Tải bản đầy đủ (.docx) (110 trang)

Bài báo cáo nhập môn cơ sở dữ liệu đề tài quản lý bán hàng siêu thị CO.OP MART

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.58 MB, 110 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
KHOA TIN HỌC QUẢN LÝ
LỚP K10406
BÀI BÁO CÁO NHẬP MÔN CƠ SỞ DỮ LIỆU:
ĐỀ TÀI:
QUẢN LÝ BÁN HÀNG
SIÊU THỊ CO.OP MART
Sinh viên thực hiện:
1. Nguyễn Hồng Hương K104060964
2. Nguyễn Thị Kim Ngọc K104060982
3. Nguyễn Thị Dung K104060944

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, các nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt
Nam làm cho các Doanh nghiệp phải năng động và sáng tạo để nắm bắt các cơ hội kinh doanh,
học hỏi kinh nghiệm quản lý từ các đối tác nước ngoài. Saigon Co.op đã khởi đầu bằng việc liên
doanh liên kết với các công ty nước ngoài để gia tăng thêm nguồn lực cho hướng phát triển của
mình. Là một thành viên của Saigon Co.op và là một hệ thống siêu thị bán lẻ lớn trong cả nước,
Co.op Mart ngày càng có sự phát triển lớn mạnh.Chỉ tính riêng một siêu thị, chứ không nói đến cả
hệ thống Co.op Mart thì hằng ngày đã có rất nhiều các hoạt động xảy ra, rất nhiều các hóa đơn bán
hàng được lập.Số lượng dữ liệu như vậy nếu không có cách quản lý khoa học sẽ trở thành một trở
ngại cho mọi hoạt động quản lý. Xây dựng cách quản lý khoa học cho tập hợp tất cả các dữ liệu
phát sinh từng ngày ở siêu thị cũng là để góp phần tích cực cho việc thu thập, xử lý và khai thác
thông tin một cách hiệu quả hơn, nhằm hỗ trợ tốt hơn cho quá trình quản lý, hoạch định và ra
quyết định của ban lãnh đạo siêu thị.
Với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật, và công nghệ, việc lưu trữ, xử
lý và khai thác thông tin từ lượng dữ liệu khổng lồ như vậy đã được sự hỗ trợ đắc lực từ các hệ
thống máy tính với việc xây dựng cơ sở dữ liệu hợp lý đáp ứng nhu cầu quản lý dữ liệu một cách
khoa học và khắc phục những khuyết điểm của cách xử lý dữ liệu truyền thống. Do đó, xây dựng


được một cơ sở dữ liệu tốt là chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống quản lý dựa trên công nghệ
thông tin. Mô hình cơ sở dữ liệu tốt là phải mang tính hợp lý, chặt chẽ và đáp ứng được các yêu
cầu đặt ra của doanh nghiệp. Từ thực tế các hoạt động diễn ra hằng ngày ở một trong số các hệ
thống siêu thị lớn của cả nước – Co.op Mart, nhóm hướng đến đề xuất một cơ sở dữ liệu cho hệ
thống siêu thị bán lẻ này. Tuy nhiên, trong phạm vi thời gian, và khả năng nhóm chỉ thực hiện hệ
chương trình quản lý bán hàng cho một siêu thị dựa trên khảo sát siêu thị CoopMart Xa Lộ Hà
Nội, quận 9, Thành Phố Hồ Chí Minh.
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ SAIGON CO.OP, SIÊU THỊ CO.OP XA LỘ HÀ
NỘI VÀ ĐẶT VẤN ĐỀ VỀ BÀI TOÁN XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU VÀ HỆ CHƯƠNG
TRÌNH QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NHẬP VÀ BÁN HÀNG CỦA SIÊU THỊ CO.OP MART
XA LỘ HÀ NỘI
1. Khái quát chung về Saigon Co.op và siêu thị Co.op Mart Xa Lộ Hà Nội, Quận 9, Thành
Phố Hồ Chí Minh
1.1 Saigon Co.op
1.1.1 Lịch sử hình thành
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, vào ngày 30/10/1975, Hợp
Tác Xã Mua Bán Và Tiêu Thụ khóm 1, phường Cây Sung quận 7 (nay là Hợp Tác Xã Thương
Mại Và Dịch Vụ phường 14, quận 4) được thành lập nhằm mục đích tổ chức việc phân phối hàng
hóa đến tay người lao động để hạn chế hoạt động đầu cơ nâng giá trong tình hình hàng hóa khan
hiếm khi sản xuất chưa được khôi phục
Ngày 15/5/1989, ủy Ban Nhân Dân Thành Phố ra quyết định 258 thành lập Liên Hiệp Hợp
Tác Xã Thương Mại Thành Phố từ sự giải thể hoạt động của ban quản lý Hợp Tác Xã Mua Bán
Thành Phố.
Sau đó, chỉ trong thời gian ngắn, Liên Hiệp Hợp Tác Xã Mua Bán Thành Phố Hồ Chí Minh
trở thành đơn vị đầu tiên được bộ thương mại cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp
với tên giao dịch là Saigon Union of Trading Co – Operative gọi tắt là Saigon Co.op
Đến ngày 16/12/1998, đại hội chuyển đổi Liên Hiệp Hợp Tác Xã Mua Bán Thành Phố Hồ
Chí Minh thành Liên Hiệp Hợp Tác Xã Thương Mại Thành Phố Hồ Chí Minh với 20 hợp tác xã
thành viên (nay là 21) hoạt động theo Luật Hợp Tác Xã được ban hành năm 1997.
1.1.2 Thành tích

Trong suốt chặng đường hoạt động của mình, Saigon Co.op là một trong những đơn vị hoạt
động có hiệu quả và đạt được nhiều thành tích đáng ghi nhận trong hoạt động kinh doanh.Được
vinh danh trong top 200 doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam năm 2007, và là một trong top 500 nhà
bán lẻ hàng đầu Châu Á là một vinh dự to lớn cho toàn thể cán bộ và nhân viên hệ thống Saigon
Co.op. Cũng trong năm này, Saigon Co.op nhận giải vàng chất lượng Châu Âu do tổ chức
Business Initiative Direction trao tặng. Saigon Co.op cũng nhiều năm liền được bình chọn là
thương hiệu được yêu thích nhất của báo Sài Gòn Giải Phóng tổ chức
1.2 Siêu thị Co.op Mart Xa Lộ Hà Nội, Quận 9, Thành Phố Hồ Chí Minh
Hệ thống Co.opMart là chuỗi siêu thị bán lẻ trực thuộc Saigon Co.op, bao gồm 40 siêu thị
tại TP.HCM và các tỉnh miền Nam và Nam Trung Bộ. Siêu thị Co.op Mart Xa Lộ Hà Nội là một
trong số các siêu thị trực thuộc hệ thống siêu thị của Saigon Co.op.
Siêu thị Co.opMart được đánh giá là thân thiện, gần gũi với khách hàng, mang đến cho
khách hàng sự tiện lợi và nhiều dịch vụ tăng thêm. Với phương châm “Hàng hóa chất lượng, giá
cả phải chăng, phục vụ ân cần”, Co.opMart Xa Lộ Hà Nội cũng như các siêu thị Co.op Mart khác
đã được ngày càng nhiều khách hàng chọn lựa để đến mua sắm và thư giãn cùng gia đình mỗi
ngày. Thực phẩm tươi sống tươi ngon, thực phẩm công nghệ đa dạng, đồ dùng phong phú với
nhiều mẫu mã mới, hàng may mặc thời trang, chất lượng, giá phải chăng, cùng với dịch vụ khách
hàng phong phú, tiện lợi và sự thân thiện của nhân viên Co.opMart là lý do Co.opMart trở thành
“Nơi mua sắm đáng tin cậy, bạn của mọi nhà”.
2. Vấn đề về bài toán xây dựng cơ sở dữ liệu và hệ chương trình quản lý hoạt động nhập và
bán hàng của siêu thị Co.op Mart
2.1 Đặt vấn đề:
Tuy ngành bán lẻ không đòi hỏi một công nghệ cao cấp nào, nhưng vẫn phải tuân thủ các chỉ
tiêu về quản lý chất lượng, hệ thống kho bãi, hệ thống tính tiền, hệ thống quản lý thông tin khách
hàng, hệ thống bán hàng tốt sẽ mang đến nhiều lợi thế cạnh tranh hơn cho siêu thị trong bối cảnh
tình hình kinh tế có nhiều biến động và sứcép từ các đối thủ cạnh tranh.
Với tư cách là một siêu thị bán lẻ, các hoạt động chính của Co.op bao gồm hoạt động nhập
hàng và bán hàng. Không xét đến công tác tài chính kế toán, nhân sự, và các hoạt động phụ trợ
khác, chỉ xét trên hai hoạt động cơ bản của một nhà bán lẻ là nhập và bán hàng thì nhập hàng là
một khâu quan trọng đảm bảo cho hoạt động bán hàng diễn ra xuyên suốt, trong khi đó bán hàng

chính là hoạt động mang lại lợi nhuận trực tiếp cho doanh nghiệp. Vì là hoạt động cơ bản cho nên
hàng ngày có rất nhiều các dữ liệu phát sinh từ hai hoạt động này cần được lưu trữ, quản lý một
cách hợp lý.Phương thức quản lý thủ công là không khả thi trong trường hợp này bởi mỗi ngày chỉ
tính riêng hoạt động bán hàng đã có rất nhiềuhóa đơn được lập với hơn 2000 mặt hàng cần quản
lý.Không những thế, trong hoạt động bán hàng hiện đại hướng đến kháchhàng nhiều hơn, cần có
chính sách tốt hơn để khai thác khách hàng tiềm năng và giữ chân khách hàng thân thiết. Và do
đósiêu thị cần có cách quản lý và khai thác tốt hơn những thông tin truy xuất từ dữ liệu khách
hàng của mình, để có những chính sách chăm sóc khách hàng tốt nhất. Cùng với đó, Co.op Mart
luôn quan tâm đến đối tượng nhà cung cấp, những đơn vị trực tiếp cung hàng cho siêu thị.Co.op
Mart ưu tiên chọn những nhà cung cấp những sản phẩm đạt chứng chỉ ISO 9000 hoặc một hệ
thống quản lý chất lượng tương đương. Hiện có gần 1000 nhà cung cấp, trong đó có trên 60% nhà
cung cấp hợp tác lâu năm như Vissan, Vinamilk, Tường An, Unilever, P&G, Ngoài ra siêu thị còn
có sự hợp tác vớingư dân, nông dân để mang đến cho khách hàng những thực phẩm, nông sản tươi
đảm bảo tính an toàn vệ sinh. Như vậy những dữ liệu cần quản lý trong hoạt động nhập và bán
hàng của siêu thị là vô cùng lớn. Nó bao gồm không chỉ là hàng hóa khách hàng, nhà cung cấp mà
còn cả các chứng từ, hóa đơn như hóa đơn bán hàng, phiếu nhập, phiếu xuất…Độlớn và phức tạp
của dữ liệu sẽ tăng cùng với sự tăng lên củathời gian hoạtđộng và việc mở rộng quy mô trong siêu
thị. Nó gây ra nhiều khó khăn trong quản lýcũng như tốc độ xử lý sẽ không đạt được nhưý
muốn.Tính quy mô của dữ liệu cần quản lý đòi hỏi phải xây dựng một hệ chương trình quản lý
dựa trên một cơ sở dữ liệu được xây dựng hợp lý và đáp ứng được nhu cầu lưu trữ, xử lý và truy
xuất dữ liệu và cung cấp thông tin.
Để tiến hành xây dựng cơ sở dữ liệu và thiết kế hệ chương trình quản lý hoạt động nhập và
bán hàng của siêu thị, điều cần quan tâm trước hết là các nghiệp vụ cần quản lý và các nghiệp vụ
ấy diễn ra như thế nào trong hoạt động thực tế của siêu thị.
2.2 Tìm hiểu cơ cấu tổ chức:
Siêu thị Co.op Mart hoạt động trên nền tảng cơ cấu tổ chức có sự phân bậc quản lý như sơ
đồ bên dưới
Ban giám đốc
Ban giám đốc
Tổ bảo vệ

Tổ bảo vệ
Bộ phận hành chính
Bộ phận hành chính
Bộ phận nhân sự
Bộ phận nhân sự
Bộ phận bán hàng
Bộ phận bán hàng
Tổ kế hoạch
Tổ kế hoạch
Tổ thu ngân
Tổ thu ngân
Bộ phận tài chính kế
toán
Bộ phận tài chính kế
toán
Bộ phận quản lý kho
Bộ phận quản lý kho
Tổ $n học
Tổ $n học
Sơ đồ cơ cấu tổ chức siêu thị Co.op Mart
∗ Ban giám đốc gồm một Giám Đốc và hai phó Giám Đốc có nhiệm vụ điều phối toàn bộ hoạt
động của siêu thị. Ban giám đốc phải nắm được tình hình mua bán, doanh thu của siêu thị để
báo cáo lại cho ban giám đốc hợp tác xã Sài Gòn Co-Op. Việc báo cáo được thực hiện hàng
tháng, hàng quý hoặc cũng có khi báo cáo đột xuất theo yêu cầu.
∗ Bộ phận hành chính thực hiện các công việc liên quan đến hành chính văn phòng.
∗ Bộ phận tài chính kế toán: có chức năng tham mưu giúp Ban Giám đốc chỉ đạo, quản lý điều
hành công tác kinh tế tài chính và hạch toán kế toán; huy động tài chính và quản lý công tác
đầu tư tài chính; thực hiện và theo dõi công tác tiền lương, tiền thưởng và các khoản thu nhập,
chi trả theo chế độ, chính sách đối với nhân viên, thanh quyết toán các chi phí hoạt động, chi
phí phục kinh doanh và chi phí đầu tư các dự án theo quy định, lập các báo cáo tài chính…

∗ Bộ phận quản lý kho: Nhiệm vụ của bộ phận quản lý kho là kiểm tra chất lượng hàng hoá và
nắm tình trạng hàng hoá của siêu thị, đảm bảo hàng hoá luôn ở trong tình trạng tốt nhất khi đến
tay khách hàng. Khi phát hiện hàng hư hỏng phải kịp thời báo ngay cho ban giám đốc để có
biện pháp giải quyết và điều phối hàng.
∗ Bộ phận bán hàng bao gồm tổ thu ngân và tổ kế hoạch. Tổ thu ngân thực hiện việc bán hàng và
lập hóa đơn cho khách hàng đồng thời ghi nhận lại các hóa đơn, số hàng hoá bán được. Tổ kế
hoạch thực hiện xây dựng các chiến lược kinh doanh của siêu thị, các kế hoạch bán và nhập
hàng…
∗ Tổ tin học: Thực hiện việc nhập liệu, kết xuất các báo cáo cần thiết phục vụ cho các bộ phận
khác, quản lý hệ thống thông tin trong toàn bộ siêu thị
∗ Tổ bảo vệ: Kiểm tra, bảo vệ an ninh của siêu thị, ghi nhận hàng hóa đổi lại của khách hàng.
Trong đó, lãnh đạo cao nhất của siêu thị là ban giám đốc.Họ là những người đưa ra các
quyết định về các chiến lược hoạt động kinh doanh của siêu thị.Bộ phận bán hàng là một bộ phận
quan trọng, bởi đây là một bộ phận đảm nhận một trong các hoạt động chính và quan trọng của
siêu thị mang lại doanh thu và lợi nhuận trực tiếp cho doanh nghiệp.
Từ việc tìm hiểu cơ cấu tổ chức của siêu thị đặt ra một nhu cầu cần quan tâm trong việc thiết
kế và xây dựng hệ chương trình quản lý nhập và bán hàng của siêu thị đó là tính chất phân quyền
trong việc truy cập hệ thống. Trên thực tế có những thông tin được truy xuất từ dữ liệu của đơn vị
kinh doanh mang tính chiến lược, là cơ sở cho việc ra những quyết định quan trọng mà không phải
bất kì những nhân viên bình thường nào cũng có thể biết và tìm hiểu. Do đó, cần phải có sự phân
quyền trong truy cập hệ thống, đó là điều cơ bản trước tiên và vô cùng quan trọng.
2.3 Xác định lĩnh vực ưu tiên
Với hoạt động của một siêu thị gồm rất nhiều bộ phận khác nhau với rất nhiều những yêu
cầu khác nhau, trong phạm vi đồ án thực hiện, chúng tôi chỉ thực hiện quản lý những vấn đề cơ
bản liên quan đến nhập, lưu kho và bán hàng.
Các hoạt động này được xử lý trên một số các ràng buộc cơ bản sau:
∗ Giá vốn hàng bán dùng để tính lợi nhuận sẽ được tính theo hình thức tính giá bình quân gia
quyền với công thức.
∗ Doanh thu từ hoạt động bán hàng sẽ tính trên tổng giá trị các hóa đơn, không tính đến thuế.
∗ Giá bán sẽ tính như sau:

∗ Lợi nhuận thu được chỉ tính trên lợi nhuận từ bán hàng, không xét đến các hoạt động tài chính
khác và hoạt động thu, chi khác.
∗ Đơn vị tiền tệ được sử dụng trong toàn bộ các hoạt động xử lý là VNĐ
∗ Hình thức thanh toán của khách hàng là thanh toán bằng tiền mặt. Hình thức thanh toán của
siêu thị cho nhà cung cấp là thanh toán bằng tiền mặt và qua tài khoản ngân hàng.
∗ Các khách hàng mà siêu thị quản lý là những khách hàng đã thực hiện mở thẻ khách hàng thân
thiết từ trung tâm hỗ trợ khách hàng của siêu thị.
∗ Hoạt động thanh toán tiền hàng của siêu thị cho nhà cung cấp đựơc tính bằng giá trị nhập của
các phiếu nhập, không tính đến thuế.
∗ Tổng giá trị hóa đơn được tính bằng tổng của số lượng bán nhân đơn giá bán của hàng hóa,
không xét đến thuế VAT
∗ Khách hàng đã làm thẻ và có số điểm tích lũy từ 500 trở xuống được xem là đối tượng khách
hàng cần quan tâm thúc đẩy các dịch vụ để lôi kéo các khách hàng này
∗ Khách hàng có số điểm tích lũy trên 500 là những khách hàng thân thiết, cần có chính sách
chăm sóc tốt để giữ chân khách hàng này, để họ có thể trở thành một kênh thông tin lôi kéo
nhiều khách hàng thân thiết cho siêu thị.
∗ Mỗi điểm tích lũy của khách hàng được tính như sau: trong tổng giá trị hóa đơn một lần mua
hàng cứ 10.000VNĐ được ghi nhận 1 điểm tích lũy.
∗ Mỗi hàng hóa đều được phân vào một loại hàng nhất định. Mỗi loại hàng được trưng bày ở
một gian hàng.
∗ Ta quy ước ngay khi một hóa đơn, một phiếu nhập, phiếu xuất được lập, hay một lần thanh
toán được ghi nhận thì ta cập nhật ngay vào cơ sở dữ liệu. Điều đó có nghĩa là ngày lập hóa
đơn, ngày nhập trong phiếu nhập, hay ngày xuất trong phiếu xuất, hay ngày thanh toán trong
chi tiết một lần thanh toán sẽ là ngày hiện hành của hệ thống.
2.4 Tìm hiểu quy trình nhập và bán hàng:
Như đã nói ở trên, nhập và bán hàng là hai nghiệp vụ cơ bản của một siêu thị bán lẻ không
chỉ riêng gì siêu thị Co.op Mart Xa Lộ Hà Nội.Hai nghiệp vụ mang tính thường xuyên và quan
trọng này là nguồn gốc phát sinh rất nhiều dữ liệu cần quản lý, và đây cũng là hai nghiệp vụ cơ
bản được xác định cần giải quyết trong việc thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu và hệ chương trình
quản lý cho siêu thị Co.op Mart.

2.4.1 Hoạt động nhập hàng
Hoạt động nhập hàng được tiến hành khi siêu thị thống kê số lượng hàng tồn kho của các
mặt hàng và tiến hành ra yêu cầu nhập đối với những mặt hàng có số lượng tồn kho nhỏ hơn 200
đơn vị hàng hóa. Danh sách các mặt hàng cần nhập sẽ được đề lên ban giám đốc siêu thị kí duyệt.
Siêu thị sẽ gửi đơn đặt hàng đến các nhà cung cấp. Nhà cung cấp cung hàng theo yêu cầu
của siêu thị, và lập hóa đơn bán hàng cho siêu thị. Khi ấy, siêu thị ghi nhận đợt nhập hàng bằng
các phiếu nhập.
Mỗi đợt nhập hàng, siêu thị có thể thanh toán cho nhà cung cấp qua nhiều lần với hai hình
thức là tiền mặt và thanh toán qua các tài khoản ngân hàng.
2.4.2 Lưu kho và kiểm kê
Hàng hóa được nhập về sẽ được ghi nhận và lưu kho. Khi có yêu cầu từ bộ phận kiểm kê
hàng hóa trên các gian hàng trong siêu thị, hàng hóa sẽ được xuất kho, và đưa lên các gian hàng để
trực tiếp bày bán cho khách hàng. Các hàng hóa được xuất kho sẽ được quản lý thông qua các
phiếu xuất.
2.4.3 Hoạt động bán hàng
Các khách hàng đến siêu thị, chọn mặt hàng cần mua trên các gian hàng.
Khách hàng đến thanh toán tại các quầy thanh toán.
Nhân viên thanh toán ghi nhận hóa đơn bán hàng và xuất hóa đơn cho khách hàng.
Khách hàng thanh toán tiền hàng cho siêu thị. Trong phạm vi đồ án này, hình thức thanh
toán của khách hàng chỉ quản lý hình thức thanh toán bằng tiền mặt.
2.5 Xác định các yêu cầu:
Trên các điều kiện đặt ra như trên, cơ sở dữ liệu được đề xuất để quản lý hoạt động nhập và
bán hàng của siêu thị cần đáp ứng các yêu cầu như sau:
2.5.1 Yêu cầu lưu trữ
Để phục vụ xây dựng cơ sở dữ liệu cho chương trình quản lý nhập và bán hàng của siêu thị, yêu
cầu trước tiên cần xác định những đối tượng nào cấn được lưu trữ và quản lý.Trong quá trình hoạt
động nhập và bán hàng các dữ liệu được phát sinh từ rất nhiều nguồn, trong đó các dữ liệu cần
được lưu trữ bao gồm:
∗ Thứ nhất là dữ liệu về hàng hóa. Dữ liệu về hàng hóa là dữ liệu không thể thiếu đối với bất
kì hệ thống bán hàng nào. Hàng hóa được lưu trữ với các thuộc tính cơ bản như: loại hàng,

tên hàng, số lượng tồn, giá tồn kho,… Ngoài ra, người dùng cũng có thể xác định mặt hàng
này nhập từ nhà cung cấp nào, nhập về từ đợt nhập hàng nào…
∗ Thứ hai là các dữ liệu về nhà cung cấp. Lưu trữ dữ liệu các nhà cung cấp giúp quản lý tốt
hơn các đối tác cung ứng hàng cho siêu thị, giúp siêu thị tránh các trường hợp bị động trong
việc cung ứng hàng. Nhà cung cấp được lưu trữ với các thuộc tính cơ bản như: tên nhà
cung cấp, địa chỉ, điện thoại, fax, email, số tài khoản ngân hàng giao dịch…
∗ Thứ ba là các dữ liệu về khách hàng. Quản lý khách hàng thân thiết giúp siêu thị có dữ liệu
phân tích thông tin khách hàng, thói quen mua hàng,… giúp cho siêu thị giữ chân và lôi kéo
khách hàng, và có các chính sách hỗ trợ và chăm sóc khách hàng tốt hơn. Dữ liệu khách
hàng có các thuộc tính cơ bản như: mã khách hàng, họ, tên, giới tính, địa chỉ, điện thoại,
điểm tích lũy…
∗ Thứ tư là các dữ liệu về phiếu nhập. Phiếu nhập cho biết thông tin về các đợt nhập hàng.
Phiếu nhập gồm các thuộc tính: mã phiếu nhập, ngày nhập, tống giá trị nhập,…
∗ Thứ năm là các dữ liệu về phiếu xuất, cho biết thông tin các đợt xuất hàng từ kho lên trưng
bày tại các gian hàng của siêu thị. Phiếu xuất gồm các thuộc tính: mã phiếu xuất, ngày xuất,
xuất mặt hàng nào, giá trị xuất…
∗ Thứ sáu là dữ liệu của các hóa đơn. Hóa đơn được lập hàng ngày ghi nhận các hàng hóa
bán ra và doanh thu thu về. Mỗi hóa đơn có các thông tin mã hóa đơn, hàng hóa bán, số
lượng bán, đơn giá bán, ngày lập hóa đơn, tổng giá trị hóa đơn.
∗ Thứ bảy là dữ liệu loại hàng, cho biết thông tin các nhóm hàng hóa trong siêu thị. Mỗi hàng
hóa đều được phân vào một loại hàng nhất định.
2.5.2 Yêu cầu xử lý
Các yêu cầu mức độ xử lý đặt ra cho chương trình quản lý bán hàng của siêu thị bao gồm:
2.5.2.1 Hoạt động nhập hàng
∗ Lập danh sách 10 mặt hàng có tổng số lượng nhập về nhiều nhất trong tháng x năm y. Danh
sách sắp xếp theo thứ tự tổng số lượng giảm dần.
∗ Lập danh sách thống kê mặt hàng được nhập về nhiều nhất trong tháng x của năm y
∗ Lập danh sách các phiếu nhập được lập trong tháng x năm y. Danh sách gồm: mã phiếu nhập,
tên đối tác, ngày lập phiếu, tổng giá trị, số tiền đã thanh toán, số tiền còn nợ.
∗ Lập bảng thống kê tình hình nhập kho của năm x. Bảng gồm các cột: mã hàng, tên hàng, tổng

số lượng nhập kho, tổng giá trị (của tất cả các lần nhập), đơn giá bình quân.
∗ Lập danh sách các phiếu nhập được lập từ ngày x đến ngày y của tháng z năm d
∗ Lập danh sách top 10 nhà cung cấp thường xuyên cung hàng cho siêu thị trong tháng x của
năm y. Điều này có nghĩa là lập danh sách của 10 nhà cung cấp mà siêu thị có số lần nhập
hàng từ các nhà cung cấp này nhiều nhất trong tháng x của năm y. Danh sách gồm các cột: mã
nhà cung cấp, tên nhà cung cấp, địa chỉ, điện thoại, email, fax, số lần nhập hàng. Trong đó số
lần nhập hàng của một nhà cung cấp chính là tổng số phiếu nhập được ghi nhận là mua hàng
từ nhà cung cấp đó
∗ Lập danh sách các nhà cung cấp mà siêu thị chưa thanh toán tiền hàng. Bảng danh sách cho
biết siêu thị chưa thanh toán tiền hàng cho nhà cung cấp nào và còn nợ bao nhiêu. Danh sách
gồm các cột: Mã nhà cung cấp, tên nhà cung cấp, tổng số nợ.
∗ Tính tổng số tiền nhập hàng của siêu thị trong năm x. Tổng giá trị nhập hàng được tính trên
tổng giá trị các phiếu nhập được nhập về trong năm x.
∗ Lập bảng thống kê khối lượng giao dịch của các nhà cung cấp trong năm x. Bảng gồm các cột:
tên đối tác, địa chỉ, điện thoại, số lượng giao dịch, tổng khối lượng giao dịch với mỗi nhà cung
cấp.
∗ Lập danh sách các hàng hóa mới nhập về (có ngày nhập về gần nhất với ngày hiện hành tức là
ngày nhập về lớn nhất trong tất cả các ngày nhập về được ghi nhận trong phiếu nhập). Vì
trong cùng một ngày có thể có nhiều đợt nhập về nên danh sách gồm các cột: Mã phiếu nhập,
Mã hàng hóa, tên hàng hóa, số lượng nhập, đơn giá nhập.
∗ Lập danh sách phiếu nhập có tổng giá trị nhập trên x triệu. Danh sách gồm các cột mã phiếu
nhập, tên nhà cung cấp, giá trị phiếu nhập.
∗ Lập danh sách các hàng hóa được nhập về trong phiếu nhập có mã là x. Danh sách gồm mã
hàng, tên hàng, số lượng nhập, đơn giá nhập
∗ Tính tổng số tiền nhập hàng của siêu thị trong năm x. Tổng giá trị nhập hàng được tính trên
tổng giá trị các phiếu nhập được nhập về trong năm x
∗ Lập danh sách các phiếu nhập được lập từ ngày x đến ngày y của tháng z
∗ Lập danh sách tổng giá trị nhập hàng từng tháng của năm y
2.5.2.2 Hoạt động xử lý kho
∗ Thống kê toàn bộ hàng tồn kho, số lượng tồn và ngày hết hạn sử dụng. Danh sách sắp xếp

theo ngày hết hạn gần nhất đến ngày hết hạn xa ngày lập nhất
∗ Lập danh sách hàng hóa đã hết hạn sử dụng
∗ Lập bảng thống kê các lần nhập của hàng hóa có mã là x vào tháng y năm z. Bảng thống kế
gồm các cột ngày nhập, giá nhập kho, số lượng nhập kho.
∗ Lập danh sách các loại hàng hóa tồn kho. Danh sách gồm các cột : mã hàng, tên hàng, số
lượng tồn, tổng giá trị tồn kho (của tất cả các mặt hàng thuộc loại đó). Sắp danh sách theo thứ
tự giảm dần của cột tổng giá trị.
2.5.2.3 Hoạt động bán hàng
∗ Lập danh sách tổng giá trị các hóa đơn xuất ra từ ngày x đến ngày y của các tháng trong năm z
∗ Lập danh sách thống kê 10 loại hàng có doanh thu cao nhất từ tháng x cho đến tháng y của
năm z
∗ Lập danh sách top 10 khách hàng có số lần giao dịch nhiều nhất trong tháng x năm y. Danh
sách gồm các cột: Số Thẻ KH, họ tên khách hàng, địa chỉ, số lần giao dịch.
∗ Lập danh sách top 10 mặt hàng có doanh thu cao nhất trong tháng x năm y. Bảng dữ liệu gồm
Mã HH, Tên HH, Tổng Doanh Thu
∗ Tính tổng doanh thu và tổng lợi nhuận của doanh nghiệp trong tháng x năm y.
∗ Lập bảng thống kê giá bán cao nhất, giá bán thấp nhất, giá bán bình quân của tất cả các mặt
hàng. Danh sách gồm các cột : mã hàng, tên hàng, giá bán cao nhất, giá bán thấp nhất, giá bán
bình quân.
∗ Lập bảng thống kê số lượng tiêu thụ của tất cả các khách hàng đối với mặt hàng có mã là x.
Bảng gồm ba cột : Số thẻ khách hàng, họ tên khách hàng, tổng số lượng đã đã mua. Sắp bảng
theo thứ tự số lượng tiêu thụ giảm dần
∗ Lập danh sách mặt hàng mà khách hàng có MaKH= ‘KH0001’ đã mua. Danh sách gồm các
cột : Mã mặt hàng, tên mặt hàng, thuộc loại, tổng số lượng đã mua, tổng giá trị (tiền) đã mua.
Sắp danh sách theo thứ tự giảm dần của cột tổng giá trị.
∗ Lập bảng thống kê doanh thu của các mặt hàng trong tháng x năm y.
∗ Lập danh sách các khách hàng sinh tháng x có điểm tích lũy lớn hơn 0 để chiết khấu cho
khách hàng khi khách hàng mua hàng vào tháng x
∗ Lập bảng thống kê khối lượng giao dịch của khách hàng có mã là x. Bảng gồm các cột : Số
thẻ KH, họ tên khách hàng, số lượng giao dịch

∗ Tương tự câu trên, lập bảng thống kê khối lượng giao dịch của tất cả các khách hàng của
doanh nghiệp. Bảng gồm các cột : Số thẻ KH, họ tên khách hàng, số lượng giao dịch, tổng
khối lượng giao dịch của tất cả các khách hàng. Sắp bảng theo thứ tự giảm dần của cột khối
lượng giao dịch.
∗ Lập danh sách top 10 mặt hàng có lợi nhuận cao nhất trong tháng x năm y.
∗ Thống kê doanh thu từ bán hàng theo từng năm từ năm x đến năm y.
∗ Thống kê doanh thu bán hàng theo từng tháng của năm x
∗ Thống kê doanh số của các loại hàng trong năm x. Doanh số là số lượng được bán ra của các
loại hàng.
∗ Tính tổng khối lượng giao dịch của khách hàng có mã là x từ tháng y năm z đến tháng y’ năm
z’. Khối lượng lương giao dịch của khách hàng là tổng giá trị hóa đơn mà khách hàng đó đã
mua. Yêu cầu đề bài tương đương vơi tính tổng giá trị tất cả các hóa đơn của khách hàng có số
thẻ khách hàng là x, trong thời gian 2 năm từ tháng y năm z đến tháng y’ năm z’.
∗ Lập danh sách hàng hóa mà khách hàng có số thẻ khách hàng là x đã mua. Danh sách gồm các
cột mã hàng hóa, tên hàng hóa, tổng giá trị của hàng hóa đã mua.
∗ Tính tỷ lệ doanh thu của siêu thị từ khách hàng thân thiết trên tổng doanh thu của siêu thị
trong năm x
∗ Thống kê doanh thu của siêu thị trong tháng 2 (tháng Tết) của năm 2011 và 2012. Bảng thống
kê gồm 2 cột: Năm và Doanh thu của tháng 2 trong năm đó. Đánh giá, so sánh được doanh thu
của siêu thị trong tháng Tết của 2 năm 2011 và 2012.
∗ So sánh tỷ lệ doanh thu của giữa năm x và năm y. Từ tỷ lệ doanh thu ta có thể đánh giá, so
sánh được sự biến động doanh thu của năm trước so với năm nay.
∗ Lập bảng thống kê hàng hóa bán ra trong năm x. Bảng gồm các cột: mã hàng, tên hàng, tổng
số lượng bán ra, tổng doanh thu, tổng lợi nhuận của mỗi mặt hàng
∗ Lập bảng danh sách khách hàng thân thiết theo điểm tích lũy giảm dần
∗ Tính tổng doanh thu từ tháng 1 đến tháng 6theo từng năm.
∗ Lập bảng thống kê các loại hàng gồm các loại hàng bán ra trong năm x. Bảng gồm các cột:
Mã loại hàng, tên loại hàng, doanh thu theo từng loại hàng, Lợi nhuận theo loại hàng
∗ Lập danh sách khách hàng sắp xếp theo khối lượng giao dịch từ cao xuống thấp
∗ Lập bảng thống kê khối lượng giao dịch của tất cả các khách hàng của doanh nghiệp. Bảng

gồm các cột : Số thẻ KH, họ tên khách hàng, số lượng giao dịch, tổng khối lượng giao dịch
của tất cả các khách hàng, tổng lợi nhuận (mà siêu thị thu được).Sắp bảng theo thứ tự giảm
dần của cột khối lượng giao dịch.
∗ Thống kê doanh thu các mặt hàng trong năm x. Sắp xếp theo doanh thu giảm dần
∗ Lập bảng thống kê tình hình tiêu thụ của các mặt hàng theo 3 tháng đầu năm của x
∗ Lập danh sách liệt kê các mặt hàng đã xuất kho trong ngày hiện tại. Bảng dữ liệu gồm có: Mã
hàng hóa, Tên hàng hóa, Số lượng xuất, TGT xuất
∗ Thống kê các mặt hàng mà khách hàng từ 13-18 tuổi thường mua. Danh sách gồm các cột mã
hàng, tên hàng, số lượng hàng được mua ở từng mặt hàng. Sắp xếp danh sách theo số lượng
mua giảm dần.
∗ Lập danh sách khách hàng có ngày sinh trong tháng tiếp theo (so với tháng hiện hành của hệ
thống). Danh sách xếp theo thứ tự khách hàng có khối lượng giao dịch từ cao xuống thấp. Top
10 khách hàng có tổng giao dịch cao nhất sẽ được tặng quà.
∗ Lập danh sách các hóa đơn có giá trị trên 1,5 triệu của năm y. Danh sách gồm các cột mã
hóa đơn, ngày lập hóa đơn, số thẻ khách hàng (nếu hóa đơn đó được mua bởi khách hàng
có làm thẻ, nếu không cột này có thể trống ở một số dòng), tổng giá trị hóa đơn.
CHƯƠNG II: XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU HỆ THỐNG QUẢN LÝ BÁN HÀNG
1. Các bảng trong cơ sở dữ liệu:
Cơ sở dữ liệu xây dựng gồm các bảng để lưu trữ dữ liệu bao gồm: bảng khách hàng, bảng
nhà cung cấp, bảng hàng hóa, bảng loại hàng, bảng phiếu nhập, bảng phiếu xuất, bảng hóa đơn,
bảng chi tiết phiếu nhập, bảng chi tiết phiếu xuất, bảng chi tiết hóa đơn, bảng chi tiết thanh toán,
bảng hình thức thanh toán.
1.1 Các lược đồ quan hệ
Các lược đồ quan hệ được xây dựng như sau:
NCC(MaNCC, TenNCC, DiaChi, DienThoai, Fax, Email, NganHang, SoTK);
PhieuNhap(MaPN, MaNCC, NgayNhap, TGTN);
ChiTietPN(MaPN, MaHH, SLN, DGN, HSD);
HH(MaHH, TenHH, GiaBan, SLT, SLK, GiaBinhQuan, MaLoai);
LoaiHang(MaLoai, TenLoai, GianHang);
PhieuXuatKho(MaPX, NgayXuat, TGT);

ChiTietPhieuXuatKho(MaPX, MaHH, SLX, DGX);
HoaDonBan(MaHD, SoTheKH, NgayLap,TGT);
ChiTietHoaDonBan(MaHD, MaHH, SLB, DGB);
ChiTietThanhToan(ID, MaPN, MaTT, NgayThanhToan, TienThanhToan);
HTThanhToan(MaTT, HinhThucThanhToan);
KhachHang(SoTheKH, Ho, Ten, GioiTinh, NgaySinh, CMND, DiaChi, DienThoai,
DiemTichLuy)
(Các thuộc tính được gạch chân là các thuộc tính là khóa chính)
Trong đó:
1.1.1 NCC: làthực thể dữ liệu quản lý thông tin các nhà cung cấp hàng hóa cho siêu thị, gồm
các thuộc tính mã nhà cung cấp, tên nhà cung cấp, địa chỉ, số điện thoại, fax, email của
nhà cung cấp, số tài khoản và ngân hàng nơi mở tài khoản của nhà cung cấp để thực
hiện thanh toán tiền hàng bằng chuyển khoản.
1.1.2 PhieuNhap là thực thể dữ liệu quản lý thông tin các đợt nhập hàng của siêu thị từ nhà
cung cấp. Một phiếu nhập cho biết đợt hàng đó được nhập từ nhà cung cấp nào, vào
thời gian nào, và tổng giá trị là bao nhiêu. Một phiếu nhập bao gồm các thuộc tính như:
mã phiếu nhập, mã nhà cung cấp, ngày nhập, tổng giá trị toàn bộ hàng hóa được nhập
trong đợt nhập hàng này.
1.1.3 ChiTietPNlà mối kết hợp giữa thực thể dữ liệu PhieuNhap và HH. Chi tiết phiếu nhập
cho biết hàng hóa nào được nhập từ đợt nhập hàng nào (thuộc về phiếu nhập nào), số
lượng bao nhiêu, giá nhập của từng mặt hàng, và hạn sử dụng của mặt hàng đó.
1.1.4 HH: là thực thể dữ liệu mô tả thông tin về hàng hóa có trong siêu thị như tên hàng, giá
bán, giá bình quân, số lượng tồn, số lượng trên kệ hàng
1.1.5 LoaiHang: là thực thể dữ liệu cho biết các nhóm hàng trong siêu thị. Mỗi hàng hóa đều
được phân vào một nhóm hàng. Loại hàng cho biết những loại hàng nào mà hàng hóa
thuộc vào. Loại hàng cũng cho biết các gian hàng nào mà hàng hóa đó có thể đựơc
trưng bày lên, vì mỗi loại hàng đều có một gian hàng trưng bày riêng
1.1.6 HTThanhToanlà thực thể dữ liệu cho biết các hình thức thanh toán tiền hàng cho nhà
cung cấp của siêu thị.
1.1.7 ChiTietThanhToan là mối kết hợp giữa PhieuNhap và HTThanhToan cho biết các lần

thanh toán tiền hàng cho một phiếu nhập, thanh toán cho phiếu nhập nào, số tiền bao
nhiêu và thanh toán bằng hình thức nào.
1.1.8 PhieuXuatKho là thực thể dữ liệu ghi nhận một lần xuất kho hàng hóa. Một Phiếu Kho
cho biết ngày xuất kho và tổng khối lượng xuất kho.
1.1.9 ChiTietPhieuXuatKho là mối kết hợp giữa HH và PhieuXuatKho. Một
ChiTietPhieuXuatKho cho biết hàng hóa nào được xuất kho và xuất bao nhiêu để mang
lên trưng bày trên các gian hàng của siêu thị để bán cho khách hàng
1.1.10 HoaDonBanlà thực thể dữ liệu ghi nhận các hóa đơn được lập ra. Một hóa đơn cho biết
các thông tin về mã hóa đơn, ngày lập hóa đơn, tổng giá trị nhập. Đối với những hóa
đơn lập cho khách hàng có làm thẻ khách hàng sẽ có thêm thông tin về số thẻ khách
hàng.
1.1.11 ChiTietHoaDonBan là mối kết hợp giữa HangHoa và HoaDonBan ghi nhận hàng hóa
nào được bán ra trong một hóa đơn, số lượng bán, đơn giá bán.
1.1.12 KhachHanglà thực thể dữ liệu cho biết thông tin về một khách hàng đã làm thẻ khách
hàng tại siêu thị, thông tin bao gồm số thẻ khách hàng, họ, tên, ngày sinh, giới tính, số
điện thoại, điểm tích lũy.
1.2 Mô tả chi tiết từng thuộc tính và dữ liệu mỗi bảng
1.2.1 Bảng NCC:
Bảng NCC gồm các thuộc tính:
Field Name Description Data type Allow nulls
MaNCC Mã nhà cung cấp Int Not null
TenNCC Tên nhà cung cấp Nvarchar(255) Not null
DiaChi Địa chỉ Nvarchar(255) Not null
DienThoai Điện thoại Nvarchar(15) Not null
Fax Số Fax Nvarchar(15) Not null
Email Địa chỉ email Nvarchar(255) Null
NganHang Ngân hàng Nvarchar(255) Null
SoTK Số tài khoản ngân hàng Nvarchar(50) Null
Bảng dữ liệu của bảng NCC:
1.2.2 Bảng PhieuNhap

Bảng PhieuNhap gồm các thuộc tính sau:
Field Name Description Data type Allow nulls
MaPN Mã phiếu nhập Int Not null
MaNCC Mã nhà cung cấp Int Not null
NgayNhap Ngày lập phiếu nhập Datetime Not null
TGTN Tổng giá trị nhập hàng Int Not null
Bảng dữ liệu của bảng PhieuNhap:
1.2.3 Bảng ChiTietPN
Bảng ChiTietPN gồm các thuộc tính sau:
Field Name Description Data type Allow nulls
MaPN Mã phiếu nhập Int Not null
MaHH Mã hàng Int Not null
SLN Số lượng hàng nhập Int Not null
DGN Đơn giá nhập của mặt hàng Int Not null
HSD Hạn sử dụng của mặt hàng Datetime Not null
Bảng dữ liệu của bảng ChiTietPhieuNhap:
1.2.4 Bảng HH
Bảng HH gồm các thuộc tính sau:
Field Name Description Data type Allow nulls
MaHH Mã hàng Int Not null
Ten HH Tên hàng hóa Nvarchar(255) Not null
GiaBan Giá bán của hàng hóa Foat Not null
SLT Số lượng hàng tồn trong
kho
Int Not null
SLK Số lượng hàng trên kệ bán int Not null
GiaBinhQua
n
Giá bình quân nhập kho Float Not null
MaLoai Mã loại hàng Navarchar(50) Not null

Bảng dữ liệu của bảng HangHoa:
1.2.5 Bảng LoaiHang
Bảng LoaiHang gồm các thuộc tính sau:
Field Name Description Data type Allow nulls
Maloai Mã loại hàng Nvarchar(50) Not null
TenLoai Tên loại hàng Nvarchar(255) Not null
GianHang Gian hàng để loại hàng Nvarchar(50) Not null
Bảng dữ liệu của bảng LoaiHang:
1.2.6 Bảng PhieuXuatKho
Bảng PhieuXuatKho gồm các thuộc tính sau:
Field Name Description Data type Allow nulls
MaPX Mã phiếu xuất kho Int Not null
NgayXuat Ngày lập phiếu xuất kho Datetime Not null
TGT Tổng giá trị phiếu xuất kho Int Not null
Bảng dữ liệu của bảng PhieuXuatKho:
1.2.7 Bảng ChiTietPhieuXuatKho
Bảng ChiTietPhieuXuatKho gồm có các thuộc tính sau:
Field Name Description Data type Allow nulls
MaPX Mã phiếu xuất kho Int Not null
MaHH Mã hàng xuất kho Int Not null
SLX Số lượng hàng xuất kho Int Not null
DGX Giá xuất kho của mặt hàng Int Not null
Bảng dữ liệu của bảng ChiTietPhieuXuatKho:
1.2.8 Bảng HoaDonBan
Bảng HoaDonBan gồm có các thuộc tính sau:
Field Name Description Data type Allow nulls
MaHD Mã Hóa Đơn Int Not null
SoTheKH Thẻ khách hàng (nếu khách
hàng đã lập thẻ)
Nvarchar(7) Null

NgayLap Ngày lập hóa đơn bán datetime Not null
TGT Tổng giá trị hóa đơn bán Int Not null
Bảng dữ liệu của bảng HoaDonBan:
1.2.9 Bảng ChiTietHoaDonBan
Bảng ChiTietHoaDonBan gồm có các thuộc tính sau:
Field Name Description Data type Allow nulls
MaHD Mã hóa đơn Int Not null
MaHH Mã hàng hóa Int Not null
SLB Số lượng bán Int Not null
DGB Giá mặt hàng bán Int Not null
Bảng dữ liệu của ChiTietHoaDonBan:
1.2.10 Bảng KhachHang
Bảng KhachHang gồm có các thuộc tính sau:
Field Name Description Data type Allow nulls
SoTheKH Số thẻ khách hàng Nvarchar(7) Not null
Ho Họ khách hàng Nvarchar(255) Not null
Ten Ten khách hàng Nvarchar(255) Not null
GioiTinh Giới tính (bằng 0 nếu là nam,
bằng 1 nếu là nữ)
Int Not null
NgaySinh Ngày sinh của khách hàng Datetime Not null
CMND Số chứng minh nhân dân của
khách hàng
Nvarchar(50) Not null
DiaChi Địa chỉ khách hàng Nvarchar(255) Not null
DienThoai Số điện thoại khách hàng Nvarchar(15) Not null
DiemTichLu
y
Số điểm tích lũy khi mua hàng Float Not null
Bảng dữ liệu của bảng KhachHang:

1.2.11 Bảng ChiTietThanhToan
Bảng ChiTietThanhToan gồm có các thuộc tính sau:
Field Name Description Data type Allow nulls
ID Số thứ tự Int Not null
MaPN Mã Phiếu nhập hàng Int Not null
MaTT Mã thanh toán Int Not null
NgayThanhToan Ngày thanh toán tiền hàng
cho nhà cung cấp
Datetime Not null
TienThanhToan Số tiền thanh toán cho nhà
cung cấp
Int Not null
Dữ liệu của bảng ChiTietThanhToan:

×