Tải bản đầy đủ (.docx) (69 trang)

Tổng quan về điện toán đám mây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.91 MB, 69 trang )

MỤC LỤC
I. Mở đầu .
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của hệ thống mạng Internet toàn cầu, các
dịch vụ cho thuê phần mềm qua mạng ( Software as a Service, viết tắt là là SaaS) dần dần
thay thế cho mô hình bán phần mềm cổ điển. Mô hình SaaS có ưu điểm chính như sau :
Ưu điểm thứ nhất là về mặt chi phí. Sản phẩm phần mềm sau khi đã mua thì không có
khả năng hoàn vốn nếu doanh nghiệp muốn thay đổi sang phần mềm khác, trong khi thuê
thì phải chi trả chi phí rải ra theo từng khoảng thời gian ngắn ( ví dụ theo từng tháng).
Trong khi đó ngoài chi phí mua phần mềm, người chi có thể phải chi thường xuyên cho
bảo trì. Chi phí ban đầu cho mua phần mềm thường lớn hơn chi phí thuê phần mềm nên
doanh nghiệp vừa và nhỏ thường ngần ngại trong việc triển khai. Ngoài ra khi mua phần
mềm ở càng nhiều máy càng mất nhiều chi phí còn phần mềm cho thuê thì không giới
hạn về số lượng. Ưu điểm thứ hai là về mặt triển khai. Phần mềm cho thuê có thể dễ dàng
triển khai trên diện rộng ( do chỉ cần browser truy cập mạng là sử dụng được phần mềm)
trong khi phần mềm mua phải cài đặt trên từng máy tính. Mỗi khi thêm máy mới, thay
đổi máy, hỏng máy(do virut hoặc hỏng phần cứng) lại phải cài đặt lại phần mềm. Không
những thế, khi hỏng máy còn dẫn đến việc mất mát dữ liệu. Những trường hợp này đơn
vị mua phần mềm thường khó được sự hỗ trợ nhanh chóng của nhà cung cấp phần mềm
vì khoảng cách địa lý và chi phí. Đối với phần mềm cho thuê thì không thành vấn đề vì
mọi việc bảo trì sửa chữa đều nằm tập trung trên máy chủ không cần đến máy khách.
Ưu điểm thứ ba là về mặt hiệu quả. Phần mềm cho thuê có thể có những lợi ích
rất rõ ràng trong việc làm việc nhóm, làm việc từ xa. Với việc sử dụng phần mềm qua
mạng thì ở bất cứ đâu người chủ doanh nghiệp cũng có thể kiểm soát được công việc tại
doanh nghiệp, các nhóm làm việc có thể dễ dàng trao đổi tài liệu , kế hoạch số liệu với
nhau, các chi nhánh của một công ty có thể dễ dàng tổng hợp số liệu báo cáo cho tổng
công ty Một phần mềm cho thuê tốt có thể triển khai trên toàn công ty thậm chí còn
tạo ra được những nét văn hóa riêng cho doanh nghiệp. Tóm lại là hiệu quả do sự thống
nhất trong việc quản lý của toàn tổ chức.
Tuy có những ưu điểm kể trên nhưng phần mềm cho thuê cũng tồn tại nhiều yếu
điểm chưa dễ gì khắc phục được. Điển hình là việc doanh nghiệp e ngại khi lưu trữ dữ
liệu chung trên server của nhà cung cấp, nhất là đối với những dữ liệu nhạy cảm. Việc


bảo mật khó hơn phần mềm bình thường vì dữ liệu để trên mạng, nhiều người dùng
chung phần mềm. Bài toán đặt ra ở đây là vấn đề bảo mật, vấn đề an toàn dữ liệu và vấn
đề xác thực. Sử dụng phần mềm qua mạng công nghiệp của doanh nghiệp sẽ bị phụ thuộc
nhiều vào đường truyền internet, nhất là với hạ tầng của Việt Nam hiện nay. Tốc độ mạng
ảnh hưởng nhiều đến tốc độ phần mềm, tốc độ làm việc, đứt kết nối mạng sẽ làm gián
đoạn công việc. Một số công việc không thường xuyên có thể chấp nhận nhưng với nhiều
công việc khác thì không thể. Việc thanh toán chi phí thuê phần mềm cũng chưa thuận
tiện ở Việt Nam do các hình thức thanh toán còn rất hạn chế . Về mặt phần cứng thì phần
mềm SaaS hầu như không tương tác trực tiếp được với các phần cứng như là phần mềm
ứng dụng, do đó hạn chế về mặt tính năng hơn, nhất là đối với phần mềm đòi hỏi thời
gian thực.
Áp lực cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ trong môi trường kinh doanh đầy biến động ngày
nay tiếp tục là một thách thức lớn đới với các nhà cung cấp phần mềm độc lập, những
người luôn cố gắng tìm kiếm các mô hình mới nhằm thúc đẩu sự phát triển của doanh
nghiệp. Khó khăn lớn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay là cho phí mua trọn gói
phần mềm đăng kí bản quyền truyền thống thường khá cao, hơn nữa họ luôn gặp vấn đề
trong việc triển khai ứng dụng sản phẩm cũng như duy trì hoạt động của nhệ thống do có
những hiểu biết chưa đầy đủ về Công Nghệ Thông Tin. Trong bối cảnh đó, phần mềm
dịch vụ ( Software as a Service – SaaS) nổi lên như một trong những giải pháp khả thi,
đầy hứa hẹn trong công nghiệp phần mềm.
• Định nghĩa phần mềm dịch vụ
a. Định nghĩa :
Phần mềm dịch vụ ( SaaS) là phần mềm hoạt động trên môi trường Web, được quản
lý bởi nhà cung cấp dịch vụ và khách hàng truy cập thông qua mạng Internet. Theo
định nghĩa trên, những điểm mấu chốt để nhận biết một phần mềm dịch vụ là :
- Nơi chạy ứng dụng ( tại máy chủ của nhà cung cấp dịch vụ)
- Cách thức triển khai ( thông qua các ứng dụng Web)
- Cách thức truy cập ( môi trường mạng Internet)
+ Có hai loại hình phần mềm dịch vụ chính :
Phần mềm dịch vụ cho hệ thống doanh nghiệp.

Phần mềm dịch vụ hướng khách hàng.
Ý tưởng nền tảng của các phần mềm dịch vụ là chuyển giao trách nhiệm triển khai
cũng như duy trì sản phẩm cho nhà cung cấp, giảm thiểu mức độ phức tạp và rủi ro
cho khách hàng. Các doanh nghiệp không cần thiết phải mua sắm, quản lý phần cứng,
chi phí bảo trì hệ thống, đó là công việc của nhà cung cấp dịch vụ.
• Những lợi ích của SaaS
Xét trên cả hai khía cạnh kĩ thuật và thương mại, SaaS là mô hình phù hợp cho các nhà
doanh nghiệp vừa và nhỏ:
- Các doanh nghiệp cũng nằm trong quá trình chuyển đổi từ mô hình khách – chủ ( client
– server) truyền thống sang kiến trúc đa tầng ( multi – tiered architectures ) có thể đạt
được những chức năng mạnh mẽ hơn, hiệu suất tốt hơn , tính ổn định và mức độ bảo mật
cũng được nâng cao.
- Việc thay đổi các nguyên tắc cũng như áp lực kinh doạn cùng với sự chuyển ,ình của
tiến trình toàn cầu hóa thúc đẩy như cầu sử dụng các dịch vụ SaaS.
- Khách hàng mua sản phẩm và dịch vụ từ cách công ty luôn có nhu cầu liên hệ tạo mọi
thời điểm. Đặc biệt với các tập đoàn đa quốc gia, hệ thống Công nghệ của họ phải luôn
sẵn sàng 24/7.
- Chuyển giao việc quản lý các tài nguyên hệ thống cho nhà cung cấp dục vụ sẽ giúp
doanh nghiệp không mất thời gian trong việc duy trì hệ thống, có điều kiện tập trung hơn
vào các hoạt động khác, đồng thời cắt giảm một phần chi phí dành cho Công nghệ.
- Khách hàng có thể lựa chọn việc mua toàn bộ hay từng phần của hệ thống.
- Việc cung cấp loại hình thuê bao phần mềm sẽ giảm bớt gánh nặng tài chính cho doanh
nghiệp trong quá trình đầu tư về mặt Công nghệ.
- SaaS tăng cường sự hiện diện của doanh nghiệp đối với khách hàng.
- Mô hình phần mềm dịch vụ SaaS giúp doanh nghiệp khai thác nguồn lực Công nghệ
thông tin.
- Trên phương diện kĩ thuật, phần mềm dịch vụ có tính ổn định và độ tin cậy cao.
II. Mục đích
Triển khai mô hình điện toán đám mây theo phương thức SaaS.
III. Yêu cầu

- Nắm được cơ sở lý thuyết và quy trình thiết kế mạng.
- Nắm vững kiến trúc và cách xây dựng hệ thống điện toán đám mây theo mô hình
tương ứng.
- Sử dụng thành thạo các phần mềm hỗ trợ (Microsoft Visio và Cisco Packet Tracer) để
phân tích, thiết kế và mô phỏng mạng cục bộ.
- Nắm được cách sử dụng mô phỏng điện toán đám mây sử dụng bộ thư viện CloudSim
chạy trên ngôn ngữ java.
IV. Các trang thiết bị và phần mềm cần có để thực hiện
- Các phần mềm hỗ trợ: Microsoft Visio.
- Các phần mềm triển khai điện toán đám mây như VM Ware vSphere.
- Cài đặt Eclipse để biên dịch ngôn ngữ java.
V. Cơ sở lý thuyết
V.1. TỔNG QUANG VỀ ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY.
V.1.1. Đặc điểm và lợi ích
Điện toán đám mây (Điện toán đám mây) không còn là công nghệ mới mà đang hứa hẹn
trở thành một khái niệm mang tính phổ thông và "hiển nhiên" trong năm tới.
Điện toán đám mây có thể giúp cung cấp các thiết lập hoàn thiện của đám mây để đáp ứng
nhu cầu kinh doanh như quảng cáo, truyền thông, nghiên cứu khoa học, ứng dụng kinh doanh
Ưu việt của Điện toán đám mây so với những công nghệ có trước là nó cho phép người dùng một
khả năng sử dụng tài nguyên hiệu quả, với chi phí thấp, người dùng chỉ trả chi phí cho nhà cung
cấp những gì đã sử dụng.
Giảm chi phí
Khi sử dụng dịch vụ Điện toán đám mây, đặc biệt là Public Cloud, thì chi phí đầu tư ban
đầu rất thấp. Nếu doanh nghiệp tự xây dựng một hệ thống quy mô lớn cho mình thì chi phí đầu
tư rất lớn (mua phần cứng, quản lý nguồn điện, hệ thống làm mát, nguồn nhân lực vận hành hệ
thống…). Và các dự án tốn kém như vậy thường cần rất nhiều thời gian để được phê chuẩn và
đòi hỏi nhiều thời gian. Giờ đây, nhờ Điện toán đám mây, mọi thứ đã được nhà cung cấp dịch vụ
chuẩn bị sẵn sàng, doanh nghiệp chỉ cần thuê là có thể sử dụng được ngay mà không phải tốn chi
phí đầu tư ban đầu.
Sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn

Nhờ khả năng co giãn (elasticity) nên tài nguyên luôn được sử dụng một cách hợp lý nhất,
theo đúng nhu cầu của khách hàng, không bị lãng phí hay dư thừa. Đối với nhà cung cấp dịch vụ,
công nghệ ảo hóa giúp cho việc khai thác tài nguyên vật lý hiệu quả hơn, phục vụ nhiều khách
hàng hơn.
Tính linh hoạt
Các dịch vụ Điện toán đám mây có thể được truy xuất ở bất kỳ đâu, bất kỳ lúc nào thông
qua mạng internet.
Khách hàng có thể lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ nào đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu của
mình với giá cả và chất lượng dịch vụ hợp lý nhất.
V.1.2. Khái niệm cơ bản về điện toán đám mây
Nhắc đến Điện toán đám mây (Cloud Computing) là nhắc đến những ứng dụng và các
dịch vụ chạy trên một mạng phân tán sử dụng tài nguyên ảo hóa và được truy cập bởi các giao
thức và các chuẩn phổ biến của Internet. Với điện toán đám mây tài nguyên là ảo và vô hạn.
Vận hành hệ thống phần cứng, phần mềm được tách biệt ra khỏi người dùng.
Điện toán đám mây cung cấp computation, software, data access, và storage resources mà
không đòi hỏi người sử dụng biết vị trí và các chi tiết khác của cơ sở hạ tầng máy tính.
Người dùng cuối có thể truy cập các ứng dụng dựa trên đám mây thông qua một trình
duyệt web hoặc một phần mềm nhỏ được cung cấp sẵn hay các ứng dụng di động. Trong khi đó
các phần mềm kinh doanh và dữ liệu được lưu trữ trên máy chủ tại một địa điểm từ xa. Nhà cung
cấp dịch vụ ứng dụng, phát triển Điện toán đám mây cung cấp cho các dịch vụ tương tự hoặc
hiệu suất tốt hơn các chương trình phần mềm đã được cài đặt cục bộ trên máy tính người dùng
cuối.
Ở nền tảng của Điện toán đám mây là khái niệm rộng hơn về cơ sở hạ tầng hội tụ
(Converged Infrastructure) và các dịch vụ chia sẻ. Điện toán đám mây làm môi trường
Datacenter cho phép các ứng dụng của doanh nghiệp được chạy nhanh hơn, quản lý dễ dàng hơn
và bảo trì ít hơn, và cho phép CNTT nhanh chóng điều chỉnh nguồn tài nguyên (chẳng hạn như
máy chủ, lưu trữ, và kết nối mạng) để đáp ứng nhu cầu kinh doanh biến động và không thể đoán
được trước.
Điện toán đám mây nắm giữ công nghệ, dịch vụ và ứng dụng tương tự như Internet và
chuyển hướng tới các công cụ tự động phục vụ. Sử dụng từ khóa "Cloud" tạo ra 2 khái niệm bản

chất sau:
 Abstraction (Trừu tượng): Điện toán đám mây trừu tượng hóa các chi tiết của hệ thống, thi
hành từ người dùng cho tới người phát triển. Ứng dụng chạy trên một hệ thống phần cứng đặc
biệt, dữ liệu được lưu trữ trên vị trí mà ta không biết, Quản trị hệ thống được outsourced ra
ngoài, và truy cập bởi người dùng khắp mọi nơi.
 Virtualization (Ảo hóa): Điện toán đám mây ảo hóa hệ thống bởi pooling và chia sẻ tài nguyên.
System và stored có thể được cung cấp khi cần thiết từ cơ sở hạ tầng trung tâm, tài chính được
định ước trong công cụ đo cơ bản, thời gian thuê cho phép, và tài nguyên có thể được mở rộng
nhanh chóng.
Điện toán đám mây là một sự trừu tượng hóa dựa trên khái niệm pooling tài nguyên phần
cứng và trình diễn nó như một tài nguyên ảo. Nó là một kiểu cung cấp tài nguyên mới, cho các
chương trình ứng dụng, và cho nền tảng độc lập (platform-independent) sử dụng truy cập tới các
dịch vụ. Cloud có thể có nhiều kiểu khác nhau, Các Service và Application chạy trên các cloud
được cấp phát bởi nhà cung cấp dịch vụ cloud.
Một số ví dụ một số hệ thống điện toán đám mấy đã triển khai thương mại:
• Google: Trong thập kỷ này, Google đã xây dựng một mạng diện rộng (worldwide
network) của trung tâm dữ liệu tới dịch vụ của nó là search engine.
• Azure Platform: Microsoft tạo ra nền tảng Azure. Nó cho phép các ứng dụng .Net
Framework chạy trên Internet như một nền tảng bổ sung cho sự phát triển các software
của Microsoft trên desktop.
• Amazon Web Services: Một trong những thành công của cloud-based bussinesses là
Amazon Web services.
Khả năng mới này cho phép các application có thể viết và triển khai với chi phí nhỏ nhất,
mức độ nhanh nhất, tạo lên giá trị trên toàn thế giới trong điều kiện kinh doanh cho phép. Đây là
vấn đề đích thực, một sự thay đổi cách mạng trên con đường điện toán toán doanh nghiệp tạo ra
và phát triển.
Có nhiều định nghĩa điện toán đám mây, nhưng một trong các định nghĩa ngắn gọn nhất và
được công nhận rộng rãi của The U.S. National Institute of Standards and Technology (NIST) -
Viện Tiêu Chuẩn và Công Nghệ quốc gia Hoa Kỳ đưa ra định nghĩa về Điện toán đám mây.
NIST xác định đặc điểm thiết yếu, mô hình dịch vụ và mô hình triển khai. Các đặc điểm thiết yếu

hình thành cốt lõi của định nghĩa. Các đặc tính cần thiết cho bất kỳ giải pháp được gọi là một
"Cloud" sự thật giải pháp bao gồm:
• On-demand self-service
• Broad network access
• Resource pooling
• Rapid elasticity
• Measured service
Có 2 kiểu Điện toán đám mây:
 Deployment Models: Quy định xác định vị trí và quản lý của nền tảng cloud.
 Service Models: Các thành phần liên quan đến kiểu dịch vụ mà bạn có thể truy cập trong
nền tảng Điện toán đám mây.
NIST cũng định nghĩa ba mô hình dịch vụ, hoặc đôi khi được gọi là lớp kiến trúc:
• Infrastructure as a Service (IaaS)
• Software as a Service (SaaS)
• Platform as a Service (PaaS)
Cuối cùng, NIST định nghĩa mô hình triển khai:
• Private Cloud
• Community Cloud
• Public Cloud
• Hybrid Cloud
Mô hình điện toán đám mây do NIST định nghĩa
V.1.3. Mô hình dịch vụ
* Service models:
Trong deployment model, ta phân biệt các kiểu cloud khi triển khai cơ sở hạ tầng. Bạn có
thể nghĩ về cloud như đường ranh giới giữa một mạng của client, ban quản lý, và những người có
trách nhiệm với nhà cung cấp dịch vụ cloud.
Đây là nhiều kiểu dịch vụ service khác nhau được mô tả trong tài liệu.
Saas hoặc <something> as a Service
Đây là 3 kiểu service được chấp nhận rộng rãi:
Ba kiểu cung cấp dịch vụ của điện toán đám mây.

• Infrastructure as a service (Viết tắt là IaaS):
IaaS cung cấp virtual machines, virtual storage, virtual infrastructure, và tài nguyên phần
cứng khác như resource mà client có thể cung cấp.
IaaS cung cấp dịch vụ quản lý tất cả cơ sở hạ tầng. Điều này có thể bao gồm cả hệ điều
hành, application, và tương tác người dùng với hệ thống.
Cung cấp môi trường xử lý (các máy chủ, lưu trữ, cân bằng tải, tường lửa). Những dịch vụ
này có thể được thực hiện thông qua các công nghệ khác nhau, ảo hóa là một trong những công
nghệ phổ biến nhất, ngoài ra có thể là công nghệ tính toán lưới (grid computing) hoặc chuỗi
(cluster)…
• Platform as a Service (PaaS):
PaaS cung cấp virtual machines, operating systems, applications, services, development
frameworks, transaction, và control structures.
PaaS cung cấp môi trường để phát triển và chạy các ứng dụng. Chứng thực, ủy quyền, quản
lý luân phiên và siêu dữ liệu cũng là một phần của dịch vụ này.
Client có thể triển khai nếu ứng dụng chạy trên cloud infrastructure hoặc sử dụng
applications mà người lập trình dùng ngôn ngữ và công cụ được hỗ trợ bởi PaaS Service
cung cấp.
• Software as a service (SaaS): SaaS là hoàn thiện môi trường điều hành với các Application,
Management, và giao diện người dùng.
Trong mô hình SaaS, Application được cung cấp cho client thông qua một giao diện nhỏ (1
trình duyệt thường hay sử dụng ). Khách hàng chịu trách nhiệm từ lúc ban đầu đến khi kết
thúc. Họ sẽ gia nhập và quản lý dữ liệu và tương tác người dùng. Tất cả mọi thứ từ
Application trở xuống tới cơ sở hạ tầng là do các vendor chịu trách nhiệm.
Có nhiều các mô hình dịch vụ khác được đề cập như: StaaS-Storage as a Service; IdaaS-
Indetity as a Service; CmaaS-Commpliance as a Serivce; v.v. Tuy nhiên, SPI services hoàn
thiện hơn tất cả các mô hình khác.
Ví dụ của dịch vụ PaaS:
• Force.com
• GoGrid CloudCenter
• Google AppEngine

• Windows Azure Platform
Với SaaS, Thì khách hàng sử dụng các application cần thiết và không phải bận tâm cho
việc cài đặt, duy trì, hoặc bảo dưỡng nó. Một ví dụ cho SaaS là gói accounting online, với phiên
bản online của Quichken và Quichbooks. Hình dưới là trang chủ của Quichbooks online plus tại
web site Intuit.com
Home page của 1 khách hàng Quichbooks trong Intuit.com.
Infrastructure as a Service (IaaS)
Infrastructure as a Service (IaaS) là một mô hình dịch vụ của điện toán đám mây trong khi
phần cứng được ảo hóa. Trong mô hình này, nhà cung cấp dịch vụ sở hữu các: Servers, Storage,
network infrastructure.v.v
Người phát triển tự tạo ra những phần cứng trong khi phát triển các application và các ứng
dụng. Về bản chất thì nhà cung cấp IaaS đã tạo 1 dịch vụ tiện ích phần cứng mà người sử dụng
quy định nguồn tài nguyên ảo theo yêu cầu.
Các nhà phát triển tương tác với mô hình IaaS để tạo ra các máy chủ riêng ảo, lưu trữ riêng
ảo, mạng riêng ảo. Sau đó các hệ thống ảo này sẽ đưa vào các ứng dụng và dịch vụ cần thiết để
hoàn thành giải pháp này. Trong IaaS, nguồn tài nguyên ảo hóa được ánh xạ tới các hệ thống
thực. Khi khách hàng tương tác với một dịch vụ IaaS và yêu cầu các nguồn lực từ các hệ thống
ảo, những yêu cầu được chuyển hướng đến các máy chủ vật lý thực hiện công việc.
Platform as a Service (PaaS)
Giải pháp PaaS là nền tảng phát triển cho các tool development, được lưu trữ trong các
đám mây và truy cập thông qua một trình duyệt. Với PaaS, các nhà phát triển có thể xây dựng
web application mà không cần cài đặt bất cứ công cụ nào trên máy tính của họ. Và sau đó, triển
khai những ứng dụng mà không cần bất kỳ kỹ năng quản trị hệ thống quản đặc biệt nào nào.
Với Platform as a Service (PaaS), bạn có thể phát triển các application hoặc các services
trong cloud mà không phụ thuộc vào một nền tảng nào đặc biệt, và ta có thể tạo ra giá trị rộng rãi
cho người dùng thông qua Internet. PaaS cung cấp toàn bộ giải pháp end-to-end cho các testing,
deploying, collaborating on, hosting, và duy trì ứng dụng. Trong dịch vụ điện toán đám mây,
Paas là sự lựa chọn đúng đắn cho một số nhà phát triển.
Ta có thể sử dụng PaaS để tạo application cho người nhiều người thuê. Mà nó là dịch vụ
được truy cập bởi nhiều người dùng một lúc. Kiến trúc mở của PaaS có thể hỗ trợ tích hợp với

ứng dụng legacy và khả năng tương tác với những hệ thống on-site. Khả năng tương tác mang
đến cho người dùng sự linh hoạt để tận dụng lợi ích điện toán đám mây trong khi duy trì dữ liệu
và ứng dụng trên web khi cần thiết.
Sử dụng khái niệm PaaS trong dịch vụ điện toán đám mây, các nhà phát triển phần mềm có
thể xây dựng các ứng dụng Internet mà không cần cài đặt các công cụ tạo Application trên máy
tính riêng của mình, và dễ dàng phân phối hoặc triển khai các ứng dụng trên điện toán đám mây.
PaaS đóng gói một lớp của chương trình phần mềm và cung cấp nó như một dịch vụ có thể tiếp
cận với việc phát triển các dịch vụ bậc cao.
Các nhà cung cấp PaaS cung cấp một số dịch vụ cho các nhà phát triển ứng dụng:
• Một môi trường phát triển ảo.
• Áp dụng tiêu chuẩn, thường dựa trên yêu cầu của các nhà phát triển.
• Bộ công cụ cấu hình cho môi trường phát triển ảo.
• Một kênh phân phối sẵn cho các nhà phát triển ứng dụng.
Các mô hình PaaS cung cấp một mức giá thấp hơn so với các mô hình khác cho nhà thiết
kế và phân phối ứng dụng, bằng cách hỗ trợ hoàn thành vòng đời phát triển phần mềm (software
program development life cycle - SDLC) với Internet App, do đó loại bỏ vấn đề không cần thiết
khi mua tài nguyên phần cứng và phần mềm.
Để có một nền tảng phát triển phần mềm theo giải pháp PaaS, buộc phải có một số yếu tố
sau:
• Theo dõi, giám sát các ứng dụng thường dùng, cần phải quen với phương pháp tác động
tới nền tảng và cải tiến nó.
• Cung cấp tích hợp liền mạnh với các nguồn tài nguyên điện toán đám mây khác.
• Cộng tác thông qua cloud giữa các nhà phát triển, khác hàng, và người sử dụng trong suốt
vòng đời phát triển phần mềm.
• Bảo mật, an ninh và độ tin cậy phải được duy trì.
• Các nền tảng phát triển dựa trên trình duyệt.
Các nhà cung cấp PaaS không lớn như các nhà cung cấp SaaS, chủ yếu là do một PaaS
cung cấp cho một số đối tượng nhỏ là các nhà phát triển chứ không phải là người dùng cuối.
Nhưng một số nhà cung cấp SaaS đã bắt đầu tách ra khỏi các dịch vụ PaaS là một phần mở rộng
hợp lý để cung cấp SaaS của họ. Salesforce.com đã bắt đầu cung cấp dịch vụ PaaS tại force.com.

Amazon Web Services (AWS) đã thiết lập dịch vụ PaaS cho các nhà phát triển, chủ yếu
tích hợp thông qua các đối tác để cung cấp nền tảng phát triển cùng với AWS. Ví dụ, Pegasytems
Inc, là một nhà cung cấp giải pháp phần mềm Company procedure management (BPM), cung
cấp nền tảng Smartpass như một dịch vụ chạy trên AWS. Một nhà cung cấp PaaS khác như
Google App Engine, phục vụ các ứng dụng trên cơ sở hạ tầng của Google.
Sun Microsytems mô tả 2 quan điểm của PaaS của các nhà sản xuất hoặc người tiêu dùng
từ các dịch vụ này:
 PaaS - ai đó sản xuất có thể tạo ra một nền tảng tích hợp với một hệ điều hành, chương
trình ứng dụng, và cũng làm một môi trường phát triển sau đó cung cấp cho khách hàng
sử dụng dịch vụ.
 Cung cấp đóng gói PaaS dưới dạng API cho người sử dụng.
Software as a Service (SaaS)
Đây là mô hình dịch vụ mà trong đó nhà cung cấp dịch vụ sẽ cung cấp cho khách hàng một
phần mềm dạng dịch vụ hoàn chỉnh. Khách hàng chỉ cần lựa chọn ứng dụng phần mềm nào phù
hợp với nhu cầu và chạy ứng dụng đó trên cơ sở hạ tầng Cloud. Mô hình này giải phóng người
dùng khỏi việc quản lý hệ thống, cơ sở hạ tầng, hệ điều hành… tất cả sẽ do nhà cung cấp dịch vụ
quản lý và kiểm soát để đảm bảo ứng dụng luôn sẵn sàng và hoạt động ổn định.
Trước khi điện toán đám mây được trao đổi rộng rãi trong giới IT hiện nay, thực ra dịch vụ
phần mềm (SaaS) đã xuất hiện từ lâu, phổ biến nhất đó là các dịch vụ thư điện tử như hotmail,
yahoo mail, gmail… Các dịch vụ này cũng cung cấp cho các tổ chức dịch vụ thư điện tử với tên
miền riêng với một mức phí tương đối rẻ. Các dịch vụ phần mềm SaaS cho doanh nghiệp gần
đây đang phát triển nhiều hơn: ví dụ như, các dịch vụ ứng dụng văn phòng Office 365 của
Microsoft với các ứng dụng email, cộng tác, truyền thông nội bộ; các ứng dụng quản lý khách
hàng (CRM) của SalesForce, các ứng dụng thương mại điện tử của Amazon…
Các dịch vụ ứng dụng SaaS đem đến cho tổ chức, doanh nghiệp nhiều lợi ích. Đơn vị trả
chi phí theo mức độ sử dụng hàng tuần, hàng tháng mà không phải trả toàn bộ phí bản quyền
ngay từ đầu. Ngân sách của doanh nghiệp không phải gánh một khoản đầu tư ban đầu lớn mà sẽ
chi trả dần dần và tăng lên khi thực sự có nhu cầu. Bên cạnh đó, tổ chức, doanh nghiệp cũng có
lợi thể dùng thử và lựa chọn phần mềm SaaS phù hợp, giảm thiểu được chi phí.
V.1.4. Mô hình triển khai

Cho dù sử dụng loại mô hình dịch vụ nào đi nữa thì cũng có ba mô hình triển khai chính là:
Public Cloud (đám mây công cộng), Private Cloud (đám mây riêng) và Hybrid Cloud (đám mây
lai). Các nhà tích hợp dịch vụ đám mây và nhà cung cấp có thể đóng vai trò quan trọng trong
việc xác định phương thức đúng đắn nhất trong việc tổ chức các mô hình đám mây và tư vấn cho
khách hàng các lựa chọn về đám mây.
* Deployment models:
Deployment Model định nghĩa mục đích của cloud. NIST định nghĩa 4 kiểu deployment
model là:
• Public cloud: Cơ sở hạ tầng public cloud có giá trị cho cộng đồng một sự lựa chọn của
tập đoàn công nghệ lớn và được quản lý bởi một tổ chức bán dịch vụ cloud.
• Private cloud: Cơ sở hạ tầng private cloud được hoạt động sử dụng dành riêng cho một
tổ chức. Cloud có thể được quản lý bởi tổ chức hoặc bên thứ ba.
• Hybrid cloud: Hybrid cloud tương thích với đa dạng cloud (private, community hoặc
public) nó ràng buộc các unique identities, nhưng tác động hài hòa như một đơn vị. Một
hybrid cloud có thể cung cấp chuẩn hóa hoặc bảo vệ truy cập dữ liệu và các chương trình,
ứng dụng rất tốt cho các chương trình có thể di chuyển được.
• Community cloud: là một khi cloud đã được tổ chức để phục vụ cho 1 chức năng phổ
biến hoặc có chủ định.
Nó có thể cho 1 tổ chức hoặc nhiều tổ chức, nhưng họ chia sẻ cổ phần chung như là nhiệm
vụ, chính sách, bảo mật, quy định phức tạp cần thiết v.v.
Một community cloud có thể được quản lý bởi hợp thành nhiều tổ chức hoặc bởi bên thứ
ba.
Mô hình triển khai.
Public Cloud
Các dịch vụ Cloud được nhà cung cấp dịch vụ cung cấp cho mọi người sử dụng rộng rãi.
Các dịch vụ được cung cấp và quản lý bởi một nhà cung cấp dịch vụ và các ứng dụng của người
dùng đều nằm trên hệ thống Cloud.
Người sử dụng dịch vụ sẽ được lợi là chi phí đầu tư thấp, giảm thiểu rủi ro do nhà cung cấp
dịch vụ đã gánh vác nhiệm vụ quản lý hệ thống, cơ sở hạ tầng, bảo mật…
Một lợi ích khác của mô hình này là cung cấp khả năng co giãn (mở rộng hoặc thu nhỏ)

theo yêu cầu của người sử dụng.
Mô hình Public Cloud.
Tuy nhiên Public Cloud có một trở ngại, đó là vấn đề mất kiểm soát về dữ liệu và vấn đề
an toàn dữ liệu. Trong mô hình này mọi dữ liệu đều nằm trên dịch vụ Cloud, do nhà cung cấp
dịch vụ Cloud đó bảo vệ và quản lý. Chính điều này khiến cho khách hàng, nhất là các công ty
lớn cảm thấy không an toàn đối với những dữ liệu quan trọng của mình khi sử dụng dịch vụ
Cloud.
Private Cloud
Trong mô hình Private Cloud, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ được xây dựng để phục vụ cho
một tổ chức (doanh nghiệp) duy nhất. Điều này giúp cho doanh nghiệp có thể kiểm soát tối đa
đối với dữ liệu, bảo mật và chất lượng dịch vụ. Doanh nghiệp sở hữu cơ sở hạ tầng và quản lý
các ứng dụng được triển khai trên đó. Private Cloud có thể được xây dựng và quản lý bởi chính
đội ngũ IT của doanh nghiệp hoặc có thể thuê một nhà cung cấp dịch vụ đảm nhiệm công việc
này.
Như vậy, mặc dù tốn chi phí đầu tư nhưng Private Cloud lại cung cấp cho doanh nghiệp
khả năng kiểm soát và quản lý chặt chẽ những dữ liệu quan trọng.
Private Cloud và Public Cloud.
Với mô hình private cloud có hai biến thể sau:
 Đám mây riêng bên trong:
Đám mây riêng bên trong được tổ chức trong phạm vi của một trung tâm dữ liệu riêng của
doanh nghiệp. Mô hình này cung cấp tốt nhất các tính năng đã được chuẩn hóa cho đám mây
nhất là tính năng bảo mật, nhưng mặt khác bị giới hạn ở khía cạnh của kích thước và khả năng
mở rộng. Ngoài ra cần phải đầu tư vốn ban đầu và các chi phí hoạt động cho các tài nguyên vật
lý. Đây là lựa chọn tốt nhất nếu doanh nghiệp thấy cần thiết phải có sự chủ động hoàn toàn đối
với cấu hình và an ninh của hạ tầng mạng.
 Đám mây riêng bên ngoài:
Đám mây riêng bên ngoài được tổ chức bên ngoài doanh nghiệp bởi một nhà cung cấp điện
toán đám mây, trong đó doanh nghiệp được nhà cung cấp bảo đảm đầy đủ các quyền riêng tư đối
với đám mây. Điều này là lựa chọn tốt nhất cho các doanh nghiệp muốn có một đám mây riêng,
nhưng không phải loại đám mây riêng bên trong, và cũng không muốn chia sẻ các nguồn tài

nguyên vật lý như trong mô hình đám mây công cộng.
Hybrid Cloud
Như chúng ta đã phân tích ở trên, Public Cloud dễ áp dụng, chi phí thấp nhưng không an
toàn. Ngược lại, Private Cloud an toàn hơn nhưng tốn chi phí và khó áp dụng. Do đó nếu kết hợp
được hai mô hình này lại với nhau thì sẽ khai thác ưu điểm của từng mô hình. Đó là ý tưởng hình
thành mô hình Hybrid Cloud.
Kết hợp Public Cloud và Private Cloud.
Hybrid Cloud là sự kết hợp của Public Cloud và Private Cloud. Trong đó doanh nghiệp sẽ
“out-source” các chức năng nghiệp vụ và dữ liệu không quan trọng, sử dụng các dịch vụ Public
Cloud để giải quyết và xử lý các dữ liệu này. Đồng thời, doanh nghiệp sẽ giữ lại các chức năng
nghiệp vụ và dữ liệu tối quan trọng trong tầm kiểm soát (Private Cloud).
Hybrid Cloud.
Một khó khăn khi áp dụng mô hình Hybrid Cloud là làm sao triển khai cùng một ứng dụng
trên cả hai phía Public và Private Cloud sao cho ứng dụng đó có thể kết nối, trao đổi dữ liệu để
hoạt động một cách hiệu quả.
Triển khai ứng dụng trên Hybrid Cloud.
Doanh nghiệp có thể chọn để triển khai các ứng dụng trên Public, Private hay Hybrid
Cloud tùy theo nhu cầu cụ thể. Mỗi mô hình đều có điểm mạnh và yếu của nó. Các doanh nghiệp
phải cân nhắc đối với các mô hình Điện toán đám mây mà họ chọn. Và họ có thể sử dụng nhiều
mô hình để giải quyết các vấn đề khác nhau. Nhu cầu về một ứng dụng có tính tạm thời có thể
triển khai trên Public Cloud bởi vì nó giúp tránh việc phải mua thêm thiết bị để giải quyết một
nhu cầu tạm thời. Tương tự, nhu cầu về một ứng dụng thường trú hoặc một ứng dụng có những
yêu cầu cụ thể về chất lượng dịch vụ hay vị trí của dữ liệu thì nên triển khai trên Private hoặc
Hybrid Cloud.
V.2. Giới thiệu công cụ Vmware vSphere
V.2.1. Kiến trúc tổ chức
Để tiến lên điện toán đám mây public cloud. Ta phải xây dựng hệ thống theo từng bước
phát triển đi lên điện toán đám mây. Bước tiến ban đầu là giải quyết về vấn đề cơ sở hạ tầng của
hệ thống. Ảo hóa toàn bộ hệ thống và tối ưu hệ thống. Để làm được việc này, Vmware đưa ra
dòng sản phẩm VMware vSphere để quản lý toàn bộ cơ sở hạ tầng như CPUs, Storage, và

networking như một môi trường hoạt động liền mạch và năng động, cũng như quản lý được sự
phức tạp trong trung tâm dữ liệu.
Các thành phần trong Vmware vSphere là:
Kiến trúc VMware vSphere.
Trong đó lớp virtualzation Layer đảm nhiệm ảo hóa cơ sở hạ tầng bao gồm computer,
storage, và network cung cấp như một dịch vụ. Ngoài ra nó còn cung cấp các Application Service
tính năng hỗ trợ tốt hệ thống nâng cao chất lượng dịch vụ. Như các ứng dụng Hight Availability
đáp ứng độ sẵn sàng cao trong hệ thống. Và các ứng dụng đáp ứng bảo mật và khả năng mở
rộng.
Management layer là lớp sử dụng vCenter Server làm công cụ điều khiển cho toàn bộ hệ
thống. Nó điều hành, giám sát, cấu hình là môi trường cho IT quản trị hệ thống VMware
vSphere.
Interface Layer là lớp giao diện dành cho người dùng. Sử dụng các công cụ như vSphere
Client, vSphere Web Client kết nối đến vCenter và các ESXi host để thao tác cấu hình và điều
hành quản lý.
Việc quản lý nền tảng ảo hóa mà hệ thống VMware vSphere cung cấp theo mô hình sau:
Virtual Infrastructure Management
Quay trở lại với mô hình IaaS (Infrastructure as a Service), theo định nghĩa nó là mô
hình cung cấp dịch vụ cơ sở hạ tầng trong điện toán đám mây. Với mô hình này thì toàn bộ cơ sở
hạ tầng sẽ được cung cấp như một dịch vụ. Để thể hiện rõ hơn ta có hình mô tả kiến trúc cơ bản
của IaaS.
Kiến trúc cơ bản.
Với mô hình trên ta có thể nhận thấy rằng những thành phần cụ thể trong IaaS. Vậy
VMware vSphere sẽ xây dựng những thành phần này như nào? Ta sẽ điểm từng thành phần một:
Hardware layer
Các lớp phần cứng bao gồm các thiết bị trong trung tâm dữ liệu và hệ thống cơ khí, cũng
như lưu trữ, mạng và cơ sở hạ tầng điện toán. Mỗi yếu tố này đều phải cung cấp cho phép giao
diện quản lý dễ tương tác mức độ cao nhất.
VMware Ready Hardware Certification Program cho phép công nghệ Technology Alliance
Parters (TAP) cung cấp cho khách hàng giải pháp phần cứng. Chương trình này tạo ra chứng

nhận chạy với dòng sản phẩm VMware ESX và VDI.
Virtualization Layer
ESXi cung cấp cho lớp Virtualization này. Lớp ảo hóa giúp chúng ta đạt được một số đặc
điểm thiết yếu của mô hình NIST đưa ra, chẳng hạn như tài nguyên tổng hợp và độ đàn hồi.
Automation layer
Lớp tự động hóa là các lớp tiếp theo của ngăn xếp từ dưới lên trên. Các lớp tự động hóa,
quản lý về tự động hóa quá trình CNTT. Những công nghệ nền tảng cung cấp giao diện giữa các
hệ thống quản lý cao cấp và các nguồn lực vật lý và ảo. vSphere Storage vMotion, vSphere High
Availability, vSphere Fault Tolerance là những công cụ cho lớp này.
Management Layer
vCenter Server sẽ đại diện cho lớp này. Nó cung cấp công cụ quản lý, điều khiển, theo dõi,
giám sát hệ thống.
Orchestration Layer
Trong lớp này, chúng ta có thể sử dụng VMware vCenter Orchestrator. Opalis tích hợp với
bộ vCenter, giúp xây dựng hệ thống quản trị và vận hành trung tâm tích hợp dữ liệu tự động,
đồng thời hỗ trợ các Workflow để tạo các quy trình IT
User Self-Service and Administrator Interfaces
Đây là lớp, đưa cơ sở hạ tầng thành công cụ tự động phục vụ. Cung cấp giao diện để người
dùng có thể điều khiển, quản trị. Ở lớp này ta dùng dòng sản phẩm vCloud Director vApp của
VMware cung cấp.
So sánh dòng sản phẩm của hãng khác
Đối với hệ thống như này, thì có các dòng sản phẩm của các hãng khác. Luôn cạch tranh
với Vmware. Như dòng sản phẩm Hyper-V của Microsoft. Hoặc sản phẩm của Citrix. Vậy những
điểm khác biệt gì khiển sản phẩm VMware luôn đi đầu trong công nghệ ảo hóa. Bây giờ ta sẽ tập
chung so sánh dòng sản phẩm Hyper-V của Microsoft với sản phẩm ESX/ESXi của VMware.
Với Hyper-V
Hyper-V chỉ làm việc với phiên bản 64 bit của Windows Server 2008 Standard, Enterprise,
Datacenter do đó doanh nghiệp sẽ phải nâng cấp nếu máy chủ thế hệ cũ hoặc đang dùng
Windows Server 2000/2003. Trong phiên bản Small Business Server 2008 có một giấy phép
Hyper-V của Windows Server 2008 Standard giúp cho doanh nghiệp có thể bắt đầu triển khai ảo

hóa (hỗ trợ tối đa 32GB RAM và 1 máy ảo mà không cần mua thêm giấy phép).
Hyper-V có thể chạy trên nhiều loại phần cứng, như được mô tả trong Windows Server
Catalog. Nó cũng mềm dẻo hơn khi cấu hình thiết bị lưu trữ và hỗ trợ nhiều thiết bị điều khiển
đĩa (disk controller) hơn ESXi. Hyper-V có thể được cài đặt tự động hóa thông qua WMI và mặc
dù không hỗ trợ trực tiếp PowerShell, bạn vẫn có thể sử dụng PowerShell của WMI.
Bạn có thể triển khai Hyper-V trên Windows Server Core, biến nó thành một máy chủ
chuyên dùng cho VM. Khi đó, bạn sẽ quản trị thông qua một công cụ Hyper-V management
tools trên một máy khác chạy Windows Server 2008 hoặc Vista/Win 7. Đây cũng là cách triển
khai được Microsoft khuyến nghị sử dụng.
Một cách khác (dù không được Microsoft khuyến khích) là cài đặt Hyper-V như là một
Server Role trên một hệ thống sử dụng Windows Server 2008 cài đặt đầy đủ sử dụng với một vài
Server Role. Khi đó bạn sẽ đăng nhập bằng RDP và quản trị các VM trực tiếp trên máy chủ cũng
bằng công cụ Hyper-V management tools như trường hợp trên. Một ví dụ ưu điểm của cách triển
khai này là khi bạn đã cài đặt Windows Server 2008 Standard như là SQL Server rồi sau đó cài
đặt Hyper-V. Việc cài đặt được thực hiện khá đơn giản chỉ cần khởi động lại là hoàn tất. Tuy
không được khuyến khích, việc này giúp dễ dàng mở rộng tính năng mà không phải cài đặt lại
máy phù hợp với một thực tế là doanh nghiệp nhỏ và vừa muốn triển khai nhiều ứng dụng với số
lượng thiết bị tối thiểu.
Với Vmware ESX/ESXi
VMware ESXi hỗ trợ rất nhiều hệ điều hành máy khách (guest OS). Đây cũng là một ưu
thế của VMware so với Microsoft Hyper-V. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và vừa
thường chỉ sử dụng một loại hệ điều hành. Ngoài ra, VMware còn cung cấp các bộ cài đặt được
cấu hình trước (preconfigured appliances) giúp người dùng cài đặt một số ứng dụng cụ thể dễ
dàng hơn.
Một ưu điểm của ESXi so với Hyper-V là kích thước. ESXi chỉ chiếm khoảng 70Mb trong
Hyper-V yêu cầu 2Gb đối với bản server core và 10Gb đối với bản cài đặt đầy đủ. Ngoài ra thời
gian cài đặt các hệ điều hành máy khách (guest OS) trên ESXi nhanh hơn so với Hyper-V. Tốc
độ thực hiện tác vụ vào ra (IOP) của VMware khá cao 100,000 IOPs. Mặc dù cũng có một kết
quả khác do Qlogic tiến hành cho thấy IOPs của Hyper-V cao hơn 180,000 IOPs nhưng đây là
thử nghiệm với hệ thống lưu trữ thể rắn (solid state storage) nên kết quả so sánh có thể không

chính xác.
ESXi có thể được quản trị thông qua công cụ VMware Client. Tuy ESXi không hạn chế
việc sử dụng, nhưng các tính năng quản trị bị hạn chế (không thể giám sát qua SNMP, không sử
dụng được script RCLI ). Nếu muốn sử dụng chúng, bạn phải nâng cấp lên phiên bản trả phí.
Ngoài ra VMware còn có các tính năng tiên tiến như Vmotion, HA, Vmotion, DRS và một
số tính năng khác không được đưa vào so sánh vì Hyper-V chưa có hoặc không có tính năng
tương tự.
Sau đây là bảng phân tích đặc điểm giữa hai dòng sản phẩm này:
Tính năng VMware ESX/ESXi Microsoft Hyper-V
Chi phí Không miễn phí Miễn phí - Tuy nhiên phải mua
kèm với Windows Server 2008 và
chỉ chạy được 4 host OS
Phạm vi và mục đích sử
dụng chính
Sản phẩm thương mại Môi trường Testing &
Development
Host - OS ESX được triển khai trên nhân
vmkernel. Việc này giúp các tập lệnh
cùng với việc sử dụng tài nguyên của
ESX tốt hơn rất nhiều so với việc triển
khai trên một OS khác
Windows Server x64 2008. Phải có
môi trường windows rồi mới đến
lớp hypervision. Việc này ảnh
hướng tương tác giữa các layer.
Điều này cũng dẫn tới vô số các
nguy cơ mà bất cứ một hệ thống
system của microsoft cũng phải đối
mặt. Khi virtualization layer chạy
như một application trên OS nó sẽ

phải chịu rủi ro về virus, Trojan
dump là không thể tránh khỏi.
Quản lý tập trung Virtual Infrastructure được nói đến
nhiều nhất hiện nay với khả năng quản
lý tập trung. Tuy nhiên với mỗi gói sản
phẩm khác nhau. Các công nghệ lại
được thêm bớt tùy theo giá trị các trả
cho vmware
Microsoft vẫn còn ở tương lại.
Hỗ trợ tài nguyên ESX/ESXi là sản phẩm hỗ trợ tài
nguyên mức cao. OS chỉ chiếm hơn
200Mb
Chỉ ở mức trung bình. Còn
Windows của microsoft chiếm hơn
1Gb cho hệ điều hành 64bit.
Guest OS Support Hầu như tất cả các OS phát triển trên
kiến trúc x86 bao gồm cả hệ điều hành
32bit và 64bit
Chỉ một số ít
Live Migration
Di chuyển máy ảo đang
chạy
Hỗ trợ với vMotion Quick Migration (Không hỗ trợ di
chuyển máy ảo đang chạy)
Quick Migration (Host Clustering)
High Availability (HA) Hỗ trợ Không
Dynamic Resources Hỗ trợ Không
Storage vMotion Hỗ trợ Không
Hỗ trợ Disk boot từ SCSI Có Không
Hỗ trợ phần cứng lớn

nhất
64Gb ram
4 CPU
64GB ram
4CPU
Yêu cầu Hardware SCSI và SATA X64 và Inter-VT,AMD-V
5.52 Các thành phần trong hệ thống
Phần này ta sẽ đi phân tích một số thành phần quan trọng trong hệ thống VMware vSphere.
Kiến trúc ESXi
VMware ESXi là một lớp ảo hóa chạy trên phần cứng máy chủ. Nó sẽ phân phối tài
nguyên processor, memory, storage cho nhiều máy ảo (virtual machines).
Kiến trúc 1 ESXi host
Kiến trúc của nó bao gồm 1 nhân VMkernel để ảo hóa toàn bộ tài nguyên. Nó là lớp
hypervisor. Và các máy ảo - Virtual Machines sẽ là những hệ điều hành khách trên ESXi host
này. ESXi host cho phép nhiều kiểu interface kết nối đến để quản lý, cấu hình và điều hành. Bao
gồm: vSphere Client, vCenter, vSphere API/SDK, CIM, vCLI.
• ESX Server Kernel (gọi là VM Kernel).
• Giao diện điều khiển Hệ Điều Hành (Gọi là “COS” được chứa trong “VMnix”).
Thuật ngữ “ESX Server” dùng để mô tả tất cả những công cụ trên cùng với nhau.
ESX Server Simplified
Có khá nhiều rắc rối liên quan đến Vmnix và VM Kernel. VMnix là sự tùy biến phần lõi
của Linux trên nền RedHat 7.2. Những phần lõi đặc trưng được thiết lập trong VMnix sẽ tối ưu
hóa giao diện điều khiển hệ điều hành để chạy máy ảo. Những kịch bản khác nhau được khởi tạo
trong quá trình khởi động ở giao diện điều khiển hệ điều hành nó sẽ gọi và nạp VMkernel khi hệ
thống được khởi động ở mức 3. Khi hệ thống đã nạp xong VMkernel, thì việc quản lý tài nguyên
hệ thống và máy ảo sẽ thông qua COS (Console Operating System) đến VMkernel.
Từ hình ta có thế thấy được COS là những gì cho phép ta tương tác với Server. Hệ điều
hành này cho phép ta truy cập một cách an toàn vào các trình đơn shell, hỗ trợ quản lý dựa trên
web console, cho phép ta kết nối FTP và copy từ một host khác. Nhưng COS không phải là ESX,
COS chỉ là giao diện cho phép ta tương tác với Server mà thôi. Nó không có một lịch biểu quản

lý tài nguyên hay việc truy cập quản lý phần cứng.
VMkernel quản lý và lên lịch biểu việc truy cập đến một tài nguyên phần cứng cụ thể nào
đó trên một Host. VMkernel cung cấp các máy ảo để cài đặt các hệ điều hành lên đó. Đây là phần
cốt lõi tạo nên sự khác biệt của ESX từ những gói phần mềm có sẵn khác. VMkernel cho phép ta
truy cập trực tiếp các tài nguyên phần cứng từ bốn phần cốt lõi của tài nguyên. Nó quản lý bộ
nhớ của các máy ảo, lên lịch biểu cho các bộ vi xử lý trên máy ảo, các switch ảo thì duy trì việc
kết nối mạng giữa các máy ảo cục bộ hay việc lưu trữ từ xa.
Phần kernel này được xây dựng cụ thể cho những công việc trên. Không giống như
Windows hay các máy chủ Linux được xây dựng lên để có được các máy chủ với nhiều mục đích
khác nhau. Mục đích của VMkernel được xây dựng lên chỉ là chia sẻ và quản lý truy cập tài
nguyên hệ thống. Điều này làm cho nó nhanh lên gấp nhiều lần (ít hơn 80M cho một gói cài đặt)
nhưng vẫn rất nhanh. Hiệu suất của VMWAREESX ước tính khoảng 3%-8%, trong khi đó ở hệ
điều hành khác trong các máy chủ thường là từ 10%-20% đôi khi lên đến 30% tùy thuộc từng
cấu hình.
Virtual Machines
Virtual Machines là một máy ảo tập hợp các phần cứng ảo, hỗ trợ hệ điều hành khách và
các ứng dụng của nó chạy trên đó.
Bạn có thể tạo một máy ảo trong một số cách khác nhau. Chọn phương pháp chính xác có
thể giúp bạn tiết kiệm thời gian và làm cho quá trình triển khai quản lý và khả năng mở rộng.
Với hệ thống ảo hóa. Một máy ảo là những tệp tin đặt chung vào một thư mục. Bao gồm
các tệp tin sau:
Tên tệp tin Định dạng tệp tin
Configuration file (<VM_name>.vmx)
Swap files (<VM_name>. vswp)
BIOS file (<VM_name>. nvram)
Log files (vmware.log)
Disk descriptor file (<VM_name>. vmdk)
Disk data file (<VM_name>. flat -vmdk)
Suspend state file (<VM_name>. vmss)
Snapshot data file (<VM_name>. vmsd)

Snapshot state file (<VM_name>. vmsn)
Template file (<VM_name>.vmtx)
Snapshot disk file (<VM_name> -delta.vmdk)
Raw device map file (<VM_name>. -rdm.vmdk)

Virtual Machine Hardware.
Phần cứng của máy ảo là các thiết bị được kết nối đến máy ảo.
Các thiết bị phần cứng kết nối ảo vào VM
Một máy ảo có thể up to lên 1TB RAM và 32 CPU ảo (vCPU - virtual CPU).
Virtual Disk

×