Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Sử dụng điện thoại di động nền s60 cho việc truy cập cơ sở dữ liệu và điều khiển giám sát scada

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.23 MB, 79 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KỸTHUẬT CÔNG NGHIỆP


TÓM TẮT
LUẬN VĂN THẠC SỸ


TÊN ĐỀ TÀI:
SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG NỀN S60
CHO VIỆC TRUY CẬP CƠ SỞ DỮ LIỆU VÀ
ĐIỀU KHIỂN GIÁM SÁT SCADA



Chuyên ngành: Kỹ thuật điện tử
Mã số: 605270
Ngƣời thực hiện: Mạc Thị Phƣợng
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Bùi Trung Thành






Thái Nguyên - 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm gần đây, nhiều nghiên cứu trong điều khiển từ xa và
giám sát đã được thực hiện. Ưu điểm lớn nhất của điều khiển từ xa và giám sát
là khả năng thu thập dữ liệu và vận hành hệ thống ở bất cứ nơi nào tại bất kỳ
thời gian nào, với giao diện đồ họa dễ hiểu. Hệ thống điều khiển giám sát từ xa
có thể thông qua mạng Internet, mạng riêng, mạng điện thoại di động để thực
hiện tính năng giám sát điều khiển. Nghiên cứu này là xây dựng một cấu hình
mà cho phép theo dõi và kiểm soát các quá trình điều khiển hệ thống Simatic
PCS 7 bằng cách sử dụng điện thoại di động trên nền Symbian thông qua giao
thức GPRS.
Với mục tiêu trên, luận văn được xây dựng bao gồm 6 chương:
Chương 1: Giới thiệu chung
Chương 2: Tổng quan về đề tài
Chương 3: Phát triển dự án PCS7
Chương 4: Truyền thông cơ sở dữ liệu SQL và S60
Chương 5: Kết quả và thực nghiệm
Chương 6: Kết luận và kiến nghị
Được hoàn thành luận văn này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
nhất đến tất cả những bạn bè, đồng nghiệp có đóng góp trong công việc luận
văn của mình. Đặc biệt cảm ơn Thầy giáo, TS. Bùi Trung Thành đã hướng dẫn,
cố vấn, ra quyết định giúp tác giả thực hiện luận văn này thành công.
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện viết luận văn không thể tránh
khỏi những thiếu sót, rất mong được sự đóng góp của độc giả để luận văn này
được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


MỤC LỤC

Chƣơng
Nội dung
Trang
1
Giới thiệu chung
1.1 Giới thiệu chung
1.2 Đặt vấn đề
1.3 Mục tiêu nghiên cứu của luận văn
1.4 Phạm vi nghiên cứu
1
1
2
3
3
2
Tổng quan về đề tài
2.1 Hệ thống điều khiển quá trình Simatic PCS7
2.1.1 Bộ điều khiển logic lập trình (PLC)
2.1.2 Phần mềm WinCC
2.1.3 Simatic profibus
2.2 Giới thiệu truyền thông GSM cơ bản
2.2.1 Truyền thông GSM cơ sở
2.2.2 Đặc tính truyền dẫn
2.2.3 Đặc điểm và cấu trúc
2.2.4 Dịch vụ vô tuyến gói chung GPRS
2.3. Nền điện thoại di động Symbian S60
2.3.1 Giới thiệu về Symbian OS
2.3.2 Nền tảng thiết kế của hệ điều hành Symbian S60
2.3.3 Phát triển các ứng dụng trên nền S60
5

5
6
8
9
11
11
11
12
13
14
14
15
16
3
Phát triển dự án PCS7
3.1 Miêu tả mô hình
3.2 Nguyên lý hoạt động
3.3 Các lƣu đồ thuật toán điều khiển chƣơng trình
3.4. Yêu cầu phần cứng
3.5. Lập trình SIMATIC S7
19
19
20
24
25
25
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


3.6. Sự tạo thành trạm vận hành OS

32
Chƣơng
Nội dung
Trang
4
Truyền thông cơ sở dữ liệu SQL và S60
4.1 Cơ sở dữ liệu SQL và web server
4.1.1 Cấu trúc chung của hệ thống
4.1.2 Cơ sở dữ liệu và web server thực tế
4.1.3 Xây dựng Web server
4.1.4 Cơ sở dữ liệu MSSQL 2000 của WinCC
4.1.5 Web server nội bộ
4.2. Các ứng dụng của Symbian
4.2.1 Miêu tả chung các ứng dụng
4.2.2 Yêu cầu phần mềm
4.2.3 Sự tạo thành của dự án
4.3. Chức năng gửi SMS
4.4. Điều khiển từ điện thoại khách hàng
38
38
38
39
39
43
47
48
48
49
49
50

52
5
Kết quả và thực nghiệm
5.1 Vận hành trong dự án PCS7
5.1.1 Giao diện thời gian chạy HMI
5.1.2 Thiết lập đăng nhập cảnh báo
5.1.3 Mô phỏng chế độ hoạt động tự động
5.1.4 Mô phỏng chế độ hoạt động thủ công
5.1.5 Đăng nhập cảnh báo
5.1.6 Giá trị lƣu trữ và xu hƣớng trực tuyến
5.2 Cơ sở dữ liệu SQL
5.2.1 Cơ sở dữ liệu Wincc trong dự án bể chứa nƣớc
5.2.2 Cơ sở dữ liệu MySQL
5.2.3 Sự chuyển đổi giữa MSSQL và MySQL
53
53
53
53
54
55
55
56
57
57
58
59
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


5.3 Kết nối GPRS với điện thoại di động Symbian


60
Chƣơng
Nội dung
Trang
6
Kết luận và kiến nghị
6.1 Dự án tự động hoá với PCS7
6.2 Giao tiếp giữa điện thoại di động Symbian và PCS7
6.3 Kiến nghị
61
61
61
62

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ
Hình
Tên hình
Trang
Hình 1.1
Tổng quan về nghiên cứu
4
Hình 2.1
Cấu trúc hoàn chỉnh của SIMATIC PCS7
5
Hình 2.2
Cấu trúc hoàn chỉnh của PLC

6
Hình 2.3
Hình 2.4
Hình 2.5
Giao tiếp của WinCC
Các phiên bản Profibus
Profibus trong hệ thống điều khiển
9
10
11
Hình 2.6
Hình 2.7
Cấu trúc chung của mạng GSM
Các hãng có sử dụng hệ điều hành Symbian
12
14
Hình 2.8
Cấu trúc của phần mềm Symbian OS v6.1 cho nền S60
15
Hình 2.9
Mô phỏng bộ thiết kế S60
16
Hình 2.10
Hình 2.11
Cấu trúc ứng dụng cơ bản của thiết kế S60
Cấu trúc ứng dụng cơ bản
17
17
Hình 3.1
Biểu đồ quá trình xử lý nƣớc

19
Hình 3.2
Kết nối các đầu vào/ra của PLC
22
Hình 3.3
Hình 3.4
Hình 3.5
Lƣu đồ chƣơng trình chính
Lƣu đồ hoạt động thủ công (Manual
Lƣu đồ điều khiển theo chế độ tự động
23
24
24
Hình 3.6
Sơ đồ phần cứng trạm SIMATIC S7-300
26
Hình 3.7
Hình 3.8
Hình 3.9

Hình 3.10

Hình 3.11

Bảng liên các Tag đƣợc tạo trong WinCC
Giao diện hệ thống trạm vận hành OS khi thiết kế
Giao diện chƣơng trình ở chế độ auto và các tín hiệu trên S7-
300
Giao diện chƣơng trình ở chế độ tuyến 1 và các tín hiệu trên
S7-300

Giao diện chƣơng trình ở chế độ tuyến 2 và các tín hiệu trên
S7-300
34
34
35

35

36

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


Hình 3.12
Hình 3.13
Hình 3.14
Hình 3.15
Hình 3.16

Bảng giá trị của Tank 1
Bảng giá trị của Tank-2
Bảng giá trị của áp suất vi sai
Bảng thông báo trạng thái của hệ thống
Giao diện khi nhấn nút OFF
36
37
37
38
38
Hình 4.2

Cấu trúc của truyền thông ứng dụng HTTP
39
Hình 4.2
Hình 4.3
Hình 4.4
Hình 4.5
Hình 4.6
Hình 4.7

Hình 4.8
Hình 4.9
Hình 4.10

Hình 5.1
Hình 5.2
Hình 5.3
Hình 5.4
Hình 5.5

Hình 5.6
Hình 5.7
Hình 5.8
Hình 5.9
Khái niệm kiểm soát giao diện ngƣời dùng Web
Lƣợc đồ tƣơng tác giữa trình duyệt web và cơ sở dữ liệu
Cấu trúc cơ sở dữ liệu MySQL
Bảng AlgCSDataENU lƣu các thông tin sửa đổi của từ khoá.
Bảng cơ sở dữ liệu thời gian chạy trong wincc
WinCC/Connectivity Pack – truy nhập tới lƣu trữ trong
WinCC

Sự cập nhật dữ liệu của MSSQL – MySQL
Khái niệm vận hành điện thoại di động khách hàng
Lƣợc đồ tƣơng tác giữa điện thoại di động khách hàng và cơ
sở dữ liệu
Bảng điều khiển HMI trong WinCC
Thiết lập đăng nhập cảnh báo
Mô phỏng chế độ hoạt động tự động
Mô phỏng chế độ hoạt động nhân công
Đăng nhập cảnh báo trong suốt quá trình hoạt động của hệ
thống
Xu hƣớng xử lý trực tuyến
Các giá trị lƣu trữ
Trạng thái của từ khoá trong cơ sở dữ liệu MS SQL
Bảng chi tiết của cơ sở dữ liệu MySQL
41
41
43
45
46
48

49
49
50

54
55
55
56
56


58
58
59
59
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


Hình 5.10
Chuyển đổi dữ liệu tại web server nội bộ
60
DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU
Bảng
Tên bảng
Trang
Bảng 3.1
Bảng chú thích các kí hiệu vào/ra của PLC S7 300
21
Bảng 4.1
Các folder cho dự án
51
Bảng 5.1
Các trạng thái tƣơng tác giữa MSSQL – MySQL
61

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG

1.1. Giới thiệu chung
Với nhiều lợi thế, ngày nay hầu hết các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp
trong lĩnh vực dầu khí, ga, nƣớc, đƣờng, giấy… áp dụng các công nghệ tự động
hoá cho việc kiểm soát hệ thống. Có rất nhiều loại và công đoạn khác nhau của
các công nghệ tự động hóa mà có sự lựa chọn hệ thống điều khiển theo yêu cầu
của từng nhà máy cụ thể. Tuy nhiên, mục đích chung của việc sử dụng công
nghệ tự động hóa là để giảm chi phí lao động, tăng năng xuất, nâng cao chất
lƣợng sản phẩm, khả năng kiểm soát chính xác và tin cậy của các dây chuyền
sản xuất.
Công nghệ tự động hóa đầu tiên đã đƣợc biết đến đó là sử dụng bộ điều
khiển lôgic lập trình đƣợc (PLC: Programmable Logic Controller) để điều khiển
các quá trình riêng biệt, với hệ thống xử lý đơn giản. Trong công nghiệp hiện đại,
các thiết bị và hệ thống của một nhà máy có mối quan hệ lẫn nhau, phần cứng
(nhƣ máy tính, PLC, DCS, vv) và phần mềm đƣợc kết hợp với nhau thành một
hệ thống tự động hóa tích hợp. Hệ thống này đủ mạnh và có thể thực hiện tất cả
các chức năng tự động hóa của nhà máy.
Hệ thống điều khiển quá trình (PCS: Process Control System) Simatic
PSC7 là một thế hệ mới của hệ thống điều khiển của Siemens, nâng cấp các hệ
thống tự động hóa PLC cho môi trƣờng Windows và giao tiếp ngƣời máy (HMI:
Human Machine Interface). Simatic PCS7 bao gồm các hệ thống HMI, các hệ
thống tự động hóa, các mạng lƣới truyền thông, phân phối I/O (từ xa), và các
công cụ kỹ thuật khác. Thiết kế của Simatic PCS7 dựa trên kiến trúc kiểu mô-
đun hoá và mở bằng cách sử dụng công nghệ state-of-the-art Simatic, thực hiện
nhất quán các tiêu chuẩn công nghiệp và các chức năng tự động hóa quá trình,
hiệu năng sử dụng phần cứng và phần mềm cao. Vì vậy, ngƣời dùng đạt đƣợc
chi phí thực hiện có hiệu quả kinh tế cao và dạt đƣợc sự hoạt động tối ƣu của
thiết bị tự động hóa quá trình trong tất cả các giai đoạn: việc lập kế hoạch,
nghiên cứu, việc đƣa máy móc vào hoạt động, đào tạo, vận hành, bảo trì, việc
cung cấp dịch vụ, mở rộng và đổi mới.
Trong xu hƣớng phát triển, các hệ thống tự động hóa không chỉ kiểm soát

tại nội bộ HMI mà còn đƣợc kiểm soát và giám sát từ xa, đƣợc gọi là hệ thống
kiểm soát, điều khiển và giám sát dữ liệu (SCADA: Supervisory Control and
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


Data Acquisition). Hơn nữa, tự động hoá hiện đại hoá, đang đƣợc phát triển, có
thể đƣợc kiểm soát và giám sát thông qua mạng Internet. Giải pháp khác để điều
khiển từ xa và giám sát đƣợc gọi tắt là kiểm soát từ xa bằng cách sử dụng truyền
dữ liệu không dây dựa vào dịch vụ vô tuyến gói chung (GPRS: General Packet
Radio Service) hay sử dụng Dịch vụ nhắn tin nhắn (SMS), đó là hai đặc điểm
quan trọng của hệ thống di động toàn cầu (GSM).
Nói chung, hệ thống tự động hóa đang tiếp tục phát triển với độ tin cậy
cao, vận hành đơn giản, và điều khiển linh hoạt.
1.2. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, nhiều nghiên cứu trong điều khiển từ xa và
giám sát đã đƣợc thực hiện. Lĩnh vực thú vị nhất là kiểm soát và giám sát từ xa
qua mạng Internet. Trong lĩnh vực này, nhiều ứng dụng đã đƣợc thực hiện trong
phòng thí nghiệm nhƣ: Tuyến Internet cho các thí nghiệm kiểm soát của một số
trƣờng đại học tại Singapore. Một số nghiên cứu khác đang đƣợc tập trung nhƣ
kiểm soát robot thông qua Internet và giám sát từ xa, điều khiển quá trình cho
các nhà máy. Ƣu điểm lớn nhất của điều khiển từ xa và giám sát qua internet là
khả năng thu thập dữ liệu và vận hành hệ thống ở bất cứ nơi nào tại bất kỳ thời
gian nào, với giao diện đồ họa dễ hiểu. Tuy nhiên, do tốc độ chậm và tỷ lệ
truyền dẫn không phù hợp, kết quả là trong các hệ thống không ổn định, internet
đã không đƣợc thừa nhận rộng rãi trong các ứng dụng công nghiệp [3].
Xu hƣớng khác của điều khiển và giám sát từ xa đƣợc dựa trên tính năng
phụ của hệ thống toàn cầu cho truyền thông di động (GSM). Trong trƣờng hợp
này, điện thoại di động đóng vai trò nhƣ là trạm hoạt động từ xa. Việc truyển dữ
liệu đƣợc thực hiện trên dịch vụ nhắn tin ngắn (SMS) và giao thức ứng dụng
không dây (WAP) thông qua một cổng web hoặc một máy chủ [4]. Đƣợc gọi là

lĩnh vực phổ biến nhất, phạm vi rộng, không dây, mạng lƣới kỹ thuật số, điều
này là rất thuận tiện để sử dụng thiết bị GSM, đặc biệt là điện thoại di động,
trong việc kiểm soát bất kỳ hệ thống hoạt động nào. Tuy nhiên, điều khiển từ xa
bằng điện thoại di động GSM đối mặt với nhiều bất lợi, làm hạn chế những ứng
dụng. Hạn chế khác là cần thời gian dài để thiết lập một kết nối dữ liệu, băng
thông thấp gây ra các giao diện thấp [5], phí kết nối cao, vv. Đến nay, hình thức
hoạt động này đƣợc áp dụng cho các dự án nhỏ nhƣ tòa nhà thông minh.
Những bất tiện trên có thể đƣợc thực hiện bằng cách sử dụng General
Packet Radio Service (GPRS), vì tốc độ truyền tải nhanh hơn và chi phí kết nối
rẻ hơn. Một số nhà sản xuất tự động hóa, chẳng hạn nhƣ Siemens, đã áp dụng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


GPRS trong việc kiểm soát hệ thống của họ. Tuy nhiên, hầu hết sản phẩm đều
đƣợc phát triển để điều khiển bằng máy tính. Chúng có phần mềm riêng và chỉ
thích hợp cho một số thiết bị cụ thể.
Sau cùng, với tốc độ phát triển về chất lƣợng sóng mang GSM, bên cạnh
sự phát triển nhanh chóng của công nghệ điện thoại di động nhƣ bộ nhớ lớn hơn,
tăng tốc độ xử lý, màu sắc và màn hình lớn, chúng là nền tảng tốt để xây dựng
một hệ thống điều khiển quá trình, do đó có thể đƣợc kiểm soát và giám sát từ
xa bằng cách sử dụng điện thoại di động thông qua giao thức GPRS.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn
Mục tiêu của nghiên cứu này là xây dựng một cấu hình mà cho phép theo
dõi và kiểm soát các quá trình điều khiển hệ thống Simatic PCS 7 bằng cách sử
dụng điện thoại di động trên nền Symbian thông qua giao thức GPRS. Một số
mục tiêu cụ thể cần phải đƣợc hoàn thành của luận văn:
- Xây dựng một ứng dụng cho trạm điều hành OS để nó hoạt động đƣợc
với mạng Internet thông qua GPRS.
- Xây dựng một web server có thể nhận và truyền dữ liệu giữa PCS 7 và
ISP (Internet Service Provider).

- Tạo một dự án tự động hóa bằng cách sử dụng PCS7. Bao gồm các
chƣơng trình Simatic Step 7, WinCC và cấu hình cơ sở dữ liệu
MSSQL Server cho hệ thống SCADA.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
Do phạm vi quá lớn của đề tài. Nghiên cứu này sẽ chỉ tập trung vào những
điểm sau đây:
- Xây dựng một mô hình dự án (project) gồm hệ thống SCADA đƣợc
thực hiện bằng cách sử dụng PCS 7.
- Xây dựng một chƣơng trình ứng dụng cho dòng điện thoại di động
Symbian nền S60. Các ứng dụng đang phát triển bằng Metrowerks
Studio CodeWarrior cho hệ điều hành Symbian. Các nền tảng hệ điều
hành Symbian khác nhƣ S80, S90 có thể dễ dàng đƣợc nâng cấp.
- Một web server Apache - PHP đƣợc xây dựng cho phép ngƣời dùng
truy cập cơ sở dữ liệu SQL của PCS7 từ điện thoại di động hoặc trình
duyệt web. Các trang web sẽ đƣợc thực hiện bằng ngôn ngữ PHP và
HTML.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


Toàn bộ nội dung nghiên cứu đƣợc thể hiện trong hình vẽ sau.
`

GSM
PROVIDER
SYMBIAN CLIENT
MOBILE PHONE
GPRS-HTTPS
SMS
PCS 7:
- WinCC

- Simatic S7
- MSSQL server
Hard wire
Model
MPI
HTTPS
TCP/IP
FireWall
Web Server
PLC S7

HTTPS
IP
Network
`
Web Browser
HTTPS


Hình 1.1 Tổng quan về nghiên cứu


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



CHƢƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
2.1 Hệ thống điều khiển quá trình Simatic PCS7
Simatic PCS7, một hệ thống điều khiển phân tán (DCS) của Siemens, là

một hệ thống kỹ thuật phổ biến để cấu hình hệ thống điều khiển và hỗ trợ các dự
án xử lý trên diện rộng. Với hệ thống kỹ thuật linh hoạt nó có thể đƣợc sử dụng
tốt với tất cả các thiết bị, từ quy mô nhỏ đến các nhà máy lớn. Mặt khác, Simatic
PCS7 có khả năng điều khiển từ một hệ thống đơn lẻ, bao gồm khoảng 160 điểm,
đến một hệ thống phân phối đa ngƣời dùng với kiến trúc điều khiển phân cấp
chủ/tớ lên đến 60.000 đối tƣợng xử lý [7].

Hình 2.3 Cấu trúc hoàn chỉnh của SIMATIC PCS7
Thiết kế của Simatic PCS7 dựa trên một kiến trúc kiểu mô-đun và cấu
hình mở bằng cách sử dụng công nghệ state-of-the-art SIMATIC, bao gồm việc
thực hiện các tiêu chuẩn công nghiệp và chức năng kiểm soát quá trình kết hợp
với hiệu suất cao. Điều này có nghĩa rằng với Simatic PCS7, ngƣời dùng có thể
đạt đƣợc chi phí thực hiện và hoạt động có hiệu quả kinh tế cao trong quá trình
kiểm soát tất cả các giai đoạn. Simatic PCS7 mở rộng trên tất cả các mức. Nó
bao gồm các hệ thống tự động hóa và quá trình vào/ra cũng nhƣ mạng lƣới
truyền thông công nghiệp, hệ thống ngƣời vận hành và các hệ thống kỹ thuật.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


Simatic PCS7 có thể kết hợp với các sản phẩm của các nhà cung cấp khác.
Simatic PCS7 bao gồm một số thành phần sau đây:
- Phần cứng: chuẩn PC với hệ điều hành WinNT, PLC S7, I/O module,
giao tiếp Bus (Profibus,Ethernet).
- Phần mềm: Step7, SCL, SFC, CFC, WinCC, vv…
2.1.1 Bộ điều khiển logic lập trình (PLC)
Lần đầu tiên đƣợc giới thiệu vào đầu những năm 1970 trong ngành công
nghiệp xe hơi Mỹ, PLC đã nhanh chóng đƣợc phổ biến rộng rãi vì độ tin cậy và
an toàn của nó. Đến nay, chức năng, độ tin cậy, tính linh hoạt và hiệu quả của
PLC đang tiếp tục đƣợc phát triển [8]. PLC bao gồm năm khối cơ bản: Bộ vi xử
lý, bộ nhớ, giao tiếp vào/ra, mô-đun nguồn cung cấp, và thiết bị lập trình. Cấu

trúc cơ bản của một PLC đƣợc mô tả trong hình 2.2

Hình 2.4 Cấu trúc đầy đủ của PLC
PLC hoạt động bằng cách quét liên tục một chƣơng trình. Trƣớc tiên, nó
lấy tất cả các dữ liệu đầu vào từ các thiết bị cảm biến khác nhau. Tiếp theo, PLC
thực hiện các chƣơng trình hoạt động của ngƣời dùng đƣợc lƣu trữ trong bộ nhớ
chƣơng trình. Cuối cùng, truyền các quyết định dƣới dạng tín hiệu đến đầu ra
thích hợp để điều khiển thiết bị. Sau đó chu kỳ lặp đi lặp lại. Nguồn cung cấp
cấp điện áp cần thiết cho các hoạt động điều khiển. Nguyên tắc hoạt động của
các thành phần chính trong PLC đƣợc mô tả nhƣ sau:
 Bộ vi xử lý còn gọi là bộ xử lý trung tâm (CPU) thực hiện biên dịch tín
hiệu đầu vào từ các thiết bị đƣợc điều khiển, sau đó điều khiển theo

Giao diện vào
Bộ vi xử lý
Giao diện ra
Bộ nhớ
Nguồn cung cấp
Thiết bị lập
trình
Digital
Analog
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


chƣơng trình đƣợc lƣu trữ trong bộ nhớ của CPU và đƣa tín hiệu đến đầu
ra thích hợp.
 Bộ nhớ là nơi lƣu trữ chƣơng trình sử dụng cho các hoạt động điều khiển,
nó có thể là ROM, RAM, EPROM. Ngƣời ta luôn chế tạo nguồn dự
phòng cho RAM để duy trì chƣơng trình khi mất điện nguồn. Thời gian

duy trì phụ thuộc vào từng PLC cụ thể. Bộ nhớ đƣợc chế tạo dạng module
với các kích cỡ khác nhau dễ dàng thích nghi với chức năng điều khiển và
dễ mở rộng dung lƣợng nhớ.
 Module đầu vào/đầu ra chuyển đổi tín hiệu đến/ từ các thiết bị đƣợc điều
khiển thành dạng tƣơng thích với bộ vi xử lý. Các tín hiệu vào thƣờng từ
các công tắc, các bộ cảm biến, các tế bào quang điện…, các tín hiệu ra có
thể cung cấp cho các công tắc, rơle, van điện từ, động cơ điện nhỏ….
 Thiết bị lập trình ngày nay thƣờng là máy tính cá nhân. Ngôn ngữ lập
trình bao gồm LAD (Ladder), FBD (Function Block Diagram), STL
(Statement List), và SCL. Các chƣơng trình ngƣời dùng có chứa tất cả các
hƣớng dẫn và khai báo cho quá trình xử lý tín hiệu theo các tác vụ điều
khiển đã xác định. Có nhiều loại khối khác nhau nhƣ: khối tổ chức (OB),
khối dữ liệu (DB), khối chức năng (FB), v v.
 Nguồn cung cấp có nhiệm vụ chuyển đổi điện áp AC thành các mức điện
áp phù hợp để cung cấp nguồn nuôi cho bộ vi xử lý và các module vào/ra.
So với phƣơng pháp điều khiển truyền thống, điều khiển tự động bằng
PLC có một số lợi ích sau:
 Dễ dàng thay đổi chƣơng trình: Nó rất dễ dàng thay đổi hệ thống điều
khiển và các quy tắc điều khiển bằng cách lập trình lại mà gần nhƣ không
cần mắc nối lại dây. Nhờ đó hệ thống rất linh hoạt và hiệu quả.
 Có chức năng mở rộng: Nếu các chức năng bổ sung là cần thiết, một hệ
thống điều khiển truyền thống cần phải đƣợc trang bị các thiết bị bổ sung.
Một PLC có một loạt các chức năng mở rộng cần xây dựng nhƣ Rơ le, bộ
tính giờ, bộ đếm và các hàng đợi, mà có thể tự do truy cập bất kỳ lúc nào.
 Độ tin cậy: Các linh kiện điện tử có tuổi thọ cao hơn các thiết bị cơ điện.
Độ tin cậy của PLC ngày một tăng, bảo dƣỡng định kỳ thƣờng không cần
thiết nhƣng với điều khiển truyền thống bằng rơ le thì bảo dƣỡng định kỳ
là cần thiết.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



 Giao tiếp: PLC đang tăng khả năng giao tiếp tốt hơn cho phép kết nối vào
mạng lƣới của bộ điều khiển công nghiệp, tạo điều kiện trao đổi với các
dữ liệu trên quy mô lớn.
 Tiết kiệm không gian: PLC đòi hỏi ít không gian hơn so với bộ điều khiển
bằng role tƣơng đƣơng.
2.1.2. Phần mềm WinCC (SIMATIC Windows Control Centre)
SIMATIC WinCC là phần mềm thiết kế, lập trình cho hệ thống SCADA.
Nó đƣợc phát triển bởi SIEMENS và đƣợc tích hợp với phần mềm STEP7. Phần
mềm này có hiệu suất rất cao về các chức năng lập trình HMI (Human –
Machine Interface) và hệ thống SCADA cho máy tính [9]. Nói chung, WinCC
cung cấp ba phƣơng pháp tiếp cận cho một cấu hình: Sử dụng công cụ tiêu
chuẩn WinCC; sử dụng ứng dụng Windows hiện có với phần mềm WinCC
thông qua DDE (Dynamic Data Exchange), OLE (Object Linking and
Embedding), ODBC (Open Database Connectivity), và ActiveX; sử dụng Visual
C++ hay Visual Basic để phát triển các ứng dụng nhúng. Vì thế, WinCC là hệ
thống HMI cho các cấu hình nhanh và chi phí có hiệu quả. Mặt khác nó là nền
tảng một hệ thống mở rộng vô hạn. Tính mô đun hoá và tính linh hoạt của
WinCC cho khả năng hoàn toàn mới cho việc lập kế hoạch và triển khai thực
hiện tác vụ tự động hóa.
WinCC cung cấp module hệ thống trực quan, nhắn tin, thu lại và lƣu trữ
dữ liệu xử lý. Nó cũng cung cấp khả năng tích hợp ứng dụng ngƣời dùng tự định
nghĩa.
 Bộ thiết kế đồ họa: Một thƣ viện toàn diện có sẵn với các đối tƣợng đƣợc
cấu hình trƣớc cũng nhƣ hỗ trợ hình ảnh động của trình thuật. Các đối
tƣợng đƣợc định nghĩa trƣớc có xu hƣớng hƣớng về các cửa sổ, thanh đồ
thị , đầu vào/đầu ra, cửa sổ bản tin cảnh báo hoặc đồ họa phức tạp.
 Hệ thống tin nhắn: Sử dụng các trình thuật tích hợp để cấu hình bản tin
cảnh báo một cách dễ dàng.
 Từ khoá Logging: Đảm bảo dữ liệu xử lý sẽ đƣợc lƣu trữ theo định kỳ

hoặc theo điều kiện cụ thể.
 Hệ thống thông báo: Các hệ thống thông báo in ra các báo cáo thay đổi
với dữ liệu sản xuất hoặc tài liệu hƣớng dẫn cấu hình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


 Trình duyệt từ khoá (Tag Browser): Phần lớn bộ quản lý dữ liệu (Data
Manager) đƣợc tích hợp trong phần mềm STEP7. Trình duyệt từ khoá cho
phép truy cập trực tiếp đến các từ khoá PLC. Ý nghĩa của phƣơng pháp
này là tiết kiệm thời gian về kỹ thuật, đặc biệt là ở các cấu hình lớn.
Điều đó cho thấy rằng WinCC là cầu nối giữa lĩnh vực truyền thông và
truyền dữ liệu. Trong trƣờng hợp các lĩnh vực truyền thông có vị trí ở cấp độ tự
động hóa (PLC) và truyền dữ liệu là mức sản xuất đại diện cho mạng. Giao tiếp
dữ liệu bao gồm nhiều kênh truyền thông khác nhau nhƣ trình điều khiển
SIMATIC S7, PROFIBUS DP, PROFIBUS FMS, Industrial Ethernet, TCP/IP,
Server và DDE ActiveX.
WinCC V6 sử dụng MS SQL Server 2000 nhƣ là cơ sở dữ liệu cho các
ứng dụng của nó. Cơ sở dữ liệu thƣờng là file dữ liệu có cấu hình định hƣớng
theo danh sách nhƣ; danh sách từ khoá và văn bản thông báo. Nó cũng lƣu trữ
dữ liệu xử lý hiện thời nhƣ tin nhắn, các giá trị đo đƣợc và hồ sơ dữ liệu ngƣời
sử dụng. Cơ sở dữ liệu WinCC có thể đƣợc truy cập không chỉ thông qua ODBC,
mà còn thông qua giao diện lập trình mở (C-API) nhƣ một trạm khách hàng.
MS SQL Server đƣợc coi là hệ thống mở mà các cửa sổ ứng dụng khác có
thể truy cập trực tiếp vào các nguồn dữ liệu trong cơ sở dữ liệu WinCC. Với sự
trợ giúp của các ngôn ngữ lập trình SQL và công cụ kết nối tƣơng ứng (ví dụ
nhƣ ODBC), khách hàng khác (ví dụ: cơ sở dữ liệu Unix, Oracle, Informix)
cũng có thể truy cập vào tài nguyên dữ liệu trong cơ sở dữ liệu WinCC .

Hình 2.3 Giao tiếp của WinCC
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



2.1.3. Simatic Profibus
Profibus (Process FieldBUS), một mạng lƣới điều khiển công nghiệp đƣợc
sử dụng để tự động hóa nhà máy sản xuất, kiểm soát quy trình, điều khiển
chuyển động và an toàn mạng lƣới. Sử dụng kiến trúc phân cấp chủ/tớ, các
"Profiles" riêng biệt đƣợc sử dụng để hỗ trợ cho mỗi lĩnh vực này. Vào năm
1993 SIEMENS đã giới thiệu Profibus, Profibus cung cấp dịch vụ tại các lớp 1,
2 và 7 của mô hình OSI. Mặc dù, lớp 2 cũng cung cấp một số chức năng của các
lớp 3, 4 và 5. Lớp 1(lớp vật lý) có thể là RS-485, RS-485-IS, MBP hoặc cáp sợi
quang.
Là một trong những giao thức fieldbus nổi tiếng nhất trong công nghiệp
Châu Âu, Profibus đƣợc sử dụng rộng rãi cho các ứng dụng tự động hóa liên kết
truyền thông đa ứng dụng cho các thiết bị công nghiệp, cũng nhƣ truyền thông
cấp tế bào. Một mạng lƣới Profibus có thể đạt hơn 10 triệu nút. Giao thức
Profibus có thể chuyển lên đến 244 byte dữ liệu trên mỗi nút mỗi chu kỳ với tốc
độ truyền là 12Mb/s trong khoảng cách 100m. Nếu không có bộ lặp, tốc độ
truyền là 93.75Kb/s với khoảng cách tối đa là 1200m.
Có ba phiên bản Profibus khác nhau tƣơng ứng với các ứng dụng của nó:
Profibus-FMS (Fieldbus Message Specification), PROFIBUS-DP và
PROFIBUS-PA

Hình 2.4 Các phiên bản Profibus
Profibus-FMS là giải pháp phổ biến của tác vụ truyền thông ở cấp trên và
cấp truyền thông công nghiệp. Để thực hiện tác vụ giao tiếp rộng rãi với các dữ
liệu không tuần hoàn hoặc tuần hoàn ở tốc độ trung bình, các dịch vụ FMS cung
cấp một loạt các chức năng và tính năng linh hoạt.
Profibus DP tối ƣu hóa phiên bản của Profibus, đặc biệt dành riêng cho
thời gian giao tiếp quan trọng giữa hệ thống tự động hóa và thiết bị ngoại vi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



phân phối. Nó đƣợc thay thế cho các dây song hành của tín hiệu đo lƣờng 24V
và 4-20mA.
Profibus PA là giải pháp cho quá trình tự động hóa, kết nối hệ thống và
thiết bị phân tán. Nó dựa trên Profibus DP và cho phép một giao tiếp thông suốt
để tự động hóa quá trình tự động. Profibus PA xác định hành vi của các thiết bị
và đảm bảo khả năng tƣơng tác đầy đủ và trao đổi của thiết bị từ các nhà sản
xuất khác nhau.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



Hình 2.5 Profibus trong hệ thống điều khiển
2.2. Giới thiệu truyền thông GSM cơ bản
2.2.1 Truyền thông GSM cơ sở
Hệ thống truyền thông di động toàn cầu (GSM: Global System for Mobile
Communications), với một công nghệ điện thoại di động số TDMA (Time
Division Multiple Access), là hệ thống chủ yếu không chỉ ở châu Âu, mà còn
đƣợc sử dụng trên toàn thế giới. Phát triển trong những năm 1980, GSM lần đầu
tiên đƣợc triển khai tại bảy quốc gia châu Âu năm 1992 và đã nhanh chóng lan
ra trên toàn thế giới. GSM hoạt động ở băng tần 900MHz (GSM-900) và
1.8GHz (GSM-1800) ở châu Âu và 1.9GHz (GSM-1900) tại Hoa Kỳ.
Một cấu hình GSM cơ bản bao gồm một trạm di động còn gọi là thuê bao
và một trạm cơ sở hoặc trạm thu phát mà giám sát kết nối vô tuyến với trạm di
động. Cơ sở hạ tầng mạng thực hiện chuyển mạch các cuộc gọi giữa ngƣời sử
dụng điện thoại di động và đƣờng dây hoặc giữa các mạng di động và các chức
năng quản lý hỗ trợ. Hiệu suất mạng, các hoạt động, thiết lập đƣợc giám sát và
quản lý bởi các trung tâm vận hành và bảo trì. Các trạm di động và trạm cơ sở sử
dụng một kết nối vô tuyến hoặc giao diện không dây để cho phép truyền dữ liệu

[10].
2.2.2 Đặc tính truyền dẫn
Mỗi điện thoại di động thực hiện việc truyền thông trong các mạng GSM
bằng cách sử dụng tính năng từ khoá thông minh SIMs (Subscriber Identity
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


Modules) cho phép nhận dạng duy nhất mỗi thuê bao di động. Mỗi SIM làm
việc cùng với một chiếc điện thoại GSM tƣơng thích và hỗ trợ chuyển vùng phổ
biến. Do cá nhân bất kỳ có thể truy cập vào các môi trƣờng vô tuyến nên an ninh
là một yếu tố quan trọng trong một mạng lƣới truyền thông di động. Trong một
cấu hình GSM, SIMs cũng hỗ trợ xác thực ngƣời dùng và mã hóa dữ liệu
Công nghệ GSM cho phép ngƣời sử dụng điện thoại di truy cập internet,
mạng nội bộ, và mạng extranets khi họ đi du lịch ở các nƣớc có vùng phủ sóng
GSM. Mạng GSM vận chuyển dữ liệu ở tốc độ 14,4 Kbps và kích hoạt dịch vụ
nhắn tin ngắn (SMS) để truyền tin nhắn có chứa tối đa là 160 ký tự.
2.2.3 Đặc điểm và cấu trúc
Mạng GSM Bao gồm các chức năng nhƣ chuyển vùng quốc tế, kiến trúc
mở; tính linh hoạt cao; cài đặt dễ dàng; hoạt động liên kết với ISDN (Integrated
Services Digital Networks), CSPDN (Circuit-Switched Public Data Network),
PSPDN (Packed Switched Public Data Network), và PSTN (Public-Switched
Telephone Network); chất lƣợng tín hiệu cao và liên kết toàn vẹn; hiệu quả sử
dụng phổ cao; chi phí cơ sở hạ tầng thấp; chi phí thấp vận hành, thiết bị đầu
cuối nhỏ gọn, và có các tính năng bảo mật.

Hình 2.6 Cấu trúc chung của mạng GSM
Trạm di động (MS) bao gồm các thiết bị di động (thiết bị đầu cuối) và một
từ khoá thông minh đƣợc gọi là SIM. SIM cung cấp tính năng di động cá nhân
để ngƣời dùng có thể truy cập vào dịch vụ thuê bao đăng ký của một thiết bị đầu
cuối cụ thể. Bằng cách chèn từ khoá SIM vào một thiết bị đầu cuối GSM, ngƣời

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


dùng có thể nhận cuộc gọi tại thiết bị đầu cuối này, thực hiện cuộc gọi từ thiết bị
đầu cuối này đến các thuê bao khác.
Phân hệ trạm gốc BSS (Base Station Subsystem) có trách nhiệm xử lý lƣu
lƣợng giữa một MS và phân hệ chuyển mạch mạng NSS (Network Switching
Subsystem). BSS mang mã truyền dẫn của các kênh thoại, định vị các kênh vô
tuyến tới điện thoại di động, quản lý chất lƣợng truyền dẫn và tiếp nhận trên
giao diện không dây và nhiều tác vụ khác liên quan đến mạng vô tuyến. BSS
bao gồm hai phần, Trạm thu phát gốc BTS (Base Transceiver Station) và bộ
điều khiển trạm gốc BSC (Base Station Controller).
Phân hệ chuyển mạch mạng NSS (Network Switching Subsystem) thực
hiện chức năng chuyển mạch và quản lý liên lạc giữa điện thoại di động và các
mạng chuyển mạch điện thoại công cộng. Nó đƣợc triển khai bởi ngƣời vận
hành điện thoại di động và cho phép điện thoại di động có thể liên lạc với nhau
và với điện thoại trong mạng viễn thông rộng hơn.
2.2.4 Dịch vụ vô tuyến gói chung GPRS (General Package Radio Service)
General Packet Radio Service (GPRS) đã đƣợc phát triển để đáp ứng với
thách thức là cung cấp dịch vụ truy cập vô tuyến gói thông qua các thiết bị GSM.
Với giải pháp nâng cao thứ hai thế hệ cũng đƣợc gọi là 2.5G, GPRS bao phủ
một mạng chuyển mạch gói mà hoạt động trên một mạng chuyển mạch kênh
GPRS. Các thuê bao GPRS sử dụng truyền thông di động và một địa chỉ IP để
truy cập vào các ứng dụng của nó.
Số lƣợng thuê bao đăng ký GPRS chia sẻ nguồn tài nguyên vô tuyến theo
loại tế bào phụ thuộc vào độ bền của giao diện không dây và các loại ứng dụng
hỗ trợ. Nó có khả năng cho phép truy xuất dữ liệu và truyền dữ liệu qua mạng
điện thoại di động ở tốc độ lên đến 171.2Kbps bằng cách sử dụng tám khe thời
gian.
Công nghệ GPRS hỗ trợ duyệt web, chat nhóm, các liên kết đến các ứng

dụng đa phƣơng tiện, vv Nó cũng cho phép theo dõi từ xa và điều khiển từ xa
của các thiết bị gia dụng và tạo dịch vụ email bằng cách kết nối vào mạng LAN
từ xa. Ngoài ra, việc phát triển GPRS còn hỗ trợ truyền các bức ảnh và hình ảnh
tĩnh, cho phép chia sẻ tài liệu và các tài sản khác.
Với yêu cầu kết nối liên tục thì GPRS là phù hợp để đƣợc tính cƣớc theo
số lƣợng dữ liệu truyền hơn là theo thời gian kết nối. Kết nối trực tuyến có ích
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


hơn là vì dữ liệu đƣợc chuyển với trễ ít hơn. Một số lợi thế đối với kết nối liên
tục của GPRS đó là:
 Email đƣợc chuyển giao không thông qua thực hiện việc kết nối để thu
thập. Bản tin có thể đƣợc truyền tới ngƣời dùng để thông báo với họ về
những sự kiện quan trọng hay thông tin. Các cuộc gọi điện thoại có thể
đƣợc thực hiện đồng thời khi ngƣời dùng truy cập vào dữ liệu qua GPRS.
 Các ứng dụng có thể đƣợc sử dụng trong một môi trƣờng chia sẻ. Dữ liệu
đƣợc chia sẻ dễ dàng thực hiện nhƣ đang đƣợc kết nối tới một mạng nội
bộ (LAN).
 Các ứng dụng có thể đƣợc tải về và cài đặt, cho phép nhận cập nhật phần
mềm,vv
2.3. Nền điện thoại di động Symbian S60
2.3.1. Giới thiệu về Symbian OS
Symbian OS là hệ điều hành tiêu chuẩn công nghiệp toàn cầu cho điện
thoại thông minh, và đƣợc cấp phép cho các nhà sản xuất thiết bị cầm tay hàng
đầu thế giới, những nhà sản xuất mà chiếm hơn 85 phần trăm doanh thu hàng
năm trên toàn thế giới về điện thoại di động. Đƣợc thành lập vào năm 1998 với
mục tiêu là cung cấp một tiêu chuẩn chung và cho phép tiếp thị cho một kỷ
nguyên mới về thiết bị không dây, hiện nay các nhà sản xuất đƣợc cấp phép hệ
điều hành Symbian bao gồm Nokia, Siemens, Panasonic, Sony Ericsson,
Motorola, Samsung, vv Hình dƣới đây cho thấy các nhà sản xuất đƣợc cấp

giấy phép Symbian OS.

Hình 2.7 Các hãng có sử dụng hệ điều hành Symbian [13]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


Hệ điều hành Symbian là một hệ điều hành đƣợc thiết kế đặc biệt cho các
thiết bị di động. Một thiết bị dựa trên hệ điều hành Symbian có một số lớp phần
mềm và phần cứng để xử lý các khía cạnh khác nhau của thiết bị nhƣ giao diện
ngƣời dùng (UI), kỹ thuật xử lý dữ liệu ứng dụng, chức năng của hệ thống lõi,
xử lý và điều khiển thiết bị và ứng dụng phần cứng.
Hệ điều hành Symbian có một số đặc điểm đáng kể. Nó chạy trên thiết bị
sử dụng nguồn pin tiêu thụ điện năng thấp. Đƣợc thiết kế cho các thiết bị với
yêu cầu có bộ nhớ hạn chế. Các bộ thiết kế có thể xây dựng các ứng dụng riêng
bởi vì Symbian là một hệ điều hành mở. Độ tin cậy và độ ổn định là đáng kể,
các ứng dụng có thể chạy trong nhiều năm mà không bị đóng lại, thành phần cơ
bản trợ giúp hệ điều hành có thể chạy trên nhiều nền.
Phần mềm của một thiết bị điển hình hệ điều hành Symbian đƣợc chia
thành một số lớp nhƣ sau:

Hình 2.8 Cấu trúc của phần mềm Symbian OS v6.1 nền S60 [12]
Ghi chú: - HSCSD High Speed Circuit Switched Data
- KVM Virtual Machine
2.3.2. Nền tảng thiết kế của hệ điều hành Symbian S60
Series 60 Developer Platform mô tả cho một thiết bị đầu cuối di động với
nển khác nhau. Đƣợc thiết kế đặc biệt xung quanh khả năng xử lý các thiết bị
cầm tay bằng cách sử dụng một giao diện ngƣời dùng trực quan. Nó định nghĩa
một số yêu cầu tối thiểu cho nhà sản xuất, chẳng hạn nhƣ màn hình màu và bàn
phím. Nó để dành nhiều tính năng cho các nhà sản xuất và nhà cung cấp dịch vụ
để phân biệt sản phẩm của họ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


Series 60 Developer Platform cung cấp một nền tảng dựa trên các tiêu
chuẩn có sức mạnh, ổn định mà các nhà thiết kế có thể sử dụng để xây dựng các
ứng dụng cho nhiều loại thị trƣờng, từ giải trí đến doanh nghiệp. Phát triển ứng
dụng trên Series 60 Developer Platform là một đầu tƣ tốt, bởi vì Platform đƣợc
thiết kế để làm việc trên các thiết bị hiện tại và tƣơng lai sau này. Các nhà thiết
kế ứng dụng cho Platform có thể sẽ hỗ trợ nhiều loại thiết bị tƣơng lai phù hợp
với các chi tiết kỹ thuật [14].
Các tính năng chính của nền Series 60 có thể đƣợc tóm tắt nhƣ:
- 176 x 208 điểm ảnh trên màn hình màu
- Có khả năng vận hành bởi một thiết bị cầm tay
- Nhắn tin internet, email bằng cách sử dụng giao thức POP3, IMAP4,
SMTP, và SMS
- Các giao thức điện thoại di động: Thoại 2G và dữ liệu chuyển mạch
kênh, 2.5G dữ liệu chuyển mạch gói và tin nhắn SMS.
- Giao thức truyền thông TCP/IP, WAP, Bluetooth, hồng ngoại, nối tiếp,
vv
Hình 2.9 cho thấy giao diện mô phỏng của hệ điều hành Symbian S60
FP2, nó gần giống nhƣ một chiếc điện thoại thực sự về hiển thị và các phím
chức năng. Bộ mô phỏng cho phép xem và thử nghiệm các ứng dụng trên máy
tính trƣớc khi cài đặt chúng vào một thiết bị thực. Nó cung cấp một giao diện đồ
họa của một điện thoại thực tế và chức năng điện thoại để thử nghiệm ứng dụng
của bạn. Các bộ mô phỏng mô tả các hoạt động của một ứng dụng trên điện
thoại thật chính xác do đó mà phát triển ứng dụng có thể đƣợc thực hiện ngay cả
trƣớc khi có sẵn một chiếc điện thoại .

×