Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Chăn nuôi động vật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.95 KB, 19 trang )

www.nhanong.net
Tài liệu này gồm nhiều bài được sưu tầm từ
nhiều nguồn bao gồm: 4 Bài Cách ủ Thức Ăn
Xanh, 1 Bài ủ Thân Ngô (tr12), 1 B ài ủ Lá Mì (tr14),2
Bài ủ Rơm (tr15)
Bài 1 : Cách ủ chua cỏ chăn nuôi
Lợi ích
-Dự trữ cỏ cho thời gian thiếu cỏ t ươi (mùa nắng kéo dài, mưa bão )
-Tạo nguồn thức ăn dinh d ưỡng cao (giàu đạm, đường, sinh tố ), dễ ti êu hóa và cung cấp nhiều
men vi sinh hữu ích cho hệ tiêu hóa của gia súc.
Vật liệu:
-Các loại cỏ chăn nuôi, đặc biệt đối với cỏ Sweet Jumbo.
-Thân lá bắp (ngô) non, bắp nếp sau thu trái (thân lá c òn xanh), thân lá khoai lang, đậu, các loại
phụ phẩm tươi khác từ cây trồng.
- Ngoài ra còn cần thêm muối ăn (2-2,5%), mật rỉ đường (2-3% tuỳ loại cỏ, cỏ ngọt nhiều thì ít
rỉ đường, cỏ già, ít ngọt thì nhiều rỉ đường), ít bột đá vôi CaCO3, một ít r ơm khô hay bã mía
khô.
Nguyên lý:
Ủ chua cỏ là quá trình lên men yếm khí trong thùng kín có nhiệt độ và ẩm độ thích hợp, cỏ l ên
men chua tạo ra a-xít lắc-tích, làm giảm độ pH xuống tới mức có tác dụng ức chế các vi khuẩn
có hại gây thối rữa cỏ. V ì vậy, cỏ ủ chua cần thái nhỏ v à nén thật chặt trong thùng hay hố/hồ để
không còn không khí gi ữa các khoảng hở trong cỏ.
Điều kiện:
-Hố/ hồ hay thùng ủ phải sạch sẽ, đủ chắc để lú c nén cỏ không bị nứt bưởng, thủng, không để
nước mưa, không khí lọt vào.
-Cỏ còn tươi, sạch, không thối mốc, thu ở thời kỳ có giá trị dinh d ưỡng cao nhất hoặc kết hợp
sao có lợi nhất (thu trái sớm để có thân lá c òn xanh tốt).
-Độ ẩm cỏ lúc ủ tốt nhất l à 65-70% (cỏ tươi thu xong phơi một nắng). Do đó, ngày mưa không
nên cắt cỏ ủ, nếu cỏ hơi khô quá, tưới thêm rỉ đường cần pha thêm ít nước
-Cỏ sau thu, cần ủ ngay trong ng ày.
Dụng cụ:


- Thùng phuy, lu nhựa dầy có dung tích 200 lít, có nắp đậy kín
- Hồ xi măng, hố đất nện chặt có lót lớp nhựa nylông dầy không thấm, thể tích mỗi hố có thể l à
1m x 1m x 1,5 m = 1,5 m3
Quá trình ủ chua:
-Vệ sinh thùng, hồ/hố, lót nilông nhựa sạch
-Lót ở đáy hố/ thùng một lớp rơm hay bã mía khô dầy khoảng 10 cm (để rút b ớt nước chua lắng
xuống). Nếu là hố đất đào nện chặt, phủ kín ny lông khắp bề mặt đáy, th ành hố.
-Xử lý cỏ: Cắt cỏ buổi sáng, ph ơi một buổi nắng, nhớ trở cỏ 2 -3 lần cho khô đều. Để đảm bảo độ
ẩm cỏ khoảng 65-70%, cần xác định bằng cách lấy ngẫu nhi ên 3-4 lá cỏ, mỗi lần nắm 1 lá trong
lòng bàn tay chừng 1 phút, khi mở b àn tay ra, lá cỏ không xếp nếp r õ ràng, không giòn gãy,
không rỉ nước. Thái cỏ nhỏ 5-10mm, cho vào thùng/ h ố từng lớp mỏng 15 cm, đạp bằng chân
sạch để nén chặt cỏ xuống c òn độ 10 cm, rải muối ăn và tưới nước rỉ đường đều lên mặt cỏ theo
tỷ lệ nhất định (thí dụ 190 kg cỏ + 4 -5 kg muối ăn + 5-6 kg rỉ đường).
- Đậy nắp thật kỹ có trét hồ bằng tro. Với hồ/ hố lớn, d ùng ny lông phủ kín mặt, đặt các bao cát
hay đất lên dằn cho chặt (Nếu nén không chặt, bên trong còn không khí, c ỏ có thể không chua,
bị thối)
-Hồ/hố hay thùng cần có mái che mưa nắng tốt. Nước mưa không được thấm vào hố.
-Thời gian ủ khoảng 6-8 tuần thì cỏ chua, bắt đầu cho trâu b ò ăn được.
Sử dụng:
-Nên ủ nhiều thùng, nhiều hố riêng biệt, mỗi lần lấy cỏ trong một th ùng/ hố cho ăn gọn trong v ài
ngày sau khi mở nắp lấy cỏ.
-Lấy từng lớp cỏ từ tr ên xuống cho gia súc ăn, phần c òn lại vẫn phải đậy kín v à kỹ.
-Lần đầu tiên ăn cỏ ủ chua, gia súc chưa quen mùi vị lạ, nên cần cho gia súc quen dần: trộn ít cỏ
ủ chua vào cỏ tươi, rồi tăng dần lượng cỏ ủ chua, đến lúc quen rồi, chúng sẽ rất thích ăn to àn cỏ
chua.
Bài 2 :Ủ xanh thức ăn
(giống nguyên lý muối dưa cải nén chặt và đậy kín)
Thông tin Khoa học và Công nghệ Trà Vinh
1. Là loại thức ăn xanh được cắt ngắn cho vào bể, hoặc hố ủ, đầm nén thật chặt, tạo môi tr ường
yếm khí, để lên men nhẹ và lấy cho bò ăn dần trong vụ đông. Thức ăn ủ xanh giữ đ ược chất dinh

dưỡng của nguyên liệu ủ. Bò sữa, ăn ngon miệng v à cỏ dễ tiêu hóa.
- Nguyên liệu ủ:
+ Có thể ủ xanh cỏ tự nhi ên, cỏ trồng như cỏ voi, cỏ Ghinê, thân cây ngô bắp ngậm sữa, thân
cây ngô sau thu bắp còn tươi v.v
+ Cỏ non nên cắt vào thời điểm trước khi ra hoa, không quá non chứa nhiều n ước khó ủ, cũng
không để quá già. Nếu là cỏ trồng nên thu cắt sau 45 ngày. Có thể ủ nhiều loại cỏ với nhau. Cỏ
họ đậu nên ủ chung với cỏ voi hoặc thân cây ngô sau thu bắp.
+ Các nguyên liệu bổ sung: rỉ đường 2-4%, muối 1-2% so với khối lượng cỏ tươi.
- Hố ủ :
Tính theo số lượng bò nuôi và lượng cỏ cần dự trữ cho vụ đông và mùa khô mà chu ẩn bị hố ủ.
Một bò sữa, bò thịt bình thường có thể ăn 10-12kg cỏ ủ/ngày. Hố ủ 1m3 ủ được 750-800 kg cỏ,
hố ủ có thể xây bằng gạch trát xi măng. ở đáy hố ủ cần có r ãnh dốc để thoát nước ủ ra ngoài khi
cần thiết.
- Kỹ thuật ủ:
+ Chuẩn bị hố ủ: đáy hố ủ lót một lớp r ơm đã cắt nhỏ, dày 10cm để hút nước cỏ ủ
+ Cho cỏ vào hầm ủ:
Đây là khâu kỹ thuật quan trọng, quyết định chất l ượng cỏ ủ về sau. Công việc n ày phải làm
xong trong ngày, không đ ể qua ngày khác. Cỏ cắt ngắn 5-10cm, nếu cỏ có tỷ lệ nước cao trên
75% đem phơi héo ho ặc bổ sung, bã mía cắt ngắn 5-15%. Trường hợp cỏ ủ quá khô, d ùng lượng
nước hòa rỉ đường (1-2%) tưới vào cỏ cho đủ độ ẩm 65-70%.
Cho vào hố ủ một lớp cỏ dày 20-30cm, rồi rải đều một lớp muối v à rỉ đường. Nếu rỉ đường quá
đặc, có thể pha vi một ít n ước cho dễ trộn lẫn v ào cỏ. Dùng xẻng, cào sắt trộn đều và nén chặt.
Lại cho tiếp một lớp cỏ mới d ày 20-30cm cộng với muối ăn v à rỉ đường như đã thao tác ở trên
cho đến khi được 1/3 hố ủ thì đầm nén cỏ cho thật chặt, nhất là xung quanh thành h ố ủ. Có thể
dùng xẻng và chân giậm cho cỏ được nén chặt. Tiếp tục cho cỏ v à đầm nén chặt, cho đến khi cỏ
ủ đầy và cao hơn thành hố ủ 30cm, tổ chức đầm v à nén chặt ở thành hố ủ và bề mặt của hố ủ.
Trên cùng phủ một lớp rơm dày 15 - 20cm. Phủ nylon, chú ý chèn nylon xung quanh thành.
Dùng đất sét hoặc đất bùn phủ một lớp dày 20cm trên cùng, ti ếp là xếp những tảng đá nặng l ên
trên. Hố ủ cần ủ có mái che m ưa, tuyệt đối giữ không để n ước thấm vào cỏ ủ.
Dùng thức ăn ủ xanh cho bò ăn

Có thể lấy cho bò ăn khi ủ được hai tháng. Cỏ ủ tốt l à cỏ có mùi thơm, màu vàng xanh c ủa dưa
cải muối, không mềm nhũn, không quá chua m ùi dấm, không bị mốc v à có thể dự trữ được
nhiều tháng. Lấy thức ăn ủ xanh cho b ò ăn cần lấy lần lượt từ đầu này sang đầu kia (lấy từng lớp
một) hoặc xắn cỏ theo chiều sâu từ tr ên xuống dưới. Chú ý không mở rộng miệng hố, không khí
vào nhiều làm thẫm màu. Lấy cỏ xong, đậy ngay nylon lại cho thật kín.
2. Chế biến cỏ khô.
Cỏ tạp trong tự nhiên hay cỏ trồng thân bò nhất là cỏ Pangola, cỏ Ghinê đều có thể phơi làm cỏ
khô dự trữ cho vụ đông.
Thường thu hoạch cỏ t ươi phơi khô vào cu ối tháng 9 đến đầu tháng 11 l à những tháng cuối mùa
mưa thời tiết thích hợp cho chế biến cỏ khô. Cỏ sau khi cắt, ph ơi ngay trên bãi cỏ trong thời gian
3-4 nắng đảo 2-3 lần, cỏ khô đều, tỷ lệ n ước còn 15-18%, có thể đóng bánh hoặc đánh đống dự
trữ được lâu.
Khi phơi cỏ khô, nếu gặp trời m ưa, nước mưa sẽ rửa trôi các chất dinh d ưỡng, đồng thời các
nấm mốc và vi sinh vật khác sẽ phát triển l àm giảm chất lượng cỏ khô. Do đó, việc theo dõi thời
tiết để quyết định thời điểm cắt cỏ ph ơi khô là rất cần thiết.
Bài 3:Ủ chua thức ăn cho bò sữa
Để góp phần phát triển chăn nuôi b ò sữa khu vực gia đình và trang trại ngày càng có nhiều thức
ăn cho Bò sữa:
Chế biến thức ăn xanh: Thức ăn xanh cho ăn cả cây, do cây d ài và cứng gia súc chỉ ăn những
phần non và lá, những phần cứng gia súc không ăn v à làm bẩn nên gây lãng phí. Do đó trước khi
cho ăn phải thái nhỏ, nên thái đoạn dài từ 3-5cm.
Chế biến thức ăn ủ chua: Gồm các loại cỏ, dây khoai lang, cây ngô, cây đậu, lạc c òn tươi).
Nguyên tắc cơ bản là ủ trong điều kiện yếm khí, tạo điều kiện cho một số men l àm cho thức ăn
hơi chua để đảm bảo và diệt các men gây hư hỏng.
1. Cắt cây thức ăn: Yêu cầu cắt sát gốc, độ cao cắt 10 -15cm để tránh lãng phí và cỏ có điều
kiện tái sinh nhanh.
2. Vận chuyển về nơi ủ: sau khi cắt và vận chuyển phải được ủ ngay, trong khi chờ đợi không
được chất đống sẽ gây hiện t ượng bốc hơi nóng làm hư cỏ. Trong thời gian từ khi cắt đến khi ủ
xong nên trong 1 ngày.
3. Thái nhỏ: Độ dài thái từ 3-5cm và đồng đều để dễ nén chặt.

4. Đưa cỏ đã thái vào hố ủ: Hố ủ tùy theo số lượng cỏ cần ủ và khả năng đầu tư của hộ chăn
nuôi. Nếu số lượng lớn nên ủ trong đường hào 2 bên thành đư ợc xây hoặc thành và đáy hào
được nén chặt. Với đường hào xây thì tỷ lệ hư hỏng thức ăn ít hơn, nếu số lượng cỏ ủ ít nên
dùng hào xây, cả hố ủ và đường hào đều xây chìm để tránh nắng,nhưng tuyệt đối không để nước
ngấm vào hố.
5. San đều và nén cỏ: Khi đưa cỏ vào hố ủ phải san đều ở các góc hố và thường xuyên nén,
để cỏ được chặc đều trong to àn bộ hố, sẽ đảm bảo đ ược độ yếm khí. Trong khi đổ cỏ v ào hố
thỉnh thoảng rắc 1 lượng nhỏ muối ăn. Nếu cỏ ủ l à cỏ voi, cỏ Ghine… l à loại cỏ có tỷ lệ đường
thấp nên pha thêm ngô cây ho ặc bã mía sẽ làm cho sự lên men được nhanh và chất lượng cỏ ủ
tốt hơn.
6. lấp hố ủ:
- Khi hố ủ đã đầy, cỏ được nén chặt thì lấp hố, nếu hố ủ có nắp b ê tông thì đậy nắp, sau đó vùi
đất kín độ dày lớp đất 15-20cm rồi nện chặt.
- Nếu hố ủ không có nắp th ì cho cỏ cao hơn miện hố theo hình chóp nón, ph ủ một lớp vải nilong
(Polyetylen) vùi đ ất trát kín theo hình chóp nón để dế thoát nước.
7. lấy cỏ ủ cho bò ăn: Đảm bảo quy trình ủ tốt thời gian dự trữ cỏ có thể d ài 6-8tháng, sau
khi ủ 2-3 tháng có thể lấy thức ăn ủ cho b ò ăn, khi lấy cỏ cho bò ăn bắt đầu từ góc hố, lấy xong
lại vùi kín để trành nước mưa và ánh nắng. Hố cỏ ủ phải lấy th ường xuyên hàng ngày cho đến
hết. Không nên bỏ ngắt quảng 1 thời gian, v ì không khí vào sẽ làm hỏng cỏ.
Bài 4 : Ủ thức ăn xanh
Agriculture vietnam
Thức ăn xanh đem ủ nhờ l ên men yếm khí hạn chế bị h ư hỏng do ôxy hoá.
Acid tạo ra trong quá tr ình lên men hay acid b ổ sung vào sao cho quá trình lên men đều
dừng lại.
 Cỏ xanh hay một số phụ phế phẩm khác nhiều n ước như: Vỏ, lỏi trái thơm, bã trái điều,
hèm bia.
 Vấn đề ủ xanh đặt ra khi nguồn cỏ xanh dồi d ào vào mùa mưa, nhưng ta không th ể phơi
khô cất giữ đến mùa khô được. Ngược lại, nếu khi cần mới cắt cho ăn th ì chất lượng cỏ
thay đổi rất nhiều, cỏ già sẽ kém tiêu hoá, lượng đạm giảm đáng kể v à Lignin tăng. Đối
với mỗi loại cỏ có thời kỳ thu cắt tối ưu.

 Phạm vi trong tỉnh: Thân vỏ bắp non, xác khoai m ì, thân cây họ đậu, dây khoai lang l à
nguồn nguyên liệu khá lớn có thể dự trữ l àm thức ăn xanh cho bò.
Bản chất của quá trình ủ cỏ:
Quá trình ủ cỏ là quá trình lên men y ếm khí trong hầm ủ khi có đủ độ ẩm. Giữ vai tr ò
chính trong quá trình ủ cỏ là các vi khuẩn lên men lactic có sẵn trong cỏ xanh. Những quá tr ình
chính sau đây xảy ra trong quá trình ủ cỏ:
1. Hoạt động hiếu khí:
Những tế bào cỏ tiếp tục hô hấp, tiêu thụ oxy còn lại trong hầm ủ vào tạo ra khí CO và
nước, kèm theo toả nhiệt lượng. Đồng thời nấm men v à mốc vẫn tiếp tục phát triển. Nếu ủ đúng
kỹ thuật giai đoạn này sẽ ngắn, nhiệt độ sẽ không l ên quá 38
o
C. Nếu cỏ vào hầm ủ chậm, cỏ nén
không chặt, để không khí lọt v ào, thì giai đoạn này kéo dài, tổn thất lớn và nhiệt lượng thừa sinh
ra làm nóng và hỏng cỏ.
2. Hoạt động yếm khí:
Khi toàn bộ lượng ôxy còn lại trong hầm ủ đã bị tiêu diệt hết ở giai đoạn tr ên, vi khuẩn
yếm khí bắt đầu hoạt động v à sinh sôi nhanh. Đồng thời nấm men v à mốc bị chết đi. Một số
enzym thực vật vẫn tiếp tục hoạt động. Những biến đổi sinh hoá sau đây sẽ xảy ra:
 Đường chuyển hoá thành acid lactid ,acid Acétic, rư ợu và CO
2
.
 Protein được thuỷ phân thành Peptic, NH4
+
, Aminoacid, amin, amid.
 Khi độ chua cỏ đạt đến một giá trị nhất định, vi khuẩn chết, enzym ng ưng hoạt động và
cỏ ủ có chất lượng ổn định. Giá trị n ày phụ thuộc vào vật chất khô ban đầu của nó.
Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng ủ cỏ:
 Thành phần hoá học của cỏ đem ủ liên quan đến chất lượng cỏ ủ.
 Chất lượng cỏ ủ phụ thuộc v ào bản chất nguyên liệu đầu, cụ thể là vật chất khô, hàm
lượng đường

 Bổ sung nguồn đường dễ lên men cụ thể là rỉ mật, cám một số phụ phẩm khác.
 Nếu có điều kiện phơi héo cỏ, độ ẩm khoảng 70%, k èm theo bổ sung rỉ mật 2-4% (tuỳ
thuộc nguyên liệu ủ có nhiều hay ít đ ường).
 Không ủ cỏ trực tiếp dưới dạng tươi, ngoại trừ bắp, cao lương.
 Nếu cắt cỏ gặp lúc thời tiết xấu th ì dùng rơm băm, bã mía cho vào hầm để hút bớt dịch
cỏ, lượng mật phải bảo đảm.
 Ngoài ra còn bổ sung muối đề phòng cỏ ủ chua quá. Ngoài ra muối và đường đều tăng áp
suất thẩm thấu, giảm sự mất mát vật chất khô.
Cách đánh giá chất lượng ủ cỏ (đánh giá bằng cảm quan):
 Mùi thơm acid dễ chịu, nếu mùi rất khó ngửi là cỏ hư phải bỏ.
 Vị không đắng và không chua gắt.
 Không có nấm mốc.
 Độ ẩm và màu: đồng đều. Khi cỏ ủ quá ẩm sẽ có m àu sậm, nhớt, mùi khó chịu. Thông
thường màu vàng xanh của dưa cải là màu thích hợp nhất.
 Lá cỏ ủ không có sự tổn thất. Cỏ ủ xấu có vẻ nhiều xơ hơn lá còn rất mỏng.
Cách kiểm tra độ ẩm cỏ trước khi ủ mà không cần gởi mẫu đến phòng TN
Cỏ thái nhỏ nắm trong l òng bàn tay trong vòng 30 giây, r ồi từ từ thả ra, nhận xét cỏ
trong lòng bàn tay sẽ suy ra độ ẩm:
Nếu dịch cỏ chảy dễ d àng qua kẻ ngón tay: Độ ẩm 75-85% không thích hợp để ủ.
Nắm cỏ giữ nguyên hình dạng, tay ướt, độ ẩm từ 68-75%. Khi ủ cỏ này vẫn bị thất thoát dịch
cỏ, nhưng với chất bổ sung rỉ mật 2 -4% thì chất lượng cỏ ủ sẽ cao.
Cỏ nắm vào sẽ bung ra ngay khi mở tay: ẩ m độ thấp hơn 60%. Nếu là cỏ rất non thì có thể ủ
chất lượng tốt với ẩm độ này, ngược lại cỏ sẽ dễ dàng bị mốc. Xử lý trường hợp này là
trộn chung với cỏ ướt hay thêm nước hoà rỉ mật.
Thực hành ủ thức ăn xanh:
1. Ủ cỏ xanh với rỉ đường và muối.
Nguyên liệu: Có thể ủ xanh cỏ tự nhi ên, cỏ trồng (như cỏ voi, cỏ sả, cỏ họ đậu) hay thân cây
bắp tươi, cây đậu phụng thậm chí cả cây lục b ình. Cỏ nên cắt vào thời điểm trước khi ra
hoa. Cỏ không quá non chứa nhiều n ước khó ủ, cũng không chờ cỏ quá gi à. Nếu là cỏ
trồng nên cắt sau 45 ngày. Có thể ủ nhiều loại cỏ họ đậu với nhau, cỏ họ đậu n ên ủ chung

với cỏ voi. Các nguyên liệu bổ sung như rỉ đường 2 – 4%, muối 1 – 2% so với trọng
lượng cỏ tươi.
Chuẩn bị nguyên liệu ủ cỏ: Chọn ngày nắng ráo để cắt cỏ, trải ra sân ph ơi cho héo, sau đó c ắt
ngắn độ 2-3 cm.
2. Ủ chua thân, vỏ bắp thu trái non.
a. Nguyên liệu: Vỏ bắp non, thân cây bắp non sau khi kết thúc thu hoạch trái, nguy ên liệu bổ
sung là mật đường 5%, muối 1% so với trọng l ượng thân, vỏ bắp cần ủ hoặc d ùng cám 2%,
muối 1% so với trọng l ượng thân, vỏ bắp cần ủ.
b. Cách làm hố ủ: Số lượng bắp ủ tính trên số lượng trâu, bò và số lượng vỏ bắp thu hoạch.
Một con bò có thể ăn 15-20kg vỏ bắp ủ/ngày. Hầm ủ có thể tích 1m
3
ủ được 600-800 kg vỏ, thân
bắp non. Có hai loại hố ủ: hố h ình khối và hố hình giếng. Hố hình giếng: Giống như cái giếng
bên trong xây gạch dày. Đối với hố đào không xây gạch, có thể lót bên trong bằng một túi
nylon, chừa phần dư bên dưới để lót đáy hố, chừa phần d ư bên trên để có thể cột chặt khi ủ xong
hố.
c. Cho vỏ, thân bắp vào hố ủ:
Cân vỏ bắp: Đối với hố có đ ường kính 1,2 m x đáy 1,2 m x cao 1,2m cho v ào hố mỗi
lớp:50kg vỏ bắp + 1kg cám + 0,5 kg muối (cám 2% + muối 1%). Hoặc 50kg vỏ bắp +
2,5kg mật đường + nước + 0,5 kg muối (mật đ ường 5% + muối 1%)
Dậm bằng chân kỹ lưỡng, nhất là vách hố ủ. Cứ thực hiện cho đến khi đầy hố.
Khi đã ủ đầy hố, cột chặt miệng túi nylon.
Đặt một tấm vĩ, bên trên xếp những tảng đá hoặc những vậ t nặng.
Mái che.
d. Cách lấy vỏ bắp ủ cho bò ăn
Có thể lấy cho bò ăn sau khi ủ 3 tuần.
Bốc bỏ phần bắp ủ bị nhiễm mốc hoặc vỏ bắp ủ bị nhũng.
Khi đã mở hố ủ nên cho bò ăn liên tục, không nên ngưng.
Tuỳ cấu trúc của hố mà lấy vỏ bắp ủ cho b ò ăn:
o Nếu hố dài nên lấy từng phần và xắn theo chiều sâu của hố.

o Nếu hố hình giếng, lấy lớp trên rồi nén lại cho chặt, đậy kỹ nh ư cũ.
e. Đánh giá chất lượng vỏ bắp ủ bằng cảm quan:
Mùi thơm axit dễ chịu.
Màu vàng xanh của dưa cải muối, không mềm nhũng.
Vị không đắng và không chua gắt.
Không có nấm mốc.
Bài 5: Ủ chua thân ngô làm thức ăn cho bò
Phan Văn Trạng
Thân ngô sau khi thu ho ạch (nhất là ngô thu bắp non) chiếm khối l ượng rất lớn. Để tận dụng
hiệu quả nguồn phụ phẩm n ày, TS. Lê Đăng Đảnh (trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí
Minh) đã nghiên cứu thành công việc ủ thân ngô làm nguồn thức ăn dự trữ cho b ò
Cách ủ chua thân cây ngô t ươi
Để giảm bớt hao hụt, thân ngô t ươi (ngô thu bắp non) cắt về phải đ ược đem ủ ngay, sau
đó dùng máy cắt thân cây thành từng đoạn nhỏ dài khoảng 2-3cm, rồi trộn phụ gia có thể l à
0,5% muối hoặc 5% rỉ mật đường (so với trọng lượng bắp ủ) cho vào bao nilon hút hết không
khí (có thể tận dụng máy vắt sữa) v à nén chặt, mỗi bao ủ khoảng 10 -30kg.
Cây ngô ủ muối thường có màu xanh vàng, chua n ồng, còn ủ bằng rỉ mật đường có màu
xanh vàng ngả nâu, chua nồng nhẹ có k èm theo mùi ngọt của rỉ đường. Ngoài ra có thể ủ với
acid formic (hạn chế được nấm mốc) ngô ủ có m àu sắc xanh vàng, chua nồng nhẹ, rất ngon
miệng đối với bò.
Cách ủ chua thân ngô khô
Quy trình ủ chua thân ngô khô (cây ngô sau thu hoạch bắp để khô ngo ài đồng) được thực
hiện như sau:
- Cây ngô khô đem c ắt nhỏ, độ dài 3-5cm, trộn với phụ gia, có thể 0,5% muối (tỉ lệ muối
so với trọng lượng thân ngô), 5% ngô xay hoặc 5% rỉ đường, cho vào túi ủ khoảng 4-5kg/túi.
Cho thân ngô đã cắt vào túi nilon, dùng máy hút h ết không khí (sử dụng máy vắt sữa) v à
cột chặt miệng túi lại bằng dây chun. Bảo quản các túi ủ n ày không cho tiếp xúc với ánh nắng
mặt trời chiếu trực tiếp. Bao phả i kê cách mặt đất 20cm. Khi ủ cho th êm bột ngô, rỉ đường để
giúp cho sự lên men nhanh hơn, làm sao đ ể pH hạ thấp dưới 4 là tốt nhất cho việc dự trữ ngô ủ.
So sánh

Cả hai loại thân ngô khô v à tươi ở thời điểm 30 ngày sau ủ, qua phân tích, th ành phần
dưỡng chất của thân ngô không thay đổi nhiều. Thân ngô khô sau ủ có m àu vàng nâu đậm, mùi
chua nồng nhẹ trong khi ủ, c òn thân bắp tươi cho màu vàng hơi xanh, mùi chua n ồng mạnh,
thơm rỉ đường.
Sau 45 ngày ủ ngô tươi có độ pH từ 3,9-4,3 thấp hơn so với thân ngô khô (pH=5). Điều
đó chứng tỏ cây ngô tươi còn nhiều hàm lượng đường tan nên dễ lên men hơn, độ phân giải chất
khô trong dạ cỏ của bò ở ngô tươi cao hơn ngô khô, riêng ủ với rỉ đường có độ phân giải cao
nhất.
Với cách ủ chua trong túi nilon, thân ngô đ ược bảo quản khoảng 1 năm, nh ưng tốt nhất là
cho bò ăn thức ăn ủ trước 9 tháng
Bài 6: Kỹ thuật ủ lá mì trong silo làm thức ăn gia súc
KS. TRỊNH VĂN TRẠI
Thường được thu hoạch từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau, cây khoai m ì (sắn) có lượng
ngọn, lá đáng kể. Sản lượng lá mì (ước tính 4 - 6 tấn/ha) là nguồn phụ phẩm thường bị bỏ
phí. Ngọn lá mì thu hoạch trước khi thu hoạch củ 5 - 10 ngày hoặc sau khi thu hoạch củ 1 -
2 ngày vẫn cho chất lượng tốt mà không ảnh hưởng đến năng suất củ m ì.
Ngọn lá giàu protein (18 - 20% chất khô) gấp 2 lần lượng đạm có trong bắp hạt, thích hợp cho
chăn nuôi, vỗ béo bò, nhưng không thể cho bò ăn trực tiếp, vì đa số mì hiện nay là giống KM94
chứa nhiều độc tố cyanoglucosid, trâu b ò ăn vào có thể bị ngộ độc. Ủ ngọn lá m ì có thể cho ra
loại thức ăn giàu dinh dưỡng dự trữ lâu dài, loại bỏ hầu như hoàn toàn độc tố, có thể dùng cho
cả heo.
Cách ủ xanh lá mì như sau:
- Lá mì sau khi thu ho ạch được phơi héo đến độ ẩm 65 - 70%, sau đó xắt ngắn 3 - 5 cm (bằng
máy xắt), rồi trộn với rỉ mật 2 - 4%, muối 0,2 - 0,4%. Nếu không có rỉ mật có thể d ùng bột mì,
cám gạo, bột bắp để thay thế với tỷ lệ cao h ơn 4 - 6%. Có thể dùng đầu phun để phun trực tiếp rỉ
mật vào khối lá trong khi xắt (h ình 1) hoặc trộn bằng thủ công nếu không có máy phun. Hỗn
hợp lá mì đã trộn với phụ gia được đưa vào silo để ủ.
- Silo là những ống tròn rỗng bằng thép hoặc gỗ có đ ường kính khoảng 1,2 - 1,4 m, cao 1,3 - 1,4
m, sắp xếp sao cho các khoanh sắt có thể chồng l ên nhau để có chiều cao theo ý muốn (hình 2,
3). Lót đáy và bao quanh silo bằng tấm nylon, sau đó rải từng lớp lá m ì đã xắt và trộn phụ gia

vào trong silo. Mỗi khi rải 1 lớp dày 10 - 15 cm, dùng các dụng cụ đầm hoặc dùng chân nén chặt
lớp lá mì xuống, cứ như vậy cho đến khi đầy silo. Sau đó d ùng nylon đậy kín rồi lấp một lớp đất
dày 20 - 30 cm lên trên (nện chặt). Dùng bao đựng đất hoặc cát xếp một lớp l ên trên, che đậy
chống mưa, tránh nắng trực tiếp chiếu v ào. Ủ như vậy 30 - 35 ngày là có thể lấy ra cho bò ăn.
Nếu không có nhu cầu cho ăn ngay, lá m ì ủ xanh như vậy có thể bảo quản dự trữ đ ược 5 - 7
tháng. Lá mì sau ủ có mùi thơm dễ chịu, màu hanh vàng, rất được bò ưa chuộng. Có thể cho ăn
6 - 8 kg/con/ngày.
Ngoài việc ủ trong silo, bà con có thể ủ lá mì trong bể xây, trong hố ủ hoặc trong bao nylon, với
cách làm tương tự như trên. O
Bài 7 : Kỹ thuật ủ rơm với u rê
Báo Bà Rịa – Vũng Tàu
Trong điều kiện diện tích đồng cỏ ch ưa mở rộng, vào mùa khô người chăn nuôi thường sử dụng
rơm lúa làm thức ăn phụ cho bò. Tuy nhiên, rơm lúa vốn nghèo dinh dưỡng (2 – 3% Protein)
thành phần chủ yếu là xơ (31 – 33%) tỉ lệ tiêu hoá thấp. Nhằm khắc phục những nh ược điểm
trên, xin giới thiệu cho bà con nông dân phương pháp ủ rơm với urê. Áp dụng phương pháp này
làm tăng tỉ lệ tiêu hoá thêm 10 – 15%, tăng gấp đôi hàm lượng đạm trong rơm, cho tăng trọng
hàng ngày cao hơn 25 – 30%, tiêu tốn thức ăn giảm 6% so với r ơm chưa ủ.
1/ Tỷ lệ nguyên liệu:
- Rơm khô 100 kg
- Urê 4kg
- Muối ăn 0,5 kg
- Nước sạch 80 – 100 lít
2/ Phương tiện cần cho quá trình ủ:
- Phương tiện chứa rơm ủ: Nên sử dụng những điều kiện sẵn có của gia đ ình như lợi dụng góc
tường, bể xây, ô chuồng trống không nuôi gia súc, hoặc ủ ngay trong bao phân đạm, bao tải hay
túi ni lông dày loại lớn …
- Tấm lót, che phủ: có thể d ùng tấm ni lông, tấm vải áo m ưa, lá chuối đậy kín để bảo đảm r ơm
ủ không nhiễm bẩn v à hạn chế thất thoát ur ê.
3/ Các bước tiến hành
- Cân rơm mỗi lần 10 kg, rải đều v ào nơi ủ mỗi lớp dày 20 cm.

- Dùng bình tưới rau (ôzoa) chứa 10 lít n ước. Cân đúng 400 gram ur ê, 50 gram muối, hoà vào
bình tưới và khuấy cho đến khi urê và muối hòa tan hết vào nước.
- Tưới dung dịch nước urê vào rơm, mỗi lớp rơm 10 kg tưới 10 lít nước. Nếu rơm ướt chỉ tưới 6
– 7 lít nước, nhưng vẫn đủ 400 gram ur ê.
- Dùng chân dậm chặt rơm, nhất là ở các gốc hố ủ.
- Rải tiếp 10 kg rơm. Lập lại các động tác nh ư trên cho đến khi hết rơm.
- Phủ ni lông, tấm che l ên kín bề mặt rơm, nhét kỹ tấm che phủ nơi thành tường và các góc hoặc
cột miệng bao, túi nilông để giữ kín h ơi, không cho nước mưa và gió lọt vào.
4/ Cách sử dụng :
- Rơm ủ kín trong thời gian 7 – 10 ngày bắt đầu lấy ra cho gia súc ăn.
- Rơm ủ đạt chất lượng sẽ có màu vàng đậm, mùi urê, không có mùi n ấm mốc, rơm ẩm và mềm
đều.
- Khi lấy rơm ủ cho gia súc ăn chỉ n ên lấy ra ở một góc (không lật to àn bộ tấm che phủ) lấy rơm
xong đậy kín lại.
- Một con bò một ngày có thể ăn 5 – 10 kg kết hợp với ăn cỏ xanh hoặc chăn thả ngo ài đồng.
Ban đầu bò chưa quen ăn rơm ủ, nên phơi rơm ủ trong bóng mát khoảng 20 – 30 phút để bay bớt
mùi urê trước khi cho ăn, hoặc rải l ên một ít cỏ xanh để chúng quen dần với m ùi urê trong rơm
ủ.
Lưu ý: Chọn nơi khô ráo để ủ rơm, tránh nước mưa và nước từ nơi khác thấm vào. Khi sử dụng
rơm ủ urê phải chú ý cho bò uống đủ nước (20 – 30 lít/con/ngày). Mùa khô cho bò u ống tăng
gấp 2 – 3 lần. Tuyệt đối không cho b ò ăn trực tiếp urê.
Bài 8 : KỸ THUẬT XỬ LÝ, CHẾ BIẾN R ƠM LÚA
Nông thôn mới
KỸ THUẬT XỬ LÝ, CHẾ BIẾN R ƠM LÚA
Đối với gia súc nhai lại, r ơm lúa là nguồn thức ăn quan trọng. Tuy nhi ên, rơm khô có giá tr ị dinh
dưỡng thấp, tỷ lệ tiêu hoá thấp và kém hấp dẫn do chất xơ trong rơm khó tiêu, m ặt khác, rơm
chứa ít tinh bột dễ ho à tan, ít đạm và khoáng chất. Vì vậy, để tăng khả năng ti êu thụ, tăng tỷ lệ
tiêu hoá rơm và cung c ấp thêm các chất dinh dưỡng cho loài nhai lại, nên tiến hành xử lý, chế
biến rơm trước khi cho gia súc ăn.
Các biện pháp xử lý, chế biến r ơm nhằm mục đích:

- Công phá các cấu trúc xơ thô trong rơm lúa, giúp cho vi ệc tiêu hoá được dễ dàng.
- Kích thích vi sinh v ật dạ cỏ hoạt động mạnh h ơn nhờ tạo ra cho chúng một môi tr ường thích
hợp hơn.
- Làm cho rơm hấp dẫn hơn đối với loài nhai lại, chúng tiêu thụ được lượng lớn hơn, đồng thời
cung cấp cho chúng thêm nhiều chất dinh dưỡng khác.
1. Kiềm hoá với nước vôi:
Dùng nước vôi pha loãng với tỷ lệ 1% (1 kg vôi sống hoặc 3 kg vôi tôi ho à trong 100 lít nư ớc)
tưới lên rơm khô sau khi đ ã băm thái nhỏ thành mẩu 6-10 cm và rải đều trên mặt sàn sạch, cứng
và phẳng. Tỷ lệ nước vôi/rơm khô = 6/1 (cứ 6 lít nước vôi tưới cho 1 kg rơm khô). Chú ý đảo
trộn đều và để một ngày đêm cho ráo hết nước vôi rồi mới cho gia súc nhai lại ăn.
Cũng có thể cho rơm lúa đã cắt ngắn vào bể xi măng, đổ nước vôi pha loãng và theo tỷ lệ như
trên vào bể để kiềm hoá. Đảo tr ộn đều trong vòng 2-3 ngày, mỗi ngày 2- 3 lần. Sau đó vớt rơm
lên giá nghiêng, dội cho bớt nước vôi và để cho ráo nước, trước khi cho gia súc ăn ngay hoặc
phơi khô cho ăn d ần.
Xử lý rơm với nước vôi làm tăng tỷ lệ tiêu hoá của rơm lên 7-8% và mỗi ngày, mỗi con trâu bò
có thể ăn được khoảng 10 kg.
Nếu lúc đầu gia súc nhai lại ch ưa quen ăn, nên cho ăn l ẫn với rơm vẩy nước, sau đó tăng dần
lượng rơm tưới nước vôi. Để giảm bớt m ùi nồng của vôi và để gia súc nhai lại thích ăn h ơn, nếu
có điều kiện thì trước khi cho gia súc ăn, nên tr ộn rơm với rỉ mật và urê ( 3 kg rơm đ ã kiềm hoá
+ 0,5 kg rỉ mật + 20 g urê).
2. Kiềm hoá rơm bằng nước tro:
Dùng nước tro đặc (tỷ lệ xút 2%) để kiềm hoá r ơm lúa theo mức cứ 2,0-2,5 lít nước tro tưới cho
1 kg rơm khô.
Cách làm: chất rơm khô đã băm thái nhỏ vào hố hay bể theo từng lớp 10 -15 cm. Dùng ôdoa
chứa dung dịch nước tro đã pha sẵn tưới đều cho từng lớp để r ơm thấm dung dịch. Sau mỗi lớp
dậm nén chặt cho đến khi đầy hố v à đóng kín hố lại.
Sau khi ủ 2-3 tuần có thể sử dụng ch o trâu bò ăn.
3. Ủ rơm với urê:
Phương pháp chế biến rơm lúa với urê rất phổ biến, rất đ ơn giản và dễ thực hiện. Hơn nữa, rơm
lúa sau khi chế biến có thể cho trâu b ò ăn thoải mái, không sợ bị ngộ độc. Trâu b ò được ăn loại

rơm này lớn nhanh, béo khoẻ, ng ay cả trong vụ đông xuân thiếu thốn cỏ t ươi. Bởi vì rơm lúa sau
khi chế biến với urê đã làm cho trâu bò ăn được nhiều hơn 50-65% so với rơm không chế biến.
Mặt khác, hàm lượng đạm trong rơm tăng lên gấp hơn hai lần.
Có thể ủ rơm với urê tỷ lệ: cứ 100 kg rơm khô cần 4 kg urê và 80-100 lít nước (tỷ lệ 4% và nước
so với rơm là 1/1).
Cần xây một hố ủ, tốt nhất l à xây kiểu hai vách đối diện nhau, tr ên nền xi măng. Cũng có thể sử
dụng hố ủ dùng cho thức ăn xanh hoặc ủ trong bao nilông d ày. Dung tích hố ủ tuỳ theo lượng
rơm cần ủ.
Cách làm: pha urê vào nư ớc theo tỷ lệ trên, lưu ý khuấy đều cho urê tan hết.Trải rơm theo các
lớp dầy 20 cm. Cứ sau mỗi lớp, d ùng ôdoa tưới đều nước urê sao cho ướt đều rơm, lấy cào đảo
qua đảo lại và dùng chân dậm nén cho chặt. Cứ l àm như vậy cho đến khi hết r ơm và hết nước.
Cuối cùng, dùng một tấm nilông phủ l ên trên miệng hố, sao cho thật kín để không khí v à nước
mưa bên ngoài không l ọt vào và khí amoniac bên trong không bay ra.
Sau khi ủ 7-10 ngày có thể lấy rơm ra cho gia súc nhai lại ăn. Lấy lượng vừa phải theo nhu cầu
của từng bữa. Lấy xong lại đậy kín hố. Một con trâu b ò có thể ăn khoảng 10 kg mỗi ng ày.
Yêu cầu rơm ủ urê phải mềm, mùi thơm nhẹ, mầu vàng gần với mầu tự nhiên của rơm trước khi
ủ, không bị đen và không có nấm mốc.
Nhìn chung, gia súc nhai l ại thích ăn loại rơm này và ăn được nhiều hơn so với rơm không ủ.
Tuy nhiên, lúc đầu có thể có một số gia súc nhai lại không thích ăn, ta phải tập cho chúng bằng
cách cho ăn từng ít một và tăng dần lên. Cũng có thể cho ăn chung với các loại thức ăn khác.
4. Ủ rơm với u rê và vôi tôi
Về cơ bản, phương pháp này cũng giống như phương pháp ủ rơm với urê, chỉ khác là giảm
lượng urê và cho thêm vôi tôi vào đ ể giảm chi phí.
Tỷ lệ các chất và nguyên liệu như sau:
- Urê: 2 kg.
- Vôi tôi: 0,5 kg
- Muối ăn: 0,5 kg
- Rơm lúa khô: 100 kg
HẾT

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×