Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

đề cương môn khoa học gỗ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.89 KB, 22 trang )

câu 2: các đặc điểm của gỗ? biện pháp khắc phục các nhược điểm? 2
Câu 3: cấu trúc vách TB? Y nghĩa của việc ng cứu vách TB? 3
Câu 4: cấu tạo của thân cây ( theo chiều ngang) 4
Câu 5: vòng tăng trưởng hàng năm? Gỗ sớm- muộn? Gỗ giác- lõi? 5
Câu 6: cấu tạo gỗ lá kim? 6
Câu 7: cấu tạo gỗ lá rộng? 7
Câu 8: so sánh gỗ lá kim và gỗ lá rộng? 9
Câu 9: thành phần hóa học của gỗ? 10
Câu 10:tính chất và ứng dụng của xenlulo? 11
Câu 11: nhiệt lượng cháy và nhân tố ảnh hưởng đến nhiệt lượng 11
cháy của gỗ?
Câu 12: các hình thái tồn tại của nước trong gỗ? 12
Câu 13: độ ẩm gỗ, xác định độ ẩm bằng phương pháp cân sấy? 12
Câu 14: độ ẩm bão hòa thớ gỗ: khái niệm, y nghĩa, cách xác định? 12
Câu 15: độ ẩm thăng bằng cuả gỗ trong môi trường: khái niệm, y
nghĩa, cách xác định? 13
Câu 16: so sánh độ ẩm bão hòa thớ gỗ vs độ ẩm thăng bằng của
gỗ? 13
Câu 17: thế nào là hiện tượng co dãn của gỗ? Tại sao co dãn? Bản
chất 14
của hiện tương co dãn?
Câu 18: giải thích hiện tượng co dãn ko đều theo 3 chiều của gỗ? 14
Câu 19: ảnh hưởng của khối lượng thể tích đến sức co dãn cuả gỗ? 15
Câu 21: xác định khối lương V = pp cân đo? 16
câu 22: các nhân tố ảnh hưởng đến KL V gỗ? 16
câu 23: những khái niệm cơ bản: độ bền cơ học, ứng lực, ức suất, giới
hạn bền, biến dạng đàn hồi, biến dạng vĩnh cửu.quan hệ giữa ứng lực
và biến dạng? 17
câu 24: tính ko đồng nhất và tính chất cơ học của gỗ? 17
Câu 25: các nhân tố ảnh hưởng đến tính chất cơ học của gỗ? KL V, cấu
tạo gỗ, độ ẩm gỗ? 18


Câu 26? Căn cứ vào nội dung cách phân loại gỗ theo nhóm thương
phẩm ( nêu cụ thể yêu cầu và phạm vi ứng dụng của gỗ từng nhóm)
Có 8 nhóm: 19
Câu 27: khuyết tật tự nhiên ( mắt gỗ, nghiê thớ, thót ngọn, thân cong) 20
Câu 28: gỗ biến màu, gỗ mục? 22
1
câu 2: các đặc điểm của gỗ? biện pháp khắc phục các nhược điểm?
• ưu điểm: nhẹ, KL thể tích TB: 0,5-0,7 g/cm3 nên rất thuận tiện cho việc
vận chuyển. gỗ là vật liệu có hệ số phẩm chất cao. Cách nhiệt, cách điện,
ngăn âm tốt, dãn nở bé. Dễ gia công, thay đổi hình dạng, kích thước. Dễ
nối ghép bằng đinh, mộng, keo dán. Gỗ có vân thớ đẹp, dễ nhuộm màu,
dễ trang sức bề mặt. Dễ phân ly bằng hóa chất dùng để sản xuất giấy, tơ
nhân tạo. Gỗ là nguyên liệu thiên nhiên chỉ cần trồng, chăm sóc và sử
dụng máy móc đơn giản để khai thác và chế biến
• nhược điểm: sinh trưởng chậm, đường kính có hạn, có nhiều khuyết tật tự
nhiên. dễ mục dễ biến màu, dễ cháy. Gỗ là vật liệu mềm, môđun đàn hồi
thấp. Trong qtrinh phơi sấy thường dễ nứt nể, cong vênh, biến hình. Tính
chất bị biến động tùy theo điều kiện sinh trưởng. Do cấu tạo ko đều theo
các chiều nên cường độ và sức co dãn theo các phương dọc thớ, xuyên
tâm, tiếp tuyến khác nhau. Hút ẩm và thoát hơi nước mạnh nên dễ bị
cong vênh, biến hình, nứt nẻ, cường độ và tính chất khác thay đổi.
 biện pháp khắc phục nhược điểm:
- bằng các biện pháp kĩ thuật lâm sinh có thể giảm bớt các khuyết tật tự
nhiên, tạo thân cây thẳng đẹp, tăng tốc độ sinh trưởng.
- với kĩ thuật công nghệ dán ép, sản xuất ván nhân tạo có thể khắc phục
được các nhược điểm như co dãn, cường độ không đều theo các chiều.
- sấy gỗ bằng các pp hiện đại làm cho gỗ khô nhanh, giảm bớt cong vênh,
nứt nẻ.
- bảo quản bằng kĩ thuật và hóa chất có thể phòng trừ sâu bệnh phá hoại,
kéo dài thời gian sd, tiết kiệm nguyên vật liệu, vốn đầu tư cho công trình.

- tẩm thuốc chống cháy để bảo quản và giữ gìn gỗ.
2
Câu 3: cấu trúc vách TB? Y nghĩa của việc ng cứu vách TB?
- vách TB gỗ chủ yếu do xenlulo và lignin tạo nên. Xenlulo làm sườn
cho lignin bám quanh. Sườn xenlulo do nhiều phân tử xenlulo
( C6H10O5)n liên kết tạo thành chuỗi xenlulo. Nhiều chuỗi xenlulo
liên kết thành mixenxenlulo. Nhiều mixen liên kết thành bó, vô số bó
mixen cùng lignin tạo thành vách TB.
- Vách TB chia làm 3 phần: màng giữa, vách sơ sinh, vách thứ sinh. 3
phần khác nhau chủ yếu là hàm lượng lignin nhiều hay ít. Trong 3
phần thì vách thứ sinh là dầy nhất.
+ màng giữa: là phần nằm giữa 2 TB cạnh nhau, cấu tạo bằng chất pectin
mà tp cơ bản là axit tetra galacturonic. Màng giữa là 1 lớp màng mỏng,
mức độ hóa gỗ cao. Màng giữa có thể bị phân hủy bởi vsv, ko có xenlulo.
+ vách sơ sinh: vách này hình thành cùng với sự hình thành của TB, vách
sơ sinh mỏng do có xenlulo(10%), hemixenlulo(20%) và linhin(70%).
Mức độ hóa gỗ cao như màng giữa. Trong vách sơ sinh các mixen
xenlulo sắp xếp ko có trât tự nên vách sơ sinh ko có tác dụng qđịnh đến
tính chất gỗ. Có độ dày từ 0,2- 0,5 µm
+ vách thứ sinh; là lớp vách hình thành sau cùng trong qt hóa gỗ của TB.
So với màng giữa và vách sơ sinh thì vách thứ sinh là phần dầy nhất. Tp
chủ yếu là xenlulo và lignin. Mixenxenlulo sắp xếp có trật tự và được
chia làm 3 lớp:
- lớp ngoài: nằm sát vách sơ sinh, lớp này mong, các mixenxenlulo xếp
vuông góc với trục dộc TB hoặc nghiên 1 góc 70-90
o
. So với trục dọc dày
0,9 µm
- lớp giữa: nằm kế tiếp lớp ngoài, đây là lớp dày nhất với độ dày là 8,5
µm, các mixen của lớp này xếp song song với trục dọc TB hoặc nghiên 1

góc < 30
o
so với trục dọc TB
- lớp trong: nằm sát ruột TB, lớp này mỏng 0,1 µm. Các mixen xếp
giông như lớp ngoài.
=> y nghĩa: cấu trúc vách TB, đặc biệt sự sắp xếp các mixen trong vách
thứ sinh có ảnh hưởng quyết định và là cơ sở l thuyết chủ yếu để giải
thích mqh giữa các cấu tạo và mọi tính chất của gỗ, các hiện tượng phát
sinh trong quá trình gia công, chế biến và sử dụn
3
Câu 4: cấu tạo của thân cây ( theo chiều ngang)
- thân cây chiếm thể tích nhiều nhất (trên 50%). cây lớn theo chiều ngang nhờ
tầng phát sinh libe. thân cây làm nhiệm vụ truyền nhựa, giữ vững tán lá, chống
lại ảnh hưởng của gió bão, dự trữ chất dd và cung cấp gỗ.
- cấu tạo thân cây gồm: vỏ, tầng phát sinh libe, gỗ ( giác- lõi), tủy
* tủy cây: ban đầu nằm ở giữa, trong qt sinh trưởng của cây tủy có thể bj lệch
sang 1 bên. Được tạo nên từ TB mô mềm nên nhẹ, mềm và xốp. Có nhiệm vụ
dự trữ chất dd để nuôi cây ở năm đầu. Tủy là tổ chức TB vách mỏng, tủy làm
giảm tính chất cơ ly của gỗ và dễ gây ra hiện tượng nứt từ tâm nên phải loại bỏ
khi gia công, chế biến. Hình dạng; tròn, đa giác, sao, kích thước thay đổi theo
loài cây, đường kính TB từ 3-5 mm.
* gỗ: gồm gỗ sơ cấp và gỗ thứ cấp
+ gỗ sơ cấp: là phần gỗ sinh ra trong nam đầu tiên, phần này ít ko đáng kể.
+gỗ thứ cấp: sinh ra từ năm thứ 2 trở đi, là phần gỗ chủ yếu trong việc sd gỗ.
Khi còn sống nó có td giữ vững tán lá, dự trữ chất dd và dẫn truyền nhựa
nguyên
* tầng phát sinh libe: nằm ở giữa phần gỗ và phần vỏ, ko qsat được bằng mắt
thường. Tầng phát sinh gồm 6-8 lớp TB, trong đó có 1 lớp có khả năng phân
sinh vô hạn. Tất cả các lớp # đều do lớp TB nguyên thủy phân sinh ra. Có 2
loại TB nguyên thủy: loại hình con thoi, loại hình tròn hoặc đa giác. Các TB

nguyên thủy phân sinh theo 2 hình thức: xuyên tâm, tiếp tuyến.
+ xuyên tâm: từ TB mẹ phân sinh thành TB con, trong đó 1 TB được giữ
nguyên làm TB sinh sản, 1 TB cung cấp cho phần gỗ, hoặc phần libe. TB sinh
sản mới lại tiếp tục phân chia theo phương thức trên. Phương thức này làm cho
đường kính ko ngừng tăng lên.
+ tiếp tuyến: đồng thời phân sinh để mở rộng chu vi thân cây. 1 TB
nguyên thủy hình thoi thường hình thành vách dọc ở chính giữa để hình thành
2 TB mới nằm ngang hàng nhau.còn với gỗ ko có cấu tạo lớp, TB nguyên thủy
hình thoi hình thành vách ngăn vuông góc hoặc chéo nhau 1 góc nhất định, rồi
2 TB mới trượt lên nhau và xếp so le với nhau. => 2 phương thức phân sinh
luôn tồn tại đồng thời và xen kẽ nhau để tạo ra vòng năm
* vỏ cây: gồm 4 phần: biểu bì, thụ bì, vòng hậu mô, phần libe. Chức năng: bảo
vệ thân cây và là nơi dự trữ chất dd đồng thời dẫn truyền nhựa luyện từ lá
xuống khắp thân cây. Tỉ lệ vỏ bao giờ cũng ít hơn tỉ lệ gỗ. Tỉ lệ vỏ cây thay đổi
theo loài cây, tuổi, vị trí trong cây.vỏ cây là 1 trong những đặc điểm giúp nhận
mặt gỗ và 1 số loài cây vỏ cho giá trị KT cao.
Câu 5: vòng tăng trưởng hàng năm? Gỗ sớm- muộn? Gỗ
giác- lõi?
4
- vòng tăng trưởng hàng năm: là vùng gỗ do tầng phát sinh sinh
ra trong 1 năm. Độ rộng vòng năm phản ánh tốc độ tăng trưởng
của cây ( vòng năm rộng: đk sinh trưởng thuận lợi nên cây lớn
nhanh. Vòng năm hẹp: cây sinh trưởng chậm)
Số lượng vòng năm ở thớt gỗ sát mặt đất cho biết tuổi của cây,
tương ứng với 1 vòng năm là 1 tuổi. Đặc điểm của vòng năm
giúp ích rất nhiều trong việc nhận mặt gỗ. Trên mặt cắt ngang
vòng năm là những đường tròn đồng tâm vây quanh tủy, trên
mặt cắt xuyên tâm vòng năm là những dải song song với trục
dọc thân cây, trên mặt cắt tiếp tuyến vong năm là những hình
chữ ʌ.

- gỗ sớm – muộn: thuộc cùng 1 vòng năm.
Gỗ sớm: là phần gỗ phía trong sinh ra trong thời kì đâù mùa
sinh trưởng, TB lớn, ruột lớn, vách mỏng nên gỗ có màu trắng
nhạt, nhẹ, mềm xốp và khả năng chịu lực kém hơn gỗ muộn
nhưng khả năng thẩm thấu cao hơn.
Gỗ muộn: là phần gỗ nằm ngoài, sinh ra vào thời kì cuối mùa
sinh trưởng, TB nhỏ, ruột nhỏ, vách dày nên gỗ có màu sẫm
hơn, có khả năng chịu lực cao nhưng khả năng thẩm thấu thấp.
Gỗ sớm – gỗ muộn phân biệt rõ thì vòng năm có ranh giới rõ
ràng và tạo nên vân gỗ đẹp. Ngược lại, gỗ sớm – gỗ muộn ít
phân biệt thì vòng năm ko rõ.
- gỗ giác – gỗ lõi: gỗ lõi được hình thành từ gỗ giác. Ban đầu
cây chỉ có gỗ giác sau 1 thời gian gỗ lõi được hình thành. Đây là
1 quá trình biến đổi sinh học, vật lí, hóa học rất phức tạp.trước
hết TB chết, thể bít hình thành, các chất hữu cơ xuất hiện: nhựa
cây, chất màu, tanin ở trong ruột TB thấm lên vách TB làm
cho gỗ lõi có màu sẫm, cứng, nặng, khó thấm nước, đồng thời
có khả năng chống nấm, mối, hơn gỗ giác.

5
Câu 6: cấu tạo gỗ lá kim?
Các tp: quản bào, TB mô mềm xếp dọc thân cây, tia gỗ và ông dẫn nhựa
* quản bào dọc: là loại TB dày, xếp dọc thân cây. Là tp chủ yếu cấu tạo nên gỗ
chiếm 90% V gỗ. Nó là nhân tố quan trọng để phân biệt cấu tạo các loại gỗ lá
kim và là yếu tố quyết định đến tính chất cơ lí của gỗ.
Có 2 loại quản bào: quản bào gỗ sớm và quản bào gỗ muộn: - quản bào gỗ
sớm: TB lớn, ruột lớn, vách mỏng, 2 đầu tù, giữ chức năng dẫn truyền. – quản
bào gỗ muộn: TB nhỏ, ruột nhỏ, vách dày, 2 đầu nhọn, giữ chức năng cơ học.
Kích thước quản bào: dài (3-5mm), rộng nhỏ hơn chiều dài hàng chục, hàng
trăm lần.ko quan sát được bằng mắt thường, kính lúp.

Đặc trưng trên vách quản bào chính là lỗ thông ngang.
* TB mô mềm xếp dọc thân cây: là loại TB vách mỏng, hình trụ ngắn, gồm
nhiều TB nối tiếp nhau thành dây xếp theo chiều dọc thân cây. Mỗi dây có
2-10 TB, có lỗ thông ngang đơn. Ruột chứa nhiều chất dd.
- hình thức phân bố: + liên kết thành dải làm thành ranh giới vòng năm. +
phân tán: từng dây TB xếp phân tán rải rác. + liên kết thành giải trong vòng
năm
Số lượng ít, chỉ chiếm < 1% V gỗ.
* tia gỗ: là tổ chức của TB mô mềm sắp xếp theo chiều ngang thân cây. +Q/ sát
được bằng mắt thường: Hình dáng tia gỗ: - trên mặt cắt ngang là đường
phóng xạ chạy từ tủy đến vỏ. – trên mặt cắt tiếp tuyến là hình thoi màu sẫm
hơn so với màu xung quanh. – trên mặt cắt xuyên tâm là đoạn thẳng hay vết
gãy nằm vuông góc với trục dọc thân cây.
+ quan sát dưới kính hiển vi: - trên mặt cắt xuyên tâm tia gỗ gồm những
hàng TB nối tiếp nhau chạy từ vị trí bất kì ra đến vỏ, sắp xếp theo 1 hình
thức đồng nhất. – trên mặt cắt tiếp tuyến, tia gỗ là chuỗi tràng hạt bị đứt
đoạn.
Kích thước bé làm cho tia gỗ lá kim thẳng. Số lượng chiếm từ 5-6% V gỗ. Khi
còn sống, tia gỗ làm nhiệm vụ dự trữ và dẫn truyền dd theo chiều ngang, tia
gỗ là nguyên nhân chủ yếu gây nên sự chênh lệch về co dãn, hút nước, dẫn
nhiệt, truyền âm và cường độ giữa 2 chiều xuyên tâm và tiếp tuyến.
* ống dẫn nhựa: là tổ chức của TB mô mềm. Có 2 loại: ODN dọc & ODN
ngang. Cấu tạo: do 3 loại TB cấu tạo nên là TB tiết, TB sống, TB chết. –
TB tiết là TB sống ở trong cùng, vách TB chủ yếu là xenlulo nên có khả
năng đàn hồi lớn, có chức năng tiết nhựa. – TB chết là TB nằm sát và bao
quanh TB tiết, ruột TB chứa nước và 1 số chất #, mức độ hóa gỗ cao và bảo
vệ thành ống nhựa. – TB sống ruột chứa đường bột, chất béo; xếp 1-2 vòng.
ODN ngang bé hơn ODN dọc nhưng lạ giữ vai trò rất quan trọng.

6

Câu 7: cấu tạo gỗ lá rộng?
Gồm: mạch gỗ, TB mô mềm, tia gỗ, sợi gỗ, quản bào, ODN dọc, cấu tạo
lớp, TB chứa tinh dầu, tinh thể.
* mạch gỗ: là tập hợp các TB mạch gỗ nối tiếp nhau thành ống dài xếp
theo chiều dọc thân cây. Số lượng chiếm 20-30% V gỗ. Hình dạng TB
mạch gỗ: hình trống hoặc hình trụ. Có kích thước lớn nhất nên dễ
quan sát. Chức năng: dẫn truyền chất dd or nhựa nguyên, là yếu tố
quan trọng nhất giúp phân biệt các loại gỗ, làm tăng dộ xốp rỗng của
gỗ. Kích thước và số lượng của mạch gỗ quyết định chất lượng bề mặt
gỗ. Trên mặt cắt ngang có hình elip or hình tròn gọi là lỗ mạch. Trên
mặt cắt xuyên tâm và tiếp tuyến mạch gỗ có dạng ống máng được gọi
là ống mạch.
- hình thức phân bố lỗ mạch: + lỗ mạch xếp vòng: ở phần gỗ sớm lỗ
mạch có kích thước lớn hơn hẳn và xếp vòng; ở gỗ muộn lỗ mạch có
kích thước nhỏ hơn và xếp phân tán. + lỗ mạch xếp phân tán: trong
vòng năm lỗ mạch có kích thước xấp xỉ nhau và xếp phân tán. + lỗ
mạch xếp trung gian: ở phần gỗ sớm lỗ mạch lớn hơn và có xu hướng
xếp vòng, kích thước lỗ mạch giảm dần từ gỗ sớm đến gỗ muộn; ở
phần gỗ muộn lỗ mạch xếp phân tán.
- hình thức tụ hợp của lỗ mạch: + tụ hợp đơn. + tụ hợp kép: lỗ mạch bị ép
dẹt xếp theo hướng xuyên tâm. + tụ hợp nhóm. + tụ hợp dây tiếp
tuyến: các hàng lỗ mạch chạy theo hướng tiếp tuyến; lỗ mạch đơn,
kép, nhóm tạo thành hàng đứt đoạn đi theo hướng vòng năm. + tụ hợp
dây xuyên tâm: lỗ mạch đơn, kép, nhóm tạo thành hàng đứt đoạn theo
hướng tia gỗ.
* thể bít: - lỗ mạch có thể bít thì khả năng dẫn truyền, thẩm thấu chất
lỏng. – thể bít là TB mô mềm nằm cạnh mạch gỗ, phát triển mạnh, ăn
sâu vào mạch gỗ qua lỗ thông ngang và bịt kín phần nào của mạch gỗ.
* lỗ thông ngang: trên vách TB mạch gỗ nó sắp xếp có trật tự, chia làm 3
TH: xếp so le, xếp đối xứng, xếp bậc thang.

* TB mô mềm xếp dọc thân cây: là các TB vách mỏng hình trụ, ngắn,
làm thành dây, xếp theo chiều dọc thân cây. Có màu sáng nhạt hơn
màu phần gỗ xung quanh. Số lượng 2-15% V gỗ. Do nhiều TB nối
tiếp nhau thành từng dây theo chiều dọc thân cây, số TB trong mỗi
dây chênh lệch nhau nhiều. ở gỗ có cấu tạo lớp có 2-4 TB trên 1 dây.
Còn ở gỗ ko có cấu tạo lớp thì có 5-12 TB.
Chức năng: dự trữ các chất dd. – Y nghĩa: là yếu tố quan trọng thứ 2 sau
mạch gỗ để phân biệt các loại gỗ.
7
- hình thức phân bố: + phân tán. + vây quanh mạch gồm: vây quanh mạch
ko kín, vây quanh mạch kín ( tròn, cánh nối tiếp, cánh). + liên kết
mạch: nối lỗ mạch này với lỗ mạch kia gồm ( dải rộng và dải hẹp). +
làm thành dải gồm dải thưa, dải mau.
* tia gỗ: hoàn toàn do Tb mô mềm tạo nên, tia gỗ là những vết gãy có
màu đậm hơn có hình thức sắp xếp cả đồng nhất và ko đồng nhất. So
với gỗ lá kim, tia gỗ ở gỗ lá rộng phát triển hơn nhiều gấp 2-3 lần,
chiếm 10-15% V gỗ. Có 3 loại tia gỗ: + tia lớn: có thể quan sát được
trên cả 3 mặt, + tia TB: quan sát được trên 2 mặt cắt ngang và xuyên
tâm., + tia bé: quan sát được trên 1 mặt cắt ngang.
* sợi gỗ: là loại TB vách dày, dài xếp dọc thân cây. Số lượng chiếm
khoảng 50% gỗ. Kích thước: dài 0,9 -1,2 mm; đường kính 20-30µm.
Hình dạng: giống quản bào gỗ muộn nhưng ngắn hơn. Chức năng: cơ
học làm cho cây đứng vững.
Phân loại: + sợi gỗ giống quản bào: TB lớn hơn, ruột lớn, vách mỏng, 2
đầu nhọn, lỗ thông ngang có vành bé và ít. + sợi gỗ giống TB mô
mềm: TB bé và ruột bé hơn, vách dày, lỗ thông ngang đơn.
*quản bào: là TB vách dày sắp xếp theo chiều dọc thân cây, số lượng ít,
chiếm 1% V gỗ. Chia làm 3 loại: quản bào giống mạch gỗ, quản bào
quây quanh mạch gỗ, quản bào giống sợi gỗ.
* ODN dọc: là do TB mô mềm tạo ra. Về cấu tạo do các TB tiết, TB chết

và TB nhu mô sống tạo thành. Gỗ lá rộng chủ yếu có 1 loại ODN do
nó tập trung thành hàng ở ranh giới hàng năm.
* cấu tạo lớp: là 1 dạng cấu tạo đặc biệt của gỗ lá rộng. Dưới mắt thường
và kính lúp chỉ quan sát được trên mặt cắt tiếp tuyến: cấu tạo lớp là
đường gợn sóng cách đều nhau. Dưới kính hiển vi: ta nhận thấy chiều
cao của TB mạch gỗ, sợi gỗ, TB mô mềm và tia gỗ là như nhau trong
mỗi lớp. – Y nghĩa: dùng để nhận biết các loại gỗ ( ở cây lá kim ko có
cấu tạo lớp)
* TB chứa tinh dầu và chất kết tinh: TB này có hình trứng, tồn tại trong
các dây TB xếp dọc thân cây or Tb của tia gỗ. Có màu trong suốt, kích
thước lớn hơn hẳn các TB #. ở tia gỗ nó nằm ở pía trên hoặc phía dưới
cùng or ở giữa.
* tinh thể ( vết tủy): vết tủy có hình bán nguyệt, màu sẫm. Quan sát dưới
kính hiển vi thì có hình dạng giống TB của tủy cây. – chức năng: hàn
gắn vết thương. kích thích các TB trước hết là TB mô mềm phát triển
mạnh về kích thước và số lượng
8
Câu 8: so sánh gỗ lá kim và gỗ lá rộng?
Gỗ lá rộng Gỗ lá kim
1) về tp cấu tạo:
- mạch gỗ: TB vách dày, có kích
thước lớn dễ quan sát nhất, chiếm tỉ
lệ 20-30% V gỗ, dẫn truyền nhựa
nguyên
- quản bào: TB vách dày. Có 3 loại:
qb giống mạch gỗ, qb vây quanh
mạch gỗ, qb giống sợi gỗ.
- sợi gỗ: TB vách dày, chiếm 50%
V gỗ. 2 loại: sợi gỗ giống quản bào,
sợi gỗ giống TB mô mềm

- TB mô mềm: TB vách mỏng, dự
trữ dd, chiếm 2- 15% V gỗ
- tia gỗ: chỉ do TBMM xếp ngang
thân cây tạo ra, chiếm 10-30% V
gỗ, sắp xếp đồng nhất và ko đồng
nhất
- ODN: ODN dọc tập trung ở ranh
giới vòng năm, chỉ vài loại gỗ có.
- cấu tạo lớp: ở vài loại gỗ
- có chứa tinh dầu và chất kết tinh
- vết tủy: tổ chức TB hàn gắn vết
thương.
2) đặc điểm cấu tạo:
- gỗ sớm – gỗ muộn: ko phân biệt
( trừ gỗ mạch vòng và trung gian)
- tia gỗ: nhiều, kích thước lớn.
- gỗ nghiên, chéo thớ, xoắn thớ, ít
thẳng thớ.
- ko có
- QB: Tb vách dày, chiếm 90%
V gỗ. Có 2 loại: qb gỗ sớm ( TB
lớn, vách mỏng, dẫn truyền
nhựa nguyên), qb gỗ muộn (TB
vách dày, t/h chức năng cơ giới)
- ko có sợi gỗ
- TBMM: TB vách mỏng, dự trữ
dd, chiếm <1% V gỗ.
- chủ yếu do TBMM xếp ngang
thân cây.1 số loại gỗ có quản
bào ngang, chiếm 5-6% V gỗ,

chỉ có 1 cách sắp xếp đồng nhất.
- ODN dọc có ở gỗ sớm và gỗ
muộn. ODN ngang ở giữa tia
gỗ.
- ko có cấu tạo lớp
- không có
- tổ chức TB hàn gắn vết
thương.
- có phân biệt
- ít, kích thước bé
- gỗ tẳng thớ, ít nghiên thớ. Ko
có chéo và xoắn thớ
9
Câu 9: thành phần hóa học của gỗ?
- các chất cấu tạo gỗ:
+chất hữu cơ: ( 99%) các chất cao phân tử có tp cố định gồm: C, H, N, O.
Gồm các chất cấu tạo vách TB như: lignin, polysaccarit ( xenlulo,
hemi xenlulo). Các chất thấp phân tử có tp ko cố định gồm các chất
trong ruột TB và các chất chiết suất như: chất màu, chất nhựa, tanin,
đường, tinh bột.
+chất vô cơ: ( <1%) đốt tạo thành tro. TPHH của cây phụ thuộc vào loài
cây, tuổi cây, điều kiện sinh trưởng và vị trí trong cây. TP nguyên tố
HH của gỗ xấp xỉ ở các loại goox khác nhau: 49-50% C, 43-44% O,
6% H, 1% nguyên tố #.
10
Câu 10:tính chất và ứng dụng của xenlulo?
- là hợp chất cao phân tử được tạo nên từ các mắt xích ß, D- glucose nhờ
các mối liên kết glucozit- 1,4. CT phân tử [C
6
H

7
O
2
(OH)
3
]n ( n=5000-
14000). Có hình dạng thuyền or hình ghế. Trong mỗi mắt xích của
phân tử xenlulo có 3 nhóm (-OH) ở các vị trí 2,3,6. trong xenlulo tự
nhiên tồn tại các liên kết hiđro nội phân tử và giữa các phân tử. Trong
phân tử xenlulo có liên kết C-C; C-O cũng như các liên kết hóa trị #
chúng rất bền và có lực liên kết rất lớn. Trong thiên nhiên xenlulo
chiếm tỉ lệ cao nhất và là tp cơ bản nhất của vách TB
- tính chất vật lí: có màu trắng, ko màu, ko mùi, ko vị, cấu tạo dạng sợi.
Khối lượng riêng 1,53 – 1,54 g/cm
3
. tỉ nhiệt là 0,327 Kcal/kg.
Xenlulo có khả năng hút ẩm rất mạnh, nó là 1 chất ổn định, ko tan
trong nước, rượu, axeton, ete, và các dung môi thông thường khác.
Chỉ hòa tan trong dung môi đặc biệt: HCl, H
2
SO
4
, trước khi hòa
tan, xenlulo nở ra, khoảng cách giữa các phân tử nới rộng 2,6 A
o
nhờ
đó dung môi chui vào làm cho lực hấp dẫn giữa các phân tử bị giảm
yếu nên xenlulo bị phân giải
- tính chất hóa học: là 1 polyme mạch thẳng, ko nóng chảy, ko hòa tan
xenlulo có đầy đủ tính chất của rượu như: thủy phân, t/d với axit vô

cơ, t/d với axit hữu cơ, t/d với bazo
* ứng dụng: các dẫn xuất xenlulo
- nitrat xenlulo: làm chất dẻo, sơn, phim, chất nổ.
- axetat xelulo: làm vật liệu composit, tấm cách điện, sơn, chất dẻo, sợi
nhân tạo, màng loc, …
-xenlulo kiềm: ứng dụng làm vải sợi.

Câu 11: nhiệt lượng cháy và nhân tố ảnh hưởng đến nhiệt lượng
cháy của gỗ?
- gỗ là loại nhiên liệu rất quan trọng. nhiệt lượng thu dduwwocj khi đốt
cháy hoàn toàn 1kg củi, gỗ gọi là nhiệt lượng cháy. Đvị kcal
CT tính nhiệt lượng: Qm = 81.C + 246.H – 26.O – 6W
Qm: nhiệt lượng cháy thấp nhất của nhiên liệu (kcal/kg)
C,H,O: hàm lượng C,H,O tính theo % khối lượng trong gỗ
W: độ ẩm của gỗ (%)
* nhân tố ảnh hưởng đến nhiệt lượng cháy: - khối lượng V: gỗ nặng khi
cháy cho nhiều nhiệt hơn và ngược lại nếu 2 loại gỗ có cùng độ ẩm. –
tuổi cây, điều kiện sinh trưởng, các bộ phận khác nhau trong cùng 1
cây cũng ảnh hưởng rất lớn đến nhiệt lượng cháy. – lượng nước trong
cây.
11
Câu 12: các hình thái tồn tại của nước trong gỗ?
- nước tự do: nằm trong ruột TB, khe hở của TB. Được giữ lạ trong gỗ
nhờ các lực cơ học. Loại bỏ ra khỏi gỗ tương đối dễ. Thoát ra trước
khi phơi sấy. Ko ảnh hưởng đến tính chất gỗ
- nước thấm (nước liên kết): nằm giữa các mixenxenlulo trong vách TB.
Được giữ lại trong gỗ nhờ các lực cơ học. Các liên kết hóa đường.
Loại bỏ ra khỏi gỗ khó hơn rất nhiều so với nước tự do. Thoát ra sau
khi phơi sấy. ảnh hưởng tới tính chất gỗ.
Câu 13: độ ẩm gỗ, xác định độ ẩm bằng phương pháp cân sấy?

- độ ẩm gỗ là tỉ lệ % giữa lượng nước có trong gỗ so với khối lượng gỗ khô
kiệt. CT: W
0
(%) = (m
1
-m
o
). 100/ m
o
M
1
: khối lượng gỗ ban đầu ( có nước)(g). M
0
: khối lượng gỗ khô kiệt (g)
* xác định độ ẩm bằng pp cân sấy:
- nguyên tắc: xác định trực tiếp lượng nước có trong gỗ nhờ cân và sấy gỗ. –
thiết bị: cân, tủ sấy, bình hút ẩm, bình cân có nắp. – mẫu thí nghiệm: yêu cầu
có tính đại diện cao, xác định theo tiêu chuẩn VN.
- các bước tiến hành: + chuẩn bị mẫu: TCVN 20×20×30 mm. + cân khối
lượng ban đầu m
1
(g). + sấy ở khoảng 103
0
C đến khối lượng ko đổi. + cân
khối lượng mẫu khô kiệt m
o
(g). + tính toán kết quả theo CT: W
o
(%)= (m
1

-
m
0
).100/ (m
0
-m) ( m là khối lượng bình cân có nắp).
- ưu điểm: + độ chính xác cao, thiết bị đơn giản, dễ thực hiện.
- nhược điểm: +thời gian xác định dài. + kết quả ko chính xác với gỗ có
chứa nhựa
Câu 14: độ ẩm bão hòa thớ gỗ: khái niệm, y nghĩa, cách xác định?
Gỗ tươi, gỗ ướt__nc tự do thoát ra trước__nc tự do thoát hêt, nc thấm ban
đầu thoát ra__điểm bão hòa thớ gỗ__độ ẩm bão hòa thớ gỗ
Gỗ khô, gỗ khô kiệt__nc thấm hút vào trước__nc thấm bão hòa, nc tự do
bắt đầu được hút vào__điểm bão hòa thớ gỗ__độ ẩm bão hòa thớ gỗ.
KN: độ ẩm xác định tại thời điểm bão hòa thớ gỗ. Kí hiệu W
bh
- pp xác định: dựa vào mqh giữa độ ẩm với 1 tính chất nào đó của gỗ như
tỉ lệ co rút hay cường độ ép dọc của gỗ.
- y nghĩa: độ ẩm bão hòa thớ gỗ là mốc ranh giới đánh dấu sự thay đổi
mọi tính chất của gỗ.
12
Câu 15: độ ẩm thăng bằng cuả gỗ trong môi trường: khái niệm, y
nghĩa, cách xác định?
-KN: khi đặt trong môi trường gỗ luôn hút ẩm or nhả ẩm cho đến khi đạt
độ ẩm ổn định. Độ ẩm ổn định mà gỗ đạt được gọi là độ ẩm thăng
bằng của gỗ trong môi trường. Ki hiệu: W
tb
- pp xác định: sd biểu đồ 3 yếu tố: t
o
C, độ ẩm tương đối ko khí (φ%) và

độ ẩm thăng bàng của gỗ ( W
tb
), của sở vật liệu hàng ko LBNga lập ra.
- y nghĩa: độ ẩm thăng bằng là độ ẩm gỗ sử dụng, là độ ẩm dùng để tính
toán các chỉ tiêu khi thiết kế các kết cấu gỗ, mọi tính chất khi xác định
phải đưa về độ ẩm thăng bằng. ứng dụng trong công nghệ sấy gỗ.
Câu 16: so sánh độ ẩm bão hòa thớ gỗ vs độ ẩm thăng bằng của gỗ?
Độ ẩm bão hòa thớ gỗ Độ ẩm thăng bằng của gỗ
- là độ ẩm xđ tại thời điểm bão
hòa thớ gỗ (khi đó trong gỗ có
nước thấm tối đa)
-xảy ra khi hút hoặc nhả nc
-nhân tố ảnh hưởng: phụ thuộc
loài cây, ít phụ thuộc môi trường
-pp xác định: dựa vào mqh độ ẩm
vs tỉ lệ co rút, độ ẩm vs cường độ
ép dọc của gỗ
- y nghĩa: là mốc trên ranh giới
đánh dấu mọi tính chất của gỗ. Từ
0-W
bh
: tính chất gỗ thay đổi, từ
W
bh
-W tính chất gỗ ko thay đổi
- là độ ẩm xác định kkhi gỗ đật độ
ẩm ổn định
-xảy ra khi hút hoặc nhả nc
-nhân tố ảnh hưởng: ko phụ thuộc
loài gỗ, phụ thuộc vào điều kiện

môi trường
-pp xđ: sử dụng biểu đồ 3 yếu tố:
nhiệt độ, độ ẩm, tương đối ko khí,
độ ẩm thăng bằng.
- y nghĩa: là độ ẩm gỗ sd, là đô
ẩm tính toán các chỉ tiêu khi thiết
kế các kết cấu, khi xác định phải
đưa về độ ẩm thăng bằng
13
Câu 17: thế nào là hiện tượng co dãn của gỗ? Tại sao co dãn? Bản chất
của hiện tương co dãn?
- hiện tượng co rút hay dãn nở của gỗ là hiện tượng giảm hoặc tăng kích
thước gỗ khi hiện tượng nước thấm trong gỗ thay đổi, còn nc tự do ko làm
thay đổi kích thước gỗ.
- gỗ co dãn vì: + TPHH của gỗ là xenlulo, hemixenlulo và lignin. Là các
phân tử chứa nhiều nhóm OH nên có ái lực nc nên nc có thể ra vào dễ dàng
-> gỗ có thể hút và thoát nước. + do cấu tạo của gỗ: mà chủ yếu do cấu trúc
vách TB. Gỗ là vật liệu hữu cơ dị hướng, xốp rỗng, trong gỗ có nhiều mao
dẫn lớn và mao dẫn nhỏ.
-bản chất của hiện tượng: xenlulo có khả năng hút và thoát nước nên khoảng
cách các mixen thay đổi theo 2 chiều ngược nhau nên co, dãn. Vậy bản chất
quá trình co dãn là do sự thay đổi khoảng cách các mixenxenlulo trong vách
TB
Câu 18: giải thích hiện tượng co dãn ko đều theo 3 chiều của gỗ?
Hiện tượng cô dãn gồm: co, dãn_thể tích, chiều dài- ( dọc thớ, ngang thớ-
(xuyên tâm, tiếp tuyến)
- khác nhau về co dãn giữa 2 chiều dọc thớ và ngang thớ là do sự sắp
xếp TB trong cây và cấu trúc vách TB. Trong thân cây hầu như các TB xếp
dọc thân cây chỉ có tia gỗ xếp theo chiều ngang cây; trong vách TB thì vách
thứ sinh chiếm phần chủ yếu, cách sắp xếp các mixen trong vách thứ sinh là

xếp // trục dọc TB. Nên trong cây đa số các mixen xếp // trục dọc thân cây
vậy gỗ co dãn ngang thớ là chủ yếu.
+tỉ lệ co dãn theo chiều dọc thớ < 1% vì: mixenxenlulo lớp trong và lớp
ngoài vách thứ sinh của các TB xếp dọc thân cây, xếp vuông góc với trục
dọc thân cây. Góc lệch của mixen lớp giữa vách thứ sinh của những TB xếp
dọc thân cây (góc lệch <30
0
). Gỗ nghiên thớ: góc nghiêng càng lớn gỗ co rút
dọc thớ càng mạnh
- co dãn xuyên tâm nhỏ hơn co dãn tiếp tuyến vì: tia gỗ là nguyên nhân
chính. Do cách sắp xếp các TB trong tia gỗ là xếp dọc tia. Do cấu trúc vách
TB là trong mỗi TB hầu hết các mixenxenlulo xếp // trục dọc TB => trong
tia gỗ hầu hết các mixenxenlulo xếp // trục dọc tia gỗ.
- khoảng cách các mixen tồn tại chủ yếu theo chiều ngang tia gỗ nên
mức độ thay đổi khoảng cách giữa các mixen theo chiều ngang tia gỗ lớn
hơn theo chiều dọc tia gỗ vậy co dãn ngang tia > co dãn dọc tia => co dãn
tiếp tuyến > co dãn xuyên tâm
14
co dãn theo 3 chiều là 1 trong những nguyên nhân gây nứt nẻ, cong vênh gỗ.
tia gỗ càng nhiều, càng lớn thì chênh lệch về co dãn của gỗ càng lớn, khả
năng gỗ bị cong vênh, nứt nẻ càng cao.
Câu 19: ảnh hưởng của khối lượng thể tích đến sức co dãn cuả gỗ?
Khối lượng V # nhau thì sức co dãn cũng # nhau.
- theo chiều ngang thớ: gỗ có khối lượng V càng lớn sức co dãn ngang thớ
càng mạnh, ngược lại gỗ có khối lượng V càng nhỏ thì sức co dãn ngang thớ
càng ít.
Vì gỗ có khối lượng V càng lớn là loại gỗ có tỉ lệ TB vách dày nhiều, các
TB này sắp xếp theo chiều dọc thân cây, làm cho tổng lương mixen xếp dọc
thân cây tăng lên, dẫn đến tổng khoảng cách các mixen theo chiều ngang
thân cây tăng lên nên co dãn ngang thớ tăng lên và ngược lại.

- theo chiều dọc thớ: gỗ có khối lượng V càng nhỏ sức co dãn dọc thớ
càng lớn. ngược lại, gỗ có khối lượng V càng lớn thì sức co dãn dọc
thớ càng nhỏ
có hiện tượng này vì gỗ nhẹ là do có phần gỗ sớm nhiều, vùng gỗ sớm góc
lệch của mixen lớp giữa vách thứ sinh của các TB xếp dọc thân cây tăng lên,
nên co dãn dọc thớ tăng lên và ngược lại, ở gỗ nặng tia gỗ ít hơn và tỉ lệ gỗ
muộn nhiều hơn.
Câu 20: khối lượng thể tích của gỗ: khái niệm, các loại khối lượng V ( nêu
định nghĩa, công thức tính)?
- KN: KL V của gỗ là tỉ số khối lượng gỗ trên 1 đơn vị V gỗ. kí hiệu γ.
CT: γ = m/v (g/cm
3
)
- Có 4 loại khối lượng V:
+KL V cơ bản là tỉ số giữa khối lượng gỗ khô kiệt và V gỗ ướt ( độ ẩm
gỗ lớn hơn độ ẩm bão hòa). CT: γ
k
=m
o
/ (V>30) (g/cm
3
)
+ KL V gỗ tươi: là tỉ số giữa KL gỗ tươi trên 1 đơn vị V gỗ tươi. CT:
γ>30= (m>30) / (V>30) (g/cm
3
)
+ KL V gỗ khô: là tỉ số giữa KL gỗ khô và V gỗ khô. CT: γ <30 =
(m<30)/ (V<30) (g/cm
3
)

+ KL V gỗ khô kiệt: là tỉ số giữa KL và V gỗ hoàn toàn khô ( W=0%).
CT: γ
0
= m
0
/ V
o
(g/cm
3
)
15
Câu 21: xác định khối lương V = pp cân đo?
- nguyên tắc: xác định trực tiếp khối lương V = pp cân đo
- thiết bị: cân, thước kẹp
- mẫu thiết kế: mẫu gỗ theo TCVN: 20×20×30 mm
- các bước tiến hành: + chuẩn bị mẫu TCVN 20×20×30 mm. + dùng thước
kẹp đo 3 chiều, chính xác đén 0,01 mm. + cân khối lượng mẫu gỗ chính xác đến
0,01 g.+ tinh toán kết quả theo CT: γ = m/v (g/cm
3
)
đây là pp thường dùng và chính xác nhất.

câu 22: các nhân tố ảnh hưởng đến KL V gỗ?
- loài gỗ: loài gỗ # nhau thì cấu tạo # nhau nên KL V # nhau. Yếu tố cấu tạo
chính là tổ thành TB trong cây. Đó là tỉ lệ TB vách dày và TB vách mỏng.
chính nó tạo ra sự chênh lệch về độ rỗng nhiều hay ít trong cây. KL V nhỏ,
độ rỗng lớn và ngược lại
- vị trí trong cây: ở vị trí # nhau trong cây, KL V cung # nhau. + theoo chiều
dọc thân cây KL giảm từ gốc đến ngọn, theo chiều ngang thì tăng từ tủy- vỏ,
KL V ở gỗ lõi > gỗ giác. = ở tuổi thành thục, KL V > ở tuổi non và già. + gỗ

lá rộng mạch vòng: điều kiện sinh trưởng thuận lợi -> độ rộng vòng năm
tăng -> tỉ lệ gỗ sớm/ gỗ muộn tăng -> KL V tăng. + gỗ lá rộng mạch phân
tán: điều kiện sinh trưởng thuận lợi -> độ rộng vòng năm tăng -> tỉ lệ gỗ
sớm/ gỗ muộn ko đổi -> KL V gỗ ko đổi. + gỗ lá kim: điều kiện sinh trưởng
thuận lợi -> độ rộng vòng năm tăng -> tỉ lệ gỗ sớm/ gỗ muộn giảm -> KL V
giảm
 ở điều kiện quá tốt hay quá xấu đều làm ảnh hưởng tính chất gỗ.
- độ ẩm gỗ: độ ẩm gỗ tăng-> KL V gỗ tăng, độ ẩm gỗ giảm -> KL V gỗ
giảm
16
câu 23: những khái niệm cơ bản: độ bền cơ học, ứng lực, ức suất, giới
hạn bền, biến dạng đàn hồi, biến dạng vĩnh cửu.quan hệ giữa ứng lực và
biến dạng?
- độ bền cơ học: là khả năng chịu lực cao nhất của gỗ để gỗ ko bị phá
hủy.
- ứng lực: là nội lực do các phân tử trong gỗ sản sinh ra để chống lại tác
động của ngoại lực (P)
- ứng suất: là ứng lực trên 1 đơn vị diện tích chịu lực: σ = P/F (N/mm
3
)
- biến dang đàn hồi: là do xenlulo tạo ra, biến dạng đàn hồi giữ vai trò
chủ đạo, phụ thuộc nhiều vào KL V, KL V càng cao gỗ càng giàu đàn
tính.
- Biến dạng vĩnh cửu: do lignin tạo ra, phụ thuộc vào độ ẩm và nhiệt đọ
của go
câu 24: tính ko đồng nhất và tính chất cơ học của gỗ?
- loài cây: loài cây # nhau -> số lượng gỗ, chất lượng gỗ # nhau -> tính
chất cơ học # nhau
- điều kiện sinh trưởng: + gỗ lá kim: điều kiện sinh trưởng tốt hoặc xấu
quá đều làm giảm tính chất cơ lí của gỗ, tỉ lệ gỗ sớm > nên khả năng chịu

lực giảm. + gỗ lá rộng mạch vòng giống gỗ lá kim nhưngđối với gỗ lá
rộng phân tán có gỗ sớm, gỗ muộn ko phân biệt, điều kiện sinh trưởng ko
ảnh hưởng đến tỉ lệ gỗ sớm- gỗ muộn -> tính chất cơ lí ko thay đổi.
- tuổi cây: thời gian còn non cơ tính kém hơn, tuổi thành thục cơ tính
tốt nhất -> khai thác trong (t) này là tốt nhất. còn tuổi già: chết or giảm cơ
tính, có hiện tượng rỗng ruột.
- Vị trí trong cây: giống KL V, thay đổi từ trong ra ngoài, từ gốc đến
ngọn thì giảm dần.
- Chiều thớ: cấu tạo gỗ và cụ thể là sắp xếp các mixen. Thớ càng thẳng
thì chênh lệch cường độ giữa 2 chiều càng rõ. Theo chiều ngang thớ do
tồn tại của tia gỗ, gỗ sơm và gỗ muộn làm cho cường độ chiều tiếp tuyến
và xuyên tâm chênh lệch nhau.
17
Câu 25: các nhân tố ảnh hưởng đến tính chất cơ học của gỗ? KL V, cấu tạo
gỗ, độ ẩm gỗ?
- ảnh hưởng của KL V: gỗ có KL V càng lớn thì cường độ gỗ càng cao. Quan
hệ giữa KL V và cường độ gỗ khá chặt chẽ và được biểu thị = phương trình
bậc 1: σ = a.γ +b
- ảnh hưởng của độ ẩm: σ
gỗ phơi sấy
=2 σ
gỗ tươi.
σ
gỗ sấy
khô
= 3 σ
gỗ tươi.
+ quan hệ giữa độ ẩm và cường độ gỗ là quan hệ phi tuyến tính trong phạm vi từ
0-> W
bh

, biểu thị = phương trình bậc 2: σ = a.w
2
+ b.w + c
+ ảnh hưởng của độ ẩm đến tính chất cơ học gỗ còn được thể hiện qua hệ số điều
chỉnh độ ẩm α: σ
18
= σ
w
[ 1+ α (w- 18)]
+ khi độ ẩm tăng từ 0 -> w
bh
: lượng nước thấm tăng nên khoản cách giữa các
mixen tăng -> lực tác dụng tuwong hỗ giảm -> khả năng chịu lực giảm. khi độ ẩm
trên w
bh
: lượng nước tự do tăng -> khoảng cách giữa các mixen ko thay đổi ->
cường độ gỗ ko thay đổi.
- ảnh hưởng của cấu tạo:
+ sắp xếp TB trong cây: hầu hết xếp dọc thân cây.
+ cấu trúc vách TB: hầu hết các mixen xếp // với trục dọc thân cây; mixen tạo ra
phản lực chông lại lực tác dụng nên σ
ép dọc
> σ
ép ngang
-> khả năng chịu lực theo chiều
dọc >> so với chiều ngang.
+ tia gỗ: theo chiều dọc xuyên tâm , tiếp tuyến, khả năng chịu lực ép ngang theo
chiều dọc xuyên tâm > tiếp tuyến. theo chiều ngang: tia gỗ lớn khi cưa, tách, trượt
thì mặt cắt tiếp tuyến đều > m/c xuyên tâm. + gỗ + sớm- gỗ muộn:
Gỗ chịu ép ngang xuyên tâm phần gỗ sớm bị phá hủy trước mặc dù phần gỗ muộn

chưa bị phá hủy nên khả năng chịu lực thấp hơn.
Gỗ chịu ép ngang tiếp tuyến lực dàn trải trên các phần gỗ sớm- gỗ muộn nên thời
điêm gỗ sớm bị phá hủy muộn hơn, gỗ chịu được ngoại lực cao hơn hay cường độ
ép xuyên tâm < ép ngang tiếp tuyến.
+ gỗ giác- gỗ lõi xấp xỉ = chiều dày vách TB gỗ giác -> khả năng chịu lực như
nhau. Ngoài ra chất hưu cơ và thể bít làm thay đổi gỗ lõi nhiều hơn gỗ giác 1-3%
+ tổ thành TB trong cây: tỉ lệ Tb vách dày tăng -> σ tăng
+ tỉ lệ giữa 3 tổ chứa: là tập hợp cảu 3 TB thực hiện cùng 1 chức năng của cây là
dẫn truyền, dự trữ, cơ học. tổ chức tăng -> σ giảm. sải gỗ ở tổ chức cơ học tăng
thì cơ lí tăng.
+ xenlulo: cường độ kéo dọc là do mixen xenlulo; cường độ kéo ngang là do
lignin. ứng lực kéo dọc do xenliulo, uwlk ngang do lignin. Khi gỗ chịu ép dọc
tp chủ yếu chông lại là xenlulo, ngang làm xẹp độ rỗng sau đó tác dụng vào
lignin, các ứng lực do mixenxenlulo > lignin. Gỗ chịu uốn tĩnh tp chịu tác động
chính là xenlulo.
18
Câu 26? Căn cứ vào nội dung cách phân loại gỗ theo nhóm thương
phẩm ( nêu cụ thể yêu cầu và phạm vi ứng dụng của gỗ từng
nhóm)
Có 8 nhóm:
-nhóm I: (41 loại) tiêu chuẩn chính: gỗ có màu sắc, vân thớ đẹp, độ bền tiếp
xúc cao, có giá trị KT nhất, có mùi thơm quy hiếm ( sưa, cẩm lai…).
Ư/D: làm đồ thủ công my nghệ, đồ mộc cao cấp.
- nhóm II: ( 26 loại) tiêu chuẩn chính: gỗ có tính chất cơ ly cao nhất ( đinh,
lim…), có ứng lực ép dọc, uốn tĩnh, kéo dọc có trị số lớn nhất. Ư/D làm
các chi tiết đòi hỏi chịu lực cao, công trình kiên cố.
- nhóm III: (24 loại) tiêu chuẩn chính: gỗ có tính chất cơ lí cao ( kém nhóm
2), có độ dẻo dai lớn nhất, sức chịu uốn va đập cao nhất.( chò chỉ, sao
đen,…) Ư/D: làm dụng cụ thể dục thể thao, vỏ tàu thuyền.
- nhóm IV: ( 34 loại) tiêu chuẩn chính: gỗ mềm, nhẹ, dễ gia công, ít co dãn

(mỡ, vàng tâm,…) Ư/D: đóng thùng đưng chất lỏng, làm bút chì, lạng, đồ
mộc tốt.
- từ nhóm V-> VIII: tiêu chuẩn dựa vào tiêu chuẩn KL V, cường độ, độ bền
tự nhiên, giá trị sử dụng giảm dần.
+ nhóm V ( 65 loại: hoàng linh, giẻ các loại, dầu các loại…)
+nhóm VI ( 70 loại: bạch đàn các loại, chò nâu, quế, sồi, chàm…)
=> gỗ 2 nhóm này dùng mcho đồ mộc thông dụng, xây dựng, công trình, nhà
cửa kiên cố, đón thùng, toa xe, tà vẹt.
+ nhóm VII ( 45 loại: cao su, vàng anh, săng máu,…_
+ nhóm VIII ( 48 loại: sung, trẩu, bồ đề, bồ kết)
=> gỗ 2 nhóm này dùng cho xây dựng tạm thời.
các loại gỗ từ nhóm IV -> VIII có kích thước phù hợp được dùng làm gỗ
chống lò.

19
Câu 27: khuyết tật tự nhiên ( mắt gỗ, nghiê thớ, thót ngọn, thân
cong)?
* khuyết tật tự nhiên là các hiện tượng cấu tọ ko bình thường ở bên trong
như mắt gỗ, nghiên thớ, thớ loạn, gỗ lệch tâm vùng tích nhựa,…và về hình
dạng bên ngoài của thân cây như thót ngọn, thân dẹt, bạnh vè, u bướu, thân
tròn ko nhẵn. mà nguyên nhân là do các yếu tố ngoại cảnh như đất, khí hậu,
phân bố ánh sáng trên tán lá cây, do đặc tính di truyền và do sự tác động
tổng hợp của các nhân tố bên trong và bbeen ngoài gây ra.
- mắt gỗ: là các vết của cành cây để lại trên thân cây, có màu đậm hơn, xếp
nagng và gần vuông góc với các mixen ( xếp dọc thân cây).
+ Căn cứ vào hình dạng chia làm 4 loại: mắt bầu dục: trục của mắt lệch với
mặt cắt của xẻ. đường kính d
max
= (2- 4) d
min

. mắt phân nhánh: là mắt dài
nhưng đối xứng. mắt dài: mặt cắt của xẻ // với trục dọc mắt. d
max
= 4 d
min.
mắt
tròn: mặt cắt của xẻ vuông góc với trục dọc mắt.
+ Căn cứ vào kích thước chia làm 3 loại: mắt lớn, mắt TB, mắt bé xếp phân
tán.
+ Căn cứ vào kết cấu chia 3 loại: mắt sống: khi 1 phần gỗ của mắt có liên hệ
phần gỗ xung quanh. Mắt mục: phần gỗ của mắt bị nấm mục phá hủy trở nên
mềm, xốp. mắt chết: khi 1 phần gỗ của mắt ko liên hệ với phần gỗ xung
quanh.
+ căn cứ vào mật độ: nhiều, TB và ít
+ căn cứ vào phương thức thể hiện: mắt lộ thiên, mắt chìm.
 y nghĩa:
+ pp đo tính: kích thước, số lượng
+ ảnh hưởng của mắt đến tính chất và gia công chế biến gỗ, ảnh hưởng đến
màu sắc, kết cấu, tính chất cơ học, tính chất vật ly ( co dãn, khả năng thẩm
thấu, chất lượng bề mặt giảm). – màu sắc: đẩm hơn vì là màu của lignin (ở
phần mắt gỗ chủ yếu là lignin). – kết cấu: mixen thường xếp dọc còn ở mắt
gỗ thì mixen lại xếp ngang nên cành cang lớn thì thì nghiên càng lớn. – tính
chất cơ học: do lượng lignin nhiều nên cường độ ép doc, kéo dọc, uốn tĩnh
đều giảm mạnh, còn cường độ ép ngang, kéo ngang, khả năng chịu trượt, độ
cứng tăng nhiều. – tính chất vật lí: khhar năng thẩm thấu theo chiều dọc
giảm, theo chiều ngang tăng, chất lượng bề mặt à co dãn giảm.
+ quá trình gia công chế biến: bóc chỗ ko có mắt theo chiều vòng năm -> là
quá trình tách gỗ đến chỗ mắt thì cắt ngang vì chỗ mắt nếu là mắt chết thì
ván sẽ bị thủng 1 lỗ, xẻ gỗ sẽ làm chất lượng bề mặt giảm nên mắt gỗ càng ít
càng tốt.

20
+ biện pháp hạn chế và xử lí: - kĩ thuật lâm sinh: số lượng và kích thước mắt
phụ thuộc vào loài cây, điều kiện sinh trưởng, tổ thành rừng và mật độ ->
làm hạn chế số lượng và kích thước mắt. – kĩ thuật gia công chế biến: lập
bản đồ xẻ hợp lí, sử dụng gỗ cho các mục đích cụ thể.
* nghiên thớ:
- nhận biết: quan sát: chiều dọc thớ ko // với trục dọc thân cây, ôngs dãn
nhựa dọc, mạch gỗ, chiều hướng của các vết nứt trên mặt cắt tiếp tuyến,
vong năm trên mặt cắt xuyên tâm.
- đo tính: ko quan trọng gốc hay ngọn mà xác định như sau: đo độ chênh
lệch thớ Δh/ 1 đoạn vuông góc bất kì., từ 1 điểm bất kì. Sau đó xác định độ
nghiêng thớ = (Δh/ L).100% (Δh, L cùng đơn vị)
- ảnh hưởng: a/h đến tính chất cơ lí của gỗ. gỗ càng nghiêng thớ thì co rút
dọc thớ càng mạnh, phơi sấy dễ bị cong vênh. Độ nghiêng thớ càng lớn, sức
chịu kéo dọc thỡ, cường độ ép dọc, uốn tĩnh, độ cứng giảm nhiều, nhưng gỗ
nghiêng thớ sd cây nguyên có thể còn làm tăng khả năng chịu lực của gỗ.
* thót ngọn: là độ thon của cây vượt quá mức bình thường. độ thon của gỗ
=(Φ
gốc
– Φ
ngọn
) / L (cm/m)
- đo tính: thót ngọn đều thì khi đó độ thót = độ thon. Thót ngọn ko đều thì
phải chia thành các đoạn có độ thon đều sau đó tính và lấy giá trị TB
- ảnh hưởng: tỉ lệ thanhhf khí giảm rất nhiều và ảnh hưởng đến vân thớ, bị
thót ngọn -> bị nghiêng thớ -> a/h đến tính chất như ở thớ nghiêng:σ
ed
, σ
kd
,

σ
ut
, φ và co dãn dọc tăng -> a/h quá trình của xẻ.
- đối với gỗ tròn dùng để bóc, độ thót ngọn lớn thì phế liệu nhiều, ván bóc dễ
bị cong vênh nứt nẻ. ư điểm: bóc sẽ có vân thớ đẹp.
* thân cong: là khi thân cây gỗ ko // trục dọc thân cây. Nguyên nhân là do di
truyền, điều kiện sinh trưởng. phân loại: thân cong 1 chiều, thân cong nhiều
chiều.
- đo tính: tìm chỗ cong nhất a, có chiều dài l.
Độ cong: cong 1 chiều: ĐC = (a/ l). 100%. Cong nhiều chiều: ĐC = max
[ ĐC
1
; ĐC
2
;…]
- ảnh hưởng: khi cong tỉ lệ thành khí giảm, σ
ed
, σ
kd
, σ
ut
giảm. vận chuyển
khó khăn, xẻ cũng khó. Cây cong-> thớ nghiêng -> giảm mọi tính chất # liên
quan.
Khắc phục: kĩ thuật lâm sinh, chế biến: lập bản đồ xẻ, làm các chi tiết cong, cắt
ngắn thành n đoạn Đc
3
= 1/ n
2
ĐC

21
Câu 28: gỗ biến màu, gỗ mục?
• gỗ biến màu:
- biến màu tự nhiên: là gỗ lõi khi tiếp xúc với không khí, ánh sáng,
nhiệt độ thì gỗ trở nên đậm màu dần.
- biến màu do nẫm mốc: gỗ tươi nên dễ bị nấm mốc xâm nhập và làm
biến màu gỗ. nhược điểm: làm giảm giá trị thẩm mĩ của gỗ, tính chất
cơ lí hầu như chưa bị giảm vẫn sd được.
trong biến màu tự nhiên thì lại có lợi vì làm cho người sd ưa thích hơn và
chia làm 3 nhóm: qu hiếm, hông sắc, tạp mộc.
- biện pháp phòng ngừa: ( nấm chỉ xâm nhập lúc gỗ vừa chặt hạ)
+ loại bỏ nguồn thức ăn trong gô = cách hấp or luộc gỗ
+ loại bỏ điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nấm như tăng độ ẩm
( ngâm, phun nước) or giảm ẩm ( phơi, sấy) or sd hóa chất ( thay đổi độ pH
và thức ăn)
* gỗ mục: do nấm gây nên, bào tử nấm xâm nhập vaò gỗ, phát triển và tiết ra
các loại enzim có khả năng phân hủy vách TB
- phân loại: + căn cứ vào tp bị phân huyrchia 2 loại: mục nâu: xenlulo bị
phân hủy và mục trắng: lignin bị phân hủy. căn cứ vào vị trí bị mục chia 2
loại: mục ngoài, mục trong
- đo tính:
+ mục ngoài: tìm chỗ sâu nhất của vết mục nhưng theo hướng xuyên tâm or
đường kính. (Δh/d). 100%
Khi chiều dài vết mục l> ½ chu vi khúc gỗ
Khi chiều dài vết mục l < ½ chu vi khúc gỗ thì tỉ lệ mục = ½. Δh/d
Much nhiều vết thì tính theo từng vết rồi cộng lại nếu khoảng cách giữa 2
vết mục >= 3; nếu < 3 thì tính chung vào 1 vết.
+ mục trong: tạo hình chữ nhật ngoại tiếp vết mục sau đó xác định chiều
sâu vêt mục l
TB

= (l
1
+l
2
)/2. sau đó xđ tỉ lệ mục = (l
TB
/Φ). 100%
- ảnh hưởng: KL V, cường độ gỗ, độ cứng lúc đầu giảm ít, sau giảm
nhiều
- xử lí: dùng vào công trình chịu lực thấp.
22

×