Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN nhac hay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.11 MB, 20 trang )

M t s bi n pháp giúp h c sinh gõ đúng nh p, phách, ti t t u và v n đ ng ph ho linhộ ố ệ ọ ị ế ấ ậ ộ ụ ạ
ho t khi hát Tr ng Ti u h c Thi n H ng B năm h c 2010-2011ạ ườ ể ọ ệ ư ọ
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lí do chọn đề tài:
Mục đích giáo dục hiện nay của chúng ta là đào tạo những con
người phát triển toàn diện, những con người có đủ năng lực cần thiết, đáp
ứng sự đỏi hỏi của cuộc sống hiện đại.Việc giáo dục một con người toàn
diện không chỉ giáo dục cho họ có đạo đức tốt, có trình độ hiểu biết, nắm
chắc các kiến thức khoa học và xã hội, có sức khoẻ, biết lao động, sẵn sàng
lao động mà còn phải giáo dục cho họ biết nhìn nhận, phân biệt, biết thưởng
thức cái đẹp và biết làm đẹp cho cuộc sống nói chung, cuộc sống của mình
nói riêng.Vi vậy, có thể nói rằng giáo dục thẩm mỹ cho con người là không
thể thiếu được.
Một trong những con đường giáo dục thẩm mỹ nhanh và hiệu quả
nhất là giáo dục thông qua các môn học nghệ thuật. Trong đó Âm nhạc có vị
trí rất quan trọng. Trong những năm gần đây, nắm băt tình hình thực tế
những đòi hỏi của sự phát triển xã hội, bộ giáo dục và đào tạo đã điều chỉnh
nội dung giáo dục nghệ thuật trong nhà trường và coi đây là môn học bắt
buộc. Âm nhạc là phương tiện hiệu quả nhất trong giáo dục thẩm mỹ. Trong
nhà trường phổ thông, đặc biêt là ở bậc tiểu học, Âm nhạc tuy không đào tạo
các em thành những ca sỹ, nhạc sỹ, nhưng thông qua môn học này đã hình
thành cho các em những kiến thức ban đầu, đặc biệt là trang bị cho các em
có một thế giới tinh thần thoải mái hơn, giúp các em phát triển hiền hoà,
toàn diện hơn, từ đó giúp các em học tốt các môn học khác.
Qua nhiều năm được phụ trách giáo dục môn Âm nhạc bản thân tôi
nhận thấy rằng học sinh trường tôi còn lúng túng chưa phân biệt được từng
cách gõ đệm theo tiết tấu, theo nhịp, theo phách khác nhau như thế nào trong
một bài hát cụ thể. Chính vì điều đó mà các em hát và sử dụng cách gõ đệm
còn tuỳ tiện lúc nhanh, lúc chậm dẫn đến việc hát sai giai điệu của bài hát.
Vì thế mà học sinh rất e ngại khi đứng hát trước đám đông, do sợ mình hát
Ng i vi t: T Bích Chiườ ế ạ Trang 1


M t s bi n pháp giúp h c sinh gõ đúng nh p, phách, ti t t u và v n đ ng ph ho linhộ ố ệ ọ ị ế ấ ậ ộ ụ ạ
ho t khi hát Tr ng Ti u h c Thi n H ng B năm h c 2010-2011ạ ườ ể ọ ệ ư ọ
sai, sợ các bạn chê cười. Bởi thế mà làm giảm đi phần nào khả năng biểu
hiện năng lực học tập âm nhạc của bản thân mình.
Khi giáo viên giới thiệu các kiểu gõ đệm theo tiết tấu, gõ theo nhịp, gõ
theo phách thì các em hiểu rất mơ hồ bởi vì những từ đó rất trừu tượng với
lứa tuổi của học sinh tiểu học.
Hơn nữa điều kiện ở nơi các em đang sinh sống, việc tiếp cận với
những bài hát cho thiếu nhi còn hạn chế. Ít em xem ti vi, nghe đài, băng đĩa
về những bài hát dành cho lứa tuổi thiếu nhi mà chủ yếu là xem nhiều về
phim hoạt hình, xem đĩa siêu nhân….thời gian dạy hát ở nhà trường chỉ
được phân bố 1 tiết/ tuần. Do sự phát triển trí tuệ chưa hoàn chỉnh, tâm lứa
chưa ổn định nên ở lứa tuổi này các em dễ thuộc nhưng lại rất hay quên. Có
thể là tiết trước dạy các em nhưng tiết sau hỏi lại thì các em đã quên, mà
trong một tuần chỉ có một tiết Âm nhạc trong 35 đến 40 phút. Vậy làm thế
nào mà để giúp học sinh biết cách " vỗ tay " đúng tiết tấu, đúng nhịp, đúng
phách khi hát. Mà những điều trên là cơ sở làm nền tảng cho việc hát đúng
giai điệu của bài hát. Đó là điều trăn trở của bản thân tôi mỗi khi lên lớp.
Từ những điều trăn trở đó bản thân tôi luôn tìm tòi , nghiên cứu, tìm
ra cách giảng dạy học sinh nắm vững cách gõ đệm theo tiết tấu, gõ theo
nhịp, gõ theo phách trong bất cứ bài hát nào. Vì vậy trong quá trình giảng
dạy, bản thân cũng đã tích lũy được một ít kinh nghiệm để từ đó viết thành
một bản sáng kiến: " Một số biện pháp giúp học sinh gõ đúng nhịp, phách,
tiết tấu và vận động phụ hoạ khi hát trường Tiểu học Thiện Hưng B năm học
2010 - 2011". Đó là sáng kiến nhỏ để góp phần vào dạy học mang tính thiết
thực hơn nhằm mang lại hiệu quả cao trong mỗi giờ lên lớp.
II. Mục đích nghiên cứu:
Giúp các em gõ đệm (hoặc vỗ tay) đúng nhịp, phách, tiết tấu khi hát. Từ đó
dễ dàng hát đúng giai điệu bài hát, nâng cao chất lượng học tập bộ môn Âm
nhạc và yêu thích ca hát.

III. Phương pháp nghiên cứu:
Để làm được điều mà đã nêu trên thì ngay từ đầu năm bản thân đã lập
ra được những việc cần làm trong năm học, tìm ra những biện pháp nhằm
giúp các em gõ đệm đúng nhịp, phách, tiết tấu khi hát qua các phương pháp
sau:
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp thu thập dữ liệu.
- Phương pháp kiểm tra đánh giá.
- Phương pháp đối chứng.
- Phương pháp hỗ trợ: thống kê.
Ng i vi t: T Bích Chiườ ế ạ Trang 2
M t s bi n pháp giúp h c sinh gõ đúng nh p, phách, ti t t u và v n đ ng ph ho linhộ ố ệ ọ ị ế ấ ậ ộ ụ ạ
ho t khi hát Tr ng Ti u h c Thi n H ng B năm h c 2010-2011ạ ườ ể ọ ệ ư ọ
IV. Giới hạn của đề tài:
Chỉ nghiên cứu bộ môn Âm nhạc ở Tiểu học, Trường Tiểu học Thiện
Hưng B, năm học 2009 – 2010.
V. Khách thể và đối tượng nghiên cứu:
- Khách thể nghiên cứu: chất lượng dạy và học môn Âm nhạc của giáo viên
và học sinh các khối 1, 2, 3, 4, 5 trường Tiểu học Thiện Hưng B.
- Đối tượng nghiên cứu: học sinh các khối 1, 2, 3, 4, 5 trường Tiểu học
Thiện Hưng B.
VI. Giả thuyết nghiên cứu:
Nếu như áp dụng các biện pháp này đồng bộ và thường xuyên thì sẽ
không còn hiện tượng học sinh gõ đệm sai, HS không biết vận động phụ hoạ
đồng thời giúp học sinh có hứng thú học tập bộ môn, đạt kết quả cao trong
năm học.
VII. Nhiệm vụ nghiên cứu:
* Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài:
- Tìm hiểu Luật giáo dục 2008.

- Tìm hiểu Văn kiện Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam.
- Tìm hiểu, tham khảo các tài liệu, phương tiện truyền thông có liên quan
đến bộ môn Âm nhạc.
- Tìm hiểu về tâm sinh lí lứa tuổi học sinh tiểu học
* Tìm hiểu thực trạng học tập bộ môn Âm nhạc của học sinh, tình hình
thực tế của nhà trường
* Tìm ra các biện pháp nhằm giúp học sinh gõ đệm đúng nhịp, phách, tiết
tấu khi hát
* Tìm ra các biện pháp nhằm giúp học sinh biết nhún chân nhịp nhàng,
vận động phụ hoạ khi hát.
VIII. Kế hoạch thực hiện:
- Tháng 8/2010 lập đề cương.
- Tháng 9/2010 điều tra thực trạng.
- Tháng 10/2010 thu thập số liệu.
- Tháng 11/2010 thống kê số liệu và viết đề tài.
- Tháng 12/2010 nộp bản thảo.
- Tháng 1/2011 chỉnh sửa và hoàn thành đề tài.
Ng i vi t: T Bích Chiườ ế ạ Trang 3
M t s bi n pháp giúp h c sinh gõ đúng nh p, phách, ti t t u và v n đ ng ph ho linhộ ố ệ ọ ị ế ấ ậ ộ ụ ạ
ho t khi hát Tr ng Ti u h c Thi n H ng B năm h c 2010-2011ạ ườ ể ọ ệ ư ọ
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I/ Cơ sở lí luận của đề tài:
Bằng những kiến thức đã học về nhạc lí ở trường sư phạm, bản
thân nhận thấy việc gõ đúng nhịp, phách, tiết tấu là một trong những yếu tố
cơ bản của cả quá trình học hát. Trong chương trình tiểu học chủ yếu là các
em được học với nhịp 2 và nhịp 3, có một vài bài là nhịp 4; nhịp 2 là nhịp có
1 phách mạnh và một phách nhẹ, còn nhịp 3 là nhịp có 1 phách mạnh và 2
phách nhẹ ( nhẹ vừa và nhẹ), riêng nhịp 4 gần giống với nhịp 2 ( nhưng có 2
phách mạnh (mạnh và mạnh vừa). Đó là những kiến thức sơ đẳng nhất cần
chỉ dẫn cho các em nắm rõ. Một khi đã hiểu thì các em gõ đệm đúng là tất

nhiên.
Việc sử dụng thành thạo đàn điện tử cũng góp phần vào việc nâng
cao chất lượng học tập âm nhạc. Các em nhún chân đúng nhịp, biểu diễn nhẹ
nhàng, tự nhiên. Môi trường học tập âm nhạc với tính chất “Học vui – vui
học” làm cho các em phấn khởi khi đến trường.
Trong những năm gần đây, mục tiêu ngành giáo dục đặt ra là “xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, mỗi ngày đến trường la một
ngày vui”. Vì vậy, bản thân đã cố gắng tìm tòi, học hỏi những biện pháp có
thể giúp các em thích học tập bộ môn cũng như thích đến trường học tập, đó
là điều mà bất kì nhà giáo nào cũng trông mong chờ đợi.
Với đề tài sáng kiến kinh nghiệm này ngoài việc có thể nâng cao
chất lượng học tập âm nhạc của học sinh còn có thể góp phần vào việc xây
dựng môi trường học tập thân thiện, học sinh tích cực đúng với tinh thần của
đổi mới phương pháp dạy học. Đó là những cơ sở lí luận tạo tiền đề cho việc
nghiên cứu đề tài này nhằm đạt được mục tiêu dạy âm nhạc ở Trường Tiểu
học Thiện Hưng B.
II/ Tìm hiểu thực trạng trước khi nghiên cứu:
1.Thuận lợi:
- Được sự quan tâm, giúp đỡ của Ban giám hiệu, hội cha mẹ học sinh, các
đoàn thể trong nhà trường và các bạn đồng nghiệp tạo điều kiện tốt nhất cho
việc dạy và học môn Âm nhạc: sắp xếp một phòng học nhạc, trang thiết bị
dạy học phục vụ giảng dạy (đàn organ, nhạc cụ gõ, tranh ảnh có liên
quan…).
- Được trang bị những kiến thức cơ bản về tâm sinh lí lứa tuổi học sinh
tiểu học, những đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu học.
- Được trang bị những kiến thức nhạc lí từ trường Sư phạm, được tập
huấn một khoá học về chuyên môn Âm nhạc trong hè năm 2008, sử dụng
thành thạo nhạc cụ (đàn organ).
Ng i vi t: T Bích Chiườ ế ạ Trang 4
M t s bi n pháp giúp h c sinh gõ đúng nh p, phách, ti t t u và v n đ ng ph ho linhộ ố ệ ọ ị ế ấ ậ ộ ụ ạ

ho t khi hát Tr ng Ti u h c Thi n H ng B năm h c 2010-2011ạ ườ ể ọ ệ ư ọ
- Được học bồi dưỡng về môđun Âm nhạc.
2. Khó khăn:
- Trường có nhiều điểm lẻ nên khó khăn trong việc vận chuyển đàn organ
nhất là trong mùa mưa, đi lại khó khăn nên cũng hạn chế phần nào việc học
tập của các em.
- Mức độ tiếp thu bộ môn của các em không đồng điều (vì đây là môn
học hơi thiên về năng khiếu).
Đại đa số các em còn lúng túng khi gõ đệm, đặc biệt là gõ theo phách.
Nhất là đối với các bài nhịp 3 dường như các em không phân biệt được
phách nào là phách 1, phách nào là phách 2, phách nào là phách 3 cho nên
trong khi hát các em gõ sai rất nhiều. Đặc biệt là học sinh dân tộc còn hạn
chế với việc tiếp xúc với các cách gõ đệm. Trong suốt các năm giảng dạy
môn Âm nhạc ở trường, bản thân nắm rất rõ tình hình học tập của từng em
trong từng lớp. Vì vậy tôi có thể dễ dàng thống kê được số liệu học sinh gõ
đệm sai như sau:
BẢNG THỐNG KÊ SỐ LIỆU
Năm học 2008 - 2009
Khối TSHS
Gõ sai nhịp Gõ sai phách Gõ sai tiết tấu lời
ca
I 62 14 22.6% 19 30.6% 16 25.8%
II 82 15 18.3% 22 26.8% 13 15.9%
III 78 17 21.8% 20 25.6% 21 26.9%
IV 63 11 17.5% 16 25.4% 12 19%
V 79 12 15.2% 18 22.8% 15 19%
III/ Biện pháp thực hiện:
III.1.Trình bày những việc đã làm:
* Những biện pháp giúp HS gõ đúng nhịp, phách, tiết tấu khi
hát

Qua việc nhìn nhận được tình hình học tập chung của các khối lớp ở
trường tôi đã áp dụng một số biện pháp (mặc dù chưa phải là những biện
pháp tối ưu) và thực hiện như sau:
1. Tạo không khí tiết học Âm nhạc hào hứng sôi nổi, vui nhộn:
Thiết nghĩ bất kì làm việc gì cũng vậy đòi hỏi phải có sự nhiệt tình,
tính kiên trì và lòng nhẫn nại thì mới đạt kết quả cao. Và tôi đã được thử
thách những điều đó khi day những tiết học Âm nhạc đầu tiên của năm
học.Tôi còn nhớ như in trường hợp ở lớp 2B, đọc lời ca của bài hát còn chưa
kịp theo cách đọc của cô thì làm sao mà hát rõ lời được. Vì vậy, khi dạy hát
Ng i vi t: T Bích Chiườ ế ạ Trang 5
M t s bi n pháp giúp h c sinh gõ đúng nh p, phách, ti t t u và v n đ ng ph ho linhộ ố ệ ọ ị ế ấ ậ ộ ụ ạ
ho t khi hát Tr ng Ti u h c Thi n H ng B năm h c 2010-2011ạ ườ ể ọ ệ ư ọ
từng câu, các em dường như chỉ đọc theo cho có chứ không gọi là hát nữa.
Khi đó, tôi nhẹ nhàng nhắc nhở các em bằng một trò chơi âm nhạc nho nhỏ:
hát bằng nguyên âm a,o,i,u, theo giai điệu của bài hát. Sau khi chơi trò chơi
xong, các em học tập những phần còn lại của tiết học với một tâm thái háo
hức, vui tươi, không e dè, ngần ngại. Lúc này trong đầu tôi loé lên một ý
nghĩ đó là điều tất nhiên vì khi tâm trạng người ta vui thì làm việc gì cũng
nhẹ nhàng cả. Nguyễn Du đã từng viết: “Người buồn cảnh có vui đâu bao
giờ!”. Như vậy, qua trò chơi nho nhỏ đã vô tình tạo ra một động lực trong
những thời điểm tiếp theo.
Với kinh nghiệm đó, tôi đã sử dụng lại ở một lớp khác cũng trong
giờ học Âm nhạc cụ thể là lớp 1D. Đây là lớp học với 100% học sinh người
dân tộc S’Tiêng, đặc điểm của học sinh đồng bào dân tộc là rất nhút nhát khi
gặp người lạ, hằng ngày các em chỉ quen với cô giáo chủ nhiệm dạy mình
nên khi tôi bước vào lớp dĩ nhiên được đáp lại bằng 1 phút yên lặng, không
có tiếng động gì cả, các em quên cả việc chào cô giáo. Rồi tôi mới giới thiệu
1 vài điều về bản thân, về cách học, cách dạy Âm nhạc giữa cô và trò. Tiết
học vẫn diễn ra bình thường, các em thực hiện đúng yêu cầu của cô với một
tâm trạng tuân theo chứ không tự nguyện, tự giác vì trên những khuôn mặt

ngây thơ đó thiếu sự xuất hiện của nụ cười. Tôi liền hỏi một cách gợi mở,
gần gũi: “các em có thích chơi trò chơi không nhỉ?”; “Nếu thích thì cho cô
một tràng pháo tay?”. Tiếng vỗ tay vang lên làm lớp học sôi nổi hẳn. Chẳng
hạn khi học hát bài “Quê hương tươi đẹp”, lớp 1. Sau khi cho các em đọc lời
ca xong đến bước luyện thanh dùng cách hát theo nguyên âm a, o, u, i.
A, a, a, á, a, a, à.
Ò, ó, o, ó, ò, ò, o.
U, ù, u, ú, u, ù, ù, ù.
Ì, ì, i, i, ì, ì, í.
Á, a, à, a, a.
Kết quả của việc chơi trò chơi là một tiết học thoải mái, hiệu quả, các
em hăng hái phát biểu ý kiến.
Qua hai trường hợp trên, tôi có thể kết luận rằng cho dù trẻ em ở nông
thôn hay thành thị, đồng bằng hay miền núi đều có chung một tâm lý: đó là
thích vui hơi, giải trí để quên đi cái việc phải học 1 + 1 = 2 kia hay a, á, ớ,
bờ, cờ… mà thấy được vui chơi là thích rồi. Cho nên, bản thân là người thầy
đứng trên bục giảng mình phải làm sao để tạo cho các em một môi trường
học vui – vui học mà vẫn có thể đạt được mục tiêu bài học – (đó là nói
chung với tất cả các môn học chứ không riêng một môn nào cả) Còn riêng
môn Âm nhạc thì việc tạo ra một môi trường vui học là điều bắt buộc, tất
Ng i vi t: T Bích Chiườ ế ạ Trang 6
M t s bi n pháp giúp h c sinh gõ đúng nh p, phách, ti t t u và v n đ ng ph ho linhộ ố ệ ọ ị ế ấ ậ ộ ụ ạ
ho t khi hát Tr ng Ti u h c Thi n H ng B năm h c 2010-2011ạ ườ ể ọ ệ ư ọ
yếu bởi lẽ đặc điểm của tiết học Âm nhạc là tạo cho học sinh một tâm lý
thoải mái vận động, tự nhiên ca hát, biểu diễn.
2. Lồng ghép các trò chơi trong giờ học nhạc nhằm tạo mối quan hệ thầy
trò gần gũi – giáo viên đóng vai trò như một người bạn của các em:
Với đặc thù của bộ môn tôi chỉ dạy mỗi lớp một tiết/tuần – mỗi tiết có
35 phút rất ít thời gian tiếp xúc, trò chuyện với các em. Hầu hết thời gian
học ở lớp, các em được học với cô giáo chủ nhiệm của mình. Nắm được tâm

lý của các em là thích “chơi mà học, học mà chơi” tôi đã sưu tầm thêm 1 số
trò chơi bổ ích nhằm giải toả căng thẳng, tâm lý sợ hãi khi bị cô mời hát rồi
hát không hay dẫn đến bạn chê cười. Tôi đã áp dụng ở tất cả các khối lớp từ
lớp 1 đến lớp 5. Sau khi học xong một nội dung của tiết (giữa tiết) tôi tổ
chức cho các em chơi trò chơi như trò “Con voi” khi dạy bài hát “Chú voi
con ở Bản Đôn”, nhạc và lời Phạm Tuyên - vừa đọc, vừa thực hiện động tác,
vừa nhún chân; trò chơi “Đếm ngón tay” khi dạy bài hát “Năm ngón tay
ngoan”, nhạc và lời Trần Văn Thụ; trò chơi “Con thỏ” khi dạy bài hát “Cùng
múa hát dưới trăng”, lớp 3; trò chơi “Giấu đồ vật” khi dạy bài hát “Tập tầm
vông”, lớp 1 Khi chơi trò chơi nếu em nào bị sai luật chơi thì bị phạt hát
lại bài hát vừa học. Hoặc tùy theo nội dung bài mà tổ chức cho các em chơi
các trò chơi phù hợp nhằm củng cố lại bài. Việc chơi trò chơi trong giờ học
nó góp phần kích thích hứng thú học tập và tao ra mối quan hệ thầy trò gần
gũi. Với cách này không chỉ môn âm nhạc của tôi mới áp dụng được mà tôi
nghĩ trong các tiết học khác các em đều cần phải được chơi như thế để có thể
rút gần khoảng cách giữa giáo viên và học sinh,vô hình tạo cho các em một
tâm thái thích được lớp học, thích được học với giáo viên dạy âm nhạc.
3. Vận dụng phương pháp đọc lời ca theo tiết tấu:
Tuy nhiên đó chỉ là bước đầu của cả một quá trình để đi đến mức độ
của sự cảm nhận. Liệu các em có cảm thấy thích thú với các bài hát mà
chẳng hát được câu nào cả không? Dẫu biết rằng khi được nghe giai điệu mà
cảm thấy thinh thích thì sẽ làm đòn bẩy cho việc thực hành hát, biểu diễn
nhưng nếu
không thuộc lời ca mà nhớ giai điệu thì có thể hiện bài hát tự nhiên, thoải
mái được không? Chắc chắn sẽ không đạt được kết quả cao nhất.
Vì vậy, trước hết phải có cách nào mà giúp cho các em thuộc lời ca nhanh
nhất. Qua thời gian giảng dạy đã rút ra được một số kinh nghiệm nho nhỏ
sau:
• Đọc lời ca theo tiết tấu. Ví dụ: khi dạy bài hát “Quê hương tươi đẹp, lớp
1 - Dân ca Nùng” trong bước hướng dẫn đọc lời ca:

Ng i vi t: T Bích Chiườ ế ạ Trang 7
M t s bi n pháp giúp h c sinh gõ đúng nh p, phách, ti t t u và v n đ ng ph ho linhộ ố ệ ọ ị ế ấ ậ ộ ụ ạ
ho t khi hát Tr ng Ti u h c Thi n H ng B năm h c 2010-2011ạ ườ ể ọ ệ ư ọ
Quê hương em biết bao tươi đẹp
x x x x x x x
Trong bước đọc mẫu thì GV vừa đọc vừa gõ theo tiết tấu. Còn khi cả lớp đọc
thì GV gõ đệm theo.
• Dặn dò lớp hát đầu giờ, giữa giờ bài hát mà trong tuần đang học. Chẳng
hạn, tuần này học hát bài “Chú voi con ở Bản Đôn, nhạc và lời Phạm
Tuyên” thì dặn các em hát bài này vào đầu giờ và vào giữa giờ. Nhờ vậy, mà
trong cả 1 tuần các em vẫn nhớ giai điệu bài hát.
• Chơi trò chơi “Nghe tiếng hát tìm đồ vật”. Cả lớp hát các bài hát đã học
và chỉ ngừng lại khi bạn mình đã tìm được đồ vật mà các bạn đã giấu. Khi
hát nhiều lần kết hợp với trò chơi làm cho các em háo hức tập trung vào bài
hát và vô tình những bạn nào chưa thuộc lời ca cũng hòa nhập theo các bạn
luôn một thể.
Từ việc đọc lời ca thuần thục cũng góp phần giúp các em nhanh chóng
hát đúng giai điệu và gõ đệm đúng nhịp, phách, tiết tấu lời ca là tất nhiên.
4. Hướng dẫn cách gõ đệm và cách sử dụng các loại nhạc cu:
Để các em có thể gõ đệm đúng thì trước tiên giáo viên phải là người
hướng dẫn thật tỉ mỉ, thực hiện cách gõ cho các em quan sát kết hợp đồ dùng
trực quan – bảng viết sẵn lời ca đã có đánh dấu kí hiệu gõ đệm. Chẳng hạn
khi dạy bài “Tập tầm vông” ở lớp 1, giáo viên chuẩn bị bảng lời ca có đánh
dấu những chỗ gõ nhịp như:
Tập tầm vông tay không tay có. Tập tầm vó tay có tay không.
x x x x x x x x
Mời các bạn đoán sao cho trúng. Tập tầm vó tay nào có đố tay nào không?
x x x x x x x x
Có có, không không.
x x

* Cách hướng dẫn gõ nhịp như sau:
- Giáo viên gõ đệm mẫu.
- Hướng dẫn các em gõ đệm từng câu, chưa có nhạc đệm.
- Gõ đệm có nhạc đệm.
Trong quá trình thực hiện giáo viên đã dự đoán trước những chỗ
Ng i vi t: T Bích Chiườ ế ạ Trang 8
M t s bi n pháp giúp h c sinh gõ đúng nh p, phách, ti t t u và v n đ ng ph ho linhộ ố ệ ọ ị ế ấ ậ ộ ụ ạ
ho t khi hát Tr ng Ti u h c Thi n H ng B năm h c 2010-2011ạ ườ ể ọ ệ ư ọ
khó, dễ mắc phải sai khi gõ nên định hướng, nhắc nhở trướ khi thực hiện để
tránh trường hợp nhiều em gõ sai, khi đó rất khó sửa cho các em.
Như trong bài Tập tầm vông, khi gõ nhịp rất dễ sai ở câu “ Tập tầm vó tay
nào có đố tay nào không?” vì trường hợp đảo phách rất dễ nhầm lẫn đối với
các em trong khi gõ đệm.
Trong chương trình âm nhạc tiểu học có nhiều bài với những chỗ khó
khác nhau như ở bài “Con chim non”, lớp 3 là trường hợp chữ đầu tiên của
câu hát bắt đầu bài hát lại rơi vào phách nhẹ nên rất khó cho các em khi gõ
phách mạnh, phách nhẹ. Riêng đối với lớp 3 là lớp mới bước đầu làm quen
với cách gõ đệm phách mạnh, nhẹ của nhịp 3 nên cái khó càng tăng lên nữa.
Vì vậy, tôi có cách hướng dẫn như sau:
Phách mạnh được qui định gõ ở mặt trên của thanh phách, phách nhẹ được
qui định gõ ở mặt dưới của thanh phách nên chữ “Bình” trong câu “Bình
minh lên có con chim non” được gõ vào mặt dưới của thanh phách. Minh
hoạ như sau:
Bình minh lên có con chim non hoà tiếng hót véo von hoà tiếng hót véo
3 1 2 3 1 2 3 1 2 3 1 2 3 1 2 3
von giọng hót vui say sưa …
1 2 3 1 2 3 1 2 …
( 1: phách mạnh, 2: phách nhẹ, 3: phách nhẹ)
Trên đây là hai trường hợp điển hình, còn nhiều trường hợp nữa tôi
không nêu ra ở đây. Nhưng điều đó cũng đủ nói lên là một người giáo viên

chu đáo trước hết phải dự đoán được những lỗi mà học sinh của mình hay
mắc phải để hạn chế đến mức tối thiểu trường hợp gõ đệm sai.
Ngoài ra, việc sử dụng thành thạo các nhạc cụ gõ cũng góp phần nào
vào việc gõ đệm đúng của học sinh. Khi gõ nhịp thì dùng song loan, khi gõ
phách thì dùng thanh phách, khi gõ tiết tấu thì dùng trống nhỏ. Bởi lẽ, đặc
trưng của từng loại là ở chỗ đó, một khi đã gõ đệm đúng thì các em dễ dàng
đón nhận bài hát.
Nhằm tạo thêm sự phong phú cho tiết học Âm nhạc thì cần phải có sự
phối hợp của các loại nhạc cụ sẽ tạo ra một loại âm thanh đặc biệt, nghe rất
vui tai. Chẳng hạn như một dàn nhạc ngoài đàn organ còn có trống, đàn ghi
ta, kèn thổi hay đàn viôlông hoặc trong những dàn nhạc giao hưởng thính
phòng hay trong các buổi hòa nhạc có cả đàn dương cầm nữa. Còn đối với
quy mô của một lớp học thì tiếng lách cách của thanh phách, cộc cộc của
Ng i vi t: T Bích Chiườ ế ạ Trang 9
M t s bi n pháp giúp h c sinh gõ đúng nh p, phách, ti t t u và v n đ ng ph ho linhộ ố ệ ọ ị ế ấ ậ ộ ụ ạ
ho t khi hát Tr ng Ti u h c Thi n H ng B năm h c 2010-2011ạ ườ ể ọ ệ ư ọ
mõ, lốc cốc của song loan, tùng tùng của trống hoà vào nhau cũng tạo thành
một “dàn nhạc dân tộc” trong tiết học Âm nhạc.
Dựa vào đặc trưng của các loại nhạc cụ có thể tổ chức cho các em gõ
đệm bằng cách phân theo từng nhóm nhạc cụ: Nhóm gõ song loan theo nhịp;
nhóm gõ thanh phách theo phách; nhóm gõ trống theo tiết tấu lời ca hoặc tổ
chức cho các nhóm thi đua với nhau. Mỗi nhóm sẽ phân nhiệm vụ cho mỗi
em gõ một loại nhạc cụ. Việc này vừa như chơi một trò chơi nhưng sau đó
lại đạt được mục tiêu của tiết học. Các em thực hiện với một tinh thần hăng
say mà quên đi rằng mình đang phải học, phải làm sao cho đúng, cho đạt.
Mà một khi gõ đệm đúng thì chắc rằng sẽ hát đúng nhịp, có hát đúng thì
mới làm cho các em tự tin hơn khi đứng trước các bạn. Đó như là một sự
“logíc” kéo theo trong toán học.
5. Động viên, khích lệ, sửa sai kịp thời:
Lứa tuổi tiểu học là lứa tuổi hết sức ngây thơ, hồn nhiên, trong sáng

nhưng rất dễ bị tổn thương nếu bản thân người thầy không khéo léo trong
các tình huống sư phạm càng làm tăng thêm sự thiếu tự tin, e dè, nhút nhát
cho các em. Trong giờ học hát, không phải em nào cũng có thể hát hay, đúng
nhịp, đúng giai điệu, rõ lời, diễn cảm… điều đó còn phụ thuộc vào nhiều yếu
tố mà đặc biệt là giọng hát của các em. Tuy nhiên, nếu nắm bắt được tâm lý
của các em đồng thời có tâm huyết với nghề thì có thể cải thiện được phần
nào việc gõ đệm đúng.
Để hát hay, diễn cảm trước hết phải hát đúng giai điệu, đúng nhịp;
muốn hát đúng nhịp thì đòi hỏi phải biết gõ đệm. Mà một thực trạng chung
ở các khối lớp là các em còn chưa phân biệt được đâu là gõ đệm theo nhịp,
gõ đệm theo phách, cho nên không tài nào gõ đệm đúng cách được. Trong
suốt tiết dạy, khi phát hiện bất kỳ trường hợp nào gõ đệm bị sai tôi liền sửa
sai tại chỗ, nhắc nhở nhẹ nhàng chỗ sai đó để các em biết cách gõ đúng hơn.
Tôi đã vận dụng phương pháp làm mẫu: GV gõ đệm – học sinh gõ đệm theo,
học sinh gõ đệm đúng – học sinh gõ đệm sai gõ đệm theo bạn. Bên cạnh đó,
tôi còn dùng biện pháp động viên, khích lệ, tuyên dương kịp thời; đối với
những em nhút nhát, hoặc hạn chế về năng khiếu học Âm Nhạc vào bất kỳ
thời điểm nào trong tiết học có biểu hiện sự tiến bộ thì khuyến khích, tuyên
dương các em ngay để tạo thêm sự tự tin trong những tiết học sau. Để nắm
bắt cụ thể tình hình học tập của những em chậm tiến tôi đã lập một sổ tay
theo dõi từng em trong từng lớp, ghi rõ ngày nào em đó có sự tiến bộ, mức
độ học tập môn âm nhạc; ghi rõ những em cần được giúp đỡ, động viên để
em đó có thể hoàn thành những nhận xét chứng cứ.
Ng i vi t: T Bích Chiườ ế ạ Trang 10
M t s bi n pháp giúp h c sinh gõ đúng nh p, phách, ti t t u và v n đ ng ph ho linhộ ố ệ ọ ị ế ấ ậ ộ ụ ạ
ho t khi hát Tr ng Ti u h c Thi n H ng B năm h c 2010-2011ạ ườ ể ọ ệ ư ọ
6. Chứng minh cho các em thấy tầm quan trọng của việc gõ đệm dúng khi
học tập bộ môn và tác dụng của việc gõ đệm đúng:
Thông thường khi hát đơn điệu không có nhạc đệm thì hầu như các
em đều rất dễ sai nhịp, phách, tiết tấu cho nên dẫn đến hát sai giai điệu. Từ

đó làm cho các em thấy chán nản, thiếu tự tin khi hát dẫn tới một điều tất
yếu là kết quả học tập Âm nhạc không cao. Nhưng khi gõ đúng nhịp thì đễ
dàng thể hiện được bài hát, thích thú khi học hát, hào hứng ca hát và biểu
diễn. Đó như là một “điểm tựa” để tạo sức bật trong việc học bộ môn,
Asimet đã nói rằng: “ Hãy cho tôi một điểm tựa tôi sẽ bẩy cả trái đất này
lên”. Hay nói một cách khác là việc gõ đúng nhịp, phách, tiết tấu như là một
“điều kiện cần cho việc học môn âm nhạc.
* Những biện pháp giúp HS vận động phụ hoạ linh hoạt khi
hát
1.Vận dụng phương pháp làm mẫu để khơi gợi năng khiếu tăng thêm sự
mạnh dạn, tự tin khi biểu diễn trước lớp:
Như đã biết, trong phương pháp dạy học tích cực giáo viên là người
đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn, giúp học sinh tìm ra các tri thức mới bằng
chính những thực hành của học sinh. Nhưng không phải như vậy mà hiểu
lệch đi vai trò của người giáo viên trên bục giảng mà ở đây người giáo viên
phải thể hiện được khả năng của mình sao cho đúng nghĩa với câu “đào tạo
được một giáo viên là đào tạo cả một thế hệ”.
Vì vậy, muốn các em có thể mạnh dạn ca hát và biểu diễn thì trước hết
các em phải được tác động trực quan, nghĩa là phải được nhìn thấy cách biểu
diễn của cô (thầy) để từ đó định hình phần nào trong tâm tưởng của các em
về vận động phụ hoạ.
Hiểu được điều đo nên bản thân không ngừng tìm tòi, học hỏi để có
thể biểu diễn minh hoạ cụ thể trong các tiết học âm nhạc.
2. Hình thành thói quen nhún chân khi hát – bước cơ bản nhất của buổi
đầu học hát:
Muốn vận động linh hoạt theo nhạc khi hát thì điều cơ bản đầu tiên là
các em phải nhún chân được theo nhịp của bài hát. Ngay từ những buổi đầu
chập chững học hát ở trường Tiểu học (bắt đầu vào lớp 1) phải uốn nắn,
nhắc nhở làm sao mà hình thành được thói quen khi nghe nhạc phải nhún
chân, đung đưa thân người. Có như vậy mới dần dần định hướng cho các em

biểu diễn phụ hoạ linh hoạt, nhịp nhàng được. Có được bước cơ bản này ắt
hẳn mai này sẽ đạt được nhiều mức độ cao hơn trong cả quá trình phụ hoạ.
3. Rèn luyện cho các em sử dụng cơ quan thính giác một cách nhạy bén:
Tiếng nhạc tạo cho các em niềm vui, tạo cho các em sự chú ý cao độ
nên đòi hỏi các em biết nghe để phân biệt nhịp của bài hát, nghe để nhún
Ng i vi t: T Bích Chiườ ế ạ Trang 11
M t s bi n pháp giúp h c sinh gõ đúng nh p, phách, ti t t u và v n đ ng ph ho linhộ ố ệ ọ ị ế ấ ậ ộ ụ ạ
ho t khi hát Tr ng Ti u h c Thi n H ng B năm h c 2010-2011ạ ườ ể ọ ệ ư ọ
chân đúng nhịp. Cho nên không ai khác mà chính người giáo viên hướng
dẫn tập luyện cho các em cách nghe nhạc để không phải lúng túng khi vận
động theo nhạc. Trước kia đa phần các tiết học nhạc đều dạy chay, không có
nhạc cụ với nhiều lí do khách quan và chủ quan khác nhau nên hạn chế khả
năng biểu diễn của các em.
Với tình hình thực tế của trường tôi, có nhều điểm lẻ nhưng trong hầu
hết các tiết học nhạc đều có sử dụng đàn điện tử (organ), đó là tiền đề cho
việc rèn khả năng nghe tiếng nhạc, nhận biết được loại nhịp đồng thời phân
biệt được những bài có nhịp tương tự (những bài nào cùng nhịp 2, bài nào
cùng nhịp 3). Trong mỗi tiết học hát thường liên hệ và mở băng cho các em
nghe để biết thêm một số bài hát thiếu nhi ngoài chương trình, làm phong
phú thêm vốn bài hát của các em.
Bằng biện pháp này, đa số học sinh trong trường đều biết nhún
chân theo nhịp (kể cả học sinh khối 1). Riêng với cách nhún chân theo nhịp
3 thì lên lớp 2 các em mới được làm quen nhưng các khối 2, 3, 4, 5 đều biết
cách phân biệt phách mạnh để nhún chân cho đúng (chỉ còn rất ít trường hợp
còn lúng túng).
4. Phát huy tối đa hoạt động “ múa phụ hoạ” trong một số tiết học Âm
nhạc:
Âm nhạc rất đa dạng “hát thường đi đôi với múa, nhún chân, nghiêng
đầu – nói chung là vận động phụ hoạ”. Đối với học sinh cũng vậy, nếu cứ
ngồi hát “suông” không thì không thể nào vui nhộn bằng việc hát kết hợp

với vận động theo nhạc. Đồng thời, khi vận động theo nhạc vô tình lời bài
hát càng được khắc sâu hơn nhờ các động tác có liên quan đến lời ca. Chẳng
hạn, với bài “Đàn gà con – nhạc Phillipenco ở lớp 1 ”, bài hát có 2 lời khi
hát các em thường dễ lẫn lộn giữa lời 1 và lời 2. Nhưng khi vận động theo
nhạc thì các em tự phân biệt được lời 1 là: “Đi theo mẹ tìm ăn trong vườn”
(dùng 2 tay làm động tác đi bằng 2 chân của đàn gà con), còn lời 2 là:
“Uống nước vào là no căng diều”(làm động tác uống nước). Hay ở bài
“Chị Ong Nâu và em bé – nhạc và lời: Tân Huyền, lớp 3” cũng có 2 lời,
khi mới học các em thường lẫn lộn “Chú gà trống mới gáy” với “Hoa nở
những cánh thắm” nhưng sau khi phụ họa các em nhớ rất rõ đâu là câu hát
của lời 1, đâu là câu hát của lời 2. Nhờ vậy, các em càng thích được biểu
diễn, nhờ “múa” mà “hát” đúng lời.
Để phối hợp ăn ý, nhịp nhàng giữa hát và biểu diễn thì không đơn
giản chút nào. GV phải giúp đỡ, khơi gợi cho các em; trước hết, GV làm
mẫu - học sinh thực hiện theo, HS khá, giỏi biểu diễn – cả lớp biểu diễn
theo, rồi đến nhóm, cá nhân biểu diễn. Trải qua một quá trình luyện tập theo
nhiều hình thức làm cho các em không còn ngần ngại, e dè khi đứng trước
Ng i vi t: T Bích Chiườ ế ạ Trang 12
M t s bi n pháp giúp h c sinh gõ đúng nh p, phách, ti t t u và v n đ ng ph ho linhộ ố ệ ọ ị ế ấ ậ ộ ụ ạ
ho t khi hát Tr ng Ti u h c Thi n H ng B năm h c 2010-2011ạ ườ ể ọ ệ ư ọ
lớp hay trước GV nữa. Khi đã tự tin thì càng háo hức được thể hiện trước
các bạn, thích được múa hát để được cô tuyên dương, khen ngợi. Vì vậy, mà
tôi đã áp dụng biện pháp này ở các khối lớp đặc biệt là các lớp 1, 2, 3 (lứa
tuổi còn nhỏ).
Ngoài ra, Âm nhạc là môn nghệ thuật thiên về năng khiếu rất đa dạng,
sinh động. Nó đòi hỏi sự thể hiện chiều sâu của người hát qua nét mặt, điệu
bộ, cử chỉ. Tình cảm của bài hát sẽ được thể hiện qua các động tác múa phụ
hoạ khi hát. Cho dù “hát hay” mà không “múa đẹp” thì sẽ làm cho bài hát trở
nên “khô cứng” mất đi cái hồn của bài hát. Còn đối với các em thân yêu khi
mà vận động theo nhạc một cách tự nhiên, nhịp nhàng thì chắc chắn đã

thuộc làu bài hát, khi đó mới nhớ được câu hát nào làm động tác gì. Cho nên
lời bài hát với động tác phụ hoạ có mối quan hệ mật thiết qua lại với nhau,
giáo viên phải nghĩ ra động tác phù hợp với lời mà dễ nhớ để các em không
bị quên, biểu diễn một cách thuần thục, linh hoạt. Khi biểu diễn tốt, sẽ tạo
cho các em một niềm phấn khích và càng thích thể hiện trước các bạn. Ví
dụ: Với bài Chị Ong Nâu và em bé – lớp 3, nhạc và lơì: Tân Huyền, câu hát
nào có chữ “bay” thì làm động tác “vỗ cánh” như đang bay.
Bài Cùng múa hát dưới trăng – lớp 3 nhạc và lới: Hoàng Lân, câu hát:
“Mặt trăng tròn nhô lên, toả sáng xanh khu rừng” làm động tác vòng hai tay
qua đầu và hạ xuống từ từ như sự toả sáng của mặt trăng; đến câu “Xin mời
vào nhảy cùng” thì làm động tác “vẫy vẫy” như gọi bạn. Bài Mời bạn vui
múa ca – lớp 1, nhạc và lời: Phạm Tuyên, câu “Chim ca líu lo” thì làm động
tác chim hót “hai bàn tay giơ lên miệng như hình loa”. Bởi lẽ, trí nhớ của
các em ở lứa tuổi tiểu học còn đang trong giai đoạn hình thành nên dùng
“phương pháp trực quan” kết hợp với lời nói thì càng khắc sâu hơn chỉ đơn
thuần là nhìn thấy mà không liên quan đến điều nghe được. Hiểu được điều
đó nên người giáo viên cần phải đầu tư, suy nghĩ, tìm ra những động tác phụ
hoạ cho tất cả các bài hát ở các khối lớp.
5. Tạo không khí lớp học gần gũi, thân thiện theo tiêu chí : “Trường học
thân thiện, học sinh tích cực”:
Trong mỗi lớp học có rất nhiều đối tượng với nhiều tính cách khác
nhau, có em mạnh dạn, sôi nổi cũng có em nhút nhát, rụt rè, e ngại. Đặc biệt
là những học sinh nam rất mặc cảm khi múa hát. Điều thiết yếu ở đây là phải
tạo được không khí thân thiện, gần gũi trong giờ học hát. Khơi dậy được
lòng yêu thích ca hát ở các em đồng thời thay vào đó là sự tự ti bằng niềm
vui học tập. Điển hình như ở lớp 4B có em Bằng, ở lớp 3A có em Thanh
Cường, Thủy, Giang với tính cách nhút nhát khi biểu diễn. Nhưng trong quá
trình theo dõi mức độ tiếp thu của các em tôi thấy có sự tiến bộ rõ rệt, các
Ng i vi t: T Bích Chiườ ế ạ Trang 13
M t s bi n pháp giúp h c sinh gõ đúng nh p, phách, ti t t u và v n đ ng ph ho linhộ ố ệ ọ ị ế ấ ậ ộ ụ ạ

ho t khi hát Tr ng Ti u h c Thi n H ng B năm h c 2010-2011ạ ườ ể ọ ệ ư ọ
em dần dần phấn chấn lên hẳn trong mỗi giờ học nhạc. Các em nhún chân
đúng nhịp, tư thế thoải mái, không gượng gạo như trước nữa.
Không gian học tập âm nhạc tại điểm chính là một phòng học rộng
rãi, thoáng mát với đầy đủ các loại nhạc cụ gõ, đạo cụ ( bông hoa bằng xốp)
để múa phụ hoạ, đồ dùng để phục vụ cho các hoạt động học nhạc. Trong
phòng học còn có trang trí thêm cho bằng những đồ dùng trực quan sinh
động kích thích hứng thú học tập của các em. Bởi lẽ, phương châm của
ngành giáo dục nói chung, của mỗi nhà giáo nói riêng là tạođược tâm thế “
mỗi ngày đến trường là một ngày vui” đúng với nghĩa “Trường học thân
thiện – học sinh tích cực”.
* Minh hoạ:
Hình ảnh minh hoạ cho hoạt động gõ đệm:
Năm học 2010 - 2011
Ng i vi t: T Bích Chiườ ế ạ Trang 14
M t s bi n pháp giúp h c sinh gõ đúng nh p, phách, ti t t u và v n đ ng ph ho linhộ ố ệ ọ ị ế ấ ậ ộ ụ ạ
ho t khi hát Tr ng Ti u h c Thi n H ng B năm h c 2010-2011ạ ườ ể ọ ệ ư ọ
Hình ảnh minh hoạ cho hoạt động phụ hoạ:

Năm học 2010 - 2011
Ng i vi t: T Bích Chiườ ế ạ Trang 15
M t s bi n pháp giúp h c sinh gõ đúng nh p, phách, ti t t u và v n đ ng ph ho linhộ ố ệ ọ ị ế ấ ậ ộ ụ ạ
ho t khi hát Tr ng Ti u h c Thi n H ng B năm h c 2010-2011ạ ườ ể ọ ệ ư ọ

Năm học 2010 – 2011
III.2. So sánh đối chứng:
Trước khi áp dụng
Ng i vi t: T Bích Chiườ ế ạ Trang 16
M t s bi n pháp giúp h c sinh gõ đúng nh p, phách, ti t t u và v n đ ng ph ho linhộ ố ệ ọ ị ế ấ ậ ộ ụ ạ
ho t khi hát Tr ng Ti u h c Thi n H ng B năm h c 2010-2011ạ ườ ể ọ ệ ư ọ

 HS hát sai giai điệu nhiều, gõ đệm sai, vận động phụ họa tư thế chưa
thoải mái
 Không khí lớp học trầm lắng
 HS học tập với thái độ chậm chạp, gượng ép.
 HS ngại tiếp xúc với cô, ít phát biểu ý kiến, thụ động.
 HS nhút nhát, e dè, thiếu tự tin khi đứng trước lớp biểu diễn.
Sau khi áp dụng
 Số lượng HS hát sai giai điệu, gõ đệm sai giảm hẳn; múa, biểu diễn tự
nhiên, thoải mái.
 Không khí lớp học sôi nổi, hào hứng, vui vẻ.
 HS học tập với thái độ ham thích, háo hức, mong đợi đến giờ học Âm
nhạc.
 HS gần gũi, hòa đồng với cô, hăng hái phát biểu ý kiến, năng động tích
cực.
 HS mạnh dạn, tự tin khi biểu diễn trước các bạn.
III.3. Kết quả đạt được:

Trên đây là các biện pháp mà tôi đã thực hiện trong suốt quá
trình giảng dạy môn Âm nhạc tại trường trong năm học 2010 - 2011 và đến
thời điểm này đạt được kết quả như sau:

So với năm học 2008 – 2009 và năm học 2009 – 2010 thì sự tiến
bộ về các cách gõ đệm của học sinh ở các khối lớp là rõ rệt:
BẢNG THỐNG KÊ SỐ LIỆU
Năm học: 2008 – 2009
Khối TSHS Gõ đúng nhịp
Gõ đúng
phách
Gõ đúng tiết
tấu lời ca

Vận động phụ
họa linh hoạt
I 62 48 77.4% 43 69.4% 46 74.2% 40 64.5%
II 82 67 81.7% 60 73.2% 69 84.1% 58 70,7%
III 78 65 83.3% 58 74.4% 57 73.1% 62 79.5%
IV 63 52 82.5% 47 74.6% 51 80.9% 48 76.2%
V 79 67 84.4% 61 77.2% 64 81% 53 67.1%
BẢNG THỐNG KÊ SỐ LIỆU
Năm học 2009 – 2010
Khối TSHS Gõ đúng nhịp
Gõ đúng
phách
Gõ đúng tiết
tấu lời ca
Vận động phụ
họa linh hoạt
Ng i vi t: T Bích Chiườ ế ạ Trang 17
M t s bi n pháp giúp h c sinh gõ đúng nh p, phách, ti t t u và v n đ ng ph ho linhộ ố ệ ọ ị ế ấ ậ ộ ụ ạ
ho t khi hát Tr ng Ti u h c Thi n H ng B năm h c 2010-2011ạ ườ ể ọ ệ ư ọ
I 52 40 76.9% 35 67.3% 38 73.1% 35 67.3%
II 63 51 81.7% 46 73% 44 69.8% 42 66.7%
III 77 64 83.1% 57 74% 66 85.7% 63 81.8%
IV 78 68 87.2% 63 80.8% 64 82% 65 83.3%
V 61 52 85.2% 47 77% 50 81.9% 38 62.3%
BẢNG THỐNG KÊ SỐ LIỆU
Năm học: 2010 – 2011
KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN ÂM NHẠC CỦA HỌC SINH TRƯỜNG
TIỂU HỌC THIỆN HƯNG B NĂM HỌC 2008 – 2009
Khối
TS

HS
Hoàn thành (HS)
Chưa hoàn
thành
A A
+
B
I 62 51 83% 11 17% 0
II 82 68 83% 14 17% 0
III 78 62 89% 9 11% 0
IV 63 48 86% 9 14% 0
V 79 66 84% 9 11.3% 0
Cộng 364 295 69
KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN ÂM NHẠC CỦA HỌC SINH TRƯỜNG
TIỂU HỌC THIỆN HƯNG B NĂM HỌC 2009– 2010
Khối
TSH
S
Hoàn thành (HS) Chưa hoàn thành
A A
+
B
I 61 42 83% 9 17% 0
II 60 48 76% 12 19% 0
III 82 67 87% 15 19,5% 0
IV 72 63 81% 15 19% 0
V 61 52 85% 9 15% 0
Ng i vi t: T Bích Chiườ ế ạ Trang 18
Khối TSHS
Gõ đúng nhịp Gõ đúng

phách
Gõ đúng tiết
tấu lời ca
Vận động phụ
họa linh hoạt
I 65 63 96.9% 61 93.8% 59 90.8% 45 69.2%
II 49 46 93.9% 45 91.8% 45 91.8% 27 55.1%
III 61 59 96.7% 57 93.4% 55 90.2% 49 80.1%
IV 73 70 95.9% 70 95.9% 70 95.6% 61 83.6%
V 66 63 95.5% 64 96.9% 63 95.5% 46 69.7%
M t s bi n pháp giúp h c sinh gõ đúng nh p, phách, ti t t u và v n đ ng ph ho linhộ ố ệ ọ ị ế ấ ậ ộ ụ ạ
ho t khi hát Tr ng Ti u h c Thi n H ng B năm h c 2010-2011ạ ườ ể ọ ệ ư ọ
Cộng 336 272 60
KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN ÂM NHẠC CỦA HỌC SINH TRƯỜNG
TIỂU HỌC THIỆN HƯNG B NĂM HỌC 2010 – 2011
Khối
CUỐI KÌ I CUỐI KÌ II
Hoàn thành (HS) Chưa hoàn
thành
Hoàn thành (HS Chưa hoàn
thành
A A
+
B A A
+
B
I 47 83% 18 17% 0
II 34 76% 15 19% 0
III 47 87% 14 19,5% 0
IV 44 81% 29 19% 0

V 40 85% 26 15% 0
Cộng 212 102
IV/ Phạm vi áp dụng:
Trước khi áp dụng các biện pháp trên đây tôi đã cân nhắc kĩ lưỡng
để sao cho phù hợp với đặc điểm thực tế của từng lớp.
Lúc đầu chỉ áp dụng với một lớp của từng khối và trong vòng 2 tháng đầu
học tập thấy có hiệu quả mới sử dụng cho cả toàn khối, cuối cùng là cả 5
khối.
PHẦN III: KẾT LUẬN
* Bài học kinh nghiệm:
Qua quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy kết quả đạt được như trên là
rất khả quan. Tuy nhiên để đạt được những kết quả này không phải trong
một vài tiết học là rèn cho học sinh có thói quen và cách thức xác định được.
Giáo viên phải có sự kiên trì bền bỉ nhận xét, động viên, luyện tập. Có
những em cần phải cầm tay hướng dẫn cụ thể từng từ, tiếng cho đến câu.
Như vậy để đạt được hiệu quả cao trong một giờ học người giáo viên
phải hoà mình với học sinh, hiểu được đặc điểm tâm lí của từng học sinh,
cũng như đặc điểm của từng lớp mà áp dụng những hình thức và phương
pháp hướng dẫn khác nhau. Vì trong các phương pháp dạy học không có
phương pháp nào là vạn năng mà giáo viên phải biết kết hợp hài hoà sáng
tạo thì khả năng phát huy được năng khiếu cũng như tinh thần say mê học
tập của học sinh.
Với những cách thức hướng dẫn như trên mà tiết học nào cũng vậy,
học sinh trong lớp đều tham gia ca hát rất tích cực. Rất ít học sinh còn rụt rè
do sợ hát và gõ đệm sai. Học sinh trong lớp đều biết cách phân biệt từng
cách gõ đệm cho lời ca, điều đó đã tạo niềm vui cho tôi khi bước vào lớp.
Ng i vi t: T Bích Chiườ ế ạ Trang 19
M t s bi n pháp giúp h c sinh gõ đúng nh p, phách, ti t t u và v n đ ng ph ho linhộ ố ệ ọ ị ế ấ ậ ộ ụ ạ
ho t khi hát Tr ng Ti u h c Thi n H ng B năm h c 2010-2011ạ ườ ể ọ ệ ư ọ
Trên đây là vài ý của cá nhân tôi rất mong quý cấp lãnh đạo và quý

đồng nghiệp có ý kiến đóng góp để những năm sau tôi thực hiện tốt hơn.
Thiện Hưng, ngày…tháng….năm 2011
Người viết

Tạ Bích Chi
* Tài liệu tham khảo:
- Mô đun Phương pháp dạy học Âm nhạc ở Tiểu học.
- Tài liệu hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng môn Âm nhạc ở Tiểu học của
Bộ Giáo dục và đào tạo.
- Tài liệu tâm lí và giáo dục học.
Ng i vi t: T Bích Chiườ ế ạ Trang 20

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×