Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Hợp đồng dân sự, nội dung và phân loại hình thức hợp đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.46 KB, 23 trang )

Tên đề tài: nghiên cứu về hợp đồng dân sự, nội dung và phân loại hình thức
hợp đồng
Mở đầu
Trong nền kinh tế thị trường mỗi cá nhân hay tổ chức đều tham gia
vào nhiều quan hệ xã hội phong phú và rất đa dạng. Trong các giao dịch dân
sự đó,một căn cứ chủ yếu làm phát sinh các nghĩa vụ dân sự đó là hợp đồng.
Thông qua hợp đồng các bên tự nguyện xác định quyền và nghĩa vụ với
nhau.Việc xác lập và giải quyết các quan hệ hợp đồng trong các lĩnh vực đều
phải tuân theo pháp luật về hợp đồng.
Các giao dịch dân sự thông qua hình thức chủ yếu là hợp đồng dân sự
do đó mà hợp đồng dân sự đóng một vai trò rất quan trọng trong hoạt động
kinh doanh.
Tuy nhiên không phải bất cứ người nào cũng biết và hiểu rõ về pháp
luật của hợp đồng dân sự. Do đó nhóm chúng tôi đã quyết định chọn đề tài
trong khuôn khổ môn học luật kinh tế này là “Nghiên cứu về hợp đồng dân
sự, nội dung và phân loại hình thức hợp đồng” với mong muốn giúp cho
các thành viên trong nhóm và các bạn trong lớp hiểu rõ hơn về hợp đồng nói
chung , hợp đồng dân sự nói riêng làm tiền đề cho công việc sau này cũng
như là tài liệu cho ôn thi cuối kỳ.
Đề tài bao gồm 3 phần chính
Phần 1: Tổng quan về hợp đồng và hợp đồng dân sự
Phần 2: Nội dung hợp đồng dân sự
Phần 3: Phân loại hợp đồng dân sự
Ví dụ
Vì thời gian làm bài có hạn nên nhóm không tránh khỏi những sai sót,
nhóm mong rằng thầy giáo và các bạn sẽ đóng góp ý kiến và giúp đở cho
nhóm biết cái sai làm và sữa chửa.
Xin chân thành cảm ơn!
Nhóm 10
Đà nẵng tháng 11/2011
Phần 1: Tổng quan về hợp đồng và hợp đồng dân sự


1. Khái niệm hợp đồng
Lịch sử xã hội loài người đã trải qua giai đoạn không cần biết đến hợp đồng.
Đó là giai đoạn chưa có sự phân công của lao động, chưa có sự trao đổi của sản
phẩm lao động.Khi có sự phân công lao động xã hội nên có sự trao đổi sản phẩm
của lao động, như CÁC _MÁC đã viết: "tự chúng không thể đi đến thị trường mà
trao đổi với nhau được" mà đòi hỏi có sự thỏa thuận thống nhất về ý chí của những
người có sản phẩm hàng hóa về việc trao đổi sản phảm của hàng hóa đó. Đó là mối
quan hệ ý chí phản ánh mối quan hệ kinh tế giửa những người có sản phẩm hàng
hóa được thiết lập trên cơ sỡ thống nhất ý chí của các bên mà hình thức thể hiện
của nó là bản giao kèo. bản giao keo này chính là hợp đồng.
Quan hệ trao đổi sản phẩm hàng hóa trở thành quan hệ Pháp Luật khi được
Pháp Luật điều chỉnh và hợp đồng trở thành hình thức pháp lý của nó. sự ra đời của
hợp đồng đòi hỏi khách quan của nền sản xuất hàng hóa. Đã có sản xuất hàng hóa
tất yếu phải có hợp đồng đẻ trao đổi sản phẩm hàng hóa. Sau đó, cùng với sự phát
triển của xã hội. Hợp đồng phát triển cả ngoài phạm vi trao đổi sản phẩm hàng hóa,
người ta có thể thỏa thuận thống nhất ý chí với nhau về việc làm một việc gì và
không làm việc gì thì đó chính là hợp đồng.
Vậy hợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc
chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong những quan hệ cụ thể.
2. Khái niệm hợp đồng dân sự
Hợp đồng dân sự được định nghĩa trong điều 1 của pháp lệnh hợp đồng dân
sự: "Hợp đồng đân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập thay đổi hoặc
chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia mua, bán, thuê, vay mượn,
tặng cho tài sản. Làm một việc hoặc không làm một việc dịch vụ của các thỏa
thuận khác mà trong đó một hoặc các bên nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tiêu
dùng.
Theo điều 388 luật dân sự 2005 Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các
bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Phần 2: Nội dung hợp đồng dân sự

1. Các hình thức của hợp đồng dân sự
Hình thức của hợp đồng dân sự là phương tiện để ghi nhận nội dung mà
các chủ thể đã cam kết thỏa thuận với nhau. Đối với Hợp đồng dân sự, tùy
thuộc vào các chủ thể của từng loại hợp đồng, vào nội dung, tùy thuộc vào
lòng tin lẩn nhau của các bên giao kết mà họ có hể lựa chọn hình thức nào
trong việc giao kết hợp dồng cho phù hợp với tùng trường hợp cụ thể.
Hình thức của hợp đồng dân sự tương đối đa dạng. Theo khoản 1 điều
401 Bộ luật dân sự : “ Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời mói,
bằng văn bản hoặc bằng hỏi cụ thể, khi Pháp luật không quy định loại Hợp
đồng đó phải được giao kết bằng 1 hình thức nhất định”.
1.1 Về hình thức giao kết miệng ( bằng lời nói )
Hình thức này được áp dụng trong trường hợp hợp đồng thỏa thuận thực
hiện một công việc cụ thể hoặc giá trị của hợp đồng là không lớn, các bên tin
tưởng lẫn nhau, là các đối tác lâu năm hoặc là những hợp đồng sau khi giao
kết, thực hiện sẽ chấm dứt.
VD : bạn thân cho mượn tiền hay như mua bán ngoài chợ
Đối với những trường hợp này thì giao kết chỉ cần thỏa thuận miệng với nhau
về nội dung cơ bản của hợp dồng.
1.2 Hình thức giao kết bằng hành vi cụ thế
Là sự thỏa thuận việc thực hiện một hành vi nào đó. Giả sử 2 bên mua và
bán có thể thống nhất với nhau nếu bên bán gửi thư báo giá, bên kia không trả
lời tức là đã chấp nhận mua hàng theo giá do bên bán gửi.
1.3 Hình thức bằng văn bản ( viết ) :
Các bên giao kết hợp đồng cam kết thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ hợp
đồng bằng văn bản. Trong văn bản đó, các bên ghi rõ những nội dung cơ bản
mà các bên đã cam kết với nhau và người đại diện của các bên phải ký tên vào
văn bản.
VD: Hợp đồng thuê nhà ở, việc giao kết hợp đồng được lập thành nhiều
bản, mỗi bên giữ ít nhất 1 bản. Điều đó là căn cứ chứng minh rõ rệt nhất
quyền dân sự của các bên giao kết hợp đồng.

Theo khoản 2 Điều 401 Bộ Luật Dân Sự “ trong trường hợp Pháp Luật có
quy định hợp đồng được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng
thực, phải đăng kí hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó”. Chẳng
hạn như hợp đồng mua bán nhà phải bằng văn bản và phải được công chứng,
chứng thực. Những hợp đồng dân sự không đảm bảo các yếu tố trên có thể sẽ
bị là vô hiệu.
2. Chủ thể hợp đồng dân sự
Chủ thể của hợp đồng dân sự là các chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự
được quy định trong Bộ luật dân sự 2005. Theo đó, các bên tham gia vào quan hệ
hợp đồng dân sự gồm: cá nhân (công dân Việt Nam, người nước ngoài, người
không quốc tịch), pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác.
Muốn tham gia giao kết và trở thành chủ thể hợp pháp của hợp đồng dân sự
thì các bên phải có đủ tư cách chủ thể.
2.1 Cá nhân
Là chủ thể chủ yếu và thường xuyên tham gia vào các quan hệ pháp luật dân
sự, trong đó có việc giao kết hợp đồng dân sự. Để tham gia vào quan hệ pháp luật
trong hợp đồng dân sự cá nhân phải có tư cách chủ thể, tức là có đủ năng lực pháp
luật và năng lực hành vi dân sự theo quy định tại điều 14 bộ luật dân sự.
Người không có năng lực hành vi dân sự không được tham gia giao kết hợp
đồng dân sự, đối với những người này giao kết hợp đồng dân sự phải thông qua
người đại diện theo pháp luật.
Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và người có năng lực hành vi dân
sự không đầy đủ khi giao kết hợp đồng dân sự thì phải được người đại diện theo
pháp luật đồng ý, trừ các trường hợp pháp luật có quy định khác.
2.2 Pháp nhân:
Chủ thể là pháp nhân thì phải được công nhân là có tư cách pháp nhân. Theo
quy định tại điều 84 Bộ luật dân sự 2005, một tổ chức được công nhận có tư cách
pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau:
• Được thành lập hợp pháp.
• Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ.

• Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài
sản đó.
• Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Điều 100 Bộ luật dân sự 2005 quy định có các loại pháp nhân sau đây:
• Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân;
• Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội;
• Tổ chức kinh tế;
• Tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề
nghiệp;
• Quỹ xã hội, quỹ từ thiện;
• Tổ chức khác có đủ diều kiện mà pháp luật quy định.
Pháp nhân tham gia giao kết hợp đồng dân sự thông qua người đại diện của
mình.Có hai loại đại diện là đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền.
Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân được quy định trong quyết định
thành lập hoặc trong Điều lệ của pháp nhân.
Đại diện theo ủy quyền là việc người có thẩm quyền giao kêt hợp đồng có
thể ủy quyền bằng văn bản cho người khác (có đủ năng lực chủ thể) thực hiện việc
giao kết hợp đồng, người được ủy quyền gọi là người đại diện theo ủy quyền.
2.3 Hộ gia đình
Điều 106 Bộ luật dân sự quy định: “Những hộ gia đình mà các thành viên có
tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất
nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp
luật quy định là chủ thể trong các quan hệ dân sự đó.
Khi tham gia vào giao kết hợp đồng dân sự, hộ gia đình phải thông qua
người đại diện của hộ gia đình.Chủ hộ hoặc người được ủy quyền có quyền nhân
danh họ gia đình trong giao kết hợp đồng dân sự vì lợi ióch chung của cả hộ, nhằm
xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự phát sinh tứ việc kí kết hgợp
đồng.
2.4 Tổ hợp tác:
Điều 111 Bộ luật dân sự 2005 quy định: “Tổ hợp tác được hình thành trên cơ sở

hợp đồng hợp tác có chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn của từ
ba cá nhân trở lên, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc
nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm là chủ thể trong các quan hệ
dân sự.”
Phạm vi tổ hợp tác là chủ thể trong giao kết hợp đồng dân sự chỉ hạn chế trong
giới hạn những quan hệ dân sự khi thực hiện những công việc nhất định có liên
quan đến hoạt động kinh doanh chứ không phải mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
3. Nội dung của hợp đồng dân sự
Nội dung cơ bản của hợp đồng dân sự là tổng hợp những điều khoản mà các
chủ thể tham gia hợp đồng đã thỏa thuận. Các điều khoản đó xác định những quyền
và nghĩa vụ dân sự cụ thể của các bên trong hợp đồng. Đây cũng chính là điều
khoản cần phải có trong một hợp đồng. Điều 402 Bộ luật dân sự 2005 quy định về
nội dung của hợp đồng dân sự như sau: “Tuỳ theo từng loại hợp đồng, các bên có
thể thoả thuận về những nội dung sau đây:
1. Đối tượng của hợp đồng là tài sản phải giao, công việc phải làm hoặc
không được làm
2. Số lượng, chất lượng;
3. Giá, phương thức thanh toán;
4. Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
5. Quyền, nghĩa vụ của các bên;
6. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
7. Phạt vi phạm hợp đồng;
8. Các nội dung khác”.
Trong tất cả các điều khoản nói trên, có những điều khoản mà trong hợp
đồng này các bên không cần phải thỏa thuận nhưng trong một hợp đồng khác các
bên buộc phải thỏa thuận thì hợp đồng mới được coi là giao kết. Mặt khác, ngoài
những nội dung cụ thể này các bên còn có thể thỏa thuận xác định với nhau thêm
một số nội dung khác. Vì vậy có thể phân chia các điều khoản trong nội dung của
hợp đồng thành ba loại sau đây:
3.1 Điều khoản cơ bản

Là những điều khoản xác định nội dung chủ yếu của hợp đồng, là những
điều khoản không thể thiếu được đối với từng lọai hợp đồng. Nếu không thể thỏa
thuận được về những điều khoản đó thì xem như hợp đồng không thể giao kết
được. Ví dụ: điều khoản về đối tượng của hợp đồng, giá cả, địa điểm, cách thức
thanh tóan hay thực hiện nghĩa vụ… Ngoài ra có những điều khoản vốn dĩ không
phải là điều khoản cơ bản nhưng các bên thấy cần phải thỏa thuận được những điều
khảo đó mới giao kết hợp đồng thì những điều khoản này cũng là những điều
khoản cơ bản của hợp đồng sẽ giao kết
3.2 Điều khoản thông thường
Là những điều khoản được pháp luật quy định trước. Nếu khi giao kết hợp
đồng, các bên không thỏa thuận trước những điều khoản này thì vẫn coi như hai
bên đã mặc nhiên thỏa thuận và được thực hiên như pháp luật đã quy định. Ví dụ:
địa điểm giao tài sản là động sản trong hợp đồng mua bán tài sản là tại nơi cư trú
của người mua nếu trong hợp đồng các bên không thỏa thuận về địa điểm giao tài
sản nếu như trong hợp đồng có thỏa thuận thì thực hiện theo thỏa thuận).
3.3 Điều khoản tùy nghi
Là những điều khoản mà các bên tham gia giao kết hợp đồng tự ý lựa chọn
và thỏa thuận với nhau để xác định quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên.
Có một nội dung hay gây nhầm lẫn là việc phân biệt giữa điều của hợp đồng
và điều khoản của hợp đồng.
Điều khoản của hợp đồng khác với từng điều của hợp đồng vì điều khoản
của hợp đồng là những nội dung các bên đã cam kết thỏa thuận, còn từng điều của
hợp đồng là hình thức thể hiện những điều khoản đó.
Vì vậy, có thể trong một điều của hợp đồng có thể chứa đựng nhiều điều
khoản nhưng cũng có trường hợp một điều khoản được ghi nhận trong nhiều điều
tùy vào sự thỏa thuận của các bên nhưng nhìn chung, Trong hợp đồng thì mỗi điều
khoản thường được thể hiện bằng một điều.
Các loại điều khoản trong hợp đồng có thể chuyển hóa lẫn nhau tùy từng
trường hợp và một điều khoản trong hợp đồng có thể là điều khoản cơ bản, có thể
là điều khoản thông thường nhưng cũng có thể là điều khoản tùy nghi.

Ví dụ:
Điều khoản về địa điểm giao hàng sẽ là điều khoản cơ bản của hợp đồng
nếu khi giao kết các bên có thỏa thuận cụ thể về nơi giao hàng nhưng nó sẽ là điều
khoản thông thường nếu các bên không có thỏa thuận (vì điều khoản đó sẽ mặc
nhiên được thừa nhận và thực hiện theo quy định của pháp luật), mặt khác địa điểm
giao hàng sẽ là điều khoản tùy nghi nếu các bên có thỏa thuận cho phép bên có
nghĩa vụ được lựa chọn một trong nhiều nơi để thực hiện nghĩa vụ giao hàng.
Ngoài ra trong hợp đồng dân sự còn có thể có phụ lục của của hợp đồng. Điều 408
của Bộ Luật dân sự của Việt Nam quy định về phụ lục hợp đồng như sau:
1. Kèm theo hợp đồng có thể có phụ lục để quy định chi tiết một số điều khoản
của hợp đồng. Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng. Nội dung của
phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung của hợp đồng.
2. Trong trường hợp phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với nội dung của điều
khoản trong hợp đồng thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp
có thỏa thuận khác. Trong trường hợp các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng

×