Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

công ty bảo hiểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.99 KB, 9 trang )

Vài nét về công ty bảo hiểm
I. KHÁI NIỆM CÔNG TY BẢO HIỂM
Là tổ chức huy động vốn bằng cách bán chứng nhận bảo hiểm cho công
chúng và sử dụng nguồn vốn huy động được để đầu tư trên TTTC.
II. CÁC NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ BẢO HIỂM CỦA CÔNG TY BẢO
HIỂM
1. Sàng lọc
Để giảm bớt sự lựa chọn đối nghịch, các công ty bảo hiểm cố gắng sàng
lọc những người mang bảo hiểm rủi ro tốt khỏi những người mang bảo hiểm rủi
ro tốt khỏi những người mang bảo hiểm rủi ro tồi. Do vậy các phương thức tập
hợp thông tin có hiệu quả là 1 nguyên tắc quan trọng trong quản lý bảo hiểm.
2. Phí bảo hiểm rủi ro
Đối với công ty bảo hiểm, việc thu phí bảo hiểm trên cơ sở mức độ rủi ro
của 1 người được bảo hiểm (được gọi là các phí bảo hiểm rủi ro) là 1 nguyên tắc
bảo hiểm đúng đắn. Chọn lựa đối nghịch giải thích vì sao nguyên tắc này lại
quan trọng đến vậy đối với khả năng sinh lợi của công ty bảo hiểm.
3. Những điều khoản hạn chế
Những điều khoản hạn chế trong các hợp đồng là 1 công cụ quản lý để
giảm bớt rủi ro đạo đức.
4. Phòng ngừa gian lận
Một nguyên tắc quản lý quan trọng cho những công ty bảo hiểm là thực
hiện những cuộc điều tra ngăn ngừa gian lận, để chỉ những người khiếu nại có
căn cứ mới nhận được bồi thường.
5. Huỷ bỏ bảo hiểm
Sẵn sàng huỷ bỏ các hợp đồng là 1 công cụ quản lý bảo hiểm khác. Các
công ty bảo hiểm có thể kiềm chế rủi ro đạo đức nếu họ đe doạ huỷ bỏ 1 hợp
đồng khi người nào đó đang bảo hiểm có những hoạt động mà dễ khiếu nại đòi
bồi thường.
6. Khoản khấu trừ
KKT là 1 khoản tiền cố định được khấu trừ từ tổn thất của người được
bảo hiểm khi được thanh toán.Như thế, 1 khoản khấu trừ khiến cho người được


bảo hiểm hành động phù hợp hơn với những gì có lợi cho công ty mà người đó
mua bảo hiểm; tức là, rủi ro đạo đức được giảm xuống. Do rủi ro đạo đức được
giảm, nên chi phí bảo hiểm của công ty đã hạ thấp hơn cả so với mức phải bồi
thường là nhờ tác dụng của khoản khấu trừ.
7. Đồng bảo hiểm
Khi 1 người được bảo hiểm cùng gánh chịu 1 tỷ lệ tổn thất với công ty
bảo hiểm, sự dàn xếp như thế được gọi la đồng bảo hiểm. Đồng bảo hiểm là 1
công cụ quản lí khác rất hữu ích cho các công ty bảo hiểm.
8. Những giới hạn của số tiền bảo hiểm
Một nguyên tắc quan trọng khác của việc quản lý bảo hiểm là có những
giới hạn đối với số tiền của bảo hiểm được cung cấp, mặc dù 1 khách hàng sẵn
lòng được thanh toán để có thêm tiền bồi thường. Các công ty bảo hiểm phải
luôn luôn đảm bảo rằng tiền bồi thường bảo hiểm của hộ không cao đến mức để
rủi ro đạo đức dẫn đến các tổn thất lớn.
III. VAI TRÒ CỦA CÔNG TY BẢO HIỂM
- Khía cạnh kinh tế - xã hội:
Rủi ro tổn thất phát sinh làm thiệt hại đến các đối tượng: của cải vật chất
do con người tạo ra và chính bản thân con người, làm gián đoạn quá trình sinh
hoạt của dân cư ngưng trệ hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế. nói
chung nó làm gián đoạn và giảm hiệu quả của quá trình tái sản xuất XH.
Quỹ dự trữ BH dc tạo lập trước 1 cách có ý thức, khắc phục hậu quả nói trên,
bằng cách bù đắp các tổn thất phát sinh nhằm tái lập và đảm bảo tính thường
xuyên liên tục của quá trình XH. như vậy, trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế XH
BH đóng vai trò như 1 công cụ an toàn và dự phòng đảm bảo khả năng hoạt
động lâu dài của mọi chủ thể dân cư và kinh tế. với vai trò đó, BH khi thâm
nhập sâu vào đời sống đã phát huy tác dụng vốn có của mình: thúc đẩy ý thức đề
phòng - hạn chế tổn thất cho mọi thành viên trong xã hội.
BH là môi trường nghề nghiệp của 1 số lượng lớn lao động. lao động trong
ngành BH cùng các ngành khác tạo ra nhiều giá trị gia tăng cho cả nền kinh tế
góp phần đáng kể vào GDP của quốc gia. hoạt động BH là 1 trong những hoạt

động có mối quan hệ với nhiều ngành nghề khác nhất. không những thế, ngày
nay hd BH ko chỉ hướng đế việc phân phối lại về mặt giá trị mà còn hướng đến
vai trò XH tích cực hơn trong việc chống lại những hậu quả bất hạnh của cuộc
sống. các chương trình hỗ trợ của BH ngày càng đa dạng và phong phú.Hiệu quả
của các hoạt động hỗ trợ của BH ko chỉ thúc đẩy ý thức phòng ngừa rủi ro của
các thành viên trong XH mà còn làm giảm thiệt hại về mặt kinh tế tổn thất giảm
đi, đồng nghĩa với giá trị của nền kte tăng lên mức đóng góp của các thành viên
trong quỹ BH cũng giảm đi
Khía cạnh tài chính:
* Đối với người tham gia bảo hiểm:
Khi tham gia bảo hiểm, sẽ giúp cho bản thân và tài sản của người tham
gia được bảo đảm bằng một khoản tiền xác định nào đó. Và nếu như có điều rủi
ro xảy ra đối với người tham gia bảo hiểm thì họ sẽ được các công ty bảo hiểm
chia sẻ một phần nào đó khó khăn, giúp họ có khả năng tài chính để có thể vượt
qua được khó khăn trước mắt.
*Đối với các công ty bảo hiểm:
Bảo hiểm chính là một kênh tập trung vốn của các công ty bảo hiểm. Với
số tiền mà khách hàng đóng vào, sẽ giúp các công ty bảo hiểm đầu tư vào các
ngành kinh doanh khác, mang lại lợi nhuận nhiều hơn, qua đó, giúp gia tăng khả
năng tài chính của công ty, đồng thời bảo đảm nguồn tiền mặt đối với các hoạt
động thường ngày của 1 công ty.
* Đối với xã hội:
Bảo hiểm là một kênh luân chuyển tiền tệ của nền kinh tế. Nó tạo ra sự an
tâm của các nhà đầu tư cũng như của dân chúng, thúc đẩy cho các hoạt động tài
chính diễn ra một cách suông sẻ hơn. Bảo hiểm có thể coi là một trong những
nhân tố giúp ổn định nền tài chính tiền tệ của một quốc gia. Tuy nhiên, trong
một số trường hợp, nếu các hoạt động kinh doanh bảo hiểm không rõ ràng và
minh bạch, có thể tạo ra những tác động xấu, ảnh hưởng không tốt đến nền kinh
tế (mà ví dụ điển hình là sự phá sản của ông lớn AIG hiện nay)
Sau ngân hàng thương mại thì các công ty bảo hiểm cũng được nhắc tới

như những trung gian tài chính có khả năng huy động lượng vốn nhàn rỗi khổng
lồ từ dân cư từ đó cung cấp vốn cho nền kinh tế đồng thời các công ty bảo hiểm
cũng có thể được coi như những tổ chức đầu tư chuyên nghiệp, thu hút và sử
dụng hiệu quả các nguồn vốn .thị trường tài chính tiền tệ hoạt động ổn định và
có hiệu quả.

IV. THỰC TRẠNG CÁC CÔNG TY BẢO HIỂM Ở VIỆT NAM
Qúa trình hình thành và phát triển:
Ở Việt Nam, bảo hiểm ở Việt Nam ra đời tự bao giờ? Không có một tài
liệu nào chứng minh một cách chính xác mà chỉ phỏng đoán vào những năm
1880 các Hội bảo hiểm ngoại quốc như Hội bảo hiểm Anh, Pháp, Thuỵ Sỹ, Hoa
Kỳ,…. đã để ý đến Đông Dương.
 Năm 1926, chi nhánh đầu tiên là của công ty Franco- Asietique.
 Đến năm 1929 mới có công ty Việt Nam đặt trụ sở tại Sài Gòn, đó
là Việt Nam Bảo Hiểm công ty, nhưng chỉ hoạt động về bảo hiểm xe ô tô.
 Từ năm 1952 về sau, hoạt động bảo hiểm mới được mở rộng dưới
nhiều hình thức phong phú với sự hoạt động của nhiều công ty Bảo Hiểm trong
nước và ngoại quốc.
1. Trước năm 1986
Hoạt động bảo hiểm của nước ta ít nhiều cũng đã có những bước phát
triển ngay từ thời kỳ thực dân Pháp. Cho tới khi miền Bắc được giải phóng, đất
nước bị chia cắt, hoạt động kinh doanh bảo hiểm ở miền Nam khá phát triển
dưới chế độ nguỵ quyền.
• Miền Nam trước năm 1975 : Có hơn 52 công ty trong và ngoài
nước đã triển khai các loại hình nghiệp vụ khá đa dạng như bảo hiểm hoả hoạn,
bảo hiểm chuyên chở, bảo hiểm xe tự động, bảo hiểm sinh mạng, bảo hiểm tai
nạn lao động…Để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh được trôi chảy, cạnh tranh
lành mạnh, các công ty Bảo Hiểm đã sớm thành lập hiệp hội nghề nghiệp bảo
hiểm của mình. Hiệp hội có chức năng thông tin tư vấn, đào tạo, tạo ra một môi
trường hợp tác. Việc quản lý nhà Nước đối với hoạt động bảo hiểm được thực

hiện thông qua bộ tài chính.Các văn bản pháp luật điều chỉnh như luật bảo hiểm
cũng sớm ra đời. Ngoài ra, hội đồng tư vấn bảo hiểm Quốc Gia cũng đóng vai
trò khá quan trọng.
• Miền Bắc trước năm 1975 : Hoạt động bảo hiểm thực sự bắt đầu
khi có sự ra đời của bảo việt. Để đáp ứng nhu cầu về bảo hiểm trong hoạt động
ngoại thương, Ngày 17-12-1964, thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập
công ty Bảo Hiểm Việt Nam, gọi tắt là Bảo Việt. Đến ngày 15/1/1965, Bảo Việt
chính thức đi vào hoạt động. Đây cũng là công ty bảo hiểm Nhà Nước duy nhất,
đại diện cho ngành bảo hiểm Việt Nam. Từ ngày thành lập cho đến trước năm
1975, do những điều kiện khó khăn của chiến tranh, hoạt động của Bảo Việt ở
miền Bắc chưa phát triển. Lúc bấy giờ, Bảo hiểm chỉ có trụ sở ở Hà Nội và chi
nhánh ở Hải Phòng thực hiện chủ yếu 3 nghiệp vụ: Bảo hiểm hàng hoá xuất
nhập khẩu, Bảo hiểm thân tàu và tái bảo hiểm. Tỉ lệ tái bảo hiểm cho Trung
Quốc, Bắc Triều Tiên, và Ba Lan lúc đó cũng tương đối cao.
• Sau khi miền Nam hoàn toàn gíải phóng : Cũng như tất cả các
ngành kinh tế khác, các công ty bảo hiểm cũ của miền Nam được tiến hành quốc
hữu hoá. Công ty bảo hiểm và tái bảo hiểm Việt Nam được thành lập để thực
hiện tiếp trách nhiệm của cong ty cũ đối với những người được bảo hiểm muốn
tiếp tục hợp đồng. Đối với các công ty bảo hiểm nước ngoài, công ty có trách
nhiệm thanh toán và đòi nợ theo đúng hợp đồng. Năm 1976 khi hoàn toàn thống
nhất đất nước, công ty được chuyển thành chi nhánh của công ty bảo hiểm Việt
Nam tại thành phố HỒ Chí Minh. Thời kỳ này Bảo Việt là công ty duy nhất hoạt
động kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam theo chế độ hoạch toán kế toán kinh tế
thống nhất toàn ngành. Công ty trực thuộc bộ Tài Chính có chức năng giúp bộ
tài chính thống nhất quản lý công tác bảo hiểm Nhà Nước và trực tiếp tiến hành
nghiệp vụ bảo hiểm trong nước. Trong giai đoạn này ở Việt Nam Bảo Việt độc

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×