Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

MẠNG HỘI TỤ BĂNG RỘNG VÀ PHƯƠNG ÁN TRIỂN KHAI Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 27 trang )

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG







PHẠM THẾ HÀ


MẠNG HỘI TỤ BĂNG RỘNG
VÀ PHƯƠNG ÁN TRIỂN KHAI Ở VIỆT NAM


Chuyên ngành: Kỹ thuật điện tử
Mã số: 60.52.02.08


TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ


HÀ NỘI, 2013

Luận văn được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN
THÔNG


Người hướng dẫn khoa học:: Ts Hoàng Văn Võ



Phản biện 1: ……………………………………….

Phản biện 2: ………………………………………




Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận
văn thạc sĩ tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn
thông
Vào lúc giờ ngày tháng năm … ….

1



MỞ ĐẦU
Môi trường kinh doanh dịch vụ viễn thông ngày càng mang tính
cạnh tranh và khốc liệt hơn bao giờ hết. Chất lượng dịch vụ là nhân
tố quan trọng hàng đầu dẫn tới thành công của doanh nghiệp. Hạ
tầng viễn thông đã có những thay đổi cơ bản về phương thức cung
cấp dịch vụ cho khách hàng. Nhu cầu sử dụng dịch vụ tăng lên
không ngừng, khách hàng không chỉ yêu cầu được cung cấp các dịch
vụ truyền thống mà còn đòi hỏi các dịch vụ có tính tích hợp, đa
dạng, tiện lợi và chất lượng cao. Vì vậy yêu cầu hội tụ mạng, dịch
vụ và thiết bị đầu cuối là một xu thế tất yếu của nền công nghiệp
viễn thông nhằm đáp ứng được nhu cầu của khách hàng cũng như
nhà cung cấp dịch vụ. Mục tiêu hội tụ, là cung cấp các dịch vụ mới
cho người sử dụng và làm tăng doanh thu cho nhà khai thác, giảm

chi phí vận hành, khai thác mạng. Ngày nay, nhu cầu sử dụng các
dịch vụ băng rộng ngày càng tăng lên. Do vậy, mạng viễn thông Việt
Nam sẽ phải phát triển theo hướng mạng thế hệ sau hội tụ băng rộng.
Mạng hội tụ băng rộng - BcN (Broadband convergence
Network) thực chất cũng là - NGN (Next Generation convergence
Network) với những tiêu chí và mục tiêu cụ thể. Hơn nữa, BcN nhấn
mạnh đến việc cung cấp dịch vụ băng rộng dựa trên một cơ sở hạ
tầng viễn thông thống nhất cho cả cố định và di động. Trên thế giới
như Hàn Quốc, Nhật Bản đi đầu trong việc nghiên cứu và triển khai
mạng BcN. Ở Việt Nam, số lượng thuê bao sử dụng các dịch vụ giải
trí giá trị gia tăng ngày một tăng nhanh. Đồng thời, mạng NGN cũng
đã được triển khai với nhiều dịch vụ mới. Mạng truy nhập băng rộng
sử dụng công nghệ xDSL đã được triển khai trên khắp cả nước cho
phép khách hàng có thể truy nhập Internet với tốc độ cao hơn, cho
phép cung cấp thêm các loại dịch vụ băng rộng đến người sử dụng.
Nội dung luận văn, ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục
tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương
- Chương 1: Tổng quan về mạng hội tụ băng rộng BcN
- Chương 2: Mô hình kiến trúc và các dịch vụ băng rộng
- Chương 3: Ứng dụng mạng BcN ở Việt nam
2


CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ MẠNG HỘI TỤ BĂNG RỘNG – BcN
( Broadband convergence Network)
1.1 NHỮNG YẾU TỐ THÚC ĐẨY SỰ RA ĐỜI BcN
111 Các hạn chế của các mạng hiện tại
a) Cứng nhắc trong việc phân bổ băng thông
b) Tổ hợp mạng khó khăn

c) Khó khăn trong việc cung cấp dịch vụ mới
d) Không đáp ứng được sự tăng trưởng nhanh của các dịch
vụ dữ liệu
e) Khó khăn cho các nhà khai thác
112 Sự phát triển và hội tụ của các công nghệ viễn thông, quảng
bá và máy tính
Internet được coi là sản phẩm hội tụ giữa viễn thông và máy
tính. Yếu tố phát triển Internet là tính kết nối của nó được thực hiện
bằng kiến trúc tự trị và giao thức IP linh hoạt. Một yếu tố khác là bản
chất phân tán của nó. Việc hội tụ thoại vào Internet đã tạo nên một
mô hình kinh doanh mới cho các nhà khai thác viễn thông.
Việc hội tụ giữa viễn thông và quảng bá được thực hiện khi
năng lực và độ rộng băng tần đã gia tăng, Internet trở nên có khả
năng phân tán nội dung. Công nghệ CDN (Content Distribution
Network) cho phép Internet xử lý hiệu quả lưu lượng phân tán lớn.
Công nghệ quảng bá đang phát triển cho phép truyền dẫn các nội
dung số và cung cấp các dịch vụ khác nhau kết hợp với các hệ thống
thông tin song công cũng như các hệ thống lưu trữ nội dung. Người
sử dụng yêu cầu truy nhập nội dung số trên các phương tiện khác
nhau bao gồm cả các hệ thống thông tin cũng như quảng bá.
113 Sự phát triển công nghệ băng rộng
Công nghệ thông tin băng rộng dẫn đến việc hội tụ viễn thông
và máy tính. Máy tính đóng vai trò như một tổng đài hay một router.
Về bản chất, Internet có cấu trúc cước không bị điều tiết đã thúc đẩy
sự xuất hiện các nhà cung cấp dịch vụ mới.
Sự xuất hiện công nghệ truyền dẫn quang WDM (wave division
multiplexing) cho phép truyền dẫn nhiều tín hiệu quang trên các
3



bước sóng khác nhau qua một sợi cáp quang. Chất lượng truyền dẫn
thông tin theo tỉ lệ vượt trội. Các router Internet không bắt kịp tốc độ
của các đường dây truyền dẫn. Trong tương lai, các tổng đài quang
có thể sẽ thực hiện việc hội tụ tất cả thông tin theo dạng IP.
Năm 1995, công nghệ thông tin vô tuyến phát triển thế hệ hai,
thế hệ thứ ba và thứ tư.
114 Công nghệ truyền thông phân tán, có ở khắp mọi nơi
Mạng có ở khắp mọi nơi có nghĩa là tài nguyên thông tin tồn tại
ở khắp mọi nơi và bất cứ thứ gì cũng có thể kết nối vào được.
Các kiểu mới của hệ thống thông tin vô tuyến như LAN hay hệ
thống thông tin ad-hoc đều có kiến trúc thông tin định hướng
Internet. Mỗi đầu cuối có thể giao tiếp trực tiếp với từng đầu cuối
khác. Điều quan trọng là năng lực và giá thanh-chất lượng hoạt động
của công nghệ phân tán như vậy đang phát triển nhanh chóng so với
kiến trúc tập trung của mạng vô tuyến hiện tại.
116 Xu hướng hội tụ các thiết bị đầu cuối
Hội tụ thiết bị đầu cuối, tức là các thiết bị đầu cuối được triển
khai để sử dụng cho cố định và di động, viễn thông và quảng bá.
PC có gắn kèm chức năng thu tín hiệu TV. Con người không
chỉ xem được các chương trình quảng bá mặt đất mà còn ghi lại và
biên dịch các chương trình. Việc sử dụng TV cho các mục đích khác
là một vấn đề cần được quan tâm.
Một Website Inetrnet có thể truy nhập theo yêu cầu tới các
chương trình phát sóng quảng bá mặt đất. Hộp set-top box là một sản
phẩm điện dân dụng, có thể truy nhập Internet thông qua TV.
Các xu hướng này đã chứng minh sự hội tụ thiết bị đầu cuối,
cung. Cảc dịch vụ viễn thông , quảng bá trên một thiết bị đầu cuối.
117 Xu hướng hội tụ về cơ sở hạ tầng mạng truyền thông
Các hạ tầng cơ sở khác nhau sử dụng để truyền dẫn và phân
phát thông tin và các dịch vụ truyền thông: Hạ tầng điện thoại chỉ

dành cho truyền dẫn các dịch vụ thoại truyền thống (POTS); các
mạng quảng bá chỉ dành cho các dịch vụ TV truyền thống
(POTVS)… Các cơ sở hạ tầng này đã được định cỡ và tối ưu hoá để
đáp ứng các yêu cầu riêng về phân phát dịch vụ của từng mạng.
4


Xuất hiện các cơ sở hạ tầng mới và cho phép hợp nhất tốt hơn
các dịch vụ qua các cơ sở hạ tầng khác nhau. Sự hợp nhất và hội tụ
xảy ra với tốc độ khác khác nhau ở các mức khác nhau của mạng.
118 Xu hướng đa dạng hoá cấu trúc phân phát nội dung
Nhu cầu về nội dung tăng lên theo khả năng băng rộng ở các
mạng truy nhập và sự phát triển của truyền thông quảng bá số. Tất cả
các loại nội dung như sách, video, am nhạc và game sẽ được phép
phân phát tới người sử dụng thông qua các loại thiết bị đầu cuối.
Các mô hình phân phối nội dung giữa nhà cung cấp và người sử
dụng; giữa các công ty cũng được đa dạng hoá khi thị trường phân
phối nội dung tiếp tục mở rộng.
119 Xu hướng mở rộng cơ cấu kinh doanh
Việc triển khai BS, CS số và quảng bá Internet cũng như sự gia
tăng nhanh chóng các nhà cung cấp nội dung âm nhạc và video qua
Internet. Cơ sở hạ tầng cần thiết truyền dẫn ổn định, tính cước theo
tốc độ, xác thực, bảo vệ bản quyền và các dịch vụ quản lý, tất cả
những thứ này đều sử dụng đường trục tốc độ cao.
Hơn nữa, nhu cầu các dịch vụ CDN (Content Delivery
Network) cũng đang gia tăng. Cung cấp một môi trường tốt hơn cho
việc phân phối các nội dung có dung lượng lớn trên truy nhập băng
rộng. Các nhà phân phối dữ liệu cung cấp nội dung cho người sử
dụng khi xu hướng hội tụ giữa viễn thông và quảng bá đang gia tăng.
1.2 TÍNH CẦN THIẾT BcN

Người sử dụng mong muốn có được các dịch vụ không bị gián
đoạn, ở khắp mọi nơi không phụ thuộc vào thời gian, địa điểm và
thiết bị đầu cuối. Mạng hiện tại có xu hướng bão hoà về khả năng
cung cấp dịch vụ. Sự phụ thuộc của các dịch vụ vào mạng, chất
lượng dịch vụ không được đảm bảo, khó khăn trong việc quản lý,
tính an toàn chưa cao, thiếu khả năng tạo ra dịch vụ mới…
Mạng BcN đáp ứng được các yêu cầu của cả khách hàng và nhà
cung cấp. Có khả năng phối hợp hoạt động được các mạng khác
nhau để hợp nhất lại thành một mạng duy nhất, có khả năng quản lý
được chất lượng dịch vụ trên suốt toàn mạng (end-to-end), có độ tin
cậy và hiệu quả cao, giá thành phù hợp.
5


1.3 ĐỊNH NGHĨA MẠNG BcN
Khái niệm BcN ban đầu được Hàn Quốc đề xướng. Đầu tiên,
Hàn Quốc xây dựng mạng NGN theo hướng hội tụ với tên gọi là
NGcN mạng hội tụ thế hệ sau (Next Generation convergence
Network) với các tiêu chí cụ thể.
Hàn Quốc xác định rõ mạng BcN là một mạng băng rộng, hợp
nhất các mạng cố định - di động, viễn thông - quảng bá cung cấp các
dịch vụ băng rộng tốc độ cao trên cơ sở IPv6.
Dưới đây là một số định nghĩa về BcN:
1.3.1 Định nghĩa của Nhóm khởi thảo NGN của ETSI
NGN là một khái niệm để định nghĩa và triển khai mạng mà
nhờ việc phân tách rõ ràng thành các lớp và mặt phẳng khác nhau
cũng như việc sử dụng các giao diện mở, NGN cung cấp cho các nhà
cung cấp và khai thác dịch vụ một cơ sở (platform) để có thể phát
triển theo cơ chế từng bước một (step-by-step) nhằm tạo ra, triển
khai và quản lý các dịch vụ mới.

1.3.2 Định nghĩa theo khuyến nghị Y.2001 (12/2004) của ITU-T
NGN là mạng chuyển mạch gói có thể cung cấp các dịch vụ
viễn thông và cho phép sử dụng nhiều công nghệ chuyển tải băng
rộng, đảm bảo QoS và các chức năng liên quan đến dịch vụ là độc
lập với các công nghệ chuyển tải ở phía dưới.
NGN cho phép truy nhập tới các nhà cung cấp dịch vụ khác
nhau, độc lập với công nghệ truy nhập hoặc chuyển tải nào.
NGN hỗ trợ tính di động, cho phép cung cấp dịch vụ tới khách
hàng một cách liên tục và duy nhất ở khắp mọi nơi.
1.3.3 Định nghĩa của Bộ thông tin và truyền thông Hàn quốc
Mạng BcN là:
 Mạng thế hệ sau băng rộng, hội tụ các mạng cố định và di động,
hợp nhất viễn thông và truyền thông quảng bá.
 Mạng Internet thế hệ sau phân phối thông tin dựa trên cơ sở
chuyển mạch gói IP với sự đảm bảo về chất lượng dịch vụ, có tốc
độ rất cao mà không xảy ra các sự cố như đang gặp phải như việc
dừng hay ngắt khi truyền dẫn dữ liệu của mạng hiện tại.
 Cơ sở hạ tầng cho phép truy nhập các dịch vụ viễn thông, truyền
thông quảng bá và Internet từ nhiều loại thiết bị khác nhau.
6


 Bao gồm các chức năng của mạng Internet thế hệ sau (NGI) và
mạng thế hệ sau (ITU-T NGN).
1.3.4 Định nghĩa của Cơ quan điện toán Quốc gia (NCA) Hàn quốc
BcN là mạng tích hợp thế hệ sau cho phép người sử dụng có thể
truy nhập vào mạng từ bất cứ nơi nào mà không gặp phải các vấn đề
về kết nối trong khi vẫn cung cấp được tính bảo mật mức cao đối với
các dòng dữ liệu đảm bảo QoS cho dịch vụ đa phương tiện băng
rộng trong môi trường thông tin-truyền thông bao gồm cả việc hội tụ

các mạng cố định và di động.
1.3.5 Định nghĩa của BcN Forum
BcN là mạng hội tụ thế hệ sau tại đó tích hợp các dịch vụ thông
tin, truyền thông quảng bá và Internet cũng như cung cấp các dịch vụ
đa phương tiện đảm bảo QoS ở bất kỳ nơi nào, vào bất cứ lúc nào và
bằng bất cứ phương tiện gì.
1.3.6 Tổng hợp các định nghĩa BcN
Trên cơ sở các định nghĩa trên ta có thể thấy được 2 đặc trưng
của cơ bản nhất của mạng hội tụ băng rộng BcN như sau:
1, Mạng hội tụ trên 3 lĩnh vực sau (hình 1.2):






Trong đó:
 Hội tụ thiết bị đầu cuối
 Một thiết bị đầu cuối có thể truy nhập nhiều dịch vụ: thoại, truy
nhập Internet, video, chơi game, các chương trình TV…
 Sử dụng nhiều công nghệ truy nhập khác nhau, ví dụ sử dụng cho
cả cố định và di động, viễn thông và quảng bá,
 Sử dụng nhiều giao diện mức vật lý, ví dụ: CDMA2000,
WCDMA, GSM, WLAN, WiMAX, xDSL,v.v…
Hình 1.2: Sự hội tụ của mạng hội tụ
băng rộng BcN
Hội tụ dịch vụ
Hội tụ cơ sở hạ tầng
mạng


Hội tụ thiết bị đầu cuối

Mạng hội tụ
băng rộng
BcN
7


 Hội tụ dịch vụ
 Việc cung cấp dịch vụ không phụ thuộc vào mạng truy nhập,
công nghệ mạng và thiết bị người dùng đầu cuối
 Việc sử dụng dịch vụ không phụ thuộc vào điểm truy nhập và
thiết bị đầu cuối:
 Hỗ trợ xử lý media, điều khiển phiên, v.v…
 Hội tụ cơ sở hạ tầng mạng
 Một hạ tầng mạng có thể cung cấp nhiều loại dịch vụ như thoại,
dữ liệu và quảng bá; các dịch vụ di động và cố định,
 Khi đó, chuyển đổi nhiều phần tử vật lý và logic của mạng thành
một cơ sở hạ tầng mạng duy nhất (dựa trên IP):
 Tích hợp phần mạng gồm truy nhập và mạng lõi của
mạng cố định và di động
 Dùng chung tài nguyên: an ninh mạng, OAM, QoS, quản
lý di động,
 Đơn giản hóa quản lý tải và băng thông.
2. Mạng băng rộng có khả năng cung cấp được các dịch vụ viễn
thông cố định, di động, công nghệ thông tin và quảng bá băng
rộng/tốc độ cao.
1.4 CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI BcN
Bản chất của mạng BcN là mạng NGN tích hợp và băng rộng.
Vì vậy, yêu cầu đối với mạng BcN, trước hết phải đáp ứng yêu cầu

của mạng NGN:
Các yêu cầu đối với NGN của ITU-T: Kết nối IP độc lập với
lớp chuyển tải ở bên dưới, có tính độc lập về truy nhập, khả năng
chuyển vùng và di động, môi trường dịch vụ mở, có thể phát triển
lên NGN từ mạng hiện tại, tăng cường tính bảo mật, tách biệt giữa
điều khiển cuộc gọi và điều khiển kênh mang, điều khiển cuộc gọi và
điều khiển phiên dựa trên các giao thức IETF, hội tụ các mạng cố
định và di động. Ngoài ra, BcN còn phải đáp ứng được yêu cầu
mạng băng rộng với các tính năng bổ sung là hỗ trợ cho mạng trong
nhà hợp nhất, hỗ trợ truyền thông quảng bá, các nội dung và thông
tin liên lạc đa phương tiện.

8


1.5 CÁC YẾU TỐ HỘI TỤ TRONG BcN
1.5.1 Hội tụ cố định – di động
Khái niệm hội tụ cố định – di động thường được sử dụng để ám
chỉ việc tích hợp công nghệ hữu tuyến và công nghệ vô tuyến. Hội tụ
giữa media, số liệu, viễn thông và có thể được chia thành 3 nhóm
khác nhau là hội tụ dịch vụ, hội tụ thiết bị và hội tụ mạng.
1.5.2 Hội tụ viễn thông và truyền thông quảng bá
Với xu hướng hội tụ về cung cấp dịch vụ vào một thiết bị đầu
cuối trên cơ sở mạng băng rộng sử dụng IPv6, người sử dụng có thể
xem trực tiếp các chương trình truyền hình quảng bá trên máy điện
thoại di động hoặc tại ti vi thông qua mạng cáp CATV, qua hộp
settop-box thu các chương trình DMB hoặc qua chính máy tính/PDA
đời mới. Khái niệm Cellevision - truyền hình di động đã được đưa
ra trên thế giới. Cả thế giới Net và truyền hình sẽ nằm gọn trong túi
người sử dụng. Cước phí của truyền hình di động sẽ giảm dần.

Không có sự khác biệt giữa thông tin cố định và di động. Mọi thứ
đều được nối mạng.
1.5.3 Hội tụ thoại và dữ liệu
Mạng chuyển mạch gói ban đầu chỉ để chuyển tải dữ liệu nhưng
cùng với sự phát triển rất nhanh của công nghệ IP, việc chuyển thoại
qua mạng Internet đã trở thành hiện thực. Mạng Internet cho phép
hội tụ giữa số liệu và thoại. Kiến trúc mạng ngày nay đã thay đổi từ
các mạng thoại và dữ liệu thành một mạng duy nhất hội tụ cả thoại
và dữ liệu. Hiện nay, các thế hệ máy di động có khả năng gọi điện
thoại Internet, có thể kết nối với máy tính qua cổng USB hoặc cổng
vô tuyến, với chất lượng âm thanh đạt loại khá.
Một nguyên nhân hội tụ thoại- dữ liệu đó là tính kinh tế. các
nhà cung cấp dịch vụ muốn giảm chi phí đầu tư (CAPEX) và vận
hành mạng (OPEX). Việc đưa vào mạng các phần tử chất lượng cao
cũng như việc phát triển các công nghệ mạng lõi cho phép cung cấp
cả thoại và dữ liệu sẽ làm giảm các chi phí về công nghệ.

CHƯƠNG II
MÔ HÌNH KIẾN TRÚC VÀ CÁC DỊCH VỤ BĂNG RỘNG
2.1 CÁC MÔ HÌNH BcN
9


2.1.1 Mô hình kiến trúc mạng và phần tử mạng
Mạng BcN hội tụ trên cả 3 phương diện: dịch vụ, mạng và thiết
bị đầu cuối. Mạng phải linh hoạt và dễ dàng triển khai các dịch vụ
mới, độc lập với các công nghệ mạng.
Mạng BcN có 2 kiến trúc cơ bản:
 Kiến trúc BcN dựa trên Softswitch
 Kiến trúc BcN dựa trên công nghệ IMS (IP Multimedia

Subsystem – Phân hệ đa phương tiện trên nền IP).
Mô hình kiến trúc phân lớp mạng BcN dựa trên Softswitch gồm
các lớp: lớp ứng dụng (lớp dịch vụ), lớp mạng lõi (lớp chuyển tải)
toàn IP, lớp mạng truy nhập. Ngoài ra, một số hãng cung cấp thiết bị
đưa thêm vào lớp đa chức năng (cho các ứng dụng đầu cuối người sử
dụng) hoặc lớp điều khiển. Kiến trúc phải thống nhất và linh hoạt sử
dụng giao diện mở, trí tuệ mạng được phân tán.
Kiến trúc chức năng của các lớp mạng BcN như sau:
 Mạng dịch vụ BcN
 Mạng truy nhập
 Mạng chuyển tải (mạng trục, mạng lõi):
2.1.2 Các mặt phẳng trong BcN


Hình 2.2 Mô hình các mặt phẳng của BcN
Trong mô hình mạng BcN có 3 mặt phẳng chính (hình 2.2): mặt
phẳng dữ liệu, mặt phẳng điều khiển và mặt phẳng quản lý. Các chức
năng chính của các mặt phẳng này là:
 Mặt phẳng dữ liệu: Mặt phẳng dữ liệu khách hàng:
10


 Mặt phẳng điều khiển: Thiết lập kết nối dựa trên báo hiệu
MPLS/GMPLS
 Mặt phẳng quản lý
2.1.3 Mô hình giao thức
Mô hình giao thức của mạng BcN được chỉ ra ở hình 2.3:
 Mạng phía khách hàng:
 Mạng của nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP)


Hình 2.3 Mô hình giao thức BcN
Tại mặt phẳng điều khiển BcN sử dụng các giao thức định tuyến
Internet (ví dụ RIP, OSPF, NGP) cho các truy nhập Internet. Phía
mạng nhà cung cấp, các giao thức báo hiệu MPLS/GMPLS (như
RSVP-TE, CR-LDP) có thể được sử dụng để lấy cấu hình các đường
dẫn chuyển mạch nhãn TE-LSP.
Mặt phẳng quản lý BcN có chức năng OAM/LMP để quản lý các
liên kết truyền dẫn quang bổ sung cho báo hiệu GMPLS. Nó cũng
cung cấp cơ chế khắc phục lỗi nhanh khi có hư hỏng kênh hoặc hư
hỏng nút. Mặt phẳng này cũng cung cấp các chức năng quản lý việc
sử dụng, tải lưu lượng trên mỗi liên kết và TE-LSP.
2.1.4 Mô hình dịch vụ trong BcN
Các dịch vụ trong mạng BcN cần có những ưu điểm vượt trội so
với các dịch vụ hiện tại. Đặc tính dịch vụ quan trọng nhất trong các
dịch vụ BcN chính là đảm bảo QoS. Các dịch vụ liên quan đến đảm
bảo QoS là:
 Dịch vụ VPN: băng thông cần phải được đảm bảo
 Dịch vụ VoIP
 Điện thoại đa phương tiện thời gian thực, hội nghị từ xa.
11



Bảng sau đây chỉ ra các dịch vụ quan trọng trong mạng BcN:

Bảng 2.1. Các kiểu dịch vụ BcN
Kiểu mạng
dịch vụ
Các chức năng chính cần


Thực thi
Các tham số
QoS
Dịch vụ đa
phương tiện
thời gian
thực băng
rộng của
mạng
Internet thế
hệ sau
- Mạng chuyển tiếp cho
Internet thế hệ sau (NGI)
- Phân biệt dịch vụ
(DiffServ)
- VoIP, điện thoại đa
phương tiện
- Hội nghị từ xa, giáo dục
từ xa, y tế từ xa
Kiến trúc
DiffServ-
aware-MPLS
- Băng thông
- Trễ
- Jitter
- Tỉ lệ mất gói
- Tính khả dụng
VPN,
VPLS đảm
bảo QoS

- Mạng riêng ảo đảm bảo
QoS (L3 BGP VPN)
- L2 VPLS (dịch vụ LAN
riêng ảo)
Kiến trúc
VPN/VPLS-
aware-MPLS
- Băng thông
- Trễ
- Jitter
- Tỉ lệ mất gói
- Tính khả dụng
NG-SDH,
NG-
SONET
dành cho
kênh thuê
riêng số tốc
độ cao
- Dịch vụ kênh thuê riêng
số tốc độ cao theo yêu cầu
trên cơ sở TDM
- Kênh quang dựa trên
GFP
- Phối hợp hoạt động giữa
LCAS và GMPLS
Băng thông
theo yêu cầu
- Băng thông
-Tỉ lệ lỗi

bit/khung
- Tính khả dụng
Mạng lưu
trữ số liệu
(SAN)
- Mạng phân phối dữ liệu
video/đa phương tiện tốc
độ cao đảm bảo QoS cho
các dịch vụ VoD băng rộng
- Dịch vụ băng rộng đa
phương tiện thời gian thực
- Mạng phân phối nội dung
(CDN)
Mạng đô thị
(MAN)
- Băng thông
-Tỉ lệ lỗi
bit/khung
- Tính khả dụng
12


2.2 IMS TRONG BcN
2.2.1 Ưu điểm và sự phát triển của IMS
IMS là sự lựa chọn tối ưu cho việc phân phát dịch vụ hội tụ và đa
phương tiện, cũng như cho phép cung cấp các dịch vụ IP trên mạng
di động và cố định.
 IMS hỗ trợ đa dịch vụ và các kiểu truy nhập, cho phép sự phối
hợp hoạt động giữa các dịch vụ và ứng dụng IP , giữa các thuê bao.
 Tối ưu hoá cho các ứng dụng SIP và đa phương tiện.

 IMS cho phép phát triển nhanh chóng và linh hoạt các dịch vụ
mới, giảm đáng kể chi phí đầu tư.
 IMS hỗ trợ nhiều công nghệ truy nhập khác nhau như UMTS
chuyển mạch gói, GPRS, WLAN, xDSL và mạng khác nhau (di
động, cố định, doanh nghiệp) thông qua cơ sở kiểm soát chung,

Hình 2.5 IMS trong BcN
Có 3 lý do chính để phát triển IMS trong mạng hội tụ.
 Thứ nhất, IMS hợp nhất tất cả các loại hình truyền thông độc
lập với bất kỳ loại phương tiện nào. Người sử dụng chỉ dùng một
thiết bị có thể sử dụng nhiều loại hình dịch vụ khác nhau.
 Thứ hai, IMS xác định loại dịch vụ được sử dụng và sẽ cung cấp
độ rộng băng tần thích hợp tuỳ thuộc vào dịch vụ.
 Lý do thứ ba: Với IMS, nhà cung cấp có thể thực hiện các
phương thức tính cước khác nhau dựa trên dịch vụ. Không chỉ hợp
nhất các dịch vụ mà còn hợp nhất các mạng truyền thông thành một
mạng toàn cầu duy nhất.
13


2.2.2 Kiến trúc IMS của TISPAN
Trong Release 6 của chỉ tiêu kỹ thuật 3GPP, IMS được xác định
độc lập với truy nhập. Điều này có nghĩa là các công nghệ truy nhập
được sử dụng để chuyển tải các bản tin SIP của người sử dụng tới
IMS không tác động đến chức năng của chính IMS. Vì vậy, có thể sử
dụng bất kỳ truy nhập DSL, cáp, WLAN, GPRS,…
Trái tim của IMS là 3 CSCF, đó là: P-CSCF, I-CSCF và S-CSCF.
IMS có các khối phần tử chức năng như ở hình 2.5
Trong hình vẽ, các chức năng chính là như sau:
 P-CSCF (Proxy CSCF): đây là điểm kết nối đầu tiên của

phần tử khách hàng (UE) với IMS.

Hình 2.6 Các phần tử chức năng IMS của TISPAN
 I-CSCF (CSCF thẩm vấn): cho phép xác định S-CSCF khách
hàng phải đăng ký. .
 S-CSCF (CSCF phục vụ): có chức năng đăng ký người sử dụng
và cung cấp dịch vụ ở trên các platform ứng dụng riêng biệt.
2.3 CÁC VÁN ĐỀ CHUẨN HÓA TRONG MẠNG BCN
2.3.1 Các chuẩn liên quan BcN
Các chuẩn liên quan đến việc hội tụ cố định-di động, HPi, Mobile
IP; các vấn đề về AAA, QoS, bảo mật.
2.3.2 Tổ chức 3GPP(Third Generation Partnership Project)
3 GPP là tổ chức xây dựng các chỉ tiêu kỹ thuật và chuẩn hoá di
động thế hệ 3. Các chỉ tiêu kỹ thuật của 3GPP được nhóm vào các
gói gọi là các Release. Hiện nay 3GPP đang triển khai Release 7.
14


2.3.3 ETSI TISPAN
ETSI –TISPAN là nhóm nghiên cứu hội tụ Internet và viễn thông
ETSI với mục tiêu dịch chuyển chức năng PSTN hiện tại vào lõi IP,
nhằm cung cấp các dịch vụ tương đương bới PSTN.
2.3.4 Tổ chức 3GPP2 (Third Generation Partnership Project2)
Tổ chức 3GPP2 sử dụng IMS làm cơ sở cho giải pháp miền đa
phương tiện (MMD), cho phép các mạng truy nhập CDMA-2000
cung cấp các dịch vụ di động thế hệ thứ 3.
2.4 CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TRONG BcN
Mục tiêu chính của chất lượng dịch vụ (QoS) là giảm hoặc huỷ bỏ
trễ của các gói thoại hay gói dịch vụ đa phương tiện thời gian thực
cũng như mất mát gói khi chuyển qua mạng.

QoS có thể được định nghĩa như khả năng của mạng cho phép
cung cấp dịch vụ tốt hơn đối với lưu lượng mạng nhất định trên nền
các công nghệ khác nhau
Các tham số chuẩn để đánh giá QoS là:
 Tính khả dụng của dịch vụ (service availability): Là khả năng kết
nối của người sử dụng. Phụ thuộc vào thiết bị được kết nối.
 Thông lượng (throughput): Tốc độ phân phát gói đến đích.
 Biến đổi trễ (delay jittter): Biến đổi trễ giữa các gói giống nhau
khi đi qua cùng một đường dẫn trong mạng.
 Tỷ lệ mất gói (packet loss rate): do rớt gói hoặc gói lỗi.
Mạng có QoS cao hay không được đánh giá thông qua khả năng
đạt được tối đa tính khả dụng dịch vụ cũng như thông lượng và đồng
thời cũng phải tối thiểu hoá 3 tham số còn lại kia.
2.4.1 Tính cần thiết của QoS
Các kiểu lưu lượng khác nhau cần phải dùng chung một liên kết
của mạng và cần phải có sự đối xử khác nhau. Các kiểu lưu lượng
 Không yêu cầu thời gian thực: Các ứng dụng không quan tâm đến
các yêu cầu về trễ hay băng thông. Ví dụ là các ứng dụng duyệt web,
email, tính toán phân tán,…
15


 Thời gian thực: Các ứng dụng này đòi hỏi việc phân phát chính
xác theo thời gian cùng với độ tin cậy.
2.4.2 QoS cho BcN
Cần phải đảm bảo các yêu cầu end-to-end được đáp ứng cho từng
dịch vụ. Đối với thông tin thoại, các yêu cầu này bao gồm hội tụ giao
thức báo hiệu cũng như điều khiển jitter và trễ (latency) trên tất cả
các liên kết trong hệ thống end-to-end. Các yêu cầu về jitter và trễ
nói chung được coi như là chất lượng dịch vụ QoS. Dưới đây sẽ nói

cụ thể về các yêu cầu báo hiệu và QoS.
2.4.3 Hội tụ báo hiệu
Hình 2.7 minh họa việc hội tụ giữa di động và cố định băng rộng.
Trong việc chuyển vùng cuộc gọi di động, máy điện thoại di động
(MS) liên lạc qua kênh vô tuyến với trạm kết cuối gốc (BTS). BTS
kết nối tới “đám mây” mạng di động, bao gồm bộ điều khiển trạm
gốc (BSC), trung tâm chuyển mạch di động (MSC) và các phần tử
khác của cơ sở hạ tầng di động.

Hình 2.7 Mạng hội tụ giữa di động và cố định băng rộng
2.4.4 QoS trong hệ thống hội tụ end-to-end
QoS là vấn đề được quan tâm đặc biệt cho việc truyền dẫn liên
tục thông tin thoại, video băng thông cao và thông tin đa phương
tiện. Việc truyền dẫn các loại nội dung này một cách đáng tin cậy là
khá khó khăn trong các mạng công cộng đang sử dụng các giao thức
“best effort” thông thường.
2.4.5 QoS trên liên kết WLAN
802.11e (hay những chuẩn có nguồn gốc từ 802.11e như WME và
WSM) có nội dung về các lựa chọn để điều khiển QoS. Các thiết kế
16


802.11 hiện hữu chỉ thực thi giao thức điều khiển truy nhập trung
gian (MAC) best-effort, như được định nghĩa trong chuẩn đầu tiên.
2.4.6 QoS trên liên kết sử dụng giao thức định tuyến IP
Các dịch vụ phân biệt DiffServ và chuyển mạch nhãn đa giao
thức MPLS là 2 chuẩn giải quyết các vấn đề về chất lượng IP.
DiffServ vận hành ở lớp 3. Còn MPLS xác định để lưu lượng lớp 3.
Tiết kiệm thời gian cho router khi tìm kiếm địa chỉ nút kế tiếp và
chuyển tiếp gói. MPLS làm dễ dàng quản lý mạng bằng QoS.

2.4.7 Kết nối lại với nhau
Mỗi phân đoạn mạng thông tin đều có cơ chế QoS riêng. Các
phân đoạn phối hợp hoạt động với nhau một cách thông suốt để cung
cấp QoS end-to-end.
 Mỗi giao thức cho phép nhiều cơ chế QoS và tổ hợp cao hơn
việc lựa chọn các tham số hoạt động.
 Đồng bộ giữa tất cả các phân đoạn làm giảm tổng trễ và
jitter, đặc biệt khi sử dụng các dịch vụ được lập lịch.
2.4 VẤN ĐỀ AN TOÀN VÀ BẢO MẬT TRONG BcN
Xu thế hội tụ mạng đang diễn ra khắp nơi, các mạng sẽ hội tụ
thành một cơ sở hạ tầng thống nhất dựa trên IP để tăng tính hiệu quả
và giảm chi phí mạng. Tuy nhiên, các mạng hội tụ là các mạng rất dễ
bị tấn công. Do vậy, việc lựa chọn các thiết bị mạng, các mô hình
bảo an và các ứng dụng cần phải đảm bảo tính an toàn để cho mạng
có thể vận hành liên tục và hiệu quả.
Các yêu cầu an toàn&bảo mật gồm có: xác thực, cấp phép, tính
toàn vẹn dữ liệu, xác thực dữ liệu gốc, tính tin cậy của dữ liệu, tính
khả dụng của mạng.
 Một số hình thức đe dọa an toàn mạng
 Một số chiến lược an ninh mạng BcN
 Các công nghệ bảo mật chính là:
 Mô hình an ninh cơ bản của hệ thống 2G bao gồm 4 bước
 Mô hình an ninh của 3GPP bao gồm 5 tính năng an ninh

17


CHƯƠNG III
ỨNG DỤNG MẠNG BcN Ở VIỆT NAM
3.1 HIỆN TRẠNG MẠNG TRUYỀN TẢI VIỆT NAM

Có 5 nhà khai thác được cấp phép xây dựng hạ tầng và cung cấp
dịch vụ truyền tải đó là: VNPT, Viettel, SPT, ETC và Hanoi
Telecom. Chỉ có 3 nhà cung cấp đã triển khai hạ tầng truyền dẫn đó
là VNPT, Viettel và ETC, trong đó VNPT và Viettel đã có mạng
truyền dẫn đường trục dựa trên công nghệ WDM.
3.1.1 Hiện trạng mạng truyền tải của VNPT
 Mạng truyền dẫn quốc tế do VTI quản lý bao gồm:
 Mạng VINASAT
 Mạng truyền dẫn quốc gia
 Mạng truyền dẫn đường trục Bắc-Nam
 Các tuyến truyền dẫn đường trục cấp vùng
 Mạng truyền dẫn nội tỉnh
 Hiện trạng mạng VNN
 Tình hình triển khai mạng NGN của VNPT
3.1.2 Đánh giá chung về mạng truyền tải của VNPT
 Hệ thống DWDM đường trục có dung lượng lớn,
 Các hệ thống truyền dẫn quang liên tỉnh cấp vùng và nội tỉnh
chủ yếu sử dụng thiết bị truyền dẫn quang SDH tối ưu cho dịch
vụ kênh TDM: PDH (E1,E3,E4), SDH (STM-1/4/16).
 Chất lượng và độ khả dụng của kênh cao. Cung cấp kênh điểm-
điểm trong suốt với chất lượng cao. Thiết lập các kênh cố định ở
mức nx64, E1, E3 (DS3), E4, STM-1.
 Dự phòng 1+1/1:1,
 Chi phí của kênh thuê cao
 Mạng truyền dẫn được triển khai theo cấu trúc đa Ring, kết nối
với nhau qua các giao diện PDH và SDH.
 Giao diện với khách hàng chủ yếu: E1, E3, và STM-1, 4, 16.
3.1.3 Hiện trạng mạng truyền tải của Viettel
 Mạng truyền dẫn quang quốc tế
 Mạng truyền dẫn quang đường trục trong nước

18


 Mạng truyền dẫn quang nội tỉnh
3.2 TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI DỊCH VỤ TRÊN MẠNG VIỄN THÔNG
3.2.1 Các dịch vụ đang được cung cấp
 Dịch vụ thoại cơ bản trong nước
 Thoại quốc tế
 VoIP
 Điện Thoại thẻ
 Di động GSM/GPRS
 UMTS 2000
 Truyền số liệu
 Chuyển mạch gói
3.2.2 Các dịch vụ băng rộng và di động
a) Mạng Di động: Công nghệ thông tin di động ở Việt Nam phát
triển theo: GSM/GPRS/UMTS và CDMA-1X/cdma2000.
b) Mạng số liệu và truy cập băng rộng: Mạng truy nhập với công
nghệ ADSL
c) Các dịch vụ đa phương tiện (hội nghị truyền hình, Video/Audio
theo yêu cầu, Web Conferencing
3.2.3 Các dịch vụ NGN trên mạng viễn thông của VNPT
 Dịch vụ 1800, 1900
 Dịch vụ MegaWAN
 Call Waiting Internet
 Free Call Button
 Dịch vụ số gọi duy nhất - Gọi điện thoại từ trang Web –
WebdialPage…
3.3 DỰ BÁO NHU CẦU PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH VỤ
3.3.1 Các loại hình dịch vụ trong mạng BcN

a) Các dịch vụ cơ sở tương tác (Interactive-based services):
b) Các dịch vụ cơ sở không tương tác
c) Các dịch vụ hỗn hợp tương tác và không tương tác .
d) Các dịch vụ mạng (ví dụ cung cấp, bảo dưỡng,…)
e) Các dịch vụ quy định có tính chất phục vụ xã hội bắt buộc
19


3.3.2 Dự báo nhu cầu dịch vụ băng rộng trên mạng VT
Xu hướng phát triển các loại hình dịch vụ viễn thông ở VN
Hiện tại

Tương lai
Các dịch vụ phụ thuộc vào phương
tiện/thiết bị đầu cuối

Các dịch vụ độc lập với phương
tiện/thiết bị đầu cuối
Các dịch vụ best-effort

Các dịch vụ đảm bảo chất lượng và
bảo mật
Băng thông 1,5-2 Mbps (các dịch vụ
dữ liệu đơn giản như e-mail)

Băng thông 50-100 Mbps (các dịch vụ
mới như HDTV và điện thoại thấy
hình)
Hệ thống đánh địa chỉ IPv4 (sắp cạn
kiệt địa chỉ)


Triển khai hệ thống đánh địa chỉ IPv6
Các dịch vụ cho PC cũng như điện
thoại cố định hay di động

Dịch vụ cung cấp ở khắp mọi nơi, trên
bất kỳ một thiết bị nào
3.3.3 Một số đặc trưng dịch vụ trong môi trường BcN








 Thời gian thực, đa phương tiện, độ tin cậy cao, tốc độ cao,
truyền tải bất kỳ phương tiện nào.
 Các phần tử thông minh phân tán
 quản lý các thông tin cá nhân,
 Người sử dụng có khả năng tìm kiếm và lọc dữ liệu.
 Chất lượng dịch vụ và giá cước
 Các dịch vụ phải được đóng gói (Bundle services)
 Các dịch vụ phải được hội tụ….
 Truyền thông quảng bá số (DTV, DMB)
 Telematics (dịch vụ sử dụng trên ô tô)
Hình 3.4: Các dịch vụ băng rộng trong tương lai


Đ

Đ
a
a


d
d


c
c
h
h


v
v




Video Phone (MMoIP), One Phone
T-Gov, T-Commerce

Q
Q
o
o
S
S

,
,


b
b


o
o


m
m


t
t



VoD chất lượng đảm bảo, Home
Banking
VPN bảo mật cao, e-Commerce


D
D



c
c
h
h


v
v




k
k
h
h
i
i


p
p


n
n
ơ
ơ
i
i




Telematics
Sensor-based u-Commerce


M
M


n
n
g
g


t
t
r
r
o
o
n
n
g
g


n

n
h
h
à
à



Home Multimedia, Home
Automation
Intelligent Service Robot

20


 Mạng trong nhà
 Robot thông minh
 Các nội dung số
3.4 MÔ HÌNH KIẾN TRÚC MẠNG BcN VIỆT NAM
3.4.1 Các mô hình BCN
3.4.1 Các mô hình BcN
Mô hình kiến trúc mạng và phần tử mạng, BcN cũng tương tự
như NGN, gồm 4 lớp chính: lớp dịch vụ, lớp điều khiển, lớp truyền
tải và lớp truy nhập. Mạng đường trục (backbone) sử dụng công
nghệ IP-MPLS-DWDM, chuyển tải đa dịch vụ trên nền tảng IP
VPN; mạng truy nhập băng rộng đa dịch vụ sử dụng công nghệ
xDSL và BPON. Triển khai và quản lý biên mạng. Phát triển QoS sử
dụng kết hợp công nghệ DiffServ và MPLS TE;.
Trong mô hình mạng BcN có 3 mặt bằng chính là mặt bằng
dữ liệu, mặt bằng điều khiển và mặt bằng quản lý (hình 3.5). Trong

đó mặt bằng dữ liệu có dữ liệu khách hàng, kỹ thuật xử lý lưu lượng
để bảo đảm QoS; mặt bằng điều khiển có chức năng thiết lập kết nối
dựa trên báo hiệu MPLS/GMPLS; mặt bằng quản lý có chức năng
quản lý dịch vụ, quản lý và vận hành mạng.
.





3.4.2 Kiến trúc mạng BcN
 Mạng truyền tải được IP hóa, công nghệ truyền tải sử dụng là
IP/GMPLS/DWDM.
 Các mạng riêng lẽ được kết hợp thành một mạng chung duy
nhất, cung cấp dịch vụ đa phương tiện kết hợp tất cả các loại
Hình 3.5 Mô hình BcN của Việt Nam
Mặt phẳng dữ liệu
Mặt phẳng điều khiển
Mạng viễn thông
M¹ng d÷ liÖu
Mạng quảng bá
Lớp quản lý
21


hình truyền thông thời gian thực như thoại, video, ảnh
động… với loại hình truyền thông dữ liệu.








3.4.3 Mô hình kết nối mạng trục BcN của Việt Nam
Mô hình kết nối mạng trục BcN của Việt Nam gồm 5 nút mạng
Hà nội, Đà nẵng, TP.Hồ Chí Minh, Hải phòng và Cần Thơ. Mạng
trục tổ chức thành 2 mặt phẳng để thực hiện bảo vệ thiết bị và cân
bằng tải và cấu hình mạng lõi nên tổ chức theo cáu trúc Mesh để
tăng tính an toàn của mạng trục (có thể thực hiện kết nối vật lý kết
hợp với kết nối logic). Mô hình kết nối mạng trục BcN của Việt
Nam được mô tả ở hình 3.7.
Giải pháp công nghệ mạng trục BcN của Việt Nam sử dụng
kiến trúc IP/DWDM theo mô hình mạng ngang hàng với giải pháp
điều khiển GMPLS.
Mạng biên: Các điểm trục được tổ chức thành nút đa dịch vụ ở
tất cả các tỉnh.






Mạng đường trục
IP/MPLS/DWDM
Vùng 1
Vùng 2
Vùng 3
Mạng
H.323

quốc tế
Gateway
Các vùng khác
của VNPT
Các nhà cung cấp
nội mạng khác của
mạng NGN
PSTN
Chuyển
mạch lớp 5
Cổng
trung kế
Cổng báo
hiệu
SCP
I
N
A
P
S
I
P
Server
ứng dụng
PSTN
Cổng
trung kế
Cổng
báo hiệu
PSTN

Chuyển
mạch lớp 5
Cổng
báo hiệu
SS7
SCP
Ngắt dịch vụ
Chuyển mạch mềm
Chuyển mạch mềm
INAP
S
I
P
SS7
Mạng
NGN
quốc tế
Mạng
PSTN
quốc tế
Ngắt dịch vụ
Chuyển
mạch lớp 5
Server
ứng dụng
Cổng
trung kế

Hình 3.6: Mạng BcN của Việt Nam



POP trục
HNI
POP trục
HCM
POP trục CTƠ
POP trục
HPG
POP trục
ĐNG
Mạng lõi BcN
IP/GMPLS/D
WDM





Hình 3.7. Mô hình kết nối mạng trục BcN của Việt
Nam

22


3.5 PHƯƠNG ÁN TRIỂN KHAI
3.5.1 Các phương án hợp nhất mạng
a. Hội tụ cố định và di động là sự hợp nhất các công nghệ hữu
tuyến, vô tuyến và di động trong đó dịch vụ được tạo ra trên một cơ
sở mạng viễn thông duy nhất
b. Hợp nhất mạng viễn thông và mạng dữ liệu: chọn giao thức

IPv6 làm giao thức thống nhất cho mạng truyền tải viễn thông.
c. Hợp nhất mạng viễn thông và mạng quảng bá: chọn giao thức
IP làm giao thức thống nhất cho mạng truyền tải viễn thông và cả
mạng truyền tải tín hiệu truyền hình (IPTV) và từng bước chuyển
các giao thức của cả viễn thông và cả truyền hình truyền thống giao
thác IP, trong đó, IP phiên bản 6 là chủ đạo.
3.5.2 Các bước hợp nhất
Bước hội tụ thứ nhất: Bước đầu tiên của hội tụ là việc hợp nhất cả
mạng lõi PS của mạng cố định cũng như di động. Việc hội tụ như
vậy là hoàn toàn trong suốt đối với khách hàng đầu cuối và cho phép
tối ưu hoá CAPEX cũng như OPEX trong chi phí về cơ sở hạ tầng
mạng của các nhà khai thác.
Bước hội tụ thứ hai: Bao gồm việc chuẩn bị cho các mạng truy
nhập và mạng lõi thực thi các dịch vụ đa phương tiện dựa trên IP
trong khi vẫn đảm bảo được sự phát triển liên tục. Thách thức lớn
nhất là việc xử lý các dịch vụ thời gian thực, đặc biệt là thoại, cho
phép chuyển vùng giữa các mạng truy nhập khác nhau khi khách
hàng di chuyển từ mạng truy nhập này sang mạng truy nhập khác.
3.5.3 Các phương án triển khai
Có 2 phương án chủ yếu:
Phương án 1- Hợp nhất ở mức truy nhập- Các cơ chế quản lý tính di
động của mạng di động được phỏng tạo bởi các phần tử mạng mới
dùng cho cả mạng truy nhập hữu tuyến và vô tuyến.
b) Phương án 2- Hợp nhất ở mức đường trục: Phương án này hoàn
toàn giống với phương án trên ngoại trừ việc hộp mô phỏng được đặt
ở mức MSC. Ưu điểm của kịch bản này là giảm chi phí đầu tư so với
23


kịch bản thứ nhất. Tuy nhiên, trễ chuyển vùng rõ ràng là cao hơn so

với kịch bản thứ nhất có thể làm ảnh hưởng đến khả năng chuyển
vùng không bị gián đoạn. Giải pháp này vẫn chưa được kiểm chứng
ở trong phòng thử nghiệm nhưng nó có thể là một sự thoả hiệp giữa
chi phí đầu tư và mức độ không gián đoạn dịch vụ khi chuyển vùng.
Các hãng chính tham gia vào lĩnh vực này là các công ty nhỏ như
Bridgeport, PhoneDo,…
3.5.4 Hội tụ mạng toàn IP (All IP)
Bước này chỉ xảy ra sau loại bỏ toàn bộ các mạng lõi CS. Nghĩa
là tất cả các dịch vụ thoại cũng như dữ liệu sẽ được thực hiện chỉ
trên một mạng PS lõi qua các công nghệ truy nhập khác nhau. Chỉ
cần một mặt phẳng điều khiển SIP để thực hiện các dịch vụ đa
phương tiện. Kiến trúc IMS đang được 3GPP chuẩn hoá là một giải
thực thi mặt phẳng điều khiển SIP duy nhất cho tất cả các công nghệ
truy nhập.
Kiến trúc IMS được thiết kế nhằm đạt 2 mục đích:
 Sử dụng các giao thức SIP ngang hàng và các giao thức có
liên quan.
 Duy trì sự điều khiển ở phía nhà khai thác nhờ việc quản lý
hiệu quả QoS trên các kiểu truy nhập khác nhau, bảo mật các
cơ chế xác thực dựa trên thẻ SIM và thiết lập các thoả thuận
chuyển vùng với các nhà khai thác khác
3.5.5 Lộ trình triển khai mạng BcN tại Việt Nam
Bước 1: Tăng cường chức năng mạng cố định và di động











xDSL
BcN AGW (RT)
HGW
AS
MS
PDP
SS
BSC/RNC
Legancy MS
IMS
CSCF
AAA
PDF
QoS dựa trên
IP N/W
OnePhone
OnePhone
ONT
(E/B/G- PON)
FTTH
PSTN
xDSL
IP phone
HGW
AS
MS
PDP

SS
Truy nhập vô tuyến
BSC/RNC
BTS/Nút B
HA
IMS
PDSN
CSCF
MRF
AAA
PDF
OnePhone
OnePhone
ONT
ONT
(E/B/G- PON)
FTTH
PSTN
BcN AGW (COT)
Truy nhập
hữu tuyến
BTS/Nút B
MS đa phương tiện
Mạng
lõi dữ
liệu
Đường thoại
Báo hiệu
Đường dữ liệu gói
ASAS

MSMS
Mạng nỗ
lực tối đa
OSS
VoD
BTV
Edge
AS
PDP
OSSOSS
OSSOSS
OSS
VoD
G-WGW
G-WSS
WGW
WSS
Legancy MS
Domain
AAAAAA
OSS
AAA
Hình 3.13: Tăng cường các phần tử mạng di động và cố định

×