Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Luận văn các giải pháp phát triển chăn nuôi động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (876.04 KB, 111 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
----------
----------

BÙI VĂN THĂNG

CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI ðỘNG VẬT
HOANG DÃ TRÊN ðỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mã số: 60.31.10

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN TUẤN SƠN

HÀ NỘI - 2009


LỜI CAM ðOAN
- Tơi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
- Tơi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn
ñã ñược cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều ñược chỉ rõ
nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Bùi Văn Thăng

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp…………….



i


LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Tuấn Sơn,
người ñã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và giúp đỡ tơi trong suốt q trình
thực hiện đề tài và hồn chỉnh luận văn của mình.
Tơi xin chân thành cảm ơn các thầy, cơ giáo trong Bộ mơn Phân
tích định lượng, các thầy cơ trong Khoa Kinh tế & PTNT, Khoa Sau ñại
học, Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội, đã tạo mọi điều kiện thuận
lợi, giúp đỡ tơi trong suốt thời gian thực hiện luận văn này.
ðể hồn thành luận văn, tơi cịn nhận ñược sự ñộng viên, khích lệ
của bạn bè và những người thân trong gia đình. Tơi xin chân thành cảm
ơn tất cả những tình cảm cao q đó.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2009

Tác giả

Bùi Văn Thăng

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp…………….

ii



MỤC LỤC
Lời cam ñoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục chữ viết tắt

v

Danh mục bảng

vi

Danh mục biểu đồ

vii

1.

MỞ ðẦU

1


1.1

Tính cấp thiết của ñề tài

1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu\

6

1.3

ðối tượng nghiên cứu

6

1.4

Phạm vi nghiên cứu

6

1.5

Các câu hỏi nghiên cứu

7


2.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

8

2.1

Khái niệm về ñộng vật hoang dã

8

2.2

Phát triển, phát triển bền vững

8

2.3

Vai trò của ngành chăn ni ðVHD

9

2.4

Tác động đối với mơi trường của chăn ni ðộng vật hoang dã

12


2.5

Tác động đối với kinh tế

14

2.6

Tác động về xã hội của chăn ni ðVHD

16

2.7

Hệ thống các văn bản chính sách

17

2.8

Chức năng và nhiệm vụ của kiểm lâm

24

2.9

Một số vấn ñề về hiệu quả kinh tế

25


2.10

Cơ sở thực tiễn

37

3.

ðẶC ðIỂM ðỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN

43

3.1

ðặc ñiểm ñịa bàn nghiên cứu

43

3.2

Phương pháp nghiên cứu

56

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp…………….

iii



4.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

60

4.1

Thực trạng chăn nuôi ðVHD ở tỉnh Hải Dương

60

4.1.1

Số hộ chăn ni ðVHD

63

4.1.2

Các lồi ðVHD được chăn nuôi

65

4.1.3

Vùng nuôi

66


4.1.4

Quy mô chăn nuôi ðVHD của các hộ ở Hải Dương

68

4.1.5 Cấp giấy phép đăng ký chăn ni và kinh doanh ðVHD

70

4.2

Tình hình chăn ni ðVHD của các hộ ñiểu tra

70

4.2.1

Thông tin chung về chủ hộ

70

4.2.2

ðiều kiện sản xuất kinh doanh của các hộ chăn nuôi ðVHD

71

4.2.3


Kết quả và hiệu quả kinh tế chăn nuôi ðVHD ở các hộ ñiều tra

75

4.2.4

Các yếu tố ảnh hưởng ñến chăn nuôi ðVHD ở các hộ

4.3

Công tác quản lý, bảo vệ, phát triển chăn nuôi ðVHD tỉnh Hải
Dương

4.3.1

Hệ thống luật pháp và văn bản có tính chất luật về ðVHD

4.3.2

ðiều kiện về nguồn lực phục vụ công tác quản lý, bảo vệ ðVHD
tỉnh Hải Dương

4.3.3

Các hoạt ñộng quản lý, bảo vệ ðVHD của tỉnh

4.5

ðịnh hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển chăn
nuôi ðVHD ở Hải Dương


85

4.5.1

ðịnh hướng

90

4.5.2

Một số giải pháp phát triển chăn nuôi ðVHD ở tỉnh Hải Dương

91

5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

97

5.1

Kết luận

97

5.2

Kiến nghị

97


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp…………….

103

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BQ
Bình qn
CC
Cơ cấu
CN&XDCB Cơng nghiệp và xây dựng cơ bản
CITES
Công ước về buôn bán quốc tế những lồi động thực vật hoang
dã nguy cấp
DT
ðVHD

Diện tích
ðộng vật hoang dã

ðVT
HðBT
GDP
SL
VH


ðơn vị tính
Hội đồng bộ trưởng
Tổng sản phẩm quốc nội
Số lượng
Văn hóa

NN
NN&PTNT
TSCð
La

LN
IC
IUCN

Nơng nghiệp
Nơng nghiệp và phát triển nơng thơn
Tài sản cố định
Lao động
Lao động
Lâm nghiệp
Chi phí trung gian
Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế

Nð-CP
MI

Nghị định – Chính phủ
Thu nhập hỗn hợp


UBND
XHCN
WWF

Uỷ ban nhân dân
Xã hội chủ nghĩa
Qũy bảo tồn thiên nhiên thế giới

WTO
GO

Tổ chức thương mại thế giới
Giá trị sản xuất

VA

Giá trị gia tăng

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp…………….

v


DANH MỤC BẢNG
STT

Tên bảng

Trang


3.1

Tình hình đất đai của tỉnh Hải Dương năm 2006 – 2008

48

3.2

Tình hình nhân khẩu và lao ñộng của tỉnh qua 3 năm (2006 –
2008)

3.3

51

Tăng trưởng kinh tế và cơ cấu kinh tế của tỉnh qua 3 năm (2006 –

2008)

55

4.1

Cơ cấu số hộ chăn nuôi ðVHD theo lồi qua 3 năm (2006-2008)

4.2

Số hộ chăn ni ðVHD phân theo lồi và theo huyện của tỉnh


64

năm 2008

67

4.3

Quy mơ chăn ni bình qn của hộ theo lồi vật ni

69

4.4

Tình hình cấp phép chăn nuôi ðVHD thời gian qua

70

4.5

Thông tin chung về chủ hộ điều tra

71

4.6

Diện tích đất bình qn một hộ chăn ni ðVHD

73


4.7

Cơ cấu vốn bình qn một hộ chăn ni ðVHD

74

4.8

Các vấn đề trong sản xuất đối với hộ chăn ni ðVHD

4.9

Tập hợp chi phí chăn ni ðVHD bình qn 1 hộ theo lồi

4.10 Kết quả chăn ni ðVHD của các hộ điều tra

83
86

4.11 Tình hình đầu tư chi phí chăn ni nhím sinh sản bình qn 1 hộ
ở 2 vùng
4.12 Kết quả chăn ni nhím sinh sản của các hộ ñiều tra

87
88

4.13 Tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế tính bình qn 1
hộ ñiều tra

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp…………….


89

vi


DANH MỤC BIỂU ðỒ
STT

Tên biểu ñồ

Trang

4.1

Tỷ lệ số hộ chăn ni ðVHD theo lồi năm 2008

4.2

Tỷ lệ số hộ chăn nuôi ðVHD theo các huyện của tỉnh Hải

4.3

65

Dương năm 2008

66

Tỷ lệ số luợng chi phí chăn ni theo lồi


84

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp…………….

vii


1. MỞ ðẦU
1.1

Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là nước nhiệt đới gió mùa nằm ở khu vực ðơng Nam Á ñược

thiên nhiên ưu ñãi cho hệ sinh thái tài ngun sinh vật với tiến trình tiến hố
lâu dài, trong mơi trường địa lý đặc thù, nguồn tài ngun thiên nhiên đó là
tiềm năng to lớn cho sự phát triển của ñất nước. Tuy nhiên, nhiệm vụ bảo vệ
và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên cũng ñặt ra nhiều thách thức ñối với các
cơ quan chức năng cũng như tồn xã hội. Nước ta có mật độ dân số cao, một
bộ phận lớn dân cư sống bằng nghề nông - lâm nghiệp với phương thức sản
xuất canh tác nặng về khai thác tài nguyên thiên nhiên làm cho hệ sinh thái đa
dạng có nguy cơ suy thối.
Nhận thức ñược tầm quan trọng của nguồn tài nguyên sinh vật ñối với
ñời sống của nhân dân, Chính phủ Việt Nam ñã sớm thực hiện các chính sách
nhằm bảo vệ và phát triển tài nguyên ña dạng sinh học. Theo thống kê từ năm
1938 đến nay có hơn 100 văn bản pháp luật, nghị ñịnh, chỉ thị của Nhà nước
Việt Nam liên quan tới bảo tồn ña dạng sinh học và các tài liệu hướng dẫn thi
hành các văn bản pháp luật này lần lượt ñược ban hành. ðây là cơ sở pháp lý
thực hiện việc bảo vệ ña dạng sinh học phục vụ cho sự phát triển bền vững
của nguồn tài nguyên thiên nhiên và của nền kinh tế.

Năm 1985 chiến lược bảo tồn quốc gia của Việt Nam ñược ban hành,
ñây là lần ñầu tiên một chiến lược như thế này ñược xây dựng ở một nước
ñang phát triển.
Năm 1993, Việt Nam ký Cơng ước Quốc tế về đa dạng sinh học và việc
ký Cơng ước này được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn vào tháng 10/1994. ðể
thực hiện những cam kết và trách nhiệm của mình, Nhà nước Việt Nam ñã tiến
hành xây dựng kế hoạch hành ñộng ña dạng sinh học (BAP) với sự hỗ trợ tài

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp…………….

1


chính của WWF, IUCN, BAP và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày
22/12/1995. ðây là văn bản có tính pháp lý và kim chỉ nam cho việc bảo vệ ña
dạng sinh học ở tất cả các cấp từ trung ương đến địa phương, các ngành và
đồn thể.
Cùng thời gian trên, Việt Nam đã tham gia Cơng ước Quốc tế về bn
bán các lồi động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng (CITES). ðể thực hiện
Cơng ước CITES, Chính phủ ñã chỉ ñịnh Cục kiểm lâm (Bộ NN & PTNT) ñại
diện cho Nhà nước và là cơ quan quản lý cấp phép việc chăn ni, bn bán
động thực vật hoang dã, Viện sinh thái học và tài nguyên sinh vật, Trung tâm
nghiên cứu tài nguyên và môi trường (ðại học Quốc gia Hà Nội) là cơ quan
có thẩm quyền tư vấn khoa học của Việt Nam.
Chính phủ Việt Nam ñã ban hành các Nghị ñịnh, Chỉ thị về chế ñộ quản
lý bảo vệ ñộng vật hoang dã quý hiếm, cụ thể:
- Nghị ñịnh số 18/HðBT ngày 17/01/1992 của Hội ñồng bộ trưởng quy
ñịnh danh mục thực vật rừng, ñộng vật rừng quý hiếm và quản lý bảo vệ.
- Nghị ñịnh số 48/2006/Nð-CP của Chính phủ ngày 22/04/2002 sửa ñổi
bổ sung danh mục thực vật, ñộng vật rừng hoang dã quý hiếm ban hành theo

Nghị ñịnh số 18/HðBT.
- Nghị ñịnh số 32/2006/Nð-CP ngày 30/03/2006 của Chính phủ về
quản lý thực vật rừng, ñộng vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
Như vậy, Việt Nam đã tham gia Cơng ước quốc tế CITES và cũng ñã
ban hành các văn bản chỉ thị nhằm bảo vệ và phát triển đa dạng sinh học nói
chung, bảo vệ và phát triển động vật hoang dã nói riêng trên tinh thần bảo tồn
nguyên vị và bảo tồn chuyển vị.
Bảo tồn nguyên vị là biện pháp bảo vệ tại chỗ các hệ sinh thái, các nơi
sinh cư và các lồi trong mơi trường tự nhiên của chúng. Có thể đây là biện
pháp hữu hiệu nhất bảo tồn tính ña dạng sinh học.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp…………….

2


Bảo tồn ngoại vị (chuyển vị) là một trong những biện pháp quan trọng
và có hiệu quả trong việc bảo tồn và phát triển ña dạng sinh học. Biện pháp
bảo tồn ngoại vị là chuyển dời và bảo tồn các lồi hoặc các ngun liệu sinh
học của chúng sang mơi trường mới, không phải là nơi cư trú tự nhiên vốn có
của chúng. Bảo tồn ngoại vị bao gồm bảo quản giống lồi, ni cấy mơ, thu
thập các cây trồng và các lồi động vật để ni nhằm duy trì nguồn gen quý
hiếm cho nghiên cứu khoa học, nâng cao dân trí và giáo dục lịng u thiên
nhiên cho mọi tầng lớp nhân dân.
Như vậy, việc chăn ni động vật hoang dã quý hiếm, thông thường
không vi phạm Công ước quốc tế được Chính phủ Việt Nam khuyến khích
cho phép nhân nuôi nhằm:
ðáp ứng nhu cầu tiêu dùng xã hội về các sản phẩm động vật hoang dã.
Việt Nam có 54 dân tộc anh em cùng sống trên một lãnh thổ, trong 54 dân tộc
chỉ có dân tộc Kinh sống và làm ăn gắn liền với vùng đồng bằng, cịn 53 dân

tộc còn lại thực tế chủ yếu sống ở các vùng núi, sinh kế của họ từ ñời này qua
đời khác có quan hệ gắn bó với rừng và các nguồn tài ngun rừng, trong đó
có nguồn tài ngun ñộng vật hoang dã.
Trong nền kinh tế thị trường, sau khi Việt Nam gia nhập WTO q
trình đầu tư nước ngồi vào Việt Nam tăng, do tình hình chính trị trong nước
ổn ñịnh, kinh tế phát triển nên du lịch sinh thái tăng làm cho nhu cầu thực
phẩm sạch tăng lên trong khi đó dịch cúm gia cầm, dịch lở mồm long móng,
lợn tai xanh, bị điên bùng phát do vậy ñộng vật hoang dã là loại thực phẩm
sạch ñang ñược thịnh hành và ñược người tiêu dùng có thu nhập cao ưa
chuộng. Chính vì vậy mà nhu cầu chăn ni động vật hoang dã phục vụ nhà
hàng đặc sản là một vấn ñề quan trọng nhằm ñáp ứng kịp thời cho cầu về ñặc
sản ñộng vật hoang dã và đã góp phần giảm áp lực trong săn bắt, bn bán
ñộng vật hoang dã và sản phẩm của chúng một cách bất hợp pháp.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp…………….

3


Ni động vật hoang dã sẽ tạo thêm cơng ăn việc làm cho lao động ở
nơng thơn. Các trang trại chăn ni góp phần đáng kể làm giảm tỷ lệ thất
nghiệp, tạo việc làm cho người lao ñộng như người nơng dân tham gia vào
q trình bắt mồi bán cho chủ hộ chăn ni động vật hoang dã, tham gia lao
ñộng trong các trang trại, lao ñộng ở các nhà hàng ñặc sản ñộng vật hoang dã,
tham gia vào quá trình vận chuyển đi tiêu thụ và xuất khẩu.
Ni động vật hoang dã dựa trên quy trình chăn ni có hộ khoa học sẽ
làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường vì có một số lồi như rùa, kỳ đà, cá sấu...
chuyên ăn thức ăn thừa, ôi thối như trứng thối, gà chết.
Ni động vật hoang dã là cách tốt nhất ñể gián tiếp bảo vệ nguồn lợi
thiên nhiên góp phần vào chương trình xố đói giảm nghèo. ðây là nguồn tài

ngun vơ cùng quan trọng thực sự góp phần vào nền tảng cho chiến lược bảo
vệ và phát triển bền vững ña dạng sinh học là nguồn cung cấp thực phẩm, là
nguồn dược phẩm ñộc ñáo ñã ñược khai thác sử dụng làm nguyên liệu ñể chế
biến các mặt hàng tiểu thủ cơng nghiệp và mỹ nghệ được ưa thích trên thị
trường. Một số lồi động vật có vai trị quan trọng trong các phịng thí nghiệm,
nghiên cứu khoa học nhằm tìm ra các nguyên lý, cơ chế sinh học, sinh lý học
phục vụ cho việc phòng và chữa bệnh, nâng cao sức khoẻ cộng đồng.
ðặc biệt ni động vật hoang dã còn là việc bảo tồn ngân hàng gen vơ
cùng q giá mà thiên nhiên đã tích luỹ trong hàng triệu năm, là nguồn gốc
của tất cả các ñộng vật chăn ni trong gia đình hiện nay, có vai trị khơng
nhỏ trong việc điều chỉnh cân bằng sinh thái trong tự nhiên, cũng là yếu tố cấu
thành ña dạng sinh học là tiềm năng lớn trong phát triển chiến lược du lịch ở
Việt Nam cũng như góp phần vào sự nghiệp giáo dục nâng cao hiểu biết về
mối quan hệ giữa các yếu tố môi trường.
Việc kết hợp hài hồ trong giai đoạn hiện nay nghĩa là vừa tổ chức bảo
vệ dưới hình thức nguyên vị (lnSiTu) tức là bảo vệ các quần thể đang sống

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp…………….

4


trong ñiều kiện tự nhiên, trong các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên.
ðồng thời tìm các giải pháp kỹ thuật phù hợp với các ñặc ñiểm sinh thái các
lồi, tổ chức chăn ni một số lồi bằng biện pháp ngoại vi (ExSiTu) để biến
chúng thành mặt hàng có giá trị cao trên thị trường.
Trong nhiều năm gần ñây cùng với sự phát triển ñi lên của xã hội thì
nhu cầu của con người ngày càng cao dẫn đến việc lạm dụng quá mức tài
nguyên rừng ñặc biệt là việc săn bắn, bẫy, bắn, giết mổ các lồi động vật rừng
trái phép làm suy giảm ngày càng cạn kiệt tài nguyên ñộng vật.

ðể phục vụ nhu cầu xã hội nói chung và góp phần bảo vệ các lồi động
vật hoang dã thì u cầu thực tế đặt ra cần phải quản lý chặt chẽ việc săn bắt,
buôn bán nguồn ñộng vật hoang dã ñồng thời cấp phép chăn nuôi ñể tạo ra sản
phẩm cung cấp cho thị trường. Chăn ni các lồi động vật hoang dã một mặt
bảo tồn ñược loài trong tự nhiên, mặt khác ñem lại hiệu quả kinh tế cho người
gây nuôi. Hiện nay nghề nuôi ñộng vật hoang dã ñang trở thành nghề kinh
doanh mang lại hiệu quả kinh tế, thu nhập cao, ổn ñịnh cuộc sống. Nghề ni
động vật hoang dã hiện nay cịn khá mới mẻ trong cả nước nói chung và ở
tỉnh Hải Dương nói riêng. Hiện tại chưa có cơng trình nghiên cứu chăn ni
động vật hoang dã tại địa phương, xuất phát từ thực trạng nêu trên và tính cấp
thiết của vấn đề đặt ra chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Các giải pháp
phát triển chăn ni động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh Hải Dương”.
Thơng qua việc nghiên cứu đề tài nhằm tìm ra các mơ hình chăn ni
động vật hoang dã thích hợp đạt hiệu quả cao và góp phần giúp cho cơ quan
kiểm lâm Hải Dương nói riêng và kiểm lâm Việt Nam nói chung đưa ra những
chính sách hợp lý góp phần thúc ñẩy chăn nuôi ñộng vật hoang dã hợp pháp
theo quy ñịnh ñáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, nâng cao thu nhập cho người
chăn nuôi và hạn chế việc săn bắt bn bán động vật hoang dã trái phép.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp…………….

5


1.2

Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở ñánh giá thực trạng phát triển ngành chăn nuôi ðVHD ở Hải

Dương thời gian qua, ñề xuất các giải pháp nhằm phát triển bền vững chăn
ni ðVHD góp phần quản lý và ngăn chặn việc săn bắt bn bán ðVHD ở
địa phương thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý, bảo vệ và phát triển
chăn nuôi ðVHD và các sản phẩm của chúng;
2. Phân tích thực trạng phát triển chăn ni ðVHD trên địa bàn tỉnh Hải
Dương trong 3 năm (2006 – 2008);
3. Phân tích nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình chăn
ni, kết quả và hiệu quả chăn ni ðVHD trên địa bàn tỉnh thời gian
qua;
4. ðề xuất ñịnh hướng và các giải pháp nhằm phát triển và nâng cao hiệu
quả kinh tế chăn nuôi ðVHD ở tỉnh Hải Dương thời gian tới.
1.3

ðối tượng nghiên cứu
Các hộ chăn ni, bn bán ðVHD ở địa bàn nghiên cứu;
Nhân dân và các cấp chính quyền nơi có hộ chăn ni ðVHD, cơ quan

kiểm lâm cấp tỉnh, huyện.
1.4

Phạm vi nghiên cứu

1.4.1 Phạm vi nội dung nghiên cứu
Phát triển một ngành kinh tế nói chung và ngành chăn ni ðVHD nói riêng
là một vấn đề rất lớn cần phải có những nghiên cứu tổng thể, tồn diện trên nhiều
lĩnh vực khác nhau như kinh tế, kỹ thuật, quản lý tổ chức và các chính sách có liên
quan, cả tầm vi mô và vĩ mô. Hơn nữa, trong chăn ni ðVHD cũng có thể chia
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp…………….


6


ra nhiều ñối tượng khác nhau. Do hạn hẹp về nguồn lực và thời gian nên luận án
chỉ tập trung vào việc nghiên cứu các loài ðVHD chủ yếu ở một số hộ chăn nuôi
ðVHD, một số giải pháp kinh tế - kỹ thuật và tổ chức chủ yếu ñể phát triển chăn
nuôi ðVHD. Như vậy, nội dung nghiên cứu chủ yếu của luận án này là các vấn ñề
về kinh tế, kỹ thuật và tổ chức chủ yếu ñể phát triển chăn nuôi ðVHD cũng như
các hộ chăn nuôi ðVHD chứ không phải tất cả các hộ chăn nuôi ðVHD.
1.4.2 Phạm vi thời gian
Thời gian thu thập số liệu nghiên cứu: 3 năm (2006 -2008)
Thời gian thực hiện luận văn: Tháng 8 năm 2008 ñến tháng 10 năm 2009
1.4.3 Phạm vi khơng gian
Các huyện Chí Linh, Nam Sách, Kinh Môn, Gia Lộc, Thanh Hà tỉnh Hải Dương
1.5

Các câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu này nhằm trả lời các câu hỏi sau liên quan đến chăn ni,

bn bán và sử dụng sản phẩm ðVHD:
1) Chúng ta ñã ban hành những chủ trương chính sách nào về quản lý,
cấp phép chăn ni, buôn bán ðVHD và các sản phẩm của chúng? Việc thực
thi các chính sách đó có bất cập gì ? Ngun nhân do đâu?
2) Những khó khăn vướng mắc mà người chăn nuôi cũng như của cơ quan
kiểm lâm gặp phải trong quản lý, chăn nuôi, buôn bán ðVHD và sản phẩm của
chúng?
3) Kết quả và hiệu quả chăn nuôi ðVHD qui mơ hộ gia đình ở Hải
Dương như thế nào, những yếu tố nào làm ảnh hưởng ñến kết quả và hiệu quả
chăn ni ðVHD?

4) Những giải pháp gì cần đề xuất nhằm tạo điều kiện cho người chăn
ni ðVHD cũng như cơ quan kiểm lâm thực thi nhiệm vụ một cách thuận lợi
và có hiệu quả nhất?

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp…………….

7


2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1

Khái niệm về ñộng vật hoang dã
ðộng vật hoang dã: Là những lồi động vật sống trong tự nhiên và

chưa được thuần hóa.
Chăn ni động vật hoang dã: Là q trình thuần dưỡng, ni sinh
trưởng và ni sinh sản ðVHD.
Sản phẩm động vật hoang dã: Là các bộ phận trên cơ thể ðVHD có giá
trị kinh tế và khoa học. [7]
2.2

Phát triển, phát triển bền vững
Phát triển bền vững là sự phát triển kinh tế - xã hội lành mạnh, dựa trên

việc sử dụng hợp lý nguồn tài ngun thiên nhiên trong đó có tài ngun ña
dạng sinh học và bảo vệ môi trường sống nhằm ñáp ứng nhu cầu của cuộc
sống hiện tại nhưng không làm ảnh hưởng bất lợi cho các thế hệ mai sau.
Phát triển bền vững là sự phát triển kinh tế - xã hội với tốc ñộ tăng
trưởng cao liên tục trong thời gian dài dựa trên việc sử dụng có hiệu quả

nguồn tài nguyên thiên nhiên, sử dụng hợp lý ña dạng sinh học mà vẫn bảo vệ
ñược môi trường sinh thái, phát triển kinh tế nhằm ñáp ứng nhu cầu ngày
càng cao của xã hội hiện nay, song không làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên
thực vật, ñộng vật vi sinh vật trong các hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái ñất ngập
nước và biển.
Phát triển bền vững là phát triển ñáp ứng các nhu cầu hiện tại mà khơng
làm thương tổn đến lợi ích của các thế hệ tương lai nhằm ñáp ứng tốt nhất nhu
cầu của cả thế hệ hiện tại và các thế hệ tương lai.
Phát triển bền vững là phát triển một nền kinh tế tăng trưởng ñều cả về
lượng và chất, một xã hội ổn định; các nguồn tài ngun thiên nhiên, mơi
trường sinh thái được bảo tồn. [3]
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp…………….

8


ðể phát triển chăn nuôi ðVHD, cũng cần phải xem xét vấn đề một cách
tồn diện. Các giải pháp phát triển khơng chỉ chú ý đến việc tăng trưởng kinh tế
của ngành sản xuất này mà còn phải chú ý cả ñến các vấn ñề nhằm cải thiện
chất lượng sản phẩm, trên hộ bảo vệ tài nguyên, môi trường, sinh thái và đảm
bảo sức khỏe con người.
2.3

Vai trị của ngành chăn nuôi ðVHD

2.3.1 ðộng vật hoang dã cung cấp thực phẩm quý cho con người
Trong ñiều kiện phát triển kinh tế như hiện nay, nhu cầu thực phẩm
sạch tăng lên. Hơn nữa, ðVHD là nguồn protein ña dạng phong phú có hàm
lượng đạm cao được sản sinh ra từ các hệ sinh thái xanh trong rừng nhiệt ñới,
là loại thực phẩm sạch ñang ñược thịnh hành và ñược người tiêu dùng có thu

nhập cao ưa chuộng; đặc biệt trong điều kiện dịch cúm gia cầm, dịch lở mồm
long móng, lợn tai xanh, bị điên bùng phát như hiện nay. Chính vì vậy, nhu
cầu chăn ni ðVHD phục vụ nhà hàng ñặc sản là một vấn ñề quan trọng
nhằm ñáp ứng kịp thời cho cầu về đặc sản ðVHD và góp phần giảm áp lực
săn bắt, buôn bán ðVHD tự nhiên và các sản phẩm của chúng một cách bất
hợp pháp.
2.3.2 ðộng vật hoang dã cung cấp da lông làm nguyên liệu cho cơng
nghiệp chế biến
Nhiều sản phẩm của ðVHD được sử dụng làm nguyên liệu ñể chế biến
các mặt hàng tiểu thủ cơng nghiệp và mỹ nghệ rất được ưa thích trên thị
trường. Nước ta có mùa đơng khơng q lạnh, đời sống nhân dân ta từ trước
tới nay cịn thấp nên việc sử dụng da lơng động vật chưa phát triển và có
truyền thống. Tuy nhiên, ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam về mùa đơng vẫn có
những đợt giá rét dưới 10C0, ở những vùng cao, thung lũng núi đá nhiệt độ có
thể xuống thấp hơn và có sương giá làm ảnh hưởng tới sản xuất và sức khỏe

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp…………….

9


của con người. Vì vậy, khi đời sống được nâng cao, nền kỹ nghệ khai thác da
lơng được phát triển thì chắc chắn việc sử dụng da lơng của ðVHD ñể chống
rét sẽ trở thành nhu cầu của nhân dân ta. Mặt khác, mặt hàng da lông ðVHD
trên thế giới có giá trị khá cao, là nguồn thu ngoại tệ khơng nhỏ đối với các
nước xuất khẩu da lơng ðVHD phát triển. Da lơng ðVHD thường được dùng
may áo ấm, làm mũ, tất tay, giày. Chúng có khả năng giữ nhiệt tốt, hút ẩm cao
và chống bụi, khơng có một loại vải nhân tạo nào có thể thay thế được những
giá trị trên của da lông ðVHD.
2.3.3 ðộng vật hoang dã cung cấp dược phẩm cho con người

Nhân dân ta có truyền thống lâu đời và rất ưa thích những vị thuốc khai
thác từ ñộng vật như nhung hươu nai, rượu tắc kè, rượu rắn, cao, mật, xạ…
Tuy về mặt thành phần và cơ chế dược tính của nhiều vị thuốc động vật chưa
được nghiên cứu kỹ nhưng về cơng dụng thì nhiều người biết đến. Trong bộ
Nam dược thần hiệu, Tuệ Tĩnh đã liệt kê 213 lồi động vật làm thuốc, 32 lồi
cơn trùng, lồi có vảy 8 lồi, cá có 35 lồi, lồi có mai 6 lồi, lồi có vỏ 13
lồi, chim có 39 lồi, chim nước có 12 lồi, gia súc có 26 lồi, thú rừng có 36
lồi và Hải Thượng Lãn Ơng cũng ghi nhận trong Lĩnh nam bản thảo.
Mặc dù giá trị dược phẩm của một số loài ðVHD rất cao nhưng trữ
lượng của chúng trong thiên nhiên hiện nay ñã thuộc loại hiếm hoặc ít. Nhiều
lồi đã đưa vào danh sách những lồi động vật cần ñược bảo vệ trong “sách
ñỏ” Việt Nam. Do ñó, nếu biết tổ chức quản lý, khai thác và chăn ni, chắc
chắn đây là một nguồn dược liệu quan trọng, có giá trị kinh tế cao.
2.3.4 Chăn ni ðVHD là một trong những yếu tố ñể phát triển kinh tế
Các mơ hình chăn ni ðVHD đã làm tăng thu nhập, lợi nhuận, ñem
lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho các hộ gia đình. Các nguồn thu nhập từ
chăn ni ðVHD góp phần trang trải các nhu cầu hàng ngày hay dành dụm
chi tiêu trong những lúc cần thiết của nơng dân nghèo, đối với các gia đình
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp…………….

10


khá giả thì có thể dùng tiền từ chăn ni ñể kinh doanh hoặc mở rộng sản
xuất, góp phần vào chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở một số vùng
nông thôn và miền núi.
Qua khảo sát tại các tỉnh đồng bằng sơng Hồng, Bắc Trung Bộ và đồng
bằng sông Cửu Long cho thấy, thu nhập của các hộ gia đình gây ni ðVHD
cho hiệu quả kinh tế cao hơn các vật ni khác. Chăn ni ðVHD đều đem
lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với các hoạt ñộng sản xuất nông nghiệp khác.

Ở vùng ñồng bằng sông Hồng, ni ba ba có thể cho thu nhập gấp vài chục
lần so với trồng lúa, rau và gấp hàng trăm lần so với ni lợn, bị. Thu nhập từ
ni rắn cao gấp 3- 5 lần so với trồng lúa, rau màu và gấp vài chục lần so với
ni bị, lợn. Tại các tỉnh Bắc Trung Bộ, nghề nuôi hươu, nai sinh sản và lấy
lộc nhung cũng ñem lại thu nhập cao hơn nhiều so với nuôi gà và gấp từ 5 –
10 lần so với ni lợn. Ở đồng bằng sơng Cửu Long, ni trăn và cá sấu cũng
đem lại nguồn thu khá lớn, gấp hàng chục lần so với trồng lúa và hàng trăm
lần so với nuôi lợn [2].
2.3.5 ðộng vật hoang dã dùng làm sinh vật cảnh
Thú chơi chim xưa kia dành cho các tầng lớp tộc nhà giàu hay dùng các
lồi chim để làm nguồn giải trí, vui chơi nhưng ngày nay cũng khá phổ biến
như: Hoạ mi, sơn ca, chích chịe, khướu, sáo, cu gáy, cơng, trĩ,… Khơng những
thế các nguồn tài ngun động vật như các lồi chim, các lồi thú cịn thể hiện
nền văn hố đậm đà bản sắc của một số dân tộc. Dân tộc Tây Nguyên - Người
HRê, Vân Kiều trong trường ca ðam San nổi tiếng là hình ảnh cánh chim được
biểu tượng lịng dũng cảm, tính trung thực và khát khao tự do làm ăn, sum họp
trong các nhà rơng trong những ngày lễ hội được mùa hoa trái [1].
2.3.6 ðộng vật hoang dã ñược sử dụng trong nghiên cứu khoa học
Một số lồi động vật có vai trị quan trọng trong các phịng thí nghiệm

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp…………….

11


nghiên cứu khoa học nhằm tìm ra các nguyên lý, các cơ chế sinh học, sinh lý
học, phục vụ cho việc phòng và chữa bệnh, nâng cao sức khoẻ cộng ñồng.
Chẳng hạn, trong nghiên cứu thử nghiệm vacxin người ta dùng chuột bạch để
làm thí nghiệm hay ni khỉ vàng ñể sản xuất các loại vacxin phòng bệnh bại
liệt ở trẻ em.

2.3.7 ðộng vật hoang dã giúp cân bằng sinh thái
Nhiều lồi khơng những có giá trị to lớn về bảo tồn mà cịn có chức
năng sinh học quan trọng trong hệ sinh thái. Chúng là những loài ăn thịt có
vai trị quan trọng trong việc điều chỉnh cân bằng các hệ sinh thái, nhiều loài
như thú ăn thịt, mèo rừng,… là những lồi thú có ích đối với sản xuất nông,
lâm nghiệp. Mỗi năm, mỗi con giúp ta tiêu diệt từ 500- 6000 con chuột gây
hại, chưa kể việc giúp chúng ta tiêu diệt một số côn trùng gây hại. ðồng thời,
các hệ sinh thái này cũng là tiềm năng lớn trong phát triển chiến lược du lịch,
góp phần vào sự nghiệp giáo dục nâng cao hiểu biết về mối quan hệ giữa các
yếu tố mơi trường.
2.4

Tác động đối với môi trường của chăn nuôi ðộng vật hoang dã
ðể tìm hiểu các tác động đến mơi trường điều quan trọng là phải xác

định một chính sách cụ thể như quota, cấm bn bán, chương trình sử dụng
bền vững và bn bán các lồi thuộc phụ lục II, chương trình trại ni cho các
phụ lục I, có tác động tới tình trạng của các quần thể của một hoặc các lồi
thuộc danh mục CITES hay khơng. ðồng thời, cần xem xét tác động có lợi
hay có hại đối với việc bảo tồn lồi đó.
2.4.1 Tác động tích cực
Việt Nam đã và ñang thực thi hai chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
dài hạn, giai ñoạn 1991 – 2000 và 2001 – 2010. Thành tựu thực hiện hai chiến
lược kinh tế - xã hội đó đã đưa đến sự tăng trưởng kinh tế hàng năm ñạt từ

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ khoa học Nông nghiệp…………….

12




×