Tải bản đầy đủ (.docx) (58 trang)

Bài giảng về điện toán đám mây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 58 trang )

Bài giảng Điện toán đám mây Khoa CNTT trường đại học Quy Nhơn
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY
Thuật ngữ điện toán đám mây (Cloud computing) được đề cập lần đầu tiên vào năm 2007. Đây
là một kiểu điện toán mà tài nguyên tính toán và lưu trữ được cung cấp như những dịch vụ trên mạng.
Đám mây là hình ảnh ẩn dụ cho mạng Internet và là sự trừu tượng cho những cơ sở hạ tầng phức tạp
mà nó che giấu. Người dùng không cần biết hay có kinh nghiệm điều khiển và vận hành những công
nghệ này.
Thuật ngữ "đám mây" ở đây là lối nói ẩn dụ chỉ mạng Internet và các cơ sở hạ tầng phức
tạp mà nó chứa. Ở mô hình điện toán này, mọi khả năng liên quan đến công nghệ thông tin đều
được cung cấp dưới dạng các "dịch vụ", cho phép người sử dụng truy cập các dịch vụ từ một
nhà cung cấp nào đó "trong đám mây" mà không cần phải có các kiến thức, kinh nghiệm về
công nghệ đó, cũng như không cần quan tâm đến các cơ sở hạ tầng phục vụ công nghệ đó.
Ví dụ nếu một website được chứa trên một máy chủ, người dùng phải lựa chọn hệ điều
hành để cài đặt (Linux/Windows/Mac) sau đó tiến hành các thiết lập để máy chủ để website có
thể hoạt động. Tuy nhiên, nếu trang web được chứa trên “đám mây”, người dùng sẽ không cần
phải thực hiện thêm bất cứ điều gì khác. Điều này cũng đảm bảo yếu tố đầu tư về phần cứng
được giảm tải ở mức tối đa.
Một cách đơn giản, điện toán đám mây là việc ảo hóa các tài nguyên tính toán và các
ứng dụng. Thay vì việc bạn sử dụng một hoặc nhiều máy chủ thật (ngay trước mắt, có thể sờ
được, có thể tự bạn ấn nút bật tắt được) thì nay bạn sẽ sử dụng các tài nguyên được ảo hóa
(virtualized) thông qua môi trường Internet. Bản thân từ đám mây (cloud) là một từ ẩn dụ
(metaphor) cho Internet.
Các máy chủ ảo sẽ cung cấp các dịch vụ giúp cho doanh nghiệp có thể quản lý tài
nguyên một cách dễ dàng và hiệu quả hơn, tiết kiệm chi phí cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng –
công nghệ. Xu hướng này nhìn chung sẽ có lợi nhiều hơn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ
chưa có điều kiện đầu tư cơ sở hạn tầng mạng, server, nhân lực công nghệ thông tin.
1. Khái niệm điện toán đám mây
Theo định nghĩa của Wikipedia thì ĐTĐM là môi trường tính toán dựa trên internet mà
ở đó tất cả phần mềm, dữ liệu, tài nguyên được cung cấp cho máy tính và các thiết bị khác theo
nhu cầu.
1


Bài giảng Điện toán đám mây Khoa CNTT trường đại học Quy Nhơn
Hình 1.1 Mọi thứ đều tập trung vào đám mây
Đứng ở góc nhìn khoa học kỹ thuật cũng có nhiều định nghĩa khác nhau, trong đó có hai
định nghĩa của Ian Foster và Rajkumar Buyya được dùng khá phổ biến và có nhiều điểm tương
đồng.
Theo Ian Foster: Cloud Computing là một mô hình điện toán phân tán
có tính co giãn lớn mà hướng theo co giãn về mặt kinh tế, là nơi chứa các sức
mạnh tính toán, kho lưu trữ, các nền tảng và các dịch vụ được trực quan, ảo
hóa và co giãn linh động, sẽ được phân phối theo nhu cầu cho các khách hàng
bên ngoài thông qua Internet.

Theo Rajkumar Buyya: Cloud là một loại hệ thống phân bố và xử
lý song gồm các máy tính ảo kết nối với nhau và được cung cấp động cho
người dùng như một hoặc nhiều tài nguyên đồng nhất dựa trên sự thỏa
thuận dịch vụ giữa nhà cung cấp và người sử dụng.
2
Bài giảng Điện toán đám mây Khoa CNTT trường đại học Quy Nhơn
Hình 1.2. Hình ảnh của điện toán đám mây
Theo tổ chức Xã hội máy tính IEEE, “Điện toán đám mây là hình mẫu trong đó thông
tin được lưu trữ thường trực tại các máy chủ trên Internet và chỉ được được lưu trữ tạm thời ở
các máy khách, bao gồm máy tính cá nhân, trung tâm giải trí, máy tính trong doanh nghiệp,
các phương tiện máy tính cầm tay, ".
2. Các tính chất cơ bản của điện toán đám mây
2.1 Tự phục vụ theo nhu cầu (On-demand self-service)
2.2 Truy xuất diện rộng (Broad network access)
2.3 Dùng chung tài nguyên (Resource pooling)
2.4 Khả năng co giãn (Rapid elasticity)
2.5 Điều tiết dịch vụ (Measured service)
3. Các mô hình điện toán đám mây
Các mô hình điện toán đám mây được phân thành hai loại:

- Các mô hình dịch vụ (Service Models): Phân loại các dịch vụ của các nhà cung cấp dịch vụ
Cloud Computing.
- Các mô hình triển khai (Deployment Models): Phân loại cách thức triển khai dịch vụ Cloud
Computing đến với khách hàng.
3
Bài giảng Điện toán đám mây Khoa CNTT trường đại học Quy Nhơn
4.1.1. 3.1 Mô hình dịch vụ
Hình 1.3. Các loại dịch vụ Cloud Computing
Infrastructure as a Service – IaaS
Trong loại dịch vụ này, khách hàng được cung cấp những tài nguyên máy tính cơ bản (như bộ
xử lý, dung lượng lưu trữ, các kết nối mạng…). Khách hàng sẽ cài hệ điều hành, triển khai ứng dụng và
có thể nối các thành phần như tường lửa và bộ cân bằng tải. Nhà cung cấp dịch vụ sẽ quản lý cơ sở hạ
tầng cơ bản bên dưới, khách hàng sẽ phải quản lý hệ điều hành, lưu trữ, các ứng dụng triển khai trên hệ
thống, các kết nối giữa các thành phần.
Platform as a Service – PaaS
Nhà cung cấp dịch vụ sẽ cung cấp một nền tảng (platform) cho khách hàng. Khách hàng sẽ tự
phát triển ứng dụng của mình nhờ các công cụ và môi trường phát triển được cung cấp hoặc cài đặt các
ứng dụng sẵn có trên nền platform đó. Khách hàng không cần phải quản lý hoặc kiểm soát các cơ sở hạ
tầng bên dưới bao gồm cả mạng, máy chủ, hệ điều hành, lưu trữ, các công cụ, môi trường phát triển
ứng dụng nhưng quản lý các ứng dụng mình cài đặt hoặc phát triển.
4
Bài giảng Điện toán đám mây Khoa CNTT trường đại học Quy Nhơn
Software as a Service – SaaS
Đây là mô hình dịch vụ mà trong đó nhà cung cấp dịch vụ sẽ cung cấp cho khách hàng một
phần mềm dạng dịch vụ hoàn chỉnh. Khách hàng chỉ cần lựa chọn ứng dụng phần mềm nào phù hợp
với nhu cầu và chạy ứng dụng đó trên cơ sở hạ tầng Cloud. Mô hình này giải phóng người dùng khỏi
việc quản lý hệ thống, cơ sở hạ tầng, hệ điều hành… tất cả sẽ do nhà cung cấp dịch vụ quản lý và kiểm
soát để đảm bảo ứng dụng luôn sẵn sàng và hoạt động ổn định.
4.1.2. 3.2. Mô hình triển khai
Cho dù sử dụng loại mô hình dịch vụ nào đi nữa thì cũng có ba mô hình triển khai chính là:

Public Cloud, Private Cloud và Hybrid Cloud.
Hình Các mô hình triển khai ĐTĐM
3.2.1. Public Cloud
Các dịch vụ Cloud được nhà cung cấp dịch vụ cung cấp cho mọi người sử dụng rộng rãi. Các
dịch vụ được cung cấp và quản lý bởi một nhà cung cấp dịch vụ và các ứng dụng của người dùng đều
nằm trên hệ thống Cloud.
Đám mây công cộng (hay còn gọi là đám mây ngoài) – bất kỳ dịch vụ CNTT được duy trì bởi
một nhà cung cấp dịch vụ bên ngoài và được truy cập thông qua Internet –giúp giảm chi phí, tăng hiệu
quả CNTT nhưng lại gặp vấn đề về mất an ninh, thiếu tin cậy, lộn xộn và nguy cơ thảm họa. Trong một
cuộc khảo sát gần đây của Portio Research, 68% số người được hỏi tỏ ra lo ngại về an ninh từ các dự án
mây; 58% nói rằng hiệu suất cũng là một nhược điểm.
“Trong đám mây công cộng điều đáng lo ngại là dữ liệu của bạn nằm trên cơ sở hạ tầng khác
của nhà cung cấp dịch vụ”, ông Vince DiMemmo, Tổng giám đốc dịch vụ đám mây và CNTT tại công
ty Equinix chuyên về dịch vụ và trung tâm dữ liệu cho thuê, cho biết. “Khi bạn thuê một người khác,
mong đợi của bạn cho an ninh cao hơn nhiều, do đó, hầu hết khách hàng sẽ không so sánh những gì mà
một nhà cung cấp dịch vụ cung cấp với những gì họ làm trong các hệ thống riêng của họ. Khách hàng
5
Bài giảng Điện toán đám mây Khoa CNTT trường đại học Quy Nhơn
có xu hướng lo lắng nhiều về mây, không yên tâm như với các dịch vụ thuê chỗ đặt máy chủ hay thuê
máy chủ mà họ đã sử dụng lâu nay”.
Không có nhiều sự khác biệt giữa các dịch vụ thuê chỗ (đặt máy chủ) hay thuê máy chủ và dịch
vụ đám mây trong thị trường PaaS (Platform as a Service – nền tảng như một dịch vụ), có nghĩa là bất
kỳ tổ chức CNTT cùng với các nhà cung cấp bên ngoài đã sẵn sàng mọi thứ cho một nhà cung cấp mây,
theo Jim Levesque, lập trình viên hệ thống và giám sát hệ thống phục hồi thảm họa dựa trên đám mây
và hệ thống sao lưu dự phòng của Sở cấp thoát nước và năng lượng Los Angeles với mạng lưới ứng
dụng doanh nghiệp dùng 600 máy chủ.
“Bạn kiểm tra an ninh, đảm bảo về tài chính của họ thì họ sẽ không biến mất ngay lập tức. Hãy
thuyết phục khách hàng chắc chắn có dự phòng tốt cho các kết nối, truy cập vào/ra và truy cập mạng
cũng như nguồn điện năng cung cấp, những kế hoạch khẩn cấp, tóm lại là tất cả mọi thứ quan trọng”,
Levesque nói.

Nhưng nhiều khách hàng lại tỏ ra lo lắng sẽ bị lệ thuộc vào công ty dịch vụ nếu các API (giao
diện lập trình ứng dụng), hệ thống và các giao diện mà nhà cung cấp dịch vụ đám mây của họ không
cho phép họ quay trở lại với các máy chủ nội bộ hoặc chuyển sang hạ tầng của một nhà cung cấp khác,
theo Karl MacDonald, trưởng bộ phận truyền bá của nhà cung cấp dịch vụ đám mây Cloud.com.
Những nhà cung cấp tốt nhất các dịch vụ đám mây công cộng ở Mỹ có thể kể đến như
Rackspace, Terramark, Equinix, AT&T và IBM.
3.2.2. Private Cloud
Trong mô hình Private Cloud, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ được xây dựng để phục vụ cho một
tổ chức (doanh nghiệp) duy nhất. Điều này giúp cho doanh nghiệp có thể kiểm soát tối đa đối với dữ
liệu, bảo mật và chất lượng dịch vụ.
Như là hình thức phổ biến nhất của điện toán đám mây (và thuận tiện cho nhà cung cấp máy
chủ ảo VMware) các đám mây riêng (dùng cho nội bộ doanh nghiệp) cho phép một công ty phủ các lớp
ảo hóa và phần mềm quản lý lên cơ sở hạ tầng hiện có để liên kết các máy chủ, lưu trữ , mạng, dữ liệu
và các ứng dụng. Mục tiêu: Sau khi chúng được kết nối với nhau và ảo hóa, CNTT có thể chuyển đổi
lưu trữ, năng lực tính toán hoặc các nguồn tài nguyên khác, một cách vô hình, từ một nơi tới nơi khác
để cung cấp cho tất cả các bộ phận người dùng cuối mọi nguồn tài nguyên mà họ cần bất cứ lúc nào,
nhưng không có nhiều hơn thế.
Sự khác nhau giữa môi trường ảo hóa cao và đám mây riêng là gì? VMware cho biết một đám
mây riêng cũng cần phải đạt mức độ tự động hóa quản lý cao và cung cấp khả năng thanh toán cho các
bộ phận kinh doanh. Các đám mây riêng làm cho việc quản lý thông tin và công nghệ dễ dàng hơn,
nhưng sẽ gây xáo động cho hầu hết các tổ chức CNTT đã được xây dựng qua nhiều thập kỷ, Wolf nói.
“Hiện giờ các máy chủ trao đổi với nhau, không phải mạng hoặc hỗ trợ hay bất cứ điều gì khác”, ông
nói. “Nếu mọi thứ đều ảo hóa, mọi thứ đều bố trí theo từng chỗ, thì công việc của bạn không thể được
xác định theo nơi bạn ngồi”.
3.2.3. Hybrid Cloud
Hybrid Cloud là sự kết hợp của Public Cloud và Private Cloud. Trong đó doanh nghiệp sẽ “out-
source” các chức năng nghiệp vụ và dữ liệu không quan trọng, sử dụng các dịch vụ Public Cloud để
giải quyết và xử lý các dữ liệu này. Đồng thời, doanh nghiệp sẽ giữ lại các chức năng nghiệp vụ và dữ
liệu tối quan trọng trong tầm kiểm soát (Private Cloud). Một khó khăn khi áp dụng mô hình Hybrid
6

Bài giảng Điện toán đám mây Khoa CNTT trường đại học Quy Nhơn
Cloud là làm sao triển khai cùng một ứng dụng trên cả hai phía Public và Private Cloud sao cho ứng
dụng đó có thể kết nối, trao đổi dữ liệu để hoạt động một cách hiệu quả.
Tương lai gần của CNTT là mô hình đám mây lai, Wolf nói. Điện toán đám mây lai có thể bao
gồm một hỗn hợp các đám mây nội bộ, các dịch vụ đám mây bên ngoài và những lựa chọn SaaS
(Software as a Service – phần mềm như là dịch vụ) truyền thống. Việc lai ghép các mảnh nên tính đến
từng doanh nghiệp cụ thể và tùy theo từng tổ chức CNTT cung cấp dịch vụ, ông nói.
Một số công ty vừa và nhỏ phải đối mặt với tình trạng khó xử tương tự như người đàn ông đã
trưởng thành cứ nhất mực cho rằng mình có thể mặc chiếc quần jean thời trung học khi mà hiện bụng
đã phệ. Giám đốc điều hành thường giữ chặt ngân quỹ hơn qua mỗi quý.
Chia nhỏ các dịch vụ theo yêu cầu có thể phù hợp với những hóa đơn ở đây. Khởi đầu, được
hình thành cho các ứng dụng như kiểm thử và phát triển theo yêu cầu, các môi trường (chẳng hạn như
cần tới 100 máy trạm ảo để kiểm thử một kịch bản phân phối phần mềm) theo yêu cầu được
CloudShare, Soonr hoặc Microsoft Azure cung cấp các phiên bản mini của các đám mây có quy mô
lớn.
Thay vì mua dịch vụ quy mô lớn từ Amazon hoặc các công ty lưu trữ khác mà phải nhọc công
với rất nhiều công việc, từ cấu hình tới quản lý, bạn chỉ cần một dịch vụ cung cấp nền tảng CNTT theo
yêu cầu cho các nhóm làm việc chứ không phải là toàn doanh nghiệp, theo Steve Peltzman, Giám đốc
CNTT của Bảo tàng nghệ thuật hiện đại của TP.New York.
“Chúng tôi, giống như rất nhiều công ty, chỉ có một bộ các máy chủ hoạt động cho bất cứ điều
gì, và bạn không muốn thêm một tính năng bởi vì bạn không muốn can thiệp vào các máy đang hoạt
động”, Peltzman nói. “Có rất nhiều thứ chúng ta phải đáp ứng trong ngày mà không có các máy chủ
dạng rack (rack server) có thể kéo ra để thực hiện. Chúng tôi nhìn vào đó để quyết định thuê ngoài các
nhà cung cấp SaaS, như Salesforce, email của Gmail, Amazon hoặc Cloudshare cho nền tảng. Đôi khi
tôi không biết chúng tôi sẽ sử dụng một dịch vụ hoặc chức năng cụ thể để làm gì, nhưng tôi biết chúng
tôi sẽ cần đến nó. Đó là vì sao tôi đang tìm tới các đám mây”.
Doanh nghiệp có thể chọn để triển khai các ứng dụng trên Public, Private hay Hybrid Cloud tùy
theo nhu cầu cụ thể. Mỗi mô hình đều có điểm mạnh và yếu của nó. Các doanh nghiệp phải cân nhắc
đối với các mô hình Cloud Computing mà họ chọn. Và họ có thể sử dụng nhiều mô hình để giải quyết
các vấn đề khác nhau. Nhu cầu về một ứng dụng có tính tạm thời có thể triển khai trên Public Cloud

bởi vì nó giúp tránh việc phải mua thêm thiết bị để giải quyết một nhu cầu tạm thời. Tương tự, nhu cầu
về một ứng dụng thường trú hoặc một ứng dụng có những yêu cầu cụ thể về chất lượng dịch vụ hay vị
trí của dữ liệu thì nên triển khai trên Private hoặc Hybrid Cloud.
4. Các ứng dụng của điện toán đám mây
Các ứng dụng lưu trữ trực tuyến: Flickr, Dropbox, Mediafire…
Các ứng dụng webmail: gmail, yahoo, hotmail.
Các ứng dụng trên mây: google docs, bkav, …
Với công nghệ điện toán đám mây, các tác tử đám mây tích hợp trong Bkav (Bkav Cloud
Agent) tương tác online với hệ thống đám mây Bkav Cloud, khiến việc cập nhật mẫu virus có thể
nhanh tới từng phút.
7
Bài giảng Điện toán đám mây Khoa CNTT trường đại học Quy Nhơn
Hình Ứng dụng ĐTĐM của BKAV
5. Kiến trúc điện toán đám mây
Hạ tầng cơ sở của điện toán đám mây ngày nay là sự kết hợp của các dịch vụ đáng tin cậy được
phân phối bởi các nhà phát triển công nghệ thông tin hàng đầu thế giới như Microsoft, IBM, Google…
dựa trên nền tảng của công nghệ ảo hóa(virtualized). Về cơ bản điện toán đám mây được chia thành 4
lớp cơ bản có tác động qua lại lẫn nhau bao gồm:
8
Bài giảng Điện toán đám mây Khoa CNTT trường đại học Quy Nhơn
Hình 1.4. Kiến trúc Cloud Computing
Hạ tầng: Cơ sở hạ tầng (Infrastructure) của ĐTĐM là phần cứng được cung cấp như là các dịch
vụ, nghĩa là được chia sẻ và có thể sử dụng lại dễ dàng. Các tài nguyên phần cứng được cung cấp theo
thời gian cụ thể theo yêu cầu. Dịch vụ kiểu này giúp cho khách hàng giảm chi phí bảo hành, chi phí sử
dụng,…
Lưu trữ (Storage): Lưu trữ đám mây là khái niệm tách dữ liệu khỏi quá trình xử lý và chúng
được lưu trữ ở những vị trí từ xa. Lưu trữ đám mây cũng bao gồm cả các dịch vụ CSDL, ví dụ như
BigTable của Google, SimpleDB của Amazon,…
Cloud Runtime: Là dịch vụ phát triển phần mềm ứng dụng và quản lý các yêu cầu phần cứng,
nhu cầu phần mềm. Ví dụ nền dịch vụ như khung ứng dụng Web, web hosting,…

Dịch vụ: Dịch vụ đám mây là một phần độc lập có thể kết hợp với các dịch vụ khác để thực
hiện tương tác, kết hợp giữa các máy tính với nhau để thực thi chương trình ứng dụng theo yêu cầu trên
9
Bài giảng Điện toán đám mây Khoa CNTT trường đại học Quy Nhơn
mạng. ví dụ các dịch vụ hiện nay như: Simple Queue Service, Google Maps, các dịch vụ thanh toán
linh hoạt trên mạng của Amazon,…
Ứng dụng: Ứng dụng đám mây (Cloud application) là một đề xuất về kiến trúc phần mềm sẵn
sàng phục vụ, nhằm loại bỏ sự cần thiết phải mua phần mềm, cài đặt, vận hành và duy trì ứng dụng tại
máy bàn/thiết bị của người sử dụng. Ứng dụng đám mây loại bỏ được các chi phí để bảo trì và vận
hành các chương trình ứng dụng.
Hạ tầng khách hàng: (Client Infrastructure) là những yêu cầu phần mềm hoặc phần cứng để sử
dụng các dịch vụ ĐTĐM trên mạng. Thiết bị cung cấp cho khách hàng có thể là trình duyệt, máy tính
để bàn, máy xách tay, điện thoại di động,…
6. Một số nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây
Hình 1.5 Một số nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây
Các hãng lớn đã bắt đầu và đang trong cuộc chạy đua đến với điện toán đám mây. Những
Google, Microsoft, Amazon, Sun đều đã và đang phát triển những nền tảng điện toán đám mây của
riêng mình.
Các nền tảng điện toán đám mây lớn có thể kể đến bây giờ bao gồm: Google App Engine của
Google:
Windows Azure của Microsoft:
10
Bài giảng Điện toán đám mây Khoa CNTT trường đại học Quy Nhơn
/>Nền tảng điện toán đám mây ra đời đầu tiên: Amazone Webservice của Amazon.com
Sun Cloud của Sun
Facebook
4.1.3. 6.1 Công nghệ ĐTĐM của IBM
Máy chủ của IBM sử dụng bộ xử lý Intel thế hệ mới và Phần mềm mới cho Trung tâm Dữ liệu
(Data Center – System x). Với năng lực mở rộng có khả năng hỗ trợ tới 96 lõi xử lý và 1 TB bộ nhớ,
các máy chủ System x của IBM sẽ bổ sung cho dòng sản phẩm VMware vSphere thế hệ mới IBM sắp

phát hành. Chúng là một lựa chọn tuyệt vời dành cho các khách hàng đang triển khai những môi trường
điện toán đám mây.
Hình 1.6 IBM Blue Cloud
Khái niệm Blue Cloud xuất hiện khi IBM tiến hành hỗ trợ những chuyên gia sáng chế phần
mềm của họ bằng việc xây dựng một cổng thông tin tên là chương trình ứng dụng công nghệ
(Technology Adoption Program - TAP). Thông qua chương trình này, các chuyên gia phát triển của
IBM có thể yêu cầu được cung cấp nguồn lực tính toán cùng với phần mềm để tiến hành thử nghiệm
những sáng tạo của họ. Sản phẩm thu được từ mô hình Blue Cloud tiền tích hợp và thử nghiệm đầu tiên
sẽ được giới thiệu vào đầu năm 2008.
Blue Cloud của IBM cho phép người dùng sử dụng các nguồn lực điện toán thông qua hệ thống
"đặt chỗ" đặc biệt dựa trên công nghệ Web 2.0. Theo đó, các máy chủ sẽ tự động cung cấp, giám sát và
quản lí quá trình đặt chỗ và khai thác. Mô hình này cho phép tổ chức, các tổ chức, cá nhân ngay lập tức
hoặc dần dần mở rộng môi trường điện toán cụm ảo của mình bằng cách bổ sung thêm máy chủ, tùy
theo nhu cầu về tính toán, quản lý dữ liệu thực tế.
11
Bài giảng Điện toán đám mây Khoa CNTT trường đại học Quy Nhơn
Hình 1.7 Cơ sở hạ tầng ĐTĐM của IBM
6.2. Công nghệ ĐTĐM của Amazone
6.2.1. Dịch vụ Amazon Simple Storage Service (S3)
Hình 1.8 Amazon Simple Storage Services
6.2.2. Dịch vụ Amazon Elastic Compute Cloud (EC2)
6.2.3. Dịch vụ Amazon SimpleDB (SDB)
6.3. Công nghệ ĐTĐM của Google - Google App Engine
12
Bài giảng Điện toán đám mây Khoa CNTT trường đại học Quy Nhơn
Hình 1.9 Hệ thống dịch vụ điện toán đám mây của Google
GAE là một nền tảng cho phát triển và lưu trữ ứng dụng web trên trung tâm quản lý dữ liệu của
Google. GAE là công nghệ điện toán đám mây, nó ảo hóa ứng dụng trên nhiều server. Nó tương tự các
nền tảng khác như Amazon Web services hay Azure Services Platform.
Hiện tại GAE hỗ trợ hai ngôn ngữ là Python và Java. Google App Engine mang tính linh hoạt

rất cao, nó cũng khá thoải mái cho các nhà phát triển có thể thử nghiệm và tiếp cận với nền tảng. Khi
bắt đầu, GAE cung cấp 500 MB lưu trữ dữ liệu cho mỗi ứng dụng và bandwidth có thể quản lý xấp xỉ 5
triệu lượt truy cập/tháng.
GAE cung cấp rất nhiều cơ sở hạ tầng cho việc dễ dàng mở rộng ứng dụng, nhưng nó chỉ duy
nhất chạy trong giới hạn thiết kế trong cơ sở hạ tầng của nó.
GAE có các đặc điểm sau:
Tự động mở rộng và cân bằng tải
Sử dụng datastore để lưu trữ dữ liệu, và Gql để truy vấn. DataStore không phải là cơ sở dữ liệu
quan hệ.
Việc thanh toán dựa trên số lượng đã sử dụng (gọi là qouta), ứng dụng được cho một mức free
quota, tức là ứng dụng được sử dụng free đến một mức nào đó,sau khi hết quota sẽ phải thanh toán.
Việc thanh toán được đăng ký mức tối đa trong một tuần, và có thể thay đổi mức đăng ký cho phù hợp.
13
Bài giảng Điện toán đám mây Khoa CNTT trường đại học Quy Nhơn
Lưu trữ trên GAE khá uyển chuyển, nếu lưu trữ dung lượng lớn có thể sử dụng blobstore, tuy
nhiên sẽ kích hoạt thanh toán để có thể sử dụng dạng lưu trữ này.
6.4. Công nghệ ĐTĐM của Microsoft
Azure, hệ điều hành “đám mây” được Microsoft giới thiệu vào cuối tháng 10 tại hội nghị PDC
2008. Internet sẽ là phương thức chính để người dùng truy xuất dữ liệu trong những nền tảng điện toán
đám mây.
4.1.4. Windows Azure
Windows Azure, tên mã Red Dog, là nền tảng cho việc phát triển những ứng dụng hoạt động
trong “đám mây”. Nói cách khác, Windows Azure là cơ sở cho nền tảng các dịch vụ Azure (Azure
Services Platform), được Microsoft phát triển nhằm mang đến cho cộng đồng các nhà phát triển ứng
dụng cơ hội được xây dựng và cung cấp các dịch vụ trực tuyến trên nền tảng cơ sở hạ tầng Windows.
Windows Azure tách biệt hoàn toàn các ứng dụng chạy trên các lớp hệ điều hành ứng dụng công nghệ
ảo hóa của Microsoft. Điều này cho phép các nhà quản trị không cần phải nâng cấp từng PC độc lập khi
ứng dụng được chỉnh sửa.
4.1.5. Nền tảng dịch vụ (Azure Services Platform)
Nền tảng dịch vụ là một giải pháp hoàn thiện cho các doanh nghiệp. Microsoft sẽ lưu trữ các

ứng dụng được xây dựng từ các hãng thứ ba cũng như những dịch vụ Web của chính Microsoft như là
Office Live, Windows Live, Exchange Online, CRM Online, … Kết hợp chặt chẽ .NET Services (cho
lập trình viên), SQL Services (cho cơ sở dữ liệu và báo biểu), Live Services (cho việc tương tác với các
thiết bị người dùng) vào trong các dịch vụ SharePoint và CRM (cho nội dung doanh nghiệp). Điểm
khác biệt giữa Azure và Azure Services Platform: Windows Azure là một hệ điều hành còn Azure
Services Platform là một sự kết hợp của Azure, lớp các dịch vụ cơ sở hạ tầng và lớp ứng dụng trực
tuyến.
4.1.6. Fabric Controller
Fabric Controller là “gia vị” chủ chốt của Windows Azure, đảm nhiệm chức năng quản lý “vòng
đời” của tất cả dịch vụ trực tuyến được triển khai. Công cụ này giúp tổ chức và tập trung quản lý tại
trung tâm dữ liệu theo mô hình chia sẻ nguồn tài nguyên phần cứng. Điều này cho phép Azure tự động
cập nhật ứng dụng chứ không cần phải cập nhật trực tiếp trên từng PC độc lập.
4.1.7. Windows Azure với người sử dụng và lập trình viên
Lập trình viên có thể xây dựng các ứng dụng mới hoặc hiệu chỉnh các ứng dụng hiện tại cho
Windows Azure bằng những công cụ hiện có như Visual Studio, ASP.Net, .NET Framework và cập
nhật thêm một vài công nghệ mới mà Microsoft sẽ phổ biến trong thời gian sắp tới. .NET Services và
SQL Services sẽ cung cấp những khả năng “hướng đám mây” mới và Azure Tool cho Visual Studio,
cung cấp các mẫu (template) làm nền tảng xây dựng (Azure SDK). Ngoài ra, công cụ “Oslo” mới từ
Microsoft sẽ trợ giúp với các ứng dụng phân phối kiểu mẫu bao gồm một ngôn ngữ lập trình mới với
tên gọi “M.”. Azure cũng sẽ hỗ trợ các công cụ và ngôn ngữ thứ ba như Eclipse, Ruby, PHP và Python
cũng như các tiêu chuẩn và cổng như SOAP, REST hay XML.
14
Bài giảng Điện toán đám mây Khoa CNTT trường đại học Quy Nhơn
7. Phân tích, so sánh với các mô hình điện toán khác
Điện toán đám mây xuất hiện bắt nguồn từ ứng dụng điện toán lưới (grid computing) trong thập
niên 1980, tiếp theo là điện toán theo nhu cầu (utility computing) và phần mềm dịch vụ (SaaS).
4.1.8. 7.1 Tính toán lưới (Grid computing)
Theo trung tâm nghiên cứu IBM thì Tính toán lưới là một loại hệ thống phân tán, bố trí song
song, cho phép linh hoạt chia sẻ, tuyển lựa và tập hợp các nguồn tài nguyên độc lập và rải rác về địa lý,
tùy theo khả năng sẵn có, công suất, hoạt động, chi phí và yêu cầu về chất lượng dịch vụ của người sử

dụng". Tính toán lưới có nghĩa là tất cả hoặc một phần của một nhóm máy tính, máy chủ và thiết bị lưu
trữ trong mạng doanh nghiệp, được “ảo hóa” (virtualize) thành một cỗ máy tính lớn. Vì tính toán lưới
giải phóng những khả năng tính toán không được sử dụng vào một thời điểm bất kỳ, chúng có thể cho
phép các doanh nghiệp tăng cường rất nhiều về tốc độ, sức mạnh xử lý thông tin và sự liên kết, thúc
đẩy các quy trình tính toán mật độ cao. Trong khi đó, chi phí vẫn sẽ được giữ ở mức thấp vì tính toán
lưới có thể được xây dựng từ chính hạ tầng hiện có, góp phần đảm bảo sự huy động tối ưu các khả năng
tính toán. Tính toán lưới cho phép ảo hóa các chức năng tính toán phân tán cũng như các nguồn xử lý,
băng thông mạng và khả năng lưu trữ, để từ đó tạo ra một hệ thống đơn đồng nhất, cho phép người sử
dụng và các ứng dụng truy cập thông suốt vào các tính năng điện toán rộng lớn. Giống như người lướt
web xem một nội dung thống nhất qua web, người sử dụng tính toán lưới cũng nhìn thấy một máy tính
ảo cực lớn duy nhất.
4.1.9. 7.2 Phần mềm hoạt động như dịch vụ (SaaS - Software as a Service)
Phần mềm hoạt động hướng dịch vụ hoặc gọi tắt là Phần mềm dịch vụ, là mô hình triển khai
phần mềm, một nhánh của điện toán đám mây, theo đó các nhà cung cấp phần mềm như là các dịch vụ
theo yêu cầu cho khách hàng. Theo định nghĩa của hãng nghiên cứu toàn cầu IDC là: "phần mềm hoạt
động trên web, được quản lý bởi nhà cung cấp và cho phép người sử dụng truy cập từ xa".
4.1.10. 7.3 Tính toán theo yêu cầu (Utility Computing)
Tính toán theo yêu cầu đặt trọng tâm vào mô hình nghiệp vụ và dựa vào đó để cung cấp các
dịch vụ tính toán. Nói một cách đơn giản, dịch vụ tính toán là những gì mà người sử dụng nhận được
các tài nguyên tính toán từ các nhà cung cấp dịch vụ (bao gồm phần cứng và phần mềm) và thanh toán
cho những phần đã dùng (“pay by the drink”), giống như việc sử dụng dịch vụ điện dân dụng trong các
gia đình. Tất cả các tài nguyên tính toán được cung cấp cho khách hàng đều dưới dạng các dịch vụ theo
yêu cầu, bao gồm phần cứng (HaaS - Hardware as a Service), cơ sở hạ tầng (IaaS - Infrastructure as a
service) và nền (PaaS- Platform as a Service) tất cả đều được cung cấp như là các dịch vụ.
4.1.11. 7.4 Dịch vụ web (Web service)
Dịch vụ web là sự kết hợp các máy tính cá nhân với các thiết bị khác, các cơ sở dữ liệu và các
mạng máy tính để tạo thành một cơ cấu tính toán ảo mà người sử dụng có thể làm việc thông qua các
trình duyệt. Bản thân các dịch vụ này sẽ chạy trên các máy phục vụ trên nền Internet chứ không phải là
các máy tính cá nhân, do đó có thể chuyển các chức nǎng từ máy tính cá nhân lên Internet.
Người sử dụng phần mềm yêu cầu các dịch vụ (Service Requester) thông qua SOAP (Simple

Object Access Protocol) và chuyển các yêu cầu đó cho bộ phận môi giới Service Broker thông qua
WSDL (Web Services Description Language).
15
Bài giảng Điện toán đám mây Khoa CNTT trường đại học Quy Nhơn
4.1.12. 7.5 Nền tảng hướng một dịch vụ (PaaS - Platform as a Service)
Đây cũng là một biến thể của SaaS nhưng mô hình này là một nhánh của điện toán đám mây
(cloud computing), mang đến môi trường phát triển như một dịch vụ: người sử dụng xây dựng ứng
dụng chạy trên cơ sở hạ tầng của nhà cung cấp và phân phối tới người sử dụng thông qua máy chủ của
nhà cung cấp đó. Người sử dụng sẽ không hoàn toàn được tự do vì bị ràng buộc về mặt thiết kế và công
nghệ. Một số ví dụ điển hình về PaaS là Force.com của Salesforce.com, Google App Engine, Yahoo
Pipes …
4.1.13. 7.6 Cung cấp dịch vụ quản lý (MSP - Managed Service Provider)
MSP là hình thức tính toán theo kiểu điện toán đám mây (cloud computing) lâu đời nhất - là
ứng dụng chủ yếu dành cho giới chuyên môn hơn là người sử dụng cuối, chẳng hạn dịch vụ quét virus
cho e-mail hay chương trình quản lý desktop. Một số nhà cung cấp nổi tiếng là SecureWorks, IBM,
Verizon hay Everdream.
4.1.14. 7.7 Điện toán tích hợp Internet (Internet integration)
Quá trình kết hợp các "đám mây" xuất hiện trên Internet mới đang ở giai đoạn đầu. Tóm lại,
điện toán đám mây bao gồm cả SaaS và tính toán theo yêu cầu.
Trong cuộc sống của chúng ta, mọi thứ mà chúng ta cần thiết đều có thể được cung cấp như là
các dịch vụ như trong mô hình điện toán đám mây dưới đây.
8. Lợi ích và hạn chế của ĐTĐM
4.1.15. 8.1. Lợi ích của ĐTĐM
Những ưu điểm và thế mạnh dưới đây đã góp phần giúp "điện toán đám mây" trở thành mô hình
điện toán được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới.
a. Tốc độ xử lý nhanh, cung cấp cho người dùng những dịch vụ nhanh chóng và giá thành rẻ
dựa trên nền tảng cơ sở hạ tầng tập trung (đám mây).
b. Chi phí đầu tư ban đầu về cơ sở hạ tầng, máy móc và nguồn nhân lựa của người sử dụng điện
toán đám mây được giảm đến mức thấp nhất.
c. Không còn phụ thuộc vào thiết bị và vị trí địa lý, cho phép người dùng truy cập và sử dụng hệ

thống thông qua trình duyệt web ở bất kỳ đâu và trên bất kỳ thiết bị nào mà họ sử dụng (chẳng hạn là
PC hoặc là điện thoại di động…)
d. Chia sẻ tài nguyên và chi phí trên một địa bàn rộng lớn, mang lại các loại ích cho người dùng
như:
• Tập trung cơ sở hạ tầng tại một vị trí giúp người dùng không tốn nhiều giá thành đầu tư về
trang thiết bị.
• Công suất xử lý nhanh hơn do tài nguyên được tập trung. Ngoài ra, người dùng không cần
phải đầu tư về nguồn nhân lực quản lý hệ thống.
• Khả năng khai thác và hiệu suất được cài thiện hơn 10-20% so với hệ thống máy tính cá
nhân thông thường.
e. Với độ tin cậy cao, không chỉ giành cho người dùng phổ thông, điện toán đám mây phù hợp
với các yêu cầu cao và liên tục của các công ty kinh doanh và các nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, một
16
Bài giảng Điện toán đám mây Khoa CNTT trường đại học Quy Nhơn
vài dịch vụ lớn của điện toán đám mây đôi khi rơi vào trạng thái quá tải, khiến hoạt động bị ngưng trệ.
Khi rơi vào trạng thái này, người dùng không có khả năng để xử lý các sự cố mà phải nhờ vào các
chuyên gia từ đám mây tiến hành xử lý.
f. Khả năng mở rộng được, giúp cải thiện chất lượng các dịch vụ được cung cấp trên “đám
mây”.
g. Khả năng bảo mật được cài thiện do sự tập trung về dữ liệu.
h. Các ứng dụng của điện toán đám mây dễ dàng để sửa chữa hơn bởi lẽ chúng không được cìa
đặt cố định trên một má tính nào. Chúng cũng dễ dàng hỗ trợ và cài thiện về tính năng.
i. Tài nguyên sử dụng của điện toán đám mây luôn được quản lý và thống kê trên từng khách
hàng và ứng dụng, theo từng ngày, từng tuần, từng tháng. Điều này đảm bảo cho việc định lượng giá cả
của mỗi dịch vụ do điện toán đám mây cung cấp để người dùng có thể lựa chọn phù hợp.
4.1.16. 8.2. Một số hạn chế
2. Nhược điểm: Tuy nhiên, mô hình điện toán này vẫn còn mắc phải một số nhược điểm sau:
a. Tính riêng tư: Các thông tin người dùng và dữ liệu được chứa trên điện toán đám mây có
đảm bảo được riêng tư, và liệu các thông tin đó có bị sử dụng vì một mục đích nào khác?
b. Tính sẵn dùng: Liệu các dịch vụ đám mây có bị “treo” bất ngờ, khiến cho người dùng không

thể truy cập các dịch vụ và dữ liệu của mình trong những khoảng thời gian nào đó khiến ảnh hưởng đến
công việc?
c. Mất dữ liệu: Một vài dịch vụ lưu trữ dữ liệu trực tuyến trên đám mây bất ngờ ngừng hoạt
động hoặc không tiếp tục cung cấp dịch vụ, khiến cho người dùng phải sao lưu dữ liệu của họ từ “đám
mây” về máy tính cá nhân. Điều này sẽ mất nhiều thời gian. Thậm chí một vài trường hợp, vì một lý do
nào đó, dữ liệu người dùng bị mất và không thể phục hồi được.
Dữ liệu chứa trên các "đám mây" sẽ phải giao phó toàn bộ"số phận" cho "đám mây
d. Tính di động của dữ liệu và quyền sở hữu: Một câu hỏi đặt ra, liệu người dùng có thể chia sẻ
dữ liệu từ dịch vụ đám mây này sang dịch vụ của đám mây khác? Hoặc trong trường hợp không muốn
tiếp tục sử dụng dịch vụ cung cáp từ đám mây, liệu người dùng có thể sao lưu toàn bộ dữ liệu của họ từ
đám mây? Và làm cách nào để người dùng có thể chắc chắn rằng các dịch vụ đám mây sẽ không hủy
toàn bộ dữ liệu của họ trong trường hợp dịch vụ ngừng hoạt động.
17
Bài giảng Điện toán đám mây Khoa CNTT trường đại học Quy Nhơn
e. Khả năng bảo mật: Vấn đề tập trung dữ liệu trên các “đám mây” là cách thức hiệu quả để
tăng cường bảo mật, nhưng mặt khác cũng lại chính là mối lo của người sử dụng dịch vụ của điện toán
đám mây. Bởi lẽ một khi các đám mây bị tấn công hoặc đột nhập, toàn bộ dữ liệu sẽ bị chiếm dụng.
Tuy nhiên, đây không thực sự là vấn đề của riêng “điện toán đám mây”, bởi lẽ tấn công đánh cắp dữ
liệu là vấn đề gặp phải trên bất kỳ môi trường nào, ngay cả trên các máy tính cá nhân.
9. Điện toán đám mây tại Việt nam
Dù được thế giới dự đoán sẽ là "cơn sóng thần công nghệ " song khái niệm “điện toán đám mây
vẫn còn khá mới mẻ tại Việt Nam.”
IBM là doanh nghiệp tiên phong khai trương trung tâm điện toán đám mây tại Việt Nam vào
tháng 9/2008 với khách hàng đầu tiên là là Công ty cổ phần công nghệ và truyền thông Việt Nam
(VNTT). Sau đó, Microsoft là một trong những “đại gia” tiếp bước điện toán đám mây ở thị trường
Việt Nam, nhưng hiện vẫn đang trong giai đoạn phát triển thử nghiệm.
Theo Ông Võ Tấn Long, Tổng Giám đốc công ty IBM Việt Nam: “Điện toán đám mây không
còn là xu hướng mà là thực tế đang diễn ra. Có thể nói Việt Nam là một trong những nước đầu tiên ở
ASEAN đưa vào sử dụng điện toán đám mây. Từ năm 2008 đến nay, ngày càng có nhiều khách hàng
tìm đến các dịch vụ điện toán đám mây của IBM”.

Tiếp đến, điện toán đám mây ở Việt Nam bắt đầu có những tín hiệu khả quan khi khi FPT - nhà
công nghệ hàng đầu của Việt Nam đã khẳng định vị thế tiên phong của mình trong công nghệ bằng lễ
ký kết với Microsoft châu Á-Trend Micro để hợp tác phát triển "đám mây" ở châu Á. Nhận định về hợp
tác này, đại diện Trend Micro cho rằng, điện toán đám mây sẽ đem lại cơ hội cho Việt Nam bởi công
nghệ hoàn toàn mới sẽ giúp giới trẻ Việt Nam vốn rất năng động sẽ có thêm điều kiện sáng tạo và phát
huy tài năng của mình. Đồng thời, với tiềm năng về nhân lực, cơ sở hạ tầng và nhất là "tính sẵn sàng"
của FPT hai bên sẽ không chỉ dừng lại ở cung cấp dịch vụ về điện toán đám mây ở Việt Nam mà sẽ
vươn ra toàn cầu.
Sau cuộc ký kết đó một tuần, FPT tiếp tục hợp tác cùng "đại gia" Microsoft vào tháng 05/2010.
Tâm điểm của hợp tác này là một thỏa thuận nhằm phát triển nền tảng điện toán đám mây dựa trên
công nghệ của Microsoft. Hai bên đều cùng hướng đến việc phát triển nền tảng cho các dịch vụ đám
mây bao gồm truyền thông, hợp tác, lưu trữ dữ liệu và các dịch vụ hạ tầng, nhằm phục vụ nhu cầu của
đông đảo khách hàng.
Gần đây nhất, “Journey to the cloud” (Hành trình tới công nghệ điện toán đám mây) với châm
ngôn “New ways to do new things” là chủ đề hội thảo do Microsoft tổ chức hôm 02/03/2001 vừa qua
tại Hà Nội, đã thu hút sự tham dự của hơn 300 chuyên gia IT và các nhà lãnh đạo của các doanh
nghiệp. Điều này chứng tỏ những vấn đề về điện toán đám mây hiện đang thu hút sự quan tâm của rất
nhiều doanh nghiệp trong nước, những người đang kiếm tìm giải pháp nâng cao năng suất cho doanh
nghiệp.
Tuy vậy, tiếp theo sau hội thảo ngày 02/03, “Vietnam Cloud computing Day 2011” (Ngày Điện
toán đám mây Việt Nam 2011) diễn ra ngày 9/3 tại Hà Nội cũng đưa ra nhận định: mặc dù điện toán
đám mây hiện đang được ứng dụng rộng rãi ở nhiều nước phát triển trên thế giới bởi lợi ích đáng kể mà
nó đem lại, nhưng ở Việt Nam các doanh nghiệp vẫn chưa thực sự mặn mà với công nghệ này. Tuy
nhiên theo các chuyên gia nhận định, đây chính là giải pháp tối ưu để các doanh nghiệp nước ta giảm
thiểu chi phí cũng như tăng hiệu suất làm việc ở mức tối đa.
Về thực trạng ứng dụng điện toán đám mây ở các doanh nghiệp Việt Nam, có thể rút ra kết luận
như sau: Hiện nay đã có một vài doanh nghiệp lớn tại Việt Nam đưa điện toán đám mây vào ứng dụng
18
Bài giảng Điện toán đám mây Khoa CNTT trường đại học Quy Nhơn
và hiệu suất kinh doanh được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên số lượng là khá ít. Phần lớn vẫn chỉ dừng ở

mức quan tâm và tìm hiểu.
Phát triển điện toán đám mây tại Việt Nam – còn nhiều thách thức
Không nằm ngoài xu thế chung của ngành công nghệ thông tin thế giới, Việt Nam đang dần tiếp
cận dịch vụ đám mây thông qua các dự án của một số doanh nghiệp nước ngoài như Microsoft, Intel …
Công nghệ này được coi là giải pháp cho những vấn đề mà nhiều công ty đang gặp phải như thiếu năng
lực công nghệ thông tin, chi phí đầu tư hạn chế… Hầu hết các nhà lãnh đạo công nghệ thông tin đều
khá kỳ vọng khi nhận định về công nghệ này.
điện toán đám mây liệu có phát triển tại Việt Nam?
Ông Dương Dũng Triều, Giám Đốc điều hành FIS chia sẻ: “Chúng tôi nhận ra nhiều lợi ích khi
đồng hợp tác xây dựng trung tâm dữ liệu sử dụng công nghệ điện toán đám mây của Microsoft. Hai bên
chia sẻ tầm nhìn về tương lai của ngành tin học -nơi mà các dịch vụ điện toán đám mây sẽ trở nên phổ
biến và được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam vào năm 2015- và chúng tôi có mục tiêu trở thành những
người dẫn đầu trong lĩnh vực mới mẻ này.”
Theo ông Nguyễn Huy Cương, CEO của Tinh Vân Consulting, hiện nay nhiều công ty đang
hoang phí tài nguyên như không khai thác hết công suất của hệ thống máy chủ, đầu tư quá nhiều về mặt
con người. Trong khi đó, về lý thuyết, cloud computing sẽ cho phép doanh nghiệp không cần tập trung
19
Bài giảng Điện toán đám mây Khoa CNTT trường đại học Quy Nhơn
quá nhiều cho cơ sở hạ tầng hoặc nâng cấp ứng dụng, không đòi hỏi nguồn nhân lực lớn và có thể dễ
dàng thay đổi quy mô khi cần.
Ông Hoàng Lê Minh, Viện trưởng Viện công nghiệp phần mềm và nội dung số Việt Nam
(NISCI), khẳng định điện toán đám mây là mục tiêu mà thế giới cũng như ngành công nghệ thông tin
trong nước hướng tới và đây chính là nhân tố thúc đẩy các quá trình chuyển đổi kinh doanh.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia của Intel nhận định thì điện toán đám mây chắc chắn không phải
dành cho tất cả mọi người và cho mọi nhu cầu. Mặc dù lợi ích của điện toán đám mây là không thể phủ
nhận, nhưng các doanh nghiệp cần cân nhắc đến các yếu tố khác nhau khi tính đến chuyện ứng dụng
điện toán đám mây, cụ thể như: rào cản kỹ thuật, an toàn thông tin, nguồn vốn để hiện đại quy trình
kinh doanh bằng việc ứng dụng công nghệ thông tin, giảm chi tiêu cho phần cứng, phần mềm, an toàn
bằng thuê ngoài phần mềm cơ sở hạ tầng, tính linh hoạt và khả năng mở rộng của nguồn lực công nghệ
thông tin trước khi quyết định ứng dụng điện toán đám mây vào sản xuất kinh doanh. Việt Nam cũng

không phải là một ngoại lệ.
Bên lề hội nghị “Ngày Điện toán đám mây Việt Nam 2011”, ông Phan Thanh Sơn, Giám đốc
công nghệ của công ty Cisco, chia sẻ còn nhiều khó khăn trong việc triển khai điện toán đám mây tại
Việt Nam. Theo ông, vấn đề chính sách, đường truyền băng thông và nhận thức của doanh nghiệp là
những thách thức lớn nhất với công nghệ mới này.
Đồng thời, một số doanh nghiệp cho biết họ đã và đang sử dụng các dịch vụ đám mây miễn phí
như Google Apps, nhưng vẫn cần thời gian để tìm hiểu nhiều hơn những lợi ích cũng như rủi ro về tính
an toàn dữ liệu. Ông Nguyễn Thiện Tâm, Giám đốc khách hàng của Công ty Sutrix Media Việt Nam,
cho biết nếu sử dụng các dịch vụ điện toán đám mây thì đòi hỏi mỗi nhân viên phải có kỹ năng nhất
định về công nghệ thông tin. Hiện công ty có sử dụng Google Docs, nhưng chỉ dừng ở mức độ trao đổi,
chia sẻ tài liệu.
Không chỉ có vậy, Ông Lê Đức Quyết, Phó giám đốc Công ty cổ phần Thế giới vận tải, cho biết
ông vẫn còn e ngại khi đưa những thông tin liên quan đến tài chính của công ty lên dịch vụ điện toán
đám mây vì không biết được dữ liệu của mình ở đâu đó trên mạng. Ông Quyết cũng nói mô hình ứng
dụng điện toán đám mây phụ thuộc nhiều vào Internet mà chưa chắc lúc nào cũng có thể truy cập vào
Internet.
Bản chất của điện toán đám mây là sự hội tụ các thành tựu về nghiên cứu phát triển các công
nghệ mới; các quan điểm về ứng dụng CNTT hiện nay ở trên thế giới cũng như Việt Nam. Điện toán
đám mây cũng là một trong những khái niệm mơ hồ nhất từ trước đến nay chúng ta gặp phải. Nó cũng
giống như cái gì ở trên cao, ở trong mây, chúng ta không thể nhận biết được. Nhưng đó cũng chính là
mục tiêu mà hiện nay ngành CNTT truyền thông đang hướng tới.
Có thể nói điện toán đám mây đang tạo cơ hội cho các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, thông
minh và tiết kiệm chi phí hơn. Các doanh nghiệp Việt Nam đang có điều kiện thuận lợi để sử dụng
những tiện ích này. Vấn đề là bản lĩnh của doanh nghiệp có dám ứng dụng công nghệ mới vào quản lý
điều hành sản xuất kinh doanh hay không mà thôi. Vì vậy, dù công ty ở quy mô lớn hay nhỏ, bạn cũng
nên thử dùng dịch vụ này, nếu không có thể bạn đã bỏ lỡ một cơ hội kinh doanh trong tương lai.
9. Mô hình hướng dịch vụ
4.1.17. 9.1. Khái niệm
Mô hình hướng dịch vụ (Service Oriented Architechture –SOA) là một khái niệm về kiến trúc
hệ thống nhằm đem lại một cách thuận tiện nhất những chức năng nghiệp vụ, hoặc là những quy trình

ứng dụng, tới người sử dụng dưới dạng các dịch vụ hoạt động trên môi trường mạng có khả năng chia
20
Bài giảng Điện toán đám mây Khoa CNTT trường đại học Quy Nhơn
sẻ và sử dụng lạị. Dịch vụ ở đây được hiểu là những mô-đun nghiệp vụ hoặc chức năng ứng dụng với
giao diện được thiết kế theo quy định và được tương tác bằng cách gửi nhận thông điệp.
4.1.18. 9.2. Kiến trúc mô hình hướng dịch vụ
Kiến trúc hướng dịch vụ (SOA) là một hướng tiếp cận với việc thiết kế và tích hợp các phần
mềm, chức năng, hệ thống theo dạng module, trong đó mỗi module đóng vai trò là một “dịch vụ có tính
loose coupling”, và có khả năng truy cập thông qua môi trường mạng. Hiểu một cách đơn giản thì một
hệ thống SOA là một tập hợp các dịch vụ được chuẩn hóa trên mạng trao đổi với nhau trong ngữ cảnh
một tiến trình nghiệp vụ. Trong SOA có ba đối tượng chính
Hình 1.10. Sơ đồ cộng tác trong SOA
Nhà cung cấp dịch vu (service provider) cần cung cấp thông tin về dịch vụ của mình cho một
dịch vụ lưu trữ thông tin(service registry). Người sử dụng (service consumer) thông qua service registry
sẽ tìm kiếm thông tin mô tả về dịch vụ cần tìm và sau đó là xây dựng kênh giao tiếp với phía nhà cung
cấp.
SOA cung cấp giải pháp để giải quyết các vấn đề tồn tại của các hệ thống hiện nay như: sự phức
tạp, không linh hoạt và không ổn định. Một hệ thống triển khai theo mô hình SOA có khả năng mở
rộng, liên kết tốt. Đây chính là cơ sở và nền tảng cho việc tích hợp, tái sử dụng lại những tài nguyên
hiện có của hệ thống.
4.1.19. 9.3. Các tính chất của một hệ thống hướng dịch vụ
Liên kết lỏng (Loose coupling)
Mọi kiến trúc phần mềm đều hướng đến liên kết lỏng giữa các module. Mức độ kết dính của
mỗi hệ thống ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng chỉnh sửa và mở rộng của chính nó. Kết dính càng chặt
bao nhiều thì càng có nhiều thay đổi liên quan cần chỉnh sửa ở phía sử dụng dịch vụ mỗi khi có sự thay
đổi nào đó xảy ra. quả về thông tin qua một “kênh thông điệu”, bên gọi không phải chờ cho đến khi
thông điệp được sử lý xong. Do bên gọi không phải chờ cho đến khi yêu cầu được xử lý xong và trả về
nên không bị ảnh hưởng bởi việc xử lý trễ và lỗi khi thực thi các dịch vụ bất động, bất đồng bộ
Quản lý các chính sách
Khi sử dụng các dịch vụ chia sẻ trên mạng, tùy theo mỗi ứng dụng sẽ có một luật kết hợp riêng

gọi là policy. Các policy cần được quản lý các áp dụng cho mỗi dịch vụ cả khi thiết kế lẫn thực thi
trong thời gian thực thi.
Khả năng cộng tác
21
Bài giảng Điện toán đám mây Khoa CNTT trường đại học Quy Nhơn
Kiến trúc hướng dịch vụ nhấn mạnh đến khả năng cộng tác, khả năng mà các hệ thống có thể
giao tiếp với nhau trên nhiều nền tảng và ngôn ngữ khác nhau. Mỗi dịch vụ cung cấp một interface có
thể được triệu gọi qua một dạng kết nối.
Tự động dò tìm và ràng buộc động
SOA hỗ trợ khái niệm về truy tìm dịch vụ (service discovery). Một người sử dụng cần đến một
dịch vụ nào đó có thể tìm kiếm dịch vụ dựa trên các số tiêu chuẩn khi cần. Người sử dụng chỉ cần hỏi
một registry về dịch vụ nào thỏa yêu cầu tìm kiếm. Registry trả về một tập các entry thỏa yêu cầu.
Tự hồi phục
Với kích cỡ và độ phức tạp của những ứng dụng phân tán ngày nay, khả năng phục hồi của một
hệ thống sau khi bị lỗi trở thành một yếu tố quan trọng. mỗi hệ thống tự hồi phục (self- healing) là một
hệ thống có khả năng tự hồi phụ sau khi bị lỗi mà không cần sự can thiệt của cong người.
4.1.20. 9.4. Lợi ích và hạn chế của việc sử dụng mô hình SOA
Lợi ích
Việc sử dụng mô hình hướng dịch vụ SOA đem lại các lợi ích sau:
- Cho phép hướng sự tập trung vào xây dựng các tính năng nghiệp vụ trong quá trình phát triển
phần mềm
- Giảm thiểu chi phí trong quá trình phát triển
- Giảm thiểu yêu cầu về đào tạo và kỹ năng
- Chi phí bảo trì thấp
- Chu trình phát triển phần mềm nhanh chóng hơn
- Độc lập hệ thống: những service không phụ thuộc vào hệ thống và mạng cụ thể
- Có khả năng tái sử dụng
- Khả năng hồi đáp thích nghi tốt và nhanh hơn để đáp ứng với sự thay đổi về yêu cầu giao dịch
- Cho phép dễ dàng triển khai chương trình, môi trường chạy và quản lý service dễ dàng hơn
- Những sự xác nhận và chứng minh của Service consumer về những tính năng security dựa

trên giao tiếp Service tốt hơn cơ chế kết nối chặt chẽ
- Kiến trúc kết nối lỏng lẻo cho phép dễ dàng tích hợp thành phần những chương trình, tiến
trình hay những service phức tạp từ những service đơn giản
- Cho phép Service Consumers tìm kiếm và kết nối với những service động khác
Hạn chế
- Hệ thống phức tạp
- Khó miêu tả dữ liệu không cấu trúc trong header của message
4.1.21. 9.5. So sánh mô hình SOA với các mô hình truyền thống
Mô hình SOA có ưu thế hơn các mô hình truyền thống (như mô hình hướng ứng dụng hoặc mô
hình hướng lập trình) ở điểm mô hình SOA chủ yếu tập trung nguồn lực phát triển vào các chức năng
22
Bài giảng Điện toán đám mây Khoa CNTT trường đại học Quy Nhơn
và tính năng phục vụ hoạt động và quy trình nghiệp vụ. Điều này cho phép nhà quản lý chỉ cần dựa trên
đặc điểm mang tính nghiệp vụ rà soát, xác định rõ chi tiết, thành phần cần thêm, sửa đổi hoặc loại bỏ.
Do đó, các hệ thống phần mềm phát triển phía sau có thể được thiết kế nhằm đáp ứng những quy trình
nghiệp vụ (thay vì quy trình nghiệp vụ phải thay đổi để tận dụng những tính năng phần mềm như trong
các mô hình thường thấy ở nhiều cơ quan tổ chức với hạ tầng ứng dụng Công nghệ thông tin được phát
triển từ trước).
Mô hình SOA và OOP (mô hình hướng đối tượng)
SOA sử dụng cùng một số nguyên lý như OOP, tuy nhiên triết lý SOA có khác biệt đáng kể so
với OOP. SOA có thể thực hiện với cả chương trình theo hướng đối tượng (OO) và chương trình không
hướng đối tượng. SOA hỗ trợ việc kết nối lỏng lẻo các service. OOP dựa nhiều trên các lớp đựoc định
nghĩa sẵn, kết quả là các đối tượng kết nối chặt chẽ với nhau. Service oriented sử dụng các message để
miêu tả thông tin về service để thực hiện chức năng của mình OOP lại sử dụng các hàm APIs để miêu
tả các đối tượng của mình. Phạm vi hoạt động của các service trong SOA rộng lớn hơn là các đối tượng
của OOP. SOA khuyến khích các service được thiết kế phi trạng thái càng nhiều càng tốt còn OOP thì
lại liên kết dữ liệu một cách logic từ đó tạo ra các đối tượng có trạng thái. SOA hỗ trợ việc kết nối lỏng
lẻo các service với nhau, còn OOP thì khuyến khích việc kế thừa các đối tượng từ đó các đối tượng liên
kết với nhau một cách chặt chẽ.
Mô hình SOA và Web

Đặc điểm chính của SOA là tách rời phần giao tiếp với phần thực hiện dịch vụ. Điều này có thể
làm bạn liên tưởng đến một công nghệ được đề cập nhiều gần đây: Dịch vụ web. Dịch vụ web cho phép
truy cập thông qua định nghĩa giao thức-và-giao tiếp. SOA và dịch vụ web thoạt trông có vẻ giống nhau
nhưng chúng không phải là một. Về cơ bản, SOA là kiến trúc phần mềm phát xuất từ định nghĩa giao
tiếp và xây dựng toàn bộ mô hình ứng dụng như là mô hình các giao tiếp, hiện thực giao tiếp và
phương thức gọi giao tiếp. Giao tiếp là trung tâm của toàn bộ triết lý kiến trúc này; thực ra, tên gọi 'kiến
trúc định hướng giao tiếp' thích hợp hơn cho SOA. Dịch vụ và module phần mềm nghiệp vụ được truy
cập thông qua giao tiếp, thường theo cách thức yêu cầu - đáp trả. Ngay cả với yêu cầu dịch vụ 1 chiều
thì nó vẫn là yêu cầu trực tiếp có chủ đích từ một phần mềm này đến một phần mềm khác. Một tương
tác định hướng dịch vụ luôn bao hàm một cặp đối tác: nguồn cung cấp dịch vụ và khách hàng sử dụng
dịch vụ.
4.1.22. 9.6. Kết luận
Xây dựng hệ thống sử dụng mô hình hướng dịch vụ SOA đưa lại những hiệu quả:
- Tập trung vào xây dựng các tính năng nghiệp vụ trong quá trình phát triển phần mềm
- Giảm thiểu chi phí trong quá trình phát triển
- Giảm thiểu yêu cầu về đào tạo và kỹ năng
- Chi phí bảo trì thấp
- Chu trình phát triển phần mềm nhanh chóng hơn
- Có khả năng tái sử dụng
- Khả năng hồi đáp thích nghi tốt và nhanh hơn để đáp ứng với sự thay đổi về yêu cầu giao dịch
- Cho phép dễ dàng triển khai chương trình, môi trường chạy và quản lý service dễ dàng hơn.
23
Bài giảng Điện toán đám mây Khoa CNTT trường đại học Quy Nhơn
10. Công nghệ ảo hóa
4.1.23. 10.1 Ảo hóa là gì?
Ảo hóa là một thiết kế nền tảng kỹ thuật cho tất cả các kiến trúc điện toán đám mây. Điện toán
đám mây đề cập chủ yếu đến nền tảng ảo hóa. Ảo hóa là công nghệ được thiết kế để tạo ra tầng trung
gian giữa hệ thống phần cứng máy tính và phần mềm chạy trên nó. Ảo hóa cho người dùng thấy các
máy chủ, thiết bị lưu trữ, và phần cứng khác được coi là một khối tổng thể các nguồn lực hơn là các hệ
thống rời rạc, do đó những nguồn tài nguyên này có thể được phân bổ theo yêu cầu. Trong điện toán

đám mây, công nghệ ảo hóa máy chủ được quan tâm hàng đầu, ở đó một máy vật lý đơn lẻ có thể tạo
thành nhiều máy ảo độc lập. Mỗi một máy ảo đều có một thiết lập nguồn hệ thống riêng rẽ, hệ điều
hành riêng và các ứng dụng riêng.
4.1.24. 10.2 Lợi ích từ ảo hóa
Ảo hóa giải quyết các thách thức của việc quản lý trung tâm dữ liệu và cung cấp một số lợi thế
như sau:
Tỷ lệ sử dụng cao hơn
Hợp nhất tài nguyên
Sử dụng điện năng thấp hơn
Tiết kiệm không gian
Khắc phục rủi ro
Giảm chi phí hoạt động
4.1.25. 10.3 Các phương pháp ảo hóa phổ biến
Ảo hóa máy chủ (Server Vitualization)
Ảo hóa ứng dụng (Application virtualization)
Ảo hóa lưu trữ
4.1.26. 10.4. Ảo hóa máy chủ với Hyper-V (Tự tìm hiểu và báo cáo)
Tổng quan, kiến trúc
Các tính năng
Lợi ích khi triển khai Hyper -V
Triển khai
Kết luận
Công nghệ ảo hóa thực ra là việc chia nhỏ mỗi công việc cụ thể trên một Server thành các
Server khác nhau từ đó làm tăng khả năng vận hành của một hệ thống máy tính đảm bảo tính thống
nhất và lưu trữ, truy cập của hệ thống. Tìm hiểu về công nghệ ảo hóa chúng ta có thể nhận thấy ưu
nhược điểm của công nghệ này từ đó đưa ra cách tiếp cận công nghệ một cách phù hợp với nhu cầu của
mình. Việc áp dụng công nghệ ảo hóa tại Việt nam còn rất dè dặt. Theo đánh giá ban đầu, nguyên nhân
chủ yếu là do các nhà quản lý tại Việt Nam chưa nhận thức được sự cần thiết của việc tiết kiệm không
gian, điện năng và nhân công trong việc ứng dụng công nghệ ảo hóa. Thêm vào đó, một nguyên nhân
24

Bài giảng Điện toán đám mây Khoa CNTT trường đại học Quy Nhơn
nữa khiến các nhà quản lý công nghệ thông tin tại Việt Nam còn e ngại chính là tính bảo mật của những
hệ thống ảo này. Tuy nhiên, nếu không ảo hóa, Việt Nam sẽ tốn chi phí không nhỏ cho việc bảo dưỡng
và sửa chữa những hệ thống cồng kềnh. Do đó, cần quảng bá cho các doanh nghiệp biết được những ưu
thế và lợi ích mà ảo hóa đem lại để áp dụng rộng rãi công nghệ này tại Việt Nam, bắt nhịp với xu thế
phát triển của thế giới.
11. An ninh trên cloud
11.1 Những thách thức
Bảo mật cho SaaS Các nhà phân tích và công ty tư vấn công nghệ Gartner đã liệt kê ra 7 vấn
đề về bảo mật cần được thảo luận với một nhà cung cấp ĐTĐM SaaS, gồm các nội dung sau:
Việc truy cập của người dùng được ưu tiên: yêu cầu ai là người chuyên về truy cập dữ liệu,
thuê hay quản lý các quản trị viên?
Việc tuân theo các quy tắc: Đảm bảo rằng nhà cung cấp sẵn sàng chịu sự kiểm nghiệm bên
ngoài và các xác nhận về vấn đề bảo mật?
Vị trí dữ liệu: nhà cung cấp có cho phép bất kỳ ai kiểm soát vị trí của dữ liệu không?
Tách dữ liệu: Đảm bảo quyền truy cập thích hợp trong tất cả các công đoạn và những chiến
lược mã hóa này phải được những chuyên gia giàu kinh nghiệm thiết kế và kiểm duyệt?
Khả năng phục hồi: Phát hiện chuyện gì sẽ xảy ra với dữ liệu khi gặp tai họa. Liệu chúng có
khả năng phục hồi hoàn toàn không? Nếu có thì sẽ mất thời gian bao lâu?
Hỗ trợ điều tra: Nhà cung cấp có thể phát hiện những hành vi không thích hợp hoặc phạm pháp
không?
Khả năng tồn tại lâu dài: Chuyện gì sẽ xảy ra với dữ liệu khi công ty không còn kinh doanh
nữa? Dữ liệu sẽ được trở lại như thế nào và theo định dạng gì?
Việc thực hành an ninh cho môi trường SaaS được xây dựng như hiện nay được thảo luận trong
các phần sau.
Quản trị an ninh
Quản lý rủi ro
Đánh giá rủi ro
Chính sách, tiêu chuẩn và chỉ dẫn
Chu trình phát triển phần mềm an toàn Chu trình tạm thời có thể chia thành 6 giai đoạn

chính sau:
Nghiên cứu: xác định mục tiêu và quy trình của dự án, tài liệu về chính sách bảo mật chương
trình.
Phân tích: Phân tích các chương trình, chính sách, các mối đe dọa hiện hành, kiểm tra lợi tức
hợp pháp và phân tích độ mạo hiểm.
Thiết kế logic: Phát triển một sơ đồ chi tiết về bảo mật, lập kế hoạch đối phó với những trường
hợp xấu, các biện pháp kinh doanh trước thảm họa và xác định tính khả thi của việc tiếp tục dự án hay
thuê ngoài.
25

×