Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Chuẩn kiến thức kỹ năng Sử 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (373.69 KB, 30 trang )

Hà Danh Hưng – THCS Cấn Hữu


1
LỚP 8
PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI

LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ðẠI
(Từ giữa thế kỉ XVI ñến năm 1917)

Chủ ñề 1. CÁCH MẠNG TƯ SẢN VÀ SỰ XÁC LẬP CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN
(Từ giữa thế kỉ XVI ñến nửa sau thế kỉ XIX)

I. Những cuộc cách mạng tư sản ñầu tiên:
1. Trình bày những chuyển biến lớn về kinh tế, chính trị, xã hội ở Tây Âu trong các thế kỉ XV - XVII?
- ðến thế kỉ XV, yếu tố kinh tế TBCN ở Tây Âu ñã phát triển khá mạnh, với nhiều công trường thủ
công như dệt vải, luyện kim, nấu ñường có thuê mướn nhân công, biến Tây Âu thành những trung tâm
sản xuất và buôn bán lớn (nền sản xuất mới TBCN ñã ra ñời trong lòng xã hội PK châu Âu).
- Trong xã hội, hai giai cấp mới ñược hình thành là tư sản và vô sản. Giai cấp tư sản có thế lực lớn
về kinh tế, nhưng trên thực tế họ vẫn là giai cấp bị trị, bị chế ñộ PK kìm hãm, chèn ép. Vì vậy mâu thuẫn
giữa tư sản và nhân dân nói chung với chế ñộ PK rất gay gắt.
ðây là nguyên nhân sâu xa làm bùng nổ các cuộc cách mạng tư sản.
2. Cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI - cuộc cách mạng tư sản ñầu tiên.
+ Nguyên nhân:
- Vào thế kỉ XVI, nền kinh tế TBCN ở Nê-ñéc-len (vùng ñất bao gồm Bỉ và Hà Lan ngày nay) phát
triển mạnh nhất châu Âu, nhưng lại bị Vương quốc Tây Ban Nha thống trị (từ thế kỉ XII), ra sức ngăn cản sự
phát triển này.
- Chính sách cai trị hà khắc của thực dân Tây Ban Nha ngày càng làm tăng thêm mâu thuẫn dân tộc.
+ Diễn biến:
- Nhiều cuộc ñấu tranh của nhân dân Nê-ñéc-lan chống lại chính quyền thực dân phong kiến Tây
Ban Nha ñã diễn ra, ñỉnh cao là năm 1566.


- Năm 1581, các tỉnh miền Bắc Nê-ñéc-len ñã thành lập “Các tỉnh liên hiệp” (sau là Cộng hòa Hà Lan).
- Năm 1648, chính quyền Tây Ban Nha công nhận nền ñộc lập của Hà Lan. Cuộc cách mạng kết
thúc, Hà Lan ñược giải phóng.
+ Ý nghĩa:
- Cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI là cuộc cách mạng tư sản ñầu tiên trên thế giới, ñã lật ñổ ách thống
trị của thực dân Tây Ban Nha, mở ñường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
3. Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII.
+ Nguyên nhân:
- ðến thế kỉ XVII, nền kinh tế TBCN ở Anh ñã phát triển mạnh với nhiều công trường thủ công như luyện
kim, làm ñồ sứ, dệt len dạ Trong ñó, Luân ðôn trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại và tài chính lớn
nhất nước Anh.
- Ở nông thôn, nhiều quý tộc phong kiến ñã chuyển sang kinh doanh theo con ñường tư bản, bằng
cách “rào ñất cướp ruộng”, biến ruộng ñất chiếm ñược thành những ñồng cỏ, thuê nhân công nuôi cừu ñể
lấy lông cung cấp cho thị trường. Họ trở thành tầng lớp quý tộc mới, còn nông dân mất ñất thì trở nên
nghèo khổ.
- Trong khi ñó, chế ñộ PK tiếp tục kìm hãm giai cấp tư sản và quý tộc mới, ngăn cản họ phát triển
theo con ñường tư bản. Vì vậy, giai cấp tư sản và quý tộc mới ñã liên minh lại với nhau nhằm lật ñổ chế ñộ
PK chuyên chế, xác lập quan hệ sản xuất TBCN.
+ Diễn biến: (chia làm hai giai ñoạn)
- Giai ñoạn 1 (1642 - 1648)
Hà Danh Hưng – THCS Cấn Hữu


2
* Năm 1640, vua Sác-lơ I triệu tập Quốc hội Anh (gồm phần lớn là quý tộc mới) nhằm ñặt ra thuế
mới, thực hiện chính sách cai trị ñộc ñoán của mình. Quốc hội ñược sự ủng hộ của nhân dân ñã phản ñối
kịch liệt, Sác-lơ I liền chuẩn bị lực lượng chống lại Quốc hội.
* Năm 1642, nội chiến bùng nổ, bước ñầu thắng lợi nghiêng về phía nhà vua. Nhưng từ khi Ô-
li-vơ Crôm-oen lên làm chỉ huy quân ñội Quốc hội, xây dựng quân ñội có kỉ luật ñã liên tiếp ñánh
bại quân ñội của nhà vua. Sác-lơ I bị bắt.

- Giai ñoạn 2 (1649 - 1688)
* Ngày 30 - 1 - 1649, Crôm-oen ñưa vua Sác-lơ I ra xử tử. Nước Anh chuyển sang nền cộng hòa và
cách mạng ñạt tới ñỉnh cao.
* Tuy nhiên, chỉ có giai cấp tư sản và quý tộc mới ñược hưởng quyền lợi, còn nhân dân không có gì.
Vì vậy họ tiếp tục ñấu tranh.
* ðể ñối phó với cuộc ñấu tranh của nhân dân, quý tộc mới và tư sản lại thỏa hiệp với phong kiến,
ñưa Vin-hem Ô-ran-giơ (Quốc trưởng Hà Lan và là con rể của vua Giêm II) lên ngôi, thiết lập chế ñộ quân
chủ lập hiến.
Cách mạng tư sản Anh kết thúc, ñây là cuộc cách mạng không triệt ñể.
+ Ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng:
- Cuộc cách mạng tư sản Anh do tầng lớp quý tộc mới liên minh với giai cấp tư sản lãnh ñạo, ñược
ñông ñảo quần chúng nhân dân ủng hộ ñã giành ñược thắng lợi, ñưa nước Anh phát triển theo con ñường
TBCN.
- Tuy nhiên, ñây là cuộc cách mạng không triệt ñể vì vẫn còn “ngôi vua”. Mặt khác, cách mạng chỉ ñáp ứng
ñược quyền lợi cho giai cấp tư sản và quý tộc mới, còn nhân dân không ñược hưởng chút quyền lợi gì.
4. Chiến tranh giành ñộc lập của các thuộc ñịa Anh ở Bắc Mĩ.
+ Tình hình các thuộc ñịa. Nguyên nhân của chiến tranh.
- Sau khi Cô-lôm-bô tìm ra châu Mĩ, người Anh ñến Bắc Mĩ ngày càng nhiều. ðến thế kỉ XVIII, họ
ñã thiết lập ñược 13 thuộc ñịa và tiến hành chính sách cai trị, bóc lột nhân dân ở ñây.
- Giữa thế kỉ XVIII, nền kinh tế TBCN ở 13 thuộc ñịa phát triển mạnh, nhưng thực dân Anh tìm
mọi cách ngăn cản, kìm hãm như tăng thuế, ñộc quyền buôn bán trong và ngoài nước Vì vậy, mâu thuẫn
giữa toàn thể nhân dân Bắc Mĩ và giai cấp tư sản, chủ nô với thực dân Anh trở nên gay gắt.
- Dưới sự lãnh ñạo của giai cấp tư sản, chủ nô, nhân dân Bắc Mĩ ñã ñứng lên ñấu tranh ñể lật ñổ ách
thống trị của thực dân Anh, ñồng thời mở ñường cho CNTB phát triển.
+ Diễn biến của chiến tranh.
- Tháng 12 - 1773, nhân dân cảng Bô-xtơn tấn công ba tàu chở chè của Anh ñể phản ñối chế ñộ thu
thuế. ðáp lại, thực dân Anh ñã ra lệnh ñóng cửa cảng.
- Năm 1774, ñại biểu các thuộc ñịa ñã họp Hội nghị lục ñịa ở Phi-la-ñen-phi-a, yêu cầu vua Anh
phải xóa bỏ các luật cấm vô lí, nhưng không ñạt kết quả.
- Tháng 4 - 1775, cuộc chiến tranh bùng nổ. Nhờ có sự lãnh ñạo tài giỏi của Gioóc-giơ Oa-sinh-tơn,

quân thuộc ñịa ñã giành ñược nhiều thắng lợi quan trọng.
- Ngày 4 -7 - 1776, bản Tuyên ngôn ðộc lập ñược công bố, xác ñịnh quyền của con người và quyền ñộc
lập của 13 thuộc ñịa. Nhưng thực dân Anh không chấp nhận và cuộc chiến tranh vẫn tiếp diễn.
- Tháng 10 - 1777, quân 13 thuộc ñịa lại giành thắng lợi lớn ở Xa-ra-tô-ga, làm quân Anh suy yếu.
Năm 1783, thực dân Anh phải kí Hiệp ước Véc-xai, công nhận nền ñộc lập của các thuộc ñịa. Cuộc chiến
tranh kết thúc.
+ Kết quả, ý nghĩa:
- Cuộc chiến tranh kết thúc, Anh phải thừa nhận nền ñộc lập của 13 thuộc ñịa và Hợp chúng quốc
Mĩ ñược ra ñời. Năm 1787, Mĩ ban hành Hiến pháp, quy ñịnh Mĩ là nước cộng hòa liên bang, ñứng ñầu là
Tổng thổng.
Hà Danh Hưng – THCS Cấn Hữu


3
- Cuộc Chiến tranh giành ñộc lập của 13 thuộc ñịa Anh ở Bắc Mĩ về thực chất là cuộc cách mạng tư
sản, nó ñã thực hiện ñược hai nhiệm vụ cùng một lúc là lật ñổ ách thống trị của thực dân và mở ñường cho
CNTB phát triển.
- Tuy nhiên, cũng như Cách mạng tư sản Anh, cuộc cách mạng này không triệt ñể vì chỉ có giai cấp tư sản,
chủ nô ñược hưởng quyền lợi, còn nhân dân lao ñộng nói chung không ñược hưởng chút quyền lợi gì.
II. Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII.
1. Tình hình kinh tế xã hội Pháp trước cách mạng.
+ Tình hình kinh tế:
- Giữa thế kỉ XVIII, nền nông nghiệp Pháp vẫn lạc hậu, công cụ canh tác rất thô sơ (chủ yếu dùng cày,
cuốc) nên năng suất thấp. Nạn mất mùa, ñói kém thường xuyên xảy ra, ñời sống nhân dân rất khổ cực.
- Trong lĩnh vực công thương nghiệp, kinh tế TBCN ñã phát triển nhưng lại bị chế ñộ PK cản trở,
kìm hãm. Nước Pháp bấy giờ lại chưa có sự thống nhất về ñơn vị ño lường và tiền tệ.
+ Tình hình chính trị, xã hội;
- Trước CM, Pháp vẫn là nước quân chủ chuyên chế do vua Lu-i XVI ñứng ñầu. Xã hội tồn tại ba
ñẳng cấp là Tăng lữ, Quý tộc và ðẳng cấp thứ ba.
- ðẳng cấp Tăng lữ, Quý tộc có trong tay mọi quyền lợi, không phải ñóng thuế. Trong khi ñó ðẳng

cấp thứ ba (gồm tư sản, nông dân và dân nghèo thành thị) không có quyền lợi gì, phải ñóng nhiều thứ thuế.
Nông dân chiếm 90% dân số, là giai cấp nghèo khổ nhất.
- Mâu thuẫn giữa ðẳng cấp thứ ba với các ðẳng cấp Tăng lữ, Quý tộc ngày càng gay gắt. Nên dưới sự
lãnh ñạo của giai cấp tư sản, nông dân Pháp hăng hái tham gia cách mạng ñể lật ñổ chế ñộ phong kiến.
+ Cuộc ñấu tranh trên mặt trận tư tưởng:
- Thời kì này, ñại diện cho trào lưu triết học Ánh sáng Pháp là Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Giăng Giắc
Rút-xô ñã ủng hộ những tư tưởng tiến bộ của giai cấp tư sản, kịch liệt tố cáo và lên án chế ñộ quân chủ
chuyên chế của Lu-i XVI.
- Cuộc ñấu tranh trên mặt trận tư tưởng ñã thúc ñẩy cách mạng sớm bùng nổ.
2. Trình bày nguyên nhân trực tiếp bùng nổ và sự phát triển của cách mạng Pháp?
+ Nguyên nhân trực tiếp dẫn tới sự bùng nổ cuộc cách mạng:
- Do ăn chơi xa xỉ, vua Lu-i XVI phải vay của tư sản 5 tỉ livrơ. Số tiền nợ này vua không có khả năng trả
nên ñã liên tiếp tăng thuế. Mâu thuẫn giữa nông dân với chế ñộ phong kiến vì thế càng trở nên sâu sắc.
- Ngày 5 - 5 - 1789, Lu-i XVI triệu tập Hội nghị ba ñẳng cấp ñể tăng thuế. Nhưng ñại diện của ðẳng cấp
thứ ba kịch liệt phản ñối và ñã tự thành lập Hội ñồng dân tộc, tuyên bố Quốc hội lập hiến, tự soạn thảo Hiến pháp,
thông qua ñạo luật mới về tài chính. Ngay lập tức, nhà vua và quý tộc dùng quân ñội ñể uy hiếp.
+ Sự phát triển của Cách mạng tư sản Pháp diễn ra qua ba giai ñoạn chính:
- Giai ñoạn phái Lập hiến thiết lập chế ñộ quân chủ lập hiến (từ ngày 14 - 7 - 1789 ñến ngày 10 - 8 - 1792):
* Ngày 14 - 7 - 1789, dưới sự lãnh ñạo của phái Lập hiến, quần chúng nhân dân kéo ñến tấn công và
chiếm pháo ñài - nhà ngục Ba-xti. Họ ñốt các văn tự, khế ước của phong kiến và làm chủ các cơ quan quan
trọng của thành phố.
* Sau khi giành thắng lợi, phái Lập hiến lên nắm quyền và họ ñã làm ñược hai việc quan trọng ñối
với cách mạng: Thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền, nêu cao khẩu hiệu “Tự do - bình ñẳng -
Bác ái” (tháng 8 - 1789). Ban hành Hiến pháp (tháng 9 - 1791), xác lập chế ñộ quân chủ lập hiến. Theo ñó,
vua không nắm thực quyền mà là Quốc hội. Vì vậy, Lu-i XVI ñã liên kết với lực lượng phản cách mạng
trong nước và cầu cứu các thế lực bên ngoài ñể giành lại chính quyền.
* Tháng 4 - 1792, Liên minh hai nước Áo - Phổ cùng bọn phản ñộng ở Pháp ñã tiến công cách
mạng. Phái Lập hiến ñã không kiên quyết chống lại, tình hình ñất nước trở nên lâm nguy.
* Trước tình hình ñó, ngày 10 - 8- 1792, phái Gi-rông-ñanh ñứng lên lãnh ñạo nhân dân tiếp tục làm
cách mạng, lật ñổ phái Lập hiến và xóa bỏ chế ñộ PK.

- Giai ñoạn phái Gi-rông-ñanh tiếp tục làm cách mạng, lật ñổ phái Lập hiến và thiết lập nền
cộng hòa (từ ngày 21 - 9 - 1792 ñến ngày 2 - 6 - 1793).
Hà Danh Hưng – THCS Cấn Hữu


4
* Sau khi lật ñổ phái Lập hiến và xóa bỏ chế ñộ PK, phái Gi-rông-ñanh bầu ra Quốc hội mới, thiết
lập nền cộng hòa. Ngày 21 - 1 - 1793, vua Lu-i XVI bị xử tử vì tội phản quốc.
* Mùa xuân năm 1793, quân Anh cùng quân ñội các nước PK châu Âu tấn công nước Pháp. Bọn phản
ñộng trong nước ở mọi nơi cũng nổi dậy tấn công cách mạng, làm cho tình hình nước Pháp gặp nhiều khó
khăn. Trong khi ñó, phái Gi-rông-ñanh không lo chống ngoại xâm, nội phản, chỉ lo củng cố quyền lực.
* Ngày 2 - 6 - 1793, dưới sự lãnh ñạo của phái Gia-cô-banh, ñứng ñầu là Rô-be-spie, quần chúng
nhân dân ñã lật ñổ phái Gi-rông-ñanh.
- Giai ñoạn phái Gia-cô-banh lãnh ñạo nhân dân lật ñổ phái Gi-rông-ñanh và thiết lập nền
chuyên chính dân chủ Gia-cô-banh.
* Sau khi lật ñổ phái Gi-rông-ñanh, phái Gia-cô-banh ñược sự ủng hộ của nhân dân lên nắm chính
quyền, thiết lập nền chuyên chính dân chủ do Rô-be-spie ñứng ñầu. Chính quyền cách mạng ñã thi hành
nhiều biện pháp quan trọng ñể trừng trị bọn phản cách mạng, giải quyết những yêu cầu của nhân dân như:
xóa bỏ mọi nghĩa vụ của nông dân ñối với PK, chia ruộng ñất cho nông dân, quy ñịnh giá bán các mặt hàng
cho dân nghèo,
* Phái Gia-cô-banh cũng ban hành lệnh tổng ñộng viên, xây dựng ñội quân cách mạng hùng mạnh,
nhờ ñó ñã ñánh bại bọn ngoại xâm và nội phản.
* Do nội bộ chia rẽ, nhân dân lại không ủng hộ như trước (do phái Gia-cô-banh không ñem lại
ñầy ñủ quyền lợi cho họ như ñã hứa), nên phái tư sản phản cách mạng ñã tiến hành ñảo chính, bắt Rô-
be-spie ñể xử tử (28 - 7 - 1794). Cách mạng kết thúc vào cuối thế kỉ XVIII.
3. Hãy ñánh giá ý nghĩa lịch sử của cuộc Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII?
Cách mạng tư sản Pháp ñã lật ñổ ñược chế ñộ PK, ñưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, xóa bỏ
nhiều trở ngại trên con ñường phát triển của CNTB. Quần chúng nhân dân là lực lượng chủ yếu ñưa cách
mạng ñạt tới ñỉnh cao của nền chuyên chính dân chủ Gia-cô-banh.
Tuy Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII ñược coi là cuộc cách mạng tư sản triệt ñể nhất,

nhưng nó vẫn chưa ñáp ứng ñược ñầy ñủ quyền lợi cho nhân dân, vẫn không hoàn toàn xóa bỏ ñược chế
ñộ PK, chỉ có giai cấp tư sản là ñược hưởng lợi.
+ Ý nghĩa lịch sử của các cuộc CMTS ñầu tiên:
- Xác lập sự thắng lợi của CNTB ñối với chế ñộ phong kiến:
ðó là sự thắng lợi của giai cấp Tư sản, ñại diện cho nền sản xuất mới, phương thức sản xuất TBCN
ñang ñứng ở vị trí tiên phong, tiến bộ hơn hẳn giai cấp ðịa chủ, Phong kiến, ñại diện cho nền sản xuất
phong kiến ñã trở nên lỗi thời lạc hậu (dẫn chứng ).
- Tạo ñiều kiện mở ñường cho nền sản xuất mới TBCN phát triển (dẫn chứng).
- Thể hiện vai trò của quần chúng nhân dân ( là lực lượng ủng hộ tham gia và quyết ñịnh thắng lợi
của cách mạng dẫn chứng )
+ Là những cuộc cách mạng không triệt ñể, thể hiện CNTB có mặt tiến bộ nhưng cũng có những
hạn chế :
- Chưa ñáp ứng ñầy ñủ quyền lợi của quần chúng nhân dân (dẫn chứng).
- Không hoàn toàn xoá bỏ chế ñộ bóc lột phong kiến, mà chỉ thay thế hình thức bóc lột này bằng
hình thức bóc lột khác (dẫn chứng).
- Thậm chí giai cấp tư sản ở một số nước còn thể hiện sự thoả hiệp với phong kiến (dẫn chứng).
+ Phân biệt một số khái niệm:
- Chế ñộ quân chủ chuyên chế: Chế ñộ chính trị của một nước, có triều ñình phong kiến do vua
ñứng ñầu và mọi quyền lực tập trung trong tay nhà vua. Chế ñộ quân chủ lập hiến: Chế ñộ chính trị của
một nước, trong ñó quyền lực của vua bị hạn chế bằng một Hiến pháp do Quốc hội tư sản ñịnh ra
Nhà vua tuy ở ngôi (trị vì) nhưng không nắm thực quyền cai trị.
- ðẳng cấp: Là những tầng lớp xã hội ñược hình thành dưới chế ñộ PK, do luật pháp hoặc tập tục
quy ñịnh về vị trí xã hội, quyền lợi và nghĩa vụ phác nhau.
Hà Danh Hưng – THCS Cấn Hữu


5
- Quý tộc mới: Tầng lớp quý tộc PK ñã tư sản hóa, kinh doanh theo TBCN, xuất hiện ở châu Âu vào
thế kỉ XVI, mạnh nhất ở Anh, là lực lượng quan trọng lãnh ñạo Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII.
- ðẳng cấp thứ ba: ðẳng cấp thấp nhất trong xã hội PK Pháp trước năm 1789, gồm công nhân, dân

nghèo thành thị, tư sản và nông dân. Họ không có quyền gì, bị PK thống trị và phải ñóng mọi thứ thuế.
- Phái Lập hiến, phái Gi-rông-ñanh, phái Gia-cô-banh: Phái Lập hiến gồm tầng lớp ñại tư sản ñể
phân biệt với phái Gi-rông-ñanh gồm tầng lớp tư sản công thương và phái Gia-cô-banh gồm những người
dân chủ cách mạng ñược quần chúng ủng hộ.
- Khái niệm “cách mạng tư sản”: Cuộc cách mạng do giai cấp tư sản lãnh ñạo (ở Anh là quý tộc
mới) nhằm ñánh ñổ chế ñộ phong kiến ñã lỗi thời, mở ñường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, xác lập sự
thống trị của giai cấp tư sản.
III. Sự xác lập của CNTB trên phạm vi thế giới.
1. Cách mạng công nghiệp là gì? Nó ñã ñược tiến hành ra sao? Hệ quả kinh tế, xã hội của cách mạng công
nghiệp?
a. Khái niệm “cách mạng công nghiệp”: Bước phát triển của nền sản xuất TBCN, diễn ra ñầu
tiên ở Anh rồi lan ra các nước khác. Nó thúc ñẩy việc phát minh ra máy móc, ñẩy mạnh sản xuất và hình
thành hai giai cấp tư sản và vô sản.
b. Cách mạng công nghiệp ñã diễn ra như thế nào?
+ Cách mạng công nghiệp ở nước Anh:
- Từ những năm 60 của thế kỉ XVIII, Anh là nước ñầu tiên trên thế giới tiến hành cách mạng công
nghiệp với việc phát minh ra máy móc trong ngành dệt:
* Năm 1764, Giêm-ha-gri-vơ sáng chế ra máy kéo sợi Gien-ni, nâng cao năng suất gấp 8 lần. Năm
1769, Ác-crai-tơ phát minh ra máy kéo sợi chạy bằng sức nước.
* Năm 1783, Ác-crai-tơ chế tạo thành công máy dệt chạy bằng sức nước, nâng năng suất lao ñộng
lên gấp 40 lần so với dệt vải bằng tay, nhưng có hạn chế là phải xây dựng nhà máy gần những khúc sông
chảy xiết, về mùa ñông, nước ñóng băng nên không hoạt ñộng ñược.
- ðặc biệt, từ năm 1784, Giêm Oát ñã phát minh ra máy hơi nước, khắc phục ñược tất cả những
nhược ñiểm của các máy móc trước ñây, thúc ñẩy nhiều ngành kinh tế khác ra ñời và phát triển như ngành
dệt, luyện kim, khai thác mỏ, tiêu biểu là ngành giao thông vận tải có tàu thủy, tàu hỏa sử dụng ñầu máy
chạy bằng hơi nước.
- Nhờ cách mạng công nghiệp, Anh sớm diễn ra quá trình chuyển biến từ sản xuất nhỏ, thủ công
sang sản xuất lớn bằng máy móc, là nước ñầu tiên tiến hành công nghiệp hóa. Từ một nước nông nghiệp,
Anh ñã trở thành nước công nghiệp phát triển nhất thế giới, là “công xưởng” của thế giới.
+ Cách mạng công nghiệp ở Pháp, ðức:

- Năm 1830, cách mạng công nghiệp ở Pháp mới bắt ñầu, nhưng tốc ñộ lại diễn ra rất nhanh. ðến năm
1870, nước Pháp ñã có 27.000 máy hơi nước, giúp công nghiệp Pháp vươn lên ñứng hàng thứ hai thế giới (sau
Anh).
- Ở ðức, từ những năm 40 của thế kỉ XIX, dù ñất nước chưa ñược thống nhất, nhưng quá trình cách
mạng công nghiệp ñã diễn ra. ðược thừa hưởng những thành tựu của các nước ñi trước, ñến những năm
1850 - 1860, các ngành kinh tế của ðức ñều ñã sử dụng máy móc. Sau năm 1870, công nghiệp của ðức ñã
vươn lên ñứng ñầu châu Âu và ñứng thứ hai thế giới (sau Mĩ).
c. Hệ quả của cách mạng công nghiệp:
+ Cách mạng công nghiệp ñã làm thay ñổi bộ mặt các nước tư bản, như nâng cao năng suất lao
ñộng, hình thành các trung tâm kinh tế, các thành phố lớn,
+ Về xã hội, hình thành hai giai cấp cơ bản của chế ñộ TBCN là tư sản và vô sản mâu thuẫn với
nhau, dẫn ñến các cuộc ñấu tranh giai cấp trong xã hội tư bản.
2. Tại sao có thể nói: “ðến cuối thế kỉ XIX - ñầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản ñã xác lập và thắng
lợi trên phạm vi toàn thế giới”?
+ Những cuộc CMTS tiếp tục nổ ra ở khu vực Mĩ La-tinh và châu Âu trong tế kỉ XIX:
Hà Danh Hưng – THCS Cấn Hữu


6
- Do sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế TBCN, cộng với những tác ñộng từ cuộc Chiến tranh
giành ñộc lập của các thuộc ñịa Anh ở Bắc Mĩ, Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII, nhân dân các
nước thuộc ñịa ở khu vực Mĩ La-tinh ñã nổi dậy ñấu tranh lật ñổ ách thống trị của thực dân Tây Ban
Nha và Bồ ðào Nha, giành chính quyền về tay mình, thành lập hàng loạt quốc gia tư sản như Cô-lôm-
bi-a, Ác-hen-ti-na, Chi-lê, Vê-nê-xu-lê-a,
- Ở châu Âu, tháng 7 - 1830, phong trào cách mạng tư sản lại tiếp tục nổ ra ở Pháp, sau ñó nhanh chóng lan
ra các nước Bỉ, ðức, I-ta-li-a, Ba Lan, làm rung chuyển chế ñộ PK châu Âu và ñế quốc Áo - Hung.
- Ở I-ta-li-a, từ năm 1859 ñến năm 1870, dưới sự lãnh ñạo của quý tộc tư sản hóa, ñại diện là Ca-
vua, sau ñó là người anh hùng dân tộc Ga-ri-ban-ñi, các vương quốc ở I-ta-li-a ñã thoát khỏi sự thống trị
của ñế quốc Áo và thống nhất vương quốc I-ta-li-a, mở ñường cho CNTB phát triển.
- Ở ðức, từ năm 1864 ñến năm 1871, giai cấp tư sản và quý tộc quân phiệt Phổ - ñại diện là Bi-xmác ñã

lãnh ñạo nhân dân tiến hành công cuộc thống nhất, ñưa nước ðức phát triển theo con ñường TBCN.
- Ở Nga, năm 1861, Nga hoàng A-lếch-xan-ñrơ II ñã ban bố “Sắc lệnh giải phóng nông nô”, nhờ ñó
tạo thêm nguồn nhân công cho nền sản xuất tư bản, giúp Nga sớm chuyển sang CNTB.
+ Sự bành trướng của các nước TB ở các nước Á. Phi:
- Từ khi tiến hành cách mạng công nghiệp, nhu cầu về nguyên liệu, thị trường của các nước tư bản
(nhất là Anh và Pháp) trở nên cấp thiết, khiến chính phủ tư sản các nước này ñẩy mạnh việc xâm lược ñối
với phương ðông, ñặc biệt là Ấn ðộ, Trung Quốc và khu vực ðông Nam Á.
- Tại châu Phi, các nước Anh, Pháp, ðức, I-ta-li-a, Bỉ, cũng ráo riết ñẩy mạnh xâu xé, biến toàn bộ
châu lục này thành thuộc ñịa của mình.
- Kết quả, cuối thế kỉ XIX - ñầu thế kỉ XX, hầu hết các nước ở châu Á, châu Phi ñều trở thành thuộc
ñịa hoặc phụ thuộc của chủ nghĩa thực dân phương Tây.
+ Kết luận:
Như vậy là, trong thế kỉ XIX, ở khu vực Mĩ La-tinh và châu Âu ñã tiếp tục nổ ra các cuộc cách mạng
tư sản, khiến hầu hết các nước này ñều giành ñược ñộc lập và phát triển ñi lên theo con ñường TBCN. Cùng
ñó, trong giai ñoạn cuối thế kỉ XIX - ñầu thế kỉ XX ñã diễn ra quá trình bành trướng xâm lược ñể giải quyết
vấn ñề nguyên liệu, thị trường của các nước tư bản ñối với các nước Á, Phi. Từ hai nội dung trên, ta có thể
kết luận: “ðến cuối thế kỉ XIX - ñầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản ñã xác lập và thắng lợi trên phạm vi toàn
thế giới”.
IV. Phong trào công nhân và sự ra ñời của chủ nghĩa Mác.
1. Trình bày những nét chính về các hình thức ñấu tranh và những phong trào tiêu biểu của giai
cấp công nhân nửa ñầu thế kỉ XIX?
+ Những hình thức ñấu tranh trong buổi ñầu:
- Sự ra ñời của giai cấp công nhân gắn liền với sự phát triển của CNTB. Ngay từ buổi ñầu, họ ñã bị giai
cấp tư sản bóc lột nặng nề, thường phải làm việc từ 14 ñến 16 giờ mỗi ngày trong ñiều kiện thiếu an toàn, ñồng
lương lại rẻ mạt. Cả phụ nữ và trẻ em cũng bị bóc lột. Vì vậy, công nhân ñã nổi dậy ñấu tranh.
- Hình thức ñâu tranh ñầu tiên của công nhân là ñập phá máy móc và ñốt công xưởng (do nhận thức sai
lầm, cho rằng máy móc là nguyên nhân gây ra sự cực khổ cho họ). Cuộc ñấu tranh nổ ra ở Anh, sau ñó là Pháp,
ðức, Bỉ,
- ðến ñầu thế kỉ XIX, công nhân ñã chuyển sang ñấu tranh với hình thức bãi công, ñòi tăng lương và
giảm giờ làm, thành lập các tổ chức công ñoàn ñể bảo vệ mình.

+ Phong trào công nhân trong những năm 1830 - 1840:
- Trong những năm 1830 - 1840, phong trào công nhân ở các nước Pháp, ðức, Anh phát triển mạnh.
Năm 1831, công nhân dệt ở thành phố Li-ông (Pháp) khởi nghĩa ñòi tăng lương, giảm giờ làm. Họ nêu cao khẩu
hiệu “Sống trong lao ñộng, chết trong chiến ñấu”. Cuộc khởi nghĩa cuối cùng bị giới chủ ñàn áp.
- Năm 1844, công nhân dệt vùng Sơ-ñê-lin (ðức) khởi nghĩa chống lại sự hà khắc của giới chủ.
- Từ năm 1836 ñến năm 1847, ở Anh diễn ra “Phong trào Hiến chương” có quy mô, tổ chức và
mang tính chất chính trị rõ rệt.
Hà Danh Hưng – THCS Cấn Hữu


7
- Các cuộc ñấu tranh nêu trên tuy cuối cùng ñều bị thất bại, nhưng nó ñánh dấu sự trưởng thành của
phong trào công nhân quốc tế, tạo ñiều kiện cho sự ra ñời của lí luận cách mạng sau này.
2. Trình bày những hiểu biết của em về những hoạt ñộng, ñóng góp của C. Mác và Ph.
Ăng-ghen ñối với phong trào công nhân quốc tế?
+ C. Mác và Ph. Ăng-ghen:
- C. Mác sinh năm 1818 trong một gia ñình trí thức gốc Do Thái ở Ti-ri-ơ (ðức). Từ nhỏ, Mác nổi
tiếng là người thông minh, rất quý trọng người lao ñộng. Sau khi ñỗ Tiến sĩ Triết học, Mác vừa nghiên cứu
khoa học, vừa có nhiều ñóng góp cho phong trào cách mạng ðức và châu Âu.
- Ph. Ăng-ghen sinh năm 1820 trong một gia ñình chủ xưởng giàu có ở Bác-men (ðức). Khi lớn lên, Ăng-
ghen hiểu rõ những thủ ñoạn bóc lột của giai cấp tư sản ñối với người lao ñộng. Vì vậy, năm 1842, ông sang Anh
ñể tìm hiểu về ñời sống của người công nhân và ñã viết cuốn “Tình cảnh giai cấp công nhân Anh”.
- Năm 1844, Mác và Ăng-ghen gặp nhau ở Pháp. Hai người có cùng chí hướng nên ñã kết bạn với
nhau, cùng hoạt ñộng cách mạng.
+ Sự ra ñời của “ðồng minh những người cộng sản” và “Tuyên ngôn của ðảng Cộng sản”:
- Khi hoạt ñộng ở Anh, Mác và Ăng-ghen ñã tham gia tổ chức bí mật của công nhân Tây Âu “ðồng
minh của những người chính nghĩa”, sau ñó hai ông ñã cải tổ thành “ðồng minh của những người cộng
sản”. ðây là chính ðảng ñộc lập ñầu tiên của giai cấp vô sản quốc tế.
- Tháng 12 - 1848, Mác và Ăng-ghen công bố cương lĩnh “Tuyên ngôn của ðảng Cộng sản”. ðây là văn
kiện quan trọng, là những luận ñiểm cơ bản về sự phát triển của xã hội và cách mạng XHCN.

+ Phong trào công nhân từ năm 1848 ñến năm 1870 - Quốc tế thứ nhất:
- Sau khi “Tuyên ngôn của ðảng Cộng sản” ra ñời, phong trào ñấu tranh của công nhân ở châu Âu tiếp tục
diễn ra quyết liệt: Ở Pháp, ngày 23 - 6 - 1848, công nhân và nhân dân lao ñộng Pa-ri lại khởi nghĩa vũ trang kéo dài
trong bốn ngày. Ở ðức, công nhân và thợ thủ công nổi dậy ñấu tranh làm giới chủ khiếp sợ.
- Ngày 28 - 9 - 1864, công nhân Anh và ñại biểu công nhân nhiều nước châu Âu tham gia mít tinh có
tổ chức, sau ñó thành lập “Hội Liên hiệp lao ñộng quốc tế”, lấy tên là Quốc tế thứ nhất. Mác là ñại biểu của
công nhân ðức và ñã trở thành “linh hồn” của Quốc tế thứ nhất.
- Từ khi thành lập ñến năm 1870, Quốc tế thứ nhất thực hiện việc truyền bá chủ nghĩa Mác, qua ñó
thúc ñẩy phong trào công nhân quốc tế phát triển tích cực, tự giác.

Chủ ñề 2. CÁC NƯỚC ÂU - MĨ CUỐI THẾ KỈ XIX - ðẦU THẾ KỈ XX

I. Công xã Pa-ri.
1. Hoàn cảnh ra ñời; diễn biến cuộc khởi nghĩa 18 - 3 - 1871 và sự thành lập Công xã Pa-ri?
+ Hoàn cảnh ra ñời của Công xã Pa-ri:
- ðể giảm bớt mâu thuẫn trong nước và ngăn cản sự phát triển của nước ðức thống nhất, Pháp tuyên
chiến với Phổ, song chiến tranh ñã gây cho Pháp nhiều khó khăn.
- Ngày 2 - 9 - 1870, Hoàng ñế Na-pô-lê-ông III cùng toàn bộ 10 vạn quân chủ lực Pháp bị quân
Phổ bắt làm tù binh. Nhân cơ hội này, ngày 4 - 7 - 1870, nhân dân Pa-ri (phần lớn là công nhân và tiểu tư
sản) ñứng lên khởi nghĩa.
- Chính quyền của Na-pô-lê-ông II bị lật ñổ, nhưng giai cấp tư sản ñã cướp mất thành quả cách mạng
của quần chúng nhân dân, thành lập Chính phủ lâm thời tư sản, mang tên “Chính phủ vệ quốc”.
- Khi quân Phổ kéo vào nước Pháp và bao vây Pa-ri, Chính phủ tư sản hèn nhát, vội vàng xin ñình
chiến. Trước tình hình ñó, quần chúng nhân dân một lần nữa ñứng lên quyết chiến ñấu bảo vệ Tổ quốc.
+ Cuộc khởi nghĩa ngày 18 - 3 - 1871. Sự thành lập Công xã Pa-ri:
- Khi mâu thuẫn giữa Chính phủ tư sản (ở Véc-xai) với nhân dân ngày càng gay gắt, Chi-e tiến hành
âm mưu bắt hết các ủy viên của Ủy ban Trung ương (ñại diện cho nhân dân).
Hà Danh Hưng – THCS Cấn Hữu



8
- Ngày 18 - 3 - 1871, Chi-e cho quân ñánh úp ñồi Mông-mác (Bắc Pa-ri) - là nơi tập trung ñại bác của
Quốc dân quân, nhưng cuối cùng chúng ñã thất bại. Âm mưu chiếm ñồi Mông-mác không thành, Chi-e phải cho
quân chạy về Véc-xai. Nhân dân nhanh chóng làm chủ Pa-ri và ñảm nhiệm vai trò Chính phủ lâm thời.
- Ngày 26 - 3 - 1871, nhân dân Pa-ri tiến hành bầu cử Hội ñồng Công xã theo nguyên tắc phổ thông
ñầu phiếu. Những người trúng cử phần ñông là công nhân và trí thức - ñại diện cho nhân dân lao ñộng Pa-ri.
+ Tổ chức bộ máy và chính sách của Công xã Pa-ri:
- Tổ chức bộ máy: (Theo sơ ñồ)


* Cơ quan cao nhất của Nhà nước là Hội ñồng Công xã.
* Hội ñồng Công xã có nhiệm vụ ban bố pháp luật và lập ra các ủy ban ñể thi hành pháp luật
- Chính sách của Công xã:
* Công xã ñã ra Sắc lệnh giải tán quân ñội và bộ máy cảnh sát của tư sản, thành lập lực lượng vũ
trang của nhân dân.
* Công xã ban hành các Sắc lệnh mới: tách Nhà thờ ra khỏi hoạt ñộng của Nhà nước, quy ñịnh tiền
lương tối thiểu, thực hiện giáo dục bắt buộc không ñóng học phí, quy ñịnh giá bán bánh mì,
Tất cả những chính sách trên của Công xã ñều phục vụ quyền lợi cho nhân dân lao ñộng. Với tính chất
dân chủ của nó - do dân bầu, chịu trách nhiệm trước dân, vì quyền lợi của nhân dân Công xã Pa-ri thực sự là
một Nhà nước kiểu mới, không như nhà nước tư sản chỉ phục vụ quyền lợi của giai cấp tư sản
2. Nội chiến ở Pháp, ý nghĩa lịch sử của Công xã Pa-ri.
+ Cuộc chiến ñấu của các chiến sĩ Công xã:
- Chính vì Công xã Pa-ri là Nhà nước kiểu mới phục vụ lợi ích của nhân dân cho nên giai cấp tư sản
ñã ñiên cuồng chống lại Công xã và các chiến sĩ Công xã ñã anh dũng ñấu tranh ñể bảo vệ chính quyền của
mình.
- Thất bại trong âm mưu ñánh chiếm ñồi Mông-mác, Chi-e ráo riết chuẩn bị lực lượng và ñánh
chiếm các pháo ñài ở phía Tây và phía Nam Pa-ri.
- Từ ngày 20 ñến ngày 28 - 5 - 1871, Chi-e cho quân tấn công thành phố Pa-ri. Cuộc chiến ñấu giữa
hai bên ñã diễn ra ác liệt trong suốt một tuần lễ, trở thành “Tuần lễ ñẫm máu”.
- Tham gia chiến ñấu chống quân của chính phủ Véc-xai có cả người già, phụ nữ và trẻ em. Các

chiến sĩ Công xã ñã chiến ñấu và hi sinh ñến người cuối cùng tại nghĩa ñịa Cha La-se-dơ.
+ Ý nghĩa, bài học lịch sử của Công xã Pa-ri:

HỘI ðỒNG
CÔNG XÃ
Ủy ban ðối ngoại Ủy ban An ninh xã hội
Ủy ban Tư pháp
Ủy ban Lương thực
Ủy ban Quân sự
Ủy ban Công tác xã hội
Ủy ban Giáo dục Ủy ban Thương nghiệp
Ủy ban Tài chính
Hà Danh Hưng – THCS Cấn Hữu


9
- Tuy chỉ tồn tại 72 ngày (từ ngày 18 - 3 ñến ngày 28 - 5 -1871), nhưng Công xã Pa-ri có ý nghĩa lịch
sử to lớn. Công xã là hình ảnh thu nhỏ của một chế ñộ xã hội mới, ñem lại niềm tin và mơ ước về một tương
lai tốt ñẹp cho nhân dân lao ñộng.
- Công xã ñã ñể lại bài học kinh nghiệm quý báu: muốn cách mạng vô sản thắng lợi thì phải có
ñảng cách mạng chân chính lãnh ñạo; phải thực hiện liên minh công nông và phải kiên quyết trấn áp kẻ
thù của cách mạng ngay từ ñầu.
II. Trình bày những chuyển biến lớn và những ñặc ñiểm nổi bật của các nước Anh, Pháp,
ðức, Mĩ trong giai ñoạn cuối thế kỉ XIX - ñầu thế kỉ XX?
1. Anh:
+ Về kinh tế: Trước năm 1870, Anh ñứng ñầu thế giới về sản xuất công nghiệp, nhưng từ sau 1870,
Anh mất dần vị trí này và tụt xuống hàng thứ ba thế giới (sau Mĩ và ðức).
Tuy mất vai trò bá chủ thế giới về công nghiệp, nhưng Anh vẫn ñứng ñầu về xuất khẩu tư bản,
thương mại và thuộc ñịa. Nhiều công ti ñộc quyền về công nghiệp và tài chính ñã ra ñời, chi phối toàn bộ
nền kinh tế.

+ Về chính trị: Anh là nước quân chủ lập hiến, hai ñảng Bảo thủ và Tự do thay nhau cầm quyền,
bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản.
+ Về ñối ngoại: Anh ưu tiên và ñẩy mạnh chính sách xâm lược thuộc ñịa. ðến năm 1914, thuộc ñịa
Anh trải rộng khắp thế giới với 33 triệu km
2
và 400 triệu dân, gấp 50 lần diện tích và dân số nước Anh bấy
giờ, gấp 12 lần thuộc ñịa của ðức. Chính vì vậy, Lê-nin gọi chủ nghĩa ñế quốc Anh là: “chủ nghĩa ñế quốc
thực dân”.
2. Pháp:
+ Về kinh tế: Trước năm 1870, công nghiệp Pháp ñứng hàng thứ hai thế giới (sau Anh), nhưng từ
năm 1870 trở ñi, Pháp phải nhường vị trí này cho ðức và tụt xuống hàng thứ tư thế giới.
Tuy nhiên, tư bản Pháp vẫn phát triển mạnh, nhất là các ngành khai mỏ, ñường sắt, luyện kim, chế tạo ô
tô, Nhiều công ti ñộc quyền ra ñời chi phối nền kinh tế Pháp, ñặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng. Pháp cho các
nước tư bản chậm tiến vay với lãi xuất rất cao, nên Lê-nin gọi chủ nghĩa ñế quốc Pháp là: “chủ nghĩa ñế quốc
cho vay lãi”.
+ Về chính trị, ñối ngoại: Sau năm 1870, nền cộng hòa thứ ba ñược thành lập, ñã thi hành chính
sách ñàn áp nhân dân, tích cực xâm lược thuộc ñịa. Vì vậy, Pháp là ñế quốc có thuộc ñịa lớn thứ hai thế giới
(sau Anh), với 11 triệu km
2
.
3. ðức:
+ Về kinh tế: Trước năm 1870, công nghiệp ðức ñứng hàng thứ ba thế giới (sau Anh, Pháp), nhưng từ khi
hoàn thành thống nhất (1871), công nghiệp ðức phát triển rất nhanh, vượt qua Anh và Pháp, vươn lên thứ hai thế
giới (sau Mĩ).
Sự phát triển mạnh của công nghiệp ðức ñã dẫn ñến việc tập trung tư bản cao ñộ. Nhiều công ti ñộc
quyền ra ñời, nhất là về luyện kim, than ñá, sắt thép, chi phối nền kinh tế ðức.
+ Về chính trị, ñối ngoại: ðức là nước quân chủ lập hiến, theo thể chế liên bang, thi hành chính
sách ñối nội và ñối ngoại hết sức phản ñộng, như: ñề cao chủng tộc ðức, ñàn áp phong trào công nhân,
truyền bá bạo lực và chạy ñua vũ trang.
ðức là ñế quốc “trẻ”, khi công nghiệp phát triển mạnh ñòi hỏi cần có nhiều vốn, nguyên liệu và thị

trường. Những thứ này ở các nước châu Á, châu Phi rất nhiều nhưng ñã bị các ñế quốc “già’ (Anh, Pháp)
chiếm hết. Vì vậy, ðức hung hãn ñòi dùng vũ lực ñể chia lại thị trường thế giới. ðặc ñiểm của ñế quốc ðức
là “chủ nghĩa ñế quốc quân phiệt hiếu chiến”.
4. Mĩ:
+ Về kinh tế: Trước năm 1870, tư bản Mĩ ñứng thứ tư thế giới (sau Anh, Pháp và ðức). Từ năm
1870 trở ñi, công nghiệp Mĩ ñã phát triển mạnh, vươn lên vị trí số 1 thế giới. Sản phẩm công nghiệp Mĩ luôn
gấp ñôi Anh và gấp 1/2 các nước Tây Âu gộp lại.
Hà Danh Hưng – THCS Cấn Hữu


10
Công nghiệp phát triển mạnh ñã dẫn ñến sự tập trung tư bản cao ñộ. Nhiều công ti ñộc quyền ở Mĩ ra
ñời như “vua dầu mỏ” Rốc-phe-lơ, “vua thép” Moóc-gan, “vua ô tô” Pho, ñã chi phối toàn bộ nền kinh tế
Mĩ. Mĩ là “chủ nghĩa ñế quốc với những công ti ñộc quyền”.
Nông nghiệp, nhờ ñiều kiện tự nhiên thuận lợi, lại áp dụng phương thức canh tác hiện ñại, Mĩ vừa
ñáp ứng ñầy ñủ nhu cầu lương thực trong nước, vừa xuất khẩu cho thị trường châu Âu.
+ Về chính trị, ñối ngoại: Mĩ theo chế ñộ cộng hòa, ñứng ñầu là Tổng thống. Hai ñảng Dân chủ và
Cộng hòa thay nhau cầm quyền, thi hành chính sách ñối nội và ñối ngoại phục vụ cho giai cấp tư sản.
Cũng như ðức, Mĩ là ñế quốc “trẻ”, khi công nghiệp phát triển mạnh thì nhu cầu về vốn, nguyên liệu
và thị trường trở nên cấp thiết. ðể ñáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế tư bản, Mĩ tăng cường bành trướng
ở khu vực Thái Bình Dương, gây chiến tranh với Tây Ban Nha ñể tranh giành thuộc ñịa, dùng vũ lực và
ñồng ñôla ñể can thiệp vào khu vực Mĩ La-tinh.
* Chuyển biến quan trọng nhất của các nước ñế quốc cuối thế kỉ XIX - ñầu thế kỉ XX là gì?
+ Chuyển biến lớn nhất và rõ rệt nhất ở các nước ñế quốc cuối thế kỉ XIX - ñầu thế kỉ XX là sự hình thành
các tổ chức ñộc quyền, chi phối toàn bộ ñời sống xã hội. Ở Mĩ có “vua dầu mỏ”, “vua thép”; ở ðức có các ông chủ
ñộc quyền về luyện kim, than ñá; ở Pháp là các công ti ñộc quyền trong lĩnh vực ngân hàng,
+ Chuyển biến quan trọng thứ hai là tăng cường xâm lược thuộc ñịa, chuẩn bị chiến tranh ñòi chia lại
thị trường thế giới. Bất kì ñế quốc “già” như Anh, Pháp hay ñế quốc “trẻ” như ðức, Mĩ ñều thể hiện rõ ñiều
này. Sự chênh lệch về diện tích thuộc ñịa giữa các nước ñế quốc ñã khiến họ tích cực chuẩn bị chiến tranh ñể
ñòi chia lại thế giới.

III. Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX - ñầu thế kỉ XX.
1. Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX. Quốc tế thứ hai.
a. Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX.
+ Trong khoảng 30 năm cuối thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai ñoạn ñế quốc chủ nghĩa,
mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản ngày càng gay gắt, phong trào ñấu tranh của giai cấp công nhân các nước
diễn ra liên tục, nhất là ở Anh, Pháp và Mĩ.
+ Ở Mĩ, ngày 1 - 5 - 1886, gần 40 vạn công nhân Si-ca-gô xuống ñường biểu tình ñòi ngày làm việc
8 giờ ñã ñược giới chủ chấp thuận cho 5 vạn người. Về sau, ngày 1 - 5 hằng năm trở thành ngày Quốc tế
Lao ñộng.
+ Phong trào ñấu tranh của giai cấp công nhân thế giới dẫn tới sự ra ñời của nhiều tổ chức chính trị
ñộc lập của giai cấp công nhân ở mỗi nước như ðảng Xã hội dân chủ ðức, ðảng Công nhân Pháp,
b. Quốc tế thứ hai (1899 - 1914).
+ Ngày 14 - 7 - 1889, nhân kỉ niệm 100 năm ngày nhân dân Pháp phá ngục Ba-xti, gần 400 ñại biểu
của công nhân của 22 nước họp ở Pa-ri ñã tuyên bố thành lập Quốc tế thứ hai.
+ ðại hội ñã thông qua những quyết ñịnh quan trọng: sự cần thiết phải thành lập một chính ñảng của
giai cấp công nhân ở mỗi nước; ñấu tranh giành chính quyền; ñòi ngày làm 8 giờ và lấy ngày 1 - 5 hằng năm
là ngày Quốc tế Lao ñộng.
+ Quốc tế thứ hai hoạt ñộng trải qua hai thời kì (từ năm 1889 ñến năm 1895 và từ năm 1895 ñến năm
1914), ñã có nhiều ñóng góp cho phong trào công nhân thế giới, làm chậm lại quá trình chiến tranh ñế quốc
của các nước, Ăng-ghen ñược coi là “linh hồn của Quốc tế thứ hai”.
+ Khi chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ (1914), Quốc tế thứ hai ñã bị phân hóa, trừ ðảng công
nhân xã hội dân chủ Nga vẫn tiếp tục hoạt ñộng tích cực, gắn với lãnh tụ Lê-nin.
2. Phong trào công nhân Nga và cuộc Cách mạng 1905 - 1907.
a. Trình bày những hiểu biết của em về Lê-nin và sự ra ñời của ðảng Bôn-sê-vích?
+ Lê-nin sinh ngày 22 - 4 - 1870 trong một gia ñình nhà giáo tiến bộ. Từ nhỏ, Lê-nin ñã sớm có tinh
thần cách mạng chống lại chế ñộ chuyên chế Nga hoàng. Năm 1893, Lê-nin trở thành người lãnh ñạo của
nhóm công nhân mác-xít ở Pê-téc-bua, rồi bị bắt và bị tù ñày.
+ Năm 1903, Lê-nin thành lập ðảng Công nhân xã hội dân chủ Nga, thông qua cương lĩnh cách mạng
lật ñổ chính quyền tư sản, xây dựng xã hội chủ nghĩa.
Hà Danh Hưng – THCS Cấn Hữu



11
* Những ñiểm chứng tỏ ðảng Công nhân xã hội dân chủ Nga do Lê-nin sáng lập là ñảng kiểu mới:
+ Tháng 7/1903: ðại hội ðại biểu lần thứ Hai của ðảng Công nhân xã hội dân chủ Nga ñã thông qua
cương lĩnh khẳng ñịnh nhiệm vụ:
- Làm Cách mạng XHCN, ñánh ñổ chính quyền tư sản, thành lập chính quyền vô sản; trước mắt là
ñánh ñổ Nga hoàng.
- Sau ñó ñã hình thành hai phái: phái Men-sê-vích (theo ñường lối bảo thủ, xét lại, cơ hội chủ
nghĩa ); phái Bôn-sê-vích (theo ñường lối tích cực, xã hội chủ nghĩa).
+ ðó là một ðảng Vô sản kiểu mới bởi vì:
- Triệt ñể ñấu tranh vì quyền lợi của giai cấp công nhân, thể hiện tính giai cấp và ñấu tranh triệt ñể.
- Chống chủ nghĩa cơ hội, tuân theo nguyên lý chủ nghĩa Mác (ñánh ñổ chế ñộ tư sản, thực hiện
chuyên chính vô sản, xây dựng chế ñộ XHCN).
- Dựa vào quần chúng nhân dân lao ñộng, lãnh ñạo nhân dân ñấu tranh cách mạng.
b. Trình bày diễn biến chính và ý nghĩa của cuộc cách mạng 1905 - 1907 ở Nga?
+ Nguyên nhân bùng nổ cách mạng:
- ðầu thế kỉ XX, nước Nga lâm vào tình trạng khủng hoảng, ñời sống nhân dân nói chung, nhất là
công nhân rất cực khổ, họ phải lao ñộng từ 12 ñến 14 giờ/ ngày nhưng tiền lương không ñủ sống.
- Từ năm 1905 ñến năm 1907, Nga hoàng ñẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh với Nhật Bản ñể
tranh giành thuộc ñịa, bị thất bại nặng nề, càng làm cho nhân dân chán ghét chế ñộ. Nhiều cuộc bãi công nổ ra
với những khẩu hiệu “ðả ñảo chế ñộ chuyên chế”, “ðả ñảo chiến tranh”, “Ngày làm 8 giờ”,
+ Diễn biến:
- Trong các phong trào chống Nga hoàng, lớn nhất là cuộc Cách mạng 1905 - 1907 với sự tham gia
của ñông ñảo công nhân, nông dân và binh lính.
- Mở ñầu là ngày 9 - 1 - 1905, 14 vạn công nhân Pê-téc-bua và gia ñình tay không vũ khí kéo ñến
trước Cung ñiện Mùa ðông ñưa bản yêu sách ñến Nga hoàng. Nga hoàng ra lệnh cho quân ñội nổ súng vào
ñoàn người làm hơn 1000 người chết và bị thương, trở thành “Ngày Chủ nhật ñẫm máu”. Lập tức, công
nhân nổi dậy cầm vũ khí khởi nghĩa.
- Tiếp ñó, tháng 5 - 1905, nông dân nhiều vùng nổi dậy phá dinh cơ của ñịa chủ phong kiến, lấy của

người giàu chia cho người nghèo.
- Tháng 6 - 1905, binh lính trên chiến hạm Pô-tem-kin cũng khởi nghĩa.
- ðỉnh cao là cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Mát-xcơ-va (12 - 1905) của các chiến sĩ cách mạng kéo dài
gần hai tuần lễ, khiến chính phủ Nga hoàng lo sợ.
- Sau cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Mát-xcơ-va, phong trào cách mạng vẫn tiếp tục diễn ra ở nhiều nơi,
ñến năm 1907 mới tạm dừng.
+ Kết quả, ý nghĩa:
- Cách mạng 1905 - 1907 tuy thất bại nhưng nó ñã góp phần làm lung lay ñến tận gốc rễ chính phủ
Nga hoàng và bọn tư sản.
- Là bước chuẩn bị cần thiết cho cuộc cách mạng XHCN sẽ diễn ra 10 năm sau ñó. ðồng thời, Cách
mạng Nga 1905 - 1907 ñã cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc ñịa và phụ thuộc
trên thế giới.
III. Sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật thế kỉ XVIII - XIX.
1. Những thành tựu về kĩ thuật:
+ Cuộc CM công nghiệp bắt ñầu ở Anh, sau ñó là Pháp, ðức, Mĩ, ñã tạo nên một cuộc cách mạng
trong sản xuất, chuyển từ lao ñộng thủ công sang lao ñộng bằng máy móc, ñưa nền kinh tế các nước phát
triển nhanh chóng.
+ Việc phát minh ra máy hơi nước ñã phát triển ngành giao thông vận tải ñường thủy và ñường sắt ra
ñời. Năm 1807, kĩ sư người Mĩ là Phơn-tơn ñã ñóng ñược tàu thủy chạy bằng ñộng cơ hơi nước ñầu tiên có
thể vượt ñược ñại dương.
Hà Danh Hưng – THCS Cấn Hữu


12
+ Năm 1814, thợ máy người Anh là Xti-phen-xơn ñã chế tạo thành công xe lửa chạy trên ñường sắt
chở ñược nhiều hành khách và hàng hóa trên các toa, ñạt tốc ñộ 6 km/ giờ, mở ñầu cho sự ra ñời của ngành
ñường sắt.
+ Máy ñiện tín ñược phát minh ở Mĩ, tiêu biểu là Moóc-xơ (Mĩ) thế kỉ XIX.
+ Trong nông nghiệp, những tiến bộ về kĩ thuật và phương pháp canh tác cũng góp phần nâng cao
năng suất lao ñộng.

+ Trong lĩnh vực quân sự, nhiều nước ñã sản xuất ra nhiều loại vũ khí hiện ñại như ñại bác, súng
trường bắn nhanh, ngư lôi, khí cầu, phục vụ cho chiến tranh.
2. Những tiến bộ về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội:
+ Khoa học tự nhiên:
- ðầu thế kỉ XVIII, Niu-tơn (người Anh) ñã tìm ra thuyết vạn vật hấp dẫn.
- Giữa thế kỉ XVIII, Lô-mô-nô-xốp (người Nga) tìm ra ñịnh luật bảo toàn vật chất và năng lượng,
cùng nhiều phát minh lớn về Vật lí, Hóa học.
- Năm 1837, Puốc-kin-giơ (người Séc) khám phá ra bí mật về sự phát triển của thực vật và ñời sống
của các mô ñộng vật. Ông trở thành người ñầu tiên chứng minh rằng ñời sống của mô sinh vật là sự phát
triển của tế bào và sự phân bào.
- Năm 1859, ðác-uyn (người Anh) nêu lên thuyết tiến hóa và di truyền, ñập tan quan niệm về nguồn
gốc thần thánh của sinh vật
+ Khoa học xã hội:
- Về triết học, xuất hiện chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng của Phoi-ơ-bách và Hê-ghen (người ðức).
- Về kinh tế học, A-ñam Xmít và Ri-các-ñô (người Anh) ñã xây dựng học thuyết chính trị - kinh tế học tư
sản.
- Về tư tưởng, xuất hiện chủ nghĩa xã hội không tưởng, gắn liền với tên tuổi của Xanh Xi-mông, Phu-ri-ê
và Ô-oen.
- ðặc biệt là sự ra ñời của học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học (năm 1848) do Mác và Ăng-ghen
sáng lập, ñược coi là cuộc cách mạng trong lịch sử tư tưởng loài người.
3. Sự phát triển của văn học và nghệ thuật:
Văn học và nghệ thuật thế kỉ XVIII - XIX có những ñóng góp cho cuộc ñấu tranh chống chế ñộ
phong kiến và giải phóng nhân dân bị áp bức:
- Ở Pháp, có các nhà Triết học Ánh sáng như Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Rút-xô, kịch liệt lên án chế ñộ
phong kiến lỗi thời, ủng hộ cuộc ñấu tranh của nhân dân.
- Ở Anh, nhà thơ Bai-rơn dùng văn học trào phúng làm vũ khí ñể phê phán những bất trong công xã hội.
- Trong văn học hiện thực phê phán có Ban-dắc (Pháp), ðích-ken (Anh), Gô-gôn và Lép Tôn-xtôi
(Nga), ñã viết nhiều tác phẩm, một mặt lên án chế ñộ bóc lột, mặt khác thông cảm với người dân lao ñộng bị
áp bức, bất công.
- Về âm nhạc, những nhạc sĩ thiên tài như Mô-da (người Áo), Bách và Bét-tô-ven (người ðức), Sô-

panh (người Ba Lan), Trai-cốp-xki (người Nga), ñã cho ra ñời nhiều tác phẩm nổi tiếng phản ánh cuộc
sống chứa chan tình nhân ái, ca ngợi cuộc sống tự do
- Về hội họa, xuất hiện nhiều danh họa gắn bó với quần chúng nhân dân, tiêu biểu là ða-vít, ðơ-la-
croa, Cuốc-bê (Pháp), Gôi-a với nhiều bức tranh phê phán chế ñộ phong kiến và Giáo hội, ca ngợi cuộc
ñấu tranh cách mạng của quần chúng nhân dân

Chủ ñề 3. CHÂU Á THẾ KỈ XVIII - ðẦU THẾ KỈ XX

I. Ấn ðộ thế kỉ XVIII - ñầu thế kỉ XX.
1. Sự xâm lược và chính sách thống trị của Anh:
+ Quá trình thực dân Anh xâm lược Ấn ðộ:
- ðến giữa thế kỉ XIX, thực dân Anh ñã hoàn thành việc xâm lược và áp ñặt ách thống trị ñối với Ấn ðộ.
Hà Danh Hưng – THCS Cấn Hữu


13
- Ấn ðộ trở thành thuộc ñịa quan trọng nhất của thực dân Anh, phải cung cấp ngày càng nhiều lương
thực, nguyên liệu cho chính quốc.
+ Chính sách cai trị của thực dân Anh ñối với Ấn ðộ:
- Về chính trị, thực dân Anh trực tiếp cai trị Ấn ðộ.
- Thực hiện nhiều chính sách ñể củng cố ách thống trị của mình như “chia ñể trị”, khoét sâu sự cách
biệt về chủng tộc, tôn giáo và ñẳng cấp trong xã hội.
2. Phong trào ñấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn ðộ:
a. Khởi nghĩa Xi-pay.
+ Nguyên nhân;
- Do chính sách thống trị hà khắc của thực dân Anh, nhất là chính sách “chia ñể trị”, tìm cách khơi
sâu sự khác biệt về chủng tộc, tôn giáo và ñẳng cấp trong xã hội ñã dẫn ñến mâu thuẫn sâu sắc giữa nhân
dân Ấn ðộ với thực dân Anh.
- Duyên cớ trực tiếp của cuộc khởi nghĩa: do binh lính Xi-pay bất mãn trước việc bọn chỉ huy Anh
bắt giam những người lính có tư tưởng chống ñối.

+ Diễn biiến:
- Ngày 10 - 5 - 1857, hàng vạn lính Xi-pay ñã nổi dậy khởi nghĩa vũ trang chống thực dân Anh.
- Cuộc khởi nghĩa ñã nhận ñược sự hưởng ứng của ñông ñảo nông dân, nhanh chóng lan ra khắp
miền Bắc và một phần miền Trung Ấn ðộ.
- Cuộc khởi nghĩa duy trì khoảng 2 năm (1857 - 1859) thì bị thực dân Anh ñàn áp ñẫm máu.
+ Ý nghĩa:
- Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu cho tinh thần ñấu tranh bất khuất của nhân dân Ấn ðộ chống chủ nghĩa
thực dân, giải phóng dân tộc. Thúc ñẩy phong trào ñấu tranh chống thực dân Anh giành ñộc lập.
b. Phong trào ñấu tranh chống thực dân Anh cuối thế kỉ XIX - ñầu thế kỉ XX.
+ Từ giữa thế kỉ XIX, phong trào ñấu tranh của nông dân, công nhân ñã thức tỉnh ý thức dân tộc của
giai cấp tư sản và tầng lớp trí thức Ấn ðộ.
+ Cuối năm 1885, ðảng Quốc ñại - chính ñảng ñầu tiên của giai cấp tư sản Ấn ðộ ñược thành lập,
ñánh dấu một giai ñoạn mới trong phong trào ñấu tranh giải phóng dân tộc, giai cấp tư sản Ấn ðộ bước lên
vũ ñài chính trị.
+ Trong quá trình hoạt ñộng, ðảng Quốc ñại bị phân hóa thành hai phái, phái “ôn hòa” chủ trương
thỏa hiệp, chỉ yêu cầu Chính phủ Anh tiến hành cải cách, phái “cấp tiến” do Ti-lắc cầm ñầu thì kiên quyết
chống thực dân Anh.
+ Tháng 7 - 1905, chính quyền thực dân Anh thi hành chính sách chia ñôi xứ Ben-gan: miền ðông
của người theo ñạo Hồi, miền Tây của người theo ñạo Ấn. Hành ñộng này như lửa ñổ thêm dầu, khiến nhân
dân Ấn ðộ càng căm phẫn. Nhiều cuộc biểu tình ñã nổ ra rầm rộ.
+ Tháng 6 - 1908, thực dân Anh bắt giam Ti-lắc và kết án ông 6 năm tù. Vụ án Ti-lắc ñã thổi bùng
lên ngọn lửa ñấu tranh mới.
+ Tháng 7 - 1908, công nhân Bom-bay tổ chức nhiều cuộc bãi công chính trị, lập các ñơn vị chiến
ñấu, xây dựng chiến lũy ñể chống quân Anh. Thực dân Anh ñàn áp rất dã man. Các phong trào tuy thất bại
nhưng ñã ñặt cơ sở cho các thắng lợi sau này của nhân dân Ấn ðộ.
II. Trung quốc giữa thế kỉ XIX - ñầu thế kỉ XX.
1. Trung Quốc bị các nước ñế quốc xâu xé.
+ Trung Quốc là một quốc gia rộng lớn, ñông dân, có nhiều tài nguyên khoáng sản, sớm trở thành
mục tiêu xâm lược của các nước ñế quốc.
+ Từ năm 1840 ñến năm 1842, thực dân Anh ñã tiến hành cuộc Chiến tranh thuốc phiện, mở ñầu

quá trình xâm lược Trung Quốc, từng bước biến Trung Quốc từ một nước PK ñộc lập thành nước nửa thuộc
ñịa, nửa PK.
Hà Danh Hưng – THCS Cấn Hữu


14
+ Sau Chiến tranh thuốc phiện, các nước ñế quốc từng bước xâu xé Trung Quốc. ðến cuối thế kỉ
XIX, ðức chiếm vùng Sơn ðông; Anh chiếm vùng châu thổ sông Dương Tử; Pháp chiếm vùng Vân Nam,
Quảng Tây, Quảng ðông; Nga, Nhật chiếm vùng ðông Bắc
2. Phong trào ñấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỉ XIX - ñầu thế kỉ XX.
+ Trước sự xâm lược của các nước ñế quốc và thái ñộ thỏa hiệp của triều ñình Mãn Thanh, nhân dân Trung
Quốc ñã ñứmg dậy ñấu tranh. Tiêu biểu là phong trào nông dân Thái bình Thiên quốc do Hồng Tú Toàn lãnh ñạo
(1851 - 1864).
+ Năm 1898, cuộc vận ñộng Duy tân do hai nhà nho yêu nước - Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu
khởi xướng, ñược vua Quang Tự ủng hộ, kéo dài hơn 100 ngày, nhưng cuối cùng bị thất bại vì Từ Hi Thái Hậu
làm chính biến
+ Cuối thế kỉ XIX - ñầu thế kỉ XX, phong trào nông dân Nghĩa Hòa ñoàn nêu cao khẩu hiệu chống
ñế quốc, ñược nhân dân nhiều nơi hưởng ứng. Cuối cùng cũng thất bại vì thiếu vũ khí và bị triều ñình phản
bội.
3. Cách mạng Tân Hợi (1911).
+ Về Tôn Trung Sơn và học thuyết Tam dân:
- Giai cấp tư sản Trung Quốc ra ñời vào cuối thế kỉ XIX và ñã lớn mạnh rất nhiều vào ñầu thế kỉ XX.
Do bị tư bản nước ngoài chèn ép, giai cấp tư sản Trung Quốc ñã bước lên vũ ñài chính trị và thành lập các tổ
chức riêng của mình. Tôn Trung Sơn là ñại biểu ưu tú và là lãnh tụ của phong trào cách mạng theo khuynh
hướng dân chủ tư sản ở Trung Quốc.
- Tháng 8 - 1905, Tôn Trung Sơn cùng với các ñồng chí của ông ñã thành lập Trung Quốc ðồng minh
hội - chính ñảng của giai cấp tư sản Trung Quốc, ñề ra học thuyết Tam dân (Dân tộc ñộc lập, Dân quyền tự do,
Dân sinh hạnh phúc) nhằm “ñánh ñổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc”.
+ Nguyên nhân bùng nổ cách mạng:
- Ngày 9 - 5 - 1911, chính quyền Mãn Thanh ra sắc lệnh “Quốc hữu hóa ñường sắt”, thực chất là

trao quyền kinh doanh ñường sắt cho các nước ñế quốc, bán rẻ quyền lợi dân tộc. Sự kiện này ñã châm ngòi
cho cách mạng Tân Hợi bùng nổ.
+ Diễn biến:
- Ngày 10 - 10 - 1911, cách mạng Tân Hợi bùng nổ và giành thắng lợi tại Vũ Xương, sau ñó lan sang
tất cả các tỉnh miền Nam và miền Trung của Trung Quốc.
- Ngày 29 - 12 - 1911, Chính phủ lâm thời tuyên bố thành lập Trung Hoa Dân quốc và bầu Tôn
Trung Sơn làm Tổng thống.
- Tôn Trung Sơn ñã mắc sai lầm là thương lượng với Viên Thế Khải (quan ñại thần của nhà Thanh),
ñồng ý nhường cho ông ta lên làm Tổng thống (2 - 1912). Cách mạng coi như chấm dứt.
+ Ý nghĩa:
- Cách mạng Tân Hợi là một cuộc cách mạng dân chủ tư sản, ñã lật ñổ chế ñộ phong kiến chuyên chế
Mãn Thanh, thành lập Trung Hoa Dân quốc, tạo ñiều kiện cho nền kinh tế TBCN ở Trung Quốc phát triển.
- Cách mạng Tân Hợi có ảnh hưởng lớn ñến phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, trong ñó có
Việt Nam.
- Tuy nhiên, cách mạng còn nhiều hạn chế, ñó là không nêu vấn ñề ñánh ñuổi ñế quốc, không tích
cực chống phong kiến ñến cùng, không giải quyết ñược vấn ñề ruộng ñất cho nông dân.
III. Các nước ðông Nam Á cuối thế kỉ XIX - ñầu thế kỉ XX.
1. Quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân ở ðông Nam Á.
+ ðông Nam Á là một khu vực có vị trí ñịa lí quan trọng, giàu tài nguyên, chế ñộ PK lại ñang lâm
vào khủng hoảng, suy yếu nên không tránh khỏi bị các nước phương Tây nhòm ngó, xâm lược.
+ Từ nửa sau thế kỉ XIX, tư bản phương Tây ñẩy mạnh xâm lược ðông Nam Á: Anh chiếm Mã Lai,
Miến ðiện; Pháp chiếm Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia; Tây Ban Nha, rồi Mĩ chiếm Phi-líp-pin; Hà Lan và
Bồ ðào Nha chiếm In-ñô-nê-xi-a.
Hà Danh Hưng – THCS Cấn Hữu


15
+ Xiêm (nay là Thái Lan) là nước duy nhất ở ðông Nam Á vẫn còn giữ ñược ñộc lập, nhưng cũng
trở thành “vùng ñệm” của tư bản Anh và Pháp.
2. Phong trào ñấu tranh giải phóng dân tộc ở khu vực ðông Nam Á.

+ Ngay từ khi thực dân phương Tây nổ súng xâm lược, nhân dân ðông Nam Á ñã nổi dậy ñấu tranh
ñể bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, do thế lực ñế quốc mạnh, chính quyền PK ở nhiều nước lại không kiên quyết
ñánh giặc tới cùng, nên bọn thực dân ñã hoàn thành xâm lược, áp dụng chính sách “chia ñể trị” ñể cai trị, vơ
vét của cải của nhân dân.
+ Chính sách cai trị của chính quyền thực dân càng làm cho mâu thuẫn dân tộc ở các nước ðông
Nam Á thêm gay gắt, hàng loạt phong trào ñấu tranh nổ ra:
- Ở In-ñô-nê-xi-a, từ cuối thế kỉ XIX, nhiều tổ chức yêu nước của trí thức tư sản tiến bộ ra ñời. Năm
1905, các tổ chức công ñoàn thành lập và bắt ñầu quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác, chuẩn bị cho sự ra
ñời của ðảng Cộng sản (1920).
- Ở Phi-líp-pin, cuộc cách mạng 1896 - 1898, do giai cấp tư sản lãnh ñạo chống lại thực dân Tây
Ban Nha giành thắng lợi, dẫn tới sự thành lập nước Cộng hòa Phi-líp-pin, nhưng ngay sau ñó lại bị ñế quốc
Mĩ thôn tính.
- Ở Cam-pu-chia, có cuộc khởi nghĩa của A-cha Xoa lãnh ñạo ở Ta-keo (1863 - 1866), tiếp ñó là
khởi nghĩa của nhà sư Pu-côm-bô (1866 - 1867), có liên kết với nhân dân Việt Nam gây cho Pháp nhiều khó
khăn.
- Ở Lào, năm 1901, Pha-ca-ñuốc lãnh ñạo nhân dân Xa-van-na-khét tiến hành cuộc ñấu tranh vũ
trang. Cũng năm ñó, cuộc khởi nghĩa ở cao nguyên Bô-lô-ven bùng nổ, lan sang cả Việt Nam, gây khó khăn
cho thực dân Pháp trong quá trình cai trị, ñến năm 1907 mới bị dập tắt.
- Ở Việt Nam, sau khi triều ñình Huế ñầu hàng, phong trào Cần vương nổ ra và quy tụ thành nhiều
cuộc khởi nghĩa lớn (1885 - 1896). Phong trào nông dân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh ñạo, kéo dài
tới 30 năm (1884 - 1913) cũng gây nhiều khó khăn cho thực dân Pháp.
+ Nhận xét chung: Phong trào ñấu tranh giải phóng dân tộc ở khu vực ðông Nam Á ñã nổ ra ngay
sau khi thực dân phương Tây xâm lược một cách mạnh mẽ, liên tục với một tinh thần anh dũng và lực lượng
quần chúng nhân dân (chủ yếu là công nhân và nông dân) tham gia ñông ñảo. Nhưng cuối cùng, các phong
trào ñều thất bại vì chưa có ñường lối cứu nước ñúng ñắn.
IV. Nhật Bản giữa thế kỉ XIX - ñầu thế kỉ XX.
1. Trình bày nội dung chính và ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị.
+ ðến giữa thế kỉ XIX, chế ñộ PK Nhật Bản lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, trong
khi ñó các nước tư bản phương Tây, ñi ñầu là Mĩ ra sức tìm cách xâm nhập vào nước này.
+ ðầu năm 1868, Thiên hoàng Minh Trị ñã tiến hành một loạt cải cách tiến bộ:

- Về chính trị: xác lập quyền thống trị của tầng lớp quý tộc tư sản; ban hành Hiến pháp 1889, thiết
lập chế ñộ quân chủ lập hiến.
- Về kinh tế: thống nhất thị trường, tiền tệ, phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng
cơ sở hạ tầng, ñường sá, cầu cống
- Về quân sự: tổ chức và huấn luyện quân ñội theo kiểu phương Tây, thực hiện chế ñộ nghĩa vụ quân
sự, phát triển kinh tế quốc phòng.
- Về giáo dục: thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật, cử học
sinh ưu tú du học phương Tây.
+ Ý nghĩa: nhờ những cải cách toàn diện và ñồng bộ, ñến cuối thế kỉ XIX - ñầu thế kỉ XX, Nhật Bản
ñã trở thành một nước tư bản công nghiệp.
2. Nhật Bản chuyển sang giai ñoạn ñế quốc chủ nghĩa.
+ Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Nhật Bản dẫn tới sự ra ñời các công ti ñộc quyền như
Mít-xưi, Mít-su-bi-si lũng ñoạn và chi phối toàn bộ nền kinh tế, chính trị Nhật Bản.
Hà Danh Hưng – THCS Cấn Hữu


16
+ Sự phát triển kinh tế ñã tạo ra sức mạnh về quân sự, chính trị ở Nhật Bản. Giới cầm quyền ñã thi
hành chính sách xâm lược hiếu chiến bằng việc phát ñộng hàng loạt cuộc chiến tranh: ðài Loan, Trung
Quốc, Nga, Triều Tiên Nhật Bản trở thành nước “ñế quốc phong kiến quân phiệt”.
+ Phong trào ñấu tranh của quần chúng nhân dân trong nước (chủ yếu là giai cấp công nhân vẫn phát
triển) dẫn tới sự thành lập ðảng Xã hội dân chủ Nhật Bản.

Chủ ñề 4. CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 - 1918)

1. Nguyên nhân dẫn ñến Chiến tranh thế giới thứ nhất.
+ Vào cuối thế kỉ XIX - ñầu thế kỉ XX, sự phát triển không ñồng ñều giữa các nước tư bản về kinh tế
và chính trị ñã làm thay ñổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước ñế quốc. Mâu thuẫn về vấn ñề thuộc ñịa
ñã dẫn tới các cuộc chiến tranh ñế quốc ñầu tiên như: chiến tranh Mĩ - Tây Ban Nha (1898); chiến tranh Anh
- Bô-ơ (1899 - 1902); chiến tranh Nga - Nhật (1904 - 1905).

+ ðể chuẩn bị cho cuộc chiến tranh nhằm tranh giành thị trường, thuộc ñịa, các nước ñế quốc ñã thành
lập hai khối quân sự ñối lập: khối Liên minh gồm ðức - Áo - Hung (1882) và khối Hiệp ước của Anh - Pháp -
Nga (1907). Cả hai khối ñều tích cực chạy ñua vũ trang nhằm tranh nhau làm bá chủ thế giới.
Như vậy, do sự phát triển không ñồng ñều giữa các nước ñế quốc vào cuối thế kỉ XIX - ñầu thế kỉ XX ñã
dẫn tới mâu thuẫn về vấn ñề thuộc ñịa là nguyên nhân sâu xa của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.
2. Diễn biến của chiến tranh.
+ Giai ñoạn thứ nhất (1914 - 1916):
- Sau sự kiện Thái tử Áo - Hung bị một người Xéc-bi ám sát (ngày 28 - 6 -1914), từ ngày 1 ñến ngày
3 - 8, ðức tuyên chiến với Nga và Pháp. Ngày 4 - 8, Anh tuyên chiến với ðức. Chiến tranh thế giới thứ nhất
bùng nổ.
- Giai ñoạn này, ðức tập trung lực lượng ñánh phía Tây nhằm thôn tính nước Pháp. Song nhờ có
Nga tấn công quân ðức ở phía ðông, nên Pháp ñược cứu nguy. Từ năm 1916, chiến tranh chuyển sang thế
cầm cự ñối với cả hai phe.
+ Giai ñoạn thứ hai (1917 - 1918):
- Tháng 2 - 1917, Cách mạng tháng Hai diễn ra ở Nga, buộc Mĩ phải sớm nhảy vào tham chiến và
ñứng về phe Hiệp ước (4 - 1917), vì thế phe Liên minh liên tiếp bị thất bại.
- Từ cuối năm 1917, phe Hiệp ước liên tiếp mở các cuộc tấn công làm cho ñồng minh của ðức lần lượt
ñầu hàng.
- Ngày 11 - 11 - 1918, ðức ñầu hàng ñồng minh vô ñiều kiện. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc
với sự thất bại của phe Liên minh.
3. Kết cục của Chiến tranh thế giới thứ nhất.
+ Chiến tranh ñã gây nên nhiều thảm họa cho nhân loại: 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị
thương, nhiều thành phố, làng mạc, ñường sá bị phá hủy, chi phí cho chiến tranh lên tới 85 tỉ ñôla.
+ Chiến tranh chỉ ñem lại lợi ích cho các nước ñế quốc thắng trận, nhất là Mĩ. Bản ñồ chính trị thế
giới ñã bị chia lại: ðức mất hết thuộc ñịa; Anh, Pháp và Mĩ ñược mở rộng thêm thuộc ñịa của mình.
+ Tuy nhiên, vào giai ñoạn cuối của chiến tranh, phong trào cách mạng thế giới tiếp tục phát triển,
ñặc biệt là sự bùng nổ và thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga.

LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ðẠI
(Phần từ năm 1917 ñến năm 1945)


Chủ ñề 1
CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917
VÀ CÔNG CUỘC XÂY DỰNG CNXH Ở LIÊN XÔ (1921 - 1941)

Hà Danh Hưng – THCS Cấn Hữu


17
I. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc ñấu tranh bảo vệ cách mạng.
1. Hai cuộc cách mạng ở nước Nga năm 1917.
a. Tình hình nước Nga trước cách mạng.
+ Nước Nga là một ñế quốc quân chủ chuyên chế, ñứng ñầu là Nga hoàng Ni-cô-lai II.
+ Nga hoàng tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất ñã gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho ñất
nước.
+ Những mâu thuẫn xã hội trở nên hết sức gay gắt, phong trào phản chiến lan rộng khắp nơi ñòi lật ñổ
Nga hoàng.
b. Cách mạng tháng Hai năm 1917.
+ Mở ñầu là cuộc biểu tình ngày 23 - 2 (8 - 3 theo Công lịch) của 9 vạn nữ công nhân ở Pê-tơ-rô-
grát. ba ngày sau, tổng bãi công bao trùm khắp thành phố, biến thành khởi nghĩa vũ trang, nhất là ñược sự
hưởng ứng của binh lính. Cuộc khởi nghĩa thắng lợi. Chế ñộ quân chủ chuyên chế bị lật ñổ, nước Nga ñã
trở thành một nước cộng hòa.
+ Phong trào cách mạng diễn ra trong cả nước, các Xô viết ñại biểu của công nhân, nông dân và binh lính
ñược thành lập. Cùng lúc, giai cấp tư sản lập ra Chính phủ lâm thời nhằm giành lại chính quyền từ các Xô viết.
ðó là tình trạng hai chính quyền song song tồn tại với những ñường lối chính trị khác nhau.
c. Cách mạng tháng Mười năm 1917.
+ Trước tình hình phức tạp ñó, Lê-nin và ðảng Bôn-sê-vích chủ trương tiếp tục làm cách mạng, lôi
cuốn ñông ñảo quần chúng công nhân và nông dân, dùng bạo lực lật ñổ Chính phủ lâm thời, chấm dứt tình
trạng hai chính quyền song song tồn tại, giành chính quyền về tay các Xô viết. Trong khi ñó, Chính phủ lâm
thời của giai cấp tư sản lại xem cuộc cách mạng ñã thành công, tiếp tục theo ñuổi cuộc chiến tranh ñế quốc.

+ Tới ñầu tháng 10, không khí cách mạng bao trùm cả nước. Lê-nin từ Phần Lan bí mật trở về Pê-
tơ-rô-grát ñể trực tiếp lãnh ñạo cuộc cách mạng. ðêm 24 - 10 (6 - 11), cuộc khởi nghĩa bùng nổ, quân
cách mạng ñã làm chủ toàn bộ thành phố. ðêm 25 - 10 (7 - 11), Cung ñiện Mùa ðông, nơi ẩn náu cuối
cùng của Chính phủ lâm thời bị ñánh chiếm. Chính phủ lâm thời sụp ñổ.
2. Cuộc ñấu tranh xây dựng và bảo vệ thành quả cách mạng. Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng
tháng Mười Nga năm 1917.
a. Xây dựng Chính quyền Xô viết.
+ Ngay trong ñêm thắng lợi ñầu tiên của cách mạng 25 - 10 (7 - 11), ðại hội Xô viết toàn Nga lần thứ
hai ñã tuyên bố thành lập Chính quyền Xô viết do Lê-nin ñứng ñầu và thông qua hai sắc lệnh ñầu tiên của
Nhà nước công nông: Sắc lệnh hòa bình và Sắc lệnh ruộng ñất. Sắc lệnh hòa bình ñã ñáp ứng lòng mong
mỏi hòa bình, chán ghét chiến tranh ñế quốc phi nghĩa của toàn thể dân tộc Nga. Sắc lệnh ruộng ñất ñã ñem
lại hơn 150 triệu héc-ta ruộng ñất tịch thu của ñịa chủ trao cho nông dân.
+ Chính quyền Xô viết tuyên bố xóa bỏ các ñẳng cấp xã hội và những ñặc quyền của Giáo hội; thực
hiện các quyền tự do dân chủ và quyền dân tộc tự quyết; nhà nước nắm các ngành kinh tế then chốt như
ngân hàng, ngoại thương , trao cho công nhân quyền kiểm soát sản xuất.
+ ðể nhanh chóng rút ra khỏi cuộc chiến tranh ñế quốc, Chính quyền Xô viết ñã kí Hòa ước Brét Li-
tốp với ðức vào ñầu tháng 3 - 1918. Tuy phải chịu những ñiều kiện hết sức nặng nề, song hòa ước ñã
mang lại cho nước Nga thời gian hòa bình ñể củng cố chính quyền, xây dựng lực lượng và phát triển kinh
tế.
b. Chống thù trong giặc ngoài.
+ Năm 1918, quân ñội 14 nước ñế quốc ñã câu kết với bọn phản cách mạng trong nước mở cuộc tấn
công vũ trang vào nước Nga Xô viết. Cuộc chiến kéo dài ba năm (1918 - 1920).
+ Trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn gian khổ, Chính quyền Xô viết ñã thi hành Chính sách cộng sản
thời chiến với việc nhà nước nắm ñộc quyền các ngành công nghiệp và việc thu mua lúa mì cũng như phân
phối lương thực, thi hành chế ñộ lao ñộng bắt buộc
+ Tới cuối năm 1920, nước Nga Xô viết ñã ñánh thắng thù trong giặc ngoài.
c. Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga.
Hà Danh Hưng – THCS Cấn Hữu



18
+ Cách mạng tháng Mười ñã làm thay ñổi hoàn toàn vận mệnh nước Nga. Lần ñầu tiên, những người lao
ñộng lên nắm chính quyền, xây dựng chế ñộ xã hội mới - chế ñộ XHCN trên một ñất nước rộng lớn.
+ Cách mạng tháng Mười ñã dẫn ñến những thay ñổi to lớn trên thế giới, cổ vũ mạnh mẽ và tạo ra
những ñiều kiện thuận lợi cho cuộc ñấu tranh giải phóng của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên
toàn thế giới.
II. Liên Xô xây dựng CNXH (1921 - 1941).
1. Chính sách kinh tế mới và công cuộc khôi phục kinh tế (1921 - 1925).
+ Năm 1921, nước Nga Xô viết bước vào thời kì hòa bình, xây dựng ñất nước. Bảy năm chiến tranh
và nội chiến (1914 - 1921) ñã tàn phá nặng nề hầu hết mọi lĩnh vực của nền kinh tế - công nghiệp, nông
nghiệp và thương mại. ðất nước còn lâm vào nạn ñói trầm trọng và sự chống phá ñiên cuồng của các thế lực
phản cách mạng.
+ Trong tình hình ấy, tháng 3 - 1921, nước Nga Xô viết ñã thực hiện Chính sách kinh tế mới do Lê-nin
ñề xướng. Nội dung quan trọng của Chính sách kinh tế mới là thay thế chế ñộ trưng thu lương thực thừa
bằng chế ñộ thu thuế lương thực (hiện vật); ñồng thời thực hiện tự do buôn bán, cho phép tư nhân ñược mở
các xí nghiệp nhỏ Chính sách kinh tế mới ñã thu ñược kết quả tốt ñẹp: nông nghiệp và các ngành kinh tế
khác ñược phục hồi và phát triển, ñời sống nhân dân ñược cải thiện.
+ Tháng 12 - 1922, Liên Bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô) ñược thành lập trên cơ sở
tự nguyện và bình ñẳng giữa các dân tộc, nhằm củng cố sự liên minh và giúp ñỡ lẫn nhau giữa các nước
cộng hòa trong công cuộc bảo vệ và phát triển Liên bang Xô viết.
2. Công cuộc xây dựng CNXH ở Liên xô (1925 - 1941).
+ Sau khi khôi phục kinh tế, Liên Xô vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu so với các nước tư bản
phương Tây. Vì vậy, ñể xây dựng thành công CNXH, Liên Xô ñã tiến hành công cuộc công nghiệp hóa
XHCN theo ñường lối ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, mà trọng tâm là ngành công nghiệp chế tạo máy
móc và công nghiệp năng lượng. Cùng với nhiệm vụ công nghiệp hóa, nhân dân Liên Xô tiến hành công
cuộc tập thể hóa nông nghiệp, thu hút nông dân tham gia vào các nông trang tập thể.
+ Bằng hai kế hoạch 5 năm - kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1928 - 1932) và kế hoạch 5 năm lần thứ hai
(1933 - 1937), Liên Xô ñã giành ñược những thắng lợi to lớn trong công cuộc xây dựng CNXH: trở thành
nước công nghiệp hóa XHCN với sản lượng công nghiệp ñứng ñầu châu Âu, ñứng thứ hai trên thế giới (sau
Mĩ); ñã tiến hành tập thể hóa nông nghiệp, có quy mô sản xuất lớn và ñược cơ giới hóa.

+ Về văn hóa - giáo dục, Liên Xô ñã thanh toán nạn mù chữ, phát triển hệ thống giáo dục quốc dân,
ñạt nhiều thành tựu rực rỡ về khoa học - kĩ thuật và văn hóa - nghệ thuật.
+ Về xã hội, các giai cấp bóc lột ñã bị xóa bỏ, chỉ còn lại hai giai cấp công nhân, nông dân và tầng lớp
trí thức XHCN. Từ tháng 6 - 1941, trước cuộc tấn công xâm lược của phát xít ðức, nhân dân Liên Xô phải
ngừng việc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ ba (1937 - 1941).

Chủ ñề 2.
CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MĨ GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 - 1939)

I. Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới.
1. Châu Âu trong những năm 1918 - 1929.
a. Những nét chung:
+ Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, tình hình châu Âu có nhiều biến ñổi:
- Một số quốc gia mới ñã ra ñời từ sự tan vỡ của ñế quốc Áo - Hung và bại trận của nước ðức.
- Hầu hết các nước châu Âu, kể cả thắng trận và thua trận, ñều bị suy sụp về kinh tế (nước Pháp có tới
1,4 triệu người chết, nước ðức với 1,7 triệu người chết và mất toàn bộ thuộc ñịa ).
- Một cao trào cách mạng ñã bùng nổ ở các nước châu Âu, nền thống trị của giai cấp tư sản bị chấn
ñộng dữ dội, có nơi khủng hoảng trầm trọng.
Hà Danh Hưng – THCS Cấn Hữu


19
- Trong những năm 1924 - 1929, các nước tư bản châu Âu trở lại sự ổn ñịnh về chính trị, phục hồi và
phát triển kinh tế.
b. Cao trào cách mạng 1918 - 1923 và sự thành lập Quốc tế Cộng sản:
+ Trong những năm 1918 - 1923, do hậu quả của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất và ảnh hưởng của
Cách mạng tháng Mười Nga, một cao trào cách mạng ñã bùng nổ ở khắp các nước châu Âu, từ Anh, Pháp
qua ðức, Hung-ga-ri ñến Tiệp Khắc, Ba Lan Nước ðức là một trong những nơi tiêu biểu nhất. Ngày 9 -
11 - 1918, tổng ñình công nổ ra ở Béc-lin, sau chuyển thành khởi nghĩa vũ trang của công nhân và nhân dân
thủ ñô. Chế ñộ quân chủ bị lật ñổ, nhưng giai cấp tư sản ñã giành mọi thành quả cách mạng, thiết lập chế ñộ

cộng hòa tư sản ở ðức.
+ Từ cao trào cách mạng, nhiều ñảng Cộng sản ñã ñược thành lập như ở Hung-ga-ri, ðức, Pháp , ñòi
hỏi phải có một tổ chức quốc tế ñể chỉ ñạo phong trào cách mạng thế giới. Vì vậy, ñầu tháng 3 - 1919, tại
Mát-xcơ-va, Quốc tế Cộng sản ñã ñược thành lập với những cố gắng của Lê-nin và những người cộng sản
Nga. Quốc tế Cộng sản ñã hoạt ñộng tích cực từ năm 1919 ñến năm 1943, có công lao to lớn trong việc
thống nhất và phát triển phong trào cách mạng thế giới.
2. Châu Âu trong những năm 1929 - 1939.
a. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) và những hậu quả:
+ Tháng 10 - 1929, cuộc khủng hoảng kinh tế bùng nổ trong thế giới tư bản. ðây là cuộc khủng hoảng
trầm trọng, kéo dài, có sức tàn phá chưa từng thấy ñã ñẩy lùi mức sản xuất hàng chục năm, hàng chục triệu
công nhân thất nghiệp, hàng trăm triệu người rơi vào tình trạng ñói khổ.
+ ðể thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng, một số nước tư bản như Anh, Pháp tiến hành những cải cách
kinh tế, xã hội ; một số nước khác như ðức, I-ta-li-a, Nhật Bản ñã tiến hành phát xít hóa chế ñộ thống trị
(thủ tiêu mọi quyền tự do dân chủ, thiết lập chế ñộ khủng bố công khai) và phát ñộng chiến tranh ñể phân
chia lại thế giới.
Chế ñộ phát xít: Hình thức chuyên chính của bọn tư bản, ñế quốc phản ñộng nhất, hiếu chiến nhất,
chủ trương thủ tiêu mọi quyền tự do cơ bản của con người, khủng bố, ñàn áp tàn bạo nhân dân, gây chiến
tranh xâm lược ñể thống trị thế giới.
b. Phong trào Mặt trận nhân dân chống chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh:
+ Từ ñầu những năm 30 của thế kỉ XX, trước nguy cơ của chủ nghĩa phát xít và chiến tranh, một cao
trào cách mạng ñã bùng nổ.
+ Dưới sự chỉ ñạo của Quốc tế Cộng sản, Mặt trận nhân dân ñã ñược thành lập ở nhiều nước, nhằm
ñoàn kết lực lượng chống chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh, tiêu biểu là ở Pháp.
+ Trong cuộc bầu cử tháng 5 - 1936, Mặt trận nhân dân Pháp giành ñược thắng lợi và ñã thành lập
Chính phủ của Mặt trận với việc thi hành một số chính sách tiến bộ trong những năm 1936 - 1939
II. Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939).
1. Nước Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX.
+ Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, trong những năm 20, nước Mĩ bước vào thời kì phồn vinh, trở
thành trung tâm kinh tế và tài chính số một của thế giới.
+ Năm 1928, Mĩ chiếm 48% tổng sản lượng công nghiệp thế giới, ñứng ñầu thế giới về nhiều ngành

công nghiệp như xe hơi, dầu mỏ, thép và nắm 60 % dự trữ vàng của thế giới.
+ Nước Mĩ chú trọng cải tiến kĩ thuật, thực hiện phương pháp sản xuất dây chuyền nhằm nâng cao
năng suất và tăng cường ñộ lao ñộng của công nhân.
+ Do bị áp bức bóc lột và nạn phân biệt chủng tộc, phong trào công nhân phát triển ở nhiều bang trong
nước. Tháng 5 - 1921, ðảng Cộng sản Mĩ thành lập, ñánh dấu sự phát triển của phong trào công nhân Mĩ.
2. Nước Mĩ trong những năm 1929 - 1939.
+ Cuối tháng 10 - 1929, nước Mĩ lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế chưa từng thấy. Nền kinh tế - tài
chính Mĩ bị chấn ñộng dữ dội.
+ Năm 1932, sản xuất công nghiệp giảm 2 lần so với năm 1929, khoảng 75 % chủ trang trại bị phá
sản. Hàng chục triệu người thất nghiệp.
Hà Danh Hưng – THCS Cấn Hữu


20
+ Các mâu thuẫn xã hội trở nên hết sức gay gắt, ñã dẫn tới các cuộc biểu tình, tuần hành diễn ra sôi nổi
trong cả nước.
+ ðể ñưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng, Tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven ñã ñưa ra Chính sách mới. Chính sách
mới bao gồm các ñạo luật về phục hưng công nghiệp, nông nghiệp và ngân hàng nhằm giải quyết nạn thất nghiệp,
phục hồi sự phát triển của các ngành kinh tế - tài chính và ñặt dưới sự kiểm soát của Nhà nước.
+ Các biện pháp của Chính sách mới ñã góp phần giải quyết những khó khăn của nền kinh tế, ñưa
nước Mĩ thoát dần khỏi khủng hoảng.
Chủ ñề 3.
CHÂU Á GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 - 1939)

I. Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới.
1. Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
+ Nhật Bản hầu như không tham gia chiến trận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, nhưng ñã thu ñược
nhiều lợi, nhất là về kinh tế (sản lượng công nghiệp tăng 5 lần). Nhưng ngay sau chiến tranh, kinh tế Nhật Bản
ngày càng gặp khó khăn, nông nghiệp vẫn lạc hậu, không có gì thay ñổi so với công nghiệp.
+ Giá gạo tăng cao, ñời sống nông dân rất khó khăn. Vì vậy, năm 1918, “cuộc bạo ñộng lúa gạo” ñã

nổ ra, lôi cuốn tới 10 triệu người tham gia.
+ Phong trào bãi công diễn ra sôi nổi; tháng 7 - 1922, ðảng Cộng sản Nhật Bản thành lập và trở thành
lực lượng lãnh ñạo phong trào công nhân.
+ Năm 1927, Nhật Bản lại lâm vào cuộc khủng hoảng tài chính, chấm dứt sự phục hồi ngắn ngủi của
nền kinh tế nước này.
2. Nhật Bản trong những năm 1929 - 1933.
+ Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 ñã giáng một ñòn nặng nề vào nền kinh tế Nhật Bản (sản
lượng công nghiệp giảm tới 1/3). Giới cầm quyền Nhật Bản chủ trương quân sự hóa ñất nước, phát ñộng
chiến tranh xâm lược ñể thoát khỏi khủng hoảng.
+ Tháng 9 - 1931, Nhật Bản tấn công vùng ðông Bắc Trung Quốc, dẫn tới việc hình thành lò lửa
chiến tranh ñầu tiên trên thế giới.
+ Trong thập niên 30, ở Nhật Bản ñã diễn ra quá trình thiết lập chế ñộ phát xít với việc sử dụng triệt ñể
bộ máy quân sự và cảnh sát của chế ñộ quân chủ chuyên chế Nhật Bản.
+ Giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân, kể cả binh sĩ, ñã tiến hành cuộc ñấu tranh mạnh mẽ,
góp phần làm chậm lại quá trình phát xít hóa ở Nhật Bản.
II. Phong trào ñộc lập dân tộc ở châu Á (1918 - 1939).
1. Những nét chung về phong trào ñộc lập dân tộc ở châu Á. Cách mạng Trung Quốc trong
những năm 1919 - 1939.
a. Những nét chung:
+ Từ sau Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào giải
phóng dân tộc ở châu Á ñã bước sang thời kì phát triển mới. Phong trào diễn ra mạnh mẽ và lan rộng ở
nhiều khu vực của lục ñịa châu Á rộng lớn, tiêu biểu là phong trào ñấu tranh ở Trung Quốc, Ấn ðộ, Việt
Nam và In-ñô-nê-xi-a. ðó là:
- Phong trào Ngũ tứ năm 1919 ở Trung Quốc.
- Cuộc cách mạng nhân dân ở Mông Cổ ñưa tới việc thành lập Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Mông
Cổ.
- Phong trào ñấu tranh của nhân dân Ấn ðộ dưới sự lãnh ñạo của ðảng Quốc ñại do M. Gan-ñi ñứng
ñầu.
- Thắng lợi của cuộc chiến tranh giải phóng ở Thổ Nhĩ Kì (1919 - 1922) ñưa tới việc thành lập nước
Cộng hòa Thổ Nhĩ kì Trong cao trào ñấu tranh giải phóng, giai cấp công nhân ñã tích cực tham gia và

nhiều ðảng Cộng sản ñã ñược thành lập như ở Trung Quốc, In-ñô-nê-xi-a và Việt Nam.
b. Cách mạng Trung Quốc trong những năm 1919 - 1939:
Hà Danh Hưng – THCS Cấn Hữu


21
+ Phong trào Ngũ tứ bùng nổ ngày 4 - 5 - 1919, khởi ñầu là cuộc biểu tình của 3.000 học sinh yêu
nước ở Bắc Kinh chống lại âm mưu xâu xé Trung Quốc của các nước ñế quốc. Phong trào nhanh chóng lan
rộng ra cả nước, lôi cuốn ñông ñảo các tầng lớp nhân dân. Lực lượng chủ yếu của phong trào chuyển từ sinh
viên sang giai cấp công nhân. Phong trào Ngũ tứ ñã mở ñầu cao trào chống ñế quốc, chống phong kiến. Từ
ñó, chủ nghĩa Mác - Lê-nin ñược truyền bá sâu rộng ở Trung Quốc. Từ nhiều nhóm cộng sản, ngày 1 - 7 -
1921, ðảng Cộng sản Trung Quốc ñã ñược thành lập.
+ Trong 10 năm (1926 - 1936), tình hình chính trị Trung Quốc diễn ra nhiều biến ñộng. Trong những
năm 1926 - 1927 là cuộc Chiến tranh Bắc phạt của các lực lượng cách mạng nhằm ñánh ñổ các tập ñoàn
quân phiệt ñang chia nhau thống trị nhiều vùng trong nước. Sau ñó, trong những năm 1927 - 1937, diễn ra
cuộc nội chiến giữa Quốc dân ñảng - Tưởng Giới Thạch và ðảng Cộng sản Trung Quốc.
+ Tháng 7 - 1937, Nhật Bản phát ñộng cuộc tấn công xâm lược nhằm thôn tính toàn bộ Trung Quốc.
Trước nguy cơ ñó, ðảng Cộng sản Trung Quốc và Quốc dân ñảng ñã ñình chỉ nội chiến, cùng hợp tác
chống Nhật. Cách mạng Trung Quốc chuyển sang thời kì mới: Quốc - Cộng hợp tác, kháng chiến chống
Nhật.
2. Phong trào ñộc lập dân tộc ở ðông Nam Á.
a. Tình hình chung:
+ ðầu thế kỉ XX, hầu hết các nước ðông Nam Á (trừ Xiêm, nay là Thái Lan) ñều là thuộc ñịa của chủ
nghĩa ñế quốc. Sau thất bại của phong trào Cần vương (“phò vua cứu nước”), tầng lớp trí thức mới ở các
nước này chủ trương ñấu tranh giành ñộc lập theo con ñường dân chủ tư sản.
+ Từ những năm 20, nét mới của phong trào cách mạng ở ðông Nam Á là giai cấp vô sản từng bước
trưởng thành và tham gia lãnh ñạo cuộc ñấu tranh. ðó là sự gia tăng số lượng, phát triển và trưởng thành của
giai cấp công nhân sau chính sách khai thác thuộc ñịa của các nước ñế quốc và ảnh hưởng của Cách mạng
tháng Mười Nga.
+ Trong thời kì này, nhiều ñảng cộng sản ñã ra ñời ở nhiều nước ðông Nam Á, như ở In-ñô-nê-xi-a

năm 1920; ở Việt Nam, Mã Lai và Xiêm năm 1930. Dưới sự lãnh ñạo của các ñảng cộng sản, nhiều cuộc
ñấu tranh ñã diễn ra như cuộc khởi nghĩa ở Gia-va, Xu-ma-tơ-ra (1926 - 1927) ở In-ñô-nê-xi-a, phong trào
Xô viết Nghệ - Tĩnh (1930 - 1931) ở Việt Nam.
+ Phong trào dân chủ tư sản ở ðông Nam Á cũng có những bước tiến bộ rõ rệt. Nếu như trước ñây chỉ
mới xuất hiện những nhóm lẻ tẻ thì ñến giai ñoạn này ñã ra ñời những chính ñảng có tổ chức và ảnh hưởng
xã hội rộng lớn như ðảng Dân tộc ở In-ñô-nê-xi-a, phong trào Tha-kin ở Miến ðiện
b. Phong trào ñộc lập dân tộc ở một số nước ðông Nam Á:
+ Ở ðông Dương, cuộc ñấu tranh chống thực dân Pháp ñược tiến hành dưới nhiều hình thức, với sự
tham gia của các tầng lớp nhân dân. ðó là cuộc khởi nghĩa của Ong Kẹo và Com-ma-ñam kéo dài hơn 30
năm ở Lào; phong trào yêu nước theo xu hướng dân chủ tư sản do A-cha Hem Chiêu ñứng ñầu (1930 -
1935) ở Cam-pu-chia.
+ Tại khu vực hải ñảo, ñã diễn ra nhiều phong trào chống thực dân, lôi cuốn hàng triệu người tham gia,
tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa ở hải ñảo Gia-va và Xu-ma-tơ-ra (In-ñô-nê-xi-a) trong những năm 1926 - 1927
dưới sự lãnh ñạo của ðảng Cộng sản In-ñô-nê-xi-a. Sau khi cuộc khởi nghĩa bị ñàn áp, quần chúng ñã ngả
theo phong trào dân tộc tư sản do Xu-các-nô, lãnh tụ của ðảng Dân tộc, ñứng ñầu.
+ Từ năm 1940, khi phát xít Nhật tấn công ñánh chiếm ðông Nam Á, cuộc ñấu tranh giải phóng dân
tộc của nhân dân các nước trong khu vực ñã tập trung vào kẻ thù hung hãn nhất này.

Chủ ñề 4.
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939 - 1945)

I. Nguyên nhân bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ hai.
Hà Danh Hưng – THCS Cấn Hữu


22
+ Những mâu thuẫn vốn có giữa các nước ñế quốc về thị trường và thuộc ñịa lại tiếp tục nảy sinh
sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1939 - 1933) càng làm gay gắt
thêm những mâu thuẫn ñó.
+ Chính sách thù ñịch chống Liên Xô càng thúc ñẩy các nước ñế quốc phát ñộng chiến tranh xâm

lược nhằm xóa bỏ nhà nước XHCN ñầu tiên trên thế giới.
+ Từ những năm 30, ñã hình thành hai khối ñế quốc ñối ñịch nhau với các chính sách ñối ngoại
khác nhau. Với chính sách hiếu chiến xâm lược, các nước phát xít ðức, I-ta-li-a, Nhật Bản chủ trương
nhanh chóng phát ñộng chiến tranh thế giới.
+ Trong khi ñó, các nước Anh, Pháp, Mĩ lại thực hiện ñường lối nhân nhượng, thỏa hiệp với các
nước phát xít, cố làm cho các nước này chĩa mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô. Nhưng với những
tính toán của mình, ðức ñã tiến ñánh các nước tư bản châu Âu trước khi tấn công Liên Xô. Chiến tranh
thế giới thứ hai bùng nổ.
II. Những diễn biến chính của cuộc chiến tranh.
1. Chiến tranh bùng nổ và lan rộng ra toàn thế giới (1 - 9 - 1939 ñến ñầu năm 1943).
+ Trong giai ñoạn ñầu (9 - 1939 ñến 6 - 1941), với chiến lược “chiến tranh chớp nhoáng”, phát xít
ðức ñã ñánh chiếm phần lớn các nước châu Âu. Ngày 22 - 6 - 1941, ðức tấn công và tiến sâu vào lãnh thổ
Liên Xô.
+ Ngày 7 - 12 - 1941, Nhật Bản bất ngờ tập kích hạm ñội Mĩ ở Trân Châu cảng (ñảo Ha-oai). Hạm
ñội Mĩ thất bại nặng nề. Liền sau ñó, Nhật Bản ồ ạt tiến công chiếm vùng ðông Nam Á và một số ñảo ở
Thái Bình Dương.
+ Ở Bắc Phi, quân I-ta-li-a tấn công Ai Cập. Tháng 1 - 1942, khối ðồng minh chống phát xít ñã ñược
hình thành do ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh làm trụ cột.
2. Quân ðồng minh phản công, chiến tranh kết thúc (ñầu năm 1943 ñến tháng 8 - 1945).
+ Chiến thắng của Hồng quân Liên Xô trong chiến dịch phản công ở Xta-lin-grát (2 - 1943) ñã tạo nên
bước ngoặt căn bản của Chiến tranh thế giới thứ hai - quyền chủ ñộng tiến công ñã thuộc về Liên Xô và phe
ðồng minh.
+ Hồng quân Liên Xô và Liên quân Mĩ - Anh ñã liên tiếp mở nhiều cuộc tiến công lớn trên khắp các
mặt trận (tới cuối năm 1944, Hồng quân ñã quét sạch quân ðức ra khỏi lãnh thổ Xô viết, Liên quân Mĩ -
Anh làm chủ Bắc Phi và mở mặt trận thứ hai ở Tây Âu).
+ Hồng quân mở chiến dịch công phá Béc-lin và rạng sáng 9 - 5 - 1945, phát xít ðức ñã phải kí văn
kiện ñầu hàng quân ðồng minh không ñiều kiện. Chiến tranh kết thúc ở châu Âu.
+ Ở mặt trận châu Á - Thái Bình Dương, Liên quân Mĩ - Anh ñã giáng cho không quân và hải quân
Nhật Bản những tổn thất nặng nề trong năm 1943 và năm 1944. Ngày 8 - 8 - 1945, Hồng quân Liên Xô mở
cuộc tấn công và ñã ñánh tan ñội quân Quan ðông tinh nhuệ của Nhật ở ðông Bắc Trung Quốc.

+ Ngày 6 và 9 - 8 - 1945, lần ñầu tiên trong lịch sử, Mĩ ñã ném hai quả bom nguyên tử xuống Hi-
rô-si-ma và Na-ga-xa-ki làm trên 10 vạn người thiệt mạng, hàng chục vạn người bị tàn phế. Ngày 15 - 8
- 1945, Nhật Bản ñầu hàng không ñiều kiện. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
III. Kết cục của Chiến tranh thế giới thứ hai.
+ Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của các nước phát xít ðức, I-ta-
li-a, Nhật Bản. Khối ðồng minh (Liên Xô, Mĩ, Anh) ñã chiến thắng.
+ ðây là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người (60
triệu người chết, 90 triệu người bị tàn tật và những thiệt hại vật chất khổng lồ).
+ Chiến tranh kết thúc ñã dẫn ñến những biến ñổi căn bản của tình hình thế giới.
* Vì sao tính chất của cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai lại thay ñổi khi nhân dân Liên Xô tiến
hành cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc? Vai trò của Liên Xô trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít?
+ Chiến tranh thế giới lần thứ hai nổ ra do mâu thuẫn về quyền lợi giữa các nước ñế quốc (ñó là
cuộc chiến tranh phi nghĩa, phản ñộng, ăn cướp ). Song tính chất của cuộc chiến tranh ñã thay ñổi khi
nhân dân Liên Xô tiến hành cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc. Bởi vì:
Hà Danh Hưng – THCS Cấn Hữu


23
- Cuộc chiến tranh ñã trở thành sự ñối ñầu giữa hai lực lượng, hai phe: phe chính nghĩa (nhân
dân Liên Xô bảo vệ Tổ quốc mình và ñóng vai trò chủ chốt cùng các lực lượng ðồng minh và nhân
loại tiến bộ, góp phần tiêu diệt chủ nghĩa phát xít trên toàn thế giới); phe phi nghĩa (phát xít ðức, I-
ta-li-a, Nhật Bản; những kẻ ñã gây ra chiến tranh nhằm chia lại thế giới).
+ Vai trò của Liên Xô trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít:
- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 ñã làm cho các nước ñế quốc phân chia làm hai
khối ñối ñịch: khối phát xít ðức, I-ta-li-a, Nhật Bản (tìm cách thoát khỏi khủng hoảng bằng con ñường
gây chiến tranh phân chia lại thế giới); khối Anh, Pháp, Mỹ (muốn giữ nguyên trạng thế giới). Cả hai khối
tuy mâu thuẫn gay gắt với nhau nhưng ñều coi Liên Xô là kẻ thù chung cần phải tiêu diệt. Các nước Anh,
Pháp, Mỹ muốn mượn bàn tay của các nước phát xít ñể tiêu diệt Liên Xô; vì thế, họ thực hiện ñường lối
thoả hiệp, nhượng bộ ñể khối phát xít tấn công Liên Xô.
- Khi phát xít ðức tấn công Liên Xô, nhân dân Liên Xô tiến hành kháng chiến bảo vệ Tổ quốc,

Liên Xô ñã ñóng vai trò là lực lượng ñi ñầu và là lực lượng chủ chốt góp phần quyết ñịnh cùng lực lượng
ðồng minh và nhân loại tiến bộ tiêu diệt chủ nghĩa phát xít trên toàn thế giới.

Chủ ñề 5.
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC - KĨ THUẬT VÀ VĂN HÓA THẾ GIỚI
NỬA ðẦU THẾ KỈ XX

I. Sự phát triển của khoa học - kĩ thuật thế giới nửa ñầu thế kỉ XX.
+ Bước vào thế kỉ XX, sau cuộc cách mạng công nghiệp, nhân loại tiếp tục ñạt ñược những thành tựu
rực rỡ về khoa học - kĩ thuật.
+ Các ngành khoa học cơ bản như Hóa học, Sinh học, các khoa học về Trái ðất ñều ñạt ñược những
tiến bộ phi thường, nhất là về Vật lí học với sự ra ñời của lí thuyết nguyên tử hiện ñại, ñặc biệt là thuyết
tương ñối có ảnh hưởng lớn của nhà bác học ðức An-be Anh-xtanh.
+ Nhiều phát minh khoa học cuối thế kỉ XIX - ñầu thế kỉ XX ñã ñược sử dụng như ñiện tín, ñiện thoại,
raña, hàng không, ñiện ảnh Nhờ ñó, cuộc sống vật chất và tinh thần của con người ñã ñược nâng cao rõ rệt.
+ Bên cạnh ñó, cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật cũng tồn tại những mặt trái của nó như: những
thành tựu khoa học - kĩ thuật lại ñược sử dụng ñể sản xuất những vũ khí giết người hàng loạt.
II. Sự hình thành và phát triển nền văn hóa Xô viết.
+ Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 ñã mở ñường cho việc xây dựng một nền văn
hóa mới, ñó là nền văn hóa Xô viết, dựa trên những tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin và kế thừa những
tinh hoa của di sản văn hóa nhân loại.
+ Nền văn hóa Xô viết ñã ñạt ñược những thành tựu to lớn và rực rỡ:
- Xóa bỏ tình trạng mù chữ và nạn thất học, sáng tạo chữ viết cho những dân tộc trước ñây chưa có
chữ viết.
- Phát triển hệ thống giáo dục quốc dân với chế ñộ phổ cập bắt buộc 7 năm, trở thành một ñất nước mà
ña số người dân có trình ñộ văn hóa cao cùng một ñội ngũ trí thức có năng lực sáng tạo.
- Nền khoa học - kĩ thuật Xô viết ñã chiếm lĩnh nhiều ñỉnh cao của khoa học - kĩ thuật thế giới. Nền văn
hóa - nghệ thuật Xô viết ñã có những cống hiến xuất sắc vào kho tàng văn hóa - nghệ thuật nhân loại.

LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1858 ðẾN NĂM 1918


Chủ ñề 1.
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (1858 - 1884)

I. Cuộc kháng chiến từ năm 1858 ñến năm 1873.
1. Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam.
Hà Danh Hưng – THCS Cấn Hữu


24
a. Chiến sự ở ðà Nẵng những năm 1858 - 1859.
+ Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược:
- Từ giữa thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây ñẩy mạnh xâm lược các nước phương ðông ñể mở
rộng thị trường, vơ vét nguyên liệu.
- Việt Nam lại là nước có vị trí ñịa lí thuận lợi, giàu tài nguyên thiên nhiên.
- Chế ñộ phong kiến ở Việt Nam lại ñang ở vào giai ñoạn khủng hoảng, suy yếu.
+ Pháp ñánh ðà Nẵng:
- Lấy cớ bênh vực ñạo Gia-tô, Liên quân Pháp - Tây Ban Nha kéo ñến Việt Nam.
- Ngày 1 - 9 - 1858, quân Pháp nổ súng ñánh ðà Nẵng.
- Quân ta dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương ñã lập phòng tuyến, anh dũng chống trả.
- Sau 5 tháng xâm lược, Pháp chỉ chiếm ñược bán ñảo Sơn Trà. Kế hoạch ñánh nhanh, thắng nhanh
của chúng bước ñầu thất bại.
b. Chiến sự ở Gia ðịnh năm 1859.
+ Ngày 17 - 2 - 1859, Pháp tấn công thành Gia ðịnh, quân triều ñình chống cự yếu ớt rồi tan rã.
+ Ngày 24 - 2 - 1859, Pháp chiếm ñược ðại ñồn Chí Hòa, thừa thắng lần lượt chiếm ba tỉnh miền
ðông và thành Vĩnh Long.
+ Ngày 5 - 6 - 1862, triều ñình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất, thừa nhận quyền cai quản của
Pháp ở ba tỉnh miền ðông Nam Kì và ñảo Côn Lôn
2. Cuộc kháng chiến chống Pháp từ năm 1858 ñến năm 1873.
a. Kháng chiến ở ðà Nẵng và ba tỉnh miền ðông Nam Kì.

+ Tại ðà Nẵng, nhiều toán nghĩa binh nổi dậy phối hợp với quân triều ñình chống Pháp.
+ Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực ñốt cháy tàu Hi Vọng của Pháp trên sông Vàm Cỏ ðông
(10 - 12 - 1861).
+ Khởi nghĩa của Trương ðịnh ở Gò Công làm cho quân Pháp khốn ñốn và gây cho chúng nhiều thiệt
hại.
b. Kháng chiến lan rộng ra ba tỉnh miền Tây.
+ Thái ñộ và hành ñộng của triều ñình Huế trong việc ñể mất ba tỉnh miền Tây:
- Triều ñình ñã ngăn cản phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta ở Nam Kì, ra lệnh bãi
binh
- Do thái ñộ cầu hòa của triều ñình, Pháp ñã chiếm ñược ba tỉnh miền Tây Nam Kì không tốn một viên
ñạn
+ Phong trào ñấu tranh chống Pháp diễn ra dưới nhiều hình thức phong phú:
- Bất hợp tác với giặc, một bộ phận kiên quyết ñấu tranh vũ trang, nhiều trung tâm kháng chiến ra ñời:
ðồng Tháp Mười, Tây Ninh
- Một bộ phận dùng thơ văn lên án thực dân Pháp và tay sai, cổ vũ lòng yêu nước: Phan Văn Trị,
Nguyễn ðình Chiểu, Nguyễn Thông
II. Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873 - 1884).
1. Thực dân Pháp ñánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873).
+ Âm mưu của Pháp ñánh ra Bắc Kì:
- Lợi dụng việc triều ñình nhờ Pháp ñem tàu ra vùng biển Hạ Long ñánh dẹp “hải phỉ”, chúng cho tên
lái buôn ðuy-puy vào gây rối ở Hà Nội.
- Lấy cớ giải quyết vụ ðuy-puy, Pháp cử Gác-ni-ê chỉ huy 200 quân kéo ra Bắc.
+ Diễn biến:
- Ngày 20 - 11 - 1873, quân Pháp nổ súng ñánh và chiếm thành Hà Nội. Từ ñó, chúng nhanh chóng
ñánh chiếm các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Ninh Bình, Nam ðịnh.
2. Kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh ñồng bằng Bắc Kì (1873 - 1874).
+ Khi quân Pháp kéo vào Hà Nội, nhân dân ta anh dũng chống Pháp như trận chiến ñấu ở Ô Thanh Hà
(Quan Chưởng).
Hà Danh Hưng – THCS Cấn Hữu



25
+ Tại các tỉnh ñồng bằng, ở ñâu Pháp cũng vấp phải sự kháng cự của nhân dân ta. Các căn cứ kháng
chiến ñược hình thành ở Thái Bình, Nam ðịnh
+ Ngày 21 - 12 - 1873, quân Pháp bị thất bại ở Cầu Giấy, Gác-ni-ê bị giết.
+ Song triều ñình Huế lại kí Hiệp ước Giáp Tuất (15 - 3 - 1874). Pháp rút quân khỏi Bắc Kì; triều ñình
thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp.
3. Thực dân Pháp ñánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai năm 1882.
+ Âm mưu của Pháp:
- Sau Hiệp ước 1874, Pháp quyết tâm chiếm bằng ñược Bắc Kì, biến nước ta thành thuộc ñịa.
- Lấy cớ triều ñình Huế vi phạm Hiệp ước năm 1874, tiếp tục giao thiệp với nhà Thanh, Pháp ñem
quân xâm lược Bắc Kì lần thứ hai.
+ Diễn biến:
- Ngày 3 - 4 - 1882, quân Pháp do Ri-vi-e chỉ huy ñã kéo ra Hà Nội khiêu khích.
- Ngày 25 - 4 - 1882, Ri-vi-e gửi tối hậu thư cho Tổng ñốc thành Hà Nội là Hoàng Diệu buộc phải nộp
thành. Không ñợi trả lời, Pháp mở cuộc tiến công và chiếm thành Hà Nội, cuộc chiến ñấu diễn ra ác liệt từ
sáng ñến trưa, Hoàng Diệu thắt cổ tự vẫn.
- Sau ñó Pháp chiếm một số nơi khác như Hòn Gai, Nam ðịnh
4. Nhân dân Bắc Kì tiếp tục kháng Pháp.
+ Ở Hà Nội, nhân dân tự tay ñốt nhà, tạo thành bức tường lửa chặn bước tiến của quân giặc.
+ Tại các nơi khác, nhân dân tích cực ñắp ñập, cắm kè trên sông, làm hầm chông, cạm bẫy ñể ngăn
bước tiến của quân Pháp.
+ Ngày 19 - 5 - 1883, quân ta giành thắng lợi lớn trong trận Cầu Giấy lần thứ hai, Ri-vi-e bị giết tại trận.
+ Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai làm cho quân Pháp thêm hoang mang, dao ñộng, chúng ñịnh bỏ
chạy nhưng triều ñình Huế lại chủ trương thương lượng với Pháp hi vọng chúng sẽ rút quân.
5. Hiệp ước Pác-tơ-nốt 1884. Nhà nước phong kiến Việt Nam sụp ñổ.
+ Chiều 18 - 8 - 1883, Pháp bắt ñầu tiến công vào Thuận An, ñến ngày 20 - 8, Pháp ñổ bộ lên khu vực này.
+ Ngày 25 - 8 - 1883, triều ñình Huế kí với Pháp Hiệp ước Hác-măng (thừa nhận quyền bảo hộ của
Pháp ở Bắc Kì, Trung Kì).
+ Sau Hiệp ước Hác-măng, Pháp chiếm hàng loạt các tỉnh Bắc Kì: Bắc Ninh, Tuyên Quang, Thái Nguyên

+ Ngày 6 - 6 -1884, Pháp buộc triều ñình Huế kí Hiệp ước Pa-tơ-nốt. Với hiệp ước này, nhà nước
phong kiến Việt Nam với tư cách một quốc gia ñộc lập ñã hoàn toàn sụp ñổ.

Chủ ñề 2.
PHONG TRÀO KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP
TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỈ XIX (TỪ SAU NĂM 1885)

1. Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến ở kinh thành Huế tháng 7 năm 1885.
+ Sau hai Hiệp ước 1883 và 1884, phe chủ chiến trong triều ñình nuôi hi vọng giành lại chủ quyền từ
tay Pháp. Pháp lo sợ, tìm cách bắt cóc những người cầm ñầu.
+ ðêm mồng 4 rạng sáng ngày 5 - 7 - 1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công quân Pháp ở ñồn Mang
Cá và Tòa Khâm Sứ. Nhờ có ưu thế về vũ khí, quân giặc phản công, chiếm kinh thành Huế.
2. Phong trào Cần vương bùng nổ và lan rộng.
+ Tôn Thất Thuyết ñưa vua Hàm Nghi chạy ra Tân Sở (Quảng Trị). Ngày 13 - 7 - 1885, Ông nhân danh
nhà vua xuống chiếu Cần vương, kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân ñứng lên giúp vua cứu nước.
+ Phong trào yêu nước chống Pháp dưới ngọn cờ Cần vương diễn ra sôi nổi từ năm 1885 ñến cuối thế
kỉ XIX. Diễn biến phong trào có thể chia làm 2 giai ñoạn:
- Giai ñoạn 1 (1885 - 1888), phong trào bùng nổ trên khắp cả nước, nhất là từ Phan Thiết trở ra.
- Giai ñoạn 2 (1888 - 1896), phong trào quy tụ trong những cuộc khởi nghĩa lớn, tập trung ở các tỉnh
Bắc Trung Kì và Bắc Kì.

×