Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

LÀM GÌ KHI TRẺ CON NÓI HỖN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.57 KB, 5 trang )

Giáo dục khi trẻ nói hỗn











Nói hỗn là một thói quen xấu của trẻ. Cha mẹ cần
phát hiện và giáo dục trẻ kịp thời. Cha mẹ cần làm
gì?




Đừng bỏ qua, hãy giáo dục chúng ngay khi bạn phát
hiện ra điều đó. Khi trẻ bắt đầu tập nói là khi chúng
rất dễ bắt chước tất cả những gì nghe được từ người
khác. Thật đáng yêu khi trẻ có những lời nói rất ngô
nghê, dễ thương, nhưng cũng rất bất ngờ khi bạn sẽ
phải nghe thấy một lúc nào đó chúng nói tục, nói bậy.
Cha mẹ nên:

Phòng ngừa trẻ nói hỗn

Công việc đầu tiên bố mẹ nên làm khi thấy con nói
hỗn là giúp con nhận ra cách nói đó là không tốt



- Cha mẹ cần phản ứng ngay từ lần đầu tiên khi nghe
các bé nói bậy bằng cách nghiêm khắc, tỏ ý không
hài lòng và nói với con rằng cách nói đó không tốt,
không được học theo.
- Hãy cố gắng kiềm chế bản thân và dập tắt mọi sự
khuyến khích bé ở xung quanh (nụ cười, lời đùa cợt).
Phản ứng thích thú đối với những lời nói của bé chỉ
càng khuyến khích con bạn thêm hư.

- Bạn nên xác định rõ những lúc bé nói hỗn. Đừng bỏ
qua nó, cho dù những lời nói của bé có làm bạn lúng
túng hay buồn cười đến mức nào. Chẳng hạn những
như “Mẹ xấu lắm!” hay “chú là đồ ngốc” đều không
được phép.

- Cần giải thích cho trẻ hiểu rằng, trẻ nói như vậy là
không được, không ngoan, các bạn sẽ không chơi với
những người hay nói tục, chửi bậy.

Cách xử lý khi trẻ nói hỗn

- Ðừng la mắng, đừng đánh, cũng đừng làm ngơ khi
con trẻ nói tục.

- Không nên cười đùa khi trẻ nói bậy, nõi hỗn

- Bé cần bị phạt khi nói hỗn, hình phạt lớn nhất khi trẻ
nói tục là không cho phépbé được tự do thực hiện
những điều mình thích. Cha mẹ có thể phạt bé bằng

cách không cho bé đi chơi, không cho ăn kem, không
cho xem phim hoạt hình, không chơi cùng bé … điều
này sẽ có tác dụng tốt với bé.

- Nhắc nhở bé khi bé tái phạm: cha mẹ nên quy định
rõ với trẻ “nếu con phi phạm lỗi này một lần nữa
thì….” Và nhớ phải phạt thật dứt khoát, nếu bạn chỉ
nói bỏ đấy chúng sẽ không sợ và lại tái phạm.

- Phớt lờ sự phản kháng của bé: Bạn không cần chú
ý đến việc bé sẽ vùng vằng như thế nào, làu bàu ra
sao… để tránh bị lôi vào một cuộc tranh cãi, lý luận
với con. Khi thấy bạn không phản ứng gì, dần dần
những tiếng làu bàu sẽ ít đi và bé sẽ tự hiểu rằng
phản kháng chẳng giúp bé giải quyết được vấn đề.

- Bố mẹ cần tìm hiểu xem bé ảnh hưởng cách nói bậy
từ ai và trực tiếp góp ý với người đó hoặc chủ động
tránh cho bé tiếp xúc với nguồn ngôn ngữ không
được trong sáng này.

Trong quá trình học nói, rất ít trẻ em tránh được việc
nói bậy. Đây không phải do bé không ngoan, mà do
sự ảnh hưởng từ chính môi trường xung quanh. Bé
không ý thức được điều mình nói không tốt, do đó
cha mẹ cần phát hiện sớm và có phương pháp dạy
bảo trẻ phù hợp.

×