Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

LAM GI KHI TRE BI DONG KINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.06 KB, 2 trang )

-----------o0o-----------
Ngoài cơn động kinh, trẻ hoàn toàn bình thường về tâm lí, trí
tuệ. Sự quan tâm, theo dõi cần tinh tế, không để trẻ cảm thấy bò
“quản thúc” cách ly khỏi sinh họat bình thường.
Động kinh hay “kinh phong” do rối loạn dẫn truyền điện não gây ra. Trong
chuyên môn, động kinh được chia ra 2 nhóm là cơn động kinh cục bộ và toàn thể.
Gọi là cơn cục bộ vì hiện tượng phóng điện bất thường chỉ xảy ra ở một khu vực
vỏ não. Ngược lại cơn động kinh toàn thể là tình trạng hỗ loạn giữa các luồn
xung điện trên toàn não bộ. Trong hai nhóm lại phân ra các dạng động kinh ở
mức độ và đặc điểm khác nhau. Ở đây chỉ trình bày những dạng thường gặp có
tính tiêu biểu.
CƠN GIẬT CƠ: Đứa trẻ bò co giật nhẹ thoáng qua như bò giật mình, thường
xuất hiện vào buổi sáng. cơ bắp tay bò co giật làm trẻ để rơi rớt đồ vật trên tay,
không thể sinh hoạt bình thường, dù vẫn tỉnh táo. Đối tượng bệnh thường ở trẻ
dưới 14-16 tuổi. Thuốc ngừa cơn thường dùng cho dạng này là Dépakine.
CƠN CẢM QUANG: Đứa trẻ đang sinh họat bình thường thì bò co giật nhẹ,
mất ý thức thoáng qua, hiếm khi kéo dài. Cơn động kinh xảy ra vì phản ứng với
thứ ánh sáng nhấp nháy trên màng hình tivi, vi tính, đèn sân khấu, đèn xe,… Đối
tượng ở dạng này thường ở tuổi 10-17 và thường khỏi trước 23-24 tuổi.
CƠN ROLAND: Thường xuất hiện vào ban đêm, trong giấc ngủ. Bò đánh
thức tỉnh lại, tay chân không còn co giật nhưng cơ mặt còn run, miệng chảy nước
dãi. Thuốc ngừa tái phát thường được sử dụng cho dạng này là Tégrétol.
CƠN VẮNG: Còn gọi “làm kinh nhỏ”. Đứa trẻ đang chơi bỗng khựng lại
ngẩn ngơ, mặt đờ ra, mắt đứng tròng, bất tỉnh trong chốc lát rồi tự tỉnh lại như
không có việc gì xảy ra. Có 80%-90% trường hợp không bò co giật ở dạng này.
Đây là dạng hay gặp ở đối tượng 4-8 tuổi, phải chữa trò ít nhất trong hai năm, dù
có khi phải kéo dài việc chữa trò tới năm 15-16 tuổi. Thuốc ngà cơn dạng này
dùng Dépakine.
CƠN LỚN: Là cơn động kinh nặng nhất trong các dạng động kinh. Đứa trẻ
đang sinh họat bình thường bỗng ngã vật, mắt trợn trừng, răng cắn chặt, sùi bọt
mép, tay chna co giật trong khi đâu, cổ, lưng cơ gồn cứng, đại tiểu tiện không


hay biết.
Biểu hiện động kinh dù đa số có cơn co giật, nhưng không phải hễ đứa nào
thình lình bất tỉnh, hay co giật đều động kinh. Trẻ bò co giật còn có thể vì sốt quá
cao, ngộ độc, hạ đường huyết đột ngột.… Do đó, để chẩn đoán động kinh không
thể chủ quan, kết luận vội vàng. Cần tìm hiểu tiền sử bệnh căn gia đình, hoàn
cảnh xảy ra cơn động kinh khi ngủ, mới ngủ dậy, lúc đói, sau bữa ăn, lúc mệt
nhọc, stress,… Cần làm các khám nghiệm cận lâm sàng (hình ảnh, điện não, xét
nghiệm,…) để xác đònh chẩn đoán. Tuy nhiên cũng có những trẻ bò động kinh
nhưng không có dấu hiệu bệnh lý. Ở trẻ lớn, cần khai thác yếu tố dự báo cơn
động kinh, bởi thường thì bản thân trẻ đó có thể nhận ra “dấu hiệu đe dọa”. Cần
tìm hiểu các đặc điểm thể chất, trí não của trẻ trước và sau cpn động kinh bên
cạnh các bước kiểm tra. Trẻ được thử phản ứng thần kinh, ghi điện não, chụp cắt
lớp hoặc chụp cộng hưởng từ. Trường hợp có dấu hiệu nghi vấn, nhưng chưa đủ
yếu tố kết luận, có thể chụp cắt lớp phản xạ TEP. Ngoài ra cần làm các xét
nghiệm máu, nước tiểu, chọc dò tỉ sống.
Trẻ động kinh cần được quan tâm trong vòêc đi đứng, sinh họat (không để
trèo cây, lên sân thượng, bơi, lái xe, đi thuyền, chơi môn thể thao có thể nguy
hiểm như thể dục dụng cụ, nhào lộn,…). Nhà trường, người tiếp cận trẻ cần biết
trẻ có bệnh động kinh và dấu hiệu dự báo cơn động kinh sắp xảy ra. Chẳng hạn
trẻ đột ngột cáu kỉnh, thần sắc u ám, hoặc nhức đầu, chóng mặt, đau bụng,… Các
dấu hiệu này có khi thoáng qua hoặc kéo dài vài giờ đến 24-48 giờ. Biết được
triệu chứng báo trước, nên cho trẻ dùng thuốc ngừa cơn động kinh. Khi trẻ lên
cơn động kinh, cần nới rộng cổ áo, thắt lưng, không để nằm gàn vật dụng cứng có
thể gây ngủy hiểm khi trẻ co giật. Ngay khi trẻ dứt cơn, nên đặt đầu trẻ nghiêng
một bên, phòng tránh nuốt phải đàm (đờm) nhớt, thức ăn đã nôn trong cơn động
kinh. Những việc làm này có thể làm nước, thuốc lọt vào khí quản khi rất nguy
hiểm. Dù hiếm gặp, những vẫn có trường hợp “cơn động kinh có rối loạn tồn dư”
làm trẻ liệt nửa người sau cơn động kinh. Đây chỉ là hậu quả nhất thời, nhưng
cũng cần đưa trẻ vào bệnh viện để được chăm sóc đúng chuyên môn.
BS. LÊ NGỌC

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×