Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
BÙI HỒNG XUYẾN
TẠO VẬT LIỆU PHỤC VỤ CHỌN DÒNG
CHỊU HẠN Ở GIỐNG ĐẬU XANH VN93 – 1 VÀ VC1973A
BẰNG KỸ THUẬT NUÔI CẤY IN VITRO
LUẬN VĂN THẠC SỸ SINH HỌC
Thái Nguyên – 8/2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Chu Hoàng Mậu
đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành
công trình nghiên cứu này.
Tôi xin cảm ơn TS. Nguyễn Thị Tâm, TS. Nguyễn Vũ Thanh Thanh
và các anh chị Nguyễn Thị Thủy (Phòng thí nghiệm Công nghệ Tế bào),
CN Hoàng Văn Mạnh (Viện khoa học Sự sống – ĐH Thái Nguyên) đã giúp
đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo trường Đại học Sư phạm –
Đại học Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Sinh – Kỹ thuật Nông nghiệp
và các thầy cô giáo, cán bộ của khoa.
Tôi xin cảm ơn Bộ môn hệ thống canh tác – Viện Ngô Trung ương
đã cung cấp các giống đậu xanh làm vật liệu nghiên cứu trong luận văn.
Tôi xin cảm ơn sự động viên, khích lệ của gia đình, bạn bè trong suốt
thời gian học tập và hoàn thành luận văn.
Tác giả
Bùi Hống Xuyến
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
2,4D Axit 2,4 – Dichlorphenoxyacetic
ADN Axit deoxyribonucleic
AVRDC Trung tõm Nghiờn cứu và Phỏt triển rau quả chõu Á
Cs Cộng sự
ha Hecta
NAA Axit naphthyl acetic (Naphthyl acetic acid)
NSG Ngày sau gieo
Kb Kilobase
MS Murashige and Skoog (Môi trường theo Murashige và Skoog)
PCR Polymerase Chain Reaction
RADP Random Amplified polymorphic ADN ( Đa hỡnh cỏc phõn đoạn
ADN được nhân bản ngẫu nhiên)
TAE Tris acetate EDTA
SDS Sodium Dodecyl Sulphat
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Đặc điểm nông học và năng suất của hai giống đậu xanh nghiên cứu 17
Bảng 2.2. Trình tự các nucleotit của 10 mồi RADP được sử dụng trong nghiên
cứu
24
Bảng 3.1. Độ mất nước của mô sẹo phôi đậu xanh sau khi sử lý bằng thổi khô (%
khối lượng tươi).
26
Bảng 3.2. Tỷ lệ sống sót (%) của mô sẹo phôi đậu xanh sau thổi khô 1 tuần nuôi
phục hồi.
28
Bảng 3.3. Khả năng tái sinh cây từ mô sẹo phôi đậu xanh sống sót sau khi xử lý
bằng thổi khô
30
Bảng 3.4 Mức biến động di truyền quần thể R
0
, R
1
của giống đậu xanh
VC1973A
33
Bảng 3.5. Thời gian sinh trưởng và phát dục của cây (ngày)
34
Bảng 3.6. Các dòng chọn lọc từ R
1
37
Bảng 3.7. Độ tinh sạch và hàm lượng ADN của 6 mẫu đậu xanh
40
Bảng 3.8. Tổng số phân đoạn ADN được nhân bản của 6 mẫu đậu xanh khi phân
tích với 10 mồi ngẫu nhiên
42
Bảng 3. 9. Phân tích đa hình về phân đoạn ADN được nhân bản với 10 mồi ngẫu
nhiên
43
Bảng 3.10 Hệ số sai khác di truyền của các dòng chọn lọc và giống
gốc
49
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Độ mất nước của mô sẹo phôi đậu xanh sau xử lý bằng thổi khô
27
Hình 3.2. Tỷ lệ sống sót (%) của mô sẹo phôi đậu xanh sau thổi khô và nuôi phục hồi
trên môi trường tái sinh
28
Hình 3.3. Khả năng tái sinh cây của các mô sẹo phôi đậu xanh sống sót sau khi xử lý
bằng thổi khô.
.
30
Hình 3.4. Ảnh mô sẹo khi xử lý thổi khô (Giống VC1973A)
35
Hình 3. 5. Một số hình ảnh cây tái sinh sau khi xử lý thổi khô (Giống VC1973A)
35
Hình 3.6. Một số hình ảnh quần thể R
0
, R
1
ngoài đồng ruộng
38
Hình 3.7. Một số hình ảnh các dòng cây tái sinh và Quần thể cây VC1973A đối
chứng
38
Hình 3.8. Kết quả điện di ADN tổng số tách từ 6 mẫu đậu xanh
40
Hình 3.9. Hình ảnh điện di sản phẩm PCR- RADP của 6 mẫu đậu xanh với Mồi M1
44
Hình 3.10 Hình ảnh điện di sản phẩm PCR- RADP của 6 mẫu đậu xanh với Mồi M2
45
Hình 3.11. Hình ảnh điện di sản phẩm PCR- RADP của 6 mẫu đậu xanh với Mồi M3
45
Hình 3.12 Hình ảnh điện di sản phẩm PCR- RADP của 6 mẫu đậu xanh với Mồi M5
46
Hình 3.13 Hình ảnh điện di sản phẩm PCR- RADP của 6 mẫu đậu xanh với Mồi M6
46
Hình 3.14 Hình ảnh điện di sản phẩm PCR- RADP của 6 mẫu đậu xanh với Mồi M7
47
Hình 3.15 Hình ảnh điện di sản phẩm PCR- RADP của 6 mẫu đậu xanh với Mồi M8
48
Hình 3.16 Sơ đồ hình cây thể hiện mối quan hệ di truyền giữa các dòng chọn lọc và giống
gốc
49
Hình 3.17. Các dòng đậu xanh ưu việt ở R1
53
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
MỤC LỤC
Trang
Mở đầu 1
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
4
1.1 Đặc điểm sinh học cây đậu xanh, tình hình sản xuất đậu xanh trên thế giới và
Việt Nam
4
1.1.1 Đặc điểm sinh học cây đậu xanh
4
1.1.2. Tình hình sản xuất đậu xanh trên thế giới và ở Việt Nam
6
1.2. Hạn và cơ chế chịu hạn của thực vật
8
1.2.1. Tính chịu hạn và tác động của hạn đến thực vật
8
1.2.1.1. Tính chịu hạn của thực vật
8
1.2.1.2. Nguyên nhân gây hạn và tác động của hạn đến thực vật
9
1.2.2. Cơ sở sinh lý, hoá sinh và sinh học phân tử của tính chịu hạn
12
1.2.2.1. Cơ sở sinh lý của tính chịu hạn
12
1.2.2.2. Cơ sở sinh hoá của tính chịu hạn
13
1.2.2.3. Cơ chế phân tử của tính chịu hạn
16
1.3. Một số thành tựu nuôi cấy mô và tế bào thực vật vào việc đánh giá khả năng
chịu hạn và chọn dòng biến dị xoma
18
1.4. Sử dụng kỹ thuật RAPD (Random Amplified Polimorphic DNA) trong nghiên
cứu sự đa dạng di truyền ở mức phân tử
19
1.4.1. RAPD (Random Amplified Polimorphic DNA).
19
1.4.2. Nghiên cứu sự đa dạng di truyền bằng RAPD
20
Chƣơng 2. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
23
2.1. Vật liệu nghiên cứu
23
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2.2. Hóa chất, thiết bị và địa điểm nghiên cứu
23
2.2.1. Hóa chất
23
2.2.2. Thiết bị
23
2.2.3. Địa điểm nghiên cứu
23
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
24
2.3.1. Phƣơng pháp nuôi cấy in vitro
24
2.3.1.1. Tạo mô sẹo từ hạt đậu xanh
24
2.3.1.2. Phƣơng pháp đánh giá khả năng chịu mất nƣớc của mô sẹo
26
2.3.1.2.1. Phƣơng pháp xử lý mô sẹo bằng thổi khô
26
2.3.1.2.2. Chọn lọc mô sẹo sống sót sau khi xử lý bằng thổi khô và tái sinh cây
26
2.3.1.2.3. Tạo cây hoàn chỉnh từ mô sẹo chọn lọc
27
2.3.1.2.4. Phƣơng pháp ra cây
27
2.3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ngoài đồng ruộng
28
2.3.3. Phƣơng pháp xử lý kết quả và tính toán số liệu
28
2.3.4. Phuơng pháp sinh học phân tử
28
2.3.4.1. Phƣơng pháp tách chiết ADN tổng số từ lá cây đậu xanh
29
2.3.4.2. Phân tích đa hình ADN bằng kĩ thuật RADP
29
2.3.4.3. Phân tích số liệu RADP
30
Chƣơng 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
31
3.1. THĂM DÕ KHẢ NĂNG TẠO MÔ SẸO VÀ TÁI SINH CÂY
31
3.2. ĐỘ MẤT NƢỚC VÀ KHẢ NĂNG CHỊU MẤT NƢỚC CỦA MÔ SẸO PHÔI
CÁC GIỐNG ĐẬU XANH
31
3.2.1. Mức độ mất nƣớc của mô sẹo sau khi xử lý thổi khô
32
3.2.2. Khả năng chịu mất nƣớc của mô sẹo
33
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3.2.3. Khả năng tái sinh cây từ mô sẹo sống sót sau khi xử lý thổi khô
34
3.2.4. Nhận xét về khả năng chịu mất nƣớc bằng xử lý thổi khô của các giống đậu
xanh nghiên cứu
38
3.3. PHÂN TÍCH MỨC ĐỘ BIẾN ĐỘNG DI TRUYỀN MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM
NÔNG HỌC QUẦN THỂ R
0
, R
1
38
3.4. ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI ADN GENOME CỦA MỘT SỐ DÕNG ĐẬU
XANH CÓ NGUỒN GÔC TỪ MÔ SẸO CHỊU MẤT NƢỚC
44
3.4.1 Kết quả tách chiết ADN tổng số
44
3.4.2 Phân tích đa hình ADN bằng kỹ thuật RAPD
46
3.4.2.1. Số phân đoạn, tần số xuất hiện và đa hình về phân đoạn ADN đƣợc nhân
bản
46
3.4.2.2. So sánh sự khác nhau của các dòng chọn lọc so với giống gốc ở mức độ
phân tử
53
3.4.3. Nhận xét về kết quả phân tích đa hình ADN trong hệ gen của các dòng đậu
xanh nghiên cứu
55
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
57
CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
58
TÀI LIỆU THAM KHẢO
59
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây đậu xanh (Mungbean, Green bean) có tên khoa học là
Vigna radiata (L.) Wilczek đóng vai trò quan trọng thứ ba sau cây đậu tương
và lạc (2 loại cây công nghiệp ngắn ngày). Theo Trung tâm Nghiên cứu và
Phát triển rau quả châu Á (AVRDC), trong phần ăn được của hạt đậu xanh
chứa khoảng 25,98% protein, 1,3% lipit, 4,79% chất xơ, 64,12%
hydratcacbon (trong đó có 51,8% tinh bột), các loại vitamin A, B
1
, B
2
, C và
một số nguyên tố khoáng như K, Na, Mg, P, Fe, Ca….[9]. Vì thế hạt đậu xanh
có thể được sử dụng làm bột dinh dưỡng cho người hoặc thức ăn bổ sung cho
gia súc. Ngoài ra, hạt đậu xanh được dùng rộng rãi trong nhân dân để làm
thực phẩm như các loại bánh (bánh tét, bánh đậu xanh, bánh chưng ), chè,
xôi, cháo Đặc biệt hạt đậu xanh dùng để ủ giá được sử dụng nhiều nhất trong
nhân dân. Không chỉ được coi như nguồn thức ăn mà hạt đậu xanh còn được
xem như một thứ dược liệu có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, bớt sưng phù,
điều hòa ngũ tạng. Giá đỗ thường được dùng cho người bị viêm thanh quản
mất tiếng, vận động thể thao bị mỏi cơ, người béo phì, đái tháo đường, bệnh
tim mạch, cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, cholesterol máu cao, hiếm muộn, dễ
xảy thai. … chữa bệnh cho con người. Ngoài ra, sản phẩm phụ của cây được
dùng làm thức ăn cho gia súc. Trồng cây đậu xanh còn có tác dụng chống xói
mòn và cải tạo đất. Chất lượng protein trong hạt đậu xanh được đánh giá dựa
trên chỉ tiêu quan trọng là thành phần axit amin trong protein, cũng như các
cây họ đậu khác, protein hạt đậu xanh chứa đầy đủ các loại axit amin không
thay thế. Nghiên cứu hàm lượng các loại axit amin không thay thế và các loại
axit amin giới hạn trong protein đạt tiêu chuẩn dinh dưỡng của FAO/WHO là
một trong các hướng của chiến lược chọn tạo giống đậu xanh chất lượng cao
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
hiện nay.
Cây đậu xanh thuộc nhóm cây trồng chịu hạn trung bình, chịu úng kém
và là loại cây trồng có quả chín không tập trung gây khó khăn cho quá trình
thu hoạch. Cùng với các nguyên nhân khác nên cây đậu xanh được trồng chưa
nhiều ở nước ta, chủ yếu là xen canh, luân canh tăng vụ. Chỉ trong thời gian
gần đây đậu xanh mới được quan tâm phát triển. Tuy nhiên, cây đậu xanh chỉ
được quan tâm trồng chủ yếu ở các tỉnh miền núi, trung du phía Bắc và Tây
Nguyên, nơi có khí hậu khắc nghiệt mà đặc biệt thời gian khô hạn kéo dài nên
năng suất chưa cao. Chương trình chọn tạo giống đậu xanh ở nước ta hiện nay
còn hướng tới mục tiêu tạo giống đậu xanh không chỉ có tiềm năng năng suất
cao, ổn định, sinh trưởng mạnh, thời gian sinh trưởng ngắn mà còn phải chín
tập trung, chất lượng hạt cao, có khả năng chịu hạn, chịu úng, chịu sâu và
chống bệnh tốt.
Cho tới nay, việc ứng dụng công nghệ tế bào để nâng cao khả năng
chống chịu của cây trồng được tiến hành và đạt nhiều thành tựu đáng kể đối với
cây lúa, ngô, đậu tương tuy nhiên các công trình tương tự ở cây đậu xanh
còn ít được công bố.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã lựa chọn đề tài cho luận văn thạc
sĩ là: "Tạo vật liệu phục vụ chọn dòng chịu hạn ở giống đậu xanh VN93 -
1 và VC1973A bằng kĩ thuật nuôi cấy in vitro".
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Tạọ dòng đậu xanh tái sinh từ mô sẹo chịu mất nước và xác định sự
thay đổi trong hệ gen của các dòng chọn lọc và giống gốc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Khảo sát môi trường tạo mô sẹo, môi trường tái sinh cây từ phôi
đậu xanh.
- Đánh giá khả năng chịu hạn của các giống đậu xanh nghiên cứu ở
mức độ mô sẹo.
- Chọn dòng biến dị soma ở giai đoạn mô sẹo thông qua các ngưỡng
xử lí thổi khô.
- Sử dụng kỹ thuật RAPD với các mồi ngẫu nhiên để khuếch đại các
phân đoạn ADN của các dòng chọn lọc và giống gốc.
- Xác định hệ số sai khác và khoảng cách di truyền của các dòng chọn
lọc so với giống gốc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÂY ĐẬU XANH, TÌNH HÌNH SẢN
XUẤT ĐẬU XANH TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.1.1. Đặc điểm sinh học của cây đậu xanh
Cây đậu xanh (Vigna radiata (L.) Wilczek) thuộc ngành
Magnoliophyta, lớp Magnoliopsida, bộ Fabales, họ đậu (Fabaceae), chi
Vigna. Chi Vigna là một trong những chi lớn trong họ đậu, bao gồm 7 chi
phụ: Vigna, Haydonia, Plectropic, Macrohynchus, Ceratotropic, Lasionspron,
Sigmoidotrotopis. Đậu xanh theo quan điểm lấy hạt bao gồm các loài thuộc
hai chi phụ là Vigna và Ceratotropic. Chi phụ Ceratotropic còn được gọi là
nhóm đậu châu á mang những đặc điểm điển hình thể hiện ở mức độ cao nhất
cho Vigna. Năm 1970, Vercourt đã công bố 5 trong số 16 loài của
Ceratotropic đã được thuần hóa là: Đậu xanh (Vigna radiata (L.) Wilczek),
đậu gạo (Vigna Umbellata(thumb) Ohwi và Ohashi, đậu adzukia (Vigna
anguilaris (Willd) Ohwi và Ohashi, đậu ván (Vigna aconiti folia (Jacq),
Vigna trilobata (L) Wilczek. Ceratotropic phân bố khắp các vùng nhiệt đới và
á nhiệt đới của châu á, Australia và các nước khác thuộc châu Á Thái Bình
Dương. Dạng hoang dại của Vigna radiata được tìm thấy tại Madagasca và bờ
biển phía đông châu Phi [9].
Cây đậu xanh là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, có nguồn gốc từ
Ấn Độ và được phân bố rộng rãi ở các nước châu Á, Đông Nam Á, sau đó
được mang tới hầu hết các châu lục khác.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
Thân đậu xanh thuộc loại thân thảo, mọc thẳng đứng hoặc hơi nghiêng,
thân yếu có lớp lông mịn màu nâu sáng, chiều cao trung bình khoảng 40 – 70
cm, đường kính trung bình từ 8 – 12 mm. Thân cây gồm 7 – 8 đốt. Cây đậu
xanh ít phân cành và thường phân cành muộn ,có trung bình từ 1 -5 cành.
Cành mọc từ nách lá thứ 2, 3 trên mỗi cành có từ 2- 3 mắt, từ đó mọc ra các
chùm hoa [9].
Lá thuộc loại lá kép mọc cách, lá chét có ba thuỳ với các hình dạng như
ovan, thuôn dài, lưỡi mác. Trên thân chính của cây có từ 7 – 8 lá, khi cây có
lá thứ 5 thì nụ hình thành. Số lá, hình dạng lá có thể thay đổi tuỳ theo giống,
đất trồng và thời vụ. Diện tích của các lá tăng từ dưới lên đến giữa thân rồi
giảm dần lên các lá phía ngọn.
Hoa đậu xanh là hoa lưỡng tính mọc thành chùm trên các trục hoa. Mỗi
trục hoa có thể phát triển thành hai hàng hoa mọc đối nhau, các hoa trên hàng
xếp liên tục với nhau tạo cho hoa có hình dạng co rút. Hoa đậu xanh có màu
tím hoặc màu vàng nhạt. Hoa đậu xanh thường nở rải rác nên người ta chia
hoa đậu xanh thành 3 nhóm chính:
- Nhóm ra hoa không tập trung: hoa nở liên tiếp trên 30 ngày
- Nhóm ra hoa tập trung: hoa nở kéo dài trong khoảng 16 ngày trở lại.
- Nhóm ra hoa trung gian: hoa nở trong khoảng từ 16- 30 ngày
Quả đậu xanh thuộc loại quả giáp, hình trụ, dạng tròn, hơi dẹp, dài từ 8
– 10 cm, đường kính từ 4 – 6 mm, có hai gân nổi rõ dọc theo hai bên cạnh
quả. Quả chín có màu vàng, nâu hoặc đen. Cũng như các bộ phận khác trên
cây đậu xanh (thân, cành, cuống, lá) trên vỏ quả đậu xanh thường bao phủ
một lớp lông dài khoảng 0,3 – 0,4 mm. Mỗi cây có từ 8-35 quả, mỗi quả có từ
8- 15 hạt [9].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
Hạt đậu xanh có hình dạng khá phong phú như hình trụ, hình trụ hơi
cạnh, ovan, tròn, thoi Màu vỏ hạt có thể là xanh lục, xanh mỡ (xanh sáng),
xanh tối (nâu), vàng rơm Ruột hạt có màu trắng, vàng hay xanh nhạt khối
lượng 1000 hạt có thể dao động từ 25 – 70g.
Rễ đậu xanh thuộc loại rễ cọc bao gồm rễ chính và rễ con, rễ chính sâu
khoảng 20 – 30 cm, có khi sâu tới 70 – 100 cm. Đặc biệt do rễ đậu xanh có
khả năng sống cộng sinh với vi khuẩn cố định đạm Rhizobium nên từ các kẽ
nhánh rễ, nhất là sát rễ chính hình thành nhiều nốt sần (30- 40 nốt sần/ 1 cây).
Các nốt sần có khả năng cố định Nitơ, trung bình mỗi vụ 1 ha đậu xanh có thể
để lại cho đất khoảng 58- 107 kg nitơ [9]. Hạn chế của bộ rễ cây đậu xanh là
dễ bị thối khi gặp úng.
1.1.2. Tình hình sản xuất đậu xanh trên thế giới và ở Việt Nam
Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau quả Châu Á (AVRDC) đã có
tập đoàn giống đậu xanh lớn nhất thế giới với hơn 5000 mẫu giống, trong đó
có giống cho năng suất 18-25 tạ/ha và thâm canh có thể đạt gần 40 tạ/ha.
Theo kết quả điều tra của AVRDC, hàng năm trên thế giới có trên 20
nước sản xuất đậu xanh. Trong đó Thái Lan, ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan,
Philippin, Srilanka… được coi là các trọng điểm về diện tích, năng suất và
sản lượng [9].
Trong những năm 1950, Trung Quốc là nước chính về sản xuất đậu
xanh, năm 1957, diện tích gieo trồng là 1,64 triệu ha và sản lượng là 800 000
tấn tuy nhiên, năng suất còn thấp chỉ vào khoảng 488kg/ha. Sự sản xuất đậu
xanh ở Trung Quốc suy giảm qua những năm 1960 và những năm 1970. Sau
đó, chính phủ Trung Quốc đã có những thay đổi về chính sách nông nghiệp
liên quan đến sản xuất đậu xanh, áp dụng khoa học kĩ thuật tiên tiến trong sản
xuất nên sản xuất đậu xanh lại được phục hồi vào những năm 1980 và đến
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
năm 2000, diện tích trồng là 772000 ha, sản lượng đạt 891000 tấn và năng
suất bình quân đạt 1154 kg/ha. Các giống đậu xanh như: Zhong Lu
(VC1973A) đạt năng suất trung bình từ 1500 – 2250 kg/ha, tối đa có thể đạt
4500kg/ha; Zhong Lu (VC2719A) đạt năng suất trung bình từ 1800 – 2250
kg/ha, tối đa có thể đạt 4050kg/ha; Er Lu (VC2778A) đạt năng suất trung bình
từ 1950 kg/ha, Su Lu (VC2768A) đạt năng suất trung bình từ 1500 – 2250
kg/ha tối đa có thể đạt 3000kg/ha; Yu Lu (VC1562A), Ji Lu (VC 2719A),
Nan Lu, Wei Lu…là những giống tốt đang được gieo trồng phổ biến tại các
địa phương.
Năm 1986, giá trị nhập khẩu đậu xanh ở Trung Quốc là 13,6 triệu USD
(0,25% tổng giá trị nhập khẩu nông nghiệp). Trong đó, Trung Quốc nhập từ
Myanma 3885 tấn tương ứng 78% tổng lượng đậu xanh nhập vào Trung
Quốc, từ Australia 559 tấn và từ Thái Lan 436 tấn. Đến năm 2000, giá trị
nhập khẩu đậu xanh ở Trung Quốc giảm xuống chỉ còn 1,4 triệu USD (0,01%
tổng giá trị nhập khẩu nông nghiệp). Từ năm 1986 đến năm 2000, giá trị nhập
khẩu đậu xanh hàng năm ở Trung Quốc giảm 14,4%. Hiện nay, hàng năm
Trung Quốc xuất khẩu đậu xanh tới hơn 60 nước và khu vực trên thế giới.
Năm 2000, thị trường xuất khẩu đậu xanh lớn nhất của Trung Quốc có thể kể
đến là Nhật Bản (40000 tấn/ 88000 tấn), sau đó là Mỹ (8144 tấn), Việt Nam
(7645 tấn), Hàn Quốc (7199 tấn), Đài Loan (4466 tấn), Anh (2479 tấn),
Canada (2495 tấn), Pháp (1289 tấn)…Từ năm 1986 đến năm 2000, giá trị
xuất khẩu đậu xanh hàng năm ở Trung Quốc tăng 5,8% tổng giá trị xuất khẩu
nông nghiệp. Trong đó, năm 1995 giá trị xuất khẩu đậu xanh đạt ở mức 104
triệu USD (72% tổng giá trị xuất khẩu nông nghiệp) và năm 1999 đạt ở mức
rất cao tới 109 triệu USD (93% ) [9].
Ở Srilanka, tình hình sản xuất đậu xanh từ 1997 đến 2001 có xu hướng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
giảm: về diện tích trồng từ 16636 ha (1997) xuống 10976 (2001), sản lượng
từ 15000 tấn (1997) xuống 10072 tấn (2001) và tăng nhập khẩu từ 2091 tấn
(1997) lên 8916 tấn (2001). Mặc dù diện tích gieo trồng và sản lượng đậu xanh
hàng năm ở Srilanka khá lớn song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ lớn
trong nước. Do đó, lượng đậu xanh nhập khẩu có xu thế tăng nhanh từ năm
2000, 2001. Các giống đậu xanh được gieo trồng phổ biến như Harsha năng suất
trung bình 1200 kg/ha, MI – 5 năng suất trung bình 1500kg / ha, Ari năng suất
trung bình 1700 kg/ha.
Ở Việt Nam, cây đậu xanh được trồng ở nhiều địa phương trong cả
nước, tùy thuộc vào đặc điểm địa hình, điều kiện khí hậu có thể phân chia
các vùng trồng cây đậu xanh như sau:
- Vùng núi phía Bắc bao gồm các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình,
Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang và Quảng Ninh. Thời vụ
gieo trồng từ tháng 4, 5 thu hoạch tháng 7, 8 là thời điểm có khí hậu nómg ẩm
thuận lợi cho sinh trưởng của cây. Tập quán canh tác đơn giản, ít thâm canh,
năng suất thấp.
- Vùng Đồng bằng, Trung du Bắc bộ bao gồm các tỉnh Hà Tây, Vĩnh
Phúc, Phú Thọ, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Hải
Phòng, Hà Nam, Ninh Bình, Thái Bình và Thanh Hoá. Đậu xanh ở vùng này
được gieo trồng từ tháng 2 đến tháng 9 hàng năm, tập trung ở 3 thời vụ: vụ
xuân, vụ hè, vụ thu đông. Hàng năm do xu hướng thâm canh tăng vụ, tăng
năng suất vì có hệ thống tưới tiêu khá hoàn chỉnh và đầu tư khá nên năng suất
đậu xanh vùng này cao, việc tiếp nhận mô hình đậu xanh cao sản khả thi hơn.
Đây là những điều kiện cơ bản trong phát triển sản xuất.
- Vùng Duyên hải Trung Bộ và Tây Nguyên. Đây là vùng có diện tích
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
và sản lượng gieo trồng đậu xanh lớn. Do không chịu ảnh hưởng của khí hậu
mùa đông lạnh, mùa mưa, mùa khô phân bố rõ rệt nên thuận lợi để trồng
quanh năm. Hàng năm đậu xanh được gieo trồng từ 2 – 3 vụ, với phương thức
trồng thuần là chủ yếu. Hạn chế lớn nhất ở đây là thời điểm thu hoạch vụ hè
thu thường gặp mưa bão nên thất thoát nhiều về năng suất và sản lượng.
- Vùng Đông Nam bộ. Đây là vùng sản xuất đậu đỗ có quy mô lớn
chiếm 26% diện tích gieo trồng cả nước. Tuy nhiên, do không có thâm canh
và việc sử dụng các giống đậu xanh năng suất thấp nên năng suất trung bình
của vùng này còn thấp.
Một số giống đậu xanh được trồng phổ biến hiện nay như: ĐX044
(VC2768A) năng suất vụ hè khoảng 2000 kg/ha, có thể trồng 3 vụ/ năm, cây
thấp, cứng, chịu mưa và chống đổ tốt. Giống ĐX044 đang được trồng nhiều ở
vùng đồng bằng và trung du Bắc bộ; giống V123 (3V123) năng suất 1800 -
2000 kg/ha, thâm canh có thể đạt 2000 – 7000 kg/ ha, có thể trồng 3 vụ/ năm;
T135 năng suất 2900 kg/ha, 28% protein, ruột vàng thơm ngon, trồng ở các
tỉnh phía Bắc; giống V91 – 15 (VC3528A) năng suất từ 1200 – 1400 kg/ ha,
cây cứng, ít đổ, ít nhiễm bệnh vàng lá, trồng được trên nhều loại đất ở các tỉnh
phía Nam; giống HL – 115 năng suất từ 1000 – 1300 kg/ ha trong vụ hè và
1400 – 2200 kg/ha trong vụ thu đông tại các tỉnh phía Nam, cây cứng, ít đổ …
1.2. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỊU HẠN VÀ CHỌN DÕNG BIẾN DỊ
SOMA BẰNG KỸ THUẬT NUÔI CẤY MÔ VÀ TẾ BÀO THỰC VẬT
Nuôi cấy mô tế bào thực vật đang là một kĩ thuật được ứng dụng rộng
rãi trong các nghiên cứu và chọn tạo giống cây trồng theo hướng tăng cường
khả năng chống chịu. Cho đến nay đã có rất nhiều công trình khoa học được
công bố về kết quả nghiên cứu khả năng chịu mặn, chịu nóng, chịu hạn, chịu
muối, chịu nhôm ở các đối tượng cây trồng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
1.2.1. Nghiên cứu chọn giống cây trồng bằng kỹ thuật chọn dòng tế bào
soma
Cho đến nay kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật đã được ứng dụng
rộng rãi trong lĩnh vực chọn dòng tế bào, đặc biệt là chọn dòng chống chịu
stress môi trường như chịu hạn, chịu lạnh, chịu muối NaCl, chịu nhôm [1].
Mundy và cs (1988) đã tiến hành gây mất nước mô sẹo lúa và đã nhận thấy
ABA là chất tăng khả năng giữ nước và chịu mất nước của mô sẹo lúa [33].
Bằng việc bổ sung PEG8000 vào môi trường nuôi cấy mô sẹo giống lúa Khao
Dawk Mali 105, Adkins và cs (1995) đã chọn được dòng lúa chịu hạn có
những tính trạng nông học quan trọng và khả năng chịu hạn được duy trì và
ổn định ở thế hệ R
2
[21]. Bằng phương pháp thổi khô mô sẹo lúa, Đinh Thị
Phòng và cs (1998, 2001) đã chọn tạo được 3 giống lúa DR1, DR2, DR3 cho
năng suất cao, ổn định, có khả năng chịu hạn, chịu lạnh hơn hẳn giống gốc
[14].
Lê Trần Bình và cs (1998) đã chọn được hai dòng có khả năng chịu
muối là C0 và C8. Bằng phương pháp nuôi cấy tế bào huyền phù từ mô sẹo
lúa trong môi trường có bổ sung AlCl
3
ở nồng độ từ 0 – 600ppm có pH tương
ứng từ 5,8 – 2,71, tác giả cũng chọn được một số giống địa phương như
pokaly, cườm, chiêm bầu và một cố giống lúa lai như tép lai, CR203 có khả
năng chống chịu [1]. Ngoài ra khi xử lý nhiệt độ thấp tác giả cũng chọn được
một số dòng lúa từ các loài phụ Japonica, Javanica và Indica có khả năng
chịu lạnh (1
0
C).
Công trình xử lý mô sẹo lúa ở nhiệt độ cao của Nguyễn Thị Tâm
(2004), đã tạo được 197 dòng mô có khả năng chịu nóng ở 40
0
C, 42
0
C và 520
dòng cây xanh. Từ 33 dòng qua 5 thế hệ đã chọn được 2 dòng nổi bật là
HR128 với đặc điểm là cây thấp, số hạt chắc/bông cao, hàm lượng protein,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
đường tan, axit amin liên kết trong hạt cao, có khả năng chịu nóng, cứng cây
và dòng HR499 với khả năng đẻ nhánh hữu hiệu, số hạt chắc/bông, năng suất
khóm, có khả năng chịu nóng cao hơn so với giống gốc [15] .
Bằng kỹ thuật nuôi cấy mô sẹo thuốc lá kết hợp với việc tiền xử lý
bằng ABA, manitol và saccharose, Nguyễn Hoàng Lộc (1993) [8] cũng thu
được 3 dòng thuốc lá SC1, SC2, SC3 (của các giống BV23-5, BG, NTH
tương ứng) có khả năng chịu được sự mất nước cực đoan (mô mất nước trên
90% so với khối lượng tươi). Kết quả phân tích về các đặc điểm sinh lý – sinh
hoá ở các dòng thuốc lá này cho thấy tính chịu mất nước được điều khiển bởi
một nhóm gen.
Bằng kĩ thuật nuôi cấy in vitro, Nguyễn Văn Vinh, Lê Duy Thành và
cộng sự (1995) nghiên cứu khả năng chịu nhôm và axit của các giống lúa :
ĐC3, CM10, Pokaly, Cườm, Chiêm bầu, CR203, NN8, OM 861-20, OM296
và Tép lai, đã thu được các dòng mô sẹo của giống Pokaly và Cườm có khả
năng chịu được AlCl
3
ở 600ppm và pH là 2,71. Mô sẹo của giống Tép lai,
CR203 chịu được AlCl
3
ở 400ppm và pH là 2,98 [20].
Chu Hoàng Mậu và đồng tác giả (2006) tiến hành xử lý bằng thổi khô
mô sẹo các giống lạc MĐ7, L
17
, L
14
, L
18
, ĐBG đã nhận thấy mô sẹo của 5
giống lạc đều bị mất nước nhanh, khả năng chịu mất nước của các giống có sự
khác nhau rõ rệt, cao nhất là ĐBG và thấp nhất là L18 [12] .
Nguyễn Thu Giang (2008), tiến hành xử lý thổi khô mô sẹo của 6
giống lạc L
24
, L
23
, L
08
, L
TB
, L
CB
, L
BK
, nhận thấy mô sẹo của 6 giống lạc đều bị
mất nước nhanh, khả năng chịu mất nước của các giống có sự khác nhau rõ
rệt, cao nhất là L
24
và thấp nhất là L
08
[4] .
Đối với cây đậu xanh, Nguyễn Thị Luyện (2008), khi tiến hành xử lý
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
thổi khô ở các ngưỡng 3, 5, 7, 9, 11 giờ ở các giống đậu xanh VN93- 1,
VN93- 3, VC 1973A, ĐX 06, VC 3902A, VC 6148, VC 6372, VC 2768A
nhận thấy rằng độ mất nước của mô tăng theo thời gian thổi khô ở tất cả các
giống và sau 3 đến 5 giờ thổi khô [10]. Như vậy, kỹ thuật chọn dòng biến dị
soma là vấn đề rất mới trong công tác chọn và tạo giống đối với cây đậu xanh.
1.2.2. Kỹ thuật tái sinh cây từ mô sẹo
Trong thực tế đậu xanh được sản xuất dễ dàng và hoàn toàn không có
nhu cầu nhân giống vô tính bằng kỹ thuật nuôi cấy mô, tuy nhiên việc nghiên
cứu chuyển gen ở cây đậu xanh khó có thể thực hiện và thành công được nếu
trước hết không tiến hành việc tái sinh cây đậu xanh. Rudrabhatla Sairam và
cs (2005) đã tổng hợp các kết quả nghiên cứu phát triển kỹ thuật tái sinh ở cây
một lá mầm và cây hai lá mầm. Sự tái sinh cây được thực hiện bằng nuôi cấy
in vitro từ phôi soma hoặc từ một bộ phận khác độc lập trên cơ thể và điều đó
còn phụ thuộc vào genotype của giống [35]. Đối với cây ngô, sự tái sinh cây
có thể thực hiện từ mô sẹo hoặc tạo đa chồi; tạo đa chồi từ hạt nảy mầm ở cây
Sorghum; tạo mô sẹo từ hạt nảy mầm, tạo phôi soma từ mô sẹo và tái sinh
chồi từ mô sẹo ở cây Lolium; tạo đa chồi từ cuống lá của cây Begonia; tạo mô
sẹo và tái sinh từ lá hay cuống lá ở cây Geranium, nuôi cấy in vitro phôi soma
từ tế bào nuôi cấy huyền phù ở cây đậu đũa (Vigna unguiculata) được thực
hiện bởi Ramakrishnan và cs (2005) [28] và bằng phương pháp này đã thu tần
số tái sinh cây cao (Prem và cs, 2001) [39]… Đối với cây đậu tương sự tái
sinh cây tạo đa chồi từ mắt lá mầm đã được nghiên cứu, tuy nhiên đậu tương
là đối tượng thực vật rất khó thực hiện nuôi cấy in vitro từ khâu khử trùng, tạo
mô sẹo, tái sinh cây, tạo rễ và ra cây [6]. Nghiên cứu khả năng tái sinh của 27
giống thuộc loài Vigna có nguồn gốc từ Phillipine, Madagascar, Pakistan,
India, Australia, China, Japan Renato và cs (1999, 2001) đã cho thấy kỹ thuật
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
tái sinh cây từ mắt lá mầm của hạt nảy mầm 4 ngày tuổi đạt hiệu quả tái sinh
80% - 100% và tái sinh chồi trực tiếp từ mắt lá mầm như là chỉ thị cho hệ gen
của loài đậu Vigna châu Á (subgenus Ceratotropis) [34]. Các kết quả nghiên
cứu tái sinh cây ở đậu xanh từ phôi soma và từ mắt lá mầm phục vụ chuyển
gen cũng đã được công bố bởi Jayanti Sen và Spra Guha Mukherjee (1998)
[26], Ignacimuthu và Franklin (1999) [25], Renato và cs (1999, 2001) [34],
Mai Trường và cs (2001) [19], Sita và cs (2006) [36], Kaviraj và cs (2006)
[27]. Sonia và cs (2007) [37] nghiên cứu chuyển gen mã hóa protein ức chế
enzyme α-amylase vào cây đậu xanh nhờ vi khuẩn Agrobacterium được thực
hiện nhờ tái sinh đa chồi từ mắt lá mầm. Đánh giá hiệu quả chuyển gen ở cây
Vigna mungo khi sử dụng kỹ thuật cấy mô từ mắt lá mầm của
Muruganantham và của Amutha và cs (2006) cũng đã khẳng định hiệu quả
của phương pháp này [32].
1.3. ỨNG DỤNG KỸ THUẬT RAPD (Random Amplified Polimorphic DNA)
TRONG PHÂN TÍCH HỆ GEN CỦA CÂY TRỒNG
Kỹ thuật RAPD là kỹ thuật phân tích sự đa hình chiều dài các phân
đoạn ADN được nhân bản nhờ các mồi ngẫu nhiên có kích thước 10bp, do hai
nhóm nghiên cứu của Williams và CS (1990) [43] và Welsh và McClelland
(1991) [42] đồng thời xây dựng. Thành phần và các bước phản ứng RAPD
dựa trên cơ sở phản ứng chuỗi polymerase (PCR) chỉ khác ở kích thước mồi
và nhiệt độ bắt cặp mồi, nhiệt độ bắt cặp mồi của phản ứng RAPD vào
khoảng 33
0
C- 45
0
C. Kĩ thuật RAPD có ưu điểm là sử dụng các mồi ngẫu
nhiên dài 10 nucleotit. Mồi có thể bám vào bất kì vị trí nào có trình tự nu bổ
sung trên phân tử ADN khuôn. Do vậy, xác suất đoạn mồi có được điểm gắn
trên phân tử ADN mẫu là rất lớn. Sự khác nhau về vị trí và số lượng các đoạn
ADN có thể ghép cặp bổ sung với mồi chính là cơ sở của sự đa hình về phổ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
băng ADN được nhân bản. Sản phẩm khuếch đại được phân tích bằng điện di
trên gel agarose hoặc polyacrylamide và có thể quan sát được sau khi gel
được nhuộm bằng hoá chất đặc trưng. Vì vậy, tính đa hình thường được nhận
ra do sự có mặt hay vắng mặt của một sản phẩm nhân bản [43].Kỹ thuật
RAPD là phương pháp tương đối đơn giản trong đánh giá hệ gen thực vật, nó
không những khắc phục được nhược điểm của phương pháp chọn giống
truyền thống mà còn góp bảo tồn nguồn gen cây trồng và nâng cao hiệu quả
chọn lọc.
Các yếu tố cần thiết để tiến hành phản ứng RAPD bao gồm: ADN
khuôn (DNA template); Đoạn mồi (primer): chỉ sử dụng một mồi đó là mồi
oligonucleotit có trật tự nucleotit ngẫu nhiên và có chiều dài khoảng 10
nucleotit, trong đó C + G chiếm hơn 60%; ADN - polymerase (Taq
polymerase): hoạt động của Taq polymerase phụ thuộc vào Mg
2+
, nồng độ
dNTP, pH, nhiệt độ biến tính ADN; Bốn loại deoxyribonucleotit triphotphat
(dNTP): ATP, TTP, CTP, GTP; Ion Mg
2+
.
Phản ứng RAPD được tiến hành qua 3 giai đoạn: (1) Giai đoạn biến
tính ADN: ở nhiệt độ 95
0
C trong khoảng 30-60 giây làm cho hai mạch khuôn
ADN tách nhau. (2) Giai đoạn tiếp hợp mồi: khi nhiệt độ hạ xuống 32-40
0
C
mồi tiếp hợp và bám vào sợi ADN khuôn. (3) Giai đoạn tổng hợp: nhiệt độ
được nâng lên 72
0
C thì các đoạn mồi đã bắt cặp với các mạch đơn sẽ được
kéo dài với sự tham gia của Taq polymerase.
Sau một chu kỳ gồm ba giai đoạn như trên, một phân đoạn ADN khuôn
được nhân lên thành hai, các đoạn ADN được nhân bản trong mỗi chu kỳ lại
được coi là ADN khuôn cho mỗi chu kỳ nhân bản tiếp theo. Vậy sau k chu kỳ
nhân bản sẽ tạo ra 2
k
các đoạn ADN giống đoạn ADN khuôn ban đầu. RAPD
có thể thực hiện từ 40 - 45 chu kỳ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
Kỹ thuật RAPD đã và đang được ứng dụng rộng rãi ở nhiều lĩnh vực và
đem lại nhiều thành tựu to lớn cho ngành sinh học phân tử. Người ta đã dùng
kỹ thuật này để thiết lập bản đồ di truyền phân tử [22], [30], [38], [41], nhận
dạng các giống cây trồng, phát hiện quan hệ phát sinh chủng loại đối với
nhiều loại cây trồng, đánh giá sự thay đổi genome của các dòng chọn lọc,
đánh giá hệ gen của giống và sự đa dạng di truyền của tập đoàn giống [23],
[29], [31], [43].
Nguyễn Thị Tâm (2004) đã cho thấy các dòng lúa chọn lọc tạo ra từ
mô sẹo lúa chịu nhiệt giống CR203, CS4, ML107 đã có những thay đổi ở
mức độ phân tử [15]. Ngô Thị Liêm (2006), Nghiên cứu sự đa dạng di truyền
và khả năng chịu hạn của một số giống lạc, sử dụng kĩ thuật RAPD với 5 mồi
ngẫu nhiên đã nhận được 168 phân đoạn ADN được nhân bản từ hệ gen của 5
giống lạc, cả 5 mồi đều biểu hiện đa hình [7]. Bùi Thu Thủy (2006) sử dụng 5
mồi ngẫu nhiên để so sánh hệ gen của các dòng lúa chọn lọc R
1
với giống gốc
U
17
cho thấy cả 5 mồi đều biểu hiện tính đa hình, các dòng chọn lọc có mức độ
khác biệt so với giống gốc từ 0,18- 0,04 [18]. Nguyễn Thu Giang (2008) sử
dụng kĩ thuật RAPD phân tích đa hình của 6 mẫu lạc với 10 mồi ngẫu nhiên thì
có 6/10 cho tính đa hình [4]. Vũ Anh Đào (2009) phân tích đa dạng di truyền
của 16 giống đậu tương bằng chỉ thị RAPD với 10 mồi ngẫu nhiên, có 7 mồi
cho tính đa hình [3].
Kỹ thuật RAPD còn là một công cụ rất có hiệu quả trong việc tìm ra
các chỉ thị phân tử để phân biệt các giống hay các loài khác nhau. Moretzohn
và CS đã nghiên cứu sự đa dạng di truyền của lạc và mối quan hệ với dạng dại
của chúng trên cơ sở phân tích các vùng siêu biến của hệ gen [31].
Đối với đậu xanh, sử dụng kĩ thuật RAPD để nghiên cứu một số dòng
đậu xanh đột biến đã được thực hiện nhằm xác định hệ số giống nhau giữa các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
dòng đậu xanh đột biến [13]. Nguyễn Vũ Thanh Thanh (2003) nghiên cứu đa
dạng di truyền của một số giống đậu xanh cho thấy trong 5 mồi ngẫu nhiên chỉ
có 3 mồi RA31, RA45, RA46 cho kết quả đa hình, hệ số tương đồng giữa các
giống dao động từ 0,41- 0,80 [16], [17]. Tuy vậy, ứng dụng kĩ thuật RAPD
nhằm xác định quan hệ họ hàng, tìm chỉ thị ADN đặc trưng của các giống đậu
xanh có năng suất cao, khả năng chịu hạn tốt còn chưa được nghiên cứu nhiều.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17
Chƣơng 2
VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU
Hai giống đậu xanh VN93-1, VC1973A do bộ môn hệ thống canh tác
của Viện nghiên cứu ngô cung cấp được sử dụng làm nguyên liệu nghiên cứu.
Bảng 2.1. Đặc điểm nông học và năng suất của hai giống đậu xanh nghiên cứu
STT
Tên
giống
Nguồn gốc
Màu sắc
hạt
Hình
dạng
hạt
Khả
năng
chịu hạn
Năng suất
(kg/ha)
1
VN93 - 1
Giống lai trong
nước (Viện Nghiên
cứu Ngô lai tạo)
Xanh -
không bóng
Tròn
Khá
1450
2
VC1973A
Nhập nội từ Trung
tâm Cải tiến Rau
màu Quốc tế
Xanh nâu –
bóng
Tròn
Kém
1986
2.2. HÓA CHẤT, THIẾT BỊ VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
2.2.1. Hóa chất
Sử dụng các loại hoá chất thông dụng như 2,4D (Diclorphenoxyacetic
acid), α- NAA (acid α – naphthylacetic), BAP (6 – Benzyl amino Purin), Tris-
base 1M, BME 14M, NaCl 15M, SDS 5%, EDTA 0,5M, Choloroform :
isoamyl (24 :1), STAB, isopropanol, Ethanol, TE (10mM Tribase + 1mM
EDTA), các chất khoáng đa lượng, vi lượng, vitamin, proline chuẩn, gelatin,
nước dừa, agarose, glucose