Tải bản đầy đủ (.ppt) (32 trang)

Nước sạch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (274.63 KB, 32 trang )

VAI TRÒ CỦA NƯỚC
ĐỐI VỚI SỨC KHOẺ
1.1. Nước là một thực phẩm cần thiết cho
đời sống và nhu cầu sinh lý của cơ thể

Nước chiếm thành phần quan trọng cơ thể con người
(63%), trong huyết tương và các phủ tạng có tỷ lệ cao hơn.
Nước tham gia vào quá trình chuyển hoá các chất, đảm bảo sự
cân bằng các chất điện giải, điều hoà thân nhiệt.

Trung bình một ngày mỗi người cần từ 1,5-2,5 lít nước.
Những người làm công việc hay trong thời tiết nóng bức thì
nhu cầu cần nhiều hơn.

Số lượng nước được hấp thu để bù đắp lượng nước bài
tiết qua da; qua phổi, thận Khát nước là dấu hiệu đầu tiên
của cơ thể bị thiếu nước.
1.2. Nước đưa vào cơ thể đa vi chất để duy trì sự sống
Nước đưa vào cơ thể các nguyên tố cần thiết để duy trì sự sống như
Iốt, Florua, Mangan, kùm, Sắt, các Vitamin và các axít amin
1.3. Nước là môi trường trung gian lây truyền bệnh
- Lây truyền các bệnh dịch như thương hàn, tả, lỵ, viêm gan, bại liệt.
- Nước hoà tan các chất thải, các chất độc hoá học, các chất phóng
xạ, chất gây ung thư rồi tác hại đến con người.
1.4. Nước cần thiết cho nhu cầu vệ sinh cá nhân, vệ sinh công cộng,
cứu hoả và các yêu cầu sản xuất
Do vai trò quan trọng như vậy, cho nên nước phải đảm bảo 2 yêu cầu:
đủ và sạch. Nước là nguồn tài nguyên quý hiếm, nên khi sử dụng cần
phải có ý thức tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước
1.1. Nước là một thực phẩm cần thiết cho đời sống
và nhu cầu sinh lý của cơ thể (TT)


2. Các nguồn nước trong thiên nhiên
Trong thiên nhiên có ba nguồn nước chính sau:
2.1. Nước mưa
- Do hơi nước trên mặt đất như nước biển, nước
sông, hồ ao bốc hơi lên không trung, gặp gió và
khí lạnh đọng lại thành mưa.
- Về chất lượng hoá học và vi sinh học thì nước
mưa sạch nhất. Tuy nhiên nó cũng bị nhiễm bẩn do
rơi qua không khí, mái nhà, đựng trong bể chứa,
nên mang theo nhiều bụi và các chất bẩn trong
không khí.
2.2. Nước mặt
Do nước mưa rơi xuống mặt đất và tuỳ địa hình của mặt đất
mà hình thành sông, suối, hồ ao.
- Nước sông có lưu lượng lớn, dễ khai thác, độ cứng và hàm
lượng sắt nhỏ. Tuy nhiên nó thường có hàm lượng cặn cao, độ
nhiễm bẩn về vi khuẩn lớn.
- Nước suối vào mùa khô rất trong, lưu lượng nhỏ, mùa lũ lưu
lượng lớn, nước đục, có nhiều cát sỏi, độ cứng cao, có khi hoà
tan các khoáng chất và hoạt chất cây cỏ độc.
- Nước ao hồ, đầm thường có độ màu cao do ảnh hưởng của
rong rêu và các thuỷ sinh vật, thường bị nhiễm bẩn, nhiễm
khuẩn nếu không được bảo vệ.
2.3. Nước ngầm
Được hình thành bởi lượng nước mưa rơi
trên mặt đất, thấm qua các lớp đất, được lọc
sạch và giữ lại trong các lớp đất chứa nước,
nằm giữa các lớp đất cản nước. Ngoài ra có
thể còn do nước thấm từ đáy thành sông
hoặc hồ ao tạo ra.

3. Như thế nào là nước sạch?
Nước sạch là nước phải trong, không có
màu, không có mùi vị lạ gây khó chịu cho
người sử dụng nước, không chứa các mầm
bệnh và các chất độc hại.
Ghi chú: Tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch
được thực hiện theo quyết định số
09/2005/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế ban
hành ngày 11 tháng 3 năm 2005.
Các loại hình cấp nước sạch
thường dùng và cách sử dụng
bảo quản
4.1. Bể, lu chứa nước mưa
Sơ đồ cấu tạo
- Bể, lu phải có nắp đậy
- Mái thu hứng nước mưa nên làm bằng vật liệu
ngói, tôn tráng kẽm, mái bê tông, không được hứng
nước từ mái fibrô xi măng.
- Máng dẫn không được sử dụng các tấm kim loại có
mạ chì.
- Bể chứa nước mưa có ba van: van xả nước hứng
đầu, van dẫn vào bể chứa và van xả cặn.
Sơ đồ cấu tạo bể chứa nước mưa
Sử dụng bể chứa nước mưa
- Không trữ nước mưa của 1-2 trận mưa lớn đầu mùa và 15 phút đầu của các
trận mưa tiếp theo.
- Nước mưa cho ăn uống phải được đun sôi
- Trong mùa mưa có thể sử dụng nước mưa cho các nhu cầu khác như tắm
giặt
- Dụng cụ đựng nước (gáo, gàu ) cần được treo cao, sạch. Khi múc nước

trong bể cần nhẹ nhàng, tránh làm xáo trộn các cặn lắng ở đáy bể.
- Nên lắp vòi để lấy nước hợp vệ sinh.
Bảo quản
- Công tác tích trữ nước mưa được thực hiện vào tháng cuối của mùa mưa.
- Nước mưa cần được bảo quản để tránh sự phát triển của bọ gậy. Có thể nuôi
cá cờ trong bể để diệt bọ gậy.
- Nắp bể, lu phải luôn được đậy kín. Nếu phải múc nước thì sau khi múc phải
đậy nắp bể ngay.
- Không được để bể, lu khô lâu ngày, bể sẽ bị nứt.
4.2. Giếng đào
Cấu tạo
- Giếng đào là công trình thu nước ngầm mạch
nông, có đường kính trung bình khoảng 0,8-2 m và
chiều sâu từ 3-20 m, cấp nước cho một hay vài hộ
gia đình.
- Nước từ các tầng chứa vào giếng có thể từ dưới
lên, có thể từ thành bên vào. Để giữ cho giếng khỏi
sạt lở, sạch sẽ, người ta xây thành giếng bằng gạch
hoặc bằng các ống bê tông (ống bi).
- Dưới đáy giếng thường đổ một lớp sỏi hoặc cát
vàng dày 0,2-0,4m.
Sơ đồ
giếng đào
Sử dụng giếng đào
- Lấy nước sử dụng từ giếng đào có thể dùng gầu,
tời, bơm tay hoặc bơm điện. Nên xét nghiệm chất
lượng nước trước khi sử dụng.
- Nếu nước giếng có màu vàng, mùi tanh thì cần
phải xây bể lọc sắt.
- Khi giếng bị ngập lũ, không được sử dụng để ăn

uống hay tắm rửa. Trước khi sử dụng lại, phải hút,
múc hết nước trong giếng ra, đồng thời nạo vét sạch
bùn ở đáy giếng, khử trùng bằng vôi hoặc cloramin.
Bảo quản giếng đào
- Vị trí giếng nên để gần nhà nhưng phải cách chuồng nuôi gia
súc, nhà tiêu tối thiểu là 10 m.
- Để tránh nước mưa, nước rửa thấm trực tiếp xuống giếng, cần
phải lát nền xung quanh giếng và có rãnh thoát nước dẫn ra xa
hoặc đổ vào hố thấm nước thải. Chèn chặt đất sét rộng 0,5 m
xung quanh thành giếng từ mặt đất đến độ sâu tối thiểu là 1,2 m.
- Thành giếng phải cao hơn mặt đất tối thiểu là 0,8 m.
- Giếng phải có nắp đậy.
- Nên thả cá rô hoặc cá cờ trong giếng để diệt bọ gậy.
- Sau 2-3 năm sử dụng phải thau giếng bằng cách bơm múc hết
nước trong giếng và nạo vét bùn ở đáy giếng, bổ sung lớp sỏi
hoặc cát vàng. Kiểm tra các vết nứt ở thành giếng và dùng vữa xi
măng trát lại.
4.3. Giếng khoan
Cấu tạo
- Thân giếng (còn gọi là ống vách): là ống nhựa PVC được nối
với nhau bằng keo dán, ống vách có nhiệm vụ chống nhiễm
bẩn và chống sạt lở giếng. Chiều dài của ống vách phụ thuộc
vào chiều sâu của giếng.
- Ống lọc: là ống nhựa PVC được nối với ống vách, đặt trực tiếp
trong lớp đất đá chứa nước để thu nước vào giếng và chống
bùn cát tràn vào giếng. Chiều dài ống lọc phụ thuộc vào chiều
dày của tầng chứa nước và lượng nước cần sử dụng.
- Ống lắng: là ống nhựa PVC được nối với ống lọc để giữ lại cặn
cát lọt qua ống lọc và giếng. Chiều dài ống lắng khoảng 1m
đến 1,5m.

Sử dụng giếng khoan
- Sử dụng bơm tay để lấy nước nếu mực nước tĩnh nhỏ hơn
hoặc bằng 6 m. Nếu mực nước tĩnh lơn hơn 7 m sử dụng bơm
điện.
- Phải xét nghiệm chất lượng nước trước khi sử dụng.
- Nếu nước giếng bơm lên có mùi tanh sau đó chuyển sang
màu vàng (trong nước có sắt) thì cần phải xây bể lọc sắt.
- Nếu giếng bị ngập lụt phải bơm nước với thời gian liên tục ít
nhất 4 giờ trước khi sử dụng lại.
- Sau một thời gian sử dụng nếu lưu lượng giếng giảm đáng
kể, cần phải dùng máy nén khí thổi rửa giếng. Nếu lưu lượng
không cải thiện thì có thể do mực nước tĩnh bị tụt quá sâu. Để
có đủ nước dùng chỉ có thể thay máy bơm hút sâu.
Bảo quản giếng khoan
- Vị trí giếng nên để gần nhà nhưng phải cách
chuồng nuôi gia súc, nhà tiêu tối thiểu là 10 m.
- Để tránh nước mưa, nước rửa thấm xuống giếng,
cần phải lát nền xung quanh giếng và có rãnh thoát
nước, đồng thời phải chèn chặt đất sét rộng 0,5 m
xung quanh thành giếng từ mặt đất đến độ sâu tối
thiểu là 3 m.
4.4. Công trình cấp nước tập trung
- Các công trình cấp nước tập trung là các công trình
phục vụ cho cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cơ
quan, trường học, trạm y tế
- Nguồn nước được sử dụng cho các công trình này
có thể là nước mặt, nước ngầm và nước tự chảy,
được qua các quy trình xử lý phức tạp trước khi
nước được đưa vào sử dụng.

- Các công trình này có kinh phí xây dựng lớn và đòi
hỏi kỹ thuật cao trong quá trình xây dựng và vận
hành bảo dưỡng, thường do các cơ quan chuyên
môn đảm nhiệm.
5. Một số biện pháp làm sạch nước
5.1. Đánh phèn
Dùng phèn chua với liều lượng 1g phèn chua (một miếng bằng nửa đốt ngón
tay) cho 20 lít nước. Múc một gàu nước, hoà lượng phèn tương đương thể tích
nước cần làm trong cho tan hết, cho vào chum, vại, lu, khạp hay thùng nước,
khuấy đều, chờ khoảng 30 phút cho cặn lắng hết xuống đáy, rồi gạn lấy nước
trong.
Để làm trong nước giếng, dùng phèn chua (loại thường dùng là phèn nhôm)
với liều lượng 50g/1m3nước. Hoà tan hết lượng phèn cần thiết vào một gàu
nước, thả gầu chìm sâu xuống nước rồi kéo mạnh lên khoảng 10 lần rồi để yên
30 phút đến 1 giờ cho cặn lắng hết thì tiến hành khử trùng.
5.2. Làm trong nước bằng biện pháp dân gian
Lấy một nắm lá mồng tơi hay lá dâm bụtvò nát cho vào thùng nước (khoảng 20
lít), khuấy đi khuấy lại nhiều lần, để cho lắng cặn, gạn lấy nước trong để dùng.
Dùng một mảnh vải sạch căng ra, đổ nước qua mảnh vải nhiều lần cho đến khi
thấy nước trong là dùng được.
5.3. Bể lọc
Ở nông thôn người ta thường xây các bể lọc hai ngăn để
khử sắt khi lấy nước từ giếng lên.
Hiện nay bể lọc sắt còn được dùng để loại bỏ asen (thạch
tín) ra khỏi nguồn nước ngầm.
Khả năng loại bỏ asen phụ thuộc vào tỷ lệ sắt và asen trong
nước.
Nếu tỷ lệ này là 50 hay lớn hơn (hoặc trong thực tế nồng độ
sắt có trong nước ngầm lớn hơn 12 mg/lít), khả năng lọc

loại bỏ asen trong nước lớn hơn 80%.
Ngược lại, nếu nồng độ sắt thực tế trong nước ngầm
khoảng 3-4 mg/lít, thì khả năng loại bỏ asen giảm xuống
dưới 60%.
5.3. Bể lọc (TT)
Sơ đồ cấu tạo bể lọc
- Kích thước của bề mặt lọc tính theo công thức F = Q/v (m2) với Q là lưu lượng nước xử
lý, m3/h và v là tốc độ lọc lấy theo hàm lượng cặn trong nước ngầm. Nừu khử sắt trong
nước ngầm lấy v = 0,5 m/h.
- Đối với bể lọc gia đình chỉ cần xây một ngăn lọc kết hợp với một ngăn lắng. Bên cạnh là
một ngăn chứa nước sạch.
- Tường bể có thể xây bằng gạch, đá hoặc bê tông. Dùng các van để xả cặn, xửa rửa lọc
và điều chỉnh tốc độ lọc.
- Chiều cao tổng cộng của bể lọc tính bằng tổng chiều dày lớp sàn đáy, chiều dáy lớp sỏi
đỡ, chiều dày lớp cát lọc và bề dày lớp nước 0,4-0,5m.
- Đáy bể lọc phải có khả năng thu và thoát trên toàn bộ bề mặt. Dùng gạch xếp thành
hàng nghiêng, bên trên xếp một lớp nằm gối lên các hàng gạch nghiên tạo thành lớp sàn,
như vậy sẽ tạo các ống thu và dẫn nước bên dưới, trên mặt đổ sỏi đỡ lớp cát lọc. Chiều
dày lớp sàn đáy khoảng 0,15 m. Đáy bể phải được láng xi măng chống thấm.
- Cát lọc dùng cát thạch anh (có thể dùng cát vàng) có kích thước 0,15-0,7mm. Đường
kính hiểu quả tương đương 0,2-0,35 mm. Cát phải sạch, không có các tạp chất, chất bẩn
hữu cơ. Bề dày lớp cát 0,8-1,0 m.
- Lớp sỏi đỡ: để giữ cho cát lọc không lọt qua khe hoặc ống thu sang bể chứa nước sạch,
cần phải rải một lớp sỏi đỡ cát lọc. Kính thước của sỏi đỡ có thể từ 4-10 mm. Chiều của
sỏi đỡ khoảng 0,2-0,5 cm. Có thể dùng đá dăm thay sỏi. Trước khi đưa vào bể, sỏi hoặc
đá phải được rửa sạch.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×