Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DANH MỤC ĐẦU TƯ QUỸ JOHN INVESTMENT Giai đoạn đầu tư T9T102013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (907.17 KB, 17 trang )

Học viện Ngân hàng
Khoa Tài chính
Học phần: Quản trị danh mục đầu tư
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DANH MỤC ĐẦU TƯ
QUỸ JOHN INVESTMENT
Giai đoạn đầu tư T9-T10/2013
Nhóm thực hiện báo cáo :
- 
- 
- 
- 
- 
 !"# $
MỤC LỤC
Lời giới thiệu…………………………………………………………………………………………………………
% Chính sách đầu tư………………………………………………………………………………………….
% &'()**************************************%%
%" &'()+, *******************************%
%$ /012345************************************%%
%6 78***********************************%
%6% +912345:;<;=4,-1'4>?********%%
%6%" 3491@****************************%
%6%$ A2345********************************%%
%6%6 8*************************************%%
%6%B 7C2DC80EF0GH**********%
%6%I 789****************************%
%B 5JFFKLMN&**************************%
%B% 8-5O2345*****************************%%
%B%" 842FL;P4,@************************%
%B%$ '2345KLMN************************%
"% Phân !ch triển vọng của thị trường………………………………………………………………


"% LQ45.G2R9S2345S44)445.+91
TS4
"%" UNVGPF823451M'
$% Phương pháp phân !ch………………………………………………………………………………
$% LQ+91******************************%
$% % Q+, ****************************
$% %" Q2-SW**************************%
$% %$ Q;X4GS,45JC*******************%
$%" YLMNM'2345****************************
$%"% 5.1&91Z4[**************************%
$%"%" 5.445.G\U*************************
6% Đánh giá hiệu quả quản lý danh mục đầu tư………………………………………………….
Phụ lục…………………………………………………………………………………………………………………….
Lời giới thiệu
Quỹ đầu tư John Investment là quỹ công chúng dạng đóng, huy động nguồn vốn từ các cá nhân, pháp nhân
trong và ngoài nước với quy mô vốn là 50.000.000.000 VND. Chứng chỉ quỹ của công ty được niêm yết trên sàn
chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Quỹ đầu tư ra đời với mục tiêu đầu tư vào các doanh nghiệp hàng đầu hoạt
động trong các lĩnh vực, ngành nghề không giới hạn như tài chính, ngân hàng, bất động sản, hàng tiêu dùng…
Thời gian hoạt động của quỹ là 10 năm theo hoạt động của Quỹ.
Khách hàng đâu tư vào quỹ chủ yếu là pháp nhân, chiếm 55%. Còn lại là các cá nhân, trong đó có 20% là
những cá nhân có độ tuổi 25-35.
1.Chính sách đầu tư
1.1 Mục tiêu
Mục tiêu của JI là đầu tư vào những cổ phiếu của những doanh nghiệp hàng đầu của nền kinh tế, có mức sinh
lời cũng như mức rủi ro cao. Đối tượng khách hàng tập trung vào những nhà đầu tư ưa thích rủi ro.
1.2 Mục tiêu mức sinh lời
Quỹ đầu tư John Investment (JI) ra đời với mục tiêu đầu tư vào các doanh nghiệp hàng đầu hoạt động những
ngành, lĩnh vực cơ bản của nền kinh tế Việt Nam. Doanh nghiệp đầu tư là những doanh nghiệp lớn, đã niêm yết trên
sàn chứng khoán Hồ Chí Minh. Danh mục đầu tư của quỹ được xây dựng với mục tiêu tối thiểu hóa rủi ro cho nguồn
vốn của quỹ, giúp doanh nghiệp đánh bại thị trường với mức sinh lời là 0,65%/ngày.

1.3 Rủi ro đầu tư
Rủi ro đầu tư: Việc đầu tư vào quỹ đầu tư sẽ không được ngân hàng bảo lãnh và sẽ có bất kỳ một cam kết chắc
chắn nào về mục tiêu đầu tư đã đề ra. Nhà đầu tư không nên kỳ vọng sẽ thu được các khoản thu nhập trong ngăn hạn
từ hoạt động đầu tư này. Sau đây là một số yếu tố rủi ro khi đầu tư vào quỹ JI, nhà đầu tư nên tìm hiểu. Tuy nhiên, đây
không phải là toàn bộ những rủi ro lien quan đến việc đầu tư vào quỹ.
Rủi ro thị trường: Đây là loại rủi ro hệ thống nằm ngoài quyền kiểm soát của quỹ. Rủi ro thị trường sẽ ảnh
hưởng đến toàn bộ thị trường. Vì vậy, việc nghiên cứu tình hình nền kinh tế vĩ mô, đánh giá, xác định xu hướng của
thị trường trong hoạt động đầu tư của quỹ sẽ góp phần đưa ra những đánh giá và dự đoán về xu hướng thị trường.
Theo đó sẽ kịp thời các những điều chỉnh, tác động có thể nhằm có những giải pháp thích hợp trong hoạt động đầu tư
giảm thiểu các tác động bất lợi của rủi ro thị trường.
Rủi ro lãi suất: Lãi suất làm phát sinh chi phí đầu vào của các doanh nghiệp. Nếu lãi suất tăng sẽ làm giảm giá
trị cổ phiếu, giảm giá chứng chỉ quỹ…Để hạn chế được rủi ro lãi suất, quỹ đầu tư sẽ thường xuyên phân tích, đánh giá
tác động từ xu thế thay đổi lãi suất để có giải pháp theo tình hình biến động đến ngành, doanh nghiệp mà quỹ đầu tư.
Rủi ro lạm phát: Làm phát làm tăng chi phí đầu vào, ảnh hưởng tới lãi suất danh nghĩa, do đó sẽ tác động đến
giá trị doanh nghiệp và khoản đầu tư vào cổ phiếu doanh nghiệp.
Rủi ro tỷ giá: Rủi ro tỷ giá là rủi ro do tác động của tỷ giá đối với khoản đầu tư. Khi nhà đầu tư cho rằng đồng
nội tệ có thể bị giảm giá trong tương lai thì nhà đầu tư đó sẽ quyết định không đầu tư vào chứng khoán hoặc sẽ tìm
cách thay thế chứng khoán bằng tài sản ngoại tệ vì khi đó giá trị chứng khoán sẽ bị giảm.
Rủi ro thiếu tính thanh khoản: Việc đầu tư vào cổ phiếu sẽ khiến cho tính thanh khoản của quỹ không phải là
tốt nhất. tuy nhiên, việc lựa chọn cổ phiếu của những công ty hàng đầu của nền kinh tế thì đây không phải là rủi ro
lớn.
Rủi ro pháp lý: Thị trường chứng khoán ở Việt Nam phát triển chưa lâu, hành lang pháp lý còn nhiều bất cập,
chưa hoàn thiện. Mọi thay đổi điều chỉnh được ban hành thông qua các văn bản nghị định, thông tư hướng dẫn thực
hiện và thi hành. Ngoài ra thì những quy định về thuế đối với các nhà đầu tư, các chính sách khuyến khích đầu tư
trong lĩnh vực chứng khoán và tài chính chưa đủ mạnh để có thể thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong công chúng.
Rủi ro giảm sụt giá trị tài sản ròng của quỹ: Rủi ro này phát sinh là do sự giảm giá của các loại cổ phiếu niêm
yết trên thị trường chứng khoán. Khi đó NAV sẽ giảm, ảnh hưởng trực tiếp tới thị giá chứng chỉ quỹ trên thị trường
chứng khoán. Việc đầu tư được thực hiện thông qua quá trình nghiên cứu thẩm định cẩn thận theo tiêu chí hoạt động
của quỹ nhằm lựa chọn những cổ phiếu hiệu quả, tăng trưởng cao với mức rủi ro hợp lý. Đồng thời JI sẽ theo dõi chặt
chẽ những biễn động và xu hướng của nền kinh tế cũng như cập nhật thường xuyên về các doanh nghiệp đầu tư để có

những biến pháp xử lý.
1.4 Hạn chế trong đầu tư
Mục tiêu đâu tư đặt ra những giới hạn về lợi nhuận và rủi ro cho danh mục đầu tư.Tuy nhiên,trong hoạt động
quản lý dmđt, nhà đầu tư đôi khi còn đtự ra những hạn chế đầu tư điều chỉnh mức độ thanh khoản, kỳ hạn đầu tư, các
quy định về thuế, các hạn chế về tỷ lệ đầu tư, Nhìn chung, hạn chế đồng nghĩa với việc giảm cơ hội và lợi nhuận đầu
tư. Như vậy cần phải lưu ý điều này khi so sánh danh mục đầu tư bị hạn chế và danh mục đầu tư không bị hạn chế.
1.4.1 kỳ đầu tư
Khi kỳ hạn đầu tư càng dài thì khả năng chấp nhận rủi ro càng cao, tương ứng với kỳ vọng lơi nhuận cũng phải
cao trên mức trung bình. Nhà đầu tư có kỳ hạn đầu tư dài sãn sàng đầu tư vào các tài sản có tỉnh thanh khoản thấp hơn
và chấp nhận mức rủi ro cao hơn.Nhà đầu tư không yêu cầu phải nắm giữ các sản phẩm đầu tư có tính thanh khoản
cao do không có nhu cầu về vốn trong một khoảng thời gian dài.Mức chấp nhận rủi ro cũng cao hơn do thời gian đầu
tư dài, thiệt hại trong đầu tư có thể được bù đắp bởi lợi nhuận tron hoạt động đầu tư những năm tiếp theo.Ngược lại
nhà đầu tư có kỳ hạn đầu tư ngắn thường yêu cầu nắm giữ những sản phẩm có tính thanh khoản cao hơn và có mức độ
chấp nhận rủi ro thấp hơn.
1.4.2 Mức độ thanh khoản
Tính thanh khoản thể hiện khả năng có thể chuyển từ tài sản thành tiền mặt trong thời gian ngắn và với giá gần
bằng giá thị trường.Tính thanh khoản phụ thuộc vào loại tài sản.Mức độ thanh khoản có thể chỉ vài giờ đồng hồ đối
với các tài sản tương đương tiền mặt hoặc vài ngày đối với chứng khoán niêm yết, đến hàng tuần hoặc thậm chí vài
tháng đối với BĐS hoặc phần vốn góp vào các quỹ thành viên.Mỗi NĐT đều có những yêu cầu về tài sản thanh khoản
nhất định. Chẳng hạn, NĐT thiết lập mục tiêu dài hạn nhưng vẫn cần nguồn tài chính dự phòng cho một vài mục tiêu
ngắn hạn, NĐT có thu nhập cao phải trả nhiều thuế cũng cần dự phòng một lượng tiền hoặc tài sản dễ chuyển đổi
thành tiền để quyết toán thuế.
1.4.3 Nguyên tắc và các quy định pháp lý
Nguyên tắc đầu tư và các quy định pháp lý thường ảnh hưởng đến NĐT tổ chức nhiều hơn là các NĐT cá nhân.
Tuy nhiên,các NĐT vẫn phải tuân thủ một số quy định pháp luật hoặc nguyên tắc đã được thống nhất. VÍ dụ như: ở
nhiều quốc gia phát triển, việc rút lương hưu trước tuổi nghỉ hưu sẽ bị đánh thuế, hoặc việc rút tiền gửi trước kỳ hạn
cso thể bị khấu trừ phần lớn thu nhập, Những quy định như thế sẽ làm cho danh mục đầu tư trở nên không hiệu quả,
đặc biệt khi NĐT đang cần tiền.Các quy định pháp lý có ảnh hưởng rõ nét nhất trong ngành quản lý quỹ, hoặc quản lý
danh mục đầu tư. Trong trường hợp này, người quản lý danh mục chỉ được đưa ra các quyết định đầu tư phù hợp với
chiến lược của NĐT đã được thỏa thuận tại hợp đồng quản lý đầu tư.NĐT cũng phải tuân thủ quy định pháp luật như

giao dịch nội bộ, không được phép giao dịch dựa trên các thông tin quan trọng chưa dược công bố ra công chúng.
1.4.4 Thuế
Thuế làm tăng tính phức tạp của hoạt động quản lý danh mục đầu tư, đặc biệt trong đầu tư quốc tế. Cơ chế tính
thuế của mỗi NĐT cần được nghiên cứu kỹ vì có ảnh hưởng đến lợi nhuận. Trong nhiều trường hợp, nhà quản lý danh
mục phải có sự trợ giúp của các nhà quản lý thuế để tìm ra những hạn chế và xác định chiến lược đầu tư giúp NĐT
giảm thuế.
1.4.5 Sở thích và những yêu cầu cá nhân
Một số NĐT không muốn đầu tư vào một số loại chứng khoán do nhiều nguyên nhâ như chính trị, môi trường,
tôn giáo Chẳng hạn, nhiều NĐT yêu cầu trong danh mục của họ không có chứng khoán của các công ty rượu bia,
thuốc lá, các chất độc hại ảnh hưởng tới môi trường,
1.5 Phương pháp xây dựng DMĐT
1.5.1 Chiến lược đầu tư
o Chủ động, đánh bại thị trường
o Đầu tư vào các cổ phiếu tăng trưởng:
o Tập trung vào EPS sau khi phân tích các yếu tố cơ bản của NKT
o Tìm kiếm các công ty thuộc nhóm ngành có EPS kỳ vọng tăng trưởng nhanh
o Kỳ vọng giá CP tăng
1.5.2 Quyết định phân bổ tài sản
o Tập trung vào các ngành có mức độ tăng trưởng cao trong thời gian tới như xuất nhập khẩu, xăng dầu,
dược phẩm…
o Sử dụng chiến lược lựa chọn chứng khoán:
+ Lập danh sách theo dõi, các lĩnh vực, nhóm ngành và chứng khoán khác nhau
+ Tập trung vào những nhóm chứng khoán có cơ hội đầu tư tốt nhất
+ Lựa chọ chứng khoán từ DMĐT đã xây dựng
1.5.3 Danh mục đầu tư xây dựng
Dựa vào excel, phụ thuộc vào mức sinh lời và mức rủi ro mong muốn. (Xem file excel)
2. Phân tích triển vọng của thị trường
2.1 Phân tích môi trường và điều kiện đầu tư hiện tại trên thị trường chứng khoán
Việt Nam
a) Tình hình thị trường Việt Nam 10 tháng đầu năm 2013

Tăng trưởng kinh tế tiếp tục chuyển biến tích cực.
Tăng trưởng tiếp tục tăng dần qua các quý và ước đạt 5,54% trong quý III, đưa GDP 9 tháng đầu năm tăng
5,14% cao hơn cùng kỳ năm ngoái. GDP quý IV dự báo sẽ tăng ở mức 6% do tổng cầu nền kinh tế sẽ chuyển biến tích
cực hơn khi tính đến tính chất mùa vụ và tác động của độ trễ chính sách (khoảng 9 tháng) trong những tháng cuối
năm. Do vậy, tăng trưởng cả năm được dự báo có phần khả quan hơn so với mức dự báo ban đầu của Ủy ban giám sát
tài chính quốc gia (5,3%). Một số chỉ số kinh tế vĩ mô chính có chuyển dấu hiệu khả quan hơn trong tháng như sản
xuất, xuất khẩu, lạm phát, vốn đầu tư FDI. Chỉ số chứng khoán-chỉ báo sớm của nền kinh tế cũng cho thấy dấu hiệu
đã qua đáy trung dài hạn. Cụ thể:
Sản xuất công nghiệp phục hồi rõ nét hơn : chỉ số PMI tháng 9 tăng cao nhất kể từ khi tiến hành khảo sát (đạt
51,5) nhờ sự gia tăng các đơn hàng mới đặc biệt đơn hàng xuất khẩu tăng mạnh nhất trong vòng lịch sử khảo sát của
HSBC kéo dài 2,5 năm. Ngoài ra, chỉ số phát triển công nghiệp (IIP) phục hồi dần qua các quý: quý I tăng 4,5%, quý
II tăng 5,2%, quý III ước tăng 6%. Tính chung 10 tháng đầu năm, IIP tăng 5,4% trong đó ngành công nghiệp chế biến,
chế tạo có mức phục hồi khá hơn mặt bằng chung ở mức 6,8%.
Nguồn vốn FDI khả quan và cơ cấu vốn tích cực: Tính đến tháng 10/2013, FDI thu hút đạt trên 19 tỷ USD, tăng
65,6%, vốn FDI thực hiện đạt 9,58 tỷ USD, tăng 6,4%. Lĩnh vực sản xuất công nghiệp, chế biến chế tạo, thiết bị điện
tử vẫn là các lĩnh vức hấp dẫn nhất, trong 9 tháng chiếm 86,4% tổng vốn cấp mới & tăng thêm và tăng gấp 2 lần so
với cùng kỳ giúp VN cải thiện năng lực sản xuất dài hạn và phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ.
Trong 10 tháng đầu năm, xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng khá (tăng 15,2%), nhập siêu ở mức thấp nhất trong
nhiều năm trở lại đây (thâm hụt 187 triệu USD). Trong đó, khu vực FDI hiện vẫn là trụ cột trong hoạt động xuất khẩu
với tỷ trọng 61,3% tổng kim ngạch xuất khẩu (tăng 27,2% so với cùng kỳ). Trong khi đó, do chịu tác động mạnh của
chính sách trong nước, hoạt động xuất nhập khẩu của khu vực doanh nghiệp trong nước sụt giảm mạnh hơn kể từ năm
2011 so với khu vực FDI (Hình 1). Xu hướng có phần cải thiện hơn trong năm 2013 so với năm 2012 khi hoạt động
động xuất khẩu và nhập khẩu của khu vực này lần lượt tăng 3% và 3,5% so với cùng kỳ. Tăng trưởng nhập khẩu
nhóm hàng nguyên liệu phục vụ sản xuất và máy móc phục vụ sản xuất cũng tăng khá cho thấy triển vọng phục hồi
sản xuất trong nước sáng sủa hơn.

Tuy nhiên, khả năng đạt được mục tiêu tăng trưởng 5,5% cũng như việc duy trì tốc độ tăng trưởng cao hơn
trong trung hạn đang gặp nhiều thách thức. Phân tích xu thế tăng trưởng dài hạn cho thấy tăng trưởng đang trong xu
thế giảm kể từ năm 2006 đến nay do hiệu quả tăng trưởng thấp, mô hình tăng trưởng không còn phù hợp (Hình 2).
Mặc dù thành phần tăng trưởng do chu kỳ đã bắt đầu cải thiện từ quý 2/2013 (Hình 3), nhưng sự phục hồi tăng trưởng

nhanh hơn còn nhiều thách thức do: tăng trưởng còn phụ thuộc vào cầu bên ngoài biến đổi khó lường (xuất khẩu và
khu vực FDI), trong khi động lực cho tăng trưởng trong ngắn hạn là nguồn vốn đầu tư phát triển từ ngân sách bị hạn
chế bởi cân đối ngân sách khó khăn, nợ công ng tăng cao và cầu nội địa trong nước còn chậm hồi phục khiến cho sản
xuất khó tăng trưởng mạnh và doanh nghiệp trong nước vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn. Do đó, cần phải đẩy
mạnh tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế trong vòng 2-3 năm tới nhằm nâng cao năng suất của nền kinh tế, cải thiện tốc
độ tăng trưởng dài hạn.
Lạm phát
Lạm phát tiếp tục giảm xuống mức thấp. Lạm phát theo tháng có xu hướng tăng kể từ tháng 6 và đạt mức cao
trong hai tháng cuối quý 3/2013 (bình quân tháng trong quý 3 tăng 0,7% so với mức âm của quý trước). Tuy nhiên,
CPI các tháng này chịu tác động chủ yếu của việc điều chỉnh mùa vụ (giá các hàng hóa, dịch vụ công do nhà nước
quản lý) chứ không phải do các yếu tố cơ bản của lạm phát tăng, đặc biệt là tổng cầu hiện vẫn còn thấp (Hình 4). Sang
tháng 10/2013, lạm phát so với cùng kỳ giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2010 (5,92%) và lạm phát cơ bản cũng
trong xu hướng giảm (từ mức 10% trong tháng 9 xuống còn 8,85%). So với tháng trước, CPI tăng 0,49% do sự tăng
lên của nhóm hàng lương thực thực phẩm và nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng.

Trong quý 4/2013, phân tích yếu tố chu kỳ cho thấy đây là quý có mức tăng cao nhất trong năm, tuy nhiên sức
cầu còn yếu nên sẽ hạn chế đáng kể đà tăng giá trong các tháng tới. Các yếu tố chính gây tăng giá trong quý này bao
gồm: nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng, nhu cầu mua sắm theo thời vụ các tháng cận Tết, khả năng điều chỉnh
giá xăng dầu, gas. Dự báo lạm phát bình quân tháng sẽ dao động trong khoảng 0,6-0,8% nếu không có điều chỉnh đột
biến về giá các mặt hàng nhà nước quản lý.
Tính đến tháng 10, CPI tăng 5,14% so với đầu năm, do đó dư địa còn lại cho lạm phát quý 4 là 1,9% tương ứng
với mức bình quân tháng khoảng 0,63%. Lạm phát cả năm 2013 dự báo vẫn được kiểm soát xung quanh mức 7% nếu
như có sự quản lý và điều tiết tốt việc điều chỉnh giá các mặt hàng và dịch vụ do nhà nước quản lý. Đây sẽ là thành
quả nổi bật của kinh tế Việt Nam trong việc duy trì lạm phát ổn định liên tiếp 2 năm giúp ổn định kỳ vọng lạm phát và
ổn định kinh tế vĩ mô.
Thị trường tiền tệ - ngoại hối.
Thị trường tiền tệ tiếp tục ổn định, mặc dù có vài biến động ngắn hạn trong trung tuần tháng 10 do tâm lý đón
đầu nhu cầu tín dụng tăng vào cuối năm mang tính chất mùa vụ. Trong 10 tháng qua, rủi ro của hệ thống tổ chức tín
dụng đã giảm bớt với những chuyển biến tích cực như: (1) thanh khoản hệ thống dồi dào với sự gia tăng mạnh của
tiền gửi của khu vực dân cư và TCKT (hệ LDR giảm) khiến cho mặt bằng lãi suất huy động, cho vay và cả LNH giảm

mạnh xuống mức thấp ngang với thời điểm năm 2006; (2) cơ cấu tín dụng cũng có sự chuyển biến tích cực với việc cơ
cấu kỳ hạn, cơ cấu đồng tiền trở nên hợp lý hơn (tín dụng VNĐ tăng trong khi tín dụng ngoại tệ giảm), đường cong lãi
suất hợp lý hơn theo nguyên lý kinh tế. Tính đến cuối tháng 9, tăng trưởng tín dụng đạt 6,82%, cao hơn so với cùng
kỳ và chiếm hơn 50% kế hoạch. Để đạt được kế hoạch cả năm, tốc độ tăng bình quân các tháng cuối năm cần phải đạt
mức 1,7%/tháng.
Trên thị trường ngoại hối, tỷ giá hối đoái từ đầu năm đến nay khá ổn định và chỉ có vài biến động nhỏ mang
tính thời vụ và tâm lý nhất thời. Theo nhận định của UBGSTCGQ, thị trường ngoại hối và tỷ giá hối đoái nhiều khả
năng sẽ tiếp tục duy trì được sự ổn định trong những tháng cuối năm 2013 do cung ngoại tệ tiếp tục dồi dào (nguồn
cung FDI, ODA, kiều hối khả quan) trong khi cầu ngoại hối trên thị trường trong những tháng cuối năm vẫn chưa thực
sự khởi sắc.
Thị trường chứng khoán tiếp tục có những dấu hiệu khởi sắc, biểu hiện: (1) Chỉ số Vn-index cải thiện qua từng
tháng; (2) Thanh khoản tuy chưa cao nhưng ổn định qua từng phiên giao dịch và tăng dần từng tháng; (3) Các nhà đầu
tư nước ngoài có xu hướng quay lại thị trường; (4) Phân tích kỹ thuật cũng cho thấy nhiều khả năng thị trường đã qua
đáy trung và dài hạn. Như vậy, sự phục hồi của nền kinh tế trong nước cùng với khả năng gói QE3 của nước Mỹ được
kéo dài ít nhất hết năm 2013 đã khiến kỳ vọng về diễn biến thị trường chứng khoán lạc quan hơn trong những tháng
cuối năm.
b) Triển vọng đầu tư vào thị trường chứng khoán VN quý IV 2013
Khả quan với những tín hiệu tốt của nền kinh tế
Trong quý III, nền kinh tế trong nước ghi nhận những bước tiến hơn rõ rệt so với cùng kỳ năm ngoái. Tăng
trưởng GDP ở mức khá, đạt 5,54% (qoq), tương đương 5,14% yoy trong quý III; khu vực sản xuất bắt đầu có xu
hướng mở rộng sau 4 tháng thu hẹp trước đó. Dự báo tăng trưởng GDP năm 2013 có thể đạt mức 5,3% trong khi lạm
phát được kiềm chế tốt ở mức dưới 7%. Kèm theo đó, mặt bằng lãi suất được Ngân hàng Nhà nước duy trì ở mức thấp
tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, kích thích hoạt động đầu tư phát triển. Yếu tố nợ xấu hiện tại
cũng được xử lý tương đối tốt và đúng lộ trình đề ra. VAMC có những động thái tích cực trong hoạt động mua nợ từ
các ngân hàng thương mại và triển vọng bán nợ lạc quan cho phía các nhà đầu tư lớn của nước ngoài. Ngoài ra, thị
trường vàng được kiểm soát ổn định, không còn tăng quá nóng như giai đoạn trước khiến cho dòng tiền của nhà đầu
tư vào vàng đã giảm đi đáng kể.
Thị trường đã phục hồi khá chậm từ tháng 8/2012 đến tháng 5/2013, theo đó chỉ số P/E của VN-Index cũng tăng
dần từ mức 9,98 lên 14,64 vào cuối tháng 5. Sau đó, thị trường bắt đầu bước vào giai đoạn điều chỉnh tích lũy vào
cuối quý II, đầu qúy III/2013, cùng với việc đi xuống của chỉ số, P/E của VN-Index cũng giảm dần.

Điều này chủ yếu là do báo cáo kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm của các doanh nghiệp phần nhiều thấp hơn kỳ
vọng, nền kinh tế thế giới nhiều rủi ro và bất ổn trong khi Việt Nam chỉ ghi nhận sự phục hồi chậm với tăng trưởng tín
dụng thấp và cầu tiêu dùng yếu. Bước sang tháng 9, tình hình trong nước cũng như quốc tế khởi sắc hơn với các chỉ số
kinh tế công bố tích cực, khối ngoại dừng việc bán ròng và bắt đầu mua ròng nhẹ. Chính yếu tố này là động lực chính
để P/E hồi phục nhẹ từ 12,29 trong tháng 8 lên 12,76, tuy nhiên vẫn đang ở mức thấp hơn tương đối nhiều nếu so sánh
với các nước khác trong khu vực.
Tuy nhiên, mức định giá cơ bản thấp như kể trên liệu có hấp dẫn hay chưa còn phụ thuộc vào một yếu tố rất
quan trọng đó là triển vọng lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết. Rõ ràng là nếu trong trường hợp nền kinh tế vĩ
mô trong nước tiếp tục có được những cải thiện rõ rệt thì triển vọng của các doanh nghiệp nhiều khả năng sẽ trở nên
khả quan và từ đó tăng sức hấp dẫn của thị trường chứng khoán. Như vậy, kinh tế vĩ mô có thể xem như yếu tố rất
quan trọng trong định giá hợp lý giá trị của thị trường.
Trong bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng chậm, các doanh nghiệp nhiều khả năng vẫn gặp những khó khăn nhất
định nhưng dưới sự hỗ trợ tích cực từ các chính sách của Chính phủ cũng như cơ hội hội nhập mở ra cho Việt Nam
thời gian tới, kỳ vọng các doanh nghiệp sẽ hồi phục và mở rộng sản xuất một cách vững chắc hơn trong quý IV. Cụ
thể, Chính phủ vẫn duy trì mặt bằng lãi suất thấp, ưu đãi thuế quan cho một số ngành nghề nhất định. Thêm vào đó,
hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định đối tác Việt Nam - EU (FDA) và Hiệp định Asean+6, nếu
được ký kết, sẽ mở ra cơ hội rất lớn cho Việt Nam với 3 khu vực lớn nhất trên thế giới.
Theo đó, một số ngành sẽ được hưởng lợi trực tiếp từ những hiệp định này như giày da, may mặc, nông sản đặc biệt
là các doanh nghiệp xuất khẩu ra các thị trường trọng điểm như EU và Mỹ. Ngoài ra, các chính sách phá băng bất
động sản như gói cho vay ưu đãi 30.000 tỷ đồng cũng phần nào góp phần kích thích cầu nhà ở trong dân cư khiến cho
thị trường nhà đất, văn phòng nóng lên đôi chút.
Với những phân tích trên đây, nhiều khả năng các nhóm ngành sẽ tiếp tục phân hóa trong quý IV. Những nhóm ngành
có tính phòng thủ cao và chống chịu tốt với khó khăn như ngành hàng và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu, hoặc các nhóm
ngành nhận được sự ưu tiên từ phía chính sách như bất động sản, xuất khẩu, dầu khí và xây dựng cơ bản nhiều khả
năng sẽ có ưu thế hơn các nhóm ngành còn lại.
Nếu tín dụng tăng trưởng tốt hơn trong những tháng còn lại của năm và lãi suất cho vay tiếp tục được duy trì ở
mức thấp, khi đó hoạt động sản xuất sẽ ổn định dần và cải thiện hơn các quý trước đó, nhất là vào mùa tiêu dùng theo
chu kỳ hàng năm.
Theo những phân tích trên, kỳ vọng thị trường chứng khoán sẽ được hỗ trợ tốt bởi các yếu tố từ phía nền kinh tế
vĩ mô. Theo đó, tâm lý nhà đầu tư nhiều khả năng được củng cố, thị trường nhiều cơ hội đi lên nhưng cũng không kỳ

vọng vào sự đột phá mạnh như trong giai đoạn nửa đầu năm 2013 do các yếu tố trên mới ở mức tích cực vừa phải.
Với kỳ vọng như vậy, Báo cáo khuyến nghị việc mua tích lũy dần các cổ phiếu có cơ bản tốt và triển vọng khả
quan cho mục tiêu đầu tư trung và dài hạn nên được xem xét vào lúc này. Bên cạnh các cổ phiếu blue-chips đầu
ngành, các mã cổ phiếu vừa và nhỏ đáp ứng tiêu chí trên và diễn biến giá chưa phản ánh nhiều triển vọng lợi nhuận
cũng có thể cân nhắc lựa chọn. Trong khi đó, với dự báo biến động của thị trường sẽ không lớn như giai đoạn nửa đầu
năm, việc tuân thủ kỳ luật càng cần được đề cao để hạn chế rủi ro.
Dòng vốn ngoại khả năng sẽ quay trở lại thị trường
Trong 9 tháng đầu năm 2013, diễn biến cuộc khủng hoảng nợ công ở Châu Âu có nhiều diễn biến tích cực. Các
chỉ số kinh tế đang cho thấy khu vực này dần thoát đáy và hồi phục với tốc độ chậm. Tuy triển vọng là khá khả quan
nhưng nhiều quốc gia thành viên vẫn có nhiều nguy cơ quay trở lại kỳ khủng hoảng nợ công như Pháp và Tây Ban
Nha.
Thêm vào đó, nền kinh tế Mỹ mặc dù đã có những tín hiệu nhất định, Chính phủ Mỹ cũng đã hoạt động trở lại sau khi
thỏa thuận nâng trần nợ công đã đạt được nhưng rủi ro về vấn đề này vẫn còn hiện hữu khi trần nợ công cũng chỉ
được gia hạn đến ngày 7/2/2014. Ngoài ra, cuộc tấn công Syria mới được tạm hoãn và có thể được phát động trở lại
nếu Mỹ không hài lòng với các kết quả giám định vũ khí hóa học từ bên thứ 3. Từ phía Trung Quốc, tình hình tăng
trưởng tín dụng đã bớt nóng và được làm an tâm nhà đầu tư bằng các chỉ số kinh tế tích cực trong quý III vừa được
công bố. Như vậy, rủi ro từ phía thị trường thế giới đã giảm bớt so với cục diện 6 tháng đầu năm 2013.
Tuy nhiên, những rủi ro này chưa hoàn toàn được xóa bỏ và có thể là nguy cơ tiềm ẩn nếu các các chính sách chưa đủ
sâu sát và đủ mạnh để dập tắt rủi ro. Từ những triển vọng nền kinh tế thế giới chưa thực sự rõ nét và rủi ro tiềm ẩn vẫn
còn (dù không nhiều), nguồn vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp vào Việt Nam nhiều khả năng sẽ cải thiện so với quý
trước nhưng với tốc độ chậm và khối lượng ở mức trung bình.
Với triển vọng kinh tế thế giới như vậy, dòng vốn ngoại nhiều khả năng sẽ quay trở lại thị trường trong thời
gian tới khi những lo ngại về tình hình nợ công, tăng trưởng tín dụng…của các quốc gia Mỹ, Trung Quốc và khu vực
đồng tiền chung Châu Âu đi qua nhưng sẽ khó có thể ghi nhận sự đột biến như trong giai đoạn nửa đầu năm 2013.
2.2 Lựa chọn ngành và cổ phiếu đầu tư cho danh mục
Với việc nhà nước đang tập trung đầu tư cho các ngành nghề kinh doanh hàng xuất khẩu; nông nghiệp và những
ngành liên quan tới nông nghiệp như thủy sản, phân bón sẽ mang lại hiệu ứng tích cực cho sự phát triển của những
doanh nghiệp này
Không chỉ bởi lợi thế cạnh tranh của Việt Nam là nông nghiệp, mà còn bởi những chính sách tín dụng hiện đang
hướng tới hỗ trợ ngành này, khi Ngân hàng Nhà nước có chính sách ưu đãi cho nhóm này vay vốn giá rẻ.

Bên cạnh đó, hàng tiêu dùng như sữa , đồ uống, đồ ăn nhanh cũng sẽ có triển vọng tốt, bởi Việt Nam có dân số
đông, lực lượng lao động trẻ, nên nhu cầu tiêu dùng còn lớn so với các nước đã phát triển.
“Do các doanh nghiệp tại Việt Nam hầu hết đều là đa ngành, đa nghề, nên khó có thống kê tin cậy về triển vọng
cũng như mức tăng trưởng của từng ngành. Tuy vậy, những ngành, nghề có phản ứng tốt với chính sách như vừa nêu
cũng sẽ có lợi nhuận tốt hơn mặt bằng chung”, Việc nền kinh tế toàn cầu cũng như nkt Việt Nam đang trong giai đoạn
suy thoái và trong quá trình hồi phục dần thì những cổ phiếu phòng thủ thuộc một số ngành nghề có thể đạt được sự
ổn định hay thậm chí tăng trưởng doanh thu trong năm 2013 bao gồm hàng tiêu dùng thiết yếu, xây dựng cơ sở hạ
tầng, đường xá, các công ty khai thác dịch vụ hậu cần cảng biển, các công ty nhiệt điện.
Thêm vào đó, quá trình xử lý nợ xấu cũng sẽ tác động tốt đến một số ngân hàng thương mại cổ phần đang niêm
yết.
Ngoài ra, chính sách nới lỏng tiền tệ của Nhật Bản khiến đồng yên giảm mạnh trong thời gian qua cũng có tác
động đến các doanh nghiệp có vay nợ lớn bằng đồng tiền này, và các nhà nhập khẩu hàng hóa từ Nhật Bản cũng sẽ
được hưởng lợi
Chuyên gia phân tích độc lập Phạm Kinh Luân cũng cho rằng, nền kinh tế sẽ được hưởng lợi từ những chính
sách đã, đang và sẽ thực thi, nhưng với mỗi doanh nghiệp, điều này còn phụ thuộc vào sự nhanh nhạy của bộ máy
lãnh đạo.
Như vậy trên cơ sở những nhận định trên, nhóm lựa chọn 1 số mã cổ phiếu để đầu tư như
TRA, DMC, DHG, FPT, VIC, VCB, VIP, OPC, VNM, AAM, PMC, ACB, VSC, HAG, ANV, EVE. Như đã
biết đây đều là những cổ phiếu tốt chiếm tỷ trọng cao và có ảnh hưởng đáng kể đến chỉ số VNINDEX .
VCB, ACB là cổ phiếu thuộc các ngân hang lớn là Vietcombank và ngân hàng Á Châu nhiều năm qua đều là
những ngân hàng có doanh thu và lợi nhuận sau thuế lớn, có độ phát triển khá bền vững, và rất đáng tin cậy.
VCB
Thị giá vốn 65582,90 tỷ
Số cổ phần đang lưu hành 2,32 tỷ
EPS 1.757
P/E 16,11
Doanh thu (4 quý)
Lợi nhuận (4 quý) 4086,72 tỷ
Tài sản (Quý gần nhất) 439657,25 tỷ
ROE (4 quý) 9,88%

ACB
Thị giá vốn 14283,49 tỷ
Số cổ phần đang lưu hành 921,52 triệu
EPS 1.041
P/E 14,89
Doanh thu (4 quý)
Lợi nhuận (4 quý) 959,03 tỷ
Tài sản (Quý gần nhất) 160477,47 tỷ
ROE (4 quý) 7,43%
Một số cổ phiếu thuộc ngành dược phẩm như TRA, DMC, DHG, PMC, OPC. Cụ thể Với quy mô doanh số
hàng năm trên 650 tỷ đồng, Công ty Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế Domesco( DMC) xếp thứ hai trong số các
công ty sản xuất dược tại Việt Nam. Thị trường tiêu thụ trãi đều tại các khu vực trên cả nước với 5 chi nhánh chính tại
Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM, Cần Thơ, Đồng Tháp, Vinh và văn phòng đại diện tại Tp.HCM. Ngoài doanh thu tiêu thụ
nội địa, công ty đã tiến hành xuất khẩu sang một số thị trường như: Hong Kong, các nước Asean, Nhật Bản, tuy
nhiên doanh thu chưa đáng kể. Công ty chuyên Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu thuốc, nguyên liệu, phụ liệu
dùng làm thuốc cho người, các loại bao bì dược phẩm, thực phẩm, vật tư y tế, trang thiết bị, dụng cụ y tế ngành y,
dược và các ngành khoa học kỹ thuật khác, hóa chất xét nghiệm, hóa chất công nghiệp, trang thiết bị dụng cụ sử dụng
cho các phòng thí nghiệm (lý-hóa-sinh). Tình hình tài chính công ty như sau.
Thị giá vốn 783,61 tỷ
Số cổ phần đang lưu hành 17,81 triệu
EPS 5.583
P/E 7,88
Doanh thu (4 quý) 1394,91 tỷ
Lợi nhuận (4 quý) 99,21 tỷ
Tài sản (Quý gần nhất) 902,14 tỷ
ROE (4 quý) 16,55%
DHG mã cp của công ty cổ phần dược Hậu Giang cũng là 1 cp đáng để đầu tư nhờ hiệu quả trong kinh doanh
cũng như mạng lưới phân phối lơn nhất trong ngành dược Việt Nam dải khắp từ Lai Châu đến Cà Mau
Thị giá vốn 7059,56 tỷ
Số cổ phần đang lưu hành 65,37 triệu

EPS 8.935
P/E 12,09
Doanh thu (4 quý) 3293,79 tỷ
Lợi nhuận (4 quý) 588,23 tỷ
Tài sản (Quý gần nhất) 2778,38 tỷ
ROE (4 quý) 33,92%
TRA_Công ty cổ phần Traphaco đã khẳng định được thương hiệu của mình từ rất lâu. Hiện tại
các sản phẩm mang thương hiệu TRAPHACO đã có mặt hầu hết ở tất cả các hiệu thuốc bệnh viện trên khắp cả nước,
Sản phẩm của Công ty đạt tiêu chuẩn WHO-GMP và ASEAN-GMP và chưa có doanh nghiệp sản xuất thuốc đông
dược đạt tiêu chuẩn GMP. Sau nhiều năm nỗ lực phấn đấu và xây dựng hệ thống phân phối đến nay Công ty đã có 48
đại lý, 3 cửa hàng bán lẻ và 3 cửa hàng bán buôn, tạo nên sức cạnh tranh mạnh cho Công ty trong giai đoạn hội nhập.
Cùng với tình hình tài chính rất ỏn định chỉ số ROE cao P/E ở mức 12,18 rất đáng để đầu tư.
Thị giá vốn 1862,83 tỷ
Số cổ phần đang lưu hành 24,67 triệu
EPS 6.198
P/E 12,18
Doanh thu (4 quý) 1683,23 tỷ
Lợi nhuận (4 quý) 175,38 tỷ
Tài sản (Quý gần nhất) 1122,16 tỷ
ROE (4 quý) 31,16%
Nhìn chung các cổ phiếu thuộc ngành dược phẩm rất đáng được đầu tư đặc biệt trong thòi điểm
nền kinh tế hiện nay khi mà con người ngày càng quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe của mình hơn.
- Ngoài ra 1 số cổ phiếu của những tập đoàn lơn như VIC của tập đoàn Vingroup trong nhiều năm đã khẳng định đc
vị thế hàng đầu của mình trong các lĩnh vực kinh doanh, là 1 trong những cổ phiếu hang đầu tại Việt Nam : Công ty
Cổ phần Vincom (Vincom), tiền thân là Công ty Cổ phần (CP) Thương mại Tổng hợp Việt Nam, được chính thức
thành lập vào ngày 3/5/2002. Trải qua hơn 8 năm xây dựng và phát triển,tới nay, Vincom đã trở thành một trong
những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực bất động sản. Hàng loạt những dự án bất động sản cao cấp
mang thương hiệu Vincom đang được triển khai tiếp nối nhau tại nhiều thành phố lớn của cả nước. Những dự án này
đều là tâm điểm của sự chú ý và được đánh giá cao bởi các nhà đầu tư. Trong tương lai, hàng loạt công trình tầm cỡ
mang tên Vincom sẽ xuất hiện trên khắp đất nước Việt Nam, góp phần xây dựng hình ảnh Việt Nam hiện đại,năng

động và phát triển.
- VIC
Thị giá vốn 61793,49 tỷ
Số cổ phần đang lưu hành 908,73 triệu
EPS 6.771
P/E 10,04
Doanh thu (4 quý) 14436,88 tỷ
Lợi nhuận (4 quý) 6424,11 tỷ
Tài sản (Quý gần nhất) 61580,74 tỷ
ROE (4 quý) 49,01%
Công ty cổ phần viễn thong FPT Nhiều năm gần đây, Công ty FPT được bình chọn là Công ty tin
học hàng đầu Việt nam (PC World) và nhận được nhiều bằng khen, giải thưởng như: giải Sao Vàng Đất Việt, Huân
Chương lao động hạng nhất, hạng nhì Lĩnh vực kinh doanh của FPT bao gồm: tích hợp hệ thống,Sản xuất phần mềm,
Phân phối các sản phẩm CNTT, Cung cấp các giải pháp, các dịch vụ viễn thông và Internet, Phân phối điện thoại di
động FPT đang làm chủ công nghệ trên tất cả các hướng phát triển của mình với các chứng chỉ ISO cho tất cả các
lĩnh vực hoạt động, CMMI cho phát triển phần mềm và đang là đối tác Vàng của Cisco, Microsoft, Oracle,
Checkpoint.
Thị giá vốn 13315,78 tỷ
Số cổ phần đang lưu hành 275,12 triệu
EPS 5.753
P/E 8,41
Doanh thu (4 quý) 34288,59 tỷ
Lợi nhuận (4 quý) 2068,67 tỷ
Tài sản (Quý gần nhất) 15709,06 tỷ
ROE (4 quý) 31,69%
VNM
Vinamilk chiếm 75% thị trường cả nước, mạng lưới phân phối rất mạnh với 1400 đại lý phủ đều trên 64/64 tỉnh
thành. Ngoài ra, Vinamilk còn xuất khẩu các sản phẩm sang các nước Mỹ, Đức, Canada, Trung Quốc Nguồn cung
cấp nguyên vật liệu chính khá ổn định trong tương lai, ngành sữa Việt Nam sẽ dần giảm tỷ trọng sữa nguyên liệu nhập
khẩu, thay thế vào đó là nguồn nguyên liệu sữa bò tươi, đảm bảo chất lượng sản phẩm sữa cho người tiêu dùng và góp

phần thúc đẩy các ngành hỗ trợ trong nước. Sản phẩm của Vinamilk rất đa dạng và phong phú từ các sản phẩm sữa
bột, sữa tươi, sữa chua cho đến nước uống đóng chai, nước ép trái cây, bánh kẹo và các sản phẩm chức năng khác.
Thị giá vốn 118353,45 tỷ
Số cổ phần đang lưu hành 833,47 triệu
EPS 8.053
P/E 17,63
Doanh thu (4 quý) 29830,03 tỷ
Lợi nhuận (4 quý) 6712,03 tỷ
Tài sản (Quý gần nhất) 20659,51 tỷ
ROE (4 quý) 43,45%
HAG
Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai hiện là một trong những công ty bất động sản có quy mô vốn lớn nhất tại
Viet Nam. Công ty sở hữu 4 nhà máy sản xuất đồ gỗ, 1 nhà máy chế biến đá granite và 1 đơn vị xây dựng quy mô lớn.
Việc xây dựng căn hộ cao cấp là quá trình khép kín, sử dụng kết hợp chuỗi những sản phẩm của Hoàng Anh Gia Lai.
Nhờ vậy Hoàng Anh Gia Lai có thể giảm giá thành căn hộ khoảng 30% mà chất lượng vẫn tương đương các đơn vị
khác. Hoàng Anh Gia Lai đang dần nâng vị thế của mình để trở thành một trong những thương hiệu lớn nhất Việt
Nam.
Thị giá vốn 15848,46 tỷ
Số cổ phần đang lưu hành 751,11 triệu
EPS 891
P/E 23,68
Doanh thu (4 quý) 3744,97 tỷ
Lợi nhuận (4 quý) 719,89 tỷ
Tài sản (Quý gần nhất) 32202,73 tỷ
ROE (4 quý) 6,37%
3. Phương pháp phân tích
3.1 Phân tích chứng khoán
3.1.1 Công thức tính mức sinh lời :
Là khoản lợi nhuận mà NDT thu được nếu đầu tư vào chứng khoán trong 1 khoảng thời gian nhất
định.

MSL = * 100%
Trong đó: P
0
: Giá đóng cửa ngày hôm trước.
P
1
: Giá đóng của của cổ phiếu ngày hôm sau
MSLBQ là giá trị bình quân của tất cả MSL trong khoảng thời gian cần tính
3.1.2 Tính phương sai và độc lệch chuẩn của danh mục đầu tư
Cho biết mức độ phân tán hay nói cách khác là khả năng xảy ra ngoài mức sinh lời kỳ vọng của danh
mục đầu tư .
∑ ∑∑
∑∑
≠= ==
= =
+=
=
n
jii
n
j
ji
n
i
iiP
n
i
n
j
jiP

jiCOVWWW
ORjiCOVWW
,1 11
2
2
2
1 1
2
),(
),(
σσ
σ
Trong đó:
W là tỷ trọng của các cổ phiếu trong danh mục đầu tư
COV( i,j ) : Hiệp phương sai
3.1.3 Hệ số tương quan = Correl(vùng giá trị của các tỷ suất sinh lời i, j)
=
Cho biết mức độ biến động cùng chiều, ngược chiều, hay không có quan hệ với nhau nếu 1 trong 2
chúng khoán biến đổi.
3.1.4 Hệ số
$%" Xây dựng danh mục đầu tư
3.2.1 Đường cong Markowitz
 Đo lường rủi ro của danh mục
Đối với một CK, rủi ro đo bằng phương sai và độ lệch chuẩn phản ánh tổng mức rủi ro bao gồm rủi ro hệ thống và rủi
ro cá biệt của CK. Khi danh mục bao gồm nhiều CK thì tổng rủi ro của danh mục cũng bao gồm hai thành phần đó và
được đo lường bằng tổng các hiệp phương sai của các CK trong danh mục bởi mức độ biến động thu nhập của danh mục
không chỉ phụ thuộc vào mức rủi ro riêng của từng CK mà còn bị ảnh hưởng bởi mức độ cộng hưởng hoặc triệt tiêu thu
nhập giữa các CK với nhau
∑ ∑∑
∑∑

≠= ==
= =
+=
=
n
jii
n
j
ji
n
i
iiP
n
i
n
j
jiP
jiCOVWWW
ORjiCOVWW
,1 11
2
2
2
1 1
2
),(
),(
σσ
σ
Công thức đo lường rủi ro của danh mục:

 Đa dạng hóa
Nguyên tắc 1: mức sinh lời kỳ vọng và rủi ro của 1 chứng khoán i
Nguyên tắc 2: Mức sinh lời kỳ vọng và rủi ro của danh mục đầu tư P
i ≠ j
Nguyên tắc này cho thấy mức sinh lời của danh mục phụ thuộc vào tỷ trọng phân bổ của từng CK trong danh mục đầu
tư. Tuy nhiên công thức xác định rủi ro của danh mục lại cho thấy sự kết hợp của CK có thể làm giảm hoặc tăng tổng rủi
ro của danh mục. Người đầu tư cần tính tới nguyên tắc này khi quyết định danh mục
$%"% Đường thị trường vốn CAL
Đường phân bổ vốn phản ánh sự kết hợp giữa CK phi rủi ro và danh mục thị trường M. Sự kết hợp này có thể đem lại
một kết quả tốt hơn đường CAL hoặc kém hơn đường CAL, tùy thuộc vào sự khác biệt của danh mục rủi ro tối ưu. Nếu
người đầu tư tuân thủ chiến lược đầu tư chủ động, một danh mục rủi ro tối ưu sẽ được xây dựng trên cơ sở các kết quả
phân tích CK
4. Đánh giá hiệu quả danh mục đầu tư
- Mức độ hiêu quả: Trung bình
Nhóm thực hiện theo 3 danh mục đầu tư, và có nhận xét như sau:
+ Tuy đã đánh bại được thị trường nhưng MSL bình quân ko được như chỉ tiêu đặt ra là 0,65%/ngày
khi đầu tư theo danh mục với MSL đó. Điều này giải thích do rủi ro của danh mục này cũng tương đối cao
dẫn tới sự chênh lệch giữa MSL bình quân thực tế mà MSL mong muốn. (Xem DMĐT 3 (15/10 23/10
File Excel)
+ Tương tự với danh mục 1 và danh mục 2, MSL bình quân đều không tới được MSL mong muốn dù
đã đánh bại thị trường. Điều này có thể do thời gian thực hiện mới chỉ trong 1 tuần nên chưa đạt đc MSL
bình quân như mong muốn. (Xem DMĐT 1 & DMĐT 2 File Excel)
+ Chiến lược lựa chọn cổ phiếu tăng trưởng tuy không đạt được MSL mong muốn tuy nhiên vẫn đem
lại kết quả khả quan, nhóm sẽ tiếp tục giữ danh mục đầu tư này và sẽ có điều chỉnh tỷ trọng các cp cho phù
hợp với sự biến động của nền kinh tế.
Phụ Lục
Phụ lục 1
1: Họ và tên:]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]
^4X_]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]4X_]]]]]]]]]]]]]]]]]]
2: ọ và tên_]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]

^4X_]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]4X_]]]]]]]]]]]]]]]]]]
3: ọ và tên:]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]
^4X_]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]4X_]]]]]]]]]]]]]]]]]]
4: ọ và tên]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]
^4X_]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]4X_]]]]]]]]]]]]]]]]]]
5: ọ và tên]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]
^4X_]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]]4X_]]]]]]]]]]]]]]]]]]

×