Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

đánh giá tác động môi trường của kcn dung quất đến cộng đồng dân cư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (998.23 KB, 44 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

BÁO CÁO THỰC TẬP GIÁO TRÌNH
ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN
SỐNG TRONG LÀNG NGHỀ GẠCH NGÓI
XÃ BÌNH TRUNG, HUYỆN BÌNH SƠN
TỈNH QUẢNG NGÃI
Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
Thầy Bùi Đức Tính Nhóm 6
Thầy Võ Việt Hùng Lớp: K45 TNMT
Thầy Trương Quang Dũng
Huế, tháng 9/2014
Báo cáo thực tập giáo trình
DANH SÁCH SINH VIÊN NHÓM 1
1. Phạm Thị Mai Dung ( Nhóm trưởng)
2. Nguyễn Thị Kiều Oanh
3. Phan Thị Hương
4. Nguyễn Thị Hương
5. Hoàng Thị Hoài Nhi
6. Nguyễn Thị Sương
7. Trần Thị Kim Thanh
8. Hoàng Thị Hương Giang
9. Hoàng Thế Ân
10. Lê Văn Huy
Nhóm thực hiện: 01
Báo cáo thực tập giáo trình
Lời cám ơn
Được sự phân công Khoa Kinh tế và Phát triển trường Đại Học Kinh Tế
Huế, và sự đồng ý của các Thầy giáo hướng dẫn, nhóm chúng tôi đã thực hiện


đề tài “Đánh giá tác động môi trường của KCN Dung Quất tới cộng đồng
dân cư”.
Để hoàn thành được bài báo cáo thực tập giáo trình này, Nhóm xin chân
thành cám ơn các thầy cô giáo đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt
quá trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện ở trường Đại học Kinh Tế Huế.
Nhóm xin chân thành cám ơn thầy Bùi Đức Tính, thầy Võ Việt Hùng và
thầy Trương Quang Dũng đã tận tình, chu đáo hướng dẫn nhóm thực hiện bài
báo cáo này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh
nhất, song do buổi đầu mới làm quen với công tác nghiên cứu, tiếp cận với
thực tế cũng như hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên không tránh khỏi
những thiếu sót nhất định mà nhóm chưa thấy được. Nhóm rất mong được sự
góp ý của các Thầy và các bạn để bài báo cáo được hoàn chỉnh hơn.
Nhóm xin chân thành cám ơn!
Nhóm thực hiện: 01
Báo cáo thực tập giáo trình
MỤC LỤC
DANH SÁCH SINH VIÊN NHÓM 1 1
MỤC LỤC 3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 5
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ KCN DUNG QUẤT, 5
HUYỆN BÌNH SƠN, TỈNH QUÃNG NGÃI 5
2.1 . VỊ TRÍ ĐỊA LÝ KCN DUNG QUẤT 5
2.2. QUY MÔ VÀ QUY HOẠCH TỔNG THỂ KCN DUNG QUẤT 5
2.2.1. Quy mô các hoạt động kinh tế KCN Dung Quất 5
2.2.1.1. Tổng quan KKT Dung Quất 5
CHƯƠNG 3: HIỆN TRẠNG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 9
TẠI KHU VỰC KCN DUNG QUẤT, HUYỆN BÌNH SƠN, 9
TỈNH QUẢNG NGÃI 9

3.1. ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU KHU VỰC 9
3.1.1. Nhiệt độ 9
3.1.2. Độ ẩm 9
3.1.3. Nắng 9
3.1.4. Gió, bão 10
3.2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH ĐỊA CHẤT 10
CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 12
CỦA KCN DUNG QUẤT ĐẾN CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ 12
CHƯƠNG 5: CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, 27
GIẢM THIỂU NHỮNG TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC 27
TỪ HOẠT ĐỘNG CỦA KCN DUNG QUẤT 27
TỚI MÔI TRƯỜNG VÀ CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ 27
5.1. BIỆN PHÁP HẠN CHẾ Ô NHIẾM KHÔNG KHÍ 27
5.2. BIỆN PHÁP HẠN CHẾ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC 28
Nhóm thực hiện: 01
Báo cáo thực tập giáo trình
5.3. BIỆN PHÁP HẠN CHẾ Ô NHIỄM DO CHẤT THẢI RẮN 28
5.4. BIỆN PHÁP HẠN CHẾ Ô NHIỄM TIẾNG ỒN VÀ ĐỘ RUNG 28
5.5. MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG, XỬ LÍ SỰ CỐ VÀ AN TOÀN
LAO ĐỘNG 29
5.6. CÁC BIỆN PHÁP CẢI TIẾN CÔNG NGHỆ 29
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 31
6.1. KẾT LUẬN 31
6.2. KIẾN NGHỊ 31
PHIẾU ĐIỀU TRA KHẢO SÁT 1
TÀI LIỆU THAM KHẢO 5
Nhóm thực hiện: 01
Báo cáo thực tập giáo trình
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
KCN : Khu công nghiệp

CNH-HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
BSR : Công ty lọc hóa dầu Bình Sơn
ĐTM : Đánh giá tác động môi trường
KKT : Khu kinh tế
LPG : Khí hóa lỏng
SPM : Hệ thống phao rót dầu không bến
Nhóm thực hiện: 01
Báo cáo thực tập giáo trình
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Biểu đồ 1: Biểu diễn thông số SO2 NMLDDQ
Biểu đồ 2: Biểu đồ 2: Biểu diễn hàm lượng bụi NMLDDQ
Biểu đồ 3: Biểu đồ 3: Biểu diễn thông số HC NMLDDQ
Biểu đồ 4: Biểu đồ 4: Biểu diễn các thông số nước thải sau xử lý tại NMLDDQ
Biểu đồ 5: Biểu diễn thông số Coliform của nước thải sau xử lý tại NMLDDQ
Biểu đồ 6: Biểu đồ 6: Biểu diễn chất lượng nước mặt. Thông số Ph
Biểu đồ 7: Biểu đồ 7: Biểu diễn chất lượng nước mặt. Thông số Coliform
Biểu đồ 8: Biểu đồ 8: Biểu diễn chất lượng đất. Thông số THC
Biểu đồ 9: Biểu đồ 9: Biểu diễn thông số độ rung NMLDDQ
Biểu đồ 10: Biểu đồ 10: Biểu diễn thông số tiếng ồn NMLDDQ
Nhóm thực hiện: 01
Báo cáo thực tập giáo trình
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cùng với xu hướng phát triển CNH- HĐH của toàn cầu, Việt Nam trong
những năm qua đã không ngừng cố gắng phát triển về mọi mặt, đặc biệt là
phát triển mạnh về kinh tế để có thể bắt kịp với với xu thế thời đại và hòa
nhập với cộng đồng thế giới. Đảng và Nhà nước ưu tiên đẩy mạnh và phát
triển các vùng kinh tế trọng điểm, xây dựng và mở rộng các khu công nghiệp,
các nhà máy, xí nghiệp, quan tâm chú trọng các ngành công nghiệp trọng
điểm. Trong đó, không thể không nói đến sự hình thành KCN Dung Quất tại

xã Bình Trị, huyện Bình Sơn, tỉnh Quãng Ngãi đã tạo ra điểm nhấn riêng gắn
liền với công nghiệp lọc hóa dầu và các ngành công nghiệp nặng.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng, bên cạnh việc đáp ứng được nhu cầu
ngày càng cao của xã hội, đáp ứng những vấn đề kinh tế to lớn mang tầm vĩ
mô thì trong quá trình xây dựng và đi vào hoạt động của các khu công nghiệp,
các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở kinh tế,…đã ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng
môi trường như làm ô nhiễm môi trường sống, cạn kiệt nguồn tài nguyên
thiên nhiên, biến đổi khí hậu,…từ đó đã kéo theo những hệ lụy ảnh hưởng tới
đời sống của con người, nhất là những khu vực lân cận. Tỉnh Quảng Ngãi là
một trong các tỉnh tiêu biểu về sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong những năm
gần đây, trở thành vùng đất hứa hẹn về đầu tư và du lịch, đặc biệt là việc hình
thành KCN Dung Quất với nhà máy lọc dầu số 1. Với vị trí này Quảng Ngãi
được chú trọng trong phát triển kinh tế xã hội của miền Trung- Tây Nguyên
cũng như của đất nước. Và cùng với sự mọc lên rầm rộ các nhà máy, KCN đã
có ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống người dân nơi đây, mà cụ thể là người
dân xã Bình Trị, huyện Bình Sơn. Nhận thức được vấn đề đó, nhóm chúng
tôi đã thực hiện đề tài “ Đánh giá tác động môi trường của KCN Dung Quất
đến cộng đồng dân cư”.
Nhóm thực hiện: 01
1
Báo cáo thực tập giáo trình
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Nhận diện, phân tích và đánh giá có căn cứ những tác động có lợi, có
hại đến cộng đồng dân cư xã Bình Trị do các hoạt động của KCN Dung Quất,
mà cụ thể là nhà máy lọc dầu Dung Quất, bao gồm cả giai đoạn san lấp mặt
bằng, xây dưng cơ sở hạ tầng và đi vào hoạt động.
- Đề xuất những giải pháp nhằm khắc phục, giảm thiểu những tác động
tiêu cực từ hoạt động của nhà máy, đồng thời ổn định và nâng cao đời sống
của người dân sau khi chịu những tác động đó. Những giải pháp giải quyết
hợp lý mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường nhằm phát

triển bền vững.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là đánh giá những tác động của
KCN Dung Quất, cụ thể là nhà máy lọc dầu Dung Quất, xã Bình Trị, huyện
Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi tới cộng đồng dân cư trong khu vực.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Nghiên cứu các tác động môi trường gây ra trong phạm vi
quy hoạch và môi trường xung quanh
Thời gian: Đề tài nghiên cứu tác động môi trường của KCN Dung Quất,
cụ thể là nhà máy lọc dầu Dung Quất tới cộng đồng dân cư ngay từ thời điểm
giải phóng mặt bằng đến khi đi vào hoạt động
1.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu các nội dung sau:
- Mô tả sơ lược về KCN Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi
- Điều tra, thu thập số liệu và nghiên cứu hiện trạng môi trường khu vực
KCN Dung Quất
- Đánh giá những tác động môi trường do sự hình thành và hoạt động
của KCN tới cộng đồng dân cư, trong đó tập trung vào:
•Đánh giá tác động môi trường trong giải đoạn giải phóng và san lấp
mặt bằng, xây dưng.
•Đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn hoạt động của KCN mà
cụ thể là nhà máy lọc dầu Dung Quất
- Đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực, ổn định đời sống người
dân khu vực và giải quyết những mâu thuẫn nhằm hướng tới mục tiêu phát
Nhóm thực hiện: 01
2
Báo cáo thực tập giáo trình
triển bền vững
- Kết luận và kiến nghị

1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.5.1. Phương pháp chung đánh giá ĐTM
Theo luật Bảo vệ môi trường của Việt Nam (năm 2005) thì ĐTM được
định nghĩa rằng: “ Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích, dự báo
các tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra các biện pháp
bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó”. Đánh giá tác động môi trường
bao gồm: đánh giá các tác động tới môi trường tự nhiên và môi trường xã hội,
đánh giá các nguy cơ xảy ra các sự cố môi trường cũng như phân tích hiệu
quả kinh tế môi trường. Một số phương pháp cơ bản:
- Nhận dạng: sử dụng nhằm mô tả hiện trạng của hệ thống môi trường
trong khu vực dự án và xác định tất cả các thành phần của dự án
- Phỏng đoán: dựa vào những tài liệu để phỏng đoán các tác động có thể
có của dự án đến môi trường tự nhiên và KT-XH. Ngoài ra, có thể sử dụng hệ
thống thông tin môi trường hay sử dụng các mô hình toán để dự báo các tác
động đến môi trường
- Lập bảng liệt kê: phương pháp này được áp dụng nhằm thể hiện mối
tương quan giữa ảnh hưởng của từng hoạt động của dự án đến các vấn đề môi
trường được thể hiện trên bảng liệt kê. Trên cơ sở đó định hướng các nghiên
cứu tác động chi tiết.
Ý nghĩa của việc thực hiện ĐTM: ĐTM giúp cho việc triển khai các dự án
không làm ảnh hưởng xấu đến môi trường, nếu có ảnh hưởng thì các tác động đó
được quan tâm xử lí để giảm thiểu. Ý nghĩa sâu xa là đảm bảo phát triển bền
vững, phát triển hoạt động kinh tế nhưng không làm tổn hại đến môi trường.
1.5.2. Các phương pháp cụ thể thực hiện đề tài
- Phương pháp thu thập và nghiên cứu số liệu thứ cấp.
- Phương pháp lập phiếu điều tra khảo sát và xử lí số liệu sơ cấp thu
được: Phiếu điều tra sau khi hoàn thành sẽ được nhập vào phần mềm SPSS để
thống kê và xử lí số liệu.
- Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo: thu thập thông tin dựa trên cơ
sở thu thập ý kiến của các cán bộ quản lí địa phương, trao đổi trực tiếp để có

thông tin cụ thể.
Nhóm thực hiện: 01
3
Báo cáo thực tập giáo trình
- Phương pháp quan sát trực tiếp: thông tin được ghi lại trong quá trình
thực tế quan sát, qua ghi chép, qua những hình ảnh trực tiếp được ghi nhận và
lưu giữ.
Nhóm thực hiện: 01
4
Báo cáo thực tập giáo trình
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ KCN DUNG QUẤT,
HUYỆN BÌNH SƠN, TỈNH QUÃNG NGÃI
2.1 . VỊ TRÍ ĐỊA LÝ KCN DUNG QUẤT
Dung Quất là một khu kinh tế theo hướng mở của Việt Nam được thành
lập theo Quyết định số 50/2005/QĐ-TTg ngày 11 tháng 3 năm 2005 của Thủ
tướng Chính phủ Việt Namvề việc thành lập và ban hành quy chế hoạt động
của Khu Kinh tế, được xây dựng ở phía đông huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng
Ngãi, nằm ở trung điểm của Việt Nam, cách 2 trung tâm kinh tế lớn là Hà
Nội và thành phố Hồ Chí Minh khoảng 860 km, tiếp giáp quốc lộ 1A, đường
sắt xuyên Việt và là điểm đầu của 1 trong những tuyến đường xuyên Á nối
với Lào, Campuchia và Thái Lan. Về mặt địa lí, Dung Quất có thể được xem
là vị trí trung tâm điểm của Việt Nam và của Đông Nam Á.
2.2. QUY MÔ VÀ QUY HOẠCH TỔNG THỂ KCN DUNG QUẤT
2.2.1. Quy mô các hoạt động kinh tế KCN Dung Quất
2.2.1.1. Tổng quan KKT Dung Quất
Dung Quất là Khu Kinh tế Tổng hợp, phát triển đa ngành – đa lĩnh vực:
• Phát triển công nghiệp nặng bao gồm công nghiệp lọc - hoá dầu, công
nghiệp luyện cán thép, đóng tàu, sản xuất xi măng, chế tạo cơ khí, thiết bị
nặng, sản xuất lắp ráp ô tô,
• Phát triển công nghiệp nhẹ, chủ yếu là các ngành điện-điện tử, vật liệu

công nghệ cao, dệt may, giày da, chế biến hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu,
• Phát triển dịch vụ công nghiệp; dịch vụ tài chính, ngân hàng; bảo hiểm;
giáo dục đào tạo; nhà ở, vui chơi - giải trí, du lịch, (gắn liền với thành phố
Vạn Tường hiện đại với tính chất là đô thị công nghiệp - dịch vụ).
Qua 17 năm hình thành và phát triển, đến nay đã có 114 dự án được cấp
Giấy chứng nhận đầu tư vào KKT Dung Quất với tổng vốn đăng ký hơn 8 tỷ
USD, vốn thực hiện gần 5 tỷ USD. Trong đó có 94 dự án đầu tư trong nước
Nhóm thực hiện: 01
5
Báo cáo thực tập giáo trình
với tổng vốn đăng ký 76.826,34 tỷ đồng và 20 dự án nước ngoài có tổng vốn
là 3,956 tỷ USD.
- Khu KT Dung Quất bao gồm:
•Nhà máy lọc dầu Dung Quất
•Cụm công nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu
•Nhà máy công nghiệp nặng Doosan Việt Nam
•Dự án đầu tư của Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam
•Nhà máy sản xuất nhựa Polypropylen
2.2.1.2. Nhà máy lọc dầu Dung Quất
Tên Dự án: Nhà máy lọc dầu số 1 Dung Quất
Chủ đầu tư: Tổng công ty Dầu khí Việt Nam.
Quản lý đầu tư: Ban Quản lý Dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất.
Trụ sở: 208 Hùng Vương, Quảng Ngãi.
ĐT: (84-55) 825 825; Fax: (84-55) 825 826
Địa điểm xây dựng: Tại Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi.
Diện tích chiếm đất:
Nhà máy chính : 110 ha.
Khu bể chứa dầu thô : 42 ha.
Khu bể chứa sản phẩm : 40 ha.
Tuyến ống lấy nước biển và xả nước thải : 4 ha.

Hành lang an toàn cho tuyến ống dẫn sản phẩm : 40 ha.
Cảng xuất sản phẩm : 135 ha (đất và mặt biển).
Hệ thống phao rót dầu không bến (SPM), đường ống ngầm dưới biển và
khu vực vòng quay tàu: 336 ha (mặt biển).
Công suất thiết kế: 6,5 triệu tấn dầu thô/năm (tương đương 130.000
thùng/ngày).
Sản phẩm: Chủng loại sản phẩm: Propylen, khí hóa lỏng (LPG), xăng
ôtô không pha chì, nhiên liệu phản lực, dầu hỏa dân dụng, diesel động cơ,
diesel công nghiệp, nhiên liệu F.O.
2.2.2. Quy hoạch tổng thể KCN Dung Quất
- Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010: Tổng diện tích: 10.300,0 ha
Nhóm thực hiện: 01
6
Báo cáo thực tập giáo trình
Theo mục đích sử dụng đất
Đất công nghiệp: 2.428,9 ha
Đất hạ tầng kỹ thuật: 1.779,1 ha
Đất dân cư: 1.415,8 ha
Đất nông nghiệp, đồi núi, mặt hồ, bãi cát: 3.930,2 ha
Mặt nước: 746,0 ha
Theo khu chức năng
Khu công nghiệp phía Tây (CN nhẹ): 2.100,0 ha
Khu công nghiệp phía Đông (CN nặng): 4.316,0 ha
Thành phố Vạn Tường: 3.800,0 ha
Cảng Dung Quất: 746,0 ha
Khu Bảo thuế: 300,0 ha
- Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2025
Theo quyết định số 998/QĐ-TTg của Thủ tướng, diện tích điều chỉnh
quy hoạch chung xây dựng của Khu kinh tế Dung Quất đến năm 2025 lên tới
45.332ha, bao gồm phần diện tích Khu kinh tế hiện nay (10.300ha), phần diện

tích mở rộng khoảng 24.280ha và khoảng 10.752 ha diện tích mặt biển. Định
hướng phát triển khu kinh tế Dung Quất thành Thành phố công nghiệp.
2.3. Ý NGHĨA KINH TẾ CỦA KCN DUNG QUẤT
KCN Dung Quất mang trong mình những lợi thế quan trọng để trở thành
một điểm đến hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước khi nằm ở trung
điểm của đất nước, tiếp giáp với sân bay Chu Lai, có cảng nước sâu Dung
Quất và các đô thị phụ trợ với cơ sở hạ tầng, dịch vụ đã cơ bản hoàn thành.
KCN Dung Quất là khu liên hợp lọc hoá dầu đầu tiên của Việt Nam, đồng
thời là nơi tập trung các nhà máy công nghiệp nặng quy mô lớn khác. Với tính
chất này, Dung Quất là điểm động lực trong chiến lược phát triển Vùng Kinh
tế trọng điểm miền Trung và là khu vực kinh tế lớn thứ 3 của Việt Nam.
Ông Nguyễn Xuân Thủy, Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất cho
biết: tính đến đầu năm 2011, Khu kinh tế Dung Quất đã có 113 dự án được cấp
Nhóm thực hiện: 01
7
Báo cáo thực tập giáo trình
Giấy chứng nhận đầu tư, với số vốn khoảng 8 tỷ USD, vốn thực hiện hơn 5 tỷ
USD, có 54 dự án đã đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh và 22 dự án đang
triển khai xây dựng. Các dự án đã thu hút gần 12.000 lao động làm việc trong
các nhà máy, xí nghiệp, trong đó lao động hộ khẩu Quảng Ngãi là hơn 9.200,
chiếm gần 78%, riêng lao động có hộ khẩu huyện Bình Sơn chiếm tỷ lệ gần
60%. Trong các doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất, kinh doanh tại KKT có
mặt hầu hết các dự án quan trọng của tỉnh Quảng Ngãi như: Nhà máy lọc dầu
Dung Quất, NM công nghiệp nặng Doosan Vina, NM nhựa Polypropylene, NM
đóng tàu, NM nhiên liệu sinh học BioEthanol, NM xi măng Dung Quất góp
phần tạo việc làm cho gần 14.000 lao động tại tỉnh. Riêng đối với nhà máy lọc
dầu Dung Quất, với công suất tối đa 6.5 triệu tấn dầu thô/ năm, ước tính đáp ứng
khoảng 30% nhu cầu tiêu thụ xăng dầu ở Việt Nam.
Nhóm thực hiện: 01
8

Báo cáo thực tập giáo trình
CHƯƠNG 3: HIỆN TRẠNG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
TẠI KHU VỰC KCN DUNG QUẤT, HUYỆN BÌNH SƠN,
TỈNH QUẢNG NGÃI
3.1. ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU KHU VỰC
Khí hậu của Quảng Ngãi mang tính nhiệt đới điển hình, nền nhiệt độ cao
và ít biến động, chế độ ánh sáng, lượng mưa, độ ẩm, chế độ gió phong phú là
những nhân tố ảnh hưởng lớn đến các yếu tố khí hậu của tỉnh.
3.1.1. Nhiệt độ
- Nhiệt độ bình quân hàng năm: 25.80°C.
- Nhiệt độ trung bình lớn nhất: 30.30°C.
- Nhiệt độ cao nhất: 41.00°C.
- Nhiệt độ thấp nhất: 12.40°C.
Các tháng có nhiệt độ cao nhất là từ tháng 4 đến tháng 7 hàng năm, các
tháng có nhiệt độ thấp nhất từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau.
3.1.2. Độ ẩm
Độ ẩm trong năm có sự chênh lệch khá lớn, về mùa khô độ ẩm rất thấp
nhưng tăng nhanh về mùa mưa, những tháng có độ ẩm lớn bắt đầu từ tháng 9
và duy trì đến tháng 2 năm sau.
- Độ ẩm tương đối bình quân năm: 84,0%.
- Độ ẩm tuyệt đối cao nhất: 100,0%.
- Độ ẩm tuyệt đối thấp nhất: 37,0%.
Bốc hơi: Vào mùa khô, lượng bốc hơi khá lớn bình quân 923 mm. Vào
các tháng mùa mưa, khả năng bốc hơi thấp chỉ chiếm 10 - 20% lượng mưa cả
tháng. Các tháng cuối năm lượng bốc hơi chiếm khoảng 20 - 40% lượng mưa
trong tháng.
3.1.3. Nắng
Tổng số giờ nắng trong năm trung bình khoảng 2.215 giờ, các tháng có
số giờ nắng cao nhất từ tháng 3 đến tháng 8, trung bình từ 177 - 230
Nhóm thực hiện: 01

9
Báo cáo thực tập giáo trình
giờ/tháng. Từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau là thời kỳ ít nắng, trung bình có từ
100 -125 giờ/tháng.
Lượng bức xạ mặt trời: Tổng lượng bức xạ bình quân hàng năm từ 140 –
150 kcal/cm2/năm. Lượng bức xạ đạt cực đại vào tháng 4: 16-18
kcal/cm2/tháng, cực tiểu vào tháng 7: 6-7 kcal/cm2/tháng.
3.1.4. Gió, bão
Gió: Hướng gió thịnh hành trong năm là các hướng Đông - Bắc và Đông
-Nam, vận tốc gió trung bình cả năm là 2,8 m/s, thời kỳ xuất hiện tốc độ gió
lớn từ tháng 5 đến tháng 11 với vận tốc cực đại từ 20 - 40 m/s.
Bão: Thường tập trung từ tháng 9 đến tháng 11 hàng năm, hướng đi của
các cơn bão thường là Đông - Tây và Đông Nam - Tây Bắc, gió cấp 9, cấp 10
cá biệt có những cơn bão gió trên cấp 12. Trung bình hàng năm có 1,04 cơn
bão đổ bộ hoặc ảnh hưởng trực tiếp và có 3,24 cơn bão ảnh hưởng gián tiếp
đến Quảng Ngãi.
Lượng mưa trong năm tập trung chủ yếu từ tháng 9 - 12 chiếm 65 - 70%
lượng mưa cả năm. Từ tháng 1 đến tháng 8 lượng mưa chiếm 30 - 35%. Mưa
lớn và tập trung trong thời gian ngắn gây lũ lụt và phân bố lượng nước không
đều trong năm.
3.2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH ĐỊA CHẤT
Khu kinh tế Dung Quất nằm trên địa bàn huyện Bình Sơn - tỉnh Quảng
Ngãi. Dung Quất nằm ở một vị trí địa lý thuận lợi về giao thông đường bộ,
hàng hải cũng như hàng không. Nằm bên Quốc lộ 1A, tuyến đường sắt Bắc -
Nam, Quốc lộ 24 nối với các tỉnh Tây Nguyên và các nước thuộc Tiểu vùng
sông Mê Kông (một trong 5 tuyến đường ngang của hệ thống đường xuyên Á
chạy qua Việt Nam: tuyến Dung Quất - Ngọc Hồi - Paksé - Upon); Có cảng
nước sâu Dung Quất, cách tuyến nội hải 30 km và cách tuyến hàng hải quốc
tế 90 km.
Bình Sơn có một địa hình đa dạng có thể phân chia làm ba vùng, mỗi

vùng có đặc điểm thổ nhưỡng khác nhau: 1) Vùng trung du bán sơn địa gồm
Nhóm thực hiện: 01
10
Báo cáo thực tập giáo trình
các xã phía tây giáp Trà Bồng, có nhiều núi đá, đất bazan; 2) Vùng châu thổ
dọc hai bên bờ sông Trà Bồng, gần sông, được phù sa bồi đắp hằng năm, xa
sông là đất pha cát; 3) Vùng đồi thấp nhấp nhô và những trảng cát rộng giáp
với tỉnh Quảng Nam, nối với bờ biển phía đông. Vùng này cũng có đất bazan
xen lẫn với sa khoáng.
Núi đồi: Bình Sơn có nhiều núi cao thấp trải dài từ phía đông huyện Trà
Bồng ra đến bờ biển Đông: núi Đồng Tranh ở Thọ An cao 785m, các núi
Chớp Vung, Thình Thình (Sâm Hội), Ba Bì, núi Đất, núi Răm, núi Sơn, núi
Lớn, núi Cổ Ngựa, núi Trì Bình (tục gọi là núi Cấm), Xuân An, An Lộc, Tam
Thao, An Hải, Kiền Kiền, núi Gió, Nam Châm, Cà Ty… cao trên dưới 100m;
hầu như xã nào cũng có đồi gò.
Bờ biển: Bình Sơn có bờ biển dài 54km và chính là đoạn bờ biển khúc
khuỷu nhất trong tỉnh Quảng Ngãi với nhiều mũi đất và vũng vịnh, có các cửa
biển Sa Cần, vũng Quýt (Dung Quất), cửa Sa Kỳ (giáp với huyện Sơn Tịnh), các
vịnh Việt Thanh, Nho Na. Từ đầu thế kỷ XXI, Dung Quất được xây dựng thành
cảng biển nước sâu, trong vùng nội địa thì xây dựng Khu Kinh tế Dung Quất.
Nhóm thực hiện: 01
11
Báo cáo thực tập giáo trình
CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
CỦA KCN DUNG QUẤT ĐẾN CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ
A. GIAI ĐOẠN GIẢI PHÓNG, SAN LẤP MẶT BẰNG VÀ XÂY
DỰNG KCN DUNG QUẤT
4.1. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH
4.1.1. Di dân, giải tỏa
Ngày 10/7/1997, Thủ Tướng có quyết định 514 công bố xây dựng nhà

máy lọc dầu Dung Quất. Hoạt động giải tỏa, đền bù khu đất quy hoạch KCN
Dung Quất nằm trong dự án đền bù, giải phóng mặt bằng. Theo số liệu ghi
nhận có 400 hộ dân phải di dân khỏi xã Bình Trị tới vùng khác định cư.
4.1.2. San lấp mặt bằng
Khu vực KCN, cụ thể là nhà máy lọc dầu Dung Quất bao gồm cả đất ở,
đất nông nghiệp do đó trong quá trình san lấp gặp nhiều vấn đề phức tạp, theo
số liệu ghi nhận có 135ha đất san lấp. Quãng Ngãi chỉ chuẩn bị được một mỏ
đất trong khi để san lấp được mặt bằng xây dựng nhà máy lọc dầu thì đòi hỏi
thêm 4 mỏ đất. Điều này đã dẫn đến tình trạng doanh nghiệp khai thác mỏ đất
trái phép để đưa về nhà máy. Tuy nhiên vấn đề đơn vị nào bị xử phạt lại rất
khó khăn do tại thời điểm đó phương tiện thông tin, thiết bị máy móc điện tử
để theo dõi đang còn nhiều hạn chế.
4.1.3. Hoạt động thi công xây dựng
Tháng 5/2005, Việt Nam tự chủ đầu tư nhà máy, bỏ liên doanh Việt-Nga,
kí kết hợp đồng mua công nghệ nước ngoài thi công xây dựng nhà máy lọc
dầu Dung Quất. Quá trình bắt đầu khởi công, kí kết hợp đồng 44 tháng.
4.2. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TỚI
CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ
4.2.1. Đánh giá tác động môi trường không khí
Khói bụi từ phương tiện vận chuyển vật liệu, từ đất san lấp, mùi khói đốt
lốp cao su, hóa chất súc rửa đường ống độc hại sử dụng nhiều, có ảnh hưởng
ít nhiều đến sức khỏe của người dân
4.2.2 . Đánh giá tác động môi trường nước
Chất thải chủ yếu từ sinh hoạt của khu công nhân thẩm thấu trong đất,
mặc dù chưa có thông số cụ thể nhưng có thể khẳng định rằng mức độ ô
nhiễm đã cao hơn trước đây. So với trước thì khoảng 10 năm gần đây, các
Nhóm thực hiện: 01
12
Báo cáo thực tập giáo trình
nguồn nước phân bổ không đồng đều, ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân

khu vực.
4.2.3. Đánh giá tác động môi trường đất
Từ năm 1998-2000, trong quá trình san lấp mặt bằng, vật liệu san lấp
không đảm bảo trong quá trình vận chuyển, ảnh hưởng đến giao thông, nguy
hiểm đi lại, nhất là về đêm, đất đá đổ ngổn ngang dẫn đến cống rãnh bị bồi
đắp, lâu dài ảnh hưởng đến nguồn nước. Ban quản lí Dung Quất hợp đồng
với công ty môi trường có thu gom, xử lí rác thải song chưa đảm bảo.
4.2.4. Đánh giá tác động ô nhiễm tiếng ồn, độ rung
Tiếng ồn từ hoạt động xây dưng ảnh hưởng đến khu dân cư trong bán
kính 5-7km . Độ rung từ các phương tiện cơ giới và thiết bị máy móc hoạt
động ảnh hưởng đến công trình nhà ở,trường học ,khu trạm xá ,bệnh viện …
4.2.5. Đánh giá tác động môi trường đến vấn đề an sinh xã hội
Năm 1997-1998, mức giá bồi thường đất so với hiện tại là rẻ. Vào thời
điểm nhà máy tạo ra sản phẩm, tỉnh đã kiến nghị tập Đoàn dầu khí Việt Nam
trình Chính Phủ cho phép hổ trợ cho người dân nhường đất để người dân Bình
Trị tới định cư và đến năm 2010, đã hổ trợ 50 triệu đồng/hộ, số tiền này được
xem xét và quyết toán trong tổng mức đầu tư của nhà máy. Trong quá trình
san lấp mặt bằng, thi công xây dựng cũng tạo ra nhưng cơ hội việc làm cho
người dân nơi đây, như là tận dụng để mở các hàng nước, tạp hóa,…
4.2.6. Đánh giá tác động môi trường đến vấn đề sức khỏe cộng cộng đồng
Nguồn nước bị ô nhiễm, gây nên các bệnh về da nhưng ở mức độ nhẹ
như ngứa ngoài da, nổi mụt nước,…
4.2.7. Đánh giá tác động môi trường đến an ninh trật tự, giao thông,

Từ năm 2006 đến năm 2008, việc xây dựng nhà máy mới bắt đầu ảnh
hưởng đến người dân do việc tập trung quá mức công nhân xây dựng trên địa
bàn. Ước tính có khoảng 20.000 công nhân/ hơn 5000 người dân, chủ yếu là chịu
tác động từ các công ty lớn và công ty lắp đặt máy móc. Theo lời của chủ tịch xã
Bình Trị,huyện Bình Sơn, Quãng Ngãi: “ Thật sự phải ghi nhận sự chịu đựng
của người dân xã Bình Trị. Tiếng ồn, môi trường vệ sinh, đất ở, bà con đã thu

dọn tạo điều kiện sinh hoạt cho công nhân. Phương tiện cơ giới tập trung đông
Nhóm thực hiện: 01
13
Báo cáo thực tập giáo trình
đúc cũng gây cản trở giao thông, dầu mỡ đổ ra đường gây ô nhiễm”.
B. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA GIAI ĐOẠN
HOẠT ĐỘNG CỦA KCN DUNG QUẤT TỚI CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ
Năm 2009, nhà máy lọc dầu Dung Quất bắt đầu đi vào giai đoạn hoạt
động, vận hành. Với 36/42 hộ dân được khảo sát thuộc khu vực gần nhà máy
lọc dầu Dung Quất và trong đó có 95.2 % là những người sống lâu năm ở đây,
thông tin thu thập được coi là đáng tin cậy.
Đánh giá chung của người dân về sự tác động
của nhà máy lọc dầu Dung Quất tới các yếu tố
Yếu tố
Tác động tích cực Tác động tiêu cực
Có Không
Không

Có Không
Không

MT tự nhiên × ×
- Không khí ×
- Đất × ×
- Nước × ×
- Động vật × ×
- Thực vật × ×
MT KT-XH
- Nhà ở ×
- Việc làm × ×

- VH- GD ×
- Sức khỏe ×
( Nguồn: Số liệu điều tra nhóm khảo sát thực tế)
Trong đó, có 52.4% số người dân được hỏi cho rằng hoạt động của nhà
máy mang lại những tác động tiêu cực, 7.1% cho rằng mang lại những tác
động tích cực và 40.5% số người dân được hỏi cho rằng có cả tác động tích
cực và tiêu cực.
4.3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA KHÍ THẢI
4.3.1. Nguồn ô nhiễm không khí
- Khói thải từ nguồn đốt nhiên liệu: Hoạt động của các loại máy móc
trong nhà máy, việc đốt các nhiên liệu…sinh ra khí thải mà thành phần chủ
yếu là SO
x
, CO….
- Các loại khí từ dây chuyền công nghệ: Thành phần khí thải dạng này
Nhóm thực hiện: 01
14
Báo cáo thực tập giáo trình
rất khác nhau, phụ thuộc vào từng công nghệ sản xuất như khí thải SO
2
, SO,
CO, H
2
S…
- Khí thải từ các hoạt động giao thông vận tải: Lưu lượng xe cao trong
giai đoạn hoạt động sinh ra số lượng khí thải đáng kể. Thành phần khí thải
của các phương tiện giao thông bao gồm bụi, NO
x,
SO
x


- Khí thải từ các hoạt động khác: Các hoạt động khác như xử lý nước
thải , đổ rác…cũng sinh ra một lượng khí như NH
3
, CH
4
, H
2
S…
4.3.2. Đánh giá mức độ ô nhiễm của khí thải
Kết quả quan trắc chất lương môi trường không khí bên trong nhà máy
lọc dầu Dung Quất đợt 1 năm 2014 cho thấy :
- Hàm lượng các thông số Nox, SO
2
bụi lơ lửng tại các vị trí quan trắc
đều nằm dưới giới hạn cho phép theo quy định quy chuẩn QCVN 05-06 :
2013/BTNMT( trung bình 24h) - quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về chất lượng
không khí xung quanh. Thông số SO2: <=125Mg/m3, thông số hàm lượng
bụi: <=200Mg/m3.
Nhóm thực hiện: 01
15
Báo cáo thực tập giáo trình
Biểu đồ 1: Biểu diễn thông số SO
2
NMLDDQ
(Nguồn: Báo cáo kết quả giám sát môi trường Dung Quất đợt 1 năm 2014)
Biểu đồ 2: Biểu diễn hàm lượng bụi NMLDDQ
(Nguồn: Báo cáo kết quả giám sát môi trường Dung Quất đợt 1 năm 2014)
Nhóm thực hiện: 01
16

Báo cáo thực tập giáo trình
Hàm lượng thông số HC tại các vị trí quan trắc đều nằm dưới giới hạn
cho phép theo quy định của quy chuẩn QCVN 06:2009/BTNMT ( trung bình
24h) 1500Mg/m3 - quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong
không khí xung quanh
- Hàm lượng thông số H
2
S, CO, VOC chưa có quy định về giới hạn để so
sánh trong quy chuẩn QCVN 06:2009/BTNMT và QCVN
05:2013/BTNMT( trung bình 24h). Nên chưa đánh giá được mức độ ô nhiễm
từ các thông số trên
4.3.3. Đánh giá tác động tới cộng đồng dân cư
Mặc dù theo kết quả quan trắc chất lượng môi trường, hàm lượng các thông
số ô nhiễm đều nằm dưới giới hạn cho phép, song với một lượng lớn khí thải
được thải ra môi trường từ nhà máy như vậy thì hàng ngày người dân quanh khu
vực nhà máy đều chịu ảnh hưởng rất nhiều. Qua điều tra, khi hỏi người dân sống
khu vực gần nhà máy lọc dầu Dung Quất bán kính từ 300-500km thì họ đều
phản ánh là trong các môi trường bị ảnh hưởng từ khi nhà máy lọc dầu xuất hiện
thì môi trường không khí là bị ảnh hưởng nhiều nhất và 78,6% người dân đánh
giá là mức độ bị ảnh hưởng là cao. Bên cạnh nhà máy lọc dầu là nhà máy nhựa,
tuy nhiên khi được hỏi thì người dân đều khẳng định là mùi hôi khó chịu bắt
nguồn chủ yếu từ hoạt động của nhà máy lọc dầu, đó là mùi dầu, gas, mùi được
Nhóm thực hiện: 01
17
Báo cáo thực tập giáo trình
ví như là thuốc trừ sâu,… Thời điểm có mùi “ nặng” nhất là khi hết ca làm việc
của công nhân trong nhà máy từ khoảng 3 - 4 giờ chiều. Không chỉ với một
lượng khi thải ra như vậy trong một khoảng thời gian, mà kéo dài với cường độ
liên tục từ ngày này qua ngày khác. Theo ý kiến của 36/42 hộ dân được khảo sát
thuộc khu vực gần nhà máy lọc dầu và là những người sống lâu năm thì ngay từ

khi mới bắt đầu hoạt động đã có mùi nhưng những năm gần đây thì mùi hôi càng
ngày càng tăng về nồng độ và thời gian phát thải. Nhất là vào mùa gió thì tốc độ
lan tỏa càng nhanh và mạnh hơn.
Vì mỗi ngày đều phải hít vào một lượng mùi khí độc hại nên ảnh hưởng
rất lớn đến đời sống sinh hoạt cũng như sức khỏe của người dân, cụ thể: Đến
giờ khí thải ra thì mọi sinh hoạt trở nên khó khăn hơn, kể cả khi ngủ phải
mang cả khẩu trang, các bệnh về xoang và hô hấp gia tăng, nguy hiểm hơn là
gần nhà máy lại có trưởng mầm non và tiểu học, tuy quy mô không lớn song
các bậc phụ huynh tỏ ra rất lo lắng cho “ thế hệ tương lai” này sẽ mắc các
chứng về hô hấp,…
4.4. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA NƯỚC THẢI
4.4.1. Nguồn gốc gây ô nhiễm môi trường nước, đất
- Nước thải công nghiệp quy ước là sạch: là loại nước thải sinh ra từ các
hệ thống giải nhiệt có thể xả thẳng ra hệ thống thoát nước chung của nhà máy
(sau khi làm nguội đến 40
0
C) hoặc xả thẳng vào hệ thống thoát nước mưa.
- Nước thải công nghiệp bị ô nhiễm:
+ Ô nhiễm cơ học: Nước mưa của nhà máy có thể nhiễm bẩn do đất, cát,
rác.…do quá trình thu gom, chuyển tải nguyên liệu, rửa nguyên liệu hay vệ
sinh thiết bị.
+ Ô nhiễm hữu cơ: Nước thải của một số phân xưởng có thể ô nhiễm
hữu cơ như phân xưởng công nghệ, phân xưởng phụ trợ.
+ Ô nhiễm hóa học: Như ở nhà máy sản xuất polypropylene, khu bể
chứa trung gian…trong nhà máy.
Nhóm thực hiện: 01
18

×