Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Nghiên cứu nhân nuôi sâu đục quả đậu maruca vitrata fabricius (lepidoptera pyralidae) bằng thức ăn bán nhân tạo làm nguồn ký chủ nhân nuôi ong ký sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.9 MB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM





VŨ THỊ THÙY TRANG




NGHIÊN CỨU NHÂN NUÔI SÂU ðỤC QUẢ ðẬU
Maruca vitrata Fabricius (Lepidoptera: Pyralidae)
BẰNG THỨC ĂN BÁN NHÂN TẠO LÀM NGUỒN KÝ
CHỦ NHÂN NUÔI ONG KÝ SINH









LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP


















HÀ NỘI, 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM





VŨ THỊ THÙY TRANG




NGHIÊN CỨU NHÂN NUÔI SÂU ðỤC QUẢ ðẬU
Maruca vitrata Fabricius (Lepidoptera: Pyralidae)
BẰNG THỨC ĂN BÁN NHÂN TẠO LÀM NGUỒN KÝ

CHỦ NHÂN NUÔI ONG KÝ SINH




Chuyên ngành : Bảo vệ thực vật
Mã số : 60620112





LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP





NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÊ ðỨC KHÁNH








HÀ NỘI, 2013


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
i

LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng
dẫn của TS. Lê ðức Khánh. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
là trung thực và chưa từng ñược ai công bố. Các thông tin trích dẫn trong luận
văn này ñược ghi rõ nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả luận văn




Vũ Thị Thùy Trang




Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
ii

LỜI CẢM ƠN

ðể hoàn thành luận văn này, tôi ñã nhận ñược sự quan tâm giúp ñỡ của
cơ quan, các thầy cô, gia ñình và bạn bè ñồng nghiệp.
Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy hướng dẫn: TS. Lê
ðức Khánh - người ñã tận tâm hướng dẫn, giúp ñỡ, ñộng viên tôi trong quá
trình thực hiện ñề tài và hoàn thành luận văn.
Nhân dịp này tôi cũng chân thành cảm ơn Ban lãnh ñạo Viện Bảo vệ

thực vật, bộ môn Côn trùng và các bạn ñồng nghiệp ñã nhiệt tình giúp ñỡ, tạo
mọi ñiều kiện cho tôi trong quá trình thực hiện ñề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn dự án “Giảm thiệt hại, tăng lợi nhuận, nâng
cao sức khỏe, giảm tổn thất do sâu ñục quả (Maruca vitrata) gây ra trên cây
ñậu ở ðông Nam châu Á và cận Sahara châu Phi bằng cách cải tiến hợp phần
kỹ thuật chiến lược quản lý bền vững” hợp tác giữa Viện Khoa học Nông
nghiệp Việt Nam (VAAS) với Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau thế giới
(AVRDC) ñã tạo ñiều kiện cho tôi thực hiện ñề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban ñào tạo sau ñại học, Viện Khoa học
Nông nghiệp Việt Nam ñã giúp ñỡ tôi rất nhiều trong quá trình học tập và tạo
ñiều kiện thuận lợi ñể tôi hoàn thành khóa học và thực hiện ñề tài.
Và cuối cùng tôi gửi lời cảm ơn chân thành tới gia ñình, người thân, bạn
bè những người luôn bên cạnh, ñộng viên giúp ñỡ tôi trong quá trình học tập
và thực hiện luận văn này.
Tôi chân thành cảm ơn vô cùng ñối với những sự giúp ñỡ quý báu ñó!
Tác giả luận văn


Vũ Thị Thùy Trang


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
iii

MỤC LỤC

Lời cam ñoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt vi

Danh mục các bảng vii
Danh mục các hình ix
MỞ ðẦU 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA
ðỀ TÀI 4
1.1 Cơ sở khoa học của ñề tài 4
1.2 Một số kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước 6
1.2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước 6
1.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 20
CHƯƠNG 2 ðỊA ðIỂM, THỜI GIAN, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
2.1 ðịa ñiểm, thời gian nghiên cứu 25
2.2 Vật liệu nghiên cứu 25
2.2.1 Dụng cụ ñiều tra, nghiên cứu: 25
2.2.2 Vật liệu sử dụng làm thức ăn nuôi sâu non: 25
2.2.3 Vật liệu sử dụng làm thức ăn nuôi trưởng thành: 25
2.2.4 Hoá chất: 25
2.3 Nội dung nghiên cứu 25
2.3.1 Thiết lập quần thể và ñiều kiện nhân nuôi thích hợp ñối với sâu
ñục quả ñậu Maruca vitrata trong phòng thí nghiệm 25

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
iv

2.3.2 ðánh giá khả năng phát triển của sâu ñục quả ñậu Maruca vitrata
trên môi trường thức ăn bán nhân tạo 26
2.3.3 ðánh giá tính phù hợp của sâu non loài M.vitrata khi nuôi bằng
thức ăn bán nhân tạo với loài ong ký sinh tiềm năng. 26
2.4 Phương pháp nghiên cứu 26
2.4.1 Thiết lập quần thể và ñiều kiện nhân nuôi thích hợp ñối với sâu

ñục quả ñậu Maruca vitrata trong phòng thí nghiệm 26
2.4.2 ðánh giá khả năng phát triển của sâu ñục quả loài M.vitrata trên
môi trường thức ăn bán nhân tạo 30
2.4.3 ðánh giá tính phù hợp của sâu non loài M.vitrata khi nuôi bằng
thức ăn bán nhân tạo với loài ong ký sinh tiềm năng 36
2.4.4 Phương pháp xử lý số liệu 39
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 40
3.1 Thiết lập quần thể và ñiều kiện nhân nuôi thích hợp ñối với sâu
ñục quả ñậu Maruca vitrata trong phòng thí nghiệm 40
3.1.1 Xác ñịnh thành phần ký chủ và ký chủ ưa thích của sâu ñục quả
ñậu Maruca vitrata 40
3.1.2 Ảnh hưởng của lồng nuôi ñến tuổi thọ của trưởng thành sâu ñục
quả ñậu M.vitrata 42
3.1.3 Xác ñịnh ñiều kiện phòng thí nghiệm thích hợp ñể phục vụ nhân
nuôi quần thể sâu ñục quả ñậu M.vitrata 43
3.2 Khả năng phát triển của sâu ñục quả loài M.vitrata trên môi
trường thức ăn bán nhân tạo 45
3.2.1 Ảnh hưởng của yếu tố thức ăn ñến thời gian phát triển các pha và
vòng ñời của sâu ñục quả ñậu (Maruca vitrata) trong ñiều kiện
phòng thí nghiệm 46

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
v

3.2.2 Ảnh hưởng của yếu tố thức ăn ñến khả năng sinh sản, tuổi thọ
của trưởng thành loài Maruca vitrata 50
3.2.3 Ảnh hưởng của yếu tố thức ăn ñến một số chỉ tiêu sinh học của
sâu ñục quả ñậu (Maruca vitrata) 55
3.3.1 Thử nghiệm nhân nuôi loài ong ký sinh nội ñịa tiềm năng 58
3.2.2 Thử nghiệm nhân nuôi loài ong ký sinh nhập nội 61

KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 67
Kết luận 67
ðề nghị 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
PHỤ LỤC 72





Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
vi

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT


TT Thứ tự
TB Trung bình
CTTD Chỉ tiêu theo dõi
Mð Mầm ñậu
BTH Bán tổng hợp
M. vitrata Fabr. Maruca vitrata Fabricius
TT cái Trưởng thành cái
TT ñực Trưởng thành ñực



Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
vii


DANH MỤC CÁC BẢNG


STT Tên bảng Trang

1.2 Thành phần thiên ñịch của sâu ñục quả ñậu M.vitrata 16
1.3 Các thông số sinh học của sâu ñục quả ñậu khi nuôi bằng thức
ăn bán nhân tạo 19
1.4 Các cây họ ñậu là ký chủ của Maruca vitrata 21
2.1 Thành phần công thức thức ăn bán tổng hợp 32
3.1 Thành phần ký chủ của sâu ñục quả ñậu Maruca vitrata tại Hà
Nội và phụ cận (Vụ Thu ðông - năm 2012) 41
3.2 Ảnh hưởng của lồng nuôi ñến tuổi thọ của trưởng thành sâu ñục
quả ñậu Maruca vitrata 43
3.3 Khả năng hoàn thành vòng ñời của sâu ñục quả ñậu M.vitrata
trong ñiều kiện phòng thí nghiệm 44
3.4 Ảnh hưởng của yếu tố thức ăn ñến thời gian phát triển các tuổi
của pha sâu non loài Maruca vitrata 47
3.5 Ảnh hưởng của yếu tố thức ăn ñến thời gian vòng ñời của sâu
ñục quả ñậu Maruca vitrata 49
3.6 Ảnh hưởng của yếu tố thức ăn ñến sức ñẻ của trưởng thành cái
sâu ñục quả ñậu M.vitrata 50
3.7 Thời gian ñẻ trứng thích hợp trong ngày ñối với sâu ñục quả ñậu
Maruca vitrata 53
3.8 Ảnh hưởng của yếu tố thức ăn ñến tuổi thọ của trưởng thành sâu
ñục quả ñậu loài Maruca vitrata 54
3.9 Ảnh hưởng của yếu tố thức ăn ñến một số chỉ tiêu sinh học của
sâu ñục quả ñậu Maruca vitrata 55

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế

viii

3.10 Khả năng ký sinh của loài ong vàng ñối với sâu non M.vitrata
ñược nuôi bằng mầm ñậu ñũa 60
3.11 Khả năng ký sinh của loài ong vàng ñối với sâu non M.vitrata
ñược nuôi bằng thức ăn bán tổng hợp 61
3.12 Thời gian phát triển các pha và vòng ñời của ong ký sinh
Phanerotoma philippinensis nuôi bằng nguồn ký chủ ăn thức ăn
khác nhau qua các thế hệ (Viện BVTV, 2013) 64
3.13 Khả năng nhân nuôi loài ong nhập nội Phanerotoma
philippinensis bằng các nguồn ký chủ sâu ñục quả ñậu Maruca
vitrata nuôi b
ằng thức ăn khác nhau qua các thế hệ
(Viện Bảo vệ thực vật – năm 2013) 65
3.14 Kết quả ñánh giá khả năng ký sinh của ong nhập nội
Phanerotoma philippinensis ñối với trứng của sâu ñục quả ñậu
Maruca vitrata nuôi bằng mầm ñậu ñũa 66



Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
ix

DANH MỤC CÁC HÌNH

Stt Tên hình Trang

1.1 Phân bố ñịa lý của sâu ñục quả ñậu Maruca vitrata 8
2.1 ðiều tra, thu thập thành phần ký chủ của sâu ñục quả ñậu
Maruca vitrata ngoài ñồng ruộng 27

2.2 Các kiểu lồng nuôi sâu ñục quả ñậu Maruca vitrata Fabr. 29
2.3 Thức ăn mầm ñậu ñũa 31
2.4 Thức ăn bán tổng hợp 33
2.5 Thức ăn tự nhiên 34
3.1 Nhộng và trưởng thành loài ong ñen ký sinh sâu non M.vitrata 59
3.2 Nhộng và trưởng thành loài ong vàng ký sinh sâu non M.vitrata 59
3.3 Trưởng thành ong ký sinh Phanerotoma philippinensis 63



Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
1

MỞ ðẦU

1. Tính cấp thiết của ñề tài
Rau là cây thực phẩm không thể thiếu ñược trong bữa ăn hàng ngày của
con người, là nguồn khoáng và vitamin cần thiết và ña dạng. Rau xanh cung
cấp các chất dinh dưỡng trên một ñơn vị diện tích ñất nhiều hơn so với các
cây trồng thuộc nhóm cây lương thực như lúa, ngô. Một vài loại rau có thể
cung cấp một lượng calo lớn, nguồn chất xơ quan trọng cho hoạt ñộng của
con người. Một số khác có giá trị sử dụng làm thuốc hay có giá trị cho mục
ñích thẩm mỹ, … [9].
Rau bao gồm nhiều nhóm khác nhau: rau ăn lá, rau ăn củ, rau ăn thân,
… và rau ăn quả. Trong nhóm rau ăn quả thì ñậu là cây trồng có vai trò quan
trọng trong hệ thống luân canh, cải tạo ñất, làm tăng thu nhập cho người nông
dân, ñồng thời cũng là nguồn cung cấp vitamin và chất khoáng cho con người.
ðậu rau còn ñược coi là “nguồn protein cho người nghèo” bởi trong nhiều
loại hạt ñậu chứa 20 – 40% protein.
Cũng như nhiều loại cây trồng khác, ñậu rau là cây trồng thường bị

nhiều loài sâu gây hại làm giảm năng suất, phẩm chất như sâu ñục quả, rầy
xanh, bọ trĩ, sâu cuốn lá, … Trong ñó hai loài sâu ñục quả Maruca vitrata và
Etiella zinckenella là hai loài sâu gây hại chính hiện nay, chúng gần như có
mặt liên tục trên ñồng ruộng và gây hại trên hầu hết các giống ñậu ñỗ, và loài
Maruca vitrata là loài chiếm ưu thế hơn về số lượng. Loài sâu hại này xuất
hiện và phát triển mật ñộ quần thể rất nhanh ở một số vùng chuyên canh rau
thuộc ngoại thành Hà Nội và phụ cận.
ðể phòng trừ sâu bệnh gây hại, bảo vệ năng suất và sản lượng ñậu rau
thì biện pháp duy nhất hiện nay ñối với nông dân vẫn là dùng thuốc bảo vệ
thực vật với nhiều chủng loại, số lượng và số lần dùng rất cao trong mỗi vụ
gieo trồng. Việc sử dụng thuốc thường xuyên với cường ñộ thuốc rất cao ñã
gây tác hại nghiêm trọng trên nhiều mặt như: làm giảm chất lượng sản phẩm,

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
2

làm giảm mật ñộ quần thể thiên ñịch trên ñồng ruộng, thậm chí nhiều loài còn
bị tiêu diệt, gây hiện tượng chống thuốc của một số sâu hại quan trọng. Ngoài
ra còn gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng,
làm tăng chi phí bảo vệ thực vật, làm giảm hiệu quả kinh tế của quá trình sản
xuất, do ñó không ñáp ứng ñược yêu cầu về sản xuất rau an toàn.
Giảm thiểu việc dùng thuốc hoá học trừ sâu trên rau nói chung và trên
nhóm ñậu rau nói riêng là nhu cầu bức bách hiện nay. Muốn vậy cần phải có
những nghiên cứu chuyên sâu, tìm kiếm các giải pháp phi hóa học trong việc
phòng trừ các ñối tượng sâu hại nhóm ñậu rau thay thế cho việc lạm dụng
thuốc hoá học trong sản xuất, nhất là các vùng sản xuất rau chuyên canh. Góp
phần giải quyết vấn ñề này, một số nghiên cứu về thiên ñịch của sâu hại thuộc
nhóm ñậu ăn quả ñã bắt ñầu ñược tiến hành ở vùng ngoại ô Hà Nội trong
những năm 2000 – 2002 (dẫn theo [6]) và bước ñầu có một số kết quả nghiên
cứu tại Viện Bảo vệ thực vật [6]. Tuy nhiên, những nghiên cứu này mới chỉ

dừng lại ở công tác ñiều tra và thu thập thành phần loài thiên ñịch, hướng khai
thác chúng trong phòng trừ tổng hợp, chưa ñề xuất ñược giải pháp cụ thể ñể
sử dụng chúng trong việc hạn chế sâu hại. Hiện tại, chưa có nhiều công trình
nghiên cứu về sâu ñục quả ñậu và vai trò của ong ký sinh của chúng trong sản
xuất ở khu vực Hà Nội (dẫn theo [3]). ðặc biệt, ñể có một lượng lớn nguồn
sâu ký chủ ñể chủ ñộng nhân nuôi hàng loạt ký sinh sâu ñục quả ñậu Maruca
vitrata hiện còn gặp rất nhiều khó khăn.
Trước nhu cầu cấp thiết ñó, chúng tôi tiến hành thực hiện ñề tài:
“Nghiên cứu nhân nuôi sâu ñục quả ñậu Maruca vitrata Fabricius
(Lepidoptera: Pyralidae) bằng thức ăn bán nhân tạo làm nguồn ký chủ
nhân nuôi ong ký sinh” tại Viện Bảo vệ thực vật.
2. Mục tiêu và yêu cầu của ñề tài
2.1. Mục tiêu
Nghiên cứu khả năng nhân nuôi sâu ñục quả ñậu Maruca vitrata
Fabricius (Lepidoptera: Pyralidae) với số lượng lớn bằng thức ăn bán nhân

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
3

tạo, nhằm tạo nguồn ký chủ phục vụ cho việc nhân nuôi ong ký sinh.
2.2. Yêu cầu
Xác ñịnh khả năng nhân nuôi hàng loạt sâu ñục quả ñậu Maruca vitrata
Fabricius (Lepidoptera: Pyralidae) bằng thức ăn bán nhân tạo.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của ñề tài là những dẫn liệu khoa học bổ sung cho
những nghiên cứu chuyên sâu về sâu ñục quả ñậu ở Việt Nam, ñồng thời làm
nguồn tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu nhân nuôi số lượng lớn
nguồn ký chủ ong ký sinh, phục vụ cho xây dựng các biện pháp phòng trừ sâu
ñục quả ñậu, ñặc biệt là các biện pháp ñấu tranh sinh học.

3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Từ kết quả nghiên cứu của ñề tài làm cơ sở cho việc xây dựng hoàn
thiện quy trình nhân nuôi hàng loạt sâu ñục quả ñậu bằng thức ăn bán nhân
tạo, tạo nguồn ký chủ nhân nuôi ký sinh, phục vụ nghiên cứu chuyên sâu về
ñấu tranh sinh học nhằm tạo sản phẩm rau an toàn, góp phần cho chương trình
sản xuất rau sạch, an toàn cho con người và bảo vệ môi trường.
4. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu của ñề tài
4.1. ðối tượng nghiên cứu
Sâu ñục quả ñậu loài Maruca vitrata Fabr.
Ong ký sinh (nội ñịa) tiềm năng
Ong ký sinh trứng – sâu non sâu ñục quả ñậu Maruca vitrata nhập nội
(Phaerotoma philippinensis) từ Thái Lan
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Khả năng nhân nuôi sâu ñục quả ñậu Maruca vitrata Fabr. với số lượng
lớn bằng thức ăn bán nhân tạo trong ñiều kiện phòng thí nghiệm tại Viện Bảo
vệ thực vật

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC
CỦA ðỀ TÀI

1.1. Cơ sở khoa học của ñề tài
Sâu ñục quả ñậu, Maruca vitrata Fabricius (Lepidoptera: Pyralidae), là
một trong những loài sâu hại nguy hiểm nhất ñối với các loại ñậu ñỗ vùng
nhiệt

ñới


và cận nhiệt ñới do phạm vi phân bố và thành phần ký chủ phong
phú của chúng. Sâu ñục quả ñậu Maruca vitrata phân bố rộng khắp châu Phi
và châu Á, Nam Mỹ và các tiểu bang miền nam châu Úc. Phạm vi phân bố
của loài này ñược ghi nhận trải dài từ ñảo Cape Verde thuộc Tây Phi ñến Fiji
và Samoa ở Thái Bình Dương. Thành phần ký chủ của loài bao gồm trên 39
loại cây trồng, trong ñó phần lớn là nhóm cây trồng họ ñậu [11]. Chúng gây
hại nghiêm trọng trên ñậu ñũa, ñậu xanh, ñậu ñen và ñậu tương ở châu Á


châu Phi. ðây cũng ñược coi là một loài dịch hại quan trọng trên các cây
trồng họ ñậu ở Ấn ðộ (Sharma 1998), Thái Lan (Buranapanichpan và
Napompeth, 1982), Bangladesh (Das và Islam, 1985), Sri Lanka (Fellows và
cs., 1977) và Pakistan (Ahmed và cs., 1987) (dẫn theo [11]). Khi thiếu vắng
sự có mặt của cây ký chủ, quần thể loài M. vitrata tồn tại trên các loại cây
trồng thay thế như các bụi cây hoang dại hay các cây trồng họ ñậu khác.
Thiệt hại do sâu ñục quả M. vitrata gây ra là rất lớn, bởi chúng không
chỉ gây hại trên quả ñậu mà còn gây hại trên nụ, hoa, chồi non, … Theo kết
quả nghiên cứu của Singh và Allen (1980), sâu ñục quả ñậu Maruca gây thiệt
hại về năng suất hạt từ 20 – 60% [11]. Theo Karel (1985), sâu ñục quả ñậu
(Maruca vitrata) và sâu xanh (Helicovepa armigera ) là hai loài sâu nguy
hiểm nhất trên ñậu cove. Thiệt hại do chúng gây ra trên hoa trung bình là

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
5

31%. Trên quả, sâu ñục quả ñậu gây hại khoảng 31%, sâu xanh là 13%. Năng
suất hạt cũng bị giảm từ 33 – 53% bởi 2 loài này, trong ñó chủ yếu là do sâu
ñục quả ñậu gây ra (dẫn theo [6]).
Theo Bùi Huy ðáp (1991), cuộc ñấu tranh phòng chống dịch hại cây

trồng muốn có hiệu quả cao không có cách nào khác là phải tìm hiểu và vận
dụng ñúng ñắn các quy luật phát triển khách quan của chúng (dẫn theo [5]).
Mặt khác, thực tiễn công tác bảo vệ thực vật trên thế giới cũng như ở Việt
Nam cho thấy chỉ có áp dụng hệ thống biện pháp ñiều khiển dịch hại tổng hợp
(hay IPM) thì mới mong có hiệu quả cao trong cuộc ñấu tranh chống lại các
dịch hại cây trồng. Mọi chương trình ñiều khiển dịch hại tổng hợp (hay IPM)
muốn thành công thực sự phải coi biện pháp sinh học cùng với biện pháp
canh tác là cốt lõi [7].
Chúng ta ñang hướng tới phát triển nền nông nghiệp sạch - một nền
nông nghiệp an toàn thân thiện với môi trường và ñảm bảo vệ sinh an toàn
thực phẩm. Muốn vậy phải hạn chế việc sử dụng thuốc hoá học bảo vệ thực
vật ở mức thấp nhất và tăng cường áp dụng những biện pháp phi hoá học. Các
tác nhân sinh học là những công cụ bảo vệ thực vật quan trọng ngày càng
ñược ñề cao trong sản xuất nông nghiệp sạch [7].
ðể ñiều khiển một cách có hiệu quả quần thể sâu ñục quả ñậu Maruca
vitrata ở dưới mức gây hại kinh tế cần phải nghiên cứu sâu hơn ñể có cơ sở ñề
xuất biện pháp phòng chống sâu ñục quả ñậu theo hướng phòng trừ tổng hợp
với việc giảm thiểu sử dụng thuốc hoá học trừ sâu, ñồng thời bảo vệ, phục hồi
khu hệ thiên ñịch và khích lệ hoạt ñộng hữu ích của chúng trong hạn chế sâu
hại, nhất là vai trò của nhóm ký sinh sâu ñục quả. Do vậy, ñề tài tập trung
nghiên cứu nhân nuôi sâu ñục quả ñậu Maruca vitrata Fabricius (Lepidoptera:
Pyralidae) bằng thức ăn bán nhân tạo làm nguồn ký chủ nhân nuôi ong ký

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
6

sinh, làm cơ sở cho ñề xuất biện pháp phòng trừ tổng hợp sâu hại rau nói
chung, sâu ñục quả ñậu Maruca vitrata Fabricius nói riêng.
1.2. Một số kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước
1.2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước

1.2.1.1. Nghiên cứu về thành phần ký chủ và phạm vi phân bố sâu ñục quả
ñậu Maruca vitrata Fabricius
Sâu ñục quả ñậu (Maruca vitrata) thuộc bộ cánh phấn (Lepidoptera),
phân bố chủ yếu ớ các vùng thuộc Châu Á, Châu Phi và khu vực Thái Bình
Dương. Ký chủ quan trọng của sâu ñục quả ñậu bao gồm các cây thuộc họ ñậu,
họ ñay, họ trinh nữ, họ tía tô và họ cẩm quỳ với khoảng trên dưới 40 chủng loại
cây trồng thuộc 5 họ thực vật nói trên, trong ñó thức ăn ưa thích nhất của chúng
là ñậu ñũa, ñậu Hà Lan và ñậu trắng. Theo Akinfenwa (1975), sâu ñục quả ñậu
gây hại trên nhiều loại cây trồng thuộc 20 giống và 6 họ khác nhau, chủ yếu là
các cây trồng thuộc họ cánh bướm (Papilionaceae). Theo Atachi và Djihou
(1994) cho rằng thành phần ký chủ của loài sâu hại này gồm 22 loại cây trồng
thuộc các họ Papilionaceae, Fabaceae, Annonaceae, Moraceae, Malvaceae,
Rubiaceae, … (dẫn theo [11]). Theo Taylor (1967), ñã ñiều tra ñược 33 loài cây
bị gây hại bởi M. testulatis. Một số kết quả nghiên cứu chuyên sâu về phổ ký
chủ của loài sâu ñục quả ñậu ñược trình bày ở bảng 1.1.

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
7

Bảng 1.1. Phổ ký chủ của sâu ñục quả ñậu Maruca vitrata
ðịa ñiểm Ký chủ Tên khoa học Người phát hiện
ðậu trạch Phaseolus vulgaris L. Wolcott (1933)
Puerto Rico
ðậu ván Phaseolus lunatus L. Scott (1940)
ðậu trạch Phaseolus vulgaris L.
ðậu xanh Vigna radiata

(L.)

R.


W
ILCZEK

Mỹ

ðậu ñen Vigna unguiculata ssp. Cylindrica
Williamson (1943)

Philippines ðậu ñũa
Vigna unguiculata subsp.
Sesquipedalis
(L.) V
ERDC
.
Djamin (1961)
Ấn ðộ
ðậu triều
cây lùn
Cajanus sp.
Srivastava (1964)
Saxena (1974)
ðài Loan
Tất cả hạt
cây họ ñậu
Lee (1965)
Australia ðậu trắng Phaseolus vulgaris L. Passlow (1968)
Châu Á ðậu trạch Phaseolus vulgaris L
Das và Islam
(1985)

ðậu triều Cajanus cajan (L.) Millsp.
Quốc ñảo Fiji
ðậu tương Glycine L. Max (L.) M
ERR
.
Oci – Dhamma
(1969)
ðậu trạch Phaseolus vulgaris L.
ðậu xanh Vigna radiata

(L.)

R.

W
ILCZEK

Indonesia
ðậu ñen Vigna unguiculata ssp. Cylindrica

Papua New
guinea
ðậu cánh
Psophocarpus tetragonolobus
(L.) D.C.
Lamb (1978)
ðậu triều
Cajanus cajan (L.) Millsp. Subasinghe và
Felloes (1978)
Sri Lanka

ðiền thanh
Sesbania sesban (Jacq.) W. Wight Bhagwat và Saxena
(1995)
ðông, Tây và
Nam Phi
ðậu trạch Phaseolus vulgaris L Ankinfenwa (1975)

Brazil ðậu tương Glycine L. Max (L.) Smith (1978)
Nigeria
Cây lục lạc
sợi
(muồng sợi)

Crotalaria juncea,
C. Retusa, C. Mucronata,
C. usarammoensis
Jackai và Singh
(1983)
Kenya ðậu trạch Phaseolus vulgaris L
Okeyo – Owuor và
Ochieng (1981)

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
8

Không chỉ có phổ ký chủ rộng, gây hại cho rất nhiều họ ký chủ khác
nhau, sâu ñục quả ñậu còn có sự phân bố ñịa lý rộng khắp châu Phi và châu
Á, Nam Mỹ và các tiểu bang miền nam châu Úc, chủ yếu là những vùng có
khí hậu nóng và ẩm.


Hình 1.1. Phân bố ñịa lý của sâu ñục quả ñậu Maruca vitrata
(Nguồn ảnh: Viện Côn trùng học Quốc tế, Luân ðôn, Anh, 1996)
Theo Srinivansa (2012) [18], quần thể sâu ñục quả ñậu Maruca vitrata
ñược cho là ñã phát triển trong khu vực ðông Nam Á và có thể lan ra khắp
châu Á cũng như châu Phi, tại các nước như Ấn ðộ, Indonexia, Việt Nam,
Mexico, Mỹ, Australia, Fiji, Papua New Guinea, Bỉ, ðan Mạch, ðức
1.2.1.2. Nghiên cứu về một số ñặc ñiểm sinh học, sinh thái sâu ñục quả ñậu
Maruca vitrata Fabricius
Những nghiên cứu ñầu tiên về ñặc ñiểm sinh học của loài Maruca vitrata
ñược Walcott tiến hành ở Puerto Rico trên ñậu ván Phaseolus lunatus (dẫn theo
[17]). Sau ñó ñược nhiều tác giả khác tiếp tục nghiên cứu như Djamin (1961) ở
Philipines, Akinfenwa (1975) ở Nigeria và Taylor (1967) ở Nigeria,

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
9

* Một số ñặc ñiểm sinh vật học:
Về tập tính hoạt ñộng: Trưởng thành vũ hóa vào thời gian từ 20 ñến 23
giờ. Quá trình giao phối từ 21 giờ ñêm ñến 5 giờ sáng (khi nhiệt ñộ trong
không khí là 20 – 25
0
c và ẩm ñộ 80%). Thời gian ñẻ trứng cũng tương tự như
thời gian giao phối (Jackai và ctv, 1990; Okeyo Owuor và ctv, 1981). Trứng
thường ñược ñẻ rời rạc từng quả hoặc từ 2 – 16 trứng một chỗ. Theo Jackai
(1981), trưởng thành cái thường ñẻ trứng trên nụ hoa và hoa, lá, ngọn chồi và
quả ñậu. trong ñó hoa và nụ hoa là chỗ trưởng thành cái thích ñẻ trứng hơn cả
(dẫn theo [5]).
ðặc tính ghép ñôi của sâu ñục quả ñậu cũng ñược nhiều tác giả quan
tâm nghiên cứu. Theo Jackai, Ochieng và Raulston (1990), nếu trưởng
thành ghép ñôi trong 4 – 5 ñêm thì sẽ cho tỷ lệ giao phối và ñẻ trứng cao

nhất. Theo các tác giả trên, trưởng thành ñực có khả năng giao phối nhiều
lần, trong khi trưởng thành cái chỉ giao phối 1 lần. Chúng thường giao phối
trong khoảng thời gian từ 21 giờ ñến 5 giờ sáng trong ñiều kiện nhiệt ñộ 20
- 22°C và ñộ ẩm tương ñối cao (80 – 100%), với cao ñiểm của sự giao phối
vào lúc 2 – 3 giờ sáng [13].
Sâu ñục quả ñậu thường ñẻ trứng trên nụ và hoa của cây ñậu. Tuy nhiên
trứng cũng ñược tìm thấy ở trên lá, nách lá, ñỉnh sinh trưởng và quả
(Bruner,1931; Wolcot, 1993; Krishwasnurthy, 1936; Taylor, 1963, 1967) (dẫn
theo [5]). Khi theo dõi vị trí ñẻ trứng của loài sâu này trên cây ñậu ñỗ, Wallis
và Byth (1986) cũng có kết luận tương tự [22]. Trứng có hình bầu dục, kích
thước 0,65 x 0,45mm, màu vàng nhạt trên bề mặt có những ñường vân hình
mạng lưới [19]. Theo Jackai (1981), trứng thường có ñường kính 0,35mm và
rất khó phát hiện khi nhìn bằng mắt thường. Trứng thường ñược ñẻ thành
từng ñợt từ 2 – 16 quả [19] [13].
Sau khi trưởng thành ñẻ từ 2 – 3 ngày, trứng nở (Taylor, 1967;Akinfewa,

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
10

1985). Kết quả nghiên cứu của Ramasubramanian và Babu(1989) trên 3 loài cây
thuộc họ ñậu cũng cho kết quả tương tự [16]. Tại ðài Loan, thời gian phát dục
của trứng ñược ghi nhận là 4 – 5 ngày [10].
Giai ñoạn sâu non của loài sâu ñục quả này có 5 tuổi (Taylor, 1967;
Kochler và Mehta, 1972, Akinfewa, 1975). Thời gian phát dục của sâu non từ
8 – 13 ngày và 10 – 14 ngày theo kết quả của Akinfewa (1975). Công bố của
Ramasubramanian và Babu (1989) là 13,32; 13,86; 12,9 ngày trên ñậu triều,
ñậu ñũa, ñậu ván [16]. Còn Chang và Chen (1989) lại có kết quả 20 – 24 ngày
[10]. Taylor (1967) cho rằng những sâu non sống trong môi trường tự nhiên
có thể sống lâu hơn trong ñiều kiện sống kém lý tưởng hơn [19].
Sâu non loài M. vitrata tuổi nhỏ ăn hoa và nụ hoa, nhả tơ kết các lá non

và cụm hoa lại. Tuổi lớn ñục vào quả ñậu, nói chung sâu non thường ăn ở
phía trong hoa, nụ hoa và quả ñậu. Sâu non ñẫy sức thường xuống ñất ñể hóa
nhộng trong một kén gồm 2 lớp: lớp ngoài ñược làm từ tơ, ñất vụn và lớp
trong tạo thành từ các túm sợi tơ trắng ñược bện như lưới cá (dẫn theo [5]).
ðể chuẩn bị cho sự hóa nhộng, sâu non nhả tơ kéo kén. Giai ñoạn này
ñược gọi là thời kỳ tiền nhộng, thường kéo dài 1 – 2 ngày. Lúc này chúng
cũng không cần ăn thêm nữa. Sau ñó chúng hóa nhộng ở trong kén dưới mặt
ñất. Nhộng khi mới vũ hóa có màu vàng nhạt, sau chuyển sang màu nâu sẫm.
Thời gian phát dục của pha nhộng thường kéo dài 6 – 8 ngày. Những nghiên
cứu của Ke, Fang, Li (1985) tại Quảng Châu – Trung Quốc cho thấy nhộng
của loài sâu này thường qua ñông trong các lớp ñất bề mặt, ñến tháng 5 mới
hóa trưởng thành bay ra.
Sau khi vũ hóa, trưởng thành cái không ñẻ trứng ngay mà nó cần một
thời gian ăn thêm ñể hoàn thiện bộ máy sinh sản. Vào thời gian này, chất
lượng thức ăn có ảnh hưởng rất lớn tới thời ñiểm bắt ñầu ñẻ trứng và số lượng
trứng. Những nghiên cứu tron phòng thí nghiệm của nhiều tác giả cho thấy,

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
11

nếu ñược ăn thêm bằng ñường Gluco 25% thì sau khi vũ hóa 3 – 4 ngày,
trưởng thành cái bắt ñầu ñẻ trứng. Cao ñiểm của sự ñẻ trứng là 6 – 8 ngày sau
khi giao phối [19]. Thời gian cái sống trung bình 8,5 – 10 ngày. Trưởng thành
ñực có thời gian sống ngắn hơn 5,9 – 6,1 ngày. Ramasubramanian và Babu
(1988) ñã nghiên cứu khả năng ñẻ trứng của loài sâu này trên 1 số ký chủ
khác nhau nhằm xác ñịnh ký chủ thích hợp cho việc nuôi chúng trong phòng
thí nghiệm. Kết quả cho thấy số trứng ñược ñẻ và tỷ lệ nở cao nhất trên ñậu
ván. Thời gian phát dục của sâu non trên ñậu ván là ngắn nhất (12,9 ngày) và
trưởng thành vũ hóa từ những sâu non sống trên ñậu ván cũng có thời gian
sống lâu hơn. Qua ñó 2 tác giả này ñã ñi ñến kết luận rằng ñậu ván là thức ăn

thích hợp cho việc nhân nuôi loài sâu này trong phòng thí nghiệm [16].
* Một số ñặc ñiểm sinh thái học:
Các ñặc ñiểm sinh thái học của loài sâu ñục quả này cũng ñược nhiều
nhà khoa học tập trung nghiên cứu. Tại ðài Loan, loài sâu này xuất hiện
quanh năm và số lượng quần thể tăng dần từ tháng 10 ñến tháng 4 [19]. Vòng
ñời của chúng cũng thay ñổi theo vùng sinh thái 18 – 25 ngày ở Nam Nigeria
và 30 – 35 ngày ở miền Bắc nước này (Booker, 1965). Theo nghiên cứu của
nhiều nhà khoa học, chúng không có thời gian ngừng hoạt ñộng, Sâu non của
loài này có thể phát triển và gây hại ở tất cả các mùa trong năm. Nếu xuất
hiện ở cuối vụ ñậu ñỗ thì sau ñó chúng sẽ chuyển sang sống trên các cây họ
ñậu hoang dại, trên các loại cây trồng khác, thậm chí trên cả nông sản bảo
quản. Ở Nigeria, thông qua việc sử dụng bẫy ánh sáng mà xác ñịnh ñược thời
gian hoạt ñộng của trưởng thành loài này trên ñậu ñũa. Kết quả thu ñược cho
thấy loài này tập trung phá hoại mạnh vào 2 vụ từ tháng 7 ñến tháng 10 ở Bắc
Nigeria. Việc nghiên cứu các ñặc ñiểm sinh học, sinh thái và tập tính gây hại
của sâu ñục quả ñậu ñã cung cấp cơ sở quan trọng cho việc ñề xuất các biện
pháp phòng chống.

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
12

1.2.1.3. Nghiên cứu về biện pháp phòng trừ sâu ñục quả ñậu loài Maruca
vitrata
Những hiểu biết về các ñặc ñiểm sinh học, sinh thái và tập tính gây hại
của sâu ñục quả ñậu ñã cung cấp cơ sở quan trọng cho việc ñề xuất các biện
pháp phòng chống.
Sử dụng kỹ thuật canh tác ñể phòng chống sâu hại là một biện pháp ñã
ñược thực hiện từ rất lâu ñời trên các loại cây trồng khác nhau, trong ñó có
cây họ ñậu. Một trong những biện pháp kỹ thuật cổ ñiển nhất nhưng mang lại
hiệu quả cao trong việc tiêu diệt sâu ñục quả ñậu ñỗ ở những khu vực có diện

tích canh tác không quá lớn là bắt sâu bằng tay. Người nông dân có thể thu
hái các quả bị sâu ñục hoặc dùng tay bóp chết sâu non ngay trong ñường ñục
mà quả vẫn ñể ở trên cây (Van Emden,1987).
Việc trồng xen giữa cây họ ñậu với các loài cây trồng cạn khác như ngũ
cốc, bông sắn, hồ tiêu có thể làm hạn chế sự gây hại của sâu, ñặc biệt với loài
sâu ñục quả ñậu Maruca vitrata. Tuy nhiên thời ñiểm trồng xen là rất quan
trọng. Theo kết quả nghiên cứu của Ezuch, Taylor (1984), việc gieo trồng
ñồng thời ngô và ñậu ñũa có khả năng làm tăng số lượng sâu ñục quả. Omolo
và CTV, (1993) cũng nhận thấy mật ñộ của sâu ñục quả trên hoa ñậu ñũa ở
ñiều kiện ñậu trồng xen với ngô thường cao hơn so với lô chỉ trồng thuần ñậu
ñũa. Nếu gieo ñậu ñũa vào tuần thứ 12 sau khi gieo ngô sẽ làm giảm thiệt hại
do 3 loài sâu hại chính gây ra, trong ñó có sâu ñục quả ñậu. Ở Ấn ðộ, nếu
trồng xen các loại cây trong cùng họ ñậu thì không hạn chế ñược mật ñộ cũng
như tác ñộng của loại sâu hại này (dẫn theo [5]).
Mật ñộ gieo trồng cũng có ảnh hưởng rất lớn ñến sự phát sinh gây hại
của các loài sâu hại và năng suất cây trồng. Theo Karel và Mghogho (1985),
ñậu cove ñược trồng với mật ñộ 200.000 – 300.000 cây/ha bị ảnh hưởng nặng
nhất bởi loài sâu ñục quả Maruca vitrata. Năng suất cũng như kích thước hạt

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
13

ñạt cao nhất ở những ruộng trồng với mật ñộ 200.000 cây/ha.
Căn cứ vào sự xuất hiện theo mùa và các thời ñiểm trưởng thành xuất
hiện rộ mà có thể sử dụng biện pháp thời vụ nhằm tránh những lứa sâu nguy
hiểm. Taylor (1967) ñã tiến hành theo dõi, ñánh giá thiệt hại do sâu ñục quả
gây ra trên ñậu ñũa của Nigeria ở các thời vụ khác nhau và ñi ñến kết luận
rằng những mất mát năng suất trong vụ mùa muộn nhìn chung cao hơn ở vụ
mùa sớm. Số lượng quần thể sâu hại có xu hướng tăng dần trong vụ mùa sớm
và chúng sẽ tập trung gây hại trên những cây ñậu ở vụ muộn.

Song song với việc nghiên cứu các biện pháp diệt trừ sâu ñục quả ñậu
thì việc chọn tạo ra các dòng giống chống chịu với loài sâu hại này ñã ñược
nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. ðể tạo ra các dòng giống ñậu ñỗ có
tính kháng, phương pháp chủ yếu ñược sử dụng là chọn lọc từ tập ñoàn các
giống bản ñịa kết hợp với lai hữu tính. Theo Dabrowski, Bungu, Ochieng
(1983), phương pháp chọn lọc ñậu ñũa có tính kháng là cho trưởng thành ñẻ
10 -12 trứng lên cây vào giai ñoạn nở hoa, sau ñó tính tỷ lệ hại hoa của các
dòng ñể làm cơ sở lựa chọn.
Một số thí nghiệm ở ngoài ñồng trên cây ñậu Prima cho thấy sâu ñục
quả ñậu ñỗ thích phá hoại ở các quả ñậu mọc thành chùm gần nhau và các quả
ở sát phía trong cành lá hơn là các quả ñứng riêng lẻ hoặc không tiếp xúc với
các bộ phận nào của cây. Do ñó các giống có 2 – 3 quả treo gần nhau. Những
giống ñậu ñỗ có cuống quả ngắn hoặc quả tiếp xúc với các bộ phận khác của
cây cũng ñược sâu ñục quả ưa thích. Còn những giống có quả dài, hạt to
không tiếp xúc với các bộ phận của cây thì ít bị hại hơn. Trong nhiều trường
hợp, sâu ñục quả chỉ phá hoại 1-2 hạt, sau ñó chuyển sang gây hại quả khác.
Những quả ñã bị sâu gây hại thường có sự bù ñắp làm cho những hạt còn lại
trong quả thường tăng hơn về khối lượng (Wien và Taylor, 1987). Việc
nghiên cứu các ñặc tính gây hại của loài sâu này ñã giúp cho các nhà chọn tạo

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
14

giống có hướng ñể chọn lọc ñược 2 giống ñậu ñũa TVU 946 và TVU 4557 có
những ưu ñiểm có khả năng kháng sâu ñục quả. Quả của 2 giống ñậu này
phân tán rộng khắp trên cây, mặt khác giống TVU 946 nở hoa rất sớm, do vậy
cũng tránh ñược thiệt hại hoa và quả do sâu gây ra.
Qua các kết quả giải phẫu thực vật học, Taylo (1989) cho rằng ñộ dày
của các mô ở thân cuống quả và tỷ lệ quả tỷ lệ thuận với tính kháng sâu của
các giống ñậu khác nhau. Theo Jackai và Oghiakhe (1989), ñộ dày và dài của

lớp lông bao phủ trên thân, lá ñậu tương có thể hạn chế sự tấn công của sâu
ñục quả. Bởi vậy các giống ñậu ñũa hoang dại có nhiều lông bị gây hại ít hơn
ñến 13 lần so với các giống mẫn cảm . Mặt khác, kết quả phân tích hóa học
cho thấy hàm lượng ñường khử, axit amin tự do và phenol trong lá cũng quyết
ñịnh tính kháng sâu của các giống ñậu ñỗ [19].
Ngoài việc chọn giống trên ñồng ruộng, việc lai tạo giữa các giống có
khả năng kháng sâu nhằm tích lũy tính kháng cho các tổ hợp lai cũng ñược
tiến hành ñồng thời. Tại Ấn ðộ vào những năm 1977 – 1981, các nhà nghiên
cứu ñã tiến hành chọn tạo ñược 8 giống có tính kháng ngang trong tổng số
391 giống ñậu ñen. Các giống này có thể kháng ñược với 8 loài sâu hại chủ
yếu trong ñó có sâu ñục quả. Chhabra, Kooner và các cộng sự khác (1981)
cũng ñã chọn tạo ñược 5 giống ñậu xanh có tính kháng từ 91 giống nghiên
cứu. Các giống này có hàm lượng axit amin tự do và phenol trong lá cao hơn
hẳn các giống ñậu khác. Những kết quả này cho thấy sự khả quan của hướng
sử dụng giống kháng trong phòng chống sâu ñục quả ñậu.
Trong công tác phòng chống sâu ñục quả ñậu, vấn ñề sử dụng các loài
kẻ thù tự nhiên cũng ñược ñề cập. Thành phần các loài kẻ thù tự nhiên của sâu
ñục quả ñậu Maruca vitrata ñược nghiên cứu từ lâu. Lateef, Reddy (1984) ñã
thu thập ñược 16 loài ký sính sâu ñục quả ñậu triều ở Icrisat trong ñó có 14
loài ong ký sinh thuộc bộ Hymenoptera, 2 loài còn lại thuộc bộ Diptera.

×