Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

so sánh trong truyện ngắn của nhà văn nguyễn công hoan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (577.77 KB, 94 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM


HOÀNG THỊ TỐ QUYÊN


SO SÁNH TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN
CÔNG HOAN

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC








Thái Nguyên - 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên


So sánh trong truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Công Hoan


Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên



Hoàng Thị Tố Quyên

1
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3
NỘI DUNG 9
Chương I: CƠ SỞ LÍ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 9
I.1. Khái quát về truyện ngắn 9
I.1.1.Khái niệm truyện ngắn 9
I.1.2. Đặc trưng thẩm mĩ của ngôn ngữ truyện ngắn 10
I.2. Khái quát về phép so sánh 11
I.2.1. Khái niệm so sánh và cấu trúc cấu trúc của phép so sánh 11
I.2.2. Các kiểu quan hệ so sánh 22
I.2.3. Quan niệm của luận văn 24
Chương II: ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI – CẤU TRÚC CỦA PHÉP SO SÁNH
VÀ CÁC KIỂU SO SÁNH TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NHÀ VĂN
NGUYỄN CÔNG HOAN 30
II.1. Đặc điểm hình thái – cấu trúc của phép so sánh 30
II.1.1. Đặc điểm hình thái – cấu trúc của vế cần được so sánh 30
II.1.2. Đặc điểm hình thái – cấu trúc của yếu tố thể hiện quan hệ so sánh 36
II.1.3. Đặc điểm hình thái – cấu trúc của vế được đem ra làm chuẩn để so sánh (B) 41
II.2. Phân loại các kiểu so sánh 46
II.2.1. Dựa vào cấu trúc 46
II.2.2. Dựa vào quan hệ ngữ nghĩa giữa vế A và vế B 50
II.2.3. Dựa vào trường ngữ nghiã của yếu tố đưa ra làm chuẩn để so sánh 53
II.2.4. Dựa vào mục đích so sánh 59
Chương III: GIÁ TRỊ CỦA PHÉP SO SÁNH TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA
NHÀ VĂN NGUYỄN CÔNG HOAN 64
III.1. Phép so sánh với giá trị nhận thức 64

III.1.1. Nhận xét chung 64
III.1.2. Vai trò của ngôn cảnh trong việc tạo dựng giá trị nhận thức 65
So sánh trong truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Công Hoan


Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên


Hoàng Thị Tố Quyên

2
III.1.3. Giá trị nhận thức trong truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Công Hoan 68
III.2. Phép so sánh với giá trị gợi cảm 71
III. 3. So sánh như là yếu tố tạo nên phong cách tác giả 73
KẾT LUẬN 81
TÀI LIỆU TRÍCH DẪN 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO 89






















So sánh trong truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Công Hoan


Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên


Hoàng Thị Tố Quyên

3
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Ngôn ngữ có hai chức năng cơ bản đã được hầu hết các nhà ngôn
ngữ học thừa nhận – đó là phương tiện để giao tiếp và là công cụ của tư duy.
Tuy nhiên, ngôn ngữ còn có những chức năng khác mà một trong số đó tồn tại
dưới nhiều hình thức diễn đạt của lời nói hàng ngày của nhân dân, đặc biệt cô
đúc trong ngôn ngữ văn chương, thường được gọi là “chức năng thẩm mĩ”.
Nhờ chức năng này ngôn ngữ đã trở thành yếu tố đầu tiên và là chất liệu duy
nhất trong các tác phẩm văn chương. Đồng thời thông qua chức năng này, nhà
văn đã xây dựng được các hình tượng nghệ thuật độc đáo và nhờ đó mà
chuyển tải được những ý tình của mình tới các độc giả.
Các nhà văn nổi tiếng - những nghệ sĩ bậc thầy về ngôn từ - luôn luôn
có ý thức tạo dựng cho mình một phong cách ngôn ngữ riêng. Để có được

điều này thì người nghệ sĩ (bên cạnh việc tích lũy một vốn sống phong phú,
một trình độ văn hoá cao) họ còn phải luôn luôn đổi mới cách diễn đạt của
mình thông qua những phương tiện và thủ pháp nghệ thuật - đặc biệt là thủ
pháp so sánh.
1.2. So sánh là một thủ pháp nghệ thuật độc đáo, là một trong những
phương thức chủ yếu để làm cho sự diễn đạt tư tưởng và tình cảm được tốt
hơn, hay hơn. Nghiên cứu phép so sánh - nghĩa là một cách để chúng ta tìm
hiểu nội dung bên trong của tác phẩm và những tư tưởng, tình cảm, những
ngụ ý, tâm sự mà tác giả gửi gắm qua ngôn ngữ trong tác phẩm của mình.
Hiện nay trong lời ăn tiếng nói hàng ngày hay trong các tác phẩm văn
chương, thủ pháp so sánh được sử dụng rất nhiều và trở nên quen thuộc với
mọi người. Chính vì nó đã trở nên quen thuộc như thế, nên các nhà văn, nhà
So sánh trong truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Công Hoan


Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên


Hoàng Thị Tố Quyên

4
thơ cũng sử dụng nhiều trong quá trình sáng tạo nghệ thuật của mình. Vì vậy,
chúng ta rất cần nghiên cứu về phép so sánh một cách có hệ thống để làm nổi
bật giá trị nhận thức và giá trị thẩm mĩ của phương tiện tu từ ngữ nghĩa này.
1.3. Nói đến Nguyễn Công Hoan trước hết là nói đến một bậc thầy
truyện ngắn trong văn học Việt Nam hiện đại. Thế giới truyện ngắn của
Nguyễn Công Hoan đa dạng, phong phú như một “bách khoa thư”, một “tấn
trò đời” mà đặc trưng là xã hội phong kiến của thực dân Việt Nam nửa đầu
thế kỉ XX.
Truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan có nhiều nét gần với truyện cười

dân gian, tiếp thu được truyền thống lạc quan của nhân dân muốn dùng tiếng
cười như một “vũ khí của người mạnh” để tống tiễn cái lạc hậu, cái xấu xa
vào dĩ vãng. Từ những truyện đầu tiên, ông đã tìm đề tài trong những người
nghèo khổ, cùng khốn của xã hội. Đa số nhân vật phản diện của ông đều
thuộc tầng lớp thượng lưu giàu có và quan lại, cường hào. Toàn những cảnh
xấu xa, bỉ ổi, những chuyện bất công, ngang ngược, những con người ghê
tởm, đáng khinh bỉ. Một trong những yếu tố làm nên thành công trong các
sáng tác của ông là lối so sánh ví von.
Các tác phẩm của Nguyễn Công Hoan được chọn lọc và giảng dạy
trong trường phổ thông.
Vì tất cả các lí do trên, chúng tôi đã lựa chọn Nguyễn Công Hoan và
các truyện ngắn của ông, tiến hành luận văn với đề tài nghiên cứu: “Tìm hiểu
phép so sánh trong truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Công Hoan”.
2. Sơ lược lịch sử vấn đề:
Nói đến lịch sử nghiên cứu phép so sánh, đầu tiên nhất phải nhắc đến
tên tuổi của nhà triết học, nhà hùng biện lỗi lạc của Hi Lạp cổ đại Arisstotle
So sánh trong truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Công Hoan


Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên


Hoàng Thị Tố Quyên

5
(384- 322 TCN). Trong cuốn Thi học, khi trình bày những cách tu từ chủ yếu,
phổ dụng, Arisstotle đã chú ý đến so sánh tu từ và coi đó là một trong những
biện pháp được sử dụng rất phổ biến trong văn chương, đặc biệt là rất đắc
dụng trong thơ ca nhằm tăng hiệu quả biểu cảm và thẩm mĩ.
Ở Trung Hoa cổ đại, qua những lời bình giải về hai thể tỉ và hứng trong

thơ ca dân gian Trung Quốc, người ta cũng nói tới, cùng với ẩn dụ, lí luận về
so sánh. Các học giả Trung Hoa thường dùng khái niệm “tỉ” và “hứng” như
một phương thức nghệ thuật để chỉ cách nói ví von, bóng gió. Ở Việt Nam,
cho đến nay, đã có hàng loạt nghiên cứu về các phương thức tu từ - trong đó
có so sánh tu từ, tiêu biểu là các tác giả sau: Đinh Trọng Lạc với Giáo trình
Việt ngữ (Nxb GD, 1964), 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt (Nxb
GD, 1996), Phong cách học tiếng Việt (Nxb GD,1998); Cù Đình Tú với cuốn
Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt (Nxb ĐH ∞ THCN, 1983); Hữu
Đạt với cuốn Phong cách học tiếng Việt hiện đại (Nxb ĐHQGHN, 2001).
Trong các công trình nghiên cứu của các tác giả kể trên, đã hình thành
khái niệm cũng như sự phân loại và xác định giá trị của các phương thức tu từ
nói chung và so sánh tu từ nói riêng. Đây là cơ sở lí thuyết vô cùng quý báu
giúp chúng tôi tham khảo trong quá trình nghiên cứu về phép so sánh trong
truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Công Hoan.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Phương pháp thống kê, phân loại
Phương pháp này được sử dụng đầu tiên để khảo sát, thống kê tần số
xuất hiện và phân loại các kiểu so sánh trong truyện ngắn Nguyễn Công
Hoan, từ đó có được tư liệu để phân tích, miêu tả, nhận xét, đánh giá những
kiểu loại hình thức, đặc trưng về giá trị biểu đạt của đối tượng nghiên cứu.
So sánh trong truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Công Hoan


Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên


Hoàng Thị Tố Quyên

6
3.2. Phương pháp phân tích, miêu tả

Đây là phương pháp được sử dụng xuyên suốt trong luận văn. Phương
pháp này đi sâu vào miêu tả để khái quát các kiểu cấu trúc so sánh, chỉ ra các
đặc điểm ngữ nghĩa cùng các vai trò của chúng trong việc xây dựng hình
tượng nghệ thuật của truyện ngắn đồng thời làm nổi bật giá trị nhận thức, giá
trị gợi cảm mà phương pháp này đem lại cho người tiếp nhận văn bản nghệ
thuật.
3.3. Phương pháp so sánh, đối chiếu
Dựa trên các kết quả về kiểu loại so sánh, đặc điểm cấu trúc và đặc
điểm ngữ nghĩa của cái được so sánh và cái đem ra làm chuẩn để so sánh,
luận văn sẽ đi đến kết luận phong cách của nhà văn.
4. Mục đích của luận văn
4.1. Xác định cơ sở lí thuyết của phép so sánh, góp phần xác định giá
trị của biện pháp tu từ ngữ nghĩa này trong văn chương; đưa ra những vấn đề
lí thuyết về truyện ngắn, góp phần giúp cho có được cái nhìn toàn diện về
ngôn từ truyện ngắn.
4.2. Khảo sát tần số xuất hiện và tiến hành thống kê, phân loại, phân
tích các biểu hiện cụ thể về đặc điểm hình thái - cấu trúc của phép so sánh
trong các truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Công Hoan.
4.3. Từ những sự phân tích trên nêu bật giá trị của phép so sánh trong
việc xây dựng hình tượng nghệ thuật, nâng cao năng lực thẩm mĩ, khả năng
nhận thức và giá trị trong việc tạo dấu ấn phong cách tác giả.
5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
So sánh trong truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Công Hoan


Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên


Hoàng Thị Tố Quyên


7
Trong luận văn này, phép so sánh sẽ được tìm hiểu với tư cách là một
biện pháp tu từ ngữ nghĩa từ góc nhìn của ngôn ngữ học và phong cách học.
Luận văn sẽ tiến hành phân tích các đặc điểm hình thái – cấu trúc, phân loại
các kiểu so sánh để từ đó thấy được giá trị của phép so sánh trong truyện ngắn
của nhà văn Nguyễn Công Hoan.
* Luận văn giới hạn phạm vi tư liệu trong Nguyễn Công Hoan toàn tập,
tập I, II – truyện ngắn, Nhà xuất bản Văn học, 2003.
6. Đóng góp của luận văn
6.1. Về mặt lí luận
Luận văn là một cố gắng nhằm nghiên cứu một cách đầy đủ và có hệ
thống, theo cách tiếp cận liên ngành ngôn ngữ học - văn học - phong cách
học, về phép so sánh trong truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Công Hoan.
Những kết quả thu được sẽ góp phần vào việc nghiên cứu phương tiện tu từ
ngữ nghĩa này sâu hơn ở những công trình khoa học tiếp sau.
6.2. Về mặt thực tiễn
Luận văn sẽ góp thêm tư liệu cho việc nghiên cứu phong cách nhà văn
Nguyễn Công Hoan từ nhiều phương diện khác nhau. Đồng thời luận văn
cũng góp thêm vào hướng tiếp cận mới trong việc nghiên cứu các tác phẩm
văn chương nghệ thuật: đó là con đường khảo sát đi từ thủ pháp nghệ thuật tới
phân tích giá trị nội dung. Cách tiếp cận mới này cũng giúp ích cho các Thày
Cô dạy bộ môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm ba chương
Chương I: Cơ sở lí thuyết liên quan đến đề tài
So sánh trong truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Công Hoan


Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên



Hoàng Thị Tố Quyên

8
Đây là chương có tính lí luận làm nhiệm vụ định hướng cho toàn bộ
luận văn, làm tiền đề để khảo sát, thống kê, phân loại, miêu tả các kiểu so
sánh ở chương tiếp theo.
Chương này có nhiệm vụ xác định khái niệm truyện ngắn, đặc trưng
ngôn ngữ nghệ thuật của truyện ngắn.
Đồng thời trong chương một luận văn đặc biệt chú trọng đến các quan
niệm của giới nghiên cứu về so sánh và đưa ra quan niệm của luận văn về
phép so sánh.
Chương II: Đặc điểm – hình thái cấu trúc và các kiểu so sánh trong
truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Công Hoan
Chương này có nhiệm vụ phân tích đặc điểm hình thái - cấu trúc của
các yếu tố trong cấu trúc so sánh và tiến hành phân loại các kiểu so sánh dựa
vào: cấu trúc so sánh, quan hệ ngữ nghĩa giữa cái cần so sánh và cái được
dùng làm chuẩn để so sánh, mục đích của so sánh và đặc điểm ngữ nghĩa
trong cái được dùng làm chuẩn để so sánh.
Chương III: Giá trị của phép so sánh trong truyện ngắn của nhà văn
Nguyễn Công Hoan
Từ cơ sở lí thuyết của chương I, kết quả của chương II, chương III có
nhiệm vụ làm nổi bật giá trị nhận thức, giá trị thẩm mĩ và phong cách của nhà
văn Nguyễn Công Hoan.


So sánh trong truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Công Hoan


Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên



Hoàng Thị Tố Quyên

9
NỘI DUNG
Chương I
CƠ SỞ LÍ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
I.1. Khái quát về truyện ngắn
I.1.1. Khái niệm truyện ngắn
Tác giả Nguyễn Như Ý trong cuốn Từ điển tường giải và liên tưởng
tiếng Việt (Nxb Văn hóa thông tin, 1995) đã quan niệm: “Truyện ngắn là tác
phẩm văn học có ít nhân vật tập trung vào một sự kiện duy nhất qua đó thể
hiện, không phải toàn diện, mà chỉ một mặt tâm lí của nhân vật chính trong
một hoàn cảnh riêng biệt”
Trong cuốn giáo trình Lí luận văn học, Phương Lựu (chủ biên) đã trình
bày: Truyện ngắn là hình thức ngắn của tự sự. Khuôn khổ ngắn nhiều khi làm
cho truyện ngắn có vẻ gần gũi với các hình thức truyện kể dân gian như
truyện cổ, giai thoại, truyện cười, hoặc gần gũi với những bài kí ngắn. Nhưng
thực ra không phải. Nó gần gũi với tiểu thuyết hơn cả bởi là hình thức tự sự
tái hiện cuộc sống đương thời. Nội dung của truyện ngắn có thể rất khác nhau:
đời tư, thế sự, hay sử thi nhưng cái độc đáo của nó lại là ngắn. Truyện ngắn có
thể kể về một đoạn đời một sự kiện hay một “chốc lát” trong cuộc sống nhân
vật, nhưng cái chính của truyện ngắn không phải ở hệ thống sự kiện, mà ở cái
nhìn tự sự đối với cuộc đời. Truyện ngắn nói chung không phải vì “truyện”
của nó “ngắn” mà vì cách nắm bắt cuộc sống của thể loại. Tác giả truyện ngắn
thường hướng tới khắc hoạ một hiện tượng, phát hiện một nét bản chất trong
quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn con người. Chính vì vậy trong truyện
ngắn thường rất ít nhân vật, ít sự kiện phức tạp. Nhân vật truyện ngắn thường
là hiện thân cho một trạng thái quan hệ xã hội, ý thức xã hội hoặc trạng thái

So sánh trong truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Công Hoan


Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên


Hoàng Thị Tố Quyên

10
tồn tại của con. Cốt truyện của truyện ngắn có thể nổi bật hấp dẫn, nhưng
chức năng của nó là gây một ấn tượng sâu đậm về cuộc đời và tình người. Bút
pháp trần thuật thường là chấm phá. Yếu tố có ý nghĩa quan trọng bậc nhất
của truyện ngắn là chi tiết có dung lượng lớn và hành văn mang ẩn ý, tạo cho
tác phẩm những chiều sâu chưa nói hết.
Nghiên cứu các truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Công Hoan dưới góc
độ ngôn ngữ học sẽ giúp cho việc cảm nhận cái tài của tác giả, cái hay, cái
đặc sắc của tác phẩm.
I.1.2. Đặc trưng thẩm mĩ của ngôn ngữ truyện ngắn
Khi nghiên cứu đặc trưng thẩm mĩ của ngôn ngữ truyện ngắn chúng ta
không thể tách rời ngôn ngữ nghệ thuật. Bởi vì những đặc trưng thẩm mĩ của
ngôn ngữ nghệ thuật cũng là những đặc trưng thẩm mĩ của ngôn ngữ truyện
ngắn.
Ngôn ngữ nghệ thuật nó đi từ sự thông tin đến sự sáng tạo. Nó không
chỉ nhằm mục đích thông báo một sự kiện mà còn phải tái tạo lại cuộc sống
một cách toàn vẹn, cụ thể và sinh động trong những hình tượng nghệ thuật.
Ngôn ngữ đó đông thời cũng mang dấu ấn cá tính và phong cách nghệ sĩ rất
rõ.
Sức mạnh của ngôn ngữ nghệ thuật thể hiện trong sự phối hợp giữa các
từ sao cho mỗi từ ngoài biểu tượng trực tiếp của nó ra còn kéo theo cả một
loại biểu tượng khác hiện lên trong tâm hồn người đọc. Để đạt được điều trên,

các nhà văn đã vận dụng triệt để mọi phương tiện biểu hiện trong ngôn ngữ
học trong đó không thể không kể đến phép so sánh. Phép so sánh góp phần
mang lại cho ngôn ngữ nghệ thuật tính gãy gọn, rõ ràng, cụ thể và sinh động.
So sánh trong truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Công Hoan


Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên


Hoàng Thị Tố Quyên

11
Với mỗi độc giả để hiểu hết nhiều tầng ý nghĩa của ngôn ngữ nghệ thuật
chúng ta phải phối hợp các kiến thức liên ngành.
Trong truyện ngắn, các hình thức tổ chức ngôn ngữ bao gồm: Ngôn
ngữ tác giả, ngôn ngữ nhân vật, ngôn ngữ xen kẽ “vừa tác giả vừa nhân vật”.
Các yếu tố này đan cài nhau nhằm phản ánh một cách toàn vẹn nhất hiện thực
của xã hội. Vì vậy ngôn ngữ nghệ thuật có nhiệm vụ miêu tả một cách chính
xác những đối tượng được phản ánh, tác động trực tiếp đến người đọc và có
ảnh hưởng kịp thời trong đời sống.
I.2. Khái quát về phép so sánh
I.2.1. Khái niệm so sánh và cấu trúc của phép so sánh
So sánh là một thao tác của tư duy, đem sự vật này đối chiếu với sự vật
khác, để thấy sự tương đồng và khác biệt giữa chúng. Không phải ngẫu nhiên
mà người phương Tây có câu châm ngôn nổi tiếng: “Chân lý chỉ được nhận
thức ra trong sự so sánh”!
Về khái niệm phép so sánh, chúng ta có thể thấy rằng: Những trình bày
của các tác giả bên cạnh những điểm chung cũng có những điểm khác nhau
nhất định và điểm khác nhau chủ yếu là ở các mô hình so sánh được đưa ra.
Các tác giả Đinh Trọng Lạc và Nguyễn Thái Hoà trong cuốn giáo trình

Phong cách học tiếng Việt đã định nghĩa về so sánh như sau: “So sánh là
phương thức diễn đạt tu từ khi đem sự vật này đối chiếu với sự vật khác miễn
là hai sự vật có một nét tương đồng nào đó để gợi ra những hình ảnh cụ thể,
những cảm xúc thẩm mĩ trong nhận thức của người đọc, người nghe” [9,
tr189]. Theo các tác giả này, hình thức đầy đủ nhất của phép so sánh tu từ
gồm 4 yếu tố sau:
- Cái cần được so sánh, kí hiệu là (A)
So sánh trong truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Công Hoan


Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên


Hoàng Thị Tố Quyên

12
- Cơ sở so sánh, kí hiệu là (t)
- Từ so sánh, kí hiệu là (tss)
- Cái được dùng làm chuẩn so sánh, kí hiệu là (B)
Ta có thể khái quát lên thành bảng sau:
Cấu trúc
1.A
2.(t)
3. tss
4. B

Ví dụ
Hai cánh tay
Ông ấy
Trận đánh này

trơn
khoẻ
kịch liệt
như
như
hơn
phết mỡ
vâm
trận trước
Nghĩa là mô hình cấu trúc so sánh đầy đủ sẽ là:
A (t) tss B
Tuy nhiên, trên thực tế, tuỳ từng trường hợp người ta có thể đảo trật tự
so sánh hoặc bớt một yếu tố trong mô hình; cụ thể là ta có 5 biến thể của mô
hình cấu trúc so sánh trên:
1. Đảo trật tự so sánh: (t) A tss B
Ví dụ:
Chòng chành như nón không quai
Như thuyền không lái như ai không chồng
(Ca dao)
2. Bớt cơ sở so sánh: A tss B
Ví dụ:
Ai về ai ở mặc ai
So sánh trong truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Công Hoan


Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên


Hoàng Thị Tố Quyên


13
Ta như dầu đượm thắp hoài năm canh
(Ca dao)
3. Bớt từ so sánh: A (t) B
Ví dụ:
Gái thương chồng đương đông buổi chợ
Trai thương vợ nắng quái chiều hôm
(Ca dao)
4. Thêm “bao nhiêu” “bấy nhiêu”
Ví dụ:
Qua đình ngả nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu
(Ca dao)
5. Dùng “là” làm từ so sánh: A là B
Ví dụ:
Quê hương là chùm khế ngọt
(Đỗ Trung Quân, Quê hương)
Hay:
Nhân dân là bể
Văn nghệ là thuyền
(Tố Hữu)
Tác giả Nguyễn Thế Lịch trong bài viết “Các yếu tố và cấu trúc của so
sánh nghệ thuật” (đăng trên Số phụ Tạp chí ngôn ngữ số 1, 1988) đã đưa ra
So sánh trong truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Công Hoan


Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên


Hoàng Thị Tố Quyên


14
định nghĩa như sau: “So sánh thường được hiểu là đưa một sự vật ra đối
chiếu về một mặt nào đó với một sự vật khác khác loại nhưng lại có đặc điểm
tương tự mà giác quan có thể nhận biết để hiểu sự vật đưa ra đó dễ dàng
hơn”. Như vậy, theo Nguyễn Thế Lịch điều kiện để một so sánh tu từ tồn tại
là hai sự vật đem ra đối chiếu phải khác loại. Tác giả cũng đưa ra một cấu trúc
so sánh hoàn chỉnh gồm 4 yếu tố giống như Đinh Trọng Lạc và Nguyễn Thái
Hoà ở trên, cụ thể là:
- Yếu tố cần so sánh hay yếu tố được/bị so sánh (YTĐ/BSS): (A)
- Yếu tố biểu thị thuộc tính của sự vật, nêu rõ phương diện so sánh
(YTPDSS): (t)
- Yếu tố thể hiện quan hệ so sánh (YTQH): (tss)
- Yếu tố được dùng làm chuẩn để so sánh (YTSS); (B)
Do đó mô hình cấu trúc so sánh (CTSS) hoàn chỉnh sẽ là:
1. YTĐ/BSS
2.YTPD
3.YTQH
4. YTSS
Mặt
đẹp
như
hoa
Đặc điểm của từng yếu tố trong mô hình trên được tác giả Nguyễn Thế
Lịch trình bày cụ thể như sau:
+ Đối với yếu tố được so sánh, về nguyên tắc bất luận là sự vật, hiện
tượng gì cũng có thể đem ra so sánh. Chẳng hạn:
- So sánh người, sự vật:
Em như cây quế giữa rừng
Thơm tho ai biết, ngát lừng ai hay

So sánh trong truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Công Hoan


Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên


Hoàng Thị Tố Quyên

15
(Ca dao)
- So sánh hành động:
Thấy anh như thấy mặt trời
Chói chang khó ngó, trao lời khó trao.
(Ca dao)
- So sánh thuộc tính:
Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như tiếng suối mới sa nửa vời.
(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
+ Về yếu tố phương diện, Nguyễn Thế Lịch cho rằng: trong CTSS nó
có vai trò xác định ý nghĩa của so sánh, thể hiện thuộc tính của sự vật mà yếu
tố được so sánh biểu thị, thuộc tính này là thuộc tính tiêu biểu của sự vật mà
yếu tố so sánh biểu thị. Đối với cấu trúc so sánh vắng YTPD phải dựa vào
liên tưởng để tìm ra nét tương đồng giữa YTĐSS và YTSS, từ đó mới có thể
xác định được là đã so sánh về phương diện nào.
+ Yếu tố quan hệ được xem như là đơn giản nhất trong CTSS. Nó bao
gồm các từ so sánh, từ “là” và cặp từ hô ứng “bao nhiêu…bấy nhiêu”. Các từ
so sánh được dùng phổ biến nhất là: như, tựa, như là, như thể, chừng như, tựa
như, hồ như…
Ví dụ:
Cổ tay em trắng như ngà

Con mắt em liếc như là dao cau.
(Ca dao)
So sánh trong truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Công Hoan


Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên


Hoàng Thị Tố Quyên

16
Chú ý rằng: từ là trong CTSS có giá trị tương đương từ như, nhưng là đem
đến cho cấu trúc này sắc thái khẳng định khác với như mang sắc thái giả
định.

Ví dụ:
“Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Toả nắng xuống lòng sông mát lấp loáng”.
(Tế Hanh, Nhớ con sông quê hương)
Các cặp từ có quan hệ hô ứng bao nhiêu…bấy nhiêu.
Ví dụ:
Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu
(Ca dao)
+ Yếu tố cuối cùng của CTSS là YTSS. Đây được xem là yếu tố quan
trọng nhất của CTSS vì nó là chuẩn của so sánh (mà không có chuẩn thì
không thành so sánh). Chính vì thế nó là yếu tố không thể thiếu trong CTSS.
Sự xuất hiện của yếu tố này là kết quả của quá trình quan sát, liên tưởng, lựa
chọn và thông qua quá trình đó nó có thể bộc lộ ra sắc thái tâm lí, tư duy, văn
hóa của dân tộc.

Tuy nhiên, trên thực tế không phải lúc nào một so sánh cũng hội tụ đủ
cả 4 thành phần trên. Theo tác giả Nguyễn Thế Lịch, có 4 trường hợp CTSS
không hoàn chỉnh. Cụ thể là:
+ Vắng yếu tố phương diện:
Mẹ già như chuối ba hương
Như xôi nếp một, như đường mía lau
So sánh trong truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Công Hoan


Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên


Hoàng Thị Tố Quyên

17
(Ca dao)
+ Vắng yếu tố phương diện và yếu tố quan hệ:
Người giai nhân: bến đợi dưới cây già
Tình du khách: thuyền qua không buộc chặt
(Xuân Diệu, Lời kĩ nữ)
+ Vắng yếu tố bị/được so sánh:
Có phải duyên nhau thì thắm lại
Đừng xanh như lá, bạc như vôi
(Hồ Xuân Hương, Mời trầu)
Theo tác giả, thuộc vào kiểu cấu trúc này có vô vàn các thành ngữ so
sánh như: cao như núi, mềm như bún, dai như đỉa, ngọt như mía lùi, đỏ như
son…Kiểu cấu trúc so sánh này giúp cho việc tiếp nhận trở nên dễ dàng vì
phương diện so sánh được nói ra thành lời rất hiển ngôn. Nói chung, những so
sánh loại này rất chân phương.
+ Vắng yếu tố bị/được so sánh và yếu tố phương diện:

Như diều gặp gió
Như nước vỡ bờ
(Thành ngữ)
Với kiểu cấu trúc so sánh này, gánh nặng ngữ nghĩa dồn cả vào yếu tố
đem ra làm chuẩn để so sánh. Vì thế, yếu tố này thường là phải do một
ngữ (chứ không phải một từ) thể hiện.
Tác giả Nguyễn Hữu Đạt trong giáo trình “Phong cách học tiếng Việt
hiện đại” đã định nghĩa như sau về so sánh: “So sánh là đặt hai hay nhiều sự
So sánh trong truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Công Hoan


Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên


Hoàng Thị Tố Quyên

18
vật, hiện tượng vào các mối quan hệ nhất định nhằm tìm ra các sự giống nhau
và khác biệt giữa chúng” [19, tr294]. Theo tác giả, về thực chất, phép so sánh
tu từ là dùng thuộc tính hay tình trạng của sự vật hay hiện tượng này giải
thích cho thuộc tính, tình trạng của sự vật khác.
Tác giả đưa ra mô hình khái quát của phép so sánh là:
A - X - B
trong đó:
- A: Cái chưa biết được đem ra so sánh
- B: Cái đã biết được đem ra để so sánh
- X: Phương tiện so sánh được biểu thị bằng các từ: như, giống như, là,
như là, tựa hồ, bằng, hơn, kém…
Trong thực tế sử dụng ngôn ngữ, X có thể có mặt hoặc vắng mặt. Khi X
vắng mặt người ta có thể nhận diện được A và B nhờ vào dấu phẩy ngăn cách

hoặc nhờ vào độ ngắt nhịp, ngữ điệu của câu nói.
Ví dụ:
(a) Đẹp như tiên (Thành ngữ)
(b) Rách như tổ đỉa (Thành ngữ)
(c) Gái thương chồng đương đông buổi chợ
Trai thương vợ nắng quái chiều hôm
(Ca dao)
Ở các ví dụ (a), (b) ta có phép so sánh có X, còn ví dụ (c) là phép so
sánh không có X. Theo tác giả, đối với những trường hợp thiếu từ thể hiện
So sánh trong truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Công Hoan


Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên


Hoàng Thị Tố Quyên

19
quan hệ so sánh kiểu này, chúng ta có thể khôi phục được một cách dễ dàng,
chẳng hạn như đối với ví dụ (c) ở trên:
“Gái thương chồng như buổi chợ đông
Trai thương vợ như nắng quái chiều hôm”.
Như vậy mô hình cấu trúc so sánh của tác giả Hữu Đạt, nếu so với các
tác giả khác, thiếu vắng yếu tố chỉ phương diện so sánh. Do đó mô hình cấu
trúc so sánh mà tác giả đưa ra chỉ gồm 3 yếu tố, và biến thể của cấu trúc này
chỉ có 2 loại là:
+ So sánh không có từ so sánh
Mô hình: A – B
Biến thể: A – B1, B2…
A1, A2…- B

A1, A2…- B1, B2
Ví dụ:
Bác ngồi đó lớn mênh mông
Trời cao biển rộng, ruộng đồng nước non
(Tố Hữu, Sáng tháng Năm)
+ So sánh có từ so sánh
Mô hình: A – X – B
Biến thể: A – X – B1, B2
A1, B1 – X – B
A1, B1 – X – B1, B2
So sánh trong truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Công Hoan


Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên


Hoàng Thị Tố Quyên

20
Ví dụ:
Lũ Đế quốc như bầy quỷ sống
Nướng người ăn, nhảy nhót, reo cười
(Tố Hữu, Theo chân Bác)
Đáng chú ý là quan niệm của tác giả Cù Đình Tú về phép so sánh. Nếu
như các tác giả đã dẫn trên nói chung đều xếp phép so sánh vào nhóm các
biện pháp tu từ ngữ nghĩa, thì riêng Cù Đình Tú lại xếp nó vào nhóm của
những phương thức chuyển nghĩa là ẩn dụ, hoán dụ, nhân hoá và một phần
nào đó trong các phương thức tượng trưng, liên dụ, phúng dụ. Mặc dù tác giả
cũng khẳng định rằng về thực chất thì so sánh không phải là chuyển nghĩa,
song theo tác giả thì nó lại là cơ sở của nhiều phương thức chuyển nghĩa về so

sánh, cụ thể là như sau: “So sánh tu từ là công khai đối chiếu hai hay nhiều
đối tượng có cùng một dấu hiệu chung nào đó (nét giống nhau) nhằm diễn tả
một cách hình ảnh, đặc điểm của đối tượng”.
Ví dụ:
Dù ai nói ngả nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.
(Ca dao)
Cù Đình Tú cũng đưa ra sự phân biệt giữa so sánh tu từ và so sánh lí
luận. Theo tác giả, sự khác nhau cơ bản nhất của hai loại so sánh này là ở
dụng ý nghệ thuật và tính chất không cùng loại giữa cái được so sánh và cái
so sánh.
Ví dụ:
Tóc nó như chổi xuể (đồ vật)
So sánh trong truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Công Hoan


Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên


Hoàng Thị Tố Quyên

21
Ở ví dụ này, tóc và chổi xuể là hai đối tượng khác loại, được đem ra so
sánh nhằm làm nổi bật độ cứng và rối của tóc.
Bên cạnh đó, tác giả đã đưa ra căn cứ để xác định và bình giá một so
sánh tu từ là: các đối tượng được đưa ra so sánh, một mặt, phải khác loại,
nhưng, mặt khác, lại phải có nét cá biệt giống nhau. Chính cái nét cá biệt
giống nhau này là cơ sở để phép so sánh có thể hình thành được và tạo nên
hạt nhân của phép so sánh. Tác giả cũng nêu ra yêu cầu của một so sánh tu từ;
theo ông, một so sánh tu từ được gọi là “đắt” phải đồng thời thoả mãn hai yêu

cầu về mặt nội dung:
1. Tài liệu so sánh là những đối tượng quen thuộc và khác loại.
2. Phát hiện ra một cách chính xác nét cá biệt giống nhau giữa những
đối tượng khác loại.
Về cấu tạo của so sánh tu từ, theo tác giả cù Đình Tú, bao giờ nó cũng
phô bày hai vế: vế so sánh và vế được so sánh. Mỗi vế này có thể gồm một
hoặc nhiều đối tượng và gắn với nhau, tạo thành những kiểu hình thức so sánh
sau:
+ A như (tựa như, như là…) B
Ví dụ:
Đôi ta làm bạn thong dong
Như đôi đũa ngọc nằm trong mâm vàng.
(Ca dao)
+ A bao nhiêu B bấy nhiêu
Ví dụ:
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”
(Ca dao)
+ A là B
So sánh trong truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Công Hoan


Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên


Hoàng Thị Tố Quyên

22
Ví dụ:
Em là con gái Bắc Giang (khẳng định)
Em như là con gái Bắc Giang (không khẳng định)

Trong kiểu cấu trúc này, là có ý nghĩa và giá trị tương tự như, nhưng ý
nghĩa sắc thái của hai từ này khác nhau. Như có sắc thái giả định, còn là có
sắc thái khẳng định: trong ví dụ trên, nếu ta thay là bằng như là , thì nội dung
cơ bản của mệnh đề bị thay đổi.
Qua các tác giả và các định nghĩa trên, chúng ta có thể khái quát lại,
nêu lên một vài đặc điểm chính yếu nhất của phép so sánh như sau:
1. So sánh là việc đối chiếu một phương diện nào đó của ít nhất là hai
sự vật.
2. Hai sự vật đối chiếu đưa ra phải khác loại.
3. Hai sự vật đưa ra đối chiếu phải có nét tương đồng mà giác quan có
thể nhận biết được.
4. Đối chiếu để tìm ra các nét giống nhau và khác biệt giữa các sự vật.
I.2.2. Các kiểu quan hệ so sánh
Về phương diện phân loại các kiểu quan hệ so sánh, đáng chú ý là quan
niệm riêng, độc đáo của tác giả Đào Thản. Nếu như các tác giả khác đều nhìn
nhận so sánh ở mặt cấu trúc, thì Đào Thản lại nhìn nhận phép so sánh ở mặt
nội dung và tiến hành phân chia các quan hệ so sánh dựa vào mục đích. Tác
giả đưa ra 8 kiểu quan hệ so sánh như sau:
+ So sánh để giải thích
Ví dụ:
Ở nông thôn, nước ví như sông mà chủ nghĩa xã hội như thuyền, nước
sông lên thì thuyền đi lại dễ dàng
(Hồ Chí Minh)
So sánh trong truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Công Hoan


Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên


Hoàng Thị Tố Quyên


23
+ So sánh để miêu tả
Ví dụ:
Ánh nắng tháng năm rát như lửa chàm vào mặt
(Ngô Tất Tố)
+ So sánh để đánh giá
Ví dụ:
Thế địch như lửa, thế ta như nước
(Hồ Chí Minh)
+ So sánh để biểu lộ tình cảm
Ví dụ:
Chúng ta hãy phấn đấu như mùa xuân, với nhiệt tình như ánh nắng
(Hồ Chí Minh)
+ So sánh liên tiếp
Ví dụ:
Đôi ta như lửa mới nhen
Như trăng mới mọc, như đèn mới khêu.
(Ca dao)
+ So sánh phát triển
Ví dụ:
Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày
(Ca dao)
+ So sánh hơn - kém
Ví dụ:
Ngọc nào bằng tay em
(Tố Hữu)

×