ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ CHÍNH TRỊ
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP GIÁO TRÌNH
ĐỀ TÀI:
PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở THỊ
XÃ HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Nhóm sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn:
Nhóm 3 TS. Nguyễn Hồ Minh Trang
Lớp: K45 KTCT
Niên khóa: 2011-2015
Huế, tháng 9 năm 2014
Báo cáo thực tập giáo trình
DANH SÁCH SINH VIÊN THỰC HIỆN
1. Phạm Thị Hoài
2. La Thị Hà
3. Lê Thị Linh
4. Ngô Thị Hồng
5. Lê Thị Lan
6. Huỳnh Công Thời
7. Nguyễn Thị Hương
8. Hồ A Vơ
9. Phạm Thị Thúy Hằng
10. Vi Xuân Hòa
Nhóm 3 – Lớp: K45 KTCT
Bỏo cỏo thc tp giỏo trỡnh
Lời cảm ơn
Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài này, chúng tôi đã nhận đ-
ợc sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan, các tổ chức và các cá nhân. Chúng tôi
xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện
giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài này.
Trớc hết chúng tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu nhà trờng Đại
học Kinh tế - Đại học Huế và Khoa Kinh tế chính trị, Phòng đào tạo, Phòng
công tác sinh viên của nhà trờng cùng các thầy cô giáo, những ngời đã trang bị
kiến thức cho chúng tôi.
Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất, chúng tôi xin trân trọng cảm
ơn Cô giáo, Tiến sĩ Nguyễn Hồ Minh Trang, Cô giáo trực tiếp hớng dẫn và
giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện và nghiên cứu
khoa học này.
Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo UBND các cấp, Phòng
Lao động thơng binh và xã hội, Phòng Công thơng, Phòng Quản lí đô thị thị
xã Hơng Trà đã giúp đỡ chúng tôi về thông tin, số liệu trong quá trình nghiên
cứu
Chúng tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các hộ dân
c trên địa bàn Thị xã Hơng Trà đã giúp chúng tôi trong quá trình điều tra
bảng hỏi. Và cuối cùng chúng tôi xin cảm ơn tất cả ngời thân và bạn bè đã
giúp đỡ nhiệt tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu để chúng tôi hoàn thành
đề tài này.
Do thời gian nghiên cứu có hạn và kiến thức còn hạn chế nên đề tài chúng
tôi không thể tránh khỏi nhng sơ suất, thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận đợc
sự đóng góp ý kiến và chỉ dẫn của quý thầy cô giáo và bạn đọc.
Xin trân trọng cảm ơn!
Huế, ngày 28 tháng 9 năm 2014
Nhóm sinh viên K45KTCT
Nhúm 3 Lp: K45 KTCT
Báo cáo thực tập giáo trình
MỤC LỤC
Lêi c¶m ¬n 3
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN 5
LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG 5
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ 19
TRUYỀN THỐNG Ở THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ 19
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 19
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN 36
LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ 36
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ TRONG GIAI ĐOẠN 2015-2020 36
3.2.4. Phát triển đa dạng loại hình sản xuất – kinh doanh trong các làng nghề truyền thống 39
3.2.5. Đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng ở nông thôn 40
3.2.8. Phát triển làng nghề gắn liền với việc bảo vệ môi trường 41
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 42
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 45
PHỤ LỤC 47
Nhóm 3 – Lớp: K45 KTCT
Báo cáo thực tập giáo trình
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Số lượng, phân bố các làng nghề trên địa bàn 25
thị xã Hương Trà năm 2013 25
Bảng 2.2: Bảng diện tích mặt bằng, nhà xưởng của các làng nghề truyền thống trên địa bàn
thị xã Hương Trà giai đoạn 2009 – 2013. (Trên 30m2) 25
Bảng 2.3: Bảng lao động trong các làng nghề truyền thống 26
ở thị xã Hương Trà năm 2013 26
Bảng 2.4: Tình hình sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của các làng nghề 27
ở thị xã Hương Trà 27
Bảng 2.5: Thị trường nguyên liệu đầu vào của các làng nghề truyền thống 27
ở thị xã Hương Trà 27
Bảng 2.6: Tình hình áp dụng công nghệ vào sản xuất ở các làng nghề 29
truyền thống ở thị xã Hương Trà 29
Bảng 2.7: Một số chỉ tiêu so sánh hiệu quả sản xuất chủ yếu 29
của các làng nghề truyền thống ở thị xã Hương Trà, tháng 9 năm 2014 29
Nhóm 3 – Lớp: K45 KTCT
Báo cáo thực tập giáo trình
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển làng nghề truyền thống trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng
luôn chiếm vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội, văn hóa tinh thần ở mỗi
quốc gia. Nó không chỉ giúp giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống
của dân tộc mà còn có ý nghĩa rất lớn trong việc chuyển dịch cơ cấu nông thôn trong
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế.
Trong thời gian qua, các làng nghề truyền thống đã góp phần thu hút được nhiều
lao động dôi dư trong nông thôn, tránh được luồng di dân ồ ạt từ nông thôn vào thành
phố, để nông dân ly nông chứ không ly hương và làm giàu trên quê hương mình, tạo ra
được nhiều sản phẩm hàng hóa, đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu,
tăng thu nhập cho người dân ở các làng nghề, góp phần tăng thu nhập cho quốc gia và
mang lại nguồn ngoại tệ cho đất nước. Ngoài ra việc phát triển các làng nghề truyền
thống còn có ý nghĩa khác là sử dụng hiệu quả lao động già, khuyết tật, trẻ em mà các
khu vực kinh tế khác không nhận.
Hương Trà là một thị xã đồng bằng gồm 16 xã, phường, với diện tích lớn và mật độ
dân số lao động khá cao, việc phát triển các làng nghề truyền thống đã đạt được những
những thành công đáng ghi nhận. Tuy nhiên, xét một cách tổng thể nhất thì sự phát triển
làng nghề truyền thống ở thị xã Hương Trà vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, chưa tương
xứng với tiềm năng mà thị xã có được. Đó là tỉ lệ thất nghiệp vẫn còn khá cao, có những
ngành nghề, làng nghề phát triển cầm chừng, không ổn định, đang bị mai một hoặc bị mất
dần đi. Đây là vấn đề đang được các cấp chính quyền và nhân dân của thị xã quan tâm,
cho nên việc tìm ra các giải pháp thúc đẩy sự phát triển làng nghề truyền thống trên địa
bàn thị xã là yêu cầu bức thiết trong giai đoạn hiện nay. Chính vì vậy, nhóm nghiên cứu
đã lựa chọn đề tài: “Phát triển làng nghề truyền thống ở thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa
Thiên Huế” làm chuyên đề nghiên cứu thực tập giáo trình của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Đã có nhiều tác giả nghiên cứu và viết đề tài về vấn đề phát triển làng nghề
truyền thống ở nhiều góc độ khác nhau như:
Nhóm 3 – Lớp: K45 KTCT
1
Báo cáo thực tập giáo trình
Trong luận văn Thạc sĩ của Phan Văn Linh về đề tài: “Phát triển làng nghề truyền
thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị”
đã làm rõ cơ sở khoa học về phát triển các làng nghề truyền thống, đánh giá đúng thực
trạng các làng nghề ở huyện Hải Lăng trong giai đoạn 2006-2010 trên cơ sở đó đã đề xuất
các giải pháp chủ yếu, có tính khả thi để khôi phục và phát triển các làng nghề truyền
thống ở huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị trong giai đoạn 2010-2015. [8]
Bên cạnh đó còn có luận văn thạc sĩ của Đào Anh Tuấn với đề tài: “Phát triển
làng nghề sản xuất mây tre đan và làng nghề sản xuất nón lá trên địa bàn tỉnh Quảng
Bình”. Đề tài đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng và khả năng phát triển làng nghề sản
xuất mây tre đan và làng nghề sản xuất nón lá ở tỉnh Quảng Bình. Đề xuất phương
hướng, mục tiêu và giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển bền vững làng nghề mây tre
đan và làng nghề nón lá trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. [11]
Với luận văn thạc sĩ của Lê Thị Phương Thanh với đề tài: “Xây dựng và phát
triển thương hiệu làng nghề Mộc Mỹ Nghệ-Mỹ Xuyên-Thừa Thiên Huế” kết quả của đề
tài đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến thương hiệu mộc Mỹ Xuyên, phân tích đánh giá
các mặt mạnh – mặt yếu, thấy được cơ hội – thách thức tác động đến sự phát triển
thương hiệu để xác định các biện pháp nhằm đưa ra những chiến lược phát huy điểm
mạnh, khắc phục, điều chỉnh những điểm yếu. Từ đó tác giả đã đưa ra định hướng mục
tiêu, chiến lược dài hạn, đề xuất các giải pháp thực hiện quy trình xây dựng thương
hiệu mộc Mỹ Xuyên, đề xuất chính quyền địa phương tăng cường các chính sách hỗ
trợ ngành mộc phát triển. [13]
Thạc sĩ Trần Văn Hiến (2006) với đề tài : “Tín dụng của ngân hàng nông nghiệp
và phát triển nông thôn với việc phát triển làng nghề tại tỉnh Quảng Nam”. Tác giả đã
nghiên cứu thực trạng công tác tín dụng ngân hàng nông nghiệp của tỉnh Quảng Nam
đối với sự phát triển làng nghề của tỉnh; đồng thời tác giả đã ra dự báo sự phát triển
của làng nghề, của tín dụng ngân hàng nông nghiệp đến năm 2010, đưa ra cơ chế,
chính sách cho vay để khuyến khích làng nghề phát triển. [7]
Ngoài ra, còn có luận văn lý luận chính trị cao cấp về “Phát triển làng nghề
truyền thống trong nền kinh tế thị trường hiện nay trên địa bàn huyện Đức Thọ - Hà
Tĩnh” của Thạc sĩ Nguyễn Quốc Hải năm 2006 và “Nghề truyền thống trên địa bàn
Hà Nội trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế” của Nguyễn Trọng Tuấn cũng đều đề
Nhóm 3 – Lớp: K45 KTCT
2
Báo cáo thực tập giáo trình
cập đến thực trạng làng nghề truyền thống của các địa phương khác nhau; đồng thời
cũng đưa ra những giải pháp về quy hoạch kế hoạch phát triển nghề truyền thống và
đặt vấn đề thị trường tiêu thụ, đổi mới công nghệ, chính sách, đào tạo nguồn lao động
để làng nghề được phát triển trong điều kiện Việt Nam thực hiện công nghiệp hoá,
hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn và gia nhập Tổ chức thương mại thế giới. [5]
Nhìn chung các công trình nghiên cứu kể trên đã nghiên cứu những khía cạnh
khác nhau của các làng nghề, làng nghề truyền thống và đưa ra những giải pháp phát
triển cũng chính là giải quyết vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân.
Tuy nhiên chưa có đề tài nào thực sự nghiên cứu chuyên sâu vào việc phát triển làng
nghề truyền thống trên địa bàn thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Vì vậy, nhóm
chúng tôi lựa chọn đề tài: “Phát triển làng nghề truyền thống ở thị xã Hương Trà,
tỉnh Thừa Thiên Huế” làm chuyên đề thực tập giáo trình của mình. Nhằm nghiên
cứu, đánh giá hiệu quả sản xuất và tìm hiểu những nguyên nhân gây ra những khó
khăn và đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm khắc phục, nâng cao hiệu quả hoạt
động, từ đó có thể nâng cao thu nhập và phát huy làng nghề truyền thống cho địa bàn.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu
Làm rõ hơn lý luận cơ bản và thực tiễn liên quan đến việc phát triển làng nghề
truyền thống và dựa trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng phát triển, đề xuất các
giải pháp chủ yếu để khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống ở thị xã
Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
3.2. Nhiệm vụ
- Khát quát những vấn đề lí luận và thực tiễn về làng nghề truyền thống.
- Phân tích thực trạng phát triển làng nghề truyền thống ở thị xã Hương Trà, tỉnh
Thừa Thiên Huế
- Đề xuất những phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
của làng nghề thuyền thống ở thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế
Nhóm 3 – Lớp: K45 KTCT
3
Báo cáo thực tập giáo trình
4. Đối tượng, phạm vi và giới hạn nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Những vấn đề lí luận và thực tiễn về làng nghề truyền thống. Và các bộ phận
kinh tế - xã hội liên quan đến quá trình phát triển của lĩnh vực này.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Trên địa bàn thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Về thời gian: Đề tài nghiên cứu sự phát triển 2 làng nghề truyền thống giai đoạn
2009 – 2013. Đề xuất định hướng và giải pháp phát triển trong giai đoạn 2015- 2020.
- Nội dung: Đề tài chỉ nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của 2
làng nghề truyền thống, không đi sâu nghiên cứu vào phong tục tập quán văn hóa của người
dân nơi đây.
4.3. Giới hạn nghiên cứu
Hiện tại Hương Trà chỉ mới có 2 làng nghề được công nhận là làng nghề truyền thống
(Bún Vân Cù, Bánh ướt bánh tráng Lựu Bảo) nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu vào 2 làng
nghề truyền thống này.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp chung
Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước ta để tiếp
cận đối tượng và nội dung nghiên cứu theo quan điểm khách quan, toàn diện, phát
triển và hệ thống.
5.2. Phương pháp cụ thể
- Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, quy nạp, diễn dịch.
- Phương pháp thu thập thông tin để lấy số liệu: Số liệu thứ cấp (trên các sách báo,
tạp chí, các báo cáo đã công bố,…); Số liệu sơ cấp (điều tra khảo sát lập bảng hỏi,…);
Vì thời gian nghiên cứu có hạn cho nên nhóm thực hiện đã chọn xã Hương Toàn
và phường Hương Hồ để điều tra, trong đó chọn ra 2 làng nghề truyền thống tiêu biểu
là bánh ướt, bánh tráng Lựu Bảo và bún Vân Cù với 60 hộ được chọn để lấy số liệu
mang tính ngẫu nhiên, đại diện cho các làng nghề chế biến lương thực thực phẩm
trong toàn Thị xã.
6. Đóng góp của đề tài
- Góp phần làm rõ các vấn đề lí luận và thực tiễn của việc phát triển làng nghề
truyền thống ở thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Phân tích, đánh giá thực trạng về phát triển làng nghề ở thị xã Hương Trà, tỉnh
Thừa Thiên Huế và đưa ra giải pháp để phát triển kinh tế phù hợp với trình độ và thế
Nhóm 3 – Lớp: K45 KTCT
4
Báo cáo thực tập giáo trình
mạnh của địa phương.
- Ngoài ra đề tài này còn làm tư liệu cho những người quan tâm, nhất là những
sinh viên kinh tế ngày nay.
7. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục viết tắt, phụ lục và các bảng
số liệu, đề tài gồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển làng nghề truyền thống.
Chương II: Thực trạng phát triển làng nghề truyền thống ở thị xã Hương Trà, tỉnh
Thừa Thiên Huế giai đoạn 2009-2013.
Chương III: Phương hướng, giải pháp phát triển làng nghề truyền thống ở thị xã
Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2015-2020.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT
TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG
1.1.1. Khái niệm làng nghề truyền thống
Nhóm 3 – Lớp: K45 KTCT
5
Báo cáo thực tập giáo trình
Trong những năm qua, có nhiều tác giả nghiên cứu về làng nghề, làng nghề
truyền thống và tiếp cận nó ở các góc độ khác nhau, cụ thể:
Theo giáo sư Trần Quốc Vượng: “Làng nghề là làng tuy vẫn trồng trọt theo lối
tiểu nông và chăn nuôi nhỏ, cũng có một số nghề phụ khác (đan lát, ) song đã nổi trội
một nghề cổ truyền, tinh xảo với một lớp thợ thủ công chuyên nghiệp hay bán chuyên
nghiệp, có Phường, có ông Trùm, ông Phó cả,… có quy trình công nghệ nhất định, dân
cư sống chủ yếu được bằng nghề đó và sản xuất ra các mặt hàng thủ công” [14,27].
Theo Thông tư số 116/2006/TT – BNNN Hướng dẫn thực hiện một số nội dung
của Nghị định 66/2006/NĐ – CP NGÀY 7/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành
nghề nông thôn thì “Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng,
buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn, có các
hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều sản phẩm khác nhau”
[1].
Theo cơ sở phân loại làng nghề và do giới hạn nghiên cứu, chúng tôi tiếp cận và
đưa ra khái niệm về làng nghề truyền thống như sau:
Làng nghề truyền thống là cụm dân cư (làng, ấp, thôn,…) mà ở đó tập trung một
lượng lao động tham gia vào một hoặc nhiều nghề thủ công truyền thống tách ra khỏi
nông nghiệp để sản xuất kinh doanh và đem lại nguồn thu nhập chủ yếu cho người lao
động. Sản phẩm họ làm ra theo một quy trình công nghệ nhất định, có tính độc đáo, có
tính riêng biệt, trở thành hàng hóa trên thị trường mang bản sắc văn hóa dân tộc, được
hình thành từ lâu đời, được lưu truyền và phát triển đến ngày nay.
1.1.2. Tiêu chí xác định làng nghề truyền thống
1. Tiêu chí công nhận nghề truyền thống
Nghề được công nhận là nghề truyền thống phải đạt 03 tiêu chí sau:
a) Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm tính đến thời điểm đề nghị
công nhận;
b) Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hoá dân tộc;
c) Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề.
2. Tiêu chí công nhận làng nghề
a) Làng nghề được công nhận phải đạt 03 tiêu chí sau:
- Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành nghề
Nhóm 3 – Lớp: K45 KTCT
6
Báo cáo thực tập giáo trình
nông thôn;
- Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm đề
nghị công nhận;
- Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước.
b) Đạt tiêu chuẩn môi trường theo quy định của pháp luật
3. Tiêu chí công nhận làng nghề truyền thống
Làng nghề truyền thống phải đạt tiêu chí làng nghề và có ít nhất một nghề truyền
thống theo tiêu chí xác định làng nghề truyền thống tại mục 1 ở trên.
Đối với những làng chưa đạt tiêu chuẩn a, của tiêu chí công nhận làng nghề tại
mục 2 , nhưng có ít nhất một nghề truyền thống được công nhận theo tiêu chí xác định
làng nghề truyền thống của mục 1 thì cũng được công nhận là làng nghề truyền thống
khi đảm bảo tiêu chí tại điểm b mục 2 và chấp hành tốt chính sách pháp luật của Nhà
nước.” [1]
1.1.3. Đặc điểm các làng nghề truyền thống
Làng nghề truyền thống luôn gắn bó với nông nghiệp, nông thôn
Thực tế đã chứng minh rằng ở nước ta làng nghề được hình thành và phát triển
gắn liền với khu vực nông nghiệp, nông thôn, bởi lẽ:
Một là, do đặc điểm nông nghiệp là làm theo mùa vụ cho nên người nông dân chỉ
dành thời gian cho hoạt động nông nghiệp khoảng 1/2 -1/3 thời gian trong năm.
Hai là, khoa học, công nghệ phát triển đã đẩy nhanh quá trình cơ giới hóa vào
sản xuất nông nghiệp từ khâu gieo cấy, làm đất, thu hoạch,…thì thời gian nông nhàn
lại càng lớn hơn.
Ba là, ngày nay do quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng làm cho diện tích đất
nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, một bộ phận nông dân mất việc làm truyền thống.
Chính từ những lí do nêu trên mà người nông dân có nhiều thời gian nông nhàn
để làm thêm một hoặc một số nghề thủ công ngoài sản xuất nông nghiệp điều này đã
thúc đẩy các ngành nghề, làng nghề truyền thống ngày càng phát triển.
Các làng nghề truyền thống ở nước ta có truyền thống lâu đời
Hầu hết các làng nghề truyền thống ở nước ta đều có lịch sử ra đời sớm. Ngay từ
thời Phùng Nguyên (khoảng thiên niên kỷ thứ III TCN người Việt cổ đã sáng chế ra kỹ
Nhóm 3 – Lớp: K45 KTCT
7
Báo cáo thực tập giáo trình
thuật chế tác đá, đồ gốm,…bước đầu đã hình thành các làng nghề thủ công. Đến thời
Đông Sơn (từ 3000 năm đến 250 năm TCN) người Việt đã phát triển được 7 nhóm
nghề như: Luyện kim, gốm, thủy tinh, mộc và sơn, dệt vải, đan lát, chế tác đá. Tiếp
đến là thời kì Bắc thuộc, thời kì độc lập dân chủ, thời kì cận đại, thời Pháp thuộc…
Mặc dù lịch sử dân tộc Việt Nam trải qua nhiều thăng trầm nhưng các làng nghề
không mất đi mà còn được ông cha giữ gìn, bảo tồn và phát triển với nhiều ngành nghề
đa dạng, phong phú.
Các ngành nghề truyền thống thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc và là thế
mạnh của làng, vùng đó
Lịch sử phát triển của dân tộc ta luôn gắn liền với lịch sử phát triển của các thôn,
làng và các làng nghề. Với một nền kinh tế mà sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, nên
sản phẩm của làng nghề không chỉ là sản phẩm kinh tế, văn hóa thuần túy trong sinh
hoạt hàng ngày mà nó còn là những tác phẩm nghệ thuật biểu trưng cho nền văn hóa
lâu đời của từng làng quê.
Mỗi làng nghề có những sản phẩm không thể trộn lẫn với các làng nghề khác, do
mỗi làng nghề có những bí quyết riêng được truyền từ đời này qua đời khác.Vì vậy đã
tạo ra những sản phẩm độc đáo và đó cũng là thế mạnh của các làng nghề trên thị
trường trong nước và quốc tế. Có thể nói, sự phát triển các làng nghề thực sự đã góp
phần tạo nên bản sắc văn hoá của dân tộc Việt Nam. Đó cũng chính là nền tảng và là
động lực cho sự phát triển các làng nghề một cách bền vững.
Lao động trong các làng nghề truyền thống là lao động thủ công nhờ vào
kỹ thuật khéo léo, tinh xảo của người thợ, phương thức dạy nghề chủ yếu theo
phương thức truyền nghề
Theo thống kê phần lớn các làng nghề truyền thống vẫn chủ yếu sử dụng kỹ thuật
thủ công trong quá trình sản xuất. Hiện nay, đã có một số làng nghề đã áp dụng kĩ
thuật hiện đại vào một số công đoạn của sản phẩm. Ở mỗi làng nghề truyền thống đều
có một ông tổ nghề. Chính ông tổ nghề là người thầy đầu tiên dạy nghề, truyền nghề,
đem bí quyết nghề để truyền lại cho con cháu mình, dòng họ mình, làng mình.
Việc dạy nghề trước đây chủ yếu theo phương thức truyền nghề trong gia đình,
dòng họ từ đời này sang đời khác và chỉ dừng lại trong làng. Ngày nay, phương thức
Nhóm 3 – Lớp: K45 KTCT
8
Báo cáo thực tập giáo trình
dạy nghề, truyền nghề đã có sự thay đổi. Các lớp học nghề tập trung đã phá vỡ các bí
quyết nghề nghiệp, nhờ vậy nhiều làng nghề được khôi phục và phát triển.
Đặc điểm về hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh
Các làng nghề truyền thống hiện nay có nhiều hình thức tổ chức sản xuất kinh
doanh đa dạng bao gồm:
- Hộ kiêm nghiệp: Đó là những hộ vừa làm nông nghiệp, vừa làm nghề thủ
công nghiệp.
- Hộ chuyên nghiệp: Phần lớn lao động hay toàn bộ lao động trong gia đình
tham gia làm nghề truyền thống và chính nghề đó đem lại thu nhập chính cho họ.
- Tổ chức hợp tác, hợp tác xã (HTX) tiểu thủ công nghiệp hoặc HTX nông
nghiệp có kinh doanh tiểu thủ công nghiệp. Đặc điểm của các tổ hợp tác và HTX chủ
yếu đáp ứng các yếu tố đầu vào, đầu ra cho sản phẩm sản xuất vẫn còn do các hộ gia
đình đảm nhận.
- Doanh nghiệp chuyên kinh doanh ngành hàng tiểu thủ công nghiệp như:
Doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần,…Các doanh
nghiệp này đóng vai trò hạt nhân liên kết với các hộ gia đình và HTX kinh doanh
ngành nghề tiểu thủ công nghiệp.
- Một số nơi đã xây dựng các khu công nghiệp làng nghề.
- Các hình thức này cùng tồn tại và hỗ trợ tác động lẫn nhau. Việc liên kết này
giúp cho các công ty nâng cao hiệu quả kinh tế mà không phải mở rộng quy mô sản
xuất kinh doanh thông qua việc các làng nghề có thể gia công sản xuất môt số công
đoạn giúp doanh nghiệp, mặt khác các hộ sản xuất trong các làng nghề không phải lo
nhiều đến đầu ra sản phẩm, thị trường tiêu thụ sản phẩm làng nghề.
Nhóm 3 – Lớp: K45 KTCT
9
Báo cáo thực tập giáo trình
Phát triển làng nghề truyền thống góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân
tộc và phát triển du lịch
Phát triển các làng nghề truyền thống là một trong những nhân tố quan trọng tạo
nên những nét đặc sắc của văn hóa làng xã Việt Nam từ xưa đến nay. Sản phẩm của
các làng nghề truyền thống đã kế thừa, phát huy được các giá trị văn hóa lâu đời của
dân tộc và mang nét đặc trưng riêng của mỗi làng nghề truyền thống. Mỗi làng nghề là
một địa chỉ văn hóa, nó phản ánh nét độc đáo của văn hóa từng vùng, từng địa phương.
Trong thời đại ngày nay, phát triển làng nghề truyền thống còn là điều kiện để
phát triển du lịch bền vững. Hiện nay, các làng nghề truyền thống là những địa chỉ
hấp dẫn thu hút một lượng khách du lịch trong nước và thế giới.
1.1.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển các làng nghề truyền thống
Quá trình phát triển các làng nghề truyền thống ở nước ta chịu tác động của
nhiều nhân tố. Theo chúng tôi các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự phát triển của
ngành nghề, làng nghề truyền thống bao gồm:
Thị trường tiêu thụ sản phẩm
Thị trường tiêu thụ sản phẩm là vấn đề cốt lõi của nền sản xuất hàng hóa, có vai
trò quyết định đến quá trình sản xuất. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện
nay, nhiều mặt hàng của các làng nghề phải cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm từ
Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản,…cho nên nếu không có biện pháp giải quyết khâu
thị trường tiêu thụ sản phẩm cho các làng nghề thì sản xuất tại các làng nghề sẽ gặp
nhiều khó khăn.
Trình độ kỹ thuật – công nghệ
Trong cơ chế thị trường, sự tồn tại và phát triển của các làng nghề truyền thống
phải dựa vào sức sống của chính nó. Sức sống của các sản phẩm làng nghề truyền
thống phải được thể hiện qua khả năng cạnh tranh của nó với các mặt hàng cùng loại
trên thị trường. Trong các nhân tố thì nhân tố đầu tiên quyết định khả năng cạnh tranh
của các làng nghề truyền thống chính là trình độ kĩ thuật – công nghệ.
Trước đây, các ngành nghề thủ công, làng nghề truyền thống ở nước ta chủ yếu
dựa vào công nghệ truyền thống và kinh nghiệm sản xuất được truyền từ đời này sang
đời khác.
Nhóm 3 – Lớp: K45 KTCT
10
Báo cáo thực tập giáo trình
Ngày nay, để tăng khả năng cạnh tranh của các sản phẩm, các làng nghề, các cơ sơ
sản xuất đã từng bước ứng dụng kĩ thuật - công nghệ hiện đại vào một số khâu trong quá
trình sản xuất. Do đó góp phần vào nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm,
nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trường,
giảm thiểu ô nhiễm môi trường…
Nguồn nhân lực
Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển bền của các làng nghề
truyền thống. Nguồn nhân lực trong các làng nghề truyền thống bao gồm những nghệ
nhân, chủ cơ sở sản xuất, những người lao động thủ công,…trong đó, những nghệ nhân
có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc truyền nghề, dạy nghề và là những người sáng
tạo ra những sản phẩm mang tính độc đáo làm nên thương hiệu của mỗi làng nghề. Bên
cạnh đó, phải kể đến đội ngũ những người lao động có trình độ tay nghề cao và có
những chủ cơ sở sản xuất có trình độ quản lí, kiến thức kinh tế thị trường, khả năng liên
doanh, liên kết, biết hạch toán kinh tế giỏi. Đây là yếu tố quyết định đến hoạt động sản
xuất kinh doanh trong các làng nghề truyền thống.
Tuy nhiên, một hạn chế lớn trong các làng nghề truyền thống hiện nay là chất
lượng nguồn lao động chưa cao. Hơn nữa, có một số nơi xem nghề thủ công truyền
thống là nghề phụ chỉ khi nông nhàn nên không chú ý học hỏi để nâng cao trình độ tay
nghề. Cho nên khi những nghệ nhân cao tuổi không thể tiếp tục sản xuất nữa thì các
làng nghề bị hụt hững do thiếu chiến lược đào tạo nguồn nhân lực.
Cơ chế chính sách của nhà nước
Đối với các làng nghề truyền thống, thì các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà
nước sẽ ảnh hưởng theo hai chiều hướng khác nhau: Thúc đẩy hay kìm hãm sự phát
triển của các làng nghề truyền thống. Trong nền kinh tế thị trường và sự hội nhập sâu
rộng vào nền kinh tế thế giới của nước ta hiện nay, cơ chế, chính sách kinh tế vĩ mô,
văn bản pháp luật của Nhà nước, có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển nền
kinh tế nói chung và phát triển các làng nghề truyền thống nói riêng. Nếu Nhà nước có
những chính sách đúng đắn, phù hợp quy luật vận động của nền kinh tế, sẽ thúc đẩy
các làng nghề truyền thống phát triển và ngược lại.
Nhóm 3 – Lớp: K45 KTCT
11
Báo cáo thực tập giáo trình
Cách thức tổ chức sản xuất trong làng nghề
Những năm qua việc tổ chức sản xuất trong các làng nghề đang còn mang tính tự
phát. Hình thức chủ yếu trong các làng nghề là hộ gia đình, cá nhân riêng rẽ. Đặc điểm
của hình thức sản xuất này là phân tán, nhỏ lẻ, mạnh ai nấy làm, không kiểm soát được
chất lượng sản phẩm, không tạo được sự liên kết đồng bộ trong quá trình sản xuất…dẫn
đến sức cạnh tranh của sản phẩm ở làng nghề không cao, thậm chí xảy ra sự cạnh tranh
thiếu lành mạnh.
Vì vậy, hình thành sự hợp tác trong sản xuất kinh doanh sẽ có ý nghĩa hết sức
quan trọng để thúc đẩy các làng nghề phát triển như thành lập các HTX hoặc các
doanh nghiệp trong các làng nghề. Thông qua các tổ chức có tư cách pháp nhân này:
giúp các làng nghề nắm bắt thông tin về thị trường tiêu dùng, chuyển giao tiến bộ KH -
KT, cải tiến mẫu mã sản phẩm, kiểm tra, kiểm soát hoạt động sản xuất kinh doanh,
giúp đỡ, tạo điều kiện cho các hộ gia đình tiếp cận các dự án, các chương trình hỗ trợ
của Nhà nước và các tổ chức kinh tế khác.
Các nhân tố khác
- Nguồn nguyên liệu cho sản xuất:
Nguồn nguyên liệu là yếu tố có vai trò quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quá
trình sản xuất tại các làng nghề truyền thống. Nguồn nguyên liệu phong phú, có chất
lượng sẽ quyết định số lượng, chất lượng sản phẩm, khả năng cạnh tranh của sản phẩm
trên thị trường và hoạt động sản xuất kinh doanh của các làng nghề truyền thống.
- Kết cấu hạ tầng:
Kết cấu hạ tầng bao gồm hệ thống giao thông, điện, cấp thoát nước, bưu chính
viễn thông, y tế, giáo dục,…có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển các làng nghề
truyền thống. Thực tế cho thấy những địa phương có kết cấu hạ tầng đảm bảo và đồng
bộ thì các làng nghề mới có điều kiện phát triển mạnh.
- Nguồn vốn
Vốn là yếu tố đầu vào không thể thiếu trong các hoạt động kinh tế, là yếu tố quan
trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh.Vốn bao gồm cả bằng tiền và tài sản khác
phục vụ cho sản xuất. Nguồn vốn đầy đủ sẽ giúp cho các làng nghề truyền thống có
thể đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ như: nhà xưởng, kho hàng, mua sắm máy
móc, phương tiện, chủ động dự trữ nguồn nguyên liệu cho sản xuất,…
Nhóm 3 – Lớp: K45 KTCT
12
Báo cáo thực tập giáo trình
Tóm lại, tùy vào từng thời điểm các yếu tố trên có sự tác động trực tiếp hoặc gián
tiếp đến quá trình phát triển các làng nghề truyền thống. Do đó, để tạo điều kiện cho
các làng nghề phát triển, Đảng và Nhà nước cần có sự nghiên cứu một cách toàn diện
để có định hướng cụ thể. Đồng thời, các cơ sơ sản xuất, các làng nghề truyền thống
cần có các giải pháp để phát huy và kiềm chế sự tác động của các nhân tố này.
1.1.5. Vai trò của làng nghề truyền thống trong sự phát triển kinh tế
Phát triển làng nghề truyền thống là biện pháp quan trọng để giải quyết
việc làm, tăng thu nhập cho người lao động ở nông thôn
Hiện nay, lực lượng lao động tăng nhanh, diện tích đất nông nghiệp bình quân
đầu người ngày càng bị thu hẹp do quá trình đô thị hóa,…làm cho nhiều lao động
không tìm kiếm được việc làm, thất nghiệp gia tăng.
Sự phát triển các làng nghề truyền thống ở khu vực nông thôn đã tạo ra nhiều
việc làm mới, hạn chế thời gian nông nhàn của lao động nông thôn chính vì vậy đã
nâng cao mức thu nhập, mức sống cho lao động ở các làng nghề so với nhiều vùng
thuần nông khác.
Như vậy, việc phát triển các làng nghề truyền thống góp phần quan trọng trong
việc khai thác nguồn lao động ở nông thôn, tạo việc làm cho người lao động, hạn chế
việc di dân ra thành thị một cách tự phát. Ngoài ra, khi tạo ra nhiều việc làm mới, các
làng nghề truyền thống sẽ góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển KT - XH của
địa phương, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh trật tự, ngăn chặn các tệ nạn xã hội
khác ở nông thôn.
Phát triển các làng nghề truyền thống tạo điều kiện để phát huy các tiềm
năng, lợi thế, thế mạnh của từng địa phương, góp phần phát triển sản xuất hàng
hóa ở nông thôn
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và sự phát triển của kinh tế thị trường thì sự
độc đáo của các sản phẩm thủ công ở các làng nghề đã tạo ra thế mạnh trong quá trình
cạnh tranh với các sản phẩm khác. Đồng thời, việc phát triển làng nghề truyền thống sẽ
tận dụng và khai thác được tiềm năng, lợi thế của các địa phương như: vùng nguyên liệu
phong phú, lực lượng lao động dồi dào thị trường nông thôn rộng lớn, các chính sách ưu
tiên của nhà nước….
Nhóm 3 – Lớp: K45 KTCT
13
Báo cáo thực tập giáo trình
Theo thống kê, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đã có mặt ở hơn
100 quốc gia trên thế giới trong đó có các bạn hàng lớn như: Nhật Bản, Đài Loan…
Phát triển làng nghề truyền thống góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Thứ nhất, phát triển các làng nghề truyền thống sẽ làm cho các tỷ trọng các ngành
nghề phi nông nghiệp ngày càng tăng lên và tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm xuống.
Thứ hai, khi các ngành nghề truyền thống phát triển sẽ làm thay đổi tập quán sản
xuất nhỏ, manh mún, độc canh mang tính tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa, sản xuất
có quy mô lớn gắn với thị trường tiêu thụ hàng hóa.
Thứ ba, các làng nghề truyền thống phát triển là tiền đề quan trọng để hình thành
và phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Phát triển làng nghề truyền thống góp phần thu hút nguồn vốn nhàn rỗi
trong dân cư, hình thành thị trường lao động có tổ chức, xây dựng kết cấu hạ tầng
đồng bộ ở nông thôn
Phần lớn các cơ sở sản xuất kinh doanh trong các làng nghề truyền thống đều có
quy mô nhỏ. Các cơ sở sản xuất ngành nghề truyền thống chủ yếu sản xuất trong phạm
vi diện tích nhà ở, tận dụng vườn tược của từng hộ gia đình nên số vốn ban đầu để thực
hiện các hoạt động sản xuất không lớn, do đó dễ dàng lôi kéo các gia đình tham gia.
Sự phát triển làng nghề truyền thống góp phần tăng thu nhập, tăng nguồn tích lũy
cho các hộ gia đình và địa phương. Nhờ vậy, các địa phương, gia đình có điều kiện đầu tư
xây dựng, nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng như: điện, thông tin, trường học, trạm xá, vệ
sinh môi trường, các phương tiện đi lại…Hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ và ngày càng
hiện đại góp vai trò hết sức quan trọng cho phát triển KT-XH ở nông thôn.
1.2 . KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở
MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG
1.2.1. Kinh nghiệm một số địa phương về phát triển làng nghề truyền thống ở
tỉnh Thừa Thiên Huế
Kinh nghiệm của huyện Phong Điền
Các làng nghề của huyện Phong Điền có truyền thống lịch sử tồn tại lâu đời,
được phân bố khắp trên địa bàn huyện. Các làng nghề nổi tiếng của huyện như nghề
Nhóm 3 – Lớp: K45 KTCT
14
Báo cáo thực tập giáo trình
điêu khắc, mộc mỹ nghệ Mỹ Xuyên, nghề gốm Phước Tích, tương măng Phong Mỹ,
sản xuất nước mắm ở Phong Hải, chằm nón lá Phong Sơn,…Hiện nay các làng nghề
trên địa bàn huyện đã giải quyết việc làm cho nhiều lao động ở nông thôn. Mức thu
nhập ở các làng nghề cao hơn rất nhiều so với các làng thuần nông.
Một số cơ sở đã có thương hiệu trên thị trường như: nước mắm Phong Hải, tương
măng Phong Mỹ, lưới Vân Trình, mộc Mỹ nghệ Mỹ Xuyên.
Để có những kết quả đó, huyện Phong Điền đã thực hiện các giải pháp sau:
- Huyện chỉ đạo các phòng ban liên quan và UBND các xã, thị trấn không ngừng
cải cách hành chính tạo điều kiện thuận lợi trong việc phê duyệt, cấp các thủ tục.
- Khuyến khích các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp và các làng nghề đầu tư đổi
mới thiết bị, áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng
sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh trên thị trường.
- Tham gia các hội nghị giới thiệu, quảng bá do tỉnh tổ chức để giới thiệu các
tiềm năng thế mạnh, các chính sách ưu đãi của huyện để kêu gọi thu hút các nhà đầu tư
phát triển tiểu thủ công nghiệp và các làng nghề trên địa bàn huyện.
- Quy hoạch và phát triển sản xuất tại các cụm tiểu thủ công nghiệp và các làng
nghề: Trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện, quy hoạch các cụm
điểm tiểu thủ công nghiệp, khu làng nghề; các dự án được ưu tiên thực hiện, các làng
nghề được khôi phục và đầu tư phát triển đạt tiêu chí làng nghề, làng nghề truyền thống.
Kinh nghiệm của huyện Phú Vang
Phú Vang có rất nhiều ngành nghề truyền thống tồn tại từ lâu đời, được phân bố
rộng khắp trên địa bàn huyện. Trong tiến trình phát triển của mình, nhiều làng nghề đã
tạo được thương hiệu riêng và được nhiều người biết đến như: Hoa giấy Thanh Tiên,
Tranh dân gian Làng Sình, rượu gạo Làng chuồn, nước mắm Làng Trài…
Các làng nghề với số lượng nhiều, đã giải quyết công ăn – việc làm cho lao động
ở vùng, với mức thu nhập cao hơn so với các làng thuần nông góp phần cải thiện chất
lượng cuộc sống của người dân nơi đây.
Để đạt được những thành tựu nhất định như trên, huyện Phú Vang đã có những
động thái tích cực như:
Nhóm 3 – Lớp: K45 KTCT
15
Báo cáo thực tập giáo trình
- Uỷ ban nhân dân huyện đã có các chính sách để xây dựng và phát triển làng
nghề truyền thống, chính sách ưu đãi trong việc vay vốn, mở rộng quy mô sản xuất.
- Quan tâm đến công tác đào tạo, nâng cao tay nghề cho người lao động…
- Tổ chức và tạo điều kiện cho các làng nghề tham gia vào các lễ hội làng nghề
truyền thống.
- Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến, hướng dẫn chuyển giao các tiến bộ
KHKT công nghệ sản xuất tiên tiến, những ngành nghề mới, các mô hình, kinh
nghiệm về sản xuất và quản lý trên phương tiện thông tin đại chúng để tạo điều kiện
cho các chủ cơ sở sản xuất và người lao động nắm bắt đầu tư phát triển sản xuất có
hiệu quả.
Kinh nghiệm của thành phố Huế
Năm 2010, Thành phố Huế có 33 làng nghề và làng nghề thủ công nghiệp truyền
thống như nghề đúc đồng Phường Đúc, làng nón Phú Cam, thêu Thuận Lộc, ẩm thực
Kim Long Tổng số đơn vị sản xuất thuộc nghành nghề thủ công truyền thống hiện
còn 1.936 cơ sở, tổng vốn đầu tư sản xuất là 69,74 tỷ đồng, thu hút 6.414 lao động ,
tổng doanh thu của các nghề và làng nghề là 274,78 tỷ đồng. Thu nhập bình quân hàng
tháng của lao động nghề thủ công xấp xỉ 1.500.000 đồng/người/tháng.
Để đạt được những kết quả đó Thành Phố Huế đã thực hiện nhiều biện pháp như:
- Hình thành chiến lược xúc tiến thương mại, khai thác thông tin thị trường,
quảng bá cho sản phẩm làng nghề truyền thống trên địa bàn thành phố và khảo sát,
điều tra, đánh giá một cách toàn diện các nghề, làng nghề truyền thống. Xem xét các
tiềm năng, lợi thế của từng ngành nghề, sản phẩm, so sánh với sản phẩm cùng loại
trên thị trường để hiểu biết lợi thế cạnh tranh của sản phẩm, làng nghề.
- Tăng cường khai thác thông tin thị trường, tìm hiểu nắm bắt nhu cầu, thị hiếu
của khách hàng về các mặt để cung cấp định hướng cho các cơ sở xuất cải tiến thiết kế
mẫu mã phù hợp.
- Thực hiện đầu tư cải tiến công nghệ, thiết bị, tăng cường ứng dụng khoa học, kỹ
thuật vào sản xuất và hướng dẫn, hỗ trợ các cơ sở sản xuất tiến hành cơ giới hóa một
số khâu trong quá trình sản xuất thủ công như đúc đồng, chế biến lương thực
thực phẩm nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm từ đó nâng cao tính cạnh
tranh về giá cho sản phẩm truyền thống. Hỗ trợ phát triển công nghệ thông tin vào
công tác quản lý, thiết kế mẫu mã, bao bì, giới thiệu, giao dịch, khai thác thông tin.
Nhóm 3 – Lớp: K45 KTCT
16
Báo cáo thực tập giáo trình
- Thực hiện các chính sách khuyến khích, ưu đãi để phát triển nghề và làng nghề
trên địa bàn như: Khuyến khích, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi về mọi mặt cho
các nhà đầu tư trong và ngoài nước trong lĩnh vực phát triển sản phẩm nghề và làng
nghề truyền thống.
- Xây dựng chiến lược và chính sách phát triển nguồn nhân lực làng nghề Có
chính sách ưu đãi nhằm thu hút nhân tài, tôn vinh nghệ nhân, thợ giỏi để họ có nhiệt
huyết truyền nghề cho thế hệ sau.
1.2.2. Những bài học kinh nghiệm rút ra
- Phát triển làng nghề có vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế nông thôn, góp
phần xóa đói giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bảo tồn và phát huy giá trị văn
hóa dân tộc, góp phần hạn chế di dân tự do và các vấn đề xã hội tiêu cực khác, tạo cơ
hội giao lưu văn hóa thông qua du lịch…Nên trong quá trình phát triển kinh tế, cần
quan tâm hơn nữa đến việc phát triển làng nghề. Do vậy chúng tôi rút ra một số kinh
nghiệm sau:
- Muốn phát triển làng nghề, trước hết cần có sự hỗ trợ tích cực của Nhà Nước,
chính quyền địa phương trong việc ban hành các chính sách khuyến khích ưu triên
trong phát triển và bảo tồn các ngành nghề truyền thống, chính sách ưu đãi trong tín
dụng, cho vay vốn tín chấp để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, mua trang thiết bị
và nguyên liệu.
- Căn cứ vào tình hình phát triển của các làng nghề ở từng địa phương để có quy
hoạch hợp lý nhằm vừa khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương và tạo điều
kiện thuận lợi cho các làng nghề.
- Các địa phương đều quan tâm đến công tác đào tạo tay nghề cho người lao động
như: khuyến khích các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp mở các lớp đào tạo nghề cho nông
dân, lồng ghép các chương trình, dự án, các loại quỹ hỗ trợ, quỹ khuyến công của các
ngành, các tổ chức chính trị xã hội để đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng, nâng cao trình độ
cho người lao động.
Nhóm 3 – Lớp: K45 KTCT
17
Báo cáo thực tập giáo trình
- Phân loại những ngành nghề truyền thống có khả năng phát triển, lựa chọn
những sản phẩm đặc trưng để đầu tư. Chú trọng phát triển các làng nghề truyền thống
thu được ngoại tệ cao khi xuất khẩu.
- Sản xuất làng nghề trước hết phải xuất phát từ nhu cầu của thị trường. Thành
lập các tổ chức giới thiệu và quảng bá sản phẩm.
- Hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện cho các làng nghề đổi mới hình thức tổ chức
sản xuất kinh doanh, thành lập các HTX, các hội, hiệp hội trong các làng nghề; tạo
điều kiện cho sự liên kết giữa các doanh nghiệp và các cơ sơ sản xuất kinh doanh, giữa
những cơ sở với nhau; có sự liên kết, hợp tác giữa các làng nghề, cụm làng nghề với
với các doanh nghiệp lớn để hợp tác gia công và bao tiêu sản phẩm, nâng cao sức canh
tranh của sản phẩm làng nghề trên thị trường.
Nhóm 3 – Lớp: K45 KTCT
18
Báo cáo thực tập giáo trình
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ
TRUYỀN THỐNG Ở THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ
PHÁT TRIỂN CỦA CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở THỊ XÃ HƯƠNG
TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý
Thị xã Hương Trà ở vị trí giữa trung độ của tỉnh Thừa Thiên Huế, diện tích tự
nhiên 518,5 km2, mật độ dân số 221.3 người/km2 (theo niên giám thống kê năm
2013). Thị xã Hương Trà có 16 đơn vị hành chính, gồm 07 phường, 09 xã. Nằm trong
tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây, có tuyến quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc -
Nam đi qua với chiều dài 12km, tuyến đường phía Tây thành phố Huế dài 19 km,
Quốc lộ 49A dài 6 km, bờ biển dài 7km, có 2 sông lớn chảy qua là sông Bồ và sông
Hương. Một phần thị xã Hương Trà ngày nay cũng là địa danh phá Tam Giang nổi
tiếng được truyền tụng trong dân gian và ca dao.
Thị xã Hương Trà có vị trí địa lý như sau:
- Đông giáp thành phố Huế, thị xã Hương Thủy và huyện Phú Vang.
- Tây giáp huyện Phong Điền và huyện A Lưới.
- Nam giáp thị xã Hương Thủy và huyện A Lưới.
- Bắc giáp huyện Quảng Điền và Biển Đông.
Ở vị trí nói trên, thị xã Hương Trà có điều kiện thuận lợi trong việc giao lưu kinh
tế, văn hoá, xã hội với các địa phương trong và ngoài huyện, tỉnh.
Thời tiết, khí hậu
Thị xã Hương Trà thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Khí hậu chia làm hai
mùa, mùa mưa và mùa khô. Mùa khô kéo dài từ tháng 3 đến tháng 8, mùa mưa từ
tháng 9 đến tháng 2.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm: 24 tới 25°C.
- Tổng số giờ nắng trung bình năm dao động từ 1.700 đến 2.000 giờ/năm.
- Mùa nóng: từ tháng 5 đến tháng 9, chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam nên khô
Nhóm 3 – Lớp: K45 KTCT
19
Báo cáo thực tập giáo trình
nóng, nhiệt độ cao. Nhiệt độ trung bình các tháng nóng là từ 27°C - 29°C, tháng nóng
nhất (tháng 5,6) nhiệt độ có thể lên đến 38°C- 40°C.
- Mùa lạnh: Từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông
Bắc nên mưa nhiều, trời lạnh. Nhiệt độ trung bình về mùa lạnh ở vùng đồng bằng là
20°C - 22°C.
- Mưa: Lượng mưa trung bình khoảng 2500mm/năm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9
đến tháng 2 năm sau, tháng 11 có lượng mưa lớn nhất, chiếm tới 30% lượng mưa cả năm.
- Độ ẩm trung bình 85%-86%.
- Lượng nước bốc hơi năm: 900 - 1.000mm.
- Gió bão: Chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính:
•Gió mùa Tây Nam: Bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 8, gió khô nóng, bốc hơi mạnh
gây khô hạn kéo dài.
•Gió mùa Đông Bắc: Bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau, gió thường kèm
theo mưa làm cho khí hậu lạnh, ẩm, dễ gây lũ lụt.
•Bão thường xuất hiện từ tháng 8 đến tháng 9 -10.
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Kinh tế tăng trưởng liên tục với tốc độ cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo
hướng CNH – HĐH. Năm 2013, kinh tế thị xã Hương Trà có những bước tiến rõ rệt,cụ
thể là tốc độ tăng giá trị sản xuất đạt 16,7% so với năm trước.
Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản
+Nông nghiệp: Tổng diện tích gieo trồng cây hằng năm thực hiện 10.361,81 ha,
đạt 99% kế hoạch và giảm 113,5 ha so với năm trước.Tiếp tục duy trì phát triển đàn gia
súc, gia cầm. Tại thời điểm 1/10/2013 toàn thị xã có 32.200 con lợn đạt 90,7% kế hoạch,
tăng 1.860 con so với cùng kỳ, trong đó có 6.032 lợn nái; đàn trâu 2.361 con, đạt 84.3%
kế hoạch giảm 57 con; đàn bò 1.733 con, đạt 96,3% kế hoạch tăng 241 con; đàn gia cầm
210.900 con, đạt 84.36 % kế hoạch, tăng 5.100 con so với cùng kỳ năm 2012.
+ Lâm nghiệp: Tiến hành chăm sóc, bảo vệ 2.858 ha rừng trồng các năm trước,
trồng được 181.000 cây phân tán; chuẩn bị đất và cây giống tiếp tục cho kế hoạch
trồng rừng tập trung năm năm 2013 là 1000ha chủ yếu là trồng lại trên đất rừng đến kỳ
thu hoạch, trong đó tham gia dự án WB3 khoảng 350 ha. Tăng cường kiểm tra xử lý
Nhóm 3 – Lớp: K45 KTCT
20