Tải bản đầy đủ (.ppt) (32 trang)

Gián án Nước sạch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (275.49 KB, 32 trang )

VAI TRÒ CỦA NƯỚC
ĐỐI VỚI SỨC KHOẺ
1.1. Nước là một thực phẩm cần thiết cho
đời sống và nhu cầu sinh lý của cơ thể

Nước chiếm thành phần quan trọng cơ thể con người
(63%), trong huyết tương và các phủ tạng có tỷ lệ cao hơn.
Nước tham gia vào quá trình chuyển hoá các chất, đảm bảo sự
cân bằng các chất điện giải, điều hoà thân nhiệt.

Trung bình một ngày mỗi người cần từ 1,5-2,5 lít nước.
Những người làm công việc hay trong thời tiết nóng bức thì
nhu cầu cần nhiều hơn.

Số lượng nước được hấp thu để bù đắp lượng nước bài
tiết qua da; qua phổi, thận... Khát nước là dấu hiệu đầu tiên
của cơ thể bị thiếu nước.
1.2. Nước đưa vào cơ thể đa vi chất để duy trì sự sống
Nước đưa vào cơ thể các nguyên tố cần thiết để duy trì sự sống như
Iốt, Florua, Mangan, kùm, Sắt, các Vitamin và các axít amin..
1.3. Nước là môi trường trung gian lây truyền bệnh
- Lây truyền các bệnh dịch như thương hàn, tả, lỵ, viêm gan, bại liệt.
- Nước hoà tan các chất thải, các chất độc hoá học, các chất phóng
xạ, chất gây ung thư rồi tác hại đến con người.
1.4. Nước cần thiết cho nhu cầu vệ sinh cá nhân, vệ sinh công cộng,
cứu hoả và các yêu cầu sản xuất
Do vai trò quan trọng như vậy, cho nên nước phải đảm bảo 2 yêu cầu:
đủ và sạch. Nước là nguồn tài nguyên quý hiếm, nên khi sử dụng cần
phải có ý thức tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước
1.1. Nước là một thực phẩm cần thiết cho đời sống
và nhu cầu sinh lý của cơ thể (TT)


2. Các nguồn nước trong thiên nhiên
Trong thiên nhiên có ba nguồn nước chính sau:
2.1. Nước mưa
- Do hơi nước trên mặt đất như nước biển, nước
sông, hồ ao... bốc hơi lên không trung, gặp gió và khí
lạnh đọng lại thành mưa.
- Về chất lượng hoá học và vi sinh học thì nước mưa
sạch nhất. Tuy nhiên nó cũng bị nhiễm bẩn do rơi
qua không khí, mái nhà, đựng trong bể chứa, nên
mang theo nhiều bụi và các chất bẩn trong không khí.
2.2. Nước mặt
Do nước mưa rơi xuống mặt đất và tuỳ địa hình của mặt đất
mà hình thành sông, suối, hồ ao.
- Nước sông có lưu lượng lớn, dễ khai thác, độ cứng và hàm
lượng sắt nhỏ. Tuy nhiên nó thường có hàm lượng cặn cao, độ
nhiễm bẩn về vi khuẩn lớn.
- Nước suối vào mùa khô rất trong, lưu lượng nhỏ, mùa lũ lưu
lượng lớn, nước đục, có nhiều cát sỏi, độ cứng cao, có khi hoà
tan các khoáng chất và hoạt chất cây cỏ độc.
- Nước ao hồ, đầm thường có độ màu cao do ảnh hưởng của
rong rêu và các thuỷ sinh vật, thường bị nhiễm bẩn, nhiễm
khuẩn nếu không được bảo vệ.
2.3. Nước ngầm
Được hình thành bởi lượng nước mưa rơi
trên mặt đất, thấm qua các lớp đất, được lọc
sạch và giữ lại trong các lớp đất chứa nước,
nằm giữa các lớp đất cản nước. Ngoài ra có
thể còn do nước thấm từ đáy thành sông
hoặc hồ ao tạo ra.
3. Như thế nào là nước sạch?

Nước sạch là nước phải trong, không có
màu, không có mùi vị lạ gây khó chịu cho
người sử dụng nước, không chứa các mầm
bệnh và các chất độc hại.
Ghi chú: Tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch
được thực hiện theo quyết định số
09/2005/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế ban
hành ngày 11 tháng 3 năm 2005.
Các loại hình cấp nước sạch
thường dùng và cách sử dụng
bảo quản
4.1. Bể, lu chứa nước mưa
Sơ đồ cấu tạo
- Bể, lu phải có nắp đậy
- Mái thu hứng nước mưa nên làm bằng vật liệu ngói,
tôn tráng kẽm, mái bê tông, không được hứng nước
từ mái fibrô xi măng.
- Máng dẫn không được sử dụng các tấm kim loại có
mạ chì.
- Bể chứa nước mưa có ba van: van xả nước hứng
đầu, van dẫn vào bể chứa và van xả cặn.
Sơ đồ cấu tạo bể chứa nước mưa
Sử dụng bể chứa nước mưa
- Không trữ nước mưa của 1-2 trận mưa lớn đầu mùa và 15 phút đầu của các
trận mưa tiếp theo.
- Nước mưa cho ăn uống phải được đun sôi
- Trong mùa mưa có thể sử dụng nước mưa cho các nhu cầu khác như tắm
giặt
- Dụng cụ đựng nước (gáo, gàu...) cần được treo cao, sạch. Khi múc nước
trong bể cần nhẹ nhàng, tránh làm xáo trộn các cặn lắng ở đáy bể.

- Nên lắp vòi để lấy nước hợp vệ sinh.
Bảo quản
- Công tác tích trữ nước mưa được thực hiện vào tháng cuối của mùa mưa.
- Nước mưa cần được bảo quản để tránh sự phát triển của bọ gậy. Có thể nuôi
cá cờ trong bể để diệt bọ gậy.
- Nắp bể, lu phải luôn được đậy kín. Nếu phải múc nước thì sau khi múc phải
đậy nắp bể ngay.
- Không được để bể, lu khô lâu ngày, bể sẽ bị nứt.
4.2. Giếng đào
Cấu tạo
- Giếng đào là công trình thu nước ngầm mạch nông,
có đường kính trung bình khoảng 0,8-2 m và chiều
sâu từ 3-20 m, cấp nước cho một hay vài hộ gia đình.
- Nước từ các tầng chứa vào giếng có thể từ dưới
lên, có thể từ thành bên vào. Để giữ cho giếng khỏi
sạt lở, sạch sẽ, người ta xây thành giếng bằng gạch
hoặc bằng các ống bê tông (ống bi).
- Dưới đáy giếng thường đổ một lớp sỏi hoặc cát
vàng dày 0,2-0,4m.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×