Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

báo điện tử đi kèm với sự phát triển không ngừng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (418.59 KB, 15 trang )

I. Lý do chọn đề tài
Nếu hỏi người Việt sống ở nước ngoài, nhất là những người thuộc “thế hệ
thứ nhất” (sinh trưởng ở Việt Nam), điều gì làm họ gần gũi với Việt Nam
nhất trong mấy năm gần đây thì có lẽ đa số sẽ nói là báo tiếng Việt, đặc biệt
là báo trong nước, mà họ đọc hàng ngày trên Internet. So với chỉ vài năm
trước đây thôi, “báo mạng” Việt Nam đã có những tiến bộ đáng kinh ngạc.
II. Thời kì đầu của báo mạng Việt Nam
Năm 1997, Internet bắt đầu được cung cấp rộng rãi ở Việt Nam.
Internet được sử dụng trong cuộc sống đánh dấu một bước chuyển biến quan
trọng trong xã hội. “Việt Nam tham gia mạng Internet toàn cầu ở một thời
điểm rất quan trọng, và có lẽ, dù một số người mong muốn ra sớm hơn,
- 1 -
nhưng theo đánh giá của tôi, khó mà có thể sớm hơn được nữa” - Nguyên
Thứ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông (BCVT) Mai Liêm Trực đã nhận định
như vậy về một thời điểm không thể nào quên trong lịch sử phát triển của
ngành Bưu chính Viễn thông Việt Nam - ngày đầu Việt Nam đã được hoà
vào mạng Internet toàn cầu, 19/11/1997. Khi ấy, nguyên Thứ trưởng Bộ
BCVT đang đảm nhận chức vụ Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện - cơ
quan quản lý lĩnh vực BCVT lúc bấy giờ.
Nếu như các dịch vụ viễn thông của Việt nam mở ra chậm hơn thế
giới khoảng 40 – 50 năm, dịch vụ điện thoại di động chậm hơn của thế giới
khoảng 15 – 20 năm thì Internet vào Việt Nam chậm hơn so với khởi đầu
của thế giới chỉ chừng 7 – 8 năm. Còn so với một số quốc gia trong khu vực
thì chỉ chậm vài năm.
Internet vào Việt nam đã được các cơ quan quản lý Nhà nước thực
hiện cho cạnh tranh kinh doanh ngay từ đầu. Bốn ISP là FPT, VDC,
Netnam, và Saigonnet cùng một ngày 19/11/1997 đều được Tổng cục Bưu
điện cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ.
Sau sự có mặt của Internet Việt Nam xuất hiện những website thông
tin tiếng Việt đầu tiên có dáng dấp Báo chí: www.vnn.vn, www.fpt.vn. Tuy
nhiên, số lượng người sử dụng còn ít do internet chưa được đông đảo nhân


dân biết đến và thời đó vẫn chưa có mạng internet công cộng như ngày nay.
Trong giai đoạn 1997 – 2000 phần lớn người sử dụng Internet ở Việt
Nam chỉ tiếp cận những ứng dụng cơ bản nhất: Email, thông tin bằng tiếng
nước ngoài, chat, truyền file. Những tờ báo điện tử đầu tiên như tờ báo Quê
hương, thời báo kinh tế Việt Nam điện tử, báo Nhân dân với phiên bản điện
- 2 -
tử…Trước đó, giới đầu tư nước ngoài rất ít thông tin về đầu tư tại Việt Nam
nên họ ngại, sợ đầu tư vào Việt Nam nhưng khi mở những trang báo điện tử
của chúng ta ra, họ đã có được những thông tin chính thống. Lúc đầu, phần
lớn chỉ có báo chí lên mạng tốt, sau đó là các nhà khoa học, nhà quản lý truy
cập Internet để tìm hiểu thông tin phục vụ công tác quản lý, nghiên cứu khoa
học… đã thấy sức mạnh của Internet và báo mạng điện tử. Tờ báo Quê
hương giữ vai trò thông tin đối ngoại với những người Việt Nam đang sinh
sống và làm việc tại nước ngoài và những người quan tâm muốn tìm hiểu
thông tin về Việt Nam.
Đến trước năm 2000 tin tức bằng Tiếng Việt trên Internet rất ít. Chưa
có một cơ quan truyền thông nào chọn xuất bản trực tuyến như là phương
thức xuất bản duy nhất. Chưa có một website tin tức nào được tổ chức như
một cơ quan báo chí thực thụ. Ngôn ngữ đã trở thành rào cản chính đối với
người sử dụng muốn tìm kiếm thông tin Tiếng Việt trên Internet. Internet
cũng chưa được nhìn nhận như một kênh tiếp nhận thông tin phổ biến và
nhanh chóng và tiện dụng. Các cơ quan Nhà nước khá e dè khi sử dụng
Internet bởi còn lo ngại. Trước đây, khi một cá nhân khi ra nước ngoài sẽ
phải kiểm tra trực tiếp xem họ mang theo những tài liệu gì nhưng khi đã có
Internet rồi ai cũng biết thì sẽ khó về mặt quản lý, lo ngại việc sử dụng
Internet để nói xấu, xuyên tạc chế độ, … Số lượng người sử dụng Internet
tăng chậm chạp bởi người dân chưa được tiếp cận và chưa biết lợi ích của
nó.
Trong thời kì này cũng xuất hiện nhiều cái nhìn thiếu lạc quan. Nền
kinh tế mạng không như người ta dự đoán xuất hiện nhiều công ty dotcom bị

đổ vỡ dẫn đến phá sản, số người sử dụng Internet tăng châm, vẫn còn thiếu
- 3 -
vắng những thông tin chính chống bằng tiếng Việt trên Internet, Internet ở
Việt Nam chưa nhiều sức sống.
Năm 2000 đánh dấu một bước chuyển mình quan trọng đối với sự
phát triển Internet và báo điện tử. Một số doanh nghiệp chuẩn bị cho ra
những tờ báo điện tử đầu tiên. Cuối năm 2000 - đầu năm 2001 PFT ra mắt tờ
Tin nhanh Việt Nam, tờ www.vnn.vn được nâng cấp thành một mạng thông
tin trực tuyến. Thông tin tiếng Việt trên Internet do người Việt Nam viết
cho người Việt đọc dù mới chỉ là xử lí lại từ báo in truyền thống nhưng đã
mang lại cho Internet ở Việt Nam sức sống mới . Người ta vào mạng không
chỉ chat và email mà còn để tìm kiếm thông tin, tiếp cận với các trang báo
mạng. www.vnn.vn, hay vnexpress.net đã trở nên thân thuộc với người Việt
không kém gì cnn.com hay bbc.co.uk
Vụ khủng bố 11/9/2001 xảy ra ở Mỹ đã khiến mọi người không chỉ
trên thế giới mà cả người Việt Nam thừa nhận sức mạnh của thông tin trực
tuyến. Trên các trang báo mạng tràn ngập thông tin về sự việc, thông tin
được cập nhật một cách nhanh chóng, độc giả theo dõi thông tin trên ti vi
không thoả mãn được nhu cầu đã tìm tới báo mạng ngày một nhiều.
www.vnn.vn và vnexpress.net bắt đầu thu hút được số lượng lớn người truy
cập với mục đích tìm kiếm thông tin. Kèm theo sự phát triển của độc giả báo
mạng thì số lượng người đăng kí sử dụng Internet cũng tăng nhanh.
Năm 2002, tin tức chính thống bằng tiếng Việt đã thực sự chiếm lĩnh
mặt trận truyền thông trực tuyến. Nhà nước chính thức thừa nhận tính pháp
lý của hai tờ báo điện tử thực sự ở Việt Nam: Vietnamnet tại địa chỉ
www.vnn.vn, và tin nhanh Việt Nam tại Vnexpress.net. Thông tin trên các
báo điện tử ngày càng hấp dẫn, nhanh chóng đã thu hút được lượng truy cập
- 4 -
lớn, kích thích Internet phát triển mạnh hơn. Multimedia bao gồm cả âm
thanh và hình ảnh Việt ngữ xuất hiện nhiều, tạo nhu cầu về kết nối tốc độ

cao.
Ngày 21-6-1998, báo Nhân Dân điện tử chính thức phát hành trên
mạng Internet, trở thành nhật báo chính thức đầu tiên của Việt Nam lên
mạng ở địa chỉ www.nhandan.org.vn và hiện phát hành đồng thời cả ở hai
địa chỉ www.nhandan.org.vn và www.nhandan.com.vn
Thông tin là yếu tố quan trọng thu hút người dùng vào mạng truy cập
các trang báo điện tử, là yếu tố hàng đầu giữ người đọc trên mạng, là yếu tố
kích thích thương mại điện tử phát triển. Một tờ báo muốn thu hút được
nhiều độc giả tìm đến thì tờ báo đó phải chứa đựng nhiều loại hình thông tin,
thoả mãi được nhu cầu giải trí của nhiều đối tượng độc giả.
III. Báo mạng Việt Nam hiện nay
Sau giai đoạn bùng nổ, chững lại, trào lưu làm báo tiếng Việt trên
mạng lại bắt đầu tìm những hướng đi mới trong thị trường hẹp hơn những
cũng đa dạng hơn nhiều.
- 5 -
Phương thức kinh doanh của báo mạng có cùng chung những đặc
điểm. Thời kỳ đầu của báo mạng Việt Nam được ghi nhận bằng cú đột phá
của VnExpress.com, đơn giản kinh doanh bằng quảng cáo và nội dung là
chép lại bài của báo giấy. Phương thức này vẫn đang được nhiều công ty
kinh doanh trang mạng áp dụng, bổ sung thêm một số bài và tin tự viết, như
VNN, VDC, baomoi.com, khampha24h.com, và gần đây nhất là Zing.vn của
VinaGame. Thành công của VnExpress khiến các tòa soạn báo giấy giật
mình và lao vào xây dựng trang mạnh trong thời kỳ được coi là thứ hai trong
quá trình phát triển báo mạng ở Việt Nam. Lợi thế của các trang mạng thành
công như Thanh niên và Tuổi trẻ là có sẵn lượng bài khổng lồ từ nhật báo và
kinh nghiệm báo chí của lực lượng ban biên tập và cộng tác viên. Việt Nam
có khoảng 600 cơ quan truyền thông, mỗi nơi có ít nhất một trang mạng, và
5 'đại gia' trong nhóm này vừa có thỏa thuận bản quyền để ngăn các tờ báo
mạng sử dụng bài không xin phép. Bên cạnh hai dòng phát triển chính thống
vừa nêu còn cần phải tính đến các địa chỉ mạng cũng truyền đạt thông tin

như trang chủ của các cơ quan, văn phòng, cá nhân, diễn đàn, và gần đây
nhất là blog - thời kỳ phát triển thứ ba của báo mạng Việt Nam.
Có thể nhận thấy ba yếu tố chính dẫn đến thành công mà bất kì tờ báo
mạng nào muốn thu hút độc giả đều phải quan tâm. Một là đa dạng về bài
viết. Một tờ báo càng có nhiều bài viết với nhiều nội dung khác nhau càng
tốt, nhiều khi ban biên tập của các tờ báo mạng không cần phải gắn với báo
giấy để lấy các bài viết mà họ có thể lấy luôn từ nguồn là các báo mạng khác
về trang của mình. Sưu tập các bài báo trở thành công việc tất yếu của những
người làm báo mạng. Hai là mỗi tờ báo mạng tuy sao chép bài viết từ những
tờ khác song vẫn phải có những đặc điểm riêng để giữ người đọc lâu dài
bằng bí quyết làm báo. Đặc điểm riêng ấy có thể chỉ là cách trình bày một
- 6 -
bài báo, cách đặt tiêu đề, các hình ảnh minh hoạ… Ba là trải rộng, đa dạng
hoá đề tài và góc nhìn đến tận địa phương - một câu chuyện nhìn từ góc nhìn
của người sống ở thành phố khác với góc nhìn của những người sống ở làng
quê, nhận định của phụ nữ có khác nam giới, nhu cầu tin tức của người lao
động chân tay khác với những người lao động trí óc. Một số tờ báo không
ngại cho bài lên blog, nơi tập trung một lượng độc giả có lối sống và suy
nghĩ khá giống nhau, nhu cầu tương tự nhau về một bài báo nhất định.
Song song với sự phát triển về phương thức kinh doanh, một quá trình
phát triển về hình thức cũng được ghi nhận trên các tờ báo mạng tại Việt
Nam. Nhờ Internet rẻ hơn và mạng lưới rộng khắp hơn mà lượng người đọc
trong nước chiếm thị phần đáng kể, không như giai đoạn đầu, đa số các
trang mạng mở ra để hướng đến người Việt đang sống ở nước ngoài. Nay
đọc báo mạng không chỉ là chuyện thường ngày của các nhân viên văn
phòng, một lượng người dân ở thành phố lớn, mà còn có thể là một ngư dân
đang truy cập Internet trên đảo hay một thanh niên vùng sâu vùng xa tạm
ngừng chơi game cập nhật thêm tin tức về lũ lụt hay dịch tả. Nhờ tốc độ
đường truyền cao hơn mà các trang báo mạng không chỉ có điều kiện tải
nhiều hình hơn mà còn có thể thử nghiệm thêm radio và TV online. Nếu

VNN đi tìm các video clip trên mạng về chia sẻ thì Tuổi trẻ mở luôn chương
trình Radio và TV riêng trên mạng. Trước sự bùng nổ của các trò chơi mạng
như Second Life, hãng tin hàng đầu trên thế giới Reuters cũng phải mở ngay
một kênh truyền hình trong thế giới ảo đó. Giới trẻ ngày nay đang có xu
hướng thích thể hiện mình, thể hiện những cá tính, năng khiếu, sở thích của
mình để cùng chia sẻ cho người khác. Những trang báo dành cho tuổi thanh
thiếu niên có kèm thêm chức năng chia sẻ video clip rất được quan tâm và
thu hút được lượng người truy cập hàng ngày rất đông đảo: như kenh14.vn.
- 7 -
Trang báo mạng được hiểu không chỉ đơn giản là chữ và hình, thay đổi giao
diện cho bắt mắt hơn, chỉnh sửa bố cục cho dễ truy cập hơn, mà còn là kênh
truyền âm thanh, và video, gọi là tri-media. Trong điều kiện trên 95% dân số
Việt Nam có điều kiện xem TV, khả năng xem video trên mạng chắc chắn là
nhu cầu chưa được các trang mạng đáp ứng đầy đủ. Hiện nay có một số
trang chia sẻ cung cấp một lượng video lớn về các chủ đề: phim ảnh, tin tức,
du lịch… như clip.vn, zing.vn… cũng được nhiều người truy cập và thích
thú song để đầu tư một trang như vậy không phải công ty hay cơ quan nào
cũng có đủ điều kiện.
Truyền thông quốc tế cũng đang ghi nhận xu hướng citizent journalist
trong điều kiện phương tiện, kênh truyền, lẫn lượng độc giả là tất cả những
ai có điều kiện truy cập vào Internet. Một người tàn tật sống ở một vùng hẻo
lánh ở Việt Nam có thể viết báo về mình, cuộc sống gia đình mình cùng
hàng xóm láng giềng, và những gì đang xảy ra nơi địa phương mình, còn
người đọc có thể đang sống ở một nơi đang được coi la trung tâm thế giới
như New York, London hay Paris. Một trang blog chuyện riêng tư như của
phóng viên Hương Trà có thể nhận 2 triệu hits chỉ trong vòng một tuần lễ vì
vụ kiện với Phương Thanh, chưa tính số hits mà các trang blog đưa tin về vụ
video clip Vàng Anh thu được mỗi ngày.
Làm báo mạng có khác báo giấy vì là báo trên mạng. Thứ nhất là bố
cục nó 'đơn điệu', không thể mỗi ngày thay một kiểu trang bìa như báo giấy

được, và tạo cho người đọc tập quán nhìn vào một chỗ trên màn hình để tìm
cái mới, rồi lướt qua những điểm còn lại để tìm cái hấp dẫn với mình. Người
viết báo mạng cũng thường là người biên tập cuối cùng cho bài của mình
luôn, cho nên cần phải biết làm cách nào để câu khách từ trang chủ vào vị trí
đặt bài của mình, qua chọn hình logo và tiêu đề. Khi cắt bức ảnh nhỏ hay đặt
- 8 -
mấy chữ tựa đề cho bài của mình bạn hãy nghĩ nhiều tới việc kéo mắt và sự
chú ý của người đọc, qua màu sắc, bố cục, hay nội dung, câu chữ, thỉnh
thoảng cũng nên tìm hiểu xem chữ nào khiến người ta quan tâm tìm kiếm
nhất trên mạng, khiến một hàng tít nổi bật hẳn lên trong danh sách nhiều
hàng tít chính đặt cạnh nhau. Tiếp theo là một câu thể hiện nội dung tóm tắt
của toàn bộ bài viết, mà người không có nhiều thời gian chỉ cần đọc chừng
đó là biết chuyện gì đang xảy ra. Từ góc độ người biên tập bạn phải biết liên
kết giữa nội dung và chi phí sản xuất nữa. Người lướt mạng thường chỉ dành
vài giây để nhìn một nội dung và vài chục giây để nhìn bao quát trang mạng.
Nếu vậy bạn không nên tốn thời gian viết bài báo mạng dài làm gì, chỉ
chừng 5 dòng là đủ, thật cô đọng, thông báo cho độc giả biết chuyện gì đang
xảy ra theo đúng nguyên tắc 5W - Who (whom), what, where, when and
Why (How). Từ góc độ người làm báo, bạn phải biết kỹ năng tập hợp các
nguồn tin sẵn có trên mạng, kiểm chứng rồi viết lại (chứ không phải chép
lại) thành tin của mình, không sợ vi phạm luật bản quyền. Nếu đến một ngày
bạn thấy tin viết lại của mình hay hơn tất cả các bài báo mạng của các báo
thì bạn có thể tự tin rằng trang mạng của mình sẽ ăn khách không kém hơn
tất cả các tờ báo mạng đó. Thời gian để đọc vài bài của báo khác rồi sản xuất
thành bản tin 5 dòng của mình sẽ tốn nhiều nhất chừng 30', một ca làm việc
8 tiếng làm được 16 bài, đủ để lấp hầu hết các chỗ trên một giao diện bằng
diện tích một trang màn hình, người sử dụng không cần kéo lên kéo xuống.
Để giảm tối đa chi phí sản xuất và tăng tối đa sức hấp dẫn, trang mạng
chỉ cần fill-up (lấp kín) các chỗ trống bằng các hàng tin ngắn, hoặc đường
link với hàng tít và câu nội dung thật ăn khách tới báo khác (hay blog, forum

khác) cũng được, vì mục tiêu số một của bạn là ăn hits, tức là thu hút số
lượng độc giả lớn truy cập vào trang của mình trước tiên. Mỗi ngày chỉ cần
- 9 -
một vài bài dài theo dạng phân tích (bình luận, giữ bản sắc và cách nhìn cho
tờ báo) và phóng sự (hoặc truyện dài nhiều kỳ, để giữ chân khách). Thập
niên 1970s, tờ nhật báo 4 trang của Kim Dung chỉ cần một người là chính
ông là đủ để lấp đầy tất cả các chỗ trống. Trang 1 là tin tức viết lại từ các
nguồn tin thông tấn hoặc các báo khác. Trang cuối là truyện kiếm hiệp dài
nhiều kỳ. Hai trang giữa là các mục bình luận thời thế và phóng sự viết từ
tòa án. Ngày nay mô hình này cũng dễ dàng áp dụng cho tờ báo mạng giá rẻ.
Trang 24h.com.vn chia thành 3 ca sản xuất, mỗi ca 8 tiếng, đều quan
trọng như nhau và tập trung vào các lượng khách hàng khác nhau (giờ người
Việt Nam đi ngủ là buổi tối ở châu âu, buổi sáng ở Mỹ). Mỗi ca cần tối thiểu
một người viết tin và một người viết bình luận (có thể đao to búa lớn như
nghị luận trên các báo lớn hay chỉ đơn giản như tâm sự trên blog của các chị
em), tính ra để bảo đảm trang mạng của bạn vận hành 24/24 chỉ cần chừng
10-15 nhân viên thôi, có thể chia nhỏ thành nhân viên thời vụ để nâng cao
thêm tính đa dạng và giảm bớt chi phí. Bình luận hay phóng sự có thể lấy từ
các blog (miễn phí) hay cộng tác viên (giá phải chăng), từ đơn giản như bài
viết, series hình, cho đến phóng sự truyền thanh, video clip, bài hát, tác
phẩm văn học nghệ thuật
Các loại báo điện tử hiện nay có nguồn thu chủ yếu là từ bán quảng
cáo trên trang. Các nhà đầu tư sẽ theo dõi lượng độc giả truy cập hàng ngày,
lượng độc giả lưu lại trên mỗi tờ báo (có một trang chuyên đánh giá và xếp
loại các trang web alexa.com) để quyết định sẽ đầu tư quảng cáo vào trang
web nào phù hợp với sản phẩm của mình. Tuỳ thuộc vào vị trí đặt quảng cáo
trên các trang sẽ có giá quảng cáo khác nhau. Muốn thu hút được nhiều
quảng cáo mang lại lợi nhuận cho báo thì phải có đội ngũ nhân viên nhanh
nhạy nắm bắt được thị hiếu, nhu cầu của độc giả và nhanh chóng đoán trước
- 10 -

được xu hướng sẽ hình thành trên mạng trong thời gian tới để có hướng trình
bày nội dung cho phù hợp. Các trang báo mạng có rất nhiều chiêu thức để
thu hút cũng như giữ độc giả như trang trí giao diện theo các dịp lễ Tết cho
phù hợp, sôi động, thay đổi cách trình bày nội dung, đặt tít hấp dẫn…
IV. Một số hạn chế của báo mạng điện tử
Cũng như các loại hình báo chí khác, báo mạng điện tử cũng có những
hạn chế của nó.
- 11 -

Các báo mạng thường không quan tâm đến chất lượng bài viết. Độc
giả có thể gửi tin bài lên trang sau đó ban biên tập sẽ đọc và chấp thuận cho
- 12 -
đăng những tin bài đó hay không vì vậy độc giả cần có kiến thức để chọn lọc
cho mình những thông tin phù hợp.
Không như báo giấy mà người đọc có thể lật từng trang, từ đầu đến
cuối, ở báo mạng thì người đọc bấm ngay vào những mục mà người ấy đoán
là có những bài hợp sở thích của mình. Đọc thoáng một tờ báo mạng, nếu
chỉ bấm vào những mục mà độc giả nghĩ là có bài mình thích, lắm khi sẽ sót
nhiều bài lọt trong các mục khác.
Khi vào trang báo điện tử nào về một sự việc cũng có những bài giống
y chang nhau chỉ khác mỗi tiêu đề và hình ảnh minh hoạ. Sự sao chép này
ngày càng trở nên công khai vô tội vạ khiến người đọc không biết đâu là
nguồn chính thức của bài viết.
Thông tin của các trang báo điện tử là để thoả mãn những nhu cầu ,
thị hiếu của độc giả. Tuy nhiên có những bài viết chủ yếu nói về cuộc sống
của những người nổi tiếng, những sự kiện, vụ án gây xôn xao dư luận,
những bài thể hiện lối sống của giới trẻ Báo chí nước nào cũng phải phục
vụ nhiều hạng độc giả, nhiều loại nhu cầu (tiêu khiển, thông tin, bình
luận…) cho nên không độc giả nào có quyền đòi hỏi mọi báo đều theo đúng
ý thích của mình. Dù vậy, xem thoáng qua thì tỷ lệ giữa các bài nghiêm túc

và các bài “nhảm nhí” có vẻ hơi thấp ở Việt Nam so với các nước khác.
Nhìn một tờ báo hàng ngày, dù là hạng được cho là “tương đối đứng đắn”
thường thấy đầy dẫy những tin “giải trí” cực kỳ “nhảm nhí” ngay đầu trang,
át cả những bài có thể xem là “đàng hoàng” (như về chính trị, kinh tế…).
- 13 -
Những bài viết trên báo mạng do tiết kiệm diện tích nên hay xảy ra
tình trạng viết tắt,sử dụng từ không thông dụng nhất là những bài viết giành
cho giới trẻ.
V. Kết luận
Dù sao, báo mạng cũng là một môi trường rất mới (ngay ở các nước tiên
tiến), chắc chắn là người làm báo sẽ tích lũy ngày càng nhiều kinh nghiệm
về trình bày, về kỹ thuật… Ngày càng có nhiều người trẻ lựa chọn báo mạng
điện tử để đọc những tin tức mới nhất. Những người trẻ dành phần lớn thời
gian cho Internet, chính vì thế họ dễ dàng tiếp cận với báo điện tử. Báo điện
tử đang ngày càng phải phấn đấu không ngừng để tồn tại và phát triển.
- 14 -
Bài tiểu luận của tôi đến đây xin kết thúc. Trong quá trình hoàn thành
bài viết của mình tôi đã sử dụng một số tư liệu trên Internet, tôi cũng đã
tham khảo nội dung của những trang báo điện tử sau: vnn.vn, vnexpress.net,
dantri.com, tintuconline.com.vn,
Do thời gian hạn hẹp và thiếu trình độ về báo chí cũng như các lĩnh vực
khác bài tiểu luận của tôi chưa hoàn chỉnh. Tôi rất mong nhận được sự nhận
xét và đóng góp của các thầy cô để tôi có được cho mình nhiều hơn nữa các
kiến thức chuyên môn.
- 15 -

×