Tải bản đầy đủ (.pdf) (149 trang)

Nghiên cứu một số bệnh héo rũ hại lạc do nấm và biện pháp phòng trừ tại vùng gia lâm, hà nội năm 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.38 MB, 149 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI













CHU THỊ MỸ


NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BỆNH HÉO RŨ HẠI LẠC
DO NẤM VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ TẠI VÙNG
GIA LÂM, HÀ NỘI NĂM 2012




LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP


Chuyên ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT
Mã số: 60.62.01.12


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGÔ BÍCH HẢO


HÀ NỘI - 2013
Trng i hc Nụng nghip H Ni Lun vn thc s khoa hc Nụng nghip

i

LI CAM OAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
hoàn toàn trung thực và cha từng đợc sử dụng hoặc công bố trong bất
cứ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
đợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã đợc chỉ rõ
nguồn gốc.

Tác giả luận văn
Tác giả luận vănTác giả luận văn
Tác giả luận văn















Chu Th M










Trng i hc Nụng nghip H Ni Lun vn thc s khoa hc Nụng nghip

ii

LI CM N

Để hoàn thành đề tài tốt nghiệp ngoài sự cố gắng của bản thân tôi đã nhận
đợc rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô, bạn bè và ngời thân.
Trớc tiên, tôi xin đợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầyn giáo
PGS.TS. Ngô Bích Hảo và TS. Hà Viết Cờng - Giám đốc Trung tâm Bệnh cây nhiệt đới
- trờng Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tận tình hớng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình
thực hiện đề tài và hoàn thành bản luận văn này.
Tôi xin đợc gửi lời chân thành cảm ơn tới các thầy cô giáo trong Khoa Nông học,
Viện Đào tạo Sau đại học.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các bà con nông dân tại nhiều nơi đã tạo điều kiện

thuận lợi cho tôi trong thời gian thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin đợc chân thành cảm ơn các cán bộ tại b mụn bnh cõy khoa
nụng hc v Trung tâm Bệnh cây nhiệt đới, trờng Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã
nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian thực hiện đề
tài.
Bên cạnh đó tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả ngời thân, bạn bè
những ngời luôn bên cạnh động viên giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện
bản luận văn này.
Hà Nội, ngày
Hà Nội, ngày Hà Nội, ngày
Hà Nội, ngày 7
77
7 tháng 9
tháng 9 tháng 9
tháng 9 năm 2013
năm 2013 năm 2013
năm 2013


Tác giả luận văn
Tác giả luận văn Tác giả luận văn
Tác giả luận văn











Chu th M
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ðOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC BIỂU ðỒ vii
DANH MỤC HÌNH ẢNH viii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIÊT TẮT ix
MỞ ðẦU 1
Chương I . TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước 3
1.1.1 Nghiên cứu thành phần bệnh trên lạc 3
1.1.2 Những nghiên cứu về phòng trừ bệnh cây từ dịch chiết thực vật 15
1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 20
1.2.1 Nghiên cứu về bệnh héo rũ gốc mốc ñen hại lạc 20
1.2.2. Nghiên cứu về dịch chiết thực vật 22
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
2.1 ðối tượng, ñịa ñiểm nghiên cứu và thời gian thực hiện 24
2.1.1 ðối tượng nghiên cứu 24
2.1.2 ðịa ñiểm nghiên cứu 24
2.1.3 Thời gian nghiên cứu 24
2.2 Vật liệu nghiên cứu 24
2.3 Nội dung nghiên cứu 24
2.4 Phương pháp nghiên cứu 25

2.4.1 Phương pháp giám ñịnh bệnh hại trên hạt giống lạc 25
2.4.2 Phương pháp kiểm tra sức nảy mầm của hạt giống 26
2.4.3 Phương pháp ñiều tra thành phần và mức ñộ phổ biến nấm bệnh hại lạc
ngoài ñồng
26
2.4.4 Phương pháp thu dịch chiết thực vật 27
2.4.5 Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của dịch chiết thực vật và chế phẩm
Trichoderma ñến hiệu quả phòng trừ bệnh
28
2.4.6 Phương pháp tính và xử lý số liệu 32

Comment [IC1]:

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

iv

Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 33
3.1 Thành phần bệnh nấm hại lạc trên ñồng ruộng tại Gia Lâm, Hà Nội
vụ thu ñông năm 2012
33
3.1.1 Bệnh héo rũ gốc mốc ñen Aspergillus niger 35
3.1.2 Bệnh lở cổ rễ Rhizoctonia solani Kuhn 35
3.1.3 Bệnh ñốm nâu Cercospora arachidicola Hory 35
3.1.4 Bệnh ñốm ñen Cercospora personata Beck& Curtis 35
3.1.5 Bệnh Gỉ sắt trên lạc Puccinia arachidis Speg 35
3.1.6 Bệnh héo rũ gốc mốc trắng dó nấm Sclerotinia rolfsii Sacc 36
3.1.7 Bệnh mốc vàng Aspergillus Flavus Link 36
3.1.8 Bệnh mốc xanh Pennicilium spp 36
3.1.9 Bệnh cháy lá Pestalotiopisis sp 36

3.2 Thành phần nấm bệnh và tỷ lệ nhiễm nấm Aspergillus niger trên hạt
giống lạc thu thập tại Hà Nội
39
3.3 Diễn biến bệnh héo rũ gốc mốc trắng và héo rũ gốc mốc ñen hại giống
lạc BT 14 tại 3 xã của Gia Lâm, Hà Nội vụ ñông năm 2012
40
3.4 Nghiên cứu ảnh hưởng của một số dịch chiết thực vất và nấm ñối
kháng ñến nấm gây bệnh héo rũ gốc mốc ñen và héo rũ gốc mốc trắng
phân lập trên mẫu lạc tại Gia Lâm Hà Nội.
43
3.4.1. Ảnh hưởng của dịch chiết hành, tỏi, sả ñến nấm Sclerotium rolfsii gây
bệnh héo rũ gốc mốc trắng trên lạc.
43
3.4.2 Ảnh hưởng của dịch chiết hành, tỏi, sả ñến nấm Aspergillus niger gây
bệnh héo rũ gốc mốc ñen trên lạc.
46
3.5 Nghiên cứu ảnh hưởng của dịch chiết thực vật ñến nấm ñối kháng
Trichoderma harzianum.
50
3.6 Nghiên cứu hiệu quả ức chế của nấm ñối kháng Trichoderma
harzianum với nấm Sclerotium rolfsii và nấm Aspergillus niger.
55
3.6.1 Ảnh hưởng của nấm Trichoderma harzianum ñến nấm Sclerotium rolfsii
trong ñiều kiện phòng thí nghiệm
55
3.6.2 Ảnh hưởng của nấm Trichoderma harzianum với nấm Aspergillus niger
trên môi trường PDA.
60
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


v

3.7 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của dịch chiết ñển tỷ lệ nấm bệnh trên
hạt giống lạc.
63
3.7.1 Ảnh hưởng của dịch chiết ñển tỷ lệ nấm bệnh trên hạt giống lạc DT7 63
3.7.2 Ảnh hưởng của dịch chiết thực vật ñến tỷ lệ nấm bệnh trên hạt giống lạc
BT14
67
3.8 Ảnh hưởng của dịch chiết thực vật ñến tỷ lệ nảy mầm của hạt giống
lạc thu thập tại Hà Nội vụ thu ñông năm 2012.
69
3.8.1 Ảnh hưởng của dịch chiết ñến tỷ lệ nảy mầm của hạt giống lạc BT 14 70
3.8.2 Ảnh hưởng của dịch chiết thực vật ñến tỷ lệ nảy mầm của hạt giống lạc
DT 7
72
3.9 Kết quả nghiên cứu phòng trừ bệnh trong nhà lưới 74
3.9.1 Khả năng phòng trừ nấm bệnh của dịch chiết và chế phẩm sinh học với
nấm A. niger khi lây nhiễm nấm vào ñất.
74
3.9.2 Khả năng phòng trừ nấm bệnh của dịch chiết thực vật và chế phẩm sinh
học ñối với nấm A. niger khi lây nhiễm vào giai ñoạn cây con trên giống lạc
BT14.
79
3.9.3 Khả năng phòng trừ nấm bệnh của dịch chiết và chế phẩm sinh học với
nấm S.rolfsii.
81
3.10 Kết quả thí nghiệm ngoài ñồng ruộng 84
Chương 4. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO 92

PHỤ LỤC 1 94
PHỤ LỤC 2 97

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

vi

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Thành phần nấm bệnh hại trên lạc ở Gia Lâm, Hà Nội vụ ñông năm
2012
34
Bảng 3.2: Thành phần nấm bệnh trên các mẫu hạt giống lạc BT14 thu thập
vụ thu ñông năm 2012
40
Bảng 3.3: Diễn biến bệnh héo rũ gốc mốc trắng và héo rũ gốc mốc ñen hại
giống lạc BT 14 tại 3 xã của Gia Lâm, Hà Nội vụ ñông năm 2012
41
Bảng 3.4: Ảnh hưởng của dịch chiết hành, tỏi, sả ñến nấm Sclerotium rolfsii
gây bệnh héo rũ gốc mốc trắng trên môi trường PDA
44
Bảng 3.5: Ảnh hưởng của dịch chiết hành, tỏi sả ñến nấm Aspergillus niger
trên môi trường PDA
47
Bảng 3.6: ðánh giá ảnh hưởng của dịch chiết hảnh, tỏi, sả ñến nấm ñối kháng
Trichoderma harzianum trên môi trường PDA
51
Bảng 3.7: Khả năng ức chế của nấm T. harzianum với nấm Sclerotium rolfsii
trên môi trường PDA
56
Bảng 3.8: Ảnh hưởng của nấm Trichoderma harzianum ñến sự phát triển tản

của nấm Aspergillus niger
62
Bảng 3.9: Ảnh hưởng của dịch chiết thực vật ñến nấm bệnh trên hạt giống lạc
DT7
64
Bảng 3.10 ; Ảnh hưởng của dịch chiết thực vật tinh và thô ñển tỷ lệ nấm trên
hạt giống lạc BT 14
67
Bảng 3.11: Ảnh hưởng của dịch chiết thực vật ñến tỷ lệ nảy mầm của hạt
giống lạc BT 14
71
Bảng 3.12: Ảnh hưởng của dịch chiết thực vật ñến tỷ lệ nảy mầm của hạt
giống lạc DT 7
73
Bảng 3.13: Kết quả phòng bệnh của dịch chiết tỏi, sả và chế phẩm sinh học
với bệnh HRGMð khi lây nhiễm nấm A. niger vào ñất.
77
Bảng 3.14: Kết quả phòng bệnh của dịch chiết và chế phẩm sinh học với bệnh
HRGMð khi lây nhiễm nấm A. niger giai ñoạn cây con.
80
Bảng 3.15: Ảnh hưởng của dịch chiết thực vật và chế phẩm sinh học ñến nấm
S.rolfsii gây bệnh HRGMT trên giống lạc BT 14
82
Bảng 3.16: Ảnh hưởng của dịch chiết thực vật và chế phẩm nấm Trichoderma
ñến bệnh héo rũ gốc mốc ñen và héo rũ gốc mốc trắng trên giống lạc BT 14
tại xã ðình Xuyên Gia Lâm, Hà Nôi.
85
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

vii


DANH MỤC BIỂU ðỒ

Biểu ñồ 3.1 : Diễn biến bệnh héo rũ gốc mốc ñen trên giống lạc BT 14 tại Gia
Lâm, Hà Nội vụ ñông năm 2012
41
Biểu ñồ 3.2 : Diễn biến bệnh héo rũ gốc mốc trắng trên giống lạc BT 14 tại
Gia Lâm, Hà Nội vụ ñông năm 2012
42
Biểu ñồ 3.3: Hiệu quả ức chế nấm Sclerotium rolfsii của một số dịch chiết
thực vật trên môi trường PDA.
44
Biểu ðồ 3.4: Ảnh hưởng của dịch chiết hành, tỏi, sả ñến nấm A. niger trên
môi trường PDA
47
Biểu ñồ 3.5: Ảnh hưởng của dịch chiết hảnh, tỏi, sả ñến nấm ñối kháng
Trichoderma harzianum
51
Biểu ñồ 3.6: Ảnh hưởng của dịch chiết thực vật ñến tỷ lệ nảy mầm trên hạt
giống lạc DT 7.
64
Biểu ñồ 3.7: Ảnh hưởng của dịch chiết tỏi, sả ñển tỷ lệ nấm bệnh trên hạt
giống lạc BT 14
68
Biểu ðồ 3.8: Ảnh hưởng của dịch chiết thực vật ñến tỷ lệ nảy mầm của giống
lạc BT14.
72
Biểu ñồ 3.9: Ảnh hưởng của dịch chiết Tỏi, sả ñến tỷ lệ nảy mầm của hạt
giống lạc DT 7 73
Biểu ñồ 3.10: Hiệu lực phòng trừ nấm A. niger khi lây nhiễm vào ñất của dịch

chiết thực vật và chế phẩm sinh học trên giống lạc BT 14
78
78
Biểu ñồ 3.11: Ảnh hưởng của dịch chiết thực vật và chế phẩm SH ñến tỷ lệ
hạt thối khi lây nhiếm nấm A. niger vào ñất trên giống lạc BT 14
78
Biểu ñồ 3.12: Hiệu lực của chế phẩm sinh học và dịch chiêt thực vật ñến khả
năng phòng trừ nấm S.rolfsii gây bệnh HRGMT trên giống lạc BT 14.
83
Biểu ñồ 3. 13: Ảnh hưởng của dịch chiết thực vật và chế phẩm Trichoderma
ñến bệnh HRGMð trên giống lạc BT14.
86
Biểu ñồ 3.14: Ảnh hưởng của dịch chiết thực vật và chế phẩm Trichoderma
ñến bệnh HRGMT trên giống lạc BT14.
86
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

viii

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 3.1: Bệnh ñốm ñen trên lạc, bào tử phân sinh và cành bào tử phân sinh
của nấm Cercospora personata.
37
Hình ảnh 3.2: Triệu chứng bệnh ñốm nâu trên lạc, bào tử phân sinh của nấm
Cercospora arachidicola
38
Hình 3.3:Triệu chứng bệnh HRGMð do nấm A. niger trên cây lạc 38
Hình 3.4: Triệu chứng bệnh héo rũ gốc mốc trắng do nấm Sclerotium rolfsii
hại trên lạc .

38
Hình 3.5:Triệu chứng bệnh gỉ sắt trên lá và bào tử hạ của nấm gỉ sắt
Puccinia arachidis
39
Hình 3.6: Tản nấm Sclerotium rolfsii trên môi trường bổ sung dịch chiết tỏi
5%, 10%, 15% sau 7 ngày.
46
Hình 3.7: Tản nấm A. niger trên môi trường nuôi cấy có bổ sung dịch chiết
hành, tỏi, sả
49
Hình 3.8: Tản nấm A. niger trên môi trường có bổ sung dịch chiết tỏi sau 7
ngày nuôi cấy
50
Hình 3.9: Tản nấm T. harzianum trên môi trường PDA có bổ sung dịch chiết
hành, tỏi, sả sau 2 ngày nuôi cấy
52
Hình 3.10: Tản Nấm T.harzianum trên môi trường PDA bổ sung dịch chiết
tỏi, 5%, 10%, 15% sau 4 ngày nuôi cấy
53
Hình 3.11: Tản Nấm T.harzianum trên môi trường PDA bổ sung dịch chiết
hành, 5%, 10%, 15% sau 4 ngày nuôi cấy
53
Hình 3.12: Tản nấm T. harzianum trên môi trường PDA có bổ sung dịch chiết
sả 15% sau 4 ngày nuôi cấy
53
Hình 3.13: Tản nấm T. harzianum trên môi trường PDA có bổ sung dịch
chiết hành, tỏi, sả sau 7 ngày nuôi cấy
54
Hình 3.14: Khả năng ñối kháng của nấm Trichoder harzianum với nấm
S.rolfsii trên môi trường PDA sau 7 ngày

59
Hình 3.15: Khả năng ñối kháng của nấm Trichoder harzianum với nấm A.
niger trên môi trường PDA sau 7 ngày
61

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

ix

DANH MỤC CÁC CHỮ VIÊT TẮT

HRGMð
HRGMT
TLB
TLMBT
TLMKBT
TLKNM
TLHT
H
T
S
HLPT
Héo rũ gốc mốc ñen
Héo rũ gốc mốc trắng
Tỷ lệ bệnh
Tỷ lệ mầm bình thường
Tỷ lệ mầm không bình thường
Tỷ lệ không nảy mầm
Tỷ lệ hạt thối
Dịch chiết hành

Dịch chiết tỏi
Dịch chiết sả
Hiệu lực phòng trừ
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

1

MỞ ðẦU

Cây lạc (Arachis hypogaea L) là cây công nghiệp ngắn ngày thuộc họ
ñậu, có nguồn gốc ở Nam Mỹ, hiện nay ñược trồng trên 100 quốc gia thuộc cả
6 châu lục. Lạc là cây trồng có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao, là cây
công nghiệp ñứng thứ 2 trong các cây lấy dầu thực vật. Sản phẩm chế biến từ
lạc rất ña dạng trong ñó chủ yếu là hạt. Hạt lạc chứa khoảng 40 – 60% lipit
và 26-34% protein là nguồn nguyên liệu quan trọng cho chế biến dầu và khô
dầu (D.J.Allen and J.M lenne, 1998).
Do vậy cây lạc phù hợp và thích ứng nhanh với ñiều kiện nhiệt ñới, á
nhiệt ñới, các vùng có khí hậu ẩm nên hiện nay, nó ñược trồng chủ yếu ở các
vùng Á – Phi như Ấn ðộ, Trung Quốc, Senegal, Indonexia, Malaixia, Nigeria,
Myanma,…Tuy nhiên, khoảng 70% tổng sản lượng lạc toàn thế giới chỉ tập
trung ở ba quốc gia là Ấn ðộ, Trung Quốc, Mỹ.
Ở Việt Nam, chưa có tài liệu xác minh cụ thể cây lạc ñược du nhập vào
từ bao giờ nhưng theo một số tài liệu cổ thì cây lạc ñược du nhập vào từ
Trung Quốc. Ngày nay lạc là một trong những cây ñậu ñỗ quan trọng, ñược
trồng rộng khắp trong nước với diện tích xấp xỉ 250.000ha, chiếm khoảng
39% tổng diện tích cây công nghiệp hàng năm, sản lượng 350.000ha tấn/ha.
Cũng giống như những cây trồng khác sản xuất lạc gặp nhiều khó khăn,
một trong những nguyên nhân chính là do bệnh hại. Các kết quả nghiên cứu
trước ñây ñều khẳng ñịnh: Bệnh hại là một trong những nguyên nhân chính
làm giảm năng suất và phẩm chất lạc.

Hạt lạc là nơi tiềm ẩn nhiều loài nấm gây bệnh, ñặc biệt là các loài
nấm có nguồn gốc trong ñất và truyền qua hạt giống như Aspergillus sp.,
Sclerotium rolfsii… Nhóm nấm này phát sinh và gây hại trong cả chu kỳ
sống của cây trên ñồng ruộng và trong kho bảo quản, ảnh hưởng ñến chất
lượng hạt giống, ñồng thời là nguyên nhân gây ra các bệnh nguy hiểm cho
con người và vật nuôi. Hiện nay, áp dụng biện pháp sinh học trong phòng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

2

trừ bệnh hại ñang là xu hướng ñược quan tâm bởi sự an toàn, hiệu quả, ñảm
bảo cho một nền nông nghiệp bền vững, thân thiện với môi trường. Từ ñó,
có nhiều công trình nghiên cứu sử dụng dịch chiết thực vật như Hành, Tỏi,
Sả, Xoan Ấn ðộ, rau Ngải trong phòng trừ bệnh trên cây trồng. Người ta ñã
dùng dịch chiết Tỏi, Hành… ñể xử lý hạt giống thấy tác dụng diệt nấm, vi
khuẩn và thấy tỷ lệ phát sinh bệnh từ hạt giống giảm ñi rất nhiều.
Xuất phát từ vấn ñề trên dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Ngô Bích
Hảo chúng tôi thực hiện ñề tài “ Nghiên cứu một số bệnh héo rũ hại lạc do
nấm và biện pháp phòng trừ tại vùng Gia Lâm, Hà Nội năm 2012”.
Mục ñích
ðiều tra xác ñịnh thành phần bệnh hại lạc và mức ñộ nhiễm bệnh nấm
gây hại trên hạt giống lạc thu thập ở vùng Gia Lâm, Hà Nội năm 2012. Diễn
biến một số bệnh héo rũ do nấm ngoài ñồng ruộng và khảo sát tác dụng một
số dịch chiết thực vật, chế phẩm sinh học trong sử lý hạt giống lạc BT14
phòng trừ bệnh .
Yêu cầu
- Xác ñịnh ñược thành phần bệnh nấm hại hạt giống lạc thu thập ở vụ
thu ñông năm 2012 ở vùng Gia Lâm, Hà Nội.
- ðiều tra diễn biến một số nấm gây bệnh trên lạc trồng tại Gia Lâm,
Hà Nội vụ thu ñông năm 2012.

- Thử nghiệm biện pháp xử lý hạt giống lạc phòng trừ bệnh hại trong
phòng thí nghiệm và nhà lưới bằng dịch chiết thực vật và chế phẩm sinh học ở
các nồng ñộ và thời gian xử lý khác nhau.
- Xác ñịnh hiệu quả xử lý các dịch chiết thực vật và chế phẩm sinh học
ñến sức sống của cây mầm.
-Xác ñịnh hiệu quả xử lý các dịch chiết thực vật và chế phẩm sinh học ñến
thời gian tiềm dục của nấm gây bệnh.
- ðánh giá hiệu quả phòng trừ bệnh héo rũ trên lạc của các dịch chiết thực
vật và xác ñược nồng ñộ, thời gian thích hợp trong xử lý hạt giống.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

3

Chương I . TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
1.1.1 Nghiên cứu thành phần bệnh trên lạc
Bệnh hại lạc là một trong những nguyên nhân quan trọng làm giảm
năng suất lạc (Kokalis- Burelle, 1997). Bệnh hại lạc là do một số lượng lớn
các loài nấm, vi khuẩn, phytoplasma, hơn 20 virus và ít nhất 100 loài tuyến
trùng, trong ñó nhóm nấm bệnh hại lạc chiếm ña số và gây thiệt hại lớn nhất.
Theo Allen và Lenne (1998), có khoảng 40 loại bệnh hại lạc ñáng chú ý
ñóng vai trò quan trọng. Trên thế giới chia làm 5 nhóm bệnh hại:
- Nhóm bệnh trên hạt và trên cây mầm: Nhóm này rất phổ biến và quan trọng.
- Nhóm gây chết héo: Nhóm này cũng rất phổ biến và gây thiệt hại
nghiêm trọng trên toàn thế giới.
- Nhóm gây thối thân và rễ: Nhóm này thường phổ biến nhưng chỉ hại
cục bộ.
- Nhóm gây thối củ: Nhóm này thường phổ biến cục bộ ở một số vùng

và là bệnh thứ yếu.
- Nhóm gây bệnh trên lá: Gồm rất nhiều loài, trong ñó chỉ một số loài
gây hại phổ biến và quan trọng.
Tuy nhiên, nấm bệnh hại lạc chỉ chia làm 3 nhóm chính dựa vào bộ
phận gây hại trong các giai ñoạn sinh trưởng khác nhau:
- Nhóm bệnh héo rũ gây chết cây:
- Nhóm bệnh hại lá;
- Nhóm bệnh hại quả, hạt.
1.1.1.1 Nhóm bệnh héo rũ gây chết cây
Nhóm bệnh héo rũ gây chết cây hại lạc là một trong những nhóm bệnh
nguy hiểm, những cây bị nhiễm bệnh phần lớn bị héo và chết, nếu còn sống
sót thì mất khả năng cho năng suất hoặc năng suất thấp, chất lượng kém.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

4

Tóm tắt một số nấm gây bệnh héo chết cây hại lạc như sau:
a. Bệnh héo rũ gốc mốc ñen lạc do nấm Aspergillus niger Tiegh
* Tính phổ biến và tác hại của nấm A. niger
Nấm Aspergillus niger là loài nấm ñất gây bệnh héo rũ trên lạc ñồng
thời là loài nấm hại hạt ñiển hình (John Damicone, 1999). Trên thế giới, ñã có
rất nhiều những nghiên cứu về nấm A. niger, người ta ñã phân lập ñược 37
loài gây hại trên thực vật, một số tác giả cho biết nấm A. niger không chỉ gây
hại trên cây trồng mà chúng còn ñược quan tâm như là một nguyên nhân gây
bệnh cho người và ñộng vật. Ngoài ra, chúng còn ñược sử dụng như là một
nguồn vi sinh vật cho sản xuất một số loại enzim của ngành công nghệ chế biến.
Bệnh héo rũ gốc mốc ñen hại lạc ñược báo cáo chính thức lần ñầu tiên
vào năm 1926 ở Sumatra và Java (D.J Allen and J.M Lenne, 1998; N.
Kokalis- Burelle, 1997). Thực tế tác nhân gây bệnh ñã ñược ghi nhận từ năm
1920, gây nên biến màu vỏ và hạt lạc. Ở châu Á bệnh ñược ghi nhận ñầu tiên

tại tại Andhara Pradesh năm 1980.
Bệnh thối gốc mốc ñen do nấm Aspergillus niger ñến nay vẫn là một
bệnh quan trọng ñược công nhận ở hầu hết các vùng trồng lạc chính trên thế
giới. Theo nhận ñịnh của một số tác giả thiệt hại về năng suất và sản lượng do
bệnh háo rũ gốc mốc ñen thay ñổi và khó ñánh giá, thiệt hại cá biệt lên tới
50% nhưng thường dao ñộng ở mức trên dưới 1%.
Theo kết quả nghiên cứu của Dharmaputra (2001) thiệt hại về năng suất
lạc ñược ghi nhận cụ thể ở Malawi, Senegal, Sudan, Niger,.v v. Ở Ấn ðộ,
bệnh héo rũ gốc mốc ñen là một nhân tố quan trọng gây nên năng suất thấp
với tỷ lệ nhiễm khoảng từ 5 – 10%. Nếu nhiễm trong khoảng 50 ngày sau gieo
sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng và có thể gây chết tới 40% số cây. Ở Mỹ bệnh
héo rũ gốc mốc ñen càng trở lên quan trọng từ ñầu những năm 1970 khi việc
xử lí hạt bằng thuốc có chứa thủy ngân bị cấm và nó ñã trở thành một vấn ñề
ở Florida ñầu những năm 1980.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

5

Nghiên cứu của Dharmaputra (2001) cho biết nấm dễ dàng truyền từ
hạt sang cây trong ñiều kiện nóng ẩm, ñộc tố do nấm sản sinh gây ảnh hưởng
tới sinh trưởng của cây, như rễ quăn xoắn, biến dạng ngọn. Cây bị nhiễm
bệnh có thể sống sót, sinh củ nhưng khi bị nhiễm nặng có thể chết hoặc trở
nên bị nặng hơn cho tới cuối vụ và hạt của nó có thể bị nhiễm bởi một loài
nấm khác, kết quả là ngay cả các axít béo tự do trong hạt cũng chứa ñộc tố
(D.J. Allen and J.M. Lenne, 1998).
Là loài nấm cư trú phổ biến trong ñất, là một tác nhân gây bệnh cơ hội,
phá hoại và phát triển trên tế bào sống, gây bệnh thối gốc mốc ñen ở lạc và
gây bệnh trên nhiều cây trồng khác, có thể gây bệnh cho người và ñộng vật,
tên thường gọi là Aspergillus niger Tiegh.
Những tên gọi phổ biến theo triệu chứng bệnh như bệnh thối vòng, thối

cổ rễ, thối gốc mốc ñen. Nhưng ñể thống nhất trong toàn bộ tổng quan tài liệu
nghiên cứu, chúng tôi gọi là bệnh héo rũ gốc mốc ñen.
* Phân bố và phạm vi kí chủ của nấm A. niger
Phân bố Nấm A. niger phân bố rộng khắp trên thế giới. Theo
Dharmaputra (2001) nó xuất hiện ở trên 100 nước thuộc khắp các châu lục,
ñặc biệt là ở Australia, Iran, Ấn ðộ, Sudan, Nam Mỹ,…v.v.
Phạm vi kí chủ nấm A. niger gây hại trên rất nhiều họ thực vật trong ñó
khoảng trên 90 cây trồng và trên 11 ký chủ dại. Ký chủ chính trên khoảng 10
họ thực vật trên nhiều cây trồng, trong ñó ñáng chú ý nhất phải kể ñến lạc,
ngô, hành tỏi, xoài, ñậu ñỗ, ñiều, v.v
* ðặc ñiểm sinh học sinh thái của nấm A. niger
Nấm A. niger hại trên lạc gây thối hạt, thối mầm và chết héo ở các giai
ñoạn sau (D.J. Allen, 1998). Theo một số tài liệu Dạng tồn tại của nấm A.
niger (chủ yếu là bào tử) phổ biến ở trong hệ nấm ñất và hệ nấm không khí
của những vùng khí hậu nóng. Vì vậy, giai ñoạn mầm có thể bị nhiễm từ ñất,
từ không khí hoặc từ nguồn bệnh ban ñầu trên hạt.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

6

Nghiên cứu của Gary J. Griffin cho biết Dễ dàng tìm ñược nấm A.
niger trong vùng rễ của lạc và trên cánh ñồng trồng lạc, mầm bệnh của nấm A.
niger ngay sau vụ lạc trong 1g ñất giao ñộng có từ 6 ± 1.3 bào tử.
Các tác giả Dharmaputra (2001) nhận ñịnh nấm A. niger không phổ
biến ở vùng khí hậu ôn ñới, bào tử của nó có nhiều trong không khí ở những
vùng nóng như Ấn ðộ. Theo (Compendium of crop protection, 2001) sự gia
tăng mầm bệnh nấm A. niger khi có mưa kéo dài do sự tập trung bào tử nấm
tăng trong thời kì khô nóng và bị rửa trôi xuống theo nước mưa, tuy nhiên sức
sống của mầm sẽ giảm khi lượng mưa tăng. Khi mầm bệnh trong không khí của
nấm A. niger tiếp xúc ñược với tán cây, tế bào cây cũng có thể bị nhiễm nếu ñiều

kiện phù hợp xuát hiện như tế bào bị tổn thương, nhiệt ñộ và ẩm ñộ cao.
Dù nước không bắt buộc cho sự nảy mầm của bào tử nấm A.niger
nhưng ñộ ẩm tới hạn là cần thiết. ðộ ẩm yêu cầu cho bào tử nảy mầm thay ñổi
theo nhiệt ñộ nhưng ñộ ẩm thích hợp cho bào tử nảy mầm là 93% và nhiệt ñộ
dưới 40%. Nếu ñộ ẩm 100% thì sự nảy mầm thích hợp nhất ở 30
0
C. khi bào
tử bắt ñầu nảy mầm, chúng ñặc biệt mẫm cảm với sự thay ñổi ñiều kiện sinh
thái ñặc biệt là yếu tố nhiệt ñộ. Tỷ lệ bào tử nảy mầm là rất quan trọng cho sự
lây nhiễm của bệnh lên cây sau này. Trong ñiều kiện invitro, khoảng 90% bào
tử nảy mầm trong vài giờ ở 30 – 34
0
C. Bào tử có thể duy trì ñược ở 47
0
C và
nảy mầm ở RH < 70% nhưng tỷ lệ nảy mầm rất thấp. sự nảy mầm của bào tử
cũng ñược phát hiện sau 15 giở ñộ ẩm ñược duy trì ở 78 – 81% nhưng thường
bào tử nảy mầm chỉ sau vài giờ ở ñiều kiện ẩm ñộ cao (Compendium of crop
protection, 2001). Vì vậy, theo Dharmaputra (2001) Ở những vùng khí hậu
nóng, ẩm như vùng nhiệt ñới và cận nhiệt ñới là thích hợp cho sự nảy mầm
của bào tử hơn là những vùng khí hậu ôn ñới.
* ðặc ñiểm phát sinh phát triển của nấm A. niger
Nấm A. niger phân bố rộng khắp trên thế giới. Tốc ñộ sinh trưởng của
nấm A. niger nhanh, sự phát triển và hình thành bào tử của nấm thích hợp
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

7

trong ñiều kiện nóng ẩm do ñó khi gặp ñiều kiện thuận lợi chỉ một lượng nhỏ
nguồn lây nhiễm cũng có thể phát triển sự gây nhiễm nghiêm trọng. Mầm

bệnh của A. niger ñược tìm thấy ở ñất ẩm nhiều hơn là ñất khô và nó có khả
năng chịu ñược ñiều kiện ñất có ñộ ẩm thấp. Theo kết quả của Ambarwati
(2001) ñất ướt dễ dàng cho nấm gây thối hạt ở cuối vụ trong khi ñiều kiện ñất
khô và nó có khả năng chịu ñược ñiều kiện ñất có ñộ ẩm thấp. Nấm A. niger
là nấm gây hại trên hạt. Theo (Compendium of crop protection, 2001) A.
niger ñã ñược tìm thấy trên rất nhiều loài hạt cây trồng như ngô, lúa, cao
lương…v.v. nhưng ñược ghi nhận nhiều nhất là trên hạt lạc và hạt cây họ
hành tỏi. Nghiên cứu của Dharmaputra (2001) cho biết hạt lạc dễ bị nhiễm
trong suốt giai ñoạn củ già trong ñất và giai ñoạn thu hoạch và bóc vỏ.
Trên thế giới, ñã có nhiều kết quả nghiên cứu về tỉ lệ nhiễm nấm A.
niger trên hạt giống lạc cũng như ñánh giá mối tương quan giữa tỉ lệ nhiễm và
truyền bệnh qua hạt giống. Những kết quả nghiên cứu từ (Compendium of
crop protection, 2001) hạt lạc thu từ ñược từ 3 vùng lạc chính ở Sudan
(Gezira, Kosti and El Obeid) ñều bị nhiễm nấm A. niger ñặc biệt ở củ không
lành lặn. Theo kết quả ñiều tra (Subrahmanyam and Rao, 1976) trên hạt lạc
Nấm A. niger chiếm 60% trong tổng số các loài nấm thu ñược từ hạt bằng
phương pháp ly tâm. Mức nhiễm nấm A. niger trên hạt lạc có thể trên 90%,
mầm mọc từ những hạt nhiễm nấm A .niger thì có tỷ lệ cây bị nhiễm cao hơn
so với mầm mọc từ hạt khỏe.
Theo nhận ñịnh của El – Wakil (2000) có sự liên quan giữa thời gian
bảo quản và tỷ lệ nhiễm nấm A. niger, tỷ lệ nhiễm nấm A. niger ghi nhận trên hạt
lạc là 18.25% sau 4 tháng bảo quản và thấp nhất là 11.2% sau 6 tháng bảo quản.
Sự gây hại của A. niger trên hạt không chỉ là sự truyền bệnh qua hạt mà
còn là sự ảnh hưởng ñến chất lượng hạt và sức nảy mầm của hạt. Theo
(Compendium of crop protection, 2001) có 60% số hạt nhiễm nấm bị ôi, hạt
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

8

thường có tỷ lệ mọc thấp và hàm lượng dầu giảm. Nấm A. niger còn gây ra sự

thay ñổi một số thuộc tính hóa lý của hạt nhiễm trong suốt thời gian bảo quản.
Quá trình xâm nhiễm của nấm kéo dài khoảng 10 ngày. Bệnh thể hiện
triệu chứng rất sớm ở cây mầm hoặc cây con. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể
phát sinh muộn vào tháng 7, tháng 8 với triệu chứng cây héo ñột ngột, xuất
hiện với số lượng lớn (Amanda Huber, 2002).
* Triệu chứng bệnh héo rũ gốc mốc ñen hại lạc
Bệnh héo rũ gốc mốc ñen có thể xuất hiện ở bất kì giai ñoạn sinh
trưởng nào của cây lạc và thường chủ yếu nhiễm ở hạt, mầm, cây con, cổ rễ
và thân.
Một loạt các nghiên cứu cho biết bệnh xuất hiện phổ biến ở ñầu vụ.
Giai ñoạn mầm và cây con là mẫn cảm nhất với sự nhiễm của bệnh, ở giai
ñoạn cây con khi bị nhiễm bệnh thì tỷ lệ chết cao hơn so với giai ñoạn cây
trưởng thành, cây cũng có thể bị chết do nấm ngay khi gieo.
Theo Arison C.R và ctv (2001) khi theo dõi và quan sát trên hạt nhiễm
bệnh trồng trên ñất ñã khử trùng trong ñiều kiện nhà lưới thấy sự nhiễm bệnh
ñầu tiên là ở trụ dưới lá mầm và lá mầm. Sợi nấm phát triển từ lá mầm vào
trong vùng cổ thắt của lá mầm, có thể quan sát thấy vết thối ướt suốt giai ñoạn
ñầu của qúa trình xâm nhiễm nhưng ở giai ñoạn sau xuất hiện vết thối khô,
mô bệnh nứt nẻ. Vết thối ướt có thể tiến triển nhanh xuyên từ trụ dưới lá mầm
hoặc vùng cổ lá mầm gây nên sự teo quắt và chết. Phần thân của trụ dưới lá
mầm bị nhiễm vào khoảng 10 ngày sau mọc khi chúng ñội ñất lên. Ở nhiệt ñộ
trên 30
0
C sự nhiễm bệnh của trụ dưới lá mầm và rễ của mầm gây hiện tượng
thối cổ rễ hay còn gọi là thối vòng. Khởi ñầu, trụ dưới lá mầm trở nên mọng
nước sau ñó có màu nâu sáng rồi cành bào tử phân sinh màu ñen xuất hiện rõ.
Theo D.J. Allen and Lenne (1980) mầm bị héo rất nhanh ñặc biệt trong
ñiều kiện thời tiết khô. Lá mầm và ñiểm sinh trưởng bị bao phủ bởi cụm các
cành bào tử phân sinh kèm theo sự xuất hiện một khối bột màu ñen. Trong
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


9

quá trình phát triển vùng mô bệnh ñặc biệt là vùng mô cổ lá mầm bị xé nứt ra
nhiều mảnh, mất màu và mầm nhiễm bệnh bị chết héo. Hạt có thể bị tấn công
ngay khi gieo trong ñiều kiện ẩm, ñất nhiễm bệnh. Triệu chứng xuất hiện trên
hạt bị thối là một khối xốp lỗ rỗ các mô tế bào phân hủy ñược bao phủ bởi
khối các cành bào tử phân sinh màu nâu hoặc màu ñen.
Hiện tượng hạt bị thối hoặc bị chết sớm là biểu hiện triệu chứng ñiển
hình ở hạt bị nhiễm bệnh khi trồng ñặc biệt tỷ lệ hạt chết cao ở những củ thu
từ cây bị nhiễm bệnh (Perecision Agriulture, 2004).
Nhiều tác giả cho rằng cho rằng triệu chứng ñiển hình của bệnh ở giai
ñoạn cây con là cây héo ñột ngột và thường bị chết trong khoảng 30 ngày sau
trồng. Sự mất màu của các mô thể hiện rõ nét ở trên ngọn và rễ cây bị héo.
Bệnh héo rũ gốc mốc ñen xuất hiện ít khi cây phát triển thân gỗ và rễ trụ. Tuy
nhiên, theo Amada Huber (2002) Khi gặp ñiều kiện thời tiết nóng và khô, ñặc
biệt trên ñất khô, bệnh có thể lây nhiễm lên cả cây già.
Khi nghiên cứu triệu chứng trên cây rất nhiều tác giả ñều ñưa ra quá
trình biểu hiện như sau bệnh không nhận thấy ñược cho ñến khi vài nhánh
hoặc toàn bộ cây có biểu hiện héo. Khi vết bệnh phát triển, toàn bộ vùng mô
cổ rễ bị nứt thành nhiều mảnh nhỏ và có màu nâu tối. Dấu hiệu quan trọng ñể
nhận biết sự có mặt của nấm A. niger trên ñồng ruộng là xuất hiện ñám mốc
màu tối và khối bào tử màu ñen trên mô bệnh (Amanda Huber, 2002).
Nhiều kết quả nghiên cứu cho biết khi cây bị nhiễm bệnh, vùng chóp rễ
phía dưới mặt ñất có thể bị sưng phồng và thậm chí còn bao phủ bởi một khối
sợi nấm ñen như bò hóng. Sự thối rữa ñôi khi còn tiếp tục ở một phần dưới
của rễ chính và trong trường hợp này cây sinh ra rễ bất ñịnh phía trên vùng
bệnh. Tuy nhiên, những cây này thường chết khi gặp thời tiết khô hạn. Khi
giải phẫu rễ và thân cây bệnh thấy hệ thống mạch dẫn biến màu và có màu
xám tối.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

10

Một số cây khác có thể sống sót nhưng trọng lượng chất khô có thể
giảm và tế bào vùng rễ thường bị nứt nẻ. Trên giống lạc Spanish, triệu chứng
của héo rũ gốc mốc ñen do nấm A. niger trên cây già biểu hiện ở phần thân
giữa mặt ñất và tầng lá thấp nhất (N. Kokalis-Burelle, 1997).
b. Bệnh héo rũ gốc mốc trắng do nấm Sclerotium rolfsii Sacc
Nấm Sclerotium rolfsii gây hại phổ biến ở các vùng trồng lạc trên thế
giới. Thiệt hại về năng suất do bệnh gây ra ước tính khoảng 25 – 80%. Ở
vùng Geogia của Mỹ, tổn thất do bệnh gây ra ước tính khoảng 43 triệu USD/
năm (Kokalis – Bureller, 1997). S.rolfsii là nấm có phổ ký chủ rộng, có khả
năng lây nhiễm trên 500 loài cây ký chủ thuộc lớp một lá mầm và hai lá mầm,
ñặc biệt là trên các cây thuộc họ ñậu ñỗ, bầu bí, cà và một số loài rau trồng
luân canh với cây họ ñậu.
Nhiều nghiên cứu về nấm cho thấy: S.rolfsii có khả năng sản sinh ra
một lượng lớn axit Oxalic. ðộc tố này xâm nhập làm biến ñổi màu ở trên hạt
và gây lên những ñốm chết hoại trên lá ở giai ñoạn ñầu phát triển bệnh.
S.rolfsii có sợi nấm màu trắng phát triển mạnh, trên vết bệnh hình thành
hạch nấm màu trắng khi non, và khi già có mầu nâu, ñường kính hạch nấm từ
1 – 2 mm. Hạch nấm không chỉ tồn tại trên cây, quả, hạt, ñất trồng lạc mà còn
có mặt trên tàn dư của các cây tròng khác. ðặc biệt hạch nấm có thể tồn tại
lâu dài trong tầng ñất canh tác. Sức sống của hạch trong ñất là 56 – 73% sau 8
– 10 tháng.
c. Bệnh héo do nấm Fusarium spp.
Nấm Fusarium spp. có mặt ở khắp các vùng trồng lạc trên thế giới. Có
17 loài Fusarium ñã ñược phân lập từ ñất trồng lạc, nhưng chỉ 6 trong số 17
loài gây bệnh trên lạc (Kokalis – Burelle, 1997).
Tập ñoàn nấm Fusarium có thể gây nhiều triệu chứng khác nhau và rất

dễ nhầm với triệu chứng bệnh do các nguyên nhân khác gây ra. Ở trên cây,
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

11

nấm Fusarium spp. xâm nhiễm làm cho rễ và trụ dưới lá mầm bị biến màu
xám, mọng nước.
Trên thân lạc, nấm Fusarium spp Xâm nhiễm làm cho cây non, rễ và
trụ dưới lá mầm bị biến màu xám, mọng nước. Cây con bị bệnh sẽ bị ức chế
sinh trưởng, chóp rễ bị hóa nâu, dẫn ñến bị thối khô do F.solani. Khi cây ñã
trưởng thành F.oxysporum gây hiện tượng thối rễ làm cho cây héo từ từ hoặc
héo rũ, lá cây chuyển sang màu vàng hoặc xanh xám, ñôi khi lá bị rụng trước
khi chết, bó mạch và rễ bị thâm nâu (Kokalis – Burelle, 1997).
Fusarium spp. tồn tại trong ñất và trên tàn dư thực vật, bào tử hậu ñược
sinh ra ở dạng chuỗi hoặc ñơn lẻ có khả năng tồn tại lâu dài.
d. Bệnh lở cổ rễ do nấm Rhizoctonia solani Kuhn
Trong những năm gần ñây, bệnh do nấm Rhizoctonia solani gây ra
tương ñối nguy hiểm ñối với các vùng trồng lạc trên thế giới. ở Miền Nam
nước Mỹ, lở cổ rễ lạc ñã trở thành một vấn ñề cấp bách. Hàng năm, ở bang
Gieogia, Mỹ thiệt hại do bệnh gây ra ước tính hơn 1 tỷ ñô la Mỹ (Kokalis –
Burelle, 1997).
Rhizoctonia solani sản sinh ra một lượng lớn enzym cellulilitic,
pectinolitic và các ñộc tố thực vật ñây chính là nguyên nhân gây ra bệnh thối
hạt và làm chết cây con, thối lá mầm, thối rễ, thối tia củ và gây cháy là lạc khi
nấm này xâm nhập vào cây ( Kokalis – Burelle, 1997).
Nấm Rhizoctonia solani cùng với Fusarium spp. gây ra bệnh chết vàng
lạc, làm cho cây con héo vàng từ từ, ở phần gốc thân biến màu nâu và có thể
làm cho lớp vỏ thân cây hơi bị nứt.
Rhizoctonia solani là loài nấm ñất, sản sinh ra nhiều hạch nấm trên mô
cây ký chủ, chúng tồn tại trong ñất và nảy mầm khi ñược kích thích bởi những

dịch rỉ ra từ cây chủ bị bệnh hoặc bổ sung chất hữu cơ vào trong ñất (Kokalis
– Burelle, 1997).
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

12

Ngoài truyền bệnh qua ñất, tàn dư cây trồng Rhizoctonia solani còn có
khả năng truyền qua hạt giống. Theo những nghiên cứu ở Scotland,
Rhizoctonia solani có khả năng truyền qua hạt giống lạc với tỷ lệ 11%, còn ở
Mỹ tỷ lệ này lên tới 30% (Kokalis – Burelle, 1997).
1.1.1.2 Nhóm bệnh hại lá
Trong nhóm bệnh này thì phổ biến nhất là bệnh ñốm ñen, ñốm nâu và
ghỉ sắt gây hại phổ biến ở các vùng trồng lạc trên thế giới. Khi nhiễm nhẹ ít
ảnh hưởng ñến năng suất, tuy nhiên ở một số nơi bệnh nặng thiệt hại về năng
suất lên tới 50%.
Bệnh ñốm lá lạc Cercospora spp. gây hại chủ yếu trên lá. Bệnh phổ
biến tại các vùng trồng lạc trên thế giới. Thiệt hại do bệnh gây ra có thể giảm
50% năng suất lúa.
a. Bệnh ñốm nâu (Cercospora arachidicola S.Hori)
Bệnh xuất hiện sớm và không gây nguy hiểm như bệnh ñốm ñen do
Cercospora personata Ellis. Bệnh ñốm nâu hại chủ yếu ở lá, rất ít khi hại
cuống và thân cành. Mặt lá vết bệnh hình tròn ñường kính biến ñộng hơi
nhiều từ 1-10 mm, có màu vàng nâu xung quanh có quầng vàng rộng.
Trên vết bệnh thường có lớp mốc màu xám. Mặt dưới lá vết bệnh có
màu nhạt hơn. Trên cuống lá và thân cành vết bệnh có hình bầu dục màu nâu
sẫm. Trong quá trình xâm nhiễm gây hại nấm Cercospora arachidicola còn
sản sinh ñộc tố cercospora làm lá già cỗi, chóng tàn và khô rụng sớm.
Giai ñoạn sinh sản vô tính của nấm Cercospora arachidicola cụm cành
bào tử phân sinh màu nâu tối ñường kính 25 – 100 µm. Cành bào tử phân sinh
màu tím nhạt hoặc màu nâu vàng tập trung thành từng cụm, màu ñậm ở chân

và tập trung thành cụm cành kích thước 15 – 45 x 3 – 6 µm. Bào tử phân sinh
gồm 1 – 12 ngăn ngang màu ñậm hơi thon và thon ở ñỉnh.
Giai ñoạn sinh sản hữu tính có tên là Mycosphaella arachidis Deighton
tạo quả thể bầu màu ñen.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

13

Nguồn bệnh tồn tại chủ yếu trên tàn dư cây bệnh, nằm trong ñất ñôi khi
bào tử túi, bào tử hậu và sợi nấm cũng là nguồn xâm nhiễm. Bào tử phân sinh có
thể lan truyền nhờ gió hoặc mưa. Nhiệt ñộ ñể nấm hình thành bào tử là 25-31
0
C.
b. Bệnh ñốm ñen (Cercospora personata Ellis)
Bệnh xuất hiện muộn và tương ñối giống với triệu chứng của bệnh ñốm
nâu nên ñược gọi là bệnh ñốm lá muộn (late leaf spot). Bệnh phổ biến ở tất cả
các vùng trồng lạc trên thế giới, có mức nguy hiểm hơn bệnh ñốm nâu, năng
suất thất thu thường lên tới 50%.
Ở Ấn ðộ, bệnh ñốm ñen ñã gây tổn thất về năng suất 20 – 70% tùy
theo từng vùng và từng thời vụ gieo trồng (Sharief, 1972), ở Thái Lan, năng
suất giảm 27-85% (Schiller, 1978), ở Trung Quốc thiệt hại là 15-59%
(Ehouliang, 1987).
Bệnh trở lên ñặc biệt nguy hiểm khi có sự gây hại ñồng thời của bệnh
ghỉ sắt. Vết bệnh gây bệnh của bệnh ñốm nâu gây ra có quầng vàng, bào tử
phân sinh hình thành ở mặt trên của lá, vết bệnh của bệnh ñốm ñen không có
quầng vàng, bào tử phân sinh hình thành ở mặt dưới của lá. ðôi khi vết bệnh
có thể nhầm lẫn với vết thương do cây bị ngộ ñộc thuốc hóa học.
Bệnh ñốm lá lạc phát sinh, phát triển mạnh trong nhiệt ñộ tương ñối
cao, trời ẩm ướt và cuối giai ñoạn sinh trưởng của cây lạc.
Nấm Cercospora spp. sản sinh ra ñộc tố Cercosporin làm trì hoãn hoạt

ñộng của lá và gây hiện tượng rụng lá sớm. Trong giai ñoạn sinh sản hữu tính,
nấm tạo quả thể bầu. ðây chính là dạng bảo tồn qua ñông của nấm trong ñất
và tàn dư cây bệnh.
c. Bệnh ghỉ sắt (Puccinia arachidis Speg)
Bệnh ghỉ sắt là một bệnh hại lá nguy hiểm và phổ biến ở nhiều nước
trồng lạc trên thế giới. Bệnh do nấm Puccinia arachidis gây ra. Bệnh có thể
gây thiệt hại ñến 50% năng suất, khi có sự kết hợp gây hại của bệnh ñốm ñen
thì thiệt hại về năng suất có thể lên ñến 70% ñôi khi mất trắng (Kokalis et al.,
1984).
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

14

Nấm bệnh gây hại làm giảm chất lượng, kích thước hạt (Anthur, 1929)
và làm giảm hàm lượng dầu trong hạt (Castcellani, 1959). Nấm gây hại trên
tất cả các bộ phận trên mặt ñất của cây trừ hoa. Vết bệnh trên lá là những ổ
nổi màu vàng nâu, màu ghỉ sắt xung quanh có quầng nhạt.
Bào tử nảy mầm tốt nhất ở ñiều kiện nhiệt ñộ 29 – 31
0
C, Ẩm ñộ 75 –
78%. Nấm Puccinia arachidis không qua ñông trên tàn dư cây trồng.
Ở Trung Quốc thiệt hại do ghỉ sắt là 49%, khối lượng 100 hạt giảm
19%. Ở Ấn ðộ thiệt hại là 79%. Ở Texas thiệt hại do bệnh hại lá là 77-86 %
trong ñó thiệt hại do ghỉ sắt chiếm 50 - 70%.
Hạ bào tử của nấm ghỉ sắt hình bầu dục hoặc hình trứng ngược kích
thước 23 – 29 x 16 – 22 µm, có vỏ màu nâu. Bào tử ñông hình nậm rượu kích
thước 30 – 42 x 14 – 16 µm có màu hơi vàng hoặc nâu hạt dẻ. Sự lan truyền
của nấm bệnh trên cánh ñồng dễ dàng hơn nhờ gió, mưa và côn trùng. Những
cơn mưa ñứt quãng với ẩm ñộ tương ñối trên 87% và nhiệt ñộ 23-24
0

C trong
nhiều ngày là ñiều kiện thuận lợi cho dịch hại phát triển. Sau khi thời tiết trở
lên khô hanh nhiệt ñộ trên 26
0
C, ñộ ẩm tương ñối dưới 75% sẽ làm giảm mức
ñộ gây bệnh.
1.1.1.3 Nhóm bệnh hại quả hạt
Lịch sử nghiên cứu bệnh hại hạt giống phát triển sớm gắn liền với lịch
sử nghiên cứu bệnh cây. Từ những năm 1755 nhà thực vật học người Pháp
Tiellet ñã chứng minh bệnh than ñen trên lúa mì có liên quan ñến bột phấn
ñen trên bề mặt hạt.
Cùng với sự phát triển của công tác kiểm nghiệm và kiểm tra sức khỏe
hạt giống, bệnh hại hạt giống ngày càng ñược chú trọng ở hầu khắp các nước
trên thế giới. Trong các bệnh truyền qua hạt giống, nhóm nấm bệnh chiếm ña
phần, ñặc biệt là ở những vùng khí hậu nhiệt ñới và cận nhiệt ñới. Theo
Richardson (1990) có khoảng 29 loài bệnh hại truyền qua hạt lạc trong ñó
nấm bệnh hại chiếm khoảng 17 loại. Các loại nấm hại lạc ñó ñầu tiên phải kể
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

15

ñến: Aspergillus niger, Aspergillus flavus, Sclerotium rolfsii, Boytrytis sp.,
Diplodia sp., Fusarium sp., Macrophoma phaseolina, Rhizoctonia sp.,
Các loài nấm gây hại trên thường kết hợp gây hại trên hạt. Có những
loài không chỉ gây hại trên hạt giống mà còn truyền qua hạt giống gây hại cho
cây con. Phần lớn các loài nấm bệnh trên hạt giống thuộc các nhóm bán ký
sinh và bán hoại sinh, một số ít trong chúng là ký sinh chuyên tính. Các loài
nấm này khi xâm nhập vào hạt làm biến màu, biến dạng, thối hạt làm giảm
chất lượng và gây ñộc cho người sử dụng.
Trong số nấm bệnh hại hạt lạc có 2 loài nấm nguy hiểm nhất là

Aspergillus flavus Link và Aspergillus paraciticus Speare gây ra hiện tượng
mốc vàng lạc.
Bệnh ñược phát hiện ñầu tiên vào nước Anh năm 1960 và trở nên phổ
biến ở các nước nhiệt ñới và cận nhiệt ñới (Kokalis-Burelle, 1997). Cho ñến
nay, bệnh ñược tất cả các nước trồng lạc trên thế giới cũng như các nước tiêu
thụ lạc quan tâm do nấm gây hại chủ yếu trên hạt và tiết ra ñộc tố Aflatoxin
có khả năng gây ung thư và nhiều bệnh khác cho người và ñộng vật.
Aspergillus flavus xâm nhiễm và phát triển sớm trên cây lạc còn non,
trên củ và hạt lạc ở trong ñất trước và sau thu hoạch, ở trong kho bảo quản
làm cho lạc bị mốc vàng và thối, hạt lạc bị biến màu vàng và giảm trọng
lượng so với hạt khỏe. Là loại nấm hoại sinh, tồn tại trong ñất trồng, trên tàn
dư cây trồng, Aspergillus flavus có khả năng cạnh tranh với cây trồng khác và
tấn công vào củ lạc khi ñộ ẩm trong ñất thấp (Kokalis-Burelle, 1997).
1.1.2 Những nghiên cứu về phòng trừ bệnh cây từ dịch chiết thực vật
1.1.2.1 Những nghiên cứu về thực vật dùng làm dịch chiết.
* Tỏi:
Tên khoa học:Allium sativum
Họ Hành: Liliaceae
Tỏi là một trong những loại cây có rất nhiều công dụng ñược ứng dụng
trong ñời sống, do thành phần trong tỏi: Cả cây chứa tinh dầu, mùi xông

×