Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN MUA HÀNG THÍCH HỢP NHẰM GIẢM THIỂU CHI PHÍ TỒN KHO CỦA SIÊU THỊ CO.OPMART CỐNG QUỲNH - LV Đại Học Bách Khoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (863.36 KB, 72 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP




LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN MUA HÀNG THÍCH
HỢP NHẰM GIẢM THIỂU CHI PHÍ TỒN KHO
CỦA SIÊU THỊ CO.OPMART CỐNG QUỲNH




NGUYỄN MINH TUẤN








Tp. HCM, 01/2011
STT: 108
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN MUA HÀNG THÍCH
HỢP NHẰM GIẢM THIỂU CHI PHÍ TỒN KHO
CỦA SIÊU THỊ CO.OPMART CỐNG QUỲNH


Sinh viên : Nguyễn Minh Tuấn
MSSV
: 70503327
GVHH : ThS. Đường V
õ Hùng
STT : 108






Tp. HCM, 01/2011
Nhiệm vụ luận văn

Đại Học Quốc Gia Tp.HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐH BÁCH KHOA Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

Số: /BKĐT


KHOA: Quản lý công nghiệp
BỘ MÔN: Sản xuất và điều hành

HỌ VÀ TÊN: NGUYỄN MINH TUẤN MSSV: 70503327
NGÀNH: Quản lý sản xuất LỚP: QL06LT01
1. Đề tài luận văn:
Lựa chọn phương án mua hàng thích hợp nhằm giảm thiểu chi phí tồn kho của siêu thị
Co.opMart Cống Quỳnh.
2. Nhiệm vụ (yêu cầu về nội dung và số liệu ban đầu):
 Tìm hiểu hoạt động quản lý hàng hóa tại Co.opMart Cống Quỳnh.
 Đánh giá và thu thập thông tin hoạt động nhập hàng, bảo quản, xuất hàng.
 Xác định chi phí tương ứng trong vận hành kho (đặt hàng, tồn trữ,…).
 Áp dụng các mô hình tồn kho để xác định lượng đặt hàng hợp lý nhằm xác định kế
hoạch nhập hàng cho siêu thị Co.opMart Cống Quỳnh.
3. Ngày giao nhiệm vụ: 20/09/2010.
4. Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 04/01/2011.
5. Họ và tên người hướng dẫn Phần hướng dẫn:
1/ Thầy Đường Võ Hùng Lý thuyết và phương pháp phân tích số liệu.
2/ Giám đốc Nguyễn Đăng Hảo Phương pháp thu thập số liệu ở siêu thị.

Nội dung và yêu cầu LVTN đã được thông qua Khoa
Ngày tháng năm 2011
CHỦ NHIỆM KHOA NGƯỜI HƯỚNG DẪN CHÍNH
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)






PHẦN DÀNH CHO KHOA, BỘ MÔN:
Người duyệt (chấm sơ bộ):
Đơn vị:
Ngày bảo vệ:
Điểm tổng kết:
Nơi lưu trữ luận văn:
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Lời cảm ơn
i

LỜI CẢM ƠN

Luận văn tốt nghiệp (LVTN) là một quá trình quan trọng trong suốt quá trình học tập
của tác giả, là quá trình chuyển giao và ứng dụng những kiến thức đã học ở nhà trường
vào trong thực tế. Qua đó đánh giá khả năng nắm bắt lý thuyết và ứng dụng lý thuyết
vào thực tế của tác giả, là thước đo tốt nhất để đánh giá năng lực thực sự của tác giả
trong suốt quá trình học.

Để có thể hoàn thành LVTN, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, hỗ trợ và động
viên của nhiều người. Đầu tiên, tôi muốn gởi lời cám ơn đến Thầy Đường Võ Hùng -
giảng viên bộ môn quản lý sản xuất và điều hành, khoa Quản lý công nghiệp - Đại học
Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh, người thầy đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi
trong suốt quá trình làm luận văn. Ngoài ra, tôi cũng xin gởi lời cảm ơn đến chú Hảo –
giám đốc siêu thị Co.opMart Cống Quỳnh và toàn thể các anh chị ở các phòng ban đã
hỗ trợ tôi trong thời gian qua. Những gì tôi học hỏi được từ các anh chị là một kinh
nghiệm rất quý báu trước khi tôi bước vào môi trường làm việc thực tế sau khi ra
trường.

Cuối cùng, xin gởi làm cám ơn đến gia đình, bạn bè và những người luôn bên cạnh tôi.


Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 01 năm 2011

Nguyễn Minh Tuấn
Tóm tắt luận văn
ii

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Để thực hiện đề tài lựa chọn phương án mua hàng thích hợp nhằm giảm thiểu chi phí
tồn kho ở siêu thị Co.opMart Cống Quỳnh, tác giả áp dụng hai phương pháp thực hiện
cơ bản: phương pháp tiếp cận định tính và phương pháp tiếp cận định lượng. Phương
pháp tiếp cận định tính được thực hiện thông qua phỏng vấn các cấp quản lý ở siêu thị,
khảo sát nhân viên ở siêu thị, các thông tin từ các nghiên cứu trước, trên báo đài,
Internet. Phương pháp tiếp cận định lượng được thực hiện thông qua việc thu thập dữ
liệu, xử lý và phân tích số liệu thu thập được. Thông qua các thông tin thu thập và kết
quả xử lý dữ liệu, tác giả lần lượt tiến hành phân loại hàng hóa theo kỹ thuật ABC và
tính toán chi phí tồn kho tương ứng với ba phương án mua hàng: phương án mua hàng
cần lô nào cấp lô đó, phương án mua hàng theo lượng đặt hàng kinh tế EOQ và
phương án mua hàng theo thời đoạn POQ. Sau đó lựa chọn phương án mua hàng có
chi phí tồn kho bé nhất trong ba phương án mua hàng trên.

Qua các kết quả tính toán được thì tất cả các nhóm hàng được khảo sát đều thích hợp
với phương án mua hàng cần lô nào cấp lô đó và các nhóm hàng hóa chủ yếu thuộc
phân nhóm B, rất ít nhóm hàng thuộc phân nhóm A và phân nhóm C.

Mục lục
iii

MỤC LỤC


Đề mục Số trang

Nhiệm vụ luận văn

Lời cảm ơn i

Tóm tắt luân văn ii

Mục lục iii
Danh sách hình vẽ vi
Danh sách bảng biểu vii
Danh sách các từ viết tắt viii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1
1.1 Lý do hình thành đề tài 1
1.2 Mục tiêu của đề tài 2
1.3 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 2
1.4 Phạm vi giới hạn của đề tài 3
1.4.1 Phạm vi khảo sát 3
1.4.2 Các mặt hàng khảo sát 3
1.4.3 Thời gian nghiên cứu 4
1.5 Phương pháp nghiên cứu 4
1.5.1 Quy trình nghiên cứu 4
1.5.2 Phương pháp nghiên cứu 4
1.5.2.1 Tiếp cận định tính 4
1.5.2.2 Tiếp cận định lượng 5
1.5.3 Các giai đoạn trong nghiên cứu 5
1.5.4 Dữ liệu cần thu thập 6
1.5.4.1 Thông tin về mua hàng 6
1.5.4.2 Thông tin về lưu trữ 6
1.5.4.3 Thông tin về bán hàng 6

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 7
2.1 Tổng quan về tồn kho 7
2.1.1 Định nghĩa hàng tồn kho 7
Mục lục
iv

2.1.2 Chức năng của tồn kho 7
2.1.3 Chi phí tồn kho 8
2.2 Kỹ thuật phân tích ABC 9
2.2.1 Giới thiệu kỹ thuật phân tích ABC 9
2.2.2 Phân loại hàng hóa theo kỹ thuật phân tích ABC 9
2.3 Mô hình tối ưu cơ bản EOQ 11
2.3.1 Các giả thuyết khi áp dụng mô hình EOQ 11
2.3.2 Các thông số liên quan đến mô hình EOQ 12
2.3.3 Các công thức trong mô hình EOQ 12
2.4 Các phương án xác định chi phí tồn kho thường áp dụng 13
2.4.1 Phương án cần lô nào cấp lô đó 13
2.4.2 Phương án theo lượng đặt hàng kinh tế EOQ 14
2.4.3 Phương án theo lượng đặt hàng thời đoạn 14
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ CO.OPMART CỐNG QUỲNH 15
3.1 Lịch sử hình thành và phát triển 15
3.1.1 Giới thiệu chung về siêu thị 15
3.1.2 Định hướng phát triển và chức năng của siêu thị 16
3.2 Cơ cấu tổ chức và tình hình nhân sự 17
3.2.1 Cơ cấu tổ chức 17
3.2.1.1 Sơ đồ tổ chức 17
3.2.1.2 Quyền hạn và trách nhiệm của từng bộ phận 17
3.2.2 Tình hình nhân sự 20
3.3 Quy trình hoạt động chung của siêu thị 20
3.4 Sản phẩm và thị trường tiêu thị 20

3.4.1 Sản phẩm 20
3.4.2 Thị trường 21
3.5 Kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm 21
3.6 Những thành tích đạt được 21
CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 23
4.1 Dữ liệu thu thập và kết quả xử lý 23
4.2 Xác định lượng mua hàng theo phương án cần lô nào cấp lô đó 30
4.3 Xác định lượng mua hàng theo lượng đặt hàng kinh tế EOQ 34
4.4 Xác định lượng mua hàng theo lượng đặt hàng thời đoạn 38
Mục lục
v

4.5 Lựa chọn phương án thích hợp 42
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 45
5.1 Kết quả nghiên cứu 45
5.2 Đánh giá lại đề tài 47
5.2.1 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 47
5.2.2 Những hạn chế của đề tài 48
5.2.3 Kiến nghị cho hướng nghiên cứu về sau 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO 52
PHỤ LỤC 53
















Danh mục hình
vi

DANH SÁCH HÌNH VẼ

Tên hình Trang

Hình 1.1: Quy trình nghiên cứu đề tài luận văn 4

Hình 1.2: Các giai đoạn nghiên cứu 5

Hình 2.1: Phân loại hàng tồn kho theo kỹ thuật ABC 10

Hình 2.2: Chu kỳ đặt hàng theo mô hình EOQ 11

Hình 2.3: Chi phí theo mô hình EOQ 12

Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của siêu thị 17

Hình 3.2: Quy trình hoạt động chính của siêu thị 20

Hình 3.3: Kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm 21




Danh mục bảng biểu
vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Tên bảng Trang

Bảng 4.1: Bảng dữ liệu nhóm hàng gia dụng 24

Bảng 4.2: Bảng phân loại các nhóm hàng gia dụng 25

Bảng 4.3: Bảng tính chi phí hàng tồn kho hàng năm 26

Bảng 4.4: Bảng dữ liệu nhóm hàng may mặc 27

Bảng 4.5: Bảng phân loại nhóm hàng may mặc 28

Bảng 4.6: Bảng tính chi phí hàng tồn kho nhóm hàng may mặc 29

Bảng 4.7: Lượng đặt hàng nhóm hàng GD theo PA cần lô nào cấp lô đó 30

Bảng 4.8: Lượng đặt hàng nhóm hàng MM theo PA cần lô nào cấp lô đó 32

Bảng 4.9: Lượng đặt hàng nhóm hàng gia dụng theo phương án EOQ 34

Bảng 4.10: Lượng đặt hàng nhóm hàng may mặc theo phương án EOQ 36

Bảng 4.11: Lượng đặt hàng nhóm hàng gia dụng theo phương án thời đoạn 38


Bảng 4.12: Lượng đặt hàng nhóm hàng may mặc theo phương án thời đoạn 40

Bảng 4.13: Lựa chọn phương án mua hàng nhóm hàng gia dụng 42

Bảng 4.14: Lựa chọn phương án mua hàng nhóm hàng may mặc 44

Bảng 5.1: Tổng kết kết quả nhóm hàng gia dụng 45

Bảng 5.2: Tổng kết kết quả nhóm hàng may mặc 46



Danh sách các từ viết tắt
viii

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

LVTN Luận văn tốt nghiệp

DN Doanh nghiệp

DS Doanh số

NVL Nguyên vật liệu

SP Sản phẩm

CP Chi phí

TK Tồn kho


KH Khách hàng

NCC Nhà cung cấp

DV Dịch vụ

PP Phương pháp

EOQ Lượng đặt hàng kinh tế

MM Hàng may mặc

GD Hàng gia dụng

PA Phương án
ĐLC Độ lệch chuẩn
DL Dữ liệu

Chương 1: Giới thiệu đề tài
- 1 -

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Trong chương 1, tác giả sẽ nêu ra lý do hình thành đề tài luận văn, giúp người đọc có
thể thấy rõ ý nghĩa, mục tiêu của đề tài. Các nội dung chính của chương:

 Lý do hình thành đề tài

 Mục tiêu của đề tài


 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

 Phạm vi giới hạn của đề tài

 Phương pháp nghiên cứu

1.1 LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI

Siêu thị Co.opMart là một trong những trung tâm phân phối SP hàng đầu Việt Nam
hiện nay. Từ khi mới thành lập cho đến nay, siêu thị Co.opMart có tất cả 44 chi nhánh
ở khắp các tỉnh thành trong cả nước, nhiều nhất là ở thành phố Hồ Chí Minh có 20
siêu thị ở các quận, huyện. Siêu thị Co.opMart Cống Quỳnh cũng là một trong những
chi nhánh của hệ thống siêu thị Co.opMart nằm ở trung tâm thành phố - Quận 1- một
vị thế rất thuận lợi để kinh doanh ngành siêu thị. Thu nhập của người dân ở Quận 1 là
khá cao nên nguồn đầu ra của siêu thị là tương đối ổn định và đảm bảo, số lượng đầu
ra tăng rất nhanh vào những tháng cuối năm nên lượng đầu vào cũng tăng mạnh để
phục vụ cho dịp tết nguyên đáng, sức mua của KH vào những tháng cuối năm tăng gấp
2 – 3 lần so với lúc bình thường. Tuy nhiên, KH ngày càng khó tính hơn khi mua SP,
họ rất nhạy cảm về SP, giá SP và các DV hậu mãi khi đến mua hàng ở các siêu thị.
Với những KH có mức sống cao như ở Quận 1 thì vấn đề chất lượng SP, đóng gói, bao
bì và độ an toàn khi sử dụng SP rất được quan tâm. Phương châm hoạt động của các
siêu thị hiện nay luôn hướng đến làm thỏa mãn nhu cầu KH vì thế các siêu thị luôn có
những chính sách làm hài lòng KH trước – trong và sau khi mua hàng và những chính
sách thường áp dụng hiện nay là các chính sách hậu mãi. Thông thường khi bỏ vốn
đầu tư vào các chính sách hậu mãi thường rất tốn kém nhưng để làm hài lòng KH, các
siêu thị vẫn phải bỏ CP, thời gian và công sức đầu tư vào chính sách hậu mãi. Trong
bối cảnh hiện nay, sự cạnh tranh trong ngành bán lẻ cũng diễn ra khá gay gắt giữa siêu
thị Co.opMart và các trung tâm bán lẻ khác như siêu thị Metro, Nguyễn Kim, Big C và
các nhà sách …Tất cả các siêu thị đều muốn làm hài lòng KH bằng các chính sách hậu

mãi. Đầu tư vào chính sách hậu mãi rất tốn kém vì thế để nâng cao năng lực cạnh tranh
các siêu thị phải quản lý và kiểm soát dòng lưu chuyển hàng hóa thật tốt nhằm giảm
CP đơn vị trên một đơn vị SP. Co.opMart Cống Quỳnh hoạt động trong nhiều năm qua
cũng đã chiếm được niềm tin và sự yêu mến của KH bằng những chính sách hậu mãi
thích hợp. Mặc dù vậy, Co.opMart Cống Quỳnh cũng đang rất cần một phương pháp
nhằm làm giảm CP để nâng cao năng lực cạnh tranh trước sức ép ngày càng lớn của
các đối thủ. Và một trong những PP mang lại hiệu quả thiết thực nhất là cách thức
quản lý và kiểm soát dòng luân chuyển hàng hóa. Xác định lượng hàng mua thích hợp
Chương 1: Giới thiệu đề tài
- 2 -

nhằm làm giảm CP tồn kho là vấn đề rất được quan tâm trong dòng luân chuyển hàng
hóa của siêu thị Co.opMart Cống Quỳnh hiện nay. Trên thực tế có nhiều PP mua hàng
khác nhau, tùy thuộc vào tình hình thực tế của DN mà lựa chọn PP mua hàng thích
hợp. Hiện tại siêu thị Co.opMart Cống Quỳnh đang áp dụng PP mua hàng theo NCC.
Ưu điểm của PP mua hàng theo NCC là dễ dàng kiểm soát NCC, số lượng và chất
lượng SP của từng NCC… Tuy nhiên, nhược điểm của PP này là khi NCC không đáp
ứng kịp thời SP thì rất dễ xảy ra tình trạng thiếu hàng, nhược điểm thứ hai cũng rất
thường gặp là khi có nhiều NCC cung cấp cùng một dòng SP, nếu bên bộ phận mua
hàng của siêu thị không kiểm soát tốt sản lượng nhập kho và xuất kho thì có thể sẽ xảy
ra tình trạng thừa hàng. Hai nhược điểm trên cũng đang diễn ra đồng thời tại siêu thị
Co.opMart Cống Quỳnh giữa các mặt hàng, tức là có những mặt hàng thì thừa khá
nhiều, có những mặt hàng thì lại thiếu hàng, Ban quản lý siêu thị đang lên kế hoạch
tìm một PP mua hàng thích hợp nhằm khắc phục tình trạng trên. Trước tình hình
chung của siêu thị và yêu cầu của Ban quản lý siêu thị, tác giả quyết định tiến hành
nghiên cứu, tìm kiếm và lựa chọn PP mua hàng phù hợp với tình hình kinh doanh của
siêu thị, đáp ứng kịp thời yêu cầu của Ban quản lý siêu thị.

1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI


 Mục tiêu nghiên cứu sẽ bao gồm các vấn đề chính sau: mua hàng – lưu trữ - bán
hàng.

 Xác định lượng hàng mua - lượng lưu trữ - lượng hàng bán.

 Đề xuất phương án mua hàng thích hợp nhằm giảm thiểu chi phí tồn kho.

1.3 Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

 Đối với siêu thị

 Cung cấp cho siêu thị những thông tin hữu ích trong việc nâng cao hiệu quả quản lý
và kiểm soát dòng lưu chuyển hàng hóa bằng cách xác định lượng TK và lượng
hàng mua thích hợp.

 Đạt được lợi thế cạnh tranh trong việc tối ưu hóa hệ thống luân chuyển hàng hóa, từ
đó nâng cao năng lực phục vụ KH, làm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của KH.

 Đối với tác giả

 Củng cố và tiếp thu thêm những kiến thức trong việc hoạch định lượng hàng mua và
lượng hàng tồn kho thích hợp.

 Thực hiện đề tài luận văn còn là thước đo tốt nhất đánh giá quá trình học tập của tác
giả; đồng thời qua quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài luận văn tác giả còn có thể
tiếp thu, học hỏi thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm làm việc trong thực tế; là hành
trang chuẩn bị cho tác giả trước khi bước vào môi trường làm việc trong thực tế sau
khi ra trường.
Chương 1: Giới thiệu đề tài
- 3 -


 Nâng cao kỹ năng phân tích trên cơ sở lý thuyết và kiến thức đã học vào một tình
huống cụ thể trong thực tiễn.

1.4 PHẠM VI GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI

1.4.1 Phạm vi khảo sát

Khu vực khảo sát chỉ giới hạn trong phạm vi Co.opMart Cống Quỳnh.

1.4.2 Các mặt hàng khảo sát

Theo danh mục sản phẩm của Co.opMart Cống Quỳnh và chỉ tập trung vào các mặt
hàng gia dụng và một số các nhóm hàng may mặc, không nghiên cứu các mặt hàng
đông lạnh và tươi sống:

+ Bia lon các loại.

+ Rượu các loại.

+ Nước giải khát.

+ Dầu gội đầu, sữa tắm các loại.

+ Sữa dinh dưỡng các loại.

+ Bánh các loại.

+ Bột giặt.


+ Chất tẩy rửa.

+ Mì các loại.

+ Cháo các loại.

+ Gạo.

+ Đồ điện gia dụng.

+ Nước mắm - nước tương – nước tương ớt.

+ Giấy vệ sinh.

+ Khăn ướt, khăn lạnh các loại.

+ Dầu ăn các loại.

+ Gia vị các loại.

+ Đồ hộp các loại.

+ Cà phê, trà, bột ngũ cốc.
Chương 1: Giới thiệu đề tài
- 4 -

+ Quần áo các loại.

1.4.3 Thời gian nghiên cứu


Thời gian nghiên cứu đề tài từ 20/9/2010 – 04/01/2011.

1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.5.1 Quy trình nghiên cứu






























Hình 1.1 Quy trình nghiên cứu đề tài luận văn

1.5.2 Phương pháp nghiên cứu

1.5.2.1 Tiếp cận định tính

+ Thông qua các dữ liệu thu thập được trên báo đài, Internet và thăm dò, khảo sát ngay
Phần mở đầu
Phương pháp nghiên cứu
Tính chi phí tồn kho
theo các phương án
Cơ sở lý thuyết

Tổng quan về siêu thị

Chọn phương án có chi
phí tồn kho bé nhất
Kết luận – Đề xuất

Chương 1: Giới thiệu đề tài
- 5 -

bên trong siêu thị.

+ Thu thập các thông tin qua phỏng vấn các cấp quản lý của siêu thị.


1.5.2.2 Tiếp cận định lượng

+ Thu thập các DL thông qua những ngày tham gia làm công việc kiểm kê ở siêu thị.

+ Sử dụng các phương pháp học ở trường phân tích.

 Ứng dụng kỹ thuật phân tích ABC để phân loại SP: căn cứ vào tỉ lệ phần trăm
doanh số hàng năm và phần trăm nhu cầu hàng năm để phân loại hàng hóa.

 Tính tổng CP tồn kho theo các PP mua hàng sau: PP cần lô nào mua lô đó, PP theo
lượng đặt hàng kinh tế EOQ, PP theo lượng đặt hàng thời đoạn.

1.5.3 Các giai đoạn trong nghiên cứu






























Hình 1.2 Các giai đoạn nghiên cứu
Hiểu rõ vấn đề và nêu rõ mục
tiêu nghiên cứu
Xây dựng cơ sở lý thuyết và cơ
s

th

c ti

n

Khảo sát, thu thập thông tin dữ
liệu cần thiết
Phân tích dữ liệu và cho ra kết
quả
Rút ra kết luận cho vấn đề
Đưa ra hướng đề xuất

Giai đoạn 1

- Xác định vấn đề

- Tổng hợp cơ sở
l
ý
thuy
ế
t

Giai đoạn 3

- Kết luận

- Kiến nghị, đề
xuất
Giai đoạn 2

- Thu thập thông tin,
dữ liệu.

- Phân tích dữ liệu.
Chương 1: Giới thiệu đề tài
- 6 -

1.5.4 Dữ liệu cần thu thập

Trong quy trình luân chuyển hàng hóa có rất nhiều thông tin cần phải thu thập, trong
giới hạn đề tài thì tác giả chỉ thu thập những thông tin cần thiết phục vụ cho quá trình

nghiên cứu, cụ thể như sau:

1.5.4.1 Thông tin về mua hàng

Về thông tin mua hàng: các dữ liệu chính cần thu thập là chủng loại các mặt hàng gia
dụng, hàng may mặc, số lần đặt hàng trong một năm, số lượng mỗi lần đặt hàng và
đơn giá các đơn hàng  tính giá mua đơn vị từng chủng loại sản phẩm  chi phí vốn
hàng năm. Và các thông tin về chi phí cho mỗi lần đặt hàng cho từng chủng loại sản
phẩm  tính chi phí đặt hàng hàng năm.

1.5.4.2 Thông tin về lưu trữ

Về thông tin tồn kho: các dữ liệu chính cần thu thập là số lượng chủng loại các mặt
hàng trong kho và thời gian lưu trữ hàng và các dữ liệu về chi phí cho việc cất giữ và
bảo quản hàng trong kho  tính chi phí tồn trữ hàng năm  tính chi phí tồn trữ đơn vị
từng loại hàng.

1.5.4.3 Thông tin về bán hàng

Về thông tin bán hàng: cần thu thập các dữ liệu về số lượng và chủng loại các mặt
hàng bán hàng tháng, giá cả các mặt hàng bán ở siêu thị  tính được nhu cầu trung
bình hàng năm của từng loại sản phẩm và tính giá trị dự trữ hàng năm để phân loại sản
phẩm.

Chương 2: Cơ sở lý thuyết
- 7 -

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Nội dung của chương này là nêu ra các cơ sở lý thuyết giúp sinh viên cũng như người

đọc có cái nhìn cụ thể hơn về các khái niệm sẽ được đề cập và nghiên cứu trong luận
văn này. Những cơ sở lý thuyết này là nền tảng giúp người đọc có thể liên hệ với tình
hình hiện tại của siêu thị Co.opMart và đánh giá được vai trò của đề tài nghiên cứu
này. Các nội dung chính của chương:

 Tổng quan về hàng tồn kho

 Kỹ thuật phân tích ABC trong phân loại hàng tồn kho

 Mô hình tối ưu cơ bản EOQ

 Các phương pháp xác định chi phí hàng tồn kho thường gặp

2.1 TỔNG QUAN VỀ HÀNG TỒN KHO

2.1.1 Định nghĩa hàng tồn kho

Hàng tồn kho là những loại hàng hóa được bảo quản trong kho của các doanh nghiệp
để đáp ứng nhu cầu của chính doanh nghiệp hay của khách hàng.

2.1.2 Chức năng của tồn kho

Tồn kho có 5 chức năng chính sau:

Duy trì sự hoạt động của các hoạt động. Với lượng dự trữ hàng TK, một bộ phận hay
công đoạn sản xuất hay kinh doanh sẽ linh động hơn trong hoạt động của mình. Thời
gian chế biến NVL tại các công đoạn không giống nhau; vì vậy, nếu công đoạn nào đó
có hàng TK dự trữ riêng thì công đoạn đó sẽ ít bị phụ thuộc vào công đoạn trước nó.

Chức năng này của TK thể hiện rất rõ ở các DN sản xuất, còn ở các DN thương mại thì

chức năng này thể hiện không rõ.

Đáp ứng sự thay đổi nhu cầu sản phẩm. Nhu cầu thường thay đổi theo thời gian và
không dự báo một cách đầy đủ. Do đó, phải duy trì lượng TK dự trữ an toàn để đáp
ứng sự thay đổi. Chức năng này thể hiện rất rõ ở các DN hoạt động trong tất cả các
lĩnh vực khác nhau.

Tạo sự linh hoạt cho điều độ sản xuất. TK cho phép hoạch định sản xuất dễ dàng hơn
và chi phí vận hành thấp hơn khi sản xuất với qui mô lớn hơn.

Tạo sự an toàn khi thay đổi thời gian cung ứng NVL. Chậm trễ trong việc cung ứng
NVL có thể xảy ra (ví dụ như những thay đổi về thời gian vận chuyển, đình công trong
nhà máy của người cung cấp hay công ty vận chuyển, hàng gởi không đúng, hay NVL
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
- 8 -

được cung cấp không đúng chất lượng,…). Hàng TK nhằm bảo đảm cho hệ thống sản
xuất linh hoạt liên tục dù những trở ngại trên có thể xảy ra.

Giảm chi phí đặt hàng nhờ đơn hàng có số lượng lớn. Khi thực hiện đơn đặt hàng, có
nhiều chi phí phát sinh như: nhân công, thông tin liên lạc (điện thoại, đánh máy, gởi
thư,…), di chuyển,…Vì vậy, đặt hàng với số lượng lớn theo mỗi đơn hàng sẽ tiết kiệm
được chi phí hơn khi phải đặt nhiều đơn hàng, phí đặt hàng đơn vị sẽ giảm.

Ở các DN sản xuất thì 5 chức năng đều thể hiện rất rõ, còn ở các DN thương mại như
kinh doanh siêu thị thì chỉ có 3 chức năng thể hiện rõ. Đó là các chức năng: đáp ứng sự
thay đổi khi nhu cầu thay đổi, tạo sự an toàn khi thay đổi thời gian cung ứng NVL (SP)
và chức năng giảm CP đặt hàng nhờ đơn hàng có số lượng lớn.

2.1.3 Chi phí tồn kho


Việc bảo quản hàng TK sẽ làm tăng CP cho các hoạt động. Vì vậy, việc xem xét nguồn
phát sinh và những yếu tố ảnh hưởng đến CP là cần thiết. Có 4 loại CP tồn kho cơ bản:
CP vốn, CP tồn trữ, CP đặt hàng và CP do thiếu hụt hàng.

+ CP vốn: là CP phát sinh dành cho việc đầu tư vào các hàng TK thay vì đầu tư vào
những việc khác. Nếu khoản tiền này được dùng vào mục đích khác thì việc thay đổi
đầu tư được chấp nhận. Khoản tiền phải trả cho CP tồn kho là những khoản không
thể thu hồi. Lượng tiền phải trả phản ánh phần trăm lợi nhuận thu được từ những
hoạt động đầu tư khác. Khoản tiền này được biết như là giá P dùng để cung cấp cho
những yêu cầu về CP vốn hàng năm.

+ Chi phí tồn trữ: là CP cho việc cất giữ và bảo quản hàng tồn trong kho trong một
thời gian định trước. CP này phụ thuộc vào lượng hàng trong kho và thời gian hàng
hóa được lưu trữ. CP lưu giữ được tính trên mỗi đơn vị hàng lưu kho hoặc được tính
bằng tỷ lệ phần trăm trên giá trị hàng lưu kho trong một thời kỳ. Nếu DN thuê kho
thì CP này bằng với số tiền thuê kho phải trả, trường hợp nhà kho thuộc sở hữu của
DN thì CP lưu trữ bao gồm CP khấu hao và CP trả lương cho nhân viên kho, nhân
viên quản lý và điều hành….

Các loại CP lưu trữ:

CP hư hỏng và thiệt hại do hàng TK bị lỗi thời: CP này phát sinh do giá trị hàng TK
giảm đi.

CP bảo hiểm: là các CP phát sinh do hàng TK bị mất cắp, hỏa hoạn và các thảm họa tự
nhiên khác.

CP thuế: là những loại CP phát sinh do qui định của luật thuế hoặc của chính phủ trên
giá trị hàng TK.


CP đầu tư vào hàng TK: là CP sử dụng nguồn vốn này để đầu tư vào giá trị hàng TK,
nếu nguồn vốn này là vốn vay thì CP đầu tư vào hàng TK là CP trả lãi vay, nếu nguồn
vốn tự có thì CP này là CP cơ hội bị mất đi trong trường hợp lợi nhuận thu được từ
nguồn vốn này đầu tư vào ngành nghề khác.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
- 9 -

CP tồn trữ cũng bao gồm CP cố định và CP biến đổi, nhưng đa phần là CP biến đổi,
một phần là CP cố định. Trong các mô hình quản lý hàng TK đều xem CP này là CP
biến đổi, nó sẽ thay đổi theo số lượng hàng dự trữ.

+ Chi phí đặt hàng: là CP liên quan đến việc phát đơn hàng, CP này tùy thuộc vào số
lượng đơn hàng. CP đặt hàng bao gồm các CP giao dịch, vận chuyển và CP giao
nhận hàng, CP đặt hàng được tính cho mỗi lần đặt hàng khi DN đặt hàng từ bên
ngoài. CP đặt hàng bao gồm CP chuẩn bị một yêu cầu mua hàng, CP để lập được
một đơn đặt hàng như CP thương lượng, CP nhận và kiểm tra hàng hóa, CP vận
chuyển và CP trong thanh toán.

Yếu tố giá cả thay đổi và phát sinh chi phí trong những công đoạn phức tạp như vậy
ảnh hưởng đến CP cho mỗi lần đặt hàng của DN. Nếu đơn đặt hàng được cung cấp từ
nội bộ thì CP đặt hàng chỉ bao gồm CP sản xuất, CP phát sinh khi khấu hao máy móc
và duy trì hoạt động sản xuất.

Trên thực tế, CP cho mỗi lần đặt hàng thường bao gồm CP cố định và CP biến đổi, bởi
vì một phần tỷ lệ CP đặt hàng như CP giao nhận và kiểm tra hàng hóa thường biến
động theo số lượng mua. Trong nhiều mô hình quản lý TK đơn giản giả định CP cho
mỗi lần đặt hàng là cố định và độc lập với số đơn vị hàng được đặt mua.

+ Chi phí do thiếu hụt: phát sinh khi nhu cầu của KH không được đáp ứng vì hàng TK

sẵn có không đủ. Đây là CP cho việc buôn bán bị giảm, CP cho việc KH không quay
trở lại vào lần sau và những CP liên quan đến việc giảm sự tín nhiệm của KH đối với
công ty. Đây là loại CP rất khó đo lường, không như CP tồn trữ và CP đặt hàng. Vì
vậy CP này được ước lượng một cách tương đối.

2.2 KỸ THUẬT PHÂN TÍCH ABC TRONG PHÂN LOẠI HÀNG TỒN KHO

2.2.1 Giới thiệu kỹ thuật phân tích ABC

Trong hoạt động kinh doanh, dự trữ hàng hóa đóng một vai trò hết sức quan trọng. Tuy
nhiên các loại hàng hóa tham gia vào quá trình kinh doanh rất đa dạng về chủng loại,
mỗi chủng loại hàng hóa giữ một vai trò khác nhau, được sự quan tâm bảo quản khác
nhau. Vì thế để đáp ứng hiệu quả kinh tế trong việc lưu trữ hàng hóa, các DN thường
áp dụng kỹ thuật phân loại ABC. Kỹ thuật phân tích này được đề xuất dựa vào nguyên
tắc Parato.

2.2.2 Phân loại hàng hóa theo kỹ thuật phân tích ABC

Theo kỹ thuật phân tích ABC thì hàng hóa của DN được phân ra thành 3 nhóm: căn cứ
vào nhiều tiêu chí để phân loại hàng hoá. Ở đây tác giả sẽ căn cứ vào tỉ lệ doanh số
hàng năm với sản lượng hàng năm để phân loại hàng hóa.

DS hàng năm sẽ bằng tích số giữa giá bán một đơn vị SP với lượng bán hàng năm.

Công thức:
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
- 10
-
DS = P * Q (2-1)


Trong đó:

DS: doanh số năm

P: giá bán một đơn vị sản phẩm

Q: lượng bán hàng năm

Tiêu chuẩn cụ thể của từng nhóm hàng dự trữ được xác định như sau:

+ Nhóm A: bao gồm những hàng hóa có giá trị dự trữ hàng năm cao nhất chiếm từ
70% - 80% tổng giá trị hàng dự trữ nhưng về mặt số lượng, chủng loại chúng chỉ
chiếm khoản 15% tổng số chủng loại hàng dự trữ.

+ Nhóm B: bao gồm những hàng hóa có giá trị dự trữ hàng năm ở mức trung bình
15% - 25% tổng giá trị hàng dự trữ, về mặt số lượng và chủng loại chúng chiếm
khoản 30% tổng số chủng loại hàng hóa.

+ Nhóm C: gồm những hàng hóa có giá trị dự trữ hàng năm nhỏ, chỉ chiếm khoản 5%
tổng giá trị hàng dự trữ, về mặt số lượng và chủng loại chúng chiếm đến 55% tổng
số chủng loại hàng hóa.

% giá trị
100%

80% Nhóm A


Nhóm B


20%
Nhóm C



5%
% số lượng

15% 30% 55%

Hình 2.1: Phân loại hàng tồn kho theo kỹ thuật ABC

Căn cứ vào tiêu chuẩn trên, tác giả tiến hành xác định tỉ lệ doanh số hàng năm trên số
lượng hàng năm:

Gọi X là tỉ lệ doanh số hàng năm trên số lượng hàng năm.

+ Nhóm A: X nhỏ nhất là 4.67 (X =< 4.67).

+ Nhóm C: X lớn nhất là 0.09 (X >= 0.09).
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
- 11
-
+ Nhóm B: 0.09 < X < 4.67

2.3 MÔ HÌNH TỐI ƯU CƠ BẢN EOQ

2.3.1 Các giả thuyết khi áp dụng mô hình EOQ

Một số giả thuyết:


a) Nhu cầu là liên tục với cùng một mức tỷ lệ.

b) Quá trình cũng liên tục.

c) Không có ràng buộc về số lượng đặt hàng, sức chứa kho bãi, nguồn vốn…

d) Lượng đặt hàng Q chỉ nhận một lần cho mỗi đơn hàng.

e) Tất cả chi phí không đổi.

f) Không cho phép hụt hàng.

g) Không được giảm giá trên lượng đặt hàng

Độ dốc = - D
Q
Hàng tồn kho đang
được sử dụng
Tái cung cấp
Q/2

Thời gian


Thời gian


T T T
Hình 2.2 Chu kỳ đặt hàng theo mô hình EOQ


Phân tích hàng TK dựa trên việc tính toán tổng CP tồn kho như là một hàm của một số
biến quyết định chưa xác định. Trong mô hình kinh tế cơ bản EOQ, biến này là kích
thước của lô hàng cần đặt. Dựa trên hàm tổng CP để tìm ra mức tối ưu của biến ra
quyết định.

Hình 2.2 thể hiện rằng lượng hàng TK là một biến số biến thiên theo thời gian, không
cho phép thiếu hụt, mỗi đơn hàng đến vào lúc lượng hàng TK bằng 0. Chúng ta giả sử
nhu cầu là không thay đổi và được cho là D. Vì không có sự thiếu hụt nên trong mô
hình này sự cân bằng CP được xem xét là giữa CP tồn trữ và CP đặt hàng. Nếu lượng
đặt hàng là lớn trong mỗi đơn hàng thì CP đặt hàng là thấp. Tuy nhiên kích thước lô
hàng lớn thì sẽ làm tăng các hạng mục hàng hóa trong kho, như vậy CP tồn trữ tăng
M

c t

n kho

Chương 2: Cơ sở lý thuyết
- 12
-
cao. Chúng ta mong muốn tìm ra kích thước về lượng cho một đơn hàng tối ưu Q
*
với
tổng CP tối thiểu.

Các chi phí trong mô hình EOQ

Chi phí hàng năm($)




Độ dốc = 0
Phí tồn trữ

Tổng CP
tối thiểu

Phí đặt hàng




Lượng đặt hàng tối ưu, Q
*
Lượng đặt hàng Q

Hình 2.3 Chi phí theo mô hình EOQ

Lượng đặt hàng tối ưu nằm tại giao điểm nơi có tổng CP nhỏ nhất. Cũng tại giao điểm
đó, đường CP tồn trữ cắt đường CP đặt hàng, tức là chi phí đặt hàng hàng năm bằng
với chi phí tồn trữ hàng năm.

2.3.2 Các thông số liên quan đến mô hình EOQ

Một số ký hiệu:

P : giá mua đơn vị (đồng/đơn vị)

D : nhu cầu hàng năm (đơn vị/năm)


H : chi phí tồn trữ đơn vị (đồng/đơn vị/năm)

S : chi phí đặt hàng (đồng/đơn hàng)

Q : số lượng đặt hàng (đơn vị/đơn hàng)

TC : tổng chi phí (đồng/năm)

2.3.3 Các công thức trong mô hình EOQ

+ Số lượng đặt hàng tối ưu/lần đặt

Q
*
= EOQ
H
DS **2
 (2-2)
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
- 13
-
+ Tổng CP vốn hàng năm được tính bằng cách nhân lượng nhu cầu hàng năm (D) với
giá mua đơn vị (P), giả thiết giá mua đơn vị là cố định trong năm.

Chi phí vốn hàng năm = P*D (2-3)

+ Tổng CP đặt hàng hàng năm được tính bằng cách nhân CP cho mỗi lần đặt hàng với
số đơn hàng trong một năm. Giả sử nhu cầu hàng năm là không đổi, số đơn hàng
trong một năm sẽ là D/Q.


Chi phí đặt hàng hàng năm =
Q
DS *
(2-4)

+ Tổng CP tồn trữ được tính bằng cách nhân CP tồn trữ đơn vị (H) với trung bình TK
hàng năm Q/2.

Chi phí tồn trữ hàng năm =
2
*QH
(2-5)

+ Tổng CP hàng tồn kho hàng năm là tổng CP đặt hàng và CP tồn trữ.

Tổng CP tồn kho / năm
2
** QH
Q
DS
 (2-6)

+ Tổng CP hàng TK hàng năm là tổng CP đặt hàng và CP tồn trữ cộng với CP vốn.

Tổng CP hàng TK / năm = DP
QH
Q
DS
*

2
**
 (2-7)

+ Thời gian giữa các lần đặt hàng

T =
N
t
(2-8)

Với :

t : là số ngày làm việc trong một năm

N : Số lần đặt hàng / năm

+ Điểm tái đặt hàng ( R)

R = L*d (2-9)

Với :

L: là khoản thời gian từ lúc đặt hàng đến lúc nhận hàng

d : nhu cầu hàng ngày

2.4 CÁC PHƯƠNG ÁN XÁC ĐỊNH CHI PHÍ TỒN KHO THƯỜNG GẶP

2.4.1 Phương án cần lô nào cấp lô đó

Chương 2: Cơ sở lý thuyết
- 14
-
Phương án cần lô nào cấp lô đó là phương án rất thông dụng hiện nay, đặc biệt quan
trọng đối với các DN không có kho dự trữ hay sức chứa kho bị giới hạn, DN phải đi
thuê kho, khi chi phí thuê kho quá cao thì đây sẽ là một toán nan giải cho DN.

Đối với phương án này thì không cần TK dự trữ, chỉ có tồn kho ban đầu, hàng TK sẽ
giảm dần và chi phí cho tồn kho sẽ rất thấp, phương án này thường thích hợp với các
mặt hàng cỡ lớn (các thiết bị trong các ngành công nghiệp nặng,…) và khoản cách
giữa NCC và DN là không quá xa.

2.4.2 Phương án theo lượng đặt hàng kinh tế EOQ

Trong phương án này, từ nhu cầu trung bình, chúng ta tính xem lượng đặt hàng kinh tế
EOQ cho mỗi lần đặt là bao nhiêu. Sau đó, chúng ta xây dựng kế hoạch nhận hàng, TK
đầu kỳ.

Ưu điểm của phương án này là khi CP đặt hàng cao, nhu cầu là liên tục thì việc xác
định một lượng đặt hàng thích hợp rất cần thiết, vì khi xác định được đặt hàng hợp lý
thì CP đặt hàng sẽ giảm đi đáng kể và lượng tồn kho phục vụ cho quá trình sản xuất,
kinh doanh được bảo đảm, tránh được tình trạng trì trệ thiếu NVL hay SP.

Nhưng nhược điểm của phương án này là gây tồn kho lớn.

2.4.3 Phương án theo lượng đặt hàng thời đoạn

Phương án này khắc phục lượng TK quá nhiều trong chính sách EOQ, từ giá trị EOQ
xác định được chúng ta tính số thời đoạn để đặt hàng:


Số thời đoạn = EOQ/(nhu cầu trung bình) (2-10)

Tuy nhiên khi lượng TK giảm thì số lần phát đơn hàng trong một thời kỳ sẽ tăng và
khi đó CP đặt hàng tăng; điều đó có thể sẽ làm cho CP tồn kho tăng lên.

Nhận xét: Mỗi phương án đều có những ưu điểm - nhược điểm riêng nên việc chọn
một phương án phù hợp với quá trình sản xuất kinh doanh của DN là rất cần thiết. Ở
đây tác giả chỉ đưa ra 3 phương án và nghiên cứu nhưng trên thực tế thì còn nhiều
phương án mua hàng khác nữa sẽ có thể sẽ hiệu quả hơn 3 phương án trên nhưng trong
giới hạn và thời gian cho phép tác giả chỉ nghiên cứu 3 phương án trên.

×