ảnh
hưởng đến công tác phòng chống tệ nạn
xã hội.
Tổ chức học sinh tìm hiểu một số quy
định của pháp luật về phòng, chống tệ
nạn xã hôi.
Pháp luật nghiêm cấm những hành vi
nào đối với xã hội ?
đúng
HS trao đổi nêu lên tác hại của các tệ
nạn xã hội ( bài học 2 SGK-35)
2- Tác hại của các tệ nạn xã hội.
- ảnh hưởng đến sức khoẻ
- ảnh hưởng đến tinh thần và đạo đức
- Gia đình ta nát

- ảnh hưởng về kinh tế
- ảnh hưởng đến trật xã hội
- Suy thoái nòi giống , AIDS,chết .
HS đọc và ghi vở
HS trao đổi, trả lời cá nhân
- Để có nguồn tài chính chi cho các
hoạt động chung Nhà nước ta huy động
bằng hình thức thu thuế là chủ yếu.
-> Có vì : Thuế tạo nguồn tài chính để
Nhà nước chi cho các mục đích chung
trong đó có các hoạt động phòng chống
các tệ nạn xã hội.
HS nêu bài học 3 ( SGK )
3- Pháp luật nghiêm cấm :

* Đối với toàn xã hội:
- Cấm đánh bạc dưới bất cứ hình thức
nào, nghiêm cấm tổ chức đánh bạc.




?

GV
GV

?




Pháp luật nghiêm cấm những hành vi
nào đối với trẻ em ?

Giới thiệu Luật phòng chống ma túy
( Điều 3 ) - Bộ luật Hình sự năm 1999.
( Điều 199: Tội sử dụng trái phép chất
ma tuý.)
1. Người nào sử dụng trái phép chất ma
tuý dưới bất cứ hình thức nào, đã được
giáo dục nhiều lần và bị xử phạt hình sự
bằng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh
bắt buộc mà còn tiếp tục sử dụng trái
phép chất ma tuý thì bị phạt từ 3 tháng
đến 2 năm.
2. Tái phạm tộ thì bị phạt từ 2 năm đến 5
năm.
Treo bảng phụ bài tập sau cho HS làm
bài tập sau :
Em đông ý với ý kiến nào sau đây ?
a. Học tập tốt, lao động tốt là biện pháp
hữu hiệu tránh xa tệ nạn xã hội.
b. Gia đình kinh tế đầy đủ thì con cái
tránh xa được tệ nạn xã hội.
c.Học sinh THCS không mắc tệ nạn XH.
d. Người mắc tệ nạn XH là người lao
động.
đ. Không xa lánh người nghiện ma tuý.
e. Đánh bạc, chơi đề là có thu nhập.
- Nghiêm cấm sản xuất, tàng trữ, vận

chuyển, mua bán, sử dụng, tổ chức sử
dụng, cưỡng bức, lôi kéo sử dụng trái
phép chất ma tuý.
- Nghiêm cấm hành vi mại dâm, dụ dỗ
hoặc dẫn dắt mại dâm. lôi kéo trẻ
em
- Những người nghiện ma tuý buộc
phải cai nghiện
* .Đối với trẻ em :
- Không được uống rượu, hút thuốc,
đánh bạc , dùng chất kích thích có hại
cho sức khoẻ.
- Nghiêm cấm dụ dỗ, lôi kéo trẻ em sử
dụng các chất trên
- Nghiêm cấm dụ dỗ trẻ em mại dâm ,
bán hoặc mua dâm …văn hoá phẩm
đồi truỵ…
- Cấm các trò chơi ảnh hưởng xấu
đến sự phát triển lành mạnh của trẻ
em .
HS làm bài tập, HS nhận xét
HS trả lời
Đáp án : ý a, đ là đúng


?
GV
?
GV
GV

g. Tệ nạn mại dâm là chuyện của XH
không liên quan đến HS.
Qua phần tìm hiểu các ý kiến trên theo
em là học sinh cần phải làm gì để
phòng ,chống tệ nạn xã hội ?



Nhận xét ,chốt lại nội dung bài học 4
( SGK -35), yêu cầu HS đọc và ghi vở.
Bài học gồm những nội dung cơ bản
nào ?
Hoạt động 3
Hướng dẫn HS giải bài tập
Cho học sinh làm bài tập củng cố :
( Bài tập3 ,4 ,5 ,6 SGK -36,37 )
Chỉ định HS nêu yêu cầu bài tập

HS trao đổi rút ra bài học 3
4- Học sinh cần làm :
- Có lối sống giản dị, lành mạnh.
- Biết giữ mình, giúp nhau không sa
vào tệ nạn xã hội.
- Tuân theo quy định của pháp luật.
- Tích cực tham gia các hoạt động
phòng, chống tệ nạn xã hội trong nhà
trường và ở địa phương.
- Tuyên truyền, vận động mọi người
tham gia phòng, chống tệ nạn xã hội.
-Tuyên truyền vận động mọi người

đóng nộp thuế đầy đủ, không trốn
thuế, gian lận thuế.
HS đọc và ghi vở
HS: Đọc 4 bài học SGK.
III- BÀI TẬP ( 10’)
1- Bài tập 3 (SGK-36)
HS thảo luận tình huống ,đưa ra ý kiến
nhận xét :
- Suy nghĩ của Hoàng là sai vì:
Dù là một lần thôi thì đó cũng là hành
vi phạm pháp. vả lại dù chỉ một lần
nhưng Hoàng có thể bị bắt và điều gì sẽ
sảy ra khi cơ quan công an không tin là
Hoàng làm lần đầu.
+ Nếu em là Hoàng thì em sẽ từ chối
việc chuyển hàng đó và về nói thật mọi
chuyện với bố mẹ.
2- Bài tập 4 (SGK-)
HS tự do nêu cách ứng xử phù hợp
3- Bài tập 5 ( SGK-37)
- Có thể điều không tốt sẽ sảy đến với
Hằng như: Bán, khống chế, bắt cóc, ….
- Nếu em là Hằng em sẽ từ chối và nói
to lên để mọi người xung quanh biết và
giúp đỡ.
4- Bài tập 6 ( SGK-37
- Đồng ý với ý kiến: a, c, g, i, k.


GV Nhận xét, khen ngợi những cách ứng xử

đúng, kết luận và cho điểm.
- Không đồng ý: b, d, đ, e, h.

3. Củng cố, luyện tập (9’)
GV : Tổ chức cho HS chơi trò chơi sắm vai mốt vài tình huống sau :
- Mô tả sinh hoạt của một người nghiện
- Một người bạn rủ em chơi điện tử
- Một người nhở em mang một món đồ tới một địa điểm
HS các nhóm lần lượt đóng vai và thể hiện
HS cả lớp nhận xét, bổ sung và bình chọn nhóm thể hiện thành công nhất.
GV : Tổ chức cho HS liên hệ thực tế ở địa phương.
1, Em kể về những tệ nạn xã hội ở địa phương nơi em ở. Em có tham gia các hoạt động
phòng chống tệ nạn xã hội ở địa phương em không?
2, Kể những hình thức đánh bạc mà em được biết.
HS : Tự do trả lời cá nhân
GV : Nhận xét
GV: Kết luận toàn bài: Đất nước ta đang có những đổi thay kì diệu và đạt được những
thành tựu đáng tự hào. Trước những đổi thay đó chúng ta còn gặp những khó khăn mà
cuộc sống hôm nay đòi hỏi sự thử thách và rèn luyện của mỗi chúng ta.Nhưng tệ nạn
xã hội như những liều thuốc độc đang tàn phá những cái tốt đẹp mà chúng ta đang xây
dựng nên. Nó gặm nhấm làm hủy hoại đến nhân cách, phẩm chất đạo đức của con
người. Thế hệ trẻ chúng ta cần phải có nghị lực, tránh xa sự cám dỗ của đồng tiền, ma
túy. Hãy biết sống lành mạnh tốt đẹp để góp phần tạo nên sự bình yên cho gia đình và xã
hội.
4 - Hướng dẫn HS tự học ở nhà (1’)
- Học thuộc bài học
- Làm bài tập đầy đủ
- Sưu tầm tranh ảnh, số liệu vể HIV/AIDS
- Chuẩn bị bài 14 : Phòng chống nhiễm HIV/AID
Tư liệu tham khảo

- Sau 5 năm triển khai Dự án “Tổ chức phòng, chống ma túy trong trường học”,
một số địa phương có diễn biến phức tạp về tệ nạn ma túy như: Sơn La, Điện Biên, Bắc
Giang, Hải Phòng, số học sinh, sinh viên có liên quan đến tệ nạn ma túy giảm rõ rệt. Từ
năm 2006 - 2010, trên cả nước, số học sinh, sinh viên có liên quan đến tệ nạn ma túy giảm
từ 998 xuống còn 659 em./.
- Trong năm 2009, đã tiếp nhận cai nghiện ma túy cho 50.000 người (đạt 100% kế
hoạch), trong đó 40.000 người được cai nghiện tại các cơ sở Giáo dục-Lao động xã hội.
Theo đó, đã dạy nghề, tạo việc làm cho 6.000 người , giáo dục, chữa trị phục hồi nhân cách
cho 3.000 đối tượng mại dâm; dạy nghề, tạo việc làm hòa nhập cộng đồng cho 2.000 ngàn
đối tượng mại dâm sau giáo dục, phục hồi; 1.006 xã, phường đăng ký mới đưa tổng số lên
7.556 xã, phường lành mạnh không có tệ nạn mại dâm, ma túy, chiếm 68,7% tổng số xã,
phường cả nước.


Tiết 21
Bài 14: PHÒNG CHỐNG NHIỄM HIV/ AIDS
I- MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Hiểu được tính chất nguy hiểm của HIV/ AIDS ; biện pháp phòng tránh ; những quy
định của pháp luật về phòng chống HIV/ AIDS và nhiệm vụ của người công dân trong việc
phòng chống HIV/AIDS.
2. Kỹ năng:
- Tham gia ủng hộ những hoạt động phòng chống nhiễm HIV/AIDS ; không phân biệt
đối xử với người nhiễm HIV/ AIDS.
* KNS : Hình thành cho HS kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về HIV/AIDS và tính
chất nguy hiểm của nó. Biết thể hiện sự cảm thông, chia sẻ đối với những người có
HIV/AIDS và gia đình của họ.
3. Thái độ
- Biết giữ mình không để nhiễm HIV/ AIDS ; tích cực tham gia các hoạt động phòng
chống HIV/ AIDS.

II- CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Giáo viên :
- Bộ luật hình
- SGK, SGV, TLTK, tranh ảnh , bảng phụ
2. Học sinh :
- SGK, đọc trước bài ở nhà .
III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1- Kiểm tra bài cũ (5’)
GV : Treo bảng phụ bài tập sau
HS1 : Em đồng tình với ý kiến nào sau đây ? Vì sao ?
- Giúp công an bắt kẻ vi phạm pháp luật
- Người bán dâm chỉ là nạn nhân
- Người đánh bạc , chơi đề, nghiện hút chỉ là nạn nhân
- Mại dâm , ma tuý là con đường dẫn đến HIV/ AIDS
- Học tập , lao động tích cực là tránh xa được TNXH
HS : Lên bảng lựa chon và giải thích , HS nhận xét
GV : Dựa vào câu trả lời, cho điểm ( Lựa chọn đúng 5đ , giải thích đúng 5đ)
HS2 : Pháp luật nghiêm cấm những hành vi nào đối với trẻ em ?
Yêu cầu trả lời : ( mỗi ý 2,5đ)
- Không được uống rượi, hút thuốc, đánh bạc , dùng chất kích thích có hại cho sức khoẻ.
- Nghiêm cấm dụ dỗ, lôl kéo trẻ em sử dụng các chất trên
- Nghiêm cấm dụ dỗ trẻ em mại dâm , bán hoặc mua dâm …văn hoá phẩm đồi truỵ…
- Cấm các trò chơi ảnh hưởng xấu đến sự phát triển lành mạnh của trẻ em .
* Giới thiệu bài :
GV: Cho HS quan sát tranh ảnh về HIV/AIDS.
HS: Quan sát.
GV:? Em có suy nghĩ gì về những hình ảnh đó?
HS: Trả lời.



GV: Như các em đã biết, HIV/AIDS đang là một đại dịch nguy hiểm trên thế giới, trong đó
có Việt Nam. HIV/AIDS gây đau thương cho người mắc bệnh và người thân của họ, cũng
như để lại hậu quả nặng nề cho xã hội. Pháp luật nhà nước ta có những quy định để phòng
chống nhiễm HIV/AIDS. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng ta học bài hôm nay. Bài 14 :
Phòng chống nhiễm HIV/ AIDS
2-Dạy nội dung bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GV

?
?

?
GV
GV
Hoạt động 1
Tìm hiểu nội dung đặt vấn đề
Cử một học sinh nam và một học sinh
nữ có giọng đọc tốt đọc nội dung bức
thư .
Tai hoạ đã giáng xuống gia đình bạn
của Mai là gì ?
Nguyên nhân nào dẫn đến cái chết
anh trai bạn của Mai ?

Cảm nhận của em vể nỗi đau mà
AIDS gây ra cho bản thân và gia đình
của họ ?
Nhận xét, kết luận : Lời nhắn nhủ của
bạn Mai cũng là bài học cho chúng ta.

Hãy tự bảo vệ mình trước hiểm hoạ
HIV/AIDS. Sống lành mạnh, có hiểu
biết để không rơi vào cảnh đau thương
như gia đình bạn của Mai.
Giới thiệu một số thông tin ,số liệu
trong nước và trên thế giới về
HIV/AIDS (dùng bảng phụ)
* Trên thế giới có khoảng hơn 50 triệu
người mắc HIV/ AIDS
* Việt Nam :
- Tính đến nay, VN có 129.715 người
nhiễm HIV, 26.840 người bị nhiễm
AIDS và 39.664 người tử vong do
AIDS. Ước tính đến năm 2010, VN sẽ
có khoảng 420.000 người bị nhiễm
HIV/ AIDS và trong số đó sẽ có trên
I- ĐẶT VẤN ĐÊ (10’)
2 HS đọc
HS trao đổi các câu hỏi, trả lời
-> Anh trai bạn của Mai chết vì căn
bệnh AIDS
-> Do bạn bè xấu lôi kéo tiêm chích ma
tuý mà mắc AIDS
HS làm việc cá nhân
HS trả lời , bầy tỏ quan điểm riêng, cả
lớp thảo luận, trao đổi
->- Người nhiễm HIV/AIDS là nỗi
đau bi quan hoảng sợ cái chết đến
gần ,mặc cảm tự ti trước người thân ,
bạn bè.

- Đối với gia đình là nỗi đau mất đi
người thân
HS lắng nghe, nhận biết
HS theo dõi, lắng nghe


GV
100.nghìn người tử vong.
- Nhiễm HIV ở Việt Nam tập trung chủ
yếu ở độ tuổi từ 20-39 tuổi (chiếm
83,44%) trong tổng số các trường hợp
nhiễm HIV được phát hiện. Tỷ lệ
nhiễm HIV phân theo giới tính ít thay
đổi qua các năm, tính đến hết tháng
12 /2009 tỷ lệ nhiễm HIV được phát
hiện ở nam giới chiếm 82,17% và nữ
giới là 17,81%. Tuy nhiên, theo dự báo
trong tương lai tỷ lệ nhiễm HIV là nữ
giới có xu hướng tăng lên.
- Tính đến ngày 31/12/2009, toàn bộ 63
tỉnh, thành phố đã phát hiện có người
nhiễm HIV: 97,52% quận huỵện;
69,93% phường xã phát hiện người có
nhiễm HIV/AIDS
+ Mỗi ngày Việt Nam có 50 người mắc
và dự báo đến cuối thập kỷ này có
350.000 người
+ Hàng năm cần có 78 tỉ đồng chi cho
việc phòng chống HIV/AIDS
Tỉnh Sơn La

- Năm 2008 toàn tỉnh đã có 5.500
trường hợp so với năm 2003. Trong đó,
gần 1.000 trường hợp đã chuyển sang
AIDS, trên 600 trường hợp đã tử vong.
Sở Y tế Sơn La cho biết, 80% trong số
người nhiễm HIV có tiền sử nghiện ma
tuý, gái mại dâm.
Hiện hệ thống phòng chống dịch của
tỉnh này đang cố gắng tuyên truyền về
phòng chống HIV/AIDS, phòng chống
ma túy, nạn mại dâm nhằm nâng cao
hiểu của cộng đồng, đặc biệt là tại các
thôn bản vùng sâu, vùng xa.
Tuy nhiên, cho đến nay số cán bộ
chuyên trách làm công tác tuyên truyền
phòng chống HIV/AIDS vẫn còn rất
thiếu, chỉ có 30/203 xã, phường có cán
bộ làm công tác này.
Thảo luận nhóm
Tổ chức cho HS thảo luận nhóm tìm
HS các nhóm thảo luận , cử thư ký ghi
chép. Đại diện trả lời, các nhóm khác



?
?

?
?



GV


GV

?
hiểu các thông tin Số liệu về HIV/
AIDS chia lớp thành 3 nhóm và phân
công
Nhóm 1 : Em nghĩ gì về những con
số, những thông tin trên?
Nhóm 2 : Nguyên nhân dẫn đến mắc
căn bệnh HIV/AIDS ?
Nhóm 3 :Theo em, liệu con người có
thể ngăn chặn được thảm hoạ AIDS
không? Vì sao?
Nhóm 4 : Theo em vì sao phải phòng
chống nhiễm HIV- AIDS?


Kết luận : Phòng chống HIV/AIDS là
trách nhiệm của mọi người , mọi quốc
gia , dân tộc . Nhà nước ta có
nhữngquy định pháp lệnh phòng chống
HIV/AIDS
Hoạt động 2
Tìm hiểu nội dung bài học
Đàm thoại cùng học sinh tìm hiểu nội

dung bài học .
Qua việc tìm hiểu các vấn đề trên
em hiểu thê nào là HIV/ AIDS ?

nhận xét, bổ sung
Nhóm 1 trả lời :
-> Tình hình nhiễm HIV/AIDS tăng.
AIDS có thể lây bất cứ ai, bất kì dân
tộc nào, màu da nào, nước giàu hay
nghèo, người giàu, già, trẻ, gái, trai.
Nhóm 2 trả lời :
* Nguyên nhân :
- Kinh tế còn nghèo
- Đời sống không lành mạnh
- Kỷ cương , pháp luật chưa nghiêm
- Chính sách xã hội
- Kém hiểu biết
- Tâm sinh lí lứa tuổi
- Cuộc sống gia đình tan vỡ
- Bản thân không làm chủ
Nhóm 3 trả lời :
-> Con người hoàn toàn có thể ngăn
chặn được thảm hoạ AIDS vì: Nếu tất
cả mọi người đều hiểu rõ về AIDS và
tích cực phòng chống thì HIV- AIDS sẽ
bị đẩy lùi.
Nhóm 4 trả lời :
->Vì HIV- AIDS là căn bệnh thế kỷ,
nếu đã nhiễm chỉ có một con đường là
đi đến tử vong.

- Có nghĩa là: Mỗi công dân đều phải
hiểu rõ về căn bệnh thế kỷ này để có
phương pháp phòng chống hữu hiệu,
đừng để HIV- AIDS xâm nhập vào cơ
thể.
II- NỘI DUNG BÀI HỌC (12’)
HS trả lời cá nhân Cả lớp nhận xét,
tranh luận
1. HIV là gì ? AIDS là gì ?
- HIV là tên một loại vi rút gây suy
giảm miễn dịch ở người.




GV
?

?
?
GV
?

Nhận xét, chốt lại bài học 1 ( SGK-39),
yêu cầu HS đọc
Theo em HIV/ AIDS lây truyền qua
những con đường nào ?

Hãy cho biết tác hại của HIV/AIDS ?



Vậy làm thế nào để phòng tránh HIV/
AIDS ?

Kết luận : Phòng chống nhiễm HIV là
trách nhiệm của mọi người, mọi quốc
gia. Nhà nước ta có những quy định về
phòng chống HIV/AIDS.
Để phòng chống HIV/AIDS pháp luật
nước ta quy định như thế nào ?

- AIDS là giai đoạn cuối của sự
nhiễm HIV.
-HIV/AIDS đang là một đại dịch của
thế giới , của Việt Nam. Đó là căn
bệnh vô cùng nguy hỉêm đối với sức
khỏe , tính mạng con người , và tương
lai nòi giống của dân tộc .ảnh hưởng
nghiêm trọng đến kinh tế – xã hội
HS đọc và ghi vở
HS trao đổi trả lời cá nhân
* Con đường lây truyền:
- Lây qua đường máu
- Lây từ mẹ sang con
- Lây qua quan hệ tình dục
* Tác hại:
- HIV/ AIDS là đại dịch của thế gíới và
nhân loại
- Nguy hiểm đến sực khoẻ, tính mạng ,
kinh tế .

- ảnh hưởng đến nòi giống , kinh tế , xã
hội
* Cách phòng tránh:
- Tránh tiếp xúc với máu người bệnh
- Không dùng chung kim tiêm
- Không quan hệ tình dục bừa bãi
HS đọc bài học 2
2. Quy định của pháp luật về phòng
chống HIV – AIDS .
- Mỗi người có trách nhiệm thực hiện
những biện pháp phòng chống việc
lây truyền HIV/AIDS để bảo vệ cho
mình, gia đình, xã hội, tham gia các
hoạt động phòng chống nhiễm
HIV/AIDS.
- Nghiêm cấm các hành vi mua bán
dâm, tiêm chích ma tuý và các hành vi
lây truyền HIV/AIDS.
- Người nhiễm HIV/AIDS có quyền
giữ bí mật về tình trạng nhiễm bệnh
của mình. Không bị phân biệt đối xử
nhưng phải thực hiện các biện pháp


GV
?
GV
GV
GV
GV

GV
Khẳng định : Chúng ta có thể phòng
tránh nhiễm HIV/AIDS nếu có thể hiểu
biết đầy đủ về nó và có ý thức phòng
ngừa
Vậy mỗi người cần có trách nhiệm
như thế nào đối với việc phòng chống
HIV / AIDS ?Học sinh chúng ta cần
phải làm gì ?


Chốt lại nội dung bài học 3 (SGK-39)
Yêu cầu HS đọc lại một lần
Yêu cầu HS đọc phần tư liệu tham
khảo SGK -39,40 , GV cung cấp thêm
điều 118 – Bộ luật hình sự : Tội cố ý
truyền bệnh cho người khác )
Kết thúc phần này giáo viên cho học
sinh giải thích câu : “Đừng chết vì
thiếu hiểu biễt về HIV/AIDS ”.
Kết luận : Như chúng ta đã biết Thuế
tạo nguồn tài chính để Nhà nước chi
cho các mục đích chung trong đó có
hoạt động phòng chống nhiễm
HIV/AIDS. Người nhiễm HIV/AIDS
rất cần sự chia sẻ của cộng đồng và sự
quan tâm của Nhà nước. Đóng thuế đầy
đủ để Nhà nước có nguồn tài chính
chăm lo cho cuộc sống của người
nhiễm HIV/AIDS cũng là chia sẻ với

họ.
Hoạt động 3
Hướng dẫn giải bài tập SGK
Hướng dẫn học sinh giải bài tập 3.
Tổ chức cho HS thảo luận tập thể bài
tập 4. Yêu cầu học sinh giải thích vì
phòng chống lây truyền.
HS trao đổi nêu lên trách nhiệm của
bản thân
3.Trách nhiệm của công dân, HS
- Cần phải hiểu biết đầy đủ về HIV –
AIDS để chủ động phòng tránh cho
mình và gia đình.
- Không phận biệt đối xử với người bị
nhiễm HIV- AIDS.
- Tích cực tham gia phòng chống HIV
– AIDS.
- Tích cực tham gia các phong trào
phòng chống TNXH


III- BÀI TẬP ( 8’)
1- Bài tập 3 ( SGK-40)
HS lên bảng làm, cả lớp nhận xét
- Đường lây truyền: b, e, i, g.
2- Bài tập 4
HS trả lời cá nhân


GV

GV
sao.

Yêu cầu học sinh làm bài tập 7 tại lớp
và trình bày đáp án.
Nhận xét bổ xung.
- Đồng ý : 2,4
- Không đồng ý : 1, 3
3- Bài tập 7
HS tự bộc lộ suy nghĩ cá nhân
3. Củng cố, luyện tập (9’)
GV: Tổ chức cho học sinh đóng vai theo tình huống bài tập 5 SGK
HS tự phân vai và lời thoại
Cả lớp nhận xét tiểu phẩm
GV đưa ra câu hỏi
+ Em có đồng tình vởi việc làm của Thuỷ không ?
+ Nếu em là Hiền trong tình huống đó em sẽ làm gì ?
HS trả lời : em không đồng tình với việc làm của Thuỷ . Nếu em là Hiền em sẽ giải thích
cho Thuỷ hỉêu AIDS không lây truyền qua tiếp xúc thông thường như thăm hỏi, bắt tay
… Chúng ta thật an toàn khi tiếp xúc là được .
* Rèn luyện kỹ năng, thái độ, hành vi
GV : Tổ chức cho HS chơi trò chơi ‘ nhanh tay, nhanh mắt’
GV : Đưa ra câu hỏi trên bảng phụ, chia lớp thành 2 đội
HS : Sau khi xem song câu hỏi , vỗ tay làm hiệu đúng, sai xin trả lời câu hỏi
Câu hỏi:
+ AIDS chỉ lây truyền cho những người lao động. ( S )
+ AIDS chỉ lây truyền ở những nước đang phát triển (S )
+ AIDS không lây truyền qua tiếp xúc thông thường. ( Đ )
+ Hiện nay chưa có thuốc điều trị ( Đ )
+ HS trung học cơ sở không bị nhiễm HIV/AIDS. ( S )

+ Nhà trường là môi trường hữu hiệu để phòng tránh HIV/ AIDS. ( Đ )
+ AIDS rất nguy hiểm nhưng không đáng sợ nếu tất cả chúng ta đều biết cách bảo
vệ mình. ( Đ)
GV : Cho điểm HS nào trả lời đúng.
GV : Nhận xét- Kết luận toàn bài :
HIV/ AIDS là đại dịch nguy hiểm cho cá nhân và xã hội, là thảm họa cho các dân
tộc trên thế giới. Hơn lúc nào hết chúng ta cần phải có trách nhiệm với bản thân, gia
đình, cộng đồng. Hãy tránh xa HIV/ AIDS. AIDS rất nguy hiểm nhưng không đáng sợ
nếu tất cả chúng ta đều hiểu biết, đều biết cách bảo vệ mình.
4- Hướng dẫn HS học bài và làm bài tập về nhà (1’)
- Học thuộc nội dung bài học
- Làm các bài tập còn lại trong SGK
- Sưu tầm tranh ảnh, các số liệu về HIV/AIDS
- Đọc trước bài 15 : Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
Tài liệu tham khảo
1) Bộ luật hình sự chương XVIIII ( Các tội phạm về ma tuý điều 199 – 201


2) Pháp lệnh phòng chống vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phảI ở
người ( 31 / 5 / 1995 )


Tiết 22
Bài 15 : PHÒNG NGỪA TAI NẠN VŨ KHÍ, CHÁY, NỔ
VÀ CÁC CHẤT ĐỘC HẠI
I- MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Nắm được những quy định thông thường của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí ,
cháy , nổ và các chất độc hại ; phần biệt được tính chất nguy hiểm của các vũ khí , chất dễ
cháy , dễ nổ và các chất độc hại khác ; có được các biện pháp phòng ngừa tai nạn; nhận biết

được được các biện pháp phòng ngừa của nhà nước về phòng ngừa các tai nạn trên .
2. Kỹ năng:
- Có thái độ đề phòng và tích cực nhắc nhở người khác đề phòng tai nạn vũ khí , cháy,
nổ và các chất độc hại .
* KNS : HS biết tìm kiếm và xử lí thông tin về tình hình tai nạn do vũ khí cháy nổ và
các chất độc hại gây ra. Biết đề suất các biện pháp phòng tránh tai nạn do vũ khí cho
bản thân và người khác, biết ứng phó với sự cố nguy hiểm do chất cháy nổ hoặc chất độc
hại gây ra.
3. Thái độ:
- Nghiêm chỉnh chấp hành những quy định của nhà nước về phòng ngừa tai nạn vũ
khí , cháy , nổ và các chất độc hại ; nhắc nhở mọi người xung quanh có ý thức thực hiện tốt
các biện pháp phòng ngừa .
II- CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Giáo viên :
- SGK, SGV, TLTK-GDCD 8
- Bộ luật Hình sự
- Luật phòng cháy, chữa cháy
- Các thông tin, sự kiện trên sách báo.
2. Học sinh :
- SGK, đọc trước bài
III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1- Kiểm tra bài cũ .(5’)
GV nêu yêu cầu :
HS 1 làm bài tập sau : HIV lây truyền qua những con đường nào sau đây ( hãy khoanh
tròn vào phương án em lựa chọn )
1- Mẹ truyền cho con khi mang thai
2- Muỗi đốt
3- Ôm hôn
4- Bắt tay
5- Truyền máu

6- Dùng chung bát đũa
7- Quan hệ tình dục
Đáp án : 1, 5, 7
HS 2 : Học sinh cần làm gì để phòng , chống nhiễm HIV/AIDS ?
Trả lời : ( mỗi ý 2,5đ)


- Cần phải hiểu biết đầy đủ về HIV – AIDS để chủ động phòng tránh cho mình và gia đình.
- Không phận biệt đối xử với người bị nhiễm HIV- AIDS.
- Tích cực tham gia phòng chống HIV – AIDS.
- Tích cực tham gia các phong trào phòng chống TNXH
GV: Nhận xét phần rình bày của HS đánh giá cho điểm
• Giới thiệu bài : (5’)
GV đưa thông tin : Ngày 2/5/2003 chiếc xe mang biển số 29H6583 bốc cháy tại khu chợ
thôn Đại Bái , huyện Gia Bình , Bắc Ninh . Nguyên nhân gây ra vụ cháy được xác định là
trên xe có trở thuốc súng . Vụ cháy làm 88 người chết và hàng chục người khác bị thương .
GV cho học sinh quan sát hai bảng :
Năm
Sơ suất , bất cẩn Vi phạm quy đinh
PCCC
Sự cố kỹ thuật Ghi chú
Số vụ Tỉ lệ % Số vụ Tỉ lệ % Số vụ Tỉ lệ %
1998 778 66.5 72 61 321
1999 383 38.7 23 2.32 301 32.4
200
0
426 37.4 113 9.92 388 26.43
200
1
468 36.2 89 6.89 406 30.03

200
2
448 35.36 117 9.32 32.04
TB 502.6 42.36 82.8 6.89 283.2 24.18
2. Dạy nội dung bài mới .
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GV
GV
?
?
Hoạt động 1
Thảo luận, tìm hiểu nội dung mục đặt
vấn đề
Yêu cầu HS đọc 1 lần 3 thông báo trên
Đặt câu hỏi khai thác thông tin
Ghi nhanh ý kiến lên bảng.
Lí do vi sao vẫn có người chết vì bị
trúng bom mìn ? Thiệt hại đó như thế
nào ?

Những thiệt hại về cháy trong thời gian
1998- 2002 là như thế nào ?
I- ĐẶT VẤN ĐỀ ( 15’)
HS đọc mục đặt vấn đề
HS cả lớp thảo luận Đại diện trả lời,
nhận xét, bổ sung.
- Chiến tranh kết thúc, những bom
mìn và vật liệu chưa nổ vẫn còn ở
khắp nơi, nhất là ở địa bàn ác liệt như
Quảng Trị

- Thiệt hại : Tại Quảng Trị từ 1985-
1995 có 474 người chết va bị thương
trong đó 65 người chết vì bom mìn.
-> Cháy nổ từ 1998-2002,cả nước có
5871 vụ cháy , thiệt hại 902.910 triệu
đồng.


?
?
GV
GV
Các vụ ngộ độc gây ra những thiệt hại
gì ? Nguyên nhân gây ra các vụ ngộ
độc ?
Em rút ra bài học gì cho bản thân qua
các thông tin trên ?
Kết luận : Các tai nạn do vũ khí , cháy,
nổ và các chất độc hại gây ra rất nguy
hiểm . Vì vậy cần có những quy định của
pháp luật để phòng ngừa .
Đọc cho HS nghe thông tin mới nhất về
các vụ tai nạn vũ khí cháy nổ và các chất
độc hại năm 2008
Theo số liệu từ Cục cảnh sát phòng cháy
chữa cháy, trong năm 2009, cả nước xảy
ra 1.948 vụ cháy và 18 vụ nổ, trong đó có
271 vụ cháy rừng. Cháy nổ làm chết 78
người, bị thương 187 người, thiệt hại tài
sản ước tính 500 tỷ đồng và 1.373 ha

rừng.
- Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới,
mỗi năm Việt Nam có 8 triệu người
(chiếm xấp xỉ 1/10 tổng dân số) bị ngộ
độc thực phẩm hoặc ngộ độc do liên
quan đến thực phẩm. Tổng kết về tình
hình ngộ độc thực phẩm năm 2010 của
Cục An toàn vệ sinh thực phẩm
(ATVSTP) cho thấy năm 2010 cả nước
có 63 vụ ngộ độc lớn (hơn 30 người/vụ).
Các số liệu thống kê cho thấy, năm 2000,
ngộ độc chủ yếu do vi sinh vật (chiếm
70%) thì tới năm 2010, ngộ độc vi sinh
vật thấp đi (<50%), ngộ độc chủ yếu do
hóa chất (hơn 60%).
Thảo luận nhóm
Tổ chức cho HS thảo luận sự nguy hiểm
và nguyên nhân tai nạn do vũ khí cháy nổ
-> Ngộ độc từ 1999-2000 có gần
20.000 vụ , có 246 người tử vong
(TPHCM có 930 vụ ngộ độc trong đó
có 29 người chết)
Nguyên nhân: Thành phần thuốc
sâu , ca nóc , nhiều lý do khác.
-> Bài học :
- Hiểu được tính chất nguy hiểm
của tai nạn cháy , nổ và chất độc hại
-Phải có biện pháp phòng tránh
-Trách nhiệm của bản thân .
* Những quy định của nhà nước .

(SGK)
HS thảo luận, cử thư kí ghi chép, đại
diện trả lời


GV
?
?
?
và các chất độc hại gây ra.
Chiếu các câu hỏi lên máy hoặc ghi vào
bảng phụ.
GV: Giao câu hỏi cho từng nhóm
Nhóm 1: Hành vi vi phạm pháp
luật( cho biết ý kiến đúng) vì sao?
a, Buôn bán vũ khí, chất nổ
b. Dùng mìn đánh cá
c. Dùng vũ khí giết người, cướp của
đ. Đi vào khu vực cấm, bãi mìn, khu
quân sự
e.Đập, phá, cưa các loại bom đạn cũ lấy
thuốc để bám.
g. Đốt rừng làm nương rẫy
h. Khai thác rừng bừa bãi
i. Sơ suất, bất cẩn khi sử dụng vũ khí,
chất cháy.
k. Sự cố kỹ thuật
n. Sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ
thực vật sai qui định.
m. Ăn các loại cá có chất độc.

p. Bắn pháo hoa ngày lễ tết
q. Dùng súng truy bắt tội phạm
Nhóm 2: Sự ngugy hiểm của tai nạn do
vũ khí, cháy nổ và các chất độc hai.
Em cho biết ý kíến đúng? Vì sao?
a. ảnh hưởng sức khỏe.
b. Thiệt hại tài sản cá nhân, gia đình,
quốc gia.
c. Gây tàn phế
d. Tài nguyên cạn kiệt
e. Ô nhiễm môi trường
g. Chết người
Nhóm 3:Nguyên nhân dẫn đến tai nạn
vũ khí, cháy bổ và các chất độc hại.
Em cho biết ý kiến đúng và giải thích
vì sao ?
a. Thiếu hiểu biết
b. Không tôn trọng pháp luật
c. Tham lam
d. Bất chấp nguy hiểm

Đáp án
Nhóm 1: P, Q hành vi không vi phạm
pháp luật.
Nhóm 2: Đúng tất cả
Nhóm 3: Đúng tất cả


GV


GV
?
GV
GV

?
GV
GV
GV
e. Cố ý gây tội ác
g. Nghèo khổ, kinh tế tế khó khăn.
h. Do chiến tranh
i. Sơ suất, bất cẩn.
k. Vi phạm qui định về PCCC
m. Thiếu trách nhiệm
n. Sự cố kỹ thuật
p. Nhà trường ít phổ biếnqui định pháp
luật
Nhận xét kết quả của từng nhóm, nhận
xét, bổ sung.
Hoạt động 2
Tìm hiểu nội dung bài học
Qua phần tìm hiểu mục đạt vấn đề
Hãy cho biết tác hại của việc sử dụng
trái phép chất cháy, nổ và các chất độc
hại ? Nó có ảnh hưởng gì tới môi
trường sống ?
Chốt lại ý 1 nội dung bài học .
Yêu cầu học sinh thảo luận làm bài tập 3
SGK .

Vậy để hạn chế được những hậu quả
do cháy nổ gây ra ?Nhà nước đã ban
hành những quy định gì ?

Chốt lại điểm 2 nội dung bài học .
Đọc cho HS nghe Điều 232 ( Bộ luật
hình sự 1999)
Cho học sinh xử lý tình huống bài tập 4 -
SGK giúp HS biết cách hành động phù
hợp với quy định về phòng ngừa …
II. NỘI DUNG BÀI HỌC ( 10’)
HS trả lời cá nhân.
1- Tác hại :
- Gây tổn thất lớn về người,về của,
ảnh hưởng tới cá nhân, gia đình và
xã hội ( ( MÊt tµi s¶n, bÞ th¬ng, tµn
phÕ, tö vong ), gây ô nhiễm môi
trườngnặng nề.
HS ghi vở
HS trao đổi trả lời cá nhân
HS thảo luận theo bàn, trình bày ý
kiến của mình.
- Đáp án : Các hành vi a,b,d,e,g là
vi phạm pháp luật .
HS trả lời đưa ra nội dung bài học 2
2- Các quy định của nhà nước .
- Cấm tàng trữ, buôn bán, vận
chuyển, sử dũng vũ khí, chất nổ,
chất cháy, chất phóng xạ và độc hại.
- Người được chuyên chở phải có

chuyên môn, phương tiện cần thiết
và luôn tuân thủ quy định về an
toàn.
- Chỉ cơ quan, tổ chức cá nhân có
nhiệm vụ mới được giữ, chuyên chở
và sử dụng vũ khí, chất nổ, chất
cháy, phóng xạ và độc hại.
HS ghi vở


GV
?
GV
GV
?
GV
Qua phân tích tình huống trên giúp các
em hiểu được trách nhiệm của bản thân
mỗi người trong việc phòng ngừa cháy
nổ.
Vậy học sinh chúng ta cần phải làm gì
để ngăn ngừa cháy nổ xảy ra ?
Chốt lại mục 3 nội dung bài học .
Yêu cầu học sinh đọc lại nội dung bài
học
Hoạt động 3
Hướng dãn giải bài tập SGK
Cho học sinh làm bài tập củng cố.
Treo bảng phụ bài tập sau:
Trong các hành vi sau , hành vi nào

vi phạm pháp luật ?
- Dùng mìn đánh cá
- Buôn , bán vũ khí
- Cưa , đục bom mìn cũ
- Đốt rừng làm nương , rẫy
- Sử dụng thuốc trừ sâu sai quy định
- ăn các loại cá có nọc độc
- Bắc pháo hoa ngày lễ tết
- Dùng súng truy bắt tội phạm
Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập
Hãy dự đoán xem điều gì có thể xảy
ra ?
HS ; Các bàn thảo luận các tình huống
trong bài tập 4 SGK, trình bày ý kiến,
nhận xét bổ sung.
- Trong tình huống a,b,c cần khuyên
ngăn mọi người tránh xa nơi nguy
hiểm
- Tình huống d, cần báo ngay cho
người có trách nhiệm .
HS trả lời cá nhân, rút ra bài học 3
3- Trách nhiệm của công dân, học
sinh. .
- Tự giác tìm hiểu thực hiện và
tuyên truyền, vận động mọi người
xung quanh cùng thực hiện tốt các
quy định về phòng ngừa tai nạn vũ
khí cháy nổ và các chất độc hại.
- Tố cáo những hành vi vi phạm
hoặc xúi giục người khác vi phạm

các quy định trên.
III. BÀI TẬP (4’ )
HS làm bài tập
1- Bài tập 1
Trả lời cá nhân
- Dùng mìn đánh cá
- Buôn , bán vũ khí
- Cưa , đục bom mìn cũ
- Đốt rừng làm nương , rẫy
- Sử dụng thuốc trừ sâu sai quy
định
2- Bài tập 2 ( SGK- 43)
HS trao đổi, trả lời cả nhân.
- Gây ra cháy nổ
- Dẫn đến chết người


GV Nhận xét kết luận - Thiệt hai tài sản
- ảnh hưởng đến nền kinh tế của đất
nước.

3. Củng cố, luyện tập. ( 8’)
GV cho học sinh xử lý tình huống (Đóng vai)
- TH1: Đ và T tình cớ nhặt đựơc quả bom bi bên lề đường , Đ hoảng sợ rủ T bỏ chạy đi
chỗ khác. T không chạy mà còn nói “chúng mình mang về đập lấy thuốc nổ bán lấy tiền” Đ
can ngăn nhưng T không nghe .
- TH2: nhà H trồng một ruộng dưa chuột . M về nhà H chơi rủ H ra vườn hái dưa ,H
can ngăn M và nói : “ruộng dưa này được phun thuốc sâu, dưa này nhìn ngon nhưng không
để ăn mà để bán , muốn ăn thì hái ở vườn cạnh nhà ”
HS : Các nhóm phân vai, kịch bản, lời thoại và thể hiện tiểu phẩm.

Cả lớp nhận xét tiểu phẩm các nhóm
GV :Giải đáp , đánh giá
GV : Kết luận toàn bài: Đất nước ta trải qua nhiều năm chiến tranh. Một trong những
hậu quả để lại là nạn súng đạn , mìn còn rơi xót lại. Ngày nay chúng ta đang phải đối
phó với những tai nạn khủng khiếp này. Yêu cầu phòng ngừa tai nạn càng cao, càng
phức tạp và càng nghiem ngặt. Vì vậy HS chúng ta cần phải có trách nhiệm trong vấn đề
này.
4- Hướng dẫn HS học bài ở nhà ( 1’)
- Học thuộc bài và làm các bài tập còn lại
- Tìm hiểu những quy định của pháp luật về vấn đề này
- Xem trước bài 16
TƯ LIỆU THAM KHẢO
Nước ta đã tham gia 16 công ước có liên quan về an toàn - vệ sinh lao động của Tổ chức
Lao động quốc tế. Được tổ chức Lao động quốc tế (ILO) và các quốc gia thành viên
ASEAN đánh giá đã có những hoạt động thiết thực, theo hướng tuân thủ luật pháp quốc tế
và đã lựa chọn Việt Nam để phối hợp tổ chức một số hội nghị cấp quốc tế và khu vực.
Năm 2008, công tác quản lý nhà nước về an toàn - vệ sinh lao động ở nước ta đã được các
cấp, các ngành và địa phương đặc biệt chú trọng. Hệ thống chăm sóc sức khỏe, phục hồi
chức năng cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được chú ý đầu tư hơn; các hoạt
động cải thiện điều kiện lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong nông nghiệp
được triển khai sâu rộng hơn.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức Tuần lễ quốc gia an toàn vệ
sinh lao động - phòng chống cháy nổ hàng năm (ATVSLĐ- PCCN), Ban chỉ đạo Tuần lễ
quốc gia ATVSLĐ - PCCN Trung ương phối hợp với Ban chỉ đạo các địa phương tổ chức
thành công 10 lần, Tuần lễ quốc gia về ATVSLĐ - PCCN (từ năm 1999 đến 2008).
Năm 2009, Tuần lễ quốc gia ATVSLĐ- PCCN sẽ diễn ra từ ngày 15- 21/3/2009. Lễ phát
động Tuần lễ lần thứ 11 được tổ chức vào sáng 15/3/2009 tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm
Đồng với chủ đề:”Nâng cao nhận thức, đề cao trách nhiệm và tuân thủ pháp luật của các tổ


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×