Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

mạng lưới chợ ở huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn (1986-2010)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.14 MB, 103 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM







ĐÀO MINH THẢO





MẠNG LƯỚI CHỢ Ở HUYỆN CHỢ ĐỒN,
TỈNH BẮC KẠN (1986 - 2010)







LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ










THÁI NGUYÊN - 2012

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM





ĐÀO MINH THẢO




MẠNG LƯỚI CHỢ Ở HUYỆN CHỢ ĐỒN,
TỈNH BẮC KẠN (1986 - 2010)



Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60.22.54



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ



Người hướng dẫn khoa hoc:
PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Chi








THÁI NGUYÊN - 2012

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này do chính bản thân tôi thực hiện, dưới sự
hướng dẫn của PGS. TS. Nguyễn Thị Phương Chi. Các số liệu và kết quả nghiên
cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một công
trình khoa học nào, mọi sự trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả hoàn toàn
chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn.
Tác giả



Đào Minh Thảo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


LỜI CẢM ƠN



Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài của mình tôi đã nhận được
sự giúp đỡ quí báu của các tập thể và các cá nhân.
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn tới các thầy cô giáo trong khoa Lịch sử,
khoa Sau đại học trường Đại học Sư Phạm Thái Nguyên.
Qua luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc tới
PGS. TS. Nguyễn Thị Phương Chi, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi
trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn này.
Đồng thời, trong quá trình thực hiện luận văn tôi còn nhận được sự giúp
đỡ của Huyện Ủy huyện Chợ Đồn, Phòng Công Thương huyện Chợ Đồn, Sở
Thương Mại tỉnh Bắc Kạn, Cục thống Kê tỉnh Bắc Kạn, thư viện trường Đại học
Sư phạm Thái Nguyên… Tôi xin trân trọng cảm ơn những sự giúp đỡ vô cùng
quý báu đó.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới các bạn bè và người thân đã giúp đỡ và
tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 08 năm 2012
Tác giả



Đào Minh Thảo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

i

MỤC LỤC
Trang

Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục i
Danh mục các chữ viết tắt iii
MỞ ĐẦU 1

Chương 1. KHÁI LƯỢC VỀ HUYỆN CHỢ ĐỒN 6

1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 6

1.1.1. Vị trí địa lý 6

1.1.2. Điều kiện tự nhiên 6

1.2. Quá trình thay đổi địa giới huyện Chợ Đồn 9

1.3. Dân cư và sự phân bố dân cư 11

1.4. Khái lược tình hình kinh tế-xã hội của huyện từ 1986 đến 2010 17

Chương 2. MẠNG LƯỚI CHỢ Ở HUYỆN CHỢ ĐỒN, TỈNH BẮC
KẠN TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 1997 22

2.1. Những quan niệm về chợ 22

2.2. Khái quát mạng lưới chợ ở huyện Chợ Đồn trước năm 1986. 24

2.3. Mạng lưới chợ của huyện Chợ Đồn từ năm 1986 đến năm 1997 32


2.4. Hoạt động mua bán 35

2.4.1. Các mặt hàng mua bán 35

2.4.2. Thành phần mua bán 41

2.4.3. Hình thức trao đổi 45

2.5. Chợ- một nét sinh hoạt văn hoá của người dân Chợ Đồn 47

Chương 3. MẠNG LƯỚI CHỢ Ở HUYỆN CHỢ ĐỒN TỈNH BẮC
KẠN TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2010 53

3.1. Mạng lưới chợ ở huyện Chợ Đồn từ năm 1997 đến năm 2010 53
3.1.1. Số lượng chợ và thời gian họp chợ 53

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ii

3.1.2. Tổ chức quản lý các chợ 59

3.1.3. Những thay đổi trong hoạt động mua bán ở mạng lưới chợ
của huyện Chợ Đồn 61

3.2. Vai trò của mạng lưới chợ trong sự phát triển kinh tế- xã hội
huyện Chợ Đồn. 63

3.2.1. Vai trò của mạng lưới chợ trong sự phát triển kinh tế huyện Chợ
Đồn 63


3.2.2. Vai trò của mạng lưới chợ trong sự phát triển xã hội của huyện
Chợ Đồn 66

3.3. Một số hạn chế trong hoạt động của mạng lưới chợ ở huyện Chợ
Đồn 68

3.4. Những biện pháp để phát huy hơn nữa tính tích cực và giải quyết
những tồn tại của mạng lưới chợ huyện Chợ Đồn trong giai đoạn hiện
nay 72

Tiểu kết chương 3 77

KẾT LUẬN 79

TÀI LIỆU THAM KHẢO 81

PHỤ LỤC 86

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
1.
CNXH Chủ nghĩa xã hội
2.
HTX Hợp tác xã

3.
KHXH Khoa học xã hội
4.
KT- XH Kinh tế Xã hội
5.
NĐ Nghị định
6.
Nxb Nhà xuất bản
7.
TT Thị trấn
8.
UB Uỷ ban
9.
UBND Uỷ ban nhân dân
10.
XHCN Xã hội chủ nghĩa


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ xa xưa không chỉ ở vùng đồng bằng, mà ở các châu, các huyện miền
núi phía bắc đã có chợ cùng với các hoạt động mua bán nhất định của nó.
Ngay từ thời phong kiến, chợ đã trở thành mối quan tâm lớn của các nhà
nghiên cứu. Trong Hồng Đức Thiện chính thư, vua Lê Thánh Tông viết" việc
lập chợ là hệ quả của việc tụ tập đông đúc dân cư. Thiết chế các chợ đó nhằm
mục đích phân phối hàng hoá quốc gia ra khắp đất nước và làm dễ dàng công

việc giao dịch trao đổi theo nhu cầu" [9, tr.33].
Nền kinh tế đất nước phát triển chợ càng được mở rộng, hoạt động giao
lưu trao đổi hàng hoá ngày càng nhộn nhịp sầm uất hơn.
Mỗi vùng ở miền Bắc Việt Nam có hệ thống chợ mang bản sắc văn hoá
dân tộc đặc sắc riêng biệt. Hệ thống chợ ở đồng bằng Bắc Bộ có cấu trúc hàng
hoá, hình thức hoạt động khác với các phiên chợ vùng cao. Nếu ở đồng bằng,
những chợ quê, chợ nông thôn chủ yếu thực hiện chức năng trao đổi hàng
hoá, thì các phiên chợ vùng cao ngoài chức năng mua bán, chợ còn là nơi gặp
gỡ của thanh niên nam nữ, là nơi mà các hoạt động văn hoá( lễ, hội) diễn ra.
Bởi vậy "chợ" đã trở thành đối tượng nghiên cứu dưới nhiều góc độ như: lịch
sử văn hoá, lịch sử phát triển của nền kinh tế Việt Nam
Tuy nhiên, các nhà sử học mới chỉ chú ý nghiên cứu các chợ ở đồng
bằng Bắc Bộ. Đặc biệt, huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn là tỉnh miền núi, gần
như trung tâm của khu Việt Bắc vì thế, quy mô, hình thức trao đổi hàng
hóa…ở chợ cũng có nhiều điểm khác biệt so với chợ của các tỉnh đồng bằng
Bắc Bộ.
Xuất phát từ những nhận thức trên, chúng tôi chọn đề tài “Mạng lưới
chợ ở huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn(1986- 2010)" để nghiên cứu với mong
muốn khôi phục lại một cách chân thực về hoạt động trao đổi mua bán trong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


2

các chợ của huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn nhằm nâng cao hiểu biết về đời
sống kinh tế của dân cư nông thôn ở một huyện miền núi phía Bắc và sự mở
rộng, biến đổi của mạng lưới chợ ở huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn từ khi thực
hiện công cuộc đổi mới đất nước năm 1986 cho đến năm 2010.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Một số sách, bài viết đề cập đến các hoạt động buôn bán như: “Về một số

làng buôn ở đồng bằng Bắc Bộ thế kỷ XVIII- XIX” tác phẩm này tác giả đã đề
cập đến hoạt động buôn bán của các chợ thuộc vùng nông thôn đồng bằng
Bắc Bộ từ thế kỷ XVIII- XIX. Hay cuốn “Một số vấn đề làng xã Việt Nam”
của Nguyễn Quang Ngọc, (Hà Nội, 2009) đã nghiên cứu kết cấu kinh tế, kết
cấu xã hội và văn hoá của làng xã Việt Nam trong đó khi viết về kinh tế
thương nghiệp của làng xã Việt Nam tác giả đã đề cập đến hoạt động buôn
bán ở các chợ.
Tác giả Nguyễn Đức Nghinh với bài viết “Những nét phác thảo về chợ
làng qua những tài liệu thế kỉ XVII- XVIII” đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lịch
sử số 5 năm 1980; “Chợ Làng, một nhân tố củng cố mối liên hệ dân tộc”,
đăng trên Tạp chí dân tộc học số 5 năm 1981 và "Chợ Chùa ở thế kỷ XVII"
đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 4- 1979.
Đề cập đến vấn đề này còn có bài viết "Chợ làng trước cách mạng tháng
Tám" của đồng tác giả Trần Thị Hoà, Trần Đức Nghĩa đăng trên Tạp chí Dân
tộc học, số 2- 1981. Vấn đề này được thử nghiệm trên địa bàn ba huyện: Bình
Lục (Hà Nam), Quỳnh Côi (Thái Bình), Cẩm Giàng (Hải Dương) những năm
ba mươi của thế kỷ 20. Bài viết đã nghiên cứu về những tên chợ, thời gian
họp chợ, cấu trúc chợ làng, sự phân bố vị trí các loại hàng trong chợ
Tác giả Trương Xuân Trường trong bài viết: Chợ nông thôn trước nhu
cầu đổi mới, Tạp chí Xã hội học, số 1- 1986, đã khái quát một số thay đổi của
chợ thời bao cấp trước nhu cầu đổi mới.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


3

Tác giả Nguyễn Thừa Hỷ với bài viết "Mạng lưới chợ Thăng Long- Hà
Nội trong những thế kỷ XVII, XVIII, XIX", Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 1-
1983, đã khái quát về hoạt động buôn bán của các chợ ở Thăng Long, Hà Nội.
Các bài viết trên đã đề cập tới hoạt động thương nghiệp ở nông thôn

đồng bằng Bắc bộ qua các tư liệu điều tra thực tế tại một số địa phương trong
những thập niên cuối của thế kỉ XX, trên cơ sở đó bước đầu đánh giá vai trò
của mạng lưới chợ nông thôn với đời sống kinh tế xã hội của các địa phương.
Bài viết "Hệ thống chợ làng ở Thừa Thiên Huế dưới thời chúa Nguyễn"
của tác giả Trương Thị Thu Hảo, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 12-
2010, đã khái quát hoạt động của các chợ làng thuộc các huyện Hương Trà,
Quảng Điền, Phú Vang ở Thừa Thiên Huế.
Một số công trình luận văn cao học của trong những năm gần đây đã đề
cập tới mạng lưới và hoạt động của các chợ nông thôn ở Thái Nguyên như:
luận văn " Mạng lưới chợ nông thôn ở Thái Nguyên từ năm 1954 đến năm
2010" của Phạm Thị Thanh Hảo đã phác thảo một cách chân thực về hoạt
động mua bán trao đổi trong các chợ ở Thái Nguyên từ sau khi miền Bắc
được giải phóng đến năm 2010.
Như vậy cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu toàn diện
về mạng lưới chợ ở huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn từ năm 1986 đến 2010.
Bởi vậy, những thành quả nghiên cứu của các tác giả đi trước là những ý kiến
gợi mở quý báu, tạo điều kiện cho chúng tôi đi sâu nghiên cứu hoàn thành
luận văn: ““Mạng lưới chợ ở huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn(1986- 2010)"
3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu: Thực hiện đề tài ““Mạng lưới chợ ở huyện Chợ
Đồn, tỉnh Bắc Kạn(1986- 2010)", tác giả mong muốn khôi phục lại một cách
chân thực, sinh động, khoa học hoạt động của các chợ ở huyện Chợ Đồn, tỉnh
Bắc Kạn từ 1986 cho đến năm 2010 cũng như vai trò, tác động của nó đối với
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


4

sự chuyển biến kinh tế của các địa phương trong tỉnh trong quá trình thực
hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Qua việc tìm hiểu hoạt động của mạng lưới chợ nông thôn, luận văn tập
trung phác họa những nét cơ bản nhất về đời sống vật chất, tinh thần của
người dân trong tỉnh đồng thời tìm hiểu những chủ trương, chính sách mới
của Đảng và Nhà nước với hoạt động thương nghiệp cùng những định hướng
mới của tỉnh Bắc Kạn đối với việc quy hoạch, phát triển mạng lưới chợ trên
địa bàn tỉnh.
Đối tượng nghiên cứu của Luận văn gồm hoạt động kinh tế, văn hóa, mạng
lưới chợ ở huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn từ năm 1986 cho đến năm 2010.
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Luận văn tìm hiểu vào mạng lưới chợ ở huyện Chợ
Đồn tỉnh Bắc Kạn theo địa danh lãnh thổ hiện nay đó là 21 xã và một thị trấn.
Phạm vi thời gian: Từ 1986 đến 2010
4. Nguồn tư liệu
- Tư liệu chung: Đại cương lịch sử Việt Nam (tập I; tập II,); Lịch sử Việt
Nam (1945- 2000); Dư địa chí (Nguyễn Trãi).
Các tác phẩm nghiên cứu của các nhà khoa học đã công bố, xuất bản, các
bài báo đã được đăng trên các tạp chí: tạp chí Nghiên cứu lịch sử, tạp chí Dân
tộc học, tạp chí Nghiên cứu kinh tế.
- Nguồn tư liệu địa phương: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn, Địa lý tỉnh
Bắc Kạn
- Nguồn tư liệu thực địa, điền dã: các tài liệu truyền miệng, truyện kể,
truyền thuyết, ca dao, tục ngữ địa phương
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, tác giả sử dụng chủ yếu phương pháp lịch sử và
phương pháp lôgic, phương pháp điền dã dân tộc học kết hợp với phương
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


5


pháp khai thác tư liệu thành văn. Phương pháp thống kê, hệ thống hóa số liệu
cũng được tác giả sử dụng thích hợp trong luận văn để có thể đưa ra những
nhận thức chân thực, khoa học với đối tượng nghiên cứu của đề tài.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn giới thiệu một cách đầy đủ và cụ thể nhất về mạng lưới chợ ở
huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn cùng những giá trị kinh tế, xã hội của nó trong
tiến trình lịch sử của tỉnh nhà từ quá khứ cho đến hiện tại.
Luận văn là tài liệu tham khảo cần thiết cho quá trình học tập bộ môn
lịch sử, Dân tộc học, Cơ sở văn hóa…cũng như việc giảng dạy lịch sử địa
phương ở trường phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
7. Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm 3 phần: Ngoài phần mở đầu, Phụ lục, tài liệu tham khảo,
nội dung được cấu thành bởi 3 chương.
Chương 1: Khái lược về huyện Chợ Đồn
Chương 2: Mạng lưới chợ ở huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn từ năm 1986
đến năm 1997
Chương 3: Mạng lưới chợ ở huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn từ năm 1997
đến năm 2010.
KẾT LUẬN
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


6

Chương 1
KHÁI LƯỢC VỀ HUYỆN CHỢ ĐỒN

1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Chợ Đồn có 22 đơn vị hành chính, bao gồm một thị trấn (Bằng Lũng)

và 21 xã. Chợ Đồn là huyện vùng cao nằm ở phía Tây của tỉnh Bắc Kạn, phía
Bắc giáp Ba Bể, phía Nam giáp huyện Định Hóa của tỉnh Thái Nguyên, phía
Đông giáp huyện Bạch Thông, phía Tây giáp các huyện Na Hang, Chiêm Hóa
của tỉnh Tuyên Quang.
1.1.2. Điều kiện tự nhiên
Đất đai: Là huyện miền núi, Chợ Đồn có diện tích tự nhiên là 91.239
ha, có địa hình phức tạp, đa dạng, núi non hiểm trở, độ dốc lớn. Chạy dài suốt
phía Bắc và Tây Bắc, có cánh cung sông Gâm với nhiều ngọn núi cao trên
1000m, cao nhất là Phja Lểnh (1527m) và núi Tam Tao (1326m). Dãy Phja
Bjooc hùng vĩ trở thành mái nhà chung của ba huyện: Chợ Đồn, Bạch Thông,
Ba Bể. Phía Tây Nam huyện tiếp giáp với các dãy núi cao ở phía Bắc Sơn
Dương và Yên Sơn
(Tuyên Quang). Tại các xã Nam Cường, Xuân Lạc, Đồng Lạc, Tân Lập, Ngọc
Phái, Bằng Lãng, Bản Thi, Yên Thịnh, Yên Thượng, Rã Bản v.v có nhiều
dãy núi đá vôi, trong đó có nhiều hang động lớn. Núi non trùng điệp tạo cho
Chợ Đồn có dáng đẹp hùng vĩ.
Xã Yên Thịnh từng là mảnh đất dưới quyền cai trị của thổ ty Quằng từ
Chiêm Hoá, Nà Hang (Tuyên Quang) sang. Những nơi thờ cúng của cả cộng
đồng cư dân làng bản trước đây, các huyền thoại dân gian còn lưu truyền cho
đến ngày nay và dấu vết thành luỹ có rải rác ở các xã Yên Thịnh, Yên
Thượng cho phép chúng ta biết được khu vực này từng chịu ảnh hưởng và là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


7

địa bàn hoạt động của Nùng Chí Cao trong những năm 40 của thế kỷ XI và
của nghĩa quân Nông Văn Vân đầu thế kỷ XIX.
Là một huyện miền núi cao, phần lớn diện tích là rừng và đồi núi, nên
ruộng đất chủ yếu là bậc thang phân tán ở ven đồi, chân núi hay bên bờ suối

khá màu mỡ, thuận lợi cho trồng lúa, hoa màu và các loại cây công nghiệp,
cây ăn quả như: hồng, mận, cam Ngoài ra rừng Chợ Đồn còn cung cấp
nhiều loại gỗ quý: Đinh, lim, sến, táu, nghiến, lát Họ thực vật có đốt cũng
nhiều như: tre, nứa, vàu, trúc Bên cạnh đó là nguồn lâm thổ sản khá phong
phú như: mật ong, mộc nhĩ, nấm hương, măng các loại
Rừng Chợ Đồn cũng là nơi sinh sống của nhiều hệ động vật với nhiều
loại chim muông, thú rừng như: hươu, nai, khỉ, lợn rừng Với hệ động thực
vật phong phú, đa dạng nói trên rừng Chợ Đồn có tác dụng to lớn phục vụ
đời sống, sản xuất, xây dựng kinh tế, quốc phòng.
Dưới lòng đất còn chứa nhiều khoáng sản quý như: vàng, chì, đồng,
kẽm. Đặc biệt là mỏ kẽm Chợ Điền (Bản Thi) đã được dân Pháp khai thác từ
rất sớm. Năm 1909 Công ty khai khoáng và luyện kim Đông Dương đã đến
đây khai thác,"Chỉ trong vòng 27 năm (1914- 1941), thực dân Pháp đã mang
về nước tới 353716 tấn quặng kẽm"[16, tr.11]. Hiện nay, mỏ kẽm Chợ Điền
hàng năm sản xuất và cung cấp hàng ngàn tấn cho khu công nghiệp gang thép
Thái Nguyên.
Khí hậu: Nằm trong khu vực gió mùa nhiệt đới, khí hậu Chợ Đồn chia
thành bốn mùa trong năm: Xuân, hạ, thu, đông; nhưng có hai mùa rõ rệt là
mùa nóng và mùa lạnh (mùa mưa và mùa khô). So với các địa phương khác
trong tỉnh, mùa đông lạnh (mùa khô) ở Chợ Đồn thường kéo dài hơn từ tháng
11 đến tháng 4 năm sau, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10. Nhiệt độ trung
bình trong năm là 23
0
C - 35
0
C, với lượng mưa trung bình hàng năm là
1800mm, tập trung vào các tháng 7, 8, 9 (chiếm 70% lượng mưa cả năm), độ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



8

ẩm trung bình từ 80-85%, thích hợp với sự sinh trưởng của động thực vật
nhiệt đới. Có nơi như Phia Khao (Bản Thi), do độ dốc cao nên khí hậu quanh
năm mát mẻ thuận lợi cho sự phát triển thảm thực vật Á nhiệt đới.
"Tuy nhiên, là một địa phương nằm sâu trong đất liền, cách xa biển
hàng trăm ki lô mét, vì thế khí hậu Chợ Đồn có phần khắc nghiệt hơn so với
vùng phía Nam tỉnh. Hàng năm, vào khoảng tháng 12 và tháng 01, thường
xuất hiện xương muối, xương giá, làm chết nhiều gia súc và cây trồng nhiệt
đới" [16, tr.9].
Sông ngòi: Chợ Đồn có ba con sông chính, bắt nguồn từ các vùng núi
cao, là Sông Cầu, sông Nam Cường và sông Phó Đáy (còn gọi là sông Bình
Trung). Lưu lượng nước trung bình trên các dòng sông từ 400m
3
/giây đến
800m
3
/giây. Vào mùa mưa, dòng nước chảy xiết, nhiều đoạn thành thác lũ;
vào mùa khô, phần lớn các dòng sông đều cạn.
Ngoài ba con sông chính, trong huyện có nhiều khe, lạch chảy dọc theo
thung lũng, thuận lợi cho việc dẫn nước vào đồng ruộng
Sông, suối của Chợ Đồn tuy không thuận tiện cho giao thông, nhưng là
nguồn tài nguyên giá trị về thuỷ lợi, thuỷ năng, thuỷ sản góp phần quan
trọng vào điều hoà khí hậu, tạo độ phì nhiêu của đất đai. Lòng sông, suối
thường sâu, để có nước tưới cho ruộng đồng, nhất là các chân ruộng bậc
thang, đồng bào các dân tộc Chợ Đồn có nhiều kinh nghiệm làm mương, phai,
bắc máng, làm guồng nước. Đồng bào còn lợi dụng sức nước để phục vụ sản
xuất, đời sống như cối giã gạo, thuỷ điện
Giao thông: Là một huyện miền núi, phần lớn diện tích là rừng và đồi
núi, địa bàn phức tạp. Do đó, việc xây dựng và phát triển giao thông trong

huyện gặp nhiều khó khăn. Trước đây việc đi lại trong và ngoài huyện chủ yếu
là những con đường nhỏ hẹp, song cũng tạo điều kiện cho Chợ Đồn thông
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


9

thương với tỉnh lị Bắc Cạn, huyện lị Chiêm Hóa (Tuyên Quang), Chợ Rã (tức
Ba Bể) và huyện lị Định Hóa (Thái Nguyên) và đi lại giữa các xã trong huyện.
Hệ hệ thống giao thông đường bộ ở Chợ Đồn trước đây chậm phát
triển. Những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng và nhà nước, của các
cấp chính quyền địa phương và Trung ương, nên hệ thống đường giao thông
đã được cải tạo nâng cấp. Chỉ tính từ năm 2001- 2005 có 49 công trình giao
thông được xây dựng, mở mới 33 tuyến đường với tổng chiều dài trên 90km;
xây dựng thêm 11 cầu treo; hệ thống cầu được thường xuyên kiểm tra, bảo
dưỡng đảm bảo giao thông thông suốt. Con đường số 29, đang được mở rộng
và phát triển để đảm bảo giao thông từ Chợ Đồn ra thị xã Bắc Kạn. Theo
đường 254 qua Định Hoá xuống Thái Nguyên để về xuôi. Ngoài những con
đường tương đối lớn nói trên, giao thông huyện Chợ Đồn còn được sửa chữa,
mở mới 144 tuyến đường liên thôn với tổng chiều dài 333,6km. Hầu hết các
xã đều có đường ô tô cho xe chở khách, chở hàng 3-4 tấn qua lại. Sự mở rộng
và phát triển của hệ thống giao thông là nhân tố để thúc đẩy quá trình phát
triển của kinh tế- xã hội của huyện trong đó có phát triển các hoạt động buôn
bán, trao đổi hàng hoá trên địa bàn huyện.
1.2. Quá trình thay đổi địa giới huyện Chợ Đồn
Theo sử cũ, vào thời các vua Hùng dựng nước, miền đất Chợ Đồn nói
riêng, Bắc Cạn ngày nay nói chung thuộc bộ Vũ Định, một trong 15 bộ của
nước Văn Lang. Đến thời Lý, khi Lý Thái Tổ lên ngôi (1010) đã đổi 10 đạo
thời Đinh-Tiền Lê thành 24 Lộ. Chợ Đồn cũng như tỉnh Bắc Cạn vẫn thuộc
châu Thái Nguyên, rồi sau đó châu Vũ Lặc, và sau đó là trấn Thái Nguyên

(đời Trần). Năm 1428, Vương triều Lê được thành lập, cả nước chia thành 5
đạo, Bắc Cạn thuộc Bắc Đạo. Năm Quang Thuận thứ 7 (1466) Lê Thánh
Tông chia cả nước thành 12 đạo thừa tuyên, Bắc Cạn thuộc Thái Nguyên
Thừa Tuyên. Năm Quang Thuận thứ 10 (1469) lại đổi thành Ninh Sóc Thừa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


10

Tuyên. Năm Hồng Đức thứ 2 (1490), vùng đất Bắc Cạn được gọi là Phủ
Thông Hóa. Dưới thời Nguyễn, năm Minh Mệnh thứ 12 (1831) Trấn Thái
Nguyên đổi thành tỉnh, Chợ Đồn nằm trên địa bàn Phủ Thông Hóa thuộc về
tỉnh Thái Nguyên.
Cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp đẩy mạnh xâm lược nước ta, nhà
Nguyễn đã từng bước đầu hàng đầu hàng giặc. Năm 1884, sau khi chiếm
được thành Thái Nguyên, thực dân Pháp bắt đầu mở rộng cuộc xâm lược lên
các huyện phía bắc để sớm đặt ách thống trị ở vùng này.
Năm 1900, sau khi hoàn thành công cuộc chinh phục chiếm được vùng
đất đất ngày nay của tỉnh Bắc Kạn, để đặt cơ sở thống trị lâu dài khu vực
miền núi hiểm trở, có vị thế quan trọng về chiến lược nằm ở phía Bắc Thái
Nguyên. Ngày 11/4/1900, toàn quyền Đông Dương ra Nghị định lấy phần đất
Phủ Thông Hóa thành lập tỉnh Bắc Cạn gồm 4 châu: Bạch Thông, Chợ Rã,
phủ Thông Hóa (sau đổi thành Na Rì), Cảm Hóa (sau đổi thành Ngân Sơn).
Năm 1916, theo nghị định của Thống sứ Bắc Kì, một số vùng đất thuộc
châu Bạch Thông, Chợ Rã (cũ) và tổng An Biện Thượng (Định Hóa) được
tách ra thành lập châu Chợ Đồn gồm 3 tổng: Đông Viên, Như Viễn và Nghĩa
Tá với 16 xã.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, theo Quyết định số
103/QĐ- TVQH ngày 21/ 4/ 1965 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hoà (nay là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam) hai

tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên hợp nhất thành tỉnh Bắc Thái, huyện Chợ Đồn
nằm trong tỉnh Bắc Thái.
Ngày 6 tháng 11 năm 1996, Quốc hội đã quyết định tái lập tỉnh Bắc
Kạn trên cơ sở khu vực địa lý hành chính cũ. Ngày 01/01/1997 tỉnh Bắc Kạn
chính thức được thành lập, huyện Chợ Đồn trở về với địa giới tỉnh Bắc Kạn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


11

Ngày nay, huyện Chợ Đồn gồm 21 xã (Ngọc Phái, Quảng Bạch, Bằng
Phúc, Tân Lập, Đồng Lạc, Xuân Lạc, Nam Cường, Bản Thi, Yên Thịnh, Yên
Thượng, Phương Viên, Rã Bản, Đông Viên, Đại Sảo, Phong Huân, Yên Mĩ,
Yên Nhuận, Bình Trung, Nghĩa Tá, Lương Bằng, Bằng Lãng) và một thị trấn
(Bằng Lũng).
1.3. Dân cư và sự phân bố dân cư
Chợ Đồn, mảnh đất đầy tiềm năng phát triển kinh tế, xã hội, có vị trí
quan trọng về quốc phòng, từ thời tiền sử, đã có con người sinh sống. Ngày
nay còn lưu truyền trong nhân dân truyền thuyết lịch sử về con người khổng
lồ gọi là ông Tài Ngào, hay còn gọi là Cẩu Khây. Cẩu Khây đã đào mương,
khơi dòng, dẫn nước làm ruộng vùng Nam Cường. Người đời sau cho rằng:
Bó Lù có năm nguồn nước phun lên, chính là năm ngón tay của Cẩu Khây ấn
xuống để thông dòng chảy ra phía hồ Ba Bể, còn những mỏm đá nhô lên ở
suối Bằng Viễn chính là đàn trâu của ông đầm ở đó. Nhân dân và các nhà
khảo cổ đã phát hiện những chiếc rìu đá mài, búa và những dụng cụ sinh hoạt
bằng đồng có rải rác ở các xã Xuân Lạc, Tân Lập, Bản Thi Từ những cứ
liệu trên có thể khảng định: nằm trong khu vực ảnh hưởng của nền văn hóa
Bắc Sơn- Văn hóa khảo cổ thời đại đá mới, cách ngày nay vài ngàn năm, con
người với nền nông nghiệp trồng lúa nước sơ khai đã có mặt trên một số vùng
ở Chợ Đồn. Họ trở thành chủ nhân có mặt sớm và lâu đời nhất ở Chợ Đồn, đó

chính là người Tày cổ.
Trải qua các thời kì lịch sử, Chợ Đồn hiện nay là nơi sinh sống của các
dân tộc: Tày, Kinh, Nùng, Dao, Mông, Hoa. Xưa kia dân cư Chợ Đồn thưa
thớt, kể từ khi tư bản Pháp tuyển mộ công nhân lên khai thác mỏ kẽm Chợ
Điền, dân số trong huyện không ngừng tăng lên. Năm 1932, số dân toàn
huyện có gần 1 vạn người chiếm 1/5 dân số toàn tỉnh. Dân số huyện Chợ Đồn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


12

theo điều tra dân số 01/04/2009 là 48.122 người. Chợ Đồn được coi là huyện
đông dân nhất tỉnh Bắc Kạn. Xem bảng 1.3
Bảng 1.1. Phân bố diện tích đất và dân số chia theo vùng
và các huyện, 1999 và 2009.
Dân số(người)
Mật độ dân
số(người/km
2
)
Đơn vị hành chính

Diện tích
(km
2
)
Năm
1999
Năm
2009

Năm
1999
Năm
2009
Tỉnh Bắc Kạn 4.868,41 275.165

293.826

57 60
Thị xã Bắc Kạn 137,08 28.897 37.180 211 271
Huyện Pắc Nặm 477,44 24.752 30.059 52 63
Huyện Ba Bể 685,35 45.880 46.350 67 68
Huyện Ngân Sơn 646,96 27.667 27.680 43 43
Huyện Bạch Thông

547,18 29.525 30.216 54 55
Huyện Chợ Đồn 913,17 46.574 48.103 51 53
Huyện Chợ Mới 607,16 36.376 36.747 60 61
Huyện Na Rì 854,07 36.494 37.472 43 44
Nguồn: Tổng điều tra dân số năm 1999 và 2009 ( tr11)
Phân bố dân số là một khía cạnh quan trọng của phát triển, các số liệu
trong Biểu 1.4 cho thấy, dân số tỉnh Bắc Kạn phân bố không đồng đều và có
sự khác biệt khá rõ giữa các huyện và thị xã Bắc Kạn. Huyện đông dân nhất là
huyện Chợ Đồn, có 48.103 người chiếm khoảng 16,38% tổng dân số của cả
tỉnh. Theo số liệu điều tra dân số huyện Chợ Đồn 01/04/2009, dân số Chợ
Đồn là 48.103 người thuộc 12.719 hộ gia đình, trong đó nam có 24.649
người chiếm 51,15% và nữ là 23.454 người chiếm 48,85%. Tổng dân số thành
thị 6.047(12,6%) thuộc 1.808 hộ và tổng dân cư nông thôn là 42.056 người
(87,4%)thuộc 10.911 hộ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



13

1.2. Bảng thống kê các dân tộc ở huyện Chợ Đồn tính đến 01/04/2009
STT Dân tộc Nhân khẩu Tỉ lệ % Ghi chú
1 Tày 33623 69,89
2 Dao 5765 11,98
3 Kinh 5150 10,7
4 H'mông 2330 4,84
5 Nùng 985 2,04
6 Hoa 176 0,36
7 Các dân tộc khác 74 0,15
Cộng tổng số dân 48103 100
Nguồn: Số liệu được thống kê trong bảng dựa theo bảng thống kê dân số
của UBND huyện Chợ Đồn 01/04/2009.
Căn cứ biểu thống kê trên thì thành phần cư dân huyện Chợ Đồn gồm
nhiều dân tộc. Người Tày, người Kinh, Nùng sinh sống xen cư, trong đó
người Tày là đông nhất 33.623 người, chiếm 69,89% dân số toàn huyện.
Trong quá trình phát triển của lịch sử, một bộ phận người Kinh ở dưới
xuôi lên sinh sống lâu đời ở Chợ Đồn, dần chuyển hóa thành người Tày. Nay
trong gia phả của một số gia đình còn cho biết nguồn gốc từ các tỉnh Ninh
Bình, Nam Định, Thái Bình cách đây chừng vài thế kỉ.
Đồng bào Tày chủ yếu làm ruộng lúa nước, ở các thung lũng ven sông,
suối nơi có nguồn nước thuận lợi. Tuy sống bằng nghề nông, nhưng đồng bào
khá thành thạo các nghề thủ công nhằm tạo ra sản phẩm phục vụ cho đời sống
hàng ngày của gia đình như: kéo sợi, dệt vải (nhất là dệt vải thổ cẩm), đan lát,
làm ngói máng lợp nhà, làm cối xay, chõ đồ xôi, rèn sắt làm dao, búa, cuốc,
đẽo đục đá làm cối xay, cối giã
Do nhu cầu về thực phẩm, sức kéo và phân bón các hộ người Tày đều

chăn nuôi một số loại gia cầm, gia súc. Trong đó lợn, gà, vịt là vật nuôi phổ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


14

biến nhất, hơn nữa chúng còn là nguồn thu nhập quan trọng cho nền kinh tế
hộ gia đình. Còn trâu, bò chủ yếu là để phục vụ cho việc cày bừa, kéo gỗ.
Có thể nói, trong quá trình lịch sử của mình, người Tày ở Chợ Đồn, dù là
ở bộ phận “Cốc đin mác nhả” (Tày bản địa) hay người gốc Kinh ở miền xuôi
lên, đều đã sớm hòa nhập, kết lại với nhau thành một khối Tày thống nhất, một
lòng sát cánh cùng nhau xây dựng và bảo vệ quê hương Chợ Đồn, bảo tồn và
phát triển những giá trị văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc.
Người Dao ở Chợ Đồn, theo điều tra dân số năm 2009 có khoảng 5.765
người, chiếm khoảng 11,98% dân số của huyện. Người Dao có mặt tương đối
sớm ở Chợ Đồn, cách ngày nay khoảng 200 năm, đồng bào Dao sống rải rác
hầu khắp các xã của huyện, nhưng tập trung nhiều nhất ở các xã Nam Cường,
Ngọc Phái, Quảng Bạch, Bình Trung, Nghĩa Tá
Với tập quán du canh, du cư, kinh tế nông nghiệp chủ yếu dựa vào
nương rẫy, kết hợp với chăn nuôi một số gia súc, gia cầm. Trước đây cuộc
sống của đồng bào gặp nhiều khó khăn, ngày nay nhờ có cuộc vận động định
canh, định cư, được sự giúp đỡ của các cấp các ngành trong huyện, nên đa số
đồng bào đã căn bản ổn định cuộc sống.
Người Kinh có số dân đứng thứ 3 sau dân tộc Tày, Dao chiếm khoảng
10,7% số dân trong huyện. Người Kinh sớm có mặt ở Chợ Đồn, vào khoảng
thế kỉ XV-XVI (thời Mạc) và tăng lên vào đầu thế kỉ XX, khi thực dân Pháp
mở cuộc khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản là mỏ kẽm tại Chợ Điền (Bản
Thi). Người Kinh sống tập trung nhất là ở Bản Thi, làm công nhân mỏ là chính.
Trong kháng chiến chống Pháp, nhiều cán bộ, công nhân theo các cơ quan,
xưởng máy, kho tàng của Trung ương chuyển lên Chợ Đồn, ngoài ra còn một

số đồng bào tản cư từ dưới xuôi lên, làm tăng đáng kể số dân trong huyện, thực
hiện chủ trương của Đảng và chính phủ, trong những năm 1960-1961, đồng
bào miền xuôi tình nguyện lên khai hoang, phát triển kinh tế, văn hóa miền núi
tại Thái Nguyên. Cũng từ đó dân tộc Kinh trong huyện tiếp tục tăng lên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


15

Ngày nay ngoài Bản Thi và thị trấn Bằng Lũng, đồng bào Kinh sống rải
rác khắp các địa bàn trong huyện. Hoạt động kinh tế của đồng bào Kinh bao
gồm nhiều lĩnh vực: dịch vụ, sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Dân tộc Nùng có 985 người chiếm 2,04% dân số toàn huyện, phần lớn
cư dân có mặt tại Chợ Đồn cách ngày nay hơn hai thế kỉ, một bộ phận nhỏ di
cư tự nhiên từ các tỉnh khác đến vào những năm cuối của thế kỉ XX. Tuy mới
di cư đến mảnh đất Chợ Đồn chưa lâu, nhưng người Nùng đã sống định canh,
định cư thành làng bản, nơi tập trung đông nhất là Bản Tàn (thuộc thị trấn
Bằng Lũng) có trên 30 nóc nhà, họ mới chuyển đến đây gần 20 năm, nhất là
sau chiến tranh biên giới (1979), phần lớn là di cư từ Cao Bằng xuống. Nói
chung người Nùng sống bằng nghề nông nghiệp làm nương rẫy kết hợp với
ruộng nước, ngoài ra đồng bào cũng rất thành thạo các nghề thủ công gia đình
tựa như người Tày.
Người Mông, di cư đến Chợ Đồn muộn hơn các dân tộc khác. Họ đến
từ các tỉnh Hà Giang, Yên Bái, Cao Bằng sau năm 1979 (sau sự kiện chiến
tranh biên giới). Người Mông hiện nay cư trú chủ yếu ở các xã Nam Cường,
Xuân Lạc, Bản Thi, Bình Trung với khoảng 2.330 người, chiếm khoảng
4,84% dân số của huyện. Người Mông chợ Đồn sống du canh, du cư. Cho đến
nay người Mông mới chỉ định cư được khoảng 80%.
Địa bàn cư trú của người Mông là các khu vực núi cao, vùng đầu
nguồn, thường khó khăn về giao thông, khắc nghiệt về khí hậu, thường thiếu

nước trong sản xuất và sinh hoạt, nhất là mùa hanh. Hoạt động kinh tế của
người Mông chủ yếu là nương rẫy, những nơi thuận lợi hơn, họ khai phá
thành những đám ruộng bậc thang, nhưng chiếm tỉ lệ rất nhỏ, phương thức
canh tác lạc hậu.
Người Hoa có nguồn gốc là con cháu nhiều đời của người Trung Quốc
sang Việt Nam làm ăn sinh sống, số dân không đông chỉ khoảng 176 người
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


16

chiếm 0,35% dân số toàn huyện, hầu hết sống tập trung ở Bản Thi. Cuộc
sống của người Hoa có bộ phận làm nông nghiệp, có bộ phận làm nghề buôn
bán nhỏ, dịch vụ ăn uống .
Tuy 7 dân tộc thuộc bốn nhóm tiếng nói khác nhau, nhưng đồng bào
am hiểu đoàn kết bên nhau. Trong giao tiếp, tiếng Tày được xem như tiếng
phổ thông dùng chung cho các dân tộc. Văn hóa Tày có ảnh hưởng lớn đến
các dân tộc anh em khác trong vùng.
Các dân tộc trong huyện, trong tiến trình phát triển của lịch sử, đều nêu
cao tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái giúp đỡ nhau về mọi mặt. Ngoài
tình họ hàng và tình đồng tộc, tình làng nghĩa xóm ngày càng thêm bền chặt.
Từ những việc ma chay, cưới xin, những ngày lễ, tết cho đến việc làm nhà,
đào mương dẫn nước vào ruộng v,v đều có sự quan tâm thăm hỏi và giúp đỡ
lẫn nhau giữa các dân tộc trong vùng. Trong thực tiễn sản xuất cũng như
trong sinh hoạt, các dân tộc huyện Chợ Đồn thường có tập quán “au lèng”
(đổi công cho nhau), kết bạn đồng canh, đồng niên Đồng bào sống trong
đoàn kết, chân thật giúp đỡ lẫn nhau.
Đồng bào có truyền thống lao động cần cù, sáng tạo trong lao động sản
xuất, xây dựng đời sống, luôn luôn vươn lên để tự hoàn thiện mình và đã tạo nên
những giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể hết sức đặc sắc. Từ ngôi nhà sàn truyền

thống của đồng bào Tày, cho tới trang phục của các dân tộc hàm chứa các giá trị
lịch sử, văn hóa, thể hiện thẩm mỹ, sự khéo léo tinh tế của mỗi dân tộc.
Dân tộc nào cũng có một kho tàng văn hóa dân gian phong phú, đa
dạng, đậm đà bản sắc dân tộc, để ca ngợi cái hay cái đẹp, phê phán cái xấu,
răn dạy lẽ sống làm người, truyền lại kinh nghiệm sản xuất
Ngày nay, trong đồng bào Tày còn lưu truyền khá phổ biến lễ hội Lồng
Tồng (xuống đồng) vào dịp đầu xuân, với ý nghĩa cầu mùa, là hình thức sinh
hoạt tập thể độc đáo. Các thể loại thơ, ca của đồng bào tày khá phong phú,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


17

bao gồm: các bài cúng của Pụt, Tào, Then, dùng trong các lễ kì yên (lễ cầu
cho sự bình an); trong tang ma có các thể loại thơ, ca nghi lễ như văn tế, văn
than; trong đám cưới có thơ lẩu (thơ đám cưới) với những vần thơ văn hoa ý
nhị; thơ ca sinh hoạt như sli, lượn, phong slư, phuối pác (nói miệng), hát loàn
(lượn loàn), câu đố, hát ru, hát đồng dao của trẻ em
Những giá trị văn hóa được sản sinh trong quá trình lao động, xây dựng
cuộc sống của đồng bào các dân tộc đã góp phần quan trọng làm phong phú
nền văn hóa các dân tộc Việt Nam. Đó là một trong những nhân tố làm nảy
sinh truyền thống tốt đẹp: Đoàn kết, đấu tranh dựng nước và giữ nước của
đồng bào trong tiến trình phát triển lịch sử.
1.4. Khái lược tình hình kinh tế-xã hội của huyện từ 1986 đến 2010
Từ năm 1986, thực kiện công cuộc đổi mới đất nước, huyện chợ Đồn
đứng trước nhiều thách thức về kinh tế và xã hội.
Kinh tế nông nghiệp: Là một huyện miền núi, rừng chiếm phần lớn diện
tích tự nhiên, chiếm 57,113 ha trong đó đất sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm
4,417 ha, riêng trồng lúa nước là 2,599 ha. Nhưng xen kẽ rừng là các thung
lũng lòng chảo, lòng máng chạy dọc theo những con sông, con suối, nhân dân

đã khai phá, cải tạo thành những chân ruộng bậc thang trồng lúa nước. Lúa là
cây trồng chủ yếu trong sản xuất lương thực, là ngành chiếm vị trí hàng đầu
trong nền kinh tế của huyện nhà, nhiều xã có cánh đồng rộng lớn như Đông
Viên, Phương Viên, Nam Cường trở thành vựa lúa của huyện. Các soi, bãi
được đồng bào khai thác để trồng ngô và các cây hoa màu. Có đồi, núi, soi, bãi
và nguồn lương thực dồi dào, đã tạo điều kiện cho sự phát triển các đàn gia súc,
gia cầm trong các gia đình, nhất là nuôi trâu, bò, lợn gà, ngan, vịt Có thể nói
điều kiện tự nhiên đã tạo cho Chợ Đồn có một nền kinh tế tự cung, tự cấp.
Mặt khác, Chợ Đồn còn là huyện gần như quanh năm có các loại cây đặc
sản như: mơ, mận, cam, quýt, hồng ngâm đặc biệt là cây chè tuyết ở xã Bằng
Phúc, có giá trị kinh tế cao, được giao lưu trên thị trường trong và ngoài tỉnh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


18

Kinh tế thủ công nghiệp: Bên cạnh những nghề thủ công cổ truyền như
rèn, đúc công cụ, đan lát, dệt Chợ Đồn còn phát triển thêm những cơ sở chế
biến, đó là ngành đang có nhiều thuận lợi về nguồn nguyên liệu và tiêu thụ
như ngành sản xuất đũa xuất khẩu, cót ép
Trên địa bàn huyện còn có một số cơ sở công nghiệp khai thác của cả
Trung ương và địa phương như mỏ kẽm ở Chợ Điền, trữ lượng khoáng sản
được đánh giá vào lớn nhất của Việt Nam. Dưới chế độ thực dân, tư bản Pháp
đã vơ vét nhiều quặng kẽm để làm giàu. Ngày nay, việc khai thác quặng kẽm
ở Chợ Điền vẫn được tiếp tục để phục vụ sản xuất cho khu công nghiệp gang
thép Thái Nguyên và cả xuất khẩu ra nước ngoài.
Trong các năm 1995, 1996 mỗi năm khai thác được khoảng 20-30
nghìn tấn, quặng này được xuất khẩu sang Thái Lan [41, tr.3].
Chợ Đồn là một huyện miền núi nên giao lưu hàng hóa ở đây luôn gắn với
các chợ phiên. Các chợ đã góp phần làm cho hoạt động thương mại ngày càng

mở rộng. Các chợ trong huyện thường họp không trùng nhau, ví dụ Chợ Bằng
Lũng họp vào các ngày 5,10,15 thì chợ Phương Viên lại họp vào các ngày
6,11,16 hàng tháng. Chợ không những có vai trò quan trọng trong việc trao đổi
hàng tiêu dùng, mà còn là sự giao lưu văn hóa, tình cảm giữa các dân tộc.
Kinh tế tự nhiên: Sống trong môi trường thung lũng gần sông suối, ven
đồi núi nên Chợ Đồn rất phong phú về thảm thực vật và quần thể động vật, là
điều kiện thuận lợi để đồng bào khai thác các sản vật tự nhiên phục vụ đời
sống như hái lượm các loại rau, củ, nấm, các loại quả trám, quả dược liệu (sa
nhân), mật ong cho đến các loại gỗ, nứa, mây, song Trước đây những ngày
tháng đói kém đồng bào còn vào rừng đào củ mài (hoài sơn), chặt thân cây
Đao, cây Báng, thậm chí lấy cả củ Nâu để chế biến ăn qua bữa.
Ngoài khai thác các nguồn lâm sản, đồng bào còn dùng cạm, bẫy,
cung nỏ, súng kíp để săn bắt các loại muông thú trong rừng, dùng vợt,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

×