Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Tăng cường quản lý nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư cho phát triển du lịch tại tỉnh Vĩnh Phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 110 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH




ĐẶNG THỊ MINH THUÝ



TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ
NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC ĐẦU TƢ
CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI TỈNH VĨNH PHÚC

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60.34.04.10



LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.,TS. Vũ Văn Hoá






THÁI NGUYÊN - 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu khoa học của
riêng tôi và không trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học của
tác giả khác. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và
chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi khẳng định rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Nhà nước, Bộ, ngành chủ
quản, cơ sở đào tạo và Hội đồng đánh giá khoa học của Trường Đại học Kinh
tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên về công trình và kết quả nghiên cứu
của mình.

Tác giả luận văn



Đặng Thị Minh Thúy













Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ii
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn với đề tài "Tăng
cường quản lý nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư cho phát triển du lịch
tại tỉnh Vĩnh Phúc" tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của nhiều tập thể
và cá nhân trong và ngoài trường.
Trước hết, tôi xin bày tỏ sự cảm ơn đối với Ban Giám hiệu nhà trường,
Phòng Quản lý đào tạo Sau đại học và các thầy, cô giáo Trường Đại học Kinh
tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn
thành chương trình học tập và nghiên cứu.
Có được kết quả này, tôi vô cùng biết ơn và bày tỏ lòng kính trọng sâu
sắc đối với GS., TS. Vũ Văn Hóa - người đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ tôi
hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Lãnh đạo Sở Khoa học và
Công nghệ tỉnh Vĩnh Phúc đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa
học; cảm ơn Sở Văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Vĩnh phúc, các tổ chức, cá
nhân đã cung cấp những số liệu khách quan giúp tôi đưa ra những phân tích
chính xác.
Tôi xin cảm ơn sự động viên, giúp đỡ của bạn bè, đồng nghiệp và
những người thân trong gia đình đã chia sẻ những khó khăn và thường xuyên
động viên tôi trong khi thực hiện luận văn này.

Thái Nguyên, tháng 6 năm 2014
Tác giả luận văn




Đặng Thị Minh Thúy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iii
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC BẢNG viii
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4. Ý nghĩa khoa học và những đóng góp mới của luận văn 3
5. Kết cấu của đề tài 3
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ
NƢỚC ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN DU LỊCH 4
1.1. Khái quát về du lịch và các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế du lịch 4
1.1.1. Khái niệm về du lịch 4
1.1.2. Các yếu tố tác động đến sự tăng trưởng kinh tế du lịch 5
1.2. Tổng quan về Ngân sách Nhà nước và quản lý Ngân sách Nhà nước 14
1.2.1. Ngân sách nhà nước 14
1.2.2. Quản lý Ngân sách Nhà nước 22
1.3. Cơ sở thực tiễn về quản lý ngân sách nhà nước và du lịch 28

28
1.3.2. Kinh nghiệm quản lý thu, chi ngân sách tại huyện Hoa Lư - tỉnh Ninh Bình 30
1.3.3. Kinh nghiệm quản lý thu, chi Ngân sách tại Thành phố Bắc Ninh tỉnh
Bắc Ninh 32
Kết luận chương 1 33
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iv
2.1. Câu hỏi nghiên cứu 34
2.2. Phương pháp thu thập thông tin 34
2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp 34
2.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp 34
2.3. Phương pháp khảo sát điều tra 35
2.3.1. Khảo sát các nhân tố tác động đến quản lý chi ngân sách nhà nước
trong đầu tư phát triển du lịch 35
2.3.2. Khảo sát công tác quản lý chi ngân sách nhà nước trong đầu tư phát
triển du lịch 36
2.4. Phương pháp phân tích số liệu 37
2.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 38
Kết luận chương 2 38
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH
NHÀ NƢỚC ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI VĨNH PHÚC TRONG
THỜI GIAN 2011 - 2013 39
3.1. Khái quát về Kinh tế - Xã hội và tiềm năng du lịch của Vĩnh Phúc 39
3.1.1. Thực trạng kinh tế - xã hội 39
3.1.2. Tiềm năng phát triển du lịch của Vĩnh Phúc 47
3.2. Thực trạng phát triển du lịch và sử dụng vốn đầu tư cho du lịch Vĩnh Phúc 48
3.2.1. Về công tác quản lý nhà nước về du lịch 48

3.2.2. Về cơ sở vật chất phục vụ du lịch 48
3.2.3. Về lượng khách du lịch, doanh thu và tái đầu tư từ du lịch 49
3.2.4. Công tác quảng bá và đào tạo bồi dưỡng nhân lực 50
3.2.5. Về nguồn vốn đầu tư cho du lịch 51
3.2.6. Về triển khai các dự án, công trình trọng điểm 51
3.2.7. Về kết quả triển khai theo lĩnh vực Du lịch 53
3.2.8. Tồn tại trong việc phát triển du lịch Vĩnh Phúc 54

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

v
3.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý nguồn vốn ngân sách nhà nước cho
đầu tư phát triển du lịch 56
3.3.1. Đánh giá công tác quản lý nguồn vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư
phát triển du lịch 56
3.3.2. Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến quản lý ngân sách
nhà nước trong đầu tư phát triển du lịch 67
3.4. Đánh giá khái quát 73
3.4.1. Những mặt đã đạt được 73
3.4.2 Một số tồn tại hạn chế 74
3.4.3. Nguyên nhân tồn tại 75
Kết luận chương 3 78
Chƣơng 4: TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ
NƢỚC ĐẦU TƢ CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI TỈNH VĨNH PHÚC 79
4.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội và du lịch tỉnh Vĩnh Phúc đến 2020 79
4.1.1. Mục tiêu phát triển du lịch Vĩnh Phúc giai đoạn 2014 - 2020 79
4.1.2. Nhiệm vụ thực hiện kế hoạch phát triển du lịch Vĩnh Phúc giai đoạn
2014 -2020 80
4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển du lịch tại
Vĩnh Phúc 82

4.2.1. Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho phát triển du lịch 82
4.2.2. Qui hoạch, tôn tạo và xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ
thuật, các công trình phục vụ du lịch hài hòa với sự phát triển kinh
tế - xã hội 84
4.2.3. Thống nhất quản lý nguồn vốn phát triển du lịch giữa các cơ quan
của địa phương 85
4.2.4. Nâng cao năng lực và trách nhiệm cán bộ quản lý và thực hiện các dự
án đầu tư phát triển du lịch 86

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vi
4.2.5. Cơ chế, chính sách trong quản lý sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà
nước trong đầu tư phát triển du lịch 86
4.3. Kiến nghị 87
4.3.1. Kiến nghị với Nhà nước 87
4.3.2. Kiến nghị với UBND tỉnh và các sở, ban ngành chức năng của tỉnh 88
KẾT LUẬN 90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
PHỤ LỤC 94

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vii
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

CBCCVC : Cán bộ công chức viên chức
CCVC : Công chức viên chức
CNHTTTQL : Công nghệ, hệ thống thông tin quản lý
ĐKKTXH : Điều kiện kinh tế - xã hội

ĐKTN : Điều kiện tự nhiên
GPMB : Giải phóng mặt bằng
KNNT : Khả năng nguồn thu
KTTĐ : Kinh tế trọng điểm
L&QĐ : Luật và các quy định có liên quan
NLQL : Năng lực quản lý
NS : Ngân sách
NSNN : Ngân sách nhà nước
QTQL : Quy trình quản lý
TCQL : Tổ chức quản lý
TĐCM : Trình độ chuyên môn
THCS : Trung học cơ sở
THPT : Trung học phổ thông
UBND : Ủy ban nhân dân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

viii
DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Bảng khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi NSNN
trong phát triển du lịch 35
Bảng 2.2. Khảo sát các nội dung chu trình quản lý chi NSNN trong đầu tư
phát triển du lịch 36
Bảng 3.1. Cơ cấu dân số nông thôn, thành thị của tỉnh giai đoạn 2011 -2013 41
Bảng 3.2. Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội 42
Bảng 3.3. Số lượng khách du lịch và doanh thu qua các năm từ du lịch 49
Bảng 3.4. Nguồn vốn đầu tư cho du lịch (tỷ đồng) 51
Bảng 3.5. Thống kê mô tả các điều tra về Luật và các quy định có liên quan 58
Bảng 3.6. Thống kê mô tả các điều tra về chính sách ngân sách và lập kế

hoạch chi cho đầu tư phát triển du lịch trong chi NSNN của tỉnh
Vĩnh Phúc 60
Bảng 3.7. Thống kê mô tả các điều tra về dự toán chi cho đầu tư phát triển
du lịch trong chi NSNN 62
Bảng 3.8. Thống kê mô tả các điều tra về chấp hành chi cho đầu tư phát
triển du lịch trong chi NSNN 63
Bảng 3.9. Thống kê mô tả các điều tra về quyết toán chi cho đầu tư phát
triển du lịch trong chi NSNN 66
Bảng 3.10. Thống kê mô tả các điều tra về việc thanh tra, kiểm tra, đánh
giá chương trình, dự án cho đầu tư phát triển du lịch 67
Bảng 3.11. Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi NSNN trong
đầu tư phát triển du lịch từ nguồn vốn NS tỉnh 68
Bảng 3.12. Mô tả các yếu tố đầu ra 69
Bảng 3.13. Kết quả phân tích ANOVA 71
Bảng 3.14. Kết quả hồi qui 72
Bảng 3.15. Tổng hợp kết quả hồi qui 73

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ix


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Theo tổ chức du lịch Thế giới (World Tourist Organization), du lịch
được xem là các hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích
tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi,

giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa,
trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường
sống định cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền.
Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác
hẳn nơi định cư.
Bên cạnh các ngành nông, lâm, thủy, hải sản, ngành công nghiệp, thì
ngành “công nghiệp không khói” - dịch vụ, du lịch mang lại nguồn lợi lớn cho
mỗi quốc gia. Việt Nam có đủ điều kiện, các yếu tố để biến ngành du lịch trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn. Trong những năm qua, Việt Nam đã có những
chính sách nhằm gia tăng mở rộng ngành du lịch, nhằm gia tăng lượng khách
tới thăm, đặc biệt là khách quốc tế. Với những chính sách “mở cửa”, thì
ngành du lịch đã có những bước chuyển biến rõ rệt, và đóng góp không nhỏ
vào cán cân thu nhập Việt Nam. Năm 2012, Việt Nam tiếp đón 6.8 triệu lượt
khách quốc tế, khách nội địa là 32.5 triệu lượt. Doanh thu từ ngành du lịch là
160 000 tỷ đồng, và đóng góp 5% vào GDP của Việt Nam.
Hòa chung với sự phát triển về ngành du lịch của cả nước, tỉnh Vĩnh
Phúc cũng có những chuyển biến rõ nét. Vĩnh Phúc được biết đến là tỉnh có
nhiều tài nguyên và tiềm năng để phát triển du lịch. Với nhiều loại hình du
lịch như: du lịch di sản, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng Trong những
năm qua tỉnh Vĩnh phúc đã ban hành nhiều chính sách, tạo môi trường đầu tư
thông thoáng, nhiều dự án đầu tư vào ngành du lịch đã và đang được các nhà
đầu tư triển khai thực hiện tạo nên sự phát triển nhanh chóng của hoạt động
du lịch tỉnh nhà. Tuy nhiên việc sử dụng các nguồn vốn đầu tư để thực hiện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
phát triển du lịch còn nhiều khó khăn, bất cập, vì vậy cũng còn hạn chế trong
triển khai thực hiện các dự án đầu tư phát triển du lịch.
Vấn đề đặt ra hiện nay là cần tìm ra những giải pháp nâng cao hiệu quả

sử dụng các nguồn vốn đầu tư trong ngành du lịch để tạo thêm sự phong phú,
sức hấp dẫn trong hoạt động của các khu du lịch đang được hình thành và mở
rộng, đảm bảo tạo điều kiện cho ngành du lịch phát triển đúng mục tiêu, định
hướng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc. Xuất phát từ yêu
cầu đó, học viên đã chọn vấn đề: "Tăng cường quản lý nguồn vốn ngân sách
nhà nước đầu tư cho phát triển du lịch tại tỉnh Vĩnh Phúc" làm đề tài luận
văn tốt nghiệp Thạc sỹ của mình. Thông qua nghiên cứu, hy vọng sẽ góp phần
nâng cao công tác quản lý ngân sách nhà nước cho ngành du lịch Vĩnh Phúc,
tiến hành sử dụng một cách hiệu quả nguồn vốn nhà nước cho du lịch, và đưa
hình ảnh, vị thế du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc lên một tầm cao mới.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Bằng việc nghiên cứu, xác định các yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản
lý nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư cho du lịch tại tỉnh Vĩnh Phúc, đề tài
sẽ đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý nguồn vốn
ngân sách nhà nước cho phát triển du lịch tại tỉnh Vĩnh Phúc.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu chung của đề tài được cụ thể hóa thành các mục tiêu cụ thể sau:
Đánh giá thực trạng về công tác quản lý nguồn vốn ngân sách nhà nước
đầu tư cho phát triển du lịch tại tỉnh Vĩnh Phúc.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản lý nguồn vốn ngân
sách nhà nước đầu tư cho phát triển du lịch tại tỉnh Vĩnh Phúc.
Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nguồn vốn
ngân sách nhà nước (NSNN) đầu tư cho phát triển du lịch tại tỉnh Vĩnh Phúc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý nguồn vốn ngân
sách nhà nước cho phát triển du lịch tại tỉnh Vĩnh Phúc và các yếu tố ảnh
hưởng hưởng tới nó.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được thực hiện tại tỉnh Vĩnh Phúc. Các chỉ tiêu nghiên cứu và số
liệu nghiên cứu được thu thập trong năm 2013.
4. Ý nghĩa khoa học và những đóng góp mới của luận văn
Đề tài hệ thống hoá, nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và
cơ sở thực tiễn về hiệu quả sử dụng nguồn vốn NSNN đầu tư phát triển du
lịch tại tỉnh Vĩnh Phúc; phân tích thực trạng việc sử dụng nguồn vốn NSNN
đầu tư phát triển du lịch ở tỉnh Vĩnh Phúc thời gian qua, chỉ ra những nguyên
nhân từ đó đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn
NSNN đầu tư phát triển du lịch tại tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới.
Kết quả của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho cán bộ quản lý
của tỉnh trong việc xây dựng cơ chế, chính sách nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn NSNN đầu tư cho phát triển du lịch tại tỉnh Vĩnh Phúc;
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn được xây
dựng trên 4 chương:
Chƣơng 1: Tổng quan về Quản lý nguồn vốn NSNN đầu tư phát triển
du lịch.
Chƣơng 2: Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Chƣơng 3: Thực trạng sử dụng các nguồn vốn NSNN đầu tư phát triển
du lịch tại Vĩnh Phúc trong thời gian 2011- 2013
Chƣơng 4: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn NSNN
đầu tư phát triển du lịch tại tỉnh Vĩnh Phúc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4

Chƣơng 1
TỔNG QUAN VỀ CÁC NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC
ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
1.1. Khái quát về du lịch và các yếu tố tác động đến tăng trƣởng kinh tế
du lịch
1.1.1. Khái niệm về du lịch
, giao thông thuận
lợi ,
,
. Khái niệm về du lịch
có nhiều cách hiểu do được tiếp cận bằng các cách khác nhau, sau đây là một
số quan niệm theo các cách tiếp cận phổ biến.
Du lịch là một hoạt động: Theo Mill và Morrison du lịch là hoạt động
xảy ra khi con người vượt qua biên giới một nước, một khu vực , một vùng để
nhằm mục đích giải trí hoặc công cụ và lưu trú ít nhất 24h nhưng không quá 1
năm. Du lịch có thể được hiểu “là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú
thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ
dưỡng trong một thời gian nhất định.
.
. Nhưng
:
1. :

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
, công
vụ…
.
2. Năm 1963 h

l :

Theo luật du lịch Việt Nam: Du lịch là các hoạt động có liên quan đến
chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp
ứng nhu cầu tham quan , tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời
gian nhất định.
1.1.2. Các yếu tố tác động đến sự tăng trưởng kinh tế du lịch
1.1.2.1. Điều kiện chung
a. An ninh chính trị, an toàn xã hội
Để du lịch không ngừng phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
của đất nước, sự phối hợp chặt chẽ giữa quốc phòng và an ninh với các hoạt
động du lịch cũng như các ngành kinh tế khác có ý nghĩa cực kỳ quan trọng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
Sự bảo đảm vững chắc về quốc phòng, an ninh tạo môi trường ổn định cho
đất nước và khách tới thăm quan.
Du lịch, bên cạnh việc nghỉ ngơi là “thẩm nhận những giá trị vật chất,
tinh thần độc đáo, khác lạ với quê hương mình”; điều này đòi hỏi sự giao lưu,
đi lại của du khách giữa các quốc gia, các vùng với nhau. Bầu chính trị hòa
bình, hữu nghị sẽ kích thích sự phát triển của du lịch quốc tế. Một thế giới bất
ổn về chính trị, xung đột về sắc tộc, tôn giáo làm ảnh hưởng tới việc phát triển
du lịch tức là nó không làm tròn “sứ mệnh” đối với du lịch, gây nên nỗi hoài
nghi, tâm lý sợ hãi cho du khách. Bên cạnh đó, những cuộc nội chiến, những
cuộc chiến tranh xâm lược với nhiều loại trang thiết bị lợi hại làm hủy hoại tài
nguyên du lịch, các công trình nghệ thuật kiến trúc do loài người sáng tạo
nên. Ở Việt Nam qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, nhiều
công trình phục vụ phát triển du lịch bị phá hoại, nếu tồn tại thì chỉ còn một
phần và chúng ta đang ra sức kiến tạo lại tức là chúng ta quá lạm dụng “bê

tông hoá”, “nhựa hoá”, dù biết rằng nó đã mất đi phần nào đó giá trị nguyên
bản. Năm 2000, tại hòn đảo Bali (Inđônêxia) - nơi hấp dẫn khách du lịch của
nhiều nước trên thế giới bị đánh bom khủng bố để lại nỗi kinh hoàng cho
khách du lịch. Năm 2003 bệnh SAT ở Trung Quốc, dịch Cúm gà ở Việt Nam
gây nên những tổn thất lớn cho du lịch Trung Quốc và Việt Nam và gián tiếp
ảnh hưởng đến du lịch thế giới.
Thiên tai cũng có tác động xấu đến sự phát triển du lịch. Nhật Bản
là đất nước giàu và đẹp nhưng luôn phải hứng chịu những trận động đất,
gây khó khăn cho phát triển du lịch, có chăng chỉ phát triển du lịch bị
động. Vào những ngày cuối năm 2004, một trận sóng thần lớn nhất từ
trước tới nay xảy ra ở Đông Nam Á đã gây thiệt hại lớn về người và của,
ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển du lịch. Điều đáng nói là sóng thần đã
làm cho nhiều du khách bị thiệt mạng, cơ sở vật chất phục vụ phát triển
du lịch bị huỷ hoại nặng nề. Bên cạnh đó là sự phát sinh và lây lan các
loại dịch bệnh như tả lỵ, dịch hạch, sốt rét.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
Từ những ví dụ trên cho chúng ta thấy được tầm quan trọng của an ninh
chính trị, an toàn xã hội cho khách du lịch, và là nhân tố quan trọng tạo nên sự
thành bại của ngành du lịch.
b. Kinh tế
Một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến sự phát sinh và
phát triển du lịch là điều kiện kinh tế chung. Nền kinh tế chung phát triển là
tiền đề cho sự ra đời và phát triển của ngành kinh tế du lịch. Theo ý kiến của
các chuyên gia kinh tế thuộc Hội đồng Kinh tế và Xã hội của Liên Hợp Quốc,
một đất nước có thể phát triển du lịch một cách vững chắc nếu nước đó tự sản
xuất được phần lớn số của cải vật chất cần thiết cho du lịch.
Khi nói đến nền kinh tế của đất nước, không thể không nói đến giao

thông vận tải. Từ xa xưa, giao thông vận tải đã trở thành một trong những
nhân tố chính cho sự phát triển của du lịch, đặc biệt là du lịch quốc tế. Giao
thông vận tải ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch trên hai phương diện: Số
lượng và chất lượng. Sự phát triển về số lượng làm cho mạng lưới giao thông
vươn tới mọi miền trái đất. Chất lượng của phương tiện giao thông ảnh hưởng
tới chuyến du lịch ở các mặt sau: tốc độ, an toàn, tiện nghi, giá cả.
Chúng ta có thể khẳng định ngày nay với sự phát triển của tiến bộ của
khoa học kỹ thuật nhiều thành tựu được áp dụng vào sản xuất. Điều đó đồng
nghĩa với điều kiện kinh tế của con người được nâng cao rõ rệt và vấn đề ăn,
mặc, trở thành thứ yếu. Nhu cầu được nghỉ ngơi, giải trí và giao lưu tình cảm
xuất hiện. Hiện nay, trong các nước kinh tế phát triển, du lịch trở thành nhu
cầu không thể thiếu trong cuộc sống của họ. Các nhà nghiên cứu kinh tế Du
lịch đã đưa ra nhận định là ở các nước kinh tế phát triển nếu nhu cầu quốc dân
trên mỗi người tăng lên 1% thì chi phí du lịch tăng lên 1,5%. Xu hướng ngày
nay là hầu hết các du khách ở các nước phát triển đều thích tham quan ở các
nước đang phát triển. Điều này rất dễ hiểu vì chi phí ở các nước đang phát

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
triển thấp, phù hợp với điều kiện kinh tế của người dân hạng trung lưu và
nghèo ở các nước phát triển.
Như chúng ta đã biết, du lịch là ngành dịch vụ, nhận nhiệm vụ “chuyển
tải” sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của các ngành kinh tế khác để cung cấp cho
du khách nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Vì vậy điều kiện kinh tế đóng vai trò góp
phần cung cấp các hàng hóa, dịch vụ cho du lịch.
c. Văn hóa
Trình độ văn hoá cao tạo điều kiện cho việc phát triển du lịch. Phần lớn
những người tham gia vào cuộc hành trình du lịch là những người có trình độ
văn hoá nhất định, nhất là những người đi du lịch nước ngoài. Bởi vì họ có sở

thích (nhu cầu) đối với việc tìm hiểu các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử,
bản sắc văn hoá dân tộc hay nói đúng hơn tài nguyên, điểm du lịch tác động
đến họ theo một quá trình: Thông tin- Tiếp xúc -Nhận thức -Đánh giá. Phải có
trình độ văn hoá thì mới hiểu hết giá trị của chuyến thăm quan du lịch. Trong
các nước mà người dân có trình độ văn hoá cao thì số người đi du lịch ra
ngoài tăng lên không ngừng với cường độ cao. Bên cạnh đó, trình độ của
người dân nước sở tại, nơi đón khách cũng phải chú ý. Trình độ văn hóa thấp
ảnh hưởng đến phát triển du lịch: Ăn xin, cướp giật, ép khách mua hàng….
Việc phát triển du lịch phải mang dấu ấn của con người, tức là con
người thông qua trí tuệ của mình đưa ra những biện pháp, cách thức để phát
triển du lịch. Một quốc gia giàu có về tài nguyên du lịch nhưng nếu không
biết sử dụng trí óc của con người để phát huy hết giá trị của tài nguyên đó thì
coi như “muối bỏ bể”. Ngược lại có những quốc gia nghèo về tài nguyên du
lịch nhưng biết phát huy hợp lý sẽ thu hút được lượng khách du lịch rất lớn và
ngành du lịch sẽ phát triển bền vững.
d. Đường lối phát triển du lịch
Chính sách phát triển du lịch là chìa khóa dẫn đến thành công trong
việc phát triển du lịch. Nó có thể kìm hãm nếu đường lối sai với thực tế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
Chính sách phát triển du lịch được thể hiện ở hai mặt: Thứ nhất là chính sách
chung của Tổ chức du lịch thế giới đối với các nước thành viên; thứ hai là
chính sách của cơ quan quyền lực tại địa phương, quốc gia đó. Mặt thứ hai có
ý nghĩa quan trọng hơn cả vì nó huy động được sức người, căn cứ vào khả
năng thực tế tại mỗi vùng, quốc gia đó để đưa ra chính sách phù hợp.
Những biện pháp để thúc đẩy du lịch Việt Nam được Đảng và Nhà
nước đề ra ở Đại Hội VIII:
“Triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể du lịch Việt Nam tương xứng

với tiềm năng du lịch của đất nước theo hướng du lịch văn hoá, du lịch môi
trường sinh thái. Xây dựng các chương trình và điểm hấp dẫn về văn hoá, di
tích lịch sử và danh lam thắng cảnh. Huy động nguồn nhân lực của nhân dân
tham gia kinh doanh du lịch, ưu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng ở những khu du
lịch, tập trung ở những trung tâm lớn. Nâng cao trình độ văn hoá và chất
lượng dịch vụ với các tầng lớp khách khác nhau. Đẩy mạnh việc huy động
vốn trong nước đầu tư vào khách sạn, chuyển các nhà nghỉ, nhà khách từ cơ
chế bao cấp sang kinh doanh khách sạn và du lịch”.
Nhận thức được ảnh hưởng tiêu cực của thủ tục visa trên lượng du
khách, chính phủ Việt Nam đã sớm có sáng kiến về visa như từ tháng 1/2004
bãi bỏ thị nhập cảnh cho du khách Nhật đến Việt Nam từ 15 ngày trở xuống.
Tháng 7/2004, sáng kiến này cũng được áp dụng với du khách Hàn Quốc. Các
nước Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia, Inđonesa, Philippines, Singapore
và Lào cũng có các thỏa hiệp visa với Việt Nam.
Đa dạng hoá các sản phẩm du lịch Việt Nam là chính sách dài hạn
của Tổng cục Du lịch Việt Nam. Từ năm 1995, Chính phủ đã chuẩn bị kế
hoạch lớn thời kì 1995 - 2010 nhằm phát triển du lịch, biến du lịch thành
cánh tay đắc lực mang lại ngoại tệ và công ăn việc làm cho người dân
đồng thời giới thiệu phong cảnh, văn hoá và con người Việt Nam với du
khách nước ngoài. Năm 2000 kế hoạch được bổ sung và chỉnh sửa. Theo
kế hoạch, du lịch Việt Nam sẽ thu hút đầu tư phát triển các cơ sở hạ tầng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
và phục vụ du khách đi kèm với việc phát triển các sản phẩm du lịch độc
đáo mang bản sắc Việt Nam.
Thực hiện đường lối của Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã có những văn
bản chỉ đạo hoạt động du lịch khoa học, thực tiễn và có hiệu quả từ Đại hội
VIII đến nay. Pháp lệnh du lịch Việt Nam ban hành ngày 20/2/1999 đã đi vào

cuộc sống và tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch việt Nam ngày một đi lên.
1.1.2.2. Điều kiện riêng
a. Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phát triển
du lịch. Tài nguyên nghĩa là tất cả những giá trị vật chất và tinh thần được
khai thác và phục vụ cho mục đích phát triển nào đó của con người. Theo
Buchvakop - Nhà địa lý học người Bungari “Tài nguyên du lịch bao gồm các
thành phần và những kết hợp khác nhau của cảnh quan thiên nhiên cùng cảnh
quan nhân văn có thể được sử dụng cho dịch vụ du lịch và thỏa mãn nhu cầu
nghỉ ngơi hay thăm quan của khách du lịch”. Xét dưới góc độ cơ cấu tài
nguyên du lịch, có thể phân thành hai bộ phận hợp thành: Tài nguyên du lịch
tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn.
b. Tài nguyên du lịch tự nhiên
Địa hình: Địa hình hiện tại của bề mặt trái đất là sản phẩm của các quá
trình địa chất lâu dài (nội sinh, ngoại sinh). Trong chừng mực nhất định, mọi
hoạt động sống của con người trên lãnh thổ đều phụ thuộc vào địa hình. Đối
với hoạt động du lịch, địa hình của một vùng đóng một vai trò quan trọng với
việc thu hút khách. Địa hình Đồng bằng tương đối đơn điệu về ngoại cảnh
nhưng là nơi tập trung tài nguyên du lịch nhân văn, đặc biệt là các di tích lịch
sử văn hoá và là nơi hội tụ các nền văn minh của loài người. Địa hình đồi
thường tạo ra không gian thoáng đãng, nơi tập trung dân cư tương đối đông
đúc, lại là nơi có những di tích khảo cổ và tài nguyên văn hóa, lịch sử độc
đáo, tạo khả năng phát triển loại hình du lịch thăm quan theo chuyên đề. Địa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
hình núi có ý nghĩa lớn nhất đối với phát triển du lịch, đặc biệt là khu vực
thuận lợi cho tổ chức du lịch mùa đông, và các loại hình du lịch thể thao như
leo núi, du lịch sinh thái …. Địa hình Karst được tạo thành do sự lưu thông

của nước trong các đá dễ hòa tan. Ở Việt Nam, động Phong Nha (Bố Trạch -
Quảng Bình) được coi là hang nước đẹp nhất thế giới. Bên cạnh đó chúng ta
còn phải kể tới như động Tiên Cung, Đầu Gỗ (Hạ Long), Tam Cốc - Bích
Động (Ninh Bình), Hương Tích (Hà Tây)… đang rất thu hút khách du lịch.
Địa hình bờ bãi biển là nơi tiếp xúc giữa đất liền và biển (kho nước lớn của
nhân loại). Do quá trình bồi tụ sông ngòi, các đợt thủy triều … đã tạo ra nhiều
bãi tắm đẹp, thích hợp với loại hình du lịch nghỉ dưỡng biển.
Khí hậu: Là một trong những yếu tố quan trọng trong việc phát triển
du lịch, nó tác động tới du lịch ở hai phương diện:
- Ảnh hưởng đến việc thực hiện các chuyến du lịch hoặc hoạt động
dịch vụ về du lịch.
- Một trong những nhân tố chính tạo nên tính mùa vụ du lịch.
+ Du lịch cả năm: Du lịch văn hóa, du lịch chữa bệnh.
+ Du lịch mùa đông: Du lịch thể thao.
+ Du lịch mùa hè: Du lịch biển, nói chung là phong phú.
Khí hậu Việt Nam là khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa. Do nằm hoàn toàn
trong vùng nội chí tuyến (2 lần mặt trời đi qua thiên đỉnh) nên lãnh thổ nhận
được một lượng bức xạ mặt trời rất lớn. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 22
0C

- 27
0C
, tổng lượng nhiệt hoạt động lên tới 8.000
0
C, tổng số giờ nắng 1.400
giờ. Điều đó cho thấy các bãi biển luôn chan hòa ánh nắng và thu hút một
lượng khách trong nước và quốc tế đến đến nghỉ dưỡng, chủ yếu là vào mùa
hè. Tuy nhiên, khí hậu Việt Nam cũng có sự phân hóa phức tạp về mặt không
gian và thời gian tạo nên tính mùa vụ du lịch và tạo nên những loại hình du
lịch thích hợp, phụ thuộc vào thời gian.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
Tài nguyên nƣớc: bao gồm nước chảy trên bề mặt và nước ngầm. Đối
với du lịch thì nguồn nước mặt có ý nghĩa rất lớn. Nó bao gồm đại dương,
biển, hồ, sông, hồ chứa nước nhân tạo, suối, Karst, thác nước, suối phun….
Nhằm mục đích phục vụ du lịch, nước sử dụng tùy theo nhu cầu, sự thích ứng
của cá nhân, độ tuổi và quốc gia. Ở Việt Nam hiện có hơn 2.000 km đường bờ
biển, do quá trình chia cắt kiến tạo, do ảnh hưởng của chế độ thủy triều và
sóng mà dọc đất nước đã hình thành nhiều bãi tắm đẹp như Sầm Sơn (Thanh
Hóa), Cửa Lò (Nghệ An), Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế), Nha Trang (Khánh
Hòa) thích hợp đối với du lịch nghỉ dưỡng và loại hình du lịch thể thao như
lướt sóng, khám phá đại dương ở Nha Trang (Khánh Hòa). Bên cạnh đó, nước
ta còn có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố đồng đều trên lãnh thổ. Dọc
bờ biển khoảng 20km gặp một cửa sông, có khoảng 2.360 con sông có chiều
dài trên 10 km

trở lên. Điều này thuận lợi cho việc phát triển du lịch đi thuyền
thưởng ngoạn cảnh vật ở hai bên bờ sông kết hợp với thưởng thức ẩm thực và
liên hoan văn nghệ. Chúng ta có thể kể tới như đi thuyền trên sông Hồng,
sông Hương, sông Cửu Long.… Bờ biển rộng kết hợp với mạng lưới sông
ngòi dày đặc là nguồn cung cấp những sinh vật có giá trị phục vụ văn hóa ẩm
thực và xuất khẩu du lịch tại chổ.
Hệ động thực vật: Đây là một tiềm năng du lịch đã và đang khai thác
có sức hấp dẫn lớn khách du lịch. Du khách đến với các vườn quốc gia, khu
bảo tồn thiên nhiên để thăm quan thế giới động thực vật sống động, hài hòa
trong thiên nhiên để con người thêm yêu cuộc sống. Bên cạnh đó là việc phát
triển loại hình du lịch nghiên cứu khoa học và du lịch thể thao săn bắn (phụ
thuộc vào quy định từng vùng). Nước ta có giới sinh vật phong phú về thành

phần loài. Nguyên nhân là do vị trí địa lý, nó như là một nơi gặp gỡ của các
luồng di cư động và thực vật. Hiện nay chúng ta có các vườn quốc gia phục
vụ phát triển du lịch như: Cúc Phương (Ninh Bình), Ba Vì (Hà Tây), Cát Bà

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
(Hải Phòng), Ba Bể (Bắc Kạn), Bạch Mã (Huế), Yondon (Đắc Lắc), Nam Cát
Tiên (Đồng Nai), Côn Đảo (Bà Rịa- Vũng Tàu), hệ sinh thái Đầm Dơi (Cà
Mau ), khu bảo tồn Tràm Chim (Đồng Tháp).
c. Tài nguyên du lịch nhân văn
Tiềm năng du lịch nhân văn là đối tượng và hiện tượng văn hóa lịch sử
do con người sáng tạo ra trong đời sống. So với tiềm năng du lịch tự nhiên,
tiềm năng du lịch nhân văn có tác dụng nhận thức nhiều hơn, giá trị giải trí là
thứ yếu. Tiềm năng du lịch nhân văn thường tập trung ở các thành phố lớn,
là đầu mối giao thông và là nơi tập trung cơ sở vật chất phục vụ du lịch. Đại
bộ phận tài nguyên du lịch nhân văn không có tính mùa, không bị phụ thuộc
vào điều kiện tự nhiên nên tần suất hoạt động của nó là rất lớn (lượng khách,
số ngày khách đến).
Ngày nay, việc phát huy các thế mạnh về tiềm năng du lịch nhân văn để
phát triển du lịch được Nhà nước quan tâm, ngay Điều 1 pháp lệnh du lịch
Việt Nam chỉ rõ: “Nhà nước Việt Nam xác định du lịch là một ngành kinh tế
tổng hợp, quan trọng, mang nội dung văn hoá sâu sắc…”. Việc phát triển du
lịch nhân văn (Du lịch văn hoá) là cách để giáo dục lòng yêu nước, nhận thức
trách nhiệm bảo vệ tài sản công của quốc gia, quảng bá về hình ảnh của đất
nước ra thế giới.
Văn hóa ẩm thực: Người ta nói ăn uống là biểu hiện của văn hóa. Mỗi
quốc gia có một quan niệm khách nhau và vì vậy hình thành phong cách ẩm
thực riêng cho mình. Nguyễn Tuân đã từng nói: “Ẩm thực là một dòng chảy
không ngừng, không nghỉ như con sông nó đi qua bao tầng nấp, bờ bãi của

kinh nghiệm ăn và sống mới phát triển thành nghệ thuật. Chủ quan, cảm tính
là yếu tố không thể tránh khỏi. Nhưng như mọi hiện diện của đời sống, ẩm
thực cũng là một ấn tượng, một thói quen, một ký ức hay một kỷ niệm.”
Nếu như người nước ta chú trọng đến đồ ăn và cách chế biến thức ăn
thì đối với người Pháp, thức ăn chỉ là yếu tố tạo nên chất lượng vật chất, còn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14
chất lượng thực sự của bữa ăn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Một cách trang
trí bàn ăn độc đáo, một bức tranh trên tường phù hợp, bộ khăn trải bàn mang
từ miền đất xa xôi đi cùng với bộ đồ ăn lạ mắt…. Tất cả đều mang theo mình
một câu chuyện, ẩn chứa một sự tò mò thú vị cho khách. Với người Pháp,
việc mời một người khách tới là “chịu trách nhiệm về hạnh phúc của họ trong
một thời gian dưới mái nhà của mình”. Một bữa ăn truyền thống của người
Pháp được sắp đặt như một bản giao hưởng hay vở kịch có 5 màn gồm: món
nguội nhấm nháp, món nhẹ đầu bữa, món chính thường là thịt và cá, tiếp đến
là pho mát và sau cùng là món tráng miệng. Theo triết lý của người Pháp:
“bữa ăn là duy nhất mà ta không cảm thấy tẻ nhạt ngay từ lúc đầu”.
1.2. Tổng quan về Ngân sách Nhà nƣớc và quản lý Ngân sách Nhà nƣớc
1.2.1. Ngân sách nhà nước
1.2.1.1. Khái niệm Ngân sách Nhà nước
Ngân sách nhà nước là một phạm trù kinh tế khách quan, ra đời cùng
với sự xuất hiện của Nhà nước và sự phát triển của các mối quan hệ hàng hoá,
tiền tệ. Nhà nước ra đời đã ban hành các luật thuế để lấy tiền chi tiêu, song
cho tới chế độ phong kiến, việc thu - chi của nhà nước rất tuỳ tiện, chủ yếu là
theo quyết định của nhà Vua. Do đó mọi khoản thu - chi không có kế hoạch
trước, không có niên độ, cũng không có sự tính toán phân loại và không có
luật lệ điều chỉnh, chỉ đến khi chủ nghĩa tư bản ra đời, giai cấp tư sản đấu
tranh đòi nhà nước phải hỗ trợ tài chính cho lĩnh vực kinh tế, đòi thiết lập

trình tự lập kế hoạch chi tiêu và cơ chế kiểm tra, giám sát đối với việc chi tiêu
của nhà nước thì các nhân tố của NSNN mới được quy tụ đầy đủ. Từ đó
NSNN mới được hình thành với các đặc trưng của nó là tính kế hoạch dự toán
tính cân đối thu - chi và tính niên độ. Ngày nay thuật ngữ NSNN được dùng
phổ biến trong đời sống kinh tế - xã hội ở mọi quốc gia. Tuy nhiên, đến nay
vẫn chưa có sự thống nhất về khái niệm này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15
Theo từ điển thuật ngữ Tài chính - Tín dụng, thuật ngữ Ngân sách bắt
nguồn từ tiếng nước ngoài có nghĩa là cái túi, tuy nhiên trong đời sống kinh
tế, thuật ngữ này đã thoát ly ý nghĩa ban đầu và nội dung hoàn toàn khác, theo
đó Ngân sách được hiểu là dự toán và thực hiện mọi khoản thu nhập (tiền thu
vào) và chi tiêu (tiền chi ra) của bất kỳ một cơ quan, xí nghiệp, tổ chức, gia
đình hoặc cá nhân, trong một khoảng thời gian nhất định thường là một năm.“
NSNN là dự toán các khoản thu - chi bằng tiền của Nhà nước trong khoảng
thời gian nhất định, thường là một năm”.
Ở Việt Nam năm ngân sách là năm dương lịch tính từ 01/01 đến 31/12
Luật NSNN của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định:
“NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để
đảm bảo các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước” (Điều 1 luật NSNN số
01/2002 QH11 ngày 16/12/2002).
1.2.1.2. Vai trò, chức năng của Ngân sách nhà nước
NSNN đảm bảo nguồn tài chính thường xuyên đáp ứng việc thực hiện
các nhiệm vụ phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội, điều hoà vốn giữa các
ngành và khu vực kinh tế, xây dựng mối quan hệ hợp lý giữa tích luỹ và tiêu
dùng; đảm bảo lực lượng dự trữ, có thể tiến hành bình thường quá trình tái
sản xuất mở rộng.

Vai trò của NSNN được xác định trên cơ sở các chức năng, và trên cơ
sở các nhiệm vụ cụ thể của nó trong từng giai đoạn như sau:
Ngân sách nhà nước có vai trò huy động nguồn tài chính để đảm bảo
các chi tiêu của Nhà nước, giúp Nhà nước có đủ sức mạnh để làm chủ và
điều tiết thị trường, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế; Ngân sách
nhà nước là công cụ có tác động mạnh mẽ đến công cuộc đổi mới của một
quốc gia, đưa quốc gia đó nhanh chóng tiến tới các mục tiêu đã hoạch định.

×