Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Kết quả xây dựng mô hình quản lý cây trồng tổng hợp ICM đối với cà phê vối kinh doanh tại Đăk Lăk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (488.31 KB, 5 trang )

Kết quả xây dựng mô hình quản lý cây trồng tổng hợp - ICM đối với cà phê
vối kinh doanh tại Đăk Lăk
THỨ SÁU, 20 THÁNG 12 2013 09:34 TS. TRƯƠNG HỒNG KẾT QUẢ NGHIÊN
CỨU KHOA HỌC
TS. Trương Hồng, Ths. Đinh Thị Nhã Trúc, Ths. Nguyễn Xuân Hòa và CTV.
1. Giới thiệu
Từ những kết quả nghiên cứu của đề tài “ Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật tổng hợp tiết
kiệm chi phí đầu vào đối với cà phê ở Tây Nguyên ” nhóm nghiên cứu thuộc Viện Khoa
học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI) đã tiến hành xây dựng mô hình áp
dụng các giải pháp quản lý cây trồng tổng hợp (ICM) cho cây cà phê vối tại thị xã Buôn
Hồ, tỉnh Đăk Lăk với mục đích giới thiệu và chuyển giao cho nông dân các biện pháp kỹ
thuật tổng hợp nhằm tiết kiệm chi phí đầu vào, nâng cao hiệu quả kinh tế, góp phần bảo
vệ môi trường sinh thái.
2. Địa điểm, phương pháp thực hiện
2.1. Địa điểm
Tại phường Đoàn Kết, thị xã Buôn Hồ.
Tên chủ hộ thực hiện mô hình: Ông Lê Văn Trường
Vườn cà phê trồng năm 1999, năng suất trước khi xây dựng mô hình: 3,5 tấn nhân/ha.
Loại đất: nâu đỏ bazan, độ dốc < 7 %
2.2. Phương pháp thực hiện
- Áp dụng phương pháp nghiên cứu có sự tham gia của người dân (FPR) trong xây dựng
mô hình.
- Mô hình gồm 2 công thức:
+ Đối chứng (1 ha): áp dụng các giải pháp kỹ thuật canh tác cà phê của nông dân.
+ ICM (1 ha): áp dụng các giải pháp kỹ thuật có khả năng tiết kiệm chi phí đầu vào (dựa
vào kết quả điều tra, nghiên cứu), bao gồm:
a. Quản lý về giống trồng
- Xác định các cây cà phê bị bệnh gỉ sắt, cây cho năng suất < 10 kg quả tươi, cây cho
quả nhỏ (> 1000 quả/kg) để thay giống mới.
- Ghép cải tạo thay giống mới cho năng suất cao, kích cỡ hạt lớn như TR4, TR5, TR6,
TR7, TR8).


b. Quản lý về tưới nuớc
- Xác định được thời điểm tưới nước phù hợp bằng thiết bị xác định nhanh độ ẩm đất,
khi độ ẩm khoảng 27 % thì tiến hành tưới. Lượng nước tưới: 520 lít/hố/lần tưới
c. Quản lý dinh dưỡng tổng hợp (INM)
- Áp dụng công thức bón phân dựa vào độ phì đất và năng suất dự kiến đạt được
- Áp dụng kỹ thuật bón phân hợp lý phân hóa học kết hợp (đa, vi lượng) với hữu cơ (tỷ
lệ các lần bón, kỹ thuật bón phân). Bón phân theo nguyên tắc 5 đúng.
Cụ thể các bước thực hiện:
+ Lấy mẫu đất phân tích các chỉ tiêu độ phì, tính toán lượng phân bón trên cơ sở năng
suất thu hoạch và số liệu độ phì nhiêu đất.
+ Bón phân hữu cơ và vôi đầu mùa mưa.
@ Phương pháp bón phân chuồng: đào rãnh sâu 20 - 25 cm, rộng 15 - 20 cm theo ¼ tán
cây, bỏ phân và lấp đất lại.
@ Phương pháp bón vôi: bón rãi xung quanh tán
+ Bón phân hóa học 4 lần
@ Lần 1: Khi tưới đợt 2 (bón đạm SA hoặc u rê tùy vườn cây khoảng 15 % tổng lượng
đạm)
@ Lần 2 (tháng 4, 5): Bón 100 % lân (bón rãi trên mặt xung quanh tán cách gốc từ 30 -
40 cm; 25 % lượng đạm và 30 % lượng kali. Bón khi đất đủ ẩm và lấp ở độ sâu 5 cm.
Bón theo tán cây. Lân bón riêng.
@ Lần 3 (tháng 7, 8): bón 30 % lượng đạm và 35 % lượng kali. Kỹ thuật và phương pháp
bón tương tự như lần 2.
@ Lần 4 (tháng 9, 10): lượng đạm và kali còn lại. Kỹ thuật và phương pháp bón tương tự
như lần 2.
+ Sử dụng phân bón lá chuyên dùng cho cà phê (NUCAFE) ít nhất 2 lần trong mùa mưa
(từ tháng 6 - 8). Khi mưa nhiều hoặc bị hạn thì phun bổ sung NUCAFE để cung cấp kịp
thời dinh dưỡng cho cây để hạn chế tình trạng rụng quả.
Lượng phân bón hóa học cho mô hình (kg/ha/năm)
Nguyên chất N P
2

O
5
K
2
O
MH ĐC MH ĐC MH ĐC
286 490 75 80 310 280
Thương
phẩm
U rê Lân nung chảy Kali clo rua
MH ĐC MH ĐC MH ĐC
620 1060 500 530 520 470
Lượng phân hữu cơ: MH: 10 tấn phân chuồng/ha; ĐC: 2000 kg phân hữu cơ sinh học/ha
Phân bón lá NUCAFE cho MH: 6 kg/ha; ĐC phun phân bón lá dạng lỏng, 4 lít/ha
d. Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM)
- Thay thế cây bị bệnh gỉ sắt bằng giống mới kháng bệnh, năng suất cao.
- Thường xuyên theo dõi tình hình sâu bệnh hại trên vườn cà phê, nếu xuất hiện thì đề
xuất biện pháp phòng trừ (phòng bệnh hại, trừ sâu cục bộ và sử dụng thuốc theo nguyên
tắc bốn đúng).
e. Quản lý tạo hình tỉa cành
2 lần vào tháng 6,7 và sau thu hoạch, tỉa chồi vượt (4 - 5 lần)
f. Quản lý làm cỏ, vệ sinh đồng ruộng
Làm cỏ 3 - 4 đợt/năm kết hợp với ép xanh.
g. Quản lý thu hoạch
- Thu hoạch 3 lần, đảm bảo tỷ lệ quả chín trung bình > 70 %.
Các chỉ tiêu thu thập, xử lý:
- Chi phí đầu vào, hiệu quả kinh tế. Lợi nhuận = Tổng thu - Tổng chi.
Thời gian: 2010 - 2012.
3. Kết quả xây dựng mô hình
3.1. Chi phí của các giải pháp quản lý kỹ thuật

Bảng 1. Chi phí của các giải pháp quản lý kỹ thuật
(Trung bình 2 năm, 1.000 đ)
Giải pháp quản lý ICM Đối chứng So sánh
1. Quản lý giống (trồng dặm và
ghép cải tạo
240 0 + 240
2. Vệ sinh đồng ruộng 4.600 4.600 0
3. Phân bón 29.303 38.277 - 8.974
4. Tưới nước 6.184 8.074 - 1.890
5. Bảo vệ thực vật 553 2.445 - 1.893
6. Tạo hình 5.845 5.845 0
7. Thu hoạch 16.604 16.404 200
+: Tăng so đối chứng; -: Giảm so đối chứng
Lô ICM trung bình chi 0,24 tr.đồng cho ghép cải tạo và trồng dặm, đối chứng không chi
phí cho việc quản lý giống. Như vậy chênh lệch chi phí là 0,24tr. đồng/ha cao hơn so với
đối chứng. Chi phí cho vệ sinh đồng ruộng sau 2 năm xây dựng mô hình là tương đương
nhau.
Việc bón phân theo phân tích dinh dưỡng đất và năng suất dự kiến vườn cây đã làm giảm
được chi phí phân bón ở lô áp dụng ICM. Trong khi ở lô đối chứng nông dân thường bón
với lượng phân cao hơn nên chi phí vật tư cao hơn nhiều so với lô ICM. Ngược lại, công
lao động bón phân ở lô áp dụng ICM cao hơn lô đối chứng vì yêu cầu kỹ thuật bón phân
phải rạch hàng và lấp phân, trong khi lô đối chứng chỉ bón phân rãi trên mặt đất nên ít tốn
công lao động. Tuy nhiên, việc bón phân ở lô đối chứng nếu gặp điều kiện bất lợi như
mưa to hoặc đất thiếu ẩm thì lượng phân mất đi do rửa trôi hoặc bốc hơi sẽ rất nhiều và
gây lãng phí. Tính tóan cho thấy chi phí bón phân trung bình ở lô áp dụng ICM đã giảm
được 8,97 tr. đồng/ha so với đối chứng.
Tổng chi phí tưới nước bao gồm dầu tưới và công lao động là khác nhau giữa lô đối
chứng và lô ICM. Chênh lệch chi phí tưới nước giữa lô ICM và đối chứng là đáng kể
(1,89 tr. đồng thấp hơn so với đối chứng).
Trung bình chi phí phòng trừ sâu bệnh ở lô thực hiện ICM thấp hơn đối chứng là 1,89 tr.

đồng/ha. Chi phí ở lô ICM thấp hơn là do tác động của các biện pháp quản lý vệ sinh
đồng ruộng, bón phân cân đối, tỉa cành tạo hình đã làm giảm những nguyên nhân phát
sinh sâu bệnh hại trên vườn vì vậy giảm chi phí phòng trừ dịch hại. Mặt khác, khi phát
hiện sâu bệnh hại trên vườn cà phê, chỉ thực hiện phun thuốc phòng trị cục bộ cho những
cây bị sâu bệnh hại. Ở lô đối chứng thì ngược lại, nông dân có thói quen phun thuốc đồng
loạt cả vườn khi thấy sâu bệnh hại và các bệnh pháp phòng trừ sâu bệnh hại tổng hợp
chưa được tốt.
Chi phí tạo hình ở các lô mô hình ICM và lô đối chứng là tương đương nhau; chi phí thu
hoạch giữa 2 lô ICM và đối chứng không chênh lệch nhau do năng suất twong đương
nhau
Tóm lại, ở lô mô hình ICM đã giảm 23,4 % chi phí bón phân; chi phí tưới nước giảm
21,7 % và chi phí bảo vệ thực vật giảm 77,4 % so với đối chứng.
3.2. Chi phí và hiệu quả kinh kế
Bảng 2. Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình ICM và đối chứng
(Trung bình 2 năm)
Chỉ tiêu ICM Đối chứng So sánh ICM với Đối
chứng
Giá trị tuyệt
đối
%
Năng suất (Tấn nhân/ha) 5,11 4,95 + 0,16 + 3,2
Doanh thu/ha (1.000 đ) 193.800 188.100 + 5.700 + 3,0
Tổng chi phí/ha (1.000 đ)63.329 75.645 - 12.316 - 16,2
Giá thành 1 tấn cà phê
nhân (1.000 đ)
12,42 15,28 - 2,86 - 18,7
Lợi nhuận/ha (1.000 đ) 130.472 112.456 + 18.016 + 16,0
+: Tăng so đối chứng; - : Giảm so đối chứng
Doanh thu, lợi nhuận của lô áp dụng ICM cao hơn đối chứng; trong khi đó chi phí sản
xuất, chi phí giá thành 1 tấn cà phê nhân ở lô ICM là giảm. Trung bình 1ha áp dụng ICM

đem lại lợi nhuận 130,47 tr. đồng/ha cao hơn so với đối chứng 18,02 tr. đồng/ha (16,0 %).
3.3. Chất lượng cà phê nhân
Bảng 3. Chất lượng hạt cà phê nhân ở lô ICM và đối chứng
Chỉ tiêu ICM

Đối chứng
Số quả/kg quả tươi 745 885
% cỡ hạt trên sàng 16 92,21 64,01
Trọng lượng 100 nhân (g) 17,73 13,42
Tỷ lệ tươi/nhân 4,24 4,58
Số liệu ở bảng 3 cho thấy rằng chất lượng quả và hạt cà phê nhân sống của lô ICM đã
được cải thiện so với mô hình đối chứng. Có sự khác biệt về độ lớn quả cà phê, trọng
lượng 100 nhân và kích thước hạt. Lô ICM có kích cỡ quả cà phê lớn hơn, trọng lượng
quả cao hơn (số quả/kg ít hơn so với lô đối chứng).
Trọng lượng 100 nhân trung bình là 17,73 gam của lô ICM cao hơn so với 13,42 gam/100
nhân của lô đối chứng. Tỷ lệ trên sàng 16 của lô ICM trung bình đạt trên 90 % so với 64
% của lô đối chứng đã cho thấy các lô ICM không chỉ cho năng suất cao hơn các lô đối
chứng mà chất lượng cà phê nhân sống cũng tốt hơn. Với thời tiết khắc nghiệt của năm
2012, lượng mưa thấp hơn hẳn so với những năm trước đã làm ảnh hưởng bất lợi đến khả
năng tăng trưởng kích thước hạt cà phê. Nhưng trên các lô ICM vẫn duy trì được kích
thước hạt ở mức trung bình khá.
Tỷ lệ tươi/nhân của lô ICM thấp hơn so với lô đối chứng; trung bình lô ICM là 4,24 và lô
đối chứng là 4,58. Điều này cho thấy chất lượng cà phê nhân sống của lô áp dụng giải
pháp quản lý tổng hợp (ICM) khá tốt do kích cỡ quả và nhân cà phê được cải thiện, đây
cũng là một trong những yếu tố góp phần tăng năng suất cà phê nhân.

Hội thảo đầu bờ Mô hình áp dụng ICM cho cà phê vối tại phường Đoàn Kết,
thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk tháng 11 năm 2012
Chủ mô hình: Ông Lê Văn Trường.
4. Kết luận và kiến nghị

4.1. Kết luận
Áp dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp đã tiết kiệm được chi phí đầu vào trung bình
12,3 tr. đồng/ha, giảm được 16,2 % và đã làm tăng được hiệu quả kinh tế sản xuất cà phê
lên 16,8 tr. đồng/ha, tương ứng 16,0 % so với đối chứng làm theo nông dân.
4.2. Đề nghị
Các địa phương tỉnh Đăk Lăk, các công ty, nông trường sản xuất cà phê bền vững cần áp
dụng quy trình ICM cho cà phê vối kinh doanh để giảm chi phí sản xuất, tăng hiệu quả
kinh tế, tăng thu nhập cho người nông dân./.

×