i
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
PHÓ TIẾN DŨNG
NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SDP
CHO MOBILETV
Chuyên ngành: KỸ THUẬT VIỄN THÔNG
Mã số: 06.52.02.08
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
HÀ NỘI – 2013
ii
Luận văn được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. TRỊNH ANH TUẤN
Phản biện 1……………………………………………………………………………
Phản biện 2:…………………………………………………………………………
Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ tại Học viện Công
nghệ Bưu chính Viễn thông
Vào lúc: giờ ngày tháng năm
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Thư viện của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.
1
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay dịch vụ giá trị gia tăng trong thông tin di động đã trở thành một
ngành công nghiệp phát triển rất nhanh và mang lại lợi nhuận cao cho các nhà khai
thác. Nhu cầu của con người về dịch vụ cũng như chất lượng dịch vụ ngày càng cao
theo dự đoán con số khách hàng tăng theo hàm mũ. Đi đôi với những dịch vụ truyền
thống SMS,MMS, RBT…ngày càng có nhiều các dịch vụ mới và chất lượng dịch vụ
cũng được yêu cầu cao hơn như Mobile TV, Mobile New Paper…. Các dịch vụ tồn tại
độc lập cùng tồn tại đã trở lên khó quản lý, cũng như hoạch định thống nhất cho sự
phát triển trong tương lai. Đứng trước tình hình này, các vấn đề về mạng bắt đầu bộc
lộ. Bài toán quản lý tập trung để tối ưu hóa quản lý mạng ngày càng cấp thiết.
Với mục đích mang lại một cái nhìn rõ hơn công nghệ SDP để từ đó có thể đánh
giá được những khó khăn cũng như ưu điểm khi áp dụng cho hệ thống GVGT của Việt
Nam. Tôi đã chọn đề tài nghiên cứu là “Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ SDP cho
Mobile TV”.
Việc tìm hiểu, lắm rõ các vấn đề về công nghệ SDP là vấn đề quan trọng. Nhận
thức được điều đó, bài luận văn tốt nghiệp đưa ra cái nhìn tổng quát về SDP, tìm hiểu
các vấn đề tiêu chuẩn kỹ thuật của công nghệ SDP. Bài toán áp dụng cụ thể cho nhà
mạng Vinaphone, từ đó có cái nhìn rõ hơn về các vấn đề khó khăn gặp phải khi áp
dụng ở Việt Nam.
Ngày nay dịch vụ Mobile TV đã được nhiều nhà mạng khai thác. Hệ thống này
chạy riêng rẽ, độc lập với các dịch vụ khác. Trong tương lai việc quản lý tập chung bao
gồm dịch vụ này trên nền SDP là cần thiết. Nhưng việc sử dụng công nghệ SDP cho
dịch vụ này sẽ gặp những khó khăn do cơ sở hạ tầng mạng đem lại. Đề hiểu rõ được
vấn đề này đề tài sẽ đi vào một vấn đề cụ thể về “Bài toán ứng dụng công nghệ SDP
cho Mobile TV”.
Cấu trúc nội dung luận văn gồm 3 chương:
Chương I: Mô hình hệ thống VAS hiện tại và giải pháp công nghệ SDP: Chương
này tìm hiểu về một số sản phẩm của mạng VAS hiện nay, nhược điểm tồn tại.
Đưa ra giải pháp công nghệ SDP.
2
Chương II: Công nghệ SDP: Chương này trình bày về mô hình công nghệ SDP
để thấy được cái nhìn tổng quan. Bài toán áp dụng công nghệ SDP cho nhà
mạng Vinaphone.
Chương III: Ứng dụng công nghệ SDP cho Mobile TV: Chương này đưa ra bài
toán ứng dụng công nghệ SDP cho MobileTV, đưa ra các tiến trình dịch vụ, tiến
trình trừ cước.
3
CHƯƠNG I: MÔ HÌNH HỆ THỐNG VAS HIỆN TẠI VÀ GIẢI
PHÁP CÔNG NGHỆ SDP
1.1. Mạng GTGT ở VN hiện nay.
Dưới đây ta tìm hiểu về một số hệ thống đang được sử dụng trong hệ thống
mạng VAS. Để qua đó thấy được sơ lược tổng quan về hệ thống mạng GTTT hiện nay,
thực trạng, những tồn tại khó khăn gặp phải.
1.1.1 Tìm hiểu mô hình cung cấp một số DV GTGT hiện tại.
Một số dịch vụ cơ bản của GTGT hiện tại CRBT, MRBT, Mobile TV, MMSC,
SMSGW, DV cung cấp nội dung Để hiểu rõ hơn về thực trạng hệ thống mạng hiện
tại, ta đi tìm hiểu một số thiết bị chính của mảng dịch vụ giá trị gia tăng như dưới đây.
1.1.1.1 Tìm hiểu về dịch vụ SMS truyền thống.
Hiên nay dịch vụ nhắn tin SM (short message) vẫn là dịch vụ không thể thay
thế. Để cung cấp dịch vụ nhắn tin truyền thống các mạng đều sử dụng hai hệ thống
chính đó là FDA và SMSC. Trong đó FDA sẽ được dùng để hứng tải MO còn SMSC
sẽ dùng cho hứng tải fail chiều MT. Ta tìm hiểu rõ hơn trong các phần sau.
Ø Vị trí của hệ thống FDA trong mạng GSM
Ø Mô hình kiến trúc logic mạng hệ thống FDA
Ø Giao diện kết nối ra bên ngoài của hệ thống SMC (FDA).
1.1.1.2 Tìm hiểu về hệ thống SMSGW
Các SMSGW được phát triển dựa trên việc cung cấp kết nối cho các dịch vụ
khác nhau. Nó hỗ trợ các tin nhắn dịch vụ được gửi đi giữa các nhà khai thác mạng.
Các SMSGW kết nối với trung tâm dịch vụ tin nhắn ngắn (SMSC) thông qua tin nhắn
ngắn Peer to Peer (SMPP 3.3 hoặc SMPP 3.4).
Hệ thống SMSGW cũng có tính năng linh hoạt mở rộng cho tương lai. Một SP
được kết nối với SMSGW thông qua SMPP 3.3 hoặc SMPP 3.4. Để đáp ứng các yêu
cầu của các nhà khai thác, các SMSGW cung cấp một giao diện MDSP (Mobile data
service platform) và số di động truy vấn cơ sở dữ liệu proxy (NP Proxy).
4
Ta tìm hiểu rõ hơn trong các phần sau.
Ø Vị trí của SMSGW trong mạng GSM
Ø Kiến trúc logic mạng SMSGW trong mạng Vinaphone
Ø Các giao diện kết nối ra bên ngoài của SMSGW
1.1.1.3 Tìm hiểu về hệ thống OCG của Vinaphone
Hiện tại Vinaphone hỗ trợ tính cước của thuê bao trả trước của dịch vụ giá trị
gia tăng theo thời gian thực, cước cho thuê bao trả sau sẽ được ghi vào CDR rồi đẩy
sang hệ thống Billing để trừ cước. Đối với tính cước trả sau, hệ thống VAS chỉ việc
đẩy cước sang hệ thống Billing, hệ thống Billing sẽ chịu tránh nhiệm trừ cước thuê
bao.
Do hiện tại hệ thống VAS của Vinaphone sử dụng một số thiết bị của Huawei,
giao diện không tương thích với hệ thống IN, do vậy giải pháp đưa ra của VNP cho
vấn đề này là sử dụng hệ thống OCG để làm cổng kết nối sang IN.
Dưới đây là tìm hiểu chi tiết hơn về hệ thống OCG và cách thức trừ cước hiện
tại của hệ thống ta tìm hiểu trong các mục sau:
Ø Kiến trúc logic của hệ thống OCG
Ø Các dao diện kết nối ra mạng ngoài của OCG
Ø Tiến trình trừ cước của bản tin P2A
Ø Tiến trình trừ cước của bản tin A2P
1.1.1.4 Tìm hiểu dịch vụ RBT
Đây là một dịch vụ truyền thống. Các thuê bao có thể tùy chỉnh các dịch vụ.
Điều này giúp họ truy cập RBTs đó khác với thường nghe, giai điệu tiếng bíp đơn
điệu. Sau khi tùy chỉnh các dịch vụ RBT, các thuê bao có thể thiết lập RBT của sự lựa
chọn của họ, chẳng hạn như âm nhạc, âm thanh tự nhiên, bài phát biểu. Bây giờ bên
mời có thể nghe thấy RBT cá nhân thay vì tone. Tiếng bíp có thể tùy chỉnh các dịch
vụ. Điều này giúp họ truy cập RBTs đó khác với thường nghe, giai điệu tiếng bíp đơn
điệu. Để rõ hơn về cấu trúc ta đi tìm hiểu ở các mục sau:
Ø Cấu trúc phần cứng mạng của hệ thống RBT
Ø Cấu trúc mạng dịch vụ của hệ thống RBT
5
1.1.1.5 Dịch vụ MobileTV
` MobileTV là dịch vụ cho phép khách hàng có thể xem trên nhiều kênh truyền
hình đặc sắc, Xem và tải các nội dung theo yêu cầu : VOD, MOD, Karaoke, Audio
book.
Những nội dung dịch vụ Mobile TV hiện đang cung cấp gồm xem LiveTV,
xem/ Tải Karaoke. xem/tải Ebook…
1.1.2 Một số yêu cầu đặt ra, đưa ra một số vấn đề quản lý, khai thác của hệ
thống mạng gặp phải hiện tại cũng như trong tương lai.
1.1.2.1 Một số mặt hạn chế của hệ thống hiện tại:
Hệ thống hiện tại hoạt động theo mô hình rời rạc. Được quản lý tương đối độc
lập với nhau. Do vậy sẽ gặp nhiều khó khăn về quản lý hệ thống khi mạng VAS phát
triển mở rộng trong tương lai.
Việc phát triển một sản phẩm mới cần phải tương thích với tất cả các mạng độc
lập. Do vậy việc mở rộng gặp nhiều khó khăn.
Khó có tích hợp các dịch vụ cung cấp với nhau để đưa ra nhiều sản phẩm dịch
vụ mới ,ví dụ như dùng MNP nhưng miễn phí dịch vụ RBT…
1.1.2.2 Một số yêu cầu đặt ra cần trong tương lai:
ü Các trải nghiệm người dùng cũng cần được đảm bảo.
ü Bên cạnh những dịch vụ kế thừa như tin nhắn SMS / MMS / MTV / WAP, VNP
cần tìm kiếm sự kết hợp một số dịch vụ viễn thông-web và các dịch vụ Web 2.0
tốt nhất, để thiết lập nền tảng thống nhất, linh hoạt và khả năng mở rộng trong
kiến trúc. cùng với bên thứ 3 CP / SP để xây dựng chuỗi giá trị dịch vụ 3G.
ü Để đảm bảo hoạt động hiệu quả và quản lý, một quy trình làm việc và cơ chế
quản lý thống nhất mạnh mẽ dựa trên giao diện được xây dựng.
ü Cần khuyến khích người dùng đầu cuối nhiều hơn để tiêu thụ các dịch vụ.
ü Các giải pháp đề xuất nên hỗ trợ sự phát triển phù hợp và xem tính toán dựa
trên tương lai của nhà mạng.
6
2. Giải pháp công nghệ SDP
1.2.1 Vì sao SDP là một sự lựa chọn đúng đắn.
Ngành công nghiệp viễn thông đã được chứng kiến sự hội tụ, các mô hình kinh
doanh mới, hợp tác rộng, và các cuộc cạnh tranh ngày càng sâu rộng. Trong tình hình
như vậy, các lớp dịch vụ của mỗi mạng viễn thông đang phải đối mặt với nhiều yêu
cầu mới và những thách thức liên quan đến chức năng, kiến trúc và chuyển đổi mô
hình tập trung trong ngành công nghiệp từ hệ thống độc quyền các tiêu chuẩn mở và
công nghệ. Các lớp dịch vụ là nơi mà các ngành công nghiệp viễn thông và CNTT có
được cùng với nội dung và cung cấp dịch vụ để tạo ra và cung cấp dịch vụ cho người
tiêu dùng và doanh nghiệp. Nó ngày càng trở nên quan trọng trong quá trình chuyển
đổi để các hãng viễn thông cung cấp dịch vụ tích hợp.
Từ những mặt hạn chế hiện tại của hệ thống và từ những yêu cầu đặt ra cần trong
tương lai, giải pháp SDP là một lựa chọn đúng đắn cho việc phát triển chiến lược của
mạng giá trị gia tăng. Giải pháp SDP có thể tạo điều kiện để đổi mới dịch vụ, tăng
doanh thu dịch vụ, và giảm chi phí vốn và , với phần cứng thống nhất, thống nhất cổng
thông tin, thống nhất quản lý và lưu trữ dữ liệu.
ü Với sự hỗ trợ của mạng miền thích ứng, lớp dịch vụ có thể được thuận tiện
tương thích với mạng tương lai bao gồm cả mạng truy cập khác nhau như
2G/3G và mạng lõi như hệ thống đa phương tiện IP (IMS).
ü Với sự hỗ trợ của môi trường tạo ra dịch vụ vận chuyển và môi trường mở, thực
hiện dịch vụ và dịch vụ hoàn chỉnh quản lý vòng đời, có thể đẩy nhanh sự phát
triển của dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng, do đó cung cấp cho người dùng với
các dịch vụ phong phú hơn, đặc biệt là các dịch vụ hội tụ.
ü Với các cổng mở dịch vụ thống nhất, nó có thể mở khả năng cho các bên thứ 3
thông qua giao diện chuẩn. Bằng cách này có thể sử dụng đầy đủ các nhóm phát
triển ứng dụng khác nhau.
ü Với chức năng tích hợp, nó cung cấp BSS (hệ thống hỗ trợ kinh doanh) tích hợp
để cấp thuê bao, dịch vụ cung cấp, đánh giá, phí và các chức năng quản lý khác
trong SDP, cho phép khả năng tương tác giữa các thành phần SDP với nhà điều
hành của BSS nút trong kiến trúc SOA
7
ü Với sự tích hợp với các kênh phân phối hiện tại hoặc tương lai, nội dung khác
nhau có thể được gửi đến người dùng cuối thông qua nhiều loại kênh.
1.2.2 Tìm hiểu về tổng quan công nghệ SDP áp dụng cho hệ thống Giá Trị
Gia Tăng
Hình 1.14 Mô hình SDP áp dụng cho mạng giá trị gia tăng
Ghi chú: Hình 1.14 được chích dẫn từ tài liệu “Globle SDP Solution Description_20091102.”.
Third-party là phần tử cung cấp các dịch vụ, nội dung cho hệ thống, nó truy
cập vào hệ thống mạng thông qua SDP. SDP có nhiệm vụ đồng bộ thông tin đăng ký
dịch vụ cho Third-party.
SDP đóng vai trò của (Service Delivery Platform) nó tiếp nhận thông tin thuê
bao, các thông tin đăng ký dịch vụ từ BSS. BSS nhận được yêu cầu thu phí từ SDP để
thực hiện thu phí. SDP đồng bộ hóa các thông tin sản phẩm và dịch vụ tới BSS cho
thuê bao.
SDP thông qua việc kết nối tới các Service Enabler mạng lưới khác nhau, như
dịch vụ tin nhắn ngắn (SMS), dịch vụ tin nhắn đa phương tiện (MMS), dịch vụ đọc
báo (MNS) … để cung cấp dịch vụ có thể được sử dụng như chức năng cơ bản hỗ trợ
8
các ứng dụng khác để tạo ra các dịch vụ phức tạp hơn thông qua SDP. Hệ thống cung
cấp sẽ thông qua SDP để nhận hoặc gửi bản tin.
Kết luận chương
Trong xu thế phát triển của viễn thông hiện nay, nhu cầu sử dụng dịch vụ VAS
ngày càng tăng. Mô hình cung cấp dịch vụ cũng phải thay đổi theo để phù hợp với xu
thế mới. Quy mô hạ tầng mạng cũng phải nâng cấp, mở rộng để đáp ứng yêu cầu ngày
càng có nhiều dịch vụ mới được sinh ra. Nội dung nghiên cứu ở chương này là tìm
hiểu về một số hệ thống cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng phổ biến hiện nay. Tìm hiểu
về cấu trúc hệ thống, tính năng cũng như phương thức hoạt động. Từ thực tế đó ta thấy
được một số nhược điểm của mô hình hiện nay.
Để giải quyết bài toán này, một giải pháp công nghệ SDP được đưa ra. Trong
chương này cũng nghiên cứu qua về khái niệm cũng như lợi ích mà hệ thống SDP
mang lại.
Để đi tìm hiểu chi tiết hơn về mô hình hệ thống SDP và bài toán áp dụng cụ thể
cho mạng dịch vụ của Vinaphone, sẽ được trình bày chi tiết hơn ở chương II của luận
văn.
9
CHƯƠNG II. CÔNG NGHỆ SDP
2.1. Cấu trúc SDP & chuẩn giao diện kết nối của SDP.
2.1.1 Phân tích, tìm hiểu cấu trúc chung của SDP (ứng dụng trong VAS)
2.1.1.1 Vị trí của SDP trong hệ thống mạng
SDP là giải pháp mạng độc lập có thể được đưa vào tất cả các loại công nghệ
mạng và đặt tại các lớp dịch vụ trong mạng, như thể hiện trong hình 2.1.
Hình 2.1 Vị trí của mô hình SDP trong mạng GSM
Ghi chú: Hình 2.1 được chích dẫn từ tài liệu “Globle SDP Solution Description_20091102.”.
1. Third-party với SDP: Bên thứ 3 cung cấp các dịch vụ hoặc nội dung vào
SDP, truy cập vào mạng thông qua SDP. SDP đồng bộ hóa các thông tin đăng
ký dịch vụ cho bên thứ 3.
10
2. BSS với SDP: SDP nhận được thông tin thuê bao, các thông tin đăng ký dịch
vụ từ BSS. BSS nhận được yêu cầu thu phí từ SDP để thực hiện thu phí. SDP
đồng bộ hóa các thông tin sản phẩm và dịch vụ tới BSS cho thuê bao.
3. Enablers dịch vụ với SDP: SDP được kết nối tới các Service Enabler mạng
lưới khác nhau, được cung cấp bởi các phần tử Enablers như dịch vụ tin nhắn
ngắn (SMS), Dịch vụ tin nhắn đa phương tiện (MMS), Dịch vụ đọc báo (MNS)
… Do đó Service Enabler cung cấp dịch vụ có thể được sử dụng như chức năng
cơ bản hỗ trợ các ứng dụng khác để tạo ra các dịch vụ phức tạp hơn thông qua
SDP. Hệ thống cung cấp sẽ thông qua SDP để nhận hoặc gửi bản tin.
4. OSS với SDP: SDP gửi bản tin cảnh báo hay bản tin thống kê cho hệ thống
hỗ trợ hoạt động (OSS).
2.1.1.2 Kiến trúc logic yêu cầu của SDP cho hệ thống VAS
2.1.2 Các chuẩn kết nối của SDP với các hệ thống khác.
Do mô hình SDP là một mô hình mới, được xây dựng trên cơ sở làm trung tâm
tích hợp với tất cả hệ thống khác để tạo thành một Service Delivery Platform. Tuy
nhiên mô hình này là mới, chưa có tổ chức nào trên thế giới đưa ra các tiêu chuẩn
chung để áp dụng. Việc xây dựng các tiêu chuẩn kết nối đa phần là do các nhà cung
cấp đưa ra. Dưới đây là tiêu chuẩn kết nối giao diện của Huawei đưa ra dựa trên các
tiêu chuẩn quốc tế có sẵn.
Các tiêu chuẩn quốc tế áp dụng cho tiêu chuẩn kết nối của mô hình hệ thống
SDP như bảng dưới đây (Chi tiết xem trong phụ lục tiêu chuẩn kèm theo)
2.1.3 Các thành phần chính trong SDP theo giải pháp của Huawei
Dưới đây là danh mục các sản phẩm của giải pháp Huawei tương ứng áp dụng
cho nhà mạng Vinaphone.
TT
Module Sản phẩm tương
ứng
1
Management Framework & Content
Delivery
MDSP
2 Network Access NAG
11
3 Service Exposure & SLA Control SAG
4 Service Bus, Orchestration & SRR ESB
5 Service Execution Environment SEE
6 Service Creation Environment SCE
7 Portal Framework PortalONE
8 Streaming Streaming
9 Downloading DLSC
10 SCG SCG
11 Marketing & Promotion MKT
12 DRM DRMC
13 Report iWEB
14 NMS I2000
Để hiểu rõ hơn về chức năng, cấu trúc hoạt động của hệ thống ta đi tìm hiểu
theo từng thiết bị, module dưới đây:
2.1.3.1 MDSP
MDSP cung cấp một số chức năng thông thường bao gồm quản lý SP, SP xác
thực truy cập, quản lý thuê bao, quản lý thông tin thiết bị đầu cuối, quản lý chính sách
trừ cước… vận hành và bảo trì.
MDSP cũng là trung tâm lưu trữ của giải pháp, là nơi lưu trữ thông tin của
third-party CP / SP, thông tin ứng dụng, hồ sơ thuê bao, thông tin thiết bị đầu cuối và
các thông tin thuê bao. MDSP cung cấp giao diện như SOAP / FTP để đồng bộ hóa các
dữ liệu với các hệ thống bên ngoài, bao gồm cả hệ thống BSS. Cơ sở dữ liệu sử dụng
bởi MDSP được triển khai một cách riêng biệt trên các nút cơ sở dữ liệu cá nhân và
các nút lưu trữ.
MDSP thực hiện các tính năng sau:
Quản lý và xác thực thuê bao: Quản lý và xác thực thuê bao cung cấp các chức
năng như đăng ký thuê bao, thuê bao xoá đăng ký, quản lý thông tin cá nhân, thuê bao
và phí dịch vụ truy vấn thông tin, xác thực thuê bao, …
12
Chức năng quản lý thông thường như quản lý SP, quản lý nội dung, quản lý
dịch vụ, quản lý MDSP tích hợp trên dịch vụ.
2.1.3.2 PortalONE
Là một cổng thông tin thống nhất, cho người dùng cuối. Các PortalONE tập
trung vào dịch vụ và trình bày nội dung. Các chức năng được cung cấp bởi PortalONE
như sau:
ü Hiển thị các dịch vụ thông tin trong cây thư mục, và hỗ trợ các chức
năng cài đặt cá nhân và đặc trưng cho người dùng.
ü Hỗ trợ Web và chế độ truy cập WAP bất cứ nơi nào và bất cứ lúc nào,
người dùng có thể đăng nhập vào các PortalONE để trình duyệt và tìm
kiếm các thông tin dịch vụ. Người dùng cũng có thể thu thập, đăng ký,
sử dụng, chơi, và tải về các dịch vụ và nội dung quan tâm của họ.
Các PortalONE được chia thành ba phần: lower layer platform, service logic và
page module.
Các PortalONE cung cấp một giao diện giúp hệ thống của bên thứ ba có thể tùy
chỉnh giao diện người dùng theo yêu cầu. Giao diện này cũng cho phép người sử dụng
để phát triển các page và chức năng mới. Hệ thống của bên thứ ba có thể sử dụng giao
diện này để tích hợp với các PortalONE. Các PortalONE cung cấp hai giao diện
service logic processing và common component. Giao diện service logic processing
liên quan đến trình bày, thu thập, thống kê và phân tích và nội dung có được. Giao diện
common component có liên quan đến DB truy cập và quản lý kênh.
2.1.3.3 SAG
SAG (Service Access Gateway) là một cổng kết nối cho SP/CP. SAG mở API
cho các ứng dụng bên thứ 3. SAG không chỉ mở gọi kiểm soát liên quan Third Party
và Audio Call, mà còn khả năng mở liên quan đến dữ liệu như tin nhắn SMS, MMS,
WAP push, LCS(Location Service). Third party SP cũng có thể cung cấp tích hợp các
ứng dụng giá trị gia tăng thoại/dữ liệu thông qua sử dụng gọi điều khiển có liên quan
và dữ liệu cùng một lúc.
2.1.3.4 NAG
Là cửa ngõ với nhiều tính năng cơ bản như các dịch vụ SOA, cung cấp các
logic cần thiết cho chuyển tiếp giao thức…Nó thường cung cấp giao diện dịch vụ Web
tiêu chuẩn (ParlayX2.1) để lớp trên tuân thủ.
13
2.1.3.5 ESB
Chức năng chính được cung cấp bởi ESB là thông điệp định tuyến, trao đổi và
chuyển đổi giữa các công nghệ và các giao thức khác nhau, khi cần thiết. ESB cung
cấp định tuyến lõi của yêu cầu và phản hồi dịch vụ. Nó nhận bất kỳ tin nhắn đồng bộ
hoặc không đồng bộ trên giao diện SOA và gửi nó đến đích. Định tuyến dựa trên các
chủ đề, nội dung hoặc bối cảnh của tin nhắn,… Ngoài ra ESB có thể xây dựng
workflow logic đơn giản để hỗ trợ các giao dịch dịch vụ có thể liên quan đến những
nhà cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên, biến đổi một định dạng tin nhắn sang định dạng theo
yêu cầu sẽ không luôn là cần thiết nếu một định dạng trao đổi dữ liệu toàn cầu được áp
dụng trên toàn bộ kiến trúc.
ESB kiểm soát bản tin giữa người tiêu dùng và nhà cung cấp dịch vụ, tùy thuộc
vào việc thực hiện, nó có thể thực hiện các chức năng liên quan đến quản lý dịch vụ,
giám sát.
Như một yếu tố trung tâm để tích hợp dịch vụ, ESB có thể thực hiện giám sát
việc sử dụng dịch vụ, quản lý và thực thi các mức độ dịch vụ, theo dõi các sự kiện /
hoạt động của quy trình bản tin cho báo cáo và quản lý lỗi liên quan đến thực hiện dịch
vụ. Ngoài ra, nó có thể thực hiện chức năng bảo mật như nhận dạng, xác thực và ủy
quyền của các yêu cầu dịch vụ.
Cung cấp cơ chế đăng ký, phát hiện và điều chỉnh các dịch vụ trong SOA. Dịch
vụ được đăng ký và được công bố tại đăng ký này, mà duy trì một danh mục các dịch
vụ sẵn có bao gồm tất cả các thông tin có liên quan để thực hiện các dịch vụ như định
nghĩa yếu tố dữ liệu, định nghĩa bản tin và dịch vụ, thông tin định tuyến, ….
2.1.3.6 SCE
Dịch vụ tạo môi trường SCE (Service Creation Environment) cung cấp các
công cụ và cơ chế tạo điều kiện cho việc tạo ra và thử nghiệm các ứng dụng SDP mới
(ứng dụng của bên thứ ba và cả nội bộ).
Đây là công cụ dựa trên Eclipse với SDK khác nhau (Service Development
Kit), cung cấp sự phát triển, kiểm tra, chức năng triển khai tương ứng:
2.1.3.7 Streaming
Streaming là một Enabler trong giải pháp SDP. Nó được tạo nên bởi hai thành
phần máy chủ Streaming và bộ Encoder.
14
Streaming Server: Là thành phần quan trọng dùng cho các dịch vụ trực tuyến,
MTV trực tuyến nhận và lưu trữ các nội dung truyền thông được xuất bản bởi
CP /SP. Ngoài ra, MTV Truyền kiểm soát phát lại nội dung.
Encoder: Encoder của hệ thống truyền tải bao gồm mã hóa Online và Offline
Transcoder. Các bộ mã hóa trong các hệ thống trực tuyến được sử dụng để sản
xuất các chương trình offline và online.
2.1.3.9 Downloading
Nó cung cấp dịch vụ tải về tất cả các loại nội dung đa phương tiện và các ứng
dụng không dây cho người dùng điện thoại di động bằng cách làm việc cùng với
MDSP và PortalONE. Trong giải pháp kỹ thuật của Huawei thiết bị DLSC cung cấp
các hỗ trợ cho việc phát hành, chạy các nội dung cho các CP thông qua MDSP. CP
phát hành nội dung vào MDSP. Sau khi phê duyệt và được xuất bản bởi nhà cung cấp
nội dung sẽ được đồng bộ hóa với DLSC và xem trước thông tin sẽ được đồng bộ hóa
với PortalONE.
2.1.3.8 Một số sản phẩm phụ trợ Soft-Client
Soft Client là các chương trình mà Huawei phát triển cho dịch vụ video di động
dựa trên thiết bị cầm tay. Người dùng có thể chọn để tải về gói cài đặt của khách hàng
thông qua OTA để cài đặt trên thiết bị cầm tay của họ.
2.1.4 Mô hình kiến trúc áp dụng cho hệ thống VAS của Vinaphone.
Ở đây ta đi tìm hiều dựa trên cơ sở giải pháp kỹ thuật của nhà cung cấp Huawei
đối với hệ thống VAS của Vinaphone.
2.1.4.1 Kiến trúc hệ thống SDP áp dụng cho VNP
Kiến trúc đề xuất cho VNP SDP, được mô tả theo như hình vẽ 2.9 bên đưới đây.
15
Core Network (IMS, PSTN, GSM, WCDMA, NGN, …)
Service Enabler and Capability
MMSC, SMSC, WAP GW, Location
Service Enabler and Capability
MMSC, SMSC, WAP GW, Location
Billing
Billing
NMS
NMS
Business support
domain
CRM
CRM
ERP
ERP
Operation support
domain
EMS
EMS
Network Access
Network Access
Service
Execution
Service
Execution
Portal
Framework
Portal
Framework
Service Exposure & SLA control
(Parlay X,,…)
Service Exposure & SLA control
(Parlay X,,…)
End
user
Service Bus, Orchestration & SRR
Service Bus, Orchestration & SRR
Shared Enabler
SSO, DRM, DLSC, Streaming, SCG
Shared Enabler
SSO, DRM, DLSC, Streaming, SCG
Management
Framework
CP/SP Mgmt
Subscriber Mgmt
Service Mgmt
Rating& Charging
Promotion
Management
Framework
CP/SP Mgmt
Subscriber Mgmt
Service Mgmt
Rating& Charging
Promotion
Content
Content
3rd party AS
3rd party AS
3rd party Domain
Service
Creation
IDE, Test tools
Service
Creation
IDE, Test tools
Content Delivery
Content Mgmt
Content Delivery
Content Mgmt
Hình 2.9: Kiến trúc SDP logic áp dụng cho VAS của VNP
Ghi chú: Hình 2.9 được chích dẫn từ tài liệu “Huawei SDP Solution description ”.
Service Exposure & SLA Control:
(Service Access Gateway) là thành phần chính của các module SAG, có chức
năng làm giao diện kết nối cho nhà cung cấp nội dung (CP) / cung cấp dịch vụ (SP), và
kiểm soát việc sử dụng các nguồn tài nguyên.
Ngoài ra, SAG là thành phần quan trọng để thực hiện phân chia hỗ trợ 3 độ cấp
tính năng SLA: Cấp độ dịch vụ CP/SP, cấp độ Dịch vụ và cấp độ Hệ thống.
Management Framework & Content Delivery:
Có chức năng quản lý và là trung tâm lưu trữ của hệ thống SDP, cung cấp các
chức năng chẳng hạn như quản lý Third-party CP / SP, quản lý thuê bao, quản lý dịch
vụ, quản lý nội dung, cung cấp và quản lý danh tính. Ngoài ra, quản lý khung hoạt
động như các module đánh giá trong SDP, làm việc với các hệ thống thanh toán trả
trước và trả sau thực hiện chức năng trừ cước.
Nó tích hợp với các thành phần của BSS cho hoạt động kinh doanh như CRM,
thanh toán trả trước, thanh toán trả sau, vv
Đối với việc triển khai tách giữa các vùng, các mô-đun Management
Framework có thể được chia thành 2 phần để đáp ứng yêu cầu triển khai theo vùng địa
lý khác nhau.
16
Service Creation Environment & Service Execution Environment:
Nó cung cấp các công cụ và cơ chế tạo điều kiện cho việc tạo ra và thử nghiệm,
test các ứng dụng SDP mới (ứng dụng của bên thứ ba và mở rộng dịch vụ nội bộ) dựa
trên khả năng cung cấp thông qua SDP.
Như là một Container dịch vụ, SEE cung cấp một môi trường thực thi cho dịch
vụ SDP. Nó được triển khai trong nội bộ của VNP.
Service BUS, Orchestration & SRR:
Dịch vụ BSS, Orchestration và SRR là thành phần quan trọng của Layer tích
hợp của SDP, và nó là nền tảng của kiến trúc dựa trên SOA (Service-oriented
Architecture), cung cấp bản tin thích ứng, chuyển đổi tin nhắn, định tuyến bản tin,
kiểm soát tin nhắn, lịch trình, và xử lý lỗi…. Các thông tin bao gồm dữ liệu, tin nhắn,
dịch vụ, thuê bao dịch vụ… cũng được lưu trên hệ thống.
Được ví như là xương sống của toàn bộ giải pháp, module này là thành phần
quan trọng để thông tin giao thông qua các nút và các thành phần riêng biệt.
Network Access:
Một cổng cung cấp cho việc chuyển đổi giữa các công nghệ viễn thông (như là
giao thức mạng) và các công nghệ SOA (ví dụ như các dịch vụ SOA). Nó cung cấp
loại chuyển đổi đáp ứng cho việc truy nhập mạng được tiếp xúc trực tiếp với các thành
phần khác của SDP như các ứng dụng của third-party, vv
Portal Framework:
Nó là một cổng thông tin cho người dùng trải nghiệm các dịch vụ, cung cấp
trình bày và đăng ký các dịch vụ này. Cổng thông tin sẽ không chỉ cung cấp WEB và
WAP portal mà nó còn cung cấp tin nhắn SMS, IVR Portal Portal Framework cũng
hỗ trợ khách hàng cho tải về cũng như dịch vụ trực tuyến.
Enabler:
Để cung cấp truy cập khác nhau và các phương pháp phân phối nội dung, các
enablers cũng được cung cấp một số giải pháp được đề xuất, bao gồm các module
SSO, DRM máy chủ, SCG cho dữ liệu thu phí, trực tuyến và tải về cho mảng phân
phối đa nội dung.
Kiến trúc đề xuất là một SOA (Service-oriented Architecture) trong đó bao gồm
các dịch vụ BUS được ví như xương sống của toàn bộ kiến trúc để tạo ra nền tảng kết
17
hợp lại, xây dựng các giao diện dịch vụ, các tiêu chuẩn. Sử dụng cơ chế SRR (Service
Registry and Repository) để hỗ trợ các dịch vụ web khám phá và sử dụng một cách dễ
dàng và thực hiện kiểm soát dịch vụ và kiểm soát chính sách để đảm bảo chất lượng và
bảo mật dịch vụ.
2.1.4.2 Giải pháp triển khai theo điều kiện phân vùng địa lý hiện tại
Dự án VNP SDP, sẽ được triển khai phân phối như sơ đồ sau đây trong hai
thành phố: Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Tất cả các nút được phân phối với nội
dung thành phần chức năng hoàn chỉnh, bao gồm các thuê bao, bên thứ 3 CP / SP trong
khu vực. Giữa các nút sẽ có một kết nối để đồng bộ hóa các thông tin sản phẩm cần
thiết. Hai nút tách đều có cấu trúc tương tự nhau. Với node Hà Nội, một module quản
lý đủ mạnh là yêu cầu với SDP để xử lý quản lý toàn bộ cho Third-party CP / SP, thuê
bao, đăng ký thuê bao, dịch vụ và nội dung. Ngoài ra, phần trung tâm của giải pháp
truyền tải được yêu cầu tại node Hà Nội.
Kiến trúc mạng chia theo hai node HN và HCM
HQ NMS /I2000
MDS P/CMS
MDSP/BSS Integrator
PortalONE
E SB
NMS C lient
S AG
NAG
S CG
S EE
iWE B
S treaming
C entral part
S treaming
Edge part
Download
Hanoi Node
DR M
SP/CP & InternetSP/CP & Internet
End
user
End
user
Enablers & Services
CRM
CRM
BSS
domain
Postpaid
Postpaid
Prepaid
Prepaid
S CE
MKT
MDSP/BSS Integrator
E SB
NMS C lient
S AG
NAG
S treaming
E dge part
S CE
iWEB
S CG
Download
HCM Node
Enablers & Services
CRM
CRM
BSS
domain
Postpaid
Postpaid
Prepaid
Prepaid
Hình 2.10 Kiến trúc phân bố mạng thiết bị SDP phân chia theo vùng
Ghi chú: Hình 2.10 được chích dẫn từ tài liệu “Huawei SDP Solution description ”.
a. Hanoi Node
Sơ đồ kiến trúc logic: được mô tả trong hình vẽ.
18
Vai trò của node HN:
1. Hỗ trợ các phần tử truy nhập cho các Third-party CP / SP vào hệ thống
mạng.
2. Hỗ trợ các phần tử truy nhập cho các Third-party CP / SP để quản lý các
dịch vụ và nội dung.
3. Cung cấp chứng thực và ủy quyền cho bên thứ 3 trong khu vực và người
dùng cuối
4. Hồ sơ cá nhân của các thuê bao của nút Hà Nội
5. Duy trì thông tin đăng ký thuê bao trong khu vực
6. Tích hợp các kênh phân phối với các enablers
7. Tích hợp với BSS (Business Support System)
8. Tích hợp với OSS (Operating Support System)
9. Dịch vụ định tuyến giữa cả hai nút
Và Hà Nội node có chức năng quản lý trung tâm cho hệ thống mạng, bao gồm:
10. Cung cấp nền tảng quản lý cho tất cả các thuê bao, cho các dịch vụ và nội
dung của toàn bộ mạng lưới, và đồng bộ hóa với cả hai nút.
11. Cung cấp các cổng thông tin người dùng cho tất cả các thuê bao
12. Lưu trú dịch vụ từ bên thứ 3 hoặc nhà điều hành
13. Đồng bộ hóa các thông tin thuê bao giữa cả hai nút.
b. HCM Node
Vai trò của HCM node giống với HN một số vai trò từ 1- 9.
c. Một số vấn đề kỹ thuật và giải pháp triển khai hệ thống
Ø Chính sách định tuyến giữa các node
Ø Phân phối dữ liệu trên hai node
2.1.4.3 Giao diện kết nối của hệ thống SDP với mạng ngoài
Được phân tích rõ trong mục
Ø Giao diện kết nối của hệ thống SDP với mạng ngoài của VNP
Ø Giải pháp tích hợp giao diện của SDP với hệ thống mạng hiện tại
19
2.2. Một số vấn đề chính cần giải quyết cho thực trạng mạng hiện nay.
Cần qui hoạch lại hệ thống mạng, thay đổi cấu trúc mạng hiện tại, thay đổi kết
nối, call follow.
Quá trình tiêu chuẩn hóa vẫn chưa hoàn thiện, đang bổ xung và phát triển, để lại
nhiều lỗ hổng công nghệ. Do vậy việc triển khai công nghệ SDP vào mạng thực tế sẽ
gặp nhiều khó khăn ban đầu khi phải hiệu năng lại các tương thích giữa các hệ thống
với nhau.
Hiện tại các hệ thống đã sử dụng ổn định trong một thời gian dài, việc tích hợp
hội tụ hệ thống không thể làm một sớm một chiều mà phải mang tính chiến lược cho
sự phát triển. Do vậy cần chấp nhận một thực tế là hiệu quả của SDP sẽ không cao
trong thời gian đầu trong khi chi phí rất tốn kém.
Do công nghệ SDP là một công nghệ mới trên thế giới, hệ thống vẫn chưa mang
tính kế thừa do vậy tồn tại ẩn tàng những vấn đề kỹ thuật chưa xuất hiện. Vì vậy việc
vận hành làm chủ thiết bị sẽ gặp khó khăn nhất định.
Kết luận chương
Công nghệ SDP hiện nay vẫn là một mô hình mới trên thế giới. Công nghệ này
được đưa ra để giải quyết bài toán bùng nổ nhu cầu về mạng viễn thông mang lại, đặc
biệt là trong lĩnh vực Giá Trị Gia Tăng. Trong tương lai mô hình mạng hiện tại sẽ
không còn phù hợp nữa, các nhà khai thác mạng viễn thông như Mobiphone,
Vinaphone, Viettel cần phải đưa ra chiến lược phát triển của mình để đáp ứng được xu
thế mới. SDP là một trong những lựa chọn đó.
Để hiểu rõ hơn về công nghệ SDP, chương II có nhiệm vụ đi sâu vào tìm hiểu
về cấu trúc, phương thức hoạt động của mô hình này. Cụ thể là nghiên cứu mô hình
tổng quan, cơ chế hoạt động, giao diện kết nối chuẩn của SDP ra bên ngoài.
Dựa trên cơ sở hạ tầng mạng của Vinaphone hiện nay. Chương II đề cập đến bài toán
toán cụ thể, giải pháp mô hình SDP áp dụng cho nhà mạng Vinaphone trong điều kiện
về phân bố địa lý, hiện trạng hệ thống mạng hiện nay.
Chương II cũng đưa ra một số đánh giá về lợi ích, khó khăn gặp phải khi áp
dụng công nghệ SDP. Bài toán ứng dụng công nghệ SDP cho hệ thống MobileTV sẽ
được trình bày trong chương III.
20
CHƯƠNG III : ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SDP CHO MobileTV
3.1. Dịch vụ Mobile TV, các vấn đề tồn tại.
3.1.1 Mô hình kết nối hệ thống hiện tại của VNP:
3.1.1.1 Các giao diện, giao thức kết nối
3.1.1.2 Chức năng, thông số hỗ trợ của hệ thống:
Chức năng chính của hệ thống: MobileTV là dịch vụ cho phép khách hàng của
VinaPhone có thể xem trên 30 kênh truyền hình đặc sắc, Xem/tải các nội dung theo
yêu cầu : VOD, MOD, Karaoke, Audio book … trên chuyên trang
Trong các mục dưới đây sẽ tìm hiểu sâu hơn về các phần tử Module trong hệ thống
MobileTV
Ø Hệ thống Head-end
Ø Thiết bị encoders:
Ø Transmitter:
Ø Wap Portal:
Ø Streaming server:
Ø Module báo cáo thống kê và truy vấn lịch sử giao dịch phục vụ CSKH:
Ø Module charging:
Ø CMS (Phân hệ quản lý nội dung):
3.1.1.3 Một số tiến trình dịch vụ chính
Ø Tiến trình đăng ký dịch vụ qua sms
Ø Tiến trình đăng ký dịch vụ qua wap
Ø Tiến trình hủy dịch vụ qua sms
3.1.2 Một số vấn đề tồn tại của hệ thống mobileTV
Hệ thống vận hành độc lập, riêng lẻ. Việc quản lý thuê bao, vận hành chia thành
nhiều bộ phận khác nhau giữa nhà cung cấp dịch vụ và nhà mạng dẫn đến quy trình
21
vận hành hệ thống mất nhiều thời gian. Quản lý và phát triển thuê bao mang nhiều bất
cập.
Quảng bá đến người dùng mang tính độc lập, chưa kết hợp với các dịch vụ khác
để kích thích người dùng. Chưa kết hợp được các sản phẩm dịch vụ khác để tạo nên
gói sản phẩm mang tính cạnh tranh hơn.
Trong tương lai việc sử dụng smart phone hiệu năng cao sẽ là xu thế tất yếu.
Nhu cầu giải trí, trải nghiệm dịch vụ MobileTV sẽ tăng lên việc mở rộng năng lực đáp
ứng của hệ thống cần được mở rộng.
3.2. Bài toán Mobile TV chạy trên nền SDP.
3.2.1 Giải pháp kỹ thuật, Mobile TV chạy trên nền SDP.
3.2.1.1 Kiến trúc hệ thống cho giải pháp chạy dịch vụ MobileTV qua SDP
Theo như phân tích tìm hiểu hệ thống MobileTV tại phần 1 chương III, ta thấy
rằng hệ thống SDP đều hỗ trợ chuẩn hiện có của hệ thống.
Như vậy hệ thống Mobile TV có thể kết nối trực tiếp vào SDP để cung cấp nội
dung dịch vụ. Streaming server và Encoder sẽ không cần sử dụng nữa mà sử dụng
Enaber Streaming của SDP. Các phần từ này đã được tích hợp trong hệ thống.
Ở giải pháp này hệ thống SDP sẽ hỗ trợ cung cấp khai báo dịch vụ được tích
hợp trên MDSP và PortalOne. Việc quản lý thuê bao, quảng bá sản phẩm sẽ được
Vinaphone phân quyền user để quản lý dịch vụ.
Vị trí của Server cung cấp dịch vụ MobileTV trong giải pháp chạy dịch vụ
MobileTV qua SDP được phân tích rõ hơn trong hai mục:
Ø Tìm hiểu về phần tử mạng trong cấu hình
Ø Kiến trúc mạng Streaming thiết kết cho hai node HN và HCM
3.2.1.2 Dịch vụ cung cấp bởi MobileTV trên nền SDP
Thông tin về dịch vụ MobileTV trên nền SDP được nêu rõ hơn trong phần sau:
Ø Video theo yêu cầu (VOD)
Ø Live TV
Ø Chương trình TV mô phỏng
22
3. 2.1.3 Service flow của dịch vụ MobileTV chạy trên nền SDP
Thông tin về service flow trong nội mạng của dịch vụ MobileTV trên nền SDP
được nêu rõ hơn trong phần sau:
Ø Streaming flow khi dùng browser
Ø Streaming flow khi dùng phần mềm Client
3. 2.1.4 Charging follow:
Tiến trình trừ cước cho thuê bao trả trước của dịch vụ MobileTV trên nền SDP
được nêu rõ hơn trong phần.
Ø Trừ cước thuê bao trả trước Streaming theo sự kiện
Ø Trừ cước thue bao trả trươc Streaming theo phiên
Ø Trừ cước thuê bao trả sau Streaming theo sự kiện.
Ø Trừ cước Streaming thuê bao trả sau theo phiên:
3.2.2 Một số yêu cầu về thông số kỹ thuật để Mobile TV tương thích với SDP.
3.2.3 Những khó khăn, vấn đề gặp phải.
ü Thay đổi, qui hoạch lại mạng truyền dẫn, trong đó bao gồm xây dựng lại truyền
dẫn từ Ethernet sang truyền dẫn quang.
ü Thống nhất lại việc thay đổi lại phương thức trừ cước hệ thống.
ü Mở license cho hệ thống MobileTV.
Kết luận chương
SDP là service delivery platform, nó là nền tảng để các dịch vụ chạy trên đó. Do
vậy mục tiêu của SDP là cần phải hỗ trợ được các dịch vụ hiện hữu hiện nay như RBT,
Mobile New paper, MobileTV, Mplus hay các dịch vụ CP/SP
Trong xu thế mới, khi các smart phone ngày càng phổ biến. Dịch vụ MobileTV
sẽ ngày càng phát triển. Nhu cầu người dùng sẽ tăng cao khi sản phẩm được giới thiệu
sâu rộng và các đầu cuối điện thoại hỗ trợ pin dung lượng lớn, có thể trải nghiệm dịch
vụ mọi lúc mọi nơi.
Trên cơ sở đó nhiệm vụ của Chương III nghiên cứu giải pháp cho bài toán Áp
dụng công nghệ SDP cho hệ thống MobileTV.
23
Luận văn đi sâu tìm hiểu module Streaming của hệ thống SDP, tìm hiểu về
thông số kỹ thuật, kết nối vật lý theo phân vùng địa lý. Để từ đó đưa ra giải pháp tích
hợp hệ thống MobileTV hiện hữu của mạng Vinaphone vào SDP. Đưa ra tiến trình của
bản tin, tiến trình trừ cước khi MobileTV chạy trên nền SDP.