Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

Xây dựng mô hình quản lý khai thác khu du lịch Chùa Hương.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (326.67 KB, 63 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Chùa Hương! hai tiếng ấy dường như đã quá đỗi gần gũi mà thiêng liêng với
tất thảy mỗi người Việt Nam, để rồi:
"Chẳng đi thì nhớ thì thương
Ra đi mến cảnh chùa Hương không về"
Nhưng Hương Sơn không chỉ là một chốn non kỳ thuỷ tú, là danh thắng biệt
chiếm "nhất Nam thiên". Mà nơi đây còn là cội nguồn của các tín ngưỡng dân gian,
là cõi tâm linh huyền ảo, một trong những trung tâm lớn nhất của Phật giáo Việt
Nam đương đại. Theo như Phật tích còn lưu lại cho đến nay thì đây là nơi lưu dấu
Đức Quan Thế Âm Bồ Tát ứng thân làm công chúa Diệu Thiện con vua Diệu Trang
Vương đã tẩy bụi trần tại suối Giải Oan rồi tu hành đắc đạo tại Hương Tích Bảo
Động, trở thành bà mẹ độ lượng, bao dung cho mọi sinh linh mà ngày nay linh tượng
của người còn lưu lại ở nơi đây mà dân gian vẫn gọi là Bà Chúa Ba.
Theo những tư liệu lịch sử cho thấy chùa Hương có thể đã ra đời từ thời Lê
Thánh Tông niên hiệu Quang Thuận thứ 8 (1476). Khi đi tuần phú phương Nam ngài
đã nghỉ ở chốn này và cho đến khi Tĩnh đô vương Trịnh Sâm xa giá đến đây vào
năm Canh Dần (1770) thì ông đã khẳng định đây chính là "Nam Thiên đệ nhất động"
và cho tạc vào cửa động dòng chữ này.
Để rồi cùng với tạo hoá, con người đã góp công cho chùa Hương trở thành một
quần thể kiến trúc nguy nga tráng lệ giữa ngàn non mà có "cao chất ngất mấy toà cổ
soái". Nhưng đáng tiếc thay, trải qua bao dâu bể thăng trầm giặc ngoại xâm bao lần
gây binh lửa can qua, xoá đi bao công trình tú lệ. Nhưng không vì thế mà "Hương
Tích" ngớt hương thơm, ngược lại hàng năm chùa Hương vẫn rộng mở thiền môn
đón hàng chục vạn chúng Phật tử hành hương về đất phật. Tạo ra một lễ hội tôn giáo
lớn và kéo dài bậc nhất ở nước Nam ta và cũng là lễ hội dài hiếm thấy trên thế giới.
Đây chính là cơ hội lớn cho ngành du lịch nước nhà, vì thế từ nhiều năm nay khu
danh thắng di tích Hương Sơn đã được đưa vào khai thác phục vụ ngành du lịch, là
một trong những địa chỉ quan trọng trên bản đồ du lịch Việt Nam. Tuy nhiên cũng
1
như hầu hết các điểm du lịch khác, nhiều tiềm năng của khu danh thắng Hương sơn
chưa được khai thác hoặc khai thác chưa đúng mức, nhiều giá trị về tín ngưỡng, tâm


linh, khảo cổ học, dân tộc học… còn chưa được biết đến. Trong khi đó, nhiều vấn đề
đặt ra đã ở mức báo động. Vì vậy, đề tài “Xây dựng mô hình quản lý khai thác khu
du lịch Chùa Hương” là một đề tài mới mẻ và có nhiều ý nghĩa thực tiễn.
Qua đó người viết muốn góp một cái nhìn nhỏ bé cho sự phát triển của khu
danh thắng này trong quá trình chuẩn bị cho việc đề nghị trở thành di sản văn hoá
thế giới. Cũng nhân đây, người viết xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Tiến sĩ Trần
Nhạn, các thầy cô giáo thuộc trường đại học Văn hoá Hà Nội, Sở du lịch Hà Tây,
Ban tổ chức lễ hội chùa Hương, Ban quản lý thư viện quốc gia – TT Thông tin Khoa
học Xã Hội và Nhân văn, các cơ quan tập thể và cá nhân đã giúp đỡ tôi hoàn thành
khoá luận này
2
A. PHẦN MỞ ĐẦU.
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại cũng như nền
kinh tế trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, du lịch đã trở thành một nhu
cầu không thể thiếu được trong cuộc sống con người. Trong xu thế mới, với mong
muốn hiểu biết về văn hoá, nâng cao dân trí, tiếp nối truyền thống thì niềm khát khao
được đi du lịch để tìm hiểu và tận mắt chứng kiến các di tích lịch sử, các phong cảnh
hữu tình ngày càng mạnh mẽ hơn. Đây cũng chính là một động lực chủ yếu thúc đẩy
du lịch phát triển.
Du lịch Việt Nam với khẩu hiệu “ Việt Nam - điểm đến của thiên niên kỷ mới”
sẽ cố gắng để tạo được các sản phẩm du lịch có chất lượng cao vừa mang tính dân
tộc, vừa mang tính hiện đại, có sức hấp dẫn lớn đối với du khách trong và ngoài
nước. Du lịch Hà Tây cũng không nằm ngoài guồng máy đó.
Đặc biệt, Chùa Hương là một trong những tài sản du lịch vô giá của Hà Tây
nói riêng và của Việt Nam nói chung. Đây là một quần thể di tích và danh lam thắng
cảnh nổi tiếng, bao gồm một hệ thống hang động, đền chùa xen lẫn trong rừng núi,
hoa lá cỏ cây ở một vùng văn hoá đặc sắc với các lễ hội và phong tục nếp sống sinh
hoạt đặc trưng của làng quê Việt Nam. Đây còn là miền đất của đạo Phật với nhiều
truyền thuyết mang ý nghĩa tôn giáo đặc biệt là lễ hội chùa Hương có sức hấp dẫn đặc

biệt với người dân Việt ở mọi miền đất nước. Có thể nói, khu Du lịch thắng cảnh
chùa Hương là một bức tranh “ sơn thuỷ hữu tình” rất đep, rất nên thơ do thiên nhiên
và con người tạo dựng.
Chẳng thế Chùa Hương đã được thi sĩ Tản Đà phác họa bằng bốn câu thơ :
“ Chùa Hương trời điểm lại trời tô
Một bức tranh tình trải mấy thu
Xuân lại xuân đi không dấu vết
Ai về ai nhớ vẫn thơm tho”
Theo Quy hoạch tổng thể phát triển Việt Nam nói chung và Quy hoạch tổng
3
thể phát triển Du lịch Hà Tây nói riêng thời kì 1995 ( 2010 đã xác định Chùa Hương
là điểm Du lịch quan trọng có ý nghĩa quốc gia và Quốc tế ở khu Du lịch Bắc Bộ. Do
cách Hà Nội không xa và tương đối thuận lợi trong giao thông, chùa Hương là một
trong những điểm du khách quốc tế quan tâm hàng đầu khi đặt chân đến thủ đô Hà
Nội.
Tuy nhiên, việc khai thác các hoạt động du lịch ở Chùa Hương thực sự vẫn
chưa tương xứng với những tiềm năng to lớn về tài nguyên nhân văn và tự nhiên của
khu vực. Trong những năm gần đây đã xuất hiện nhiều vấn đề cần quan tâm nghiên
cứu một cách nghiêm túc trước những thực trạng đang đặt ra đối với vấn đề phát triển
của khu du lịch. Một trong những vấn đề bức xúc kìm hãm sự phát triển của Chùa
Hương là cho đến nay khu Du lịch thắng cảnh chùa Hương vẫn chưa tìm được mô
hình quản lý phù hợp làm cơ sở cho sự phát triển của khu vực.
Việc xây dựng một mô hình quản lý khai thác tài nguyên khu Du lịch chùa
Hương là một yêu cầu cấp thiết mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao không chỉ đối
với sự phát triển của du lịch Hà Tây mà còn góp phần tích cực cho sự nghiệp phát
triển kinh tế - xã hội của địa phương. Ngoài ra, sự phát triển bền vững của khu Du
lịch thắng cảnh chùa Hương còn đáp ứng được yêu cầu chiến lược, phát triển trung
tâm Du lịch Hà Nội và phụ cận, cũng như của vùng Bắc Bộ và Du lịch cả nước.
Với những lý do trên, được sự giúp đỡ tận tình của TS. Trần Nhạn cùng các
thầy cô giáo khoa Văn hoá du lịch trường ĐH Văn Hoá, ban lãnh đạo, các chuyên

viên tại Sở du lịch Hà Tây em đã mạnh dạn chọn vấn đề:
“ Xây dựng mô hình quản lý khai thác khu du lịch Chùa Hương”
làm đề tài nghiên cứu cho khoá luận tốt nghiệp của mình.
2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
- Đối tượng: Mô hình quản lý khai thác tài nguyên khu Du lịch - thắng cảnh –
lễ hội chùa Hương.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian lãnh thổ: Đề tài có giới hạn phạm vi nghiên cứu trong khu
4
vực địa bàn xã Hương Sơn và các xã liền kề, và một số đặc điểm chung khu vực
huyện Mỹ Đức. Nhưng chủ yếu tập trung vào khu di tích thắng cảnh, lễ hội chùa
Hương đặc biệt là một số khu quan trọng như Đền Trình, động Hương Tích...
+ Về thời gian : Phân tích dựa trên cơ sở số liệu theo báo cáo tổng kết các năm
1997 đến năm 2003 và dự báo phát triển toàn khu đến năm 2010
+ Nội dung: Mô hình quản lý hiện tại và giải pháp cho tương lai.
3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.
- Mục tiêu chung: Xây dựng một mô hình quản lý tối ưu cho khu Du lịch chùa
Hương phù hợp với vị trí tiềm năng phát triển, trở thành khu Du lịch Văn hoá có sức
hấp dẫn đặc biệt của Hà Tây nói riêng và của trung tâm Du lịch Hà Nội và phụ cận
nói chung.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Đánh giá đúng tiềm năng của khu Du lịch chùa Hương
+ Nghiên cứu xem xét hiện trạng phát triển chùa Hương (1997 - 2003) đặc biệt
là những mô hình tổ chức quản lý khai thác tài nguyên khu Du lịch chùa Hương, tìm
ra những mặt đã đạt được cần phát huy và những mặt hạn chế tồn tại cần khắc phục.
+ Đề xuất một mô hình quản lý khai thác mới cho khu Du lịch chùa Hương
nhằm khắc phục những hạn chế đến sự phát triển du lịch, phát huy được tiềm năng,
lợi thế để có thể phát triển đa dạng và bền vững.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Nhằm thực hiện những mục tiêu đã đặt ra ở trên trong quá trình thực hiện tuỳ

theo từng giai đoạn công việc khác nhau, các phương pháp được sử dụng thích hợp
bao gồm các phương pháp sau: Duy vật lịch sử, duy vật biện chứng, phương pháp thu
nhập số liệu (thứ cấp, sơ cấp), phương pháp khảo sát thực địa, thống kê, phân tích,
tổng hợp.
5. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI.
Ngoài phần mở đầu và kết luận đề tài nghiên được bố cục làm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về khu Du lịch chùa Hương.
5
Chương 2: Thực trạng phát triển Du lịch và tổ chức quản lý khai thác tài
nguyên khu Du lịch chùa Hương.
Chương 3: Một số kiến nghị xây dựng mô hình quản lý khai thác tài nguyên
khu Du lịch chùa Hương.

B. PHẦN NỘI DUNG.
CHƯƠNG I.
KHÁI QUÁT VỀ KHU DU LỊCH CHÙA HƯƠNG.
1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA KHU DU LỊCH CHÙA HƯƠNG.
Khu Du lịch thắng cảnh chùa Hương bao gồm phân giới hành chính của 4 xã
Hương Sơn, An Tiến, Hùng Tiến và An Phú thuộc huyện Mỹ Đức tỉnh Hà Tây, với
diện tích 5131 ha.
Khu Du lịch chùa Hương nằm trong toạ độ địa lý từ 20
0
29' đến 20
0
24' vĩ độ
Bắc và 105
0
41' kinh độ Đông. Phía Nam giáp tỉnh Nam Hà, phía Bắc và Đông thuộc
tỉnh Hà Tây, phía Tây giáp tỉnh Hoà Bình. Khu Du lịch thắng cảnh chùa Hương cách
Hà Nội về phía Tây- Nam khoảng 60km.

1.2. ĐIỀU KIỆN DÂN SỐ VÀ LỊCH SỬ.
1.2.1. Dân số.
Khu Du lịch Hương Sơn nằm ngay trong khu dân cư bao gồm 4 xã Hương Sơn,
An Tiến, Hùng Tiến, An Phú. Trong đó Hương Sơn là xã đông dân cư nhất với gần
7000 hộ có 32.210 nhân khẩu.Đây là vùng đất nông nghiệp nên nhân dân chủ yếu
sống bằng nghề nông. Khi vào hội nhân dân trong vùng tập chung chủ yếu là phục vụ
khách du lịch. Nhân dân xã Yến Vĩ chủ yếu sống bằng nghề chèo đò còn các xã khác
chủ yếu là bán hàng lưu niệm hoặc gánh hàng thuê cho khách.
1.2.2. Lịch sử chùa Hương.
Theo Phật Thoại thì đây là nơi Đức Quan Thế Âm Bồ Tát tu hành đắc đạo . Bồ
6
Tát đã ứng thân làm công chúa Diệu Thiện, con vua Diệu Trang Vương ở nước Hưng
Lâm, tu hành trong 9 năm trong động Hương Tích. Khi đắc đạo rồi Người trở về chữa
bệnh cho cha ,trừ nghịch cho đất nước và phổ độ chúng sinh.
Khi câu chuyện này được truyền bá ra, các thiền sư , cổ đức đã chống gậy tích
tới đây, nhàn du mây nước. Kết quả ba vị hoà thượng đời vua Lê Thánh Tông
(1442-1497) đã tìm thấy động Hương Tích và dựng lên thảo am Thiên Trù . Kể từ đó
động Hương Tích thường được gọi là Chùa Trong, Thiên Trù được gọi là Chùa
Ngoài, rồi người ta lấy tên chung cả hai chùa và cả khu vực là Chùa Hương, hay
“Hương Thiên Bảo Sái”. Hương Tích có nghĩa là dấu vết thơm tho, ý nói đây từng là
nơi tu hành của Bồ Tát Quan Thế Âm, còn Thiên Trù đọc theo âm Hán Việt nghĩa là
Bếp Trời, vì chùa nằm trong khu vực ứng với một ngôi sao chủ về việcẩm thực. Do
đó nói đi trẩy hội Chùa Hương tức là đi chiêm bái cả khu vực Hương - Thiên của
vùng núi Hương Sơn. Hàng năm có mấy chục vạn lượt người hành hương tới đây để
dâng lên đức Phật một lời nguyện cầu, một nén tâm hương hoặc thả hồn bay bổng
hoà quyện với thiên nhiên ở vùng rừng núi thơm tho in dấu Phật này.
Kể từ khi vua Lê Thánh Tông đi tuần thú Phương Nam lần thứ II và chư vị Liệt
Tổ chống tích trượng khai sơn phát hiện đến nay. Trải qua mấy trăm năm với chiều
sâu lịch sử và bề dầy truyền thống văn hoá đã tô bồi cho vùng thiên nhiên hùng vĩ này
một bức tranh “kỳ sơn tú thuỷ”. Dãy núi đã bị sự xâm thực lâu đời của thiên nhiên

nên mạch nước khoét núi đã tạo thành nhiều hang động với nét đẹp tự nhiên.
Năm 1687 hoà thượng Trần Đạo Viên Quang mới chống thiền trượng hoằng
truyền và xiển dương đạo Phật khiến vùng này trở thành nơi linh sơn phúc địa.
Đến đầu năm 1947 chùa Hương đã trải qua 9 đời tổ sư nối tiếp xây dựng và
luôn được sự ủng hộ của thiện tín muôn phương và nhân dân sở tại. Ngày 17/02/1947
giặc Pháp đã tàn phá Thiên Trù và Tiên Sơn nhưng sau hoà bình lập lại với sự chỉ
đạo của nghành văn hoá và chủ trương đúng đắn của nhà nước, thắng cảnh chùa
Hương không những được khôi phục mà ngày càng được mở rộng và phát triển đến
hôm nay.
7
1.3. TÀI NGUYÊN DU LỊCH CHÙA HƯƠNG.
Toàn bộ khu thắng cảnh là một bức tranh toàn mỹ cả về bố cục lẫn màu sắc,
nội dung và đường nét. Âm hưởng chính của bức tranh ấy là sự hoà quện của đạo với
đời, của thiên nhiên hoang sơ với bóng dáng con người. Hàng năm Chùa Hương đón
tiếp đông đảo nhân dân ở các mọi miền đất nước, kiều bào ở nước ngoài và khách
quốc tế đến thăm. Trong tâm trí của mỗi người dân Việt Nam, Chùa Hương được coi
là báu vật của quốc gia, một tài sản vô giá của hôm qua, hôm nay và mai sau.
Đây là nơi hội tụ của những giá trị to lớn về tài nguyên du lịch tự nhiên và
nhân văn đã khiến Chùa Hương trở thành điểm du lịch nổi tiếng trong và ngoài nước.
1.3.1. Tài nguyên Du lịch tự nhiên.
1.3.1.1. Vị trí địa lý.
Vị trí địa lý của Du lịch chùa Hương có lợi thế hơn hẳn các điểm Du lịch khác.
Từ thủ đô Hà Nội hoặc các tỉnh đồng bằng có thể liên hệ thuận tiện với khu Du lịch
bằng đường bộ, đường sông. Ngoài ra, nơi dừng chân của khách quốc tế ở khu vực
phía Bắc thường là Hà Nội nên chùa Hương chính là điểm thu hút khách tới tham
quan để tìm hiểu phong tục tập quán của người Việt Nam cũng như tín ngưỡng Phật
Giáo. Đây là điểm du lịch văn hoá, tham quan, nghiên cứu có ý nghĩa quốc gia và
quốc tế, không chỉ đối với Hà Tây mà còn với trung tâm du lịch Hà Nội và phụ cận,
vùng du lịch Bắc Bộ.
1.3.1.2. Địa hình, địa mạo, địa chất.

Khu Du lịch chùa Hương thuộc phần cuối của dẫy núi đá vôi kéo dài từ Lan
Nhi Thăng, cao nguyên Sơn La, cao nguyên Mộc Châu, vùng đá vôi Hoà Bình - Ninh
Bình đến tận bờ biển Nga Sơn - Thanh Hoá, với độ cao từ 1444m (đỉnh Bu Lan Nha
Thăng) giảm xuống 100m - 300m về phía biển đi xuống. Khu vực này tiếp giáp với
châu thổ sông Hồng, đây chính là ranh giới giữa rừng núi, đồng bằng về phía Tây
Nam, đồng bằng sông Hồng. Do vậy, dẫy núi Hương Sơn cũng chỉ là núi thấp, đỉnh
cao nhất là 381m.
Tuy nhiên, do độ chia cắt ngang dày đặc với hệ thống hố rụt, phễu, máng trũng;
8
những dẫy chuỗi, các hố nhỏ riêng biệt dạng tháp và tháp cụt được liên kết với nhau ở
mạng phức tạp, các hệ thống khe dòng chẩy, những mảng rừng nhiệt đới gió mùa xen
kẽ đã tạo nên ấn tượng mạnh mẽ về một vùng núi non hùng vĩ, đa dạng cạnh đồng
bằng.
Địa hình, địa mạo của khu du lịch mang đặc điểm của một thời kỳ chấn động
của vỏ trái đất được tạo thành từ thời Triat cách đây xấp xỉ 250 triệu năm. Hiện nay,
do quá trình xâm thực, rửa lũ vẫn đang diễn ra nên khối núi Hương Sơn chính là mẫu
tiêu biểu cho quá trình địa chất, đã và đang diễn biến.
Mang đặc trưng rất rõ nét của karst nhiệt đới ẩm đa dạng về hình thái trong
các thung lũng đã tạo thành những phong cảnh trông như viện bảo tàng đá tuyệt đẹp.
Khu vực Chùa Hương có ba nhóm dạng địa hình :
+Nhóm dạng địa hình nguồn gốc karst xâm thực tích tụ.
+Nhóm dạng địa hình nguồn gốc karst.
+Nhóm dạng địa hình bãi bồi.
Một số hang động dạng karst ngầm đẹp nh Hinh Bồng, Long Vân, đặc biệt
Hương Tích được chúa Trịnh Sâm khắc vào động: "Nam thiên đệ nhất động" với
chiều dài từ 20-25m, cao 10-15m.
Hệ thống núi ở đây không chỉ đẹp ở chiều cao mà còn đẹp ở chiều dầy, chiều
rộng ở các quần tụ bố cục nhịp nhàng giữa núi với núi và núi với nước. Những dãy
núi ở đây đều có hình dáng độc đáo và có ý nghĩa ở chốn cửa phật như núi mâm xôi
với hình ảnh mâm xôi con gà hay núi voi phục mang vẻ đẹp tự nhiên của tạo hoá.

Đánh giá chung về địa hình, địa mạo khu vực Chùa Hương cho thấy đây là nơi
có địa hình núi thấp xâm thực nhưng nằm ngay cạnh đồng bằng, có phong cảnh “sơn
thuỷ hữu tình” có lợi thế rất lớn về mức độ hâp dẫn du khách.
1.3.1.3. Khí hậu, thời tiết.
Khí hậu thời tiết luôn là yếu tố ảnh hưởng lớn tới khách du lịch. Chính khí hậu
tạo ra từng loại thời tiết và định ra mùa du lịch. Khu du lịch chùa Hương nằm hoàn
toàn trong vành đai khí hậu nóng, hàng năm có hai lần mặt trời đi qua thiên đỉnh.
9
Đặc biệt với lễ hội chùa Hương thì thời tiết mùa xuân là quan trọng vì nó trực
tiếp tác động tới hoạt động của lễ hội. Thòi tiết mùa xuân với nhiệt độ dễ chịu
16-20
0
C. Mặt trời chuyển dịch lên cao,nắng xuân ấm dịu. Mưa chủ yếu là mưa bay,
mưa bụi, mưa phùn lên một màn trắng hư ảo, mong manh trước cổng chùa và trên cả
núi rừng Hương Sơn. Đó là yếu tố thuận lợi cho khách vì khách sẽ cảm thấy bầu
không khí khác lạ, yên tĩnh, tôn nghiêm, linh thiêng và phần nào bớt mệt khi leo núi.
- Tổng nhiệt độ đạt từ 8000
0
C – 8500
0
C/năm. Nhiệt độ trung bình năm là
23.3
0
C/năm. Một năm chia làm hai mùa nóng lạnh rõ rệt. Thời kỳ nóng nhất nhiệt
trung bình là 27
0
C . Thời kỳ lạnh nhất có nhiệt độ trung bình 18
0
C. Thời kỳ tháng
3,4,9,10,11 tương đối thích nghi với sức khoẻ con người thuận lợi cho tham quan,

nghỉ dưỡng.
Chế độ gió nói chung không gây tác động xấu đến sức khoẻ con người, tạo độ
thông thoáng vừa phải tương đối thuận lợi cho các hoạt động tham quan Du lịch, nghỉ
dưỡng.
- Chế độ bức xạ nắng,mây, mưa tương đối thích nghi với sức khoẻ con người
thuận lợi cho hoạt động tham quan nghỉ dưỡng.
- Lượng mưa trung bình 1800-2000mm /năm với ngày mưa 140-150 ngày/năm
ở ngưỡng thích hợp đến khá thích hợp .Tuy có lượng mưa nhiều nhưng số ngày mưa
không quá cao do vậy ít cản trở đến hoạt động tham quan du lịch ngoài trời.
Với số giờ nắng cao và lượng nhiệt như vậy nên ở đây cây cối có thể ra hoa kết
quả quanh năm.
Các học giả ấn Độ đã đưa ra các chỉ tiêu khí hậu sinh học đối với con người
như sau :
Bảng 1: Chỉ tiêu khí hậu sinh học đối với con người.
Hạng Ý nghĩa Nhiệt độ
trung bình
năm (độ C)
Nhiệt độ
trung bình
tháng (độ C)
Biên độ của t
0
độ trung bình
(độ C)
Lượng mưa
trung bình
năm (mm)
10
1 Thích nghi 8-24 24-27 <6 1250-1902
2 Khá thích nghi 24-27 27-29 6-8 1900-2550

3 Nóng 7-29 29-32 8-14 >2550
4 Rất nóng 29-32 32-35 14-19 <1250
5 K
o
thích nghi >32 >35 >19 <650
(Nguồn : Viện nghiên cứu và phát triển du lịch)
Qua bảng số liệu trên và tình hình khí hậu khu du lịch Chùa Hương ta thấy khí
hậu ở đây thuộc vào loại thích nghi và khá thích nghi, phù hợp với sức khoẻ con
người. Đây là một trong những yếu tố hấp dẫn thu hút khách du lịch. Trên cơ sở đó
khu du lịch cần khai thác triệt để khía cạnh này, một mặt cũng cần có những biện
pháp phòng chống những khó khăn do khí hậu gây ra như nhiệt độ vào mùa hè cao,
cần có những thiết bị chống nóng trong nhà nghỉ cho khách, hay trồng nhiều cây để
lấy bóng mát và tạo cảnh quan thêm đẹp.
1.3.1.4. Thuỷ văn.
Để phục vụ cho khách du lịch thì nguồn nước đóng vai trò quan trọng. Nguồn
nước ảnh hưởng tới môi trường sống còn lại trong khu vực và phục vụ cho môi
trường sinh hoạt vệ sinh của dân c và khách du lịch.Mạng lới thuỷ văn của huyện Mỹ
Đức rất phong phú gồm lưu lượng nước của hai con sông lớn: sông Đáy, sông Thanh
Hà và hệ thống suối : suối Yến, suối Long Vân … đều do nguồn nước ngầm Karst
cung cấp tạo ra dòng chảy quanh năm.
Đặc biệt với dòng suối Yến hiền hoà thơ mộng uốn lượn quanh co chạy dài
3km mất khoảng một giờ đi đò đưa du khách đến chùa Thiên Trù để vào động Hương
Tích. Không chỉ đóng vai trò là dòng chảy đón đưa du khách mà suối Yến còn tạo
cho du khách cảm giác lãng mạn, thả hồn trước cảnh “Sơn thuỷ hữu tình “. Chẳng thế
mà Chu Mạnh Trinh đã phải thốt lên khi tới Chùa Hương “ kìa non non, nước nước,
mây mây\ Đệ nhất động hỏi rằng đây có phải”. Đây chính là một yếu tố tăng sức hấp
dẫn ở Chùa Hương.
Theo điều tra nghiên cứu của Viện nghiên cứu và phát triển du lịch thì hệ thống
thuỷ văn rất phong phú, với tầng nước ngầm dồi dào sẽ là một điểm mạnh để cung
cấplượng nước đảm bảo cho việc khai thác, phục vụ các nhu cầu du lịch, sinh hoạt

11
của khách và dân cư.
Bảng 2: Thành phần cán cân nước trong khu vực
P (mm) R(mm) E(mm) α
1900 1083 817 0.57
( Nguồn : Viện nghiên cứu và phát triển du lịch)
P : lượng nước mưa năm E : lượng bốc hơi năm
R : lượng dòng chảy năm α : hệ số dòng chảy
Tóm lại, nhìn chung về mặt tài nguyên nước ở khu vực có thể thấy lượng nước
trong khu vực là khá đủ, và sạch phục vụ cho nhu cầu du lịch và sinh hoạt .Nhưng do
tính chất đặc biệt của cấu tạo địa chất nên cần có những biện pháp khai thác hợp lý để
cho môi trường nước luôn trong sạch, góp phần vào phát triển du lịch bền vững ở khu
vực.
1.3.1.5. Tài nguyên đất và Sinh vật.
*. Tài nguyên đất
Khu du lịch Chùa Hương thuộc vùng núi Hương Sơn. một vùng núi trong dãy
“Hạ Long cạn” của hệ thống đồi núi sót nổi lên giữa trung tâm Bắc Bộ. Là vùng
chuyển tiếp giữa hệ thống đồi núi đá vôi từ Tây Bắc qua Hoà Bình, và bên kia là
thềm đồng bằng châu thổ sông Hồng, nên mặc dù có diện tích không lớn (5000 ha)
nhưng có sự phân hoá mạnh mẽ của địa hình thổ nhưỡng. Điều này đã tạo cho khu du
lịch nhiều danh lam thắng cảnh, đặc biệt là hệ thống hang động trong các núi đá vôi.
Với tổng diện tích đất của vùng trên 5000 ha bao gồm 2 dãy núi đá vôi chính,
kẹp giữa là thung lũng suối Yến, ngoài ra còn có các đồng bằng và các khu dân cư.
Khu du lịch thuộc vùng núi và rừng núi còn rất thấp do chặt phá rừng bừa bãi. Đất
chưa sử dụng ở Hương Sơn chiếm tới 53%, đất cho nông nghiệp chiếm 24.5% . Điều
này chứng tỏ tài nguyên đất ở đây đang được sử dụng một cách lãng phí.
* Sinh vật
Sinh vật của khu Du lịch chùa Hương có diện tích 5130 hecta là một quần thể
núi rừng, núi đá nguyên sinh những thảm thực vật đa dạng phong phú. Rừng của
huyện Mỹ Đức thuộc rừng kín thường xanh, mưa ẩm nhiệt đới. Diện tích rừng toàn

12
huyện là 694 hecta bao gồm rừng tự nhiên và rừng thường.
Trước hết, khu vực này là nơi giao thoa của ba luồng thực vật : Bẵc - Việt Nam
- Indonêxia, Skim - Malayxia nên hệ thực vật khá đa dạng với đặc trưng cho hệ thực
vật đá vôi ở vùng thấp.
Theo điều tra thống kê sơ bộ thì nơi đây có khoảng 350 loài thảo mộc, thuộc 92
họ. ở đây có 6 ngành thực vật bặc cao đó là ngành lá thông, ngành tháp bút, ngành
thông đất, ngành dương xỉ, ngành hạt trần, ngành hạt kín. Trong rừng có nhiều loại gỗ
quý như : lát hoa, thông. bắch, lim …Có những cây cổ thụ sống lẻ loi như cây sang
(hoa phớt vàng, quả giống quả bồ kết). Tuy nhiên cây ở đây phần lớn là cây thứ
sinh :dẻ, gai, muồng,cây dây leo. Nhiều nhất là cây Quạch. Cũng có nhiều cây làm
thuốc như cây ổ rồng vàng chữa bệnh lành xương, củ khúc chữa bệnh tê thấp, củ sâm
làm thuốc bổ....Ngoài ra có một lớp phủ thực vật dày đặc mọc ở các ngọn núi như lan,
cỏ tranh, cỏ vông....tạo nên một bức tranh thiên nhiên tạo cảm giác khá hấp dẫn du
khách du lịch. Đặc biệt khi nói đến tài nguyên thực vật không thể không nhắc tới một
số loài cây quý, trong đó có một số loài đang có nguy cơ tuyệt chủng được đưa vào
“Sách Đỏ” của Việt Nam. Rừng núi nơi đây còn cung cấp cho con người những đặc
sản mà ít ở đâu có được như mơ Hương Tích, canh rau sắng, củ mài chùa Hương.
Như vậy khách dến đây không chỉ tham quan ngắm cảnh đẹp mà còn được thưởng
thức những món đặc sản của khu du lịch. Đây không chỉ là yếu tố thu hút một lượng
khách lớn mà còn tăng thêm nguồn thu cho người dân địa phương.
Nhìn chung hệ động vật trong khu vực không đa dạng vê số lượng loài nhưng
xét về giá trị tài nguyên của động vật lại khá độc đáo. Nơi đây có những dấu hiệu của
một số loài động vật quý hiếm và đặc hữu. Qua điều tra sơ bộ đã phát hiện thú thuộc
17 họ, 7 bộ; 88 loài chim thuộc 37 họ, 15 bộ và 35 loài bò sát thuộc 16 họ, 3 bộ ,
riêng về côn trùng đã liệt kê được 56 loài. Rừng còn có những loại động vật quý hiếm
gà lôi trắng, trăn đất, hoa mai, báo gấm, voọc má trắng, ôrô vảy, kỳ đà nước...là
những loài được ghi vào sách đỏ của Việt nam và thế giới
1.3.1.6. Đánh giá chung về tài nguyên Du lịch tự nhiên.
13

- Khu Du lịch chùa Hương thuộc vùng núi Hương Sơn - Mỹ Đức - Hà Tây và
nằm cách Hà Nội không xa trên trục đường giao thông thuận tiện nên có vị trí địa lý
thuận lợi cho phát triển Du lịch.
Do đặc điểm cấu tạo địa chất nên địa hình ở khu vực khá đa dạng, phong phú,
sinh động hấp dẫn du khách với những phong cảnh ngoạn mục.
Các điều kiện khí hậu, thời tiết tại khu vực tương đối thuận lợi cho sức khoẻ
của con người và các hoạt động Du lịch.
Môi trường sinh thái của khu vực khá đa dạng, phong phú phù hợp cho phát
triển du lịch sinh thái.
Tài nguyên đất của khu vực còn nhiều tiềm năng có thể mở rộng phát triển
dịch vụ cho hoạt động Du lịch.
- Ngoài ra một yếu tố làm tăng sức hấp dẫn đối với khách du lịch tạo một lợi
thế lớn cho du khách chính là mùa lễ hội diễn ra trong thời gian đầu năm khi công
việc còn chưa nhiều. Nhiều gia đình tới lễ hội trong tâm hồn thanh thản hy vọng một
ngày mai tốt đẹp hơn. Đặc biệt đây là thời điểm vẫn còn dư âm của đầu năm con
người vẫn quyến luyến sức xuân tươi đẹp
Như vậy, khu Du lịch chùa Hương là khu vực có tiềm năng tài nguyên du lịch
tự nhiên dồi dào nếu được quan tâm thích đáng và việc quản lý khai thác hợp lý thì
chắc chắn nơi đây sẽ là điểm Du lịch hấp dẫn của nước ta và nổi tiếng trên thế giới.
1.3.2. Tài nguyên Du lịch nhân văn.
Huyện Mỹ Đức là một vùng văn hoá đặc sắc với các lễ hội và nếp sống thuần
khiết của nông thôn Việt Nam đặc biệt là vùng phía Nam huyện Mỹ Đức là một chiếc
nôi văn hoá, cội nguồn tâm linh và đạo lý cổ truyền dân tộc. Một vùng đất Phật trong
lành nhiều huyền thoại, tín ngưỡng dân dã.
1.3.2.1. Lễ hội chùa Hương.
Lễ hội chùa Hương là tài nguyên nhân văn thu hút du khách không kém gì tài
nguyên thiên nhiên mà điêù hấp dẫn khách nước ngoài khi đến Việt nam là các lễ hội.
Đến đây họ có thể tìm hiểu về văn hoá, tập tục, tín ngưỡng....của dân tộc ta. Trong
14
dịp hội hàng năm đã có tới 4 - 5 chục vạn lượt người về đây vãn cảnh hành hương về

miền đất Phật. Người chưa đi thì mong mỏi sẽ đi, người đi rồi thì vẫn muốn đi nữa vì
say mê với cảnh “ hương trời sắc núi , cảnh bụt trời tiên”.
Hội chùa Hương hàng năm được tổ chức bắt đầu tưừ ngày mùng 6 tháng 2 và
kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch. Đây là lễ hội kéo dài nhất và thu hút lượng khách
đông nhất trên toàn quốc. Lễ hội tập chung vào dịp đầu xuân khi công việc còn chưa
bận rộn và mọi người đang còn trong không khí vui xuân của ngày tết. Hội Chùa
Hương có từ xa xưa là nơi hội tụ các sinh hoạt văn hoá độc đáo như hội bơi thuyền,
leo núi, hát văn....Đến với lễ hội du khách có được dịp chứng kiến tham dự vào
không khí sinh hoạt của hội làng, cảm nhận được tinh thần hồi âm về quá khứ của tổ
tiên của một làng ven sông kề núi, sẽ thấy hiện ra bóng dáng lịch sử dân dân tộc.
Ngoài ra, quanh năm khu du lịch chùa Hương còn hấp dẫn khách trong và ngoài nước
đến để chiêm ngưỡng và tìm hiểu văn hoá, tập tục tín ngưỡng của dân tộc ta.
1.3.2.2. Các di tích văn hoá.
Tháng 3 năm Canh Dần (1770) trong một chuyến du xuân, Chúa Trịnh Sâm đã
khắc vào đá 5 chữ "Nam thiên đệ nhất động" – Nghĩa là Động đẹp nhấ trời Nam
-trước cửa động Hương Tích. Cách đây 2000 năm toàn bộ vùng núi Hương Sơn là
rừng tự nhiên bao phủ. Đó là một nơi luyện võ của nhiều anh hùng hào kiệt nước ta
chống giặc ngoại xâm, cũng từng là con đường tiến quân của Hai Bà Trưng, Đinh
Tiên Hoàng, vua Quang Trung mà hiện nay còn để lại nhiều dấu tích.
Khu Du lịch chùa Hương gắn liền với truyền thuyết về Phật Bà Quan Âm tụ
tại động Hương Tích đã mang lại cho chùa Hương một ý nghĩa tôn giáo to lớn đồng
thời cũng là nơi thể hiện mong ước của người dân Việt nam .
Khu Du lịch chùa Hương là một quần thể các chùa như chùa Giải Oan, chùa
Thiên Trù, Chùa Long Vân, Suyết Sơn, đền Trình... mỗi ngôi chùa lại có một nét độc
đáo riêng:
Chùa Tiên Sơn : Có 5 pho tượng đá trắng như ngọc, nơi đây thờ bà chúa Ba,
nàng công chúa hiếu hạnh nhân từ, xuất thế tu hành để chuộc tội cho chưa. Người thợ
15
tạc tượng đã mô tả những nét bình dị và đôn hậu của nhân gian qua hình ảnh nhân vật
trong tượng.

Chùa Giải Oan với ao trong thiên nhiên chứa nước mạch trong núi chảy ra rất
trong và mát. Theo truyền thuyết nơi đây bà chúa Ba đã tắm gội để giũ sạch bụi trần.
Gần chùa giải oan có am phật tích nơi lưu giữ dấu chân phật bà khi bước từ trên lng
hổ xuống.
Đền Trình, suối Tuyết có nhiều cây cổ thụ và ở bên ngoài có một tượng mãnh
hổ trạm bằng đã rất đẹp
Động Tuyết Sơn còn có ngôi chùa ở sâu trong dưới đất còn gọi là chùa Âm. Xa
kia vào lúc đêm khuy thường có tiếng chuông , tiếng mõ vang lên người ta cho rằng
đây là hầm bí mật của nghĩa quan Tuyết Sơn . Trong hcùa còn có tượng Phật Bà đẽo
gọt rất công phu.
Trong đó nổi bật nhất là Hương Tích, một động được chính chúa Trịnh Sâm
khắc lên trước cửa động : “Nam thiên đệ nhất động”. Không chỉ có những vẻ đẹp của
thiên nhiên tạo hoá ban cho mà còn có những công trình điêu khắc tuyệt đẹp. Giá trị
nhất về mặt điêu khắc ở đây là pho tượng Phật Bà Quan Âm bằng đá xanh tạc vào
thời Tây Sơn vào năm Quý Sửu (1873). Khác với ớc lệ có sãn về tượng phật Bà mặt
vàng tai to...mà một phần dựa vào chân dung của bà Chúa Ba một phần rút từ những
nét đẹp của con người nên pho tượng có dáng người thon, mặt hơi trái xoan, thanh tú
đầu đội mũ l (mũ Bồ Tát ) lại búi tóc tạo nét đặc sắc riêng thu hút khách du lịch. Phật
hiện thân trong tín ngưỡng thờ đá, dân quen gọi là Bụt mọc. Sức mạnh huyền diệu
của Phật Pháp đồng nhất với linh hồn thiêng liêng trong những măng đá, nhũ đá có
hình thù kỳ lạ sẽ truyền cho các tín đồ niềm tin,sản sinh sinh ra năng lượng, tăng
thêm sức mạnh cho mỗi người. Chốn cảnh bồng lai lại xuất hiện khát vọng rất phồn
thực của con người cầu mong sự sinh sôi nảy nở ước muốn đầy đủ. Dưới góc độ văn
hoá dân gian, chùa Hương mang màu sắc cầu may (cầu may trong làm ăn, cầu con
cái) ....
1.3.2.3. Các di tích khảo cổ.
16
Các di tích khảo cổ học tiền sử và sơ sử ở Chùa Hương bao gồm một số di tích
thuộc văn hoá Hoà Bình cách đây trên dưới một vạn năm và một số địa điểm thuộc
thời đại đồ Đồng. Những di tích khảo cổ học này mới được phát hiện trong thời gian

hơn chục năm trở lại đây, vả lại, nó chủ yếu nằm trên một tuyến chùa thuộc tuyến
Long Vân Đục Khê (còn gọi là chùa Hinh Bồng mới bến Đục Khê hay chùa Hinh
Bồng cũ bến Yến Vĩ) nên cũng mới chỉ một số ít người biết tới và cũng chưa được tổ
chức để đông đảo khách tới tham quan các di tích khoa học này.
- Hang Sũng Sàm: được khai quật tháng 3 năm 1975 do đoàn khảo cổ khoa sử
trường Đại học Tổng hợp.
- Hang chùa Mới: hang này đã bị cải tạo song trên vách hang còn sót lại lớp
trầm tích sét vôi bở vụn, ở đây đã tìm thấy di tích xương thú, vỏ nhuyễn thể và một
cái chầy nghiền bằng đá.
- Hang Sập Bon: là một di tích dưới mái đá nhỏ thuộc núi Bon là một quả núi
lẻ nằm phía ngoài chùa Long Vân.
- Hang Thanh Sơn: nằm dưới chân núi Thanh Sơn, qua cầu Hội, băng qua
đồng trũng Hội Xá thì đến hang này. Hang này có chứa di tích nhưng đã bị cải tạo
làm chùa. Di tích khảo cổ chỉ còn thấy ở các lớp kết tầng trên vách và lớp vỏ ốc trên
mặt hang.
- Hang Luộn: từ núi Thanh Sơn, vượt qua núi Cật Trúc sẽ tới thung lũng, băng
qua bên trái lũng sẽ thấy hang Luộn. Đây là một hang to, rộng đã bị cải tạo làm
chùa. Trong chùa có thể thấy vết tích của tầng văn hoá còn lại, có nơi lộ rõ dầy tới
2m. trên nền và vách hang đã thu lượm được nhiều hiện vật đá cuội kiểu Hoà Bình.
Dẫy núi Hương Sơn là vùng cư trú của người xa. Trước kia người ta đã tìm
thấy nhiều hiện vật thời đồ đá và đồ đồng. Gần đây dưới sự nghiên cứu của Viện
khảo cổ đã phát hiện và khai quật các di tích văn hoá ở các hang Sũng Sàm , Sập
Bom, động chùa Thanh Sơn, hang Luôn ở chùa Hương Đài. Các di tích khảo cổ thời
tiền sơ sử ở một số hang động trên bao gồm một số đồ vật thuộc nền văn hoá Hoà
Bình có niên đại dưới một vạn năm, với nhiều đồ đá cuội ghè đẽo, công cụ mài lưỡi,
17
rìu xương mài lưỡi, mảnh gốm thô và cả di cốt người tiền sử, họ đã hái lượm săn bắn
làm nguồn sống chính và cũng là bước dạo đầu của nền nông nghiệp nông sản xuất.
Ngoài ra, còn có rất nhiều ngôi chùa mang đầy vẻ huyền bí, cuốn hút người dân Việt
Nam, một dân tộc luôn hướng về cái thiện mong muốn cuộc sống tốt đẹp hơn, có

lòng tin và luôn hướng về cội nguồn.
1.3.2.4. Đánh giá chung về tài nguyên Du lịch nhân văn.
Vùng đất này không chỉ là vùng đất có ý nghĩa dành riêng cho Phật giáo mà
còn là vùng chứa đựng tinh thần văn hoá sâu sắc của dân tộc Việt Nam và toàn thế
giới.
Đây là khu đặc trưng cho Phật giáo không chỉ ở vùng Bắc Bộ Việt Nam mà
còn tất cả khu vực Đông Nam á và toàn thế giới.
Chùa Hương là cơ sở hàng đầu hiếm thấy cho sự phát triển của Du lịch Việt
Nam bởi vì sự kết hợp giữa thắng cảnh thiên nhiên nổi tiếng kết hợp với tài nguyên
kinh tế - xã hội, nhân văn đặc sắc và đa dạng.
1.4. CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH Ở KHU DU LỊCH CHÙA HƯƠNG.
Khu Du lịch chùa Hương là nơi hội tụ những giá trị to lớn về tài nguyên Du
lịch thiên nhiên và nhân văn vô cùng hấp dẫn với khách du lịch. Tuy nhiên, tài
nguyên Du lịch dồi dào đó còn chưa được khai thác để có hiệu quả cao. Từ trước tới
nay, ngoài Du lịch lễ hội là loại hình Du lịch tham quan đã được áp dụng những chủ
yếu là tham quan các di tích văn hoá, chùa, đình gắn liền với truyền thuyết Phật giáo
của vùng này mà chưa khai thác được những thế mạnh sẵn có mà thiên nhiên ưu đãi
bằng cách phát triển đa dạng các loại hình du lịch, các tuyến du lịch phong phú và
hấp dẫn. Dựa vào các tài nguyên Du lịch của khu vực, kết hợp với việc bảo vệ môi
trường, cảnh quan và coi trọng giá trị tinh thần (ý nghĩa tâm linh của khu vực), có thể
xây dựng những loại hình du lịch với các mục đích sau:
1.4.1. Du lịch lễ hội.
Trong hình thức này mục đích chủ yếu đi sâu vào thực hành tôn giáo, tín
ngưỡng của đạo Phật. Khách đi lễ hội phần lớn để cầu tài, cầu lộc, cầu tự, sám hối
18
cho gia đình và bản thân được thanh thản trước cử Phật.
1.4.2. Du lịch tham quan.
Là hoạt động Du lịch nhằm đáp ứng được nhu cầu mong muốn được tìm hiểu
nâng cao nhận thức của con người tại các khu vực khác nhau trong khu du lịch.
- Khu vực 1: Tại các vùng đỉnh núi đá vôi với hệ sinh thái rừng thứ sinh tuy các

cây gỗ lớn đã ít nhiều bị chặt phá nhưng sinh cảnh rừng vẫn rất thích hợp phục vụ du
khách có nhu cầu quan sát, tham quan, nghiên cứu sinh cảnh rừng.
- Khu vực 2: Tại các vùng đỉnh núi đá vôi với hệ thống sinh thái cây bụi bỏ
hoang có thể tạo quang cảnh đẹp vừa phục vụ tham quan ngắm cảnh và thưởng thức
những đặc sản của vùng đá vôi như: mơ, mận,... Khu du lịch này không chỉ tăng sức
hấp dẫn thu hút khách mà còn đem lại hiệu quả kinh tế cao
- Khu vực 3: Tại các vùng có bề mặt đỉnh khá bằng phẳng cùng lợi thế dáng vẻ
cheo leo và tầm quan sát rộng để ngắm nhìn trời đất bao la ngắm ban mai, hoàng
hôn… cùng hình ảnh các sư gia ngồi thiền nhập đạo ở các bãi đá bằng phẳng để giúp
du khách hiểu biết thêm về đạo Phật với tiềm thức trở lại với cội nguồn.
- Khu vực 4: Tại các thung lũng karst với rừng thứ sinh phục vụ cho tham
quan, ngắm cảnh, khoa học.
- Khu vực 5: Tại các khu vực có bề mặt nước giúp khách có thể đi tham quan
cảnh quan mặt nước thơ mộng giữa hai sườn núi "sơn thuỷ hữu tình".
1.4.3. Du lịch Thám hiểm.
Với lợi thế chiều cao của các đỉnh núi và sự đa dạng của thảm thực vật bao phủ
có thể phát triển Du lịch leo núi cho các du khách thích cảm giác mạnh, bị chinh phục
bởi dáng vẻ cheo leo, hiểm hóc của các đỉnh núi đá vôi.
1.4.4. Du lịch Nghỉ dưỡng.
Trên các bậc thềm ở chân núi hoang tại các vùng ven hồ - các đảo nổi - đầm
nước có thể xây dựng các khu nghỉ dưỡng với các mô hình kiến trúc hoà hợp với du
khách để có thể nghỉ ngơi, thư giãn trong khung cảnh sông núi bao quanh, hoà mình
với thiên nhiên.
19
1.4.5. Du lịch Thể thao.
Đây là khu vực có địa hình đa dạng và phong phú nên có thể phát triển các loại
hình thể thao thích hợp để phục vụ nhu cầu ngày càng cao của du khách như leo núi,
chạy trong rừng, đi dã ngoại, cỡi ngựa…
1.4.6. Du lịch Vui chơi, giải trí.
Tại các khu vực tập trung đông dân, du khách như khu dân cư, bến xe, điểm

phục vụ có thể phát triển các loại hình vui chơi giải trí để thu hút khác sau khi đi vãn
cảnh chùa, tuy nhiên cần lưu ý đây là vấn đề tôn nghiêm mang nội dung ý nghĩa tâm
linh nên các hoạt động vui chơi giải trí phải mang đậm nét truyền thống, văn hoá dân
tộc như: đấu vật, chọi gà, ném còn, …Tuy nhiên cần nghiêm cấm việc lợi dụng không
khí lễ hội để chơi các chò chơi không lành mạnh như : cờ bạc, cá độ...
20
CHƯƠNG II.
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ CÔNG TÁC QUẢN
LÝ Ở KHU DU LỊCH LỄ HỘI CHÙA HƯƠNG
2.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN Ở KHU DU LỊCH CHÙA HƯƠNG.
2.1.1. Khách du lịch.
2.1.1.1. Lượng khách
- Hàng năm cứ vào mùa hội có tới bốn- năm chục vạn người về đây vãng cảnh.
Khách du lịch tới chùa Hương bao gồm khách Quốc tế và khách nội địa với mục đích
chung là tham dự lễ hội, hành hương, tham quan thắng cảnh chùa Hương. Lượng
khách đến Chùa Hương theo thời gian không ngừng tăng lên điều đó khẳng định vị
thế của khu vực Chùa Hương trên bản đồ du lịch Hà Tây nói riêng và Du lịch cả nước
nói chung.
Bảng 3 : Lượng khách tới chùa Hương từ 1998-2002
(Đơn vị tính: nghìn người)
Nội Dung
Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2002
NĐ QT NĐ QT NĐ QT NĐ QT NĐ QT
Chùa
Hương
LK 250,0 6,75 262,0 8,0 387,0 8,0 380,1 22,9 396,3 23,0
% 97.3 2.7 87.8 2.2 98 2 94.4 5.6 94.2 5.8
Hà Tây
LK 373,0 45 388,8 46,0 1.135 55,6 1.148 84,91 1.415 85,0
% 98.8 1.2 94.8 5.2 95.2 4.8 93.1 6.9 94.3 5.7

(Nguồn: Sở Du lịch Hà Tây)
Nhìn vào kết quả trên ta thấy tổng lượng khách đến chùa Hương từ năm 1997 –
2002 có tăng nhưng không đều; Tổng lượng khách đến chùa Hương năm 1999 tăng
mạnh đạt 395.000 lượt khách, tức tăng 125.000 lượt khách tương đương 146%và tăng
đều năm 2000. Năm 2002 lượng khách quốc tế và khách nội địa tăng không đáng kể
so với năm 2000. Tổng lượng khách năm 2002 chỉ đạt 419.300 lượt khách tức tăng
16.300 lượt khách, tương đương tăng 4.1% so với năm 2000.
Lượng khách nội địa tăng mạnh vào năm 1999 nhưng các năm tiếp theo lại có
21
xu hướng giảm dần. Đến năm 2002 khách nội địa chỉ đạt 396.300 lượt khách giảm
15.200 lượt khách tương đương tăng 4% so với năm 2000.
Lượng khách quốc tế đến chùa Hương tăng mạnh vào năm 2000 đạt 22.900
lượt khách đạt 5.6%, tổng số khách tăng14.900 lượt khách tức đạt 286%. Đó là con
số đáng phấn khởi nhưng đến năm 2002 số lượng khách quốc tế chỉ đạt 23.000 lượt
khách tức chỉ tăng 0.4% so với năm 2000 chỉ chiếm 5.8% tổng số khách đến chùa
Hương và so với lượng khách quốc tế đến Hà Tây đạt 20%.Tỷ lệ khách quốc tế so với
tổng số khách tại khu vực Chùa Hương vẫn còn thấp hơn so với cả tỉnh rất nhiều vào
những năm 1998, 1999 (3-2.8%). Đó chưa phải là con số đáng mừng vì lượng khách
quốc tế chưa chiếm tỷ lệ không cao do hạ tầng cơ sở vật chất phục vụ còn kém chưa
đạt tiêu chuẩn và những nhu cầu của khách.
2.1.1.2. Luồng khách
- Khách du lịch trong nước tới chùa Hương bao gồm: khu vực phía Bắc và các
tỉnh khác trong cả nước. Trong đó lượng khách đến đông nhất từ Hà Nội khoảng 43%
là nguồn khách chủ yếu đến Chùa Hương, Hà Tây đứng thứ hai với lượng khách
khoảng 17%, khách đến từ Hải Phòng 14,2%, Nam Định, Thanh Hoá 12%, còn lại là
từ các tỉnh khác trong cả nước. Sự chênh lệch trong cơ cấu khách đến chùa Hương là
rất lớn điều đó thể hiện sự phát triển tự phát của thị trường khách đến thiếu sự định
hướng và quy hoạch cụ thể. đặc biệt là sự yếu kém trong công tác tuyên truyền quảng
bá tới các khu vực thị trường khác đặc biệt là thị trường từ các tỉnh phía Nam. Khách
đến chùa Hương hiện nay vẫn chủ yếu gói gọn trong phạm vi các tỉnh liền kề có hệ

thống giao thông thuận tiện và thuận lợi cho việc đi về trong ngày.
Khách đến chùa Hương với nhiều mục đích khác nhau nhưng mục đích cao
nhất vẫn là đáp ứng cho nhu cầu của đời sống tinh thần
+ Khách đến với mục đích tín ngưỡng hoàn toàn: 78%.
+ Khách đến với mục đích tham quan du lịch: 19%.
+ Khách đến với mục đích khác: 03%.
Theo kết quả khảo sát cho thấy lượng khách đến chùa Hương chiếm tỉ lệ lớn so
22
với lượng khách đến với Hà Tây. Trong số này hầu hết là những người hành hương
tín ngưỡng, với đủ các thành phần những người già, thương nhân, học sinh, sinh viên
đến cầu tài, cầu lộc, cầu an cho gia đình và bản thân. Trong đó, khách thường đi theo
3 tuyến chính:
+ Động Hương Tích: 100%
+ Chùa Tuyến Sơn: 40%
+ Chùa Long Vân: 35%
- Khách tới chùa Hương chủ yếu là khách trong ngày, một số ít khách ở xa thì
lưu lại qua đêm (2%) chủ yếu nghỉ lại các nhà trọ bình dân.
2.1.2. Doanh thu.
Do lượng khách đến chùa Hương chiếm phần lớn tổng lượng khác đến Hà Tây
nên doanh thu tại khu vực này chiếm một tỉ lệ cao so với tổng doanh thu của toàn
ngành Du lịch tỉnh Hà Tây.
Bảng 4 : Tình hình doanh thu của chùa Hương năm 1998-2001.
Nội dung VND 1997 1998 1999 2000 2002
2002 So với
2000 (%)
Tổng Doanh thu
Triệu 65.000 72000 82000 83723 96439 115
Doanh thu từ
DNNN
Triệu 27690 29570 35629 39000 40870 109

DT thành phần
kinh tế khác
Triệu 37310 42430 46371 44723 55569 119.7
Chi tiêu TB/ 1
khách.
Nghìn 259 266 207 207 230 116.9
So với DT dl toàn
tỉnh
% 5.6 5.9 5.6 6.1 5.9
(Nguồn: Sở Du lịch Hà Tây)
Nhận xét: Tổng doanh thu của khu du lịch chùa Hương tăng mạnh vào năm
23
1999 đạt 82.000 triệu đồng, tăng 16.7% so với năm 1998 nhưng đến năm 2002 chỉ đạt
80.251triệu đồng, giảm 4.2% so với năm 2000. Doanh thu khu vực nhà nước hiện nay
vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng doanh thu, chỉ chiếm khoảng 41.1% nhưng có xu
hướng tăng lên. Đến năm 2002 tỷ lệ doanh thu của các doanh nghiệp chiếm 42.3% do
các doanh nghiệp nhà nước về cơ bản đã được sắp xếp lại, đổi mới quản lý, nâng cao
sức cạnh tranh.
Cơ cấu chi tiêu của khách có sự chênh lệch quá lớn. Trung bình một khách
quốc tế có mức chi tiêu là 700.000 đồng và khách nội địa khoảng 250.000 đồng trong
đó tiền vé và đò là 25.000 đồng, tiền lưu trú qua đêm không đáng kể còn lại là việc
chi cho nhu cầu ăn uống, mua sắm. Mức chi tiêu như vậy so với tiềm năng du lịch
vẫn còn thấy và không được phân bố đồng đều.
Tuy có sự tăng trưởng về khách và doanh thu và mức tiêu thụ bình quân của
khách có tỷ lệ cao hơn so với các điểm du lịch khác, nhưng vẫn còn thấp và còn chưa
tương xứng với khu du lịch vì: khách tham quan trong ngày, ít lưu trú lại qua đêm và
thường có thói quen mang theo thức ăn trong các chuyến đi, ít sử dụng dịch vụ tại
điểm du lịch dẫn đến mức chi tiêu của khách còn thấp. Sở dĩ có hiện tượng như vậy
vì giá cả đồ ăn uống và các dịch vụ tại các điểm du lịch còn ở mức cao vượt quá khả
năng chi trả của người khách. Điều kiện ăn uống còn chưa đảm bảo, không phù hợp

với khẩu vị của khách. Điều này làm cho doanh thu của doanh nghiệp mất đi một
phần đáng kể từ dịch vụ cho thuê phòng, dịch vụ ăn uống và các dịch vụ khác vừa
gây mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường sinh thái và cảnh quan điểm du lịch do khách để
lại sau khi ăn uống. Trong thời gian tới để thu hút khách và tăng mức chi tiêu của
khách cần nâng cao chất lượng dịch vụ, đưa ra các món ăn độc đáo hợp khẩu vị của
du khách với giá cả hợp lý.
Tỷ trọng của du lịch chùa Hương so với GDP toàn tỉnh có xu hướng tăng từ
1997 - 2000 nhưng đến năm 2002 có giảm do ở Hà Tây có xuất hiện nhiều điểm du
lịch mới hấp dẫn như Suối Hai - Ba Vì…Vậy ban quản lý khu du lịch và các ban
nghành chức năng cần có biện pháp thu hút khách du lịch, phát huy được lợi thế về
24
tài nguyên của điểm du lịch.
2.1.3. Tình hình nộp ngân sách của chùa Hương trong một số năm
Hàng năm du lịch Chùa Hương đóng góp một phần đáng kể trong cơ cấu nộp
ngân sách của ngành du lịch vào ngân sách toàn tỉnh. Biểu hiện qua số liệu sau
Bảng 5 : Tình hình nộp ngân sách của chùa Hương từ 1998 - 2002.
Nội dung Đvị tính 1997 1998 1999 2000 2002 So sánh với
Số nộp ngân sách
tại chùa Hương
Tỷ
đồng
2.18 2.3 3.3 4.6 4.2
KH
2002
TH
2000
Số nộp ngân sách
toàn tỉnh
Tỷ đồng 7.81 7.95 8.1 8.8 9.0 92% 90.1%
Tỷ trọng tổng nộp

NSNN về DL của
Hà Tây.
% 8.6 8.9 9.4 8,7 9.0 100% 101%
(Nguồn: Sở Du lịch Hà Tây)
Nhận xét:
Nhìn vào bảng ta thấy số nộp ngân sách của chùa Hương từ năm 1998-2000
tăng nhanh nhưng đến năm 2002 thì tình hình nộp ngân sách giảm chỉ đạt 4,23 tỷ
đồng; giảm 8% so với năm 2000 và giảm 9.9 % so với kế hoạch năm 2002. Mặc dù
tình hình nộp ngân sách Du lịch của toàn tỉnh là tăng. Đây là tình trạng đáng lo ngại
đối với hoạt động Du lịch tại khu vực chùa Hương. Do đó, toàn ngành Du lịch tỉnh
Hà Tây đặc biệt là huyện Mỹ Đức cần có biện pháp đầu tư, quản lý phát triển du lịch
để thu hút khách, tăng tổng doanh thu để tăng nhanh nguồn thu ngân sách của khu
vực và toàn ngành nói chung và tỉnh nói riêng. Ngoài ra chính biện pháp quản lý còn
lỏng lẻo, nhiều cán bộ chỉ vì lợi ích trước mắt đã giúp những hộ kinh doanh chốn
thuế. Nhiều cán bộ làm ở bộ phận gác cổng đã cấu kết với những người làm nghề môi
25

×