Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Nghiên cứu so sánh một số tổ hợp dâu lai f1 có triển vọng tại thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (770.9 KB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
***



TỐNG THỊ SEN



NGHIÊN CỨU SO SÁNH MỘT SỐ TỔ HỢP DÂU LAI
F1 CÓ TRIỂN VỌNG TẠI THÁI BÌNH




Chuyên ngành : Di truyền và Chọn giống cây trồng
Mã số : 60620111




LUẬN VĂN THẠC SỸ NÔNG NGHIỆP



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. HÀ VĂN PHÚC





HÀ NỘI, 2013

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
i

LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan kết quả nghiên cứu ñược trình bày trong luận văn là do tôi
thực hiện. Các số liệu công bố hoàn toàn trung thực và chưa ñược ai công bố
trong bất cứ công trình nào khác.
Học viên



Tống Thị Sen



















Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
ii

LỜI CẢM ƠN
ðể hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới
PGS.TS Hà Văn Phúc người hướng dẫn khoa học ñã góp ý, hướng dẫn về
phương pháp luận, nội dung nghiên cứu và tận tình giúp ñỡ tôi trong suốt quá
trình nghiên cứu ñể ñảm bảo cho luậ văn hoàn có chất lượng.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn Ban giám ñốc Trung tâm nghiên cứu Dâu
tằm tơ TW, Ban lãnh ñạo Trạm nghiên cứu Dâu tằm tơ Việt Hùng ñã tạo mọi
ñiều kiện thuận lợi ñể tôi thực hiệ các yêu cầu của luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban ñào tạo Sau ñại học – Viện Khoa học
Nông nghiệp Việt Nam ñã tạo mọi ñiều kiện thuận lợi cho việc học tập,
nghiên cứu và hoàn thành luận văn ñúng tiến ñộ.
Lòng biết ơn sâu sắc tôi dành cho những người thân trong gia ñình và
bạn bè ñồng nghiệp ñã luôn ñộng viên giúp ñỡ tôi trong suốt quá trình học tập
và hoàn thành luận văn.
HỌC VIÊN



Tống Thị sen










Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
iii

MỤC LỤC

Lời cam ñoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các kí hiệu, các chữ viết tắt v
Danh mục bảng vi
MỞ ðẦU 1
Chương I TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 8
1.1 Một vài ñặc ñiểm của cây dâu 8
1.2 Một số thành tựu chọn tạo giống dâu mới trên thế giới 10
1.3 Một số kết quả chọn tạo giống dâu ở Việt Nam 21
Chương II VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 27
2.1 Vật liệu nghiên cứu 27
2.1.1 Nguồn gốc và một số ñặc ñiểm chính của các giống dâu sử dụng
làm bố, mẹ trong các tổ hợp lai 27
2.1.2 ðịa ñiểm và thời gian nghiên cứu: 29
2.2 Nội dung nghiên cứu và các vấn ñề cần giải quyết 29
2.2.1 Nghiên cứu xác ñịnh một số yếu tố cấu thành năng suất lá 29
2.2.2 Xác ñịnh năng suất lá dâu: 30
2.2.3 ðánh giá phẩm chất lá dâu thông qua phương pháp nuôi tằm 30

2.2.4 Nghiên cứu xác ñịnh khả năng chống chịu của giống dâu với một
số sâu bệnh hại chủ yếu 30
2.3 Phương pháp nghiên cứu 30
2.3.1 Phương pháp thí nghiệm ngoài ñồng ruộng 30
2.3.2 Phương pháp thí nghiệm trong phòng: 31

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
iv

2.4 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 32
2.4.1 Chỉ tiêu về sinh trưởng 32
2.4.2 Một số chỉ tiêu về lá, thân cành: 33
2.4.3 Năng suất lá dâu 34
2.4.4 Kiểm ñịnh phẩm chất lá dâu bằng phương pháp nuôi tằm 34
2.4.5 Mức ñộ nhiễm bệnh bạc thau, virus và sâu ñục thân hại cây dâu 35
Chương III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 37
3.1 Nghiên cứu một số yếu tố cấu thành năng suất lá dâu 37
3.1.1 Thời gian nảy mầm của các tổ hợp lai 37
3.1.2 Số lượng mầm dâu nảy ở các vụ trong năm 39
3.1.3 Tốc ñộ sinh trưởng của mầm và ra lá ở các vụ trong năm 42
3.1.4 Tổng lượng sinh trưởng ñược hình thành ở vụ xuân và thu của
các tổ hợp dâu lai 46
3.1.5 Tổng chiều dài cành của cây dâu trong năm 2013(năm thứ 2) 48
3.1.6 Chiều dài ñốt trên cành của các tổ hợp dâu lai ở các vụ trong năm 49
3.1.7 Một số chỉ tiêu về lá dâu 50
3.2 Năng suất lá dâu của các tổ hợp dâu lai 59
3.3 Phẩm chất lá dâu của các tổ hợp lai 62
3.4 Mức ñộ nhiễm một số sâu bệnh hại chính của các tổ hợp lai. 66
KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 71
1 Kết luận 71

2 ðề nghị: 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
PHỤ LỤC 78




Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
v

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1. CSSS : Chỉ số so sánh
2. CNH - HðH : Công nghiệp hóa - hiện ñại hóa
3. ð/C : ðối chứng
4. ðB 86 : ðột biến năm 1986
5. FAO : Tổ chức lương thực và Nông nghiệp
Liên hiệp quốc.(Food and Agricultural
Oganization of the United Nations)
6. PTNT : Phát triển nông thôn
7. VH : Việt Hùng
8. KLLBQ : Khối lượng lá bình quân

















Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
vi

DANH MỤC BẢNG

Số thứ tự Tên bảng Trang

3.1 Tỷ lệ nảy mầm ở vụ xuân của các tổ hợp dâu lai 37
3.2 Tỷ lệ nảy mầm ở vụ thu của các tổ hợp lai 39
3.3 Số lượng và tỷ lệ mầm dâu nảy ở vụ xuân 39
3.4 Số lượng mầm hữu hiệu của các tổ hợp lai ở vụ hè 40
3.5 Số lượng và tỷ lệ mầm hữu hiệu của các tổ hợp lai ở vụ thu 41
3.6 Tốc ñộ tăng trưởng của mầm dâu và tốc ñộ ra lá ở ñầu vụ xuân 42
3.7 Tốc ñộ tăng trưởng của mầm và tốc ñộ ra lá ở vụ hè 43
3.8 Tốc ñộ tăng trưởng mầm và lá ở vụ thu của các tổ hợp lai 45
3.9 Số lượng và tổng chiều dài mầm ở vụ xuân và vụ thu của các tổ
hợp lai 47
3.10 Tổng chiều dài cành, ñường kính thân và cành cấp 1 48
3.11 ðộ dài ñốt của các tổ hợp lai 49
3.12 Kích thước lá ở vụ xuân hè và thu của các tổ hợp dâu lai 50
3.13 Số lá trên mét cành ở cả ba vụ trong năm của các tổ hợp dâu lai 51
3.14 Khối lượng lá của các tổ hợp dâu lai ở các mùa vụ khác nhau 53

3.15 Khối lượng 100 cm2 lá của các tổ hợp dâu lai ở các vụ khác nhau 55
3.16 Số lượng lá trong 500 gam ở các tổ hợp dâu lai 56
3.17 Tỷ lệ cây dâu có hoa tính khác nhau của các tổ hợp lai 58
3.18 Năng suất lá dâu thu ñược của các tổ hợp dâu lai ở năm 2013 59
3.19 Tỷ lệ phân bố năng suất lá ở các mùa vụ trong năm của các tổ
hợp lai 61
3.20 Ảnh hưởng phẩm chất lá dâu ñến yếu tố cấu thành năng suất kén ở vụ
xuân 63
3.21 Năng suất và phẩm chất kén vụ xuân 64

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
vii

3.22 Ảnh hưởng phẩm chất lá dâu ñến yếu tố cấu thành năng suất kén
tằm ở vụ hè 65
3.23 Năng suất và phẩm chất kén ở vụ hè 66
3.24 Mức ñộ hại do sâu ñục thân ở các tổ hợp dâu lai 67
3.25 Mức ñộ nhiễm bệnh virus của các tổ hợp lai 68
3.26 Mức ñộ nhiễm bệnh nấm bạc thau của các tổ hợp lai 69




















Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
1

MỞ ðẦU

1. ðặt vấn ñề
Trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa là một dây truyền khép kín của
nghề tằm tang. Sợi tơ tằm là một loại sợi tự nhiên do con tằm ăn lá dâu ñể
tổng hợp nên protein rồi nhả ra thành sợi tơ. Sợi tơ tằm do có một số ñặc
ñiểm ưu việt hơn hẳn so với các loại sợi hóa học, cho nên trải qua bao ñời
nay tơ tằm vẫn giữ vị trí ngôi “ Nữ hoàng của ngành dệt ”[5]. Tại sao sợi tơ
tằm lại có giá trị như vậy? Bởi vì tơ tằm có những ñặc tính quý báu mà không
một loại sợi nào sánh kịp như ñộ bóng cao, cách ñiện, mềm mại, bền ñẹp. Vì
thế mặc dù ngày nay ngành công nghiệp hóa học phát triển ở mức ñộ cao ñã
tổng hợp ñược nhiều loại sợi nhân tạo bền ñẹp, giá thành hạ nhưng vẫn không
thể thay thế ñược tơ tằm. Khi ñời sống vật chất con người ngày càng ñược
nâng cao thì con người ñều có xu hướng thích sử dụng các loại sợi tơ tự nhiên
vào trong cuộc sống hàng ngày. Theo Lu Fu An [42] vào những năm 73 trở về
trước của thế kỷ trước, Nhật Bản là nước có sản lượng tơ tằm ñứng ở vị trí số
1 của thế giới. Nhưng sau thời gian ñó do công nghiệp phát triển mạnh nguồn
lao ñộng và quỹ ñất khan hiếm nên sản lượng kén tằm của Nhật Bản giảm
mạnh và chỉ còn ñứng ở vị trí thứ 9 – 10 trên thế giới, tuy nhiên nhu cầu tơ

tằm bình quân cho mỗi người Nhật Bản là 217 gam gấp 15 lần so với mức
tiêu thụ tơ bình quân của người dân châu Âu và 18 lần so với mức tiêu thụ
của một người dân trên toàn thế giới. Theo số liệu của Sericolagia [61] thì
sản lượng tơ của thế giới năm 2004 ñã ñạt 125.629 tấn. Nhưng theo FAO thì
từ nay ñến năm 2020 nhu cầu tơ tằm tăng gấp 2 – 3 lần so với hiện nay, song
khả năng sản xuất chỉ ñáp ứng ñược 60 – 70% nhu cầu tiêu dùng. Dẫn liệu
này ñã chứng tỏ rằng thị trường tiêu thụ sản phẩm tơ tằm là rất lớn mặc dù
vậy ngành sản xuất dâu tằm tơ vẫn chưa ñáp ứng ñược nhu cầu ñòi hỏi của
con người.

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
2

Hiện nay trên thế giới có khoảng 50 nước có ngành sản xuất dâu tằm
phát triển [42]. Nhưng sản lượng tơ trên thế giới chủ yếu là do Châu Á cung
cấp. Nhật Bản là nước có sản lượng tơ tằm ñạt cao nhất vào những năm 70
của thế kỷ trước, nhưng do ngành công nghiệp phát triển, nguồn lao ñộng và
quỹ ñất ở nông thôn không ñủ cung cấp cho nên ngành sản xuất này ở Nhật
gần ñây ñã bị giảm sút [ 63].
Trong những năm gần ñây Trung Quốc ñã trở thành quốc gia ñứng ñầu
về sản lượng tơ tằm. Năm 2000 giá trị xuất khẩu tơ của Trung Quốc ñạt 2,7 tỷ
USD, tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc) thu nhập từ dâu tằm chiếm 42% thu
nhập nông nghiệp. Năm 2004, sản lượng tơ tằm Trung Quốc chiếm trên 70 %
sản lượng tơ của thế giới [66].
Dolffaes Chủ tịch Hiệp hội tơ tằm quốc tế [2] ñã ñánh giá về tơ tằm
như sau: “Loài người ñã khám phá ra tơ tằm từ những năm 2640 trước công
nguyên và người ta cho rằng tơ tằm ñã tồn tại trong suốt thời kỳ ñồ ñồng và
ñồ sắt. Từ lúc khai sinh, tơ tằm không bị lệ thuộc vào một nguồn năng lượng
nhân tạo nào, không gây ô nhiễm. Tơ tằm là món hàng trang sức của ngành
dệt và là một kho tàng ñích thực về những giá trị lịch sử và văn hóa. Tơ tằm

sẽ còn ñược ưa chuộng một thời gian dài nữa trong tương lai”.
Ngành sản xuất dâu tằm tơ ở nước ta có từ lâu ñời. Trước ñây ở một số
ñịa phương nghề này chỉ ñứng sau nghề trồng lúa. ðến nay cả nước có trên 30
tỉnh có nghề trồng dâu nuôi tằm. Diện tích trồng dâu biến ñộng từ 2 - 3 vạn
hecta. Trong giai ñoạn hiện nay nghề trồng dâu nuôi tằm ở một số vùng của
nước ta vẫn là nghề nông nghiệp quan trọng, bởi vì nghề này ñã mở ra hướng
giải quyết công ăn việc làm, góp phần vào công cuộc xóa ñói tiến tới làm giàu
cho nông dân [24]. Theo quy hoạch của Tổng công ty dâu tằm tơ Việt Nam ñến
năm 2020 diện tích trồng dâu của cả nước sẽ ñạt 40.000 ha.
Trong thập niên gần ñây, ñược sự quan tâm của ðảng và nhà nước,

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
3

ngành dâu tằm của nước ta có những bước phát triển vượt bậc và bước chân ra
thị trường thế giới. Nước ta có nhiều tiềm năng ñể phát triển ngành sản xuất dâu
tằm. Với khí hậu nhiệt ñới gió mùa nên cây dâu có thời gian sinh trưởng kéo dài
từ tháng 1 cho ñến tháng 11, do ñó có thể nuôi 9 – 10 lứa tằm trong một năm.
Tiềm năng về quỹ ñất trồng cây dâu còn rất lớn ñặc biệt là ñất ñồi, ñất bãi ven
sông, ñất trung du. Việc phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm ở nước ta trong giai
ñoạn hiện nay là một hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp góp phần làm tăng
thu nhập cho người dân. Hiện nay với mức giá 70.000 – 75.000 ñồng/kg kén
vàng, trên 100.000 ñồng/kg kén trắng thì thu nhập bình quân trên 1 ha trồng dâu
ñạt từ 100 - 120 triệu ñồng gấp từ 3 – 4 lần trồng lúa.
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, hiện nay nghề sản xuất dâu tằm ở
nước ta còn gặp một số khó khăn nhất ñịnh. ðó là hiệu quả kinh tế từ trồng
dâu nuôi tằm chưa cao, chưa khai thác hết những tiềm năng sẵn có. Một trong
những nguyên nhân làm cho hiệu quả kinh tế chưa cao là do năng suất kén
còn thấp. Bình quân một hec ta dâu ở vùng ñồng bằng sông Hồng mới chỉ ñạt
800 – 1.000 kg kén [11]. Trong khi ñó 01 héc ta dâu của tỉnh Quảng Tây có

ñiều kiện khí hậu tương tự như vùng ñồng bằng sông Hồng ñã ñạt 2.000 kg
kén [30]. Trong những nhân tố quan trọng quyết ñịnh ñến sản lượng kén tằm
thì nhân tố khí hậu thời tiết (nhiệt ñộ, ẩm ñộ) chi phối 37%, còn số lượng và
chất lượng lá dâu chi phối 38,2 % [20]. Như vậy muốn nâng cao năng suất
chất lượng tơ kén trước hết chúng ta phải nâng cao năng suất và chất lượng lá
dâu. Năng suất lá dâu phụ thuộc vào nhiều yếu tố ngoại cảnh như: ñiều kiện
ñất ñai, khí hậu, quy trình kỹ thuật chăm sóc… nhưng giống dâu giữ một vai
trò rất quan trọng trong việc quyết ñịnh năng suất chất lượng tơ kén [4]. Trên
60% chi phí giá thành ñể sản xuất ra kén là phục vụ cho khâu trồng, quản lý,
chăm sóc và thu hoạch lá. Do ñó lá dâu không chỉ là ñiều kiện cần thiết phục
vụ cho con tằm mà còn ảnh hưởng không nhỏ ñến giá thành sản xuất [6].

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
4

Trong các năm qua, các nhà khoa học chọn tạo giống dâu của Việt Nam
ñã lai tạo ra nhiều giống dâu mới ñưa vào ứng dụng trong sản xuất trồng bằng
hom như giống số 7, 11, 12, 28, 36 (vùng ñồng bằng sông Hồng), giống
VA186 (vùng cao nguyên). Các giống dâu trồng bằng hạt như VH9, VH13,
VH15. Các giống dâu mới này ñều góp phần ñưa năng suất lá dâu bình quân
một héc ta từ 15, 20 tấn tăng lên trên 30 tấn [20]. Giống dâu VH13 có chất
lượng lá tốt, mức ñộ nhiễm bệnh bạc thau nhẹ, lá hái rất giòn nhưng thời gian
nảy mầm ở vụ xuân muộn hơn các giống dâu khác cùng thời ñiểm từ 5 – 10
ngày do ñó làm chậm thời gian băng tằm ở vụ xuân, gây khó khăn cho việc
gối lứa, tận dụng thời tiết thích hợp ở vụ xuân ñể nuôi các giống tằm có chất
lượng tơ kén cao.
Nhưng trình ñộ khoa học công nghệ của sản xuất ngày càng phát triển,
hoàn thiện và yêu cầu không ngừng phải ñổi mới các giống dâu ñáp ứng các
nhu cầu của sản xuất. Xuất phát từ yêu cầu thực tế này, chúng tôi ñã tiến hành
thực hiện ñề tài tài “Nghiên cứu so sánh một số tổ hợp dâu lai F1có triển

vọng tại Thái Bình”.
2. Mục tiêu và yêu cầu của ñề tài
2.1. Mục tiêu
Trên cơ sở nghiên cứu ñặc ñiểm nông sinh học của một số tổ hợp dâu
lai F1 mới chọn tạo tại Thái Bình ñể chọn ra ñược tổ hợp dâu lai có năng suất,
chất lá cao hơn giống dâu VH13 trên 10%, chất lượng lá tương ñương hoặc
cao hơn giống dâu VH13 và thích ứng với ñiều kiện khí hậu, ñất ñai ở vùng
ñồng bằng sông Hồng.
2.2. Yêu cầu của ñề tài
- Xác ñịnh ñược một số ñặc tính sinh trưởng của cây dâu ở các tổ hợp lai.
- Xác ñịnh ñược một số yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lá dâu
ở các vụ trong năm.

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
5

- Kiểm tra phẩm chất lá dâu thông qua kết quả nuôi tằm.
- ðánh giá mức ñộ nhiễm và bị hại với một số sâu bệnh chủ yếu.
- Lựa chọn ra ñược tổ hợp dâu lai có triển vọng hơn giống dâu lai F1
VH13 ñang ñược sử dụng trong sản xuất.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
3.1 Ý nghĩa khoa học
Trong công tác chọn tạo giống dâu mới hiện nay ở nước ta ñang áp
dụng 3 phương pháp chủ yếu:
- Nhập nội và chọn lọc giống từ nước ngoài.
- Lai hữu tính ñể chọn lọc ra giống dâu mới rồi áp dụng phương pháp
nhân giống vô tính trong sản xuất. Hình thức chọn giống này ñang áp dụng ở
Trung tâm thực nghiệm nông lâm nghiệp Tây Nguyên.
- Lai hữu tính ñể chọn lọc ra các giống dâu lài F1 rồi nhân giống theo
phương pháp hữu tính cho các vùng sản xuất dâu tằm. Phương pháp chọn tạo

giống này khi chọn lọc các tổ hợp lai là áp dụng phương pháp chọn lọc quần
thể. Tính trạng của cây dâu lai F1 ñược tạo thành do sự tái tổ hợp gen, và tác
ñộng bổ trợ gen của các giống bố mẹ sử dụng làm nguyên liệu khởi ñầu. Các
cá thể cây dâu trong cùng một tổ hợp lai chọn lọc ngoài biểu hiện ưu thế lai
ra, còn phải ñảm bảo ñộ ñồng ñều nhất ñịnh về một số chỉ tiêu hình thái.
ðể ñạt ñược các tiêu chí này, cần phải chọn lọc nguyên liệu khởi ñầu
cho tổ hợp lai theo các mục tiêu chọn tạo giống mới. Công tác nghiên cứu
nguyên liệu khởi ñầu càng tốt và nguồn nguyên liệu khởi ñầu phong phú thì
công việc chọn tạo giống dâu lai F1 trồng hạt tiến hành càng thuận lợi và cơ
hội thành công càng cao.
Thông qua kết quả nghiên cứu này sẽ xác ñịnh ñược mối tương quan về
một số tính trạng giữa giống dâu bố mẹ với giống dâu lai F1 trồng hạt. Từ ñó
có cơ sở hiểu biết về sự di truyền một số tính trạng ở thế hệ cây dâu lai F1.

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
6

3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Thông qua kết quả nghiên cứu này sẽ chọn ra ñược tổ hợp dâu lai có
triển vọng ñể phục vụ cho các bước nghiên cứu tiếp theo nhằm chọn tạo ra
giống dâu mới nhằm nâng cao năng suất lá dâu, tăng sản lượng kén ñem lại
hiệu quả kinh tế cho ngành sản xuất dâu tằm.
4. ðối tượng nghiên cứu và phạm vi áp dụng
4.1. ðối tượng nghiên cứu
ðối tượng nghiên cứu của ñề tài này gồm 4 tổ hợp dâu lai F1 ñược
hình thành do lai hữu tính giữa một số giống dâu nhập nội có nguồn gốc từ
Quảng ðông, Quảng Tây Trung Quốc. Giống dâu ñối chứng là giống dâu
lai F1 VH13 ñược hình thành do lai hữu tính giữa giống IA có nguồn gốc
từ Ấn ðộ với giống dâu ðB86. Giống dâu này ñã ñược Bộ Nông nghiệp và
phát triển nông thôn công nhận năm 2006.

4.2. Phạm vi nghiên cứu
Các tổ hợp dâu lai trên ñược trồng từ cuối tháng 8 năm 2011. Như vậy
khi kết thúc ñề tài luận văn này cây dâu mới tròn 2 năm tuổi. Do thời gian
nghiên cứu ñể hoàn thành luận văn này có hạn, cho nên chúng tôi chỉ tập
trung nghiên cứu một số chỉ tiêu cơ bản ñể làm cơ sở lựa chọn ñược các tổ
hợp lai có triển vọng ñáp ứng mục tiêu nghiên cứu ñề tài ñã ñặt ra.
5. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu
Trong những năm gần ñây sản xuất nông nghiệp của nước ta ñã tạo ra
ñược một khối lượng sản phẩm lương thực, thực phẩm tương ñối lớn, cung
cấp phục vụ ñời sống nhân dân, giải quyết ñược vấn ñề an ninh lương thực
quốc gia. ðể ñạt ñược thành tựu ñó là nhờ có sự kết hợp hài hòa của nhiều
yếu tố. Một trong những yếu tố góp phần tạo nên kết quả ñó phải kể ñến cuộc
cách mạng về giống và ñặc biệt trong giai ñoạn hiện nay nước ta ñang từng
bước thực hiện CNH – HðH nông nghiệp, nông thôn, tiến tới xây dựng nông

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
7

thôn mới thì giống có ý nghĩa như một phương tiện của quá trình sản xuất.
Giống không chỉ là yếu tố góp phần quyết ñịnh năng suất, chất lượng sản
phẩm mà giống còn chi phối tới hiệu quả kinh tế và trực tiếp làm ảnh hưởng
tới giá thành sản phẩm.
ðối với cây trồng nông nghiệp nói chung, cây dâu nói riêng khi thực
hiện một số biện pháp kỹ thuật canh tác như trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu
bệnh, chế ñộ bón phân tưới nước hợp lý cũng chỉ có thể làm tăng năng suất
cây trồng tới một giới hạn nhất ñịnh. Chúng ta có bổ sung thêm lượng phân
bón, thực hiện tốt quy trình chăm sóc thì năng suất cây trồng cũng không thể
nâng lên ñược nữa bởi vì khả năng ñồng hóa của cây chỉ ñạt ñến một giới hạn
nhất ñịnh của nó. Vì vậy muốn ñạt năng suất cao hơn thì chỉ còn cách duy
nhất là phải ñổi mới cơ cấu giống, cải tạo nguồn gen, cải thiện về mặt di

truyền ñể tạo ra một tiềm năng năng suất mới. ðây là một hướng ñi quan
trọng ñối với các loại cây trồng nói chung cũng như cây dâu nói riêng. Mặt
khác dâu là loại cây trồng lâu năm, sau khi trồng nếu chăm sóc tốt thì 20, 30
năm mới cải tạo. Vì thế chọn tạo giống tốt là nền tảng cơ sở cho sản xuất kinh
doanh dâu tằm bền vững.











Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
8

Chương I. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1. Một vài ñặc ñiểm của cây dâu
Cây dâu tằm (Morus allba L.) theo hệ thống phân loại thực vật thuộc:
- Ngành thực vật Spermatophyta
- Lớp (class): cây hạt kín (Angiospermace)
- Lớp phụ (Sub class): hai lá mầm (Dicotyledoneace)
- Bộ (Order) : gai (Urticales)
- Họ (Famyli) : dâu (Moracera)
- Chi (Genus) : dâu tằm (Morus)
- Loài (Species) Allba, multicaulis, ruba, indica, Nigra…[1]

Theo Hotta [33] hiện nay có khoảng 68 loài dâu thuộc chi Morus phân
lớn phân bố ở châu Á và bắt nguồn từ 4 loài chính là Morus alba, Morus
multicanlis, Morus bombycis và Morus Atropurpurea. Ở nước ta, trong quỹ
gen cây dâu ñã thu thập ñược trên 100 giống dâu. Theo Kasumata [37] thì các
giống dâu này chủ yếu thuộc các loài M.alba, M.nigra và M laevigata.
Theo tổ chức FAO thì hiện nay trên thế giới có khoảng 50 nước phát
triển sản xuất dâu tằm [60]. Hầu hết các nước trồng dâu nuôi tằm ở Bắc bán
cầu (trừ Brazin), trong ñó những nước ở vĩ ñộ cao (25 – 28
o
vĩ Bắc) là Nhật
Bản, Trung Quốc, Triều Tiên, Ấn ðộ (Karhnun) Nam Tư, Pháp, Tây Ban
Nha, Ý, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ v.v… Còn một số nước khác cũng nằm ở Bắc
bán cầu nhưng thuộc vĩ ñộ thấp (5 – 28
o
) là Ấn ðộ, Brazin, Srilanca, Thái
Lan, Việt Nam, Indonesia…[33]. Từ sự phân bổ này, chứng tỏ cây dâu có tính
thích ứng rất rộng với các ñiều kiện khí hậu và ñất ñai khác nhau.
Ở các nước có khí hậu ôn ñới thì cây dâu sinh trưởng từ tháng 3 ñến hết
tháng 10. Từ tháng 11 trở ñi cây dâu rụng lá và ngừng sinh trưởng. Nhưng ở
các nước có khí hậu nhiệt ñới gió mùa thì thời gian sinh trưởng của cây kéo

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
9

dài hơn từ tháng 1 ñến tháng 11. ðặc tính nghỉ ñông của cây dâu ở vùng khí
hậu này không rõ rệt. Nếu con người sử dụng phương pháp ñốn kết hợp với
tưới nước ở vụ thu thì cây dâu sinh trưởng liên tục trong các tháng mùa ñông.
Dựa vào ñặc ñiểm sinh trưởng này của cây dâu mà người ta ñã chia ra 2 nhóm
dâu: nhóm giống dâu có nghỉ ñông và không có nghỉ ñông.
Sự sinh trưởng phát triển của cây dâu chịu tác ñộng nhiều yếu tố ngoại

cảnh như nhiệt ñộ, ẩm ñộ, lượng mưa, kết cấu và thành phần của ñất
v.v…Trong ñó hai yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất là nhiệt ñộ và lượng mưa [1].
Khi nhiệt ñộ không khí ñạt tới ngưỡng trên 12
o
C thì các bộ phận khí
sinh như mầm dâu bắt ñầu hoạt ñộng. Phạm vi nhiệt ñộ từ 25 – 30
o
C thích
hợp cho cây dâu sinh trưởng [1] và trên 40
o
C thì sự sinh trưởng của thân cành
bị khống chế, các mầm sinh trưởng bị tắt búp. Nhiệt ñộ không khí hạ xuống
dưới 12
o
C thì cây dâu bước vào thời kỳ nghỉ ñông. Nhưng ñối với bộ phận ñịa
sinh như bộ rễ thì khi nhiệt ñộ ñất ñạt tới 15
o
C trở lên, các lông hút của rễ có
tác dụng hấp thu dinh dưỡng.
Nước là vật chất không thể thiếu ñược cho hoạt ñộng sống của cây dâu,
nó giúp cho quá trình quang hợp, vận chuyển và hấp thu dinh dưỡng và ñiều
tiết nhiệt ñộ cây dâu. Nói chung hàm lượng nước trong ñất ñạt từ 70 – 80% là
thích hợp cho cây dâu sinh trưởng. Nếu ñộ ẩm trong ñất giảm xuống dưới
50% thì cần phải tưới nước [1]. Ngoài ra theo Lim và các cộng sự thì có thể
dựa vào ñặc ñiểm hình thái của lá và mầm ñể dự ñoán nhu cầu nước của cây
dâu. Nếu phát hiện thấy mầm sinh trưởng chậm lại và 2-3 lá non ở ngọn mầm
nhỏ lại so với bình thường, lá non còn màu xanh nhạt thì báo hiệu trong ñất
thiếu nước [44].
Ngược lại nước trong ñất quá nhiều làm cho ñất thiếu không khí, thiếu
oxy dẫn tới sự hấp thu dinh dưỡng của rễ gặp khó khăn, ảnh hưởng tới sinh

trưởng của bộ phận thân cành. Sự chi phối ñến ñộ ẩm trong ñất chủ yếu liên

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
10

quan ñến lượng mưa. Cây dâu có thể sinh trưởng ñược trong ñiều kiện lượng
mưa từ 635 mm ñến 2.500 mm. Ở Nhật Bản lượng mưa thường dao ñộng từ
1.000 mm ñến 2.500 mm, từ tháng 3 ñến tháng 10 lượng mưa trung bình 100
– 200 mm [65]. Quảng ðông thì mưa tập trung chủ yếu từ tháng 3 ñến tháng
7. Bình quân lượng mưa hàng năm ñạt 1.440 mm với 128 ngày có mưa [26].
Còn Ấn ðộ thì lượng mưa ở các vùng trồng dâu có biến ñộng rất lớn [64].
Lượng mưa ở bảng Karanataka là 400 - 750 mm, còn ở Tây Bengal là trên
1.500 mm, vì thế vùng trồng dâu ở Ấn ðộ ñược phân ra thành 2 vùng là vùng
có tưới nước và vùng không tưới nước. Theo kết quả nghiên cứu của Viện dâu
tằm Mysore (Ấn ðộ) thì biện pháp tưới nước cho cây dâu ñã làm tăng năng
suất lá lên trên 60%. Nếu tưới nước kết hợp với bón phân vô cơ cho cây dâu
thì sẽ tăng năng suất lá gấp 3 – 4 lần [9]. Mặt khác tưới nước còn làm tăng
hàm lượng nước, protein và các chất minh dưỡng khác, từ ñó tăng trọng lượng
con tằm, trọng lượng kén và vỏ kén. ðộ mảnh sợi tơ cũng tăng lên [9].
1.2. Một số thành tựu chọn tạo giống dâu mới trên thế giới
Cây dâu là loại cây lâu năm, nếu ñể sinh trưởng tự nhiên không khai
thác lá thì tuổi thọ của cây dâu kéo dài hàng trăm năm. Nhưng mục ñích trồng
dâu là ñể nuôi tằm, do con người khai thác lá qua ñốn, cắt cành và hái lá nên
tuổi cây dâu thường là 20 – 30 năm. Do việc ñầu tư chi phí cho trồng dâu rất
lớn, mặt khác do chi phí trong khâu quản lý chăm sóc và công hái lá dâu
chiếm trên 60% giá thành sản xuất ra kén [20] cho nên giống dâu có vị trí rất
quan trọng trong toàn bộ quá trình sản xuất kén tơ. Chính vì thế ở các nước
phát triển sản xuất dâu tằm luôn luôn coi công tác nghiên cứu chọn lọc và lai
tạo giống dâu mới là một trong các nhiệm vụ quan trọng ñể góp phần nâng
cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế của sản xuất.

Công tác chọn tạo giống dâu mới thông thường ñều tiến hành theo hai
thời kỳ. Thời kỳ ñầu khi mà sản xuất dâu tằm còn ở trình ñộ chưa cao, thì

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
11

người ta tập trung vào việc chọn lọc các giống dâu ñịa phương. Cây dâu là
loại cây thụ phấn chéo, do kết quả chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo
trong thời gian dài, nên ở các vùng trồng dâu nuôi tằm có tồn tại một số giống
dâu ñịa phương có nhiều ñặc tính quý như ñặc tính thích nghi với ñiều kiện
khí hậu bất lợi v.v Vì thế chọn lọc giống dâu ñịa phương và nhân rộng ra các
vùng sản xuất là phương pháp có hiệu quả kinh tế cao. Tùy theo ñiều kiện khí
hậu và canh tác của từng nước mà mục tiêu yêu cầu chọn giống có khác nhau.
Ở Trung Quốc, ngay từ những năm ñầu sau khi ñất nước ñược giải
phóng, Bộ Nông nghiệp ñã ñịnh hướng cho các viện nghiên cứu tiến hành
chọn lọc các giống dâu mới ở các vùng sinh thái của cả nước [44]. Năm 1954,
Viện Nghiên cứu dâu tằm Trung Quốc ñã phối hợp với Viện nghiên cứu dâu
tằm Chiết Giang chọn ra ñược một số giống dâu tốt như giống dâu lửa, giống
dâu Fia Xiang, Fing Thanh v.v… Viện nghiên cứu dâu tằm Tứ Xuyên chọn ra
giống dâu dầu, dầu ñen, ta- hua, ta- hồng v.v… Còn Quảng ðông chọn ñược
giống Luân giáo 40, Luân giáo 408, Luân giáo 540 v.v…[62] Các giống dâu
Luân giáo 40 và 540 sau này còn ñược sử dụng làm nguyên liệu khởi ñầu ñể
lai tạo ra một số cặp lai F1 cho năng suất lá cao.
Nhật Bản là nước phát triển ngành dâu tằm rất sớm chỉ sau Trung
Quốc. Ngay từ thời Minh trị, ðại Chính người ta ñã chú ý công tác chọn lọc
giống dâu ñịa phương. ðến năm 80 của thế kỷ 20 số lượng giống dâu ñã ñạt
trên 1.000 giống [65]. Giống dâu Cai-lieu- ne-di-mi ñược chọn lọc từ năm
1907 ở ñông bắc Nhật Bản, ðến năm 1975 diện tích trồng dâu này ñã chiếm
25% diện tích trồng dâu. Giống dâu này có ưu ñiểm là cành thẳng, dài và ñốt
ngắn. Mặt lá nhẵn bóng có màu xanh ñậm, mùa xuân trên cây dâu vừa có lá

xẻ vừa có lá nguyên, mùa thu toàn bộ cây có lá xẻ 4 khía. Vụ xuân giống dâu
này nảy mầm sớm nhiều cành, vụ thu lá trẻ lâu, chất lượng lá tốt.
Giống dâu Kên-bu-chi ñã ñược chọn ra vào năm 1910 từ quần thể cây

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
12

dâu hoang dại ở vùng núi. Giống dâu này rất thích hợp cho nuôi tằm con, có
nhiều cành, sản lượng lá cao, nhân giống vô tính ra rễ mạnh, ñề kháng với
bệnh ñốm nâu và bệnh vi khuẩn làm khô cành [65].
Ấn ðộ là nước có khí hậu Á nhiệt ñới. Hiện nay sản lượng tơ của Ấn
ðộ ñứng ở vị trí thứ ba trong các nước có sản xuất dâu tằm. Phần lớn các
vùng sản xuất dâu tằm ñều trồng dâu bằng hom. ðể chọn lọc ñược giống dâu
mới có năng suất, chất lượng lá cao thích ứng với khí hậu ñịa phương, thời kỳ
ñầu Ấn ðộ có chủ trương nhập nội một số giống dâu ở các nước Nhật, Liên
Xô, như giống Sanish, Kosen, Tonieso v.v…[64]. Nhưng qua thực tế sản xuất
cho thấy tuy các giống dâu nhập nội có tiềm năng cho năng suất lá cao nhưng
không thích hợp với ñiều kiện khí hậu ở các vùng sản xuất dâu tằm của Ấn
ðộ. Vì thế từ năm 1958 Viện nghiên cứu dâu tằm Mysore ñã ñi theo hướng
nghiên cứu chọn lọc giống dâu ñịa phương. Tazima ñã chọn ra ñược giống
dâu Kanva 2 từ quần thể cây dâu gieo từ hạt của giống dâu ñịa phương. Năng
suất lá của giống dâu này cao hơn giống dâu ñang trồng trong sản xuất 25%
[48][49]. Giống dâu này nhập nội và trồng ở vùng Tây nguyên của Việt Nam.
Tuy các giống dâu ñịa phương ñược chọn lọc có tính thích ứng cao với
ñiều kiện khí hậu bất lợi và có năng suất lá cao hơn các giống dâu cũ nhưng
các giống dâu này cũng chỉ có giá trị trong thời kỳ ñầu khi mới phát triển sản
xuất dâu tằm. Khi cơ cấu giống tằm thay ñổi, nhiều giống tằm lưỡng hệ có
năng suất chất lượng tơ kén cao, thị trường tơ tằm thế giới có sự cạnh tranh
mạnh mẽ về cả chất lượng tơ và giá thành sản phẩm. Vì thế sản xuất yêu cầu
phải lai tạo ra giống dâu có năng suất chất lượng lá cao và phù hợp với yêu

cầu con tằm và trình ñộ sản xuất ở từng nước.
Nhờ có khoa học ngày càng phát triển, các nhà chọn tạo giống dâu tằm
ñã sử dụng một số tác nhân vật lý và hóa học ñể gây tạo các biến dị di truyền
ở cơ thể cây dâu và con tằm, từ ñó chọn ra các ñột biến có lợi phục vụ mục

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
13

ñích của con người. Giống mới ñược tạo ra gọi là giống ñột biến bao gồm ñột
biến gen và ñột biến số lượng nhiễm sắc thể. Tùy theo tác nhân gây ñột biến
sử dụng mà con người thu ñược các loại ñột biến khác nhau.
Hiện nay ở các nước, sử dụng tác nhân gây ñột biến phóng xạ chủ yếu
sử dụng tia γ phát ra từ nguồn phóng xạ C
o
60
. Phương pháp tạo giống theo
hướng này có ưu ñiểm là phổ ñột biến rộng, tần số ñột biến cao và thời gian
tạo ra giống mới nhanh hơn nên chi phí cho quá trình tạo giống mới ít hơn.
Giống ñột biến thu ñược có thể sử dụng trực tiếp vào sản xuất hoặc sử dụng
làm nguyên liệu lai tạo khởi ñầu cho lai tạo giống mới. Nhưng nhược ñiểm
lớn nhất của phương pháp tạo giống này là con người không ñịnh hướng ñược
mục tiêu yêu cầu ñặt ra [41],[47].
Trong lĩnh vực của ngành sản xuất dâu tằm thì Nhật Bản là nước ñã ñạt
nhiều thành tựu có ý nghĩa trong lĩnh vực chọn tạo giống dâu ñột biến bằng
chiếu tia phóng xạ.
Sugiyama và cộng sự [52] ñã chiếu tia γ vào hom của giống dâu Cai-
liêu-ne-dư- mi và giống Kên-bu-chi với liều lượng chiếu là 2.000, 5.000 và
7.500 γ rồi tiến hành lai hữu tính giữa hai giống dâu bố mẹ này ñể theo dõi so
sánh với cây dâu con ñược tạo ra do lai giữa hai giống bố mẹ không chiếu tia
phóng xạ.

Isao Toyo [59] thì chiếu tia γ vào hom của giống dâu Kên-bu-chi lưỡng
bội thể với liều lượng từ 2,5Kr, 5, 7,5 và 10 Kr. So với ñối chứng không chiếu
ông cho thấy sự sinh trưởng của mầm bị khống chế. Liều lượng chiếu tăng lên
thì sự khống chế sinh trưởng mầm cũng tăng lên. Kích thước lá bao gồm
chiều dài và chiều rộng lá giảm. Nhưng ñộ dày của lá tăng lên 42 – 59%.
Theo Isao Toyo nguyên nhân lá dày là do kích thước tế bào biểu bì, mô dậu
và mô khuyết ñều lớn hơn. Liều lượng chiếu tia γ tăng thì số cây biến dị cũng
tăng. Ngoài ra Ông còn thấy ở liều lượng chiếu tia γ cao thì mô sinh trưởng

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
14

của cây dâu bị ảnh hưởng nên hạt phấn có hình dạng không bình thường, khả
năng hữu thụ của hạt phấn giảm ñi.
ðể tìm hiểu về sự mẫn cảm với tia phóng xạ của các giống dâu,
Katagiri Koitsu [36] ñã thí nghiệm chiếu tia γ với liều lượng 7,5Kr và cường
ñộ chiếu là 5Kr vào 9 giống dâu khác nhau. Kết quả cho thấy tỷ lệ cây dâu có
ñột biến mầm ở các giống dâu có khác nhau. Giống dâu A-chư-ba, N
0
17,
N
0
2010, N
0
1021, N
0
3017 có số cây biến dị ñạt tỷ lệ cao nhất từ 9 – 13%, cao
hơn 2 nhóm giống dâu còn lại từ 4 – 51%. Kết quả trên chứng tỏ các giống
dâu này mẫn cảm với tia γ mạnh hơn. Còn các giống dâu Kokyco 21 và
Kokyco 27 chỉ có tỷ lệ cây ñột biến là 1,7-3,2%. Nhóm giống dâu Kokyco70

có mức ñộ mẫn cảm ở trung gian và tỷ lệ cây ñột biến là 7-8%.
Katagiri cũng cho thấy các biến dị thu ñược có các biểu hiện như lá
nhỏ và dài ra, lá xoăn lại và có vết ñốm, hoặc cây có lá xẻ thùy chuyển
thành không có xẻ thùy. Màu sắc lá chuyển từ màu xanh thành màu vàng
hoặc màu xanh ñậm hơn.
Từ kết quả này Ông cho rằng có sự khác nhau rất lớn về tỷ lệ ñột biến
và phổ ñột biến ở các giống dâu sau khi xử lý chiếu tia γ [36].
Sugiyama.T và Isao Toyo [50] ñã thí nghiệm chiếu tia γ vào hom của
giống dâu Cai-liêu-nê-dư-mi với liều lượng từ 5 – 10Kr và cường ñộ 5 Kr/
giờ. Kết quả thu ñược cây biến dị ở liều chiếu 5 Kr có 2 dạng lá khác nhau.
Trên một cây dâu có một cành có lá không xẻ thùy và có một cành có lá xẻ
thùy. Cành có lá không xẻ thùy thì phiến lá dày hơn lá ở cành kia là 7%, ñốt
của cành ngắn hơn 20%, năng suất lá thu ñược ở cành này cao hơn 12% so
với cành có lá xẻ thùy. Ông gọi ñột biến này là ñột biến dạng khảm.
Hasama và cộng sự [32] ñã tạo ra ñược hai dạng ñột biến có lợi từ
giống dâu Cai-liêu-nê-dư -mi.
Nhà chọn giống Ấn ðộ [27] ở năm 1970 ñã xử lý chiếu tia γ vào hạt

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
15

dâu khô của giống M. alba với liều lượng từ 25- 15Kr. Từ kết quả thu ñược
ông cho rằng liều gây chết với giống dâu này là 10 Kr.
Ngành chọn tạo giống dâu của Trung Quốc từ năm 1960 mới bắt ñầu
nghiên cứu theo hướng gây ñột biến từ nguồn C
o
60 phát ra tia γ. Lin-yue-
Kang [45] cũng ñã thu ñược một số biến dị về hình thái kích thước, màu sắc
lá, ñộ dài ñốt cành và sức sinh trưởng của cây. Còn Li wei–Kang [43] thông
qua các thí nghiệm chiếu tia γ ở liều lượng khác nhau trên các bộ phận khác

nhau của cây dâu, như hạt, cây con, hạt phấn. Ông nhận thấy liều lượng tia γ
gây chết ở cây dâu con gieo từ hạt là 10 – 11.000 R ở hom là 10.000 R . Hạt
dâu khô là 40. 000 R và hạt phấn là 4.000 R. Còn liều lượng γ thích hợp với
cây con là 5 – 7.000 R, hom là 5 – 6.000 R, hạt khô là 25 – 30.000 R và hạt
phấn là 2 – 3.000R. Với các giống dâu thì ông cho rằng các giống dâu nảy
mầm xuân muộn thì mẫn cảm với tia γ hơn so với giống nảy mầm sớm. Giống
dâu lưỡng bội mẫn cảm hơn giống ña bội thể. Mầm dâu và hạt dâu ñã nảy
mầm thì mẫn cảm hơn so với mầm ñông và hạt dâu chưa nảy.
Lin wei–Kang [44] cho rằng các dạng ñột biến thường khác các bố mẹ
của chúng về một hay nhiều chỉ tiêu hình thái sinh lý học. Hầu hết các ñột
biến là ñột biến lặn chúng duy trì qua một vài thế hệ trong ñiều kiện không
ñồng nhất là ñột biến gen.
Gây tạo ñột biến bằng các tác nhân hóa học cũng là hướng chọn lọc tạo
giống dâu mới ñang ñược ứng dụng rộng rãi ở các nước có ngành sản xuất
dâu tằm phát triển. Có nhiều tác nhân hóa học có thể sử dung như
Ethylmethane Sulphonata (E.M.S), Methyl methane Sulphonata (M.M.S), 1.4
dimethyl Sulphonoxy butane malichydrazide v.v… Nhưng tác nhân sử dụng
có hiệu quả và phổ biến nhất là chất colchicine. ðột biến thu ñược từ tác nhân
này là ñột biến về số lượng sắc thể (ña bội thể) [20].
Phần lớn giới thực vật trong tự nhiên ñều thuộc loài lưỡng bội thể.

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
16

Nhưng cũng có một loài hoặc giống là ña bội thể. Nguyên nhân sản sinh ña
bội thể trong tự nhiên chủ yếu là do trong quá trình tiến hành phân bào giảm
nhiễm ở thực vật bị ảnh hưởng do sự thay ñổi mãnh liệt của ñiều kiện ngoại
cảnh như nhiệt ñộ thấp, nhiệt ñộ cao ñột ngột, do sương muối hoặc do vết
thương cơ giới v.v Các tác nhân này làm rối loạn quá trình phân chia bình
thường và dẫn ñến tế bào có hai nhân [20]. Theo Sugiyama [51],[53] ñiều

kiện tự nhiên của vùng ñông bắc Nhật Bản có khí hậu rất lạnh thì giống dâu
tam bội thể tự nhiên tồn tại nhiều. Diện tích trồng giống dâu tam bội thể ở
Nhật Bản chiếm 36% tổng diện tích dâu.
Guo Zhan–Xiong và cộng sự [28] thì cho rằng xét về mặt phân bố ñịa
lý thì giống dâu ña bội thể phần lớn phân bố ở các vùng có vĩ ñộ từ 34,5 –
40,5
0
. Các vùng này do ñộ cao nên có sự kích thích mạnh của nhiệt ñộ. Còn
xét về nguồn gốc giống thì phần lớn giống dâu ña bội thể tự nhiên thuộc
nhóm dâu núi, tiếp ñến là nhóm dâu trắng, còn nhóm dâu lô thì ít xuất hiện.
ða bội thể tự nhiên là dạng ñột biến tự nhiên không có giá trị cho sản xuất
dâu tằm.
Từ những năm 50 của thế kỷ trước nhà chọn tạo Isao Tofyo ñã tạo ra
một số ñột biến tứ bội thể ở cây dâu [57], [58], [59] do xử lý colchicine vào
ñỉnh sinh trưởng của mầm dâu. Nghiên cứu về sự thay ñổi một số tế bào trong
lá dâu của các ñột biến tứ bội thể. Isao Tofyo cho biết các tế bào biểu bì, mô
dậu, mô khuyết và khí khổng ñều to hơn từ 10 – 66%. ðộ lớn của các bộ phận
hoa cũng có thay ñổi như chiều dài trục hoa tăng 15%, ñộ to của tử phòng
tăng từ 25 – 27% nhưng số lượng các hoa nhỏ trong chùm hoa cái giảm 18%.
So sánh năng suất lá giữa các giống dâu lưỡng bội, tam bội, và tứ bội
Guo Zhan-Xiong và cộng sự thấy rằng năng suất lá của các giống dâu tứ bội
thể không chênh lệch với giống dâu lưỡng bội thể. Nhưng giống dâu tam bội
thể thì cao hơn khoảng 20%.

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
17

Xiao Geng-Sheng và cộng sự [60] ñã sử dụng lá của các giống dâu tứ
bội thể Quảng ðông 26, 46 và 152 ñể nuôi giống tằm nguyên. Kết quả cho
thấy so với lá của giống dâu ñối chứng lưỡng bội thể thì tằm ăn lá của 3 giống

dâu tứ bội thể ñều cho năng suất kén giống tăng từ 4,6- 7,8%. Trọng lượng vỏ
kén tăng từ 2,9 – 6,3%. Số lượng quả trứng ñẻ của con ngài tăng 6,2 -12,67%.
Như vậy lá của giống dâu tứ bội thể có giá trị dinh dưỡng cao, thích hợp cho
nuôi tằm sản xuất trứng giống.
Theo Luo Guo-Cing và cộng sự [40] giống dâu tứ bội thể thu ñược từ cây
dâu nhân giống vô tính tuy có lá to, dày, phẩm chất lá tốt nhưng cây dâu ít cành,
sinh trưởng chậm, cành mềm yếu, năng suất lá thấp và khả năng hữu thụ của hạt
phấn kém. Trong thời gian vừa qua Viện Nghiên cứu dâu tằm Quảng ðông ñã
chọn tạo giống dâu tứ bội thể từ cây trồng hạt như Quảng ðông 18, 26 và 152.
Các ñột biến này vừa có ñặc tính tốt như lá dày, to nhưng lại có nhiều cành. Cây
sinh trưởng mạnh và cho năng suất phẩm chất lá cao [28],[29].
Tuy nhiên khi sử dụng các giống dâu này vào sản xuất thì phải nhân
giống vô tính. Vì thế tốc ñộ nhân giống chậm và giá thành nguyên liệu cao, thời
gian thu hái lá sau khi trồng dài hơn so với trồng hạt cho nên Viện nghiên cứu
dâu tằm Quảng ðông ñã nghiên cứu phương pháp sản xuất hạt dâu lai tứ bội thể.
Từ năm 1955 – 1997 Viện Nghiên cứu dâu tằm Quảng ðông ñã chọn
tạo ñược 9 tổ hợp lai F1 trồng hạt tứ bội thể [55], [56]. Về năng suất lá so
với giống dâu ñối chứng ðường 10 x Luân 109 thì có 7 tổ hợp có năng suất
lá cao hơn từ 8,6 – 55,4%, bình quân tăng 17,8%. Có hai tổ hợp cho năng
suất lá thấp hơn ñối chứng từ 10 – 10,3%.
Về phẩm chất lá thông qua kết quả nuôi tằm thì có 9 tổ hợp lai ñều
cho năng suất kén cao hơn giống ñối chứng từ 1,86 – 4,25%. Trọng lượng
vỏ kén tăng từ 1,25 – 7,3%. Năng suất kén thu ñược của 50 kg lá dâu dùng
cho tằm ăn tăng từ 1,7 – 6,2%.

×