Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Nghiên cứu phát triển cây rau sắng thân leo tại kim bảng tỉnh hà nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 132 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
*



VŨ VĂN TRUNG





ðỀ TÀI: “NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN CÂY RAU SẮNG
THÂN LEO TẠI KIM BẢNG, TỈNH HÀ NAM”





LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP






HÀ NỘI, 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀO ðÀO
TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ
PTNT


VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
*


VŨ VĂN TRUNG



ðỀ TÀI: “NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN CÂY RAU
SẮNG THÂN LEO TẠI KIM BẢNG, TỈNH HÀ NAM”


Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 60.62.01.10


LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Huệ



HÀ NỘI, 2013

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
i

LỜI CẢM ƠN


Tôi xin ñược gửi lời cảm ơn sâu sắc ñến PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Huệ,
với cương vị người hướng dẫn khoa học ñã tận tình giúp ñỡ và hướng dẫn tôi,
ñóng góp nhiều ý kiến quý báu trong suốt quá trình thực hiện ñề tài và hoàn
thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám ñốc Trung tâm nghiên cứu và Phát
triển Hệ thống Nông nghiệp ñã tạo ñiều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá
trình thực hiện ñề tài.
Tôi xin ñược gửi lời cảm ơn ñến Lãnh ñạo Viện Khoa học Nông nghiệp
Việt Nam, tập thể cán bộ Ban ñào tạo sau ñại học ñã tạo mọi ñiều kiện thuận lợi
cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các Thầy, Cô giáo ñã tận tình giảng dạy và
giúp ñỡ tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học, ñồng nghiệp, bạn
bà và người thân ñã ñộng viên giúp ñỡ trong quá trình học tập và thực hiện ñề
tài và hoàn thành luận văn.
Hà Nội, ngày …. tháng …. năm 2013
Tác giả luận văn




Vũ Văn Trung






Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

ii

LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn
khoa học của PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Huệ cùng với sự giúp ñỡ của tập thể cán
bộ nghiên cứu thuộc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hệ thống Nông
nghiệp. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và
chưa từng ñược công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào.
Mọi người giúp ñỡ cho học viên ñã ñược cảm ơn và thông tin trích dẫn ñã
ñược ghi rõ nguồn gốc.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những số liệu trong luận văn này.

Hà Nội, ngày …. tháng …. năm 2013
Tác giả luận văn




Vũ Văn Trung

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
iii

MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA i
LỜI CẢM ƠN i
LỜI CAM ðOAN ii


MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG, HÌNH vi

MỞ ðẦU 1

1. Tính cấp thiết của ñề tài 1
2. Mục ñích và yêu cầu của ñề tài 3
2.1. Mục ñích nghiên cứu 3
2.2. Yêu cầu của ñề tài 4
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của ñề tài 4

3.1. Ý nghĩa khoa học 4

3.2. Ý nghĩa thực tiễn 4

4. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu của ñề tài 4

4.1. ðối tượng nghiên cứu 4

4.2. Phạm vi nghiên cứu 5

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ðỀ TÀI 6

1.1. Các vấn ñề về bảo tồn và phát triển rau bản ñịa 6

1.1.1. Khái quát chung về rau bản ñịa 6
1.1.2. Thực trạng bảo tồn và phát triển rau bản ñịa trên thế giới 8
1.1.3. Rau bản ñịa và công tác bảo tồn và phát triển ở Việt Nam 13

1.2. Một số nghiên cứu về ñặc ñiểm sinh học, khả năng nhân giống rau bản ñịa

hoang dại thân gỗ 17

1.2.1. Nghiên cứu ở ngoài nước 18


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
iv

1.2.2. Nghiên cứu ở Việt Nam 24

1.3. Tổng quan về loài cây nghiên cứu 31

1.4. Khái quát về ñiều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Kim Bảng 33

1.4.1. Khái quát chung
1.4.2. ðịnh hướng phát triển các ngành kinh tế 34

1.4.3. Tình hình khai thác cây rau sắng ở huyện Kim Bảng, Hà Nam 35

CHƯƠNG II: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37

2.1. Vật liệu nghiên cứu 37

2.2. Nội dung nghiên cứu 37

2.3. Phương pháp nghiên cứu 37

2.3.1. Cách tiếp cận 38

2.3.2. Phương pháp nghiên cứu 38


2.4. Thời gian nghiên cứu 41

2.5. ðịa ñiểm nghiên cứu 41

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 42

3.1. Hiện trạng và tiềm năng phát triển của cây rau sắng tại Hà Nam 42

3.1.1. Hiện trạng sản xuất, tiềm năng mở rộng diện tích của cây rau sắng tại
huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam 42

3.1.2. Môi trường sinh thái vùng sản xuất 52

3.1.3. Thị trường cây rau sắng thân leo 53

3.2. Phân loại thực vật và ñánh giá ñặc ñiểm sinh học của cây rau sắng thân leo
56

3.2.1. Phân loại 2 loại rau sắng ở Kim Bảng bằng khóa phân loại 57

3.2.2. Mô tả, ñánh giá ñặc ñiểm sinh học của cây rau Sắng thân gỗ và thân
leo ở Kim Bảng 61


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
v

3.3. Ảnh hưởng của GA3 ñến khả năng sinh trưởng, phát triển của rau sắng thân
leo trong quá trình nhân giống bằng phương pháp giâm cành 74


3.3.1. Ảnh hưởng của GA3 ñến quá trình hình thành mô sẹo 75

3.3.2. Ảnh hưởng của GA3 ñến quá trình hình thành và phát triển rễ 78

3.3.3. Ảnh hưởng của GA3 ñến quá trình hình thành và phát triển chồi 82

3.3.4. Tỷ lệ vào bầu và tỷ lệ xuất vườn cây rau Sắng thân leo 86

KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 88

4.1. Kết luận 88

4.2. ðề nghị 89

TÀI LIỆU THAM KHẢO 90

5.1.

Tiếng Việt 90

5.2.

Tiếng Anh 93

5.3.

Các webs 94

PHỤ LỤC


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
vi

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

cấu các hộ ñiều tra tại Kim Bảng năm 2011 42

Bảng 3.2.
Ước
tính số lượng cây rau sắng thân leo tại Kim Bảng 43

Bảng 3.3.

cấu diện tích các loại ñất tại huyện Kim Bảng và Thanh Liêm 50

Bảng 3.4.
Tiềm
năng mở rộng diện tích trồng rau sắng ở Kim Bảng 51

Bảng 3.5:
Thị
trường rau Sắng thân leo – Kim Bảng 54

Bảng 3.6. Thị trường rau Sắng thân gỗ – Kim Bảng 55

Bảng 3.7. Sự biến ñộng giá của rau Sắng qua các thời ñiểm trong năm 55

Bảng 3.8. Tham số thống kê của các tính trạng chất lượng của cây rau Sắng

thân gỗ (Melientha suavis Pierre) ở Kim Bảng- Hà Nam, năm 2011 61

Bảng 3.9. Một số
tham
số thống kê tính trạng số lượng của cây rau Sắng thân
gỗ (Melientha suavis Pierre) ở Kim Bảng- Hà Nam, năm 2011 63

Bảng 3.10. Bảng tính trạng ñặc trưng của cây rau Sắng thân gỗ
(Melientha suavis Pierre) tại Kim Bảng 64

Bảng 3.11. Tham số thống kê của các tính trạng chất lượng của cây rau Sắng
thân leo ( Aspidopterys oligoneura Merr) ở Kim Bảng- Hà Nam, năm 2011 67

Bảng 3.12.
Một
số tham số thống kê tính trạng số lượng của cây rau Sắng thân
gỗ (Aspidopterys oligoneura Merr) ở Kim Bảng- Hà Nam, năm 2011 68

Bảng 3.13. Bảng tính trạng ñặc trưng của cây rau Sắng leo (Aspidopterys
oligoneura Merr.)
tại
Kim Bảng 69

Bảng 3.14. Một số ñặc ñiểm chính của cây rau Sắng thân gỗ, cây Sắng thân
leo và cây Sắng
rừng
ở Kim Bảng - Hà Nam, năm 2011 73

Bảng 3.15: Ảnh hưởng của nồng ñộ GA3 ñến quá trình hình thành mô sẹo của
hom giâm cây

rau
sắng thân leo tại Kim Bảng, năm 2012 76


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
vii

Bảng 3.16. Ảnh hưởng của nồng ñộ GA3 ñến quá trình hình thành và phát
triển bộ rễ của hom giâm rau sắng thân leo tại Kim Bảng, 2012 79

Bảng 3.17. Ảnh hưởng của nồng ñộ GA3 ñến sự hình thành và phát triển rễ
của hom giâm cây rau sắng thân leo tại Kim Bảng, 2012 81

Bảng 3.18. Ảnh hưởng của
nồng
ñộ GA3 ñến quá trình hình thành và phát
triển chồi của hom giâm 83

Bảng 3.19. Ảnh hưởng của nồng ñộ GA3 ñến thời gian bật chồi của cây rau
Sắng thân leo tại Kim Bảng, 2012 84

Bảng 3.20. Ảnh hưởng của nồng ñộ GA3 ñến quá trình hình thành và phát
triển chồi của hom giâm rau sắng thân leo tại Kim Bảng, 2012 86

Bảng 3.21. Tỷ lệ vào bầu và tỷ lệ xuất vườn của cây giống từ hom 87



Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Bản ñồ hiện trạng phân bố rau Sắng thân leo 48

Hình 3.2. Bản ñồ phân vùng tiềm năng rau Sắng thân leo 52

Hình 3.3. ðộng thái hình thành mô sẹo 77

Hình 3.4. ðộng thái tăng trường số lượng rễ trên mỗi hom trong thí nghiệm80

Hình 3.5. ðộng thái hình thành chồi của hom giâm cây rau sắng thân leo 85



Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
ix

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ADB: Ngân hàng Phát triển châu Á
AVRDC: Trung tâm rau thế giới
BIOVERSYTY: Tổ chức sinh học quốc tế
Bộ NN & PTNT: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
CASRAD: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hệ thống nông nghiệp
FAO: Tổ chức nông lương thế giới
GA3: Axit Gibberellic
IBA: Indole Butyic Acid
IPGRI: Viện tài nguyên di truyền thực vật quốc tế
LSNG: Lâm sản ngoài gỗ
NAA: α – Naphthalence Acetic Acid
TNTV: Tài nguyên Thực vật

USDA: Bộ nông nghiệp Hoa Kì
VAAS: Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam



Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
1

MỞ ðẦU
1. Tính cấp thiết của ñề tài
Tài nguyên di truyền thực vật là cơ sở sinh học ñể phát triển nông nghiệp
và kinh tế xã hội. Sử dụng có hiệu quả tài nguyên di truyền thực vật ñược coi là
một trong những vấn ñề cấp thiết trong chiến lược phát triển nông nghiệp và giải
quyết vấn ñề lương thực, thực phẩm.
Bảo tồn và khai thác các nguồn gen thực vật sẵn có ở trong nước phục vụ
cho nhu cầu tiêu dùng nội ñịa và xuất khẩu là chủ trương chính sách của ðảng và
chính phủ Việt Nam, ñược tất cả mọi người trong xã hội quan tâm. Nhiều loài cây
hoang dại có giá trị dinh dưỡng ñã ñược trồng trọt và sử dụng trong ñời sống của
nhiều tộc người ở Việt Nam từ lâu ñời, nhưng ñến nay vẫn chưa ñược quan tâm tư
liệu hóa ñầy ñủ và nghiên cứu phát triển thương mại làm rau an toàn (Nguyễn
Hữu Cường, 2010) [9], (Trung tâm Tài nguyên thực vật, 2003-2005) [35].
Rau sắng là loại rau rừng ñặc sản bản ñịa thuộc lâm sản ngoài gỗ (LSNG)
của vùng cao ở Việt Nam, ñược thu hái từ loài cây có tên khoa học là Melientha
suavis Pierre (Phạm Hoàng Hộ, 2000) [15]. Trong ñó rau sắng ở huyện Kim
Bảng, Hà Nam ñược lưu truyền là một trong vài vùng nổi tiếng nhất. Tại Kim
Bảng hiện có hai loại cây cùng ñược người dân gọi là rau sắng: rau sắng thân gỗ
và rau sắng thân leo. Rau sắng ñược thu hái là ngọn non, lá hoặc chùm hoa từ
cây sắng (còn gọi là cây mì chính, rau ngót rừng, người Dao gọi là lai cam,
người Mường gọi là tắc sắng, dân tộc Tày gọi là Piéc bóu, người Thái gọi là pắc
van và tất cả ñều có nghĩa là rau ngọt). Trong dân gian lưu truyền cũng như hiện

tại ở Kim Bảng, Hà Nam ngọn non, lá, cụm hoa và quả non của cây sắng thân
leo cũng như cây sắng thân gỗ ñều ñược dùng ñể nấu canh ăn rất ngon. Nhiều kết
quả nghiên cứu cũng cho thấy hàm lượng dinh dưỡng của rau sắng rất cao (trong
100g rau sắng có khoảng 6,5 - 8,2g protit, 0,23g lysin, 0,19g methionin, 0,08g
tryptophan, 0,25g phenylanalin, 0,45g treonin, 0,22g valin, 0,26g leucin và 0,23g

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
2

isoleucin, 11,5mg vitamin C, 0,6mg caroten v.v gấp nhiều lần rau ngót, ñậu
ván (Trần Cự, ðỗ ðình Tiến, 2000) [10], không chỉ tốt cho sức khỏe con người
mà còn có khả năng chữa ñược một số bệnh như nhức mỏi cơ, thận, (ðỗ Tất Lợi,
2011), [28].
Theo kết quả ñiều tra của nhóm nghiên cứu, rau sắng thân leo là loại rau rất
có tiềm năng thị trường, nhu cầu tìm mua rau sắng rất lớn dù giá của loại rau ñặc
sản này không hề rẻ. Rau sắng thân leo có giá bán 100.000 ñ/kg lá (vào mùa lễ hội
chùa Hương), thời ñiểm thấp nhất 40.000 ñ/kg (Vũ Hữu Cường, 2011), [8]. Nhằm
ñáp ứng nhu cầu ñó, người nông dân ñã vào rừng khai thác triệt ñể theo kiểu tận
thu mà không có bảo tồn, chăm sóc. Dẫn ñến hiện nay, cây rau sắng ñã ñược ñưa
vào danh mục thực vật trong sách ñỏ Việt Nam cần ñược bảo tồn và phát triển.
Một ñiều ñáng quan tâm, hiện nay tại huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, một số
người dân ñã tự ñưa ñược cây rau sắng thân leo ngoài tự nhiên về trồng tại vườn
nhà và bắt ñầu thu ñược sản phẩm. ðây là cơ sở quan trọng ñể tiến hành ñánh giá
khả năng phát triển của loại cây này trong môi trường sản xuất của nông dân và
hoàn toàn cho phép tin vào khả năng cây rau sắng thân leo tự nhiên có thể phát
triển và ñưa vào hệ thống sản xuất nông lâm kết hợp ñại trà ñược.
Cây rau sắng thân leo hầu như không bị sâu bệnh hại và hoàn toàn phát
triển trong môi trường tự nhiên, hiện tại chưa có biện pháp tác ñộng nào (kể cả
với rau sắng trồng ở vườn nhà). Do vậy, rau sắng ñáp ứng rất tốt các tiêu chuẩn
vệ sinh an toàn thực phẩm. Từ ñó cho thấy, nếu ñược nhân giống, trồng với các

kỹ thuật bản ñịa và áp dụng các biện pháp canh tác tối thiểu sẽ là loại rau ñáp
ứng ñược các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng gia tăng của
người tiêu dùng. ðồng thời, rau sắng thân leo sẽ có ñiều kiện thuận lợi ñể hướng
ñến các thị trường cao cấp, ñòi hỏi cao về các ñiều kiện an toàn thực phẩm.
ðến nay, ñã có một số chương trình, dự án hỗ trợ của nhà nước ñể chuyển
giao kỹ thuật gây trồng và phát triển cây rau sắng thân gỗ nhằm bảo tồn và khai

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
3

thác bền vững loài rau rừng ñặc sản bản ñịa này. Tuy nhiên, ñối với cây rau sắng
thân leo, việc nhân giống phát triển trong ñiều kiện trồng trọt mới chỉ là tự phát,
bước ñầu, chưa kết hợp giữa khai thác kế thừa kinh nghiệm cổ truyền với kỹ
thuật canh tác tiên tiến và chưa huy ñộng tốt sự tham gia của cộng ñồng trong
việc bảo tồn và phát triển [WHO-IUCN-WWF (1993) [59]. Danh tiếng và giá trị
dinh dưỡng của rau sắng rất lớn nhưng thị trường còn hạn chế. Cả rau sắng thân
leo và thân gỗ ñều tiêu thụ chính tại Chùa Hương (90%); sản lượng thu hái ñược
còn rất ít, chưa ñáp ứng ñủ nhu cầu của các thị trường truyền thống (Phủ Lý;
Kim Bảng; Chùa Hương) và các thị trường tiềm năng khác như Hà Nội, Hải
Phòng thì vấn ñề ñáp ứng lại càng hạn chế. Người dân khi bán hàng không có
sự phân loại chất lượng sản phẩm, ñược bán theo kilogam và chưa có bao bì
nhãn mác. Giá rau sắng cũng biến ñộng lớn giữa ñầu vụ và cuối vụ. Tiềm năng
tiêu thụ còn rất lớn, ñặc biệt là thị trường Hà Nội, sản phẩm vẫn chưa vươn tới
ñược [8]. Một ñiều ñáng quan tâm nữa, từ kết quả mô tả ban ñầu về một số tính
trạng hình thái chính cho thấy, cây rau sắng thân leo chắc chắn không cùng loài
với cây rau sắng thân gỗ, vì thế vấn ñề ñịnh danh chính xác cây rau sắng thân leo
và nghiên cứu ñặc ñiểm nông sinh học của loài cây này cũng là một việc rất cần
ñược thực hiện ngay.
Xuất phát từ những vấn ñề trên, chúng tôi ñã tiến hành ñề tài: “Nghiên
cứu phát triển cây rau sắng thân leo tại Kim Bảng, tỉnh Hà Nam”.

2. Mục ñích và yêu cầu của ñề tài
2.1. Mục ñích nghiên cứu
ðánh giá ñược tiềm năng thị trường, khả năng sinh trưởng phát triển và
nhân giống của cây rau sắng thân leo hoang dại thành cây rau thương phẩm ñặc
sản hiệu quả kinh tế cao, góp phần tăng thu nhập cho người dân vùng ñồi núi
huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
4

2.2. Yêu cầu của ñề tài
Nghiên cứu hiện trạng sản xuất và thị trường của cây rau sắng thân leo, xác
ñịnh các ñiều kiện thuận lợi và khó khăn trong chuỗi giá trị của rau sắng thân leo.
Nghiên cứu phân loại thực vật, ñánh giá ñặc ñiểm sinh học của các loài
cây cùng ñược gọi là rau sắng
Bước ñầu nghiên cứu khả năng nhân giống của cây rau sắng thân leo trong
ñiều kiện thực tế tại vùng Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của ñề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học:
Bổ sung nguồn thông tin và dữ liệu về phân loại, ñặc ñiểm sinh học, kỹ
thuật nhân giống và tiềm năng thị trường của cây rau sắng thân leo tại Kim
Bảng, Hà Nam, phục vụ cho công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát triển.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn:
Xác ñịnh ñược tiềm năng phát triển sản xuất và thị trường của rau sắng thân
leo, các ñiều kiện thuận lợi và khó khăn trong chuỗi giá trị rau sắng thân leo.
Xác ñịnh ñược tên khoa học, ñặc ñiểm sinh vật học, khả năng nhân giống
của rau sắng thân leo góp phần ñịnh hướng công tác bảo tồn và phát triển loài
cây rau hàng hóa mới, nâng cao thu nhập cho người dân vùng ñồi núi huyện Kim
Bảng, tỉnh Hà Nam.

4. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu của ñề tài
4.1. ðối tượng nghiên cứu
Các loài cây ñược người dân ñịa phương gọi là rau sắng, trong ñó tập
trung nghiên cứu sâu về cây rau sắng thân leo tại vùng ñồi núi huyện Kim Bảng,
tỉnh Hà Nam và các vùng phụ cận.

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
5

Hiện trạng khai thác và thị trường tiêu thụ rau sắng thân leo tại Kim Bảng,
Phủ Lý và Hà Nội (Chùa Hương)
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của ñề tài tập trung vào phân loại thực vật, ñánh giá
ñặc ñiểm sinh học, kỹ thuật nhân giống và nghiên cứu tiềm năng phát triển sản
xuất và thị trường của cây rau sắng thân leo trong ñiều kiện vườn nhà của nông
dân tại huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam và thị trường một số vùng phụ cận.

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
6

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ðỀ TÀI
1.1. Các vấn ñề về bảo tồn và phát triển rau bản ñịa
1.1.1. Khái quát chung về rau bản ñịa
Theo cuốn Rau bản ñịa thế giới (World indigenous vegetables, 2006) [53],
rau bản ñịa là các loại rau mọc tự nhiên, hoặc các loại rau chỉ sống ở những vùng
sinh thái nhất ñịnh. Các loại rau ñược tạo ra từ công nghệ lai giống không phải là
rau bản ñịa. Từ indigenouse có nghĩa là hoang dại hay tự nhiên thuộc về một
nước hay một vùng. Theo FAO (1996) [48], rau bản ñịa gồm rau truyền thống và
rau rừng, rau mọc hoang dại tại một vùng, khu vực trong thời gian dài.

Châu Á, ñặc biệt là ðông Nam Á ñược ghi nhận là một trong những cái
nôi quan trọng của nguồn gen cây trồng của thế giới, ñặc biệt rất ña dạng về tài
nguyên rau bản ñịa. Các nước có sự giàu có về tài nguyên rau bản ñịa là
Banglades, Indonesia, Philippin, Thái Lan, Việt Nam, Ấn ðộ và Myanma. Tại
Banglades, rau bản ñịa tập trung nhiều ở biên giới với Ấn ðộ và Myanma. Tại
ñây ñã ghi nhận có tới 98 loài rau có nguồn gốc từ các vùng nguyên sản ñược
thuần hóa và trồng trong vườn gia ñình, trong ñó có 20 loại mang tính ñặc sản ít
phổ biến (AVRDC, 2005) [42]
Cho ñến nay, hầu hết các nghiên cứu về rau bản ñịa chủ yếu tập trung vào
giống rau truyền thống, còn những nghiên cứu trên cây hoang dại, bán hoang dại
ñể phát triển thành rau hàng hóa rất ít (Nguyễn Thị Ngọc Huệ và CS, 2012 [17].
Ngày nay, cùng với sự gia tăng về nhận thức và trình ñộ dân trí, nhu cầu tiêu thụ
rau xanh, ñặc biệt là rau an toàn, ngày càng gia tăng. Mặt khác, những thách thức
về biến ñổi bất thường của khí hậu, sự suy giảm ñộ phì của ñất, sự khan hiếm
của nguồn nước tưới và nguy cơ ngày càng cao của suy thoái môi trường do sử
dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật và phân hoá học ñòi hỏi phải tăng cường

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
7

phát triển rau bản ñịa bao gồm các giống rau truyền thống, rau rừng, rau hoang
dại có khả năng thích nghi cao, cần ñầu tư ít về phân bón hoá học và thuốc bảo
vệ thực vật lại rất ña dạng theo giống/dạng, loài, mùa vụ, cách trồng và chế
biến.(Department of the Army (2003) [46]
Phân loại theo phần ăn ñược, rau bản ñịa, rau hoang dại ñược phân thành
4 nhóm: Nhóm 1. Rau ăn thân, ăn củ, ăn rễ; Nhóm 2. Rau ăn lá, ăn mầm; Nhóm
3. Rau ăn quả; Nhóm 4. Rau gia vị
Rau có thể ñược sử dụng bằng nhiều cách như ăn sống, luộc, chiên hoặc
trộn salat. Chúng cũng có thể ñược muối chua hay ñóng hộp. Rất nhiều loài ñược
sử dụng làm rau, rau gia vị và còn là những vị thuốc. Phân loại dựa vào ñiều kiện

sinh trưởng, rau bản ñịa ñược phân thành ba nhóm như sau:
Nhóm ngoài ñồng: Cây rau ñược sản xuất lớn thành thương phẩm ñược
ñầu tư cao với mục ñích thu ñược năng suất cao và chất lượng tốt. Chúng có thể
sử dụng cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Những cây trồng chính trong
nhóm này là: rau họ thập tự, bầu bí, họ cà, rau muống, lá khoai lang, rau cần, rau
rút Những loại rau này chiếm 5-7% diện tích trồng rau và có sản lượng chiếm
khoảng 8-10% tổng sản lượng trong năm.
Nhóm trong vườn nhà: Các loài cây có mặt ở khắp mọi nơi trong các vườn
nhà ở nông thôn. ðặc ñiểm của các loại rau này là sinh trưởng ở những mảnh
vườn nhỏ, ở bờ rào, bờ tường. Những loài này chủ yếu là các loại rau nhiệt ñới
và cây gia vị, là nguồn cung cấp một lượng nhỏ rau tươi và gia vị cho nhu cầu
gia ñình. Những loài chính trong nhóm này là rau cải vàng, rau ñay, rau ngót, rau
muống, rau dền, và các loại rau gia vị như rau húng, mùi tàu, tía tô, kinh giới,
rau mùi, rau diếp cá Những cây rau này sinh trưởng chủ yếu trong mùa hè của
miền Bắc Việt Nam và quanh năm ở Nam bộ. Tuy nhiên không có số liệu cụ thể
mang tính thống kê ñược vấn ñề.

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
8

Nhóm ở miền núi: Những loài này sinh trưởng hoang dại ở những vùng
ẩm ướt, nhiều ánh sáng hơn che bóng ở vùng ñồi, núi cao, làng mạc, ven ñường,
mô ñất, khe suối. Có rất nhiều loài rau hoang dại ở những rừng tái sinh, rừng tạp
và rừng mới trồng. Măng tre, rau sắng, bầu dó, măng cụt, móng bò những cây
này sinh trưởng hoang dại trên rừng núi, ñồi nhưng vì nhu cầu thị trường ngày
càng tăng, rất cần nghiên cứu ñể phát triển sản xuất ñáp ứng nhu cầu thị trường.
Mặc dù vậy, cho ñến cuối thế kỷ XX, các nghiên cứu về rau, kể cả về
chọn tạo giống và biện pháp canh tác, chủ yếu tập trung vào các loại rau thâm
canh, sản xuất quy mô lớn. Trong khi rau ñịa phương, rau hoang dại vẫn là
nguồn cung cấp thức ăn hàng ngày cho phần lớn người dân ở nông thôn, vùng xa

xôi hẻo lánh lại rất ít ñược quan tâm (Trung tâm Tài nguyên thực vật, 2003-
2005) [35].
1.1.2. Thực trạng bảo tồn và phát triển rau bản ñịa trên thế giới
Hiện nay rau hoang dại thân gỗ thường ñược phân vào nhóm các loài cây
lâm sản ngoài gỗ (LSNG) có ích, vì thế trong luận văn này, từ ñây chúng tôi
dùng thuật ngữ LSNG ñể chỉ nhóm cây hoang dại có ích ñược sử dụng làm thực
phẩm rau cho con người.
Xu thế chung trên thế giới, và cũng là một trong những mục tiêu của Công
ước ña dạng sinh học, là phát triển bảo tồn tại chỗ (in situ conservation) ña dạng
sinh học rừng, bao gồm cây lấy gỗ và lâm sản ngoài gỗ - LSNG, coi bảo tồn
chuyển chỗ (ex situ conservation) chỉ như giải pháp bổ sung cho bảo tồn in situ.
Ở nước ta, do nhiều nguyên nhân, cho ñến nay bảo tồn in situ thực vật LSNG
còn rất ít ñược quan tâm ñầu tư.
Có rất nhiều công trình nghiên cứu cho thấy “Bảo tồn thông qua khai thác
sử dụng” là giải pháp hữu hiệu ñể bảo tồn in situ và phát triển các loài cây bản
ñịa, ñịa phương có tính thích nghi cao với ñiều kiện bất thuận và sâu bệnh. Việc
sử dụng các loài LSNG có tính thích nghi cao mang lại năng suất ổn ñịnh, dễ

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
9

canh tác và ít bị sâu bệnh phá hoại. Trước nhu cầu ñảm bảo an ninh lương thực,
phát triển nông nghiệp ổn ñịnh, bền vững và giữ gìn môi trường xanh sạch, loài
người ñang rất quan tâm ñến việc sử dụng ña dạng các loài LSNG phục vụ phát
triển nông nghiệp (Bộ NN & PTNT, 2007) [4].
Các loài thực vật, bao gồm cả các loài LSNG ñặc sản, ngoài sự chiếm hữu
nhiều ñặc ñiểm quý về chất lượng lâm sản làm thực phẩm ñồng thời có những
tính trạng hữu ích như kháng sâu bệnh và tính thích nghi với sinh thái khó khăn.
Giá trị của các loài LSNG ñược thể hiện thông qua việc sử dụng và khai thác các
tính trạng quý, hiếm của tài nguyên di truyền thực vật như tính chống chịu, năng

suất, chất lượng và khả năng thích nghi (FAO, 1996) [48].
Theo Jukovski (1971), trên thế giới có 12 trung tâm ña dạng sinh học cây
trồng là Trung Quốc-Nhật bản, ðông Dương-Indonesia, châu Úc, Ấn ðộ, Trung
Á, Cận ðông, ðịa Trung hải, châu Phi, châu Âu-Siberi, Nam Mexico, Nam Mỹ
và Bắc Mỹ. Nhiều loài thực vật LSNG ñã ñược thuần dưỡng và trồng trọt từ lâu
ñời ở các trung tâm ñó như Gai dầu, Nhân sâm, Nhạc ðậu Khấu, Bạc Hà, ðan
Sâm, Canh kina…
Rau là nguồn cung cấp các vitamin, muối khoáng, chất xơ và năng lượng
cho con người trên khắp hành tinh. Vì thế, rau là loài thực phẩm không thể thay
thế trong khẩu phần ăn hàng ngày của mỗi người trên khắp hành tinh. Xã hội
ngày càng phát triển thì việc dùng rau trong bữa ăn hàng ngày càng tăng (Mai
Phương Anh,1996) [1]. ðặc biệt khi lượng và các thức ăn giàu ñạm ñã ñược ñảm
bảo thì yêu cầu về số lượng và chất lượng rau lại càng gia tăng như một nhân tố
tích cực trong cân bằng dinh dưỡng và kéo dài tuổi thọ (AVRDC, 2005) [42].
Tại Nhật Bản, diện tích trồng rau hàng năm là 630.000 ha, ngoài lượng
giống tự cung cấp cho sản xuất còn phải nhập 5 triệu yên lượng giống/năm.
Nhưng bên cạnh ñó Nhật Bản cũng ñã xuất khẩu ñược 7 tỷ yên giống/năm.
Thành công lớn nhất của Nhật Bản trong phát triển giống rau là ứng dụng công

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
10

nghệ tự bất dục ñể sản xuất hạt giống cây họ hành tỏi, thập tự Nhật Bản cũng
là nước ở châu Á có nhiều thành công trong thuần hóa và chọn lọc nhiều nguồn
gen cây hoang dại thành rau ñặc sản (Chadha D.L, 2009) [44]
Ấn ðộ là nước sản xuất rau lớn thứ 2 trên thế giới chỉ sau Trung Quốc.
Tại ñây hàng năm ñã sản xuất giống của 175 loại rau, bao gồm các loại rau ăn lá,
ăn quả, hoa và rau ăn củ ñể cung cấp cho sản xuất nông nghiệp cả nước. Ấn ðộ
là một trong những nước là trung tâm khởi nguyên của nhiều loài rau của thế
giới, vì vậy nghiên cứu thuần hóa cây hoang dại thành các giống cây trồng ở ñây

rất lâu ñời, phổ biến ñặc biệt là các loài cây gia vị, cây rau ăn lá.
Trung Quốc là nước ña dạng về khí hậu, ña dạng về tài nguyên di truyền
thực vật. Ngành sản xuất rau, hạt giống rau rất phát triển, ñặc biệt là ở phía nam
Trung Quốc, giáp Việt Nam. Nhiều loài rau họ thập tự, bầu bí, họ cà ñược tập
trung nghiên cứu phát triển mạnh phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Hàng năm hạt giống rau và rau thương phẩm của Trung Quốc vẫn tràn ồ ạt vào
nước ta qua cả ñường chính ngạch và tiểu ngạch. Tại Trung quốc rất nhiều loài
lâm sản ngoài gỗ (LSNG) ñược phát triển thành rau ñặc sản phục vụ khách du
lịch tại Vân Nam như cây họ ráy, rau diếp dại, họ ñậu, mướp dại
Hàn Quốc cũng là nước có công nghệ hạt giống rau phát triển hàng ñầu ở
châu Á mặc dù vào những năm thập kỷ 60 nước này vẫn phải nhập khẩu hạt
giống rau của Trung Quốc. Rau hoang dại còn gọi là rau rừng bán ñắt gấp 5-7
lần so với rau trồng.
Song song với việc chọn tạo các giống rau mới bằng công nghệ cao, các
nước Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ, Pháp luôn quan tâm nghiên cứu và ñẩy mạnh
nghiên cứu duy trì phát triển các nguồn gen rau bản ñịa quý, phát huy lợi thế và
ứng dụng những kỹ thuật mới, công nghệ nông nghiệp cao trong canh tác bảo
quản chế biến rau quả, trong ñó có nhiều dạng hoang dại ñược sử dụng ñể sản
xuất rau an toàn, ñạt tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh thực phẩm cho con người

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
11

[44]. Tuy vậy, nhìn chung trên phạm vi toàn cầu, nghiên cứu về rau chưa ñược
quan tâm ñầu tư thỏa ñáng, thường ñi sau các nghiên cứu về cây lương thực, cây
ăn quả, cây công nghiệp. Mặt khác, hầu hết các nghiên cứu về rau, kể cả những
nghiên cứu chọn tạo giống và về biện pháp canh tác, ñều tập trung chủ yếu vào
các loại rau thâm canh, sản xuất quy mô lớn. Trong khi ñó có hàng nghìn loài rau
bản ñịa, cây hoang dại tồn tại bền vững theo phương thức trồng quảng canh, là
nguồn cung cấp khoáng chất, vitamin và chất xơ cho các cộng ñồng cư dân ở

nông thôn và cả một phần cư dân thành thị lại chưa ñược quan tâm nghiên cứu
phát triển (Michael Polla, 2008) [54]
Trước nhu cầu ngày càng gia tăng, từ những năm cuối của thế kỷ trước,
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Rau Thế giới (AVRDC), với sự tài trợ của
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), ñã thực hiện chương trình “Tăng cường sử
dụng nguồn gen rau bản ñịa nhằm cải thiện dinh dưỡng cho các gia ñình nghèo ở
Châu Á”. Chương trình này có thể ñược coi là mốc khởi ñầu cho việc nghiên
cứu, phát triển rau bản ñịa một cách có hệ thống. Chương trình gồm hai pha, kéo
dài từ năm 1999 ñến 2005, với sự tham gia của hầu hết các nước châu Á, trong
ñó có Việt Nam (Trung tâm Tài nguyên thực vật, 2006) [35]. Trong khuôn khổ
của chương trình này trên 55.000 mẫu nguồn gen của hàng trăm loài rau bản ñịa
ñã ñược thu thập, và lưu giữ ex situ. Chương trình cũng ñã nghiên cứu, ñánh giá,
bình tuyển ñược hàng chục nguồn gen rau bản ñịa có tiềm năng phát triển ở
những vùng sinh thái khác nhau. Những nguồn gen này hiện vẫn ñang ñược tiếp
tục nghiên cứu, mở rộng sản xuất ở các nước tham gia chương trình. Kể cả hiện
nay, khi chương trình ñã kết thúc, các hoạt ñộng do chương trình khởi xướng vẫn
ñược tiếp tục, không chỉ các nước ñã tham gia chương trình, mà cả ở những
nước không tham gia chương trình của AVDRC. Hiện tại, nhiều nước châu Á
như Banglades, Indonesia, Thái Lan, Philippin, Malaysia, Trung Quốc, ñã nhận
thấy tầm quan trọng của rau bản ñịa và ñang tăng cường nghiên cứu, bảo tồn và

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
12

khai thác rau bản ñịa từ LSNG phục vụ cải thiện sinh kế cho các cộng ñồng dân
cư nghèo và sản xuất rau an toàn (IPGRI, 2002; AVRDC, 2005) [52] [42].
Ngày nay các chương trình rau sạch ngày càng phổ biến rộng cả thế giới.
Các nước Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Indonesia, Malaysia
ñang sử dụng ngày càng nhiều các loài cây hoang dại, rau rừng làm thực phẩm
an toàn, giá các loại rau này cao gấp 5-10 lần rau trồng [44].

Trong quá trình bảo tồn và phát triển các loài rau bản ñịa hoang dại, thuần
hóa ñóng vài trò quan trọng trong việc hình thành giống rau rừng ñặc sản. Nhiều
tài liệu cho thấy, khoảng 7.000-10.000 năm trước ñây, khi những người nông
dân ñầu tiên thu lượm hạt giống của các cây hoang dại và bắt ñầu gieo trồng
chúng ñể làm lương thực. Ở các vùng như ðông Nam châu Á, những hạt cỏ
hoang dại ñã trở thành cao lương và lúa mì; ở Mexico, ngô dại, bí, ớt và cây ñậu;
ở Peru, khoai tây dại. Theo cách ñó các loại cây trồng ñã xuất hiện/có nguồn gốc
ñộc lập ở những nơi khác nhau trên thế giới. Vì rất nhiều người trong số những
người ñi săn và hái lượm biết khá rõ các loại cây sinh sản như thế nào và hạt
phát triển thế nào thành cây. Họ dần ñã biết gieo, trồng hạt vào những nơi có
ñiều kiện thuận lợi trong hàng nghìn năm trước khi nông nghiệp hình thành.
Nhưng ngay khi họ chọn 1 loại cây nào ñó ñể trồng họ ñã xem xét một loạt
những vấn ñề ñể ñề phòng những bất trắc sẽ xảy ra với với các loại cây và ngẫu
nhiên ñã trong vòng của sự tiến hóa. Rõ ràng, sản xuất nông nghiệp ñã thực hiện
việc chọn lọc nhân tạo trên các loại cây trồng. Trải qua bao thế kỷ ñiều này ñã
ñưa tới sự phát triển các cây trồng hiện ñại, cung cấp ngày càng nhiều và lớn hơn
sự phục vụ lương thực, thực phẩm nhiều hơn so với các thế hệ cha ông. Một khi
thực vật ñã ñược trồng trọt nó trở thành cây ñược trồng trong môi trường nhân
tạo. ðối với hầu hết các bộ phận chúng mất khả năng quay về dạng hoang dại và
vì thế dịch vụ của chúng phụ thuộc vào người nông dân. Nếu vì một lí do nào ñó
mà người nông dân chọn lọc những cây vẫn còn hạt trên cây là vì ñể dễ dàng thu
hoạch hơn. Cho ñến khi thuần hóa xong, chọn lọc tự nhiên ñã làm cho cây thích

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
13

ứng với ñiều kiện sống của con người là ñược con người thu hoạch ngay khi quả
chín (Darshan Shankar, 1996) [45].
Như vậy, thuần hóa là một quá trình chuyển các loài hoang dại thành các
loài cây trồng khác nhau dưới sự chăm sóc và quản lý của con người. Trong quá

trình thuần hóa, cây trồng có sự thay ñổi so với loài hoang dại ban ñầu theo
hướng lợi ích kinh tế. Quá trình thuần hóa một loài hoang dại là liên tục và kéo
dài vì ý muốn của con người luôn thay ñổi và phát triển. Trong thời ñiểm hiện
tại, một số ñặc tính của các loài hoang dại chưa quan trọng và cần thiết ñối với
con người, nhưng cũng có thể trở thành trọng yếu trong tương lai. Vì vậy nghiên
cứu thuần hóa và phát triển những loài cây hoang dại có giá trị làm rau xanh an
toàn là việc làm cần thiết hiện nay và trong tương lai khi nhu cầu ña dạng nguồn
dinh dưỡng rau xanh càng gia tăng.
1.1.3. Rau bản ñịa và công tác bảo tồn và phát triển ở Việt Nam
Việt Nam có sự phong phú và ña dạng về tài nguyên rau bản ñịa, bao gồm
rau truyền thống, rau rừng và rau hoang dại. Trong số hơn 800 loài cây trồng
ñang ñược sử dụng, có khoảng 94 loài rau ñang ñược sản xuất theo mùa vụ và
hàng trăm loài rau hoang dại ñược các cộng ñồng dân cư ở vùng sâu vùng xa sử
dụng làm thức ăn (Nguyễn Thị Ngọc Huệ và CS, 2012) [16]. Ở Việt Nam việc
canh tác các loài rau truyền thống, khai thác rau hoang dại chủ yếu do các hộ
nông dân nhỏ lẻ thực hiện và chưa ñược ñịnh hướng thương mại trong thời gian
qua. Tuy nhiên hiện nay, nhiều loài rau bản ñịa ñã và ñang trở thành các ñặc sản
và có triển vọng thương mại thu lợi nhuận cao, như rau Sắng (Melientha suavis
L.), rau Bò Khai (Erythropalum scandens Blume), rau cải Mèo (Brassica
juncera L.), rau Báng (Ficus callosa Willd.), rau Chùm ngây (Moringa oleifera
L), rau Rút (Neptunia oleracea Lour.), dưa Mông (Cucumis sativus L) Rau bản
ñịa giàu dinh dưỡng, dễ trồng, chống chịu sâu bệnh tốt và thích nghi cao với ñiều
kiện sinh thái khắc nghiệt (Darshan Shankar, 1996; Department of the Army,

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
14

2003) [45] [46]. Vì vậy, chúng có thể trở thành các nguồn gen quý cho việc cải
thiện gen của các giống rau trồng, ñặc biệt là các loài, giống ở các vùng ñang
chịu tác ñộng bởi biến ñổi khí hậu. Tuy nhiên, cho tới nay hầu hết ñầu tư cho

nghiên cứu và phát triển chỉ tập trung vào một số nhóm rau cao cấp như cà chua,
dưa chuột, ớt, cải bắp, ñậu cô ve, trong khi nguồn gen rau bản ñịa rất ña dạng,
phong phú và giàu tiềm năng phát triển lại ít ñược nghiên cứu cho dù các loài rau
bản ñịa như rau ngót, mồng tơi, rau ñay, rau dền, chùm ngây, rau chua, mướp,
dưa trời, lá lốt, tía tô là nguồn rau dinh dưỡng ña dạng không thể thiếu ñược
trong các bữa ăn của người Việt Nam. Với ngành sản xuất rau hiện nay, vấn ñề
chất lượng ñược ñặt lên hàng ñầu. Xu thế chung là phát triển rau bản ñịa khi
chúng chưa bị các giống rau lai làm mất ñi vĩnh viễn. Do ưu thế về giá trị dinh
dưỡng, giá trị dược lý cao, sản phẩm an toàn và ñảm bảo cho một nền sản xuất
bền vững trong tương lai nên Trung tâm nghiên cứu phát triển rau màu thế giới
(AVRDC) khuyến cáo một tỷ lệ hợp lý và khoa học giữa rau thâm canh và rau
bản ñịa trong sản xuất là 7:3 (D. Keating, 2008) (Dẫn theo Nguyễn Thị Ngọc
Huệ và CS, 2012) [17].
Kết quả ñiều tra của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hệ thống
Nông nghiệp, VAAS năm 2011 cho thấy nhu cầu của con người ñang chuyển
từ lương thực sang thực phẩm ngày càng tăng. ðời sống cao nên nhu cầu rau
an toàn, rau mới lạ có giá trị dinh dưỡng ngày càng tăng. ðã có rất nhiều tài
liệu nghiên cứu công bố, rau quả là nguồn cung cấp chủ yếu cho con người
những chất thiết yếu như các loại vitamin, chất khoáng và chất xơ. Nhiều loài
cây hoang dại ñược sử dụng làm rau ñã ñược nhiều nhà khoa học nước ta ñề
cập trong nhiều công trình như ðỗ Tất Lợi, Phạm Hoàng Hộ, Võ Văn Chi
Tuy nhiên ñể bảo tồn và phát triển các dạng hoang dại thành rau hàng hóa thì
ở nước ta vẫn còn hoàn toàn mới mẻ.

×